Đề tài Lập, kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu báo cáo tài chính chủ yếu trên tài chính với việc tăng cường quản lý doanh nghiệp tại công ty TNHH xuất nhập khẩu Nam Kỳ

Công ty đã tiến hành kiểm tra việc ghi sổ để phản ánh đúng, đầy đủ chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi lập BCĐKT. Khoá sổ tất cả các sổ kế toán trước khi lập bảng CĐKT. Đối chiếu việc ghi chép trên các sổ kế toán để đảm bảo tính khớp đúng,công ty cũng tiến hành kết chuyểnt các khoản được quy định phải kết chuyển vào thời điểm lập Bảng cân đối kế toán. Kiểm kê tài sảnđể đối chiếu với số liệu đã ghi trên sổ kế toán để điều chỉnh trước khi lập Bảng cân đối kế toán. Ngoài ra Công ty đã tiến hành kiểm tra số liệu trên BCĐKT với Thuyết minh báo cáo tài chính và với cả Bảng cân đối kế toán. Cụ thể như:

doc83 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập, kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu báo cáo tài chính chủ yếu trên tài chính với việc tăng cường quản lý doanh nghiệp tại công ty TNHH xuất nhập khẩu Nam Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42.962.756 1.2.1. Cơ sở số liệu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập trên các nguồn số liệu sau: - BCKQHĐKD quý 3năm 2003 - Số liệu các TK 3, 5, 6 ,7 ,8 ,9 trên các sổ kế toán và các tài liệu có liên quan. 1.2.2. Phương pháp lập phần I: lãi, lỗ + Cột "kỳ trước" căn cứ vào số liệu cột "kỳ này" của BCKQHĐKD quý 3 để ghi theo chỉ tiêu tương ứng. 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý IV năm 2003 2.2.1. Cơ sở số liệu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập trên các nguồn số liệu sau: - BCKQHĐKD quý 3 năm 2002. - Số liệu các TK 3, 5, 6 ,7 ,8 ,9 trên các sổ kế toán và các tài liệu có liên quan. 2.2.2. Phương pháp lập phần I: lãi, lỗ + Cột "kỳ trước" căn cứ vào số liệu cột "kỳ này" của BCKQHĐKD quý 3 để ghi theo chỉ tiêu tương ứng. + Cột "kỳ này" căn cứ vào số liệu trên các sổ kế toán có liên quan. + Cột "luỹ kế từ đầu năm" lấy cột "luỹ kế từ đầu năm" của BCKQHĐKD quý trước cộng với số liệu của cột quý này của BCKQHĐKD quý này theo các chỉ tiêu tương ứng. Thực tế, tại Công ty chỉ tiêu cột "kỳ này" được lập là: -Tổng doanh thu (Mã số 01) lấy tổng số phát sinh của TK 5111, 5112, 5113 trên Sổ cái cộng lại để ghi, số tiền là 18.937.758.450 đồng. 1. Doanh thu thuần (Mã số 10) DTT (Mã số 10) = Tổng doanh thu (Mã số 01) - Các khoản giảm trừ (Mã số 03) = 18.937.758.450 đồng 2. Giá vốn hàng bán (Mã số 11) lấy số phát sinh luỹ kế bên Có của TK 632 (giá vốn hàng bán) đối ứng Nợ TK 911, số tiền là 17.910.093.970 đồng 3. Lợi nhuận gộp (Mã số 20) = Tổng doanh thu (Mã số 10) - Giá vốn hàng bán (Mã số 11) = 18.937758.450 - 17.910.093.970 = 1.027.664480 đồng. 4. Chi phí bán hàng (Mã số 21) lấy số luỹ kế phát sinh bên có của các Tk 641, 1442 (chi phí chờ kết chuyển) chi tiết chi phí bán hàng đối ứng Nợ TK 911 để ghi , số tiền là 700.000.000 đồng 5. Chi phí QLDN (Mã số 22) lấy số luỹ kế phát sinh bên có của các Tk 642, 1442 (chi phí chờ kết chuyển) chi tiết chi phí QLDN đối ứng Nợ TK 911 để ghi , số tiền là 217.589.987 đồng 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30) = Lợi nhuận gộp (Mã số 20) - Chi phí bán hàng (Mã số 21) = 1.027.664.480 – 700.000.000 – 217.589.987 = 110.074.493 đồng. 7. Các khoản thu nhập hoạt động tài chính (Mã số 31) lấy số luỹ kế PS Có TK 711 trên Sổ cái để ghi, số tiền là 1.560.252 đồng. Lợi tức hoạt động tài chính (Mã số 40) = Các khoản thu nhập hoạt động tài chính (Mã số 31) = 1.560.252 đồng, vì kỳ này Công ty không có khoản chi phí hoạt động tài chính nào. 8. Các khoản thu nhập bất thường (Mã số 41) lấy số PS luỹ kế bên Có TK 721 trên Sổ cái để ghi, kỳ này không có khoản nào. Các khoản chi phí bất thường (Mã số 42) lấy số PS luỹ kế bên Nợ TK 821 trên Sổ cái để ghi, số tiền là 13.978.999 đồng. Lợi tức bất thường (Mã số 50) = Các khoản thu nhập bất thường (Mã số 41) - Các khoản chi phí bất thường (Mã số 42) = -13.978.999 đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số 60) = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30) + Lợi tức hoạt động tài chính (Mã số 40)+ Lợi tức bất thường (Mã số 50) = 97.655.746 9.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (Mã số 70) Căn cứ vào số phát sinh bên có của tài khoản 3334 “ thuế thu nhập doanh nghiệp” trừ (-) số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm trừ vào số thuế phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo thông báo của cơ quan thuế hàng quý lớn hơn số thuế TNDN thực phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt. Số tiền là 31.249.839 10.Lợi nhuận sau thuế (Mã số 80) = Tổng lợi tức trước thuế (Mã số 60)-Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (Mã số 70) = 66.405.907 Phần II. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước + Cột số còn phải nộp đầu kỳ (cột 3) số liệu của cột này là số thuế và các khoản phải nộp đến cuối quí 3 Căn cứ vào số liệu của cột "số còn phải nộp cuối kỳ" ở phần II BCKQHĐKD quý 3 để ghi theo các chỉ tiêu tương ứng. Số liệu cụ thể xem bảng dưới. + Cột số phải nộp kỳ này (cột 6) lấy số PS luỹ kế bên Có của TK 333, 338 chi tiết theo cấp 2 liên quan đến kỳ báo cáo để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng. - Thuế GTGT 2.074.901.726 đồng - Thuế XNK 790.846.858 đồng - Thuế TNDN 537.864.827 đồng - Thu trên vốn 39.685.125 đồng - Tiền thuê đất 27.318.900 đồng - Các loại thuế khác 2.905.000 đồng + Cột số đã nộp trong kỳ này (cột 7) căn cứ vào số PS bên Nợ các TK 333, 338 chi tiết TK cấp 2 đối ứng Nợ TK 111, 112. Số liệu cụ thể xem bảng trên. + Cột số còn phải nộp cuối kỳ (cột 8) căn cứ để phản ánh số thuế còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo = (cột3 + cột4 - cột 5). Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm,thuế GTGT hàng bán nội địa Đơn vị tính: Đồng VN Chỉ tiêu MS Số tiền Kỳ này Luỹ kế từ đầu năm I. Thuế GTGT được khấu trừ 1. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, hoàn lại đầu kì 10 195.370.674 683.797.359 2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh 11 959.638.740 3.860.502.519 3. Số thuế GTGT đã được khấu trừ, hoàn lại (12=13+14+15) 12 1.029.191.611 4.418.482.075 a. Số thuế GTGT đã khấu trừ 13 1.029.191.611 4.418.482.075 b. Số thuế GTGT đã hoàn lại 14 c. Số thuế GTGT hàng mua trả lại 15 d. Số thuế GTGT không được khấu trừ 16 4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, hoàn lại cuối kì (16=10+11-12) 17 125.817.803 125.817.803 II. Thuế GTGT được hoàn lại 1. Số thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kì 2. Số thuế GTGT được hoàn lại 20 3. Số thuế GTGT đã hoàn lại 21 4. Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kì (23=20+21-22) 22 III- Thuế GTGT được miễn giảm 23 1. Số thuế GTGT còn được miễn giảm đầu kì 2. Số thuế GTGT được miễn giảm 30 3. Số thuế GTGT đã được miễn giảm 31 4. Số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ (33=30+31-32) 32 III. Thuế GTGT hàng bán nội địa. 33 1.Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp ĐK 40 2. Thuế GTGT đầu ra phát sinh 41 1.029.191.611 4.480.255.404 3. Thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ 42 1.029.191.611 4.418.482.075 4. Thuế GTGT hàng bán bị trả lại 43 5. Thuế GTGT được giảm trừ 44 6. Thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp NSNN 45 61.773.329 7. Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp cuối kỳ (46 = 40 + 41 - 42 - 43 -44 - 45 ) 46 Phần III. Phần thuế GTGT được khấu trừ, hoàn lại, miễn giảm. + Cột luỹ kế từ đầu năm (cột 4) được căn cứ vào số liệu cột "luỹ kế từ đầu năm " của báo cáo kỳ trước cộng với số liệu ở cột " kỳ này" của báo cáo này để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng. Số liệu cụ thể xem bảng dưới. + Cột kỳ này được lập như sau (cột 3) I. Thuế GTGT được khấu trừ: 1. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, hoàn lại đầu kỳ (mã số 10) căn cứ vào số dư Nợ đầu kỳ TK 133, số tiền là 195.370.674 đồng 2. Số thuế GTGT đã được khấu trừ phát sinh (mã số 11): số liệu để ghi căn cứ vào sổ phát sinh bên Nợ TK 133, số tiền là 959.638.740 đồng 3. Số thuế GTGT đã được khấu trừ đã được hoàn lại trong kỳ (mã số 12) số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 133 để ghi: 1.029.191.611 đồng. Số thuế GTGT còn được khấu trừ được hoàn lại cuối kỳ (mã số 17) căn cứ vào số liệu để ghi dựa vào số dư Nợ TK 133. Mã số 17= mã số 10 + mã số 11 - mã số 12. Số tiền cụ thể là 125.817.803 đồng. 1.3. Phương pháp lập thuyết minh Báo cáo tài chính 1.3.1. Cơ sở số liệu Căn cứ chủ yếu để lập thuyết minh Báo cáo tài chính sử dụng các tài liệu sau: Các sổ kế toán tổng hợp Bảng cân đối kế toán năm 2002 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 Thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2002 1.3.2. Phương pháp lập chung của Thuyết minh Báo cáo tài chính Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của Công ty TNHH XNK Nam Kỳ lập theo đúng quy tắc chung của Thuyết minh Báo cáo tài chính Công ty TNHH XNK Nam Kỳ Mẫu B09 - DN Ban hành theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày25/10/2000 Thuyết minh Báo cáo tài chính 1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 1.1. Hình thức sở hữu vốn: 1.2. Lĩnh vực kinh doanh: 1.3. Tổng số công nhân viên: 70 Trong đó: Nhân viên quản lý: 20 1.4. Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh năm báo cáo Bình thường không có biến động lớn 2. Chế độ kế toán áp dụng ở doanh nghiệp 2.1. Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01/2003 - Kết thúc 31/12/2003 2.2. Đơn vị tiền tệ để ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Việt Nam Đồng Các nghiệp vụ phát sinh bằng đồng ngoại tệ trong kỳ được chuyển đổi sang Việt Nam Đồng theo tỷ giá thực tế 2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật Ký Chung 2.4. Phương pháp kế toán tài sản cố định Theo giá vốn thực tế và theo nguyên giá tài sản cố định. 2.5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho : Trị giá vốn thực tế. Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ: Theo giá vốn. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. 2.6. Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng: 3.Chi tiết một số chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính 3.1. Chi phí SXKD theo yếu tố Đơn vị tính: VN đồng Yếu tố chi phí Số tiền 1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu 931.168.781 2. Chi phí nhân công 1.837.489.000 3. Chi phí khấu hao TSCĐ 376.687.725 4. Các khoản dịch vụ mua ngoài 280.772.442 5. Chi phí khác bằng tiền 2.047.512.870 Tổng cộng 5.473.630.818 3.2. Tình hình tăng giảm, tài sản cố định Nhóm TSCĐ Chỉ tiêu Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị dụng cụ quản lý TSCĐ khác Tổng Nguyên giá 1.Số dư đầu kỳ 2. Số tăng trong kỳ Trong đó: Mua sắm mới Xây dựng mới 3.Số giảm trong kỳ Trong đó: Thanh lý Nhượng bán 4. Số cuối kỳ 4.523.368.479 115.325.231 115.325.231 0 0 4.638.693.710 543.572.600 345.555.888 345.555.888 0 0 889.128.488 5.066.941.079 460.881.119 460.881.119 0 0 5.527.822.198 II. Hao mòn TSCĐ Số đầu năm Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ 1.632.256.315 232.214.152 1.864.470.467 281.569.352 144.473.573 426.042.925 1.913.825.667 376.687.725 2.290.513.392 III Giá trị còn lại Số đầu năm Số cuối kỳ 2.891.112.164 2.774.223.243 262.003.248 463.085.563 3.153.115.412 3.237.308.806 3.3. Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Kỳ này Kỳ trước 1. Tổng quỹ lương 948.197.614 2. Tiền thưởng + khác 444.691.000 3. Tổng thu nhập 1.392.888.614 4. Tiền lương bq/người/tháng 1.500.000 1.128.807 5. Thu nhập bq/người/tháng 1.658.201 3.4. Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ I. Nguồn vốn kinh doanh II. Các quỹ 1.Quỹ đầu tư phát triển 2.Quỹ dự phòng tài chính III. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản IV. Quỹ khác 1.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 2.Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Tổng Cộng 4.787.760.360 0 1.086.206.069 100.000.000 32.167.200 5.873.966.429 67.832.800 3.5. Tình hình tăng giảm đầu tư vào các đơn vị khác: Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ Kết quả đầu tư I.Đầu tư ngắn hạn II. Đầu tư dài hạn Tổng cộng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3.6. Các khoản phải thu nợ phải trả: Các khoản phải thu Chỉ tiêu Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Tăng Giảm - Phải thu của khách hàng - Thuế GTGT được khấu trừ - Phải thu khác - Tạm ứng - Chi phí trả trước 1.689.330.227 195.370.677 807.001.276 4.098.500 12.723.175 3.254.487.936 3.860.502.519 958.325.642 8.345.500 13.527.635 3.655.190.706 3.930.055.394 1.302.841.826 5.407.600 10.089.621 1.288.627.457 125.817.803 462.485.092 7.036.400 16.161.189 Các khoản phải trả Chỉ tiêu Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Tăng Giảm - Phải trả cho người bán - Thuế và các khoản phải nộp NSNN -Người mua trả tiền trước - Phải trả, phải nộp khác 569.042.749 46.591.529 439.806.129 1.091.810.305 1.723.564.789 3.522.112.056 537.000.500 1.325.635.600 1.005.321.012 3.568.676.585 616.850.385 1.395.726.056 1.287.286.526 0 359.956.244 1.021.719.894 4. Giải thích và thuyết minh một số tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : 5. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ tiêu đơn vị Năm trước Năm nay 1. Bố cơ cấu tài sản và nguồn vốn 1.1. Bố trí cơ cấu tài sản - Tài sản cố định/Tổng số tài sản % 23,9 21 - Tài sản lưu động/Tổng số tài sản % 76,1 79 1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn % 0,57 0,53 - Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn % 0,43 0,47 2. Khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán tổng quát Lần 1,73 1,81 - Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,41 0,39 - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1,31 1,48 3. Tỷ suất sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu  % 1,8 2,5 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu  % 1,2 1,6 - Lợi nhuận gộp trên doanh thu  % 5,8 7,1 6 Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu. 7. Các kiến nghị 2.Kiểm tra lập Báo cáo tại Công ty Công ty đã tiến hành kiểm tra việc ghi sổ để phản ánh đúng, đầy đủ chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi lập BCĐKT. Khoá sổ tất cả các sổ kế toán trước khi lập bảng CĐKT. Đối chiếu việc ghi chép trên các sổ kế toán để đảm bảo tính khớp đúng,công ty cũng tiến hành kết chuyểnt các khoản được quy định phải kết chuyển vào thời điểm lập Bảng cân đối kế toán. Kiểm kê tài sảnđể đối chiếu với số liệu đã ghi trên sổ kế toán để điều chỉnh trước khi lập Bảng cân đối kế toán. Ngoài ra Công ty đã tiến hành kiểm tra số liệu trên BCĐKT với Thuyết minh báo cáo tài chính và với cả Bảng cân đối kế toán. Cụ thể như: + Tiến hành kiểm tra số liệu của Báo cáo kết quả hoạt động san xuất kinh doanh Phần II với các tài khoản 133, 333 trên bảng cân đối kế toán. + Tiến hành kiêm tra số liệu phần III của Báo cáo kết quảhạt động sản xuất kinh doanh với tài khoản 131. + Tiến hành kiểm tra phần 3.2 tình hình tăng giảm tài sản cố định trên thuyết minh báo cáo tài chính với tài khoản 211 214 trên Bảng cân đối kế toán. + Tiến hành kiêm tra các phần 3.4 tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu trên thuyết minh báo cáo tài chính với tài khoản như 411. 431... trên Bảng cân đối kế toán. 3. Thực trạng phân tích Báo Cáo Tài Chính tại công ty Qua phần 5 của thuyết minh Báo cáo tài chính tại Công ty đã phân tích 10 chỉ tiêu đó là: + Tài sản cố định /tổng tài sản + Tài sản lưu động / tổng tài sản + Nợ phải trả / tổng nguồn vốn + Nguồn vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn + Khả năng thanh toán tổng quát + Khả năng thanh toán nhanh + Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu + Lợi nhuận gộp trên doanh thu Qua các chỉ tiêu phân tích trên ta thấy (*). Tỷ trọng TSLĐ năm 2002 tăng 2,9% so với năm 2003 có nghĩa là tỷ trọng TSCĐ năm 2003 đã giảm đi 2,1% .Qua đó cho ta thấy Công Ty đầu tư vào TSLĐ nhiều hơn là đầu tư vào TSCĐ điều này là hoàn toàn hợp lý bởi bởi đây là một Công Ty TNHH hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại nếu TSLĐ tăng nên Công Ty sẽ có nhiều khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên để xem hiệu quả hoạt động của Công Ty có cao hay không ngoài việc đánh giá sự bố trí cơ cấu vốn thì công ty cần phân tích các chỉ tiêu về tỷ xuất lợi nhuận cũng như tỷ suất tài trợ . (*). Tỷ xuất về lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần năm 2003 tăng so với năm 2002 với tỷ lệ tăng là 1,3% điều này cho biết ở cuối kỳ 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,0713 đồng lợi nhuận gộp, tăng 0,013 đồng so với đầu năm. Tỷ lệ tăng 0,7% về lợi nhuận thuần trên doanh thu cho biết ở cuối kỳ 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,025 đồng lợi nhuận thuần, tăng 0,7% so với đầu năm. Qua hai chỉ tiêu trên ta thấy tình hình sản xuất, lưu thông cùng khả năng tạo nguồn vốn bằng tiền của Công ty tương đối tốt. Cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh làm tăng doanh thu, Công ty còn có biện pháp tích cực trong công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các khoản mục chi phí làm giảm giá vốn hàng bán góp phần tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. (*). Qua bảng trên cũng cho ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của công ty năm 2002 và 2003 đều >1 điều này khẳng định tình hình thanh toán công nợ tổng quát của công ty là tốt, công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ kể cả ngắn hạn và dài hạn bằng tài sản hiện có của công ty. Chỉ số này có chứng tỏ khả năng huy động vốn của công ty là tốt, đều được đảm bảo, đầu năm 2003 1đồng công nợ được đảm bảo bằng 1,73 đồng tài sản, cuối năm 2003 một đồng công nợ đảm bảo bằng 1,81 đồng tài sản ,hay nói cách khác 1 đồng vốn vay được đảm bảo bằng 1,73 đồng tài sản, chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là lớn có khả năng chi trả thanh toán độc lập về mặt tài chính. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2002 và 2003 đều >1 điều này khẳng định khả năng thanh toán là tốt. Nhưng nếu hệ số này lớn thì sẽ phản ánh một phần tài sản hoặc hàng hoá tồn trữ quá lớn được sử dụng không có hiệu quả tuy nhiên tỷ số này ở công ty là 1,48 điều nàychứng tỏ công ty đang ở trạng thái hoạt động tốt nhất. Tỉ suất thanh toán tức thời của doanh nghiệp năm 2002 là 0,41 <0,5 và cuối năm 2003 là 0,39 <0,5. Điều này phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong một chu kỳ hoặc một năm, nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khi công ty phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đây cũng là hạn chế mà doanh nghiệp cần quan tâm nhằm có giải pháp thích hợp khắc phục tình trạng này.Nếu không có thể đưa doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng tài chính hoặc thiếu tiền mặt đầu tư ngắn hạn phục vụ cho việc kinh doanh. Chương III Một số kiến nghị, giải pháp về công tác lập,kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH XNK Nam Kỳ 1. Một số nhận xét về tình hình lập, kiểm tra và phân tích Báo Cáo Tài Chính tại Công ty TNHH XNK Nam Kỳ 1.1 Những kết qủa đạt được của Công ty TNHH XNK Nam Kỳ Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH XNK Nam Kỳ đã không ngừng phấn đấu, phát huy nội lực, ngoại lực để tồn tại và phát triển tốt trên thị trường. Chính vì những nỗ lực không mệt mỏi cho nên trong năm qua Công ty đã không ngừng phát triển. Công ty đã đi vào ổn định và thực hiện tốt mục tiêu đề ra theo đúng đường lối phát triển của Đảng và nhà nước, đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của khách hàng. Đạt được kết qủa đó là do sự nỗ lực không ngừng của tất cả các thành viên trong Công ty. Góp vào thành công của Công ty phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán trong công tác kế toán nói chung và công tác lập Báo cáo tài chính nói riêng, điều đó thể hiện: - Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ hợp lý, khoa học, phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty, với trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán (đã trình bày ở phần thực trạng). - Đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao( hơn 40% cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty có trình độ đại học trở lên), có năng lực trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học, năng động trong công việc. - Tổ chức công tác kế toán của Công ty phù hợp với cơ cấu tổ chức của Công ty phù hợp với cơ cấu tổ chức Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho bộ máy kế toán thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình (đã trình bày ở phần thực trạng). - Thông tin trong bộ máy kế toán được chuyển nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời, đảm bảo tính chính xác cao phục vụ đắc lực cho công tác kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế tài chính đồng thời giúp cho các nhà quản trị, lãnh đạo Công ty đưa ra các quyết định đứng đắn cho đường lối phát triển của Công ty. - Trong công tác kế toán lập Báo cáo tài chính, kế toán Công ty đã tuân thủ hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán, chính sách thể lệ kế toán hiện hành do Bộ tài chính quy định. + Tuân thủ trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán + Căn cứ vào chứng từ hợp lệ để thực hiện tốt việc ghi chép, phản ánh số liệu vào các tài khoản, sổ kế toán, kiểm tra và đảm bảo độ chính xác, trung thực, đầy đủ đúng với thực tế của Công ty. + Khoá sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán tổng hợp với nhau, giữa các sổ chi tiết và tổng hợp tương ứng. + Công ty đã thực hiện đúng thời hạn lập và gửi Báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng đồng thời đang hoàn thiện việc lập Báo cáo tài chính trên máy vi tính. 1.2.Những mặt đã làm được (ưu điểm). 1.2.1 Về lập,kiểm tra Báo Cáo Tài Chính. Công ty đã tuân thủ theo quy định 167/2000/QĐ - BTC về thời hạn, trách nhiệm, cơ sở số liệu, phương pháp lập các mẫu biểu Báo cáo tài chính như Bảng cân đối kế toán , Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính. Nhìn chung công tác lập Báo cáo tài chính ở Công ty TNHH XNK Nam Kỳ thực hiện đúng quy định của Bộ tài chính về chế độ Báo cáo tài chính doanh nghiệp. + Tuân thủ trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán + Căn cứ vào chứng từ hợp lệ để thực hiện tốt việc ghi chép, phản ánh số liệu vào các tài khoản, sổ kế toán, kiểm tra và đảm bảo độ chính xác, trung thực, đầy đủ đúng với thực tế của Công ty. + Khoá sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán tổng hợp với nhau, giữa các sổ chi tiết và tổng hợp tương ứng. + Công ty đã thực hiện đúng thời hạn lập và gửi Báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng đồng thời đang hoàn thiện việc lập Báo cáo tài chính trên máy vi tính. 1.2.2. Về công tác phân tích Báo Cáo Tài Chính Mặc dù công tác phân tích Báo cáo tài chính của Công ty chưa được tiến hành một cách chi tiết cụ thể song kế toán Công ty đã thực hiện tính toán một số chỉ tiêu quan trọng như: tỉ suất nợ, hệ số khả năng thanh toán, hệ số quay vòng hàng tồn kho, góp phần phục vụ tốt cho việc ra các quyết định tài chính của doanh nghiệp cũng như cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng quan tâm. Trong điều kiện được trang bị khá đầy đủ về máy móc thiết bị văn phòng, có đội ngũ kế toán có năng lực trình độ, hơn nữa công ty đã lập đầy đủ bốn mẫu biểu Báo cáo tài chính năm nên việc phân tích Báo cáo tài chính có nhiều thuận lợi. Mặt khác, với mô hình là Công ty TNHH, thông tin có được từ việc phân tích Báo cáo tài chính sẽ hữu ích hơn nhiều thông tin có được từ các mẫu biểu Báo cáo tài chính năm trong việc ra các quyết định của ban quản lý Công ty cũng như các đối tượng liên quan. 1.3.Những mặt còn tồn tại 1.3.1.Về phương pháp lập, kiểm tra Báo Cáo Tài Chính Hiện Công ty vẫn lập Báo cáo tài chính theo QĐ số 167/2000/QĐ - BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính trong khi đó tất cả các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính theo TT 89/2002/TT - BTC từ ngày 1/1/2003 Có một số chỉ tiêu đánh giá kết quả tình hình hoạt động của doanh nghiệp thì cách tính này chưa thực hiện theo đúng chế độ. Điều này có thể do Công ty căn cứ vào đặc điểm tình hình của mình dựa trên cơ sở chế độ quy định đã xây dựng cho mình một cách tính phù hợp hơn . Về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Công ty đã không tiến hành lập theo quy định của Bộ tài chính. Về thuyết minh báo cáo tài chính năm 2003 của Công ty TNHH XNK Nam Kỳ so với mẫu B09 - DN nhìn chung là đúng mẫu đúng các chỉ tiêu yêu cầu, song có nhiều chỉ tiêu Công ty còn để trống như: 1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 1.1. Hình thức sở hữu vốn: 1.2. Lĩnh vực kinh doanh: 2. Chế độ kế toán áp dụng ở doanh nghiệp 2.6. Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng 3.Chi tiết một số chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính 3.6 Các khoản phải thu, nợ phải trả (Công ty không làm đúng mẫu,còn thiếu một số chỉ tiêu ) 4. Giải thích và thuyết minh một số tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6.Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu 7.Các kiến nghị Nhìn chung, Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty còn rất sơ lược chủ yêú là đưa các số liệu từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và theo mẫu bắt buộc của Bộ tài chính . Những chỉ tiêu cần thiết phải giải thích trên Báo cáo tài chính thì Công ty đã bỏ trống. Báo cáo của Công ty chưa quan tâm đến giải thích và phân tích số liệu. Báo cáo của Công ty chưa có các nguyên nhân tăng giảm, tình hình thu nhập , tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu . Nguyên nhân tăng giảm và sự biến động của số liệu là tốt hay xấu, quá trình thực hiện tình hình tài chính trong kỳ ưu chỗ nào, nhược chỗ nào và chưa đánh giá được tình hình tài chính, khả năng thanh toán kết quả sản xuất kinh doanh, các phương hướng và giải pháp về tình hình tài chính trong kỳ tới và những kiến nghị cần thiết với các cấp. 1.3.2. Về phương pháp phân tích Báo Cáo Tài chính Mặc dù Công ty đã thực hiện tốt công tác phân tích tình hình tài chính nhưng việc phân tích của Công ty chưa được thực hiện đầy đủ và chi tiết ở một số mặt hoạt động như tình hình về khả năng thanh toán, tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn,..... do đó đã hạn chế phần nào việc cung cấp thông tin phân tích đến người quan tâm. Trong Thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu của Bộ tài chính quy định, Báo cáo của Công ty cũng chưa có điều kiện và thời gian để lập đầy đủ theo yêu cầu. Do vậy việc phân thêm tình hình tài chính ( kế toán quản trị ) gúp cho lãnh đạo Công ty lắm bắt được tình hình tài chính của Công ty trong năm qua, nhất là tình hình tài chính ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị để đưa ra giải pháp và quyết định về tài chính trong năm tới bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn thì Công ty cũng không có điều kiện và khả năng thực hiện, dù chỉ là một số chỉ tiêu cơ bản như: - Phân tích khái quát tình hình tài chính - Phân tích ơ cấu vốn và nguồn vốn - Phân tích về khả năng sinh lời - Phân tích về cơ cấu tài chính và đầu tư - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Hơn nữa, Công ty chỉ thực hiện phân tích và so sánh dựa trên kết quả thực hiện giữa kỳ này và kỳ trước để đánh giá mà chưa đi sâu vào so sánh với một số chỉ tiêu quan trọng khác như so sánh với kế hoạch, so sánh dọc như vậy sẽ đầy đủ hơn Trên thực tế, nếu chỉ so sánh giữa số thực hiện của hai kỳ kế toán thì có thể thấy tình hình tài chính là khả quan nhưng nếu đem kết quả đó so với tiêu chuẩn chung của ngành thì vẫn còn thấp, vẫn chưa phù hợp thì có nghĩa là Công ty cần có giải pháp khác nữa để cải thiện tình hình tài chính của mình. 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập, kiểm tra và phân tích tài chính tại công ty TNHH XNK Nam Kỳ. 2.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện công tác lập, kiểm tra và phân tích tài chính tại Công ty TNHH XNK Nam Kỳ Công việc lập, kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cần phải đúng chế độ . Đúng chuẩn mực kế toán đã được thừa nhận. Phù hợp với tình hình hoạt động tại Công ty. 2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập, kiêm tra và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH XNK Nam Kỳ 2.2.1. Về công tác lập Báo cáo tài chính Ngoài các mẫu báo cáo như : Bảng cân đối kế toán , báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính Công ty nên lập thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì lưu chuyển tiền tệ là một Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh gía khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp đã đã được trình bày trong chương I theo mẫu của phụ lục 3. 2.2.2. Trong phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp là một thực thể phức tạp, trong đó các quan hệ và các hoạt động KT-TC luôn diễn biến đan xen nhau. Vì vậy khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các bước phân tích thì mới có thể có những nhận xét thật xác đáng. Việc Công ty bỏ qua một số bước phân tích có thể dẫn đến các kết luận sai lầm. Thực hiện đầy đủ điều này sẽ làm công tác phân tích trở nên phức tạp hơn, tốn nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên có làm tốt mới đảm bảo chất lượng kinh doanh của Công ty. Để thực hiện được điều này Công ty phải tuân thủ trình tự phân tích sau: Bước 1: Chuẩn bị những công việc cần tiến hành trước khi phân tích Báo cáo tài chính: Tài liệu cho việc phân tích: chủ yếu dựa vào Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty tại thời điểm phân tích, ngoài ra còn phải khai thác một số liệu không có trong Báo cáo tài chính như tiền lãi phải trả trong kỳ, phân phối lợi nhuận số sản phẩm tiêu thụ, giá cả sản phẩm tiêu thụ. Lựa chọn phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh hoặc phương pháp phân tích các tỉ suất. Bước 2: Tiến hành phân tích Báo cáo tài chính: Trên cơ sở mục tiêu và nguồn số liệu, bộ phận phân tích cần xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu phân tích. Tuy nhiên hệ thống này không nên quá nhiều nhằm giảm bớt thời gian tính toán của việc phân tích cần đi sâu vào chiều sâu, các chỉ tiêu cần bám sát mục tiêu phân tích. Đặc biệt cần trú trọng những chỉ tiêu có sự biến đổi lớn (mang tính bất thường) và những chỉ tiêu quan trọng, phải bám sát mục tiêu của Công ty và các chỉ tiêu phân tích có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm tránh việc kết luận phiến diện thiếu chính xác. Hiện tại Công ty mới dừng lại ở việc phân tích một số chỉ tiêu: Suất sinh lời trên doanh thu, Hệ số ngắn hạn, Hệ số thanh toán nhanh, VLĐ.... Việc phân tích như vậy có giá trị về mặt nội dung (cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan) song để lãnh đạo có thể nắm bắt tình hình tài chính và tăng cường quản lý doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh em xin kiến nghị công ty nên phân tích thêm một số chỉ tiêu sau : Một là :Phân tích khái quát tình hình tài chính gồm 2 chỉ tiêu Hai là : Phân tích khả năng sinh lời gồm 2 chỉ tiêu Ba là : Phân tích về cơ cấu tài chính và đầu tư gồm 3 chỉ tiêu Bốn là : Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh gồm 5 chỉ tiêu 2.2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính(1) a. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua BCĐKT Khi phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán ta càn chú ý đến các vấn đề sau: Thứ nhất, ta đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty qua sự biến động của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán. So sánh số liệu đầu và cuối năm 2003 về tài sản của Công ty TNHH XNK Nam Kỳ có sự tăng tương đối khá: 2.322.909.553 đồng với tỷ lệ tăng 16,65% điều này chứng tỏ quy mô kinh doanh của Công ty đã tăng lên. Để kết luận chính xác về sự gia tăng đó là do nguyên nhân nào cần phải đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu chi tiết: ta thấy việc gia tăng tài sản của Công ty chủ yếu là TSLĐ và ĐTNH tăng 2.238.716.158 đồng chiếm 21,1%. Trong đó tiền tăng 681.997.872 đồng với tỷ lệ khá cao 127.23% điều này cho thấy khả năng thanh toán của tài sản tăng nhanh. + Tiền mặt tăng 40.939.978 đồng với tỷ lệ 249,9% từ số liệu này cho thấy vốn của Công ty không bị chiếm dụng, khả năng thanh toán trực tiếp nhanh. Công ty đã đáp ứng yêu cầu thực hiện giao dịch ngày một lớn do mở rông quy mô kinh doanh Công ty đã dự trữ tiền ở mức độ thích hợp. + Tiền gửi ngân hàng tăng tương đối cao 641.057.897đồng chiếm 123,36% như vậy cho thấy Công ty vừa thu được lãi tiền gửi vừa tránh được tránh được rủi ro về biến động tỷ giá. Bên cạnh đó là sự gia tăng của HTK với số tiền là 2.408.776.763 đồng với tỷ lệ 32,9%. Công ty cần phải xem xét có phần nào bị kém phẩm chất hay không để tránh ứ đọng vốn cần đẩy mạnh bán ra số HTK một cách nhanh chóng. Hơn nữa Công ty phải bỏ thêm một số chi phí bảo quản cất giữ làm mất tính linh hoạt và hoạt động đầu tư ngắn hạn không có hiệu quả. + TSCĐ cũng tăng nhưng không nhiều 84.193.394 đồng với tỷ lệ 2,52% cho thấy Công ty đã chú trọng đầu tư chiều sâu tạo nền tảng cho Công ty phát triển sau này. Tốc độ này so với tổng tài sản và nhu cầu kinh doanh của Công ty cần tăng thêm để đẩy nhanh tiến độ kinh doanh của Công ty. Còn lại hầu hết các khoản mục khác đều có xu hướng giảm đặc biệt là các khoản phải thu giảm 834.634.393 đồng chiếm 44,43%. Như vậy, vốn chiếm dụng giảm khi đó vốn để sử dụng trong việc kinh doanh sẽ tăng tạo điều kiện thuận lợi trong SXKD của doanh nghiệp. Hơn nữa Công ty đã chú trọng việc thu hồi các khoản phải thu để hạn chế rủi ro trong khâu thanh toán. Ngoài ra, TSLĐ khác giảm chủ yếu là do cầm cố, ký quỹ, ký cược giảm. Như vậy, qua phân tích ở trên có thể đưa ra một số nhận xét: TSLĐ và ĐTNH có sự biến động tương đối đặc biệt là HTK tăng nên Công ty phải bỏ thêm chi phí bảo quản, cất giữ làm mất tính linh hoạt và hoạt động đầu tư ngắn hạn chưa có hiệu quả. Các khoản phải thu giảm tuyệt đối làm giản sức sản xuất và sinh lời của vốn lưu động Đối với nguồn vốn đương nhiên cũng có mức độ tăng và tỷ lệ tăng tương ứng với phần tài sản 2.322.909.553 đồng với tỷ lệ 16,65%. Trong đó nợ phải trả tăng 569.531.328 đồng ứng với 7,05% và đặc biệt tỷ lệ phải trả cho người bán tăng 126,23%. Như vậy Công ty đã chiếm dụng vốn của các đối tượng khác để kinh doanh. Vấn đề là ở chỗ nếu các khoản này vẫn còn thời hạn thì việc chiếm dụng vốn là hợp pháp và việc tăng số tiền vay ngân hàng của Công ty chủ yếu đáp ứng cho TSLĐ và ĐTNH nên điều này là hợp lý. Ngoài ra, nguyên nhân làm Nợ phải trả tăng là do khoản phải trả công nhân viên tăng Nguồn vốn chủ sở hữu tăng đáng kể là 1.753.378.225 đồng với tỷ lệ 26,87% trong đó lãi chưa phân phối tăng 599.339.356 đồng tỷ lệ 55,41% điều này cho thấy Công ty đang ở giai đoạn phát triển và trưởng thành. b. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua BCKQKD Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch 2002 2003 Số tiền % Tổng doanh thu 59.095.399.491 70.824.360.187 11.728.960.696 19,8 Giá ốn hàng bán 55.666.235.549 65.434.465.344 9.768.229.795 17,5 Lợi nhuận gộp 3.429.163.942 5.389.894.843 1.960.730.901 0,57 Chi phí bán hàng 1.610.000.000 2.567.647.765 957.647.765 59,48 Chi phí QLDN 750.760.102 1.167.647.765 416.887.663 55,5 Lợi nhuận thuần 1.068.403.840 1.654.599.313 560.026.699 54,86 Lợi nhuận từ hoạt động tài TC 5.818.694 8.330.965 2.512.271 43,2 Lợi nhuận từ họat động bất thường 7.265.693 17.897.305 10.631.342 146,3 Tổng lợi nhuận toàn Công ty 1.081.488.227 1.680.827.583 599.339.365 0,5 Tỷ xuất lợi nhuận / DT 1,83% 2,37% Thông qua bảng cân đối kế toán có thể đánh giá được khái quát tình hình cơ cấu vốn, nguồn vốn và sự đảm bảo của các nguồn vốn huy động, cũng như khả năng tài chính của công ty. Nhưng để biết được sự biến động đó như thế nào thì ta phải tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm qua: (năm 2002 so với năm 2003). Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2003 đã tăng lên 11.728.960.696 (đ) tăng lên 19,8% qua đó đã phản ánh được khả năng phát triển của công ty trong năm qua. Kết quả này chính là do công ty đã chuyển đổi phương hướng sản xuất kinh doanh bằng việc chú trọng vào thị trường nội địa và mở rộng thị trường quốc tế, ngoài các bạn hàng truyền thống của công ty. Mở rộng loại hình kinh doanh, có nhiều kênh phân phối hàng hoá tiêu thụ mạnh đó là do công ty đã chú trọng đến khâu quảng cáo tiếp thị giới thiệu sản phẩm. Tuy doanh thu năm 2003 so với năm 2002 tăng với tốc độ cao nhưng giá vốn hàng bán của công ty vẫn còn tăng với tốc độ cao điều này ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của công ty trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi tăng một đồng giá vốn là giảm 1 đồng lợi nhuận và ngược lại. Năm 2003 giá vốn hàng bán so với năm 2002 tăng với tốc độ 17,5% làm cho giá vốn tăng lên 9.768.229.795 (đ), tốc độ này gần bằng tốc độ tăng của doanh thu điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của công ty. Do vậy công ty phải tìm cách hạ thấp chi phí giá vốn hàng bán để tăng lợi nhuận của công ty. Bên cạnh chi phí (giá vốn hàng bán) thì chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng còn tăng lên với tốc độ cao. Cụ thể năm 2003 so với năm 2002 chi phí bán hàng tăng với tốc độ 59,48% làm cho tổng chi phí tăng lên 957.467.765 (đ). Nếu các điều kiện khác không thay đổi thì chi phí bán hàng tăng lên 957.467.765(đ) thì sẽ làm lợi nhuận giảm đi một lượng đúng bằng lượng tăng lên của chi phí là 957.467.765(đ). Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2003 so với năm 2002 tuy có tăng với tốc độ thấp hơn so với tốc độ tăng lên của giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng. Nhưng tốc độ này vẫn tăng lên với tốc độ khá cao là 55,5% tương ứng với số tiền là 416.887.663 (đ). Năm 2003 mặc dù các yếu tố về chi phí sản xuất kinh doanh có tăng với tốc độ khá cao nhưng lợi nhuận trước thuế của Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ là 54,86% hay 560.026.699(đ) đây là dấu hiệu tốt của công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận khá cao . Thêm nữa hoạt động từ từ tài chính và bất thường cũng cao hơn so với năm 2002 làm tăng tổng lợi nhuận của Công ty. Tóm lại từ phân tích trên có thể thấy được năm 2003 lợi nhuận của Công ty tăng so với năm 2002 là 599.339.365 tỷ xuất lợi nhuận so với doanh thu tăng từ (1,83% – 2,37%). Điều này có thể khẳng định rằng Công ty TNHH Nam Kỳ đang trong thời gian phát triển vững chắc, quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng. 2.2.2.2 Phân tích khả năng sinh lời (2) a.Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu + Hệ số quay vòng của vốn CSH = DT thuần / Vốn CSH + Hệ số sinh lời của vốn CSH = LN(sau) trước thuế/ Vốn CSH = HS sinh lời DTT * HS quay vòng VCSH Bảng tính chỉ tiêu vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: Đồng VN Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch 1. DT thuần 59.095.339.491 70.824.360.187 2. Vốn CSH 5.869.248.587 7.622.626.812 3. HS quay vòng của vốn CSH 10,07 9,29 - 0,78 4. HS sinh lời của vốn CSH 0,18 0,23 + 0,05 Qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số sinh lời của vốn CSH tăng 0,05 lần tức 1 đồng vốn CSH đầu năm tạo ra 0,18 đồng lợi nhuận thì cuối kỳ tạo ra 0,23 đồng lợi nhuận. Việc tăng này do tác động của hai nhân tố: hệ số sinh lời của DT thuần và hệ số quay vòng của vốn CSH. Cụ thể, hệ số sinh lời của DT thuần tăng 0,07 lần làm hệ số sinh lời của vốn CSH tăng: (0,025- 0,018) * 9,29 = 0,065 lần, ngược lại hệ số quay vòng của vốn CSH giảm 0,78 lần làm cho hệ số sinh lời của vốn CSH giảm: 0,018 * 0,78 = 0,014 lần. Tổng hợp lại làm cho hệ số sinh lời của vốn CSH tăng 0,05 lần. Trong kỳ tới Công ty cần có biện pháp huy động, sử dụng vốn CSH vào hoạt động SXKD tránh tình trạng vốn chủ bị ứ đọng nhằm làm tăng lượng vốn CSH, tạo điều kiện tăng hệ số sinh lời của vốn CSH, từ đó tạo sự thu hút trên thị trường tài chính. LN thuần LN thuần DT thuần Khả năng sinh lời kinh tế = = * Tổng TS bq DT thuần Tổng TS bq Đầu năm = 0,007 Cuối năm = 0,108 b. Phân tích khả năng sinh lời kinh tế Số liệu trên cho thấy khả năng sinh lời của 1 đồng vốn đầu tư mà doanh nghiệp sử dụng đã tăng 0,031 lần. Cụ thể, nếu đầu năm 1 đồng vốn Công ty sử dụng tạo ra 0,077 đồng lợi nhuận thì cuối kỳ 1 đồng vốn Công ty sử dụng đã tạo ra 0,108 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ rằng việc huy động, sử dụng vốn vào hoạt động SXKD của Công ty là có hiệu quả. 2.2.2.3. Phân tích về cơ cấu tài chính và đầu tư (3) Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ = 57,92 53,16 Tỉ suất tự tài trợ = (%) 42,07 46,84 = 22,6 19,89 Qua bảng phân tích trên cho ta thấy hệ số nợ của công ty đầu năm 2003 là 57,92% so với cuối năm 2003, hệ số nợ là 53,16% do đó đã giảm đi là 4,76% điều này khẳng định tình hình công nợ của Công ty đã có chiều hướng giảm xuống,đầu năm 2003 1 đồng vốn công ty đang sử dụng có 0,5792 đồng vốn vay nhưng cuối năm 2003 thì 1 đồng vốn đang sử dụng đã có 0,5316 đồng vốn vay nợ. Tỉ suất tự tài trợ đầu năm 2003 là 42,07% hay trong 1 đồng vốn sử dụng thì có 0,4207 đồng vốn của Công ty nhưng cuối năm 2003 đã tăng nên là 0,4684 đồng . Điều này phản ánh khả năng độc lập về mặt tài chính của Công ty là khá cao, Công ty có khả năng chi trả tốt các khoản công nợ, các khoản thanh toán ngắn hạn, Công ty có khả năng thanh toán cho khách hàng bằng nguồn vốn vay và bằng cả nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty. Cú theo đà tăng như hiện nay thì vào năm 2004 dù có sự cạnh tranh đến như thế nào thì Công ty TNHH Nam Kỳ vẫn vũng vàng trong thế đứng. Tuy nhiên đứng trên góc độ chỉ đạo về mặt tài chính Công ty cần phải luôn quan tâm để nguồn vốn chủ sở hữu luôn tăng cao, còn tổng tài sản thì đầu tư và tăng vừa phải sao cho tỷ xuất tự tài trợ nên đến 0,9 và 1 là tốt nhất Tỉ suất đầu tư TSCĐ. TSCĐ của công ty đầu năm 2003 là 22,6% so với cuối năm 2003 là 19,89% điều này khẳng định công ty đã chú trọng vào việc đầu tư mua sắm thêm TSCĐ tuy rằng không được nhiều, Công ty TNHH XNK Nam Kỳ là một Công ty Thương mại nên việc TSCĐ chỉ chiếm 19,89% nguồn vốn chủ sở hữu cũng là điều hợp lý. 2.2.2.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh(4) Trước hết ta lập bảng phân tích trung gian sau để có cơ sở đánh giá, nhận xét tình hình sử dụng vốn và khả năng sinh lời của vốn có hiệu quả hay không. Chỉ tiêu 2002 2003 So sánh 1. Vòng quay của vốn cố định 59.095.399.491 5.142.324.156+5.066.941.079 2 = 11,6 70.824.360.187 5.066.941.079 + 5.527.822.198 2 = 13,3 1,7 2.Sức sinh lợi của vốn cố định 1.089.080.175 5.142.324.156+5.066.941.079 2 = 0,21 1.680.827.583 5.066.941.079 + 5.527.822.198 2 = 0,32 0,11 3. Sức sinh lời của vốn lưu động 1.089.080.175 11.305.451.492+10.611.317.193 2 = 0,1 1.680.827.583 10.611.317.193+ 12.850.033.352 2 = 0,14 0,04 4. Số vòng quay của vốn lưu động 59.095.399.491 11.305.451.492+10.611.317.193 2 = 5,4 70.824.360.187 10.611.317.193+ 12.850.033.352 2 = 6,0 0,6 5.Số ngày một vòng quay vốn lưu động 360 5,4 = 66,6 360 6 = 60 - 6,6 a. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định (tài sản cố định) Vòng quay của vốn cố định (sức sản xuất của vốn cố định) năm 2003 tăng so với năm 2002 tức là số doanh thu có được khi bỏ ra một đồng nguyên giá TSCĐ tăng nên. Đây là biểu hiện tốt Sức sinh lời của tài sản cố định chỉ tiêu này cho thấy một đồng tài sản cố định làm ra đựoc bao nhiêu đồng lợi nhuận . Qua bảng trên ta thấy sức sinh lợi của tài sản cố định tăng dần. Năm 2002 cứ 1 đồng tài sản cố định làm ra được 0,21 đồng lợi nhuận cho đến năm 2003 cứ một đồng tài sản cố định làm ra được 0,32 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của nhà máy ngày một tăng. Nguyên nhân của việc tăng này chủ yếu là do tốc độ phát triển của doanh thu và lợi nhuận cao hơn tốc độ phát triển của tài sản cố định. Trong những năm tới Công ty cần duy trì sự phát triển này bằng cách như tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động , mục đích để tăng doanh thu và lợi nhuận. Vận dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động từ đó tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định. b. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động (tài sản lưu động) Tốc độ luân chuyển vốn lưu động ngày càng tăng do đó số ngày một vòng luân chuyển vốn lưu động giảm, năm sau cao hơn năm trước.Điều này đã làm cho Công ty tiết kiệm được một lượng vốn lưu động là DVLĐ trong đó , DVLĐ được tính theo công thức sau. Doanh thu thuần kỳ phân tích Chênh lệch số ngày Một vòng luân chuyển DVLĐ = X vốn lưu động kỳ phân Số ngày kỳ phân tích tích so với kỳ trước Theo công thức này ta có DVLĐ = (70.824.360.187/360) x (60 -66,6) = - 1.298.446.603 Như vậy số vốn lưu động của Công ty tiết kiệm được là tương đối cao qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy là khá tốt Thực vậy, sức sinh lợi của tài sản lưu động của Công ty rất cao, một đồng vốn lưu động năm 2002 đem lại 0,1 đồng lợi nhuận trước thuế. Cho đến năm 2003 một đồng vốn lưu động đã tạo ra được 0,14 đồng lợi nhuận trước thuế. 3. Tăng cường quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Nhằm tăng cường quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường qua thực tế phân tích các số liệu trên Báo Cáo Tài Chính tại Công Ty em xin đề xuất một số giải pháp sau : * Nâng cao hiệu quả và sử dụng vốn lưu động. Qua tình hình phân tích của Công ty chúng ta có thể thấy số vòng quay của vốn lưu động của Công ty là tưong đối tốt năm 2002 số vòng quay của vốn lưu động là 5,4 cho đến năm 2003 số vòng quay của vốn lưu động là 6,0. Đã tăng lên là 0,6 vòng trongnhững năm tới Công ty cần duy trì tốt tình trạng này đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Việc sử dụng tiết kiệm, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ làm tăng hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Muốn làm tốt điều này, công ty phải xác định nhu cầu vốn lưu động trong từng thời kỳ sản xuất kinh doanh. Nếu không tính đúng tính đủ sẽ gây tình trạng thiếu vốn và thanh toán gặp khó khăn. Muốn nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đồng thời cải thiện tỉ suất thanh toán nhanh, tạo điều kiện cho công ty chủ động trong việc chi tiêu hàng ngày cần phải: - Tăng cường lượng vốn bằng tiền mặt để chủ động hơn khi cần chi tiêu, hạn chế những khoản vay ngắn hạn để tránh phải trả lãi cao, giảm chi phí tài chính. - Tích cực thu hồi công nợ. Nên áp dụng một số biện pháp giảm giá, chiết khấu để thu hồi công nợ nhanh. - Công nợ phải trích lập các khoản dự phòng, phải thu khó đòi, khoản này được lập trên cơ sở cuối niên độ kế toán trước. Công ty nên lập kế hoạch dự kiến số nợ có khả năng khó đòi tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tới. Như thế sẽ giảm và đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu. Giảm những biến động bất ngờ về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán đó. Mức trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi không vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu của công ty tại thời điểm 31/12 hàng năm cuối niên độ kế toán. * Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố dịnh. Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty là tương đối tốt năm 2003 số vòng quay của vốn cố định tăng 1,7 vòng so với năm 2002. Sức sinh lời của vốn cố định năm 2003 là 0,32 đồng trong khi đó sức sinh lời của vốn cố định năm 2002 là 0,21 đồng tăng 0,11 đồng. Với đà này thì Công ty sẽ nâng cao thêm hiệu quả sử dụng TSCĐ, TSCĐ sẽ sinh lời nhiều hơn nếu như Công ty có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định qua việc nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, khai thác tối đa năng lực sản xuất của từng tài sản cố định, quản lý bảo quản tài sản cố định, tránh hư hỏng thất thoát. Đối với từng loại tài sản cố định khác nhau cần có sự quản lý, bảo quản riêng, cũng như việc xác định hao mòn, khấu hao được chính xác. Còn những tài sản cố định nào quá cũ, hết hạn sử dụng nên tiến hành thanh lý. * Tình hình thanh toán. Khi phân tích tình hình và khả năng thanh toán cho thấy tuy khả năng thanh toán của công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm là tương đối tốt. Năm 2002 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là 1,31 lần đến năm 2003 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là 1,48 lần tăng 0,17 lần nhưng khả năng thanh toán nhanh của công ty thì gặp khó khăn. Năm 2002 khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 0,41 lần đến năm 2003 khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm 0,02 lần . Giải pháp tốt nhất để tăng khả năng thanh toán của công ty đối với khả năng thanh toán nhanh là phải tăng cường dự trữ vốn bằng tiền vừa đủ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Trong trường hợp cấp bách thì phải vay ngân hàng để trả nợ, vì khi thanh toán đúng hạn công ty sẽ giữ được uy tín của mình đối với khách hàng với nhà cho vay, các nhà cung cấp là cơ sở cho việc làm ăn lâu dài của công ty. Bên cạnh những giải pháp trên vấn đề về tài chính và phân tích hoạt động tài chính thì công ty luôn đào tạo, tuyển dụng đội ngũ quản lý tài chính, năng động sáng tạo, có khả năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay. Phải thường xuyên cập nhật thông tin chính xác cũng như công tác kế toán phải được coi trọng hơn. 4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập, kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu tài chính. Tuy Công ty đã áp dụng công nghệ phần mềm vào tổ chức công tác kế toán nhưng do mới áp dụng những tính năng còn chưa sử dụng hết, còn bỡ ngỡ trong việc sử dụng nên việc nhập số liệu và lập các Báo cáo tài chính còn gặp một số khó khăn về thời gian chưa được nhanh chóng, kịp thời. Chính vì vậy Công ty cần phải đào tạo một đội ngũ kế toán thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng sử dụng tốt phần mềm kế toán đang được áp dụng tại Công ty để việc lập kiểm tra các Báo cáo tài chính đựoc kịp thời và chính xác. Công ty cũng cần đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ phân tích, công ty nên tạo điều kiện về kinh phí, thời gian... cho cán bộ phân tích để họ thường xuyên được cập nhật, nắm bắt thông tin và những quy chế quy định tài chính mới nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Bên cạnh đó để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội thì nâng cao chuyên môn không chỉ là nâng cao về phân tích tài chính doanh nghiệp mà phải nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học, để có thể đàm phán được các điều kiện thanh toán đối với các hợp đồng xuất nhập khẩu một cách chặt chẽ, cũng như tính khả thi về tài chính đảm bảo cho các hợp đồng đã ký kết. Kết luận Lập kiểm tra và phân tích Báo Cáo Tài Chính là một việc không thể không làm ở bất kỳ doanh nghiệp nào bởi Báo Cáo Tài Chính là sự tổng hợp trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản,công nợ nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Thêm nữa việc phân tích tình hình tài chính cũng đã đóng góp một phần không nhỏ giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định về tài chính một cách đúng đắn nhằm tăng cường quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Qua thời gian đi sâu tìm hiểu thực tập tại Công ty TNHH Nam Kỳ em đã hiểu sâu thêm những vấn đề mà trước đây chỉ mới được biết qua lý thuyết điều này đã củng cố thêm những hiểu biết của em và em đã học thêm được rất nhiều điều từ tác phong làm việc đến kiến thức chuyên môn. Luận văn "Lập,kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu chủ yêú trên Báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường tại Công Ty TNHH XNK Nam Kỳ"là kết quả của quá trình nghiên cứu và vận dụng lý luận vào tìm hiểu thực trạng lập và phân tích tài chính của công ty. Em hy vọng các giải pháp đề ra sẽ có ích nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác lập, phân tích tài chính của công ty trong thời gian tới. Một lần nữa em xin cảm ơn cô giáo Ts Đỗ thị Bích Hợp, cùng toàn thể ban giám đốc cơ quan, các cán bộ phòng Tài chính Kế toán công ty TNHH XNK Nam Kỳ đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2004 Sinh viên Nguyễn Thanh Bình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0130.Doc
Tài liệu liên quan