Hoạt động trong ngành ngân hàng có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, để giảm thiểu rủi ro đó, công tác thẩm định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngành ngân hàng. Thẩm định dự án đầu tư là một khâu không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị đầu tư cho một dự án . Sự thẩm định có ý nghĩa ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đòi hỏi phải đánh giá từng khía cạnh tài chính, kinh tế và xã hội của dự án.
Hoạt động thẩm định chịu tốn kém về thời gian và tiền của, nhưng chi phí này sẽ được bù đắp lại bởi những nguồn lực tiết kiệm được do có thông tin tốt hơn và nhờ đó tránh được việc thực hiện những dự án tồi, những dự án không có tính khả thi cao, để tránh các khoản nợ vay của khách hàng rơi vào tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi không những không đem lại lợi ích cho chủ dự án, đến ngân hàng cho vay mà còn gây tổn thất chi phí xã hội, gây thiệt hại đến nền kinh tế. Đồng thời qua công tác này ngân hàng sẽ tìm thấy các khách hàng lớn, các dự án khả thi để đầu tư, từ đó thu về một khoản lợi nhuận (lãi).
Để hiểu rõ hơn về công tác thẩm định tín dụng. Nhóm T4MN chúng tôi chọn đề tài: “ LẬP TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH CHO VAY BỔ SUNG VỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG VPBANK”
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập tờ trình thẩm định cho vay bổ sung vốn kinh doanh của ngân hàng VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động trong ngành ngân hàng có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, để giảm thiểu rủi ro đó, công tác thẩm định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngành ngân hàng. Thẩm định dự án đầu tư là một khâu không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị đầu tư cho một dự án . Sự thẩm định có ý nghĩa ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đòi hỏi phải đánh giá từng khía cạnh tài chính, kinh tế và xã hội của dự án.
Hoạt động thẩm định chịu tốn kém về thời gian và tiền của, nhưng chi phí này sẽ được bù đắp lại bởi những nguồn lực tiết kiệm được do có thông tin tốt hơn và nhờ đó tránh được việc thực hiện những dự án tồi, những dự án không có tính khả thi cao, để tránh các khoản nợ vay của khách hàng rơi vào tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi không những không đem lại lợi ích cho chủ dự án, đến ngân hàng cho vay mà còn gây tổn thất chi phí xã hội, gây thiệt hại đến nền kinh tế. Đồng thời qua công tác này ngân hàng sẽ tìm thấy các khách hàng lớn, các dự án khả thi để đầu tư, từ đó thu về một khoản lợi nhuận (lãi).
Để hiểu rõ hơn về công tác thẩm định tín dụng. Nhóm T4MN chúng tôi chọn đề tài: “ LẬP TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH CHO VAY BỔ SUNG VỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG VPBANK”
TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG
( Khách hàng: Công ty TNHH điện tử và tin học Tân Phong)
Kính gửi: Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng VPBank CN Đà Nẵng
Ngày 15/06/2011, khách hàng có đơn và hồ sơ đề nghị VPBank cấp tín dụng để bổ sung vốn lưu động thực hiện phương án sản xuất kinh doanh; Sau khi thẩm định hồ sơ và tiếp xúc khách hàng, nhân viên Nguyễn Phi Khanh lập tờ trình thẩm định với các nội dung sau:
PHẦN I: ĐỀ XUẤT
Tên khách hàng:
ĐỖ MINH
Số tiền đề nghị vay:
2.000.000.000 đồng
Thời hạn vay:
11 tháng.
Mục đích sử dụng vốn vay:
Bổ sung vốn kinh doanh hàng máy tính, thiết bị và linh kiện điện tử viễn thông.
Lãi suất:
18%/năm. Áp dụng lãi suất thả nổi. Mức lãi suất này sẽ được điều chỉnh đinh kỳ 06tháng/1lần, lãi suất điều chỉnh được tính theo công thức: Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiêm VNĐ kỳ hạn 12 tháng lãi cuối kỳ bậc tháng thấp nhất của VPBank Đà Nẵng tại ngày điều chỉnh + 2,5%/năm.
Tài sản bảo đảm:
_ Ngôi nhà và đất tại thửa số 242 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Trị giá: 3.083.400.000đồng
PHẦN II: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
I.GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG
1. Hồ sơ pháp lý :
- Tên giao dịch : Công ty TNHH điện tử và tin học Tân Phong
- Địa chỉ : 139 Hàm Nghi - Quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng
- Điện thoại : 0511.851640
- Giấy ĐKKD số : 0532718923
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh, sửa chữa, bảo hành thiết bị tin học, điện tử, thiết bị văn phòng và thiết bị viễn thông. Sản xuất, gia công phần mềm.
- Vốn điều lệ : 500.000.000 đồng.
- Danh sách thành viên góp vốn :
STT
Tên thành viên
Số cổ phần
Tỷ lệ vốn góp (%)
1
.Nguyễn Tuân
100.000.000
20
2
Đỗ Minh
400.000.000
80
- Giám Đốc Công ty : ông Đỗ Minh
Qua tìm hiểu, CBTD được biết các thành viên góp vốn trên là bạn thân của Đỗ Minh.Ông Đỗ Minh là người điều hành mọi hoạt động của Công ty TNHH tin học Tân Phong
* Vài nét về các cổ đông sáng lập công ty:
- Ông Đỗ Minh tốt nghiệp đại học, là Giám đốc của Công ty đã kinh nghiệm hơn 5 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Trước đây, Ông Đỗ Minh là chuyên viên phần mềm của công ty FPT – TP HCM. Đến tháng 02 năm 2009 Ông Đỗ Minh thành lập Công ty TNHH Tân Phong
- Ông Nguyễn Tuân - hiện là quản lý bán hàng cho siêu thị điện máy Thăng Bình – TP Đà Nẵng
_Nhận xét:
Nhìn chung, các cổ đông sáng lập công ty đều còn trẻ, khá năng động, có kinh nghiệm trong việc quản lý và phân phối các mặt hàng máy tính, thiết bị và linh kiện điện tử viễn thông.… Điều quan trọng là các thành viên đều xây dựng được mối quan hệ với khách hàng trên cương vị công tác của mình nên hoạt động kinh doanh khá thuận lợi và còn nhiều cơ hội để phát triển.
2. Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức: gồm các phòng ban:
+ Ban GĐ: 02 Người
+ Phòng kế toán: 02 người
+ Phòng kỹ thuật: 09 người
+ Phòng kinh doanh 5 người
+ Phòng hành chính 1 người
Tổng số lao động: 17 người đều có trình độ cao đẳng trở lên
_Nhận xét:
Nhìn chung cơ cấu tổ chức của Công ty khá đơn giản, quy mô lao động còn nhỏ, song là một người đã có kinh nghiệm quản lý nên ông Đỗ Minh đã xây dựng mô hình Công ty gọn nhẹ, năng động, phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, đặt nặng tính chuyên nghiệp và định hướng chiến lược phát triển Công ty có chiều sâu.
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:
3.1 Quản lý, điều hành:
Ông Đỗ Minh – Giám đốc công ty TNHH Tân Phong, trước đây công tác tại công ty FPT – TP HCM được 3 năm, đến tháng 2 năm 2009 Ông Đỗ Minh thành lập công ty TNHH Tân Phong. Nhờ có kinh nghiệm làm lâu năm, nên công việc quản lý điều hành ở công ty rất tốt.
3.2 Lĩnh vực hoạt động, mặt hàng phân phối và nguồn thu chính của đơn vị :
-Hiện tại, hoạt động chính của đơn vị là : Kinh doanh máy tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm. Kinh doanh thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.Đây chính là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty.
-Các sản phẩm do Cty TNHH điện tử và tin học Tân Phong bán buôn, phân phối gồm có : Máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm, các thiết bị viễn thông, thiết bị văn phòng…
-Theo tìm hiểu của CBTD và thông tin do doanh nghiệp cung cấp thì hiện tại tỷ trọng doanh thu của các mặt hàng do Công ty TNHH Tân Phong bán buôn, phân phối như sau :
STT
Mặt hàng
Tỷ trọng/Doanh thu
1
Máy tính
50%
2
Thiết bị viễn thông
25%
3
Linh kiện điện tử viễn thông
25%
Doanh thu và lợi nhuận theo BCTC (khai báo thuế) của đơn vị trong năm 2010 như sau:
+ Doanh thu năm 2010 : 3,624,417,896
+ LN gộp : 630,082,811
+ LN sau thuế : 327,449,538
3.3 Thị trường hoạt động :
3.3.1 Đầu vào :
Công ty TNHH Tân Phong đã ký hợp đồng phân phối, mua hàng thường xuyên của các đối tác như :
- Công ty TNHH Bách Phương
Được đánh giá là nhà nhập khẩu và phân phối máy tính xách tay, PDA tin cậy nhất Hà Nội. ( 120 Kim Nguu Str., Hanoi)
- Công ty TNHH Thương mại - Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Duy Hải
Duy Hải Computer có thể đáp ứng hầu như mọi nhu cầu về linh kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp nhà nước, cho dù nhu cầu cung cấp với số lượng rất lớn. (Q. Tân Bình, TP. HCM)
-Công ty Phát triển công nghệ và kỹ thuật Nam Á Một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về cung cấp các thiết bị máy tính và các giải pháp về mạng (Q. Tân Long, TP. HCM)
- Công ty TNHH TM & DV Tin Học Huy Anh
Máy tính thương hiệu Việt Nam, được người tiêu dùng bình chọn là " Thương hiệu Việt được yêu thích năm 2004” (Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội)
_ Nhận xét :
- Đầu vào của đơn vị là những doanh nghiệp sản xuất lớn, có uy tín, sản phẩm của những doanh nghiệp này đã có thương hiệu và đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt nam.
- Địa bàn phân phối được quy định rõ ràng vì vậy đơn vị chỉ việc khai thác địa bàn phân phối mà không phải lo đối phó với đối thủ cạnh tranh.
3.3.2 Môi trường kinh doanh và đầu ra của công ty:
3.3.2.1 Môi trường kinh doanh :
- Đà Nẵng là một trong 3 thành phố phát triển nhất của Việt Nam. Vì vậy nhu cầu về việc sử dụng, buôn bán, trao đổi máy tính, thiết bị điện tử viễn thông phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng không thể thiếu đối với mỗi cá nhân và tổ chức.
- Đây là lĩnh vực mà trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai có nhu cầu cao và có thể nói là môi trường kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi. Với môi trường thuận lợi nên việc thành lập công ty đi vào khai thác lĩnh vực này của các thành viên công ty là có cơ sở và có khả năng kinh doanh hiệu quả..
3.3.2.2 Đầu ra :
- Công ty chuyên cung cấp máy tính, thiết bị ngoại vi và phầm mềm cho các khách hàng là cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu, và một số các trường cao đẳng – đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, như Trường Cao đẳng Việt Tiến, Tiểu Học Phù Đổng...
- Hiện tại, Công ty đang phát triển mạnh chương trình cho vay trả góp khi mua laptop đối với các cá nhân có mức thu nhập cao và các giáo viên của các trường học.
- Liệt kê Các hợp đồng đã và đang thực hiện của Cty TNHH Tân Phong:
STT
Nơi cung cấp
Tên hợp đồng
Giá trị hợp đồng
(VND)
Tên Cty/cá nhân mua hàng
1
Quảng Trị
Hợp đồng cung cấp thiết bị
122,000,000
Cty TNHH Phương Mai
2
TP HCM
Biên bản thanh lý hợp đồng
3,500,000
Ông Nguyễn Hoàng
3
Đà Nẵng
Hợp đồng kinh tế
52,496,000
Cty CP Đầu Tư & Kinh doanh Thục Nhi
4
Đà Nẵng
Hợp đồng mua bán trả góp máy tính
12,400,000
Bà Nguyễn Thị Lan
5
Đà Nẵng
Hợp đồng cung cấp thiết bị
139,640,000
Ông Trần Hùng
6
Đà Nẵng
Hợp đồng cung cấp máy tính để bàn và thiết bị vi tính
135,838,000
Cty TNHH Lục Trà
7
Đà Nẵng
Hợp đồng mua bán trả góp máy tính
14,200,000
Ông Phạm Văn Hòa
8
Đà Nẵng
Hợp đồng mua bán trả góp máy tính
13,400,000
Bà Mai Hoa
9
Đà Nẵng
Hợp đồng kinh tế
114,500,000
Cty TNHH Bình An
10
Quãng Ninh
Hợp đồng cung cấp thiết bị
143,650,000
Ông Trần Cảnh
11
TP HCM
Hợp đồng cung cấp thiết bị
34,.600,000
Cty TNHH Bình Minh
12
Đà Nẵng
Hợp đồng mua bán trả góp máy tính
14,500,000
Bà Lý Thị Mai
13
Đà Nẵng
Hợp đồng thiết kế và xây dựng Website
1,000,000
Trường Tiểu Học Phạm Văn Đồng
14
Đà Nẵng
Hợp đồng mua bán trả góp máy tính
31,900,000
Ông Nguyễn Xuân Huy
15
Đà Nẵng
Hợp đồng cung cấp thiết bị
6,950,000
Cty TNHH Mai Hoa
16
Đà Nẵng
Hợp đồng mua bán trả góp máy tính
13,800,000
Bà Trần Ngọc Thảo
17
Đà Nẵng
Hợp đồng mua bán trả góp máy tính
11,130,000
Ông Nguyễn Tấn Sanh
18
Đà Nẵng
Hợp đồng kinh tế
27,270,000
Chi nhánh Cty TNHH Gia Bảo
19
Đà Nẵng
Hợp đồng cung cấp thiết bị
195,600,000
Ông Đỗ Mạnh Hùng
20
Đà Nẵng
Hợp đồng mua bán trả góp máy tính
26,950,000
Ông Dương Văn Phúc
21
Đà Nẵng
Hợp đồng mua bán trả góp máy tính
22,900,000
Bà Lê Thị Bé
22
Đà Nẵng
Hợp đồng mua bán trả góp máy tính
12,200,000
Bà Nguyễn Hồng Nhung
23
Đà Nẵng
Hợp đồng mua bán trả góp máy tính
9,500,000
Ông Lê Việt
24
Đà Nẵng
Hợp đồng mua bán trả góp máy tính
11,500,000
Ông Hà Huân
Tổng cộng
1,268,624,000
_Nhận xét : Công ty có một môi trường kinh doanh rất thuận lợi, đầu ra của công ty khá ổn định, với lượng khách hàng đông đảo, đa dạng.
3.4 Đối thủ cạnh tranh :
Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường kinh doanh máy tính và các linh kiện điện tử ở Việt Nam đang rất phát triển. Vì vậy đây là cơ hội cho các công ty kinh doanh máy tính, thiết bị, linh kiện điện tử viễn thông hoạt động. Do đó hiện nay trên thị trường Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung, đã đang và sẽ có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Với tình hình như vậy, đây được xem là cơ hôi cũng như thách thức đối với công ty TNHH Tân Phong. Vì vậy trong thời gian tới công ty ngày càng phải cần có chính sách bán hàng hiệu quả hơn các mặt hàng tại công ty để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.
II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP:
1.Đánh giá tư cách pháp nhân của công ty:
Địa chỉ :
139 Hàm Nghi - Quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng
Quyết định thành lập:
Giấy CNĐKKD số: 0532718923 do Sở KH&ĐT TP.Đà Nẵng Đăng ký lần đầu ngày 10/01/2009
Ngành nghề kinh doanh:
Kinh doanh, sửa chữa, bảo hành thiết bị tin học, điện tử, thiết bị văn phòng và thiết bị viễn thông. Sản xuất, gia công phần mềm.
Vốn điều lệ:
500.000.000 đồng.
Vốn chủ sở hữu đến kỳ báo cáo gần nhất:
500.000.000 đồng.
Xếp hạng tín dụng của Vpbank:
84,7
A
Trung bình
Tốt
Mã CIC:
4831255360
Người đại diện:
+ Trình độ chuyên môn: Đai Học
+ Các đơn vị công tác đã qua: Ông Đỗ Minh – Giám đốc của Công ty đã kinh nghiệm hơn 5 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Trước đây, Ông Đỗ Minh là chuyên viên phần mềm của công ty FPT – TP HCM. Đến tháng 02 năm 2009 Ông Đỗ Minh thành lập Công ty TNHH điện tử và tin học Tân Phong
ÔNG ĐỖ MINH
+ Chức vụ: Giám đốc Công ty
2. Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp:
2.1.Đánh giá mức độ tin cậy của báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính của Công ty TNHH điện tử và tin học Tân Phong được thông qua những bộ phận có liên quan và trách nhiệm: giám đốc, phòng kế toán, chi cục thuế thành phố Đà Nẵng.
Được đảm bảo bởi các yếu tố cần thiết của một báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn của Bộ tài chính. Vậy đây là một báo cáo đáng tin cậy, Ngân hàng có thể sử dụng báo cáo này để thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty TNHH điện tử và tin học Tân Phong.
2.2. .Phân tích tình hình tài chính của công ty trong năm 2009 và 2010
2.2.1.Phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết cấu tài sản của công ty trong 2 năm 2009 và 2010
ĐVT : VNĐ
BIỂU 1 : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tên chỉ tiêu/năm
Năm 2010
Năm 2009
Chênh lệch
Tỷ trọng
Biến động
Tài sản
số tiền
%
31/12/2010
31/12/2009
A. Tài sản ngắn hạn
1,044,138,570
1,363,623,874
(319,485,304)
(23.43)
89.96
91.36
(1.39)
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
99,888,172
52,516,828
47,371,344
90.20
8.61
3.52
5.09
1.Tiền
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
II. Các khoản phải thu ngắn hạn
199,111,968
197,781,376
1,330,592
0.67
17.16
13.25
3.91
1. Phải thu khách hàng
199,111,968
197,781,376
1,330,592
0.67
17.16
13.25
3.91
2. Trả trước cho người bán
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
3.Các khoản phải thu khác
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
III. Hàng tồn kho
743,594,884
1,061,369,100
(317,774,216)
(29.94)
64.07
71.11
(7.04)
1. Hàng tồn kho
743,594,884
1,061,369,100
(317,774,216)
(29.94)
64.07
71.11
(7.04)
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
IV. Tài sản ngắn hạn khác
1,543,546
51,956,100
(50,412,554)
(97.03)
0.13
3.48
(3.35)
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
0
0
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
2. Thuế GTGT được khấu trừ
1,543,546
51,956,100
(50,412,554)
(97.03)
0.13
3.48
(3.35)
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
0
0
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
5. Tài sản ngắn hạn khác
0
0
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
B. Tài sản dài hạn
116,504,760
129,036,015
(12,531,255)
(9.71)
10.04
8.64
1.39
I. Tài sản cố định
116,504,760
125,744,586
(9,239,826)
(7.35)
10.04
8.42
1.61
1. Tài sản cố định hữu hình
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
- Nguyên giá
141,653,676
125,744,586
15,909,090
12.65
12.20
8.42
3.78
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(25,148,916)
0
(25,148,916)
#DIV/0!
(2.17)
0.00
(2.17)
- Chi phí xây dựng dở dang
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
II. Tài sản dài hạn khác
0
3,291,429
(3,291,429)
(100.00)
0.00
0.22
(0.22)
Tổng cộng tài sản
1,160,643,330
1,492,659,889
(332,016,559)
(22.24)
100.00
100.00
0.00
Biểu đồ thể hiện kết cấu tài sản của công ty trong 2 năm 2009 và 2010
Nhận xét:
Qua phân tích kết cấu tài sản của công ty trong 2 năm 2009 và 2010, ta nhận thấy:
Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong kết cấu tài sản của công ty. Theo đó tài sản ngắn hạn chiếm tới 89.96% trong tổng tài sản. Trong khi đó tài sản dài hạn chỉ chiếm có 10.04%. Điều này là phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty không cần đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn vì chu kỳ hoạt động của công ty chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, công ty mua sản phẩm về rồi bán lại nên tài sản lưu động luôn chiếm tỷ trọng rất lớn.
Qua phân tích kết cấu tài sản, ta thấy so với năm 2009, trong năm 2010 chỉ có tài sản ngắn hạn tăng, đặc biệt là Tiền và các khoản tương đương tiền tăng với tỷ lệ rất cao, 90.2%. Trong khi đó tài sản dài hạn đặc biệt là tài sản cố định giảm ít. Điều này chứng minh trong năm 2010 công ty đã mở rộng mạng lưới bán hàng, cải thiện chất lượng, dùng tiền để mua thêm máy tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm, thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông nên doanh thu bán hàng công ty tăng, từ đó tài sản lưu động cũng tăng.
Phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty trong 2 năm 2009 và 2010
ĐVT : Đồng
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
761,314,625
1,070,176,511
(308,861,886)
(28.86)
65.59
71.70
(6.10)
I. Nợ ngắn hạn
761,314,625
1,070,176,511
(308,861,886)
(28.86)
65.59
71.70
(6.10)
1. Vay và nợ ngắn hạn
125,000,000
250,000,000
(125,000,000)
(50.00)
10.77
16.75
(5.98)
2. Phải trả người bán
459,017,314
820,176,511
(361,159,197)
(44.03)
39.55
54.95
(15.40)
3. Người mua trả tiền trước
177,297,311
0
177,297,311
#DIV/0!
15.28
0.00
15.28
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
2,384,318
0
2,384,318
#DIV/0!
0.21
0.00
0.21
5. Chi phí phải trả
0
0
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
5. Các khoản phải trả ngắn hạn khác
0
0
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
6. Dự phòng phải trả ngắn hạn
0
0
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
II. Nợ dài hạn
0
0
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
1. Vay dài hạn
0
0
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
B. Vốn chủ sở hữu
399,328,705
422,483,378
(23,154,673)
(5.48)
34.41
28.30
6.10
I. Vốn chủ sở hữu
399,328,705
422,483,378
(23,154,673)
(5.48)
34.41
28.30
6.10
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
500,000,000
500,000,000
0
0.00
43.08
33.50
9.58
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
(100,671,295)
(77,516,622)
(23,154,673)
29.87
(8.67)
(5.19)
(3.48)
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
Tổng cộng nguồn vốn
1,160,643,330
1,492,659,889
(332,016,559)
(22.24)
100.00
100.00
0.00
Chênh lệch Tài sản – Nguồn vốn
Biểu đồ thể hiện kết cấu nguồn vốn của công ty trong 2 năm 2009 và 2010
Nhận xét:
Qua phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty TNHH điện tử và tin học Tân Phong trong 2 năm 2009 và 2010 ta nhận thấy:
Tỷ trọng nợ phải trả cao hơn nhiều so với tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty, công ty không cần bỏ ra nhiều nguồn vốn của mình mà chỉ dựa vào việc mua bán chịu với các nhà cung cấp. Chứng tỏ công ty có khả năng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp rất tốt.
Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2010 đã có tỷ lệ tăng 6.1%. Điều này là do trong năm 2009 công ty đã đạt được một khoản lợi nhuận và trong năm 2010 công ty dùng khoản lợi nhuận này để đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình.
BIỂU 2: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Chênh lệch
Tỷ trọng
Biến động
Chỉ tiêu/năm
2010
2009
số tiền
%
31/12/2010
31/12/2009
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
3,624,417,896
1,984,045,375
1,640,372,521
82.68
100.00
100.00
0.00
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
0
0
0
#DIV/0!
0.00
0.00
0.00
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
3,624,417,896
1,984,045,375
1,640,372,521
82.68
100.00
100.00
0.00
- Giá vốn hàng bán
2,994,335,085
1,686,258,629
1,308,076,456
77.57
82.62
84.99
(2.38)
4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(1-3)
630,082,811
297,786,746
332,296,065
111.59
17.38
15.01
2.38
5. Doanh thu hoạt động tài chính
556,000,000
654,115,600
(98,115,600)
(15.00)
15.34
32.97
(17.63)
6. Chi phí tài chính
30,000,000
55,000,000
(25,000,000)
(45.45)
0.83
2.77
(1.94)
- Trong đó: Chi phí lãi vay
30,000,000
55,000,000
(25,000,000)
(45.45)
0.83
2.77
(1.94)
7. Chi phí bán hàng
450,675,223
495,176,256
(44,501,033)
(8.99)
12.43
24.96
(12.52)
8. Chi phí quản lý kinh doanh
379,815,256
245,508,940
134,306,316
54.71
10.48
12.37
(1.89)
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (4+5-6-7)
325,592,332
156,217,150
169,375,182
108.42
8.98
7.87
1.11
10. Thu nhập khác
2,115,706
101,700
2,014,006
1,980.34
0.06
0.01
0.05
11. Chi phí khác
258,500
0
258,500
#DIV/0!
0.01
0.00
0.01
12. Lợi nhuận khác
1,857,206
101,700
1,755,506
1,726.16
0.05
0.01
0.05
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
436,599,384
208,425,133
228,174,251
109.48
12.05
10.51
1.54
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp
109,149,846
52,106,283
57,043,563
109.48
3.01
2.63
0.39
15. Lợi nhuận sau thuế
327,449,538
156,318,850
171,130,688
109.48
9.03
7.88
1.16
Nhận xét:
Qua phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động của công ty TNHH điện tử và tin học Tân Phong trong 2 năm 2009 và 2010 ta nhận thấy:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty TNHH Tân Phong trong năm 2010 tăng 1.640.372.521 đồng so với năm 2009 tương ứng với tốc độ tăng là 82.68%. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán chỉ tăng 77.57%. Chính vì vậy mà lợi nhuận gộp từ bán hàng của công ty trong năm 2010 tăng tới 111.59%. Điều này là do trong năm 2010 công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để kích thích người mua, từ đó công ty đã gia tăng được lợi nhuận.
Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính giảm 15% so với năm 2009, chi phí tài chính giảm với tốc độ lớn hơn 45.45%, chi phí bán hàng giảm 8.99% . Từ đó làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 169.375.182 đồng so với năm 2009 tương ứng với tốc độ tăng là 108.42%. Bên cạnh đó, lợi nhuận khác tăng đến 1,726.16% và kết quả là lợi nhuận sau thuế tăng đến 109.48%. Điều này chứng tỏ công ty đang phát triển rất nhanh.
2.2.2.Phân tích các thông số tài chính của công ty TNHH Tân Phong
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2009
Các thông số khả năng thanh toán
1.Khả năng thanh tóan hiện thời
1.37
1.27
2.Khả năng thanh toán nhanh
0.39
0.28
Các thông số hoạt động
1. Kỳ thu tiền bình quân
19.78
35.89
2. Vòng quay khoản phải thu
18.20
10.03
3. Kỳ trả tiền bình quân
91.53
228.47
4. Vòng quay khoản phải trả
3.93
1.58
5. Thời gian giải tỏa tồn kho
89.40
226.59
6. Vòng quay hàng tồn kho
4.03
1.59
7. Vòng quay tài sản
3.12
1.33
8. Vòng quay TSCĐ
31.11
15.78
9. Vòng quay vốn luân chuyển ròng
Thông số đòn bẩy tài chính
1. Thông số nợ
0.66
0.72
2.Thông số nợ dài hạn
0.00
0.00
3. Thông số nợ / VCSH
1.90
2.53
Thông số khả năng trả lãi vay
1. Thông số khả năng trả lãi vay
15.55
4.79
2. Thông số chi trả trả nợ gốc và lãi vay
0.45
0.18
Thông số khả năng sinh lợi
1. Thông số lợi nhuận gộp biên
0.17
0.15
2. Thông số lợi nhuận ròng biên
0.09
0.08
3.Thông số suất sinh lợi trên tài sản (ROA)
0.28
0.10
4. Thông số suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
0.82
0.37
Số nhân vốn chủ
2.91
3.53
2.2.2.1.Phân tích khả năng thanh toán hiện thời:
Tỷ số thanh toán hiện thời = =1.37 (tăng 0.1 so với năm 2009).
_Tỷ số thanh khoản hiện thời lớn hơn 1 nên khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, công ty có đủ tài sản lưu động để đảm bảo trả nợ ngắn hạn.
Tỷ số thanh khoản nhanh = =0.39 (tăng 0.11 so với năm 2009).Tỷ số thanh khoản nhanh của doanh nghiệp vẫn còn ở con số thấp cho thấy do công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. è Qua tính toán các tỷ số thanh khoản ta thấy khả năng thanh khoản của công ty là ở mức trung bình khi với 1 đồng nợ có đến hơn 3 đồng tài sản. Điều này có lợi cho công ty khi với tỷ số thanh khoản này thì khả năng sinh lợi của công ty là cao hơn.
2.2.2.2.Phân tích về thông số hoạt động:
Kỳ thu tiền bình quân = = 19.78 ngày (giảm 6 ngày so với năm 2009)
Vòng thu tiền bình quân = = 360/19.78=18.2 vòng
_Vậy sau 19 ngày công ty có thể thu hồi được khoản phải thu,một năm công ty có hơn 18 vòng quay khoản phải thu.Có thể nói công ty có thể thu hồi vốn tương đối nhanh,đảm bảo cho nhu cầu vốn của công ty.
Thời gian giải tỏa tồn kho = = 89.4 ngày (giảm mạnh so với năm 2009)
Vòng quay hàng tồn kho = =4.03 vòng
_Theo tính toán ta thấy, bình quân thời gian tồn kho của công ty là 89.4 ngày chỉ có 4 vòng tồn kho.Cho thấy lượng hàng vào nhập kho công ty là tương đối lớn,giảm được chi phí mua hàng và vận chuyển,công ty có một hệ thống kho lớn,đảm bảo lưu trữ hàng số lượng nhập về của công ty.
2.2.2.3.Phân tích về thông số đòn bẩy tài chính:
Tỷ số nợ so với tổng tài sản = = 0.66 (giảm so với năm 2009).Ta thấy tỷ số nợ khoảng 66% so với tổng tài sản, công ty có thể gánh vác tổng nợ của họ ở mức khá,ngân hàng có thể cho công ty vay và có thể yên tâm về việc trả nợ của công ty.
Thông số nợ dài hạn = =0
Thông số nợ so với VCSH = =1.90 (giảm 0.63 so với năm 2009 là 2.53).Tỷ số nợ so với VCSH của công ty chứng tỏ công ty sử dụng nhiều nguồn vốn bên ngoài,không chủ động trong việc phân phối và sử dụng nguồn vốn.
_Ta thấy,công ty sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn vay để hoạt động kinh doanh của công ty, cơ cấu vốn của công ty chưa hợp lý,nhưng tỷ số nợ dài hạn của công ty là 0 trong khi nợ ngắn hạn là 66%,chứng tỏ công ty huy động được nợ ngắn hạn là chủ yếu.
2.2.2.4.Phân tích thông số khả năng trả lãi vay:
Thông số khả năng trả lãi vay = =15.55 ( tăng nhiều so với năm 2009 là 4.79)
_Thông số này thể hiện công ty hoàn toàn đủ khả năng trả được nợ cho ngân hàng vì lợi nhuận trước thuế và lãi của công ty lớn hơn 15 lần so với chi phí tiền lãi.
Thông số chi trả nợ gốc và lãi vay = 0.45(tăng 0.27 so với năm 2009)
_Thông số cho thấy công ty đủ khả năng để trả được gốc và lãi cho ngân hàng,ngân hàng có thể an toàn khi cho công ty vay.
2.2.2.5.Phân tích thông số khả năng sinh lợi:
Thông số lợi nhuận gộp biên = 0.17(tăng không nhiều so với năm 2009)Thể hiện hàm lượng lợi nhuận gộp trong doanh thu thuần là 17%,hàm lượng lợi nhuận gộp có trong doanh thu thuần không cao.
Thông số khả năng sinh lợi ròng =0.09
_Thể hiện hàm lượng lợi nhuận ròng có trong doanh thu là 9%,thể hiện khả năng sinh lợi cuả cty là tương đối thấp.
Thông số suất sinh lời trên tài sản (ROA) = 0.28
_Thông số này cho thấy, với 1 đồng tài sản của công ty thì sẽ mang lại 0.28 đồng lợi nhuận,thông số chưa cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của công ty còn thấp.
Thông số suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu(ROE) = 0.82
_Thông số này cho thấy,1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra và tích lũy được tạo ra 0.82 đồng lợi nhuận,thông số này cũng nghĩa là cty đã sử dụng tốt vốn của mình.
KẾT LUẬN: Qua tính toán các thông số tài chính ta thấy được mức độ an toàn về khả năng trả gốc và lãi của công ty là đạt yêu cầu,các thông số về tốt,mặc dù khả năng sinh lãi của công ty còn thấp nhưng công ty cũng đang trên đà gia tăng vốn lưu động đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh và gia tăng lợi nhuận.
2.3.Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2009
Đánh giá
I. Tỷ số khả năng thanh khoản
Tỷ số thanh khoản hiện thời
1.37
1.27
Khá tốt
Tỷ số thanh khoản nhanh
0.39
0.28
Khá tốt
Tỷ số quản lý nợ
Thông số nợ
0,66
0,72
Trung bình
Thông số chi trả trả nợ gốc và lãi vay
0,45
0,18
Khá Tốt
Thông số khả năng trả lãi vay
15,55
4,79
Tốt
Tỷ số hiệu quả hoạt động
Kỳ thu tiền bình quân
19,78
35,89
Tốt
Số ngày vòng quay tồn kho
4,03
1,59
Không Tốt
Vòng quay tổng tài sản
3,12
1,33
Tốt
Tỷ số khả năng sinh lợi
Lợi nhuận ròng biên
0,09
0,08
Trung bình
Lợi nhuận gộp biên
0,17
0,15
Trung bình
ROA
28%
10%
Khá
ROE
82%
37%
Tốt
Nhận xét:
Nhìn chung tình hình tài chính của công ty có sự chuyển biến tích cực hơn so với năm 2009.Cụ thể công ty đã sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả khả quan: vòng quay hàng tồn kho nhanh hơn năm 2009, kỳ thu tiền bình quân ngắn, các chỉ số về khả năng thanh khoản được cải thiện nhưng vẫn còn quá thấp. Các khoản nợ ngắn hạn của DN khá tốt, điều này cho thấy khả năng hòan trả các khỏan nợ ngắn hạn của DN bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đuợc đảm bảo. Ta có thể thấy ROA trong năm 2010 cao hơn năm 2009 , đây là dấu hiệu tốt đối với công ty, thể hiện công ty có khả năng sinh lời cao trên số tài sản được sử dụng. Vòng quay tài sản tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty hiện tại đang ở mức tốt. Đánh giá công ty kinh doanh có hiệu quả.
2.4 Tình hình quan hệ khách hàng với các TCTD:
Công ty TNHH Điện tử và Tin học Tân Phong đã cò tài khoản tiền gửi tại PGD Lê Duẩn.
Dư nợ của khách hàng và/hoặc tổng HMTD mà từng ngân hàng cấp cho khách hàng. Hiện tại, theo thông tin từ KH cung cấp, khách hàng không có dư nợ tại các Ngân hàng khác.
Theo đánh giá của các ngân hàng thì lịch sử quan hệ tín dụng của công ty với các ngân hàng là rất tốt. Công ty luôn trả đầy đủ gốc và lãi khi đáo hạn.
III.PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
1.Kế hoạch kinh doanh từ 2011:
Bổ sung vốn kinh doanh hàng máy tính, thiết bị và linh kiện điện tử viễn thông.
Căn cứ vào tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty năm 2009-2010 công ty đề ra kế hoạch kinh doanh và khả năng trả nợ của Công ty từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012 như sau:
Chỉ tiêu
Kế hoạch 2011 (VND)
1. Tổng Doanh thu :
6.000.000.000
2. Tổng chi phí
5.450.000.000
Giá vốn hàng bán
4.280.000.000
Chi phí quản lý
650.000.000
Chi phí tài chính
520.000.000
3. LN trước thuế
550.000.000
2. Đánh giá kế hoạch kinh doanh
- Đánh giá về tình hình cung cầu về sản phẩm trên thị trường:
+Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhu cầu về việc sử dụng, buôn bán, trao đổi máy tính, thiết bị điện tử viễn thông phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng không thể thiếu đối với mỗi cá nhân và tổ chức. Vì vậy dây là lĩnh vực mà trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai có nhu cầu cao và có thể nói là môi trường kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực máy móc thiết bị điện tử nên công ty luôn đứng trước sự cạnh tranh rất lớn. Vì vậy điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của doanh nghiệp.
+ Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm: Đà Nẵng là một thành phố phát triển rất nhanh, đây là một thị trường đầy tiềm năng trong lĩnh vực sửa chữa và bán máy móc thiết bị điện tử. Đặc biệt công ty còn có chính sách mua laptop trả góp đối với các cá nhân có mức thu nhập cao và các giáo viên của các trường học. Vì vậy mà sản phẩm và dịch vụ công ty rất được rất được khách hàng quan tâm và có khả năng cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh cùng ngành ngề trên thị trường Đà Nẵng.
- Thị trường đầu vào và đầu ra của công ty:
Thị trường đầu vào: Công ty là đơn vị kinh doanh các mặt hàng:linh kiện máy tính, sữa chửa, bảo hành thiết bị tin học, điện tử, thiết bị văn phòng và thiết bị viễn thông. Sản xuất, gia công phần mềm.... vì vậy đầu vào của công ty chủ yếu là các linh kiện điện tử nhập các đơn vị có thương hiệu ở nước ngoài (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapo)...........và các đơn vị trong nước : FPT Elead, VTB, CMS, Mekong Xanh.
Nhìn chung đầu vào của Công ty là những nhà cung cấp lớn có năng lực sản xuất ổn định, có uy tín và thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thị trường đầu ra: Hiện công ty đang có hệ thống khách hàng tiêu thụ ổn định trên địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh miền trung, mà khách hàng chủ yếu là các tổ chức, trường học.
Thị phần của doanh nghiệp ổn định, và nhu cầu sửa chữa và tiêu thụ máy tính, thiết bị phần mềm của thị trường ngày càng tăng, là cơ sở đảm bảo cho đơn vị đạt kế hoạch đề ra.
-Tính khả thi của phương án kinh doanh
+ Tính hợp pháp của PAKD:
Qua hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp như: nguồn gốc hàng mua hàng ( các hóa đơn mua hàng) và tính khả thi của phương án nhận thấy PAKD do khách hàng cung cấp có tính pháp lý cao.
+ Tính hợp lý/hiệu quả của PAKD:
Qua xem xét giá giá bán, giá mua và tính toán các khoản chi phí (chi phí nhân công, chi phí quản lý,chi phí lãi vay….) nhận thấy tính hiệu quả của PAKD này là cao.
+ Khả năng thực hiện PAKD:
Hiện tại nguồn khách hàng đầu ra của công ty là những cá nhân tổ chức, cá trường học trên địa bàn TP Đà Nẵng, Nên khả năng cung cấp thiết bị đầu ra tương đối lớn. Nhân viên Nguyễn Phi Khanh đánh giá khả năng thực hiện PAKD của công ty có tính khả thi cao.
3. Khả năng trả nợ của khách hàng
Sau khi tiến hành thẩm định thị trường, dự báo doanh thu và các khoản mục chi phí cũng như đánh giá tốc độ tăng trưởng của công ty trong 2 năm 2009 và 2010, và tính khả thi của phương án kinh doanh mà công ty TNHH ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC TÂN PHONG có thể đem lại lợi nhuận lớn cho công ty, xem xét năng lực điều hành của ban giám đốc, các hợp đồng đầu ra, uy tín của công ty TNHH ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC TÂN PHONG, Nhân viên Nguyễn Phi Khanh nhận thấy lãi ròng của công ty là đúng, chính xác. Vì vậy công ty hoàn toàn có thể dựa vào khả năng sinh lợi của phương án kinh doanh để trả nợ vay ngân hàng. . Công ty đảm bảo khả năng trả lãi hàng tháng và trả nợ gôc khi khoản vay đến hạn.
Nguồn trả nợ chính:
`Vậy nguồn trả nợ chính của công ty là lợi nhuận sau thuế mà công ty được đạt trong năm. Theo kế hoạch, sau khi thực hiện phương án kinh doanh trong năm 2011, công ty TNHH ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC TÂN PHONG có LNST đạt 412.500.000 đồng.
Phương thức trả nợ
- Gốc trả khi đến hạn, Lãi trả theo dư nợ thực tế
- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay (trong hạn): Lãi suất cho vay tại thời điểm giải ngân đầu tiên là: 18%/năm. Mức lãi suất này sẽ được thay đổi theo phương thức như sau:
- Lãi suất cho vay sẽ được thay đổi định kỳ 06 tháng/ 1 lần, mức điều chỉnh bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn tháng bậc thang thấp của Bên Ngân hàng đang áp dụng tại thời điểm điều chỉnh cộng (+) biên độ 2,5%/năm.
- Lãi suất quá hạn: Bằng 150% mức lãi suất trong hạn.
4. Nhu cầu vốn lưu động
Phòng KHDN xác định nhu cầu cấp hạn mức trên cơ sở xác định tổng nhu cầu vốn lưu động của khách hàng sau khi cân đối nguồn vốn tự có và các khoản chiếm dụng.
STT
Chỉ tiêu
Cách tính
Giá trị (triệu VND)
Ghi chú
1
Doanh thu
Theo KH kinh doanh
6.000
2
Kế hoạch khấu hao
545
3
Nộp Ngân sách NN
130
4
Lãi định mức
1.560
5
Nhu cầu VLD cả năm
5 = (1) – (2+3+4)
3.765
6
Số vòng quay bình quân/năm
6.5
7
Nhu cầu VLĐ
7=(5) / (6)
8
Vốn tự có
500
9
Vốn chiếm dụng + huy động
500
10
Mức dư nợ tại các Ngân hàng khác
-
11
Mức dư nợ +BL tại Ngân hàng
2.250
=> Nhu cầu vốn lưu động cho cả năm (triệu VND)
Doanh thu - (Khấu hao + Thuế & Nộp Ngân sách NN + Lãi định mức) = 3.765 triệu VND
=> Nhu cầu VLĐ = Nhu cầu VLD cho cả năm/Vòng quay VLĐ = 579 triệu VND
Xác định hạn mức vay vốn và bảo lãnh tại NH : 2.250 triệu VND (75%TSDB)
5. Thẩm định tài sản bảo đảm:
Để đảm bảo cho hạn mức tín dụng ngắn hạn và Bảo lãnh 2.250 triệu VND công ty đề nghị dùng TSĐB:
- Loại tài sản bảo đảm: Đất
- Mô tả tài sản đẩm bảo:
+ Ngôi nhà và đất tại thửa số 242 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
+ Diện tích đất : 75m2 ( rộng: 5m2 ; dài 15m2 )
+ Diện tích xây dựng : 75m2
+ Diện tích sử dụng : 318m2
+ Lợi thế giao thông thuận lợi
- Chủ sở hữu, sử dụng: Ngôi nhà và đất trên thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của Ông Đỗ Minh, Giám đốc công ty TNHH điện tử và tin học Tân Phong, hiện không có tranh chấp.
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng: Giấy chứng nhận QSĐ số AM 123456 do UBND Quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng cấp ngày 12/07/2005.
- Quan hệ của chủ sở hữu, sử dụng với Bên vay: Chủ tài sản là giám đốc công ty TNHH điện tử và tin học Tân Phong.
- Giá trị định giá: 3.083.400.000 đồng ngày định giá ngày 20/06/2011 do Nhân viên Thẩm định: Vpbank – Đà Nẵng
+ Giá theo quy định của NN: Giá đất NN :6.200.000VND/m2
Giá nhà NN: 1.050.000 VND/m2
+ Giá theo quy định của TT: Giá đất TT: 25.000.000 VND/m2
Giá nhà TT: 4.000.000 VND/m2
- Giá trị đảm bảo tối đa : 2.000.000.000 đồng
- Thủ tục nhận tài sản bảo đảm: Nhận trực tiếp từ chủ tài sản
- Phương thức quản lý tài sản bảo đảm: Bảo quản tại kho của chi nhánh Đà Nẵng.
* Đánh giá của nhân viên Nguyễn Phi Khanh về tài sản bảo đảm:
- Ngôi nhà và đất trên nằm trung tâm Thành Phố nên khả năng chuyển nhượng là rất cao
- Tài sản đảm bảo của công ty có giá trị pháp lý và có tính thanh khoản.
IV.NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét, đánh giá:
Qua thẩm định Công ty TNHH điện tử và tin học Tân Phong, nhân viên Nguyễn Phi Khanh đánh giá công ty kinh doanh có hiệu quả, phương án kinh doanh khả thi. Lãi ròng của công ty là đúng, chính xác, Công ty đủ khả năng trả lãi hàng tháng và trả nợ gốc khi khoản vay đến hạn.
2. Kiến nghị:
Trên cơ sở các thông tin đã được thẩm định nêu trên, nhân viên Nguyễn Phi Khanh đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng với các nội dung sau:
Số tiền cho vay:
2.000.000.000 đồng.
Mục đích vay vốn:
Bổ sung vốn kinh doanh hàng máy tính, thiết bị và linh kiện điện tử viễn thông.
Thời hạn cho vay:
11 tháng.
Phương thức trả nợ:
Gốc trả khi đến hạn, Lãi trả theo dư nợ thực tế
Lãi suất:
18%/năm. Áp dụng lãi suất thả nổi. Mức lãi suất này sẽ được điều chỉnh đinh kỳ 06tháng/1lần, lãi suất điều chỉnh được tính theo công thức: Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiêm VNĐ kỳ hạn 12 tháng lãi cuối kỳ bậc tháng thấp nhất của VPBank Đà Nẵng tại ngày điều chỉnh + 2,5%/năm.
Điều kiện giải ngân:
-Nhân viên Nguyễn Phi Khanh và Phòng Giao Dịch Lê Duẩn cam kết thu lãi hàng tháng và nợ gốc đầy đủ.
-Hợp đồng thuế chấp tài sản ký tại Phòng Công Chứng Nhà Nước Đà Nẵng.
-Quy trình thực hiện cho vay theo quy định của VPBank.
Phương thức giải ngân
Tiền mặt
Tài sản bảo đảm:
Bổ sung vốn kinh doanh hàng máy tính, thiết bị và linh kiện điện tử viễn thông
PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
Công ty TNHH điện tử và tin học Tân Phong là một khách hàng đã giao dịch và có mối quan hệ lâu năm với ngân hàng. Đây cũng là khách hàng có lịch sử quan hệ với các ngân hàng khác trên địa bàn rất tốt, trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn. Bên cạnh đó công ty TNHH điện tử và tin học Tân Phong là một doanh nghiệp có uy tín và hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh máy tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm, kinh doanh thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông,… trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng như trên cả nước. Ngoài ra theo những phân tích và nhận xét từ hồ sơ của khách hàng (phần trên) thì đây là một khoản vay vốn hoàn toàn đảm bảo về việc sử dụng cũng như việc hoàn trả vốn. Do đó việc ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng này vay vốn nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động cho mục đích kinh doanh là một điều cần thiết. Chính vì vậy cần phải thực hiện giải quyết nhanh gọn khoản vay này để giúp ngân hàng có thể giữ chân khách hàng cũng như tạo một mối hệ mật thiết với họ trong tương lai.
Kính trình ban lãnh đạo phê duyệt!
NV quan hệ khách hàng Trưởng phòng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO
KẾT LUẬN
Ngân hàng là tổ chức hoạt động mang tính chất lợi nhuận. Mọi hoạt động của ngân hàng đều huớng tới hiệu quả kinh tế, tìm cách phân tán và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, trước mỗi dự án đầu tư, ngân hàng đều phải thẩm định xem dự án có khả thi không, doanh nghiệp có khả năng hoàn vốn, thu lợi nhuận không, và nhất là có khả năng trả nợ, lãi cho ngân hàng không. Thẩm định dự án đầu tư là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo rằng khoản cho vay đạt được ba tiêu chí cơ bản: lợi nhuận- an toàn- lành mạnh. Công tác thẩm định dự án đầu tư đóng vai trò rất quan trọng. Nó tạo tiền đề cho các quyết định đầu tư hay cho vay chính xác và có hiệu quả. Trên thực tế, công tác thẩm định dự án tín dụng đầu tư của các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều dự án tín dụng đầu tư hoạt động không hiệu quả, ngân hàng không thu hồi được vốn đầu tư do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.Vì vậy mà việc thẩm định dự án đầu tư cần được thực hiện một cách nghiêm túc để hạn chế rủi ro khi thực hiện dự án và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L7852P T7900 TRNH TH7848M 2727882NH CHO VAY B7892 SUNG V7888N KINH DO.doc