Đề tài Lí luận về giá trị thặng dư
Trong thực tiễn, nhà nước ta đã tận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo quy luật giá trị thặng dư cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Như Nhà nước ta đã ban hành luật Doanh nghiệp, Đảng đã có nghị quyết về:” Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Nghị quyết của Đảng đã đi vào cuộc sống, Luật doanh nghiệp đã trở thành “bà đỡ” cho nền kinh tế tư nhân phát triển nhanh. Năm 1991, cả nước có 130 doanh nghiệp có đăng kì kinh doanh, đến năm 2001 là 66.780 doanh nghiệp đăng kí, đến năm 2003 đã có khoảng 120.000 doanh nghiệp đăng kí đi vào hoạt động. Riêng các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, tính đến tháng 5/2004 có 12.000 doanh nghiệp, Thành phố Hồ chí minh là 17.000 doanh nghiệp. Cần nhấn mạnh là, các doanh nghiệp trên đều được thành lập theo luật doanh nghiệp và chịu sự điều chỉnh của hàng loạt quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Cũng như ở nhiều quốc gia khác, ở Việt Nam, thương trường cũng là chiến trường, nên không ít đoanh nghiệp kiếm lời bằng mọi giá.” Pháp luật không có lỗi , chỉ có con người có lỗi”, mọi hành động kinh doanh trái pháp luật đều bị Nhà nước xử phạt nghiêm minh theo phấp luật. Đảng ta đánh giá rất cao nền kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển của đất nước. Đóng góp nổi trội nhất của nền kinh tế tư nhân thời gian qua là tạo thêm nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động trong xã hội, nhất là thanh niên tới tuổi lao động chưa có việc làm góp phần giải quyết số lao đông dôi dư. Năm 2000, có hơn 20 triệu lao động tham gia lao động sản xuất trong nền kinh tế tư nhân, chiếm 56,3% số lao động có việc làm thường xuyên trong cả nước. Kinh tế tư nhân huy động ngày càng nhiều được số vốn đầu tư trong xã hội vào sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư của kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư phát triển. Năm 2000, vốn đăng kí kinh doanh tăng rất nhanh, đạt mức gần 15 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với năm 1996. Kinh tế tư nhân góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy cạnh tranh và tăng thêm số lượng công nhân và doanh nhân Việt Nam. Có thể nói nền kinh tế tư nhân đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Việc áp dụng một cách khoa học, linh hoạt của quy luật giá trị thặng dư của Đảng ta đã tạo nên sự thúc đẩy cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
8 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lí luận về giá trị thặng dư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ”
I. PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1 Sự chuyển hoá tiền tệ thành tư bản
Tiền tệ ra đời là kết quả lâu dài và tất yếu của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá. đồng thời tìên tệ cũng là khởi điểm của tư bản. Nhưng bản thân tiền tệ không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định , khi chúng được sử dụng để bóc lột sức lao động của người khác.
Tiền được coi là tiền thông thường thì vận động theo công thức sau H-T-H (hàng - tiền – hàng) nghĩa là sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền , rồi tiền lại chuyển hoá thành hàng hoá. Còn tiền với tư cách là tư bản thì vận động theo công thức T-H-T (tiền – hàng – tiền ) tức là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngược lại thành tiền. Bất cứ biến động nào vận động theo công thức T-H-T đều chuyển hoá thành tư bản.
Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu nên hàng hoá trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau. Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn hai khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Còn mục đích lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị , hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì sự vận động trở nên vô nghĩa. Do vậy mà số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T-H-T’ trong đó T’= T + ∆T. Số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra C Mac gọi là giá trị thặng dư. Vạy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư , nên sự vận động tư bản không có giới hạn vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.
Theo quan điểm của C Mac thì trong xã hội tư bản không có bất kỳ một nhà tư bản nào chỉ đóng vai trò người bán sản phẩm mà lại không phải là người mua các yếu tố sản xuất. Nếu hàng hoá được bán thấp hơn giá trị thì số tiền mà người đó sẽ được lợi khi là người mua cũng chính là số tiền mà người đó sẽ mất đi khi là người bán. như vậy, việc sinh ra ∆T không thể là kết quả của việc mua hàng thấp hơn giá trị của nó .Như vậy, nếu người ta thay đổi những vật ngang giá thì không sinh ra giá trị thặng dư, và nếu người ta trao đổi những vật không ngang giá thì cũng không sinh ra giá trị thặng dư. Lưu thông không tạo ra giá trị mới. Nhưng nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưu thông tức là đứng ngoài lưu thông thì không thể làm cho tiền của mình lớn lên được.
2. Hàng hoá sức lao động
Sự chuyển hoá của tiền thành tư bản, không thể phát sinh từ bản thân số tiền đó. Trong việc mua bán hàng hoá tiền chỉ là phương tiện lưu thông để thực hiện giá cả hàng hoá, nên trước sau giá trị của nó vẫn không thay đổi. Sự chuyển hoá đó xẩy ra trong quá trình vận động của tư bản.Nhưng sự chuyển hoá đó không sảy ra ở giá trị trao đổi hàng hoá vì trong trao đổi người ta trao đổi nhưng vật ngang giá mà chỉ có thể ở giá trị sử dụng hàng hoá. Do đó hàng hoá đó phải là một thứ hàng hoá đặc biệt mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Thứ hàng hoá đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường.
Như vậy, sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, thể lực và trí lực mà người đó đem ra vận dụng trong quá trình tái sản xuất ra một giá sử dụng.
Không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá, mà sức lao động chỉ biến thành hàng hoá trong điều kiện lịch sử nhất định.
Cũng như những hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị hàng hoá sức lao động do thời gian lao động cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.
Giá trị hàng hoá sức lao động là giá trị của tư liệu sinh hoạt cần thiết .Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Quá trình đó là quá trình sản xuất ra hàng hoá, đồng thời là quá trình tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị hàng hoá sức lao động. Phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. Như vậy giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.
3 Bản chất giá trị thặng dư
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. để sản xuất giá trị thặng dư.
Nhà tư bản muốn sản xuất ra 1 giá trị sử dụng có một giá trị trao đổi nghĩa là một hàng hoá. Hơn nữa, nhà tư bản muốn sản xuất ra một hàng hoá có giá trị lớn hơn tổng giá trị những tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động mà tư bản đó bỏ ra để mua, nghĩa là muốn sản xuất ra một giá trị thặng dư.Vậy quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa các quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Vậy quá trình sản xuất Tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà Tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà Tư bản đã mua nên nó có 3 đặc điểm: Một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, lao động của anh ta thuộc về nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất và được nhà Tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.Hai là,sản phẩm là do lao động của người công nhân tạo ra nhưng nó không thuộc về công nhân mà thuộc về sở hữu của Tư bản.
Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà Tư bản chiếm không.
II CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp thì phương pháp chủ yếu mà các nhà tư bản thường dùng để tăng giá trị thặng dư đó là kéo dài ngày lao động của công nhân, trong điều kiện thời gian lao động là tất yếu không thay đổi.
Giả sử thời gian lao động là 8 giờ trong đó 4 giờ là thời gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư khi đó trình độ bóc lột của nhà tư bản là 100%. Giá trị ngày lao động kéo dài thêm 2 giờ trong khi thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên một cách tuyệt đối, vì thế giá trị thặng dư cũng tăng lên, trình độ bóc lột tăng lên đạt 200%(m’=200%).
Các nhà tư bản tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và phương pháp bóc lột này đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư bản. Mặt khác, sức lao động là thứ hàng hoá đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi phải có thời gian cho nhu cầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hạn thời gian lao động tất yếu , nhưng không thể vượt qua giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động.
Vì thời gian lao động quá dài , do vậy mà đã dẫn đến phong trào giai cấp vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản phải rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Chính vì vậy mà giai cấp tư sản phải chuyển sang một phương pháp bóc lột mới tinh vi hơn , đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
2 Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối
Bóc lột giá trị thặng dư tương đối được tiến hành bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết để trên cơ sở đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.
Giả sử ngày lao động 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư , trình độ bóc lột 100%.Giả thiết rằng công nhân chỉ cần 2 giờ lao động đã tạo ra được một giá trị bằng giá trị sức lao động của mình. Do đó mà tỷ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động giá trị thặng dư trong trường hợp đó cũng không thay đổi. Khi đó thời gian lao động cần thiết là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, trình độ bóc lột của nhà tư bản lúc này là 300%(m’=300%)
Như vậy để có thể giảm thời gian lao động cần thiết để từ đó gia tăng tương ứng phần thời gian lao động thặng dư thì các nhà tư bản cần tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động trong những nghành sản xuất tư liệu sinh hoạt. Đồng thời nâng cao năng suất lao động xã hội trong những nghành, những lĩnh vực sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân.
Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chiếm ưu thế, thì đến giai đoạn sau khi mà kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối đã chiếm ưu thế. Hai phương pháp trên đã được các nhà tư bản sư dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.
PHẦN III : KẾT LUẬN
Mục đích của các nhà tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất giá trị thặng dư. sản xuất giá trị thặng dư là động lực vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.C.mac viết “mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, nhân giá trị lên, làm tăng giá trị do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thặng dư”.
Để sản xuất giá trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản đã dùng mọi thủ đoạn để bóc lột công nhân làm thuê như “kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động”.
Như vậy nội dung của quy luật giá trị thặng dư là để thu được giá trị thặng dư một cách tối đa, nhà tư bản đã tăng số lượng lao động làm thuê và tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để bóc lột họ.
Trong giai đoạn hiện nay các nhà tư bản đã thực hiện cải tiến thiết bị máy móc trong sản xuất để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị hàng hoá.Đồng thời thu hút đội ngũ kỹ sư có trình độ cao mà chức năng của họ chủ yếu là đảm bảo sử dụng hiệu quả tất cả các nhân tố của sản xuất trước hết là sức lao động chính vì vậy mà tăng giá trị thặng dư.
IV/ Ý nghĩa thực tiễn của giá trị thặng dư trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Trong thực tiễn, nhà nước ta đã tận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo quy luật giá trị thặng dư cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Như Nhà nước ta đã ban hành luật Doanh nghiệp, Đảng đã có nghị quyết về:” Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Nghị quyết của Đảng đã đi vào cuộc sống, Luật doanh nghiệp đã trở thành “bà đỡ” cho nền kinh tế tư nhân phát triển nhanh. Năm 1991, cả nước có 130 doanh nghiệp có đăng kì kinh doanh, đến năm 2001 là 66.780 doanh nghiệp đăng kí, đến năm 2003 đã có khoảng 120.000 doanh nghiệp đăng kí đi vào hoạt động. Riêng các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, tính đến tháng 5/2004 có 12.000 doanh nghiệp, Thành phố Hồ chí minh là 17.000 doanh nghiệp. Cần nhấn mạnh là, các doanh nghiệp trên đều được thành lập theo luật doanh nghiệp và chịu sự điều chỉnh của hàng loạt quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Cũng như ở nhiều quốc gia khác, ở Việt Nam, thương trường cũng là chiến trường, nên không ít đoanh nghiệp kiếm lời bằng mọi giá.” Pháp luật không có lỗi , chỉ có con người có lỗi”, mọi hành động kinh doanh trái pháp luật đều bị Nhà nước xử phạt nghiêm minh theo phấp luật. Đảng ta đánh giá rất cao nền kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển của đất nước. Đóng góp nổi trội nhất của nền kinh tế tư nhân thời gian qua là tạo thêm nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động trong xã hội, nhất là thanh niên tới tuổi lao động chưa có việc làm góp phần giải quyết số lao đông dôi dư. Năm 2000, có hơn 20 triệu lao động tham gia lao động sản xuất trong nền kinh tế tư nhân, chiếm 56,3% số lao động có việc làm thường xuyên trong cả nước. Kinh tế tư nhân huy động ngày càng nhiều được số vốn đầu tư trong xã hội vào sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư của kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư phát triển. Năm 2000, vốn đăng kí kinh doanh tăng rất nhanh, đạt mức gần 15 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với năm 1996. Kinh tế tư nhân góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy cạnh tranh và tăng thêm số lượng công nhân và doanh nhân Việt Nam. Có thể nói nền kinh tế tư nhân đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Việc áp dụng một cách khoa học, linh hoạt của quy luật giá trị thặng dư của Đảng ta đã tạo nên sự thúc đẩy cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26553.doc