Đề tài Lịch sử hình thành và phát triển của vùng kinh tế Tây Ninh

MỤC LỤC I: KHÁI QUÁT CHUNG (4,028,12) 1. Vị trí lãnh thổ 2. Khu vực hành chính II . LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. Cấu trúc địa chất và địa hình Tây Ninh 2. Khí Hậu 4. Tài nguyên nước 5. Tài nguyên sinh vật 6. Tài nguyên khoáng sản IV. ĐẶC ĐIỂM NHÂN VĂN CỦA TỈNH 1. Dân cư 2. Cơ sở hạ tầng 2.1. Giao thông vận tải 2.2. Bưu chính viễn thông 2.3. Hệ thống cấp nước sinh hoạt V. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU KINH TẾ TÂY NINH 1. Nhận định chung 2. Cơ cấu kinh tế 2.1. Nông - Lâm - Ngư nghiệp 2.2. Công Nghiệp 2.3. Dịch vụ 2.4. Các tiểu vùng kinh tế 2.5. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến 2010 ở Tây Ninh 2.5.1. Quan điểm phát triển 2.5.2. Mục tiêu cụ thể VI. TRIỂN VỌNG CỦA TÂY NINH TRONG THỜI CÔNG NGHIỆP HÓA HỘI NHẬP 1. Triển vọng 2. Chính sách ưu đãi đầu tư 3. Một số dự án đầu tư TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lịch sử hình thành và phát triển của vùng kinh tế Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũ trên sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. - Mưa Đá: Xuất hiện vùng phía Bắc và Đông Bắc, phía Nam của Tây Ninh, lượng không lớn, thể tích đá rơi nhỏ và cường độ không cao, ít gây ảnh hưởng đến sản xuất Nông Nghiệp. e. Với Khí Hậu Tây Ninh như vậy: thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới, cây trồng phong phú: cây Công Nghiệp lương thực thực phẩm có giá trị cao, phát triển rừng chăn nuôi và nhiều ngày kinh tế khác. - Nhiệt độ cao đều, độ ẩm lớn làm cho cây cối Động Vật sinh trưởng và phát triển quanh năm, có thế tăng vụ gối vụ, xen canh ... Cho năng xuất cao và tăng thu hoạch trên diện tích đất hạn chế. - Mùa khô kéo dài, nhiệt độ cao thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản sản phẩm, đặc biệt trong hoàn cảnh cây Công Nghiệp chế biến của tỉnh còn hạn chế ít phát triển. - Tuy nhiên khí hậu cũng gây khó khăn: với độ ẩm cao gây ra nấm mốc sâu bệnh sinh trưởng phát triển han gỉ máy móc, gây bệnh cho người và vật nuôi trong giai đoạn giao mùa. - Mưa phân bố không đều giữa các mùa gây lũ lụt, sói mòn. Mùa khô lại hạn hán. Gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất. 3. Tài Nguyên Đất: - Theo tư liệu điều tra thổ nhưỡng của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Tây Ninh có 5 nhóm đất chính với 15 loại khác nhau. + Đất xám diện tích 338,833 ha, chiếm tỷ lệ lớn nhất, hơn 84% diện tích đất tự nhiên là tài nguyên quan trong nhất để phát triển Nông Nghiệp và trồng cây Công Nghiệp. Đất xám phân bố thuộc địa hình cao ở: Tân Châu, Trảng Bàng, Châu Thành , ở địa hình thấp phía Nam huyện Dương Minh Châu, phía Tây Băc thị xã Tây Ninh. Đặc điểm đất xám: Có thành phần cơ giới nhẹ dễ thoát nước, mức độ giữ nước và chất dinh dương kém, ở các địa hình cao dễ bị rưả trôi, sói mòn vào mùa mưa. Tuỳ thuộc vào tính chất vật lý, thành phân Hoá Học mà chia ra các loại đất xám: Đất xám điển hình, đất xám có tầng loang lổ và đất xám có tầm kết von Đá Ong, đất xám Mùn, đất xám Glây và đất xám dòng mùn Glây. Với đất xám địa hình cao thuận lợi cho phát triển cây Công Nghiệp: Cao su Mía, Tiêu; Địa hình thấp thuận lợi cho phát triển: Trồng lúa, hoa mầu, cây Công Nghiệp ngắn ngày. + Đất phèn: có diện tích 25,359 ha chiếm 6,29% phân bố chủ yếu ở ven sông Vàm Cỏ Đông và những vùng trũng thấp. Đặc điểm: Nhóm đất chua, nhiều độc tố, gây trở ngại cho sản xuất Nông Nghiệp. Đất phèn có các loại sau: Đất phèn tiềm năng, đất phèn hoạt động, đất phèn thuỷ phân. Đất phèn được sử dụng trồng lúa: từ 1 đến 2 vụ, các cây hoa mầu nhưng năng xuất còn thấp, nên cần có biện pháp thuỷ lợi làm tiêu úng rửa trôi bón vôi để khử chua, cải tạo đất. + Đất đỏ vàng: Diện tích 6,670 ha. Chiếm 1,66% phân bố ở Bắc Tân Châu, Tây Biên, Chân núi Bà Đen. Đất Đỏ Vàng có 3 loại: Đất đỏ nâu ba dan: Có đặc điểm: Thành phân cơ giới nặng, tầng đất dày, giàu chất dinh dưỡng, thuận lợi cho phát triển cây Công Nghiệp: Cao su, Cafe, Cacao trồng cây ăn quả : nhãn, táo chôm chôm, sầu riêng. Đất vàng đỏ Granit: đặc điểm: thô, chua, tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng để sử dụng trồng rừng, 1 ít trồng cây ăn quả: mãng cầu, chuối. Đất đỏ vàng trên đá phiến: có thành phần ư giới nhẹ, dễ rữa chôi, ít ý nghĩa đối với sản xuất Nông Nghiệp, nhưng để khai thác đá rải đường và trồng bạch đằn, chàm. + Đất phù xa: 3 = 1,775 ha, chiếm 0.44% tập trung quanh sông Sài Gòn thuộc: Trang Bảng, Dương Minh Châu, Châu Thành; Đặc điểm: đất giàu dinh dưỡng sử dụng trồng lúa hai vụ hoặc một vụ lúa, một vụ mầu. Có 2 loại đất phù sa: Đất phù sa có tầng loang lổ và đất phù sa Glây; + Than Bùn: có diện tích S = 1072 ha chiếm 0,26%, tập trung nhiều ở hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông thuộc Châu Thành, Nam Gò Dầu, Bến Cầu. Có đặc điểm: chua, hàm lượng hữu cơ cao, độ phân giải kém. Thuận lợi trồng lúa, rau mầu, khai thác than bùn. - Hiện trạng sử dụng đất: quỹ đất được khai thác phục vụ đời sống và sản xuất khá cao . Số đất này chiếm 91,9 % lãnh thổ của tỉnh. Hiện trạng sử dụng đất tự nhiên vào năm 2002: Các loại đất Diện Tích (nghìn ha ) % so với diện tích toàn tỉnh Đất Nông Nghiệp 287,5 70,9 Đất Lâm Nghiệp 41,5 10,3 Đất chuyên dùng 37,0 9,2 Đất thổ cư 7,2 1,8 Đất chưa sử dụng 31,2 7,8 Tổng Cộng 402,8 100.0 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TÂY NINH 2002 . - Trong cơ cấu sử dụng đất: Nông nghiệp diện tích lớn nhất, hơn 70,9%. Huyện có đất sử dụng vào việc trồng lúa, cây lương thực nhiều nhất là: Huyện Trang Bảng (39,6 nghìn ha ) rồi đến huyện Châu Thành 30,8 ngìn ha, Bến Cầu ( 25,7% nghìn ha. Đất sử dụng nhiều nhất ở huyện Tân Châu ( 13,775 ha) Tân Biên (9,2% nghìn ha ). - Việc sử dụng đất ở Tây Ninh còn phát huy thế mạnh sản xuất Nông Lâm Nghiệp, tận dụng diện tích đất chưa sử dụng và đất hoang hoá, cải tạo đưa vào sản xuất, Tiến hành: Trồng rừng, bón phân, làm tốt công tác cải tạo giống, chuyển đổi cơ câu cây trồng phù hợp, thực hiện tốt các chỉ thị của nhà nước để sử dụng đất có quy hoạch và hiệu quả. 4. Tài nguyên nước - Tây Ninh là nơi có nhiều mưa, đây là nguồn nước dồi dào để nuôi dưỡng hệ thống sông ngòi, tạo ra các dòng sông có hệ thống dòng chảy trung bình khá lớn từ 20 đến 30 l/s km2. Lượng nước trong năm của Sông Ngòi thay đổi rõ rệt. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 chiếm 85% tổng lượng cả năm, lũ lớn nhất vào tháng 9. - Sông ngòi ở Tây Ninh chủ yếu bắt nguồn từ Campuchia với tổng số chiều dài 460 km . Đây là nơi có mật độ, mạng lưới sông vào loại thấp nhất so với nhiều nơi khác, chỉ đạt 0,134 km/km2. Nhưng sông ngòi phân bố tương đối đồng đều. a. Sông rạch: Tây Ninh có 2 con sông chính: + Sông Sài Gòn: Chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam là ranh giới giữa: Tây Ninh với tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Chiều dài sông khoảng 280 km , trong đó 135 km chảy trên lãnh thổ Tây Ninh. Diện tích lưu vực khoảng 4500 km, lưu lượng nước bình quân hàng năm là 85 m3/s. Sông có hai chi lưu: suối Đôi và suối Bà Chiêm. + Sông Vàm Cỏ Đông: bắt nguồn từ vùng đồi cao khoảng 150 m, ở trên đất Campuchia chảy qua tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với nhiều con rạch lớn: Rạnh Điền Đá, rạch Tây Ninh, rach Trang Bảng... các rạch đều có độ dốc nhỏ, rộng khả năng tiêu nước hạn chế. Sông Vàm Cỏ Đông có chiều dài 202 km, có 151 km, chảy qua tỉnh Tây Ninh, diện tích lưu vực sông là 8500 km2 với lưu lượng trung bình khoảng 96 m2/s. Sông Vàm Cỏ Đông đi qua huyện Tân Bình, Châu Thành , Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Cầu, Trảng Bàng. - Hạ lưu sông Sài Gòn và Sông Vàm Cỏ Đông chụi ảnh hưởng mạnh của chế độ bản nhật triều, không đều với 2 đỉnh chiều xấp xĩ bằng nhau, hai chân chiều cách nhau tương đối lớn. Về mùa khô chế độ thuỷ chiều ảnh hưởng tới tân Gò Dầu trên sông Vàm Cỏ Đông và Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn. b. Ao, Hồ, Kênh, Mương. - Tây Ninh có diện tích ao hồ đầm lầy là: 1,184 ha chủ yếu là ao, hồ nhỏ tha cá trong các hộ gia đình, phân bố rải rác trong tỉnh. Diện tích đầm lầy 3,5 nghìn ha nằm ở vùng trung sông Vàm Cỏ Đông. - Ở thượng lưu sông Sài Gòn có hồ Dầu Tiếng được xây dựng với mục tiêu làm thuỷ lợi. Là công trình hồ thuỷ lợi lớn nhất nước ta, tích hưu ích khoảng 14,5 tỉ m3, có khả năng cấp nước tưới cho 175,000 ha đất canh tác, Hồ Dầu Tiếng còn ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường, sự phát triển ngư nghiệp và du lịch của tỉnh. - Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 1800 ha, đã sử dụng nuôi trồng 490 ha. C. Nước Ngầm: Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố riêng, chiều dài tầng ổn định chất lượng nước tốt, độ sâu trung bình 4 đến 11 m. Tổng lượng nước ngầm có thể khai thác có thể khai thác được là: 50 - 100 nghìn m3 giờ. Vào mùa khô vẫn có thể được khai thác nước ngầm bảo đảm chất lượng phụ thuộc cho sản xuất và đời sống. Như Vậy với mạng lưới sông ngòi, ao hồ đó đã cung cấp nước tưới cho sản xuất Nông Nghiệp phục vụ Công Nghiệp, Lâm Nghiệp, cuộc sông sinh hoạt của con người, lượng nước ngọt đó chống được sự xâm nhập của nước biển ; Tạo cho giao thông đườnn thuỷ thuận lợi trong tỉnh , ngoài tỉnh dễ dàng . Tuy nhiên mật độ sông ngòi thấp chưa đáp ứng được với sự phát triển Nông Lâm Công Nghiệp, GTVT, sinh hoạt con người. Cần phải bảo vệ môi trường và có biện pháp chông dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước. 5. Tài nguyên sinh vật a. Thực Vật: - Rừng của Tây Ninh, mang nhiều đặc tính sinh thái của rừng nhiệt đới miền Đông Nam Bộ với thực vật rừng đa dạng gồm nhiều chủng loại. Điển Hình là cây họ dầu: kiến kiến , xăng lẻ , 1 một số loại cây khác dáng hương, trắc cẩm lai, gỗ đỏ, mun, huynh đường ... - Các loại rừng: + Rừng thưa ít ẩm lá rộng: phân bố ở địa hình nuí thấp và đồi phía bắc vùng XaMát Lộ Giò, phía tây Châu Thành, và một phần ở phía Bắc Tống Lê Chân ( Tân Châu), lượng mưa trên 1900 mm/ năm; Diện tích rừng này 41,067 ha, cây gỗ không quá cao 15 -20 m, thân thẳng chủ yếu là họ: Dầu, hoa na, bàng, gỗ quý: gụ, sao, trắc, cây vỏ dày, cây cỏ, dây bo, bụi. + Dừng hỗn giao tre, nứa và cây gỗ: phân bố ở địa hình đồi núi có độ cao, từ 60 đến 80 m, thuộc Đông Nam Bộ huyện Tân Biên, Bắc Dương Minh Châu, có diện tích từ 2085 ha rừng này xuất hiện do ảnh hưởng của phá rừng , sau nay khi cây lớn thì tre, nứa, lò ô nhanh chóng chiếm không gian vừa giải phóng đó là xen kẽ với chúng là cây gõ nhỏ. + Trang cây bụi: phân bố rải rác ở các địa hình đồi nui thấp, hoặc trên bề mặt lượn sóng chuyển tiếp đến đồng bằng, dọc biên giới Tây Ninh, Capuchia, sườn dốc núi Bà Đen, ở trung và huyên Dương Minh Châu. + Cây cỏ thuỷ sinh: xuất hiện trên bề mặt bền trũng, đầm lầy, rải tác dọc trên thung lũng sông, Vàm Cỏ Đông phía nam huyện Châu Thành đến Bến Cầu mọc các cây cỏ thuỷ sihh như: súng, cỏ bất, cỏ nghề, cỏ mầm, bàng sậy... - Hiện trạng sử dụng rừng: Thời kỳ chiến tranh: Tây Ninh là căn cứ của trung ương cục Miền Nam nên rừng đã bị tàn phá nhiều.Thảm thực vật rừng nguyên sinh hầu như không còn, thay vào đó là thảm thực vật thư sinh. Hiện nay, rừng Tây Ninh đã bị suy giảm nhiều cả số lượng và chất lượng.Diện tích đất có rừng che phủ khoảng 10%, diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là rừng thứ sinh và trồng, theo số liệu thống kê 2002. Tổng diện tích rừng Tây Ninh là 53,3 nghìn ha. Trong đó rừng tự nhiên là 46,2 nghìn ha, rừng tổng 7,1 nghìn ha. So với năm 1993 diện tích rừng sau 10 năm đã tăng lên gần 10 nghìn ha. Đây là một cố gắng lớn nhất của tỉnh trong lĩnh vực phục hồi trồng rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ cho hai dòng sông Sài Gòn. và sông Vàm Cỏ Đông cho công trình thuỷ lợi Hồ Dầu Tiếng. b. Động vật: Tây Ninh có 12 loài thú, hàng chục loài chim, 10 loài bò sát, 1 loại lưỡng thê, 2 loài ca. Đặc biệt là " mèo núi " là động vật quý hiếm, nhưng hiện nay không còn. Trong rừng thưa ẩm, cây lá rộng có nhiều loài động vật chúng sống leo trèo: sóc, nhím, cheo... bên dưới là: bò sát, chăn gấm, hổ chúa, nai, hươu, bò rừng... Dưới đất là cả một thế giới côn trùng phong phú: kiến mối. Chim có nhiều loại độc đáo: cao cát, gà lòi, dưói ao hồ, sông suối có cả nguồn nước ngọt phong phú: loc, trê, rô, cá bông lau, cá bống, cá sấu... Hiện nay do việc săn bắt thú rừng bừa bãi và phá huỷ rừng tự nhiên.Tây Ninh không còn các loài thú lớn, và không gian cư trú động vật đang bị thu hẹp . - Địa hình Tây Ninh có nhiều động vật thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế, có giá trị, có giá tri khoa học cao, ngoài các bài gỗ quý còn có các loại dược liệu quý, là nguyên liệu để phát triển ngành kinh tế. Song hiện nay diện tích đất hoang hoá ngày càng tăng, gỗ quý hiếm, động vật quý có quy mô bị tuyệt chủng. Nên vấn đề bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ cấp bách của tỉnh Tây Ninh, cần thực hiện lệnh nhà nước, bảo vệ rừng. Thực hiện dự án 327 của nhà nước, Trồng rừng đặc sản, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh để phát huy và sử dụng đất tốt 50,738 ha đất có khả năng lăm nghiệp. 6. Tài nguyên khoáng sản Tây Ninh nghèo nàn, chủ yếu là vật liệu xây dựng và than bùn. a. Than bùn: Trữ lượng ước tính khoảng 16 triệu tấn, phân bố ở: Tứ Bình, Phước Vinh, Hoà Hồi, Thanh Hiền (Châu Thành); Tiên Thuận, Long chứ (Bến Cầu). Hiện nay đang khai thác ở Trí Bình (Châu Thành) sản lượng khoảng 75 ngàn m3/năm. Than bùn được chế biến làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vô sinh. b. Vật liệu xây dựng: - Đất xét: trữ lượng khoảng 55 triệu m3, phân bố ở Thi Bến, Bổ Túc (Tân Châu); thị xã Tây Ninh; Trí Bình, Thanh Hiền, Thành Long, (Châu Thành), Cầu Đôi (Hoà Thành), Tiên Thuận, Lợi Thuận (Bến Cầu). Đất sét dung sản xuất gạch ngói sản lượng khai thác chỉ có thể dùng chỉ để chế biến 120 triệu viên gạch, ngói các loại trên năm. Khai thác ở Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu. - Cuội, sỏi, cát: phân bố ở bổ túc, (Tân Châu), đôn thuận (Trảng Bàng), lòng sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Hiện đang khai thác ở Hiệp Tân, Ninh Sơn, Ninh Thạch, ( Hoà Thành ). - Đá vôi: ước tính khoảng 100 triệu tấn, tập trung ở khu vực phía bắc Sóc Con Tràn, Suối Ben, xã Tân Hoà, huyện Tân Châu. - Laterit (đá ong, đá đỏ). Trữ lượng khoảng 38 triệu m3, đang tìm kiếm tìm đánh giá 10 điểm mỏ, đáng chú ý là điểm: Xatarao; Suối Ngô (Tân Châu); Trại Bí (Tân Biên); Đôn Thuận, Thuận Thành. (Trảng Bàng), Tiên Thuận, (Bến Cầu); T hanh Phước (Gò Cầu) Sản lượng khai thác hàng năm 350.000 m3/năm , tập trung ở Tân Biên và Trang Bảng . - Cao Lanh: phân bố ở suối Ngô, Tân Châu, Thái Bình thuộc Châu Thành. - Đá xây dựng: phân bố ở núi Bà. c. Nước Khoáng: Ở Ninh Điền, Châu Thành, Tây Ninh trữ lượng nước khoáng nóng silic cấp (B1 + C1 + C2) là 839 m3/ ngày. khai thác phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh và ngoaì tỉnh. IV. ĐẶC ĐIỂM NHÂN VĂN CỦA TỈNH 1. Dân cư a. Dân số và động lực phát triển dân số: - So với các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Ninh là một tỉnh khá đông dân, tỉnh đứng thứ 3 sau thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai (về dân sô trong vùng). - Dân số Tây Ninh thường xuyên tăng lên: Từ 811,000 người (1990). 910,000 người (1995). 1,017,100 người (2003). Chiếm 1,25% cả nước. - Quy mô dân số phân bố theo đơn vị hành chính, các huyện thị ở vùng thấp có dân số đông ở vùng núi sát biên giới dân cư thưa hơn. Huyện ít dân nhất: Bến Cầu và thị xã Tây Ninh Dân số, mật độ của Tây Ninh năm 1999. Các huyện - thị xã Số dân Chia ra ( nghìn người ) Mật độ dân số (người/km2 Thành thị Nông thôn Cả tỉnh 965.204 124.688 840.552 240 Thị xá Tây Ninh 47.587 42.166 5.471 371 Huyện Tân Biên 75.200 11.145 64.055 88 Huyện Tân Châu 94.122 6.389 87.273 98 Huyện Dương Minh Châu 98.046 - 98.046 162 Huyện Hoà Thành 119.702 8.613 111.089 209 Huyện Châu Thành 204.142 17.160 186.982 1.112 Huyện Bến Cầu 58.141 - 58.141 249 Huyện Gò Dầu 132.501 25.542 106.926 526 Huyện Trảng Bàng 135.806 13.273 122.533 406 Tốc độ gia tăng dân số của Tây Ninh tương đối cao, tuy gần đây xu hướng giảm : 1900, mức gia tăng tự nhiên là 2,02% (tỉ xuất thô , 24,9% ; tỉ xuất từ thô 4.7% ). 1995, Giảm xuông còn 1,81% (tương ứng là 23% , và 4,9% ) 2000, còn khoảng 1,6% ( tương ứng là : 20,8% và 4,8% .) 2003, mức gia tăng chỉ còn khoảng 1,45% . - Kết quả này có được là do Tây Ninh đã tích cực thực hiện chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình và các biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân . b. Kết cấu dân số - Dân số Tây Ninh thuộc dân số trẻ , thể hiện qua tương quan giữa các nhóm tuổi và tháp dân số của tỉnh. Kết cấu dân số theo nhóm tuổi. Nhóm tuổi Năm 1989 Năm 1999 Tổng số 100,0 100,0 Dưới 15 41,98 33,43 15 - 59 52,21 58,48 Từ 60 trở lên 5,81 8,09 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI - Kết cấu dân số Tây Ninh nghiêng về phía nữ giới Năm 1999 nữ giới của tỉnh là: 491,221 người chiếm 50,89% dân số. Hầu hết các huyện thị đều có số nữ nhiều hơn nam , có 3/9 huyện thị có tỉ số ngược lại : Thị xã Tây Ninh (nam giới chiếm 50,4% ), Tân Châu ( 50,3% ), Châu Thành (50,8%). + Kết cấu dân tộc: Trên địa bàn Tây Ninh có nhiều dân tộc anh em sinh sống, chủ yếu là người Kinh Khơme và người Hoa. Người Kinh (Việt), chiếm tỉ trọng đông nhất (98,4%). Địa bàn cư trú tập trungchủ yếu ở các xã, thị trấn và tự điểm kinh tế, văn hoá của tỉnh. Người Khơme ở xen kẽ với các người kinh. Họ chủ yếu theo đạo phật dòng Tiểu thừa. Người Hoa cư trú tập trung nhiều nhất ở thì xã Tây Ninh và thị xã Gò Dầu, hoạtđộng chủ yếu là thương mại. Người chăm cư trú ở xóm chăm thị xã Tây Ninh và xã Tân Hưng - huyện Tân Châu. Lối sống của họ ít ảnh hưởng nhiều của chế độ mẫu hệ. + Kết cấu theo lao động: - Kết cấu dân số trẻ tạo cho Tây Ninh có nguồn lao động khá dồi dào, và tăng với với tốc độ nhanh. Số người trong độ tuổi lao động năm 2000 là: 468,1% nghìn người chiếm 47,7% , năm 2002 là 287 nghìn người chiếm 48,2% dân số. - Người dân trong độ tuổi lao động có bản tính cần cù, chụi khó khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật tốt, nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Hiện nay Tây Ninh có 89,92% lực lượng lao động thường xuyên chưa qua đào tạo, số lao động có trình độ đại học và cao đẳng trở lên chỉ có 2,05% thấp hơn nhiều so vơi trung bình cả nước và cả vùng Đông Nam Bộ . - Kết cấu nghề nghiệp: Khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) thu hút phần lớn lao động, chiếm tới 60,69% tổng số lao động trong các ngành kinh tế ( 2003 ). Cơ cấu nghề nghiệp của lực lượng lao động ( Đơn vị; % ) Năm Kết cấu nghề nghiệp Nông, Lâm, Ngư Nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dich vụ 1995 66.95 12.71 20.34 2000 63.27 13.14 23.59 2001 61.69 13.05 25.26 2002 61.53 13.26 25.21 2003 60.69 13.32 25.99 Nhìn vào bảng thông kê thấy rằng: trong giai đoạn từ 1995 - 2003 cơ cấu lao động theo nghề của tỉnh còn chậm. Tuy nhiên tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của Tây Ninh là 5,95%, thấp hơn mức bình quân của cả nước. c. Sự phân bố dân cư: Năm 2003 dân số Tây Ninh 1,017,100 người; chiếm 1,25% dân số toàn quốc. Dân cư Tây Ninh phân bố không đồng đều . Dân cư chủ yêu cư trú ở nông thôn: khoảng 83,6% dân số toàn tỉnh dân số thành thị chỉ có 16,4%. Mật độ dân số tập trung cao nhất, không kể thị xã Tây Ninh 1,371 người /km2, huyện Hoà Thành 1,112 người/km2 Trảng Bàng 460 người/km2, huyện Gò Dầu 526/ người/km2, Bến Cầu 249 người/km2 ở các huyện miền núi Tân Biên, Tân Châu dân cư thưa thớt chỉ có 88 và 98 người/km2. Hiện nay với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và các dự án phát triển công nghiệp, trong giai đoạn 2000-2002 tốc độ đô thị hoá của tỉnh tăng khá nhanh . Năm 2000 tỉ lệ dân thanh thị là 13,5% đến 2002 là 16,4% . d. Giáo dục, y tế: d1 Giáo dục; Công tác giáo dục của tỉnh Tây Ninh trong hơn 10 năm qua cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng trường lớp, phòng học, số giáo viên, học sinh và tỉ lệ học sinh tốt nghiệp thường xuyên tăng lên. Trong số này hệ mầm non tăng 5%, hệ trung học phổ thông gần 8%, hệ trung học cơ sở là 16%, học sinh chuyên nghiệp và học nghề là 9%, sinh viên đại học là 18%. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên vẫn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là giáo viên tiểu học ở các xã vùng sâu, vùng biên giới. Theo số liệu thống kê 2002-2003: cả tỉnh có 296 trường tiểu học, 96 trường trung học cơ sở, 28 trường trung học phổ thông, một trường kết hợp cả tiểu học và trung học cơ sở, 14 trường kết hợp cả trung học cơ sở và trung học phổ thông. Số học sinh và giáo viên không ngừng tăng lên theo sự phát triển kinh tế, xã hội của cả tỉnh. Năm 2002-2003 Tây Ninh có gần 206,1 nghìn học sinh và 8550 giáo viên phổ thông trực tiếp đứng lớp trong số đó: Bậc tiểu học có 108,659 học sinh và 4766 giáo viên, bậc trung học cơ sở có 750,066 học sinh và 3,036 giáo viên; bậc trung học phổ thông có 22,413 học sinh và 753 giáo viên. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp tiêu học đạt 99,07%, bậc trung học cơ sở 96,03% và bậc trung học phổ thông 86,11%. Về giáo dục chuyên nghiệp cả tỉnh có 1 trường cao đẳng với 97 giáo viên và 1,093 sinh viên, hai trường trung học chuyên nghiệp với 63 giáo viên và 1400 sinh viên. Nhìn chung công tác đào tạo giáo dục của cả tỉnh khá phát triển. Tuy nhiên còn một số tồn tại liên quan đến cớ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học, cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp dạy học của một số trường và một bộ phận giáo viên nhất là ở một số trường vùng sâu biên giới. d2 Y tế: Toàn tỉnh có 2 bệnh viện, 10 trung tâm y tế, 3 phòng khám khu vực, 2 nhà hộ sinh cấp huyện và 90 trạm y tế ở tất cả các xã phường. Tổng số giường bệnh là: 17,456 trong đó 1230 giường ở các trạm y tế xã, phường, 50 giường ở phòng khám khu vực, 20 giường ở trạm điều dưỡng và phục hồi chức năng. Tây Ninh đạt tỉ lệ 17,5 giường bệnh/1vạn dân. Cán bộ ngành y: Năm 2002 Tây Ninh có 476 bác sĩ, 761 y sĩ, 449 y tá và 197 nữ hộ sinh. Ngành dược có 50 dược sĩ cao cấp, 193 dược sĩ trung cấp, 168 dược tá. Số lượng y bác sĩ tăng đều hàng năm nhưng tỉ lệ y, bác sĩ so với tổng số dân số dân còn thấp, mới đạt trung bình 4,7 bác sĩ; 7,6 y sĩ;4,49 y tá; 0,5 dược sĩ cao cấp trên 1 vạn dân (2002 ). e. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo: - Ở Tây Ninh tình hinh dân tộc ổn định, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên đáng kể. Dân tộc nơi đây có truyền thống gắn bó gần gũi có mối quan hệ văn hoá mật thiết với đồng bào người kinh. - Tây Ninh có 4 tôn giáo chính: Đạo cao đài có 394,349 tín đồ, đạo phật có 102,304 tín đồ, đạo công giáo có 32,357 tín đồ, đạo hồi có 2,800 tín đồ. - Lễ hội tôn giáo diễn ra an toàn, đúng quy định. Tuy nhiên một số hệ phái tin lành bất hợp pháp như đạo '' thanh hai vô khương sư '' đã tổ chức truyền đạo phát tài liệu kinh sách trái phép, nhóm cực đoan trong đạo cao đài và cao đài hai ngoại đã tăng cường chông đối chính quyền khiếu kiện về cơ sở thờ tự đất. 2. Cơ sở hạ tầng 2.1. Giao thông vận tải Giao thông vận tải là một khâu qua trọng nhất của kết cấu hạ tầng. Tây Ninh đã bước đầu xây dựng hệ thông giao thông hoàn chỉnh. a. Hệ thống giao thông đường bộ: Tây Ninh có hệ thống giao thông đường bộ tương đối đồng đều. Toàn tỉnh có 2 tuyến quôc lộ,23 tuyến tỉnh lộ và 157 tuyến đường liên huyện. Mạng lưới của tỉnh năm 2002: Có 3062km đường giao thông. Trong đó trung ương quản lý 111,8km (chiếm 3,65%), đương do tỉnh quản lý dài 586 km chiếm 19,4% đường giao thông huyện quản lý 919,8 km chiếm 30%, đường do xã quản lý 1444km ( chiếm 47,1% ), trong 10 năm qua mạng lưới giao thông của tỉnh tăng trung bình 3,5%/năm chủ yếu là giao thông nông thôn. - Đương quôc lộ 22 nối thành phố HCM qua Tây Ninh sang Campuchia, phần qua Tây Ninh dài 28 km, điểm đầu tại suối sâu Trảng Bàng, điểm cuối tại mộc bài Bến Cầu. Đây là tuyến giao thông huyết mạch, có ý nghĩa quan trong không chỉ với Tây Ninh mà còn với cả nước trong mối liên hệ kinh tế đối ngoại, đây là đoạn đầu xa lộ xuyên Á, gọi là quốc lộ 22A. - Quốc lộ 22B: Nối quốc lộ 22A tại thị trấn Gò Dầu qua thị xã Tây Ninh đến cửa khâu Xa Mát - Tân Biên, chiều dài 77km. Đây là tuyến giao thông chiếm lược qua trọng phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. - Chất lượng đường bộ: Đường cấp phối, đường đá dăm 35%, đường nhựa 17%, còn lại đường đất. - Phương tiện vận tải đường bộ: Năm 2002 có 897 xe ôtô tải các loại, trọng tải là 5,708 tấn và 393 xe trở khách với 13,141 ghế. b. Hệ thống giao thông đường thuỷ: Toàn tỉnh có hơn 600 km đường thuỷ quan trọng nhất là tuyến trên sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. - Tuyến Vàm Cỏ Đông: Chiều dài 151km rộng 80m độ sâu trung bình 5-6m. Điểm đẩu ranh giới: Campuchia đến cuối Long An. Có một bến phà Gò Chai, một cảng Bến Kéo. Năng lực thiết kế 100,000 tấn/ năm, tiếp nhận tàu từ 200-2000 tấn neo đậu. - Tuyến sông Sài Gòn: Chiều dài 135km, rộng 70m, độ sâu 5-6m. Điểm đầu từ hồ Dầu Tiếng và kết thúc ở thị xã Lộc Hưng tỉnh Tân Biên. - Có nhiều rạch thuận lợi cho phuơng tiện có trọng lượng từ 5-10 tấn. Kênh có kênh tây dài 40km, kênh đông 30km, kênh Tân Hưng 28km rạch vịnh 25km. Thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, hành khách trong tỉnh và trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. - Phương tiện vận tải đường sông: Toàn tỉnh có 16 thuyền máy chở hàng, tổng trọng tải 195 tấn và 17 ca nô trở khách và 565 ghế. TÌNH HÌNH VẬN TẢI CỦA TÂY NINH (1995-2003) Các loại 1995 2000 2003 1. Vận tải hàng hóa : - Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn ) 1.712 3.980 6.587 - Khối lượng luân chuyển ( nghìn tấn ) 96.859 315.707 401.499 2. Vận tải hành khách : - Khối lượng (nghìn người/lượt) 8.470 7.960 11.181 - Khối lượng luân chuyển (nghìn người/lượt) 344.541 425.605 734.101 Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng cả vận tải hàng hoá và hành khách đang tăng lên rõ rệt: vận chuyển hàng hoá 1999 - 2000 tăng với tốc độ 16.3%/năm, vận chuyển hành khách 12%/năm. 2.2. Bưu chính viễn thông - Bưu chính viễn thông của tỉnh phát triển với tốc độ nhanh. Mạng viên thông đã chuyển sang hệ thống công nghệ số từ 1994. hệ thông tổng đài kỹ thuật số đáp ứng tổt nhu cầu của nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội. Năm 2002 tổng số bưu cục là 11 và dich vụ 53 đơn vị, mật độ bưu cục 3,67km/bưu cục. Tổng số máy điện thoại 41 nghìn máy, đạt tỷ lệ 4,1/100 dân, 100% số xã có máy điện thoại. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 85%. - Doanh thu bưu điện tăng nhanh đạt hơn 40 tỷ đồng năm 2000. Đây là ngành dịch vụ đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội, thu hut vốn đầu tư nứơc ngoài. 2.3. Hệ thông cấp nước sinh hoạt Toàn tỉnh có 30% số người được sử dụng nước sạch . V. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU KINH TẾ TÂY NINH 1. Nhận định chung Nền kinh tế Tây Ninh vẫn dừa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với điểm xuất phát thấp. Tuy có nhiều tiềm năng kinh tế: Cửa khẩu, du lịch để phát triển, nhưng phát triển chưa mạnh tương xứng với tiềm năng. - Tổng GDP của tỉnh năm 2003 của tỉnh là: 6,116 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 12%/năm. Tốc độ tăng trưởng khác nhau giữa các khu vực kinh tế: Khu vực 1 (Nông - Lâm - ngư nghiệp). Tăng trong 9%, khu vực 2 ( Công Nghiệp - Xây Dựng ) 22,75%, khu vực 3 ( dịch vụ ) 13%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 đạt 3,4 triệu đồng, tăng 2,65 lần so với năm 1990. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tây Ninh từ năm 1990 đến nay diễn ra khá mạnh mẽ. Khu vực 1 vẫn chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế, nhưng hiện nay có xu hướng giảm. Khu vực 2 tăng nhanh về tỷ trọng. Khu vực 3 biến đổi giao động 31 - 35%. - Cơ cấu thành phần kinh tế: Khu vực quốc doanh vẫn chiếm ưu thế. Trong nội bộ ngành Công Nghiệp phần có vốn đầu tư vốn của nước ngoài chiếm tỷ trong cao trong nhưng năm gần đây: Năm 1995: tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài 17,5% giá trị sản xuất toàn ngàng Công Nghiệp đến năm 2002 đạt 48,2%. BẢNG CƠ CÂU GDP CỦA TÂY NINH GIAI ĐOẠN 1990-2003 Năm Tổng cộng Chia ra Tỉ đồng % Khu vực I Khu vực II Khu vực III Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % 1990 412.2 100 235.5 57.2 47.8 11.6 128.9 31.2 1995 2155.1 100 117 51.8 365.8 17 672.3 31.2 2000 4043.8 100 1760.4 43.5 849.5 21 1433.9 35.5 2003 6116 100 2688.6 44 1292.4 21.1 2135 34.9 BIỂU ĐỒ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP CỦA TÂY NINH NĂM 1990 - 2003 - Mặc dù nền kinh tế Tây Ninh có chuyển biến cơ bản tốc độ tăng trưởng rõ rệt nhưng so với Đông Nam Bộ Tây Ninh vẫn là một tỉnh nghèo. Cơ cấu kinh tế: Nông - Lâm - Ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Công Nghiệp tuy tăng trưởng nhanh nhưng vân dữ vị trí khiêm tốn. Lĩnh vực chuyển biến chậm chưa phát huy hết tiềm năng. đời sống một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn. 2. Cơ cấu kinh tế 2.1. Nông - Lâm - Ngư nghiệp Ngành kinh tế này đóng góp 44% GDP và thu hút hơn 60% lao động xã hội. GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP CỦA TÂY NINH (GIÁ TRỊ SO SÁNH 1994). Năm Tiêu chí Đơn vị Tổng số Chia ra Nông nghiệp Lâm nghiệp Ngư nghiệp 1990 Giá trị sản xuất Tỉ đồng 1057.06 1002.6 46.6 8.06 cơ cấu % 100.00 94.38 4.38 0.76 1995 Giá trị sản xuất Tỉ đồng 1377.1 1319.9 48.0 9.2 cơ cấu % 100.00 95.84 3.48 0.68 2001 Giá trị sản xuất Tỉ đồng 2538.5 2388.5 115.1 34.8 cơ cấu % 100.00 94.09 4.53 1.38 TRONG Nội bộ khu vực 1: Nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao, giá trị sản xuất lâm nghiệp và ngư nghiệp có tăng nhưng chiếm tỉ trọng ít hơn. a. Nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng bâc nhất của Tây Ninh. Trong cơ cấu Nông Nghiệp có trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt giữ vai trò chủ đạo chiếm 90% giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi chiếm 10%. * Trồng trọt: Cây lúa có ý nghĩa lớn nhất. Các nhóm cây trồng sau: + Cây lương thực: Cây lúa: Diện tích lúa tăng đều qua các năm: từ 93,2 nghìn ha ( 1990 ) lên 127,3 nghìn ha ( 2001 ), tốc độ tăng trung bình 0,99%/năm. Sản lượng lúa 217 nghìn tấn năm 1990 lên 518,6 nghìn tấn ( 2001 ) tốc độ tăng trung bình đạt 6,19%. Năng suất lúa 30,5 tạ/ha/năm thấp hơn mức bình quân cả nước 42,5 tạ trên 1ha. Tây Ninh gieo trồng cả 3 vụ: Đông Xuân , vụ Hè Thu, và vụ Mùa. Vụ mùa là vụ chính. Diện tích trồng lúa tập trung nhiều nhất ở huyện: Trẩng Bàng 23% diện tích lua toàn tỉnh, Châu Thành 20%, Bến Cầu 16%. Cây màu lương thực: - Cây Mì (Sắn): Diện tích trồng mì 3,4 nghìn ha (1990) lên 25.4 nghìn ha ( 2001 ) và 35,6 nghìn ha ( năm 2003 ). Năng xuất cao 18,5 tấn/1 ha. Sản lượng 523 nghìn tấn đứng đầu vùng Đông Nam Bộ, chiếm gần 39% tổng sẩn lượng toàn vùng. Sắn Mỳ trồng phân bố ở các huyện: Tân Biên và Tân Châu, Hoà Thành, Dương Minh Châu. - Ngô: Diện tích từ 500 ha (1990) lên 7,4 nghìn ha (2001), sản lượng 24.046 tấn. Trồng nhiều ở Trảng Bàng chiếm 74% diện tích Ngô toàn tỉnh. + Cây công nghiệp: - Cây Mía: Diện tích trồng mía từ 8,1 nghìn ha năm (1990) lên 30,5 nghìn ha (2001). Nhưng đến (2003) chỉ còn 30 nghìn ha do thị trường tiêu thụ sản phẩm từ mía bị thu hẹp. Tuy nhiên Mía vẫn là cây Công Nghiệp chủ lực. Năng suất lúa bình quân so với Đông Nam Bộ đạt: 45,51 tấn/ha (2001). Sản lượng mía đạt 1,47-156 triệu tấn trên năm. Huyện trồng nhiều mía Tân Châu 13,7 nghìn ha, Tân Biên 9,2 nghìn ha. - Đậu Phộng (Cây Lạc): Diện tích từ 44,3 ha (1995) xuống còn 21,2 ha (2002). Sản lượng đậu phộng giao động 50-60 nghìn tấn. Năng suất cao 26,3 tạ/ha năm 2001 gấp rưỡi mức bình quân Đông Nam Bộ. Lạc trồng nhiều ở Trảng Bàng 13,97 ha, Gò Dầu 8,458 ha, Dương Minh Châu 8,590 ha. - Ngoài ra còn trồng cây thuốc Lá ở Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Dương Minh Châu, nhưng diện tích không lớn. + Cây Công Nghiệp lâu năm: - Cây Cao Su: Cây trồng truyền thống của Tây Ninh diện tích 30,5 nghìn ha năm (2002), tăng gấp 5,8 lần, sản lượng 22,83 nghìn tấn gấp 6,1 lần so với năm 1990. - Cây Điều: Xu thế bị giảm nhanh diện tích trồng Điều từ 7,5 nghìn ha ( 1995 ) xuống còn 4,4 nghì ha ( 2002 ), do biến động của yếu tố thị trường. + Cây ăn qủa: Cam, Xoài, Mãng Cầu... Tổng diện tích cây ăn quả hơn 5000 ha. * Chăn Nuôi: giữ vị trí thứ yếu trong Nông Nghiệp, đang từng bước tăng về tỉ trọng và tốc độ tăng trưởng. Năm 2003 giá trị sản xuất ngành đạt 289,9 tỉ đồng bằng 8,2% giá trị sản xuất Nông Nghiệp. - Đàn Trâu: Số lượng 51,9 nghìn còn (1995) giảm còn 44,6 nghìn con (2003). Trâu được nuôi nhiều ở Trảng Bàng, Châu Thành, chiếm 50,6% đàn Trâu toàn tỉnh. - Đàn Bò: (2001) có 59,7 nghìn con đến (2003) tăng lên 69,1 nghìn con. Bò nuôi nhiều ở Trảng Bàng, Dương Minh Châu hai huyên chiếm 47,2% đần Bò của tỉnh. - Đàn Lợn: xu hướng tang nhanh, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho Công Nghiệp chế biến. Lợn từ 90,8 nghìn con (1995) lên 156,3 nghìn con (2003). Lợn nuôi nhiều ở Châu Thành, Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu ( 73,6%) đàn Lợn của tỉnh. - Đàn Gia Cầm, đạt 2,9 triệu con (2001). Chăn nuôi theo hộ gia đình là phổ biến. b. Lâm Nghiệp: Năm 2001 Lâm Nghiệp chỉ đạt 115,1 tỉ đồng chiếm 4,53% giá trị sản xuất của khu vực. Năm 2000 diện tích rừng có 40,5 nghìn ha. Hoạt động khai thác gỗ và Lâm Sản chiếm tỉ trọng khá cao 78,7%. Diện tích trồng rừng mới tang nhanh, bình quân khoảng 11% ( giai đoạn 1999-2000). Do thực hiện giao đất giao rừng cho hộ gia đình. Năm 2002 số hộ gia đình được giao đất giao rừng 1548 hộ. Tăng vốn đầu tư của nhà nước để phát triển Lâm Nghiệp 10,896 triệu đồng (2000). Hiện nay rừng Tây Ninh chủ yếu là rừng thứ sinh, trữ lượng gỗ thấp. Cần Tăng cường biện pháp bảo vệ khoanh nuôi và tái sinh rừng. Thực hiện Nội dung của dự án 327: Giao đất giao rừng tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống, làm tốt công tác bảo vệ rừng, tăng cường đầu tư vốn trong nước và liên kết với nước ngoài. c. Ngư Nghiệp: Đây là ngành chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất Nông Nghiệp, chỉ có khoảng 1,38%. Tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khoang 29 nghìn ha. Hồ Dầu Tiếng đã là 27 ngìn ha, tuy chưa được khai thác hiệu quả. Giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản tăng nhanh trong thời gian gần đây: 9,1tỉ đồng (1995) đến 24,6 ( 1998) tăng gấp 2,5 lần. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (2000) đạt 2,3 nghìn tấn gấp 6,8 (1995). Tuy nhiện nghành này còn nhiều hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ chưa khai thác hết tiềm năng về nguồn nước mặt trong kinh doanh sản xuất thửy sản, công tác khuyến Ngư chưa chú trọng, vốn đầu tư hạn chế, cần phải đầu tư hơn nữa để đẩy mạnh phát triển Ngư Nghiệp ở Tây Ninh. 2.2. Công Nghiệp Ngành Công Nghiệp còn tương đối nhỏ bé trong nền kinh tế Tây Ninh chiếm 21,1% GDP (2003). a. Tình hình phát triển cơ cấu ngành: Sản xuất Công Nghiệp trong giai đoạn 1990-2003 có bước phát triển mạnh mẽ: Giá trị sản xuất Công Nghiệp tăng nhanh từ 412 tỉ đồng (1990) lên 6,116 (2003). Số cơ sở Công Nghiệp trên địa bàn của tỉnh là 6,149, trong đó là 15 doanh nghiệp nhà nước,15 cơ sở có vốn đầu tư nứơc ngoài, phần còn lại là thành phần kinh tế khác. - Cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực trong nước chiếm 51,8% giá trị sản xuất Công Nghiệp (2002). Công Nghiệp nhà nước có xu hướng tăng nhanh giai đoạn 1995-2000 sau giảm dần trong giai đoạn 2000-2003. Giá trị sản xuất tăng ít: 30% (1995) lên 31,1% (2000) rồi giảm 24.5% (2002). Khu vực có vốn đầu tư vốn nước ngoài tăng nhanh về tỉ trọng: từ 17,5% (1995) lên 44% (2000), chiếm 48,2% giá trị sản xuất Công Nghiệp trên địa bàn Tây Ninh (2003). Hoạt động Công Nghiệp đóng góp tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh:1995 công nghiệp thu hút 51,4 nghìn lao động. b. Các ngành công nghiệp chủ yếu: + Công nghiệp chế biến lượng thực thực phẩm và đồ uống có tỉ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỉ trọng ngành tăng: 54% (1995) lên 6,3%(2003).Tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 26% (1991-2000), đây là ngành mũi nhọn. Điển hình là nhà máy Bốc Bon sản xuất đường RE liên doanh với Pháp, công suất 16 nghìn tấn mía cây/ngày, cho 240 nghìn tấn đường thành sản phẩm RE/năm, còn nhà máy đường thô Tây Ninh công suất 3,5 nghìn tấn/ngày. + Công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su: Tốc độ tăng trưởng của ngành 1996-2000 đạt 26%/năm.Tỉ trọng đạt 24,6% giá trị sản xuất cây công nghiệp với hơn 400 tỉ đồng 2000. Cây công nghiệp chế biến cao su quan trọng: Công ti cao suTây Ninh công suất thiết kế 75000 tấn mủ/năm, công ti cao su Tân Biên 30/4, 1/5, 26/3, công suất từ 1,5 nghìn tấn đến 6000 tấn/ năm. + Ngành dệt:Tốc đọ tăng trưởng nhanh, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. + Công nghiệp chế biến da và sản xuất giày dép: Tốc độ tăng bình quân năm 28%(1991-2000), đến 2000 đạt 36 tỉ đồngchiếm 2,5% giá trị sản xuất của cả ngành công nghiệp. + Ngoài ra còn một số ngành khác:sản xuất kim loại, động cơ. c. Phân bố Công Nghiệp: - Khu công nghiệp lớn nhất của tỉnh là khu công nghiệp Trảng Bàng, thành lập 9/2/1999, có diện tích 700 ha nằm trên quốc lộ 22, vơí ngành chủ yếu: May, sản xuất bóng thể thao, vỏ ruột xe. - Cụm công nghiệp Trâm Vàng, diện tích 180 ha huyện Gò Dầu chế biến thức ăn gia súc, thực phẩm, may mặc, đóng giày xuất khẩu, nhựa. - Cụm công nghiệp Bến kéo: Diện tích 85 ha huyện Hoà Thành sản xuất gạch, sành xứ vệ sinh, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất. - Cum công nghiệp Trường Hoà diện tích 103,2 ha huyện Hoà Thành sản xuất công nghiệp cao công nghệ sạch công nghệ điện tử. - Cụm công nghiệp trà là: Diện tích 39,3 ha huyện Dương Minh Châu, chế biên thực phẩm rau quả. - Cụm công nghiệp Tân Bình: diện tích 98,5 ha thuộc thị xã Tây Ninh chế biến đường bột sắn. - Nhìn chung quy mô sản xuất nganh công nghiệp không lớn máy móc thiết bị lạc hậu đội ngũ công nhân kỹ thuật và quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu. Đòi hỏi cần có phương hướng phát triển: Xây dựng cơ sở công nghiệp dựa trên tài nguyên và nguyên liệu tại chỗ, bảo vệ môi trường. 2.3. Dịch vụ Đây là ngành kinh tế quan trọng, góp khoảng 1/3 GDP toàn tỉnh. a. Thương Mại: - Tỉnh có 107 chợ, bình quân 1,2 chợ trên xã, huyện Châu Thành có mật độ cao 1,7 trợ trên xã. - Tây Ninh có 2 cửa khẩu Quốc Tế: Mộc Bài và Xa Mát tạo lợi thế để hoạt động xuất - nhập khẩu. Xuất khẩu: Hang công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thuỷ sản: 1995 xuất khẩu 39,823 nghìn USD và đến 2002 là 84,991 nghìn USD. Nhập khẩu: Máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng. Năm 1995 nhập khẩu 63,475 nghìn USD đến 2002 đạt 61,593 nghìn USD. - Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng nhanh: 2002 là 84,9 triệu USD đến 2003 đạt 133,4 triệu USD cán cân xuất khẩu luôn dương. b. Du lịch: Tây Ninh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch: Nhiều danh lam thắng cảnh lễ hội, tài nguyên thiên nhiên độc đáo và hấp dẫn: - Núi Bà Đen: cách thị xã Tây Ninh 11 km về hướng Đông Bắc, độ cao 986m, nhìn từ xa núi như một chiếc nón lớn úp trên đồng bằng. Lễ hội được tổ chức tháng 1, là nơi thu hút đông khách du lịch. - Hồ Dầu Tiếng: Cách thị xã Tây Ninh 25 km là nơi du lịch nghỉ ngơi, giải trí, thể thao dưới nước. - Toà thánh Tây Ninh: nằm trên địa bàn thị xã Tây Ninh, là thạch thất của đạo cao đài, xây dựng năm 1923 khánh thành 1955 công trình kiến trúc độc đáo với vẻ uy nghi tráng lệ thu hút du khách. - Căn cư trung ương cục Miền Nam: Nằm trên hai huyện Tân Biên và Dương Minh Châu diện tích 7 vạn m2, là căn cứ đầu não của kháng chiến chống Mỹ khu di tích văn hoá hấp dẫn. - Tháp cổ Bình Thạnh, chùa Phước Lưu di tích lịch sử văn hoá. - Tây Ninh chưa phát huy được hết sức mạnh của ngành: Khách nội địa 10,870 người (1994). Bởi vậy trong nhưng năm tới tỉnh cần chú ý phát triển. 2.4. Các tiểu vùng kinh tế Tây Ninh có 3 tiểu vùng kinh tế với những tiềm năng thế mạnh riêng a. Tiểu vùng 1: Gồm 3 huyện Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu là tiểu vùng lớn nhất diện tích 241,652 ha chiếm 60% diện tích toàn tỉnh. - Thế mạnh của vùng: Phát triển cây Công Nghiệp ( Mía, Cao Su ) vùng có cửa khẩu quôc tế Xa Mát, trung ương cục miền nam, Hồ Dầu Tiếng. - Định hướng phát triển tập trung chuyên môn hoá Nông Nghiệp, phát triển cây công nghiệp chế biến: Mía, Đường, Bột Sắn, Bánh Kẹo và sản phẩm từ Cao Su, phát triển dịch vụ, khai thác thương mại cửa khẩu, phân bố lao động, cán bộ khoa học kỹ thuật hợp lý. b. Tiểu vùng 2: Gồm huyện Hoà Thành, Gò Dầu, Thị xã Tây Ninh và các xã phía Đông sông Vàm Cỏ Đông huyệnTrảng Bàng, Châu Thành. Diện tích tự nhiên 58,135 ha chiếm 14,4% diện tích toàn tỉnh, là vùng trung tâm nên dân cư đông đúc, kinh tế phát triển. Thế mạnh của vùng là công nghiệp, tiểu thr công nghiệp, nông nghiệp. - Định hướng phát triển: Xây dựng khu công nghiệp tập trung, phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp truyền thống, ưu tiên công nghiệp hiên đại, phát triển thị xã Tây Ninh tương xứng với vị trí là trung tâm Kinh Tế - Văn Hoá - Chính Trị của tỉnh liên hệ với khu vực phía nam. c. Tiểu vùng 3: Gồm huyện Bến Cầu và các xã ở phía Tây sông Vàm Cỏ của huyện Trảng Bàng, Châu Thành. Diện tích 102,955 ha chiếm 25,6% diện tích toàn tỉnh. Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều chiếm 44,5% diện tích đất chưa sử dụng của cả nước. - Định hướng phát triển: Đầu tư thuỷ lợi, đẩy mạnh công tác khuyến nông và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh Lúa, Mía, Lạc, cải tạo đất hoang hoá, bố trí cây trồng thích hợp, cải tạo giống cây trồng và chăn nuôi, phát triển kinh tế cửa khẩu Mộc Bài để phát huy dịch vụ thương mại quốc tế, khu vui chơi giải trí. 2.5. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến 2010 ở Tây Ninh 2.5.1. Quan điểm phát triển Phát huy cao độ các yếu tố nội lực và những lợi thế so sánh của tỉnh nhằm tạo ra tốc độ phát triển nhanh một cách cân đối giữa các mục tiêu, trên cơ sở thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh kinh tế trong vùng cả nước và quốc tế trong nền kinh tế mở, vận hành thê cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển kinh tế kết hợp an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. 2.5.2. Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu kinh tế: giá trị sẩn xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp năm 20003: 49,8-11,2% năm (2004), năm (2005) 3586 tỉ đồng so với các năm trước. 2010 tốc độ tăng trưởng GDP trong công nghiệp đạt 15-18%/năm, trong nông lâm ngư nghiệp đạt 6,0-7,0%/năm, dịch vụ tử 12,5-13,5%/năm. Cơ cấu GDP năm 2010: Nông lâm ngư nghiệp 28%, công nghiệp xây dựng 37%, dịch vụ 35%. GDP bình quân đầu người đạt 10 triệu đồng/người/năm. Phấn đấu tỉ lệ ngân sách đạt 16-17% GDP, tỉ lệ đầu tư 34-35% GDP, tỉ lệ tích luỹ nội bộ 22-24% GDP năm 2010. Tốc độ tăng trưởng kinh ngạch xuất nhập khẩu: Đạt 18-20%/năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 460 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu hơn 270 USD năm 2010. - Mục tiêu xã hội: Mức tăng dân số tập trung 2006-2010 đạt 1,4% trên năm, phải sử dụng lực lượng tối đa lao động vào hoạt động kinh tế, giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống 5%, không có hộ nghèo theo tiêu chuẩn chung. Dân cư đô thị đạt 30%. Giáo dục: năm 2010: 30% đi nhà trẻ 85% đi mẫu giáo, tỉ lệ học sinh lớp 1 vào trường đạt 98-100%, trường trung học cơ sở 40%, trung học phổ thông 60% nâng cấp trường cao đẳng sư phạm thành trường đại học cộng đồng quy mô 2000 sinh viên. Nâng trường trung học Nông nghiệp thành trường trung cấp kinh tế kỹ thuật quy mô 600 học sinh. Y tế: Chú trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tăng cường hệ thống phòng chữa bệnh giảm một số bệnh xã hội, lây lan và dich bệnh năm 2010 có 16 giường bệnh trên van dân. Tổng cán bộ y tế 2940 người, 90 xã có bác sĩ, y sĩ, hộ sinh, có 429 ấp có nhân viên y tế cộng đồng. - Mục tiêu cơ sở hạ tầng: Cải tạo và nâng cấp mạng lưới giao thông: Các tuyến quốc lộ tỉnh mở tuyến giao thông nông thôn, đáp ứng lưu thông hàng hoá và phát triển xã hội. - Năm 2010 số hộ sử dụng điện 200,720 hộ chiếm 85% nâng cao lực lượng cung cấp nước sạch của nhà máy nước cung cấp cho đô thị. Bình quân sử dụng 100-120 lít nước/người trên ngày năm 2005 , 2010 đạt 120-150 lít nước/người/ ngày, ở các vùng nông thôn bình quân 1000 đến 2500 người dân/1 trạm. tỷ lệ dùng nước sạch từ 90-100% dân số năm 2010. Số máy điện thoại thuê bao khoảng 68-70 nghìn máy. Bình quân 100 người có 6 máy số lượng bưu cục trong toàn tỉnh 60 bưu cục, năm 52-60 bưu điện văn hoá xã. - Mục tiêu an ninh quốc phòng giữ vững an ninh địa bàn và an toàn vung biên giới, xây dựng dân quân tự vệ và phát động quốc phòng toàn dân. Với 4 mục tiêu: kết hợp kinh tế với an ninh kinh tế, an ninh quốc phòng, an ninh xã hội, anh ninh biên giới. - Mục tiêu môi trường: bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, đô thị, dân cư đảm bảo quôc gia sanh sạch đẹp. Các dự án phải có phương án bảo vệ môi trường: Thu gom rác thải, xây dựng bãi rác ở các đô thị thị trấn 100% rác y tế được sử lý trồng rừng có độ che phủ 35%. VI. TRIỂN VỌNG CỦA TÂY NINH TRONG THỜI CÔNG NGHIỆP HÓA HỘI NHẬP 1. Triển vọng a. Công nghiệp: - Tây Ninh có điều kiện để trở thành tỉnh có nền kinh tế vững mạnh, với việc xây dựng khu công nghiệp Trảng Bảng, khu công nghiệp Trâm Vàng, các cụm công nghiệp trong khu vực kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và các cụm công nghiệp đã được quy hoạch chuẩn bị tốt các điều kiện để đón đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, đặn biệt là công nghiệp sau mía đường, bột mỳ, cao su, công nghiệp thu hút nhiều lao động như dệt may công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. - Tập trung đầu tư chiều sâu, phát triển ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, phát huy thế mạnh của ngành nghề thủ công truyền thông đẩy mạnh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn. b. Thương mại - Dịch vụ - Du lịch: - Một trong những lợi thế quan trọng của Tây Ninh là phát triển thương mại qua biên giới, trên cơ sở khai thác ưu thế của hệ thống của khẩu. Tập trung đầu tư để phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát với vai trò là trung tâm thương mại hạt nhân cùng với các cửa khẩu kinh tế khác, tạo một không gian thương mại đồng bộ hợp lý phát triển mạnh lợi thế thương mại. - Xây dựng trng tâm thương mại nội tỉnh, trong đó thị xã, Hoà Thành, Gò Dầu làm đầu mối lưu chuyển hàng hoá. - Kết hợp phát triển chặt chẽ thị trường trong nước và nước ngoài, tập trung kinh doanh sản phẩm có nhiều lợi thế so sánh, hàng hoá có chất lượng cao, hàm lượng chất xám cao. - Tây Ninh sẽ là nơi chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu cho khu vực Đông Nam Bộ. Khuyến khích đầu tư hoạt động dịch vụ như tài chính tín dụng, bưu chính vận tải và dịch vụ du lịch. - Phát triển du lịch Tây Ninh gắn liền với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa các khu bảo tồn thiên nhiên đầu tư xây dựng khu du lịch: Núi Bà Đen, Cụng Thiên Ngôn, căn cứ trung ương cục, tại những tua di lịch đa dạng phong phú hấp dân. c. Nông nghiệp: - Nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng, quyết định bước đi lên của tỉnh trong thập kỷ này. Do vậy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá thực chất là quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Nông nghệp phải thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hoá phục vụ cho công nghiệp, tiêu dùng và xuất khẩu. - Phát triển mạnh nền nông nghiệp thâm canh tạo nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến, nâng dần tỉ trọng hàng xuất khẩu có hàm lượng chế biên cao. Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bò sữa bò thịt theo hướng nạc và các loại gia súc gia cầm phát triển mô hình nưôi cá nước ngọt. Từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi vào thị trường thế giới. Hướng nền nông nghiệp phát triển toàn diện cân đối và bền vững. d. Lâm nghiệp: - Định hướng phát triên lâm nghiệp đên 2010 là bảo vệ rừng hiện có, phát triển rừng phòng hộ để bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh rừng cây bản địa, phát triển cây cao su cây ăn quả lâu năm, để đảm bảo hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. - Thông qua liên doanh, liên kết đầu tư phát triển rừng, áp dụng chính sách giao đất, giao rừng đến các tổ chức và các hộ gia đình để phát huy tối đa nguồn lực phát triên lâm nghiệp. e. Ngư nghiệp: - Phương hướng chung: Khai thác tối đa nguồn nước mặt của sông, hồ trên địa bàn tỉnh để phát triển tôm cá một cách toàn diện. - Tỉnh sẵn sàng tiếp nhận và tạo mọi điều kiện cho các dự án chuyển giao kỹ thuật nuôi trông tiên tiến, các giống giá trị thuỷ sản giá trị cao. Thực hiện tốt chính sách giao diện tích mặt nước lâu dài ổn định cho ngư dân. 2. Chính sách ưu đãi đầu tư - Ngày22/9/2006 chính phủ ban hành nghị định số 108/2006/ND-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư theo nghị định này, các nhà đầu tư có dự án đầu tư, dự án mở rộng thuộc lĩnh vực địa bàn ưu đãi đầu tư. - Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư: Địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn gồm 4 huyện: Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu. Địa bàn có điều kiện kinh tế , xã hội khó khăn gồm 4 huyện: Hoà Thành, Trảng Bàng, Gò Dầu , Dương Minh Châu. - Một số chính sách ưu đãi đầu tư ; + Thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo nghị định 164/2003/ND-C, ngày 22/12/2003 và nghị định 152/2004/ND-CP ngày 6/8/2004. + Thuế nhập khẩu: Nghị định số 108/2006/ND-CP nhà đầu tư có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định. Luật thuế xuất khâu, thuế nhập khẩu số 149/2002/ND-CP ngày 8/12/2005. + Tiền thuê đất: nhà đầu tư được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc giảm thuế sử dụng đất. 3. Một số dự án đầu tư 3.1. Dự án hệ thống cấp nước khu Thương mại - Đô thị kinh tế cửa khẩu Mộc Bài: công xuất dự kiến 20,000m3/ngày đêm. Mục tiêu: Sản xuất nước sạch. Địa điêm cửa khẩu Mộc Bài - Xã Thạch An - Bến Cầu - Tây Ninh. Vốn đầu tư 30 triệu USD. Hình thức đầu tư: BOT,BT hoặc hình thức đầu tư khác. Địa chỉ liên hê: Ban quản lý khu kinh tế khu cửa khẩu Mộc Bài. 3.2. Dự án khu du lịch Núi Bà: Mục tiêu xây dựng và nâng cấp khu du lịch Núi Bà, đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm du lịch: như đá điêu khắc. Địa điểm tại thị xã Tây Ninh - Tỉnh Tây Ninh. Hình thức đầu tư: trong nước, liên doanh hoặc cổ phần. 3.3. Dự án đầu tư xây dựng khu du lich Ma Thiên Lãnh: Mục tiêu: Xây dựng hạ tầng khu du lịch gồm du lịch sinh tháik, nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, thể thao du lịch công đồng. địa điểm tại thị xã Tây Ninh. Diện tích đất 96ha. Vốn đầu tư 215,.56 tỉ đồng. Hình thức đầu tư: BOT, trong nước liên doanh hoặc cổ phần. 3.4. Hệ thông cáp treo giai đoạn II núi Bà Đen: Mục tiêu: Tạo sản phẩm du lich mới. Địa điểm khu di tích lịch sử văn hoá Núi Bà Tây Ninh. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc cổ phần. Quy mô dự kiến: Chiều dài tuyến cáp khoảng 1600m, công suất vận chuyển 700người/giờ. Đối tác Việt Nam: Công ty du lich Tây Ninh. 3.5. Dự án phát triển du lịch Hồ Dầu Tiếng: Mục tiêu phát triển tiềm năng khai thác du lịch của hồ. Địa điểm Hồ Dầu Tiếng - Phước Minh - Dương Minh Châu - Tây Ninh. Vốn đầu tư 20 triệu USD. Hình thức đầu tư : Trong nước, nước ngoài, hình thức khác. 3.6. Dự án phát triển tuyến du lịch sinh thái: Mục tiêu: Xây dựng và phát triển các tuyến du lịch về khu căn cứ cách mạng, vườn quốc gia Lò Gò , Xa Mát. Vốn đầu tư 10 triệu USD. Hình thức đầu tư trong nước và nước ngoài. Địa điêm khu vực núi Bà Đen, Ma Thiên Lãnh, Hồ Dầu Tiếng. 3.7. Dự án đầu tư khu đô thị - Cửa khâu Xa Mát. Mục tiêu: Xây dưng khu đô thị kinh tế Xa Mát. Địa điểm xã Tân Lập -Tân Biên - Tây Ninh. Quy mô dự kiến 2010 là 445,6ha . Hình thức đầu tư: Trong nước và nước ngoài. - Ngoài ra còn rất nhiều dự án khác quy mô vừa và nhỏ: dự án chế biến sản phẩm đường, bột mỳ, bánh kẹo; sản xuất săm lốp ô tôm, máy kéo; dự án trường học, bệnh viện, nhà hoả táng, chợ đương bên giới... Như vậy, Tây Ninh trong quá trình công nghiệp hoá và hội nhập đã và đang đẩy mạnh phát triển trên tât cả các mặt kinh tế - chính trị - văn hoá - du lịch,thu hút được vốn đầu tư trong nước và nước ngoài từng bước đưa nền kinh tế đi lên vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam - Lê Thông. Non nươc Việt Nam - Tổng cục du lịch Việt Nam. Miền Đông Nam Bộ con người và văn hoá - Phan Xuân Biên. NXBDHQG- TPHCM. Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi: NXB TK HN 2003. Lịch sử địa lý Tây Ninh: Giảng dạy trong trường phổ thông từ lớp 6 - 12. Nguyễn Ngọc Dũng. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclsu07-webtailieu.net.doc