Đề tài Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng trong việc tham gia chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở

Có thể nói, đời sống tinh thần của công nhân viên chức – lao động được đảm bảo và nâng cao thì ở đó Công đoàn mới hoàn thành nhiệm vụ.Vì vậy, qua thực tiễn ở quận Hai Bà Trưng cho thấy những năm qua Liên đoàn lao động quận hoàn thành rất tốt nhiệm vụ này, chỉ đạo tốt Ban trị sự hai cụm văn hoá thể thao Minh Khai và Bạch Đằng . Thường xuyên có sơ kết, tổng kết đánh giá mạnh yếu để chỉ đạo kịp thời các phong trào ở cơ sở Tuy nhiên để hoạt động vững mang lại hiệu quả cao Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng cần phải kiện toàn, củng cố tổ chức, bố trí cán bộ và đào tạo lại cán bộ cho việc hoạt động công tác văn hoá quần chúng ở các cơ sở để đáp ứng được nhu cầu xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trong tình hình mới hiện nay.

doc82 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng trong việc tham gia chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm qua. Vì thế, hoạt động phong trào thể dục thể thao luôn được sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo các đơn vị cơ sở, quận uỷ, Uỷ ban nhân dân, Liên đoàn lao động quận và trung tâm thể dục thể thao quận Hai Bà Trưng. Hàng năm, quận đều phối hợp với trung tâm thể dục thể thao tổ chức các giải từ cơ sở đến quận và tham gia với thành phố như : giải bóng chuyền tổ chức vào tháng 4, giải bóng bàn khai xuân nhân dịp năm mới, giải cầu lông tổ chức vào tháng 6, giải bóng đá mi ni tổ chức vào tháng 9 – 10 và giải chạy báo Hà Nội mới vào tháng 12. Các hoạt động này đều được sự hưởng ứng của đông đảo các cơ sở có đến 80% - 90% số đơn vị cơ sở tham gia phong trào. Thông thường đại hội thể dục thể thao luôn được tổ chức vào các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn như ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, ngày quốc tế lao động 1/5, ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5, ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 và ngày Quốc khánh 2/9. Những hình thức này thường được đông đảo đơn vị tham gia nhất và nó thường diễn ra trong vòng 1 tháng. Bởi lẽ, đây là hoạt động có ý nghĩa lớn vì đã tạo ra bầu không khí sôi nổi, nhiệt tình giữa các cụm, các đơn vị thành viên và qua hội thi tuyển chọn được những vận động viên xuất sắc nhất đi thi đấu. Nội dung chủ yếu thi đấu tại đại hội thường gồm các môn chính sau: bóng chuyền, bóng bàn , cầu lông và chiến sỹ công nhân khoẻ v.v Thông qua các giải đấu đã khuyến khích, thúc đẩy các cơ sở duy trì phong trào quần chúng và quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng cho phong trào. Điều quan trọng là sau hoạt động này tinh thần của công nhân viên chức – lao động được phấn khởi hơn. Qua đó, hoạt động thể dục thể thao ở quận Hai Bà Trưng đã thực sự thu hút được sự tham gia chú ý của mọi công nhân lao động ở mọi lứa tuổi, mọi đơn vị ở những bộ phận làm việc khác nhau. Bảng 8: Hoạt động thể dục thể thao ở 28 công ty tiêu biểu TT Nội dung các môn thi đấu Tổng số lần tham gia Cấp độ tham gia Cơ sở Cụm Quận Thành phố 1. Chiến sỹ công nhân khoẻ 56 36 12 8 2. Bóng bàn 58 44 6 4 4 3. Bóng chuyền 18 16 2 4. Kéo co 24 15 9 5. Bóng đá 16 15 1 6. Bơi lội 8 4 4 7. Cầu lông 24 12 12 8. Quần vợt 2 2 9. Giải chạy báo Hà Nội mới 28 24 4 Qua việc khảo sát thực tế ở các đơn vị cho thấy hầu hết các cơ sở đều tích cực tham gia hoạt động thể dục thể thao. Tiêu biểu là đơn vị dẫn đầu quận Hai Bà Trưng về hoạt động thể dục thể thao trong năm qua là công ty Dệt may Hà Nội với nhiều đội tuyển như : 1 đội bóng đá của công ty gồm 20 vận động viên, 8 đội bóng đá mi ni mỗi đội có 11 vận động viên, 2 đội tuyển bóng bàn nam và nữ với 12 vận động viên, 1 đội bơi lội với 5 vận động viên, 1 đội điền kinh với 8 vận động viên, 1 đội kéo co với 12 vận động viên, 2 đội bóng chuyền nam và nữ với 16 vận động viên và 1 đội tuyển hội thao quân sự có 8 vận động viên. Hiện nay, công ty Dệt may Hà Nội đã xây dựng được nhà tập luyện, đầu tư kinh phí cho việc mua thêm nhiều dụng cụ như bóng bàn, lưới, vợt v.v và chuẩn bị quần áo cho các vận động viên khi tham gia thi đấu. Hàng năm có khoảng 50 triệu đồng dành cho các hoạt động thể dục thể thao này. Ngoài ra ở các đơn vị trong quận đã có thêm nhiều sân chơi bổ ích phục vụ cho mọi công nhân viên chức – lao động sau giờ làm việc. ở một số nơi có địa điểm thuận lợi, sân rộng còn xây thêm sân Tennis và các hoạt động thể thao khác. Tuy nhiên ở những khu vực do gặp nhiều khó khăn về đầu tư trang thiết bị hoặc là trong sản xuất kinh doanh đã chưa quan tâm và chú trọng đến nhiều hoạt động này. Qua thực tế cho thấy, có 30% số cơ sở do kinh phí hạn hẹp, cơ sở vật chất xuống cấp nên hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao chưa được duy trì liên tục. Còn với những đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì dưới sự chỉ đạo của cán bộ và Ban chấp hành ở nơi đó hoạt động tích cực hơn, luôn chú trọng đến phong trào hầu hết các hoạt động thể dục thể thao ở đó rất mạnh và diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là các đơn vị công ty bánh kẹo Hải Châu, công ty Dệt may Hà Nội, công ty xe buýt Hà Nội, công ty Dệt 8/3. Có được những hoạt động trên là do các cấp lãnh đạo trong quận luôn quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị và rèn luyện sức khoẻ trong công nhân viên chức – lao động. Đặc biệt, hàng năm Liên đoàn lao động quận luôn nắm các kế hoạch hướng dẫn chỉ đạo Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực thuộc lên kế hoạch cụ thể, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cho công nhân lao động ngay tại cơ sở mình. Có thể coi đây là nhiệm vụ quan trọng có tác dụng động viên , thúc đẩy tinh thần cho người lao động trong việc phát triển sản xuất, rèn luyện thể lực, trí lực. Do vậy tạo được không khí vui tươi phấn khởi trong đơn vị, mọi người tham gia với tinh thần tự nguyện và có trách nhiệm cao. 3.2.4 Hoạt động từ thiện, tình nghĩa Đây là hoạt động nhằm phát huy mọi khả năng hoạt động của con người trong xã hội đặc biệt là đối với công nhân viên chức – lao động qua việc chăm lo các đối tượng xã hội, những người có công với cách mạng, những người gặp hoàn cảnh khó khăn và bất hạnh trong cuộc sống hàng ngày. Hơn thế, đây còn là nội dung truyền thống tốt đẹp của người Việt nam nó thể hiện tinh thần “ lá lành đùm lá rách ”, thương người như thể thương thân. Những hoạt động từ thiện, nhân đạo, tình nghĩa này ngày càng được phát triển và nó trở thành một phong trào rộng lớn trong cả nước nói chung và ở các cơ sở trên địa bàn Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng nói riêng. Cụ thể, hoạt động này đã tăng cường sự đoàn kết, tương thân tương ái giữa đoàn viên Công đoàn và người lao động thêm gắn bó với tổ chức Công đoàn và nâng cao vị trí, chức năng của tổ chức Công đoàn trong xã hội. Trong những năm qua, Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng đã tập trung vận động công nhân viên chức – lao động và các đơn vị xây dựng Quỹ trợ cấp khó khăn đặc biệt được 122 triệu đồng, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng 15 nhà tình nghĩa, phụng dưỡng 34 bà mẹ Việt Nam anh hùng, tặng 200 sổ tiết kiệm, hỗ trợ công nhân viên chức nghèo, đỡ đầu chăm sóc thường xuyên 65 cháu khó khăn, ủng hộ vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai lũ lụt trên 2 tỷ đồng. Hỗ trợ vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm và vay vốn các dự án từ quỹ hỗ trợ nữ công nhân viên chức – lao động góp phần quan trọng vào việc xoá đói giảm nghèo trong công nhân viên chức – lao động. Bảng 9 Các hoạt động từ thiện – tình nghĩa của Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng TT Năm Trợ cấp khó khăn Đỡ đầu các cháu ủng hộ các hoạt động xã hội khác XD nhà tình nghĩa Số người Số tiền Số cháu Số tiền 1. 1998 104 19.800.000 106 19.200.000 135.000.000 2. 1999 657 106.150.000 64 16.800.000 559.753.000 1 nhà 3. 2000 362 72.400.000 70 33.000.000 545.904.000 8 nhà 4. 2001 258 64.600.000 82 35.800.000 439.162.000 1 nhà 5. 2002 973 253.000.000 120 253.000.000 420.097.000 5 nhà Trong năm 2002, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết các đơn vị cơ sở đều quan tâm tới hoạt động từ thiện, tình nghĩa. Liên đoàn lao động quận đã cùng với Công đoàn cơ sở tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, trợ cấp cho công nhân viên chức lao động khi gặp khó khăn. Quỹ trợ cấp đặc biệt khó khăn có số dư trên 300.000.000 đồng, trong năm đã trợ cấp cho 973 lượt người với tổng số tiền là 253.000.000 đồng. Liên đoàn lao động quận phối hợp với Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, chăm sóc 64 cháu có hoàn cảnh khó khăn, 56 cháu bị nhiễm chất độc màu da cam và bị tật nguyền với tổng số tiền 60.000.000 đồng. Tiếp tục vận động xây dựng quỹ : “vì người nghèo ” được 69.924.000 đồng, quỹ đền ơn đáp nghĩa nhân kỷ niệm 55 năm ngày thương binh liệt sỹ được 175.749.000 đồng, ủng hộ các tỉnh miền Trung bị lũ lụt được 174.424.000 đồng. Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng được giao nhiệm vụ xây dựng 2 nhà tình nghĩa nhưng thực tế đã vượt xa các chỉ tiêu và đã xây dựng được 5 nhà tình nghía, tặng 30 sổ tiết kiệm nhân dịp ngày thương binh liệt sỹ 27/7. Công nhân lao động trong quận đóng góp được 380.000.000 đồng cho quỹ trợ giúp trẻ em. Ngoài ra, Liên đoàn lao động quận còn tổ chức thăm hỏi bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng , gia đình công nhân lao động nghèo, gia đình chính sách, viếng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn. Liên đoàn lao động quận còn phối hợp với Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội tạo điều kiện cho 2 đơn vị người tàn tật là xí nghiệp 202, xí nghiệp cao su 27/7, vay vốn cho 3 dự án với tổng số tiền 34.000.000 đồng cho 17 lao động. Bên cạnh đó, Liên đoàn lao động quận đã kết hợp với các Công đoàn cơ sở động viên công nhân viên chức – lao động tham gia các buổi biểu diễn từ thiện, mua các sản phẩm của hội người mù với tổng số tiền 100.000.000 đồng. Năm 2003, Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng với 219 Công đoàn cơ sở là nguồn lực đóng góp và ủng hộ cho các hoạt động từ thiện tình nghĩa đã có những hoạt động cụ thể và tích cực. Đến nay đã có 18 Công đoàn cơ sở nhận nuôi dưỡng các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền trên 33.000.000 đồng, 44 đơn vị tham gia quỹ “ vì người nghèo ” với tổng số tiền 21.000.000 đồng, 19 Công đoàn cơ sở ủng hộ cho quỹ “ trọ cấp khó khăn đặc biệt ” là hơn 20.000.000 đồng. Cùng với việc quan tâm đến đối tượng là công nhân viên chức – lao động và con em họ, Liên đoàn lao động quận còn cùng với 18 cơ quan, doanh nghiệp nhận đỡ đầu, trợ cấp thường xuyên cho 120 cháu mồ côi, nghèo khó đang sinh sống trên địa bàn quận, trợ cấp cho 30 công nhân có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, 40 cháu là con em công nhân viên chức – lao động đang bị nhiễm chất độc hoá học Diôxin và 66 cháu là con em nhân dân lao động hiện đang sống trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Đặc biệt trong những tháng đầu năm 2004, Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng còn vận động công nhân viên chức – lao động đóng góp ủng hộ tu tạo Đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh với tổng số tiền là 20.201.000 đồng, xây dựng quỹ bảo trợ trẻ em 54.725.000 đồng, huớng dẫn cơ sở vay vốn quốc gia giải quyết việc làm và vay vốn từ quỹ hỗ trợ nữ công nhân lao động nghèo phát triển kinh tế đã có 8 dự án với tổng số tiền là 580.000.000 đồng, giải quyết việc làm cho 178 lao động. 3.2.5 Hoạt động xây dựng nếp sống mới, xây dựng gia đình văn hoá trong toàn quận. Việc xây dựng nếp sống mới, xây dựng gia đình văn hoá là một nội dung quan trọng và chủ yếu của hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Dưới sự chỉ đạo của Ban thường vụ, Ban chấp hành Liên đoàn lao động quận, Ban tuyên giáo đã phân loại đối tượng nhằm giáo dục, vận động, thuyết phục xây dựng người lao động mới. Đó là những người có ý thức tổ chức, có trình độ năng lực, có nếp sống văn minh và có ý thức làm chủ cao, có lối sống lành mạnh văn hoá. Do đó, vấn đề xây dựng nếp sống mới cho công nhân viên chức – lao động trong quận và đặc biệt là lực lượng những công nhân trẻ hiện nay là việc làm rất cần thiết và quan trọng. Vì vậy, trong 5 năm qua Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng đã tổ chức học tập 3 bài chính trị cho gần 9.000 lượt người nhằm nâng cao nhận thức cho công nhân viên chức – lao động, cùng với chính quyền tổ chức cho công nhân viên chức – lao động được học tập nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể trong năm 2002, Liên đoàn lao động quận tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan chỉ đạo chương trình 07 và có gần 564 công nhân viên chức – lao động trẻ được học tập bồi dưỡng chính trị trong đó có 238 là công nhân lao động trẻ ngoài quốc doanh. Năm 2003 , hướng về Đại hội IX Công đoàn Việt Nam thực hiện kế hoạch của Quận uỷ và Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội về việc tổ chức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, tham gia cuộc thi tuyên truyền viên, báo cáo viên về tư tưởng Hồ Chí Minh và Công đoàn. Cho đến nay 100% các Công đoàn cơ sở là cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước đã tổ chức học tập 10 chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó có 34 đơn vị tổ chức thi báo cáo viên tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động quận đã chọn 1 đồng chí tham gia dự thi cấp thành phố. Dựa vào các nội dung trên, ban thường vụ Liên đoàn lao độngquận đã tổ chức triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng “ Nếp sống văn hoá công nghiệp ” trong công nhân viên chức – lao động trên địa bàn quận. Có đến 100% Công đoàn cơ sở triển khai thực hiện qua đó chọn 01 đơn vị làm điểm chỉ đạo. Kết quả có 182/209 đơn vị xây dựng chương trình thực hiện, có 13.940 cá nhân đăng ký. Liên đoàn lao động quận đã phối hợp với ban chỉ đạo cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ”, Quận tổ chức khảo sát kiểm tra đánh giá kết quả. Tiếp theo, Liên đoàn lao động quận còn chỉ đạo cơ sở tổng kết và tổ chức toạ đàm để đánh giá kết quả thực hiện trong năm tới. Căn cứ vào tình hình đặc điểm trên của từng đơn vị, khu vực mà Công đoàn cơ sở đã lựa chọn các hình thức tuyên truyền như phát thanh, sử dụng panô áp phích, tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm sinh hoạt từ tổ Công đoàn. Đặc biệt ở một số đơn vị cơ sở đã đưa nội dung tuyên truyền vào các hoạt động văn hoá như tự mình xây dựng các tiểu phẩm sân khấu, tiểu phẩm hài kịch v.v Những nét đẹp văn hoá tinh thần đó không những được công nhân viên chức – lao động thể hiện trong lao động sản xuất mà nó còn được thể hiện ở cuộc sống đời thường đó là ý thức, sự giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan môi trường thiên nhiên, an toàn vệ sinh lao động và xây dựng gia đình văn hoá trong toàn quận Hai Bà Trưng. Vì thế mà cuộc vận động “ xây dựng nếp sống văn hoá công nghiệp ” đang là động lực thúc đẩy các phong trào thi đua nhằm thực hiện được các mục tiêu kinh tế – xã hội của các đơn vị trong năm 2004 và những năm kế tiếp theo. Hoạt động xây dựng gia đình văn hoá là một nội dung thiết thực và có ý nghĩa đòi hỏi chúng ta phải tiến hành hoạt động thường xuyên, liên tục. Do vậy, muốn xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đạt hiệu quả trước tiên ta phải chú trọng đến việc xây dựng gia đình văn hoá. Trong năm qua, Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng đã phối hợp với chính quyền địa phương và Uỷ ban mặt trận Tổ quốc phát động các hộ gia đình đăng ký thực hiện gia đình văn hoá. Qua tổng kết đánh giá, hàng năm có 80% - 85% các gia đình đạt tiêu chuẩn là gia đình văn hoá mới. Ngoài ra, Liên đoàn lao động quận còn tổ chức hội nghị biểu dương “ mẹ lao động giỏi – con học sinh giỏi ”có 285 cặp mẹ con đạt tiêu chuẩn cơ sở và biểu dương 75 cặp “ mẹ lao động giỏi – con học sinh giỏi ” cấp quận. Hơn nữa, quận Hai Bà Trưng còn phối hợp với Uỷ ban dân số, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em tổ chức tổng kết công tác hoạt động dân sô hàng năm. Có đến 9 cá nhân được tặng Huân chương vì sự nghiệp dân số, 19 đơn vị xuất sắc được khen thưởng. Hàng năm, quận chỉ đạo các cơ sở đưa gia đình văn hoá với tiêu chí dùng để xét thưởng các danh hiệu lao động giỏi, chiến sỹ thi đua. ở nhiều Công đoàn đã áp dụng chế độ thưởng cho con em công nhân viên chức – lao động là học sinh giỏi hàng năm hoặc thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng v.v và còn động viên các hộ gia đình nên thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, có 21/26 khu tập thể đã ký cam kết là không có người mắc vào những tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, rượu chè v.v Hưởng ứng phong trào “ xanh sạch đẹp ”, xây dựng tuyến phố văn minh thương nghiệp chào mừng kỷ niệm 51 năm ngày giải phóng thủ đô vào mỗi sáng thứ 7, chủ nhật hàng tuần vận động các hộ gia đình tham gia tổng vệ sinh giữ gìn tuyến phố, đường phố , an ninh trật tự và tham gia các hoạt động văn hoá thể dục thể thao khác do địa phương phát động. 3.2.6 Hoạt động văn nghệ quần chúng Được sự quan tâm của Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân, Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng và đặc biệt là sự hỗ trợ đắc lực của các phòng ban liên quan trong Quận đặc biệt là có sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo, ban giám đốc các đơn vị cơ sở trong quận. Những năm qua, hoạt động văn hoá văn nghệ được Liên đoàn lao động Quận duy trí khá đều đặn, nhiều cơ sở đã khôi phục lại phong trào sau những năm có khó khăn về thay đổi cơ chế quản lý kinh tế. Thông qua nhiều hình thức tổ chức lồng ghép các chương trình để tổ chức các hoạt động văn nghệ tại cơ sở như đưa phần thi năng khiếu văn nghệ vào các kỳ thi tìm hiểu pháp luật, thi cán bộ Công đoàn giỏi, thi mẹ giỏi con ngoan . Nhiều cơ sở đã đầu tư chiều sâu cho hoạt động như : tổ chức các lớp dạy đàn, thanh nhạc, mua sắm dụng cụ, xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức hội diễn văn nghệ cấp cơ sở theo định kỳ hàng năm. Qua đó, đã phát hiện được những tài năng mới trên các loại hình sân khấu nghệ thuật, bồi dưỡng phát triển làm nòng cốt cho phong trào cấp cơ sở và cấp quận, làm phong phú thêm cho các hội diễn. Bên cạnh việc tổ chức phong trào tại cơ sở, hàng năm Liên đoàn lao động quận tổ chức các hội thi cụm văn hoá thể thao, hội diễn cấp quận thu hút đông đảo công nhân viên chức và lao động tham gia. Chương trình tham gia hội diễn hàng năm của các đội văn nghệ trung bình chiếm 25 – 30% là các tiết mục tự biên, tự diễn. Hầu hết các cơ sở đều tự xây dựng cho mình một đội văn nghệ hoặc nhóm ca khúc tham gia các hội diễn, trong đó có cả các đồng chí cán bộ lãnh đạo đến công nhân trực tiếp sản xuất cùng tham gia. Những hoạt động văn hoá văn nghệ này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân viên chức – lao động, thiết thực giáo dục tình cảm, đạo đức cách mạng qua các bài hát, bài thơ, điệu múa, vở kịch tự biên tự diễn của mình. Những sáng tác này đã phản ánh trung thực cuộc sống, tâm tư tình cảm cũng như nguyện vọng thiết tha của công nhân viên chức – lao động là được cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng đơn vị, công ty với việc làm cụ thể là lao động hăng say, đạt năng suất chất lượng, hiệu quả cao. Đó cũng chính là những tình cảm cao quý nhất của người lao động đối với đơn vị thân yêu của họ, bởi “ quần chúng không chỉ biết hưởng thụ mà còn là người sáng tạo ra các giá trị văn hoá”. Một thành công nữa của phong trào là qua các hội thi, hội diễn, các đội văn nghệ cơ sở đã thực sự là nòng cốt cho phong trào và qua đó đã tuyển chọn được đội văn nghệ của cơ sở, của các cụm tham gia hội thi cấp quận và thành phố. Kết quả là năm 2001, để tạo không khí vui tươi phấn khởi trong công nhân viên chức – lao động, chào thiên niên kỷ mới, kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nhằm động viên được đông đảo các tầng lớp cán bộ, công nhân viên chức – lao động tham gia liên hoan tại các đơn vị cơ sở, gắn tổ chức liên hoan với biểu diễn phục vụ cán bộ, nhân dân địa phương với phương châm chất lượng – hiệu quả - tiết kiệm. Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng đã tổ chức liên hoan đồng ca hợp xướng Đảng – Mùa xuân – Dân tộc với chủ đề ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Tổ quốc Việt Nam và thủ đô Hà Nội anh hùng. Các đơn vị xây dựng tiết mục đồng ca hợp xướng có chỉ huy và tổ chức biểu diễn ngoài trời phục vụ nhân dân địa phương. Trong chương trình có dàn đồng ca hợp xướng được dàn dựng công phu, có múa minh hoạ, với nhiều thành phần, nhiều đồng chí lãnh đạo đơn vị cùng tham gia đồng ca hợp xướng. Mỗi dàn đồng ca tập hợp 50 người trở lên và hát 2 bài, trong đó có 1 bài theo chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ. Liên đoàn lao động quận phối hợp với Uỷ ban nhân dân quận, phòng Văn hoá thông tin và Nhà văn hoá quận đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch và tổ chức thành công liên hoan đồng ca hợp xướng Đảng – Mùa xuân – Dân tộc năm 2001. Kết quả là dàn đồng ca của cụm văn hoá thể thao Minh Khai đạt giải nhất cấp quận. Liên đoàn lao động quận còn tổ chức lựa chọn các tiết mục xuất sắc, tổ chức tập luyện, nâng cao để tham gia chung khảo liên hoan cấp thành phố. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao đó, dàn đồng ca hợp xướng khối Công nhân viên chức của Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng đã đạt giải nhì cấp thành phố. Năm 2002, để chào mừng bầu cử Quốc hội khoá IX và các ngày lễ lớn trong năm, đặc biệt là chào mừng Đại hội đại biểu Công đoàn các cấp hướng tới Đại hội IX Công đoàn Việt Nam, Liên đoàn lao động quận tổ chức hoạt động văn hoá thể thao Mừng Đảng – Mừng Xuân. Các đơn vị đã tuyển chọn các diễn viên tiêu biểu của phong trào quần chúng cơ sở tham gia. Với nhiều tiết mục đặc sắc, qua sơ khảo và chung khảo nhiều tiết mục đạt giải cao. Có 26 đơn vị và 2 cụm văn hoá thể thao với gần 100 diễn viên tham gia biểu diễn 17 đêm văn nghệ ngoài trời. Nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, hội diễn ca múa nhạc “Bác Hồ – Niềm tin sáng mãi” với sự tham gia của 37đơn vị và trên 200 diễn viên quần chúng Bảng 10: Tổng hợp các hoạt động văn nghệ quần chúng STT Nội dung hoạt động Số lần Cấp độ tham gia Công ty Cụm Quận 1 Hội thảo toạ đàm 23 21 1 1 2 Hội thi thời trang 6 6 3 Thi kiến thức, tài năng 27 25 1 1 4 Hội diễn văn nghệ 25 23 1 1 5 Các hoạt động văn hoá văn nghệ khác Diễn ra thường xuyên ở tất cả các đơn vị trong toàn quận Năm 2003, để chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp, Đại hội IX Công đoàn Việt nam và chào đón SEAGAMES 22 lần đầu tiên tổ chức ở Việt Nam, Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng đã tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ sôi nổi từ cơ sở đến quận thu hút được đông đảo công nhân viên chức – lao động trong toàn quận tham gia. Ngoài các thành tích trên, hàng năm Liên đoàn lao động quận cùng ngành văn hoá thể thao tổ chức được nhiều đêm biểu diễn ngoài trời phục vụ trực tiếp công nhân viên chức – lao động và nhân dân trong khu vực tại 8 điểm chủ yếu của quận như: Ngã tư Trung Hiền, ngã tư Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân, nhà văn hoá quận, khu vực cổng công ty Dệt 8/3 phục vụ hàng chục vạn lượt người thưởng thức. Ngoài hoạt động văn nghệ quần chúng, tuỳ từng điều kiện cụ thể các đơn vị còn tổ chức nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ khác như: tổ chức hội thảo tọa đàm về mô hình hoạt động cụm văn hoá thể thao do Liên đoàn lao động quận đứng ra tổ chức. Ngoài ra, dưới sự hướng dẫn của Liên đoàn lao động quận, các cụm văn hoá thể thao cũng đã tổ chức các buổi toạ đàm về củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động cụm văn hoá thể thao, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Ban chấp hành Công đoàn ở một số doanh nghiệp phối hợp với Đảng uỷ, ban giám đốc cũng đã tổ chức tọa đàm về văn hoá như Công ty Dệt vải công nghiệp, Công ty bia Việt Hà, Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Xí nghiệp xe buýt Hà Nội Do tình hình sản xuất kinh doanh và công tác có tính đặc thù, do vậy Liên đoàn lao động quận chỉ đạo các cơ sở tuỳ từng điều kiện cụ thể mà từng đơn vị tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ khác nhau. Các đơn vị ngành Sợi – Dệt – May liên kết tổ chức hội thi “Liên hoan văn nghệ thời trang” cấp công ty và nghành. Trong 3 năm qua công ty Dệt may Hà Nội tổ chức được 2 lần, công ty may Thăng Long tổ chức 5 lần, trong đó 3 lần tham gia tại Hội chợ triển lãm Việt Nam, công ty dệt kim Đông xuân tổ chức 1 lần Các hoạt động văn hoá văn nghệ này thực sự góp phần quan trọng trong công tác chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm đạo đức, ý thức giai cấp, nâng cao tay nghề, trình độ của bản thân và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người lao động, góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong khu vực và trên địa bàn quận. Có được kết quả đó là do sự chỉ đạo sát sao của Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng về công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Đặc biệt là tìm tòi sáng tạo, mạnh dạn nghiên cứu thử nghiệm đưa ra các hình thức hoạt động phong trào mới về cơ sở của ban chấp hành Công đoàn các đơn vị của quận. Qua thực tiễn hoạt động ở các đơn vị tiêu biểu trong hoạt động văn hoá văn nghệ như công ty Dệt 8/3, công ty bánh kẹo Hải châu, công ty giầy Thăng Long, cảng Hà Nội, công ty thoát nước Hà Nội, công ty bánh kẹo Hải Hà hầu hết các đơn vị này có tổ chức Công đoàn liên tục đạt danh hiệu: “Công đoàn cơ sở vững mạnh”, 100% tổ Công đoàn hoạt động có hiệu quả, không có tổ Công đoàn yếu kém, các hạt nhân văn hoá văn nghệ đều được phát hiện, bồi dưỡng thông qua từ tổ Công đoàn. Chương 3 Đánh giá chung về công tác tổ chức chỉ đạo của Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng trong việc tham gia chỉ đạo nhằm xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở Trong 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Công đoàn quận lần thứ XIV, nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Hà Nội và nghị quyết đại hội VIII Quận uỷ Hai Bà Trưng, sự chỉ đạo của Liên đoàn lao động Hà Nội và sự phối hợp tạo điều kiện của chính quyền các cấp, cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức – lao động đã vượt qua nhiều khó khăn vươn lên thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ do đại hội đề ra. Qua các hoạt động thực tế, ta thấy được việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đều được phối hợp thực hiện giữa Liên đoàn lao động quận với các cụm văn hoá ở các cơ sở. Với việc đánh giá, phân tích các nội dung hoạt động rút ra một số điểm sau: Thứ nhất là : tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ , thể dục thể thao. Duy trì hoạt động của hai cụm văn hoá thể thao Minh Khai – Bạch Đằng, thu hút đông đảo công nhân viên chức – lao động tham gia sôi nổi. Tạo nên cuộc sống tinh thần lành mạnh từ cơ sở đến quận, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội. Thứ hai là : thực hiện cuộc vận động “ xây dựng nếp sống văn hoá công nghiệp ’’ góp phần xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, thực hiện các quy ước về việc cưới lành mạnh tiết kiệm, việc tang, xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức “ trung thành – sáng tạo – tận tụy – gương mẫu ”. Thứ ba là : hoạt động xa hội từ thiện được Liên đoàn lao động quận coi trọng và tham gia tích cực như quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng quỹ trợ cấp khó khăn đặc biệt, xây dựng nhà tình nghĩa, phục dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với cách mạng, các gia đình chính sách. Thứ tư là : tổ chức các hoạt động thể dục thể thao thu hút mọi người trong đơn vị tham gia và hưởng ứng phong trào. Vì vậy, hàng năm có khoảng 60% - 70% đơn vị cơ sở được công nhận danh hiệu là đơn vị có thành tích xuất sắc về thể dục thể thao. Thứ năm là : tổ chức hoạt động câu lạc bộ nữ công, giáo dục giới tính, làm tốt công tác dân số – gia đình và trẻ em. Thông qua các hoạt động tuyên truyền giáo dục, tổ chức thăm hỏi, tặng quà trợ cấp, biểu dương mẹ giỏi, con ngoan. Thứ sáu là : thường xuyên tổ chức các hội thảo, chuyên đề có hệ thống thư viện, tủ sách, bảng tin, truyền thanh vận động mọi người mua và đọc báo Lao động, báo Đảng. Nguyên nhân của những kết quả trên là do: * Chủ quan Một là : do có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chủ yếu là Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng đã thực hiện và làm tốt nhiệm vụ, chức năng chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân viên chức – lao động cả về đời sống lẫn vật chất tinh thần. Hai là : do bản thân công đoàn, do năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cán bộ Công đoàn còn hạn chế, sự phân cấp quản lý của hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam còn nhiều bất cập. Ba là : hầu hết đội ngũ cán bộ làm công tác Công đoàn cơ sở hầu hết là bán chuyên trách có nhiều khó khăn, phải kiêm nhiệm nhiều công tác chuyên môn, trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và các chính sách đối với cán bộ làm công tác Công đoàn chưa được quan tâm đúng mức. * Khách quan Do cơ chế thị trường thay dổi làm cho công nhân viên chức – lao động ở từng khu vực có sự phân hoá giàu nghèo cộng thêm ảnh hưởng tiêu cực xã hội nên cũng có tác động ít hay nhiều. Pháp luật Nhà nước chưa được thực hiện nghiêm chỉnh cả quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức – lao động có nơi bị vi phạm, chính sách xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hợp đồng lao động v.v còn có những đơn vị chưa thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ. Hơn nữa, Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng đã biết phát huy nội lực xây dựng được mạng lưới tuyên truyền viên, cộng tác viên ở khắp các đon vị, cơ sở. Bên cạnh những mặt mạnh nêu trên, còn một số tồn tại sau : Thứ nhất : công tác tham gia chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở chủ yếu chỉ tập trung hầu hết ở các doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, khu vực ngoài quốc doanh còn yếu. Thứ hai : hoạt động thư viện tủ sách chưa được coi trọng đúng mức, các tủ sách còn nghèo nàn về chủng loại và số lượng các đầu sách, Liên đoàn lao động quận mới chú trọng các tủ sách trang bị thêm được các loại sách pháp luật. Thứ ba : gần đây việc tổ chức hoạt động văn nghệ thể dục thể thao, hội thảo chuyên đề chưa được duy trì thường xuyên vì thế không đạt được kết quả như ý muốn. Thứ tư : việc đổi mới công tác tổ chức Công đoàn còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động Công đoàn trong tình hình mới hiện nay, chất lượng Công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh ỳon hạn chế, phương pháp hoạt động còn lúng túng. Thứ năm : cán bộ làm công tác văn hoá thể thao ở cơ sở chưa quan tâm đúng mức. Thứ sáu : có một số đơn vị có tham gia vào các hoạt động chung của quận nhưng không tổ chức được các hoạt động thường xuyên ngay tại đơn vị để phục vụ trực tiếp cho công nhân viên chức - lao động của đơn vị mình. Từ những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua và những tồn tại trong công tác tổ chức, xây dựng và tham gia chỉ đạo hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở của quận Hai Bà Trưng có thể rút ra một số những bài học kinh nghiệm như sau: 1. Động viên được đông đảo công nhân viên chức – lao động tham gia mọi hoạt động văn hoá, thể dục thể thao phục vụ trực tiếp đến sức khoẻ cho người lao động ở từng cơ quan đơn vị. 2. Cần phải chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong phương pháp hoạt động, chọn công việc trọng điểm, bố trí cán bộ sát người, sát việc. Tập trung tháo gỡ những khó khăn bức xúc nảy sinh trong sản xuất, công tác và đời sống của công nhân viên chức – lao động. 3. Ban chấp hành Liên đoàn lao động quận quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Công đoàn có năng lực, nhiệt tình công tác, có tâm huyết với phong trào công nhân viên chức – lao động và hoạt động Công đoàn. 4. Các cấp uỷ Đảng, lãnh đạo và các đoàn thể ở từng cơ sở phải thực sự đoàn kết, phối hợp xây dựng phong trào ngay từ cơ sở. 5. Xây dựng được mối quan hệ làm việc giữa Công đoàn và chính quyền, xây dựng được chương trình phối hợp giữa Liên đoàn lao động quận với các ban ngành đoàn thể của quận và Công đoàn các Tổng công ty. 6. Lãnh đạo các cấp phải có quan điểm đúng về vị trí, vai trò, tác dụng của văn hoá coi việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là một trong những mục tiêu quan trọng của đơn vị mình. 7. Công đoàn từ cơ sở đến quận dưới sự chỉ đạo của Đảng, Công đoàn cấp trên cần nắm vững được tâm tư nguyện vọng hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức – lao động. *Một số giải pháp của Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng trong việc tham gia chỉ đạo nhằm tăng cường công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Năm 2004 là một năm có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì đó là những năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2001 – 2005) Đảng bộ và nhân dân quận Hai Bà Trưng tiếp tục phấn đấu thực hiện nghị quyết Đại hội IX của Đảng, nghị quyết đại hội XXII Đảng bộ quận Hai Bà Trưng. Là năm Công đoàn các cấp tổ chức triển khai học tập, thực hiện nghị quyết đại hội IX của Đảng, nghị quyết Đại hội XXII Đảng bộ quận Hai Bà Trưng. Là năm Công đoàn các cấp tổ chức triển khai học tập thực hiện nghị quyết Đại hội IX Công đoàn Việt Nam, kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, 50 năm ngày giải phóng thủ đô, chào mừng bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội và nhiệm vụ chính trị của Quận uỷ trong những năm tới, Ban thường vụ Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng đã đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm làm tốt hơn nữa trong việc tham gia chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở như sau: 1. Tập trung tuyên truyền, giới thiệu, quán triệt học tập các nghị quyết của Đảng, nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp đặc biệt là nghị quyết đại hội XV Công đoàn quận, Đại hội XIII Công đoàn thành phố, Đại hội IX Công đoàn Việt Nam đến tận công nhân viên chức – lao động. Đồng thời xây dựng chương trình hành động nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp đã đề ra. 2. Thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục công nhân viên chức – lao động, chú trọng giáo dục công nhân viên chức – lao động trẻ về truyền thống giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Công đoàn. Tăng cường công tác giáo dục pháp luật, giới thiệu kịp thời các chủ trương chính sách của Nhà nước. Tuyên truyền vận động công nhân viên chức – lao động thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Thực hiện chương trình phối hợp phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội. 3. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng “ nếp sống văn hoá công nghiệp ” trong công nhân viên chức – lao động, tổ chức thi về “ giao thông văn minh đô thị ” nhằm tạo sự chuyển biến về tác phong công nghiệp và nếp sống văn minh trong công nhân viên chức lao động. Tiếp tục vận động công nhân viên chức – lao động thực hiện tốt “ kỷ cương giao thông – văn minh đô thị ”, xây dựng tuyến phố văn minh thương nghiệp chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô. 4. Tổ chức sôi nổi các hoạt động văn hoá, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn và chào mừng bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. Củng cố hoạt động 2 cụm văn hoá thể thao Bạch Đằng và Minh Khai, tổ chức thành công các giải bóng chuyền, cầu lông, bóng đá của công nhân viên chức – lao động quận và tham gia với thành phố. 5. Tuyên truyền vận động công nhân viên chức – lao động tham gia học tập văn hoá, nghiệp vụ ngoại ngữ, tin học nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nắm vững tâm tư nguyện vọng của công nhân viên chức – lao động, đề xuất kịp thời với Đảng, Nhà nước, Công đoàn cấp trên điều chỉnh, sửa đổi những bất cập trong chế độ chính sách. 6. Tăng cường tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện duy trì việc xây dựng quỹ trợ cấp khó khăn, vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ hỗ trợ nữ công nhân lao động nghèo phát triển kinh tế, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, trợ cấp các cháu có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ các vùng bị thiên tai lũ lụt. 7. Tham gia với chính quyền chăm lo đời sống, việc làm cho công nhân viên chức – lao động thực hiện tốt các chính sách xã hội. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác giám sát kiểm tra thực hiện Bộ luật lao động sửa đổi. 8. Tiếp tục phát triển nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền, thư viện, báo chí, đẩy mạnh các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, tổ chức các hội thảo, chuyên đề. 9. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được Công đoàn các cấp và tổ chức cơ sở Đảng quan tâm. Bước đầu xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ và bản lĩnh, hiểu biết chính sách pháp luật, nghiệp vụ công tác Công đoàn. từng bước đáp ứng nhu cầu hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phần 3 Kết luận - Đề xuất - Khuyến nghị. 1. Kết luận Việc tổ chức, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là một việc làm rất quan trọng bao gồm nhiều mặt hoạt động đa dạng và phức tạp bởi nó gắn liền với đời sống tinh thần của con người. Có lẽ vì thế mà việc tổ chức, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được coi như là bước đi ban đầu trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới. Đó là công việc xây dựng kết cấu văn hoá hạ tầng cơ sở để tiến hành các hoạt động văn hoá - giáo dục, mở mang dân trí, bồi dưỡng đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và tổ chức hoạt động văn hoá trong thời gian rỗi theo nhu cầu của nhân dân lao động. Hơn thế, việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ những giá trị văn hoá nghệ thuật tiên tiến, tạo dựng một lối sống văn minh, lịch sự, hình thành những phong tục tập quán lễ thức tốt đẹp, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa phù hợp với trào lưu văn hoá tiến bộ của nhân loại. Tổ chức xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở chính là xây dựng một mạng lưới thiết chế văn hoá xã hội. Ngoài ra, nó còn là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Vì qua đó việc tổ chức hoạt động văn hoá ở cơ sở còn mang tính chiến lượclâu dài. Phải chăng đây cũng là một chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong đó con người là trung tâm, là tổng hoà mọi mối quan hệ. Vì lẽ đó, chúng ta càng cần phải quan tâm đến việc tổ chức hoạt động văn hoá ở cơ sở nhiều hơn nữa. Thực tế, việc tổ chức và tham gia chỉ đạo các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở của Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng đã và ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của công tác tư tưởng văn hoá. Song trong điều kiện đổi mới của cơ chế thị trường hiện nay, chúng ta vẫn còn mắc bệnh hình thức, khuôn mẫu, chưa có cách nhìn nhận toàn diện tổng thể nên hiệu quả đạt được chưa cao. Do vậy, vệc tổ chức và tham gia chỉ đạo hoạt động xây dựng đời sống văn hoá càng cần phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của cơ sở mình. Để thoả mãn nhu cầu của người lao động thì cần có những hoạt động phù hợp với trình độ, xu thế phát triển của người lao động qua đó nhằm đáp ứng được nhu cầu và hoạt động đó đạt hiệu quả. Vì vậy, văn hoá là động lực của sự phát triển kinh tế. Mỗi yếu tố văn hoá được gắn kếtchặt chẽ với đời sống của xã hôi về mọi mặt kinh tế, chính trị, pháp luật. Đó là nguồn lực nội sinh quan trong của sự phát triển. 2. Đề xuất: Trong thời gian thực tập tại Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng, được sự giúp đỡ tận tình của Ban chấp hành Liên đoàn lao động quận cùng với quá trình nghiên cứu tình hình thực tế trong việc tổ chức chỉ đạo các hoạt đôngk nhằm xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở tôi xin đề xuất một số ý kiến sau đây: 2.1 Về tổ chức Mặc dù các cụm đã thành lập được Hội đồng chủ tịch văn hoá thể thao và Ban trị sự cụm, dưới là các Hội đồng văn hoá thể thao cơ sở, những năm qua hoạt động tương đối có hiệu quả. Song thực tế để hoạt động có chiều sâu hơn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cụm văn hoá thể thao trong điều kiện hiện nay. Trên cơ sở quy chế hoạt động trong những năm qua cần phải bổ sung cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, căn cứ vào chương trình hoạt động của cụm cho phù hợp với yêu cầu tránh hình thức. Có quy chế phân công đơn vị làm Chủ tịch rõ ràng nhưng mềm dẻo, không nhất thiết phải quay vòng mà nên động viên các đơn vị có kinh nghiệm về điều kiện, về cơ sở và kinh tế thay nhau đảm nhiệm. 2.1.1 Với hoạt động truyền thông đại chúng Chúng ta cần phải phối hợp thường xuyên với tổ Công đoàn, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, tư tưởng và tâm trạng của mọi công nhân viên chức – lao động từ đó có những hình thức hoạt động và nội dung phù hợp. Kết hợp với các hình thức hoạt động sao cho giữa nội dung chính trị với nội dung kinh tế , xã hội, văn hoá, văn nghệ trong công tác tuyên truyền cổ động luôn đa dạng, phong phú, không tẻ nhạt, khô cứng luôn hấp đẫn, lôi cuốn mọi công nhân viên chức – lao động tham gia. Phải chú trọng việc phát triển và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc có sẵn với hiệu quả tốt nhất. Phổ biến các hình thức tuyên truyền như sách, báo, tạp chí, các ấn phẩm văn hoá, bản tin, việc phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh với những nội dung phong phú, đa dạng tơi từng công nhân viên chức – lao động và quần chúng nhân dân trong toàn quận Hai Bà Trưng. Tận dụng những phương tiện tuyên truyền có sẵn ở từng đơn vị, khu vực cùng với việc mua sắm thêm các trang thiết bị, phương tiện hiện đại nhằm nâng cao chất lượng , đáp ứng nhu cầu thị hiếu cho nhân dân về mọi mặt như nâng cao kiến thức hiểu biết, nhu cầu thông tin liên lạc. 2.1.2 Với các hoạt động vui chơi, giải trí Khuyến khích tổ chức các môn thể thao dễ tổ chức, ít tốn kém lại đông người cùng tham gia được. Cần có sự giao lưu, liên kết mọi hoạt động trong từng bộ phận ở các khu vực, các đơn vị cơ sở do đó có điều kiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau trong việc tổ chức các hoạt động phong trào mang ý nghĩa thiết thực và hiệu quả cao. Nên thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào, hoạt động thể dục thể thao nêu gương những đơn vị tiêu biểu có cá nhân đạt thành tích xuất sắc tời từng công nhân lao động. Có những băng zôn, khẩu hiệu, cờ, tổ chức liên hoan gặp mặt giao lưu chào mừng những cá nhân đại diện khi đi tham gia hội thi thể dục thể thao toàn quận nhằm động viên, khích lệ tinh thần đối với cá nhân đó nói riêng cũng như Liên đoàn lao động quận nói chung. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho mọi hoạt động thể dục nhằm đáp ứng đủ nhu cầu luyện tập, rèn luyện thân thể và tổ chức tốt các giải thi đấu, thu hút đông đảo sự hưởng ứng nhiệt tình tham gia của đông đảo công nhân viên chức – lao động. Tạo nguồn lực hỗ trợ hoạt động này, trích kinh phí kể cả cho những hoạt động tài trợ, quảng cáo để tuyên truyền nâng cao nội dung, mục đích sử dụng. 2.1.3 Với hoạt động từ thiện tình nghĩa Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng cần phải đẩy mạnh những hoạt động nhân đạo hơn nữa để những quỹ tấm lòng vàng bám rễ trong đời sống công nhân lao động Trong mỗi chúng ta đều là người dân đất Việt với tấm lòng tương thân thương ái đùm bọc nhau trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn, mỗi người dân tuỳ theo khả năng của mình giành chút ít tình cảm ủng hộ quỹ vì người nghèo. Qua đó càng thể hiện lòng nhân ái,vị tha, đức tính bao dung luôn hướng tới nguồn cội “ uống nước phải nhờ lấy nguồn ”. Đó chính là những giá trị cao cả, bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay, nó cũng là giá trị chân chính của con gnười Việt nam trong thiên niên kỷ mới. Phát động hưởng ứng ngày ví người nghèo mỗi công nhân viên chức lao động trong quận ủng hộ 1 ngày lương. 2.1.4 Với cuộc vận động “ xây dựng nếp sống văn hoá công nghiệp” trong công nhân viên chức – lao động Hầu hết ở các đơn vị, các cơ sở đều có những tiêu chí phù hợp, vận động công nhân lao động hưởng ứng tham gia việc “xây dựng nếp sống văn hoá công nghiệp”. Qua khảo sát thực tế, ta thấy ở một số nơi, có chỗ việc vận động chưa thực sự có hiệu quả, vẫn còn hời hợt. Trong quá trình thực hiện chưa có sự đánh giá, rút kinh nghiệm cho những hoạt động lần sau đạt kết quả cao hơn nữa. Muốn hoạt động có hiệu quả cần phải có sự tham gia chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo, đảng uỷ, chính quyền cùng phối hợp với Công đoàn để vận động người dân lao động cùng thực hiện. Có như vậy, hoạt động phong trào mới sôi nổi, lan rộng vào trong cuộc sống của công nhân viên chức – lao động. 2.2 Về kinh phí Mọi hoạt động đều cần phải có kinh phí, từ hội họp đến tổ chức các hoạt động đều phải có kinh phí. Hơn thế nữa kinh phí cho hoạt động văn hoá thể thao là tốn kém, ước tính mỗi năm các đơn vị cơ sở cần chi cho hoạt động văn hoá thể thao tới hàng chục triệu đồng. Còn các cụm để tổ chức được hội khoẻ truyền thống hàng năm cũng phải chi tới 30 triệu đồng trong khi thực tế thu được ở các đơn vị đóng góp lên là 20 triệu đồng, phần hỗ trợ các ban ngành không đáng kể dẫn đến đăng cai phải bù chi quá nhiều. Vì vậy để tổ chức được các hoạt động văn hoá thể thao cấp cơ sở và duy trì hoạt động của các cụm văn hoá thể thao theo tôi ngoài phần kinh phí đóng góp theo quy định cần huy động thêm nguồn kinh phí khác như là thu hút thêm các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh vào hoạt động của cụm văn hoá thể thao, giảm bớt các hoạt động gây tốn kém nhiều cho cơ sở ( hội diễn, hội thi cấp cụm, Quận chỉ nên tổ chức mỗi năm một lần). 3. Khuyến nghị 3.1 Với sở thể dục thể thao, sở văn hoá thông tin Hà Nội, Liên đoàn lao động Hà Nội. Thành phố Hà Nội cần có hội đồng văn hoá thể thao để chỉ đạo các quận, huyện, các cụm văn hoá thể thao thực hiện. Đề nghị Sở thể dục thể thao cần có thêm bằng khen, giấy khen đối với những cá nhân xuất sắc, đối với cụm văn hoá thể thao ở cơ sở có thành tích cao trong lĩnh vực hoạt động thể dục thể thao từ đó kích thích phong trào phát triển lên cao hơn nữa và Sở thể dục thể thao cần hỗ trợ kinh phí. Đề nghị nhà văn hoá quận, các cấp lãnh đạo cùng với trung tâm thể dục thể thao phối hợp cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đơn vị. 3.2 Với các cấp uỷ Đảng, chính quyền Đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội cần có sớm kế hoạch chỉ đạo việc tham gia tổ chức xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Ngoài ra phải gắn hoạt động này với việc bình xét trọn danh hiệu thi đua hàng năm ở cơ sở 3.3 Đối với các cơ sở Nên củng cố hội đồng văn hoá thể dục thể thao ở những đơn vị cơ sở chưa có điều kiện thì phải thành lập ngay với mô hình tổ chức gọn, nhẹ, phù hợp với nội dung hoạt động ít tốn kém. Đồng thời vận động công nhân viên chức, lao động đóng góp quỹ nhằm phát triển cụm văn hoá thông tin ở đơn vị mình có hiệu quả. 3.4 Đề nghị nhà văn hoá Quận, trung tâm thể dục – thể thao Cần dành một khoản quỹ hoạt động cho cụm văn hoá thể thao. 3.5 Đối với tổ chức công đoàn Công đoàn cần phải nhận thấy rằng việc tham gia chỉ đạo hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là một nội dung quan trọng trong việc giáo dục công nhân viên chức lao động, đảm bảo tinh thần cho người lao động chính là nhiệm vụ chung của tổ chức Công đoàn. Có thể nói, đời sống tinh thần của công nhân viên chức – lao động được đảm bảo và nâng cao thì ở đó Công đoàn mới hoàn thành nhiệm vụ.Vì vậy, qua thực tiễn ở quận Hai Bà Trưng cho thấy những năm qua Liên đoàn lao động quận hoàn thành rất tốt nhiệm vụ này, chỉ đạo tốt Ban trị sự hai cụm văn hoá thể thao Minh Khai và Bạch Đằng . Thường xuyên có sơ kết, tổng kết đánh giá mạnh yếu để chỉ đạo kịp thời các phong trào ở cơ sở Tuy nhiên để hoạt động vững mang lại hiệu quả cao Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng cần phải kiện toàn, củng cố tổ chức, bố trí cán bộ và đào tạo lại cán bộ cho việc hoạt động công tác văn hoá quần chúng ở các cơ sở để đáp ứng được nhu cầu xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trong tình hình mới hiện nay. Liên đoàn lao động quận gắn nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là một trong các tiêu chuẩn xét thưởng công đoàn cơ sở vững mạnh. Hàng năm có sự sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm hơn thế phải có chế độ khen thưởng cho các công đoàn cơ sở từ tổ công đoàn trở lên có thành tích trong việc vận động công nhân viên chức lao động trong quận tham gia vào các hoạt động chung. Trên đây là một số ý kiến đề xuất của tôi đối với việc nâng cao hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Với tinh thần và nguyện vọng là làm sao ngày càng đáp ứng được nhu cầu văn hoá của công nhân viên chức lao động. Vì điều kiện bản thân là sinh viên, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, do vậy trong quá trình đề xuất, khuyến nghị chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót rất mong được sự thông cảm và chỉ đạo tận tình của các đồng chí lãnh đạo trong liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng. Tài liệu tham khảo 1. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV, V, VI, VII, VIII, IX của Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Công đoàn Việt Nam lần thứ VI , V, VI, VII , VIII, IX – Nhà xuất bản Lao động , Hà Nội. 3. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, IX – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1998. 4. Giáo trình Văn hoá Xã hội chủ nghĩa, chủ biên Trần Văn Bính, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1993. 5. Giáo trình Lý luận và nghiệp vụ Công đoàn, chủ biên PGS – TS Nguyễn Viết Vượng, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, năm 1999. 6. Tài liệu những hiểu biết cần thiết đối với cán bộ Công đoàn, chủ biên PGS – TS Nguyễn Viết Vượng, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, năm 2001. 7. Văn hoá trong phát triển, GS Vũ Khiêu, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1993. 8. Xã hội hoá hoạt động văn hoá, PGS – TS Lê Như Hoa, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội, năm 1996. 9. Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, chủ biên Trần Độ, Nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội, năm 1984. 10. Mấy vấn đề xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở hiện nay Nguyễn Văn Hy, Nhà xuất bản văn hoá, Hà Nội, năm 1985. 11. Văn hoá quần chúng, Hà Huy Giáp, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 1977. 12. Văn hoá vì sự nghiệp phát triển xã hội, PGS – TS Lê Như Hoa, Nhà xuất bản văn hoá thông tin và Viện văn hoá, Hà Nội năm 2002. 13. Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam, chủ biên GS Trần Quốc Vượng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1996. 14. Văn hoá một số vấn đề lý luận, Nhà xuất bản văn hoá thông tin, Hà Nội năm 1998. 15. Văn hoá với đời sống xã hội, Thanh Lê, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, hà Nội, năm 1998. 16. Luật Công đoàn, Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội, năm 1990. 17. Giá trị bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình xây dựng giai cấp công nhân Việt nam, chủ biên Thạc sỹ Đinh Đăng Định, Nhà xuất bản Lao động, hà Nội, năm 2002. 18. Các báo cáo của Ban chấp hành và ban tuyên giáo Liên đoàn lao động quận Hai bà Trưng. Mục lục Trang Lời cảm ơn Phần 1: Mở đầu 2 Tính cấp thiết của đề tài 2 Mục tiêu của đề tài 3 Phạm vi nghiên cứu 3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 4 Nội dung đề tài 5 Phần 2: Nội dung 6 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hoá và đời sống văn hoá ở cơ sở 6 1. Văn hoá và vai trò của văn hoá 6 Các khái niệm về văn hoá 6 1.2 Vai trò của văn hoá đối với đời sống xã hội 9 2. Đời sống văn hoá ở cơ sở 13 2.1 Khái quát về đời sống văn hoá 13 2.2 ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề trong việc tham gia chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 14 2.3 Quan điểm của Đảng, Nhà nước và trách nhiệm của Công đoàn trong việc tham gia chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 15 Chương 2: Các kết quả nghiên cứu được ở Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng 20 1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ở quận Hai Bà Trưng 20 2. Khái quát về phong trào công nhân và hoạt động của Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng 22 2.1 Tình hình công nhân viên chức – lao động quận Hai Bà Trưng 22 2.2 Khái quát về hoạt động của Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng 29 3. Thực trạng Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng trong việc tham gia tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 32 3.1 Quá trình hình thành và phát triển các cụm văn hoá thể thao ở quận Hai Bà Trưng 32 3.2 Hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 43 Chương 3: Đánh giá chung về công tác tổ chức chỉ đạo của Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng trong việc tham gia chỉ đạo nhằm xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 63 Phần 3: Kết luận - Đề xuất – Khuyến nghị 70 1. Kết luận 70 2. Đề xuất 71 2.1 Về tổ chức 71 2.2 Về kinh phí 74 3. Khuyến nghị 75 Tài liệu tham khảo 78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0086.doc
Tài liệu liên quan