Đề tài Lĩnh Nam Chích Quái

1-truyện họ hồng bàng Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Tục dung mạo đoan chính, thông minh phúc hậu, Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh. Đế Minh liền lập Nghi làm kẻ nối ngôi. Lại phong Lộc Tục là Kinh Dương Vương để trị đất Nam, lấy hiệu nước là Xích Quá. Kinh Dương Vương có tài đidưới Thủy Phủ, lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc LongQuân, cho nối ngôi trị nước. Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất. Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi! sao không lại cứu chúng tôi". Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi. Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, cai trị Bắc phương. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quần thần là bọn Xuy Vưu thay mình trông coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam. Khi đó, Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có chúa. Đế Lai bèn để ái nữ là âu Cơ và các thị tỳ ở lại nơi hành tại rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc . các thứ đá quý, các cây trầm, đàn cùng các sơn hào hải vật không thiếu thứ gì, khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng, Đế Lai rất ái mộ, vui quên trở về. Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu phương dân". Long Quân đột nhiên trở về, thấy âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên dựng lên. âu Cơ vui lòng theo Long Quân. Long Quân giấu âu Cơ ở Long Đài. Nham Đế Lai trở về, không thấy âu Cơ, sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm hình vạn trạng yêu tinh, quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi . làm cho bọn đi tìm đều sợ hãi không dám sục sạo, Đế Lai bèn phải trở về. Truyền ngôi đến đời Du Võng, thì Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên đem chư hầu tới đánh nhưng không được. Xuy Vưu mình thú mà nói tiếng người, có sức khỏe dũng mãnh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh, Xuy Vưu sợ hãi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Võng xâm lăng chư hầu, cùng Hiên Viên giao binh ở Phản Tuyền đánh ba trận đều bị thua, bị giáng phong ở đất lạc ấp rồi chết ở đó. Giòng họ Thần Nông tới đây thì hết. Long Quân lấy âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra cánh đồng; qua sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi. Không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kỳ dị, người nào cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là triệu phi thường. Long Quân ở lâu dưới Thủy Quốc vợ con thường muốn về đất Bắc.

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lĩnh Nam Chích Quái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xong, chưa tới ăn cháo. Man Nương bèn nằm tựa ở trong cửa bếp, không ngờ ngủ quên đi mất. Tăng đồ tụng kinh xong đều về phòng riêng. Man Nương ngủ ở giữa cửa, sư Già-la bước qua mình Man Nương. Man Nương tự nhiên động thai. Có thai được ba bốn tháng, Man Nương xấu hổ bỏ về. Sư Già-la cũng thẹn mà bỏ đi. Man Nương về tới một ngôi chùa ở ngã ba sông thì ở lại đó. Đầy tháng sinh ra một đứa con gái, tìm sư Già-la mà trả. Đêm đến, sư Già-la bế đứa con gái tới ngã ba đường thấy một cây phù dung cành lá xum xuê, có một cái hốc sâu mà sạch sẽ, sư đặt đứa trẻ vào mà nói: "Ta gửi con Phật, mi giữ lấy sẽ thành Phật đạo". Già-la, Man Nương từ giã ra về, Già-la cho Man Nương một cây trượng mà bảo: "Ta cho nàng vật này, nàng về nhà nếu gặp năm đại hạn thì lấy trượng cắm xuống đất, lấy nước cứu sinh dân". Man Nương cung kính bái lĩnh mà về ở trong chùa. Gặp năm đại hạn, nàng lấy trượng cắm xuống đất, tự nhiên nước cuồn cuộn chảy ra, dân được nhờ ơn. Khi Man Nương ngoài chín mươi tuổi là lúc cây phù dung bị đổ, trôi ra ở bến sông 83 84 Prev Page 19 Next trước cửa chùa, quanh quẩn ở đấy mà không trôi đi. Dân thấy thế, định bổ làm củi nhưng rìu nào cũng đều bị gãy, bèn đưa hơn ba trăm người trong làng ra kéo cây gỗ lên mà không chuyển. Gặp lúc Man Nương xuống bến rửa tay, thử kéo chơi thì cây chuyển động. Chúng đều ngạc nhiên, bảo Man Nương kéo lên bờ sai thợ tạc bốn pho tượng Phật. Khi xẻ cây gỗ đến chỗ đặt đứa con gái thì thấy đã hóa thành một tảng đá rất rắn. Tốp thợ lấy rìu đập tảng đá, rìu đều bị mẻ. Họ liền vứt đá xuống vực sông, một tia sáng chói lên, hồi lâu đá mới chìm xuống nước. Bọn thợ đều chết cả. Dân mời Man Nương bái lễ, thuê dân chài lặn xuống nước vớt lên, rước vào tự điện, đặt vào bên trong tượng Phật, tượng Phật tự nhiên trông như mạ vàng. Sư Già-la đặt Phật hiệu là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Long, tứ phương cầu đảo không điều gì không ứng. Dân làng đều gọi Man Nương là Phật mẫu. Ngày 4 tháng 4, Man Nương không bệnh mà chết, táng ở trong chùa. Người đời lấy ngày này làm ngày sinh của Phật. Hàng năm, tới ngày ấy, nam nữ bốn phương thường tụ hội ở chùa này vui chơi ca múa, người đời gọi là hội Tắm Phật. 16-truyện nam chiếu Người Nam Chiếu là con cháu vua Vũ Đế Triệu Đà vậy. Thời Hán Vũ Đế, thừa tướng nước Nam Việt là Lữ Gia không phục, giết sứ Hán là bọn An quốc, Thiếu Quý. Hán Vũ Đế sai tướng là bọn Lộ Bác Đức, Dương Phác đem quân chinh phạt, bắt Vệ Dương Vương Kiến Đức và Lữ Gia, thôn tính cả nước, phân đất cho các quan cai trị. Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn là những xứ vắng vẻ không có người. Khi bộ hạ đông đúc, họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu, cho nên họ mang danh hiệu ấy. Đến đời Ngô, Tôn Quyền sai Đái Lương, Lữ Đại làm thú mục để đánh dẹp. Quân Nam Chiếu ở cả một vùng từ núi Thiên Cầm tới Hà Hoa, Cao Vọng, Hoành Sơn, ạ Tung, Hải Ngạn, Sử Bộ, Trường Sa, Quế Hải, Vọng Cái, Lỗi Lôi, núi cao bể rộng, sóng gió hiểm trở, không có một vết chân người. Quân Nam Chiếu ở đấy thường lấy việc cướp bóc để sinh sống, đánh giết thú mục, không thể ngăn cản nổi. Đồ đảng của chúng khá nhiều, hay đem hàng hóa châu ngọc đút lót cho nước Tây Bà Dạ cầu làm thân thuộc, cùng giúp đỡ nhau. Cuối đời Tấn thiên hạ rối loạn, có người thổ tù là Triệu ông Lý cũng là con cháu của Triệu Vũ Đế, anh em đông đúc, thảy đều dũng lược hơn người, ai nấy đều phục, cùng với quân Nam Chiếu hợp lại, được hơn hai vạn người, lại đem châu ngọc tiến nước Tây Bà Dạ, xin chỗ đất không ngay cạnh đó để ở. Khi ấy, Tây Bà Dạ quốc chia đều bãi bể và đồng nội ra thành hai lộ. Một lộ trên từ Quý Châu, dưới tới Diễn Châu gọi là lộ Gia Viễn, giết trâu ăn thề rồi giao cho nước Nam Chiếu và Triệu ông Lý thống lĩnh. Sau đó, ông Lý xây thành ở tổng Cao Xá, đất Diễn Châu, đông tới Giáp Hải, tây tới nước Bà Dạ, nam tới Hoành Sơn, tự xưng làm chúa. Nhà Đông Tấn sai tướng quân là Tào Nhĩ đem quân sang đánh, ông Lý phục tượng binh ở chỗ hiểm trở nơi đầu nguồn sông mà đánh, rồi lại tới nấp ở Mê Sơn và Mạt Sơn ngoài bể, địch tụ thì mình tán, địch tán thì mình tụ, sáng ra tối vào, cầm cự trong 4, 5 năm trời. Quân Tấn không chịu nổi khí núi, tử vong quá nửa, bèn rút quân về. Quân Nam Chiếu thường tới cướp các xứ Nam Thành, Đông Thành, Trường An, thú lệnh không thể dẹp nổi. Tới khi nhà Đường thịnh lên, vua ý Tông sai Cao Biền đem quân sang dẹp, không đánh nổi phải bỏ về. Tới đời Ngũ Đại, vua Tấn là Thạch Kinh Đường sai quan tư mã họ Lý đem 20 vạn quân đánh vào Đồ Sơn, quân Nam Chiếu bèn rút về ở nhờ tại biên giới Ai Lao, hiệu là Đầu Hoành Mô Quốc Bồn Mang, thường lấy sự cướp bóc làm nghề, lúc đánh lúc nghỉ, chưa hề bao giờ yên chiến sự. Đất đó nay là phủ Trấn Ninh, muôn đời sát nhập trong bản đồ nước Đại Việt. 17-truyện sông tô lịch Năm Hàm Thông thứ 6, vua Đường ý Tông sai Cao Biền làm đô hộ tướng quân, đem binh đánh giặc Nam Chiếu. Lúc Biền trở về, nhà vua đặt Tĩnh Hải quân ở thành Lĩnh Nam, cho Biền làm tiết độ sứ. Biền thông hiểu thiên văn địa lý, xem hình thế đất mà xây thành Đại La ở phía tây Lô Giang, chu vi 30 dặm để ở. Có dòng sông con từ Lô Giang chảy vào phía Tây Bắc, cuốn quanh phía nam, ôm lấy thành Đại La rồi lại nhập vào sông cái. Hồi đó đang giữa tháng sáu nước mưa lên cao: Biền cưỡi thuyền nhẹ thuận dòng vào tiểu giang đi khoảng một dặm, bỗng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, dung mạo dị kỳ, tắm ở giữa dòng sông, cười nói tự nhiên. Biền hỏi họ tên. Đáp: ta họ Tô tên Lịch. Biền lại hỏi: Nhà ở đâu? Đáp: Nhà ở trong sông này. Dứt lời, lấy tay đập nước bắn tung mù mịt, bỗng nhiên không thấy đâu nữa. Biền biết là thần, bèn đặt tên sông là Tô Lịch. Một buổi sớm khác, Biền ra đứng ở bờ sông Lô Giang, phía đông thành Đại La, thấy trận gió lớn nổi lên, sóng nước cuồn cuộn, mây trời mù mịt, có một dị nhân đứng trên mặt nước, cao hơn hai trượng, mình mặc áo vàng, đầu đội mũ tím, tay cầm hốt vàng rực rỡ một khoảng trời, chập chờn lên xuống trên khoảng không. Mặt trời cao ba con sào, khí mây hãy còn mù mịt, Biền rất kinh dị, muốn yểm thần. Đêm nằm mộng thấy thần nhân tới nói rằng: "Chớ yểm ta, ta là tinh ở Long Đỗ, đứng đầu các địa linh, ông xây thành ở đây, ta chưa được gặp, cho nên tới xem đó thôi, ta có sợ gì bùa phép?" Biền kinh hãi. Sáng hôm sau, Biền lập đàn niệm chú, lấy kim đồng thiết phù để yểm. Đến hôm ấy, sấm động ầm ầm, gió mưa dậm dật, đất trời u ám, thần tướng hò reo, kinh thiên động địa. Trong khoảnh khắc, kim đồng thiết phù bật ra khỏi đất, biến thành tro, bay tan trên không. Biền càng kinh hãi, than rằng: "Xứ này có thần linh dị, ở lâu tất chuốc lấy tai vạ”. Sau ý Tông triệu Biền về, quả nhiên Biền bị giết và Cao Tàm được cử sang thay. 18-truyện núi tản viên Núi Tản Viên ở phía tây kinh thành Thăng Long nước Nam Việt. Núi cao một vạn hai nghìn ba trăm trượng, chu vi chín vạn tám nghìn sáu trăm vạn (?) Ba núi đứng xếp hàng, đỉnh tròn như cái tán cho nên có tên ấy. Theo sách Ai giao châu tự của Đường Tăng thì Đại Vương núi này là Sơn Tinh họ Nguyễn, vô cùng linh ứng. Khi hạn hán, lúc lụt lội cầu đảo để phòng tai trừ hoạn lập tức có ứng nghiệm. Kẻ thờ cúng hết lòng thành kính. Thường thường, vào những ngày quang đãng như có bóng cờ xí thấp thoáng trong hang núi. Dân trong vùng nói rằng đó là Sơn thần hiển hiện. Khi Cao Biền nhà Đường ở An Nam muốn yểm những nơi linh tích bèn mổ bụng con gái chưa chồng mười bảy tuổi, vứt ruột đi, nhồi cỏ bấc vào bụng, mặc áo quần vào rồi đặt ngồi trên ngai tế bằng trâu bò, hễ thấy cử động thì vung kiếm mà chém đầu. Phàm muốn đánh lừa các thần đều dùng thuật đó. Biền đem thuật đó để tiến đại vương núi Tản Viên, thấy Vương cưỡi ngựa trắng ở trên mây nhổ nước bọt vào mà bỏ đi. Biền than rằng: "Linh khí ở phương Nam không thể lường được. Cái vượng khí đời nào hết được!" Sự linh ứng đã hiển hiện ra như vậy đó. Xưa kia đại vương trông thấy phong cảnh núi Tản Viên đẹp đẽ bèn làm một con đường từ bến Bạch Phiên đi lên phía nam núi Tản Viên, qua động An Vệ, tới các ngọn nguồn lạch suối đều dựng điện để nghỉ ngơi. Rồi lại đi qua ria núi đến chỏm núi có mây che thì định cư ở đó. Đôi lúc rong chơi trên sông Tiểu Hoàng Giang xem đánh cá, phàm đi qua các làng xóm đều dựng điện để nghỉ ngơi. Về sau, nhân dân theo dấu vết các điện đó mà lập đền miếu để thờ cúng. Lại theo truyện cũ ở sách Giao Châu ký của Lỗ Công, tương truyền rằng Đại Vương sơn tinh họ Nguyễn, cùng vui ở với loài thủy tộc ở đất Gia Ninh, huyện Phong Châu. Thời vua Chu Noãn Vương, vua Hùng Vương thứ 18 đến ở đất Việt Trì, Châu Phong, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Vua có người con gái tên là Mỵ Nương (cháu gái 27 đời của Thần Nông) có sắc đẹp; Thục Vương Phán cầu hôn, nhà vua không bằng lòng, muốn chọn rể hiền. Mấy hôm sau, bỗng thấy hai người, một người xưng là Sơn Tinh, một người xưng là Thủy Tinh đến để cầu hôn. Hùng Vương truyền tỉ thí pháp thuật. Sơn Tinh chỉ núi, núi lở, ra vào trong đá không có gì trở ngại. Thủy Tinh lấy nước phun lên không biến thành mây mưa. Vua nói: "Hai vị đều có phép thần thông, nhưng ta chỉ có một con gái, vậy ai mang sính lễ tới trước, ta khắc gả cho". Sáng hôm sau, Sơn Tinh mang ngọc quý, vàng bạc sơn cầm, dã thú... các lễ vật đến tiến, vua y cho. Thủy Tinh đến sau, không thấy Mỵ Nương, cả giận đem loài thủy tộc định đánh để cướp lại. Vương lấy lưới sắt ngăn ngang sông huyện Từ Liêm. Thủy Tinh bèn mở một dải sông Tiểu Hoàng Giang từ Lý Nhân ra Hát Giang, vào sông Đà Giang để đánh ập sau lưng núi Tản Viên. Lại mở ngách sông Tiểu Tích Giang hướng về trước núi Tản Viên, đi qua Cam Giá, Xa Lâu, Cổ Hào, Ma Sá ở khoảng ven sông đánh sụt thành cái vũng lớn để mở lối đi cho quân thủy tộc. Thường làm mưa gió mịt mù, dâng nước lên đánh Vương. Dân ở chân núi thấy thế bèn cắm một hàng rào thưa để đón đỡ, đánh trống gõ cối, hò reo để cứu viện. Thấy rơm rác trôi bên ngoài hàng rào bèn bắn, thủy tộc chết biến thành thây ba ba thuồng luồng trôi tắc cả khu sông. Hàng năm vào khoảng tháng bảy tháng tám vẫn thường như vậy. Dân vùng chân núi hay bị gió to nước lớn, lúa má thiệt hại cả. Người đời tương truyền rằng đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh tranh nhau lấy Mỵ Nương. Đại Vương được bí quyết trường sinh của thần tiên nên rất hiển linh, đó là vị đệ nhất phúc thần của nước Đại Việt vậy. 19-truyện hai vị thần ở long nhãn, như nguyệt Năm Thiên Phúc nguyên niên đời Lê Đại Hành, Tống Thái Tổ sai bọn tướng quân Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng cất quân sang xâm lược nam phương. Lê Đại Hành và tướng quân Phạm Cự Lượng kéo quân tới sông Đồ Lỗ cự địch, hai bên đối lđá. Đại Hành mộng thấy hai thần nhân ở trên sông vái mà nói rằng: "Anh em thần, một tên là Trướng Hống, một tên là Trương Hát, xưa kia theo Triệu Việt Vương cầm quân chinh phạt nghịch tặc mà lấy được thiên hạ. Về sau Triệu Việt Vương mất nước, Lý Nam Đế triệu hai anh em thần. Bọn thần vì nghĩa không thể theo được, uống thuốc độc mà tự tử. Thượng đế thương anh em thần có công lại trung nghĩa một lòng, mới phong làm quan tướng trong hàng các thần linh, thống lĩnh quỉ binh. Nay quân Tống phạm cõi, làm khổ sinh linh nước ta, cho nên anh em thần đến yết kiến, xin nguyện cùng nhà vua đánh giặc này để cứu sinh linh". Vua giật mình tỉnh dậy, mừng rỡ mà bảo cận thần rằng: "Có thần nhân giúp ta rồi vậy". Bèn lập tức đốt hương ở trước thuyền ngự mà khấn rằng: "Nếu thần nhân có thể giúp ta làm nên công nghiệp này, thì xin bao phong huyết thực muôn đời". Đoạn giết súc vật tế lễ, hóa mũ áo, voi ngựa, tiền giấy. Đêm ấy Đại Hành mộng thấy hai thần nhân mặc mũ áo vua ban đến bái tạ. Đêm sau lại thấy một người dẫn đoàn quỉ áo trắng, tự phía nam sông Bình Giang mà tới, một người dẫn bọn quỉ áo đỏ từ phía bắc sông Như Nguyệt mà lại, cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng: Non sông nước Nam, vua nước Nam ở, Điều ấy đã định rõ trong sách trời. Nếu như giặc Bắc sang xâm lược, Thì sẽ bị lưỡi gươm sắc chém tan như chẻ tre. (Dịch ý) Quân Tống nghe thấy, xéo đạp vào nhau mà chạy tan, lầm giết lẫn nhau, ai lo chạy thoát thân người ấy, bị bắt không biết bao nhiêu mà kể. Quân Tống đại bại mà về. Đại Hành trở về ăn mừng, phong thưởng công thần, truá phong cho hai vị thần nhân, một là Tinh mẫn đại vương lập miếu thờ ở tại ngã ba sông Long Nhãn, sai dân ở Long Nhãn, sông Bình Giang phụng thờ, một là Khước mẫn đại vương lập miếu ở ngã ba sông Như Nguyệt, sai dân ở bờ sông Như Nguyệt phụng thờ, hưởng huyết thực đời đời, nay vẫn còn là phúc thần. 20-truyện từ đạo hạnh và nguyễn minh không ông họ Từ tên Lộ, tự là Đạo Hạnh, ở chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích, cha tên là Vinh, làm chức tăng quan đô sát ở triều Lý, thường qua chơi làng An Lãng, lấy con gái người họ Lỗ tên là Loan, nhân thế ở lại đó. Lộ tức là con bà họ Lỗ vậy. Thuở niên thiếu, thích giao du hào hiệp, phóng khoáng, có chí lớn, hành động ngôn ngữ không ai có thể lường được, thường cùng kẻ nho giả Mãi sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa và người con hát là Phan ất kết bạn. Đêm thì mải miết đọc sách, ngày thì thổi sáo đánh cầu, vui sự chơi bời. Cha mẹ thường trách là trễ nải, một đêm ghé dòm qua khe cửa vào trong phòng thấy ngọn đèn gần tàn, sách vở chồng chất, Lộ gục xuống án mà ngủ, tay vẫn chưa rời khỏi sách; do đó cha mẹ không còn lo nghĩ nữa. Sau Lộ dự kỳ thi tăng hương thí, đỗ khoa Bạch Liên. Không bao lâu, cha dùng tà thuật làm phật ý Diên Thành hầu, Diên Thành sai Đại Điên thiền sư dùng phép đánh chết, ném xác xuống sông Tô Lịch. Xác trôi tới cầu An Quyết, đến trước cửa nhà Diên Thành hầu, hốt nhiên đứng dựng lên ở đấy suốt một ngày không trôi đi. Diên Thành hầu sợ hãi nói với Đại Điên, Đại Điên đến và hét lên rằng: "Người đi tu không được phép giận quá một ngày" Dứt lời thây đổ xuống mà trôi đi. Lộ nghĩ việc báo thù cho cha nhưng chưa nghĩ ra mưu kế. Một hôm, rình Đại Điên ra ngoài, gây sự định đánh, bỗng nghe thấy trên không trung có tiếng thét ngăn lại. Lộ sợ hãi quăng gậy mà đi. Muốn sang chùa ấn Quốc cầu phép lạ để đánh Điên, đường đi qua đất rợ Kim Sỉ (răng vàng) thấy hiểm trở bèn quay về, ẩn cư ở núi Phật Tích, thường ngày đọc kinh Đại-bi-đà-la, đọc trọn mười vạn tám nghìn lần. Một hôm, thấy có thần nhân đến trước mặt mà nói rằng: "Kẻ đệ tử tức là Trấn Thiên Vương, cảm phục thày có công trì kinh nên lại đây để thày sai khiến". Lộ biết là đạo pháp đã thành, thù cha có thể rửa, bèn thân đến cầu An Quyết, cầm cây gậy chống ở tay ném xuống dòng nước chảy xiết. Gậy đi ngược dòng nước tới cầu Tây Dương thì dừng lại. Lộ mừng mà nói rằng: "Phép của ta thắng được Đại Điên rồi!" Bèn đến thẳng chỗ Điên ở, thấy Điên nói rằng: "Mày không nhớ chuyện ngày trước sao?" Nói rồi nhìn lên không trung, tịnh không thấy gì, bèn đánh liền. Điên phát bệnh mà chết. Từ đó, thù xưa đã rửa, tục lự nguội dần mới du ngoạn các miền rừng rú để tìm dấu Phật. Nghe tiếng Kiều Trí Huyền ở đạo Bình Hóa, bèn cung kính tới bái yết và hỏi về chân tâm, đọc câu kệ rằng: Lâu ngày bị gió bụi làm đục không thấy rõ được vàng, Không biết nơi nào mới thực là chân tâm. Mong được nghe lời chỉ giáo để mở đường phương tiện, Thấy được bồ đề thôi không phải khổ công tìm tòi (Dịch ý) Huyền đọc kệ đáp lại: Ngũ âm bí quyết biểu hiện rõ chân kim (vàng thực), Trong đó, đầy tháng sẽ lộ rõ lòng thiền. Bát ngát như cát ven sông đó mới thực là đạo Bồ đề, Hướng tới Bồ đề ngàn sự tìm tòi đều xa cách. (Dịch ý) Lộ hoang mang chưa hiểu hết, bèn đi tới chùa Pháp Linh Sơn yết kiến Phạm Hội thiền sư, hỏi rằng "Như thế nào là chân tâm? ". Phạm nói: "Anan- cá chính là chân tâm". Lộ bỗng nhiên tỉnh ngộ, hỏi rằng: "Thế nào là phép hành trụ?" Phạm nói: "Đói thì ăn, khát thì uống". Lộ bèn từ mà đi, từ đó phép lực ngày càng mạnh, duyên thiền càng kết. Các giống rắn núi, thú đồng đến quấn quýt quanh mình. Lộ đốt ngón tay cầu đảo, chú phép vào nước trị bệnh, không lúc nào không nghiệm. Có vị sư hỏi rằng: "Phải chăng hành, trụ, tọa, ngọa đều là Phật tâm". Lộ đọc kệ đáp rằng: Có làm thì mọi mối bụi cát đều có, Không làm thì tất cả đều là không. Có hay không đều như mặt trăng dưới nước, Vật thì trông rõ rệt nhưng lại là không. (Dịch ý) Hoặc lại nói: Mặt trời mặt trăng ra ở đầu núi, Người người đều cháy ra một khối lửa. Người về có con ngựa nhỏ, Đi bộ mà không cưỡi ngựa. (Dịch ý) Khi ấy vua Lý Nhân Tông không có con, tháng ba năm Hội tường Đại khánh thứ 3, có người ở phủ Thanh Hoa nói rằng: "ở bãi bể có đứa trẻ kỳ lạ, mới khoảng lên ba, tự xưng là hoàng đế, lấy hiệu Giác Hoàng, phàm vua làm điều gì đứa trẻ ấy cũng biết, đó chính là Đại Điên hóa sinh". Vua sai quan trung sứ tới xem, thấy đúng như lời nói, bèn đón về kinh sư, cho ở chùa Báo Thiên. Vua thấy đứa trẻ thông minh, rất lấy làm yêu dấu, muốn lập làm kẻ kế tự, quần thần đều cố khuyên can là không thể được, và nói: "Nếu kẻ kia thực là linh dị, tất phải thác sinh ở nơi cung cấm, sau mới có thể lập được". Vua nghe theo. Bèn mở đại hội bảy ngày đêm cho đầu thai. Pháp Lộ nghe tin, nói với chị gái rằng: "Đứa trẻ kia là yêu tà mê hoặc người ta quá đáng. Ta há chịu ngồi yên mà không cứu, để nó làm mê hoặc lòng người, rối loạn chính pháp sao?". Nhân sai chị gái giả đò làm người đi xem hội, mật đem mấy tấm bùa của Lộ treo ở trên rèm. Hội tới ngày thứ ba thì Giác Hoàng bị bệnh nói với mọi người rằng: "Khắp biên giới trong nước đều có lưới sắt vây che, tuy muốn thác sinh, sợ không có lối vậy". Vua nghe có kẻ phá mất bùa chú, bèn sai người đi tìm, quả nhiên bắt được Lộ ở Hưng thánh lâu, trói lại, họp quần thần lại để xét xử. Vừa lúc đó Sùng Hiền Hầu đi ngang qua, Lộ năn nỉ nói: "Xin ra sức cứu bần tăng khỏi phải chịu tội, ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đáp công đức này". Hầu gật đầu. Sau ngày hội, quần thần tâu với vua rằng: "Bệ hạ vô tự, nên cầu kẻ kia thác sinh, thế mà tên Lộ cuồng dại dám tự ý giải chú, thật là đắc tội". Hầu tâu rằng: "Thiết tưởng nếu Giác Hoàng có thần lực thì tuy có trăm tên Lộ giải chú, há đâu có hại được ru? Nay lại trái hẳn, Lộ hơn hẳn Giác Hoàng, thần trộm nghĩ nếu như giết, chẳng thà cho nó thác sinh". Vua bằng lòng. Lộ đến thẳng phủ đệ nhà Hầu, nhằm chỗ phu nhân tắm, nhìn khắp cả. Phu nhân giận quá, mách với Hầu. Hầu vốn hiểu ý, để mặc không hỏi đến. Phu nhân vì thế có thai. Lộ dặn Hầu rằng đến lúc phu nhân lâm bồn phải báo cho biết trước. Đến kỳ lâm bồn, Lộ được người báo tin, bèn tắm rửa thay quần áo, bảo học trò rằng: "Mối túc nhân của ta chưa hết, phải thác sinh lần nữa ở đời, tạm làm đế vương, kíp đến khi già chết làm nhị thập thiên tử. Nếu thấy thân thể tan ra đất, đó là ta đã thâm nhập vào bùn đất không còn ở trong cõi sống chết nữa". Học trò nghe nói, ai cũng cảm động sụt sùi. Lộ đọc kệ rằng: Thu tới, không cho chim nhạn báo trước, Cười nhạt mà nhìn nhân gian đau xót. Khẽ bảo bọn môn nhân chớ nên luyến tiếc, Thày xưa mấy độ hóa thày nay. (dịch ý) Đọc dứt, nghiễm nhiên mà hóa. Hầu phu nhân bèn sinh con trai, đặt tên là Dương Hoán. Khi lên ba, vua nhân tông nuôi ở trong cung, lập làm hoàng thái tử. Nhân Tông băng hà, thái tử tức vị, ấy là vua Thần Tông do Lộ thác sinh ra vậy. Hình xác Lộ nay còn ở hõm đá trong chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích, huyện Ninh Sơn. Xưa ở làng Đàm Xá, huyện Đại Hoàng (còn có tên là Gia Viễn) đất Trường An có người tên là Nguyễn Chí Thành ở chùa Quốc Thanh, hiệu là Minh Không quốc sư, lúc ít tuổi đi du học, gặp Đạo Hạnh, học được đạo giáo, trải hơn mười năm. Đạo Hạnh thấy người tiết tháo bèn truyền tâm ấn, lại đặt tên cho. Kíp tới khi Đạo Hạnh sắp tạ thế bảo Minh Không rằng: "Xưa tôn sư của ta tu đã tròn quả phúc mà còn bị cái nạn đao thương quả báo, huống chi ở cái thuở mạt thế huyền vi này, há có thể tự giữ mình được sao? Ta nay sắp xuất thế, ở cái địa vị làm thầy người ta, bệnh trái kiếp sau quyết là khó tránh nổi. Ta với người có duyên, nên cứu giúp nhau". Đạo Hạnh đã hóa, Minh Không trở về chùa cũ cày ruộng. Hơn hai mươi năm, không có tin tức gì. Khi đó Lý Thần Tông bỗng mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, tiếng kêu đau đớn gầm rú đáng sợ. Các lương y trong thiên hạ vâng chiếu mà đến, kể hàng ngàn hàng vạn, đều chịu khoanh tay. Khi ấy có đứa trẻ hát rằng: "Dục trị thiên tử bệnh, tu đắc Nguyễn Minh Không". (Nghĩa là: Muốn chữa bệnh nhà vua tất phải tìm Nguyễn Minh Không). Triều đình bèn sai sứ đi tìm được Minh Không. Minh Không thấy sứ giả đến, trong thuyền có rất nhiều lính chèo thuyền, muốn dọn cơm chay cho ăn, bèn lấy một cái nồi nhỏ đem cho họ cùng ăn, bảo họ rằng: "Anh em đông quá sợ không đủ no bụng, tạm ăn vậy". Thế mà bọn lính chèo thuyền hơn một trăm người cùng ăn cũng không sao hết. Lính ăn xong, sư lại bảo: "Anh em hãy tạm ngủ say một lát nữa đợi nước triều dâng lên ta hãy bắt đầu ra đi". Chúng nghe lời, đều nằm ngủ say ở trên thuyền. Mới trong khoảnh khắc, thuyền đã trở về tới kinh đô. Bọn lính bơi chèo tỉnh dậy đều lấy làm lạ. Khi Minh Không đến, các bậc có tiếng là học rộng ở các nơi đều đang làm phép ở trên điện, thấy Minh Không quê mùa, không thèm chào. Minh Không bèn lấy một chiếc đinh lớn dài hơn năm tấc đóng vào cột điện, lớn tiếng nói rằng: "Có nhổ được đinh này hãy nói chuyện chữa bệnh". Nói như vậy hai ba lần, không có ai dám nhổ. Minh Không bèn lấy hai ngón tay trái mà nhổ, đinh bật phăng ra. Chúng đều kinh phục. Khi gặp Thần Tông, Minh Không lớn tiếng nói: "Kẻ đại trượng phu được tôn lên ngôi thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?". Vua nghe nói rất run sợ. Minh Không bèn lấy một cái vạc đựng dầu, đun lên sôi sùng sục, rồi lấy tay khoắng vào bốn lần, rắc vảy lên khắp mình vua, bệnh tức thì khỏi hết. Bèn phong Minh Không làm quốc sư, ban lộc mấy trăm hộ để thưởng công. Năm Tân Sửu, niên hiệu Thái Bình thứ 22, Minh Không tạ thế, thọ bảy mươi sáu tuổi. 21-truyện dương không lộ và nguyễn giác hải. Thiền sư Dương Không Lộ ở chùa Nghiêm Quang huyện Hải Thanh, mấy đời làm nghề câu cá, sau bỏ nghề ấy mà đi tu, thường hay đọc kinh Già-la-ni-môn. Trong các năm Chương Thánh, Gia Khánh đời Lý Thần Tông thường cùng Giác Hải là đạo hữu cùng ở ẩn đất Hà Trạch quên cả thân mình, ngoài không đi đến đâu, trong thì tu thiền định. Bỗng thấy tâm thần tai mắt nhẹ nhàng sáng sủa, có thể bay lên không, đi trên băng giá, bắt được hổ phải phục, bắt được rồng phải giáng, vô cùng quái đản người ta không sao lường biết được. Sau tìm về một ngôi chùa ở quận nhà mà ở. Một hôm người hầu bẩm rằng: "Mỗ tự khi tới đây chưa hề được thầy chỉ giáo về những điều tâm yếu, dám xin trình thơ rằng: Rèn luyện thân tâm cho được tinh vi, Hăm hở xoay lại đối diện với nghiêm đình. Có người tới học không không pháp, Mình ngồi bên chiếc bình phong, ảnh với hình hợp làm một". (Dịch ý) Sư bèn bảo rằng: "Nếu con đi đường bộ mà tới, ta tiếp dẫn con, nếu con đi đường thủy mà tới, ta trao cho con. Chẳng có chỗ nào mà ta không truyền cho con cái đạo tâm yếu". Nói xong, ha hả cười lớn. Thường hay đọc câu kệ rằng: Địa thế long xà chọn được nơi Đồng quê cảnh thú suốt ngày vui, Có khi dời bước non cao trót Một tiếng kêu to lạnh cả trời (Dịch ý) Ngày 3 tháng 6 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hội Tường đại khánh thứ mười thì tịch, môn nhân thu xác táng ở cửa chùa. Vua hạ chiếu cho sửa rộng chùa này, quyên hai mươi hộ phụng hương hỏa. Thiền sư Giác Hải họ Nguyễn, người Hải Thanh, ở tại chùa Diên Phúc quận nhà. Thuở nhỏ thích câu cá, thường lấy thuyền con làm nhà, lênh đênh trên mặt nước. Năm hai mươi lăm tuổi bỏ nghề ấy, cắt tóc đi tu, lúc đầu cùng Thiền sư Không Lộ thờ một thày ở chùa Hà Trạch. Thời Lý Nhân Tông, sư thường cùng Thông Huyền chân nhân được triệu vào ngồi hầu ở chùa Liên Mộng, đất Lương Thạch. Bỗng một hôm có đôi cắc kè gọi nhau, nhức tai điếc óc. Vua truyền Thông Huyền ngăn nó lại, Huyền lặng nhẩm thần chú, một con rơi xuống trước. Vua cười bảo: "Hãy còn một con xin để nhường nhà sư". Sư đọc thần chú, trong nháy mắt con còn lại cũng rơi xuống nốt. Vua kinh lạ, làm thơ rằng: Giác Hải lòng như bể Thông Huyền đạo cũng huyền, Thần thông thêm biến hóa, Một Phật, một thần tiên (Dịch ý) Từ đó, danh tiếng sư vang động thiên hạ, các vị tăng cùng kẻ tục đều ngưỡng vọng. Vua thường lấy lễ thầy trò mà đãi sư, mỗi khi hạ giá tới hành cung ở Thanh Hải, tất trước tới thăm chùa. Một hôm vua bảo sư: "Cái đạo ứng chân thần túc có thể cho nghe được không?". Sư bèn đọc kinh tám lần, bay vút lên không, cách xa đất năm trượng, bỗng lại rơi xuống. Vua cùng quần thần đều vỗ tay xưng tán, ban cho chiếc kiệu để ra vào nơi cung cấm. Tới triều vua Thần Tông, mấy lần vua triệu vào kinh thành, sư 127 128 Prev Page 16 Next đều lấy cớ già yếu không đi. Có vị sư hỏi rằng: "Phật và chúng sinh, ai là chủ ai là khách?". Sư bèn đặt câu kệ rằng: "Đầu ta đã bạc, bảo ta là lão khách, nếu hỏi tới những điều về đạo Phật thì ta cũng chỉ như con cá nhỏ không vượt khỏi cửa rồng, đến nỗi trán bị chấm dấu. (Dịch ý) Lúc sắp tịch, bèn làm bài kệ cáo chúng như sau: "Xuân tới, chính là thời tiết rất quen thuộc đối với bướm hoa. Hoa bướm cũng phải lựa theo thời tiết. Hoa bướm xưa nay vốn là mộng ảo. Cớ sao cứ phải giữ mãi chuyện bướm hoa trong lòng." (Dịch ý) Đêm ấy có ngôi sao lớn rơi ở góc tây nam phương trượng. Sáng hôm sau, sư ngồi ngay thẳng mà tịch. Vua xuống chiếu quyên 30 hộ phụng thờ hương hỏa, phong hai con làm quan để thưởng công. 22-truyện hà ô Lôi Năm Thiệu Phong đời Trần Dụ Tông có người làng Ma La là Đặng Sĩ Doanh làm chức An phủ sứ phụng mệnh sang Bắc quốc. Vợ là Vũ thị ở nhà, trong làng có đền thờ thần Ma La, đêm đêm thần biến thành Sĩ Doanh, thân thể hình dạng, dáng điệu đi đứng đều bắt chước hệt như Sĩ Doanh, nhập vào phòng Vũ thị để tư thông, lúc gà gáy lại bỏ đi. Đêm hôm sau Vũ thị hỏi: "Phu quân phụng mệnh sang sứ Bắc, sao đêm đêm thì về mà ngày lại không thấy?" Thần nói dối rằng: "Vua đã sai người khác đi thay, để ta hầu bên tả hữu, thường giữ ta đánh cờ không cho ra ngoài. Song ta nhớ tình vợ chồng nên lén về với nàng để cùng ân ái. Sáng sớm lại phải vội vã nhập triều, không dám ở lâu, nghe gà gáy lại đi". Vũ thị có ý ngờ vực. Năm sau Sĩ Doanh đi sứ về, Vũ thị có thai đã đầy tháng. Sĩ Doanh tâu lên vua, Vũ thị bị hạ ngục. Đêm vua nằm mộng thấy một vị thần tới trước mặt tâu rằng: "Kẻ hạ thần là thần Ma La lấy vợ đã có mang, bị Sĩ Doanh tranh mất con". Vua tỉnh mộng, hôm sau ra lệnh cho ngục quan đem Vũ thị tới, phán rằng: "Vợ giả cho Sĩ Doanh, con giả cho thần Ma La". Ba hôm sau, Vũ thị sinh ra một bọc đen, nở được một con trai, da đen như mực. Năm mười hai tuổi đặt tên là Hà ô Lôi. Hà tuy đen như sơn, nhưng da thịt bóng mỡ như cao. Năm mười lăm tuổi, vua triệu vào hầu, được rất mực yêu dấu, đãi như tân khách. Một hôm ô Lôi đi chơi ở Hồ Tây, gặp Lã Động Tân, Lã hỏi rằng: "Chú bé con kia có muốn gì chăng?". Đáp: "Đương lúc thiên hạ thái bình quốc gia vô sự, coi phú quý như phù vân, chỉ ham muốn thanh sắc để làm vui tai đẹp mắt mà thôi". Động Tân cười nói: "Thanh sắc của ngươi mất một, được một, song tên tuổi có thể lưu lại cho đời". Rồi bảo ô Lôi há miệng, nhổ nước bọt, bảo nuốt, sau đó bay lên trời mà đi. Từ đó, ô Lôi tuy không biết chữ nhưng thông minh, lém lỉnh, thường hay trêu ghẹo vương nhân, những câu từ chương thi phú, khúc điệu ca ngâm, giao xướng phúng vịnh, trào phong lộng nguyệt đều khiến mọi người kinh ngạc, đàn bà con gái ai cũng muốn biết mặt. Vua thường nói với triều thần rằng: "Sau này thấy ô Lôi gian phạm tới nhà ai, bắt tới trước điện sẽ được đền nghìn quan, nếu giết chết phải bồi thường nghìn quan". Hồi ấy ở làng Nhân Mục có vị quận chúa thuộc dòng tôn thất, tên là A Kim, tuổi vừa 23, chồng chết sớm ở góa, nhan sắc có một không hai. Vua rất yêu, gạ gẫm không được thường lấy làm giận, một lần bảo ô Lôi rằng: "Ngươi có kế gì cho ta được vui lòng chăng?". ô Lôi tâu: "Thần xin ra hạn một năm, nếu không thấy về là sự không thành, thần đã chết". Bèn bái từ mà đi, về nhà cởi bỏ hết quần áo, dằm dưới bùn, dầu dãi nắng mưa cho xấu xí, rồi mặc quần vải giả làm người chăn ngựa gánh một đôi sọt tre đến nhà quận chúa, lấy một gói trầu cau đút lót cho tên giữ cổng để xin vào vườn cắt cỏ. Tên giữ cổng cho vào. Hồi đó vào khoảng tháng 5, tháng 6, hoa thái lê đang đua nở, ô Lôi đem cắt hết cho vào trong gánh. Tên thị tì của quận chúa thấy hoa trong vườn hết sạch, hô trói ô Lôi để đợi gia chủ đến chuộc. Giữ quá ba ngày không thấy có người đến nhận, thị tì bèn hỏi: "Mày là gia nô nhà ai, sao không thấy người đến chuộc và đền hoa trong vườn?". ô Lôi đáp: "Tôi là kẻ phiêu bạt, không có gia chủ, không có cha mẹ, thường gánh đồ theo bọn con hát kiếm ăn, hôm qua thấy một vị quan quất ngựa đi ở phía nam thành, ngựa đói không có cỏ, chủ ngựa cho tôi 5 đồng sai đi cắt một gánh cỏ. Tôi mừng được tiền vội đi cắt cỏ, không biết hoa thái lê là vật gì, nay không có gì đền xin đem thân làm gia nô để bồi thường vậy". Bèn lưu ô Lôi ở cổng ngoài. Qua hơn một tháng, thị tì của quận chúa thấy ô Lôi đói khát bèn cho ăn uống. Đêm đêm ô Lôi thường ca hát cho người giữ cổng nghe, bọn thị tì và nội thị cũng đều lắng nghe. Một hôm trời tối đã lâu mà đèn chưa thấy thắp, quận chúa ngồi mò một chỗ, tả hữu không kẻ hầu hạ. Quận chúa gọi thị tì mà mắng, lại cầm roi toan đánh. Chúng thị tì cúi đầu tạ tội rằng: "Chúng con nghe tên cắt cỏ hát trong lòng ham say, không ngờ để đến nỗi này, quận chúa đánh đòn cũng xin cam chịu". Quận chúa thôi mà không hỏi tội nữa. Lúc đó đang giữa đêm hè, quận chúa cùng thị tì ngồi ở giữa sân, ngóng gió đùa trăng để tiêu khiển. Bỗng cách tường nghe thấy tiếng hát của ô Lôi thoảng như điệu ca người câu cá, khác hẳn âm thanh chốn dương gian, tâm thần mê mẩn, tình riêng xúc động, bèn vời ô Lôi vào nhà trong cho hầu ở tả hữu, thành đứa gia nô thân cận. Quận chúa thường bảo ô Lôi ca vịnh ngâm xướng để tiêu mối sầu u uất. ô Lôi nhân đó hết lòng hầu hạ, quận chúa càng yêu mến tin cậy, ngày cho ở dưới trướng, đêm cho khêu đèn ngồi hầu. Khi thì sai ca hát, giọng ca bay khắp trong ngoài, quận chúa quá cảm động mà mang bệnh u uất. Qua ba bốn tháng, bệnh càng trầm trọng. Thị tì hầu hạ lâu cũng mệt nhọc mà mang bệnh, trong cơn bệnh lại thường ngủ say, quận chúa gọi cũng không dậy. Duá có một mình ô Lôi ở lại hầu hạ, quận chúa không nén nổi tình, mật bảo ô Lôi rằng: "Ngươi ở cạnh ta, ta vì giọng hát của ngươi mà mang bệnh". Bèn cùng ô Lôi tư thông, bệnh tình cũng có bớt hơn. Tình yêu ngày càng mặn mà, quận chúa chẳng kể gì đến hình dáng xấu xí của ô Lôi, không còn tiếc gì nữa, muốn đem hết ruộng đất cho ô Lôi làm trang trại. ô Lôi nói: "Thần vốn không có nhà cửa, nay được gặp quận chúa là bậc thiên tiên, đó thực là điều phúc lớn của thần. Thần không cần điền trạch, châu báu chỉ muốn được đội chiếc mũ vào triều của quận chúa thì chết cũng được nhắm mắt". (Chiếc mũ đó là vật tiên đế ban cho, chỉ dùng trong lúc tiến triều. Quận chúa vì quá yêu ô Lôi không còn tiếc gì hết). ô Lôi được mũ bèn lẻn mang vào triều. Vua trông thấy cả mừng, tức tốc sai vời quận chúa vào chầu, bảo ô Lôi đội chiếc mũ kia đứng hầu bên cạnh. Vua hỏi quận chúa: "Có biết ô Lôi không? " Quận chúa lúc ấy rất xấu hổ. Đời bấy giờ có bài thơ quốc ngữ rằng: Chỉn đà náu đến xin làm tôi, Đành hay thiên tiên phúc để Lôi. Từ đó danh tiếng ô Lôi vang lừng thiên hạ, vương hầu mỹ nữ thường bị Lôi trêu ghẹo. Có câu thơ quốc ngữ rằng: Mang mang mặt mắt cháy ma lem, Kẻ chợ khát, người qua mới thèm. Nhẫn có hoàng kim thanh sắc ấy, Mang mang mặt mũi thế soi xem. Tuy người đời làm thơ ghẹo ô Lôi, nhưng vẫn vì bị thanh sắc cám dỗ mà không thể tránh ô Lôi được. ô Lôi thường tư thông với con gái các nhà vương hầu mà không ai dám đánh, sợ vua bắt bồi thường. Sau ô Lôi tư thông cả với con gái trưởng của Minh Uá Vương. Vương bắt được song chưa đem giết vội. Sáng hôm sau, Vương vào chầu vua, tâu rằng: "Đêm qua ô Lôi lẻn vào nhà thần, tối như bưng không rõ trắng đen nên thần đã giết chết mất rồi, nay xin bệ hạ cho biết phải đền mấy nghìn quan để thần tiến nạp". Vua không biết là ô Lôi còn sống, phán rằng: "Lỡ giết thì ta chẳng chấp nệ làm gì". Hồi ấy vì hoàng hậu Vi Từ là em ruột Minh Uá Vương, cho nên vua không hỏi cặn kẽ. Uá Vương về lấy trượng đánh Lôi, Lôi không chết, Vương bèn lấy chày giã chết. Khi sắp chết, ô Lôi có ngâm câu thơ quốc ngữ rằng: Sinh tử do trời có quản bao, Nam nhi miễn đã được anh hào, Chết vì thanh sắc cam là chết, Chết việc ốm đau cơm gạo nào. Lại nói: "Xưa Động Tân bảo ta rằng: thanh sắc của ngươi được mất bù nhau, lời ấy nghiệm thật". Nói rồi bèn chết. 23-truyện tướng quân họ cao ở vũ ninh Tướng quân họ Cao tên Lỗ, là người huyện Vũ Ninh. Thời An Dương Vương, tướng quân được vuốt thần kim quá bèn chế ra nỏ Linh Quang thần cơ, cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần. Tướng quân từng nhiều lần đánh lui được giặc lập nên công lớn sau bị Lạc hầu dèm pha rồi trừ bỏ. Khi Cao Biền dẹp quân Nam Chiếu trở về, qua châu Vũ Ninh, tới một chỗ, đêm nằm mộng thấy có một dị nhân mình dài chín thước, diện mạo cương nghị, búi tóc, mặc áo đỏ, tự xưng họ tên mà nói rằng: "Ta ngày trước phò tá An Dương Vương, giết giặc lập đại công, bị Lạc hầu dèm pha mà trừ bỏ. Sau khi ta chết, thượng đế thương tình vô tội, một lòng trung liệt nên phong cho làm Quản lĩnh đô thống tướng quân ở một giải sơn hà này. Phàm việc chinh phạt giặc cướp và cày cấy nông tang ta đều đứng chủ trương. Ngày nay, ta theo ngài dẹp yên nghịch tặc, thiên hạ lại được yên ổn. Ngài trở về bản bộ, nếu không cáo tạ là trái lễ đó!". Biền lấy làm lạ, hỏi vì cớ gì mà Lạc hầu ghen ghét. Dị nhân đáp: "Việc uẩn khúc, không tiện tiết lậu". Biền nài hỏi mấy lần nữa. Đáp: "An Dương Vương là tinh phượng vàng, Lạc hầu là tinh vượn trắng, phượng và vượn tương hợp, cùng với rồng tương khắc, vì thế mà ghen ghét". Nói xong cưỡi mây mà đi. Biền tỉnh mộng, bụng còn ghi tên Vũ Ninh, bèn nói cho bộ hạ biết và tự ngâm câu thơ rằng: Đẹp thay cảnh Giao Châu, Dằng dặc ngàn năm lâu. Thần xưa rày được gặp, Quyết chẳng phụ lòng nhau. (Dịch ý) Lại ngâm rằng: Trăm Việt vững phong cương, Ba quân dẹp chiến trường. Thần tiên phù chính nghĩa, Muôn năm vững triều Đường. (Dịch ý) Kẻ theo hầu là cao Viên chúc mừng Biền rằng: Kiên cố non sông Việt, Thanh tân nhân vật Đường. Họ Cao cao chí khí Phù trợ có Long Vương. (Dịch ý) Nam Việt non sông đẹp, Long thần khí phách kinh, Người Giao đừng cau trán, Nay lại thấy thăng bình. (Dịch ý) Cao Biền bèn gia phong mỹ tự cho thần -nay là Đại Than Đô Lỗ thạch thần, quanh năm hương lửa không dứt. Đền Vũ Ninh tức là đền Gia Định, có một hang đá ăn sâu vào Đại Than, hang đó do Long Vương đào ra. Nước trong hang xoáy mạnh có thể xoay lật thuyền bè qua lại. Hễ người nào vào lễ đền trước rồi đi qua hang thì được vô sự. Đời Trần, thần được phong làm Quả Nghị cương chính uá huệ chính thần đại vương. Đền thường gọi là đền Đô Lỗ, ở xã Đại Than, huyện Gia Định. Còn một đền nữa ở thôn Tráng Liệt, xã Phúc Cầu, huyện Đường An. 24-truyện thần sông bạch hạc Thần sông Bạch Hạc rất linh hiển. Khoảng các năm Vĩnh Huy đời Đường Cao Tông, Lý Thường Minh làm chức đô hộ đất Phong Châu thấy khoảng đất này kéo dài tới ngàn dặm, có sông núi vây quanh, bèn xây Đạo Thánh linh quán ở ven sông Bạch Hạc, đặt tượng Tam Thanh ở trong quán để phụng thờ. Lại xây hai ngôi am ở phía trước và phía sau quán, muốn tạc tượng thờ nhưng không biết tạc tượng ai, bèn thắp hương mà khấn rằng: "Vị thổ thần ở đây, nếu như linh ứng thì mau hiện rõ tình trạng để ta theo đó mà tạc tượng đặt ở am trước". Canh ba đêm ấy, mộng thấy có hai dị nhân, diện mạo hùng vĩ, phong tư nhàn nhã đều mang theo quân hầu, trước hò sau hét đi lại phía Thường Minh, tranh nhau chiếm am trước. Thường Minh hỏi rằng: "Các ông họ tên là gì? Xin cho ta được rõ để tiện phụng thờ". Hai người riêng xưng tên họ, một tên là Thạch Khanh, một tên là Thổ Lệnh. Thường Minh xin đọ tài nghệ, nếu ai thắng sẽ ở am trước. Thạch Khanh ứng tiếng mà chạy, mới tới bờ sông đã thấy Thổ Lệnh ở cạnh sông từ trước rồi. Thường Minh theo giấc mộng căn cứ ở hình dạng mà sai thợ tạc tượng. Thổ Lệnh được ở am trước. Thần uá linh hiển hách người trong châu đều kính sợ, hương lửa cúng thờ. Thần là vị phúc thần của ba con sông. Phàm cầu đảo, đều rất ứng nghiệm. Đời Trần phong làm Trung Dực võ liệt phụ quốc hiển uá vương. Chùa này ở ngã ba sông Bạch Hạc, ở sông Bạch Hạc có một đoạn mấy chục trượng có giống cá anh vũ. Về mùa đông, dân chài thả lưới vớt cá. Trên dưới khúc sông ấy đều không có giống cá này, cá anh vũ cũng giống như loài cá chép, mùi vị thơm ngon, rất tiện để làm gỏi, chả, thuộc loại thực phẩm thượng hạng. Người bắt được đều mang tiến vua, cấm đem ra mua bán. 25-truyện thần chính khí long đỗ Đời Đường, Cao Biền sang đóng ở nước ta, chiếm phủ, xưng vua, đắp thêm La Thành. Vừa đắp xong, một buổi sáng sớm, Biền dạo xem phía ngoài cửa đông thành, bỗng nhiên trời nổi mưa to gió lớn, thấy mây ngũ sắc từ dưới đất dâng lên, ánh sáng lóe mắt. Một dị nhân mặc áo màu sặc sỡ, trang sức trông kỳ vĩ, cưỡi con rồng đỏ, tay cầm giản vàng, lơ lửng trong mây khói, khí thế ngùn ngụt, bay lên lượn xuống hồi lâu mới tan. Biền kinh ngạc, cho là ma quỷ, muốn thiết đàn để cúng. Đêm ấy, mộng thấy có thần nhân đến nói rằng: "Xin ông đừng có bụng nghi ngờ, ta không phải là yêu khí đâu. Ta chính là Long Đỗ Vương chính khí thần, vì muốn xem kỹ thành mới mà hiện ra đó thôi!" Biền tỉnh dậy. Sáng hôm sau họp quần thần, than rằng: "Ta không khuất phục được người phương xa chăng? Đến nỗi để cho loài ngoại quỷ dòm ngó điều không hay của mình ru!". Có người khuyên lập đàn, và dùng nghìn cân sắt đúc tượng theo hình dạng thần nhân để làm bùa yểm. Biền y theo kế đó. Vừa đọc thần chú bỗng trời đất mù mịt ngày đêm, mưa gió giật đùng đùng, tượng sắt nát vụn ra mà bay lên không. Biền sợ hãi, có ý muốn về phương Bắc. Người đời lấy làm lạ, bèn lập chùa ở mạn phía đông kinh thành. Về sau, Lý Thái Tổ dời đô ra đây, xây dựng phủ thành, lại mộng thấy thần nhân tới chúc mừng. Vua nói: "Người chắc được hương lửa trăm năm chăng?" Đáp: "Mong thánh thượng được trường thọ ức vạn năm, thần đâu há chỉ được hưởng trăm năm hương lửa!". Vua tỉnh dậy, sai giết súc vật để tế, lại phong làm Thăng Long thành hoàng đại vương. Thời ấy, ở cửa đông có mở chợ buôn bán, đền thần kéo liền một dãy phố dài. Phố thường bị hỏa hoạn, gió dữ thổi cháy rất nhiều, duá có đền là vẫn y nguyên không bị lửa bén tới. Vua lại gia phong cho hưởng lộc, các buổi lễ nghênh xuân đều cử hành tại đây. Ba lần hỏa tai mà vẫn không bị cháy. Đời Trần phong làm Thuận Dụ tự ứng đại vương. Chùa ở phường Hà Khẩu huyện Thọ Xương nay gọi là đền Bạch Mã. 26-truyện quốc sư xây đền sóc thiên vương Thời Lê Đại Hành, Khuông Việt thái sư Ngô Chân Lưu thường lưu lạc tới làng Bình Lỗ, mến thích phong cảnh thanh u đẹp đẽ ở đây, bèn dựng một ngôi am mà ở. Đêm, vào lúc canh ba, sư mộng thấy có vị thần đeo qua vàng, cưỡi ngựa sắt, tay trái cầm cây thương vàng, tay phải cầm bảo kiếm, theo sau tới hơn mười người, diện mạo đáng sợ, tới mà nói rằng: "Ta là Tỳ Sa Môn đại vương, kẻ theo sau đều là thần Dạ Xoa. Thiên đế có sách sai ta tới Bắc quốc để bảo hộ hạ dân ở đó. Ta vốn có duyên với ngươi, cho nên tới báo để ngươi biết". Thái sư kinh hoàng tỉnh dậy, nghe thấy trong núi có tiếng thét, trong lòng vô cùng sợ hãi, bèn thân vào núi, thấy một cây lớn có mây lành vây ở trên bèn sai thợ tới đốn để tạc tượng thần như hình dạng trông thấy trong mộng, rồi lập đền thờ, hương lửa cúng vái. Năm Thiên Phúc thứ nhất, quân Tống vào ăn cướp, bên ta sai quân tới đền cầu khẩn. Khi ấy, quân Tống đóng ở thôn Tây Kết, hai bên chưa giao chiến, quân Tống trông thấy đã kinh hãi lui về giữ Đại Giang, lại gặp lúc sóng nổi cuồn cuộn, giao long nổi lên mặt nước, quân giặc tan vỡ. Vua cảm sự anh linh của thần, bèn xây thêm miếu võ, phong làm Sóc Thiên Vương để trấn phương bắc. Đền ở xã Vệ Linh, huyện Kim Hoa, thường xuyên phụng thờ không bao giờ ngớt. Có người cho rằng Đổng Thiên Vương sau khi dẹp được giặc, cưỡi ngựa sắt tới cây đa núi Vệ Linh thì lên trời, chỉ để lại một cái áo. Tới nay người đời gọi cây này là "cây thay áo". Phàm khi thờ cúng, chỉ dùng những đồ chay tịnh. Tới triều Lý, để tiện thờ cúng, mới xây đền vũ ở phía đông Tây Hồ để trấn phương bắc, lại tôn làm phúc thần, nay là phường Nhật Quả Tây Hồ vậy. 27-truyện đền thờ hoằng thánh đại vương Hoằng Thánh đại vương chính là Phạm Cự Lượng ở triều vua Lê Đại Hành. Cự Lượng người Nam Sách, ông nội Lượng là Chiêm làm chức Đồng Giáp tướng quân nhà Ngô, bố Lượng là Mạn, làm chức tham chính đời Ngô Nam Tấn Vương, anh Lượng là Dinh làm chức vệ úy tướng quân đời Đinh. Khi vua Đinh còn thơ ấu, quân Tống sang xâm lược, Đại Hành nắm mọi quyền binh. Đinh thái hậu truyền lựa chọn dũng sĩ để chống giặc Tống, Đại Hành cử Lượng làm đại tướng quân. Đương khi đặt kế xuất quân, Cự Lượng cầm đầu tướng sĩ, tôn Đại Hành làm hoàng đế. Lượng làm quan đến chức thái úy. Năm Thông Thụy đời Lý Thái Tông, vua thấy trong đô hộ phủ có nhiều nghi án, án quan không giải quyết nổi, có ý muốn lập thần tự chuyên xét xử các án kiện, tỏ rõ sự linh hiển để thấy hết mọi kẻ gian trá, bèn tắm rửa, thắp hương cầu khẩn thượng đế. Đêm đó, mộng thấy có vị sứ giả mặc áo đỏ, vâng mệnh thượng đế tới phong Cự Lượng làm minh chủ của các án quan ở đô hộ phủ. Vua hỏi sứ giả rằng: "Người ấy là ai, giữ chức gì của ta?". Đáp: "Chính là chức thái úy của vua Lê Đại Hành". Vua tỉnh mộng bèn hỏi lại quần thần. Khi biết rõ chuyện, bèn phong Lượng làm Hoằng Thánh đại vương, sai quân lập đền ở phía Tây cửa nam thành để phụng thờ lại đổi làm Hồng Thánh, đời đời tôn là ngục thần. 28-truyện bà phu nhân trinh liệt mỵ ê Bà Mỵ là vợ Xạ Đẩu, chúa nước Chiêm Thành. Lý Thái Tôn đánh được Chiêm Thành, chém Xạ Đẩu, bắt Mỵ mang về. Đến sông Lý Nhân, vua sai quan trung sứ triệu bà sang hầu. Bà căm giận khôn xiết, lấy chiên trắng quấn quanh mình rồi nhảy xuống sông Hoàng Giang mà chết. Những buổi sáng sớm sương mù và đêm trăng thường nghe thấy có tiếng than ai oán ở khúc sông đó. Người nước ta bèn lập đền thờ cúng. Về sau, vua ta đi qua hạt Lý Nhân, ngồi ngự ở thuyền rồng nhìn sang bên kia sông thấy có đền thờ, bèn quay lại hỏi tả hữu. Tả hữu bèn đem chuyện bà tâu rõ lại. Vua thương tình nói rằng: "Nếu quả thực là linh thiêng tất nàng sẽ báo cho trẫm biết". Đêm đó vào hồi canh ba, bà bèn ứng mộng cho vua. Bà mình mặc y phục Chiêm Thành, vừa vái vừa khóc mà tâu rằng: "Thiếp giữ đạo nữ nhi, một lòng một dạ với chồng. Xạ Đẩu tuy không thể cùng bệ hạ tranh sáng, nhưng cũng là người hiển hách ở một phương, thiếp thường vẫn chịu ơn nghĩa của chàng. Ngày nay Xạ Đẩu lỗi đạo, thượng đế giáng chích, mượn tay bệ hạ để trị tội cho nên nước mất thân tan. Thiếp hàng ngày vẫn muốn báo ơn chàng nhưng chưa có dịp. Thiếp may mắn một ngày được gặp bệ hạ. Bệ hạ sai quan trung sứ tiễn thiếp xuống dòng nước này, nhờ đó mà giữ được tiết trong giá sạch, ơn đó kể sao cho xiết. Thiếp nào có pháp thuật gì để dám tự xưng là linh thiêng, nào có lời nói gì có thể xứng tai bệ hạ". Nói xong bỗng biến mất không thấy đâu nữa. Vua kinh hãi tỉnh mộng, phong bà là hiệp chính nương phu nhân. Đời Trần Trùng Hưng lại gia phong cho bà là tá lý phu nhân, thêm hai chữ trinh liệt để biểu dương cái tiết đoan trinh của bà vậy. 29-truyện ứng thiên hóa dục hậu thần Thần vốn là vị thổ thần ở nước Nam ta. Năm Thần võ thứ nhất đời Thánh Tông, vua đi chinh phạt nước Chiêm Thành, tới cửa bể Hoàn Hải, bỗng nhiên trời nổi mưa to gió lớn, sóng dâng cuồn cuộn, xa nhìn như núi, ngự thuyền và chiến thuyền đều không thể qua bến được, bèn phải cắm thuyền ở bờ biển. Đêm ấy, mộng thấy có người con gái mặc đồ trắng, quần đỏ, trang điểm sơ sài, phong tư yểu điệu bước lên thuyền ngự mà nói rằng: "Thiếp là tinh đất ở nước này, hồn đậu ở trên cây đã lâu. Nay gặp lúc minh quân xuất chinh, nguyện xin cùng đi theo để lập chiến công". Rứt lời không thấy đâu nữa. Vua bèn tỉnh dậy triệu tập tả hữu và các bậc kỳ túc kể lại chuyện. Có vị tăng thống là Huệ Sinh tâu rằng: "Thần đã nói là đậu nhờ ở trên cây, vậy nên cầu khẩn tất được yên". Bèn sai thân nhân tìm khắp các núi trên bờ, ngẫu nhiên thấy một cái cây ngọn như hình người, giống hệt vị thần trong mộng, bèn đặt trên thuyền ngự, thắp hương cầu đảo, đặt hiệu là Hậu thổ phu nhân. Trong khoảng khắc, gió yên sóng lặng, hành quân vượt biển thuận lợi, không lo ngại vì sóng gió nữa. Vua bèn lập thần từ, phút chốc sóng gió lại nổi cuồn cuộn như trước. Huệ Sinh tâu rằng: "ý thần không muốn ở lại bên bờ". Bèn về kinh xin âm dương để cầu cho sóng bể được yên. Kíp khi về tới kinh, xây đền thờ ở làng An Lãng... Tới đời Trần Anh Tông, gặp hạn hán, vua sai lập đàn để cầu đảo. Thần bèn thác mộng cho vua, nói: "Đền này có vua Câu Mang, có phép làm mưa". Vua tỉnh dậy, sai quân dâng lễ, quả nhiên được buổi mưa to gió lớn. Vua bèn sách phong cho thần làm Hậu thổ đại phu nhân, đời đời gia phong vì nghĩ thần có công với dân. Triều Trần lại phong làm ứng thiên hậu thổ thần kỳ nguyên quân. Phàm tiết lập xuân đều mang thổ ngưu nộp ở dưới đền, tới nay đã thành tục lệ. 30-truyện vị thần núi hồng lĩnh Núi Hồng Lĩnh ở đạo Nghệ An. Xưa ở huyện La Sơn có bốn người đốn củi trong núi thấy một cái hồ, trong hồ có một mỹ nhân rất đẹp đang tắm trên một tảng đá bằng phẳng. Mỹ nhân trông thấy bốn người thì nhảy xuống hồ. Bỗng có một con ba ba lớn nổi ở trên mặt nước, bốn người kinh hãi bèn hái những quả quí trên hồ mà đi. Đi suốt ngày không tiến được bước nào, bỗng thấy một dị nhân đến nói rằng: "Vứt những quả quí đi thì mới có thể ra khỏi chốn này, nếu về được tới nhà thì chớ có tiết lộ chuyện trong núi cho ai biết". Về sau có người tiết lộ chuyện, hộc máu mà chết. Đến đời Thánh Tông hoàng đế, vua tới núi này, cắm biển ở trên núi. Núi có chín mươi ngọn. Tịnh không thấy hồ, chỉ nghe như có tiếng sóng vỗ. Trời lập tức đổ mưa. Thấy thần rất là linh ứng, nhà vua ban phong cho điển lễ, đến nay người đời vẫn còn kể lại chuyện xưa. Nơi đó là núi Hồng Lĩnh thuộc huyện La Sơn, phủ Đức Quang, tỉnh Nghệ An, nay là hai huyện Nghi Xuân và Can Lộc. 31-truyện thần núi vọng phu Núi Vọng Phu thuộc huyện Vũ Xương, ở cửa bể của đạo Thuận Hóa. Người đời tương truyền rằng: Ngày xưa có hai anh em một trai một gái làm nghề đốn củi ở trong rừng. Người anh chặt gỗ, lỡ tay trúng phải mặt em. Người em đau quá ngã lăn xuống đất. Người anh tưởng em chết, sợ hãi mà bỏ trốn đi xa. Người em được một cụ già đem về nuôi, đến khi trưởng thành, nhan sắc tuyệt đẹp, khác hẳn ngày xưa. Khi cụ già chết, người em gái mới đi lấy chồng, lại lấy đúng người anh mình. Người anh không biết vợ là em gái. Anh ta thấy trên đầu vợ có một vết sẹo, nhân hỏi duyên do. Người vợ nói: "Lúc còn nhỏ thiếp theo anh trai vào rừng đốn gỗ, anh thiếp lỡ tay chém trúng vào giữa trán thiếp rồi bỏ trốn mất, không biết sống chết nơi nào". Người anh nhận ra em gái mình nhưng đã trót kết làm vợ chồng, cho nên ngại mà không dám nói rõ, lấy cớ đi buôn, bỏ ra đi mà không về nữa. Người em không biết chồng là anh mình, ngày ngày trông đợi, chết mà biến thành hòn đá. Người đời bèn gọi hòn đá ấy là đá Vọng Phu, lại thấy linh thiêng bèn lập đền thờ phụng. 32-truyện con trâu vàng ở huyện tiên du Ngày xưa, đời thượng cổ, có Vương Chất đi đốn củi ở trong núi gặp hai tiên đồng đang đánh cờ. Hai tiên đồng cho Chất một hạt táo, Chất ăn khỏi đói rồi gác rìu mà ngồi xem đánh cờ. Tiên đồng bảo Chất: "Cán rìu của người nát rồi". Chất cúi xuống, lúc ngẩng lên thì không thấy tiên đồng đâu. Kịp đến khi trở về nhà thì không còn gặp lại những người thân cũ ở trần gian nữa. Do tích đó người đời bèn gọi quả núi này là núi Lạn Kha (núi rìu nát) còn gọi là núi Tiên Du (núi chơi tiên) rồi nhân lấy tên ấy để đặt tên huyện. ở huyện Tiên Du nay vẫn còn vết cũ. Núi Tiên Du có tinh trâu vàng nửa đêm thường tỏa ra ánh sáng. Có nhà sư lấy tích trượng yểm lên trán trâu, trâu vàng bỏ chạy húc vào đất làm sụp thành cái hồ. Nơi này sau gọi là thôn Húc. Trâu chạy đến địa phận Văn Giang, vì vậy ở đây có cái vũng lớn gọi tên là vũng Trâu Đằm. Trâu chạy qua các xã Như Phượng, Như Loan, Đại Lạn, Đa Ngưu. Các xã này sở dĩ tên như vậy là vì có vết chân trâu đi tới. Trâu lại từ trong bến ra sông Cái, đến Ninh Giang, đi men phủ Lý Nhân, theo ven sông Cái tới sông Tô Lịch, chỗ ấy chính là Tây Hồ. Người đời truyền tụng rằng Cao Biền giỏi thuật số, thông địa lý, thường cưỡi diều giấy bay trên không trung để yểm các nơi thắng cảnh. Biền thấy trâu đi vào hồ Dâm Đàn (nay là Tây Hồ) rồi thoắt không thấy trâu đâu nữa. Trên đường trâu chạy, khắp nơi biến thành khe, ngòi, rãnh,lạch. 33-truyện vị thần làng bố bái Thần làng Bố Bái là tinh của Viêm Long. Xưa ở làng Hạn Kiều thuộc lộ Hạ Hồng có hai anh em nhà họ Đặng, một tên là Thiện Minh, một tên là Thiện Xạ xuống biển đánh cá gặp một vật lạ giống như hình cây gỗ, dài hơn 3 thước, sắc như trứng quạ, dập dềnh trôi theo ngọn sóng. Hai anh em lặt lấy đem về. Đến đêm bỗng nghe thấy ở trong vật ấy có tiếng động. Hai anh em kinh hãi vội đem vứt ra giữa dòng nước, rồi sang thuyền khác ngủ nhờ. Đêm ấy, hai anh em mộng thấy có một người đến nói rằng: "Ta là vợ Đông Hải Long Vương, trót lỡ đi lại với Viêm Long Vương do đó sinh ra đứa con ấy, ta sợ Đông Hải Long Vương biết nên đem gửi các ngươi. Các người hãy giữ lấy và bảo hộ cho cẩn thận, không được để ai xúc phạm tới. Sau này nó trưởng thành tất có thể ban phúc cho các ngươi". Hai anh em kinh hãi tỉnh dậy thấy cây gỗ trước lại trôi theo thuyền, bèn đem theo về. Tới nhà, hai anh em nghỉ đậu ở đất Bố Bái. Cây gỗ bỗng nhảy từ trong thuyền lên mặt đất. Hai anh em bèn lập đền, lấy cây gỗ tạc tượng để thờ, gọi là Long Quân. Đời Trần, vua sai thị thần lặn xuống bể mò hạt châu. Thị thần không mò được gì cả, chỉ có con cháu họ Đặng mò được rất nhiều. Thị thần hỏi duyên do, họ Đặng bèn đem hết chuyện xưa nói rõ. Thị thần tâu lên vua. Vua sai dùng nghi lễ, âm nhạc đi rước tượng, từ đó mò được rất nhiều châu ngọc. Vua giáng chiếu thưởng cho danh hiệu Thần Châu Long Quân, tặng phong là Lợi tế linh thông huệ tín Long Quân. Đền thờ đặt ở xã Bố Bái, huyện Quỳnh Côi. Phía đông đền có bãi tha ma, đó chính là nơi khắc tượng ngày xưa. Trải qua các triều vua, thần đều được gia phong mỹ tự. Tới ngày nay đền đó vẫn rất là linh ứng. 34-truyện vị thần ở chằm lân đàm Thần Lân Đàm chính là thần rồng vậy. Xưa thần thường hóa thành người để tìm thầy học đạo. Thầy học lấy làm lạ bèn tìm chỗ ở của thần, thấy thần náu ở trong chằm. Thầy học thường tra hỏi, thần bèn nói thực rằng: "Năm nay trên thiên đình ngừng việc làm mưa". Thầy học cố nài thần ra làm mưa. Thần bất đắc dĩ phải nghe lời. Sau trong chằm có biến động, thầy học tới chằm thấy thần hút nước trong nghiên phun thành mưa mực để trừ hạn hán. Thượng đế cho là việc đã tiết lộ bèn bắt tội thần. Thây thần nổi ở trên chằm, thầy học thu về an táng, nhân đặt tên chằm là Long Đàm, sau đổi thành Lân Đàm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclinh_nam_chich_quai_0976.doc
Tài liệu liên quan