Đề tài Lợi nhuận chưa phân phối

Một trong những niềm hy vọng lớn nhất của cổ đông là nhận được mức cổ tức cao. Tuy nhiên, cổ tức cao chưa hẳn đó là dấu hiệu của một doanh nghiệp ăn nên làm ra, thậm chí nó có nguy cơ trở thành một nhà máy vắt sữa, hút kiệt nguồn vốn mà doanh nghiệp cần để tái đầu tư. Hầu hết các nhà đầu tư khi rót vốn vào một công ty cổ phần thông qua mua cổ phần hoặc mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đều nhỡn vào mức cổ tức mà cụng ty đó trả. Đó là tâm lý dễ hiểu của những cổ đông đầu tư ngắn hạn, coi việc mua cổ phần tương tự như gửi tiền tiết kiệm. Do vậy, cổ tức thường được so sánh với mức lói tiết kiệm hay lói suất trỏi phiếu. Một mức cổ tức cao dễ tạo tâm lý “đầu tư có lợi”. Tâm lý này thể hiện rừ nhất trong Đại hội cổ đông của công ty, nơi các cổ đông đặt ra mục tiêu với Hội đồng quản trị. Cổ tức là phần chia từ lợi nhuận cho các cổ đông, sau khi trừ đi các nghĩa vụ với nhà nước và trích lập các quỹ theo quy định trong điều lệ công ty. Mức cổ tức cao như vậy dễ đồng nghĩa với mức lợi nhuận cao. Một doanh nghiệp trả cổ tức cao cũng được coi là một doanh nghiệp “ăn nên làm ra” và hội đồng quản trị có năng lực.

doc36 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi nhuận chưa phân phối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn điều lệ của doanh nghiệp thì không trích nữa; 6.2. Trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển; 6.3. Đối với một số ngành đặc thù (như ngân hàng thương mại, bảo hiểm,...) mà pháp luật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp trích lập theo các quy định đó; 6.4. Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu; 6.5. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích các quỹ (6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5) được trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi.Mức trích vào mỗi quỹ do hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp quyết định sau khi tham khảo ý kiến của ban chấp hành công doàn doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước mức trích tối đa cho cả 2 quỹ căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước (vốn Nhà nước nói ở đây là số trung bình cộng của số dư vốn Nhà nước tại các thời điểm 1/1 và cuối mỗi quý của năm), như sau: a) 3 tháng lương thực hiện cho các trường hợp: - Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận nói trên năm nay bằng hoặc cao hơn năm trước. - Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng kinh doanh đang trong thời gian được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước nếu có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn năm trước khi đầu tư. b) 2 tháng lương thực hiện, nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn năm trước. Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) sau khi lấy ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn quyết định tỷ lệ phân chia số tiền vào mỗi quỹ. Sau khi trích đủ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo mức quy định trên thì bổ sung toàn bộ số lợi nhuận còn lại vào Quỹ đầu tư phát triển. *)chú ý Không trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ lợi nhuận sau thuế. Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tuỳ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm. Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp. Thời điểm trích lập quỹ: Trên cơ sở báo cáo tài chính hàng quí về số lợi nhuận thực hiện, doanh nghiệp kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, lợi nhuận còn lại được tạm trích vào các quỹ, nhưng số tạm trích vào các quỹ không vượt quá 70% tổng số lợi nhuận sau thuế của quý đó. Sau khi công bố công khai báo cáo tài chính năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, doanh nghiệp được phân phối toàn bộ số lợi nhuận sau thuế cả năm theo quyđịnh. 3.Hạch toán phân phối lợi nhuận 3.1.Tài khoản sử dụng TK421:lợi nhuận chưa phân phối Nội dung:phản ánh kết quả lãi hoặc lỗ từ các hoạt động và tình hình phân phối kết quả các hoạt động của doanh nghiệp Kết cấu +,Bên nợ :Số lỗ về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trích lập các quỹ Chia lợi nhuận cho các bên tham gia góp vốn, các cổ đông Bổ xung nguồn vốn kinh doanh Nộp lợi nhuận lên cấp trên +,Bên có:Số lãi về các hoạt động của doanh nghiệp Số tiền lợi nhuận cấp dưới nộp lên Xử lý các khoản lỗ về kinh doanh +,TK421 có thể có số dư nợ hoặc số dư có Số dư nợ: số lỗ chưa sử lý Số dư có:số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng -Tài khoản cấp hai TK4211:lợi nhuận chưa phân phối năm trước TK4212:lợi nhuân chưa phân phối năm nay TK3334:thuế thu nhập hoãn lại TK414:quỹ đầu tư phát triển TK415:quỹ dự phòng tài chính TK418:các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu TK431:quỹ khen thưởng phúc lợi TK821:chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp TK8211:chi phí thuế thu nhập hiện hành TK8212:chi phí thuế thu nhập hoãn lại 3.2.Phương pháp hạch toán 3.2.1.thuế thu nhập doanh nghiệp *)Chi phí thuế thu nhập hiện hành -,Một số quy định chung: theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì thuế thu nhập doanh nghiệp được quyết toán theo năm, tuy nhiên đẻ đảm bảo nguồn thu ổn định, thường xuyên cho ngân sách nhà nước, hàng quý doanh nghiệp phải nộp thuế cho ngân sách theo kế hoạch hoặc theo thông báo của cơ quan thuế +Hàng tháng khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp NợTK821(1)-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp CóTK333(4)-thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước +Khi nộp thuế thu nhập,ghi: Nợ TK333(4)-thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước Có TK111-tiền mặt Có TK112-tiền gửi ngân hàng +Khi báo cáo tài chính năm được duyệt, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp so với thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm, ghi Nợ TK821(1)-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK333(4)-thuế và các khoản nộp cho nhà nước Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp, ghi Nợ TK333(4)-thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước Có TK821(1)-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp *)Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại +Dối với thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả -Ghi nhận thuế thu nhâp doanh nghiệp hoãn lại phải trả trong năm Nợ TK821(2)-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK347-thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả -Ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại Nợ TK347-thuế thu nhập hoãn lại phải trả Có TK821(2)-chi phí thuế thu nhập hoãn lại +Đối với tài sản thuế thu nhập hoãn lại -Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại Nợ TK821(2)-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK243-tài sản thuế thu nhập hoãn lại -Giảm chi phí thuế thu nhâp doanh nghiệp hoãn lại Nợ TK243-tài sản thuế thu nhập hoãn lại Có TK821(2)-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại +Cuối kỳ kết chuyển số chênh lệch số phát sinh nợ, phát sinh có của TK821 sang TK911 để xác đinh kết quả -Nếu phát sinh nợ >phát sinh có Nợ TK911-xác định kết quả kinh doanh Có TK821-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại -Nếu phát sinh nợ < phát sinh có Nợ TK821-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK911-xác định kết quả kinh doanh 3.2.2.Chia lãi cho các đối tác góp vốn Việc chia lãi căn cứ vào tỷ lệ vốn góp của từng bên góp vốn và tình hình lãi hàng năm +Hàng tháng (hoặc hàng quý) tạm chia cho các đối tác góp vốn,ghi NợTK421(2)-lợi nhuận chưa phân phối Có TK111,112-nếu chia bằng tiền Có TK511(cóTK3331)-nếu chia bằng sản phẩm Có TK411-nếu các đối tác lấy lãi để góp tiếp vốn đầu tư Dầu năm, kế toán kết chuyển số dư của TK4212 thành số đầu năm của năm tiếp theo +Sang đầu năm sau, khi báo cáo kế toán năm được duyệt tính ra số lợi nhuận được chia và thanh toán số tạm chia, nếu phải chia thêm lợi nhuận ghi Nợ TK421(1)-lợi nhuận chưa phân phối Có TK111,112-nếu chia bằng tiền Có TK511-nếu chia bằng sản phẩm Có TK411-nếu đối tác lấy lãi để góp tiếp vốn đầu tư 3.2.3.Trích lập các quý doanh nghiệp +Hàng tháng (hoặc hàng quý), tạm trích lập các quỹ của doanh nghiệp số tạm trích vào các quý không vượt quá 70% tổng số lợi nhuận sau thuế của quý đó, ghi Nợ TK421(2)-lợi nhuận chưa phân phối Có TK414-quỹ đâu tư phát triển Có TK415-quỹ dự phòng tài chính Có TK418-các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu Có TK431-quỹ khen thưởng phúc lợi +Sang đầu năm sau, khi báo cáo kế toán năm được duyệt tính ra số lợi nhuận được trích lập các quỹ doanh nghiệp so sánh với số tạm tính, nếu được trích thêm ,ghi Nợ TK421(1)-lợi nhuận chưa phân phối Có TK414-quỹ đầu tư phát triển Có TK415-quỹ dự phòng tài chính Có TK418-các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu Có TK431-quỹ khen thưởng phúc lợi +Nếu kinh doanh bị thua lỗ, tuỳ theo quyết định của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán,ghi Nợ TK411-nguồn vốn kinh doanh Nợ TK415- quỹ dự phòng tài chính Nợ TK111,112,138,152-nếu được cấp bù lỗ hoặc do cổ đông liên doanh chịu Có TK421(1)-lợi nhuận chưa phân phối III.Thực trạng & Giải pháp. 1. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước . 1.1. Định nghĩa và phân loại. Theo : Luật doanh nghiệp nhà nước sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 khoá XI , doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức dưới các hình thức Công ty nhà nước và Công ty TNHH nhà nước một thành viên. - Công ty nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức Công ty nhà nước độc lập, Tổng Công ty nhà nước. - Công ty TNHH nhà nước một thành viên là Công ty TNHH do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức, quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp. Công ty không được quyền phát hành cổ phiếu. 1.2. Nguồn luật điều chỉnh. 1.2.1. Công ty nhà nước. Phân phối lợi nhuận trong Công ty nhà nước được thực hiện theo điểm 8, Điều 17 của Luật doanh nghiệp nhà nước và được cụ thể hoá trong quy chế quản lý tài chính của Công ty nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ. 1.2.2. Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên. Phân phối lợi nhuận trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên được thực hiện theo Thông tư số 58/2002/TT-BTC. 1.3. Thực trạng . 1.3.1. Công ty nhà nước. - Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế TNDN. Lợi nhuận sau thuế về cơ bản được dùng bù lỗ, không được trừ vào lợi nhuận trước thuế và lập các quỹ (Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đặc biệt với Công ty đặc thù...) theo quy định. - Lợi nhuận còn lại được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và vốn Công ty tự huy động bình quân trong năm, trong đó: + Phần vốn Nhà nước được xác định bằng số dư bình quân đầu kỳ và cuối kỳ của vốn kinh doanh, vốn đầu tư xây dựng và quỹ đầu tư phát triển. + Vốn DN tự huy động được xác định bằng số dư bình quân của các khoản vốn vay ngân hàng thương mại, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (trừ các khoản vốn vay được Nhà nước bảo lãnh, hỗ trợ lãi suất, vay với lãi suất ưu đãi). a. Phần lợi nhuận chia theo nguồn vốn nhà nước đầu tư . Được dùng để tái đầu tư, tăng vốn nhà nước tại Công ty hoặc hình thành quỹ tập trung để đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực nhà nước cần phát triển hoặc chi phối theo quy định của Chính phủ. b. Phần lợi nhuận phân chia theo nguồn vốn Công ty tự huy động. - Trích lập quỹ đầu tư phát triển sản xuất theo quy định Chính phủ hiện nay là : 30% lợi nhuận còn lại. Phần lợi nhuận còn lại do Công ty tự quyết định phân phối vào các Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi (sau khi đã trả hết nợ đến hạn). - Trích Quỹ trợ cấp mất việc làm : từ 1%-3% trên tổng Quỹ tiền lương của Công ty. - Trích Quỹ khen thưởng Ban Quản lý điều hành Công ty : tối đa 5%, nhưng mức trích tối đa không được vượt quá 300 triệu với công ty không có hội đồng quản trị và 500 triệu với công ty có hội đồng quản trị. - Trích Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi : Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc Công ty (không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn Công ty. + Đối với các Công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích vào 2 quỹ này được bổ sung vào quỹ ĐTPT của Công ty. + Đối với Công ty đầu tư thành lập mới trong 2 năm liền kể từ khi có lãi nếu phân phối lợi nhuận như trên mà 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi không đạt 2 tháng lương thực tế thì Công ty được giảm phần trích Quỹ ĐTPT để đảm bảo đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ này. Mức giảm tối đa bằng toàn bộ số trích Quỹ ĐTPT trong kỳ phân phối lợi nhuận năm đó. Đối với Công ty nhà nước được thiết kế và thực tế thường xuyên ổn định cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch khi phân phối lợi nhuận như trên mà không đủ trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo mức 2 tháng lương thực hiện như sau: Trường hợp lãi ít, Công ty được giảm trích Quỹ ĐTPT, giảm phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước để đảm bảo đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ. Nếu giảm toàn bộ số tiền trên mà vẫn chưa đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ thì sẽ được nhà nước trợ cấp cho đủ. Trường hợp không có lãi thì nhà nước sẽ trợ cấp đủ để trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương. 1.3.2. Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên. Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi nộp thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN và bù đắp các khoản lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế. Chủ sở hữu quyết định sử dụng theo hướng sau: (thieu ) - Trích lập Quỹ dự phòng tài chính : 10% lợi nhuận sau thuế. - Trích lập Quỹ trợ cấp mất việc làm : 5% lợi nhuận sau thuế. - Trích lập Quỹ thưởng Ban Quản lý điều hành Công ty : tối đa 5% lợi nhuận còn lại sau thuế .Tuy nhiên, mức trích quy định không vượt quá 100 triệu đồng/năm. - Trích lập Quỹ khen thưởng và phúc lợi : 10% lợi nhuận sau thuế (sau khi trừ đi lợi nhuận trích quỹ dự trữ tài chính và quỹ trợ cấp mất việc làm). è Kết luận : Công ty nhà nước có nhiều chủ sở hữu nên căn cứ phân phối lợi nhuận dựa vào nguồn vốn đầu tư vào Công ty. Công ty TNHH nhà nước một thành viên có một chủ sở hữu, có toàn quyền quyết định phân phối và sử dụng lợi nhuận, kể cả điều động đầu tư cho doanh nghiệp khác sau khi đã trích đưa vào các quỹ. Do sự khác biệt này nªn Công ty TNHH nhà nước một thành viên có khả năng thích ứng nhanh và linh hoạt hơn trong nền kinh tế thị trường. 1.4. Giải pháp & kiến nghị. Phân phối lợi nhuận trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước luôn là vấn đề rất quan trọng. Để làm tốt việc phân phối lợi nhuận trong các doanh nghiệp nhà nước cần quán triệt các nguyên tắc sau: - Cần đảm bảo lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài liên quan đến dự phòng tài chính. - Cần giải quyết hài hoà mối quan hệ 3 mặt lợi ích: lợi ích nhà nước, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người lao động. Vì vậy phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp nhà nước không chỉ là việc phân chia số tiền lãi một cách đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hoà các mối quan hệ kinh tế. Việc phân phối lợi nhuận, xác định tỷ lệ hợp lý sẽ trở thành động lực to lớn thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thu được lợi nhuận cao hơn ở kỳ tiếp theo. Để thực hiện phân phối lợi nhuận hợp lý cần quán triệt các yêu cầu cơ bản sau: -Cần làm nghĩa vụ và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế TNDN một cách đầy đủ và kịp thời về ngân sách nhà nước theo luật định. -Cần phải dành một phần lợi nhuận sau thuế để lại thích đáng để đáp ứng nhu cầu bảo toàn và bổ sung tăng vốn kinh doanh cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong doanh nghiệp nhà nước. hướng gắn lợi ích của người quản lý, điều hành doanh nghiệp và người lao động với lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo yêu cầu trên, mô hình phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ nên thực hiện theo định hướng sau: - Cần ưu tiên bảo toàn vốn của nhà nước tại Công ty sau đó mới đến phát triển vốn. - Cần bổ sung tăng vốn kinh doanh cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Cần đảm bảo lợi ích người lao động, người quản lý và nhu cầu phúc lợi của Công ty. Bên cạnh đó, cần sớm có chính sách chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang Công ty TNHH nhà nước một thành viên. 1.4.1. Ưu tiên bảo toàn vốn Nhà Nước. Lợi nhuận sau thuế được sử dụng để bù đắp các khoản lỗ ở các năm trước, không được trừ vào lợi nhuận trước thuế (trường hợp các khoản lỗ này bằng hoặc lớn hơn lợi nhuận sau thuế thì toàn bộ lợi nhuận sau thuế được dùng để bù đắp các khoản lỗ. Công ty không được phép trích lập các quỹ, kể cả Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi). 1.4.2. Bổ sung vốn kinh doanh. Trích Quỹ đầu tư phát triển sản xuất của Công ty. Tỷ lệ trích vào quỹ này cần căn cứ vào nhu cầu gia tăng vốn trong Công ty và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty. Cần dựa trên cơ sở xem xét quan hệ tỷ lệ giữa tốc độ tăng trưởng Công ty với tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu để xác định tỷ lệ trích lợi nhuận để lại tái đầu tư. Dựa vào công thức sau: Tỷ lệ tăng trưởng             Tỷ lệ lợi nhuận để            Tỷ lệ sinh lời doanh nghiệp         =       lại tái đầu tư           x        vốn chủ sở hữu (Giả sử Công ty dự định tốc độ tăng trưởng trong năm tới phải đạt 7% với mức sinh lời vốn chủ sở hữu (LNST/Vốn CSHbq) đạt 14% thì tỷ lệ lợi nhuận để lại tái đầu tư (trích vào Quỹ phát triển sản xuất) phải là 7%/14% = 50%). 1.4.3. Đảm bảo lợi ích ba bên. Phân phối lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng không khống chế mức trích tối đa của quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi cho người lao động,quỹ khen thưởng ban quản lý điều hành công ty nhằm tránh tình trạng “cào bằng” hiện nay là mức thưởng cho người lao động ở doanh nghiệp làm ăn hiệu quả ít cũng gần giống như doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ trích vào quỹ này do chủ sở hữu Công ty quyết định dựa trên sự đảm bảo lợi ích người lao động, người quản lý và nhu cầu phúc lợi của Công ty. 1.4.4.Có chính sách hợp lý. Trong khi còn tồn tại song song 2 hình thức doanh nghiệp nhà nước (Công ty nhà nước và Công ty TNHH nhà nước một thành viên) mà thực chất đều là loại hình doanh nghiệp có chủ sở hữu là nhà nước thì chế độ phân phối lợi nhuận ở 2 loại hình Công ty này cần phải có sự tương đồng nhau. Tuy nhiên hiện nay chế độ phân phối lợi nhuận hiện hành ở 2 loại Công ty này có sự khác biệt lớn. a. Về trích lập Quỹ trợ cấp mất việc làm. - Đối với Công ty nhà nước: Quỹ trợ cấp mất việc làm được trích từ 1%-3% trên tổng Quỹ tiền lương của Công ty. - Đối với Công ty TNHH nhà nước một thành viên: Thì trích 5% lợi nhuận còn lại sau thuế để lập Quỹ trợ cấp mất việc làm. Vì nguồn trích lập quỹ này khác nhau nên cách thức quản lý quỹ cũng không giống nhau. Các khoản chi từ Quỹ trợ cấp mất việc làm của Công ty nhà nước được đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty nhà nước. Điều này làm tăng chi phí hợp lý hợp lệ và giảm thuế TNDN nộp về ngân sách nhà nước. Do vậy, nếu Công ty càng sử dụng Quỹ trợ cấp mất việc làm thì càng đẩy chi phí kinh doanh tăng lên và hiệu quả kinh doanh giảm đi. Đối với Công ty TNHH nhà nước một thành viên Quỹ trợ cấp mất việc làm được trích từ lợi nhuận sau thuế nên chi của quỹ này không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nếu Công ty để người lao động mất việc làm thì lợi nhuận sau thuế của Công ty sẽ giảm, phần lợi nhuận để chia nhằm bổ sung tăng vốn của Công ty và phần lợi nhuận để phân phối cho người lao động sẽ bị giảm đi. b. Về mức khống chế trong trích lập Quỹ khen thưởng Ban Quản lý điều hành Công ty. Theo chế độ phân phối lợi nhuận hiện hành, cả 2 loại hình Công ty trên đều được trích tối đa 5% lợi nhuận còn lại sau thuế lập Quỹ thưởng Ban Quản lý điều hành Công ty. Tuy nhiên, mức khống chế trích tối đa lại có sự khác biệt lớn. Đối với Công ty TNHH nhà nước một thành viên mức trích quy định không vượt quá 100 triệu đồng/năm. Trong khi đó, tại Công ty nhà nước quy định mức trích một năm không quá 500 triệu đồng (đối với Công ty có Hội đồng quản trị) & 300 triệu (đối với Công ty không có Hội đồng quản trị). Điều này dẫn đến sự không công bằng với người quản lý trong 2 loại hình trên. c. Về trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi. - Đối với Công ty nhà nước, số lợi nhuận còn lại sau khi trích Quỹ khen thưởng Ban Quản lý điều hành Công ty được phân phối vào Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi. Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc Công ty (không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn Công ty. - Đối với Công ty TNHH nhà nước một thành viên: Mỗi quỹ khen thưởng và phúc lợi được trích bằng 10% lợi nhuận sau thuế (sau khi trừ đi lợi nhuận trích quỹ dự trữ tài chính và quỹ trợ cấp mất việc làm). è Qua nội dung trích, quỹ khen thưởng và phúc lợi của 2 loại hình Công ty trên cho thấy ở Công ty nhà nước phần lợi nhuận để trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi được nhà nước đảm bảo tối thiểu bằng 2 tháng lương thực hiện, kể cả Công ty hoạt động lãi ít hoặc không có lãi, thậm chí để trích đủ bằng 2 tháng lượng thực hiện vào 2 quỹ này, nhà nước còn cho phép Công ty giảm toàn bộ mức trích Quỹ ĐTPT trong kỳ phân phối lợi nhuận hoặc nhà nước trợ cấp cho đủ nếu ít lãi hoặc không có lãi. Điều này thể hiện tính bao cấp của nhà nước đối với Công ty nhà nước. Ở Công ty TNHH nhà nước một thành viên, mức trích 10% lợi nhuận còn lại. Kết luận : Từ những khác biệt và bất cập trên trong phân phối lợi nhuận ở 2 loại hình đều là doanh nghiệp nhà nước, đặt ra yêu cầu sớm sửa đổi, bổ sung chế độ phân phối lợi nhuận hiện hành để đảm bảo lợi ích nhà nước, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người quản lý, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước ở 2 loại hình cần có sự tương đồng nhau. Đồng thời, , cần có kế hoạch chuyển đổi các Công ty nhà nước thành Công ty TNHH nhà nước một thành viên, tập đoàn nhà nước hiện đại hoặc Công ty cổ phần nhà nước nắm quyền chi phối để tiến tới ban hành áp dụng Luật doanh nghiệp thống nhất. Hy vọng rằng, việc bổ sung, hoàn thiện chế độ phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp nhà nước và việc chuyển doanh nghiệp nhà nước sang Công ty TNHH nhà nước một thành viên sẽ góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và góp phần thực hiện được các mục tiêu của công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước. 1.5. Cải cách thành công DNNN ở Trung Quốc. Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa (năm 1978), Trung Quốc đồng thời đã thực hiện những biện pháp cải cách hướng vào hoạt động của DNNN như: Mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất - kinh doanh, cổ phần hóa, xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại... 1.5.1. Mở rộng quyền tự chủ - tự chịu trách nhiệm cho Doanh nghiệp. Tháng 4/1978, Trung uơng Đảng CS Trung Quốc đã ban hành: “Quyết định về một số vấn đề tăng cuờng phát triển công nghiệp“, trong đó quy định các DN sau khi hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao, có thể trích một phần tỷ lệ trong lợi nhuận để lập quỹ phúc lợi tập thể trong DN. Sau đó, Quốc vụ viện Trung Quốc tiếp tục phê chuẩn “Quy định về thí điểm thực hiện Quỹ DN trong các DNNN“. Theo quy định này, DN được giữ lại một phần lợi nhuận (tương đương 5% tổng số lương cả năm của CNV) để lập quỹ cho DN, Nhà nước không thu toàn bộ lợi nhuận của DN như trước nữa. Sau Hội nghị TW3 khóa XI, việc thí điểm mở rộng quyền tự chủ đã được đẩy mạnh, số DN thực hiện thí điểm ở Trung Quốc đã tăng từ 6 lên 100 DN. Trung Quốc đã ban hành văn bản “Một số quy định tạm thời về việc tăng cường hơn nữa quyền tự chủ cho các DNNN”, trong (THIIEU)Về lương và tiền thưởng DN có quyền định ra hình thức tiền lương và mỗi năm có thể tăng lương cho 3% số CBVC trong DN; Về quan hệ hợp tác, DN có quyền tham gia hoặc tổ chức các hoạt động hợp tác kinh tế liên ngành, liên khu vực, có quyền chọn đối tác kinh doanh. 1.5.2. Giải pháp “Chuyển lợi nhuận thành thuế”: Tháng 4 năm 1983, Trung Quốc đã thực hiện giải pháp “Chuyển lợi nhuận thành thuế bước 1”. Nội dung chủ yếu của cải cách này là. - Tất cả các DN lớn và vừa làm ăn có lãi phải căn cứ vào lợi nhuận thực tế để nộp thuế thu nhập cho Nhà nước, với mức thuế bằng 55% tổng lợi nhuận thực tế. Số lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế của DN vẫn phải nộp cho Nhà nước, DN chỉ được giữ lại một phần theo quy định. - Đối với các DN nhỏ làm ăn có lãi, thì căn cứ vào lợi nhuận thực tế để nộp thuế theo phương thức luỹ tiến. - Các DN dịch vụ như khách sạn, nhà hàng ăn uống phải nộp 15% thuế thu nhập. - Các hợp tác xã thương mại cấp huyện nộp thuế theo cấp luỹ tiến. - Nhà nước chỉ thực hiện bù lỗ theo định mức cho các DN nằm trong diện chính sách theo quy định, không bù lỗ vượt mức. - Phần lợi nhuận được giữ lại sau khi nộp thuế, được dùng để lập các loại quỹ của DN. Mục đích của giải pháp cải cách này là từng bước chuyển đổi hình thức nộp lợi nhuận của DN, DN sẽ nộp lợi nhuận dưới dạng thuế. ý nghĩa của việc DNNN nộp thuế thừa nhận vai trò độc lập của DN, hạn chế và tiến tới loại bỏ dần sự quản lý trực tiếp của các cơ quan hành chính đối với DN, hạn chế việc bao cấp, coi DNNN như một bộ phận làm kinh tế của các cơ quan hành chính nhà nước. Mặc dù chứa đựng nhiều ý nghĩa tích cực như vậy, song biện pháp “Chuyển lợi nhuận thành thuế bước 1” vẫn còn một số điểm bất hợp lý, ảnh hưởng đến hiệu quả cải cách. Do đó, để có những điều chỉnh cho phù hợp hơn, năm 1984, Quốc Vụ viện Trung Quốc đã quyết định thực hiện giải pháp “Chuyển lợi nhuận thành thuế bước 2”, mà điểm khác biệt căn bản so với bước 1 là DNNN sẽ chỉ phải nộp thuế, ngoài ra, không phải nộp thêm phần lợi nhuận nào khác cho Nhà nước. Nội dung của “Chuyển lợi nhuận thành thuế bước 2” bao gồm: - Dựa vào đối tượng nộp thuế để phân thuế công thương thành: thuế sản phẩm, thuế giá trị gia tăng, thuế doanh nghiệp. Tăng thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế sử dụng ruộng đất. - Khi định thuế suất điều tiết, lấy lợi nhuận thực tế của DN làm cơ số và coi đó là lợi nhuận cơ bản để tính sau khi điều chỉnh - DNNN nhỏ làm ăn có lãi, sau khi nộp thế thu nhập theo mức luỹ tiến sẽ phải chịu lỗ lãi, Nhà nước không tiếp tục bù lỗ. Giải pháp này được coi là pháp lệnh hóa đối với mối quan hệ về phân phối lợi nhuận giữa nhà nước và DN. Điều này không chỉ góp phần làm minh bạch tình hình tài chính DN mà còn luật hóa mới quan hệ giữa DN với Nhà nước, mà vẫn duy trì được các khoản thu cho ngân sách. Đối với DN, biện pháp này cho phép DN được thêm nhiều lợi ích trong phân phối lợi nhuận, góp phần nâng cao tính năng động, tích cực của DN. 1.5.3. Thực hiện chế độ tự chủ trách nhiệm trong sản xuất - kinh doanh: Tháng 12/1986, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành: “Một số quy định về việc đi sâu cải cách DNNN, tăng cường sức sống cho DN. Các DN loại nhỏ thuộc chế độ sở hữu toàn dân tích cực thí điểm cho thuê kinh doanh và khoán kinh doanh. Chọn lựa một số doanh nghiệp loại vừa, lãi ít hoặc bị lỗ để tiến hành thí điểm cho thuê kinh doanh và khoán kinh doanh. Các DN lớn thuộc chế độ sở hữu toàn dân cần thực hiện chế độ trách nhiệm kinh doanh dưới nhiều hình thức đa dạng...”. Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng cải cách này, chế độ khoán kinh doanh đã được thí điểm rộng rãi ở Trung Quốc, tạo điều kiện cho DN thực sự trở thành thực thể kinh tế tương đối độc lập, tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Tính đến những năm 90 của thế kỷ trước, có 93% số DNNN ở Trung Quốc đã thực hiện biện pháp cải cách mới này, trong đó các DN lớn và vừa chiếm 95%. 1.5.4. Cổ phần hóa các DNNN: Cổ phần hóa đã được thực hiện ở Trung Quốc từ năm 1984. Đại hội XV Đảng CS Trung Quốc đã khẳng định: “Chế độ cổ phần là một hình thức tổ chức vốn của DN hiện đại, có lợi cho việc tách riêng quyền sở hữu và quyền kinh doanh, cho việc nâng cao hiệu quả vận hành DN và sử dụng vốn…”. Các công ty cổ phần ở Trung Quốc được hình thành chủ yếu theo 3 cách: Bán cổ phiếu cho CNVC trong nội bộ DN; Phát hành cổ phiếu công khai ra xã hội; Công ty cổ phần hình thành bằng cách nắm giữ cổ phiếu giữa các DN. Tính đến năm 2000, Trung Quốc có hơn 9.200 DNNN chuyển thành công ty cổ phần với tổng số vốn trên 600 tỷ NDT. Nhiều công ty cổ phần đã tham gia thị trường chứng khoán Thượng Hải, Thẩm Quyến, một số công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài... Sau khi cổ phần hóa, quyền tài sản trong các doanh nghiệp sẽ được chia thành 3 cấp: Quyền sở hữu cuối cùng (Nhà nước), quyền sở hữu pháp nhân (DN) và quyền quản lý kinh doanh (Tổng giám đốc). Đến năm 2000, Trung Quốc đã cơ hơn 4.300 công ty cổ phần hữu hạn đăng ký hoạt động theo Luật DN với tổng số vốn đạt hơn 360 tỷ NDT. 1.5.5. Xây dựng tập đoàn doanh nghiệp. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và xuyên suốt của cải cách DNNN là làm cho các DNNN có sức sống. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế không chỉ đòi hỏi các DNNN phải trở thành trụ cột ở trong nước mà còn đặt ra yêu cầu quốc tế hóa hoạt động của DNNN. Về cơ bản, sự phát triển của các tập đoàn DN ở Trung Quốc được trải qua 5 giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn phôi thai (từ năm 1978 – 1985); Giai đoạn xuất hiện một số tập đoàn DN (Từ tháng 2/1986); Giai đoạn hình thành các tập đoàn DN (từ tháng 12/1987), trong đó nổi bật là Chính phủ Trung Quốc cho ban hành: “Đề xuất thành lập và phát triển các tập đoàn DN”. Sau nhiều năm chú trọng xây dựng và phát triển, đến nay, Trung Quốc đã bước đầu hình thành hệ thống tập đoàn DN có quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh. Tính đến năm 2000, Trung Quốc có tổng số hơn 2.655 tập đoàn DN với tổng giá trị tài sản đạt hơn 106.983 tỷ NDT, doanh thu đạt hơn 53.250 tỷ NDT, lợi nhuận đạt 2.900 tỷ NDT... 2.Công ty cổ phần. 2.1,Định nghĩa & các vấn đề liên quan đến công ty cổ phần. - Cổ phiếu? Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty cổ phần. -Cổphần? Vốn của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau, mỗi phần bằng nhau đó gọi là cổ phần. Cổ phần hoàn toàn khác biệt so với cổ phiếu vì cổ phiếu chỉ là hình thức biểu hiện của cổ phần. - Cổ tức? Cổ tức là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty phát hành để trả cho mỗi cổ phiếu mà cổ đông đang nắm giữ. VD: Năm 2002, công ty REE chi trả cổ tức 1.500 đồng/ 1 cổ phiếu, tức là tại thời điểm công ty chi trả cổ tức, nếu nắm giữ 1 cổ phiếu REE bạn sẽ được trả 1500 đồng theo định nghĩa của tờ Wall Street Journal. Khoản tiền chi cho mỗi cổ phần sau mỗi năm cho người giữ cổ phiếu thông thường. Cổ tức là một phần của thu nhập trên mỗi cổ phần. Tuy nhiên, nếu một công ty cho thấy không có lãi trong một khoảng thời gian nhất định thì có thể dùng khoản lãi từ các khoảng thời gian có lãi để thanh toán cổ tức theo đúng kế hoạch. - Tỷ suất cổ tức: Tỷ suất cổ tức được tính toán bằng cách lấy thu nhập cổ tức hàng năm trên mỗi cổ phần chia cho giá cổ phiếu hiện tại. Tỷ suất này đo lường khoản thu nhập nhận được so với giá cổ phiếu. - Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người mua cổ phần được gọi là cổ đông và đóng vai trò là người sở hữu công ty. 2.2. Nguồn luật điều chỉnh. Căn cứ luật doanh nghiệp năm 2006 hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 2.3. Thực trạng. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức. Đối với các công ty cổ phần, tỉ lệ giữa phần lợi nhuận giữ lại với lợi nhuận chi trả phụ thuộc vào chính sách cổ tức của hội đồng cổ đông. Hàng năm, Công ty sẽ phải trích từ lợi nhuận sau thuế của mình một khoản vào quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Khoản trích này không được vượt quá năm phần trăm (5%) lợi nhuận sau thuế của Công ty và được trích cho đến khi quỹ dự trữ bằng 10% vốn điều lệ của Công ty. Theo các quy định về chế độ tài chính do nhà nước ban hành đối với các công ty cổ phần, lợi nhuận của công ty gồm : Lợi nhuận trước thuế = tổng doanh thu – Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế vào cuối năm tài chính, trước khi phân chia cổ tức cho các cổ đông phải phân chia trả lãi liên doanh và sau khi chia trả lãi liên doanh, số còn lại trích lập các quỹ như sau: Phúc lợi + Khen thưởng = 10%. (Tùy theo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm ; HĐQT có thể đề xuất mức cao hơn và phải được Đại hội đại hội đồng cổ đông chấp thuận ). Trích quỹ phát triển sản xuất do hội đồng quản trị quyết định căn cứ vào kết quả kinh doanh hàng năm. Số còn lại sau khi trích các quỹ, được chia cổ tức cho các cổ đông theo số cổ phần góp vốn. Trên khía cạnh xem xét phân phối lợi nhuận hợp lý để phát triển doanh nghiệp, chúng ta chỉ xét cách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp. 2.3.1. Tình hình chia cổ tức. Mức chia cổ tức và diễn tiến thị trường chứng khoán trong năm nay các chuyên gia nhận định, so với các hình thức đầu tư khác như gửi tiết kiệm, chơi bảo hiểm và mua nhà đất, bỏ tiền mua cổ phiếu là hình thức cho lợi nhuận khá cao. Điều này có thể thấy rõ khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND bình quân 8,7%/năm, bảo tức của các công ty bảo hiểm nhân thọ dao động 2-5%, lợi nhuận từ kinh doanh bất động sản bằng 0 do thị trường đóng băng. Các công ty cổ phần trong lĩnh vực này thường trả cổ tức trung bình khoảng 12%/năm. Những doanh nghiệp làm ăn tốt, có tên tuổi chia ít nhất 15% song cũng có công ty do làm ăn kém hiệu quả chỉ lo được 4-5%. Trả cổ tức cao nhất là nhóm các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin như Bảo Minh chia 15-16%, VP Bank 20%, ACB đạt lợi nhuận 385 tỷ đồng dự kiến chia cổ tức 25%, Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế 286 tỷ đồng tỷ lệ cổ tức đạt 36,6%, có doanh nghiệp viễn thông chia cổ tức tới 50%. Tuy vậy, cũng có nhiều doanh nghiệp không trả cổ tức do làm ăn kém hiệu quả hoặc chi trả cổ tức khi mà doanh nghiệp đang bị lỗ. Điển hình là trường hợp Công ty Bibica. Năm 2003 Bibica dự kiến mức cổ tức 12-13% cho cổ đông và Công ty đã tạm ứng trước cho cổ đông 5%. Việc tạm ứng cổ tức đã dựa trên mục tiêu ''khả quan'' và được chứng minh bởi có số lãi 4,1 tỷ đồng trong 3 quý đầu năm 2002. Sau một thời gian khất lần báo cáo tài chính cả năm 2002, cuối cùng Công ty này đã ''bất ngờ'' công bố lỗ 5,4 tỷ đồng. Khoản tạm ứng cổ tức 5% trở thành lỗi vi phạm của Bibica. Vì theo Khoản 1, Điều 67, Luật Doanh nghiệp, ''công ty cổ phần chỉ được chi trả cổ tức cho cổ đông khi kinh doanh có lãi''. Điều này tạo nên nhiều bất cập trong Luật và cách thi hành Luật do khi đã chia cổ tức cho cổ đông rồi thì khó lòng mà thu lại được. Hiện nay, cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu. a. Trả cổ tức bằng tiền. Lâu nay việc chia cổ tức thường được quan niệm là chia bằng tiền mặt. Điều này cũng dễ hiểu vì cổ đông luôn ưa thích “tiền tươi thóc thật”. Trả cổ tức bằng tiền làm hao hụt nguồn tiền mặt của doanh nghiệp trong khi trả cổ tức bằng cổ phiếu chỉ là phân chia cổ phần bổ sung cho các cổ đông theo tỷ lệ nào đó. Doanh nghiệp không nhận được tiền thanh toán từ cổ đông nhưng cung không mất tiền chi trả cổ tức. Trước đây, việc trả cổ tức bằng tiền mặt phổ biến còn do thu nhập từ cổ tức chưa bị đánh thuế. Nhưng hiện tại, theo theo Luật Thuế thu nhập cá nhân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố, thuế cổ tức được thu bằng cách khấu trừ tại nguồn, với mức 5%, điều này sẽ dẫn đến những thay đổi trong cách nghĩ và phân chia cổ tức tại các doanh nghiệp. b.Trả cổ tức bằng cổ phiếu. Bản chất: Cổ phiếu được chia theo cổ tức thường được gọi là cổ phiếu thưởng. Cổ phiếu thưởng không được coi là cổ tức thực sự bởi vì cổ tức này không được thanh toán bằng tiền. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu chỉ làm tăng đến số lượng cổ phiếu lưu hành mà các cổ đông nắm giữ. Chính vì thế, về bản chất, nó làm giảm giá trị của mỗi cổ phiếu sau khi chia. Thông thường cổ phiếu thưởng được chia theo một tỷ lệ nhất định. Ví dụ: Đại hội đồng cổ đông công ty FPT vừa thông qua phương án sử dụng lợi nhuận và chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1. Điều đó có nghĩa là cổ đông nắm giữ 02 cổ phiếu cũ sẽ được “thưởng” 01 cổ phiếu mới phát hành, và tổng số cổ phiếu lưu hành sẽ tăng lên 50%. Khi đó chúng ta có thể thấy kết quả của việc chia cổ tức bằng cổ phiếu có thể dẫn đến giá trị của mỗi cổ phiếu giảm 33% do tổng giá trị vốn chủ sở hữu không thay đổi. Theo suy luận logic thông thường, cổ phiếu thưởng có thế: (1): không làm ảnh hưởng đến giá trị công ty. (2): làm giảm giá trị công ty. (3): làm tăng giá trị công ty. Quan niệm chuẩn về cổ phiếu thưởng là nó không làm thay đổi giá trị tài sản của nhà đầu tư cũng như của doanh nghiệp. Theo ví dụ trên, giá trị thị trường của ABC là $660.000. Sau khi chia cổ phiếu thưởng, số cổ phiếu lưu hành là 110.000 cổ phiếu, và mỗi cổ phiếu có thế có giá trị là $660.000 : 110.000 = $6,00. Trường hợp một cổ đông năm giữ 1000 cổ phiếu trước khi chia, có giá $6.600. Sau khi chia cổ phiếu thưởng, cổ đông đó có 1.100 cổ phiếu và tổng giá trị của nó có thể sẽ là 1.100 x $6,00 = $6.600. Như vậy, cổ phiếu thưởng, thực chất, không có ảnh hưởng về mặt kinh tế. Và trên lý thuyết, việc xác định tỷ lệ chia càng cao thì giá trị cổ phiếu càng giảm và sẽ ảnh hưởng đến giá trị thị trường của số cổ phiếu ban đầu mà cổ đông nắm giữ. Tuy nhiên, thực tế thị trường lại có khác biệt rất lớn. Việc chia cổ phiếu thưởng sẽ tác động đến tâm lý được mua “rẻ” của số đông nhà đầu tư, dẫn đến các nhà đầu tư tìm cách mua cổ phiếu trước khi chia cổ phiếu thưởng đã làm cho cầu về cổ phiếu tăng cao. Hơn nữa, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu được các nhà đầu tư Việt Nam "diễn giải" là doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận đạt được để tái đầu tư, cũng khiến cho kỳ vọng của nhà đầu tư về sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Các yếu tố này góp phần đẩy giá của cổ phiếu lên cao. Điều này đặc biệt đúng trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nơi các nhà đầu tư đầu tư theo phong trào và “mách nước” nhiều hơn là có sự phân tích kỹ càng nhiều yếu tố, và đặc biệt đúng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài việc phát hành cổ phiếu thưởng tràn lan có thể dẫn tới làm giảm giá thị trường của cổ phiếu. 2.3.2. Sai lầm trong chính sách cổ tức. Một trong những niềm hy vọng lớn nhất của cổ đông là nhận được mức cổ tức cao. Tuy nhiên, cổ tức cao chưa hẳn đã là dấu hiệu của một doanh nghiệp ăn nên làm ra, thậm chí nó có nguy cơ trở thành một nhà máy vắt sữa, hút kiệt nguồn vốn mà doanh nghiệp cần để tái đầu tư. Hầu hết các nhà đầu tư khi rót vốn vào một công ty cổ phần thông qua mua cổ phần hoặc mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đều nhìn vào mức cổ tức mà công ty đó trả. Đó là tâm lý dễ hiểu của những cổ đông đầu tư ngắn hạn, coi việc mua cổ phần tương tự như gửi tiền tiết kiệm. Do vậy, cổ tức thường được so sánh với mức lãi tiết kiệm hay lãi suất trái phiếu. Một mức cổ tức cao dễ tạo tâm lý “đầu tư có lợi”. Tâm lý này thể hiện rõ nhất trong Đại hội cổ đông của công ty, nơi các cổ đông đặt ra mục tiêu với Hội đồng quản trị. Cổ tức là phần chia từ lợi nhuận cho các cổ đông, sau khi trừ đi các nghĩa vụ với nhà nước và trích lập các quỹ theo quy định trong điều lệ công ty. Mức cổ tức cao như vậy dễ đồng nghĩa với mức lợi nhuận cao. Một doanh nghiệp trả cổ tức cao cũng được coi là một doanh nghiệp “ăn nên làm ra” và hội đồng quản trị có năng lực. Theo một nghiên cứu của Bộ Tài chính về hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, mức cổ tức trả bằng tiền mặt thường cao hơn lãi suất ngân hàng, khoảng 12%/năm. Đây thực sự là sức ép rất lớn cho ban quản trị doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mức cổ tức cũng là một “quả cân có sức nặng” trong quyết định mua bán của nhà đầu tư mới, đặc biệt là các nhà đầu tư ngắn hạn, ngoài các đánh giá về tiềm năng tăng, giảm giá cổ phiếu. Đối với những nhà đầu tư này, nắm giữ cổ phiếu trong khi chưa có cơ hội bán ra để hưởng chênh lệch giá thì việc hưởng cổ tức hoàn toàn giống gửi tiền tiết kiệm. Mức cổ tức càng cao thì nhà đầu tư càng có lợi. Một cổ phiếu có mức cổ tức không cao thường bị thị trường đánh giá thấp và tính thanh khoản kém. a. Chính cách đánh giá “dắt dây” này đã biến chính sách cổ tức ở không ít doanh nghiệp trở thành công cụ để đánh bóng hình ảnh. Trường hợp này thậm chí còn khá phổ biến ở các doanh nghiệp mới cổ phần hóa. Hội đồng quản trị ở các doanh nghiệp này mong muốn trả một mức cổ tức cao để tạo cảm giác “hoạt động hiệu quả”, tạo tâm lý an toàn trong người lao động và cổ đông. Để có mức cổ tức cao, thậm chí doanh nghiệp phải chia hết cả lợi nhuận thu được, “quên” cả việc dự phòng tài chính cho các khoản nợ ngắn hạn. Mức cổ tức cao đương nhiên cổ đông được hưởng lợi, nhưng còn tiềm năng phát triển dài hạn của doanh nghiệp? Đối với một doanh nghiệp “rỗng túi” thì cơ hội tăng trưởng là rất thấp, thậm chí bị gánh nặng nợ nần. Hiện nay cũng chưa có tiền lệ hay quy định nào “xử lý” các hội đồng quản trị sử dụng cổ tức như một cách thức để xoa dịu cổ đông trong khi công ty kinh doanh kém hiệu quả. b. Một nghịch lý đối với các công ty cổ phần ở Việt Nam là phải “thỏa mãn” nhu cầu cổ tức cao trong khi lại thiếu vốn đầu tư phát triển. Nguồn vốn của một doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nâng vốn thông qua việc nâng vốn vay, thường bằng cách vay ngân hàng (việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp rất hiếm). Đây là một cách thức không an toàn, thậm chí có thể biến doanh nghiệp thành “con nợ”. Doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực lãi suất rất lớn Phần lớn các doanh nghiệp cổ phần ở Việt Nam đều có “xuất xứ” từ doanh nghiệp nhà nước. Việc cổ phần hóa cũng thường tiến hành với các doanh nghiệp yếu kém hoặc có nguy cơ phá sản với ý nghĩa cải cách điều hành, vực dậy doanh nghiệp. Chính trong hoàn cảnh đó, đáng lẽ doanh nghiệp phải đẩy mạnh quá trình tích lũy vốn để tăng giá trị doanh nghiệp và thực hiện tái đầu tư mở rộng thì hầu hết doanh nghiệp lại đem lợi nhuận thu được chia cho cổ đông. Đối với các doanh nghiệp cổ phần đã niêm yết và chưa niêm yết, việc nâng vốn chủ sở hữu có thể được tiến hành bằng nhiều cách, trong đó có cách phát hành cổ phiếu mới. Tuy nhiên, cách này sẽ phát sinh chi phí, thông thường từ 5-10% tổng giá trị đợt phát hành. Trong khi đó, việc tăng vốn chủ sở hữu bằng cách giữ lại một phần hay toàn bộ lợi nhuận hầu như không tốn chi phí. Vướng mắc duy nhất có lẽ là làm sao đạt được sự đồng thuận của cổ đông. 2.4. Giải pháp & Kiến nghị. Cổ tức cho thấy triển vọng của 1 công ty, vì vậy, chính sách cổ tức được xem là một trong những quyết định “đau đầu” nhất trong quản trị của công ty cổ phần. Chính sách cổ tức có tác động đến giá cổ phiếu của công ty, nguồn tiền công ty có thể sử dụng để tái đầu tư và có ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của các cổ đông hiện hành. Để có thể phát triển bền vững, các công ty cổ phần nên theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định, nhất quán. Bên cạnh đó, Công ty nên đặt ra mục tiêu trong dài hạn về tỷ lệ thanh toán cổ tức trên thu nhập, tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức ngay cả khi công ty có cơ hội đầu tư tốt. 2.4.1.Chính sách cổ tức ổn định nhất quán. Sự sẵn sàng và khả năng trả cổ tức ổn định của một công ty, khả năng làm gia tăng cổ tức cung cấp những thông tin tốt đẹp về triển vọng của công ty. Điều này giúp cho công ty có được sự tái bảo đảm của các nhà đầu tư, đặc biệt khi thu nhập ở mức thấp do suy thoái kinh tế hay các nguyên nhân khác (phần bổ sung sẽ được lấy ra từ các quỹ dự phòng) cũng như để gửi thông điệp tới các cổ đông là công ty đang lạc quan về viễn cảnh của nó trong tương lai. Những công ty phát triển và có lợi nhuận sẽ chi trả cổ tức. Tuy nhiên, những công ty không trả cổ tức không hẳn là không có lợi nhuận. Các công ty có thể không chi trả cổ tức trong một số trường hợp vì một số lý do sau: + Hội đồng Quản trị công ty cũng như đại hội cổ đông tin rằng công ty sẽ có ưu thế trong việc nắm bắt cơ hội nhờ có nhiều vốn hơn và việc tái đầu tư cuối cùng sẽ đem lại lợi nhuận cho các cổ đông hơn là việc thanh toán cổ tức tại thời điểm hiện tại. Lý do này đôi khi là quyết định đúng đắn nhưng đôi khi cũng là sai lầm, và những người chống lại điều này (chẳng hạn như Benjamin Graham và David Dodd, những người phản đối thông lệ này trong tham chiếu tới Phân tích chứng khoán cổ điển năm 1934) thông thường lưu ý rằng trong nhiều trường hợp thì Hội đồng Quản trị hiện hành của công ty đã ép buộc các chủ sở hữu trong việc đầu tư tiền của họ (lợi nhuận từ kinh doanh). + Khi cổ tức được chi trả, các cổ đông tại nhiều quốc gia (trong đó có Hoa Kỳ) phải thanh toán thuế kép từ các cổ tức này: công ty đã phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước khi công ty có lợi nhuận, và sau khi cổ tức được thanh toán thì các cổ đông lại phải chi trả thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước một lần nữa trên số tiền cổ tức mà họ nhận được. Điều này thường được tránh bằng cách điều chỉnh phần lợi nhuận giữ lại hay bằng việc mua lại cổ phiếu của công ty, bằng cách này các cổ đông không phải nộp thuế do Nhà nước không đánh thuế những giao dịch như vậy. Việc áp dụng chính sách chi trả cổ tức bằng 0 đã được nhiều công ty áp dụng và có những thành công Microsoft là một ví dụ của các công ty trong lịch sử đóng vai trò của người đề xuất ra thu nhập giữ lại; công ty này đã làm điều đó bằng việc đem bán cổ phần của mình ra phạm vi công cộng từ năm 1986 cho đến tận năm 2003, khi công ty thông báo là có thể chi trả cổ tức. Trong những năm đó Microsoft đã tích lũy được trên 43 tỷ đô la Mỹ bằng tiền mặt, và vì thế đã làm dấy lên sự bực dọc của các cổ đông khi họ cho rằng lượng tiền lớn như vậy lẽ ra phải nằm trong tay họ chứ không phải thuộc về công ty. Tuy nhiên công bằng mà nói thì các cổ đông của Microsoft trong những năm qua đã kiếm lời cực lớn từ lãi vốn (tức là giá cổ phiếu của họ tăng rất cao trên thị trường chứng khoán). V ì v ậy công ty nên theo đuổi một chính sách cổ tức an toàn: có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý cho cổ đông, đồng thời đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tư để duy trì sự tăng trưởng bền vững của công ty. 2.4.2 Lập mục tiêu trong dài hạn về tỷ lệ thanh toán. Trong chính sách chi trả cổ tức của mình, doanh nghiệp cần có một bản kế hoạch cụ thể về mức chi trả cổ tức , điều này sẽ tạo dựng nên sư tin cậy của nhà đầu tư đối với khả năng hoạt động của công ty, tránh trường hợp thay đổi đột ngột mức chi trả cổ tức sẽ dẫn đến những hoang mang trong lòng nhà đầu tư, điều này sẽ dẫn đến những kết quả không có lợi đối với công ty. Nếu một công ty với lịch sử chi trả cổ tức tăng một cách nhất quán mà đột ngột cắt giảm cổ tức, các nhà đầu tư nên xem điều này như là dấu hiệu của sự lo lắng đang dần dần hiện ra. Ví dụ : Texas Utilities, được biết đến là một công ty chi trả cổ tức ổn định, là một trong số những chứng khoán có tỷ suất sinh lợi cao nhất. Sau đó, năm 2002 công ty đã cắt giảm cổ tức hàng quý và giá cổ phiếu giảm gần 1/3 chỉ trong vòng 1 ngày. IV. Kết luận. Sau khi đã nghiên cứu về đề tài lợi nhuận và phân phối lợi nhuận. Chúng em đã rút ra được một số nhận định về thực trạng phân phối lợi nhuận trong một số loại hình doanh nghiệp hiện nay, qua quá trình đó có đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế sau: - Đối với doanh nghiệp nhà nước ta quan tâm tới 2 loại doanh nghiệp công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên với những giải pháp chung và riêng cho cả hai loại đó. + Ưu tiên bảo toàn vốn : như chúng ta đã biết vốn hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn là nguồn vốn do nhà nước cấp nên điều kiện tiên quyết khi hoạt động của doanh nghiệp là phải bảo toàn được vốn. Khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, mức lợi nhuận cao thì việc bảo toàn vốn hầu như không phải quan tâm. Nhưng khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì bảo toàn vốn như thế nào là hợp lí vì bên cạnh bảo toàn vốn doanh nghiệp còn phải quan tâm đến các quỹ phúc lợi , khen thưởng …. theo luật định. + Bổ sung vốn kinh doanh : Bên cạnh việc bảo toàn vốn thì phát triển vốn cũng là mục tiêu quan trọng đối với một doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả, càng giữ lại một tỉ lệ lợi nhuận sau thuế càng cao cho tái đầu tư thì càng có khả năng phát triển vốn và đem lại doanh lợi cao hơn trong tương lai. Tỉ lệ tăng trưởng = (tỉ lệ lợi nhuận tái đầu tư) x (tỉ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu) + Đảm bảo lợi ích 3 bên : nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Khi phân phối lợi nhuận, nhất thiết doanh nghiệp phải cân nhắc và đưa ra tỉ lệ phân phối hợp lí đảm bảo một cách hài hòa lợi ích giữa các bên. + Có chính sách hợp lí. Chính sách phân phối lợi nhuận được đưa ra phải phù hợp với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Một tỉ lệ phân phối hợp lí sẽ đảm bảo sự phát triển ổn định cho doanh nghiệp tuy nhiên do nhiều quy định của nhà nước có sự khác biệt rõ ràng đối với 2 loại hình công ty 100% vốn nhà nước như : khống chế trích lập quỹ khen thưởng đối với ban quản lí điều hành công ty ( công ty TNHH nhà nước một thành viên không quá 100 triệu/ năm, công ty nhà nước không quá 500triệu/năm) quỹ khen thưởng phúc lợi (công ty TNHH nhà nước 1 thành viên không quá 10% lợi nhuận sau thuế, công ty nhà nước do hội đồng quản trị quyết định). Điều đó cho thấy sự không hợp lí vì công ty TNHH nhà nước 1 thành viên có sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm hay nói cách khác là được tự do hơn công ty nhà nước . Khi nghiên cứu tài liệu của nước bạn (Trung Quốc) chúng em nhận thấy họ có những biện pháp cải cách mang lại hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp nhà nước như sau: +Mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp. + Chuyển lợi nhuận thành thuế. + Tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh. + Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. + Xây dựng tập đoàn doanh nghiệp. - Đối với công ty cổ phần Công ty cổ phần là loại hình công ty đang được nhà nước ta khuyến khích do hiệu quả tích cực mà nó mang lại. Với loại hình doanh nghiệp này quyền tự chủ là của chung, của toàn thể cổ đông nên họ cùng cố gắng vì mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Thường thì ta thấy lợi nhuận mang lại từ đầu tư vào cổ phiếu khá cao, trong khi lãi suất ngân hàng là 8,5%/ năm, bảo tức công ty bảo hiểm là 2-5%/ năm thì các công ty cổ phần lại trả cổ tức 12%/ năm. Tuy nhiên, ở loại hình công ty này vẫn còn 1 số hạn chế mà nếu không khắc phục được thì sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn cho nhà đầu tư. Như đã biết, lợi nhuận sau thuế được chia ra thành nhiều phần, một phần để chi trả cổ tức và 1 phần dùng để trích lập vào các quỹ, tái đầu tư để phát triển công ty. Khi xem xét vấn đề cổ tức và lợi nhuận tái đầu tư, chúng em rút ra được những nhận xét sau : + Một số doanh nghiệp có xu hướng biến chính sách chi trả cổ tức thành công cụ để đánh bóng hình ảnh. Họ dùng gần như toàn bộ lợi nhuận chưa phân phối để trả cổ tức, đưa ra mức cổ tức hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư. + Một số doanh nghiệp khác như Microsoft thì lại giữ lại gần như toàn bộ lợi nhuận chưa phân phối để tái đầu tư. Càng những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả càng nghiêng về xu hướng này hơn. è doanh nghiệp cần có những cân nhắc phù hợp với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để đưa ra chính sách phân phối lợi nhuận của mình. + Cần có chinh sách cổ tức ổn định nhất quán, theo đuổi 1 chính sách cổ tức an toàn, đảm bảo tỷ lệ hợp lý cho cổ đông, nhưng cũng phải đảm bảo 1 tỷ lệ thích hợp cho tái đầu tư phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0704.doc
Tài liệu liên quan