Đề tài Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở công ty dược vật tư y tế Thanh Hoá

Trong những năm gần đây, để phù hợp với nhu cầu về sự biến động của thị trường, thêm vào đó là sự thay đổi trong công tác quản lý, đồng thời nhằm làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được yêu cầu về các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, Công ty đã có nhiều biện pháp để cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của mình, nhằm góp phần tăng doanh thu và giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó ta thấy tổng lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2001 đạt 1.328 triệu so với năm 1999 tăng 272,5%, so với năm 2000 tăng 135,1%. Điều này chứng tỏ việc quản lý kinh doanh của Công ty có hiệu quả, góp phần vào việc bù đắp chi phí kinh doanh và có lợi nhuận. Sở dĩ có được những kết quả trên là do Công ty đã biết kết hợp giữa hoạt động kinh doanh của mình với các hoạt động kinh doanh khác (góp vốn liên doanh, liên kết) nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.

doc45 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở công ty dược vật tư y tế Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì vậy để tiết kiệm thời gian doanh nghiệp cần phải: - Phải định mức hao phí lao động cho đơn vị sản phẩm hoặc đơn giá tiền lương cho đơn vị sản phẩm làm ra có căn cứ, có cơ sở. - Luôn tìm cách nâng cao trình độ tay nghề người lao động, quản lý chặt chẽ thời gian lao động, tăng cường kỷ luật lao động đi đôi với tổ chức lao động khoa học hợp lý sẽ tạo ra sự kết hợp giữa các yếu tố sản xuất một cách cân đối phù hợp, loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy. Bên cạnh các mặt trên, các chi phí bằng tiền khác cũng cần được quản lý để tiết kiệm chi phí sản xuất. 3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp để nhằm mục đích với số vốn hiện có, vẫn có thể tăng được khối lượng sản phẩm sản xuất, tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm, góp phần quan trọng vào tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ nhiều hay ít và mức sinh lời của một đồng vốn kinh doanh cao hay thấp. Xét trên góc độ sử dụng vốn, lợi nhuận thể hiện kết quả tổng thể của quá trình phối hợp sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp. 4. Tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ và thanh toán tiền hàng: Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và cung ứng dịch vụ là một vấn đề quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ và thanh toán tiền hàng sẽ đẩy mạnh khối lượng hàng hoá tiêu thụ, chiếm lĩnh được thị trường, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn, giảm được chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm hàng hoá, nhờ vậy lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên. - Hàng hoá có thể được tiêu thụ thông qua nhiều phương thức khác nhau, trong đó phổ biến 4.1. Bán buôn. Thường được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất. Ưu điểm của phương thức này là bán sản phẩm với khối lượng lớn, giảm các chi phí lưu thông. Tuy nhiên phương thức bán buôn còn có nhược điểm là ít tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng sản phẩm. Do đó, không hồi âm được các thông tin phản hồi từ phía khách hàng. 4.2. Bán lẻ. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có địa điểm thích hợp, có cơ sở vật chất phục vụ khách hàng tốt. Ưu điểm của việc bán lẻ là nắm được những thông tin về hàng hoá do khách hàng phản ảnh. - Giá bán cao đưa lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. 4.3. Bán đại lý. Theo phương thức này, doanh nghiệp không phải đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bán hàng và người bán đại lý phải bán theo mức giá mà doanh nghiệp ấn định. Tuy nhiên doanh nghiệp phải chi trả tiền hoa hồng cho nhà đại lý theo phần trăm tính trên doanh số mà họ bán được và có các chế độ khác để khuyến khích nhà đại lý nhanh chóng tiêu thụ hàng hoá của mình. 4.4. Hoạt động tiếp thị, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm một cách hiệu quả. Để đẩy mạnh khối lượng hàng hoá tiêu thụ doanh nghiệp cần chú trọng đến hoạt động tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chung nhằm giới thiệu sản phẩm hàng hoá do mình sản xuất ra, nhất là những sản phẩm mới cho người tiêu dùng biết... Thực hiện chương trình khuyến mại, tham gia hội trợ triển lãm, chủ động chào hàng trực tiếp đến khách hàng tiềm năng. Để làm tốt hoạt động này, doanh nghiệp cần tổ chức công tác nghiên cứu khảo sát thị trường, tổ chức marketing rộng rãi 4.5. Thanh toán tiền hàng: Thanh toán tiền hàng hợp lý có nghĩa là phương thức thanh toán phải vừa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, vừa đảm bảo tránh bị chiếm dụng vốn và tránh rủi ro trong thanh toán. Phương thức thanh toán bao gồm các điều kiện quy định chặt chẽ trong hợp đồng kinh tế. Để tạo điều kiện cho khách hàng, doanh nghiệp phải có hình thức thanh toán linh hoạt phù hợp với từng khách hàng, khối lượng hàng hoá bán ra. Nhưng để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có chính sách chiết khấu thanh toán thông thoáng và hợp lý nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh và sớm tiền mua hàng. 5. Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp luôn xuất hiện, thị trường luôn đòi hỏi sự hoàn thiện về sản phẩm (cả chất lượng cũng như mẫu mã) và giá hạ. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp không chỉ phải tìm cách hạ giá thành sản xuất mà còn phải tìm cách giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để tạo ra giá thành toàn bộ thấp, tạo lợi thế trong cạnh tranh. Để làm được điều này cần phải: - Xây dựng và hoàn thiện các định mức chi phí lưu thông. - Xây dựng dự toán chi phí lưu thông căn cứ vào định mức chi phí đã được xây dựng và được điều chỉnh qua thực tế. Những giải pháp đó là chỗ dựa để quản lý chi phí và tìm ra mức chi phí hợp lý. Trên đây là một số phương hướng cơ bản để tăng lợi nhuận trong các doanh nghiệp. Trên thực tế mỗi doanh nghiệp có đặc tính, đặc thù và điều kiện sản xuất kinh doanh khác nhau. Vì thế mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của mình để đề ra các biện pháp tăng lợi nhuận hợp lý trong từng thời kỳ. Chương II Tình hình thực hiện lợi nhuận và biện pháp tăng lợi nhuận của Công ty Dược vật tư y tế thanh hoá I. Giới thiệu khái quát về công ty: 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá có trụ sở đặt ở 232 phố Trần Phú - phường Lam Sơn - Thành phố Thanh Hoá là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Sở Y tế Thanh Hoá. Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá là một đơn vị hoạch toán kinh tế độc lập, với chức năng là sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh phục vụ nhân dân trong tỉnh và liên doanh, liên kết với các đơn vị Y tế trong cả nước. Thực hiện kinh doanh có lãi và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Mặt hàng đang kinh doanh hiện nay là thuốc tân dược, bông băng, dụng cụ y tế, thuốc nam, thuốc bắc và mặt hàng mỹ Dược phẩm. Sản xuất là một bộ phận trong hoạt động của Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá. Để thực hiện nhiệm vụ này, Công ty tổ chức thành các phân xưởng, trong phân xưởng có các tổ chức sản xuất và mỗi phân xưởng đảm nhận chức năng riêng. Công ty đã trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại như máy ZP33, sản xuất viên nén, máy bao viên tự quay, máy đóng nang và ép vỉ tự động ... Nhờ đó Công ty đã hoàn thiện dây chuyền sản xuất, giảm lực lượng lao động thủ công, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Trong tương lai Công ty sẽ đầu tư, cải tạo, sản xuất, kinh doanh để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Công ty đã được Bộ Y tế công nhận 4 năm liền đạt danh hiệu tiên tiến và được thưởng cờ thi đua toàn ngành, được Nhà nước thưởng huân chương lao động hạng nhất và hạng ba. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý: Cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty dựa trên nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách theo chế dộ một thủ trưởng. Các quản đốc phân xưởng, trưởng các phòng ban chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những nhiệm vụ được giao. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty: Giám đốc Phó giám đốc phụ trách XDCB Phó giám đốc phụ trách KD Phó giám đốc phụ trách SX Ban bảo vệ Phòng hành chính Phòng XDCB Ban thanh tra Phòng tài vụ Phòng kế hoạch KD Phòng cơ điện Phòng chỉ đạo SX Phòng Kỹ thuật Phòng nghiên cứu P. kiểm nghiệm PX đông dược PX thuốc viên PX thuốc tiêm Hệ thống các cửa hàng tuyến huyện, thị xã, thành phố * Ban Giám đốc: - Giám đốc là người đứng đầu Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty. - Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định có liên quan đến công việc được phân công phụ trách. * Các phòng ban chức năng: - Công ty có 6 phòng, ban chức năng đó là: Phòng kế hoạch kinh doanh, phòng tài vụ , ban thanh tra, phòng hành chính, ban xâydựng cơ bản, ban bảo vệ. - Cơ sở sản xuất được tách độc lập có 5 phòng là: Phòng kiểm nghiệm, phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu, phòng cơ điện và phòng chỉ đạo sản xuất. Phòng chỉ đạo sản xuất chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp, phân xưởng sản xuất thuốc viên, phân xưởng sản xuất thuốc tiêm, phân xưởng sản xuất thuốc Đông dược. - Mạng lưới hoạt động kinh doanh của Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá được trải rộng từ tỉnh xuống huyện, thị xã, vùng sâu, vùng xa, với trên 100 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, hơn 200 cán bộ trung cấp, số còn lại là cán bộ sơ cấp và công nhân kỹ thuật lành nghề. Công ty có 28 hiệu thuốc trực thuộc bao gồm 11 huyện miền núi, 6 huyện miền biển, 10 huyện đồng bằng. Mạng lưới phân phối thuốc đã được mở rộng đến vùng sâu, vùng xa. Công ty có 11 quầy biệt dược, có trên 500 quầy bán lẻ và trên 1000 điểm đại lý. Ngoài ra còn tổ chức nhiều văn phòng đại diện ở các tỉnh bạn để thực hiện việc liên doanh, liên kết nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc, thiết bị máy móc và dụng cụ vật tư y tế thông thường được nhanh chóng, thuận lợi cho nhân dân trong tỉnh. 2.1 - Tổ chức bộ máy kế toán : Tổ chức kế toán của Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá tiến hành theo hình thức tập trung - phân tán. Mô hình tổ chức kế toán ở Công ty Kế toán trưởng Phòng Kế toán trưởng phụ trách đầu tư XDCB và TSCĐ Phòng Kế toán trưởng phụ trách tổng hợp và các hiệu thuốc Tổ kế toán kho thành phẩm hàng Tổ kế toán tổng hợp Tổ kế toán thanh toán Kế toán phân xưởng Tổ kế toán kho nguyên liệu, bao bì Kế toán các hiệu thuốc, cửa hàng Phòng kế toán của Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá có 14 người (chưa tính 33 nhân viên kế toán ở các đơn vị cơ sở), có chức năng và nhiệm vụ sau : - Kế toán trưởng: Phụ trách chung, là người chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy kế toán, thông tin kinh tế, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước, tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của Công ty. Bên cạnh đó, kế toán trưởng có nhiệm vụ tìm nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh một cách kịp thời và có hiệu quả nhất. - Tổ kế toán kho nguyên liệu, bao bì: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, bao bì phục vụ sản xuất. - Tổ kế toán phân xưởng: Theo dõi tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của từng phân xưởng. - Tổ kế toán thanh toán: gồm các kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả, kế toán tiền mặt và kế toán tiền gửi ngân hàng. - Tổ kế toán kho thành phẩm, hàng hoá. - Tổ kế toán tổng hợp, thống kê. - Kế toán cửa hàng, hiệu thuốc: Theo dõi tình hình bán hàng hoá tại cửa hàng. 2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty (Phân xưởng thuốc viên và thuốc tiêm) Nhiên liệu dược Chế biến Nhập kho thành phẩm Đóng bao trình bày sản phẩm Hàn ống sấy, soi s.phẩm Dập viên đóng gói Tiêu thụ ống bao bì Hấp sấy tiệt trùng Công ty có 3 phân xưởng sản xuất chính đó là: - Phân xưởng sản xuất thuốc tiêm có nhiệm vụ sản xuất thuốc ống, ống tiêm như: nước cất, can xi B12, can xi Bcanlex, Philatop, glucoza ... - Phân xưởng sản xuất thuốc viên có nhiệm vụ chế biến, sản xuất các loại viên nén, viên nang, viên hoàn như Vitamin B1, B6, B12 ; Penicilin, Hyđan, Gadinan ... - Phân xưởng sản xuất thuốc đông dược có nhiệm vụ sản xuất dược liệu phục vụ sản xuất thuốc viên, thuốc bắc, rượu thuốc, thuốc bôi ngoài da, cao động vật ... Ngoài ra còn có các phân xưởng phụ trợ phục vụ sản xuất như : - Tổ sản xuất gia công bao bì. - Phân xưởng kéo ống. II. Tình hình sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của Công ty dược vật tư y tế Thanh Hoá: 1. Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của Công ty : Để đánh giá toàn diện kết quả đạt được, ta xem xét tình hình lợi nhuận của Công ty qua 3 năm 1999 - 2000 - 2001. Bảng số 1: Tình hình lợi nhuận của Công ty Đơn vị tính: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 % so sánh 2001 Số tiền % so với LN Số tiền % so với LN Số tiền % so với LN 1999 2000 1.Tổng lợi nhuận 487.653 100 983.355 100 1.328.780 100 272,5 135,1 2. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 296.781 60,86 559.571 56,9 709.389 53,39 239,0 126,8 3. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 190.872 39,14 422.737 42,99 593.068 44,63 310,7 140,3 4. Lợi nhuận hoạt động bất thường 1.047 0,11 26.323 1,98 2514 5. Lợi nhuận sau thuế 331.604 668.681 903.570 Trong những năm gần đây, để phù hợp với nhu cầu về sự biến động của thị trường, thêm vào đó là sự thay đổi trong công tác quản lý, đồng thời nhằm làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được yêu cầu về các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, Công ty đã có nhiều biện pháp để cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của mình, nhằm góp phần tăng doanh thu và giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó ta thấy tổng lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2001 đạt 1.328 triệu so với năm 1999 tăng 272,5%, so với năm 2000 tăng 135,1%. Điều này chứng tỏ việc quản lý kinh doanh của Công ty có hiệu quả, góp phần vào việc bù đắp chi phí kinh doanh và có lợi nhuận. Sở dĩ có được những kết quả trên là do Công ty đã biết kết hợp giữa hoạt động kinh doanh của mình với các hoạt động kinh doanh khác (góp vốn liên doanh, liên kết) nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Sau đây, ta hãy tìm hiểu các nguyên nhân đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng hoạt động. Ta hãy xem xét từng yếu tố đã ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 1.1. Trong tổng lợi nhuận của Công ty, ta thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, năm 2001 đạt 709 triệu, so với năm 1999 tăng 239,0%, so với năm 2000 là 126,8%. Tuy chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng lại có xu hướng giảm dần qua từng năm. Năm 1999 chiếm 60,86%, nhưng sang năm 2000 giảm xuống còn 56,9% và năm 2001 là 53,39%. Nên đã ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận toàn Công ty. Bảng số 2: Tình hình sản xuất kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty Đơn vị tính : 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 % so sánh 2001 Số tiền % so với DTT Số tiền % so với DTT Số tiền % so với DTT 1999 2000 1. Doanh thu thuần 49.493.769 100 57.754.612 100 71.901.463 100 145,3 124,5 2. Giá vốn hàng bán 42.940.734 86,76 49.478.095 85,67 60.511.679 84,15 140,9 122,3 3. Chi phí bán hàng 4.749.646 9,60 5.927.668 10,26 8.447.253 11,75 177,9 142,5 4. Chi phí QL DN 1.506.608 3,04 1.789.278 3,1 2.233.141 3,11 148,2 124,8 5. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 296.781 0,6 559.491 0,97 709.389 0,99 239,0 126,8 Vì lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chiểm tỷ trọng cao và chủ yếu trong tổng lợi nhuận của Công ty. Do đó, Công ty phải có biện pháp nâng cao lợi nhuận này. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng do nguyên nhân sau: 1.1.1. Đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu để nâng cao lợi nhuận. Ta biết: Doanh thu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ = Số lượng hàng hoá - dịch vụ tiêu thụ x Giá bán hàng hoá dịchv ụ a. Những nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp: ảnh hưởng trực tiếp đến tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. * Tìm hiểu thị trường và xác định nhu cầu của thị trường: Thị trường là nhân tố quyết định đến khối lượng hàng hoá, chủng loại, mẫu mã của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ. Trong đó: * Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ = Số lượng sản phẩm đầu kỳ + Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ - Số lượng sản phẩm tồn cuối kỳ Như vậy, khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng trong điều kiện giá bán không đổi, sản phẩm vẫn được thị trường chấp nhận sẽ làm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. * Kết cấu sản phẩm hàng hoá đưa ra tiệu thụ Mỗi mặt hàng có giá bán khác nhau, mức chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ khác nhau nên lợi nhuận của mối mặt hàng cũng cao, thấp khác nhau. Do đó, doanh nghiệp phải kinh doanh mặt hàng không những đòi hỏi về chủng loại sản phẩm mà cả về hình thức và chất lượng sản phẩm. Chỉ có như vậy mới góp phần thúc đẩy nhanh tiêu thụ. * Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm không những để thu hút khách hàng, tăng khối lượng bán mà nó còn giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao giá bán sản phẩm, tăng doanh thu tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. * Tổ chức bán hàng và tiêu thụ sản phẩm: Khi xem xét tính hiệu quả của quá trình tiêu thụ cao hay thấp thì không thể không nói tới công tác tổ chức bán hàng. Tiêu thụ sản phẩm của Công ty như đã và đang áp dụng các hình thức bán buôn, bán lẻ, bán tại kho, vận chuyển tới tận nơi khách hàng yêu cầu, bán trả góp, bán qua đại lý... Tất cả đều nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, các hoạt động này được diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp từ khâu sản xuất, giao hàng đến nơi vận chuyển, bốc dỡ và thanh toán tiền hàng. Cũng như các dịch vụ sau bán hàng như: bảo hành, chữa hàng hoá, dụng cụ y tế... là không thể thiếu. * Quảng cáo giới thiệu hàng hoá: Quảng cáo là sự giới thiệu cho khách hàng những thông tin cần thiết, tên hàng, chất lượng, công dụng, giá cả... sản phẩm của doanh nghiệp, quảng cáo còn được xem là chiếc cầu nối đắc lực giúp khách hàng và doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm thấy nhau, tạo thói quen tiêu dùng hàng ngày của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. b. Bên cạnh nhân tố trực tiếp làm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thuộc bản thân doanh nghiệp nói trên, còn có những nhân tố gián tiếp nhưng cũng có ảnh hưởng to lớn đến tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Đó là: * Nhân tố thuộc về người tiêu dùng: Người tiêu dùng muốn mua nhiều hàng hoá trên thị trường. Song, nhân tố này còn phụ thuộc vào. Mức thu nhập cao, thấp của người tiêu dùng. Thị hiếu, thói quen, tập quán của người tiêu dùng. * Nhân tố thuộc về Nhà nước, đó là chính sách của Nhà nước: về tín dụng, lãi suất cho doanh nghiệp vay để đầu tư, thuế... Chính sách trên tạo điều kiện cho người tiêu dùng Việt Nam được hưởng lợi ích khi họ được Nhà nước khuyến khích “người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam”. ở Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá, doanh thu tiêu thụ sản phẩm và hàng hoá năm sau cao hơn năm trước và tăng lên không ngừng. Năm 2001 đạt 71.901 triệu tăng 145,3% so với năm 1999 và tăng 124,5% so với 2000, là do, cuối năm 1998, các bạn hàng trong nước đã ồ ạt nhận mua hàng của Công ty để tích lũy nhằm tranh thủ khi luật thuế giá trị gia tăng chưa được đáp ứng. Những tháng đầu năm 1999 họ mới đưa hàng đó vào tiêu thụ dẫn tới nhu cầu hàng hoá mua của Công ty giảm làm giảm doanh thu năm 1999. Đến năm 2000 - 2001, hàng hoá của Công ty được tiêu thụ bình thường, bên cạnh đó Công ty đã tiến hành nhiều biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm để tăng nhanh vòng luân chuyển vốn, như đã tìm kiếm, khai thác và mở rộng thêm mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. 1.1.2. Giảm chi phí để tăng lợi nhuận: Tổng chi phí kinh doanh của Công ty năm 2001 đạt 71.129 triệu, tăng 144,7% so với năm 1999 và tăng 124,5% so với năm 2000. Trong đó: * Chi phí giá vốn hàng bán: Năm 2001 đạt 60.511 triệu tăng 140,9% so 1999 và tăng 122,3% so năm 2000, so với doanh thu thuần, tỷ trọng giá vốn hàng bán giảm từ 86,76% năm 1999, xuống 85,67% năm 2000 xuống 84,15% năm 2001. Như vậy tỷ trọng giá vốn hàng bán năm 2000 so với năm 1999 giảm 86,76% - 85,67% = 1,09% và năm 2001 so với năm 2000 giảm 85,67% - 84,15% = 1,52%. Qua so sánh 3 năm ta thấy tỷ trọng giá vốn hàng bán đều có xu hướng giảm dần từ 86,76% của năm 1999 xuống 85,67% của năm 2000 và xuống 84,15% của năm 2001 việc giảm giá vốn hàng bán là việc quan trọng để tăng lợi nhuận của Công ty. Nguyên nhân giá vốn hàng bán giảm : - Có sự cạnh tranh thị trường của các xí nghiệp dược trong nước, sự cạnh tranh thị trường của các Công ty dược nước ngoài đóng tại Việt Nam do đó giá thành hạ. - Giá thành nguồn hàng sản xuất tại Xí nghịêp của Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá giảm dần sau các năm vì Công ty Dược áp dụng Công nghệ sản xuất theo dây truyền mới. Qua thực tế cho thấy, giá vốn hàng bán của Công ty Dược giảm chủ yếu ở 2 khâu : - Hàng nhập về từ nguồn liên doanh với Công ty Dược phẩm cấp I (Xem bảng số 3). Bảng số 3: Đơn vị tính: VNĐ Tên sản phẩm ĐV Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch 2001/2000 Số tiền % Ampicilin 0,25g lọ 34.000 33.200 -800 - 3,35 Clorocid 0,25g lọ 32.000 30.800 - 1.200 -3,37 Tertacyclin 0,25g lọ 17.000 15.200 -1.800 -10,59 Nhìn vào số liệu ta thấy, 3 mặt hàng nhập từ Công ty Dược phẩm cấp I giá thành năm 2001 so với năm 2000 đều giảm như Ampicilin giảm 3,37%; Clorocid giảm 3,37%; Tertacyclin giảm 10,59%. Việc giảm giá thành là phạm vi của Công ty cấp I, nhưng nhờ đó khi Công ty mua vào cũng được hưởng giá mua thấp làm cho giá vốn hàng bán giảm. - Giá thành sản phẩm của Công ty sản xuất. Bảng số 4 Đơn vị tính: VNĐ Một lô SP SX ở Công ty Dược T.Hoá Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch 2001/2000 CP ngày công (đv: ngày) Đơn giá bq 1 SP (đv: đ) CP ngày công (đv: ngày) Đơn giá bq 1 SP (đv: đ) Số tiền % Thuốc viên 8,6 1.700 6,3 1.530 -170 -10 Thuốc tiêm 9,2 720 6,4 450 -270 -37,5 Giảm bớt chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa lớn đối với giảm giá thành sản phẩm của Công ty Dược, vì khoản chi phí này chiếm tỷ trọng lớn ở doanh nghiệp mà sản xuất thủ công là phổ biến. Qua bảng trên ta thấy một lô là 5.000 vỉ sản phẩm thuốc viên năm 2000 sản xuất xong cần phải 8,6 ngày công lao động, đơn giá bình quân cho một sản phẩm (1 vỉ) 1.700 đồng. Đến năm 2001 giảm chỉ còn 6,3 ngày công lao động, đơn giá bình quân là 1.530 đồng. Năm 2001 so với năm 2000 giảm 8,6 - 6,3 = 2,3 ngày công. Chi phí đơn giá bình quân năm 2001 giảm xuống còn 1.530 đồng tức là giảm - 170đ/vỉ so với năm 2000. Việc giảm chi phí nhân công dẫn đến việc giảm đơn giá bình quân của một sản phẩm, sở dĩ có việc giảm ngày công lao động cho một lô hàng sản xuất dẫn đến giảm giá của 1 đơn vị sản phẩm như trên là do Công ty đã áp dụng cải tiến quy trình sản xuất theo công nghệ mới. Đây là yếu tố để giảm giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận. * Chi phí bán hàng: Năm 2001 đạt 8.447 triệu, tăng 177,9% so 1999 và tăng 142,5 so với năm 2000. So với doanh thu thuần năm 1999 tỷ trọng tăng từ 9,60%, năm 2000 tăng 10,26% đến năm 2001 tăng 11,75%. * Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2001 đạt 2.233 triệu, tăng 148,2% so 1999 và tăng 124,8% so năm 2000, so với doanh thu thuần tỷ trọng năm 1999 tăng 3,04%, năm 2000 tăng 3,1%, năm 2001 tăng 3,11%. Chi phí bàn hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm sau tăng hơn năm trước do một số nguyên nhân sau (xem bảng số 5). Bảng số 5 Đơn vị tính: VNĐ Tên cơ sở bán hàng Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 % so với 2001 1999 2000 1. Quầy bán buôn 30 30 30 0 0 2. Quầy biệt dược 16 14 8 50 57,1 3. Quầy bán lẻ 550 584 630 114,5 107,8 4. Quầy đại lý xã, phường 930 1.130 1.260 135,4 111,5 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cao có nhiều nguyên nhân chủ yếu là do tăng các quầy bán lẻ và đại lý. Năm 1999 có 550+930=1480, năm 2000 là 584 + 1130 = 1.714, tăng 234 quầy so 1999, năm 2001 là 630 + 1260 = 1890, tăng 410 quầy so 1999 và 176 quầy so năm 2000, trong lúc quầy biệt dược có xu hướng giảm dần từ 16 quầy năm 1999 xuống 14 quầy 2000 và 8 quầy năm 2001, vì các quầy biệt dược đều tập trung ở Thành phố, thị xã, thị trấn. Trên đây, ta đã có một cách nhìn khái quát về cơ cấu tình hình lợi nhuận và một số tỷ suất lợi nhuận của Công Ty để hiểu được rõ ràng, chặt chẽ hơn tình hình lợi nhuận và đưa các biện pháp điều chỉnh hợp lý, kịp thời, nhằm tăng lợi nhuận, ta đi sâu vào phân tích từng góc độ, khía cạnh của cơ cấu lợi nhuận và các hệ số sinh lời của Công ty. 1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2001 đạt 593 triệu, so với năm 1999 tăng 310,7%, so với năm 2000 là 140,3%. Trong khi tỷ trọng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh đang có xu hướng giảm xuống, thì tỷ trọng lợi nhuận của hoạt động tài chính tăng lên. Năm 1999 là 39,14% đến năm 2000 tăng lên 42,99% và năm 2001 tăng 44,63% trong tổng lợi nhuận của Công ty, là do Công ty đã đầu tư ra bên ngoài như góp vốn liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng ... ở góc độ này Công ty đang làm ăn có hiệu quả, do đó Công ty cần phải phát huy khả năng hoạt động tài chính của mình để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong những năm sắp tới. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng do nguyên nhân sau: Bảng số 6: Tình hình lợi nhuận của hoạt động tài chính Đơn vị tính : 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 % so sánh 2001 Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ triọng% Số tiền Tỷ trọng% 1999 2000 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 190.872 100 422.737 100 593.068 100 310,7 140,3 Được chia liên doanh 153.630 80,49 305.145 72,18 424.315 71,55 276,1 139,0 Lãi tiền gửi 37.242 19,51 117.592 27,81 168.753 28,45 453,1 143,5 Thu nhập từ hoạt động tài chính của Công ty năm 2001 đạt 593 triệu, so với năm 1999 tăng 310,7%, so với năm 2000 tăng 140,3%. Có được hiệu quả như vậy do Công ty đã đẩy mạnh đầu tư liên doanh, liên kết ra bên ngoài doanh nghiệp, lãi tiền gửi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, hoạt động liên doanh, liên kết năm 2001 đạt 424 triệu, so với năm 1999 tăng 276,1%, so với năm 2000 là 139,0%. Ngoài ra, lãi tiền gửi ngân hàng của năm 2001 là 168 triệu. Tuy tỷ trọng lợi nhuận của hoạt động tài chính trong tổng lợi nhuận còn thấp, nhưng có tỷ lệ tăng tương đối lớn năm 1999 là 453,1%, so với năm 2000 là 143,5%. Đây là kết quả đáng khích lệ đối với Công ty vì nó chỉ là hoạt động kinh doanh phụ góp phần tăng nguồn vốn kinh doanh cho Công ty trong điều kiện kinh tế hiện nay. 1.3. Lợi nhuận của hoạt động bất thường năm 2001 đạt 26 triệu so với năm 2000 tăng 2541%, là lợi nhuận có tỷ trọng thấp nhất, tuy có hướng tăng lên nhưng không đáng kể. Năm 2000 tỷ trọng của lợi nhuận từ hoạt động bất thường trong tổng lợi nhuận là 0,11% và năm 2001 là 1,98%. Sở dĩ tỷ trọng tăng lên như vậy là vì các khoản thu nhập bất thường của Công ty chỉ là hoạt động bán, thanh lý TSCĐ, thu tiền phạt hợp đồng. Điều này cũng phù hợp với khả năng kinh doanh của doanh nghiệp vì đây là những khoản thu nhập ngoài ý định chủ quan của Công ty. - Lợi nhuận bất thường tăng do nguyên nhân sau : Bảng số 7 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch 2001/2000 Số tiền % Số tiền % Số tuyệt đối Tỷ lệ % Lợi nhuận bất thường 1.047.000 100 26.323.000 100 25.276.000 2414 Thanh lý tài sản cố định 413.000 39,45 15.431.000 58,62 15.018.000 3636 Phạt vi phạm hợp đồng 634.000 60,55 10.892.000 41,38 10.258.000 1617 Hoạt động bất thường: năm 2001 Công ty đã thu về cho mình 26,323 triệu, so với năm 2000 (1,047triệu) tăng thêm 25.276.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 2414%. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động thanh lý tài sản cố định năm 2001 là 15,431 triệu cao hơn so với năm 2000 (413.000đ) là 3636% tương ứng với số tiền là 15,018 triệu. Lợi nhuận bất thường từ việc thu tiền phạt do bị vi phạm hợp đồng chiếm tỷ trọng cao trong lợi nhuận từ hoạt động bất thường mặc dù có xu hướng giảm. Năm 2000 chiếm 60,55% đến năm 2001 còn 41,38% của Công ty, nhưng điều này chứng tỏ rằng Công ty đã làm tốt công tác quản ly kinh doanh và có hiệu quả trong việc thực hiện hợp đồng. Nói tóm lại, để tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, thì những kết quả đạt được của Công ty năm 2001 so với năm 2000 - 1999 ta có thể khẳng định rằng hịêu quả kinh tế đối với các hoạt động mà Công ty đã thực hiện là tương đối tốt. 2. Việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh. Bảng số 8 Đơn vị tính : 1.000VNĐ Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 % so với 2001 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1999 2000 I. Nguồn vốn 27.317.935 100 28.617.199 100 42.412.046 100 155,3 148,2 1. Vốn chủ sở hữu 9.418.104 34,48 9.251.697 32,33 9.281.902 21,89 98,55 100,3 2. Vốn vay 17.899.831 65,52 19.365.502 67,67 33.130.144 78,11 185,1 171,7 - Vay ngắn hạn 17.468.707 97,59 16.201.205 83,06 24.227.134 73,13 138,6 149,5 - Vay dài hạn 43.124 2,41 3.164.297 16,34 8.903.010 26,87 2070 281,4 II. Tài sản 27.317.935 100 28.617.199 100 42.412.046 100 155,3 148,2 1. Tài sản cố định 8.123.441 29,74 7.649.817 26,73 9.653.097 22,76 118,8 126,2 2. Tài sản lưu động 19.194.494 70,26 20.967.382 73,27 32.758.494 77,24 107,7 156,2 Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2001 đạt 42.412 truệu so với năm 1999 bằng 155,3% so với năm 2000 bằng 148,2%. Trong đó : vốn chủ sở hữu năm 2001 đạt 9.281 triệu so với năm 1999 bằng 98,55% so với năm 2000 bằng 100,3%. Vốn vay của năm 2001 đạt 33.130 triệu so với năm 1999 bằng 185,1% so với năm 2000 bằng 171,7%. Nhưng về tỷ trọng so tổng nguồn vốn kinh doanh thì vốn chủ sở hữu năm 1999 chiếm 34,48% đến năm 2000 giảm xuống 32,33% và đến năm 2001 giảm xuống còn 21,89%.. Ngược lại vốn vay năm 1999 chiếm 65,52% đến năm 2000 đã tăng 67,67% năm 2001 tăng lên 78,11%. Trong đó, vốn vay dài hạn tăng cả vể tỷ lệ và tỷ trọng. Và tỷ trọng vốn vay dài hạn trong vốn vay tăng từ 2,4% năm 1999 lên 26,87% năm 2001. Năm 2001 vay 8.903 triệu bằng hai lần so 1999 và 2,81 lần năm 2000. Và tỷ trọng vốn vay dài hạn. Ngược lại, vay ngắn hạn năm 2001 là 24.227 triệu bằng 138,6% so với năm 1999 và 149,5% so với năm 2000, mặc dù tỷ trọng giảm mạnh từ 97,59% năm 1999 xuống còn 73,13% năm 2001. Nhưng quy mô vốn ngắn hạn lớn, chính yếu tố này đã làm tăng chi phí sử dụng vốn. Vốn vay tăng nhanh một mặt làm cho quy mô kinh doanh được mở rộng. Tỷ trọng tài sản lưu động trong tài sản đã tăng từ 70,26% của năm 1999 lên 73,27% của năm 2000 và lên 77,24% năm 2001. Nhưng mặt khác cũng làm tăng chi phí sử dụng vốn vay làm ảnh hưởng tới lợi nhuận. 3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn. Để nâng cao lợi nhuận thì phải quản lý sử dụng có hiệu quả các loại vốn kinh doanh mà nội dung chủ yếu là tăng nhanh vòng quay vốn lưu động và huy động vốn cố định vào sản xuất, bên cạnh việc tăng khối lượng hàng hoá bán ra, tăng doanh số tiêu thụ 3.1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. 3.1.1. Vốn cố định. Để đánh giá phân tích hiệu quả tình hình sử dụng vốn cố định của công ty ta xem bảng sau. Bảng số 9 : Tình hình sử dụng vốn cố định Đơn vị tính: 1000 VNĐ TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 2001 so với 1999 2000 1 Doanh thu thuần 49.493.769 57.754.612 71.901.463 145,3% 124,5% 2 Lợi nhuận sau thuế 331.604 668.681 903.570 272,5% 135,1% 3 Vốn cố định bình quân 8.233.068 7.886.629 8.651.457 105,1% 109,7% 4 = 1/3 Hiệu suất vốn cố định bình quân 6,01 lần 7,32 lần 8,31 lần 1,38 lần 1,14 lần 5 = 2/3 Tỷ xuất lợi nhuận/ vốn cố định BQ 4,03% 8,48% 10,4% Qua biểu số 9 ta thấy : Hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng từ 0,01 lần năm 1999 lên 7,32 lần năm 2000, và 8,31 lần năm 2001. Hiệu quả sử dụng vốn tăng do trong năm qua Công ty đã sử dụng tối đa nguồn lực vốn cố định, nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn cố định góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định bình quân năm 2001 là 10,4%, tăng 6,37% so với năm 1999, và tăng 1,92% so với năm 2000 điều này cho chúng ta biết, năm 1999 cứ 100 đồng vốn cố định bình quân cho 4,03 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2000 là 8,48 đồng lợi nhuận và sang năm 2001 là 10,4 đồng lợi nhuận ròng. 3.1.2. Vốn lưu động : Bảng số 10: Tình hình sử dụng vốn lưu động Đơn vị tính: 1000 VNĐ TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 2001 so với 1999 2000 1 Doanh thu thuần 49.493.769 57.754.612 71.901.463 145,3% 124,5% 2 Lợi nhuận sau thuế 331.604 668.681 903.570 272,5% 135,1% 3 Vốn lưu động bình quân 16.962.118 20.080.938 26.862.938 158,4% 133,8% 4 Số vòng quay vốn lưu động 2,92 vòng 2,88 vòng 2,68 vòng -0,92 vòng -0,93 vòng 5 Số ngày luân chuyển của vốn lưu động 125,0 ngày 126,7 ngày 136,2 ngày 1,09 ngày 1,07 ngày 6 Hàm lượng vốn lưu động 0,34 0,35 0,37 1,09 1,06 7 Tỷ xuất lợi nhuận/ vốn lưu động bình quân 1,95% 3,33% 3,36% Qua bảng số 10, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2001 đã giảm xuống so với năm 2000 và so với năm 1999. - Số vòng quay vốn lưu động đã giảm xuống từ 2,92 năm 1999 xuống 2,88 năm 2000 và xuống 2,68 vòng năm 2001. Do đó, chi phí vốn lưu động để có được đồng doanh thu ngày càng tăng: Để có 1 đồng doanh thu trong năm 1999 cần có 0,34 đồng vốn lưu động nhưng sang năm 2000 tăng lên 0,35 đồng vốn lưu động tăng 0,01 đồng so 1999, sang năm 2001 là 0,37 đồng tăng 0,34 đồng so 1999 và 0,02 đồng năm 2000. Như vậy, chi phí vốn cho mỗi đồng doanh thu ngày càng tăng vòng quay vốn lưu động giảm và số ngày cần thiết để quay một vòng quay tăng lên. Do đó, Công ty đã lãng phí mất số vốn lưu động so với năm 2000 là: 71.901.463.000 (136,2 - 126,7) = + 1.897.399.000 360 Vì vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân giảm qua các năm: năm 1999 là 1,95% năm 2000 lên 3,33% và sang năm 2001 là 3,36%. Điều này cho thấy năm 1999 cứ bỏ ra 100 đồng vốn lưu động thu được 1,95 đồng lợi nhuận ròng và sang năm 2000 là 3,33 đồng, sang năm 2001 lên 3,36 đồng lợi nhuận ròng. Tuy tốc độ tăng nhưng tỷ lệ còn thấp, vì tốc độ tăng vốn lưu động bình quân nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế, Công ty cần có biện pháp sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm để tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động tăng nhanh hơn. - Khả năng thanh toán của Công ty: Tổng tài sản lưu động Hệ số thanh toán hiện thời = Nợ ngắn hạn 32.758.494.000 Hệ số thanh toán hiện thời = = 1,35 24.227.134.000 Tổng tài sản lưu động - hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngăn hạn 32.758.494.000 - 10.516.175.000 Hệ số thanh toán nhanh = = 0,92 24.227.134.000 Hệ số thanh toán hiện thời năm 2001 là 1,35 > 1 điều này cho thấy khả năng thanh toán của Công ty an toàn vì Công ty có nợ ngắn hạn nhỏ hơn tổng tài sản lưu động, là điều kiện để giảm chi phí sử dụng vốn trong chi phí kinh doanh của Công ty. III. Một số nhận xét chung về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 1. Những thuận lợi của Công ty. - Công ty có trên 100 cán bộ đại học và sau đại học, có nhiều cán bộ trẻ có năng lực đội ngũ cán bộ quản lý đều, có trình độ chuyên khoa một và chuyên khoa hai. - Công ty có nhiều nguồn hàng liên doanh, liên kết với các Công ty nước ngoài cũng như trong nước. Do đó mặt hàng đa dạng thường xuyên ổn định và đạt giá trị chất lượng cao. - Trong nhiều năm qua, Công ty đã quan tâm đầu tư thiết bị máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm, mua thêm các thiết bị phục vụ pha chế sản xuất thuốc, như máy dập viên ZP33, máy đóng nang và ép vĩ tự động, tích cực đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề sử dụng và quản lý thiết bị, tài sản mới đầu tư cho công nhân. Công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên làm công tác kiểm tra, kiểm soát thuốc, nên đã làm tốt khâu quản lý chất lượng thuốc men, vì vậy trong thời gian vừa qua không có lô hàng nào không bảo đảm hoặc kém chất lượng. Do đó, chất lượng sản phẩm của Công ty sản xuất ra cũng như hàng hoá lưu thông được đảm bảo không có thuốc giả, thuốc kém phẩm chất lưu hành trên thị trường. - Công ty có mạng lưới bán buôn, bán lẻ và đại lý ở đều khắp các vùng sâu, vùng xa để cung ứng kịp thời thuốc men, y dụng cụ thông thường cho nhân dân. Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cũng như để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên, Công ty xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng. Nhân viên nào tiết kiệm được chi phí thì sẽ được thưởng 60% số tiền tiết kiệm được. Nhân viên nào đề ra phương án kinh doanh có lãi hoặc tiếp thị được một hợp đồng mới, sẽ được thưởng 1% số tiền lãi thu được. Ngược lại, những ai gây thiệt hại đến tài sản, uy tín của Công ty thì tuỳ theo mức nặng nhẹ mà có hình thức kỹ luật khác nhau. Trong những năm hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, ngoài sự nổ lực của bản thân, Công ty đã được sự giúp đỡ tận tình, có hiệu quả của các ngành, các cấp đặc biệt là Sở y tế. Do đó Công ty đã chọn được phương án kinh doanh hợp lý. Vì vậy đã khẳng định được vị trí, uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài tỉnh. 2. Những tồn tại và nguyên nhân chính. Bên cạnh những kết quả đạt được. Qua phân tích ở trên ta thấy Công ty dược vật tư y tế Thanh Hoá vẫn còn một số tồn tại sau : - Chưa sản xuất được mặt hàng có thế mạnh, đặc trưng riêng của tỉnh. Cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc tốt nhưng chưa phát huy hết công suất của máy. Hiện nay mới đạt khoảng 70% công suất. - Mạng lưới tiếp thị còn hạn chế chưa có phòng MARKETING. Do đó những mặt hàng mới còn tồn đọng nhiều do người tiêu dùng chưa biết. - Qua thống kê các năm, lợi nhuận đều tăng nhưng mức độ tăng chậm. - Mặc dù đã có cơ chế khoán trong vận chuyển thuốc men nhưng vấn đề chi phí vẫn cao. - Cơ sở bán lẻ còn ít vì vậy chưa làm chủ được thị trường ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. - Thanh Hoá có 630 xã với 1.928 quầy bán buôn, bán lẻ và đại lý quá ít số lượng quầy như vậy không đủ để cung ứng thuốc men cho dân. - Các hiệu thuốc tuyến huyện chưa phát huy được quyền chủ động trong liên doanh, liên kết, cán bộ làm công tác hành chính và quản lý còn nhiều do đó doanh thu ở các hiệu thuốc còn thấp. - Qua bảng số 2 về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ta thấy tỷ lệ % chi phí so với doanh thu thuần là quá cao năm 2001 là 14,86%. chương III Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá Cơ chế thị trường với sự tham gia cạnh tranh của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chỉ đạo, nhiệm vụ của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, của xã hội phải hạch toán kinh doanh có lãi. Đây là mục tiêu chủ yếu của tất cả các doanh nghiệp, vì vậy tăng lợi nhuận, tạo khả năng tích luỹ nhằm tái sản xuất mở rộng, có như vậy thì các doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Kể từ khi thành lập tới nay Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá không ngừng phấn đấu và vươn lên trong sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã và ngày càng có uy tín với khách hàng và đã dần dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn một số tồn tại nhất định. Sau một thời gian thực tập tại Công ty, qua nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh cùng với kiến thức tích luỹ được trong quá trình học tập, em xim mạnh dạn nêu lên một số đề xuất góp phần tăng lợi nhuận của Công ty. Thứ nhất : Do địa lý của Thanh Hoá không thuận lợi nên việc cung ứng thuốc đến vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, nơi tập trung quá nhiều, nơi lại không có đại lý phân phối nào để cung ứng thuốc cho dân. Với 27 Huyện, Thị gồm 630 xã trong đó có 1/5 số xã ở vùng sâu, vùng xa, có huyện các trung tâm của tỉnh phải đi mất hai ngày bằng xe ô tô mới đến trung tâm huyện, như huyện Mường Lát. Từ những đặc điểm địa lý như trên, cần ưu tiên mở rộng mạng lưới tiêu thụ thuốc và dụng cụ y tế cho các vùng núi, vùng xa trung tâm... Năm 1999 bình quân thuốc cho 1 người dân Thanh Hoá là 60.000đồng, năm 2000 là 75.000 đồng, năm 2001 đã tăng lên dần 100.000đồng. Sự cung ứng thuốc cho dân ngày càng tăng nhưng so với mức bình quân chung của cả nước vẫn thấp (bình quân cả nước vào khoảng 150.000 đ/1người/1năm). Vì vậy kiến nghị: - Công ty Dược cần mở rộng mạng lưới cung ứng thuốc và y dụng cụ đến vùng sâu, vùng xa đặc biệt là các vùng dân tộc miền núi bằng cách : + Mở thêm quầy bán buôn ở một số địa điểm có đông dân cư của các huyện miền núi để trạm y tế các xã đến mua bán thuận tiện. + Mở thêm quầy bán lẻ và đại lý xã phường để cung ứng thuốc kịp thời cho dân. + Cần có tỷ lệ chiết khấu và hoa hồng đại lý linh hoạt, hợp lý cho những cửa hàng và đại lý bán hàng ở vùng này. Thứ hai : Từ năm 1990 các nhà thuốc, các Công ty trách nhiệm hữu hạn được mở nhiều nhằm kinh doanh mặt hàng thuốc Tân dược, Đông dược và dụng cụ y tế. Trên cùng một địa bàn, sự cạnh tranh giữa Công ty Dược là Doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân ngày càng trở nên gay gắt. Trước tình hình như vậy Công ty Dược Thanh Hoá đã mở rộng quyền chủ động trong kinh doanh cho các quầy bán buôn, quầy biệt dược để các đơn vị này nỗ lực khai thác đầu vào và tích cực tìm kiếm đầu ra. Tuy nhiên, các quầy bán buôn qua các năm không tăng, các quầy biệt dược có xu hướng giảm dần. Để mở rộng kinh doanh, kiến nghị Công ty Dược Thanh Hoá: - Mở rộng liên doanh, liên kết với các đơn vị cùng ngành trong và ngoài nước để có nhiều mặt hàng giá thấp phục vụ nhân dân và góp phần cạnh tranh để tăng lợi nhuận cho đơn vị. - Hiện nay mỗi hiệu thuốc ở huyện có 5 đến 6 cán bộ làm công tác hành chính và quản lý, với số lượng như vậy là nhiều, Công ty cần có cơ chế khoán để hiệu thuốc ở các huyện được quyền chủ động trong kinh doanh, giảm chi phí quản lý để tăng lợi nhuận. Thứ ba : Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Hiện nay các chi phí ở Công ty còn cao. Năm 1999 là 12,64%, năm 2000 là 13,36% đến năm 2001 là 14,86% Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh, doanh nghiệp không chỉ tìm cách hạ giá thành sản xuất mà còn phải tìm cách giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý để tạo ra giá thành sản xuất thấp, tạo lợi thế trong kinh doanh Công ty cần: - Xây dựng dự toán chi phí cho từng lô hàng và từng vùng, địa điểm thích hợp với từng thời gian. - Xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu cho từng đơn vị sản phẩm. Đặc biệt định mức chi phí bằng tiền để tiếp khách, hội nghị, công tác phí, các dịch vụ mua ngoài... - Tích cực đào tạo và đổi mới cán bộ quản lý, xây dựng quy trình bán hàng nhanh gọn, năng động trong cơ chế thị trường để đạt hiệu quả cao hơn. Thứ tư : Thanh Hoá là một tỉnh rộng, dân số đông với số vốn lưu động 26.862 triệu không đủ để trang trải cho 1.928 quầy trong tỉnh. Vì vậy, cần đầu tư vốn lưu động để tăng tiềm lực tài chính, mở rộng kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho các cửa hàng thuốc ở các Huyện, Thị - Số vòng quay của vốn lưu động giảm năm 1999 đạt 2,92 vòng, năm 2000 đạt 2,88 vòng, năm 2001 đạt 2,68 vòng. Công ty cần có các biện pháp mở rộng mạng lưới tiêu thụ và sử dụng giải pháp tài chính (chiết khấu bán hàng, hoa hồng đại lý...) để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá nhằm tăng vòng quay của vốn lưu động, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Thứ năm: Mở rộng quy mô theo hướng đa dạng hoá hoạt động. + Tăng khối lượng hàng hoá bán ra đối với thuốc tân dược, bông băng, dụng cụ y tế, hoá chất, dược liệu, thuốc Nam, thuốc Bắc và mặt hàng Dược Mỹ phẩm. + Chủ động liên doanh, liên kết nhằm mục đích thu hút, huy động thêm nguồn vốn kinh doanh và phân tán rủi ro. + Tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nhằm xây dựng được những phương án kinh doanh hợp lý cũng như xây dựng các hình thức dịch vụ trong và sau khi bán hàng như. - Tổ chức công tác tiếp thị đối với những khách hàng tiềm năng: gửi thư chào hàng, gửi tờ quảng cáo tới các Công ty bạn. - Cần có sự quan tâm tặng quà, hoa vào các dịp lễ đối với khách hàng thường xuyên. - Tổ chức hội nghị khách hàng, rộng rãi để thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp, các khách hàng đối với sản phẩm và hàng hoá do Công ty mình kinh doanh. Thứ sáu: Phấn đấu tăng năng suất lao động, hạ chi phí để tăng lợi nhuận: Tăng năng suất lao động là tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Năm 2001, Công ty mới sử dụng 70% công suất thiết bị. Năng lực sản xuất của máy móc còn tới 30% chưa được sử dụng. Do đó, Công ty cần có biện pháp huy động và sử dụng năng lực dư thừa này không chỉ tăng được năng suất lao động, tăng khối lượng sản phẩm, mà còn giảm được chi phí khấu hao tài sản cố định trên mối đơn vị sản phẩm. Muốn vậy, Công ty cần: - Bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ lao động, để sử dụng được năng lực sản xuất của các thiết bị hiện đại. - Khơi nguồn nguyên vật liệu đảm bảo sản xuất liên tục. Thứ bảy : Tổ chức tốt công tác bán hàng và thanh toán tiền hàng. Trong công tác thanh toán tiền hàng của công ty vừa qua đã gặp một số khó khăn, đó là khách hàng nợ nần dây dưa tiền hàng. Để có thể thu nhanh tiền hàng của các khách hàng Công ty cần thực hiện chiết khấu bán hàng đối với khách mua hàng với số lượng lớn; chiết khấu thanh toán với khách hàng thanh toán nhanh. Để có tỷ lệ chiết khấu, mức giảm giá hợp lý thông thoáng và linh hoạt, cần theo nguyên tắc tỷ lệ chiết khấu thấp hơn lãi suất tiền vay ngân hàng. Những ưu đãi này Công ty cần ghi rõ ngay trong hợp đồng mua bán. Những biện pháp đề cập trên đây không phải là những thiếu sót của Công ty mà chỉ là chưa được áp dụng triệt để nên đề xuất của em với ý nghĩa là Công ty cố gắng phát huy mọi khả năng để làm tốt hơn nữa nhằm mang lại lợi nhuận cho Công ty. Kết luận Lợi nhuận giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều quan trọng là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận đã trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là chỉ tiêu cơ bản để đánh gía hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nó đòi hỏi người quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và lợi nhuận không ngừng tăng lên. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá, em thấy rằng vấn đề này đã đang và sẽ tiếp tục được quan tâm giải quyết. Công ty đã đưa ra một số biên pháp nhằm nầng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lợi nhuận của công ty và gặt hái được những thành công đáng kể. Qua quá trình tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh, em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp góp phần chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty. Vì trình độ bản thân còn hạn chế nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc đóng góp ý kiến để bản luận văn này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS: Trần Trọng Khoái đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bản luận văn này. Đồng thời cho em gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa tài chính - kế toán tới Ban lãnh đạo, các cô, chú trong phòng kế toán của Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Công ty. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học Quản lý và kinh doanh Hà Nội. 2. Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Trường Đại học Quản lý và kinh doanh Hà Nội. 3. Kinh tế học chính trị Mác - Lê Nin - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 1996 4. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - Nhà xuất bản giáo dục 1997 5. Kết quản hoạt động kinh doanh của Công ty Dược vật tư kinh y tế 1999. 6. Kết quản hoạt động kinh doanh của Công ty Dược vật tư kinh y tế 2000. 7. Kết quản hoạt động kinh doanh của Công ty Dược vật tư kinh y tế 2001. 8. Bảng cân đối kế toán Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá năm 1999 9. Bảng cân đối kế toán Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá năm 2000 10. Bảng cân đối kế toán Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá năm 2001 Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I Một số vấn đề chung về lợi nhuận 2 I. Khái niệm - bản chất - vai trò và kết cấu lợi nhuận trong doanh nghiệp 2 1. Khái niệm về cơ bản 2 2. Kết cấu của lợi nhuận 3 3. Vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận 3 a. Vai trò của lợi nhuận đối với bản thân doanh nghiệp 4 b. Vai trò của lợi nhuận đối với xã hội 4 II. Phương pháp xác định lợi nhuận và các chỉ tiêu phân tích đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp 5 1. Phương pháp xác định lợi nhuận 5 1.1. Phương pháp trực tiếp 5 1.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 5 1.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 8 1.1.3. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường 8 1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian 9 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 10 1.3.1. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ 10 1.3.2. Giá bán đơn vị sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, hợp lý mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được, sẽ làm tăng doanh thu 10 1.3.3. Giá thành sản xuất hoặc giá vốn hàng bán 11 a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11 b. Chi phí nhân công trực tiếp 11 1.3.4. Chi phí qm doanh nghiệp và chi phí bán hàng 11 1.3.5. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước 11 2. Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp 12 a. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần (doanh lợi doanh thu) 12 b. Tỷ suất lợi nhuận giá thành 13 c. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh 13 d. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 13 III. Các biện pháp cơ bản làm tăng lợi nhuận 13 1. Phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 13 2. Sử dụng tiết kiệm và hợp lý thời gian lao động, tăng cường kỷ luật lao động. 14 3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 15 4. Tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ và thanh toán tiền hàng 15 4.1. Bán buôn 15 4.2. Bán lẻ 15 4.3. Bán đại lý 16 4.4. Hoạt động tiếp thị, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm một cách hiệu quả 16 4.5. Thanh toán tiền hàng 16 5. Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 16 Chương II Tình hình thực hiện lợi nhuận và biện pháp tăng lợi nhuận của Công ty dược vật tư y tế thanh hóa 18 I. Giới thiệu khái quát về Công ty 18 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 18 2. Cơ cấu tổ chức quản lý 18 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 20 2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 21 II. Tình hình sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá 22 1. Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của Công ty 22 1.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 23 1.1.1. Đẩy mạnh tiêu thụ tăng doanh thu để nâng cao lợi nhuận 23 1.1.2. Giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận 26 1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 29 1.3. Lợi nhuận bất thường 30 2. Việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh 31 3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn 32 3.1. Tình hình chung về vốn kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh 32 3.1.1. Vốn cố định 32 3.1.2. Vốn lưu động 32 III. Một số nhận xét chung về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 35 1. Những thuận lợi của Công ty 35 2. Những tồn tại và nguyên nhân chính 36 Chương III Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Dược vật tư y tế thanh hoá 37 Kết luận 41

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0119.doc
Tài liệu liên quan