Đề tài Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Lợi nhuận thực sự giữ một vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các loại hình doanh nghiệp mà đặc biết nhất là trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt thì phải có những biện phát tốt giúp tăng lợi nhuận và tăng trưởng nó trong từng năm.
Trong hoàn cảnh đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ ngày nay thì lợi nhuận lại càng ngày trở lên quan trọng đối với các doanh nghiệp. Và làm thế nào để có thể tăng lợi nhuận của một doanh nghiệp sẽ vẫn luôn là một chủ đề bàn cải của nhiều người.
Từ thực tiền tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đã một phần lý giải cho em biết tại sao tăng trưởng lợi nhuận lại luôn là mục tiêu phấn đấu của nhiều doanh nghiệp và làm thế nào để một doanh nghiệp lại vừa có thể thu được lợi nhuận cao mà vẫn chấp hành tốt pháp luật.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty em cũng đã mạnh dan đưa ra một số biện pháp góp phần tăng lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nhiệm thực tế lên các biện pháp này còn mang nặng tính lý thuyết. Do đó, để có thể thực hiện được các biện pháp này cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể hơn nữa và đòi hỏi phải có sự nỗ lực và cố gắng rất nhiều của toàn bộ ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên của Công ty.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu
Đất nước Việt Nam đang trên đà đổi mới phát triển. Nền kinh tế đất nước đã và đang có nhiều đổi thay đáng kể để phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường tiến tới hội nhập với kinh tế thế giới. Cùng với những chuyển biến đó, hơn lúc nào hết hoạt động sản xuất ra của cải vật chất được diễn ra trên quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Nhưng trong nền kinh tế thị trường đầy cơ hội và thách thức này, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể đứng vững trên thị trường. Các doanh nghiệp luôn luôn phải đương đầu với những khó khăn lớn và rủi ro cao. Sự cạnh tranh, ganh đua, giành giật chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp nhằm tối đa hoá lợi nhuận ngày càng trở nên quyết liệt và gay gắt hơn.
Trong hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp luôn muốn tìm được phương pháp để sản xuất ra sản phẩm với số lượng nhiều, chất lượng cao nhất với chi phí thấp nhất nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng để thực hiện được mục tiêu này thì không phải là dễ nhất là khi Việt Nam vừa mới trở thành thành viên chính thức của WTO. Do đó, các doanh nghiệp nước ta phải đối đầu với nhiều công ty lớn rất nổi tiếng trên thế giới và với uy tín lâu năm. Do vậy, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận càng trở nên quan trọng và cũng hết sức khó khăn mà đặc biệt là đối với các công ty bánh kẹo và một trong số đó là công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu là một công ty lớn của ngành sản xuất bánh kẹo nước ta. Mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty là bánh, kẹo, gia vị và nước uống có cồn. Do đó, khi thị trường của Việt Nam mở cửa Công ty sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn do phải canh tranh với những sản phẩm của các công ty nổi tiếng của nước ngoài với mẫu mã đẹp, chủng loại phong phú và đa dạng với chất lượng cao. Nhưng dù gặp phải rất nhiều khó khăn như vậy Công ty vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Lợi nhuận hàng năm của Công ty vẫn tăng. Trong Công ty mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận luôn là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Do vậy, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu em đã nhận thức hơn nữa về tầm quan trọng của lợi nhuận đối với một doanh nghiệp. Nên sau khi được sự giúp đỡ của thầy giáo TS. Trần Công Bảy và các cô chú trong phòng kế toán tài vụ của Công ty em đã quyết định chọn đề tài: “Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu” làm đề tài viết luận văn của mình. Bài viết này của em gồm 3 phần chính:
Phần I: Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Phần III: Một số biện pháp tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Mặc dù em đã hết sức cố gắng và nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Trần Công Bảy và sự giúp đỡ tận tình của các cô chú phòng kế toán tài vụ trong công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu nhưng do kinh nghiệm thực tế còn ít và trình độ còn hạn chế nên trong báo cáo chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót không đáng có. Do vậy, em rất mong có sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các cô chú tại phòng kế toán tài vụ trong Công ty để bài báo cáo này của em được hoàn thiện hơn.
Phần I
Khái quát quá trình hính thành và phát triển của
công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu tiền thân là nhà máy bánh kẹo Hải Châu được thành lập vào ngày 16/11/1964 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số 305/QĐBT tách ban kiến thiết cơ bản ra khỏi nhà máy miến Hoàng Mai, thành lập ban Kiến thiết và chuẩn bị sản xuất đánh dấu sự ra đời cho nhà máy bánh kẹo Hải Châu. Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc từ hai tỉnh Thượng Hải và Quảng Châu (nên có tên là Hải Châu), ngày 2/9/1965, Bộ Công nghiệp nhẹ thay mặt Nhà nước chính thức cắt băng khánh thành Nhà máy bánh kẹo Hải Châu.
Theo quyết định số 1355 NN-TCCB/QĐ nagày 29/9/1994 của Bộ trưởng Bộ NN & CNTP, Nhà máy bánh kẹo Hải Châu được bổ sung ngành nghề kinh doanh và đổi tên thành công ty bánh kẹo Hải Châu.
Căn cứ quyết định số 3656/QĐ/BNN-TCCB ngày 22/10/2004 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Ngày 30/12/2004 Công ty bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức đại hội cổ đông và chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu là thành viên của Tổng công ty mía đường I- Bộ NN&PTNT.
Tên giao dịch trong nước: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Tên giao dịch quốc tế: Hải Châu Cofectionary stock company
Trụ sở chính tại: 15 phố Mạc Thị Bưởi- Q. Hai Bà Trưng- Hà Nội
Điện thoại: 04.8624826 Fax: 8621520
Sổ đăng ký kinh doanh: 10013-DNNN
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
- Sản xuất bánh, kẹo, chocolate, gia vị và chế biến các loại thực phẩm khác; sản xuất nước uống có cồn và không cồn.
- Sản xuất in ấn các loại bao bì thực phẩm; kinh doanh các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của công ty.
- Dịch vụ thương mại tổng hợp; cho thuê văn phòng nhà xưởng.
Các sản phẩm chủ yếu gồm: Bánh quy, bánh kem xốp, kẹo, bột canh, bánh mền, chocolate.
1.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Đứng đầu là đại hội đồng cổ đông sau đó là hội đồng quản trị mà đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị, bên dưới là ban kiểm soát rồi đến các phòng ban chức năng.(xem phụ lục sơ đồ 01)
- Đại Hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty.
-Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty ngoài các vấn đề liên quan đến Đại hội cổ đông.
- Chủ tịch hội đồng quản trị: là người lập chương trình kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị, chiụ trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về việc Hội đồng quản trị thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội cổ đông.
- Tổng giám đốc: là người đại diện của Công ty trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh, đầu tư của công ty theo quyết định của Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị.
- Ban kiểm soát: thực hiện việc thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty, thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của Công ty.
- Các phòng ban chức năng: được tổ chức theo yều cầu của quản lý kinh doanh, chịu sự lãnh đạo của Ban giám đốc, có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc để đảm bảo cho mọi hoạt động của Công ty được liên tục.
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Bộ máy công tác kế toán của công ty được tổ chức theo từng lĩnh vực theo mô hình trực tuyến, tập trung. Theo đó toàn bộ mọi công việc của hạch toán kế toán đều được thực hiện tại phòng Kế toán tài vụ của công ty. Ngoài ra mỗi chi nhánh, xí nghiệp đều bố trí một nhân viên kế toán với chức năng hạch toán ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ gửi các chứng từ thu nhập, kiểm tra về phòng Kế toán tài vụ. Phòng Kế toán tài vụ của Công ty có 08 người: 01 kế toán trưởng, 01 phó phòng tài vụ kiêm kế toán tổng hợp, 01 thủ quỹ và 05 kế toán thánh phần. ( xem phụ lục sơ đồ 02)
Phần II
Thực trạng hoạt động kinh doanh tại
công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
2.1.Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trong những năm gần đây.
Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Doanh thu bán hàng
192.058.000
212.397.000
20.339.000
10.6
Các khoản giảm trừ
7.329.000
8.098.000
769.000
10.5
1. Doanh thu thuần
184.729.000
204.299.000
19.570.000
10.6
2. Giá vốn hàng bán
168.034.600
185.678.200
17.643.600
10.5
3. Lợi nhuận gộp
16.694.400
18.620.800
1.926.400
11.5
4. Doanh thu tài chính
531.000
587.000
56.000
10.5
5. Chi phí tài chính
2.109.000
2.330.000
221.000
10.5
6. Chi phí bán hàng
6.231.400
6.840.700
609.300
9.8
7. Chi phí quản lý
4.137.600
4.552.300
414.700
10
8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
4.747.400
5.484.800
737.400
15,5
9. Thu nhập khác
748.000
831.000
83.000
11,1
10. Chi phí khác
241.000
267.000
26.000
10,8
11. Lợi nhuận khác
507.000
564.000
57.000
11,2
12.Lợi nhuận trước thuế
5.254.400
6.048.800
794.400
15,1
13.ThuếTNDN phải nộp
1.473.500
1.697.500
224.000
15.2
14. Lợi nhuận sau thuế
3.780.900
4.351.300
570.400
15.1
Qua bảng trên ta thấy doanh thu bán hàng của Công ty năm 2006 đạt khá cao: 212.397.000 nghìn đồng vượt so với năm 2005 về lượng là 20.339.000 nghìn đồng, tức là tăng 10,6%. Doanh thu thuần năm 2006 cũng tăng đạt 204.299.000 nghìn đồng tức là tăng về lượng so với năm 2005 là 19.570.000 nghìn đồng tương đương với 10,6% cho thấy quy mô của công ty ngày càng mở rộng và Công ty cũng đang đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Bên cạnh việc tăng doanh thu thì các khoản giảm trừ của Công ty cũng tăng nhưng chỉ tăng lên có 10,5% tức là từ 7.329.000 nghìn đồng năm 2005 lên 8.098.000 nghìn đồng năm 2006 chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu bán hàng của Công ty điều này cho thấy mặc dù quy mô và thị trường của Công ty tăng nhanh nhưng chất lượng hàng hoá sản phẩm của Công ty vẫn luôn được đảm bảo do vậy lượng hàng hoá sản phẩm bị trả lại đã được giảm tối đa.
Giá vốn hàng bán là một nhân tố quan trọng, có tác động rất lớn đến lợi nhuận của các công ty sản xuất vì nó có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận của công ty. Trong các điều kiện khác không đổi thì khi giá vốn của hàng hoá càng cao thì lợi nhuận của công ty càng thấp. Như bảng trên thì ta thấy giá vốn của Công ty năm 2006 đạt mức 185.678.200 nghìn đồng tăng thêm 17.643.600 nghìn đồng so với năm 2005 tức là tăng 10,5% từ các con số đó cho thấy công ty đã biết cách sử dụng vốn khá hiệu quả nhưng giá vốn của các hàng hoá của Công ty vẫn khá cao chiếm khoảng trên 80% doanh thu. Vì vậy, Công ty lên tích cực có thêm nhiều biện pháp giúp hạ giá thành sản phẩm để lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng cao.
Lợi nhuận gộp của Công ty năm 2006 đạt 18.620.800 nghìn đồng tăng hơn so với năm 2005 là 1.926.400 nghìn đồng, tương ứng với 11,5%. Nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận gộp của công ty năm 2006 lại tăng cao thế là do doanh thu thuần của Công ty tăng cao.
Về các khoản như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty. Trong năm 2006 chi phí về bán hàng là 6.840.700 nghìn đồng còn chi phí quản lý là 4.552.300 nghìn đồng đều tăng hơn so với năm 2005 nhưng thấp đều dưới 10%. Điều này cho thấy Công ty đã có thực hiện tốt việc kiểm soát chi phí để giảm tối thiểu lượng chi phí không cần thiết góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty.
Công ty ngoài thu nhập từ hoạt động còn có thêm thu nhập từ hoạt đồng tài chính và các hoạt động khác như thu từ việc cho thuê kho bãi…. Thu nhập từ hoạt động tài chính của Công ty năm 2006 đạt 587.000 nghìn đồng tăng so với năm 2005 là 10,5% nhưng chi phí từ hoạt động tài chính của công ty lại tăng cao tăng 10,5% ở mức 2.330.000 nghìn đồng. Nguyên nhân chính là do lãi vay của Công ty năm 2006 tăng cao hơn năm 2005 do Công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới nhiều máy móc thiết bị hiện đại nên khoản vay Ngân hàng tăng cao.
Do thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều tăng cao hơn phần chi phí mà Công ty đã bỏ ra lên phần lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng cao. Năm 2006 lợi nhuận sau của Công ty đạt 4.351.300 nghìn đồng tăng hơn năm 2005 là 570.400 nghìn đồng chiếm 15,1%.
2.2. Phân tích các khoản mục chi phí tại Công ty
2.2.1. Phân tích các chi phí trực tiếp
Bảng 02: Bảng phân tích các chi phí trực tiếp
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt
Chi tiết
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Tổng
168.034.600
100
185.678.200
100
17.643.600
10.5
2
Nguyên vật liệu trực tiếp
121.546.508
72.33
135.450.821
72.95
13.904.313
11.44
Bột mì
28.103.420
16.72
32.982.064
17.76
4.878.644
17.36
Đường
25.973.507
15.46
26.486.972
14.26
513.465
1.98
Sữa
18.790.620
11.18
20.173.510
10.86
1.382.890
7.36
Muối
35.928.750
21.38
40.795.300
21.97
4.866.550
13.55
Các nguyên vật liệu khác
12.750.211
7.59
15.012.975
8.09
2.262.764
17.75
3
Chi phí nhân viên trực tiếp
24.971.350
14.86
27.416.230
14.77
2.444.880
9.79
Lương
20.984.328
12.49
23.038.849
12.41
2.054.521
9.79
Kinh phí công đoàn
419.687
0.25
460.777
0.25
41.090
9.79
BHXH
3.147.649
1.87
3.455.827
1.86
308.179
9.79
BHYT
419.687
0.25
460.777
0.25
41.090
9.79
4
Chi phí sản xuất chung
21.516.742
12.80
22.811.149
12.29
1.294.407
6.02
Qua bảng trên ta thấy giá vốn hàng bán năm 2006 là 185.678.200 nghìn đồng tăng so với năm 2005 là 10,5% trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ta thấy mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên 1 đồng doanh thu năm 2005 là 0.63 đồng còn năm 2006 là 0,64 đồng tức là tăng 0,01 đồng so với năm 2005 còn mức chi phí nhân công trực tiếp trên 1 đồng doanh thu của 2 năm 2005 và 2006 đều là 0,13 đồng. Tốc độ tăng doanh thu là 1,11 lần trong khi tốc độ tăng chi phí nguyên vật liệu chỉ đạt 1,02 lần và chi phí nhân viên trực tiếp chỉ có 1 lần. Điều này cho thấy Công ty đã có biện pháp tiết kiệm các khoản chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm giúp hạ giá thành và tăng lợi nhuận.
2.2.2. Chi phí bán hàng
Bảng 03: Chi phí bán hàng
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt
Chi tiết
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Tổng
6.231.400
100
6.840.700
100
609.300
9.78
2
Chi phí nhân viên
2.027.074
32.53
2.167.135
31.68
140.061
6.91
Lương
1.703.423
27.34
1.821.121
26.62
117.698
6.91
Kinh phí công đoàn
34.069
0.55
36.423
0.53
2.354
6.91
BHXH
255.513
4.10
273.168
3.99
17.655
6.91
BHYT
34.069
0.55
36.423
0.53
2.354
6.91
3
Thuê cửa hàng
975.214
15.65
1.119.507
16.37
144.293
14.80
4
Chi phí quảng cáo
1.099.842
17.65
1.302.634
19.04
202.792
18.44
5
Hoa hồng đại lý
1.534.678
24.63
1.549.875
22.66
15.197
0.99
6
Chi phí dụng cụ, đồ dùng
34.896
0.56
39.647
0.58
4.751
13.61
7
Khấu hao TSCĐ
266.081
4.27
309.197
4.52
43.116
16.20
8
Chi phí thuế và lệ phí
144.568
2.32
179.375
2.62
34.807
24.08
9
Chi phí mua ngoài
132.975
2.13
152.179
2.22
19.204
14.44
10
Chi phí khác bằng tiền
16.072
0.26
21.151
0.31
5.079
31.60
Qua bảng tổng hợp chi phí bán hàng trên ta thấy chi phí bán hàng của Công ty năm 2006 đạt ở mức 6.840.700 nghìn đồng tăng hơn năm 2005 là 609.300 nghìn đồng đạt 9,78% trong đó chi phí về hoa hồng đại lý là tương đối cao do Công ty có trên 300 đại lý trên cả nước. Ta cũng có thể nhận thấy mức chi phí bán hàng trên 1 đồng doanh thu của Công ty là tương đối thấp chỉ đạt 0,032 đồng và tốc độ tăng trưởng chi phí bán hàng là 1.01 lần thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu là 1,11 lần chứng tỏ Công ty đã có biện pháp quản lý chi phí chặt chẽ hơn.
2.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bảng 04: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt
Chi tiết
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Tổng
4.137.600
100
4.552.300
100
414.700
10.02
2
Chi phí nhân viên
1.294.655
31.29
1.398.467
30.72
103.812
8.02
Lương
1.087.945
26.29
1.175.182
25.82
87.237
8.02
Kinh phí công đoàn
21.759
0.53
23.504
0.52
1.745
8.02
BHXH
163.192
3.94
176.277
3.87
13.085
8.02
BHYT
21.759
0.53
23.504
0.52
1.745
8.02
3
Chi phí dụng cụ, đồ dùng
152.264
3.68
162.062
3.56
9.798
6.43
4
Khấu hao TSCĐ
361.212
8.73
479.357
10.53
118.145
32.71
5
Chi phí thuế và lệ phí
51.720
1.25
93.777
2.06
42.057
81.32
6
Chi phí mua ngoài
1.786.616
43.18
1.918.794
42.15
132.178
7.40
7
Chi phí bằng tiền khác
491.133
11.87
499.843
10.98
8.710
1.77
So sánh giữa 2 năm cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty đã tăng 10,02 % lần lượt là 4.137.600 nghìn đồng và 4.552.300 nghìn đồng. Nhìn chung mức tăng này không cao, đi sâu vào từng khoản mục chi phí thì ta thấy khoản chi phí nhân viên chiếm tỷ trọng tương đối cao khoảng 31% trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng mức tăng chỉ có 8,02 %. Bên cạnh đó 2 khoản chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty. Do đó, Công ty nên có biện pháp hạ thấp 2 khoản chi phí này để hạ thấp chi phí quản lý doanh nghiệp, tăng lợi nhuận.
2.3. Phân tích tình hình quản lý tài sản và nguồn vốn tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Bảng 05: Bảng phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tài sản
118.357.000
100
121.835.000
100
3478
2.94
A.Tài sản lưu động & đầu tư ngăn hạn
73.795.600
62.35
71.820.500
58.95
-1.975.100
-2.68
I. Tiền
4.930.000
6.68
7.853.000
10.93
2.923.000
59.29
II. Các khoản phải thu
17.769.000
24.08
19.057.000
26.53
1.288.000
7.25
III. Hàng tồn kho
46.805.000
63.43
42.153.000
58.69
-4.652.000
-9.94
IV. Tài sản lưu động khác
4.291.600
5.82
2.757.500
3.84
-1.534.100
-35.75
B. Tài sản cố định & đầu tư dài hạn
44.561.400
37.65
50.014.500
41.05
5.453.100
12.24
I. Tài sản cố định hữu hính
32.240.000
72.35
35.724.000
71.43
3.484.000
10.81
II. Đầu tư tài chính dài hạn
12.321.400
27.65
14.290.500
28.57
1.969.100
15.98
Nguồn vốn
118.357.000
100
121.835.000
100
3.478.000
2.94
A. Nợ phải trả
70.287.000
59.39
70.093.000
57.53
-194.000
-0.28
I. Nợ ngắn hạn
54.563.000
77.63
54.317.000
76.19
-246.000
-0.45
II. Nợ dài hạn
13.713.000
19.51
15.776.000
22.13
2.063.000
15.04
III. Nợ khác
2.011.000
2.86
0
0
0
0
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
48.070.000
40.61
51.742.000
42.47
3.672.000
7.64
2.3.1. Cơ cấu về tài sản.
Theo bảng cân đối tài sản, ta thấy giá trị tài sản của Công ty năm 2006 tăng lên đạt 121.835.000 nghìn đồng tăng hơn so với năm 2005 về số lượng là 3.478.000 nghìn đồng tương ứng với 2,94%. Trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 71.820.500 nghìn đồng tức là giảm 2,68% so với năm 2005 còn khoản tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty năm 2006 lại tăng lên đạt 50.014.500 nghìn đồng tức là tăng hơn năm 2005 là 5.453.100 nghìn đồng tương ứng với 12,24%. Việc khoản tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty có tăng lên đôi chút là do Công ty hiện nay đang tập trung mua mới một số dây chuyền sản xuất như bánh cao cấp, kẹo, bột canh cao cấp với máy móc thiết bị hiện đại nhất nhì nước ta hiện nay.
Vốn bằng tiền của Công ty cũng tăng lên đạt 7.853.000 nghìn đồng với tỷ lệ khoảng hơn 80% là tiền gửi ngân hàng. Điều này làm cho khả năng thanh toán của Công ty thuận lợi hơn rất nhiều.
Các khoản phải thu khác cũng tăng lên tới 19.057.000 nghìn đồng với tỷ lệ trên 15% là các khoản nợ của khách hàng. Điều này chứng tỏ Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn tương đối lớn làm cho khả năng sử dụng vốn của Công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất.
Lượng hàng tồn kho của Công ty năm 2006 có giảm so với năm 2005 chỉ còn đạt 42.153.000 nghìn đồng tức là giảm so với năm 2005 là 4.652.000 nghìn đồng chiếm 9,94%. Điều này cho ta thấy rằng Công ty đã tổ chức tốt khâu tiêu thu hàng hoá sản xuất ra và đưa được nhiều hàng hoá đến tay của khách hàng hơn.
2.3. 2. Cơ cấu nguồn vốn.
Trong năm 2006 cơ cấu nguồn vốn của Công ty có thay đổi một cách rõ rệt so với năm 2005 với các khoản nợ phải trả giảm xuống chỉ còn 70.093.000 nghìn đồng tức là giảm xuống 194.000 nghìn đồng so với năm 2005. Số lượng giảm tuy không nhiều nhưng nó cũng là một sự cố gắng rất lớn vì hiện tại Công ty đang rất cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh mua sắm thêm nhiều thiết bị hiện đại.
Vế nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2006 cũng tăng mạnh đạt 51.742.000 nghìn đồng còn năm 2005 chỉ có 48.070.000 nghìn đồng tức là tăng thêm 3.672.000 nghìn đồng so với năm 2005 chiếm 7,64%.
Qua những số liệu trên cho thấy số nợ phải trả của công ty có giảm đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng cao. Điều này chứng tỏ công tác quản lý vốn và khả năng tự chủ về vốn của Công ty đang ngày một tốt hơn lên nhiều.
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Bảng 06: Một số chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của Công ty
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt
Các chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
1.
Doanh thu thuần
184.729.000
204.299.000
19.570.000
10,6
2.
Giá vốn hàng bán
168.034.600
185.678.200
17.643.600
10,5
3.
Lợi nhuận trước thuế
5.254.400
6.048.800
794.400
15,1
4.
Lợi nhuận sau thuế TNDN
3.780.900
4.351.300
570.400
15,1
5.
Tổng vốn kinh doanh bình quân
106.482.597
115.640.103
9.157.506
8,6
6.
Vốn chủ sở hữu bình quân
42.361.832
47.667.052
5.305.220
12,5
7.
Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu thuần
2,05
2,13
0,08
8.
Tỷ suất lợi nhuận / Vốn KD bình quân
4,93
5,23
0,3
9.
Tỷ suất lợi nhuận / Vốn CSH bình quân
12,4
12,69
0,29
10
Tỷ suất lợi nhuận / Giá vốn hàng bán
2.25
2,34
0,09
So sánh giữa 2 năm ta thấy năm 2006 tỷ suất giữa lợi nhuận trên giá vốn hàng bán cao hơn năm 2005 là 0,09% có nghĩa là 100 đồng giá vốn hàng bán mới chỉ tạo ra 0,09 đồng lợi nhuận. Cho thấy đây là một tỷ lệ tương đối thấp nên Công ty cần có biện pháp hạ thấp giá vốn hàng bán hơn nữa. Còn tỷ suất giữa lợi nhuận trên doanh thu thuần cũng chưa cao năm 2005 là 2,05 % và năm 2006 là 2,13% tức là tăng có 0,08%. Tỷ suất này tăng ít như vậy là do giá vốn hàng bán còn cao nên nếu muốn tăng tỷ suất này lên thì cần hạ thấp giá vốn hàng bán xuống. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn KD bình quân và tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH bình quân đều tăng lên gần 0,3%. Điều này cho thấy vốn kinh doanh của Công ty sử dụng chưa có hiệu quả cao còn tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH bình quân là một chỉ tiêu quan trọng để các nhà đầu tư quyết định có lên đầu tư vốn vào công ty hay không nhưng ở Công ty tỷ lệ tăng trưởng của tỷ lệ này cũng không cao. Do đó, Công ty cần có nhiều biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn để làm tăng 2 tỷ suất này vì chỉ khi 2 tỷ suất này tăng lên thì Công ty mới thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư bỏ vốn vào Công ty đầu tư hơn nữa.
Phần III
Một số biện pháp tăng lợi nhuận tại
công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
3.1. Đánh giá thực trạng về tình hình lợi nhuận tại công ty
3.1.1. Ưu điểm
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo nên sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng vững trên thị trường và được người tiêu dùng biết đến từ lâu. Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú với hơn 120 chủng loại sản phẩm khác nhau với nhiều mẫu mã và kiểu dáng đẹp mắt và với mức giá phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng khác hàng khác nhau.
Mạng lưới tiêu thụ của Công ty trải dài khắp cả nước với hơn 300 đại lý trong đó có các đại lý lớn tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh
Công ty có nhiều công nhân viên lâu năm giàu kinh nghiệm và một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt huyết với công việc có trình độ cao trong đó có tới hơn 25% có trình độ đại học và trên đại học, 20% kỹ sư kỹ thuật và trên 50% tốt nghiệp PTTH và đã được đào tạo trước khi vào làm việc. Trong năm Công ty cũng cử nhiều cán bộ công nhân viên đi đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ và tay nghề của cán bộ công nhân viên của Công ty.
3.1.2. Những điểm còn tồn tại
Khó khăn chủ yếu và lớn nhất của Công ty đó là vấn đề về vốn. Tháng 12/2004 Công ty bắt đầu cổ phần hoá do đó vốn của Công ty không được cấp trên cấp xuống nữa mà phải tự chịu trách nhiệm do đó vào thời điểm đó Công ty bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay của ngân hàng.
Hiện nay nước ta đã là thành viên chính thức của WTO do đó nền kinh tế đang mở cửa mạnh mẽ chính vì vậy Công ty không những phải đối mặt với những công ty sản xuất bánh kẹo ở trong nước mà còn phải đối mặt với rất nhiều công ty sản xuất bánh kẹo lớn và nổi tiếng trên thế giới lên thị phần của Công ty đang bị giảm sút.
Nguồn nguyên liệu của Công ty chủ yếu là nhập khẩu của nước ngoài lên giá cả bị phụ thuộc nhiều vào sự biến động về giá cả của thị trường thế giới
- Hiện tượng hàng giả, hàng nhái đang là một vấn đề hết sức nan giải với Công ty. Các sản phẩm bánh kẹo gia công hay bánh kẹo Trung Quốc nhái mẫu mã sản phẩm của Công ty khiến cho doanh số sản phẩm của Công ty cũng bị ảnh hưởng không ít.
3.2. Một số biện pháp tăng lợi nhuận
3.2.1. Giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm
Chi phí là một nhân tố quan trọng tác động đến lợi nhuận của Công ty. Khi giảm được chi phí nghĩa là Công ty sẽ hạ thấp gía thành sản phẩm và khi hạ thấp giá thành sản phẩm thì sẽ làm cho lợi nhuận của Công ty tăng cao. Để tăng cao đựoc lợi nhuận thì Công ty cần phải:
- Tận dụng tối đa trang thiết bị để giảm thời gian chết của máy móc thiết bị đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh làm tăng năng suất hạ chi phí trên một đơn vị sản phẩm.
- Nghiên cứu tìm kiếm nguyên vật liệu thay thế để hạ giá thành của một đơn vị sản phẩm đối với những nguyên vật liệu không thể thay thế được thì tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu ở trong nước nhưng vẫn đáp ứng được chất lượng nhằm hạ giá thành vì hiện nay Công ty đang phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu rất nhiều.
- Quản lý nhân lực, sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý để tăng năng suất lao động, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
3.2.2. Nâng cao chất lượng , đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu.
Trong thời đại ngày nay khi các sản phẩm bánh kẹo chàn ngập thị trường thì một sản phẩm muốn bán được nhiều thì bắt buộc phải ngon và có chất lượng bảo đảm. Vì vậy, chất lượng là một yếu tố hết sức quan trọng nếu một doanh nghiệp muốn tăng lượng sản phẩm bán ra để tăng doanh thu. Để làm được như vậy thì Công ty cần phải kiểm tra chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào để bảo đảm nguyên liệu nhận vào sản xuất phải đảm bảo chất lượng và đồng thời cũng phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát khâu đầu ra của sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường phải luôn đảm bảo là không có sản phẩm nào không dạp chất lượng có thể đựoc bán ra thị trường.
Ngoài việc đảm bảo chất lượng của các sản phẩm bán ra thị trường thì để tăng doanh thu bán hàng Công ty còn phải có nhiều biện pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá như quảng cáo trên báo, đài hay Internet…nhất là những sản phẩm mới phải tích cực giới thiệu đến với khác hàng để họ biết về những sản phẩm mới của Công ty thì mới có thể tăng sản lượng báo ra và tăng doanh thu bán hàng được.
3.2.3. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn hiệu quả.
Tổ chức tốt công tác quản lý và sử dụng vốn giúp cho doanh nghiệp có thể tự chủ về tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản xuất dẫn đến hạ giá thành sản phẩm và góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng để quản lý và nâng cao khả năng sử dụng vốn trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp này cần phải:
- Quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả các tài sản hiện có trong công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện khấu hao tài sản một cách hợp lý, phải đảm bảo thu hồi đầy đủ, kịp thời vốn không để cho tài sản chưa thu hồi hết vốn đã lạc hậu hoặc quá cũ năng không có khả năng thu hồi lại được vốn gây thất thoát vốn của công ty.
- Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp một cách gọn nhẹ, tổ chức công tác kiểm tra kiểm soát trong nội bộ công ty chặt chẽ để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn .
- áp dụng chế độ thưởng phạt công bằng đối với người lao động. Làm tốt việc này sẽ giúp công ty quản lý chặt chẽ hơn và còn khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn trong công việc mà lại gắn bó với công ty hơn.
Kết luận
Lợi nhuận thực sự giữ một vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các loại hình doanh nghiệp mà đặc biết nhất là trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt thì phải có những biện phát tốt giúp tăng lợi nhuận và tăng trưởng nó trong từng năm.
Trong hoàn cảnh đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ ngày nay thì lợi nhuận lại càng ngày trở lên quan trọng đối với các doanh nghiệp. Và làm thế nào để có thể tăng lợi nhuận của một doanh nghiệp sẽ vẫn luôn là một chủ đề bàn cải của nhiều người.
Từ thực tiền tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đã một phần lý giải cho em biết tại sao tăng trưởng lợi nhuận lại luôn là mục tiêu phấn đấu của nhiều doanh nghiệp và làm thế nào để một doanh nghiệp lại vừa có thể thu được lợi nhuận cao mà vẫn chấp hành tốt pháp luật.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty em cũng đã mạnh dan đưa ra một số biện pháp góp phần tăng lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nhiệm thực tế lên các biện pháp này còn mang nặng tính lý thuyết. Do đó, để có thể thực hiện được các biện pháp này cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể hơn nữa và đòi hỏi phải có sự nỗ lực và cố gắng rất nhiều của toàn bộ ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên của Công ty.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế lên trong bài viết còn rất nhiều thiếu sót không đáng có lên em rất mong các thầy cô góp ý để bài viết này của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa cho em được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS. Trần Công Bảy và các cô chú tại phòng kế toán tài vụ công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đã giúp em hoàn thành bài viết này.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu
1
Phần I: Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
3
1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
3
1.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
4
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
5
Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
6
2. Tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
6
2.1. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trong những năm gần đây
6
2.2. Phân tích các khoản mục chi phí tại Công ty
8
2.2.1. Phân tích các khoản chi phí trực tiếp
8
2.2.2. Chi phí bán hàng
9
2.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
9
2.3. Phân tích tình hình quản lý tài sản và nguồn vốn tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
10
2.3.1. Cơ cấu về tài sản
10
2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn
11
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
12
Phần III: Một số biện pháp tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
13
3.1. Đánh giá thực trạng về tình hình lợi nhuận tại công ty
13
3.1.1. Ưu điểm
13
3.1.2. Những điểm còn tồn tại
13
3.2. Một số biện pháp tăng lợi nhuận
14
3.2.1. Giảm chi phí, hạ gía thành sản phẩm
14
3.2.2. Nâng cao chất lượng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu
14
3.2.3. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn hiệu quả
15
Kết luận
16
Phụ lục
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Đại Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng Tổ chức
Phòng Hành chính bảo vệ
Phòng Kỹ thuật
Phòng Kế toán Tài vụ
Phòng Đầu tư &
XDCB
Phòng Kế hoạch vật tư
Phòng Kinh doanh thị trường
XN Quy kem xốp
XN Bánh cao cấp
XN Gia vị TP
XN Kẹo
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Nghệ An
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Sơ đồ 2: Mô hình bộ máy kế toán của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Kế toán trưởng
Phó phòng tài vụ kiêm
kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán tiêu thụ và công nợ
Kế toán tiền lương và BHXH
BHYT KPCĐ
Kế toán vật liệu
Kế toán TSCĐ và CCDC
Kế toán quỹ tiền mặt, tiền gửi NH
Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Doanh thu bán hàng
192.058.000
212.397.000
20.339.000
10.6
Các khoản giảm trừ
7.329.000
8.098.000
769.000
10.5
1. Doanh thu thuần
184.729.000
204.299.000
19.570.000
10.6
2. Giá vốn hàng bán
168.034.600
185.678.200
17.643.600
10.5
3. Lợi nhuận gộp
16.694.400
18.620.800
1.926.400
11.5
4. Doanh thu tài chính
531.000
587.000
56.000
10.5
5. Chi phí tài chính
2.109.000
2.330.000
221.000
10.5
6. Chi phí bán hàng
6.231.400
6.840.700
609.300
9.8
7. Chi phí quản lý
4.137.600
4.552.300
414.700
10
8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
4.747.400
5.484.800
737.400
15,5
9. Thu nhập khác
748.000
831.000
83.000
11,1
10. Chi phí khác
241.000
267.000
26.000
10,8
11. Lợi nhuận khác
507.000
564.000
57.000
11,2
12.Lợi nhuận trước thuế
5.254.400
6.048.800
794.400
15,1
13.ThuếTNDN phải nộp
1.473.500
1.697.500
224.000
15.2
14. Lợi nhuận sau thuế
3.780.900
4.351.300
570.400
15.1
Bảng 02: Bảng phân tích các chi phí trực tiếp
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt
Chi tiết
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Tổng
168.034.600
100
185.678.200
100
17.643.600
10.5
2
Nguyên vật liệu trực tiếp
121.546.508
72.33
135.450.821
72.95
13.904.313
11.44
Bột mì
28.103.420
16.72
32.982.064
17.76
4.878.644
17.36
Đường
25.973.507
15.46
26.486.972
14.26
513.465
1.98
Sữa
18.790.620
11.18
20.173.510
10.86
1.382.890
7.36
Muối
35.928.750
21.38
40.795.300
21.97
4.866.550
13.55
Các nguyên vật liệu khác
12.750.211
7.59
15.012.975
8.09
2.262.764
17.75
3
Chi phí nhân viên trực tiếp
24.971.350
14.86
27.416.230
14.77
2.444.880
9.79
Lương
20.984.328
12.49
23.038.849
12.41
2.054.521
9.79
Kinh phí công đoàn
419.687
0.25
460.777
0.25
41.090
9.79
BHXH
3.147.649
1.87
3.455.827
1.86
308.179
9.79
BHYT
419.687
0.25
460.777
0.25
41.090
9.79
4
Chi phí sản xuất chung
21.516.742
12.80
22.811.149
12.29
1.294.407
6.02
Bảng 03: Chi phí bán hàng
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt
Chi tiết
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Tổng
6.231.400
100
6.840.700
100
609.300
9.78
2
Chi phí nhân viên
2.027.074
32.53
2.167.135
31.68
140.061
6.91
Lương
1.703.423
27.34
1.821.121
26.62
117.698
6.91
Kinh phí công đoàn
34.069
0.55
36.423
0.53
2.354
6.91
BHXH
255.513
4.10
273.168
3.99
17.655
6.91
BHYT
34.069
0.55
36.423
0.53
2.354
6.91
3
Chi phí thuê cửa hàng
975.214
15.65
1.119.507
16.37
144.293
14.80
4
Chi phí quảng cáo
1.099.842
17.65
1.302.634
19.04
202.792
18.44
5
Hoa hồng đại lý
1.534.678
24.63
1.549.875
22.66
15.197
0.99
6
Chi phí dụng cụ, đồ dùng
34.896
0.56
39.647
0.58
4.751
13.61
7
Khấu hao TSCĐ
266.081
4.27
309.197
4.52
43.116
16.20
8
Chi phí thuế và lệ phí
144.568
2.32
179.375
2.62
34.807
24.08
9
Chi phí mua ngoài
132.975
2.13
152.179
2.22
19.204
14.44
10
Chi phí khác bằng tiền
16.072
0.26
21.151
0.31
5.079
31.60
Bảng 04: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt
Chi tiết
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Tổng
4.137.600
100
4.552.300
100
414.700
10.02
2
Chi phí nhân viên
1.294.655
31.29
1.398.467
30.72
103.812
8.02
Lương
1.087.945
26.29
1.175.182
25.82
87.237
8.02
Kinh phí công đoàn
21.759
0.53
23.504
0.52
1.745
8.02
BHXH
163.192
3.94
176.277
3.87
13.085
8.02
BHYT
21.759
0.53
23.504
0.52
1.745
8.02
3
Chi phí dụng cụ, đồ dùng
152.264
3.68
162.062
3.56
9.798
6.43
4
Khấu hao TSCĐ
361.212
8.73
479.357
10.53
118.145
32.71
5
Chi phí thuế và lệ phí
51.720
1.25
93.777
2.06
42.057
81.32
6
Chi phí mua ngoài
1.786.616
43.18
1.918.794
42.15
132.178
7.40
7
Chi phí bằng tiền khác
491.133
11.87
499.843
10.98
8.710
1.77
Bảng 05: Bảng phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tài sản
118.357.000
100
121.835.000
100
3478
2.94
A.Tài sản lưu động & đầu tư ngăn hạn
73.795.600
62.35
71.820.500
58.95
-1.975.100
-2.68
I. Tiền
4.930.000
6.68
7.853.000
10.93
2.923.000
59.29
II. Các khoản phải thu
17.769.000
24.08
19.057.000
26.53
1.288.000
7.25
III. Hàng tồn kho
46.805.000
63.43
42.153.000
58.69
-4.652.000
-9.94
IV. Tài sản lưu động khác
4.291.600
5.82
2.757.500
3.84
-1.534.100
-35.75
B. Tài sản cố định & đầu tư dài hạn
44.561.400
37.65
50.014.500
41.05
5.453.100
12.24
I. Tài sản cố định hữu hính
32.240.000
72.35
35.724.000
71.43
3.484.000
10.81
II. Đầu tư tài chính dài hạn
12.321.400
27.65
14.290.500
28.57
1.969.100
15.98
Nguồn vốn
118.357.000
100
121.835.000
100
3.478.000
2.94
A. Nợ phải trả
70.287.000
59.39
70.093.000
57.53
-194.000
-0.28
I. Nợ ngắn hạn
54.563.000
77.63
54.317.000
76.19
-246.000
-0.45
II. Nợ dài hạn
13.713.000
19.51
15.776.000
22.13
2.063.000
15.04
III. Nợ khác
2.011.000
2.86
0
0
0
0
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
48.070.000
40.61
51.742.000
42.47
3.672.000
7.64
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0729.doc