Lợi nhuận giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải tạo ra được lợi nhuận, do đó lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Lợi nhuận trở thành đòn bẩy kinh tế cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tăng lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải có những biện pháp phù hợp thúc đẩy quá trình nâng cao lợi nhuận.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn, được làm quen và tiếp xúc với tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của công ty, cùng với vốn kiến thức đã học đồng thời thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu trong quá trình học tập, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Qua đó, em đã mạnh dạn nêu lên một số ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần vào mục tiêu phấn đấu nâng cao lợi nhuận của công ty trong thời gian tới.
Với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ và tập thể cán bộ nhân viên công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập có giới hạn nên nội dung bài báo cáo không trách khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong các thầy cô giáo thông cảm và có ý kiến đóng góp để em hoàn thành bài báo cáo này.
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lợi nhuận và một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Tháng 7/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương Mại thế giới WTO. Sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt cho nền kinh tế Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới với nhiều cơ hội xong cũng đầy thách thức.
Mở cửa nền kinh tế cũng đồng nghĩa với việc đối đầu với sự cạnh tranh quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường đang ngày càng quốc tế hoá? Để trả lời cho câu hỏi này thì các doanh nghiệp cần đổi mới về quản lý tổ chức, về trình độ trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao trình độ lao động...và đặc biệt tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao lợi nhuận có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Lợi nhsuận giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nó là nguồn tài chính quan trọng nâng cao đời sống công nhân. Lợi nhuận giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trong sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Do đó, có thể nói lợi nhuận là mục tiêu sống còn với mọi doanh nghiệp, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp để nâng cao lợi nhuận là yêu cầu bức thiết đối với doanh nghiệp.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn, được sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ, cùng Giám đốc, phòng Kế Toán và tập thể cán bộ nhân viên Công ty Minh Tuấn em đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu vấn đề lợi nhuận của Công ty và lựa chọn đề tài: “ Lợi nhuận và một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
Phần nội dung
Khái quát chung về Doanh nghiệp
Quá trình hình thành và phát triển
a. Quá trình hình thành của Công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn
Công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn được thành lập năm 1999 theo quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Tên Doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn
Tên giao dịch quốc tế: Minh Tuan Trading company limited
Tên viết tắt: Minh Tuan.co.,LTD
Địa chỉ trụ sở chính: 963 - đường Giải phóng – Hoàng Mai – Hà Nội
Địa chỉ kho hàng: Ngõ 176 - Định Công – Hà Nội
Điện thoại: 04.6640647 Fax: 04.6640647
Quan hệ với Ngân hàng chính: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Số tài khoản:
Mã số thuế: 0100902844
Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
b. Quá trình phát triển
Công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn là nhà phân phối chính thức các sản phẩm của Công ty Lever Việt Nam, Công ty Kimberly – Clark Việt Nam, Nhà máy chế biến sữa Hà Nội. Lợi nhuận là phần hoa hồng được hưởng qua doanh số sản phẩm tiêu thụ được nên hàng hoá càng phân phối được nhiều, sản lượng bán ra càng lớn thì lợi nhuận công ty đạt được càng cao.
Là một đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập, Công ty có thể hoàn toàn chủ động trong việc liên hệ, ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Khi mới thành lập, vốn điều lệ của Công ty là 550.000.000đ với 60 nhân viên trong đó Đại học: 20 người, Cao đẳng:10 người
Từ năm 1999 – 2004: Trong những năm đầu khi mới thành lập, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn: thiếu kinh nghiệm, chưa có thị trường, sự cạnh tranh của các Công ty khác,.... Nhưng sau 5 năm thành lập và đi vào hoạt động, Công ty đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, đã dần dần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, có nhiều khách hàng thường xuyên. Bằng sự cố gắng của Ban Giám đốc và toàn bộ nhân viên, năm 2004 Công ty Minh Tuấn đã được nhận danh hiệu: “ Nhà phân phối xuất sắc nhất của năm 2004” do Công ty Unilever Việt Nam trao tặng.
Từ năm 2004 – nay: Ngoài việc duy trì và phát triển thị trường truyền thống, Công ty còn không ngừng mở rộng thêm nhiều khách hàng mới, thị trường tiêu thụ mới. Công ty ngày càng phát triển, chất lượng phục vụ khách hàng không ngừng được nâng cao, phân phối được nhiều sản phẩm,…điều này được minh chứng khi năm 2006 Công ty được phòng Bán hàng phía Bắc của Unilever trao tặng bằng khen: “Đại lý tiêu biểu theo khu vực bán hàng năm 2006”.
Tuy mới thành lập từ năm 1999 nhưng Công ty Minh Tuấn đã từng bước khẳng định được vị trí trên thị trường, đang ngày càng phát triển và nâng cao chữ tín với khách hàng.
Chức năng, nhiệm vụ
Sản phẩm kinh doanh chính của Công ty là: Phân phối các sản phẩm của các Công ty:
Công ty Unilever Việt Nam: Bột giặt Omo, nước xả Comfor, dầu gội Sunsilk, Clear, sữa tắm Dove, Hazline, Ponds, ….
Công ty Kimberly – Clark Việt Nam: Băng vệ sinh, bỉm Huggies,…
Nhà máy chế biến sữa Hà Nội: sữa đặc, sữa nguyên kem, foma,...
Khách hàng truyền thống của doanh nghiệp: Các cửa hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ tại các quận : Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, khu vực huyện Thanh Trì,...
Công ty áp dụng nhiều phương thức bán hàng: bán buôn, bán lẻ, trả chậm, trả ngay nhằm đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh trên thị trường: các sản phẩm hàng tiêu dùng của các công ty khác.
Cơ cấu Tổ chức quản lý.
a. Sơ đồ bộ máy quản lý
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Kho
b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc: Là người đại diện cho Công ty, có quyền hành cao nhất trong công ty, là người thực hiện lãnh đạo, điều hành trực tiếp các phòng ban, chịu trách nhiệm ký nhận các hợp đồng kinh tế với khách hàng, ký các loại phiếu thu, phiếu chi, các báo cáo tài chính,...
Phó giám đốc: Thay mặt Giám đốc điều hành, quản lý các phần hành liên quan, giải quyết các vấn đề nội bộ khi Giám đốc vắng mặt.
Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch, đảm bảo việc kinh doanh của công ty, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Công ty
Phòng Kế toán: Tổ chức quản lý thực hiện công tác kế toán, tài chính thống kê theo quy định của Nhà nước. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo Pháp luật nhằm sử dụng tiền vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, hợp lý và phục vụ hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Bộ phận kho: Quản lý việc cất giữ, bảo quản về chất lượng cũng như số lượng các sản phẩm, hàng hoá nhập và xuất kho.
Đặc điểm Tổ chức công tác kế toán
Công ty Minh Tuấn tổ chức Bộ máy kế toán theo phương thức tập trung ở phòng kế toán của Công ty. Mọi công tác kế toán từ kiểm tra chứng từ, ghi sổ kế toán, đến việc lập báo cáo kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán.
Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ cho hệ thống kế toán của Công ty
a. Sơ đồ Kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ:
chứng từ gốc
chứng từ ghi sổ
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
sổ chi tiết
Bảng chi tiết số phát sinh
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Phương pháp kế toán hàng tồn kho là: phương pháp kê khai thường xuyên
Niên độ kế toán: Từ ngày 1/1 đến ngày 31/12, kỳ kế toán: tháng
Đơn vị tiền tệ: Công ty không trực tiếp nhập khẩu hàng hoá và phạm vi bán hàng là trong nước nên đơn vị tiền tệ sử dụng chủ yếu là VND (tiền Việt Nam)
b. Sơ đồ Bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán thuế
Kế toán thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền kiêm các khoản tiền vay
Kế toán tiền lương
Kế toán bán hàng
Thủ quỹ
Kế toán hàng tồn kho
c. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Phòng Kế toán gồm 8 nhân viên gồm: Kế toán trưởng, 6 kế toán viên, thủ quỹ
Kế toán trưởng: Là người giúp Giám đốc thực hiện việc kế toán thống kê, chịu trách nhiệm hoàn toàn việc quản lý, sử dụng, trích lập, bảo toàn tiền vốn và tài sản của Công ty. Là người giao dịch trực tiếp với bên ngoài về các lĩnh vực kinh tế, tài chính – kế toán, trực tiếp điều hành, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của bộ máy kế toán. Cập nhật, phát triển, hướng dẫn các chế độ về quản lý tổ chức kế toán cho các cán bộ kế toán trong công ty.
Kế toán thuế: Kiểm tra, tập hợp toàn bộ bảng kê thuế đầu vào, đầu ra, lập tờ khai báo cáo thuế hàng tháng. Cuối kỳ làm quyết toán các loại thuế. Mua và quản lý các loại hoá đơn của Công ty. Lập báo cáo và thanh, quyết toán hoá đơn theo chế độ hiện hành.
Kế toán vốn bằng tiền kiêm các khoản tiền vay: Có nhiệm vụ phản ánh chính xác, kịp thời, cụ thể đầy đủ số hiện có, tình hình biến động và sử dụng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian, kết quả lao động của công nhân viên, quản lý chặt chẽ việc sử dụng chi tiêu quỹ lương. Tính toán phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng liên quan. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình lao động, quản lý và chi tiêu quỹ lương.
Kế toán hàng tồn kho: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết, kiểm kê, tổng hợp tình hình xuất, nhập, tồn kho sản phẩm, hàng hoá và báo cáo xuất, nhập hàng tồn kho vật tư hàng ngày để có kế hoạch mua sản phẩm, hàng hoá phục vụ kịp thời cho việc phân phối.
Kế toán thanh toán: Theo dõi các công nợ phải trả cho người bán. Kiểm tra toàn bộ hoá đơn hàng mua, đối chiếu công nợ phải trả cho người bán. Theo dõi các khoản phải thu của khách hàng
Kế toán bán hàng: Kiểm tra việc bán hàng. Lập hoá đơn bán hàng và phiếu xuất kho hàng hoá. Cuối ngày lập Báo cáo bán hàng hàng ngày
Thủ quỹ: Là người có nhiệm vụ quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt của Công ty. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ và sổ kế toán tiền mặt.
Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
Đẩy mạnh doanh số bán ra
Cải tiến bộ máy quản lý đặc biệt chú trọng đến công tác Kế toán
Duy trì, phát triển thị trường truyền thống
Mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới
Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Nhằm mục tiêu quan trọng nhất là đạt được lợi nhuận tối đa
Tình hình hoạt động kinh doanh
1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
a. Cơ cấu tài sản của Công ty năm 2005 – 2006 (Bảng 1)
Qua cơ cấu tài sản (Bảng 1), ta thấy TSLĐ và ĐTNH năm 2006 là 9.420 triệu đồng, đã tăng lên so với năm 2005. Trong đó, hàng tồn kho là 7.098 triệu đồng, chiếm 75,35% tổng số TSLĐ và ĐTNH vì Công ty là nhà phân phối sản phẩm nên tài sản của Công ty chủ yếu nằm trong hàng hoá. Ngoài ra, các khoản phải thu là 1.976 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,98% tổng số TSLĐ và ĐTNH.
TSCĐ và ĐTDH năm 2006 có xu hướng tăng nhẹ, tăng 88 triệu đồng chỉ chiếm 5,07% tổng số tài sản, điều này cũng hợp lý bởi Công ty Minh Tuấn là doanh nghiệp thương mại.
Ký quỹ năm 2006 cũng tăng lên 90 triệu đồng so với năm 2005, chiếm 95,03% TSCĐ và ĐTDH. Năm 2006 lượng hàng hoá nhập từ các công ty cung ứng nhiều hơn so với năm 2005 nên phải đặt cọc nhiều hơn.
b. Cơ cấu Nguồn vốn của Công ty năm 2005 – 2006 (Bảng 2)
Qua số liệu ở bảng 2 ta thấy nợ phải trả năm 2006 là 9.496 triệu đồng, tăng 55,85% so với năm 2005 đây cũng là khoản nợ ngắn hạn của công ty. Trong đó, vay ngắn hạn chiếm 95,45% tổng số nợ ngắn hạn. Thế chấp phải trả cho công nhân viên cũng tăng 75 triệu, chiếm 2,39% tổng số nợ ngắn hạn. Ngoài ra, nợ phải trả cho người bán là 149 triệu đồng, giảm 65,51% so với năm 2005.
Công ty không có nợ dài hạn, điều này chứng tỏ công ty không phải trả một khoản lãi vay dài hạn, như vậy lợi nhuận của công ty sẽ ổn định hơn. Công ty cần duy trì mức này để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 98 triệu so với năm 2005, đã có lợi nhuận tích luỹ sẽ làm cho công ty chưa phải đi vay dài hạn.
Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2005 – 2006 (bảng 3)
Qua số liệu ở bảng 3 ta thấy:
Năm 2005, doanh thu thuần của công ty là 48.917 triệu đồng sang năm 2006 đạt 56.076 triệu đồng, tăng 14,63% so với năm 2005. Doanh thu thuần tăng 7.159 triệu đồng chứng tỏ trong năm 2006, Công ty đã tiêu thụ được nhiều hàng hoá hơn so với 2005.
Giá vốn hàng bán năm 2006 tăng 6.869 triệu đồng, tăng 14,38% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ lượng hàng hoá nhập về từ các Công ty cung ứng sản phẩm ngày càng cao.
Doanh thu thuần là yếu tố có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận của doanh nghiệp, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi mà doanh thu thuần tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại. Giá vốn hàng bán lại tỷ lệ nghịch với lợi nhuận
Giá vốn hàng bán năm 2006 cũng tăng lên 6.869 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng giá vốn hàng bán bằng tốc độ tăng của doanh thu thuần. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất nhưng công ty Minh Tuấn là một doanh nghiệp thương mại nên việc tăng giá vốn hàng bán cũng đồng nghĩa với khả năng bán hàng ra thị trường ngày càng cao của công ty.
So sánh giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của 2 năm 2005 và 2006:
GVHB/DTT năm 2005 47.111/48.917 =0,964
GVHB/DTT năm 2006 53.980/56.076 =0,963
Ta thấy: Năm 2005 muốn tạo ra 100đ doanh thu cần bỏ ra 96,4đ giá vốn hàng bán. Nhưng năm 2006 muốn có 100đ doanh thu chỉ phải bỏ ra 96,3đ giá vốn hàng bán. Sự chênh lệch này tuy nhỏ nhưng đối với một nhà phân phối hàng hoá cũng có ý nghĩa, nó góp phần làm tăng lợi nhuận gộp từ 1.806 triệu đồng năm 2005 lên 2.096 triệu đồng năm 2006. Doanh thu thuần tăng, giá vốn hàng bán cũng tăng làm cho lợi nhuận gộp năm 2006 cũng tăng theo và tăng 16,06% so với năm 2005.
Qua số liệu Bảng 3 ta cũng thấy: Chi phí quản lý kinh doanh của công ty năm 2006 là 2.054 triệu đồng tăng 16,05% so với năm 2005 vì năm 2006 Công ty áp dụng chế độ tăng lương của Bộ LĐTB và XH nên chi phí bán hàng tăng kéo theo chi phí quản lý kinh doanh tăng.
Mặc dù chi phí tài chính năm 2006 tăng 105 triệu đồng nhưng thu nhập từ hoạt động tài chính cũng tăng lên 125 triệu so với năm 2005 nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2006 tăng 20 triệu so với năm 2005.
Tuy chi phí quản lý kinh doanh và chi phí tài chính cao hơn năm 2005 nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính năm 2006 vẫn tăng. Do đó, lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên từ 172 triệu đồng lên 198 triệu đồng, tăng 15,12% so với năm 2005. Tổng lợi nhuận trước thuế tăng kéo theo lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 124 triệu năm 2005 lên 142 triệu năm 2006 đạt 15,32%.
Một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận qua các năm (Bảng 4)
Qua bảng 4 ta thấy:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu: Năm 2005 là 0,25% tức là cứ 100đ doanh thu thuần thì thu được 0,25đ lợi nhuận, còn năm 2006 cứ 100đ doanh thu thuần chỉ tạo ra được 0,26đ lợi nhuận cao hơn so với 2005. Điều đó thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay: Năm 2005 là 6,18% nghĩa là cứ 100đ vốn kinh doanh có khả năng sinh lời 6,18đ và năm 2006 thì 100đ vốn kinh doanh sinh lời được 6,58đ. Điều này cho thấy khả năng sử dụng vốn ngày càng cao, mỗi đồng vốn bỏ ra đều đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Cứ 100đ vốn kinh doanh năm 2005 sinh ra được 2,38đ lợi nhuận, đến năm 2006 bỏ ra 100đ vốn có thể thu được 2,42đ lợi nhuận, tăng 0,4đ. Chỉ tiêu này thể hiện, sau khi đã trang trải lãi tiền vay thì mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ vẫn có khả năng sinh lời và ngày càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh: Cứ 100đ vốn kinh doanh trong năm 2005 tạo ra 1,71đ lợi nhuận ròng, năm 2006 cứ 100đ vốn kinh doanh đã tạo ra được 1,75đ lợi nhuận ròng. Tỷ suất này cho thấy với mỗi đồng vốn kinh doanh bỏ ra doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả để đem lại lợi nhuận ròng ngày càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Năm 2005 cứ 100đ vốn chủ sở hữu có thể thu được 33,78đ lợi nhuận, còn năm 2006 cứ 100đ vốn chủ sở hữu tạo ra được 33,83đ lợi nhuận. Điều này chứng tỏ năm 2006 khả năng tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
Nhận xét, đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua, công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn đã nỗ lực phát triển không ngừng, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín với khách hàng vì vậy nên lượng hàng hoá tiêu thụ được ngày càng tăng. Do vậy, doanh thu, lợi nhuận đem lại cho công ty tăng.
Công ty ngày càng có thêm được nhiều khách hàng mới, mở rộng thêm được nhiều thị trường.
Có những chính sách thoả đáng đối với người lao động nhằm gắn lợi ích của họ với lợi ích của công ty. Điều này tạo nên sự nhiệt tình, đoàn kết, gắn bó trong nội bộ công ty kết hợp với sự lãnh đạo của ban Giám đốc công ty đã tạo nên sự nhất quán, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên công ty, cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu chung là nâng cao lợi nhuận.
2. Hạn chế, nguyên nhân
Thị trường tiêu thụ còn hạn chế do có sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác trên thị trường.
Tỷ lệ hàng tồn kho còn cao do thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi cộng với cung cầu trên thị trường luôn biến động.
Chi phí cho quản lý kinh doanh và chi phí cho hoạt động tài chính còn lớn. Chi phí cho quản lý kinh doanh còn cao vì ngoài lương cơ bản ra, công ty còn áp dụng tính lương theo doanh số bán hàng nhằm khuyến khích khả năng bán hàng của nhân viên. Mặt khác, cơ cấu lương năm 2006 cũng thay đổi dựa theo chế độ tăng lương của Bộ LĐTB và XH. Chi phí cho hoạt động tài chính vẫn lớn vì vay ngắn hạn của Công ty còn nhiều.
Các khoản phải thu cao bởi nợ của khách hàng còn nhiều chưa truy thu hết.
Một số đề xuất, giải pháp sơ bộ.
Mở rộng thị trường và tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới.
Là một nhà phân phối các sản phẩm hàng tiêu dùng nên hiệu quả kinh doanh của công ty phụ thuộc vào thị trường.
Mở rộng thị trường nhằm nâng cao uy tín, tự khẳng định mình trên thị trường.
Đẩy mạnh tiêu thụ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
Ngoài ra phải duy trì, phát triển, đáp ứng tốt các nhu cầu của những khách hàng thường xuyên của công ty, bên cạnh đó phải không ngừng phát triển thêm khách hàng mới góp phần mở rộng thị trường, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty.
Phấn đấu giảm chi phí quản lý kinh doanh và chi phí tài chính.
Giảm chi phí là biện pháp cơ bản nhằm tăng lợi nhuận của công ty. Với giá bán và mức thuế không đổi thì lợi nhuận của một đơn vị sản phẩm, hàng hoá tăng hay giảm là do doanh thu và chi phí quy định.
Việc quản lý chi phí phải được kiểm tra, quản lý chặt chẽ. Công ty phải phấn đấu nhằm hạ thấp chi phí quản lý kinh doanh và chi phí tài chính bằng cách giảm chi phí
Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tổ chức sắp xếp lại lực lượng lao động
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng sẽ là yếu tố tâm lý tạo nên sự thoải mái, niềm tin của khách hàng đối với công ty.
Mặt khác, công ty cũng nên tiêu chuẩn hoá đội ngũ lao động, nhân viên thị trường, có kế hoạch bồi dưỡng trình độ đội ngũ lao động, nhằm nâng cao khả năng chuyên môn của họ.
Công ty cần có những biện pháp tích cực và hữu hiệu để đẩy mạnh tiêu thụ, giải phóng hàng tồn kho nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Năm 2006, hàng tồn kho trong công ty vẫn còn khá lớn: 7.098 triệu đồng chiếm 75,35% vốn lưu động, công ty nên có biện pháp giải phóng lượng hàng tồn kho này bằng cách đẩy mạnh doanh số sản phẩm bán ra. Muốn vậy, phải dựa vào mức lưu chuyển hàng hoá của kỳ trước, năm trước, dự đoán được thị trường, thị hiếu và sức mua của người tiêu dùng.
Cuối cùng, phải dựa vào khả năng đáp ứng của công ty bao gồm khả năng đáp ứng của công ty bao gồm khả năng về tài chính, khả năng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, mạng lưới kinh doanh,........
Kết luận
Lợi nhuận giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải tạo ra được lợi nhuận, do đó lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Lợi nhuận trở thành đòn bẩy kinh tế cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tăng lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải có những biện pháp phù hợp thúc đẩy quá trình nâng cao lợi nhuận.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn, được làm quen và tiếp xúc với tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của công ty, cùng với vốn kiến thức đã học đồng thời thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu trong quá trình học tập, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Qua đó, em đã mạnh dạn nêu lên một số ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần vào mục tiêu phấn đấu nâng cao lợi nhuận của công ty trong thời gian tới.
Với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ và tập thể cán bộ nhân viên công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập có giới hạn nên nội dung bài báo cáo không trách khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong các thầy cô giáo thông cảm và có ý kiến đóng góp để em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Mục lục
Lời mở đầu 1
Phần nội dung 2
I. Khái quát chung về doanh nghiệp 2
1. Quá trình hình thành và phát triển 2
2. Chức năng, nhiệm vụ 3
3. Cơ cấu tổ chức quản lý 4
4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 5
5. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 7
II. Tình hình Hoạt động kinh doanh 8
1. Cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn của công ty 8
2. Kết quả hoạt động kinh doanh 9
3. Một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận qua các năm 10
III. Nhận xét, đánh giá chung về Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp 11
1. Kết quả đạt được 11
2. Hạn chế, nguyên nhân 12
3. Một số đề xuất, giải pháp sơ bộ 13
Kết luận 14
Bảng 1
Cơ cấu Tài sản của Công ty năm 2005-2006
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005-2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I. TSLĐ và ĐTNH
6 007
93.54
9 420
94.93
3413
56.82
1.Vốn bằng tiền
134
2.23
254
2.70
120
89.55
3. Các khoản phải thu
904
15.05
1 976
20.98
1072
118.58
4. Thuế GTGT đợc khấu trừ
162
2.70
92
0.98
(70)
-43.21
5. Hàng tồn kho
4 807
80.02
7 098
75.35
2291
47.66
II. TSCĐ và ĐTDH
415
6.46
503
5.07
88
21.20
1. TSCĐ
27
6.51
25
4.97
(2)
-7.41
4. Ký quỹ
388
93.49
478
95.03
90
23.20
Cộng Tài sản (I+II)
6 422
100.00
9 923
100.00
3501
54.52
Bảng 2
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2005-2006
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005-2006
Số tiền
%
ss
%
Số tiền
%
I. Nợ phải trả
6093
94.88
9496
95.70
3403
55.85
1. Vay ngắn hạn
5460
89.61
9064
95.45
3604
66.01
2. Phải trả cho ngời bán
432
7.09
149
1.57
(283)
-65.51
3. Thuế và các khoản phải nộp NN
49
0.80
56
0.59
7
14.29
4.Phải trả CNV (Thế chấp)
152
2.49
227
2.39
75
49.34
II. Nguồn vốn Chủ sở hữu
329
5.12
427
4.30
98
29.79
1. Vốn góp của nhân viên công ty
275
83.59
307
71.90
32
11.64
2. Lợi nhuận tích luỹ
45
10.54
45
3. Lợi nhuận cha phân phối
54
16.41
75
17.56
21
38.89
Cộng Nguồn vốn (I+II)
6422
100.00
9923
100.00
3501
54.52
Bảng 3
kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2005-2006
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005-2006
Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
1
Doanh thu thuần
48917
56061
7144
14.60
2
Giá vốn hàng bán
47181
53966
6785
14.38
3
Lợi nhuận gộp (1-2)
1736
2095
359
20.68
4
Chi phí Quản lý kinh doanh
1770
1954
184
10.40
6
Lợi nhuận từ HĐKD (3-4)
(34)
141
175
-514.71
7
Thu nhập hoạt động tài chính
535
510
(25)
-4.67
8
Chi phí Tài chính
399
544
145
36.34
9
Lợi nhuận hoạt động tài chính(7-8)
136
(34)
(170)
-125.00
10
Tổng lợi nhuận trớc thuế (6+9)
102
107
5
4.90
11
Thuế TNDN phải nộp
29
30
1
3.45
12
Lợi nhuận sau thuế (10-11)
73
77
4
5.48
Bảng 4
Bảng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Doanh thu thuần
48917
56061
7144
1
Lợi nhuận trớc thuế
102
107
5
2
Thuế TNDN phải nộp
29
30
1
3
Lợi nhuận sau thuế
73
77
4
4
Lãi vay trong kỳ
74
75
1
5
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
4939
8855
3916
6
Vốn CSH bình quân sử dụng trong kỳ
367
378
11
7
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
0.15
0.14
-0.01
8
Tỷ suất lợi nhuận trớc thuế và lãi vay
3.6
2.1
1.5
9
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
2.1
1.2
-0.9
10
Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh
1.5
0.9
-0.6
11
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
19.9
20.4
0.5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC991.doc