Đề tài Lợi nhuận và một số biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Điện tử Việt Nhật

Lợi nhuận đã trở thành một trong những đòn bẩy kinh kế quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Việc tìm ra phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận là một yêu cầu tất yếu, một bộ phận cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Điện tử Việt Nhật em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cũng như tình hình lợi nhuận của công ty trong 2 năm 2005 - 2006 từ đó em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan của mình nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song với khả năng còn hạn chế và thời hạn tiếp xúc thực tế chưa nhiều do vậy bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu xót rất mong được sự giúp đỡ của các thầy co để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

doc46 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi nhuận và một số biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Điện tử Việt Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp định hướng những mặt hàng có lợi cao, đảm bảo sản xuất có hiệu quả. Chỉ tiêu này còn là mối quan tâm của các nhà ứng tín dụng và các nhà đầu tư. 1.3. Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp : 1.3.1. Nhân tố khách quan. 1.3.1.1. Quan hệ cung cầu trên thị trường. Quan hệ này phản ánh sức mua của thị trường và mức cung của các doanh nghiệp. Nếu hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng vượt quá nhu cầu thì sẽ xảy ra hiện tượng cung vượt quá cầu, tức là sức mua có khả năng thanh toán thấp sẽ đẩy giá cả hàng hóa hạ thấp xuống hoặc hàng hóa sẽ không bán được, doanh thu sẽ giảm làm lợi nhuận giảm. Ngược lại nếu hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp cung ứng không đáp ứng nhu cầu thì giá cả hàng hóa dịch vụ có thể sẽ tăng lên đẩy doanh thu tăng lên và lợi nhuận cũng tăng lên. 1.3.1.2. Giá cả sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Trên thị trường giá cả không chỉ chịu tác động của quy luật cung cầu mà còn chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh. Các doanh nghiệp đều muốn thông qua chiến lược giá cả để tiêu thụ được hàng hóa, dịch vụ của mình làm ra với khối lượng lớn. Cùng một loại hàng hóa chất lượng như nhau, doanh nghiệp nào có giá cả hàng hóa bán ra thấp hơn sẽ được người tiêu dùng mua nhiều hơn và sản phẩm sẽ được tiêu thụ một cách dễ dàng, chiếm được thị phần lớn. Ngược lại nếu doanh nghiệp đưa ra giá bán quá cao, người tiêu dùng không chấp nhận thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp khó khăn làm cho sản phẩm bị ứ đọng. Chính vì vậy, giá cả là đòn bẩy của sự cạnh tranh mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm. 1.3.1.3. Chính sách của nhà nước. Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, hoạt động của nó không chỉ chịu tác động của các quy luật kinh tế thị trường mà còn chịu sự chi phối của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như: Chính sách nhập khẩu xuất khẩu, chính sách thuế, tiền tệ, tín dụng, các văn bản, quy chế quản lý tài chính, chính sách khuyến khích đầu tư... Tất cả chính sách này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.3.2. Nhân tố chủ quan. 1.3.2.1. Chất lượng hàng hóa dịch vụ. Chất lượng sản phẩm hàng hóa thể hiện mức độ thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng trên một mức giá cả nhất định, sản phẩm có chất lượng tốt sẽ được khách hàng tiêu dùng thậm chí khách hàng chấp nhận mua với mức giá cao hơn mức bình thường cho những hàng hóa đó. Vì vậy, chất lượng hàng hóa được xem là một yếu tố cạnh tranh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. 1.3.2.2. Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trên thị trường. Sau khi sản phẩm hàng hóa đó đã được sản xuất ra thì vấn đề đặt ra là phải tổ chức bán hết, bán nhanh, bán với giá cả hợp lý để thu nhanh được tiền về, quay vòng vốn kinh doanh nhanh, mở rộng sản xuất. Việc tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ làm doanh thu tăng, chi phí tiêu thụ giảm do đó sẽ làm cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên. 1.3.2.3. Giá thành sản xuất của doanh nghiệp. Giá thành sản xuất bao gồm những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hình thành việc sản xuất sản phẩm như: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao động, dịch vụ. Nhân tố này đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không sử dụng hợp lý nguyên vật liệu này sẽ gây lãng phí và làm tăng giá thành sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ số chi phí về tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Nhân tố này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần có những biện pháp để giảm bớt chi phí này như bố trí lực lượng lao động hợp lý, đúng người, đúng việc, đúng trình độ tay nghề... - Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ đội, bộ phận sản xuất. Các doanh nghiệp cần phải giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất chung, tránh tình trạng chi phí quá nhiều cho việc quản lý gây lãng phí, làm tăng giá thành sản phẩm. Chương 2 Thực trạng hoạt động kinh doanh và thực hiện lợi nhuận tại công ty TNHH Điện tử Việt Nhật. 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Điện tử việt nhật. 2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty. Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Điện tử Việt Nhật. Giám đốc: Đồng Thanh Tùng. Địa chỉ: Số 10 ngõ 56 phố Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại : 04.6611115 Fax: 04.6611604 Thời điểm thành lập: Công ty TNHH Điện tử Việt Nhật được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0102004668 do phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 25/10/2000. Chức năng nhiệm vụ ban đầu là sản xuất loa, amply, đầu đĩa. Sau 2 năm thành lập công ty đã có hoạt động khởi sắc và có những bước phát triển mạnh mẽ, công ty đã đẩy mạnh việc lắp ráp loa, amply, đầu đĩa và mở rộng sản xuất thêm nồi cơm điện, đồng thời công ty mở rộng việc phân phối sản phẩm đến các tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt, công ty đang dự tính sang năm 2008 sẽ sản xuất thêm ti vi và tủ lạnh. Trải qua nhiều bước thăng trầm trong kinh doanh, công ty luôn đảm bảo được đời sống cho CBCNV, nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như các loại thuế khác. 2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. - Công ty TNHH điện tử Việt Nhật là đơn vị sản xuất kinh doanh trang thiết bị âm thanh: Đầu DVD, VCD, Karaoke, amply, dàn loa và nồi cơm điện. - Công ty có mạng lưới hàng hóa phân phối trên cả nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thủ đô và nhân dân các tỉnh thành trên cả nước. Hơn thế nữa, vị trí của công ty vừa là nhà sản xuất vừa là nhà phân phối sản phẩm do vậy việc bán hàng cũng như việc dự trữ hàng bán gặp rất nhiều thuận lợi, giảm bớt chi phí vận chuyển, chi phí trung gian cũng như chi phí bảo quản hàng hóa. - Đội ngũ nhân viên quản lý, nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc. - Sản phẩm bán trên thị trường với giá rẻ, chất lượng tốt, cạnh tranh với hàng hóa trên thị trường. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty. Để đảm bảo cho việc tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng: - Giám đốc là người có quyền cao nhất trong công ty có trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty. - Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành một số hoạt động được giao trong lĩnh vực quản lý. - Các phòng ban chức năng: Chịu sự điều hành trực tiếp của phó giám đốc: + Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức bộ máy và đào tạo đội ngũ lao động, tham mưu và trợ giúp Giám Đốc thực hiện công tác quản lý cũng như đào tạo và bố trí lao động, giải quyết công việc hành chính hàng ngày như: Xây dựng lịch làm việc, tiếp khách, thực hiện các thủ tục hành chính khác. + Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ thu thập, khai thác thông tin, tổ chức tiếp cận thị trường, trực tiếp thực hiện các hoạt động tiêu thụ hàng hóa. + Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm theo dõi kỹ thuật qua các công đoạn sản xuất ở các phân xưởng, hướng dẫn quản lý mọi hoạt động kỹ thuật của công ty. + Phòng vật tư: Có nhiệm vụ điều hành, giám sát việc tổ chức kinh doanh, phân bổ nguyên vật liệu, bảo đảm vật tư hàng hóa, xuất nhập hàng hóa theo phiếu xuất nhập theo quy định của nhà nước. Theo dõi vật tư hàng hóa để lên kế hoạch báo cáo kế toán nguyên vật liệu. + Phòng Kế Toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, kiểm tra phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn, xác định và phân phối kết quả kinh doanh, lập số liệu thống kê báo cáo tài chính. Thường xuyên phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho giám đốc để có quyết định kịp thời cho hoạt động kinh doanh của công ty. + Phòng tài vụ: Quản lý về khâu tài chính, giám đốc bằng tiền từ khâu mua vật liệu, hàng hóa, nhập vật liệu, hàng hóa, đưa vật liệu vào quá trình sản xuất và sản xuất ra các thành phẩm cũng như tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Lập kế hoạch tài chính hàng năm, thực hiện chế độ kế toán theo pháp lệnh qui định và thống kê, lưu trữ, cung cấp số liệu thông tin chính xác, kịp thời đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của công ty. Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty. Giám Đốc Phòng Tài Vụ Phòng Kế Toán Phòng Vật Tư Phòng Kỹ Thuật Phó giám đốc Phòng TC Hành chính chính Phòng Kinh doanh (Nguồn số liệu: phòng tổ chức hành chính công ty) 2.1.4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty. 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán. Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty. Trưởng Phòng Tài Chính - Kế Toán (Kế Toán Trưởng) Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán Công Nợ Kế Toán Thanh Toán Kế Toán Vật Tư Thủ Quỹ (Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán công ty) Trưởng phòng Tài Chính – Kế Toán (Kế toán trưởng): Phụ Trách chung, là người chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy kế toán, thông tin kinh tế, chịu trách nhiệm trước pháp luật về chấp hành các chính sách, chế độ nhà nước, tham mưu cho giám đốc tình hình tài chính công ty. Bên cạnh đó, Kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tìm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh một cách kịp thời và có hiệu quả nhất. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trong việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty. Kế toán Tổng Hợp: Là người cùng các kế toán có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán theo đúng chế độ pháp lệnh kế toán hiện hành, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc kế toán viên hoàn thành nhiệm vụ, là người theo dõi tất cả các tài khoản trong và ngoài bảng cân đối kế toán, kiểm tra việc thức hiện nhiệm vụ chuyên môn của các phần hành kế toán tại công ty và các đơn vị trực thuộc, cuối kỳ lập các báo cáo quyết toán. - Các kế toán viên được giao một phần việc kế toán nhất định: + Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm theo dõi và thanh toán các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp, thanh toán lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cuối tháng lập bảng tổng hợp công nợ phải trả cho nhà cung cấp, lên kế họach thanh toán cho tháng tiếp theo. + kế toán vật tư: Chịu trách nhiệm về toàn bộ nghiệp vụ nhập, xuất kho (về mặt giá vốn). Hàng ngày kế toán vật tư thu thập phiếu giao hàng kèm phiếu nhập kho làm thủ tục nhập kho, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ nhập như: Chữ ký người giao, người nhận hàng, chữ ký của thủ kho, tiếp đó kiểm tra số lượng, đơn giá, thành tiền trên từng phiếu giao hàng của nhà cấp và nhập toàn bộ số liệu này lên phần mềm kế toán. Đồng thời, hàng ngày kế toán vật tư cũng thu nhận và kiểm tra phiếu xuất kho về tình hợp lệ của chứng từ xuất, sau đó nhập số lượng và giá trị vốn xuất kho lên phần mềm kế toán. Cuối tháng, kế toán vật tư chịu trách nhiệm kiểm kê hàng tồn kho, lên bảng tổng hợp nhập xuất tồn, đối chiếu với thủ kho về mặt số lượng nhập, xuất kho trong tháng. Qua kiểm kê phát hiện chênh lệch hàng tồn kho, kế toán vật tư lập bảng đối chiếu giữa số lượng thực tế và số lượng trên sổ sách kế toán cả về mặt số lượng và giá trị. Từ đó, đưa ra kết quả chênh lệch giúp kế toán tổng hợp cân chỉnh số liệu hàng tồn kho. Đề xuất các biện pháp sử lý khi có chênh lệch số liệu trên sổ sách và số liệu thực tế. + Kế Toán Công Nợ: Chịu trách nhiệm theo dõi và thu hồi các khoản khách hàng còn nợ công ty. Hàng ngay, kế toán công nợ phải thu nhập phiếu xuất từ kế toán vật tư, kiểm tra lại chứng từ xuất tiếp đó nhập lên phần mềm kế toán công nợ phải thu của khách hàng. Cuối tháng, lập bảng tổng hợp công nợ phải thu của khách hàng. + Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của công ty. Chi và thu tiền mặt hàng ngày. Cuối tháng lập báo cáo các quỹ đầy đủ theo quy định của nhà nước. 2.1.4.2. Tổ chức hạch toán kế toán. - Chế độ kế toán đang áp dụng: Theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC. - Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ (sơ đồ 3) - Niên độ kế toán: Niên độ kế toán bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá trị còn lại thực tế hàng tồn kho. + Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền tháng. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai hàng thường xuyên. - Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: Phương pháp đường thẳng. - Thuế GTGT áp dụng: Theo phương pháp khấu trừ. Sơ đồ 3: Trình tự chứng từ ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Sổ hạch toán chi tiết Chứng từ gốc (bảng tổng hợp chứng từ gốc) Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Chú thích: : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng : Quan hệ kiểm tra đối chiếu (Nguồn số liệu: Phòng kế toán – Tài chính công ty) 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty trong năm 2005-2006. 2.2.1. Thực trạng về vốn và nguồn vốn của công ty. Các số liệu từ bảng cân đối kế toán của công ty phản ánh mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn của công ty.Vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động SXKD. Thông qua bảng cân đối kế toán của công ty năm 2005-2006 có thể thấy: Tổng tài sản năm 2006 là: 13.922.676.656 đồng đã tăng thêm so với năm 2005 là: 798.377.428 đồng, tương ứng tăng 6,1%. Còn tổng nguồn vốn của công ty năm 2006 là: 13.922.676.656 đồng năm 2005 là: 13.124.299.228 đồng. So sánh 2 năm 2005-2006, công ty có mức tăng tổng nguồn vốn là 6,1%. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của công ty luôn đảm bảo tính cân đối. 2.2.1.1 Về cơ cấu tài sản. Qua bảng 1 ta thấy giá trị tài sản năm 2006 là: 13.922.676.656 đồng tăng so với năm 2005 là: 798.377.428 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6,1%. Trong đó TSLĐ và đầu tư ngắn hạn năm 2006 là: 11.583.746.446 đồng tăng so với năm 2005 là: 755.455.908 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 7%, đồng thời TSCĐ và đầu tư dài hạn tăng không đáng kể (1,9%). Điều đó có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng lên rất lớn chủ yếu là tăng tài sản lưu động.Trong đó TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tăng giảm cụ thể như sau: + Vốn bằng tiền của doanh nghiệp năm 2006 là: 642.393.232 đồng giảm so với năm 2005 là: 121.653.098 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm: 15,9% do doanh nghiệp đã giảm một lượng tiền mặt lớn ở trong quỹ để đảm bảo công tác quản lý, dự trữ quỹ tiền mặt là hợp lý và đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn ở trạng thái cân bằng. + Các khoản phải thu: Năm 2005 là: 5.248.398.900 đồng đến năm 2006 là: 5.554.511.742 đồng, tăng 306.112.842 đồng, chủ yếu là phải thu của khách hàng. Trong kinh doanh để kích thích tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp bán chịu cho khách hàng. Việc bán chịu có thể giúp doanh nghiệp tăng thêm được hàng hóa bán ra và từ đó tăng thêm lợi nhuận. Nhưng bán chịu cũng khiến cho doanh nghiệp ứng thêm một lượng vốn, tăng thêm chi phí quản lý, chi phí thu hồi tiền bán chịu và mức độ rủi ro cũng tăng lên. Điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp có sự cân nhắc để lựa chọn phượng thức bán chịu thích hợp và công ty cần điều chỉnh công tác quản lý kinh doanh để có thể thu hồi các khoản phải thu một cách có hiệu quả nhất. + Hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho năm 2006 là: 5.321.973.547 đồng tăng so với năm 2005 là:546.015.001 đồng tương ứng tăng 11,4%. Do nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao lên công ty đã phải tăng thêm lượng hàng tồn kho nhằm cung ứng kịp thời, đảm bảo quá trình họat động sản xuất kinh doanh xuyên suốt. + Tài sản ngắn hạn khác tăng: 24.981.163 đồng tương ứng tỷ lệ 62,2% chủ yếu là do tạm ứng. Trong TSCĐ và đầu tư dài hạn năm 2006 là: 2.338.930.210 đồng tăng so với năm 2005 là: 42.921.520 đồng tương ứng tăng 1,9% cho thấy công ty đã chú trọng việc đầu tư mua sắm trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ tốt cho họat động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên tỉ trọng chưa cao cần phải đầu tư hơn nữa. 2.2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn. Nguồn vốn kinh doanh của công ty được chia làm hai phần: Đó là nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH) và nợ phải trả. Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng NVCSH năm 2005 chiếm 64,1% tổng nguồn vốn, còn nợ phải trả chiếm 35,9%. Năm 2006 tỷ trọng NVCSH chiếm 61,9% tổng nguồn vốn, tỷ trọng nợ phải trả chiếm 38,1%. Như vậy, rõ ràng NVCSH chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn. Công ty kinh doanh chủ yếu băng NVCSH lên nguồn vốn của công ty sẽ tăng nhanh hơn, khả năng tự chủ về tài chính sẽ cao hơn. So sánh 2 năm 2005 – 2006: Ta thấy nguồn vốn của công ty tăng từ 13.124.299.228 đồng năm 2005 lên 13.922.676.656 đồng năm 2006 tương ứng tăng 6,1%. Điều đó cho thấy công ty đang đầu tư mạnh mẽ vào nhà xưởng, cải tạo máy móc thiết bị và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2005 là: 8.414.689.909 đồng, năm 2006 là: 8.618.270.616 đồng tăng lên 203.580.707 đồng tương ứng tăng 2,4%. Mức tăng này chứng tỏ công ty có tích lũy vốn cao, đảm bảo sự ổn định về vốn cho công ty. Qua đó, ta thấy tăng tài sản và nguồn vốn CSH làm tăng lợi nhuận của công ty. Nợ phải trả: Nợ phải trả có chiều hướng tăng lên mạnh mẽ, năm 2005 là: 4.709.609.319 đồng, năm 2006 là: 5.304.406.040 đồng tăng lên 594.796.721 đồng tương ứng tăng 12,6%, chủ yếu là nợ ngắn hạn còn nợ dài hạn bằng không. Điều này có tác động lớn đến cơ cấu vốn của công ty, làm ảnh hưởng tới nguồn vốn mà công ty đã tạo ra, Trong đó: + Vay ngắn hạn: Vay ngắn hạn năm 2006 là: 1.348.865.000 đồng tăng so với năm 2005 là: 160.936.360 đồng tương ứng với tỷ lệ 13,5%, chủ yếu là vay ngân hàng. Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng của các doanh nghiệp để giải quyết thiếu vốn lưu động, nhưng doanh nghiệp phải chịu rủi ro về lãi suất cao hơn bởi lẽ lãi suất ngắn hạn thường biến động hơn lãi suất dài hạn. + Phải trả cho người bán: Phải trả cho người bán năm 2006 là: 3.627.586.240 đồng, tăng so với năm 2005 là: 400.598.717 đồng chiếm tỷ lệ 12,4%, đây là nguồn vốn ngắn hạn có thể góp phần giúp cho doanh nghiệp trong tình trạng thiếu vốn, tuy nhiên khoản nợ này đòi hỏi doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả trong thời gian ngắn, nếu tình trạng kinh doanh gặp khó khăn doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. + Phải trả người lao động: Phải trả người lao động năm 2006 là: 327.954.800 đồng, tăng so với năm 2005 là: 33.261.644 đồng tương ứng với tỷ lệ 11,3%. Đây là khoản tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động nhưng chưa đến kỳ trả, doanh nghiệp có thể sử dụng tạm thời các khoản này để đáp ứng nhu cầu vốn mà không phải trả chi phí. Tuy nhiên doanh nghiệp cần chú ý sử dụng các khoản này là phải đảm bảo thanh toán đúng kỳ hạn để đảm bảo đời sống công nhân viên và khuyến khích họ tích cực làm việc hơn. Do nguồn vốn vay thấp (chiếm 9,7% trong tổng nguồn vốn năm 2006), nguồn vốn CSH chiếm tỷ trọng cao (chiếm 61,9% trong tổng nguồn vốn năm 2006) nên hàng tháng công ty không phải trả nhiều tiền lãi vay làm cho lợi nhuận công ty ngày càng cao, đó là một dấu hiệu đáng mừng của công ty vì điều này cho thấy công ty có khả năng tự chủ được vốn của mình trong các khoản nợ. 2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Qua số liệu bảng 2 cho thấy tình hình họat động kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây có những biến động nổi lên một số vấn đề sau: - Tổng doanh thu năm 2006 là: 10.216.203.309 đồng, tăng so với năm 2005 là: 1.591.676.229 đồng, tương ứng với tỷ lệ 18,4%. Do năm 2005 công ty áp dụng một số chính sách quảng cáo tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, giảm giá hàng bán, và sử dụng phương pháp bán chịu, cho khách hàng trả chậm do đó làm cho doanh thu năm 2006 tăng lên. - Cùng với sự tăng lên của doanh thu, thì giá vốn bán hàng cũng tăng lên, năm 2006 so với năm 2005 tăng là: 1.456.214.867 đồng, tương ứng 18,6%. Như vậy ta thấy rằng trong kết quả kinh doanh của công ty có thể tăng cùng chiều của tổng doanh thu, giá vốn bán hàng nhưng tỷ lệ tăng của giá vốn cao hơn (18,6%) tỷ lệ tăng của doanh thu (18,4%), do vậy góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty. Điều đó nói lên việc quản lý chi phí của công ty năm sau so với năm trước là chưa tốt do đó làm giá thành sản xuất tăng lên. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được công ty nhập chung làm một gọi là chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý kinh doanh năm 2006 là: 668.542.000 đồng tăng so với năm 2005 là: 49.816.540 đồng tương ứng với tỷ lệ 8,05%. Chi phí tăng do công ty áp dụng chính sách quảng cáo tiếp thị sản phẩm, và chính sách bán chịu cho khách hàng nên công ty phải mất một khoản chi phí cho việc tiếp thị sản phẩm và chi phí thu hồi các khoản nợ. Việc tăng chi phí này làm giảm không nhỏ tới lợi nhuận của công ty vì chi phí quan hệ chặt chẽ đến doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy công ty cần điều chỉnh chi phí quản lý kinh doanh một cách hợp lý hơn. Bên cạnh đó công ty nên tách chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để thuận tiện cho việc quản lý nhân viên cũng như quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý hơn. - Doanh thu hoạt động tài chính năDm 2006 là: 3.584.650 đồng giảm 2.197.800 đồng so với năm 2005, tương ứng giảm 38%, đây là nhưng khoản doanh thu do họat động tài chính đem lại như lãi tiền gửi ngân hàng… - Chi phí tài chính năm 2006 là: 15.642.300 đồng tăng 3.184.500 đồng so với năm 2005 chiếm tỷ trọng 25,5%, chủ yếu là chi phí trả lãi vay vốn kinh doanh và chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa dịch vụ. - Thu nhập khác năm 2005 là: 4.978.505 đồng do năm 2005 công ty có thay mới một số trang thiết bị máy móc do đó đã thanh lý một số máy móc cũ hỏng nhưng đến năm 2006 giảm 1.121.085 đồng tương ứng giảm 22,5%. - Lợi nhuận trước thuế năm 2005 là: 203.609.545 đồng đến năm 2006 là: 282.750.982 đồng, tăng 79.141.437 đồng tương ứng với tỷ lệ: 38,9% . Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp, cả 2 năm 2005 – 2006 công ty đều tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng qui định về lợi nhuận thực hiện, năm 2005 là: 57.010.673 đồng, năm 2006 là: 79.170.275 đồng. Sau khi nộp đủ nghĩa vụ ngân sách nhà nước doanh nghiệp thu được một khoản lợi nhuận năm 2005 là: 146.598.872 đồng, năm 2006 là: 203.580.707 đồng, khoản lợi nhuận này là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính doanh nghiệp được ổn định, vững chắc. Qua bảng phân tích trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Điện tử Việt Nhật trong hai năm qua đã tăng cao, đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối tốt, có hướng phát triển đi lên. 2.2.3. Tình hình lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. 2.2.3.1. Tình hình lợi nhuận của công ty. Bảng 3. Phân tích lợi nhuận của công ty. ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.LN HĐSXKD và TC 198.631.040 97,55 278.893.562 98,64 80.262.522 40,4 - LN HĐSXKD 205.306.390 290.951.212 85.644.822 41,7 - LN HĐTC (6.675.350) (12.057.650) (5.382.300) -80,63 2. LN khác 4.978.505 2,45 3.857.420 1,36 (1.121.085) -22,5 Tổng LN 203.609.545 100 282.750.982 100 79.141.437 38,9 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty TNHH Điện tử Việt Nhật) Qua bảng 3 ta thấy: Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2006 là: 282.750.982 đồng, tăng 79.141.437 đồng tương ứng với tỷ lệ 38,9%, trong đó: - Lợi nhuận sản xuất kinh doanh và tài chính năm 2006 là: 278.893.562 đồng tăng so với năm 2005 là: 80.262.522 đồng tương ứng với tỷ lệ 40,4% (lợi nhuận HĐ SXKD năm 2006 là: 290.951.212 đồng tăng so với năm 2005 là: 85.644.822 đồng, LN HĐTC năm 2006 là: (-12.057.650 đồng) giảm so với năm 2005 là 5.382.300 đồng) - Lợi nhuận khác năm 2006 là: 3.857.420 đồng giảm so với năm 2005 là: 1.121.085 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 22,5% Qua đây ta thấy LN HĐSXKD và TC của công ty vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu và quan trọng, nó chiếm tỷ trọng cao (97,55% năm 2005 và 98,64% năm 2006) trong tổng lợi nhuận trước thuế. Điều này cho thấy tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty là hiệu quả. 2.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Bảng 4.Tình hình thực hiện doanh thu. ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng DT 8.635.288.035 100 10.223.645.379 100 1.588.357.344 18,39 DT thuần 8.624.527.080 99,875 10.216.203.309 99,927 1.591.676.229 18,4 DT HĐTC 5.782.450 0,067 3.584.650 0,035 (2.197.800) -38 DT HĐ khác 4.978.505 0,058 3.875.420 0,038 (1.121.085) -22,5 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty TNHH Điện tử Việt Nhật) Qua bảng 4 ta thấy tổng doanh thu năm 2006 là: 10.223.645.379 đồng tăng so với năm 2005 là: 1.588.357.344 đồng tương ứng với tỷ lệ 18,39%. Do công ty có một số chích sách khuyễn mãi tiếp thị sản phẩm nên làm cho doanh thu tăng, trong đó: Doanh thu thuần năm 2006 là: 10.216.203.309 đồng tăng 1.591.676.229 đồng tương ứng với mức tăng 18,4% so với năm 2005. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2006 là: 3.584.650 đồng giảm 2.197.800 đồng tương ứng giảm 38% so với năm 2005. Doanh thu hoạt động khác năm 2006 là:3.857.420 đồng giảm 1.121.085 đồng tương ứng giảm 22,5% so với năm 2005. Tuy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 18,4% nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu 99,875%(2005) và 99,927%(2006), doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguôn doanh thu chủ yếu và quan trọng của công ty, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu hoạt động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Doanh thu hàng năm có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, vì nó là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh. Nếu doanh thu trong năm không đủ trang trải các khoản chi phí đã bỏ ra, doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng trên kéo dài, sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tất yếu sẽ đi đến phá sản. Vậy cùng tìm hiểu tình hình chi phí của công ty. Bảng 5.Tình hình chi phí ĐVT : đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng chi phí 8.431.678.490 100 9.940.894.397 100 1.509.215.907 17,9 Chi phí NL,VL 6.469.383.919 76,7 7.784.888.937 78,3 1.315.505.018 20,3 CP nhân công 1.070.342.493 12,7 1.176.330.251 11,8 105.987.758 9,9 CP KH TSCĐ 298.450.556 3,5 337.051.940 3,4 38.601.384 12,9 CP DV mua ngoài 356.100.913 4,2 385.573.961 3,9 29.473.048 8,27 CP bằng tiền khác 237.400.609 2,8 257.049.308 2,6 19.648.699 8,28 (Nguồn số liệu:Báo cáo tài chính của công ty TNHH Điện tử Việt Nhật) Qua bảng 5 ta thấy tình hình thực hiện chi phí của công ty trong 2 năm 2005 – 2006.Năm 2005 tổng chi phí là: 8.431.678.490 đồng đến năm 2006 tổng chi phí là: 9.940.894.397 đồng tăng 1.509.215.907 đồng tương ứng với tỷ lệ 17,9% trong đó: - Chi phí NL, VL : Năm 2005 công ty phải bỏ ra : 6.469.383.919 đồng (chiếm 76,7% trong tổng chi phí) đến năm 2006 công ty phải bỏ ra: 7.784.888.937 đồng (chiếm 78,3% trong tổng chi phí) để mua các loại vật tư từ bên ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, đây là nguồn chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. - Chi phí nhân công: Năm 2005 công ty phải bỏ ra: 1.070.342.493 đồng(12,7%) để trả tiền lương, tiền công và các khoản chi phí có tính chất như tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Đến năm 2006 chi phí nhân công là: 1.176.330.251 đồng(11,8%) tăng so với năm 2005 là: 105.987.758 đồng tương ứng 9,9%, tăng do năm 2006 công ty phải trích một khoản chi phí cho quảng cáo tiếp thị sản phẩm và chi phí để thu hồi các khoản nợ… - Chi phí khấu hao TSCĐ: Năm 2006 công ty phải bỏ ra: 337.051.940 đồng (3,4%) để khấu hao các loại TSCĐ trong kỳ tăng so với năm 2005 là: 38.601.384 đồng tương ứng với tỷ lệ 12,9%. - Chi phí bằng tiền khác: Năm 2006 công ty phải bỏ ra: 257.049.303 đồng(2,6%) tăng so với năm 2005 là: 19.648.699 đồng để thuê đất, giao dịch đối ngoại và tuyển dụng… Yêu cầu quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp là phải tiết kiệm chi phí, vì chi phí quan hệ chặt chẽ đến doanh thu và lợi nhuận, nếu chi phí tăng hoặc chi phí không dùng đúng nội dung của nó sẽ phản ánh sai kết quả hoạt động kinh doanh và làm cho lợi nhuận doanh nghiệp giảm sút, do đó công ty cần quản lý chi phí một cách hợp lý hơn 2.2.4. Chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả thực hiện lợi nhuận. Qua bảng phân tích trên, ta thấy các chỉ tiêu doanh lợi năm 2006 đều tăng so với năm 2005, tuy nhiên tốc độ tăng chưa cao. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí: Chỉ tiêu này cho ta biết hiệu quả thu được từ 1 đồng chi phí bỏ ra. Năm 2005 cứ bỏ ra một đồng chi phí thì thu được 0,0174 đồng lợi nhuận, đến năm 2006 cứ bỏ ra một đồng chi phí thì thu được 0,02 đồng lợi nhuận tăng 0,0026 đồng. Con số này chưa được cao lắm cho thấy ta sử dụng chi phí chưa thật hiệu quả nên lợi nhuận tăng không cao, công ty cần có biện pháp để sử dụng chi phí một cách hợp lý hơn nữa. - Tỷ suất lợi nhuận doanh thu: Qua bảng số liệu ta thấy tỷ suất lợi nhuận doanh thu tiêu thụ của công ty có xu hướng tăng, cứ 1 đồng doanh thu 2005 thì thu được 0,017 đồng lợi nhuận, đến năm 2006 thì cứ 1 đồng doanh thu thì thu được 0,02 đồng lợi nhuận, tăng 0,003 đồng. Sở dĩ có hiện tượng này là do công ty quảng cáo tiếp thị sản phẩm làm cho doanh thu tăng lên dẫn đến lợi nhuận tăng. Bảng 6.Bảng tỷ suất lợi nhuận của công ty trong 2 năm 2005 –2006. ĐVT: đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Số tiền Tỷ lệ 1 Doanh thu thuần 8.624.527.080 10.216.203.309 1.591.676.229 18,4 2 LN trước thuế 203.609.545 282.750.982 79.141.437 38,9 3 LN sau thuế 146.598.872 203.580.707 56.981.835 38,9 4 Vốn KD bình quân 12.995.778.735 13.523.487.942 527.709.207 4,06 5 Tổng chi phí 8.431.678.490 9.940.894.397 1.509.215.907 17,9 6 Vốn chủ sở hữu BQ 8.324.586.095 8.516.480.263 191.894.168 2,3 7 Tỷ suất LN trên tổng CP(7 =3:5) 0,0174 0,02 0,0026 14,9 8 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu(8=3:1) 0,017 0,02 0,003 17,6 9 Tỷ suất lợi nhuận vốn KD(9=2:4) 0,0157 0,02 0,0043 27,4 10 Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn KD (10 =3:4) 0,011 0,015 0,004 36,4 11 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (11=3:6) 0,0176 0,024 0,0064 36,4 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty TNHH Điện tử Việt Nhật) - Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Cứ bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư thì năm 2005 thu được 0,0157 đồng lợi nhuận, đến năm 2006 thì thu được 0,02 đồng tăng 0,0043 đồng. Nguyên nhân là do vốn kinh doanh bình quân tăng lên. Nhìn chung công ty đã sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả thể hiện là sử dụng mỗi đồng vốn bỏ ra đều đem lại lợi nhuận cao hơn là 0,004 đồng. - Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh năm 2006 cũng tăng hơn so với năm 2005 là 0,004 đồng. - Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Tỷ suất này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó là chỉ tiêu quan trọng giúp nhà kinh doanh thấy được một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, năm 2005 cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được 0,0176 đồng lợi nhuận, đến năm 2006 cứ bỏ ra một đồng vốn thì thu được 0,024 đồng lợi nhuận, tăng 0,0064 đồng so với năm 2005. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ngày càng cao thì càng chứng tỏ vốn tự có của công ty đã được sử dụng hiệu quả và thể hiện tính tự chủ cao trong việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy, từ các hệ số khả năng sinh lời trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình lợi nhuận của công ty là khá tốt, cần đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa để đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với các doanh nghiệp trong ngành Qua phân tích về cơ cấu LN cũng như tình hình doanh thu, chi phí của công ty TNHH điện tử Việt Nhật ta thấy LN hàng năm của công ty đều tăng nhưng cũng cần có những biện pháp cụ thể để lợi nhuận ngày càng cao hơn. Chương 3 Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH Điện tử Việt Nhật. 3.1. Một số thuận lợi và khó khăn. 3.1.1. Thuận lợi. Mặc dù công ty mới thành lập nhưng đã biết khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh và ngày càng hoàn thiện công tác quản lý. Hoạt động trên cơ chế thị trường, ngay từ đầu ban lãnh đạo công ty đã nhận thức và có chủ trương trong việc kiểm soát về chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. - Với bộ máy kế toán khoa học và tổ chức hợp lý việc sử dụng các thông tin kinh tế diễn ra nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Đội ngũ kế toán có kinh nghiêm và trình độ nghiệp vụ nhạy bén với thị trường. Do vậy họ không chỉ đơn thuần là công cụ tính toán ghi chép mà còn là cố vấn đắc lực cho giám đốc sao cho có lợi nhất. - Trong công tác hạch toán kế toán, nhìn chung công ty thực hiện đúng chế độ, hệ thống sổ sách đầy đủ, tỉ mỉ, việc áp dụng hệ thống sổ sách đúng chế độ quy định, phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Do vậy, mỗi chứng từ kế toán đều được hạch toán nhanh chóng. - Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh công ty đã khẳng định được mình trong nền kinh tế thị trường, quy mô công ty ngày càng phát triển, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, hoàn thành nhiệm vụ ngân sách cho nhà nước, có tích lũy, tăng trưởng, phát triển. 3.1.2. Khó khăn. Bên cạnh những kết quả đạt được công ty còn có một số tồn tại cần khắc phục đó là: - Hâu hết quá trình kinh doanh của công ty vẫn phải đi vay và chiếm dụng vốn (nợ tiền của nhà cung cấp và tiền đặt trước của người mua), các khoản phát sinh tương đối lớn, chủ yếu là phải trả cho người bán. năm 2006 các khoản phải thu của khách hàng đã tăng dẫn đến các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng lên làm cho chi phí lãi vay tăng lên. Đồng thời, giá vốn bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng cao điều đó dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm. Ngoài ra công ty còn thiêu vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. - Gia nhập WTO doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trước tình hình biến động của cơ chế thị trường diễn ra ngày càng căng thẳng, cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty lâm vào tình trạng bất lợi. Sự cạnh tranh giữa các công ty trong và ngoài nước nên đòi hỏi của thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng chặt chẽ hơn. 3.2. Định hướng và mục tiêu của công ty. Sau khi đất nước gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), quá trình hội nhập và nền kinh tế quốc tế tiếp tục đẩy mạnh, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Về phía doanh nghiệp thì phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trước tình hình biến động của cơ chế thị trường diễn ra ngày càng căng thẳng, cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều bất lợi. Đứng trước những thách thức đó doanh nghiệp cũng đã có những phương hướng, biện pháp cụ thể để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Mục tiêu tổng quát của công ty trong giai đoạn này là tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, tăng quy mô sản xuất của công ty 44% so với năm 2005 - 2006, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22%. Lo đủ việc làm cho cán bộ công nhân chức và đảm bảo thu nhập không thấp hơn năm 2005 - 2006. Công ty đang nghiên cứu và đưa ra một loạt mẫu mã loa, amply, đầu đĩa mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời công ty xây dựng chương trình mở rộng sản xuất trên cơ sở xây dựng một dây chuyền sản xuất lắp ráp loa, amply, đầu đĩa mới song song với dây chuyền hiện tại, kết hợp với việc cải tạo dây chuyền sản xuất hiện tại. Công ty phấn đấu xây dựng thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đa dạng hóa với quy mô năng suất lao động năm 2010 gấp hơn 2 lần năm 2006, có hiệu quả sản xuất kinh doanh ổn định và môi trường làm việc được cải thiện hơn hiện nay. 3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH điện tử Việt Nhật. Quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành và sử dụng vốn kinh doanh, mục tiêu của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận. Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH Điện tử Việt Nhật em đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chủ yếu góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. 3.3.1. Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Công ty TNHH Điện tử Việt Nhật là một đơn vị sản xuất kinh doanh cho nên việc hạ giá thành sản phẩm là con đường chủ yếu để tăng lợi nhuận cho công ty, nếu các yếu tố khác không đổi thì hạ giá thành bao nhiêu công ty se thu được lợi nhuận (trước thuế) bấy nhiêu. Hạ giá thành không chỉ đảm bảo khả năng tích lũy của công ty mà còn tạo khả năng cho công ty có thể đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa và tăng thị phần trên thị trường. Đồng thời có thể hạ được giá bán, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Muốn vậy, công ty cần phải: * Tăng năng suất lao động: Muốn tăng năng suất lao động công ty cần phải huy động và sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị để sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian không ngừng tăng lên. Để tăng năng suất lao động, công ty cần phải: - Tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị: Tăng số lượng máy móc thiết bị trên đầu người lao động và phát huy hết công suất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy. Công ty cần phải tổ chức lại quá trình sản xuất, bố trí hợp lý các máy móc, phương tiện sản xuất theo dây chuyền cân đối, đồng bộ nhịp nhàng, chính xác sẽ đẩy năng suất lao động tăng lên. Các máy móc, thiết bị công nghệ luôn được cải tiến cho phù hợp với điều kiện của công ty và phải được chuẩn bị tốt cung ứng nguyên vật liệu để máy móc luôn hoạt động hết công suất và sử dụng lâu bền. - Sắp xếp lao động một cách hợp lý: Công ty cần phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao việc sắp xếp lao động hợp lý, bố trí lao động đúng người, đúng việc... nhằm tạo lên sự đồng bộ thống nhất, tạo sự kết hợp hài hòa giữa các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó giúp cho công ty có thể sử dụng thời gian của công ty một cách hiệu quả, góp phần làm tăng năng suất lao động. - Nâng cao trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của người công nhân: Công ty phải thường xuyên tổ chức, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề từ cán bộ quản lý đến công nhân sản xuất. Bên cạnh đó công ty cần quan tâm chăm lo đến đời sống CBCNV thông qua tiền lương và các chế độ khen thưởng, đãi ngộ...nhằm động viên khuyến khích người lao động hăng say công việc và có ý thức trách nhiệm đến chất lượng sản phẩm mà mình trực tiếp tạo ra. * Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao: Để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao cần phải giảm tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu và giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu trong một đơn vị sản phẩm. Để đạt được điều đó công ty cần phải: - Tổ chức tốt công tác thu mua cung ứng vật tư cho sản xuất nhanh chóng, thuận tiện, đầy đủ, hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí. - Tìm nguồn cung ứng vật tư đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, cung cấp thường xuyên cho công ty. - Lập các định mức hao phí lao động, tiêu hao nguyên vật liệu, định mức chi phí khác. Các định mức này phải hợp lý, tiết kiệm. - Công ty cần phải thường xuyên kiểm tra quá trình sản xuất để ngăn chặn, giải quyết kịp thời các tổn thất có thể sảy ra. * Xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý: Gọn nhẹ, hiệu quả, không chồng chéo, phù hợp với đặc điểm của công ty từ đó có thể tiết kiệm được chi phí qiản lý. Bên cạnh đó công ty cần tuyển chọn, đào tạo những nhân viên có đủ trình độ năng lực và trang thiết bị văn phòng hiện đại để nâng cao hiệu quả công việc. 3.3.2. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu. Để có thể tăng doanh thu đòi hỏi công ty phải tăng hơn nữa khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Đồng thời, công tác thị trường của công ty cần được quan tâm nhiều hơn nữa, việc nghiên cứu thị trường giúp cho công ty nắm bắt được nhu cầu thị trường. Công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm cũng phải được chú trọng, hiện nay công ty chỉ có hoạt động quảng cáo như trưng bày sản phẩm mà chưa có họat động quảng cáo trên truyền hình, báo chí... Vì vậy, công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác này, như vậy sẽ chuyển tải được nhiều thông tin hơn đối với người tiêu dùng, tạo điều kiện cho công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. 3.3.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa sản xuât ra. Dây chuyền sản xuất của phân xưởng đã đi vào hoạt động tạo điều kiện cho công ty nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty đã có các phòng thí nghiệm với phương tiện hiện đại. Với các phương tiện này, các cán bộ kỹ thuật chuyên trách xây dựng các định mức kỹ thuật cho từng sản phẩm khi đưa vào sản xuất và nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm mới. Nhờ đó mà chất lượng sản phẩm công ty không ngừng nâng cao, tạo được uy tín với khách hàng. Bên cạnh đó, công ty phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên. Đây là biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó góp phần hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận cho công ty vì trình độ tay nghề là yếu tố quyết định sản xuất. 3.3.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm thì một biện pháp tài chính quan trọng là phải bổ sung nguồn vốn tự có của công ty, tăng vốn chủ sở hữu, giảm vốn vay nợ để giảm chi phí sử dụng vốn vay bằng cách công ty cần xác định nhu cầu vốn vay cũng như việc sử dụng vốn vay một cách hợp lý. Thực hiện chế độ quản lý và ghi chép chế độ tài chính theo quy định của chế độ kế toán thống kê hiện hành theo quy định của nhà nước. Làm tốt công tác thu hồi công nợ không để tình trạng nợ khó đòi kéo dài. Xây dựng quy trình quản lý hóa đơn, chứng từ một cách chặt chẽ. Tổ chức, sắp xếp hợp lý lao động, tăng cường mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng của công ty nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. 3.3.5. Quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp: Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt, công ty cần có biện pháp để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, công ty cần: + Xây dựng dự toán chi phí cho từng thời gian (Quý, năm). + Xây dựng đinh mức chi phí cho từng khoản chi như: Tiếp khách, hội nghi, công tác phí... + Cử cán bộ đi nghiên cứu học hỏi công tác quản lý, quá trình bán hàng, các nghiệp vụ Marketing. + Đẩy nhanh công tác kiểm tra, giám sát số lượng hàng hóa bán ra, doanh thu, chất lượng dịch vụ. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh, tổng kết đánh giá về công tác kế hoạch theo từng mốc thời gian cụ thể. Công ty TNHH Điện tử Việt Nhật là đơn vị sản xuất kinh doanh nên việc chú trọng tiêu thụ hàng công ty sản xuất ra là rất cần thiết.Vì vậy, bằng nhiều biện pháp khuyến khích để thúc đẩy tiêu thụ nhất là tiêu thụ hàng tự sản xuât công ty đã thu được nhiều kết quả khả quan. Kết luận. Lợi nhuận đã trở thành một trong những đòn bẩy kinh kế quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Việc tìm ra phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận là một yêu cầu tất yếu, một bộ phận cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Điện tử Việt Nhật em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cũng như tình hình lợi nhuận của công ty trong 2 năm 2005 - 2006 từ đó em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan của mình nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song với khả năng còn hạn chế và thời hạn tiếp xúc thực tế chưa nhiều do vậy bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu xót rất mong được sự giúp đỡ của các thầy co để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tập thể Công ty TNHH Điện tử Việt Nhật, phòng kế toán tài chính đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Ths.Nguyễn Bích Thuỷ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này! Em xin chân thành cảm ơn! Phụ lục Danh mục các từ viết tắt. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. DT: Doanh thu. TC : Tài chính. KD: Kinh doanh. DTT: Doanh thu thuần. DT HĐ: Doanh thu hoạt động DT HĐTC: Doanh thu hoạt động tài chính. CPBH: Chi phí bán hàng. CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp. CPTC: Chi phí tài chính. CPQL : Chi phí quản lý. CPDV : Chi phí dịch vụ. CPKHTSCĐ : Chi phí khấu hao tài sản cố định. TSCĐ: Tài sản cố định. TSLĐ: Tài sản lưu động. ĐTNH: Đầu tư ngắn hạn. ĐTDH : Đầu tư dài hạn. LN : Lợi nhuận. NVCSH : Nguồn vốn chủ sở hữu. TNDN : Thu nhập doanh nghiệp. GVBH : Giá vốn bán hàng. GTGT : Giá trị gia tăng. NL: Nguyên liệu. VL: Vật liệu. CBCNV: Cán bộ công nhân viên. CCDV: Cung cấp dịch vụ. Tài liệu tham khảo. Giáo trình tài chính tiền tệ – Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội. Giáo trình kế toán doanh nghiệp II - Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 585 tình huống hạch toán kế toán doanh nghiệp theo chế độ kế toán mới. Một số báo cáo tài chính, sổ sách kế toán tại công ty TNHH Điện tử Việt Nhật. mục lục Công ty TNHH Điện tử VIệt Nhật Mẫu số B01 - DNN(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trởng BTC) Bảng Cân đối kế toán Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm trớc Năm nay Tài sản 13.124.299.228 13.922.676.656 A.Tài sản lu động và ĐTNH 10.828.290.538 11.583.746.446 I. Tiền 764.046.330 642.393.232 II.Đầu t tài chính NH III. Các khoản phải thu 5.248.398.900 5.554.511.742 IV. Hàng tồn kho 4.775.958.546 5.321.973.547 V. Tài sản ngắn hạn khác 39.886.762 64.867.925 B. Tài sản cố định và ĐTDH 2.296.008.690 2.338.930.210 I. Tài sản cố định 2.228.056.260 2.264.351.010 1. Nguyên giá 3.502.638.560 3.875.985.250 2. Giá trị hao mòn lũy kế (1.274.582.300) (1.611.634.240) II. Các khoản đầu t TCDH III. Tài sản dài hạn khác 67.952.430 74.579.200 Nguồn vốn 13.124.299.228 13.922.676.656 A. Nợ phải trả 4.709.609.319 5.304.406.040 I. Nợ ngắn hạn 4.709.609.319 5.304.406.040 1.Vay ngắn hạn 1.187.928.640 1.348.865.000 2.Phải trả ngời bán 3.226.987.523 3.627.586.240 3. Phải trả ngời lao động 294.693.156 327.954.800 II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu 8.414.689.909 8.618.270.616 Công ty TNHH Điện tử VIệt Nhật Mẫu số B01 - DNN(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trởng BTC) Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Từ ngày:01/01/2006 đến ngày:31/12/2006 Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ tiêu Năm trớc Năm nay 1 Tổng doanh thu 8.624.527.080 10.216.203.309 2 Doanh thu thuần 8.624.527.080 10.216.203.309 3 Giá vốn bán hàng 7.800.495.230 9.256.710.097 4 Lợi nhuận gộp (4 = 2 - 3) 824.031.850 959.493.212 5 DT hoạt động tài chính 5.782.450 3.584.650 6 Chi phí tài chính 12.457.800 15.642.300 7 Chi phí quản lý kinh doanh 618.725.460 668.542.000 8 LN HĐ SXKD và tài chính (8 =4+5-6-7) 198.631.040 278.893.562 9 Thu nhập khác 4.978.505 3.857.420 10 Chi phí khác 11 Lợi nhuận khác (11 = 9-10) 4.978.505 3.857.420 12 LN trớc thuế (12 = 8+11) 203.609.545 282.750.982 13 Thuế TNDN 57.010.673 79.170.275 14 LN sau thuế (14 = 12 - 13) 146.598.872 203.580.707 Bảng 1: Kết cấu tài sản và nguồn vốn năm 2005-2006 của công ty ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Số tiền (1) Tỷ trọng % Số tiền (2) Tỷ trọng % Số tiền (3) = (2) - (1) Tỷ trọng % (4)=(3)/(1)*100 Tài sản 13.124.299.228 100 13.922.676.656 100 798.377.428 6,1 A.Tài sản lu động và ĐTNH 10.828.290.538 82,5 11.583.746.446 83,2 755.455.908 7 I. Tiền 764.046.330 5,8 642.393.232 4,6 (121.653.098) - 15,9 II.Đầu t tài chính NH III. Các khoản phải thu 5.248.398.900 40 5.554.511.742 39,9 306.112.842 5,8 IV. Hàng tồn kho 4.775.958.546 36,4 5.321.973.547 38,2 546.015.001 11,4 V. Tài sản ngắn hạn khác 39.886.762 0,3 64.867.925 0,5 24.981.163 62,6 B. Tài sản cố định và ĐTDH 2.296.008.690 17,5 2.338.930.210 16,8 42.921.520 1,9 I. Tài sản cố định 2.228.056.260 17 2.264.351.010 16,3 36.294.750 1,6 1. Nguyên giá 3.502.638.560 26,7 3.875.985.250 27,8 373.346.690 10,7 2. Giá trị hao mòn lũy kế (1.274.582.300) - 9,7 (1.611.634.240) - 11,6 (337.051.940) 26,4 II. Các khoản đầu t TCDH III. Tài sản dài hạn khác 67.952.430 0,5 74.579.200 0,5 6.626.770 9,8 Nguồn vốn 13.124.299.228 100 13.922.676.656 100 798.377.428 6,1 A. Nợ phải trả 4.709.609.319 35,9 5.304.406.040 38,1 594.796.721 12,6 I. Nợ ngắn hạn 4.709.609.319 35,9 5.304.406.040 38,1 594.796.721 12,6 1.Vay ngắn hạn 1.187.928.640 9,1 1.348.865.000 9,7 160.936.360 13,5 2.Phải trả ngời bán 3.226.987.523 24,6 3.627.586.240 26,1 400.598.717 12,4 3. Phải trả ngời lao động 294.693.156 2,2 327.954.800 2,4 33.261.644 11,3 II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu 8.414.689.909 64,1 8.618.270.616 61,9 203.580.707 2,4 Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Điện tử Việt nhật Bảng 2.Kết quả hoạt động kinh doanh. ĐVT: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Giá trị (1) Giá trị (2) Giá trị (3)=(2)-(1) tỷ trọng (4)=(3)/(1)*100 1 Tổng doanh thu 8.624.527.080 10.216.203.309 1.591.676.229 18,4 2 Doanh thu thuần 8.624.527.080 10.216.203.309 1.591.676.229 18,4 3 Giá vốn bán hàng 7.800.495.230 9.256.710.097 1.456.214.867 18,6 4 Lợi nhuận gộp (4 = 2 - 3) 824.031.850 959.493.212 135.461.362 16,4 5 DT hoạt động tài chính 5.782.450 3.584.650 (2.197.800) -38 6 Chi phí tài chính 12.457.800 15.642.300 3.184.500 25,5 7 Chi phí quản lý kinh doanh 618.725.460 668.542.000 49.816.540 8,05 8 LN HĐ SXKD và tài chính (8 =4+5-6-7) 198.631.040 278.893.562 80.262.522 40,4 9 Thu nhập khác 4.978.505 3.857.420 (1.121.085) -22,5 10 Chi phí khác 11 Lợi nhuận khác (11 = 9-10) 4.978.505 3.857.420 (1.121.085) -22,5 12 LN trớc thuế (12 = 8+11) 203.609.545 282.750.982 79.141.437 38,9 13 Thuế TNDN 57.010.673 79.170.275 22.159.602 38,9 14 LN sau thuế (14 = 12 - 13) 146.598.872 203.580.707 56.981.835 38,9 Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Điện tử Việt Nhật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0227.doc
Tài liệu liên quan