PHẦN I – PHẦN MỞ ĐẦU.
Sau hơn 20 năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế tăng cao, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân được cải thiện Tuy nhiên bên cạnh đó trong những năm đổi mới, đạo đức nói chung và đạo đức gia đình nói riêng đã có nhiều biểu hiện suy thoái.
Chữ hiếu là nền tảng của đạo đức. Gia đình là nền tảng của xã hội. Trong gia đình chữ hiếu là nền tảng để xây dựng hạnh phúc, đem đến sự an vui, an lạc cho tất cả mọi người. Con cái có hiếu với cha mẹ, ngoài việc mang lại niềm hạnh phúc chung trong gia đình, còn mang đến cho chính mình sự an lạc, bình an. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội, mỗi công dân của một quốc gia có an lạc, bình an thì xã hội, quốc gia đó mới có an lạc bình an, và mỗi xã hội, mỗi quốc gia có an lạc bình an thì thế giới của chúng ta mới được an lạc, bình an.
Cuộc hành trình của mỗi chúng ta còn dài nhưng việc được sống bên cạnh mẹ cha không phải lúc nào cũng định liệu được. Hãy xem việc được gần gũi cha mẹ như một điều may mắn để “ngộ" được đạo làm con và đạo làm người mà cha mẹ từng ao ước cho con. Hiếu thảo không chỉ là thể hiện tình yêu thương với mẹ mà còn là điều kiện để chúng ta được sống như là chính mình, để cảm thấy mình vẫn cứ bé nhỏ khi về với gia đình thương yêu, vẫn như là những đứa trẻ tranh nhau nép mình vào vòng tay cha mẹ.
Để trở thành người hiếu thảo, người ta phải được giáo dục và biết cách thể hiện điều mình muốn. Hiếu thảo là bổn phận, là cách sống thông thường của những người bình thường. Tấm gương của chính thái độ đối xử của cha mẹ với ông bà chính là nền tảng để nuôi dưỡng và sáng tạo những ứng xử hiếu thảo sau này cho con cái. Nói khác đi, sống có hiếu với cha mẹ ngày nay là sự ươm mầm cho sự kính trọng của các con với chúng ta ngày sau.
Xã hội ngày càng phát triển với những thay đổi tích cực về các giá trị, có thể chữ hiếu hôm nay được hiểu theo nhiều cách khác nhau, mỗi người thể hiện sự hiếu thuận theo hoàn cảnh của mình, nhưng chắc chắn rằng, tính chất của mối quan hệ cha con, mẹ con sẽ không bao giờ thay đổi.
Lòng hiếu thảo với cha mẹ như dòng chảy tự nhiên trong con người, nhưng người ta vẫn cần nhiều nỗ lực - để chữ hiếu còn là một chuẩn mực hành vi với những phương pháp, những kỹ năng làm người hiện đại.
Đã đến lúc mọi gia đình cần để tâm, suy xét lại, tái lập gia giáo, gia phong, phải nghĩ tới cái đạo ăn ở lễ nghĩa, quy củ, trật tự nề nếp trong nhà và trong tộc họ mình , sau đó là xã hội trên cơ sở nếp sống văn minh văn hóa. Bởi bất cứ ai tồn tại trên cõi đời này đều được sinh ra từ cha mẹ mình. Thể hiện đạo hiếu với cha mẹ không chỉ là bổn phận, là trách nhiệm của người làm con mà còn là quyền lợi thiêng liêng và cao cả của mỗi người. Việc giáo dục đạo hiếu giúp con cái thấy được bổn phận làm con, giữ đúng vị trí của mình trong gia đình là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục gia đình từ xưa tới nay. Không chú tâm tới giáo dục đạo hiếu trong gia đình là thiếu sót, quên lãng cái nền móng cốt yếu nhất của đạo đức xã hội và con người.
Hiếu thảo chỉ là một danh từ đơn giản nhưng đã trở thành ngôn từ thiêng liêng, trở thành một “điểm son” trong truyền thống gia đình, một danh xưng được tôn vinh cho người nào xứng đáng với nó.
Tiểu luận tâm lý quản lý - Tình cảm cha mẹ dành cho con cái
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9467 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ của mình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I – PHẦN MỞ ĐẦU.
Sau hơn 20 năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế tăng cao, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân được cải thiện…Tuy nhiên bên cạnh đó trong những năm đổi mới, đạo đức nói chung và đạo đức gia đình nói riêng đã có nhiều biểu hiện suy thoái.
Chữ hiếu là nền tảng của đạo đức. Gia đình là nền tảng của xã hội. Trong gia đình chữ hiếu là nền tảng để xây dựng hạnh phúc, đem đến sự an vui, an lạc cho tất cả mọi người. Con cái có hiếu với cha mẹ, ngoài việc mang lại niềm hạnh phúc chung trong gia đình, còn mang đến cho chính mình sự an lạc, bình an. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội, mỗi công dân của một quốc gia có an lạc, bình an thì xã hội, quốc gia đó mới có an lạc bình an, và mỗi xã hội, mỗi quốc gia có an lạc bình an thì thế giới của chúng ta mới được an lạc, bình an.
Cuộc hành trình của mỗi chúng ta còn dài nhưng việc được sống bên cạnh mẹ cha không phải lúc nào cũng định liệu được. Hãy xem việc được gần gũi cha mẹ như một điều may mắn để “ngộ" được đạo làm con và đạo làm người mà cha mẹ từng ao ước cho con. Hiếu thảo không chỉ là thể hiện tình yêu thương với mẹ mà còn là điều kiện để chúng ta được sống như là chính mình, để cảm thấy mình vẫn cứ bé nhỏ khi về với gia đình thương yêu, vẫn như là những đứa trẻ tranh nhau nép mình vào vòng tay cha mẹ.
Để trở thành người hiếu thảo, người ta phải được giáo dục và biết cách thể hiện điều mình muốn. Hiếu thảo là bổn phận, là cách sống thông thường của những người bình thường. Tấm gương của chính thái độ đối xử của cha mẹ với ông bà chính là nền tảng để nuôi dưỡng và sáng tạo những ứng xử hiếu thảo sau này cho con cái. Nói khác đi, sống có hiếu với cha mẹ ngày nay là sự ươm mầm cho sự kính trọng của các con với chúng ta ngày sau.
Xã hội ngày càng phát triển với những thay đổi tích cực về các giá trị, có thể chữ hiếu hôm nay được hiểu theo nhiều cách khác nhau, mỗi người thể hiện sự hiếu thuận theo hoàn cảnh của mình, nhưng chắc chắn rằng, tính chất của mối quan hệ cha con, mẹ con sẽ không bao giờ thay đổi.
Lòng hiếu thảo với cha mẹ như dòng chảy tự nhiên trong con người, nhưng người ta vẫn cần nhiều nỗ lực - để chữ hiếu còn là một chuẩn mực hành vi với những phương pháp, những kỹ năng làm người hiện đại.
Đã đến lúc mọi gia đình cần để tâm, suy xét lại, tái lập gia giáo, gia phong, phải nghĩ tới cái đạo ăn ở lễ nghĩa, quy củ, trật tự nề nếp trong nhà và trong tộc họ mình , sau đó là xã hội trên cơ sở nếp sống văn minh văn hóa. Bởi bất cứ ai tồn tại trên cõi đời này đều được sinh ra từ cha mẹ mình. Thể hiện đạo hiếu với cha mẹ không chỉ là bổn phận, là trách nhiệm của người làm con mà còn là quyền lợi thiêng liêng và cao cả của mỗi người. Việc giáo dục đạo hiếu giúp con cái thấy được bổn phận làm con, giữ đúng vị trí của mình trong gia đình là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục gia đình từ xưa tới nay. Không chú tâm tới giáo dục đạo hiếu trong gia đình là thiếu sót, quên lãng cái nền móng cốt yếu nhất của đạo đức xã hội và con người.
Hiếu thảo chỉ là một danh từ đơn giản nhưng đã trở thành ngôn từ thiêng liêng, trở thành một “điểm son” trong truyền thống gia đình, một danh xưng được tôn vinh cho người nào xứng đáng với nó.
Xuất phát từ những nhận thức trên đây em xin đưa ra đề tài: “Lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ của mình”.
PHẦN II – THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẠO HIẾU NGÀY NAY.
1. Công ơn của cha mẹ đối với con cái.
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta có biết bao những tình cảm cao đẹp, đáng trân trọng và tôn vinh, những tình cảm mà chúng ta hằng khát khao, mơ ước. Một trong những tình cảm thiêng liêng, sáng ngời nhưng vô cùng thâm thúy mà mỗi người con thường khắc ghi trong lòng đó là tình thương, là công ơn trời biển của cha mẹ. Công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục và giới thiệu con vào đời không thể phủ nhận được. Cha mẹ luôn luôn thương yêu con cái, hy sinh cuộc đời mình cho con cái về mặt tinh thần, con cái là niềm vui, là niềm hy vọng của cha mẹ , nên khi nói đến cha mẹ là nói đến công ơn:
“Biển đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng”.
Một số người đã nhầm tưởng rằng ở các loài động vật, điểu thú sẽ chẳng bao giờ tồn tại những thứ gọi là tình thương, tình phụ tử, tình mẫu tử… nhưng họ đã nhầm, những tình cảm ấy luôn tồn tại trong chúng như một bản năng sinh tồn thật sự. Thật xúc động biết bao! Khi bất ngờ một cơn mưa ập đến, ta vội nép vào dưới mái hiên trú mưa, bất chợt ta nhìn thấy cảnh mèo mẹ ngậm vào cổ chú mèo con tha đi tìm nơi ẩn mưa, hay cảnh gà mẹ giang đôi cánh che kín những chú gà con khỏi bị ướt v.v…
Riêng đối với loài người chữ Hiếu không phải chỉ là tình cảm tự nhiên như bản năng sinh tồn mà còn được nhận thức cao hơn là bổn phận và trách nhiệm. Nho giáo của người Trung Hoa xem chữ Hiếu là đạo làm người, trải qua mấy ngàn năm, hạnh hiếu luôn được phổ biến trong dân chúng đi vào trong lòng mọi người những tấm gương hiếu hạnh là những bài học sâu sắc nhất.
Chính vì vậy mà hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội không chỉ ở Trung Quốc mà ở Việt Nam chúng ta cũng vậy.
Khi con ra đời, con là một niềm vui của mẹ. Mẹ nâng niu, chiều chuộng, ấp ủ và che chở cho con. Có bao nhiêu nhọc nhằn gian nan, mẹ sẵn sàng đón nhận miễn sao con mình được lớn khôn trong bình an, hạnh phúc. Dòng sữa mẹ là một chất liệu ngọt ngào diệu vợi được kết tinh bởi bao tâm huyết, ước vọng của mẹ hiền, dòng sữa ấy chứa đựng bao tinh túy kỳ diệu của mẹ hiền hiền đối với con thơ. Con là tác phẩm tuyệt hảo của mẹ, là vật báu thiêng liêng mà mẹ vẫn không hiểu làm sao mà mình đủ khả năng tạo thành. Khi con cười, lòng mẹ chan hòa hỉ lạc và lòng mẹ lại quặn đau khi con bật khóc giữa những đêm trường cô liêu tĩnh mịch. Mẹ thức khuya, dậy sớm, âm thầm, kiên nhẫn như một vị Bồ tát vô danh luôn lo hạnh phúc của con thơ ngây dại. Khi con chập chững biết đi, mẹ nhìn con không nói, nhưng từ trong sâu thẳm nơi ánh mắt của mẹ hiền hai dòng lệ trong lanh đang lăn đều trên đôi gò má xanh xao của mẹ hiền. Rồi bất chợt, mẹ thốt lên trong niềm vui sướng: “Ôi, con tôi!”.
“Mẹ nằm chổ ướt át ,nâng con chổ ấm khô , đôi vú lo đói khát , hai tay che gió sương , yêu thương quên ngủ nghỉ , sủng ái hết giá lạnh , chỉ mong con yên ổn , mẹ hiền không cầu an”.
Suối nguồn tình thương của mẹ, nó dịu dàng, đầm ấm, âm thầm tuôn chảy không bao giờ dừng nghỉ. Tình thương của mẹ luôn chất ngất miên man, luôn un đúc, nuôi dưỡng con thơ lớn lên trong bầu trời hạnh phúc. Câu chuyện xử kiện của vua Salomon luôn làm ta xúc động về tấm lòng người mẹ: “Có hai người đàn bàn cùng tranh nhau một đứa bé, ai cũng bảo nó là con của mình. Cuối cùng vua phán đem đứa bé xẻ làm đôi, mỗi người một nửa. Người đàn bà gian xảo thì vui vẻ chấp thuận, còn người mẹ thật thì đau xót thưa vua rằng bà xin nhường con cho người đàn bà nọ”.
Đối với con tình thương của cha luôn giấu kín trong lòng và đôi khi tình thương của cha tiềm ẩn trong lời nói nghiêm nghị mỗi khi dạy con. Cha giống như một thân cây vững chắc, bám rễ thật sâu dưới lòng đấy để hút nhựa nuôi dưỡng cành lá, hoa, quả. Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ mềm lòng, cha phải giữ kỷ cương, mẹ chín bỏ làm người, cha phải cầm cân này mực. Cuộc sống bắt cha hướng mắt ra ngoài đời, lăn lộn với đời. Cha thẳng tay trừng phạt những đứa con thối chí, lùi bước trước nghịch cảnh, cha luôn muốn con mình phải đứng thẳng và vững bước đi đến tương lai xán lạn. Tình thương của cha luôn được thể hiện qua sự giáo dục nghiêm cẩn, khắt khe. Tính cách cứng rắn, cao thượng của cha luôn tạo nên một ý thức tự chủ cần thiết cho con cái. Có được sự giáo dục của cha, người con mới có đủ điều kiện để trau dồi cho mình một nhân cách kiên định, vững vàng, hầu có thể đối diện và vượt qua bao sóng gió của cuộc đời thường thì người con cảm nhận được tình thương của cha khi con bước vào cuộc đời đầy cam go, thách thức, hay khi bóng cha đã khuất cõi dương thế:
“Thương cha lam lũ một đời
Tìm trong xa vắng những lời xa xưa
Bồng bềnh gió đẩy mây đưa
Bơ vơ con đứng bóng mưa ngập lòng”.
(Nguyễn Ánh Hồng)
Dòng đời cứ lặng lẽ trôi qua, con càng khôn lớn thì cảm nhận ân đức của cha mẹ càng nhiều hơn. Khi đã đủ trí khôn mỗi người con sẽ thấu hiểu tình thương của cha mẹ biết dường nào, mỗi đứa con sẽ cảm thấy thương cha mẹ mình biết bao nhiêu. Cuộc đời của cha mẹ đã trải qua biết bao sóng gió thăng trầm. Khi con lớn, mái đầu của cha mẹ đã bạc phơ, đôi mắt sẽ mờ đi và tai không còn nghe nữa, thân thể cha mẹ rời rã và lòng con lại trào dâng nỗi lo lắng, sợ hãi trước cảnh đổi thay của dâu bể tang thương. Truyện kể về một vị hiền giả nọ, một hôm bị phạm lỗi bị mẹ đánh, ông khóc tức tười hơn mọi lần. Mẹ ông hỏi: “Lần này mẹ đánh ít mà sao con khóc nhiều thế?” Ông thưa: “Thưa mẹ, những lần trước mẹ đánh con mạnh, con khóc vì đau, lần này mẹ đánh con ít, ngọn roi nhẹ tuy ít đau nhưng con biết sức mẹ đã yếu nên nghĩ vậy mà con đau lòng”.
Đời con càng trở nên trống vắng lạc lõng vô cùng nếu như một ngày kia cha mẹ vĩnh viễn ra đi, bỏ lại thân xác trong nấm mồ cô đơn lạnh lẽo. Lúc đó, lòng con lại dâng trào một nỗi buồn mênh mông sâu lắng:
“Thấy bơ vơ lạc lõng dấy trong lòng
Khi chợt nhớ mẹ già không còn nữa”.
Ân nghĩa sâu nặng của cha mẹ có thể kết thành những vần thơ tuyệt tác nhất. Và rồi hạnh hiếu được xem là một đức tính còn đẹp nhất để có thể thẩm định giá trị một con người trong lịch sử tồn sinh của nhân loại từ cổ chí kim từ Đông sang Tây. Đức Phật đã nhiều lần tuyên bố rằng: “Tâm hiếu là tâm phật, hạnh hiếu là hạnh phật”. Ngài đã tự mình là một tấm gương hạnh hiếu sáng ngời và Ngài dạy rằng hạnh hiếu là cội rễ của mỗi điều thiện. Trong kinh Nhẫn Nhục, Phật dạy rằng: “Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cùng cực là bất hiếu”. Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng nói: “Phàm người thờ quỉ thần, không bằng phụ thờ cha mẹ, cha mẹ là vị thần tối thượng”. Lời dạy của Đức Phật về hạnh hiếu trong nhiều kinh tập trung về hai điều chính, nếu cha mẹ còn hiện đời thì con phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, khuyến hóa cha mẹ tu tập theo chính pháp để đạt được an lạc giải thoát. Nếu cha mẹ đã lìa đời, người con cần phải tu tập các thiện nghiệp để hồi hướng công đức cho hương linh cha mẹ. Trang Tử khi nhớ đến cha mẹ thì lòng ngậm ngùi. Khổng tử có hơn ba ngàn đệ tử mà chỉ khen thầy Mẫn Tử: “Chí hiếu thầy Mẫn Tử Khiên”. Qua đây chúng ta thấy rằng chữ hiếu là một nguyên tắc đạo đức lâu đời của phương Đông nói chung và ở Việt Nam chúng ta nói riêng.
2. Phận làm con chúng ta báo hiếu cha mẹ như thế nào đây?
Cha mẹ đã đánh đổi cả cuộc đời mình, chỉ mong cho con cái thành người. Niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào của cha mẹ là nhìn thấy sự thành công của con cái. Cho dù có phải vì con mà vất vả lao đao, cha mẹ vẫn không sờn lòng. Cho dù có vì con mà cha mẹ phải hao gầy, cha mẹ vẫn vui khi nhìn thấy con cái lớn khôn mỗi ngày. Sự hy sinh cho con cái chỉ là những biểu hiện có giới hạn xuất phát từ lòng thương yêu vô hạn . Chính vì lòng thương yêu của cha mẹ đối với con cái là vô hạn , nên chúng ta không thể đáp đền nổi . Cho dù người con thực hành các công đức lớn lao như thế nào đi chăng nữa thì cũng không trả được ân đức của cha mẹ . Bởi vì người con có làm gì đi nữa , thì lòng của người con đối với cha mẹ không thể sánh được lòng của cha mẹ đối với con cái , đúng như ca dao nước ta có câu : “Mẹ thương con biển hồ lai láng , con thương mẹ tính tháng tính ngày”.
Vì vậy, khi đề cập đến công ơn cha mẹ là dựa vào tâm thức của người con đối với cha mẹ có giới hạn . Điều đó là một quy luật tâm lý muôn đời . Chính nhờ ơn cha nghĩa mẹ cao dày như thế, chúng ta những người con cần phải dặn lòng:
“Trải bao gian khổ không sờn,
Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền”.
Sự nhớ ơn không phải để nói bâng quơ nhưng cần thể hiện bằng cả một tấm lòng ưu ái nhất, luôn lo lắng, quan tâm chăm sóc cha mẹ khi đã về già:
“Ai về tôi gửi buồng cau,
Buồng trước kính Mẹ, buồng sau kính Thầy.
Ai về tôi gửi đôi giầy,
Phòng khi mưa gió để Thầy Mẹ đi”.
Trong Nhị Thập Tứ Hiếu ta bắt gặp hình ảnh cậu bé nhà nghèo nhưng vẫn thể hiện được đạo hiếu. Ngô Mãnh lên tám, nhà nghèo không có màn. Thương cha mẹ bị muỗi cắn; đêm đêm Ngô Mãnh thường cởi áo nằm trần để dụ muỗi. Mặc cho muỗi chít cậu bé không dám đuổi vì sợ đuổi muỗi đi thì chúng bay sang hút máu cha mẹ:
“Đêm hè không màn trướng
Muỗi nhiều chẳng dám nao
Mặc bay no máu mỡ
Đừng đốt cha mẹ tao”
Hạnh Hiếu không chỉ thể hiện ở những người thường dân mà còn đến những vị vua anh quân để lại tấm gương sáng cho mọi người. Vào triều đại nhà Hán có vua là Hán Văn Đế từ xưa đến giờ ông đối với mẹ rất là hiếu thảo. Sau khi vua lên ngôi thì mẹ vua lâm bệnh nặng. Hằng ngày, ngoài giờ thiết triều nhà vua luôn ở bên cạnh mẹ để chăm sóc. Khi những người hầu đem thuốc đến, nhà vua nhất định tự mình nếm trước rồi mới dâng mẹ uống. Mẹ của vua nhìn thấy vậy rất đau lòng khuyên vua đi nghỉ để những người hầu chăm sóc. Nhà vua liền quỳ xuống thưa với mẹ: “Nếu như con không thể hầu mẹ khi còn sống, tự con không làm những việc nhỏ cho mẹ. Biết khi nào con mới có cơ hội báo đáp ân dưỡng của mẹ?”
Và rồi trong cuộc sống đâu phải mình muốn là được. Có những điều muốn làm nhưng lại không có cơ hội để làm. Như người con gái xa quê đã tiếc nuối khi không thể chăm sóc cha mẹ.
“Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu, mẹ già.
Bát cơm đôi đũa, kỹ trà ai dâng?”
Đó chính là đạo hiếu đã ăn sâu trong tâm thức người Việt Nam chúng ta. Đạo hiếu luôn đòi buộc phận làm con phải biết sống sao cho vuông tròn ân nghĩa mẹ cha. Cho dù dòng đời có những đổi thay của làn sóng văn hóa Châu Âu hay Châu Mỹ, thì vẫn không thể phai nhòa chữ hiếu trong tâm thức của người Việt Nam. Cho dù cuộc đời có nhiều thay đổi của những xu thế thực dụng, hay những trào lưu văn hóa ngoại lai, thì người Việt Nam vẫn phải để hai chữ hiếu thảo làm đầu:
“Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua,
Đi về lập miếu thờ Vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha”.
Ngày Mồng Hai Tết là dịp để con cháu chúng ta sống trọn chữ hiếu với mẹ cha của mình. Chữ hiếu được thể hiện qua những món quà chúng ta dâng tặng mẹ cha được lồng ép vào đó cả một tình con thảo hiếu. Đây cũng là ngày hội vui của đại gia đình. Ai cũng mong ngày tết được đoàn tụ bên gia đình. Ai cũng mong đón nhận những giờ phút linh thiêng nhất của ngày đầu năm bên cha mẹ ông bà.
Thế nhưng, chữ hiếu không chỉ dừng lại nơi những ngày Tết mới bộc lộ ra mà còn phải dàn trải trong suốt tháng năm sống bên cha mẹ. Hãy sống sao cho tròn chữ hiếu. Nếu những ai có cha mẹ còn trẻ hãy cảm ơn cuộc đời này vì chúng ta có một thành trì vững chắc để tựa nương. Nếu những ai cha mẹ đã già nua thì đừng xem thường và coi họ như gánh nặng. Hãy nói với cha mẹ chúng ta bằng những lời khiêm tốn, lịch sự đừng cáu gắt với tuổi già. Hãy ôn tồn vì chính họ cũng từng kiên nhẫn với tuổi thơ chúng ta, đã không quản mưa nắng, mệt nhọc, thức khuya dạy sớm vì tuổi thơ chúng ta. Xin đừng ai phụ ơn nghĩa mẹ cha. Hãy sống sao cho đúng phận làm con, vì:
“Nếu mình hiếu với mẹ cha
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì.
Nếu mình ăn ở vô nghì
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công”.
Lễ hội Bông Hồng Cài Áo trong ngày Vu Lan là một dịp để những người con nhớ đến công cha nghĩa mẹ. Mỗi chúng ta hãy thành tâm dâng lên cha mẹ mình những đóa hoa lòng rực rỡ, ngạt ngào hương thơm của tình thương và lòng tri ân thắm thiết:
“Mẹ ơi, trên vạn nẻo đường
Con đi mới hiểu tình thương mẹ hiền
Đời con xuôi ngược bao miền
Nhưng tình của mẹ là nguồn yêu thương
Vu Lan, kinh gọi ngàn phương
Hiếu ân con trẻ vấn vương trong lòng
Áo con cài đóa hoa hồng
Thắm tươi tình mẹ như đồng lúa xanh”
Nhiều người tưởng rằng hiếu thảo là một đức tính bẩm sinh, không cần học cũng biết, cũng nhìn thấy nhưng điều đó là hoàn toàn không đúng. Để có thể trở thành một người con hiếu thảo đúng nghĩa là điều rất khó, nó phải được rèn luyện, mài dũa trong cuộc sống và tùy thuộc vào ý thức của mỗi con người khác nhau
3. Xoay quanh vấn đề bất hiếu hiện nay.
Mỗi người Việt Nam, không ai là không thuộc nằm lòng những câu câu ca dao trên nhưng chúng ta có thường xuyên nhớ tới, để tìm cách thể hiện lòng hiếu thảo của mình trong thực tế ở mức độ như thế nào, còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người.
Hơn nữa, do khả năng nhận thức của mỗi cá nhân có sai khác, nên chữ hiếu có được ý thức và thực hiện ở mức độ cao hay thấp, lại tùy thuộc vào khả năng nhận thức của người đó. Thậm chí có trường hợp bản tính hiếu thảo đối với cha mẹ vốn có sẵn từ khi mới sinh, nhưng đến nay, sau hơn 20 năm, 30 năm, có khi đến 50, 60 năm vẫn còn đang nằm bất động dưới tận đáy sâu tâm hồn, bị che phủ, che lấp dưới lớp trầm tích của vô minh và tham dục và vô tâm. Đây là trường hợp đại bất hạnh cho người đó, họ đang ở trong cảnh giới đại ngu si, liệt tuệ, si ám. Thật đáng thương!
Trong thực tế đầy biến động của xã hội hiện nay bên cạnh những tấm gương hiếu thảo, những tấm lòng nhân nghĩa, ân tình với cha mẹ, thì vẫn còn đó nhiều người con có thái độ bất nhân bất nghĩa, thiếu tôn trọng hoặc có hành vi hỗn láo, vô đạo đức đối với cha mẹ. Một số người khác lại nghĩ rằng, chỉ cần đóng góp tiền bạc để nuôi dưỡng bố mẹ là đã làm tròn bổn phận của người con. Có những gia đình kinh tế khó khăn, điều kiện vật chất eo hẹp nên không có đủ điều kiện hoặc thường lảng tránh công việc chăm sóc cha mẹ. Thật đáng trách biết bao!
Nhưng có những người rất giàu có thì việc phụng dưỡng cha mẹ không có gì là khó khăn nhưng than ôi họ lại báo hiếu cha mẹ bằng cách thuê những người xa lạ về chăm sóc cha mẹ, để cha mẹ sống trong buồn tủi cô đơn. Họ cho rằng: nay con đã lớn khôn, giàu có khỏe mạnh hơn cha mẹ, nên họ xem cha mẹ mình không ra gì, không quan tâm hay chăm sóc gì cả tất cả giao phó cho người giúp việc hết. Từ đó gây ra cảnh nghịch lý đáng buồn:
“Không ăn thì ốm thì gầy
Ăn thì nước mắt chan đầy bát cơm”
Hoặc
“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”
Họ đâu biết rằng như thế là sai, là làm trái lẽ phải, họ đâu biết rằng những hành động, lời lẽ vô lễ ấy sẽ làm cho cha mẹ buồn lòng, nó sẽ như là một nhát dao cứa vào tim các bậc sinh thành ra họ. Khi đó việc hiếu kính của những người con đó sẽ không được trọn vẹn, đôi khi đưa đến bất hiếu, bởi vì chúng ta có giàu có, có lớn xác thì chúng ta vẫn là con của cha mẹ, thì bổn phận làm con vẫn là kính hiếu với cha mẹ suốt đời không bao giờ thay đổi, như vậy việc phụng dưỡng cha mẹ mới được kính hiếu trọn vẹn.
Từ bài học trên xin kể ra đây một câu chuyện có thật xảy ra vào đời vua Minh Mạng, có hai cha con kia nhà ở gần nhau. Cha thì nghèo mà con thì rất giầu. Đêm khuya nọ, cha lén sang nhà con xúc trộm gạo. Con thức giấc tưởng là kẻ trộm, vội vác gậy đánh vào lưng cha, chẳng may cha lăn ra chết.
Toà án xã và huyện đều xử là “ngộ sát”, sau đó hồ sơ được gởi về kinh đô Huế. Vua Minh Mạng mở hồ sơ ra, ngài thức cả đêm đọc đi đọc lại vụ án, và cuối cùng vua quyết định cho xử lại và truyền lệnh xử tử người con. Vua Minh Mạng phân tích rằng: “Không phải chỉ xét việc giết người, mà phải xét việc ăn trộm. Tại sao người cha phải đi ăn trộm ? Lại là ăn trộm của con mình ? Một người con giầu có mà lại để cha mình đói khổ, đến nỗi đêm hôm phải sang nhà con ăn trộm gạo, thế thì người con đó là gì ? Có đáng là con không ? Tội con bất hiếu như thế thật đáng phải chết. Trước khi đã giết lầm cha bằng gậy, thì đứa con đã để cha nhục nhã và chết đói rồi !”
Ngày nay không thiếu những người con như câu chuyện trên. Nhiều người con đã tự lập, có thể mua sắm nhiều tài sản; nhưng dành môt ít để chăm sóc cho cha mẹ già thì lại cứ chần chờ. Khi cha mẹ yếu đau, bệnh tật, có những đứa con mang tiền hoặc thức ăn đến cho như là một hành vi bố thí cho kẻ bần cùng ?
Có nhiều người con khi vào tuổi trung niên cứ mải mê chạy theo cuộc sống quyền lực, danh vọng bên ngoài nên việc báo hiếu cha mẹ thường có vẻ hẹp hòi, hình thức, họ xem việc báo hiếu như một gánh nặng trong đời họ:
“Tình thương xuôi chảy một miền
Nhưng con nào biết giữ niềm kính yêu
Con nay hầu mẹ tuổi chiều
Nuôi cha dưỡng mẹ ít nhiều kể công”.
Công ơn cha mẹ như trời cao thăm thẳm, như bể rộng bao la, dù cho con trọn đời phụng dưỡng song thân, con cũng chưa thể đền đáp đầy đủ thâm ân. Một người có thể thương đủ thứ, tình thương đó bao trùm muôn loài động vật, nhưng nếu người ấy không thương mẹ kính cha thì thương ấy e rằng trở thành giả dối. Nếu chưa thực hiện hiếu đạo ngay trong đời sống gia đình với cha và mẹ thì người con chưa xứng đáng là một con người. Cổ nhân thường hay nhắc nhở con người sớm lo báo hiếu: "Tử dục dưỡng như thân bất đãi", nghĩa là con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không chờ. Cuộc đời phút chốc cứ thoáng qua, lúc làm con tỉnh ngộ lại lỗi lầm bất hiếu thì hởi ôi đã quá muộn màng. Sách xưa có dạy: “Thần hồn định tĩnh”. Tức là sớm viếng tối thăm. Cha mẹ rất cần đôi mắt và bàn tay của con yêu, cha mẹ không bao giờ muốn con nói những đường mật dối trá trên đầu môi chót lưỡi, mà cha mẹ chỉ muốn nghe những tiếng lòng chân thành, thổn thức lắng sâu từ trong tâm hồn tha thiết ân tìm của đàn con yêu của mình.
PHẦN III – MỘT VÀI ĐÁNH GIÁ VỀ LÒNG HIẾU THẢO CỦA CON CÁI ĐỐI VỚI CHA MẸ.
Sau khi đã thấy rõ được công ơn to lớn của cha mẹ và những việc cần làm để báo hiếu cha mẹ cũng như những cách cư xử bất hiếu của một số người mỗi chúng ta phải ý thức, ngộ từ trong tận sâu trong trái tim mình để từ đó có những hành động, cách ứng xử đúng đắn, phù hợp với cha mẹ. Những gì chúng ta làm cho cha mẹ, chúng ta cứ tưởng là nhiều lắm. Hình như chúng ta chưa hiểu được những gì cha mẹ đã làm cho ta thì phải ?
Bạn có thể nào bỏ bê cha mẹ và những người thân của mình như câu truyện kẻ giàu có mà bất hiếu kể trên sao ?
Những hiện tượng tích cực và tiêu cực về đạo hiếu đang xảy ra trong xã hội hiện nay đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc mà chúng ta phải giải quyết. Bên cạnh việc phát huy, nêu gương những tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, thì chúng ta phải lên án và phê phán các hiện tượng con cái ngược đãi, bất hiếu với cha mẹ. Muốn thực hiện được điều đó chúng ta phải nâng cao hơn nữa vai trò của giáo dục chữ hiếu trong giai đoạn hiện nay. Nếu từ xa xưa, ông cha ta đã rất coi trọng và rèn giũa chữ hiếu thì ngày nay, chúng ta phải ra sức nâng niu, trân trọng và giữ gìn nó.
Trong cuộc sống của chúng ta không ai mà không mắc những sai lầm. Có những sai lầm thì sau đó được sửa chữa và trở nên bình thường. Nhưng có những sai lầm sau khi khắc phục rồi nó vẫn còn để lại “một vết sẹo” mà khó có thể phai mờ được. Và chúng ta phải nhận thức được rằng “vết sẹo” mà mình đã gây ra đối với đấng sinh thành là đáng trách nhất. Đôi khi sẽ là quá muộn màng nếu khi thức tỉnh ra nhưng người cha người mẹ đã không còn nữa để chúng ta làm một cái gì đó, dù chỉ là một lời xin lỗi...Trong cuộc sống, nhân cách là cái vô giá. Sống ngày nào thì ta phải rèn ngày ấy để nhân cách được tươi sáng hơn. Đó là những gì mà bất cứ người cha mẹ nào trên thế giới muốn để lại cho những đứa con của mình dù giàu hay nghèo thì “nhân cách vẫn là cái quý giá nhất của con người”.
Tình cha mẹ đối với con cái tựa như biển trời lồng lộng, nhưng trong thực tế tình yêu thương của người mẹ dễ bộc lộ ra bên ngoài, còn tình thương của cha lại thường dấu sâu dưới đáy lòng, đôi khi làm người ta ngộ nhận, không hiểu và trách cứ cha mẹ mình sao không yêu thương mình?.
Đời sống hiện đại với các đặc điểm của nó đã khiến cho tình cảm của con cái đối với đấng sinh thành không còn “mặn mà” như trước nữa. Mê mải với cuộc mưu sinh, nhiều người đã thờ ơ đối với cha mẹ của mình, không nhớ về cội nguồn mà mình đã sinh ra và lớn lên!? Thật đáng chê!
Lại có những người con lại đi chùa thắp hương khấn vái, đi tu rất đều đặn ở trên chùa nhưng khi về đến nhà thì lại đối xử với chính cha mẹ mình không ra gì. Thiết nghĩ việc tu của họ như vậy liệu có được không?
“Lên chùa thấy Phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền”
Khi cha mẹ bạn trở nên già cả, đừng chối bỏ và coi họ như một gánh nặng. Hãy nói với họ bằng những từ ngữ lịch sự, tử tế, kính trọng, và khiêm tốn. Hãy quan tâm, ân cần với họ. Bởi chính họ đã nuôi nấng bạn từ tấm bé, luôn thể hiện tình yêu vị tha, lớn lao đối với bạn, không quản ngại nắng mưa, bão tố, cho bạn có được ngày hôm nay.
Tuy nhiên chúng ta phải hiểu là hiếu thảo với bố mẹ không có nghĩa là làm tất cả những gì cha mẹ nói, là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Dẫu biết rằng, bố mẹ sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, công lao trời biển đó ta không thể nào đáp lại hết được. Nhưng có hiếu với cha mẹ không đồng nghĩa với việc cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, nhất là trong hôn nhân. Đôi khi, đó còn là thái độ quyết đoán cho cuộc sống của chính mình vì chỉ khi mình hạnh phúc, mẹ cha mới thực sự yên lòng. Chúng ta cần phải biết, mình cần ai, mình yêu ai. Vì người quyết định cuộc sống của mình là bản thân, chứ không phải ở cha mẹ .
Đôi khi các cụ nhà ta vẫn còn cổ hủ và áp đặt nhiều, nhưng quan trọng mình phải biết làm chủ cuộc sống của mình. Đâu phải ba mẹ muốn gì làm đó mới là đứa con có hiếu. Nếu lấy nhau về không hạnh phúc, sau này lại oán trách gia đình. Lúc đó không muốn nhưng chắc chắn mình cũng sẽ không thể yêu thương và kính trọng cha mẹ như trước được nữa, mà sẽ sống trong hằn học, oán hận và cả tủi thân nữa. Cha mẹ tuổi cao, sống trải đời nhiều, nhưng không phải cái gì họ cũng hiểu và hiểu đúng. Những cái kiểu phản đối, ép buộc một cách ấu trĩ, và áp đặt như vậy phải bị lên án.
Một vấn đề đặt ra là nếu một người đi tu thì có được gọi là bất hiếu hay không?
Theo đạo Phật, đi tu là một cách báo hiếu sâu sắc nhất, vì chúng ta có thể giúp cho cha mẹ biết giữ giới, biết tu tập để tự giải thoát ra khỏi những phiền muộn trong cuộc sống hàng ngày, cũng như giải thoát ra khỏi những trói buộc của xã hội, của đời sống vật chất và tình cảm. Tại vì đó là con đường chấm dứt vòng luân hồi. Nếu tu giỏi, thì lúc cận kề bên cha mẹ để chăm sóc cho cha mẹ, chúng ta không chỉ có lo thuốc men, ăn uống... cho cha mẹ mà còn có thể hướng dẫn cho cha mẹ tu tập để cha mẹ không phải lo sợ tới cái già, cái bệnh và nhất là cái chết. Và bản thân mình cũng không phải đau khổ khi xa lìa người thân.
Hãy tu làm sao mà mỗi khi mình tụng kinh hồi hướng, mỗi người sẽ cảm nhận được mình cũng báo được hiếu cho cha mẹ vì mình biết rõ mình thật là có tu, thì công đức tuy không nhiều nhưng cũng không ít sẽ được chuyên chở tới cho cha mẹ sức mạnh tâm linh của mình.
Nếu mình tu mà tâm tư lúc nào cũng nghĩ tới tu cho cha mẹ, cho ông bà, cho gia đình huyết thống, như vậy là đâu có bỏ cha mẹ, hơn nữa chúng ta lại còn báo hiếu sâu sắc hơn nữa đó. Mọi người có đồng ý không?
PHẦN IV - QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN.
Xin được kể ra đây một câu chuyện có thật vào năm 2007 tại chùa Khánh An - Thành phố HCM do Đại Đức Thích Chí Trơn kể tại khóa tu mùa hè năm 2008. Đây là một câu chuyện tôi được em họ giới thiệu nghe và đến giờ vẫn còn đọng lại trong tôi nhiều cảm xúc khó tả về lòng hiếu thảo của con người.
Năm 2007 chùa có nhận hai chú nhỏ vào chùa đi tu, một chú 10 tuổi một chú 8 tuổi. Hai chú sinh ra trong một gia đình không mấy hạnh phúc: bố đạp xích lô, mẹ lấy túi nilon ở góc phố cuối đường kiếm sống qua ngày, gia đình sống trong một căn chòi ọp ẹp ở Củ Chi trông rất thương tâm. Nhà nghèo bố đạp xích lô quanh năm kiệt quệ, không còn sức và đã ngã bệnh phải nằm ở nhà. Trong khi đó hai đứa nhỏ một 8 một 10- cái tuổi mà chúng ta gọi là tuổi thần tiên lẽ ra phải được cắp sách tới trường như bao bạn bè cùng trang lứa thì chúng phải theo mẹ đi lấy ve chai kiếm tiền. Khi cuộc sống quá cơ cực thì bố mẹ chúng đã phó mặc cho hai đứa trẻ muốn đi đậu thì đi, muốn sống ở đâu thì sống. Hằng ngày chúng đi lang thang với mấy đứa trẻ bụi đời rồi chiều đến chùa Liên Trì xin cơm, tối lại ngủ trước mái hiên chùa mưa cũng như nắng. Một ngày, hai ngày… rồi nhiều ngày qua đi, sư cô trụ trì thương tâm xin phép bố mẹ chúng cho chúng vào tu tại chùa. Mấy tuần đầu thấy hai đứa có vẻ cũng ngoan và hiền nhưng từ từ bắt đầu chúng rất nghịch ngợm. Tuổi thơ là tuổi hiếu động cùng với sự thiếu giáo dục nhiều lúc ta sẽ thấy không dễ thương. Có một lần sư Thầy Thích Chí Trơn đi vắng gọi điện về để dặn dò công việc ở chùa. Khi điện thoại đổ chuông.
Thầy: A lô?
Đầu dây bên kia: Ô la?
Thầy: A lô, A lô?
Bên kia: Ô la, Ô la?
Thầy tưởng nhầm máy nên hỏi: A lô đây có phải là chùa Khánh An không?
- Ô la tràng khánh ua đây. Trong một thoáng ý thức thầy nhận ra đây chính là hai chú tiểu rồi và thầy im lặng xem chúng tiếp tục phản ứng như thế nào và lại thấy thằng anh đứng kế bên hỏi: “Tay nào gọi vậy?”. Thằng em trả lời: “Biết chết liền?”
Rồi lại một hôm khác đã 8h30 thầy bắt hai thằng đem cặp sách lên để thầy kiểm tra vở bài tập thì thấy chúng chạy hoảng loạn vào phòng có gì đó trông bất ổn lắm. Thầy đã mắng chúng phải mang cặp ra ngay. Lúc đó chỉ thấy hai đứa nhỏ nhìn nhau và nét buồn hiện rõ ra hai đôi mắt ấy. Trước áp lực của thầy thằng anh mở cặp và giũ ra, một đống trên bàn: túi nilon, lon coca, pepsi... lúc đó thầy hỏi hai đứa lấy cái đó làm gì thì thằng em không nói chỉ mếu mếu muốn khóc, còn thằng anh thì cắn môi để giữ bình thản nhưng thầy biết nó đang cố giữ để không khóc. Nhưng thầy bắt phải nói và thằng anh chỉ nói đúng một câu: “Thưa thầy, con lấy túi nilon cho mẹ” rồi nó bật khóc và đứa em cũng òa khóc theo. Lúc đó bao nhiêu bực bội của người thầy bỗng tan biến hết mà chỉ thấy thương thương, tủi tủi cho hai đứa nhỏ.
Chúng nó bây giờ đã thay đổi hoàn cảnh sống nhưng hình ảnh người mẹ ngày ngày lam lũ cực khổ trên bãi rác thì chúng không thể nào quên. Món quà tặng mẹ không có gì ngoài túi nilon.
Câu trả lời của đứa nhỏ khiến ta nhớ đến một bài thơ như sau:
“Cầu phật xót thương cho gia đình bé nhỏ
Thương người mẹ mái tóc vẫn còn xanh
Cùng con thơ sống đời hiu quạnh
Ngày qua ngày bên bãi rác hôi tanh
Nhà xơ xác không bát cơm manh áo
Chồng ốm đau nằm liệt bấy lâu
Mẹ dắt con đi trong mưa nắng dãi dầu
Lay lắt giữa dòng đời kiếm tìm sự sống”
Chắc hai đứa nhỏ phải nhớ mẹ ghê lắm thiếu thốn tình cha mẹ nhiều lắm. Khi xưa tuy cuộc sống có vất vả nghèo khổ nhưng chúng được sống trong vòng tay của cha mẹ. Còn giờ đây tuy cuộc sống có an lạc nhưng lại thiếu đi tình cảm thiêng liêng đó. Lúc đó thầy thích Chí Trơn quyết sẽ đóng vai làm cha làm mẹ chúng, làm người bảo dưỡng để ôm hai em vào giấc ngủ êm đềm của trẻ thơ.
Chúng ta có thể hình dung ra trẻ thơ sống xa cha mẹ, nhìn nó ta sẽ thấy không dễ thương, ngịch ngợm nhưng ta phải hiểu rằng đó là do hoàn cảnh, do điều kiện cuộc sống nó không được đi học, thiếu sự dạy bảo...nhưng nó đâu biết là nó sai. Bên cạnh cái sai đó thì cái đúng của nó nhiều người chưa chắc đã làm được kể cả những người được mệnh danh là nhà văn hóa , nhà giáo dục. Nó biết túi nilon, vỏ lon pepsi, Coca... chúng ta uống thỏa thích rồi chúng ta vứt đi nhưng đối với nó đó lại là món quà vô cùng quý giá để đem tặng mẹ . Nó biết rằng chỉ cần được sống cùng mẹ thôi là đã thấy hạnh phúc lắm rồi còn đói khát như thế nào thì nó chưa nghĩ đến.
Là trẻ thơ sống bụi đời có thể nó không biết hát:
“Mẹ là dòng suối dịu hiền
Mẹ là bài hát thần tiên, là bóng mát trên cao
Mẹ là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm”
Nhưng mà nó cảm nhận được mẹ là dòng suối, mẹ là bóng mát, là thần tiên...để dẫn nó đi trong cuộc đời không lạc lối.
Và nó cũng chưa từng nghe người ta hát:
“Mẹ là lọn mía ngọt ngào
Mẹ là nải chuối buồng cau
Mẹ là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương của cuộc đời”
Nhưng mà nó cảm nhận được mẹ là lọn mía, là nải chuối buồng cau, là vốn liếng yêu thương của cuộc đời nó.
Mỗi chúng ta là sinh viên ở đây đã mấy ai thấy được sự màu nhiệm của mình khi được sống bên cha mẹ?, có thấy được điều quý giá nhất là mình có cha có mẹ không? Không phải ai cũng được như mình đâu, mỗi ngày mình sống bên mẹ nhưng chưa chắc đã nhìn thấy mẹ đã thấy bằng cái thấy sâu thẳm của một người con. Mình không thấy sự ưu tư, lo lắng, vất vả của người mẹ dành cho con mình, có biết rằng mẹ là món quà to lớn nhất đời mình không có món quà nào to lớn hơn thế.
Không có cái gì là không từ cha mẹ mà ra: mình có đôi chân để đi, có hai mắt để nhìn cuộc đời...cả tấm thân này đều từ bố mẹ mình mà có. Những lúc ta đau ốm bố mẹ còn đau gấp trăm lần ta nhưng khi ta trưởng thành rồi thì đôi chân ấy có về thăm bố mẹ hay không hay lại viện hết lý do này đến lý do khác không về được, chỉ vì đồng tiền chỉ vì công việc mà thôi.
Mỗi sinh viên chúng ta ở đây đã ai tự tay sắc cho mẹ mình một thang thuốc chưa? Đã ai tự mình nấu cho mẹ một bát cháo chưa? Hay đã có ai giặt cho mẹ một cái khăn hay chiếc áo? Nếu làm được điều đó thì mẹ chúng ta là người hạnh phúc nhất nhưng đó chỉ là một số ít mà thôi, ít khi chúng ta nghĩ đến mẹ đôi khi chỉ với những việc hết sức đơn giản vậy đó.
Mình có đôi tai để nghe nhưng lại không biết lắng nghe mẹ. Mỗi khi mẹ mở lời thì lại: thôi mẹ ơi con biết rồi mẹ nói hoài, mệt quá” trong khi mẹ ta dạy dỗ ta thì ta lại trả lời như thế đó.
Mình có đôi mắt chính đôi mắt cũng là mẹ cho:
“Mẹ cho em đôi mắt sáng ngời
Để nhìn đời và để làm duyên
Đời cho em đôi mắt màu đen
Để thương để nhớ để ghen để hờn”
Cái thuở chào đời mẹ cho mình đôi mắt sáng ngời để mình nhìn thấy trời xanh nắng vàng, để nhìn thấy cha thấy mẹ thấy chị thấy em. Rồi mình mang đôi mắt ấy mình tặng cho cuộc đời để rồi cuộc đời nhuốm đen đôi mắt ấy để đôi mắt chỉ còn nhìn thấy ghen tuông, giận hờn và khổ đau... để đôi mắt ấy giàn dụa trong giông tố của cuộc đời và cuối cùng lại làm khổ cha khổ mẹ mình.
Mỗi người ai cũng có một đôi mắt sáng đã có ai về nhìn mẹ mình , ngắm mẹ thật kỹ chưa? Đã thấy kỹ dáng mẹ chưa, đã thấy được mẹ gầy guộc lao khổ hơn không? Vầng trán mẹ có những vết nhăn, những dấu chân chim trên khóe mắt mẹ chưa? Tất cả những nỗi khổ đau của cuộc đời người mẹ đều gánh hết để lo cho chồng cho con. Cho nên mình còn cha còn mẹ là niềm hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời. Mình phải biết tận hưởng và đừng đánh mất cơ hội báo hiếu với cha mẹ nhé.
Đừng để khi cha mẹ nằm bất động trên giường, đừng để đến khi xe cứu thương đưa xác cha mẹ về, đừng để đến khi trên đầu may chiếc khăn tang, đừng để bóng mẹ chỉ còn trong di ảnh với hương khói lặng lờ lúc đó mới khóc lóc. Đừng để đến mùa Vu Lan ai đó cài lên ngực mình một bông hoa hồng trắng lúc đó mới rưng rưng. Những giọt nước mắt muộn màng sẽ không níu nổi được thời gian. Nếu ngày hôm nay chúng ta không thương mẹ, không nghĩ đến mẹ thì ngày mai có muốn nằm mơ thấy mẹ cũng không được có muốn: “ Mẹ ơi mẹ đánh con đi, mẹ mắng con đi...” cũng không có người đánh người mắng ta nữa.
“Con mỗi ngày một lớn khôn,
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn
Con quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
Giọt nước mắt già nua không ứa nổi
Con mê mải trên bàn chân rong ruổi
Mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Hôm nay con đã bao lần dừng chân trên phố quen
Ngả nón cúi chào xe tang qua phố
Ai mất mẹ sao lòng con hoảng sợ
Tiếng khóc kia bao lâu nữa của mình
Chút lòng thành xin thắp một bình minh
Trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
Lời thơ như một nụ hồng trắng
Con xin cài sẵn cho những ngày sắp tới”.
Hãy nhìn dòng thời gian khắc nghiệt đang cướp đi từng giây từng phút tuổi xuân của mẹ đang đưa mẹ về với bóng xế chiều hoàng hôn. Mình đừng để đến khi chiếc xe cứu thương đưa xác mẹ về nhà rồi mới giật mình hoảng hốt. Hãy nhìn những chiếc xe tang đang lăn bánh trên dòng đời mỗi ngày theo sau là những vành khăn trắng đang nặng nề lê từng bước chân đưa cha mẹ về miền đất lạnh. Chúng ta phải ý thức được nỗi khổ trong cuộc đời của mẹ, phải thấy được hạnh phúc của mình bây giờ là bao cực khổ vất vả của cha mẹ như thế nào.
Phải trân quý những ngày được sống với cha mẹ mình. Đừng bao giờ hẹn “ Tháng sau con mới về được”, “ Tuần này con không về được đâu cha ơi”... Có cơ hội là mình cứ gọi điện, có dịp là mình cứ về thăm mẹ va ôm lấy mẹ rồi nói: “ Mẹ ơi, Mẹ ơi!” nếu hôm nay mình không làm nó chưa chắc ngày mai đã có cơ hội để làm việc đó nữa.
Xa cha xa mẹ mà mình nhớ cha nhớ mẹ là mình đã có hiếu với cha mẹ rồi đó, dù chúng ta nhỏ hay lớn, dù đi đâu về đâu dù ở phương trời nào thì tình cảm thiêng liêng ấy bao giờ cũng có sự kết nối. Cho dù mình lớn lên mình đi xa, lập gia đình, vào chùa hay thậm chí là đi tu thì tình cảm cha mẹ vẫn vô cùng thiêng liêng và cao quý, không thể nào mất đi hay cân đong đo đếm được. Nó ở đâu? ở ngay trong trái tim mỗi người chúng ta, nằm ngay trong cuộc sống của chính mình.
Không cần ta phải học giỏi, không cần phải tìm trong sách vở chữ Hiếu nằm trong chính tấm lòng trái tim của mỗi con người.
Mình chỉ cần nhìn con chim mẹ nó xuống mồi cho con chim con, con mèo nó vuốt ve con của nó là đã thấy tình thương rồi. Mình nhìn một phụ nữ bế đứa con hay dẫn nó đi học đều cảm nhận được tình thương như thế nào rồi, năm xưa mẹ mình cũng yêu cũng thương cũng lo cho mình như thế.
Nếu chúng ta- những sinh viên mà không ý thức được như thế thì phải đặt ra cho mình một câu hỏi: Tại sạo mình lại có mặt ở đây? Ai sinh ra mình? thì lúc đó bóng hình mẹ và cha xuất hiện tức là người đã sinh ra mình.
Rồi mình đặt thêm một câu hỏi nữa: Tại sao cha mình vất vả nuôi mình , tại sao mẹ mình một nắng hai sương tần tảo nuôi mình? Những nỗi khổ đau đó mình chưa biết mình chưa nếm mùi mình chưa trải qua thấm thía nên mình đâu có hiểu.
Một ngày đạp xích lô, một ngày đi lấy ve chai chỉ có 10- 20 nghìn đồng, trong khi chúng ta đi chơi game internet hết 20- 30 nghìn đồng, bao nhiêu mồ hôi nước mắt của cha mẹ mà đâu có biết?
Nếu chúng ta ý thức được những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ mình, thấy được sự vất vả của cha mẹ mình tức là đạo hiếu đã trỗi dậy trong lòng mình. Và nếu mình thiết lập được truyền thống giữa mình với cha mẹ mình thì đó là lúc chúng ta có đạo hiếu có được sự an vui trong cuộc sống. Trong cuộc đời nhiều lúc ta sung sướng nhưng cũng lắm khi ta khổ đau, có lúc vui có lúc buồn. Chúng ta hãy còn ít tuổi nên nhưng nếu lớn lên ít nữa chúng ta sẽ hiểu được những nỗi nhọc nhằn, lúc đấy chúng ta mới thấm thía được những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ chúng ta. Những cái buồn vặt vãnh thì mình tâm sự với bạn bè mình, những người yêu thương còn những nỗi đau tột cùng thì chúng ta tâm sự và chia sẻ với ai đây? Lúc đó mình như con thuyền đang bấp bênh giữa sóng gió bão lớn, con thuyền lúc này cần cái gì nhất đây? Đó chính là nơi trú ngụ, là một bến đỗ yêu thương để mình neo thuyền mình đưa con thuyền về bến neo đậu an toàn. Và bạn bè lúc đó liệu có giúp được ta không hay cũng chỉ là những con tàu đang bấp bênh. Lúc này bến yêu thương của chúng ta chính là cha mình mẹ mình.
Trong văn học Việt Nam chúng ta không thể không nhắc tới Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Đó là một câu chuyện cảm động chứa đầy chữ hiếu của nàng Thúy Kiều. Thúy Kiều là một người suốt đời sống trong đau khổ và mỗi lần như thế là nàng lại nghĩ đến cha mẹ mình. Khi gia đình gặp sóng gió nàng đã quyết định bán mình để chuộc cha cứu cả nhà. Lúc bị Mã Giám Sinh cho kiệu đến đón nàng ôm ghì lấy cha mẹ mà khóc, nàng cảm thấy có lỗi với họ khi chưa kịp báo đáp được công cha nghĩa mẹ:
“Khổ sinh ra phận má đào
Ơn cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong”.
Còn chúng ta đi picnic, đi du lịch cùng bạn bè trong lớp 2- 3 ngày thử hỏi có mấy giờ là chúng ta nghĩ đến cha mẹ mình? Kể cả lúc ở nhà với cha mẹ thử hỏi mấy ai nhớ đến cha mẹ mình hiện giờ đang làm gì?
Đi học đi hành: “ngày mai bố đi họp phụ huynh cho con, nhớ mang theo tiền đóng học phí nha”. Đi sinh nhật bạn bè: “mẹ ơi mẹ cho con 100 nghìn đi sinh nhật bạn cái, à cho con thêm 50 nghìn xăng xe đi mẹ?”. Đi chơi cho thỏa thuê rồi về: “ mẹ ơi con cảm lạnh quá mẹ cho con bát cháo, mẹ cho con nồi xông đi mẹ?
Chúng ta phải thấy rằng chúng ta vui là vui với ai nhưng khi ta ốm đau bệnh hoạn thì lại “ Cha ơi, Mẹ ơi!” bến yêu thương của chúng ta chính là cha mình mẹ mình. Thành thử mỗi chúng ta hãy tự đánh thức chữ Hiếu trong chính lương tâm mình, hãy thương yêu, hiếu kính với cha mẹ mình hơn nữa bởi vì:
“Chim có tổ, người có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”
Không có cha có mẹ làm sao có chúng ta như ngày hôm nay? Chính thế nên mỗi chúng ta phải thấy được điều đó để mỗi khi mình về nhà làm một việc gì trả hiếu bố mẹ mình. Hiếu đễ không phải là những lời đãi bôi, những xót xa không thật từ cửa miệng, những ao ước bâng quơ không bao giờ thực hiện, mà chữ Hiếu phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, bằng những chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng xuất phát từ đáy tâm hồn với lóng thương quý chân thật. Chúng ta không cần làm những công việc quá nặng nhọc quá khó khăn lên trời xuống biển gì. Về đến nhà chỉ cần cầm lấy tay mẹ : “ Mẹ ơi, con nhớ mẹ nhiều lắm, con đi học một tháng nay con rất nhớ mẹ” hay: “ Mẹ ơi, mẹ có cái áo nào con giặt cho không ạ, mẹ đi ngủ đi con đóng cửa cho ạ, để con bật nóng lạnh cho mẹ nhé”...
Ngay từ bây giờ hãy là một người con hiếu thảo với cha mẹ của mình. Bởi chữ Hiếu là cấp độ đầu tiên đầu tiên, có Hiếu rồi mới có Tu, tu Phật, tu giải thoát...tu gì thì tu nhưng vẫn phải đặt chữ hiếu lên hàng đầu đã. Hãy là làm tròn chữ hiếu của mình để xây dựng một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp hơn nữa.
“Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu”
Đang ngồi viết bài tiểu luận này, thì em bỗng nghe ở đài TNVN phát một bài hát em không rõ tác giả và ca sĩ thể hiện nhưng sau khi nghe xong bỗng trong lòng em trào lên một cảm xúc nhớ nhà, nhớ cha mẹ vô bờ bến và chỉ muốn được sà vào lòng mẹ ngay bây giờ để gọi một tiếng: “Mẹ ơi, con rất nhớ mẹ”, em đã nhấc máy gọi về cho mẹ ngay khi bài hát này kết thúc.
“Mẹ ơi con vắng xa mẹ những ngày dài bằng thế kỷ, lạnh lùng còn hơn băng giá. Mẹ ơi những ngày ngăn cách bơ vơ, những đêm ôm gối thẫn thờ, cõi lòng chua xót vô bờ. Mẹ ơi những ngày con vắng xa mẹ, những lời nghẹn ngào nức nở, nhìn hình mẹ cho đỡ nhơ. Mẹ ơi những ngày mưa gió lê thê, nhớ lời mẹ hát hôm xưa, khiến cho lòng con não nề. Mẹ ơi khi xa mẹ tuổi thơ như mất đi tình thương yêu chan hòa, tình êm như suối mơ, tình cao như vũ trụ, tình sâu như biển cả, nói sao cho vừa mối tình của mẹ. Mẹ ơi những lời con viết cho mẹ dẫu là cuộc tình bé nhỏ mà đầy tình thương nỗi nhớ. Mẹ ơi ước gì giông tố qua đi, những ngày thôi khóc phân ly, ta cùng hợp trong mái nhà. Thật sự có xa nhà con mới cảm thấy nhớ, thấy thương, thấy thèm khát lạ lùng những lời hỏi han thăm nom hay tất cả những ngày còn gần bên mẹ”.
Thực hiện đạo hiếu trong gia đình, chúng ta sẽ nối được nghiệp nhà, làm rạng rỡ tổ tông và góp phần cho sự ổn định và phát triển của xã hội. Chữ hiếu từ xưa đến nay không trực tiếp tạo nên mức tăng trưởng GDP mỗi năm của Việt Nam, nhưng lại có một ý nghĩa hết sức to lớn là đã đào tạo ra những con người Việt Nam nghĩa tình, hiếu hảo.
Trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần tiếp tục khẳng định vai trò của chữ hiếu trong gia đình cũng như ngoài xã hội, kế thừa, phát triển hiếu theo tinh thần của chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với việc xây dựng gia đình văn hóa mới để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa xã hội và xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_tam_ly_quan_lytinh_cam_cha_me_danh_cho_con_cai_6873.doc