Đề tài Lựa chọn phương pháp định giá BIDV

Cho đến nay, theo chủ trường của Chính phủ, Nhà nước sẽ vẫn nắm giữ số cổ phần chi phối đối với ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ cổ phần mà nhà Nhà nước nắm giữ nên được xác định sao cho phù hợp, để ngân hàng vừa có thể tận dụng các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, mà vẫn đảm bảo thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đó, Bộ tài chính có thể giới thiệu các nhà đầu tư chiến lược phù hợp, không chỉ có khả năng tư vấn cho ngân hàng, mà còn có khả năng hỗ trợ tài chính, công nghệ và kỹ năng quản trị ngân hàng. 2.3 Hỗ trợ ngân hàng trong việc chuyển nhượng tài sản xấu Trong việc chuyển nhượng các tài sản xấu của ngân hàng, Bộ Tài chính đóng vai trò quan trọng thông qua việc giới thiệu các công ty quản lý tài sản cũng như những cơ chế vận hành thu mua quản lý tài sản của ngân hàng.

doc68 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lựa chọn phương pháp định giá BIDV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n gốc khách hàng, khả năng mua của thị trường, uy tín của cổ phiếu đối với thị trường), từ đó lựa chọn được một thị trường thích hợp và khối lượng phát hành một cách hợp lý nhất. Nhà tư vấn cho doanh nghiệp có vai trò giới thiệu, và đưa ra những tư vấn cho ngân hàng trong việc lựa chọn thị trường chứng khoán nước ngoài để niêm yết. Các tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của thị trường chứng khoán đối với ngân hàng, khi lựa chọn thị trường chứng khoán nước ngoài niêm yết bao gồm: - Khuôn khổ pháp lý và sự linh hoạt của thị trường chứng khoán - Quy mô của thị trường chứng khoán: bao gồm các chỉ tiêu về mức độ vốn hóa, số lượng các công ty niêm yết. - Số lượng các công ty nước ngoài niêm yết tại thị trường chứng khoán. - Mức độ thanh khoản của thị trường, hay doanh số hoạt động trung bình ngày của thị trường chứng khoán - Sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức trên thị trường - Sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường - Khả năng tiếp cận tới các nhà đầu tư của thị trường. - Các chỉ số định giá của các doanh nghiệp trong nghàn cũng như của toàn thị trường (bao gồm các chỉ số như P/E, P/B, EPS) Nói tóm lại, thực tiễn kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy cổ phần hóac ngân hàng nhà nước là một bước đi tất yếu chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, công tác định giá ngân hàng cũng như các công tác chuẩn bị khác đóng vai trò quyết định đến sự thành công của cuộc cách mạng “cổ phần hóa” này. CHƯƠNG II: ĐỊNH GIÁ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU 1. Vì sao phải định giá BIDV 1.1 Tổng quan về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng Đầu tư và Phát triên Việt Nam (BIDV), tiền thân là ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, được thành lập theo quyết định 177/TTG ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng ban đầu là cấp phát quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua 49 năm phát triển và trưởng thành, hiện tại BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất ở Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt được tổ chức và hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước. Đặc biệt, sau quyết định số 654/QĐ-TTG ngày 8 tháng 11 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp vốn ngân sách và tín dụng theo kế họach nhà nước từ BIDV về Tổng cục đầu tư (trực thuộc Bộ Tài chính) và quyết định 293/QĐ-NH9 ngày 18 tháng 11 năm 1994 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép BIDV được kinh doanh đa năng như một ngân hàng thương mại, trong giai đoạn 1996-2005, BIDV đã thực hiện những bước chuyển đổi cấu trúc cơ bản, định hướng kinh doanh mạnh mẽ theo hướng một ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động đa nghành, kinh doanh đa lĩnh vực vì mục tiêu lợi nhuận. Những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên BIDV đã góp phần tích cực trong quá trình đổi mới kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, khẳng định vai trò và vị thế của BIDV trong hoạt động ngân hàng. 1.2 Đánh giá chung về kết quả hoạt động của BIDV Trong những năm trở lại đây, BIDV đã nỗ lực tăng cường phục vụ nền kinh tế thông qua đẩy mạnh qui mô tổng tài sản, huy động vốn và cho vay đối với mọi thành phần kinh tế. Theo báo cáo về nghành Ngân hàng của công ty quản lý quỹ VinaCapital, BIDV là ngân hàng có tỉ lỉ lệ nợ xấu cao nhất, và doanh lợi doanh thu nhỏ nhất. Tăng trưởng trung bình của doanh thu trung bình trong những năm gần đây đạt 25%, trong khi tăng trưởng trung bình của lợi nhuận là 35%. Bên cạnh đó, BIDV cũng đã phát hành thêm 3,25 nghìn tỉ đồng trái phiếu để huy động thêm vốn. Cũng như các ngân hàng quốc doanh khác, BIDV được kì vọng sẽ nhận thêm nhiều nguồn vốn bổ sung từ Chính phủ để tái cơ cấu lại nguồn vốn của mình. Bảng 2: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế và thu nhập ròng của BIDV qua các năm Đơn vị: Triêu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006e 2007e Doanh thu 5.556.650 6.992.713 8.852.923 11.331.741 14.731.264 Lợi nhuận trước thuế 151.442 222.286 295878 399.435 495.300 Lợi nhuận ròng 26.394 38.338 114992 192.037 307.259 Nguồn: Báo cáo nghành ngân hàng 15/8/2006 – VinaCapital Chú ý: số liệu năm 2006 và 2007 là số liệu ước tính Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn đổi mới, BIDV cũng đã bộc lộ một số điểm hạn chế trong hoạt động, chưa thể đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc tế nói chung cũng như nghành ngân hàng nói riêng. 1.2.1 Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR-Capital Adequacy Ratio) còn thấp và chưa đạt yêu cầu theo thông lệ quốc tế Theo tính toán dựa trên Quyết định 457/2005-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005, vốn tự có của BIDV theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS-Vietnamese Accounting Standards), đến 31 tháng 12 năm 2005, đã đạt 6.531 tỉ đồng, tương ứng với hệ số CAR là 6,86%. Đến 30 tháng 9 năm 2006, vốn tự có đạt 8.622 tỉ đồng tương ứng với hệ số CAR là 8,23%. Tuy nhiên, nếu trích lập quỹ Dự phòng rủi ro đầy đủ theo Quyết định 493/2005-QĐ-NHNN thì vốn tự có củ BIDV đến 31 tháng 12 năm 2005 chỉ còn đạt 1.954 tỉ đồng, và hệ số CAR tương ứng chỉ đạt 2,06%; và đến 30 tháng 9 năm 2006, chỉ còn 3.062 tỉ và hệ số CAR tương ứng chỉ đạt 5,69%. Hơn nữa, theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS –International Financial Reporting Standards), thì đến 31 tháng 12 năm 2005, tỉ lệ an toàn vốn của BIDV chỉ là 3,36%; đến 30 tháng 9 năm 2006 tỉ lệ này là 4,78% - còn rất thấp so với yêu cầu tối thiểu theo thông lệ quốc tế là 8% (Basel I). Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do: trong thời gian gần đây, tốc độ tăng vốn tự có của BIDV chỉ đạt khoảng 21%, thấp hơn tốc độ tăng tài sản có rủi ro - từ 22 đến 25%. Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung theo vốn điều lệ còn rất hạn chế. Thực trích bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận theo quy định hiện hành là 5% lợi nhuận sau thuế là không đáng kể do lợi nhuận còn lại của BIDV sau khi phải trích đủ dự phòng rủi ro theo quyêt định số 493/2005-QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNNVN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng còn hạn chế. Để đáp ứng yêu cầu về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% theo quy định của NHNN, BIDV đã xây dựng phương án bổ sung vốn điều lệ và đảm bảo nguồn để thực hiện quá trình cổ phần hóa trình NHNN. Theo phương án này, với mục tiêu đầy nhanh tiến trình cổ phần hóa vào năm 2007, BIDV phải lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính trước thời điểm 31/12/2006, số vốn tự có của BIDV đến cuối năm 2006 phải đạt 9.712 tỉ đồng. Bên cạnh những nỗ lực từ bản thân ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh (phát hành trái phiếu tăng vốn, tích cực thu hồi nợ tồn đọng), phần vốn còn thiếu BIDV cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước. Có thể nhận thấy, với nhu cầu tăng vốn tự có như trên và trong điều kiện ngân sách nhà nước khó có thể cấp hoặc bổ sung vốn cho BIDV, thì việc cổ phần hóa BIDV để thu hút vốn từ thị trường là rất cần thiết. Bảng 3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của BIDV tại 31/12/2005 và ước tính tại 31/12/2006 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 30/9/2006 31/12/2006 VAS IFRS VAS IFRS VAS IFRS Tổng tài sản có 121.403 117.976 139.211 135.412 147.026 141.439 Tổng tài sản có rủi ro 94.714 91.101 105.306 110.248 113.651 110.783 Trường hợp 1: Nếu trích đủ Dự phòng rủi ro và được cấp bổ sung vốn điều lệ trong năm 2006 Vốn tự có để tính tỉ lệ an toàn 1.954 3.063 5.993 5.27 9.62 11.892 Tỉ lệ an toàn vốn (%) 2,06 3,36 5,69 4,78 8,46 10,73 Trường hợp 2: Nếu trích đủ Dự phòng rủi ro và không được cấp bổ sung vốn điều lệ trong 2006 Vốn tự có để tính tỉ lệ an toàn 1.954 3.062 5.993 5.270 4.212 6.484 Tỉ lệ an tòan vốn (%) 2,06 3,36 5,69 4,78 3,71 5,85 1.2.2 Tình hình nợ xấu và khả năng trích lập dự phòng rủi ro Tính đến 31/12/2005, tổng số nợ xấu (nhóm 3,4,5) phân loại theo Quyết định 493/2005-QĐ-NHNN, của BIDV là 10.392 tỉ đồng, chiếm 12,47% tổng dư nợ; trong đó nợ xấu thương mại chiếm 83,3%; nợ xấu chỉ định chiếm 16,7%. Do vậy, số dự phòng rủi ro phải trích tại thời điểm 31/12/2005 là 6.909 tỉ đồng. Trên cơ sở dự phòng rủi ro đã trích đến 31/12/2005 là 2.594 tỉ đồng, BIDV còn phải trích theo quyết định 493/2005-QĐ-NHNN là 4.315 tỉ đồng. Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, nợ xấu tại thời điểm 31/12/2005 là 23.844 tỉ đồng, chiếm 31% tổng dư nợ. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn chiếm 15.992 tỉ đồng, nợ nghi ngờ là 4.045 tỉ đồng, nợ có khả năng mất vốn là 3.806 tỉ đồng. Tuy nhiên, chuẩn mực theo thông lệ quốc tế mà công ty kiểm toán sử dụng để đánh giá báo cáo tài chính của ngân hàng là thông lệ được áp dụng chủ yếu tại các nước phát triển nên yêu cầu theo chuẩn mực này rất cao. Bảng 4: Kết quả phân loại nợ theo điều 7 quyết định 493/NHNN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 30/9/2006* Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ thương mại 76.174 100 84.484 100 Nợ đủ tiêu chuẩn 37.645 49,42 42.475 50,3 Nợ cần chú ý 24.025 31,54 27.103 32,1 Tổng nợ xấu 14.511 19,05 14.906 17,64 Nợ dưới tiêu chuẩn 7.899 10,37 8.912 10,5 Nợ nghi ngờ 548 0,72 615 0,7 Nợ có khả năng mất vốn 6.063 7,96 6.379 6,4 (*): dùng kết quả phân loại nợ theo điều 7 QĐ493/NHNN để ngoại suy cho việc phân loại nợ tại thời điểm 30/9/2006 Nguồn: báo cáo phân loại nợ BIDV Nguyên nhân khách quan gây phát sinh nợ xấu chủ yếu là do: khối lượng xây dựng cơ bản chưa được thanh toán còn lớn; rủi ro thị trường của một số nghành nghề cao; thị trường bất động sản bị đóng băng hoặc những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng như: định kỳ hạn nợ chưa phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến khả năng phải gia hạn nợ, hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần, hoặc hoạt động của bộ phận kiểm tra nội bộ chưa thật hiệu quả trong quá trình kiểm tra, thẩm định, phát hiện phương án kinh doanh và nguồn trả nợ của khách hàng. Để xử lý vấn đề nợ xấu tồn tại trên, thực hiện theo chỉ đạo của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam tại công văn 644/NHNN-CLPT ngày 21 tháng 6 năm 2005 để thực hiện giải pháp cổ phần hóa trong việc xây dựng phương án xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Bằng các biện pháp xử lý nợ kiên quyết và chủ động, tỷ lệ nợ xấu của BIDV từ 31/12/2005 đến 30/9/2006 đã giảm đáng kể. 1.2.3 Khả năng sinh lời còn hạn chế Đến 31/12/2005, ROA đạt 0,5%, ROE đạt 8,81% theo tiêu chuẩn kế toán Viêt Nam VAS (ROA đạt 0,11%, ROE đạt 3,7% theo chuẩn mực báo cáo quốc tế IFRS) trong khi các chỉ số này theo thông lệ quốc tế phải đạt: ROA: 1%, ROE: 15%. Nguyên nhân khách quan của khả năng sinh lời hạn chế là do ngân hàng đã và đang tập trung tối đa năng lực tài chính để trích dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Việc trích lập dự phòng rủi ro đã tiến dần theo thông lệ, theo đó, số dự phòng rủi ro mà ngân hàng phải trích là rất lớn do đặc thù cho vay của ngân hàng chủ yếu là cho vay trung-dài hạn với những dự án đầu tư xây dựng cơ bản (những dự án này phần nhiều chậm trễ do yếu tố khách quan dẫn đến việc trả nợ không đúng lịch trình). Trong khi đó, theo quy chế, nếu một món vay quá hạn thì toàn bộ dư nợ của khách hàng đó đều bị chuyển sang nợ quá hạn; do đó, dự phòng rủi ro mà ngân hàng phải trích càng tăng lên. Đặc biệt, theo kế hoạch, BIDV sẽ trích đủ dự phòng rủi ro đến hết năm 2007. Chính vì BIDV đã dồn lực vào trich lập rủi ro, chỉ để lợi nhuận ở mức tăng trưởng để đảm bảo nghĩa vụ đối với nhà nước và trả lương cho cán bộ công nhân viên. Do vậy, lợi nhuận sau thuế của BIDV tăng trưởng hàng năm, nhưng khả năng sinh lời còn hạn chế. 1.2.4 Năng lực điều hành còn bất cập Dù đã có những nỗ lực rất lớn, nhưng năng lực quản trị, điều hành của BIDV vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập về quản trị và điều hành ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường cũng như trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyên nhân chính của vấn đề là do nguồn nhân lực hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu, bên cạnh đó, cơ chế khuyến khích lại chưa thích hợp để tạo động lực phát triển cho người lao động. Đội ngũ cán bộ điều hành dù có tư duy cởi mở và tương đối linh hoạt trong điều hành kinh doanh nhưng trong quản trị doanh nghiệp còn chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Ngoài ra, quan hệ sở hữu giữa nhà nước và công ty nhà nước còn quá phức tạp, thiếu sự tách bạch nên nhiều quyết định kinh doanh được hành chính hóa, làm chậm tiến độ, mất thời cơ. Điều đó là rào cản cho việc cải cách sâu rộng trong hoạt động điều hành và quản trị đối với các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có BIDV. 1.3 Sự cần thiết của việc định giá ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác, trước khi chuẩn bị cổ phần hóa, BIDV phải tiến hành xác định giá trị của mình. Xác định giá trị doanh nghiệp là một khâu không thể thiếu của tiến trình cổ phần hóa. Có thể tóm tắt sự cần thiết của khâu xác định giá doanh nghiệp thông qua các lợi ích và tác động của nó tới doanh nghiệp cũng như các chủ sở hữu và trái chủ của doanh nghiệp như sau: 1.3.1 Xác định giá trị doanh nghiệp nhằm trợ giúp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu Các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam nói chung, hay ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nói riêng đều đang gấp rút tiến hành các thủ tục cần thiết để chuyển sang hình thức ngân hàng cổ phần. Theo dự tính, BIDV sẽ hoàn tất công tác chuyển sang loại hình ngân hàng thương mại cổ phần vào cuối năm 2007, đầu năm 2008 và sẽ tiến hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán vào cuối năm 2008. Sở dĩ các ngân hàng thương mại quốc doanh hiện nay, theo chủ trương của Chính phủ, cần nhanh chóng chuyển sang hình thức ngân hàng cổ phần là vì những lợi ích của cổ phần hóa mang lại cho các ngân hàng: nâng cao năng lực theo thông lệ quốc tế, nâng cao năng lực quản trị điều hành, đáp ứng các nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nghành ngân hàng và có thể tranh thủ tính thời cơ khi hội nhập kinh tế quốc tế. Thông thường, đối với một doanh nghiệp nói chung hay một ngân hàng nói riêng, thành công của quá trình cổ phần hóa là đồng nghĩa với thành công trong việc tạo hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư, từ đấy có thể huy động và tận dụng được các nguồn lực, tạo tiền đề giúp doanh nghiệp phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và mở rộng thi trường. Kết quả của việc xác định giá trị doanh nghiệp không chỉ đưa ra một con số xác định giá trị của cổ phần, quan trọng hơn, nó là cơ sở để các chủ sở hữu hiện tại, các cổ đông tiềm năng và các nhà đầu tư có thể nắm bắt một cách chi tiết về tình hình hiện tại của doanh nghiệp, từ đó, các nhà đầu tư mới xác định được mức độ hấp dẫn của doanh nghiệp, trước khi có thể đưa ra quyết định cuối cùng có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Ngoài ra, thông qua quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, bản thân các chủ sở hữu doanh nghiệp cũng hiểu thêm về các cơ hội và tiềm năng phát triển trong tương lai, trên cơ sở so sánh giá trị của mình với các doanh nghiệp khác trong nghành. Một tác động nữa của việc xác định giá trị của doanh nghiệp, đó là, thông qua quá trình định giá, doanh nghiệp có thể biết chính xác giá trị các tài sản và các khoản nợ, cũng như mức độ minh bạch về quyền đối với các tài sản và các khoản nợ đó. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tránh được các khoản chi phí ngoài dự kiến, các vấn đề về thuế và các nguy cơ tiềm ẩn về kiện tụng hoặc tranh chấp quyền đối với các tài sản và các khoản nợ. 1.3.2 Xác định giá trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với thành công của việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng có thể coi là công đoạn quan trọng nhất của quá trình cổ phần hóa. Phát hành cổ phiếu ra công chúng được hiểu là một hình thức bán cổ phần của doanh nghiệp, trong đó các cổ phần được phát hành rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn cac nhà đầu tư nhất định, trong đó phải đảm bảo một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp đi kèm với những tư vấn về phương thức phát hành cổ phiếu lần đầu từ nhà tư vấn định giá sẽ quyết định khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được từ đợt phát hành. Đây cũng là nhân tố quyết định thành công của đợt phát hành lần đầu ra công chúng. Theo quy định của pháp luật, cụ thể là những quy định của thị trường chứng khoán đối với những doanh nghiệp muốn phát hành chứng khoán nói chung hay cổ phiếu nói riêng, thì doanh nghiệp, tức tổ chức phát hành phải đáp ứng những quy tắc nhất định cũng như công khai các chủng loại thông tin theo quy định. Các thông tin này được cung cấp và trình bày công khai trong một văn bản của doanh nghiệp, và được gọi là Bản cáo bạch. Và doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về những thông tin cung cấp trong bản cáo bách của mình. Việc xác định giá trị doanh nghiệp quyết định sự minh bạch và chính xác của các thông tin cung cấp trong bản cáo bạch. Ngoài ra, một yêu cầu khác của quy trình xác định trị doanh nghiệp, đó là phải xác định và chỉ ra được hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp, tức là phải chỉ ra được các cơ hội cũng như các nhân tố rủi ro của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như trong tương lai. Chính những yếu tố này là nhân tố thu hút các nhà đầu tư tiềm năng của doanh nghiệp. Thông qua việc dự báo các cơ hội cũng như phân tích các rủi ro tương ứng của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tìm được các nhà đầu tư tiềm năng thích hợp của mình. Thành công của cổ phần hóa, một phần quan trọng cũng là do yếu tố này quyết định. Trên thực tế, thành công của việc phát hành cổ phiếu ra công chúng phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn bị. Tùy vào phương thức phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu mà doanh nghiệp lựa chọn, một khi công tác chuẩn bị không kỹ lưỡng, các bên liên quan tới việc phát hành lần đầu ra công chúng sẽ phải đương đầu với nhũng khó khăn không lường trước; chính bản thân doanh nghiệp cũng có nguy cơ bị giảm giá trị đáng kể khi niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới lợi ích của các chủ sở hữu, gây mất lòng tin của các cổ đông cũng như nhà đầu đối với doanh nghiệp. Khi đó, cổ phần hóa không những không thành công, mà doanh nghiệp cũng không có cơ hội để có thể thu hút vốn, cũng như tận dụng được các ưu điểm của cổ phần hóa. 1.3.3 Xác định giá trị doanh nghiệp giúp cải thiện tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp trước thực trạng hoạt động kém hiệu quả Quá trình xác định giá trị doanh nghiệp sẽ đánh giá một cách khách quan các điểm mạnh và điểm yêu, cũng như những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong thị trường hiện tại. Bằng việc xác định và chỉ ra những vấn đề hoặc các khu vực thể hiện rõ nhất điểm yếu của doanh nghiệp, quá trình xác định giá trị doanh nghiệp là một công cụ hết sức hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá một cách khách quan về vị thế của mình trong thị trường hoạt động, thậm chí giúp doanh nghiệp phát hiện ra các phương pháp “mở khóa” đối với cac cơ hội tiềm năng, có thể huy động và tận dụng được tối đa các nguồn lực. Nói cách khác, thông qua quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ xác định và nhận biết rõ được lợi thế so sánh của mình, từ đó có thể tận dụng các điểm mạnh và hạn chế những mặt yếu, để có thể tối đa hóa hiệu quả hoạt động trong thị trường tiềm năng nhất. Nếu đạt được các mục tiêu như vậy, thông qua quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị dành cho các cổ đông hiện tại và tương lai sẽ gia tăng. Mức độ hấp dẫn của doanh nghiệp với các nhà đầu tư càng lớn, thì doanh nghiệp càng có cơ hội tận dụng được các nguồn lực dồi dào với chi phí rẻ. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu quan trọng để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 2. Lựa chọn phương pháp dòng tiền chiết khấu để định giá BIDV 2.1 Vì sao lại lựa chọn phương pháp dòng tiền chiết khấu Trước hết, về phương pháp tài sản, như đã trình bày ở trên, bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt là khi áp dụng với các ngân hàng nói chung cũng như các ngân hàng thương mại quốc doanh nói riêng. Phương pháp này không thể xác định đúng giá trị hợp lý của ngân hàng, cụ thể hơn, kết quả định giá sử dụng phương pháp này sẽ thấp hơn nhiều so với giá trị hợp lý thực tế của ngân hàng. Ngoài ra, chi phí cho công tác kiểm kê và đánh giá lại tài sản của ngân hàng cũng mất quá nhiều thời gian và chi phí. Tóm lại, nếu sử dụng kết quả định giá ngân hàng theo phương pháp tài sản là căn cứ để tham chiếu thì dẫn đến các ngân hàng phải mất thời gian và tốn nhiều công sức mà không thu được kết quả định giá đầy đủ, khách quan và khoa học. Đối với phương pháp so sánh tương đồng, thực tế, hiện nay vẫn chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo điều kiện áp dụng, phương pháp này thường chỉ được sử dụng ở những nước có nghành công nghiệp ngân hàng phát triển, thị trường chứng khoán có nhiều công ty trong nghành đã được niêm yết. Hiện nay ở Việt Nam, việc định giá một ngân hàng thương mại quốc doanh là chưa có tiền lệ, vì vậy, sẽ là bất khả thi nếu tìm kiếm các “doanh nghiệp tương đồng” theo nội dung của phương pháp này. Cũng có ý kiến cho răng có thể xác định và lựa chọn các doanh nghiệp tương đồng ở các nước khác có điều kiện tương tự như của Việt Nam, tuy nhiên, ngay cả khi đó, thông thường kết quả định giá theo phương pháp này vẫn chỉ được sử dụng như một kết quả để đánh giá và so sánh với các kết quả định giá theo các phương pháp khác. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức là phương pháp được coi là tiên tiến nhất hiện nay. Mặc dù có những khó khăn nhất định trong việc xác định các thông số cần thiết, nhưng cho đến nay, phương pháp này vấn là phương pháp phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất ở các nước khác trên thếgiới. Đây cũng là phương pháp định giá mà các tổ chức tư vấn đề nghị sử dụng để xác định giá trị của các ngân hàng. Sở dĩ phương pháp này được sử dụng phổ biến do tính khoa học và ưu việt của nó bởi nó có khả năng xem xét và đánh giá được cả các yếu tố mang tính vô hình như thương hiệu và danh tiếng, kỹ năng quản lý và tính năng động doanh nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh, tính ổn định của nền kinh tế và các yếu tố vĩ mô khác cũng được xem xét đánh giá ở một mức độ hợp lý nhất. 2.2 Mô hình chiết khấu dòng cổ tức Xác định giá trị một doanh nghiệp nói chung hay một ngân hàng nói riêng theo phương pháp dòng tiền chiết khấu có thể sử dụng một trong hai loại dòng tiền tự do chính: dòng tiền tự do tới tất cả những những nhà trợ vốn cho ngân hàng (bao gồm các trái chủ và các cổ đông) ; hoặc là dòng tiền tự do dành chỉ cho các chủ sở hữu của ngân hàng. Mô hình chiết khấu dòng cổ tức là một trường hợp đặc biệt khi ta xem xét các dòng tiền tự do tới các cổ đông của ngân hàng. Quy trình xác định giá trị ngân hàng sử dụng mô hình chiết khấu dòng cổ tức có thể chia ra thành những bước sau: Bước 1: Xây dựng mô hình dự báo tài chính Bước 2: Dự báo về cổ tức chia cho cổ đông Bước 3: Xác định tỷ lệ chiết khấu Bước 4: Thực hiện phân tích độ nhạy Mô hình này thường được các nhà tư vấn lựa chọn để xác định giá trị một doanh nghiệp, vì tính ưu việt của phương pháp dòng tiền chiết khấu. Ngoài ra, phương pháp này sử dụng dòng cổ tức trong tương lai, là lợi ích trực tiếp của các nhà đầu tư khi mua cổ phần của doanh nghiệp. Chính vì thế, mô hình này giúp doanh nghiệp thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, vì trên thực tế, mô hình này nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà đầu tư hơn các mô hình, hoặc phương pháp định giá khác. 2.2.1 Điều kiện để thực hiện định giá theo mô hình chiết khấu dòng cổ tức. Khó khăn lớn nhất trong khâu thực hiện định giá, cũng chính là yếu tố quyết định thành công của công tác định giá sử dụng mô hình chiết khấu dòng cổ tức là việc xây dựng được một mô hình dự báo hoàn chỉnh về tình hình tài chính của ngân hàng trong tương lai. Việc chỉ ra các phương án hoạt động trong tương lai, các biện pháp tìm kiếm và mở rộng thị trường, cũng như các mục tiêu chiến lược và phương pháp thực hiện của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các nhân tố bên ngoài và các nhân tố nội tại bên trong ngân hàng. Các nhân tố bên ngoài bao gồm các điều kiện có thể hỗ trợ hoặc kìm hãm sự phát triển của ngân hàng, có thể kể đến như: môi trường pháp lý, thị trường tiềm năng của nghành, các đối tác của ngân hàng, các đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm ẩn, xu hướng phát triển nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng Các nhân tố nội tại bên trong ngân hàng bao gồm: các yếu tố về kỹ năng quản lý, sự năng động của đội ngũ nhân sự, sự phù hợp của các phương án hoạt động với mục tiêu định ra trong từng thời kỳ, các giải pháp nhằm khắc phục khó khăn có thể gặp phải trong quá trình hoạt động trước và sau khi cổ phần hóa của ngân hàng Một mô hình dự báo hoàn chỉnh của ngân hàng phải đánh giá đầy đủ và trọn vẹn về tất cả các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài, giúp cho Ban Giám đốc cũng như các cổ đông và nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng về vị thế hiện tại cũng như lợi thế tiềm năng và những thách thức tiềm ẩn trong tương lai hoạt động của ngân hàng. 2.2.2 Tổ chức thực hiện định giá Công tác thực hiện định giá là một trong những công tác quan trọng nhất, quyết định tới thành công của cả quy trình định giá. Sự hợp lý của việc tổ chức thực hiện định giá không những quyết định tới sự nhanh chóng suôn sẻ của quy trình, mà còn ảnh hưởng tới kết quả của quy trình định giá. Theo thông lệ quốc tế, một công tác tổ chức thực hiện định giá hoàn chỉnh của ngân hàng có thể chia thành các bước sau: Trước hết, ngân hàng phải thiết lập được khoảng giá trị bản đầu và vị thế của ngân hàng trong thị trường. Đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh, do quy mô cũng như ảnh hưởng lớn tới thị trường tiền tệ quốc gia, nên việc đánh giá vị thế của ngân hàng là một công tác quan trọng, ảnh hưởng lớn đến giá trị của ngân hàng. Sau khi xác định được khoảng giá trị ban đầu, ngân hàng tiến hành đánh giá xem xét các báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia phân tích. Công tác này giúp ngân hàng xác định chính xác hơn khoảng giá trị của mình. Tiếp theo, thông qua phản hồi của đội ngũ chào bán và tiếp thị, ngân hàng có thể một lần đánh giá chính xác hơn sự hấp dẫn của cổ phiếu đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Công tác này, một lần nữa giúp ngân hàng thu hẹp khoảng giá trị của kết quả định giá. Bước cuối cùng, ngân hàng cùng nhà tư vấn định giá sẽ tiến hành phân tích và tổng hợp lại một lần cuối cùng tất cả các yếu tố, từ đó xác định được giá trị cuối cùng của ngân hàng. Đây cũng là kết quả cuối cùng của quy trình định giá. Trong quá trình thực hiện công tác định giá, các chuyên viên cùng đội ngũ chào bán và tiếp thị của ngân hàng phải tiến hành đối thoại liên tục, phân tích, hiệu chỉnh và tiếp thị tới các nhà đầu tư nhằm mục đích tối đa hóa sự quan tâm của các nhà đầu tư, cũng là đạt được mức giá trị cao nhất cho ngân hàng. CHƯƠNG III: CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM CHUẨN BỊ CHO CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NGÂN HÀNG Một khi quy trình định giá thành công, ngân hàng sẽ có cơ hội nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như sự trợ giúp về mặt công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, thị phần thị truờng Muốn vậy, ngoài cam kết hợp tác mật thiết với tổ chức tư vấn định giá, bản thân ngân hàng cũng phải có những công tác chuẩn bị đảm bảo cho sự suôn sẻ, nhanh chóng của quy trình định giá. Cụ thể, ngân hàng cần minh bạch hoá các báo cáo tài chính, chuẩn hóa tối ưu các chỉ tiêu tài chính cũng như chỉ tiêu hoạt động theo các tiêu chuẩn quốc tế và thông lệ quốc tế. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cũng cần có sự phối hợp với nhau trong việc giám sát, tư vấn và hỗ trợ cho ngân hàng trong các công tác chuẩn bị này. 1. Các khuyến nghị đối với BIDV 1.1 Tăng vốn tự có và cải thiện hệ số an toàn vốn 1.1.1 Vốn chủ sở hữu và vốn tự có của Ngân hàng Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng cung cấp cơ sở tài chính dài hạn và ổn định, để Ngân hàng có thể phát triển và trang trải những khoản thua lỗ phát sinh. Ngân hàng nói chung và các Ngân hàng thương quốc doanh nói riêng, hầu hết đều có tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản nhỏ hơn nhiều so với những loại hình doanh nghiệp khác. Nguyên nhân là do đối tượng kinh doanh Ngân hàng là tín dụng, hoạt động chính của Ngân hàng là huy động vốn và cho vay. Đầu ra của hoạt động huy động vốn gần như ngay lập tức trở thành đầu vào của hoạt động cho vay. Vì vậy, vốn chủ sở hữu của ngân hàng thường lớn, nhưng tỉ lệ vốn chủ trên tổng tài sản thường bé hơn rất nhiều so với tỉ lệ này ở các nghành công nghiệp khác. Điều này đồng thời cũng kéo theo một thực tế: Ngân hàng là những doanh nghiệp có đòn bảy tài chính (tài trợ bằng nợ) lớn nhất. Tuy nhiên, khi đánh giá về mức độ an toàn danh mục tín dụng của một tổ chức tín dụng nói chung hay một Ngân hàng nói riêng, người ta thường không quan tâm tới vốn chủ sở hữu mà quan tâm đến vốn tự có và chỉ số an toàn vốn (CAR). Hai khái niệm quan trọng này chính là nội dung Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Một trong những điểm mới lớn nhật của Quyết định 457 là lần đầu tiên đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ và cụ thể về khái niệm vốn tự có của các tổ chức tín dụng. Theo quy định trong Luật các tổ chức tín dụng, vốn tự có được định nghĩa bao gồm: ”giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản “Nợ” khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”, và vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Mặc dù vậy, Luật các tổ chức tín dụng không có bất kỳ quy định cụ thể nào về các tài sản “Nợ” khác. Quyết định 457 lần đầu tiên cho phép các tổ chức tín dụng xác định vốn tự có của mình theo hai cấp, trong đó về cơ bản vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận không chia, và các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, và quỹ đầu tư phát triển. Theo quyết định 457, vốn cấp 1 được dùng để xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng (theo quy định hiện hành, tỉ lệ này không được vượt quá 50%) Vốn cấp 2 về cơ bản bao gồm: phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức tín dụng (bao gồm 50% giá trị tăng thêm đối với tài sản cố định, 40% giá trị tăng thêm đối với các loại chứng khoán đầu tư), nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (bao gồm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ thứ cấp nhất định), và dự phòng chung cho rủi ro tín dụng (tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro). Tuy nhiên, Quyết định 457 đưa ra một số hạn chế về vốn cấp 2. Ngoài một số điều kiện khác, tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% tổng giá trị vốn cấp 1; và tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, và công cụ nợ khác tối đa bằng 50% vốn cấp 1. Việc xác định vốn tự có theo 2 cấp theo quyết định 457 sẽ cho phép các ngân hàng thương mại trong nước tính toán cụ thể và nâng cao được mức vốn tự có của mình vốn dĩ trước đây phần lớn chỉ được tính trên cơ sở vốn cấp 1. Do vậy, nay các tổ chức tín dụng cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tuân thủ các tỉ lệ an toàn tính trên cơ sở vốn tự có. Các tổ chức tín dụng phải loại trừ khỏi vốn tự có của mình toàn bộ phần giá trị giảm đi của các tài sản cố định hay chứng khoán đầu tư do định giá lại; tổng số vốn góp hoặc cổ phần trong tổ chức tín dụng khác; phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp vượt mức 15% vốn tự có; và lỗ kinh doanh kể cả các khoản lỗ lũy kế. 1.1.2 Các chức năng của vốn tự có Thông thường, vốn tự có là cơ sở quan trọng dùng để tính chỉ tiêu tỉ lệ an toàn tính trên cơ sở vốn tự có của các tổ chức tín dụng nói chung, cũng như của ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, đứng trên góc độ để xem xét vai trò của vốn tự có đối với hoạt động của ngân hàng, vốn tự có có các chức năng cơ bản sau: 1.1.2.1 Chức năng bảo vệ Do người ký thác cung cấp tài chính với một tỷ lệ cao trong tài sản “Có” của ngân hàng. Chức năng chủ yếu của khối lượng giới hạn vốn tự có hình thành từ cổ phiếu đã được xem như là tài sản bảo vệ cho người ký thác. Ngoài chức năng quan trọng này, vốn tự có của ngân hàng có vai trò làm giảm bớt rủi ro đối với cơ quan bảo hiểm ký thác và các cổ đông. Chức năng bảo vệ không chỉ được xem như sự đảm bảo thanh toán chi người ký thác khi vỡ nợ, mà còn góp phần duy trì khả năng trả nợ, bằng cách cung cấp một khoản tài sản có dự trữ để ngân hàng khỏi bị đe dọa do thua lỗ, để có thể tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, điều quan trọng của vấn đề là lợi nhuận trong hiện tại chứ không phải vốn tự có thực sự làm giảm phần lớn thua lỗ của ngân hàng. Cũng thễ, không giống như tình hình ở hầu hết các doanh nghiệp, chỉ có một phần vốn tự có góp phần duy trì khả năng trả nợ cho một ngân hàng thương maị. Một ngân hàng thông thường chỉ được xem là có khả năng trả nợ khi vốn cổ phiếu không bị hao hụt, nghĩa là, khi giá trị các tài sản có ít nhất là tương đương với giá trị các tài sản nợ, trừ các trái phiếu phụ của ngân hàng và các giấy nợ của ngân hàng, cộng với vốn cổ phần. 1.1.2.2 Chức năng hoạt động Chức năng hoạt động của vốn của ngân hàng đã được xem là thứ yếu, điều này tương phản với loại hình doanh nghiệp phi ngân hàng. Các chức năng hoạt động bao gồm việc cấp vốn để mua đất, nhà cửa, máy móc, trang thiết bị và đền bù các thiệt hại trong kinh doanh. 1.1.2.3 Chức năng điều chỉnh Ngoài việc cung cấp nền tảng cho các hoạt động và để bảo vệ cho người ký thác, các chức năng khác cũng đã được xác định cho vốn tự có của ngân hàng, trong đó có chức năng điều chỉnh. Chức năng điều chỉnh nảy sinh chủ yếu là do sự quan tâm đặc biệt của công chúng về thành công trong hoạt động của các công ty ngân hàng, các luật lệ và quy định tạo điều kiện cho các cơ quan công cộng có thể thực hiện việc kiểm soát đối với các hoạt động này một cách dễ dàng. Các quy định liên quan đến vốn tự có của ngân hàng gồm những quy định, với các yêu cầu tối thiểu cần có, để được cấp giấy phép, thiết lập lại hệ thống hoạt động của các chi nhánh, giới hạn tín dụng đầu tư và mua sắm tài sản của ngân hàng. Các quy định về vốn của ngân hàng cũng tác động đến các công ty sở hữu ngân hàng, khi xem xét việc mua một ngân hàng. Về ý nghĩa này, vốn tự có của ngân hàng góp phần làm thỏa mãn các giới chức điều hành khi họ xem xét các yếu tố của ngân hàng. Hơn nữa, trong phạm vi hoạt động đầu tư và cho vay của môt ngân hàng bị giới hạn bởi vốn tự có nhằm đáp ứng các đòi hỏi cho các hoạt động như thế., quỹ vốn của ngân hàng cũng giúp thực hiện các khoản cho vay và đầu tư. 1.1.3 Các giải pháp tăng vốn tự có Trước hết phải khẳng định rằng vốn tự có là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, vì nó thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản thân NHTM. Vốn tự có không chỉ là cơ sở, là tiền đề để phát triển các nguồn vốn khác mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro, các chủ nợ (người gửi tiền). Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, các NHTM đều quan tâm đến việc tăng vốn tự có. Hiện nay các ngân hàng thường áp dụng các biện pháp sau để tăng vốn tự có: - Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu điểm là giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngân hàng cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu ngân hàng. Vì vậy, nếu ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo ngân hàng. - Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng năng lực đòn bẩy tài chính của ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm “loãng” quyền sở hữu. - Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: Là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, còn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng. - Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu, nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của ngân hàng và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Đối với ngân hàng, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ có lợi thế như trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu không có tính chuyển đổi; ngân hàng sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường (điều này dẫn tới việc làm cho giá cổ phiếu thường bị sụt giảm); thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây không bị giảm sút; giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, vì với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thì mặc dù lãi suất cao hơn so với huy động tiền gửi ngắn hạn nhưng khi ngân hàng có nguồn vốn ổn định thì có thể cho vay các dự án có thời gian dài hơn, điều này đồng nghĩa với việc có được một mức lãi suất cao hơn, mặt khác, do khách hàng mua trái phiếu chuyển đổi có thêm quyền và cơ hội sở hữu cổ phiếu của ngân hàng (đặc biệt trong trường hợp ngân hàng có uy tín lớn) sẽ chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn, do vậy ngân hàng có thể đưa ra một mức lãi suất “mềm” hơn khi phát hành loại trái phiếu này, kết quả là chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra cao hơn dẫn tới lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Đối với nhà đầu tư khi nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được lợi thế là sự đầu tư an toàn của thị trường, thu nhập cố định và sự tăng giá trị tiềm ẩn của thị trường vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi như vậy, trái phiếu chuyển đổi cũng gây ra một số bất lợi có thể có đối với ngân hàng và các cổ đông của ngân hàng như khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" do tăng số cổ phiếu lưu hành, từ đó cũng gây ra sự thay đổi trong việc kiểm soát ngân hàng; nợ của ngân hàng giảm thông qua chuyển đổi cũng có nghĩa là mất đi sự cân bằng của cán cân nợ vốn. 1.2 Cải thiện hệ số an toàn vốn 1.2.1 Hệ số an toàn vốn (CAR) Hệ số an toàn vốn của ngân hàng, theo quy định trong Quyết định 457 được xác định bằng tỉ số giữa vốn tự có của ngân hàng trên tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng. Tổng tài sản có rủi ro được tính theo công thức: RAW = x Ki Trong đó: RAW : tổng tài sản có rủi ro RAi : tài sản có rủi ro thứ i Ki : hệ số rủi ro tương ứng với tài sản rủi ro thứ i Các loại tài sản rủi ro và hệ số rủi ro tương ứng của chúng được quy định chi tiết tại phụ lục của Quyết định 457 này. Theo đó, các ngân hàng hoàn toàn có thể tự tính được hệ số an toàn vốn của mình. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, một ngân hàng bất kỳ phải duy trì hệ số an toàn vốn tối thiểu của mình ở mức 8%, với quy định này, cho đến nay chưa có ngân hàng thương mại quốc doanh nào đạt được. Trong khi đó, để có thể tiến hành cổ phần hóa, theo thông lệ quốc tế (Hiệp định Basel 2), thì hệ số an toàn vốn tối thiểu mà ngân hàng phải đạt được là 10%. Như vậy, để theo kịp tiến độ cổ phần hóa đã đề ra, áp lực cải thiện hệ số an toàn vốn cho đạt tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế đã được đặt lên các ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam hiện nay. 1.2.2 Các giải pháp cải thiện hệ số an toàn vốn Căn cứ vào cách xác định hệ số an toàn vốn, ta thấy để có thể cải thiện hệ số an toàn vốn của mình, ngân hàng có thể áp dụng một trong hai hoặc đồng thời cả hai biện pháp sau: Thứ nhất, ngân hàng có thể tăng hệ số an toàn vốn của mình bằng các biện pháp tăng vốn tự có. Các giải pháp tăng vốn tự có của ngân hàng đã được trình bày ở phần trên. Thứ hai, ngân hàng có thể tăng hệ số an toàn vốn của mình bằng các giải pháp giảm giá trị tổng tài sản có rủi ro của mình. Giải pháp cụ thể nhằm giảm giá trị tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng, đó là ngân hàng phải cơ cấu lại danh mục tín dụng của mình thông qua việc chuyển nhượng tài sản xấu qua phương pháp bán cho các công ty quản lý tài sản. Ở Việt Nam, sự ra đời Công ty Mua bán nợ (DATC) mang ý nghĩa quan trọng trong công cuộc chuyển đổi nền kinh tế nói chung và quá trình sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Hoạt động của DATC là để xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, vật tư ứ đọng, kém, mất phẩm chất (gọi tắt là nợ và tài sản tồn đọng) và góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, kích thích đầu tư, tăng cường và củng cố hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tạo thêm nhiều thặng dư cho xã hội phát triển. Một là, hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung mà Doanh nghiệp nhà nước nói riêng lành mạnh hoá tình hình tài chính trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các hoạt động mua bán, xử lý nợ và các tài sản tồn đọng của doanh nghiệp; Hai là, góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy quá trình sắp xếp, cổ phần hoá, giao, bán, khoán và cho thuê doanh nghiệp thông qua việc xử lý triệt để các tài sản và các khoản công nợ "tồn đọng" trước khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp; thay mặt Nhà nước xử lý dứt điểm các khoản nợ và tài sản được loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp Ba là, thúc đẩy tiến trình hình thành, phát triển và tạo thêm nguồn hàng hoá cho thị trường tài sản và thị trường vốn. Qua đó, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường trong nền kinh tế quốc dân đi đôi với việc tạo lập khung pháp luật đảm bảo sự quản lý và giám sát của Nhà nước; Bốn là, xây dựng mô hình mẫu và định hướng cho việc hình thành và phát triển của một số định chế tài chính trung gian như các Công ty Mua bán nợ, dịch vụ đòi nợ thuộc các thành phần kinh tế khác Tuy nhiên trong quá trình thực hiện mục đích của mình, DATC cũng gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn đó thường là do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau cả về chủ quan lẫn khách quan chi phối. Trong tay của DATC hiện nay không có một cơ chế riêng nào để sử dụng như công cụ nhằm xử lý các khoản nợ. Ngoài ra, tiềm lực về tài chính của DATC cũng không cho phép thực hiện mọi lhoản mua và bán nợ, chưa kể đến những khoản nợ không phải lúc nào cũng dễ dàng được mua hay bán. Chính vì những lý do đó mà đa phần các doanh nghiệp nhà nước một phần sợ mất quyền lợi còn một phần lại sợ trách nhiệm nên thường để nợ treo chứ không đấu giá bán rẻ lại cho DATC. Thiếu sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, DATC đã eo hẹp về tài chính lại càng khăn hơn trong việc thực hiện đúng chức năng và mục đích của mình. Có thể thấy rất rõ khi các khoản nợ của DATC giải quyết đa phần là những khoản nợ ít rủi ro , đó là sự lựa chọn bắt buộc do sợ mất vốn vì gặp rủi ro. Chính vì thế điều này đã làm chậm lại quá trình xử lý nợ cũng như các khoản nợ xử lý được. Vấn đề này xảy ra còn do những yếu tố hoàn cảnh khách quan tác động mà đặc biệt là do chính sách kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam thì lại thường thiên về xử lý các khoản nợ tồn đọng của các doanh nghiệp không như hầu hết các nược phát triển trong khu vực và thế giới chỉ nhằm tối đa hóa giá trị thu hồi của các khoản nợ này để giảm thiểu gánh nặng cho ngân sách nhà nước khi hỗ trợ doanh ngiệp giải quyết nợ đọng. Ngoài ra, ở Việt Nam, mối quan hệ mua bán nợ giữa DATC với các tổ chức tín dụng, giữa DATC với tổ chức kinh tế và cá nhân hiện chưa được điều chỉnh, hầu hết thiếu quy định pháp lý, thậm chí chồng chéo và mâu thuẫn. Các quy định áp dụng cho DATC hầu như không tạo quyền ưu tiên đặc biệt trong việc tiếp cận và khai thác thông tin đánh giá khoản nợ nên đã gây ra không ít khó khăn trong việc mua và xử lý nợ. Chính vì thế mà DATC xử lý nợ mang nặng tính thủ tục, chưa có “hơi thở” thị trường. Trong quá trình xử lý nợ, có trường hợp ngân hàng đã mời DATC cùng giải quyết một món nợ, sau khi xem xong, DATC yêu cầu làm một công văn đề nghị bán nợ. Do chưa có hệ thống thẩm định nợ xấu nên sau đó, chi nhánh nhận được giá chào mua rất thấp chỉ khoảng 20% giá món nợ đó và ngân hàng lại rất băn khoăn không biết sẽ bán nợ cho DATC theo tỷ lệ nào. Từ những khó khăn nêu trên, thật sự gian nan cho những người làm công tác xử lý nợ. Việc chọn lựa phương pháp xử lý phải tuỳ đặc điểm từng vụ chứ không có một đáp án chung cho tất cả. Có thể tóm gọn các giải pháp sau: - Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng. - Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. - Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích hợp. Thực tế có những trường hợp khách hàng bắt đầu gặp khó khăn nhưng đã được phát hiện kịp thời, có biện pháp xử lý ngay từ đầu như quản lý kho hàng, kho nguyên vật liệu, phong toả tài sản, tiến hành khởi kiện sớm nên khả năng thu hồi nợ rất cao do máy móc thiết bị lúc này còn đang hoạt động có giá hơn lúc đã bị bỏ hoang. - Cần phải xây dựng hệ thống thẩm định nợ xấu để thúc đẩy nhanh việc xử lý nợ tồn đọng tại các ngân hàng thương mại. Cuối cùng, cách xử lý tốt nhất là mỗi cán bộ tín dụng phải thật cẩn trọng trước khi đặt bút quyết định một món vay mới. Mỗi quyết định giải ngân của một cán bộ tín dụng đều có tác động trực tiếp tới chất lượng danh mục tín dụng của ngân hàng, cũng như làm thay đổi hệ số an toàn vốn của ngân hàng đó. 2. Các khuyến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Với vai trò là đại diện cho Nhà nước - chủ sở hữu chính của các ngân hàng thương mại quốc doanh, thông qua Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ có trách nhiệm hỗ trợ cho ngân hàng trong quá trình cố phần hóa nói chung, cũng như công tác định giá nói riêng. Ngoài ra, bằng các công cụ quản lý vĩ mô, với nhiều biện pháp khác nhau, Chính phủ hoàn toàn có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi, để ngân hàng có thể tiếp cận các nhà tư vấn, cũng như các nhà đầu tư một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc và các nước phát triền khác, thông qua các định chế tài chính quốc doanh, Chính phủ có thể hỗ trợ các ngân hàng quốc doanh bằng các biện pháp sau: 2.1 Tái cấp vốn cho ngân hàng Nhằm mục đích cải thiện các chỉ số hoạt động của ngân hàng để đáp ứng những yêu cầu, quy chế tiến đến chuẩn hóa theo các thông lệ quốc tế, bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước có thể thông qua hình thức phát hành thêm cổ phiếu mới hoặc các hình thức tái cơ cấu tài chính khác để tài trợ đủ nguồn vốn cần thiết cho ngân hàng. Cụ thể, Bộ tài chính có thể tiếp tục cấp bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng, đồng thời cho phép ngân hàng tăng vốn điều lệ từ nguồn thu lãi các trái phiếu đặc biệt. Ngoài ra, bằng các dự án hoặc cam kết tài trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng cũng có thể bổ sung đáng kể nguồn vốn của mình. 2.1 Tái tổ chức cơ cấu cổ đông hiện có Cho đến nay, theo chủ trường của Chính phủ, Nhà nước sẽ vẫn nắm giữ số cổ phần chi phối đối với ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ cổ phần mà nhà Nhà nước nắm giữ nên được xác định sao cho phù hợp, để ngân hàng vừa có thể tận dụng các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, mà vẫn đảm bảo thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đó, Bộ tài chính có thể giới thiệu các nhà đầu tư chiến lược phù hợp, không chỉ có khả năng tư vấn cho ngân hàng, mà còn có khả năng hỗ trợ tài chính, công nghệ và kỹ năng quản trị ngân hàng. 2.3 Hỗ trợ ngân hàng trong việc chuyển nhượng tài sản xấu Trong việc chuyển nhượng các tài sản xấu của ngân hàng, Bộ Tài chính đóng vai trò quan trọng thông qua việc giới thiệu các công ty quản lý tài sản cũng như những cơ chế vận hành thu mua quản lý tài sản của ngân hàng. Theo thông lệ quốc tế (hiệp định Basel 1 và Basel 2), ngân hàng phải duy trì tỉ lệ nợ xấu (NPLs Ratio-Non-Performing Loans Ratio) của mình dưới một mức nhất định (5%). Để đạt được chỉ tiêu này, cũng như các chỉ tiêu về hệ số an toàn vốn (CAR), ngoài việc bản thân ngân hàng phải nỗ lực xử lý các khoản cho vay xấu, Bộ Tài chính cũng phải có vai trò hỗ trợ, giúp ngân hàng chuyển nhượng những khoản nợ này sang cho các định chế tài chính là các công ty mua bán nợ và tài sản xấu (ở Việt Nam là công ty DATC). Việc chuyển nhượng này thông thường được thực hiện dưới hình thức mua lại, theo đó các khoản nợ xấu sẽ được chuyển sang các công ty mua bán nợ với mức giá thích hợp (thông thường là từ 20 đến 50% tổng dư nợ xấu) của ngân hàng. Ngoài ra, trong việc lựa chọn hệ thống quản lý rủi ro tiên tiến nhất từ những đối tác chiến lược, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cũng đóng vai trò là nhà tư vấn quan trọng cho ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Quản trị ngân hàng thương mại – Peter Rose Ngân hàng thương mại – Edward W. Giáo trình Ttài chính doanh nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Giáo trình Thị trường chứng khoán ĐH Kinh tế quốc dân Phân tích quản trị tài chính – Nguyễn Tấn Bình chủ biên Báo cáo nghành Ngân hàng Việt Nam, ngày 15 tháng 8 năm 2006 của Công ty quản lý quỹ Vina Capital. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa dịch vụ tài chính: trường hợp nghành ngân hàng – công ty tư vấn quản lý MCG, Hà Nội tháng 5 năm 2006 Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực hiện nghị định 187/2004/NĐ-CP Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 về việc đảm bảo và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thưo lộ trình quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bản cáo bạch của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Và một số tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9720.doc
Tài liệu liên quan