CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. Những vấn đề chung về qui hoạch sử dụng đất đô thị
1. Khái niệm và đặc điểm qui hoạch sử dụng đất đô thị
II. Quản lí nhà nước về quy hoạch sử dụng đất
1. Khái niệm và nội dung quản lí qui hoạch sử dụng đất đô thị
2. Nội dung quản lí qui hoạch sử dụng đất đô thị
3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về qui hoạch sử dụng đất
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lí qui hoạch sử dụng đất
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ
I. Khái quát qua về quận Tây Hồ
1. Điều kiện tự nhiên
2. Tình hình kinh tế – xã hội Quận trong thời gian qua:
3. Xu hướng đô thị hoá và phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới:
II. Thực trạng qui hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ
1. Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất
III. Đất chưa xây dựng: 809.29ha
II. Thực trạng công tác quản lý qui hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ
1. Lập và xét duyệt đồ án qui hoạch sử dụng đất
2. Lập các văn bản pháp qui về qui hoạch sử dụng đất:
3. Quản lí việc sử dụng đất theo qui hoạch:
4. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất.
5.Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm năm 2002
IV. Đánh giá công tác quản lí quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ.
1. Tiến độ công tác cấp GCN QSDĐƠ và QSHNƠ còn chậm, chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí
2. Công tác quản lí việc thực hiện theo quy hoạch của người dân không chặt chẽ, không có biện pháp xử lý ngay từ đầu, hoặc khi đã phát hiện thì xử lý không nghiêm và không triệt để.
3. Vấn đề về ban hành các văn bản pháp luật và triển khai thực hiện văn bản pháp luật còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng.
4. Là quận mới thành lập, vấn đề sử dụng đất đai đang diễn ra hết sức phức tạp nhưng công tác quản lí qui hoạch sử dụng đất đai lại không được chú trọng đầu tư nhiều.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ
I. Định hướng chức năng sử dụng đất chủ yếu của từng khu vực như sau:
1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lí nhà nước về quy hoạch hoạch sử dụng đất
2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật văn bản pháp luật về đất đai
3. Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCN QSHNƠ và quyền SDĐƠ.
4. Giải pháp hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quy hoạch sử dụng đất
78 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Luận án Công tác quản lý nhà nước về qui hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh phố Hà Nội.
-Thu hồi 8,7ha đất nông nghiệp giao cho Ban QLDAXDHTKTXQ Hồ Tây để phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại phường Phú Thượng , Xuân La , Nhật Tân
-Phường Nhật Tân: Biến động sang đất chuyên dùng để xây dựng trường THCS Nhật Tân theo Quyết định số 8085/QĐ-UB ngày 25/11/2002 của UBND thành phố (thu hồi 0.9953 ha), còn lại 0,3 ha là phần diện tích mở rộng trường THCS Nhật Tân sử dụng ngoài Quyết định.
-Phường Phú Thượng: do chuyển sang đất xây dựng: 21,1684ha, chuyển sang đất giao thông: 0,4867 ha.
Năm 2004 Quận dự kiến tổng diện tích đất thu hồi để xây dựng các công trình là : 1.438.519m2
Bảng 8: Thống kê các dự án thực hiện từ năm 2000 -2005
STT
Tên dự án
Địa điểm
Diện tích (m2)
Ghi chú
11
Ban QLDA Quận
159.654
22
Trường MN Bình Minh
Phường Bưởi
4.340
23
Trường THCS Nhật Tân
P. Nhật Tân
9.953
44
Xây dựng chợ Bưởi
Phường Bưởi
7.480
46 5
Xây dựng chợ Phú Gia
P.Phú Thượng
5.414
66
Trung tâm TDTT Quận
P.Xuân La
55.580
7
Trung tâm dạay nghề Quận
P.Phú Thượng
7.000
8
Đường Xuân La-Xuân Đỉnh
P.Xuân La
20.000
9
Khu di dân GPMB X1
P.Phú Thượng
22.887
10
Khu di dân GPMB X2
P.Phú Thượng
5.000
11
Khu di dân GPMB X2
P.Xuân La
2.500
12
Khu di dân và các CTCC
P.Xuân La
19.500
13
Ban QLDA HTKTXQ Hồ Tây
307.344
14
HTKT quanh Hồ Tây
15
Tuyến làng VH Việt Nhật LTT
P.Thụy Khuê
9.496
16
Tuyến nhà nghỉ TW-Phủ Tây Hồ
p. Quảng An
38.405
17
Tuyến Trích Sài - Lạc Long Quân
P. Bưởi
5.254
18
Tuyến Võng Thị – Cống Đõ
P. Bưởi
13.047
19
Tuyến Võng Thị – Trích Sài
P. Bưởi
4.242
20
Tuyến Cống Đõ Làng Hoa Thuỵ Khuê
16.589
21
Tuyến Cống Xuân La Công viên nước
21.467
22
Mở rộng vườn hoa Lý Tự Trọng
P. Thụy Khuê
5.006
23
Khu đất đấu giá quyền sử dụng đất
P. P Thượng, X La, Nhật Tân
186.115
24
Hạ tầng khu di dân Xuân La
P. Xuân La
7.723
25
Chủ đầu tư khác
971.521
26
Nhà khách UBND Thành Phố
P. Nhật Tân
17.340
27
Khu đô thị Nam Thăng Long
P.Phú Thượng
927.000
28
Làng hoa Thụy Khuê
P. Thụy Khuê
203,9
29
Mở rộng LD SOMERESWESTLAKE
P. Thụy Khuê
4.517,2
30
Trung tâm Bưu chính viễn thông
P. Xuân La
18.460
31
Khu nhà ở tại Ao Đình
P.Phú Thượng
3.000
32
Trụ sở toà án Quận Tây Hồ
P.Phú Thượng
1.000
Nguồn: Quy hoạch kinh tế – xã hội Quận Tây Hồ đến năm 2010
Thanh tra, kiểm tra, và xử lý các trường hợp vi phạm
Ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, Quận Tây Hồ đã quán triệt tinh thần quản lí nghiêm túc mọi việc ngay từ đầu. Đặc biệt đối với vấn đề đất đai, UBND Quận nhận được Chỉ thị số 01/CT-UB ngày /1/1996 về việc giao cho UBND các phường có trách nhiệm kiểm tra, xử lí các vi phạm trong quản lí, sử dụng đất. Kịp thời ngăn trặn các trường hợp mua bán trao tay, xây dựng không phép, sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng sai với qui định của pháp luật. Đồng thời ngày 19/3/1996 UBND lâm thời Quận Tây Hồ đã có quyết định 298/QĐ - UB về việc thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất và xây dựng không phép trên địa bàn.
5.1 Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm năm 2002
Căn cứ chỉ thị số 15/2001/CT-UB ngày 24/4/2002, kế hoạch số 37/KH-UB ngày 30/7/2002 của UBND Thành phố Hà Nội, UBND Quận Tây Hồ có kế hoạch số 55/KH-UB ngày 4/9/2002 kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch số 37/KH-UB ngày 30/7/2002 của UBND Thành phố Hà Nội trên địa bàn quận Tây Hồ .UBND Quận thành lập tổ công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, tham gia tổ công tác do UBND Thành phố thành lập để kiểm tra về công tác quản lý đất đai và quản lý đô thị của các đơn vị có dấu hiệu vi phạm pháp luật, báo cáo UBND Thành phố đề nghị thu hồi đất của các đơn vị có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.
Đã hoàn thiện hồ sơ trình Thành phố thu hồi đất 07 đơn vị; Thành phố đã có Quyết định số 6998/QĐ-UB ngày 22/11/2001 về việc: Thu hồi 4.283m2 đất tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ do Công ty Vận tải và dịch vụ công cộng sử dụng sai mục đích, để hoang hoá giao cho UBND quận lập dự án sử dụng đất theo đúng qui hoạch, có hiệu quả và Thông báo số 43/TB-UB ngày 30/10/2002 của UBND Thành phố Hà Nội về việc: Thu hồi đất theo Chỉ thị 15/2001/CT-UB ngày 24/4/2001 của UBND thành phố Hà Nội đối với có 01 đơn vị là Công ty Liên doanh khách sạn Đoàn kết Hồ Tây sử dụng 18.579,8m2 đất tại phường Nhật Tân.
Tính đến ngày 25/12/2002 UBND các phường cùng phòng ĐCNĐ & ĐT đã lập hồ sơ đợc 69 trường hợp đề nghị UBND quận xử lý và báo cáo Thành phố, chuyển cơ quan công an yêu cầu khởi tố, trong đó:
- 14 trường hợp UBND quận đã ra Quyết định thu hồi
- 8 trường hợp báo cáo Thành phố xin ý kiến chỉ đạo
- 9 trường hợp chuyển cơ quan công an yêu cầu khởi tố
- 26 trường hợp đang hoàn thiện và tiến hành xử lý ở cấp phường
- 12 trường hợp UBND phường đã xử lý vi phạm hành chính buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
Ngoài các trường hợp trên còn có 49 trường hợp tự san lấp ao Hủng Mạ thuộc phường Quảng An, UBND Quận giao phòng ĐCNĐ&ĐT đôn đốc lập hồ sơ thu hồi theo chỉ đạo của UBND quận.
Trong lĩnh vực giải quyết đơn thư khiếu nại : Tổng số đơn KN-TC thuộc thẩm quyền của UBND Quận là 68 hồ sơ trong đó đã giải quyết 49 hồ sơ , 03 hồ sơ không phải giải quyết ,19 hồ sơ đang giải quyết . Trong 49 hồ sơ đã giải quyết có 22 hồ sơ thư khiếu nại tố cáo, 27 hồ sơ dân nguyện. Nội dung đơn KN-TC đều tập trung vào tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình, việc giải quyết đơn thư đã thực hiện đúng thời gian quy định .
5.2 Công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại năm 2003
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và UBND Thành phố: Công điện 554/CP-NN của Chính Phủ, Quyết định 273/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 15/2001/CT-UB, Chỉ thị số 16/2002/CT-UB và Chỉ thị số 17/2002/CT-UB ...của UBND Thành phố, Quyết định số 1273/QĐ-UB, Chỉ thị số 09/2002/CT-UB, kế hoạch 74/KH-UB, kế hoạch số 55/KH-UB, công văn số 395/UB-ĐCNĐ ĐT ... của UBND Quận. UBND Quận đã chỉ đạo phòng ĐC-NĐ và ĐT phối hợp với UBND các Phường kiểm tra trong việc xử lý thu hồi đất; tăng cường công tác quản lý đất đai nhất là đất nông nghiệp; phân loại hồ sơ, xử lý tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp và chuyển nhượng đất nông nghiệp trên địa bàn các Phường thuộc Quận, cụ thể là:
- Đối với các tổ chức đơn vị :
+ Đợt I : UBND Quận đã lập hồ sơ đề nghị UBND Thành phố thu hồi đất của Công ty Vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội ( T30 ), Công ty Đầu tư xây dựng Hà Nội và UBND Thành phố đã có quyết định thu hồi đất của 1 đơn vị là Công ty Vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội (T30).
+ Đợt II : có 2đơn vị là Công ty Công trình giao thông 118 (phường Phú Thượng ), Công ty Sản xuất dịch vụ Thăng Long, kết quả UBND Thành phố đã có thông báo chuẩn bị thu hồi đất của Công ty Kinh doanh KS Đoàn Kết.
+ Đợt III : UBND Quận đã có tờ trình đề nghị UBND Thành phố thu hồi đất của Công ty Kinh doanh và xây dựng nhà , HTX Xây dựng Đại Thắng ở 18 dốc Tam Đa và Công ty Giầy Thụy Khuê ở 151 Thụy Khuê .
Hiện tại UBND Quận đang chỉ đạo Phòng ĐC-NĐ và ĐT phối hợp với UBND các Phường hoàn thiện hồ sơ đề nghị thu hồi đất của XN ô tô số 3 tại phường Phú Thượng, đội xe 204 phường Yên Phụ và nhà nghỉ Sở Thương mại tại phường Xuân La
- Đối với các cá nhân: UBND Quận đã chỉ đạo rà soát lập hồ sơ của 262 cá nhân vi phạm chỉ thị số 17/2002/CT-UB ngày 9/4/2002 của UBND Thành phố. UBND Quận đã chỉ đạo các phường hoàn thiện hồ sơ và xử lý được 164 trường hợp, ra quyết định thu hồi 62 trường hợp trong đó đã thực hiện 18 trường hợp, số còn lại đang tiếp tục chỉ đạo các Phường thực hiện .
IV. Đánh giá công tác quản lí quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ.
Tiến độ công tác cấp GCN QSDĐƠ và QSHNƠ còn chậm, chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí
Có thể nói giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở ( GCN QSDĐƠ) và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở ( QSHNƠ) là hai loại chứng thư pháp lý đầu tiên chứng minh quyền sở hữu nhà ở cũng như quyền sử dụng đất ở của người dân. Đồng thời đó cũng là căn cứ giúp cho các cán bộ trong công tác quản lí, cán bộ có thể cho phép sử dụng đất, xây dựng nhà ở của người dân hợp pháp dựa trên tiêu chuẩn quy hoạch. Tuy vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở là rất quan trọng đối với người dân và đối với công tác quản lí nhưng việc cấp phép xây dựng trên địa bàn quận trong thời gian qua vẫn còn chậm, số lượng hồ sơ chưa cấp lên đến hơn 4000 hồ sơ, số hồ sơ chưa cấp được giấy chứng nhận tồn tại dưới các dạng như: số hồ sơ chưa xác minh hiện trạng, hồ sơ chờ hồ sơ liên quan, hồ sơ chờ trên Sở giải quyết, số hồ sơ tồn tại các phường và tồn trên quận.
Nói chung công tác cấp GCN QSDĐƠ và quyền SHNƠ đã được quan tâm và cố gắng thực hiện xong do quy trình cũng như thủ tục liên quan đến công tác này còn phức tạp đòi hỏi tính chính xác cao nên công việc thực hiện còn chưa đáp ứng đúng tiến độ và cần cố gắng hoàn thành tạo điều kiện cho công tác quản lí sử dụng đất.
Công tác quản lí việc thực hiện theo quy hoạch của người dân không chặt chẽ, không có biện pháp xử lý ngay từ đầu, hoặc khi đã phát hiện thì xử lý không nghiêm và không triệt để.
Thực hiện theo các chỉ thị của Thành phố và của UBND quận các cán bộ phòng ĐC- NĐ & ĐT quận luôn quán triệt công tác quản lí việc thực hiện của người dân một cách nghiệm túc, xong do quận mới được thành lập, các hồ sơ giấy tờ đất đai còn chưa được ổn định cụ thể, quá trình đô thị hoá lại diễn ra với tốc độ cao làm cho quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất diễn ra hết sức phức tạp nên các cán bộ rất khó kiểm soát tất cả các vấn đề một cách triệt để, xảy ra tình trạng rất nhiều cá nhân cũng như tập thể đã lợi dụng tình hình này thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, vượt quá quyền lợi của mình.
3. Vấn đề về ban hành các văn bản pháp luật và triển khai thực hiện văn bản pháp luật còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng.
Vấn đề đất đai là vô cùng phức tạp nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Chính vì vậy mà nhu cầu về một hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ và đầy đủ là điều tất yếu, tuy nhiên do còn nhiều mặt hạn chế nên hệ thống văn bản pháp luật quản lí nhà nước về đất đai còn tồn tại nhiều :
- quy đinh chưa chặt chẽ: chưa quy định rõ quyền sử dụng riêng đối với từng loại đất, thường không ban hành những hình thức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm,… . Song đôi khi lại chặt chẽ quá, không tạo được điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
- Các văn bản pháp luật được ban hành còn quá xa so với thực tế, đó là việc lập văn bản mà không nghiên cứu kỹ tình hình thực tế.
- Có một số văn bản được quy định chung cho toàn quốc hoặc cho toàn thành phố nhưng khi quy định cho quận vẫn giữ nguyên mà không có sự sửa đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất ở quận.
- Công tác tuyên truyền văn bản pháp luật còn thiếu tích cực, người dân vẫn không nắm được luật và trường hợp vi phạm luật của người dân vẫn thường xuyên xảy ra.
Ngoài ra còn tồn tại một số thiếu xót nữa trong việc ban hành các văn bản pháp luật như: thiếu tính đồng bộ, chưa nhạy cảm với tình hình thực tế,…
4. Là quận mới thành lập, vấn đề sử dụng đất đai đang diễn ra hết sức phức tạp nhưng công tác quản lí qui hoạch sử dụng đất đai lại không được chú trọng đầu tư nhiều.
Hiện nay ở mọi địa phương vấn đề đất đai luôn được đặt lên hàng đầu, ở Quận Tây Hồ cũng vậy, vấn đề đất đai luôn được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp. Song do tình hình kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế không có điều kiện đầu tư cho vấn đề về công tác quản lí nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai như:
- Vốn đầu tư cho công việc điều tra, khảo sát tình hình biến động đất đai không được cập nhật thường xuyên nên không nắm được tình hình biến động của đất đai nên không điều chỉnh quy hoạch được kịp thời.
- Việc đầu tư cho cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cán bộ còn chưa đầy đủ. Lương và thưởng còn thấp so với tình hình thu nhập chung của toàn xã hội.
- Chưa có vốn đầu tư cho việc thiết lập hệ thống quản lí quy hoạch sử dụng đất thông qua hệ thống máy tính.
Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề cần đầu tư nhưng do điêu kiện còn hạn chế nên vấn đề này chưa được đầu tư nhiều.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ
I. Định hướng chức năng sử dụng đất chủ yếu của từng khu vực như sau:
- Khu vực phía Đông Bắc Hồ Tây gồm bán đảo Quảng An và khu đất nằm dọc đường Nghi Tàm - Âu Cơ từ ngã ba Nhật Tân đến đầu đường Thanh niên:
+ Phần trong đê: theo quyết định 473/BXD ưu tiên dành đất xây dựng công trình công cộng, các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, công viên cây xanh và khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự thấp tầng. Nay đề nghị giữ nguyên định hướng trên, trong đó phần lớn đất ở, đơn vị ở hiện có được cải tạo chỉnh trang theo quy hoạch.
+Phần ngoài đê: Theo quyết định 472/BXD dự kiến là đất xây dựng công trình công cộng, nhà nghỉ thấp tầng, cây xanh, khu vực làng xóm và đất dự trữ phát triển. Nay đề nghị là đất ở, đơn vị ở được giới hạn trong khu vực hiện có, việc nghiên cứu ử dụng đất phát triển đô thị trong khu vực này sẽ được khai thác sử dụng theo dự án riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Riêng khu vực bản dảo Quảng An: theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được UBND Thành phố phê duyệt ngày 24/121994 có những vị trí xin đề nghị điều chỉnh cục bộ như sau:
Vị trí 1: ký hiệu CLB1 đề nghị giữ lại hiện trạng ao sen – mặt nước.
Vị trí 2: ký hiệu CVCX1 đề nghị giữ lại hiện trạng mặt nước.
Vị trí 3: ký hiệu CVX1 là khu cây xanh công viên, đề nghị bổ xung them trường trung học cơ sở để đáp ứng yêu cầu của dân cư.
Vị trí 4: ký hiệu CVCX3 đề nghị vẫn giữ lại khu vực làng xóm hiện có( xóm Mẩu), phần còn lại thực hiện theo QĐ 473
Vị trí 5: ký hiệu CLB3 đề nghị chuyển đổi chức năng thành cây xanh để mở rộng khoảng không gian xanh ra phía Hồ Tây và ô ký hiệu BT3 vẫn giữ nguyên chức năng là nhà nghỉ, biệt thự thấp tầng.
- Trong các khu làng xóm được giữ lại hiện đang tồn tại một số nhà ở xây dựng không phù hợp về kiến trúc ( mật độ, hình thức.. ) được cải tạo, chỉnh trang khai thác sử dụng nhưng phải chỉnh sửa theo yêu cầu của quy hoạch.
- Các đường nhánh nắn chính chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
- Khu vực phía Tây Hồ Tây đến đường vành đai 2:
+ Từ đường Lạc Long Quân đến Hồ Tây: theo quyết định 473/BXD xác định là làng xóm cổ truyền và ưu tiên làm cây xanh, đường dạo. Nay đề nghị giữ lại các di tích , làng xóm cổ truyền kết hợp trồng hoa, cây cảnh, trung tâm văn hoá, cây xanh vui chơi giải trí.
+ Từ đường Lạc Long Quân đến đường vành đai 2: theo quyết định 473/BXD ưu tiên xây dựng công trình công cộng, khách sạn cao tầng. Nay đề nghị là đất ở, đất công cộng có chức năng: trung tâm hành chính quận, trung tâm giao dịch quốc tế, thương mại, văn hoá và cây xanh.
- Khu vực từ đường vành đai 2 về phía Tây: khu đô thị mới( trong đó có dự án khu đô thị mới Ciputra) trung tâm cấp Thành phố có chức năng công cộng, tài chính, giao dịch thương mại trong nước và quốc tế, cơ quan, viên nghiên cứu.
- Khu vực phái Nam và Đông Hồ Tây từ chợ Bưởi đến vườn hoa Lý Tự Trọng và dọc đường Thanh Niên:
+ Phía Nam Hồ Tây từ đường Thuỵ Khê đến Hồ Tây theo quyết định 473 /BXD chủ yếu là đất dự kiến xây dựng công trình công cộng, làng xóm cổ truyền giữ lại, nhà nghỉ thấp tầng, cây xanh. Nay đề nghị giữ các chức năng sử dụng đất ( riêng khu vực vườn hoa Lý Tự Trọng được mở rộng). Đối với các cơ sở sản xuất nằm trong khu vực này cần thiết phải di chuyển ra ngoài để bảo vệ cảnh quan và môi trường Hồ Tây, việc khai thác sử dụng đất được thực hiện theo quy hoạch được duyệt.
+ Phiá Nam Hồ Tây từ đường Hoàng Hoa Thám đến đường Thuỵ Khê: theo quyết định 473/BXD chu yếu dành đất xây dựng công trình công cộng, trung tâm giao dịch quốc tế. Nay giữ nguyên chức năng công cộng ( thương mại, văn phòng giao dịch, trụ sở cơ quan) và một phần hiện là đất đơn vị ở giữ nguyên chức năng, được cải tạo chỉnh trang theo quy hoạch.
+ Phía Đông Hồ Tây dọc hia bên đường Thanh Niên: cây sanh công viên, đường dạo ven hồ.
- Khu vực làng xóm được giữ lại theo quy hoạch sẽ được lập thành các dự án để cải tạo, chỉnh trang, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và hạ tầng kỹ thuật.
- Mặt nước Hồ Tây được dành ưu tiên cho các hoạt động công cộng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, du lịch. Khai thác và sử dụng mặt nước Hồ Tây có quy định riêng đảm bảo cảnh quan và môi trường.
- Xung quanh Hồ Tây được làm đường dạo kết hợp với cây xanh và các công trình công cộng phục vụ cho nhu cầu chung của nhân dân Thành phố.
Vùng đất ngoài đê bối dự kiến sẽ được khai thác sử dụng theo dự án.
- Những quan điểm cơ bản về sử dụng đất đai xây dựng đô thị ở quận Tây Hồ:
+ Sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái, cảnh quan sạch đẹp, ổn định, lâu bền.
+ Ưu tiên dành đất đai cho các công trình tạo dựng cảnh quan, cây xanh, vui chơi giải trí, công trình công cộng, dịch vụ đáp ứng nhu cầu chung và tạo việc làm, thích ứng với việc chuyển đổi cơ cấu lao động từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
+ Quan tâm phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trong Quận.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nghề thủ công truyền thống phát triển, để giữ được bản sắc riêng của khu vực, đồng thời tạo thêm công việc làm cho cộng đồng.
1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lí nhà nước về quy hoạch hoạch sử dụng đất
1.1 Thực trạng bộ máy quản lí đất đai nói chung và quản lí quy hoạch sử dụng đất hiện nay trên địa bàn quận được lập như sau:
Do đất đai có tầm quan trọng đặc biệt nên hệ thống quản lí nhà nước về đất đai thường xuyên được củng cố, hoàn thiện cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai bao gồm toàn bộ các cơ quan quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương làm việc trên lĩnh vực đất đai, các cơ quan này có vai trò lập ra các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng thời kiểm soát việc sử dụng và phát triển đất đai.
Năm 1996 Quận Tây Hồ chính thực đi vào hoạt động. Căn cứ vào nghị định 34/CP ngày 23/4/1999 và Thông tư hướng dẫn số 470/TT - ĐC ngày 18/7/1997 của Tổng cục Địa chính, UBND lâm thời Quận Tây Hồ đã chỉ đạo Phòng Địa chính và quản lý nhà ( 5/1999 đổi tên phòng Địa chính – Nhà đất) khẩn trương tiếp nhận, bàn giao hồ sơ, tài liệu thực địa với Huyện Từ Liêm và Quận Ba Đình để kịp thời tiến hành cắm mốc giới hành chính, thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành, củng cố đội ngũ cán bộ nhà nước từ Quận tới phường. Cho đến nay về cơ bản công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận đã đi vào nề nếp.
Hiện nay, phòng có tất cả là 12 cán bộ trong đó có 7 cán bộ chính thức, 1 cán bộ hợp đồng, 2 cán bộ đang đi học lớp công chức nguồn, 2 cán bộ đã thi vào lớp công chức nguồn do thành phố tổ chức (hiện chưa có kết quả). Với khối lượng công việc khá lớn gần như thực hiện trọn vẹn qui trình cấp GCN: thụ lý hồ sơ cấp giấy chứng nhận; in, vẽ GCN, lập tờ trình, quyết định trình UBND quận ký, cấp GCN. Bên cạnh đó còn phải tổ chức thực hiện những mặt công tác khác: công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận, xoá nợ và đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, thẩm định TKKT-TDT các công trình xây dựng, cấp phép xây dựng thuộc thẩm quyền quận; quản lý nhà nước về đô thị; giải quyết công việc chuyên môn khác do Sở ĐC-NĐ; Sở Xây dựng, sở GTCC giao… Vì vậy, công việc của phòng luôn ở tình trạng bị quá tải, mặc dù từng cán bộ của phòng đã cố gắng làm việc cả thời gian ngoài giờ, nhưng với khối lượng công việc nhiều, trong đó có nhiều phát sinh mới đã gây nhiều khó khăn về thời gian công tác và hiệu quản hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ và của cả đơn vị
Sơ đồ cơ cấu quản lý nhà nước về đất đai quận tây Hồ
Chính Phủ
Các cơ quan thuộc chính phủ
Bộ
Cơ quan ngang Bộ
Cơ quan thuộc chính phủ
Tổng cục địa chính
UBND Thành Phố Hà Nội
Sở địa chính
UBND Quận Tây Hồ
Phòng Địa chính- Nhà đất & Đô thị Quận Tây Hồ
UBND 8 phường trong quận
Cán bộ địa chính phường
1.2 Một số giải pháp kiện toàn bộ máy quản lý
1.2.1 Phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lí.
Quá trình xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai có thể chia làm 4 giai đoạn:
Xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ
Xác định mô hình cơ cấu tổng quát
Phân bổ chức năng, nhiệm vụ để hình thành nên các bộ phận, phân hệ
Tính chất, đặc điểm của đối tượng quản lý
Xác định quyền hạn trách nhiệm cho
bộ phận, con người.
Xây dựng quy chế hoạt động
Công cụ quản lý
Xây dựng cơ chế phối hợp
Giai đoạn 1: Gồm những công việc chủ yếu sau:
- Xác định mục tiêu, chức năng của tổ chức trong mối quan hệ tổng thể với các tổ chức nhằm thực hiện quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở.
- Xác định các nhiệm vụ cụ thể của tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quản lý
- Xây dựng những kết luận có căn cứ khoa học và thực tiễn để làm cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức
- Xây dựng sơ đồ tổng quát của cơ cấu tổ chức
* Chức năng của Phòng Điạ chính - Nhà đất - Đô thị
Phòng Điạ chính - Nhà đất - Đô thị là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND Quận Hai Bà Trưng giúp UBND Quận thực hiện công tác địa chính, nhà đất và đô thị có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành thống nhất với phòng kế hoạch - kinh tế trình UBND Quận phê duyệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước của Thành phố và của Quận.
* Các nhiệm vụ cụ thể của Phòng Điạ chính - Nhà đất - Đô thị:
Xây dựng trình UBND Quận quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, nhà đất, các văn bản hướng dẫn kiểm tra UBND phường, các tổ chức và công dân thực hiện chế độ, chính sách về quản lý, sử dụng đất đai, nhà đất và đo đạc bản đồ theo pháp luật.
Tổ chức thẩm định và trình UBND Quận các văn bản của UBND phường về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, nhà đất.
Trình UBND Quận để báo cáo cấp trên có thẩm quyền quyết định, loại nhà, về chủ sử dụng đất, chỉnh lý các loại tài liệu về đất đai, nhà đất, bản đồ phù hợp với hiện trạng của Quận. Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai, nhà đất theo định kỳ. Tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc hoạch định giải quyết tranh chấp địa giới hành chính cấp Quận, phường. Quản lý các tuyến mốc đo đạc, mốc địa giới thuộc Quận.
Thu thập, quản lý, lưu trữ các tài liệu về địa chính, nhà đất, bản đồ theo phân cấp.
Quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên địa chính, nhà đất của phường; tổ chức công tác kiểm tra thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý sử dụng đất đai, nhà đất, xây dựng, đo đạc bản đồ của UBND phường, của các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân. Thu thập tài liệu, bổ sung hồ sơ phục vụ công tác quản lý của UBND Quận, Sở Địa chính - Nhà đất để giải quyết các tranh chấp về đất đai, nhà cửa, xây dựng theo phân cấp quản lý.
Căn cứ phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Quận phối hợp với phòng Kế hoạch - Kinh tế lập và theo dõi việc thực hiện kế hoạch xây dựng, sửa chữa nhà ở các công trình phúc lợi công cộng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của địa phương.
Giúp UBND Quận quản lý về xây dựng cơ bản, đô thị trên địa bàn Quận, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ và sử dụng các công trình công cộng ở điạ phương. Kết hợp chặt chẽ với Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị Quận và Công an Quận, UBND phường giữ gìn trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.
Hướng dẫn lập luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình: xây dựng, cải tạo sửa chữa, kiểm tra thiết kế kỹ thuật những công trình được Thành phố phân cấp.
Tổ chức giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng, sản phẩm vật liệu xây dựng thuộc Quận quản lý. Quản lý hồ sơ hoàn công các công trình do Quận xây dựng. Phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý những công trình hư hỏng (điện, nước, cống rãnh, nhà vệ sinh, vườn hoa, cây cảnh, hè đường…) với UBND Quận, các Sở chuyên ngành.
Kiểm tra tư cách hành nghề kinh doanh xây dựng dịch vụ tư vấn xây dựng, thiết kế và sản xuất vật liệu xây dựng vận tải thô sơ, cơ giới của các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn theo quy định của Thành phố và Nhà nước.
Kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình, thủ tục xây dựng cơ bản, giúp UBND Quận tổ chức đấu thầu hoặc chọn nhà thầu đối với các công trình thuộc nguồn vốn phân cấp cho Quận quản lý, tham gia hội đồng đền bù và giải phóng mặt bằng xây dựng của Quận.
Quản lý và kiểm tra các đối tượng khai thác tài nguyên để sản xuất, vật liệu xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định của Nhà nước và Thành phố.
Hướng dẫn các tổ chức và nhân dân thực hiện các văn bản pháp quy của Nhà nước và Thành phố về quy hoạch xây dựng, kỹ thuật xây dựng, xây dựng đô thị, sản xuất vật liệu xây dựng, các quy định của Thành phố về công tác vệ sinh công cộng và giao thông, tổng hợp và kiến nghị với cấp trên bổ sung các chính sách, thể lệ, quy định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.
Giai đoạn 2:
Nhóm họp các chức năng, nhiệm vụ có mối quan hệ gần gũi để phân bổ cho các bộ phận, phân hệ của tổ chức
Xác định khối lượng công việc cần thực hiện đối với mỗi chức năng, nhiệm vụ.
Xác định thành phần của các bộ phận, phân hệ
Căn cứ vào các nhiệm vụ cụ thể nêu trên và tính chất, đặc điểm của đối tượng quản lý là đất đai và nhà ở là những tài sản có giá trị lớn, có tính phức tạp về chủ sở hữu và chủ sử dụng … phân chia phòng Điạ chính - Nhà đất - Đô thị gồm các bộ phận nghiệp vụ như sau:
- Trưởng phòng: phụ trách chung; phụ trách thực hiện: cấp giấy phép xây dựng, giải phóng mặt bằng, thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp về nhà đất, công tác nội vụ phòng.
- Phó trưởng phòng 1: giúp Trưởng phòng thực hiện và chỉ đạo công tác thẩm định các công trình xây dựng trên địa bàn do Quận và phường làm chủ đầu tư, công tác đô thị.
- Phó trưởng phòng 2: giúp trưởng phòng thực hiện và chỉ đạo công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở, ký hợp đồng thuê đất.
Đối với nhiệm vụ quản lý đất và nhà ở, bao gồm các bộ phận sau:
Bộ phận cấp phép xây dựng, giải quyết tranh chấp do hành vi xây dựng gây nên trên địa bàn gồm 2 đồng chí.
Bộ phận giải phóng mặt bằng, giải quyết đơn thư, thanh tra sử dụng đất gồm 3 đồng chí.
Bộ phận quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, ký hợp đồng thuê đất gồm 12 đồng chí.
Bộ phận giải quyết các vấn đề liên quan đến những tồn tại về các vấn đề như: ……
Công tác đánh, gắn và cấp giấy chứng nhận biển số nhà 1 đồng chí.
Bộ phận hành chính, lưu trữ và đánh máy vi tính 2 đồng chí.
Giai đoạn 3:
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận xác định quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm, phương tiện hoạt động cho các bộ phận và cá nhân
Xây dựng quy chế hoạt động, chế độ quản lý cụ thể đảm bảo điều kiện cho bộ máy tự vận hành
Giai đoạn 4:
Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, phân hệ bên trong tổ chức và giữa tổ chức với các cơ quan khác
Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của toàn tổ chức
1.2.2 Tăng cường tinh thần trách nhiệm và năng lực cán bộ quản lí
Để có thể xây dựng được đội ngũ công chức hành chính trong bộ máy quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở trong sạch vững mạnh cần có 4 yếu tố quan trọng:
1.2.2.1 Công chức cần có trình độ học vấn và phải có kiến thức quản lý Nhà nước
Trình độ học vấn hiện nay của công chức hành chính nói chung phải là cử nhân. Điểm xuất phát này rất quan trọng. Sau khi trở thành công chức hành chính phải được đào tạo hoặc bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, có chứng chỉ chuyên viên, chuyên viên chính. Từ đó tuỳ theo khả năng thăng tiến để có thể trở thành chuyên viên cao cấp, cán bộ lãnh đạo. Vì nhiều lý do, trong những năm trước đây, công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức hành chính có nhiều khó khăn nên phần lớn công chức hành chính làm việc bằng nhiệt tình, bằng kinh nghiệm, người nọ bắt chước người ki, “ học mót nhau” ở công sở. Do hoàn cảnh xuất thân và trưởng thành khác nhau nên tri thức và kinh nghiệm trong công tác cũng khác nhau. Chẳng hạn, các chính trị viên quân đội chuyển ngành thì quản lý theo kiểu chính trị viên; các sĩ quan chuyển ngành thì có kiểu mệnh lệnh quân sự; những tri thức được đào tạo ở trong nước hoặc nước ngoài về một chuyên môn khác thì vận dụng bài bản máy móc, không tánh khỏi lúng túng … Với những nguồn gốc khác nhau như vậy, nên cần thiết phải được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước để đội ngũ công chức có được tiếng nói chung, khắc phục tình trạng cùng nhau thực thi một nhiệm vụ, giải quyết một sự việc mà “ ông nói gà, bà nói vịt”.
2.2.2.2 Công chức lãnh đạo cũng như công chức thừa hành phải trong sạch, không được tham nhũng, ăn hối lộ, chiếm đoạt của công.
Đây là những yếu tố phẩm chất đạo đức. Nếu phạm vào các hành vi nêu trên, dân sẽ mất niềm tin vào đương sự và vào bộ máy hành chính.
Mọi người dễ dàng nhận thấy rằng để xây dựng uy tín phải mất nhiều năm nhưng tự làm mất uy tín thì không cần nhiều thời gian. Đồng thời khi đã mất uy tín rồi, xây dựng lại uy tín rất khó. Điều này đòi hỏi mỗi công chức hành chính lấy thi hành pháp luật làm trọng, phải tu thân thường xuyên, nếu không, sẽ “ kiếm củi ba năm thiêu một giờ”.
2.2.2.3 Công chức hành chính trong khi thi hành nhiệm vụ phải tôn trọng dân, thông cảm với dân, dân chủ với dân, không được coi thường dân
Các nhân viên nhà nước dù ở chức vụ nào cũng phải biết dựa vào dân,phụcvụ dân, đi sát dân. Đảng ta luôn coi nhà nước ta, chính quyền ta là chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Như vậy, lấy nhân dân làm đối tượng phục vụ không chỉ là đạo đức của người công chức mà còn là nguyên tăc thực thi công vụ. Không thể đến Uỷ ban nhân dân như đến một nơi … không phải của nhân dân, vì không khí uy quyền của những cá nhân đã bao phủ nặng nề cả không gian uỷ ban đó. Mặt khác trong vấn đề này là: nhân dân đóng thuế vaò ngân sách thì chính quyền sử dụng ngân sách phục vụ trở lại nhân dân sao cho đúng việc, đúng lúc, đúng mức để nhân dân thấy có hiệu quả, tiếp tục tin tưởng và ủng hộ chính quyền.
2.2.2.4 Chính sách, chế độ đối với công chức
Mỗi cá nhân gia nhập đội ngũ công chức hành chính là có sự lựa chọn về nghiệp và thường có bốn động cơ chủ yếu:
+ Muốn việc làm ổn định, vững chắc
+ Muốn được tôn trọng về nhân cách và cảm thấy công việc của mình có giá trị nhất định về mặt xã hội
+ Muốn góp phần thực hiện lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
+ Muốn đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân và gia đình ổn định và ngày một nâng cao
Lao động của công chức hành chính là loại lao động đặc biệt “ sản xuất” ra những sản phẩm đặc biệt, trong đó chứa đựng hàm lượng trí tuệ rất lớn. Qua năng lực, sự mẫn cán, lòng trung thành, đội ngũ công chức hành chính nghiêm chỉnh chấp hành nhiệm vụ chính trị, đáp ứng những yêu cầu chính đáng của nhân dân, duy trì trật tự pháp luật, kỷ cương, bảo đảm ổn định chính trị, an ninh quốc gia và an toàn xã hội. Đồng thời qua đó góp phần khắc phục “bốn nguy cơ” và phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chúng ta cần tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức hành chính của các nước tiên tiến. Có nhiều vấn đề phải giải quyết, trong đó có vấn đề phải có biện pháp tích cực nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của một bộ phận công chức để tạo cho họ yên tâm, phấn khởi, tận tuỵ với công việc, trung thành với sự nghiệp. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII cũng chỉ rõ: “ Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống ngạch, bậc công chức và cải tiến chế độ tiền lương, gắn trách nhiệm với quyền hạn, nhiệm vụ với chính sách đãi ngộ.” Vì vậy cần sớm biến những chủ trương trên của Đảng vào hiện thực đời sống công chức hành chính.
2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật văn bản pháp luật về đất đai
2.1 Về việc thiết lập và ban hành các văn bản
Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay, Nhà nước ta đã ban hành trên 200 văn bản có liên quan đến chính sách quản lý và sử dụng đất đai. Những văn bản này đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đặc biệt, từ khi Hội đồng nhà nước đã tiến hành công bố Luật Đất đai vào ngày 14/07/1993, Luật Đất đai sửa đổi đã được thông qua, đánh dấu một bước tiến quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và về pháp luật đất đai ở Việt Nam; nhằm đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ và phát huy không ngừng tiềm năng đất đai, làm cho đất đai thực sự trở thành thế mạnh để phát triển kinh tế, nâng cao trách nhiệm cho toàn xã hội đối với việc khai thác, bồi bổ vốn tài nguyên quý giá của quốc gia, đồng thời là cơ sở pháp lý đưa công tác quản lý Nhà nước về đất đai vào nề nếp, sử dụng, khai thác đất đai ngày càng có hiệu quả và tiết kiệm.
Muốn quản lý đất đai, Nhà nước phải đề ra những quy phạm pháp luật để điều chỉnh những mối quan hệ nhất định, buộc chủ thể sử dụng đất phải tuân theo khuôn mẫu, những quy tắc cụ thể, nghĩa là phải tuân theo sự điều chỉnh của pháp luật dưới hình thức quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường và quan hệ đất đai do lịch sử để lại rất phức tạp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới mà Luật Đất đai chưa quy định. Mặt khác, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đất đai làm chưa tốt, nhận thức về Luật Đất đai còn chưa đầy đủ, việc tổ chức thi hành Luật Đất đai của các cấp, các ngành chưa được quan tâm chú ý đúng mức, chỉ đạo chưa sâu sát, xử lý các vi phạm pháp luật đất đai chưa kịp thời, chưa nghiêm.
Đất đai là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, do vậy việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật một cách toàn diện phải được tiến hành từng bước, phù hợp với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và cần có thời gian nghiên cứu tổng kết thực tiễn. Trước mắt, từ các yêu cầu bức xúc về phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn hiện nay, một số vấn đề bất cập nhằm tháo gỡ các ắch tắc khó khăn trong quản lý, điều hành của Chính phủ và chính quyền địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể sử dụng đất.
Để đảm bảo việc ban hành văn bản pháp luật đạt hiệu quả cao, tức là văn bản đó phải được cấp trên thông suốt và khi đến với người dân thì người dân có thể hiểu được và nghiêm túc chấp hành văn bản đó. Theo em, muốn tạo sự thành công của văn bản thì nên thực hiện theo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Việc ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật về đất đai phải được tiến hành trên cơ sở tìm hiều và nghiên cứu tình hình sử dụng đất thực tế chứ không chỉ được lập trên cơ sở suy luận và dự báo đơn thuần, người lập ra các văn bản phải trực tiếp nắm bắt được tình hình đất đai thực tế hoặc phải cho cấp dưới điều tra khảo sát tình hình cụ thể thì mới quyết định ban hành văn bản.
Thứ hai: Các văn bản khi đến tay người dân thì nên ở dạng văn bản quy định cụ thể đối với từng loại đất, từng vị trí và từng trường hợp cụ thể không nên ở dạng chung chung. Nếu đó là những văn bản pháp luật do trung ương đề ra quy định chung cho toàn quốc hoặc toàn thành phố thì khi về đến quận nên có sự khai thác và cụ thể hoá các văn bản đó và kèm theo nó là các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Thứ ba: Nên có những văn bản quy định riêng ngay từ đầu đối với những dự án, công trình mang nét đặc trưng riêng của Quận như: Hồ Tây, Chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ,…Những dự án hoặc khu đất xây dựng xung quanh Hồ Tây hoặc gần những khu vực quan trọng mà có ảnh hưởng đến mĩ quan chung thì phải tiến hành lập ngay các văn bản quy định, không nên để tình trạng người dân xây dựng nên rồi sau đó mới ban hành văn bản và bắt phá đi.
Thứ tư: trong quá trình cán bộ địa phương trực tiếp quản lí cần năng động,nhạy bén với tình hình thực tế. Thấy vấn gì cần phải giải quyết hoặc những vấn đề gì hiện tại chưa hợp lí thì cần có ý kiến ngay với cán bộ cấp trên để đưa ra văn bản điều chỉnh kịp thời hợp lý.
Thứ năm: Trước khi ban hành các văn bản cần có những buổi thảo luận, hội thảo trong đó có cả sự tham gia của những cán bộ quản lí trực tiếp như: cán bộ quản lí cấp phường, cấp quận. Thường xuyên có sự thu thập thông tin từ phía những cán bộ quản lí trực tiếp cũng như từ phía người dân để ngày càng hoàn thiện hệ thống văn bản.
Thứ sáu: Hiện nay đã có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Quận, nên việc lập các văn bản quy định nhằm thông báo những khu vực quan trọng đã được quy hoạch cho người dân biết để không xây dựng và sử dụng đất vào những dự án lớn, thời gian sử dụng lâu.
2.2 Tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện văn bản pháp luật
Hiện nay, các văn bản pháp lụât được ban hành rất nhiều quy định rất cụ thể quyền sử dụng đất từng khu vực tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về sử dụng đất, nguyên nhân của hiện tượng này một phần là do công tác tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện các văn bản pháp luật do cơ quan quản lí ban hành. Để khắc phục những nhược điểm của công tác tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện các văn bản pháp luật nhà nước quy định cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Cán bộ quản lí cần nhanh chóng triển khai nghiên cứu và phân tích cụ thể yêu cầu trong văn bản quy định đối với địa phương mình từ đó lập ra kế hoạch tuyên truyền nội dung của văn bản đó.
- Đối với các văn bản có tính chất tuyên truyền rộng nên nhờ các Phường trực tiếp tuyên truyền hộ thông qua các chương trình truyền thanh hàng ngày ở phường, hoặc thông qua các tổ trưởng tổ dân phố. Còn đối với các văn bản có tính chất quy định riêng đối với từng khu vực thì nên ban hành thành văn bản cụ thể xuống từng phường và từng khu vực dân cư riêng, kèm theo văn bản đó là các hướng dẫn thực hiện và những qui định của nhà nước về xử lí vi phạm đối với những trường hợp cố tình vi phạm.
- Cán bộ địa chính ở các phường thường xuyên tổ chức những buổi họp hoặc tổng kết, hội thảo thường xuyên về vấn đề sử dụng đất đai, trong những buổi tổ chức này nên có sự tham gia của cả người dân và thông qua đó tuyên truyền các quy định mới về đất đai, đồng thời phân tích kỹ và hướng dẫn người dân thực hiện được văn bản pháp luật đó.
- Cán bộ Phòng Địa chính – Nhà đất & Đô thị thường xuyên liên lạc và phối hợp với bộ địa chính phường, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức công tác tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện các văn bản pháp luật.
3. Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCN QSHNƠ và quyền SDĐƠ.
3.1 Một số giải pháp về quy trình cấp giấy chứng nhận
3.1.1 Quy trình tiến hành kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Để tăng cường công tác quản lí nhà nước về đất đai và nhà ở, đẩy nhanh tiến độ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, các bước được thực hiện trong việc đăng ký cấp giấy chứng nhận được phân chia như sau:
Bước 1: Kê khai đăng ký nhà ở và đất ở
Chủ nhà kê khai đầy đủ, rõ ràng nội dung theo mẫu quy định, sao chụp chuẩn bị các bản sao giấy tờ liên quan về nhà ở, đất ở và nộp hồ sơ tại UBND Phường, thị trấn. Hồ sơ kê khai được lập thành 3 bộ để quản lí ở 3 cấp Phường, Quận, Thành phố.
Các cán bộ địa chính phường có trách nhiệm phối hợp với các cán bộ của đơn vị đo vẽ bản đồ địa chính tại phường, lập hồ sơ thửa kỹ thuật thửa đất để người dân làm cơ sở kê khai đăng ký.
Bước 2: Kiểm tra phân loại hồ sơ nhà ở, đất ở.
Hội đồng đăng ký nhà ở, đất ở cấp phường và nhóm cán bộ chuyên môn của cơ quan quản lí nhà ở, đất ở kiểm tra bản đăng ký và các giấy tờ kèm theo phân thành 2 loại: loại có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và loại chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
Đối với hồ sơ đủ điều kiện xét cấp giấy chứng nhận: Nhóm cán bộ chuyên môn của cơ quan quản lý nhà đất cùng với UBND phường kiểm tra, đo vẽ nhà ở, đất ở. Cấp đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã hoàn tất các thủ tục đã nêu ở bước trên.
Đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì các cơ quan quản lí nhà nước về đất đai và nhà ở hướng dẫn các công việc phải làm tiếp theo để người dân biết thủ tục tiến hành.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ tại cấp Quận
Phòng Địa chính – Nhà đất cấp quận ( huyện) có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ kê khai đăng ký do UBND cấp phường chuyển lên để thẩm định, kiến nghị việc cấp hay chưa đủ điều kiện giấy chứng nhận, kiến nghị các khoản phải nộp theo quy định được ghi nợ để cấp giấy chứng nhận.
Nếu hồ sơ nào đủ điềukiện cấp giấy chứng nhận, phòng Địa chính – Nhà đất lập danh sách đề nghị cấp giấy chứng nhận, tờ trình và bản thảo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở để trình UBND Quận ký, trình Thành phố.
Nếu hồ sơ nào còn vướng mắc phải xử lý, phòng Địa chính nhà đất tập hợp hồ sơ báo cáo hội đồng xét cấp giấy chứng nhận cấp quận xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể. Sau khi xét duyệt, Hội đồng thẩm định lập biên bản kiến nghị trường hợp nào được cấp, trường hợp nào để lại bổ sung hồ sơ và trường hợp nào không cấp được giấy chứng nhận. Sau đó phòng Địa chính có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ các trường hợp được đề nghị cấp lên Sở Địa chính nhà đất để thẩm định và hoàn tất thủ tục trình UBND Thành Phố phê duyệt cấp giấy chứng nhận
Bước 4: Trình UBND Thành Phố ký giấy chứng nhận và thực hiện cấp giấy chứng nhận.
Các cơ quan quản lí cấp tỉnh ( Sở Địa chính- Nhà đất): thực hiện tổ chức phúc tra các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở kèm theo danh sách; lập báo cáo trình UBND cấp tỉnh kèm theo danh sách các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và chịu trách nhiệm trước UBND về kết quả kiểm tra; trình UBND thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở( 2 bản) đã được thể hiện theo đúng quy định.
UBND Thành Phố duyệt và ký vào giấy chứng nhận.
Bước 5: Phương thức giao giấy chứng nhận:
Cơ quan quản lí nhà đất cùng với UBND các cấp tổ chức giao giấy chứng nhận tại phường sau khi người được cấp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác.
3.1.3 Nhận xét về quy trình và một số kiến nghị về quy trình cấp giấy chứng nhận đó:
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở là một vấn đề quan trọng chính vì vậy mà cần công việc tiến hành cấp cần phải tiến hành cẩn thận tránh trường hợp sai sót. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hiện nay là tương đối đầy đủ đảm bảo quá trình cấp giấy chứng nhận cẩn thận và ít xảy ra nhầm lẫn. Tuy nhiên thực hiện theo quy trình này thì mất nhiều thời gian cho công việc này cấp giấy chứng nhận.
Trong quá trình cấp giấy chứng nhận khâu kiểm tra độ chính xác của hồ sơ được thực hiện 3 lần : một lần ở cấp phường, một lần ở quận và một lần trên sở địa chính. Khâu kiểm tra này là quan trọng, tuy nhiên nếu chúng ta có thể giảm bớt số lần kiểm tra và nâng cao trách nhiệm của cán bộ kiểm tra thì sẽ giảm được lượng thời gian tương đối nhiều. Ví dụ đối với những hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì UBND Thành Phố có thể uỷ quyền cho UBND Quận quyết định cấp giấy chứng nhận. Còn đối với những hồ sơ không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì sau khi xét duyệt tại hội đồng cấp quận thì mới cần chuyển lên thành phố xét duyệt lại.
Trong khâu trả giấy chứng nhận cũng tương đối phức tạp: sau khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận xong thì hồ sơ lại qua một loạt các bước ngược lại với lúc chuyển lên. Hồ sơ từ Thành phố về Quận sau đó về Phường rồi mới đến người dân. Ngay trong khâu này cũng mất rất nhiều thời gian chính vì vậy nên bỏ bớt một số khâu rườm rà như vậy. Hồ sơ sau khi xét duyệt có thể chuyển trực tiếp từ Thành phố về Phường hoặc từ Thành phố thành lập một phòng chuyên trách việc trả hồ sơ, và người dân có thể đến đấy nộp lệ phí và nhận hồ sơ và giấy chứng nhận luôn.
Nhìn chung trong công tác cấp giấy chứng nhận hiện nay có một số khâu có thể giảm đi để có thể giảm bớt thời gian cấp như giảm khâu kiểm tra độ chính xác của hồ sơ, khâu trả hồ sơ, tuy nhiên do vấn đề về tính trách nhiệm của các cán bộ trong công tác kiểm tra chưa đảm bảo được UBDN Thành phố và các cơ quan lãnh đạo cấp cao tin tưởng nên chưa có đủ thẩm quyền quyết định cấp giấy chứng nhận. Vì vậy vấn đề trọng tâm là phải nâng cao tính trách nhiệm của mỗi cán bộ quản lí đảm bảo tính chính xác của công tác kiểm tra.
3.2. Cập nhật và tổ chức hợp lí hệ thống thông tin về vấn đề sở hữu đất đai.
Công tác cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam nói chung và tại quận Tây Hồ nói riêng, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở diễn ra vẫn còn chậm, một trong những nguyên nhân là hệ thống thông tin về thửa đất và ngôi nhà cần cấp GCN hầu như không có. Chính điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ cấp GCN. Việc thiết lập một hệ thống thông tin hiện đại mang tính chất hiện đại hoá, cập nhật thông tin diễn ra nhanh chóng và chính xác là yêu cầu cấp bách trong thời gian tới.
Tại các nước phát triển đã thành lập và ngày càng hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai. Nhờ đó họ có thể cập nhật các thông tin về sự biến động đất đai một cách nhanh chóng và thuận tiện, phù hợp với thực tiễn. Các trung tâm lưu trữ thông tin có thể cung cấp một cách nhanh chóng, chính xác các thông tin về đất đai của từng khu vực, từng đường phố, từng thửa đất tại nông thôn hoặc thành thị qua mạng máy tính.
Tại Việt Nam tuy chưa có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu từ đó thiết lập một hệ thống thông tin về đất đai và nhà ở như các nước phát triển. Nhưng ít nhất cùng với việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ tin học như hệ thống mạng máy tính, các hệ thống thông tin phục vụ cho việc tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Hiện nay sở Địa chính – Nhà đất thành phố Hà Nội nhờ xây dựng một hệ thống mạng máy tính nội bộ mà công tác cấp giấy chứng nhận đã diễn ra hết sức nhanh chóng. Thông qua hệ thống mạng thông tin này mà các cán bộ viết giấy chứng nhận có thể lấy thông tin từ các cá nhân khác hoặc những thông tin có trong máy chủ, từ đó có thể điều chỉnh, sửa đổi đúng với tình hình thực tế diễn ra.
Để giúp cho công tác quản lí đất đai và nhà cửa được tốt và đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường bất động sản của nhà nước ta trong thời gian tới thì Chính phủ phải cùng với ngành điạ chính xây dựng một hệ thống thông tin, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành Địa chính, từ đó theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên đây không phải là công việc có thể làm ngay được mà cần có thời gian đào tạo cán bộ, trang thiết bị, kết nối máy tính từ trung ương đến địa phương, đưa hệ thống bản đồ và hệ thống luật pháp vào mạng… Như vậy, việc tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở sẽ được tiến hành nhanh hơn, những vướng mắc trong quá trình thực hiện được giải quyết kịp thời, nhanh chóng.
3.3. Một số giải pháp hỗ trợ khác
Giải pháp tuyên truyền phổ biến cho các đối tượng hiểu được hiệu quả của việc cấp giấy chứng nhận. Thông qua đó họ nhận thức đúng đắn và ủng hộ việc thực hiện công tác cấp GCN.
Thực hiện hoá công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính theo công nghệ cao, điện tử hoá, tự động hoá việc thực hiện công tác để có được một hệ thống thông tin chính xác phục vụ công tác xét duyệt cấp GCN.
Nhà nước cần đầu tư kinh phí thoả đáng cho các cơ sở tiến hành cấp GCN, các công tác phục vụ cho việc cấp GCN như: công tác đo đạc bản đồ địa chính, công tác quy hoạch sử dụng đất nhất là những bản đồ chi tiết tỷ lệ 1/200 hoặc 1/500 làm cơ sở xét duyệt cấp giấy chứng nhận.
Quán triệt phương châm dễ làm trước, khó làm sau, chọn khâu đột phá tại cấp phường để tổ chức thực hiện. Tập trung chỉ đạo sâu sát tới cấp cơ sở, thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện để theo dõi, đôn đốc các nơi có tiến độ chậm.
4. Giải pháp hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quy hoạch sử dụng đất
Mặc dù các cơ quan quản lí nhà nước về đất đai đã cố gắng hết sức trong công tác quản lí việc sử dụng đất theo quy hoạch của người dân nhưng vẫn không thể tránh được những hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng đất, trong đó có những vi phạm đã xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng và nó phá vỡ việc xây dựng quy hoạch cũng như kế hoạch của nhà nước. Tất nhiên sự vi phạm xảy ra là do nhiều nguyên nhân, ở đây là cả về phía cơ quan quản lý và các tổ chức, cá nhân sử dụng.
Đất đai là tài nguyên đặc biệt nó phục vụ cho mọi công việc sản xuất và kinh doanh, đôi khi các tổ chức và cá nhân vì lợi ích cá nhân của mình mà vi phạm pháp luật về sử dụng đất hoặc sử dụng đất không theo quy hoạch, không xin phép trước khi sử dụng. Một số trường hợp không phải sử dụng đất không theo mục đích sản xuất mà theo mục đích xây dựng nhà ở đôi khi cũng thực hiện sai với quy định của pháp luật như: không xin phép xây dựng, xây dựng không đúng diện tích xin phép,….Ngoài ra còn có rất nhiều trường hợp vi phạm khác nữa. Để khắc phục một phần những hiện tượng vi phạm như trên thì nên quán triệt một số phương hướng sau:
- Các cán bộ quản lí quán triệt nguyên tắc quản lí nghiêm túc ngay từ đầu, cố gắng tránh tình trạng không quản lí nghiêm đến lúc xảy ra vi phạm rồi thì mới xử phạt.
- Phải phân công trách nhiệm quản lí từng lĩnh vực, từng khu vực cho từng cán bộ quản lí. Các cán bộ được giao phải lập ra cho mình những kế hoạch và biện pháp quản lí phù hợp, phải liên tục hướng dẫn người dân về vấn đề sử dụng đất, về quyền và nghĩa vụ mà người dân có được đối với vấn đề về sử dụng đất đai. Người cán bộ phụ trách cụ thể này chịu trách nhiệm trước cán bộ lãnh đạo cấp trên về việc thực hiện pháp luật đất đai của nhân dân khu vực mình quản lý.
Công tác thanh tra và kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm ở tất cả các cấp, các ngành. Hàng năm, cần có kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng đất đai của chủ sử dụng đất trên địa bàn.
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật đất đai cho người dân biết,
- Phải thường xuyên có sự kết hợp giữa các cán bộ phòng Địa chính – Nhà đất với cán bộ phòng thanh tra
- Công tác thanh tra và kiểm tra được xác lập như một chức năng thiết yếu, một công cụ đắc lực cho cơ quan quản lí nhà nước. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện ngăn ngừa những thiếu sót, sai phạm trong quá trình quản lí, điều hành tính thiếu khả thi, thiếu thực tế của các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện. Qua đó đề xuất những kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền biện pháp khắc phục, điều chỉnh nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước về đất đai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CNG TC QU7842N L NH N4317898C V7872 QUI HO7840CH S7916.doc