Đề tài Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 - Những vấn đề pháp lý cơ bản

Từ nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của môi trường chính trị - xã hội trong việc phát triển kinh tế-xã hội nói chung và thu hút FDI vào trong nước nói riêng. Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, coi đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Xét cả về lịch sử và thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cho thấy: Chính sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thành công trong hơn 70 qua không tránh khỏi có lúc Đảng mắc sai lầm, khuyết điểm, song rõ ràng là ở đâu, khi nào buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng thì khi đó sẽ dẫn đến khó khăn thất bại. Trong điều kiện hiện nay, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng làm tiền đề cho việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và nâng cao hiệu lực của Nhà nước trên các lĩnh vực từ quản lý kinh tế đến quản lý xã hội. Kiên định con đường đã lựa chọn, Việt Nam xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh đi lên CNXH là phù hợp với xu thế của thời đại, là ước mơ ngàn đời của dân tộc.

doc83 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 - Những vấn đề pháp lý cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh chấp lớn gây tổn hại cho các nhà đầu tư. 2- Thẩm quyền giải quyết và luật được áp dụng Điều 122 Nghị định 24/2000 NĐ-CP quy định: 1. Tranh chấp giữa các bên liên doanh, các bên hợp doanh với nhau; hoặc tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổ chức cá nhân nước ngoài; hoặc tranh chấp giữa các bên liên doanh nước ngoài, các bên hợp doanh nước ngoài với các tổ chức kinh tế Việt Nam trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải giữa các bên tranh chấp. Trong trường hợp hòa giải không thành các bên tranh chấp có thể thỏa thuận một trong các phương pháp giải quyết sau đây: a. Tòa án Việt Nam b. Trọng tài Việt Nam hoặc trọng tài nước ngoài, trọng tài quốc tế. c. Trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập 2. Tranh chấp giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhau hoặc giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải quyết tại các tổ chức trọng tài hoặc tòa án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam. 3. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát sinh từ hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; tranh chấp giữa doanh nghiệp BOT với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải quyết theo phương thức do các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng phù hợp với quy chế của Chính phủ về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều 24 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 cũng có quy định: "Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc giữa các bên liên doanh cũng như các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng hòa giải. Trong trường hợp các bên không hòa giải được thì vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc tòa án Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam. Đối với tranh chấp giữa các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc lựa chọn một tổ chức trọng tài khác để giải quyết vụ tranh chấp. Các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh và hợp đồng xây dựng - chuyển giao được quyết định theo phương thức do các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng". Việc quy định cụ thể các cơ quan giải quyết tranh chấp nhằm tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài giảm bớt được thời gian, thủ tục phiền hà, giải quyết đúng đắn chức năng thẩm quyền, qua đó bảo vệ lợi ích chính đáng của họ. Cách giải quyết nhanh gọn, mềm dẻo giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài an tâm hơn, tin tưởng hơn vào Luật Việt Nam khi xảy ra tranh chấp. Sở dĩ pháp luật Việt Nam chia ra các loại tranh chấp khác nhau là do đặc điểm tính chất của từng hình thức hoạt động đầu tư có đặc trưng riêng biệt, phải phân ra để có phương pháp giải quyết phù hợp. Có thể thấy biện pháp hòa giải là biện pháp đầu tiên mà luật quy định bắt buộc là đúng đắn. Nếu hòa giải kết thúc tốt đẹp ở bước này đều tránh cho các bên chi phí tốn kém, nếu không thành thì cũng giúp cho các bên định hướng được mức độ của vấn đề, thỏa thuận, lựa chọn ra cơ quan nào để giải quyết tranh chấp vì vấn đề tranh chấp kinh tế là rất nhạy cảm và ảnh hưởng quan trọng tới các bên đối tác với nhau. Trong các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư kí giữa Việt Nam và một số nước đều quy định về cách thức giải quyết tranh chấp, cơ quan xét xử... Trong các Hiệp định đó thường chia ra 2 loại tranh chấp: - Tranh chấp về đầu tư. - Tranh chấp giữa các bên ký kết về giải thích hoặc áp dụng các Hiệp định, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà vụ tranh chấp được giải quyết theo một thủ tục, trọng tài thích hợp. Tuy nhiên bước hòa giải vẫn là giai đoạn đầu của việc giải quyết tranh chấp về đầu tư, còn đối với các tranh chấp liên quan tới việc giải thích và áp dụng Hiệp định giữa các bên kí kết thì bước đầu tiên giải quyết bằng con đường ngoại giao. Nếu không thành thì đưa ra cơ quan trọng tài do các bên thỏa thuận lựa chọn giải quyết. Như vậy, có thể khẳng định việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư nước ngoài thông qua các quy định pháp luật Việt Nam là không quá cứng nhắc và không hạn chế. Tuy nhiên để có tính thực thi, vấn đề đặt ra là phải cải cách hệ thống tư pháp mà trước tiên là tòa án và trọng tài kinh tế, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, chuyên viên trong lĩnh vực này để phán quyết đưa ra được đúng đắn và khách quan, phù hợp với pháp luật. Giảm bớt các thủ tục rườm rà, yêu sách và thời gian trong quá trình giải quyết tranh chấp. Nếu giải quyết tốt các vấn đề này chắc chắn sẽ tạo tâm lý ổn định đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm ổn định trong quá trình họ đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Chương III LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NĂM 2000 NHỮNG QUY ĐỊNH BỔ XUNG VÀ SỬA ĐỔI Nhằm tiếp tục tạo dựng môi trường pháp lý đồng bộ, thông thoáng, ổn định cho các hoạt động đầu tư, tăng cường tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới, tiến tới xây dựng một phương pháp luận chung về đầu tư, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời cũng là nhằm mục đích tranh thủ nhiều hơn nguồn vốn và kỹ thuật tiên tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu. Quốc Hội khóa X kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật sửa đổi bổ xung một số điều Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật đã bổ xung 2 điều mới và sửa đổi 20 Điều khoản của luật hiện hành. Tiếp đó ngày 31/7/2000 Chính phủ đã có Nghị định 24NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Một lần nữa đây là sự thể hiện tính nhất quán và lâu dài trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn mới. Với những căn cứ pháp lý rõ ràng cụ thể, những hướng dẫn chi tiết, những ưu đãi đặc biệt được nêu trong Luật sửa đổi bổ xung lần này và trong Nghị định 24/2000 NĐ-CP của Chính phủ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ngày càng an tâm và phấn khởi đầu tư vào Việt Nam và hứa hẹn sẽ có những thành quả mới to lớn hơn trong tương lai không xa. I- LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NĂM 2000 VỚI LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NĂM 1996. Bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ 21 với xu thế toàn cầu hóa, để thúc đẩy phát triển nền kinh tế của đất nước, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Chính phủ Việt Nam đã cho ra đời Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 với những quy định bổ xung và sửa đổi có tính hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài so với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. 1- Nội dung quy định bổ xung Để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước. Luật đầu tư nước ngoài đã có các quy định bổ xung. Sau đây là nội dung bổ xung 2 Điều khoản của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 so với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996. - Điều 19a Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 quy định "Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh trong quá trình hoạt động được phép chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư, chia tách sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp". Theo Điều khoản bổ xung này, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được phép chuyển đổi các hình thức đầu tư, chia tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thích ứng với tình hình đầu tư trong nước và trên thế giới. Như vậy, khi các doanh nghiệp được quyền chuyển đổi hình thức đầu tư chia tách, sát nhập sẽ nâng cao khả năng thích ứng để đạt hiệu quả kinh doanh tích cực. Điều 21a Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: 1. Trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tiếp tục được hưởng các ưu đãi đã được quy định trong Giấy phép đầu tư và luật này hoặc được Nhà nước giải quyết thỏa đáng theo các biện pháp sau đây: a. Thay đổi mục tiêu hoạt động của dự án b. Miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật c. Thiệt hại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được trừ khấu hao vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. d. Được xem xét bồi thường thỏa đáng trong một số trường hợp cần thiết. 2. Các quy định mới ưu đãi hơn được ban hành sau khi được cấp Giấy phép đầu tư sẽ được áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh". Khi đất nước đang chuyển mình để bước vào thế kỷ 21 vấn đề thay đổi pháp luật là tất yếu để kích thích sự phát triển của đất nước. Vấn đề thay đổi pháp luật về kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài nói riêng là một vấn đề khá tế nhị. Có trường hợp thay đổi pháp luật có lợi cho các nhà đầu tư, nhưng cũng có trường hợp gây thiệt hại cho họ. Chính vì vậy Nhà nước đã có quy định tại điều 21a Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2000 để đảm bảo cho các nhà đầu tư không bị thiệt hại trong trường hợp có sự thay đổi pháp luật. Trong nền kinh tế mới phát triển của Việt Nam những biến động thay đổi là không thể tránh khỏi. Vì vậy đảm bảo lợi ích và quyền lợi cho các nhà đầu tư chính là một biện pháp cần thiết để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư về chính sách pháp luật của Việt Nam. Điều luật này đã ra đời hết sức kịp thời, được các nhà đầu tư đánh giá là rất cần thiết để tạo nên sự hấp dẫn thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn. 2. Các quy định sửa đổi Luật đầu tư 1996. Để đầu tư ra nước ngoài các nhà đầu tư hết sức quan tâm đến môi trường pháp lý của nước sở tại, bởi vậy Luật đầu tư phải có được sự hấp dẫn để các nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư vào các dự án. Chính vì vậy Luật đầu tư tại Việt Nam năm 2000 đã đưa những sửa đổi để hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư khi đất nước đang bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của xu thế toàn cầu hoá. 2.1- Những quy định chung: Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Nhà nước Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực và địa bàn sau: Khoản 2 điều 3 được sửa đổi như sau: Địa bàn: a. Địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn b. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 2.2- Hình thức đầu tư: Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau trong vấn đề này có các sửa đổi như sau: Điều 14 khoản 1 được sửa đổi với nội dung: "Những vấn đề quan trọng nhất sửa đổi bổ xung điều lệ doanh nghiệp do hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp. Các bên liên doanh có thể thỏa thuận trong điều lệ doanh nghiệp các vấn đề khác cần được quyết định theo nguyên tắc nhất trí. 2.3- Biện pháp đảm bảo đầu tư: Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam bảo đảm đối xử công bằng và thỏa đáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Điều 21 đã được sửa đổi như sau: "Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa. Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam". 2.4- Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền và nghĩa vụ đối với Việt Nam. Điều 33 được sửa đổi như sau: "Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mua ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Chính phủ Việt Nam bảo đảm cân đối ngoại tệ cho những dự án đặc biệt quan trọng đầu tư theo chương trình của Chính phủ trong từng thời kỳ. Chính phủ Việt Nam bảo đảm hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và một số dự án quan trọng khác". - Điều 34 được sửa đổi như sau: Các bên trong doanh nghiệp liên doanh có quyền chuyển nhượng giá trị phần vốn của mình trong doanh nghiệp liên doanh, nhưng phải ưu tiên chuyển nhượng cho các bên trong doanh nghiệp liên doanh. Trong trường hợp chuyển nhượng cho doanh nghiệp ngoài liên doanh thì điều kiện chuyển nhượng không được thuận lợi hơn so với điều kiện đã đặt ra cho các bên trong doanh nghiệp liên doanh. Việc chuyển nhượng vốn phải được các bên trong doanh nghiệp liên doanh thỏa thuận. Những quy định này cũng được áp dụng đối với việc chuyển nhượng và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có quyền chuyển nhượng vốn của mình. Trong trường hợp chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 25%.". - Điều 35 được sửa đổi như sau: "... Trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép mở tài khoản ở nước ngoài". - Điều 40 được sửa đổi như sau: "Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh sau khi quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá 5 năm". - Điều 41 được sửa đổi như sau: "Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác, việc trích thu nhập còn lại để lập các quỹ dự phòng, quỹ phúc lợi, quỹ mở rộng sản xuất và các quỹ khác do doanh nghiệp quyết định". - Điều 43 được sửa đổi như sau: "Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nhà đầu tư nước ngoài phải nộp một khoản thuế là 3%, 5%, 7% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài, tuỳ thuộc vào mức vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn thực hiện hợp đồng hợp tac kinh doanh. - Điều 44 được sửa đổi như sau: "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo quy định của luật này được giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp so với các dự án cùng loại, trừ trường hợp áp dụng mức thuế xuất, thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%, được áp dụng mức thuế xuất, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 3% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài". - Điều 46 được sửa đổi như sau: 1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh sử dụng mặt đất mặt nước, mặt nước biển phải trả tiền thuê, trong trường hợp khai thác tài nguyên theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định việc miễn hoặc giảm tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển đối với các dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, xây dựng - chuyển giao, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. 2. Trong trường hợp bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị sử dụng đất thì bên Việt Nam có trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục để được quyền sử dụng đất. Trong trường hợp Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thì UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án đầu tư tổ chức thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục cho thuê đất. 3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất để bảo đảm vay vốn tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. Chính phủ quy định điều kiện và thủ tục doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thế chấp quyền sử dụng đất. - Điều 47 được sửa đổi như sau: 1. Thuế xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được áp dụng theo luật thuế xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu. 2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định bao gồm: a. Thiết bị, máy móc b. Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và phương tiện vận chuyển dùng để đưa đón công nhân. c. Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu phụ kiện đi kèm với thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm b khoản này. d. Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị máy móc trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc. đ. Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ. 3. Nguyên liệu vật tư linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất. 4. Chính phủ quy định việc miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa đặc biệt cần khuyến khích đầu tư khác. - Điều 52 được sửa đổi như sau: "Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh chấm dứt hoạt động trong những trường hợp sau: 1. Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép đầu tư 2. Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc thỏa thuận của các bên. 3. Theo quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài do vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc quy định của Giấy phép đầu tư. 4. Do bị tuyên bố phá sản - Điều 53 được sửa đổi như sau: 1. Khi chấm dứt hoạt động trong trường hợp quy định tại các điểm 1,2 và 3 Điều 52 của luật này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải tiến hành thanh lý tài sản doanh nghiệp, thanh lý hợp đồng. 2. Trong quá trình thanh lý tài sản doanh nghiệp, nếu phát hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì việc giải quyết phá sản của doanh nghiệp được thực hiện theo thủ tục quy định trong pháp luật về phá sản doanh nghiệp. 3. Việc giải quyết phá sản doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. 4. Trong trường hợp bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất mà doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản thì giá trị còn lại của quyền sử dụng đất đã góp vốn thuộc tài sản thanh lý của doanh nghiệp. Như vậy quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được khẳng định nó giúp cho nhà đầu tư và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hưởng những ưu đãi của Chính phủ Việt Nam giúp cho các nhà đầu tư yên tâm tin tưởng vào chính sách và pháp luật Việt Nam đối với họ. 2.5- Quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài Ngày nay khi mở cửa nền kinh tế thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế của Việt Nam, do vậy Nhà nước đã có những chính sách về đầu tư nước ngoài cụ thể, để đảm bảo đầu tư có hiệu quả.Lĩnh vực quản lí Nhà nước về đầu tư. Nhà nước cũng có những sửa đổi đáng kể góp phần tăng hiệu quả tích cực, tác động tốt của công tác quản lý Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài với nội dung sửa đổi như sau: Điều 55 đã được sửa đổi với quy định: Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chính phủ quy định việc thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư, việc đăng ký cấp Giấy phép đầu tư, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, lĩnh vực, tính chất, quy mô của dự án đầu tư, quyết định việc phân cấp Giấy phép đầu tư cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quy định việc cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Điều 59 được sửa đổi là: Các bên hoặc một trong các bên hoặc nhà đầu tư nước ngoài gửi cho cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Chính phủ. Điều 60 được sửa đổi là: Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét đơn và thông báo quyết định cho nhà đầu tư trong thời hạn 45 ngày đối với các dự án thuộc diện thẩm định cấp Giấy phép đầu tư, 30 ngày đối với các dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Quyết định chấp thuận được thông báo dưới hình thức Giấy phép đầu tư. Giấy phép đầu tư đồng thời là Giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh". Điều 63 được sửa đổi như sau: Doanh nghiệp, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, tổ chức, cá nhân, cán bộ công chức, cơ quan Nhà nước vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy địnhcủa pháp luật. Điều 64 được sửa đổi như sau: 1. Việc thanh tra hoạt động của doanh nghiệp phải được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật. 2. Việc thanh tra tài chính không được quá 1lần trong 1 năm đối với một doanh nghiệp. Việc thanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền, khi kết thúc thanh tra phải có biên bản kết luận thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận thanh tra. Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc người lợi dụng việc thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 3. Nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tổ chức, cá nhân được quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định và hành vi trái pháp luật gây khó khăn phiền hà của cán bộ công chức, cơ quan Nhà nước. Việc khiếu nại, khởi kiện và việc giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật". Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam căn cứ vào những quyết định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2000, có thể kí thỏa thuận với nhà đầu tư nước ngoài hoặc đưa ra các biện pháp đảm bảo bảo lãnh về đầu tư. Các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng, việc áp dụng luật của nước ngoài nếu việc áp dụng luật của nước ngoài không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. 3- Đánh giá chung: Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ lúc ra đời cho đến nay đã gần 14 năm, với các quy định thông thoáng, hấp dẫn về cơ bản phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, đảm bảo được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo vệ được chủ quyền và lợi ích của Nhà nước và các tổ chức kinh tế Việt Nam, phù hợp với thực tế đất nước nên đã đáp ứng được nhu cầu mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài những điều kiện ưu đãi đảm bảo vốn đầu tư của họ, đồng thời hấp dẫn họ bằng việc đưa ra Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2000 với các quy định mới và quy định được sửa đổi phù hợp. Từ khi Luật đầu tư năm 2000 được áp dụng nó càng chứng tỏ những ưu điểm hơn hẳn so với Luật đầu tư năm 1996 luật đã được bổ xung 2 Điều và sửa đổi 20 Điều để phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước khi chúng ta vừa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Đầu tư nước ngoài năm 2000 bước đầu đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại. Tổng vốn đăng ký, kể cả cấp mới và bổ xung trong năm 2000 đạt 2,398 tỉ USD, so với năm 1999 tăng 9%, trong đó: - Cấp mới: trên địa bàn cả nước có 344 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng kí đạt 1,973 tỉ USD so với năm 1999, vốn đăng kí cấp mới tăng 26%, số dự án tăng 11%. - Tăng vốn:Có 153 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 425,6 triệu USD. So với năm 1999, số dự án xin tăng vốn bằng 94% và số vốn tăng thêm bằng 68%. Sự phục hồi bước đầu của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2000 là một dấu hiệu đáng khích lệ trong bối cảnh đầu tư quốc tế vào nước ASEAN suy giảm và trong điều kiện môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Có thể nói kết quả này là do tác động tích cực của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sau khi đã được sửa đổi và bổ xung kịp thời trong tình hình bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, đã có những giải pháp cải thiện môi trường pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. II- NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài được nhiều quốc gia coi là chính sách quan trọng để xây dựng và phát triển kinh tế. Đối với Việt Nam điều đó càng quan trọng và cấp thiết hơn khi nguồn vốn này sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh. Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được ban hành lần đầu tiên vào ngày 29/12/1987 và đã được sửa đổi bổ xung nhiều lần 1990 - 1992 - 1996 và gần đây nhất là năm 2000. Làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể so với những năm đầu ban hành Luật đầu tư. Dưới góc độ cạnh tranh lành mạnh, môi trường đầu tư phải có tính hấp dẫn cao, hoặc phải có tính khác biệt tích cực so với các nước có điều kiện tương tự để thu hút tốt hơn các nhà đầu tư nước ngoài. Từ góc độ nghiên cứu đó, cần phải có các phương án cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư trong hiện tại và tương lai. Trên thị trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực châu Á hiện nay những đối thủ cạnh tranh trực tiếp chủ yếu với Việt Nam là Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN, do đó chúng ta cần phải nâng cao hiệu quả của Luật đầu tư nước ngoài, cần phải cải thiện môi trường chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường pháp lý để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. 1. Môi trường chính trị - xã hội và kinh tế. 1.1- Môi trường chính trị - xã hội: Từ nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của môi trường chính trị - xã hội trong việc phát triển kinh tế-xã hội nói chung và thu hút FDI vào trong nước nói riêng. Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, coi đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Xét cả về lịch sử và thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cho thấy: Chính sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thành công trong hơn 70 qua không tránh khỏi có lúc Đảng mắc sai lầm, khuyết điểm, song rõ ràng là ở đâu, khi nào buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng thì khi đó sẽ dẫn đến khó khăn thất bại. Trong điều kiện hiện nay, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng làm tiền đề cho việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và nâng cao hiệu lực của Nhà nước trên các lĩnh vực từ quản lý kinh tế đến quản lý xã hội. Kiên định con đường đã lựa chọn, Việt Nam xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh đi lên CNXH là phù hợp với xu thế của thời đại, là ước mơ ngàn đời của dân tộc. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước của dân, do dân, vì dân mới thực sự đưa lại ổn định chính trị xã hội, hạn chế đi đến xóa bỏ xung đột xã hội; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia dân tộc. Trong khi tình hình chính trị trong nước ổn định vững chắc thì tình hình xã hội vẫn còn nhiều tiêu cực và yếu kém. Hiện tại và tương lai cần quan tâm giải quyết tình trạng tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn xã hội nghiêm trọng khác. Vấn đề thiếu việc làm gay gắt, phân hoá giàu nghèo tăng nhanh, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội yếu kém cũng đang là yếu tố tiềm ẩn cho sự mất ổn định, làm giảm thành quả của sự nghiệp đổi mới nếu không được xử lý tốt. Những giải pháp cơ bản là: Nhất quán chính sách đối với đầu tư nước ngoài. Cần tiếp tục thực hiện tốt phương thức mà Đảng cộng sản đã đề ra ngay từ Đại hội VI " Công bố chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu. Đi đôi với việc công bố Luật đầu tư cần có những chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt Kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh". Việt Nam mặc dù "đi sau" trong hoạt động thu hút FDI, nhưng hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động FDI cũng đang ngày càng được hoàn thiện. Với việc ban hành Luật đầu tư năm 1987 và đã qua các lần sửa đổi 1990 - 1002 - 1996 và gần đây nhất là năm 2000 cùng với hơn 100 văn bản dưới luật, liên quan trực tiếp đến hoạt động FDI, tại Việt Nam thì đây là điều kiện thuận lợi đầu tiên. Tuy nhiên trong điều kiện môi trường đầu tư trong khu vực luôn thay đổi, các nước trong khu vực thường xuyên cải thiện môi trường pháp lý tăng tính hấp dẫn đầu tư thì Việt Nam cần phải có đối sách hợp lý. Đó là: "Cần mạnh dạn hơn nữa trong việc tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo xu hướng tăng thêm ưu đãi về tài chính cho nhà đầu tư đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ những điều kiện liên quan đến sự phát triển bền vững (như yếu tố xã hội - môi trường). Để cải thiện môi trường pháp lý đòi hỏi một mặt phải tạo điều kiện thông thoáng về pháp lý cho hoạt động đầu tư cả theo nghĩa là ban hành quy chế mới, cả theo nghĩa là dỡ bỏ những quy chế không phù hợp với thông lệ quốc tế. Giải pháp trên không chỉ đòi hỏi có sự bổ xung thêm những văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư mà trên hết là tăng cường pháp chế để đảm bảo cho pháp luật vận hành có hiệu quả, vừa bảo vệ lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư, vừa bảo vệ lợi ích của Nhà nước và người lao động theo đúng tinh thần mọi người đều bình đẳng trước pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết quốc gia. 1.2- Môi trường kinh tế: Nếu như môi trường chính trị - xã hội ngày càng hoàn thiện được coi là điều kiện cần, là nhân tố tiên quyết cho việc hấp dẫn và thu hút FDI vào trong nước thì môi trường kinh tế tạo điều kiện cho kinh doanh thuận lợi được coi là điều kiện đủ đảm bảo cho hoạt động FDI có hiệu quả. Hoạt động FDI có hiệu quả sẽ kích thích việc thu hút tiếp các dự án FDI cũng như khởi thông dòng chảy của các nguồn vốn khác cho quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Để tạo môi trường kinh tế cần áp dụng các giải pháp như- xây dựng chiến lược kinh tế hướng ngoại đúng đắn; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội để thu hút FDI, lựa chọn đối tác nước ngoài và xây dựng đối tác trong nước để chủ động tiếp nhận đầu tư và từng bước đầu tư ra bên ngoài; sử dụng linh hoạt các công cụ đòn bẩy kinh tế. Trong suốt những năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã thưc hiện chiến lược kinh tế mở, phát triển một nền kinh tế thị trường rộng khắp cả nước và vươn ra thị trường thế giới. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại thương với hơn 100 nước và khu vực trên thế giới; tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu; thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại và tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chiến lược kinh tế "mở" không chỉ biểu hiện trong quan hệ với bên ngoài mà cả trong nội bộ nền kinh tế, khuyến khích tự do lưu thông hàng hóa theo đúng quy luật cung cầu, quy luật giá trị phù hợp với sự phát triển và hoàn thiện hệ thống thị trường đồng bộ. Những gì làm được trong thời gian qua còn xa mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi thực tế trong quá trình vận hành, xây dựng chiến lược kinh tế mở. Trong thời gian tới cần hướng tới những vấn đề sau: Một là: Kiên trì theo đuổi chính sách công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, chấp nhận cạnh tranh cả trên thị trường trong nước và quốc tế; từng bước tham gia đầy đủ vào quá trình phân công lao động quốc tế với những bước đi thích hợp. Hai là: Thúc đẩy nhanh quá trình hình thành hệ thống thị trường đồng bộ, bao gồm thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường vốn, thị trường sức lao động... gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế mà trước hết là thị trường khu vực ASEAN. Ba là: Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đảm bảo ổn định cho hợp tác đầu tư và phát triển bền vững trong xu thế hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Cũng như các nước ASEAN khác chiến lược kinh tế cần ưu tiên quan hệ với các nước lớn ở khu vực và trên thế giới, các nước vốn là thị trường truyền thống và trong nội bộ ASEAN. Tóm lại; Để tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho thu hút FDI phải có chiến lược kinh tế hướng ngoại đúng đắn, phát triển kinh tế thị trường, từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, lựa chọn đối tác nước ngoài và tạo lập đối tác trong nước phù hợp với yêu cầu, đây sẽ là những điều kiện để thực hiện thành công chính sách thu hút FDI vào trong nước. Mặc dù quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam còn mất cân đối lớn, xuất khẩu hàng hoá, vốn, dịch vụ... ra nước ngoài còn thấp hơn nhiều so với nhập khẩu hàng hóa kỹ thuật, vốn, dịch vụ các loại vào trong nước; song sẽ là khiếm khuyết nếu không thúc đẩy nhanh quá trình hạn chế sự mất cân đối này. Thực tế các nước đã cho thấy một quốc gia càng có khả năng xuất khẩu lớn, đầu tư ra bên ngoài lớn càng có khả năng nhập khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn hơn vào trong nước, tạo ra khả năng tiềm tàng để tham gia vào hợp tác khu vực một cách có hiệu quả hơn. Muốn vậy cần phải nhanh chóng xác lập, hoàn thiện cơ chế thị trường, mở rộng quan hệ với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước như một động lực nội tại cho phát triển kinh tế đối ngoại. 2- Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư đã và đang hình thành, nhưng điều khó khăn nhất là khoảng cách khá lớn giữa pháp luật và thực thi pháp luật. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng 12/1987 đã được sửa đổi và bổ xung vào các năm 1990 - 1992 - 1996 và năm 2000. Cùng với nó là hàng trăm văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài đã góp phần hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động này đi đúng mục tiêu định hướng của Chính phủ Việt Nam. Nhìn chung về ưu điểm của hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài ở Việt Nam kể cả văn bản pháp luật cao nhất (Hiến pháp) đều có những Điều khoản đảm bảo không quốc hữu hóa tịch thu, xung công quỹ... nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Mặt khác những quy định này cũng nhằm từng bước bảo đảm sự công bằng giữa khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước. Tuy nhiên các quy định pháp lý này được thể hiện ở quá nhiều văn bản và bị thay đổi khá nhanh chóng gây nhiều khó khăn cho việc tìm hiểu chính sách để đi tới đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Có những văn bản, những Điều khoản mâu thuẫn với nhau, có những quy định mà các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng không phù hợp như trường hợp nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bị chịu 2 lần thuế (khi nộp thuế lợi nhuận và khi nộp thuế lợi nhuận chuyển ra nước ngoài). Sự yếu kém của hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài của Việt Nam không chỉ ở chỗ thiếu luật mà chủ yếu là ở chỗ có khoảng cách khá lớn giữa các văn bản pháp luật với việc thực thi pháp luật nguyên nhân cơ bản nhất là do trình độ hiểu biết về pháp luật của chúng ta còn hạn chế, thậm chí ngay cả những người có trách nhiệm giải quyết những công việc về pháp lý có khi cũng chưa am hiểu kĩ lưỡng. Chính sự không rõ ràng trong một số văn bản pháp luật và sự yếu kém của cán bộ vừa làm chậm trễ công việc, vừa làm mảnh đất tốt cho các tệ nạn tiêu cực phát triển, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư, đồng thời không có cơ chế kiểm soát hữu hiệu để bảo vệ lợi ích các bên khi có sự vi phạm hợp đồng xảy ra. Về hình thức đầu tư và đối tác đầu tư: Nhiều người nước ngoài cho biết Việt Nam có nhiều tiến bộ hơn các nước trong khu vực (khi so sánh với MIANMAR, Lào, CămPuchia) vì có nhiều hình thức đầu tư, song nếu lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài thì các nhà đầu tư nước ngoài ít được ưu đãi về đất đai cụ thể là giá đất cho thuê ở trong các khu chế xuất, khu công nghiệp khá cao (chưa nói đến chất lượng kết cấu hạ tầng phụ trợ cho xây dựng và hoạt động của xí nghiệp ở đó chưa đảm bảo). Cả về lý luận và thực tiễn hoạt động đầu tư nước ngoài ở các nước ASEAN thời gian qua đều chỉ rõ: Việc lựa chọn hình thức đầu tư không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan, theo đó vấn đề đặt ra không phải là hình thức mà là mục tiêu cụ thể phải đạt được. Trong số đối tác trong nước tham gia liên doanh, các doanh nghiệp Nhà nước có lợi thế hơn hẳn do được dùng đất để góp vốn nên trở thành những đối tác chủ yếu (trong khi có rất ít doanh nghiệp ngoài quốc doanh trở thành đối tác trong các dự án liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài). Mặt khác, do yếu kém chủ quan khiến đối tác Việt Nam không làm tròn nhiệm vụ trở thành đối tác bình đẳng với nước ngoài dẫn đến nhiều thua thiệt cho phía Việt Nam và theo đó làm xấu đi môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam nếu không có sự chấn chỉnh kịp thời. Môi trường kinh doanh không hoàn thiện: Thể hiện ở sự vận hành trong chính sách hướng ngoại chưa nhất quán đi liền với chính sách bảo hộ hàng nội địa chưa hiệu quả, dẫn đến vừa không khuyến khích sản xuất trong nước, vừa không nâng cao tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm của xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Việc xây dựng một thị trường đồng bộ bao gồm thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường tài chính- tiền tệ, thị trường sức lao động, thị trường khoa học công nghệ còn chậm. Sự hoạt động kém hiệu quả của thị trường cũng là yếu tố ngăn cản quá trình thu hút FDI. Mặt khác hệ thống đòn bẩy kinh tế chưa nhanh nhạy, vừa ít có tác động thu hút FDI, vừa khó điều chỉnh hoạt động đầu tư và cơ cấu đầu tư thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế; chẳng hạn như chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền thuê đất chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư vào miền núi, vào vùng nông thôn, khiến các dự án còn tập trung chủ yếu vào các đô thị lớn. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Khi bước vào thế kỷ 21, các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển ngày càng nhận thức được ý nghĩa sống còn của việc thu hút đầu tư nước ngoài. Hầu hết các nước đều coi thu hút đầu tư nước ngoài là một quốc sách trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước mình. Đứng trước bối cảnh đó để thu hút được đầu tư nước ngoài và đảm bảo lợi ích quốc gia mình đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách đúng đắn, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ lúc ra đời cho đến nay đã hơn mười năm, với các quy định thông thoáng hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, lại đảm bảo được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo vệ được chủ quyền và lợi ích của Nhà nước và các tổ chức kinh tế Việt Nam phù hợp với thực tế đất nước nên đã đáp ứng được nhu cầu mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài những điều kiện ưu đãi đảm bảo vốn đầu tư của họ đồng thời hấp dẫn họ bằng việc đưa ra các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài tại nước ta. Trong suốt những năm từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 cho đến 1996, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đều tăng nhanh đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Từ những năm 1997 - 1999, dòng vốn FDI bị chững lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á; đến nay có xu hướng tăng trở lại, đó là tín hiệu đáng mừng vì chúng ta đã có một môi trường pháp lý hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tuy vậy việc tạo ra môi trường pháp lý để hấp dẫn đầu tư phải là một quá trình từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện, từ hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Việc bổ xung hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là hết sức cần thiết và cần phải thực hiện ngay. Chính vì vậy trong cuộc họp Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 7 ngày 9/6/2000 các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi bổ xung với những nội dung rất quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế và hoàn thiện hơn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Từ thực tế thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm qua, qua nghiên cứu Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, em thấy cần đưa ra những kiến nghị sau: Thứ nhất: Để tăng thêm khả năng huy động vốn trong nước, nước ngoài cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhà nước cần có chính sách cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mua bán cổ phiếu như đối với các doanh nghiệp trong nước hiện nay khi có đủ các điều kiện. Thứ hai: Một trong những mục đích chính của việc mở cửa nền kinh tế, khuyến khích việc đầu tư nước ngoài là thu hút công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến để nâng cấp và phát triển nền sản xuất trong nước. Do vậy, chuyển giao công nghệ là một trong những nội dung quan trọng trong các dự án đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp dưới các hình thức liên doanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Để thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, làm cho hoạt động này góp phần xứng đáng vào quá trình đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và phát triển hoạt động ứng dụng công nghệ cao - một định hướng chiến lược trong phát triển chiến lược kinh tế - thì theo em trước mắt phải giải quyết một số vướng mắc sau: - Nhanh chóng sửa đổi, bổ xung những quy định còn chưa hợp lý trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về chuyển giao công nghệ. - Hoàn thiện quy định về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và thực hiện nghiêm túc việc phát hiện và xử lý vi phạm về chuyển giao công nghệ. - Đẩy nhanh, rút ngắn thời gian thẩm định đối với các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Thẩm định viên và các cơ quan có thẩm quyền trong việc đăng ký, phê duyệt phải đặt niềm tin vào doanh nghiệp tháo gỡ mọi rào cản để doanh nghiệp không e ngại việc đầu tư. - Cần có những quy định ưu đãi hơn nữa về thuế đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ thuộc trình độ tiên tiến của thế giới. Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa những cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ với những nhà tư vấn, giúp họ phát huy được vai trò tích cực của mình trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về chuyển giao công nghệ. PHỤ LỤC 2 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Từ 02/01/2000 đến 20/12/2000) --------- + Vốn tính tại thời điểm cấp Giấy phép ban đầu + Không tính đến các dự án đầu tư ra nước ngoài. + Các tỉnh và KCN lấy theo số liệu đã nhận được + Đơn vị tính: 1000 USD I- Theo nước và vùng lãnh thổ: STT TÊN NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ SỐ DỰ ÁN TỔNG VỐN ĐT VỐN PĐ VIỆT NAM GÓP NƯỚC NGOÀI GÓP 1 Anh 5 586 660 583225 0 225 2 Ấn độ 1 507 000 507000 0 0 3 Đài Loan 116 244 259 108989 990 97099 4 British VirginIslands 19 111 949 45637 500 43137 5 Nhật bản 24 77 894 37458 6265 29943 6 Hàn Quốc 30 61 463 42396 1076 13277 7 Úc 5 54 900 29740 0 29740 8 Liên Bang Nga 3 53 509 4500 429 4580 9 Pháp 8 38 260 8444 115 2828 10 Mỹ 12 26 446 17095 638 16008 11 Canyma Islands 2 18 100 18000 0 0 12 Singapoe 12 16 805 10313 828 8485 13 Trung Quốc 13 15 376 12034 1582 10432 14 Thái Lan 7 15 340 8914 2874 5616 15 Hồng Kông 10 14 524 4974 119 4705 16 Hà Lan 3 10 550 3195 0 3195 17 Bermuda 1 10 000 5000 0 5000 18 CH Mauritius 1 9 000 5100 0 5100 19 Áo 1 8 000 8000 0 8000 20 Malaixia 10 5 369 2910 179 2732 21 Bỉ 2 5 295 2620 51 2569 22 Canada 4 3 562 1824 648 1176 23 Đức 3 2 997 2259 1340 919 24 Israel 1 2 200 2200 0 2200 25 Bahamas 1 1 000 500 150 350 26 Italia 2 771 603 173 430 27 CH séc 1 400 180 54 126 28 Đan Mạch 2 400 250 95 155 29 Thụy Sĩ 2 350 150 0 150 30 Hungari 1 200 200 100 100 31 Thụy Điển 1 147 147 0 147 Tổng số 303 1 902 726 1473854 18203 298442 II- Theo địa phương STT ĐỊA PHƯƠNG SỐ DỰ ÁN TỔNG VỐN ĐT VỐN PĐ VIỆT NAM GÓP NƯỚC NGOÀI GÓP 1 Bình Dương 88 291672 114851 2297 110954 2 TP Hồ Chí Minh 101 180125 80241 2256 63791 3 Đồng Nai 25 95710 41883 1645 27313 4 Bà Rịa Vũng Tàu 3 31545 20545 450 20095 5 Hà Nội 34 30576 14269 1504 12765 6 Khánh Hòa 4 24550 13632 4081 9551 7 Quảng Nam 3 10016 7056 0 7056 8 Thanh Hóa 3 6860 3750 1378 2372 9 Tây Ninh 3 6325 5418 1500 3918 10 Vĩnh Phúc 4 5150 3056 0 3056 11 Bình Phước 1 5000 3300 0 3300 12 Hưng yên 1 5000 1600 0 1600 13 Nghệ An 1 4512 3962 1387 2575 14 Lào Cai 3 3300 2300 0 2300 15 Cần Thơ 1 2700 1120 0 1120 16 Hải Phòng 2 2500 2200 480 720 17 Thái Bình 2 2400 1200 336 864 18 Lâm Đồng 3 1603 1503 233 1270 19 Quảng Ninh 3 1509 800 429 880 20 Long An 1 1500 1000 0 1000 21 Đà Nẵng 2 1500 765 0 765 22 Yên Bái 1 1211 848 0 848 23 Kiên Giang 1 1068 1068 0 4068 24 Bình Thuận 1 714 357 179 179 25 Lạng Sơn 1 650 650 0 650 26 Hòa Bình 1 500 150 0 150 27 Thái Nguyên 1 200 100 50 50 28 Nam Định 1 32 32 0 32 Tổng cộng 295 718426 327654 18203 280242 Lời cảm ơn ! Em đã hoàn thành khóa luận này với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo trong ngành, bố mẹ và bạn bè. Đặc biệt em nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Đỗ Mạnh Hồng - giáo viên hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đỗ Mạnh Hồng và các thầy cô giáo trong ngành ! MỤC LỤC *** Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3 I- Quá trình hình thành và phát triển của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 4 1. Đầu tư nước ngoài - vai trò của đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam 5 1.1. Khái niệm đầu tư nước ngoài 5 1.2. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với nền kinh tế Việt Nam 7 2. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - các văn bản pháp lý trong tiến trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài 11 3. Kết luận 14 II- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2000 - bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 15 1. Nội dung khái quát 15 2. Các giải pháp trong tương lai nhằm hiện thực hoá sức thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 16 CHƯƠNG II: LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NĂM 2000 - NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN 20 I- Phạm vi đối tượng điều chỉnh và các biện pháp đảm bảo đầu tư 22 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh 22 2. Các biện pháp đảm bảo đầu tư 23 2.1. Đảm bảo đối xử công bằng với mọi nhà đầu tư 24 2.2. Các biện pháp đảm bảo quyền sở hữu tài sản và quyền sở hữu công nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài 27 2.3. Biện pháp bảo đảm trong trường hợp thay đổi pháp luật gây thiệt hại cho đầu tư nước ngoài 30 2.4.Biện pháp bảo đảm liên quan tới chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thanh toán khác ra nước ngoài 32 II- Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 33 1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh 34 2. Doanh nghiệp liên doanh 35 3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 37 4. Hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT 38 III- Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 39 1. Bên nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh 40 2. Doanh nghiệp liên doanh 41 3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 42 IV- Quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài 43 1. Nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài 43 2. Các cấp quản lý đầu tư nước ngoài 45 V- Giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 48 1. Phạm vi các tranh chấp phát sinh trong đầu tư nước ngoài 48 2. Thẩm quyền giải quyết và luật được áp dụng 49 CHƯƠNG III: LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NĂM 2000-NHỮNG QUY ĐỊNH BỔ XUNG VÀ SỬA ĐỔI 52 I- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 52 1. Nội dung quy định bổ xung 53 2. Các quy định sửa đổi Luật đầu tư năm 1996 54 2.1. Những quy định chung 55 2.2. Hình thức đầu tư 55 2.3. Biện pháp đảm bảo đầu tư 55 2.4. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 56 2.5. Quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài 60 3. Đánh giá chung 62 II- Nâng cao hiệu quả điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài - những vấn đề cần quan tâm 64 1. Môi trường chính trị, xã hội và kinh tế 64 1.1. Môi trường chính trị xã hội 64 1.2. Môi trường kinh tế 66 2. Môi trường pháp lý 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO *** 1. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2. Giáo trình luật kinh tế - Trường Đại học Luật 1998 3. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 4. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1990 5. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1992 6. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 7. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 8. Nghị định 24/2000 NĐ-CP 9. Các văn bản hướng dẫn thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước - NXB chính trị Quốc gia - 2000 10. Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam - NXB chính trị Quốc gia - 2000 11. Công báo 2000 - 2001 12. Thời báo kinh tế Việt Nam 2000 - 2001 13. Tạp chí kinh tế và dự báo. Số 8 - 9 - 10/2000 14. Thông tin câu lạc bộ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Số 16 tháng 12/2000. 15. Luận án: Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam - Nguyễn Huy Thám - 1999.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0027.doc
Tài liệu liên quan