Đề tài Lý luận chung về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Trong bốn năm qua, chi nhánh VP Bank Hà Nội luôn là chi nhánh dẫn đầu cả hệ thống VP Bank về tất cả các hoạt động huy động vốn, tín dụng và đóng góp lợi nhuận lớn nhát cho hệ thống. Trong hoạt động tín dụng của chi nhánh thì hoạt động tiêu dùng là hoạt động được chú trọng phát triển và đóng góp ngày càng lớn vào kết quả hoạt động của chi nhánh. Cho vay tiêu dùng đã có sự tăng trưởng về số lượng cũng như chất lượng, tuy nhiên hoạt động này của chi nhánh vẫn còn hạn chế ảnh hưởng tới phát triển tiêu dùng của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, nằm trong chiến lược chung phát triển ngân hàng bán lẻ của VP Bank.

doc61 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận chung về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thẩm định khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo, hồ sơ vay do khách hàng cung cấp. Ban tín dụng trong thẩm quyền của mình sẽ tiến hành quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Nếu cho vay sẽ quyết định mức vay, thời hạn, lãi suất, phương thức trả nợ. Bước 4 : Hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng tín dụng Nhân viên tín dụng phối hợp cùng phòng thẩm định tài sản đảm bảo bổ sung các giấy tờ pháp lý: hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản; yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm vật chất. Sau khi có đủ các giấy tờ cần thiết, nhân viên tín dụng trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt. Bước 5: Giải ngân Sau khi hoàn tất hồ sơ và các điều kiện cần thiết theo quy định, nhân viên tín dụng gửi 1 bản hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan đến bộ phận giao dịch để thực hiện việc giải ngân. Bộ phận giao dịch, căn cứ vào hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, phiếu xuất nhập kho tài sản đảm bảo và các giấy tờ liên quan, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán, nếu hợp lệ sẽ tiến hành giải ngân. Bước 6: Kiểm tra và xử lý nợ vay Để đảm bảo an toàn cho khoản vay, nhân viên tín dụng phải chủ động kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay định kỳ, tình trạng tài sản đảm bảo, thông báo và đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc khi đến hạn. Nếu khi đến hạn, khách hàng có lý do chính đáng chưa trả được gốc hoặc lãi thì nhân viên tín dụng đề xuất gia hạn nợ gốc hoặc lãi. Nếu không có đơn gia hạn thì nhân viên tín dụng thực hiện việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời tăng cường đôn đốc khách hàng trả nợ. Khi đã gia hạn cho khách hàng nhưng vẫn không có khả năng trả nợ, đã chuyển nợ quá hạn thì tối đa sau 1 tháng sẽ chuyển hồ sơ cho phòng thu hồi nợ. Bước 7: Tất toán hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi vay và các chi phí liên quan thì tiến hành thanh lý hợp đồng: xuất kho hồ sơ tài sản thế chấp, thông báo giải chấp gửi đến các cơ quan có thẩm quyền… Sau khi hoàn tất thủ tục, hồ sơ tín dụng được đóng thành tập riêng để lưu trữ theo qui định của NHNN. 2.2.3. Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VPBank Hà Nội 2.2.3.1. Doanh số cho vay tiêu dùng a) Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn Doanh số cho vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội tăng dần qua các năm, thể hiện sự tăng trưởng về số lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Năm 2004, doanh số là 196,644 trđ, đến năm 2005 đã tăng lên 290,684 trđ, tăng 94,040 trđ (47.82%) so với 2004. Năm 2006, doanh số cho vay tiêu dùng đã đạt tới 409,958 trđ, tăng tương đối 40% so với 2006. Tốc độ tăng doanh số trong năm 2005 có giảm xuống là do áp lực cạnh tranh và sự khan hiếm nguồn vốn huy động trên thị trường. Theo thời hạn cho vay, cho vay tiêu dùng được chia thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó cho vay trung hạn có tỉ trọng lớn nhất, phản ánh đúng thực trạng nhu cầu mua sắm các vật dụng lâu bền như ô tô, bất động sản. Tỉ trọng cho vay trung hạn năm 2004 là 58.40%, tăng dần lên 60.05% năm 2005 và 62.46% năm 2006. Tốc độ tăng của doanh số cho vay trung hạn cũng đạt cao nhất so với ngắn hạn và dài hạn. Doanh số trung hạn 2004 là 114,846 trđ, nhưng đến năm 2005 đã có sự tăng trưởng ngoạn mục đạt tới 174,567 trđ, tăng 59,721trđ (52%). Năm 2005 đánh dấu sự mở rộng trong chi tiêu cho tiêu dùng của người dân đối với các hàng hoá lâu bền. Đến năm 2006, tốc độ tăng doanh số trung hạn đã giảm xuống nhưng vẫn đạt ở mức cao, 45.6% so với 2005 và đạt tới giá trị 254,170 trđ. Doanh số cho vay ngắn hạn và dài hạn có tỉ trọng nhỏ hơn trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Đối với ngắn hạn: tỉ trọng lần lượt trong 3 năm là 17.41%, 16.92%, 16.31%; tốc độ tăng năm 2005 là 43.6%, đạt 49,173 trđ, năm 2006 là 35% đạt 66,384 trđ. Bảng 2: DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI HẠN Đvt: trđ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng doanh số 196,644 100.00 290,684 100.00 406,958 100.00 94,040 47.82 116,274 40.00 Ngắn hạn 34,243 17.41 49,173 16.92 66,384 16.31 14,930 43.60 17,211 35.00 Trung hạn 114,846 58.40 174,567 60.05 254,170 62.46 59,721 52.00 79,603 45.60 Dài hạn 47,555 24.18 66,944 23.03 86,404 21.23 19,389 40.77 19,460 29.07 (Nguồn: sao kê tín dụng VP Bank Hà Nội 2004, 2005, 2006) Doanh số cho vay tiêu dùng dài hạn của VPBank chủ yếu là cho vay mua nhà trả góp với thời hạn trả trên 5 năm: 47,555 trđ (tỉ trọng 24.18%) năm 2004; 66,944 trđ (23.03%) năm 2005 và đạt 86,404 trđ (21.23%) vào năm 2006. Tốc độ tăng là 40.77% năm 2005, nhưng đã giảm mạnh xuống còn 29.07% vào 2006. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội trong 3 năm qua là khá ổn định và ở mức cao. Tổng doanh số tăng nhanh vào năm 2005 do sự tăng trưởng kinh tế đạt mức cao 7.5% và các điều kiện sống của người dân không ngừng được cải thiện, một số lớn có thu nhập khá đã có nhu cầu mua sắm các vật dụng đắt tiền và lâu bền. Tuy nhiên trong năm 2006 tốc độ tăng doanh số cho vay giảm nhẹ, do các yếu tố như dịch bệnh, lạm phát, cạnh tranh…làm cho chi phí huy động tăng cao dẫn tới chi phí vay vốn tăng theo, giảm doanh số cho vay của ngân hàng. b) Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích Cho vay tiêu dùng có thể được chia theo mục đích: cho vay mua, sữa chữa nhà; cho vay mua ô tô; cho vay du học và cho vay tiêu dùng khác. Cho vay mua, sữa chữa, nâng cấp nhà Cho vay với mục đích mua, sữa chữa nhà có tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội. Năm 2004, doanh số là 143,780 trđ, chiếm 73.12% tổng doanh số, năm 2005 là 217,914 trđ chiếm 74.97% và đến năm 2006 doanh số đã tăng lên đến 292,932 trđ, đóng góp 71.98% trong tổng doanh số. Tốc độ tăng trưởng nhanh của tổng doanh số trong năm 2005 có sự đóng góp phần lớn của sự tăng trưởng hoạt động cho vay mua nhà. Doanh số năm 2005 đã tăng 74,134 trđ so với 2004, tốc độ tăng là 51.56%, cao hơn mức tăng của tổng doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Tuy nhiên, sau cơn sốt nhà đất vào năm 2005, năm 2006 thị trường bất động sản đóng băng, làm giảm đáng kể nhu cầu mua nhà của người dân, do đó tốc độ tăng đã giảm xuống còn 34.43% so với 2005, thấp hơn mức tăng của các hoạt động cho vay tiêu dùng khác. Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO MỤC ĐÍCH Đvt: trđ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng doanh số 196,644 100.00 290,684 100.00 406,958 100.00 94,040 47.82 116,274 40.00 Cho vay mua, sữa chữa nhà 143,780 73.12 217,914 74.97 292,932 71.98 74,134 51.56 75,018 34.43 Cho vay mua ô tô 44,124 22.44 60,803 20.92 94,744 23.28 16,679 37.80 33,941 55.82 Cho vay du học 2,346 1.19 3,757 1.29 5,500 1.35 1,411 60.14 1,743 46.39 Cho vay tiêu dùng khác 6,394 3.25 8210 2.82 13,782 3.39 1,816 28.40 5,572 67.87 (Nguồn: sao kê tín dụng VP Bank Hà Nội 2004, 2005, 2006) Cho vay mua ô tô Cho vay mua ô tô là một trong những sản phẩm phát triển nhanh nhất hiện nay của các ngân hàng thương mại, vì cùng với mức sống tăng cao thì nhu cầu mua sắm ô tô của người dân phục vụ việc sinh hoạt và công việc ngày càng cao. Vì thế tốc độ tăng trưởng của hoạt động này ở chi nhánh tăng nhanh, từ doanh số 44,124 trđ năm 2004 đã tăng lên 60,803 trđ năm 2005, mức tăng tuyệt đối là 16,679 trđ (37.8%). Trong năm 2006 doanh số là 94,744 trđ, tăng trưởng với tốc độ rất cao 55.82% so với năm 2005. Tuy nhiên tỉ trọng cho vay mua ô tô vẫn còn thấp trong tổng doanh số so với cho vay mua, sữa chữa nhà chỉ đạt mức trung bình hơn 20% trong cả 3 năm qua. Cho vay du học Doanh số chiếm tỉ trọng thấp nhất, chỉ đạt mức trung bình hơn 1% trên tổng doanh số cho vay tiêu dùng cả chi nhánh. Dù vậy tốc độ tăng của doanh số vẫn đạt ở mức cao, năm 2005 tăng 60.14% so với 2004 đạt 3,757 trđ, năm 2004 tốc độ tăng giảm xuống còn 46.39% và đạt mức 5,500 trđ, nhưng vẫn cao hơn mức tăng của tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng khác Hoạt động cho vay tiêu dùng khác tăng nhanh trong 3 năm qua nhưng tỉ trọng còn khá thấp, chỉ đạt tỉ lệ cao nhất là 3.39% trên tổng doanh số năm 2006. Hoạt động cho vay mua cổ phiếu, góp vốn, chiết khấu các giấy tờ có giá tăng mạnh trong năm 2006, mức tăng là 67.87% so với năm 2005, tăng nhanh hơn mức tăng 28.4% của năm 2005. Giá trị cho vay 2004 đạt 13,782 trđ, tăng gấp đôi so với giá trị cho vay của năm 2004 (6,394 trđ). Sự gia tăng doanh số cho vay chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng đa dạng, phong phú và VPBank Hà Nội đã phát triển các sản phẩm cho vay thích hợp, có chất lượng đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. 2.2.3.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng a) Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng đều đặn từ năm 2004 đến năm 2006, tăng từ 147,887 trđ lên 313,577 trđ vào cuối năm 2006. Tốc độ tăng năm 2005 là 49.39% ở mức cao so với trung bình của thị trường, nhưng đến năm 2006 tốc độ tăng còn 41.93%. Bảng 4: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI HẠN Đvt: trđ Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 147,887 100.00 220,935 100.00 313,577 100.00 73,048 49.39 92,642 41.93 Ngắn hạn 28,749 19.44 41,624 18.84 59,378 18.94 12,875 44.78 17,754 42.65 Trung hạn 82,170 55.56 124,755 56.47 180,271 57.49 42,585 51.83 55,516 44.50 Dài hạn 36,968 25.00 54,556 24.69 73,928 23.58 17,588 47.58 19,372 35.51 (Nguồn: sao kê tín dụng VP Bank Hà Nội 2004, 2005, 2006) - Dư nợ ngắn hạn: năm 2004 là 28,749 trđ, năm 2005 đã tăng 12,875 trđ (44.78%) so với năm trước, năm 2006 tốc độ tăng giảm còn 42.65% và đạt mức 59,378 trđ. Tỉ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khá ổn định, trung bình là 19%. - Dư nợ trung hạn: giống như doanh số cho vay trung hạn, dư nợ cho vay trung hạn có tỉ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, năm 2004 tỉ trọng là 55.56%, 2005 (56.47%), 2006 (57.49%). Tốc độ tăng năm 2005 là 51.83%, từ 82,170 trđ tăng lên 124,755 trđ; năm 2006, theo sự giảm xuống chung trong tốc độ tăng trưởng của tổng doanh số, tốc độ tăng cho vay trung hạn giảm còn 44.5% và doanh số đạt mức 180,271 trđ. Dư nợ cho vay trung hạn vẫn có tỉ trọng lớn nhất và tốc độ tăng cao nhất so với cho vay ngắn hạn và dài hạn. - Dư nợ dài hạn: tỉ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng dài hạn giảm dần từ 25% năm 2004 còn 23.58% năm 2006, nguyên nhân là do tốc độ tăng dư nợ của cho vay dài hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Tốc độ tăng năm 2005 là 47.58%, đạt mức 54,556 trđ; năm 2006 là 35.51% so với 2005, đạt tới 73,928 trđ. Dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, biến động theo sát sự biến động của doanh số cho vay tiêu dùng. Trong đó, dư nợ cho vay trung hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất và có tốc độ tăng cao nhất, đóng góp phần lớn vào sự gia tăng của tổng dư nợ toàn chi nhánh. Dư nợ trong năm 2005 tăng mạnh, nhưng đến năm 2006 thì tốc độ tăng có giảm sút, đó là do các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế như lạm phát làm giảm nhu cầu vay vốn ngân hàng của người dân. Dù vậy, sự gia tăng dư nợ của chi nhánh Hà Nội từ 2004 đến 2006 là một bằng chứng cho sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh. b) Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích Cũng giống như doanh số cho vay, dư nợ cho vay được chia theo mục đích cho vay mua, sữa chữa nhà; cho vay mua ô tô; cho vay du học và cho vay tiêu dùng khác. Cho vay mua, sữa chữa nhà Cho vay mua, sữa chữa nhà có giá trị lớn và thời gian trả nợ lâu dài nên dư nợ theo mục đích cho vay này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ. Trong 3 năm, tỉ trọng dư nợ cho vay luôn ổn định ở mức cao, trên 70%. Tốc độ tăng dư nợ của năm 2005 đạt mức cao nhất 53%, từ 107,747 trđ của 2004 lên 164,852 trđ. Đến năm 2006, dư nợ tăng lên 230,794 trđ, nhưng tốc độ tăng chỉ còn 40% so với năm 2005. Điều này phản ánh sự sụt giảm nhu cầu vay tiền mua, sữa chữa nhà của người dân ở khu vực Hà Nội sau sự bùng nổ vào năm 2004. Cho vay mua ô tô Dư nợ cho vay mua ô tô ngày càng tăng về số tuyệt đối, dư nợ năm 2003 chỉ đạt 31,617 trđ, tăng lên 43,822 trđ năm 2004, tăng một lượng 12,205 trđ (38.6%). Năm 2005 do nhu cầu mua ô tô tăng mạnh nên dư nợ đã tăng hơn 21,298 trđ (48.6%), đạt mức 65,124 trđ. Tỉ trọng dư nợ cho vay mua ô tô ở mức 20.77% vào năm 2005, chỉ sau dư nợ cho vay mua, sữa chữa nhà của chi nhánh. Cho vay du học Tỉ trọng cho vay hỗ trợ du học khá ổn định, đạt mức bình quân 1.6% trong tổng dư nợ hàng năm của chi nhánh. Nhưng tốc độ tăng vẫn luôn ở mức cao và cao hơn mức tăng bình quân của tổng dư nợ. Năm 2004, tốc độ tăng là 54.79%, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các dư nợ cho vay khác, đạt mức 3,684 trđ. Đến năm 2005 giá trị dư nợ cho vay du học là 5,305 trđ, tăng 1,621 trđ (44%) so với năm 2004, mức tăng có giảm theo xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng toàn chi nhánh. Cho vay tiêu dùng khác Không có sự biến động lớn trong tỉ trọng của dư nợ cho vay tiêu dùng khác, từ 4.15% năm 2003 giảm xuống 3.88% năm 2004 và tăng nhẹ lên 3.94% năm 2005. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng của dư nợ tăng nhanh qua các năm, tăng 39.62% năm 2004, 44.08% năm 2005 và đạt giá trị 12,358 trđ vào cuối năm qua. Sự tăng trưởng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước phản ánh sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân và khả năng đáp ứng của ngân hàng ngày càng cao. Bảng 5: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO MỤC ĐÍCH Đvt: trđ Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 147,887 100.00 220,935 100.00 313,577 100.00 73,048 49.39 92,642 41.93 Cho vay mua, sữa chữa nhà 107,747 72.86 164,852 74.62 230,794 73.60 57,105 53.00 65,942 40.00 Cho vay mua ô tô 31,617 21.38 43,822 19.83 65,120 20.77 12,205 38.60 21,298 48.60 Cho vay du học 2,380 1.61 3,684 1.67 5,305 1.69 1,304 54.79 1,621 44.00 Cho vay tiêu dùng khác 6,143 4.15 8,577 3.88 12,358 3.94 2,434 39.62 3,781 44.08 (Nguồn: sao kê tín dụng VP Bank Hà Nội 2004, 2005, 2006) 2.2.3.3. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay đối với mỗi ngân hàng. Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, nợ quá hạn có đặc trưng là cao vì tính rủi ro của nó so với các loại cho vay khác. Tại VPBank Hà Nội tỉ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng được thể hiện qua bảng 7 sau: Bảng 6: TỈ LỆ NỢ QUÁ HẠN CHO VAY TIÊU DÙNG Đvt: trđ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Nợ quá hạn CVTD (NQH) 3,493 11,093 15,012 Dư nợ CVTD 147,887 220,935 313,577 NQH/Dư nợ (%) 2.36 5.02 4.79 (Nguồn: sao kê tín dụng VP Bank Hà Nội 2004, 2005, 2006) Tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh lần lượt là 2.36%; 5.02%; 4.79%. Năm 2004, tỉ lệ này đạt mức thấp nhất do các chính sách cho vay chặt chẽ của ngân hàng nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng, nhưng đến năm 2005, tỉ lệ này tăng gấp đôi lên 5.02%, do dư nợ quá hạn tăng 217% trong khi tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng 50%. Trong năm 2006 dư nợ quá hạn là 15,012 trđ, đạt tỉ lệ 4.79%, cao hơn nhiều so với mức trung bình 1.76% của cả chi nhánh. Năm 2005 và 2006 là hai năm có hoạt động tín dụng ngân hàng tăng trưởng mạnh nhất, các ngân hàng đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ cạnh tranh hấp dẫn để thu hút khách hàng, do vậy dư nợ quá hạn cũng tăng theo với sự mở rộng tín dụng của ngân hàng. Dư nợ quá hạn được chia theo mục đích cho vay: Bảng Bảng 7: NỢ QUÁ HẠN CHO VAY TIÊU DÙNG THEO MỤC ĐÍCH Đvt: trđ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ CVTD 3,496 100.00 11,093 100.00 15,012 100.00 7,597 217.31 3,919 35.33 Cho vay mua, sữa chữa nhà 1,262 36.10 6,224 56.11 3,929 26.17 4,962 393.19 -2,295 -36.87 Cho vay mua ô tô 1,202 34.38 3,957 35.67 6,805 45.33 2,755 229.20 2,848 71.97 Cho vay du học 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Cho vay tiêu dùng khác 1,032 29.52 912 8.22 4,278 28.50 -120 -11.63 3,366 369.08 (Nguồn: sao kê tín dụng VP Bank Hà Nội 2004, 2005, 2006) Cho vay mua, sữa chữa nhà Tỉ trọng nợ quá hạn của cho vay mua, sữa chữa nhà chiếm tỉ trọng cao nhất trong năm 2004 và 2005, lần lượt là 36.1% và 56.11%. Và tốc độ tăng năm 2004 cũng đạt mức cao nhất là 393.19% so với năm 2003, nguyên nhân là do các khoản nợ cũ chưa được thu hồi và sự gia tăng nhanh của các khoản tín dụng mới trong năm. Tuy nhiên đến năm 2005, chất lượng tín dụng đã được cải thiện khi tỉ trọng nợ quá hạn chỉ còn 26.17%, ở mức 3,929 trđ, giảm 2,295 trđ (-36.87%) so với năm 2004. Nguyên nhân là do, ngân hàng đã tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy chế trong cho vay mua, sữa chữa nhà, làm tăng chất lượng tín dụng, nâng cao khả năng thu hồi nợ đúng hạn. Cho vay mua ô tô Tỉ trọng nợ quá hạn cho vay mua ô tô ổn định trong năm 2003 và 2004 nhưng đã tăng mạnh vào năm 2005, từ 35.67% lên 45.33%, do tốc độ tăng dư nợ quá hạn cho vay này nhanh hơn hơn tốc độ tăng nợ quá hạn bình quân. Tốc độ tăng dư nợ quá hạn trong năm 2004 và năm 2005 là 229.2% và 71.97%, cao hơn nhiều tốc độ tăng dư nợ của loại hình cho vay này (lần lượt là 38.6% và 48.6%). Điều này phản ánh chất lượng tín dụng cho vay ô tô chưa cao, còn để xảy ra nhiều rủi ro đối với ngân hàng. Nguyên nhân là do cho vay mua ô tô chủ yếu là cho vay trả góp, thu nhập của người vay dễ bị thay đổi và đây là nguồn trả nợ nên rất dễ để xảy ra tình trạng khoản nợ quá hạn. Cho vay du học Nợ quá hạn của loại hình cho vay du học là 0 trong cả 3 năm. Đây là các khoản vay có tính an toàn cao, khách hàng có nguồn trả nợ ổn định và chắc chắn, nên ngân hàng luôn thu được nợ đúng hạn. Trong cho vay du học, cho vay hỗ trợ xác minh tài chính du học có rủi ro gần như bằng không, vì ngân hàng vẫn là người nắm giữ khoản tiền đó và thực hiện thu phí và lãi đối với khách hàng. Đối với VPBank Hà Nội, hoạt động cho vay du học đem lại thu nhập khá nhưng lại chứa ít rủi ro. Cho vay tiêu dùng khác Nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng khác chiếm tỉ trọng khá cao trong dư nợ quá hạn, lần lượt là 29.52%; 8.22%; 28.5%. Trong năm 2004, tỉ trọng giảm xuống mạnh còn 8.22%, do tốc độ tăng là âm. Đến năm 2005, tốc độ tăng rất nhanh, lên đến 369.08%, làm cho tỉ trọng tăng cao trở lại trong tổng nợ quá hạn cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân là do các khoản cho vay tiêu dùng khác rất đa dạng trong khi VPBank không có chi tiết tất cả các thể lệ cho vay để cán bộ tín dụng có thể áp dụng khi cho vay, nên có thể nói quy trình cho vay đối với các mục đích tiêu dùng khác khá lỏng, không chặt chẽ, làm tăng nguy cơ không thu hồi được nợ và lãi cho ngân hàng. 2.2.3.4. Một số chỉ tiêu tổng hợp a) Tỉ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng trên nguồn vốn Bảng 8: TỈ LỆ DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG TRÊN NGUỒN VỐN Đvt: trđ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Dư nợ cho vay tiêu dùng 147,887 220,935 313,577 Nguồn vốn 572,012 840,343 1,260,472 Dư nợ/ Nguồn vốn (%) 25.85 26.29 24.88 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh VP Bank Hà Nội 2004, 2005, 2006) Chỉ tiêu dư nợ cho vay tiêu dùng trên nguồn vốn phản ánh một đồng vốn huy động được thì có có bao nhiêu đồng được dùng để cho vay tiêu dùng, biểu hiến cơ cấu cho vay của ngân hàng (cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh) trong tổng nguồn vốn. Qua bảng cho thấy tỉ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng tăng không đều qua các năm: năm 2004 là 25.85%, năm 2005 tăng lên 26.29%, sau đó lại giảm xuống 24.88% vào năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2005, tốc độ tăng của dư nợ cho vay tiêu dùng tăng nhanh hơn với tốc độ tăng của nguồn vốn (49.4% so với 46.9%). Nhưng đến năm 2006 do gặp những điều kiện không thuận lợi từ phía thị trường nên tốc độ tăng của dư nợ cho vay tiêu dùng giảm (41.9%), trong khi tốc độ tăng trưởng nguồn vốn lại tăng (50%). Qua phân tích cho thấy, tỉ lệ nguồn vốn dùng cho hoạt động cho vay tiêu dùng còn thấp và có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ sự phát triển cho vay tiêu dùng chưa theo kịp sự tăng trưởng của nguồn vốn VPBank Hà Nội b) Tỉ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ toàn chi nhánh Tổng dư nợ cho vay của VPBank Hà Nội tăng qua các năm, từ 620,856 trđ năm 2004 tăng lên 1,024,880 trđ năm 2006. Tốc độ tăng trưởng năm 2005 đạt 22% nhưng đã tăng nhanh lên 35.3% năm 2006, phản ánh tốc độ mở rộng tất cả các loại hình tín dụng của chi nhánh đạt ở mức cao. Bảng 9: TỈ TRỌNG DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG TRÊN TỔNG DƯ NỢ Đvt: trđ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Dư nợ cho vay tiêu dùng 147,887 220,935 313,577 Tổng dư nợ 620,856 757,444 1,024,880 Tỉ trọng(%) 23.82 29.17 30.60 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh VP Bank Hà Nội 2004, 2005, 2006) Trong sự tăng trưởng nhanh của tổng dư nợ, hoạt động cho vay tiêu dùng đóng góp một tỉ trọng ngày càng lớn. Tỉ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2004 là 23.82%, sau đó tăng dần lên 29.17% năm 2005 và 30.6% năm 2006. Tỉ trọng ngày càng cao là do tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng luôn cao hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ, nhất là trong năm 2005, hoạt động cho vay tiêu dùng tăng trưởng hơn 2 lần so với hoạt động tín dụng chung của toàn chi nhánh. Qua tỉ trọng này cho thấy ngân hàng đã ngày càng tập trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng, trong chiến lược phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu cả nước. c) Hệ số thu hồi nợ cho vay tiêu dùng Hệ số thu hồi nợ phản ánh chất lượng của hoạt động tín dụng, hệ số này càng gần 1, trong sự tăng trưởng hợp lý của cả hai chỉ tiêu, có nghĩa là ngân hàng đã giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tại VPBank Hà Nội, hệ số thu nợ hầu như không thay đổi trong 2 năm 2004 và 2005 (0.83 và 0.84), nhưng đã giảm mạnh vào năm 2006, chỉ còn 0.77, nghĩa là trong 1 đồng cho vay ra, ngân hàng chỉ thu lại được 0.77 đồng. Mặc dù chỉ tiêu này chỉ có tính tương đối vì việc thu được nợ hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như như thời hạn, giá trị khoản vay, tài sản đảm bảo… tuy nhiên việc so sánh doanh số thu nợ và doanh số cho vay cũng phản ánh được phần nào khả năng thu nợ, tránh mất vốn của các ngân hàng thương mại. Vì thế, ta có thể thấy ở VPBank Hà Nội, khả năng thu nợ của ngân hàng đã giảm mạnh trong năm 2006. Bảng 10: HỆ SỐ THU HỒI NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG Đvt: trđ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Doanh số thu hồi nợ 162,566 245,417 314,932 Doanh số cho vay 196,644 290,684 406,958 Hệ số thu nợ 0.83 0.84 0.77 (Nguồn: sao kê tín dụng VP Bank Hà Nội 2004, 2005, 2006) Nguyên nhân cho việc sụt giảm hệ số thu hồi nợ trong năm 2005 là do sự giảm sút tốc độ tăng doanh số thu hồi nợ năm 2006. Từ tốc độ tăng 50.96% năm 2005, còn 28.32% năm 2006, trong khi tốc độ tăng doanh số cho vay giảm với mức độ chậm hơn (từ 47.8% xuống còn 40%). Tốc độ tăng trưởng doanh số thu hồi nợ giảm do nguyên nhân là do cho vay trung hạn có tỉ trọng lớn nhất nên việc thu nợ bị kéo dài, trong năm 2005 hoạt động tín dụng tăng mạnh cả về tuyệt đối và tương đối, nên đến năm 2006 một số lượng lớn các khoản nợ có kỳ hạn dài chưa thu được, trong khi đó doanh số cho vay vẫn có tốc độ tăng khá nhanh. d) Tỉ trọng lợi nhuận hoạt động cho vay tiêu dùng Sự gia tăng lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng nhất phản ánh sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng. Qua 3 năm, lợi nhuận sau thuế từ hoạt động này của VPBank Hà Nội ngày càng tăng về số tuyệt đối cũng như tương đối. Bảng 11: TỈ TRỌNG LỢI NHUẬN CHO VAY TIÊU DÙNG Đvt: trđ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tốc độ tăng (%) 04/03 05/04 Lợi nhuận CVTD 2,194 3,235 5,039 47.45 55.77 Tổng lợi nhuận 8,090 10,096 14,159 24.80 40.24 Tỉ trọng(%) 27.12 32.04 35.59 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh VP Bank Hà Nội 2004, 2005, 2006) Tỉ trọng lợi nhuận CVTD trong tổng lợi nhuận tăng đều và ổn định từ 27.12% năm 2004, lên 32.04% năm 2005 và đạt mức 35.59% vào năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động CVTD nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận bình quân của cả chi nhánh. Tốc độ tăng lợi nhuận CVTD năm 2005 là 47.45% trong khi tổng lợi nhuận chỉ tăng ở mức 24.8%. Đến năm 2006, lợi nhuận CVTD đạt 5,039 trđ, tăng 55.77%, cao hơn mức 40.24% của tổng lợi nhuận. Sự tăng trưởng trong doanh số, dư nợ, nợ quá hạn hay doanh số thu hồi nợ được tổng hợp lại trong sự gia tăng lợi nhuận CVTD của chi nhánh. Lợi nhuận từ hoạt động này của chi nhánh tăng theo thời gian với tốc độ ngày càng cao, phản ánh sự mở rộng hoạt động CVTD trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của VPBank. 2.3. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VPBank Hà Nội 2.3.1. Kết quả đạt được Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội nhìn chung là đã phát triển khá tốt. Cho vay tiêu dùng trở thành một hoạt động chính trong mục tiêu phát triển cho vay cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng. Sau đây là một số kết quả cụ thể mà VPBank Hà Nội đã đạt được: Một là, lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh không ngừng gia tăng và chiếm một tỉ trọng ngày càng cao trong tổng lợi nhuận. Đây là tiêu chí quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. Cho vay tiêu dùng là một hoạt động có rủi ro lớn nhưng có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, vì vậy phát triển cho vay tiêu dùng là một chiến lược đúng đắn đối với một ngân hàng có quy mô trung bình như VPBank. Hai là, các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng của hoạt động cho vay đều tăng. Doanh số cho vay, dư nợ cho vay đều có tốc độ tăng hàng năm trên 40%, một con số khá cao so với các ngân hàng thương mại khác. Kèm theo đó là tỉ trọng dư nợ và doanh số cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ, doanh số của chi nhánh ngày càng cao, cho thấy ngân hàng ngày càng dành nhiều nguồn lực vào việc phát triển cho vay tiêu dùng trong quá trình hoạt động. Ba là, nguồn vốn huy động của VPBank Hà Nội tăng đều và ổn định, tạo ra nguồn vốn lớn đáp ứng được nhu cầu vay tiền của mọi khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp. Nguồn vốn huy động lớn nhất của chi nhánh là tiền gửi tiết kiệm của dân cư trên địa bàn, đây là một nguồn vốn ổn định và có số lượng rất lớn. Khả năng thu hút vốn huy động một cách linh hoạt đã giúp chi nhánh có đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của người dân trên địa bàn Hà Nội trong ba năm qua. Bốn là, sản phẩm cho vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội rất đa dạng đáp ứng được nhu cầu vay của người tiêu dùng. Việc phát triển sản phẩm cho vay của ngân hàng dựa vào thị trường, khi nhu cầu tiêu dùng mới xuất hiện và tiềm năng, thì ngân hàng sẽ nghiên cứu và tạo ra sản phẩm cho vay thích hợp, đáp ứng nhu cầu đó. Sản phẩm cho vay mua ô tô được phát triển từ sản phẩm cho vay mua xe máy trước đây là một ví dụ cho sự phát triển các sản phẩm mới của ngân hàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm là, thời gian xét duyệt cho vay tiêu dùng được rút ngắn xuống còn 2 – 5 ngày tuỳ vào giá trị và mục đích món vay. Việc rút ngắn thời gian giúp cho ngân hàng có được các lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng quốc doanh, với thủ tục phức tạp và kéo dài. Sáu là, chất lượng tín dụng tiêu dùng nhìn chung đã được cải thiện tốt hơn khi mà ngân hàng đã ban hành các thể lệ cho vay tiêu dùng: thể lệ cho vay mua, sữa chữa nhà; thể lệ cho vay mua ô tô; thể lệ cho vay du học. Ngân hàng còn ban hành bảng xếp hạng tín dụng, nhờ vậy nhân viên tín dụng có thể rút ngắn thời gian, thủ tục mà vẫn giảm được rủi ro tín dụng. Với các qui chế, qui định cụ thể đã làm giảm các nguy cơ xảy ra khi cho vay, tăng chất lượng của hoạt động tín dụng tiêu dùng. Bảy là, trong ba năm phát triển cho vay tiêu dùng, thị phần cho vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội đã tăng lên đáng kể, tạo ra được các lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn. VPBank Hà Nội trở thành một trong những ngân hàng có hoạt động tiêu dùng phát triển nhất tại Hà Nội. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Ngoài những thành tựu đã đạt được, hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội cũng còn những hạn chế, ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động này. Một là, mặc dù chất lượng hoạt động tín dụng đã tốt hơn nhưng còn chứa nhiều nguy cơ xảy ra rủi ro. Bằng chứng là cùng với sự gia tăng của dư nợ, nợ quá hạn cũng tăng theo với tốc độ khá nhanh (năm 2005 là 217%, năm 2006 là 35%), làm cho tỉ lệ nợ quá hạn ở mức cao (trung bình 5%). Bên cạnh đó, doanh số thu hồi nợ cũng có tốc độ tăng trưởng nhỏ hơn tốc độ tăng của dư nợ, phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng giảm dần. Trong thời gian mở rộng tín dụng, ngân hàng đã buông lỏng vấn đề chất lượng của các khoản vay một cách tương xứng cùng với sự gia tăng về số lượng. Hai là, kết quả hoạt động của các chi nhánh cấp 2 VPBank Hà Nội còn thấp cả về huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng. Cả chi nhánh Hà Nội có 5 chi nhánh cấp 2, nhưng kết quả hoạt động chỉ chiếm 30%-35% của toàn chi nhánh, còn lại là của trụ sở VPBank Hà Nội. Điều này phản ánh sự bao quát thị trường của ngân hàng chưa rộng, chưa phát huy tối đa tiềm năng của các chi nhánh cấp 2. Ba là, mặc dù trong phương châm hoạt động là đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng, nhưng trên thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng phần lớn là cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô và cho vay du học. Cho vay tiêu dùng khác là chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay mua cổ phiếu và góp vốn. Rõ ràng, cơ cấu cho vay tiêu dùng của ngân hàng chưa thật sự đa dạng, ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường. Bốn là, thời hạn giải quyết một khoản vay, từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân còn khá dài so với các ngân hàng khác (như EximBank với sản phẩm cho vay trong 24 giờ). Trong khi các ngân hàng cạnh tranh đưa ra các dịch vụ tương tự với chất lượng cao hơn (rút ngắn thời gian, thủ tục) thì chất lượng dịch vụ của VPBank Hà Nội hầu như chưa thay đổi nhiều để tăng tính cạnh tranh. Năm là, tỉ trọng tiền gửi thanh toán của tổ chức và cá nhân còn thấp trong nguồn vốn huy động của ngân hàng, trong khi đây là một nguồn có chi phí thấp và có thể huy động với khối lượng rất lớn. Huy động được nguồn này, ngân hàng có thể nâng cao doanh số cho vay tiêu dùng, tạo ra lợi nhuận lớn. 2.3.2.2. Nguyên nhân Sở dĩ hoạt động phát triển cho vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội còn có nhiều hạn chế là do những nguyên nhân khác nhau. Trong những nguyên nhân này, có cả những nguyên nhân khách quan từ bên ngoài và nguyên nhân từ bản thân ngân hàng. Nguyên nhân chủ quan - Vốn điều lệ của VPBank còn thấp, tác động tới khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng. - Hoạt động marketing của ngân hàng còn nhiều yếu kém và thụ động. Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các khách hàng quen, đã có quan hệ, ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm các khách hàng mới. Thỉnh thoảng ngân hàng có phát tờ rơi, thư ngỏ nhưng làm một cách tự phát, chưa có kế hoạch.. Việc trông chờ vào trụ sở trong việc tiếp thị hình ảnh và giới thiệu sản phẩm là chưa đủ, VPBank Hà Nội phải tích cực hơn trong việc quảng bá hình ảnh đến với khách hàng trên địa bàn Hà Nội. - Nhân sự của ngân hàng còn yếu, vì các nhân viên tín dụng chủ yếu là những cán bộ trẻ, mới tốt nghiệp nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Nhân viên tín dụng chưa phát huy đựơc hết năng lực của mình trong công việc, chưa chủ động trong công việc, còn có nhiều thời gian rãnh rỗi lãng phí. Việc thụ động trong công việc có ảnh hưởng không nhỏ tới việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. - Ngân hàng chưa chú trọng tập trung phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác ngoài ba sản phẩm truyền thống, với tâm lý ngại các khoản cho vay nhỏ, có rủi ro cao. - Việc kiểm tra, kiểm soát sau cho vay còn yếu. Các nhân viên tín dụng chưa thật sự quan tâm tới việc xem khách hàng có sử dụng tài sản đúng mục đích hay không, cũng như thẩm định lại tài sản đảm bảo định kỳ và nguồn thu nhập trả nợ. Việc này sẽ ảnh hưởng tới nguy cơ khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, mất tài sản đảm bảo. - Trong thủ tục cho vay còn phức tạp, gây phiền hà cho khách hàng. Nếu khách hàng là người độc thân, phải có giấy xác nhận của UBND, tạo ra sự rắc rối, không cần thiết do thủ tục hành chính nhà nước không đơn giản. Việc chứng minh nguồn thu nhập trả nợ đối với những người hành nghề tự do là rất khó khăn, cho dù thu nhập của họ rất cao, nhưng trong hồ sơ của ngân hàng bắt buộc chứng minh nguồn trả nợ. Những thủ tục phức tạp như vậy làm ảnh hưởng tới khả năng nâng cao doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nguyên nhân khách quan - Sự phát triển không ổn định của nền kinh tế đã gây ra những biến động lớn như lạm phát, biến động lãi suất, biến động giá cả...Đây là những yếu tố quan trọng trong việc xác định lãi suất cho vay, giá trị tài sản đảm bảo của món vay do đó bất cứ sự biến động nào của các nhân tố này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong hai năm qua, lạm phát liên tục tăng làm cho chi phí đầu vào tăng nên lãi suất cho vay đầu ra tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng. - Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn, không những với ngân hàng trong nước mà còn với ngân hàng nước ngoài. Hiện nay các ngân hàng trong nước đều tập trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng, xem đây là một thị trường tiềm năng, đem lại lợi nhuận cao và tăng khả năng cạnh tranh khi mở cửa thị trường cho ngân hàng nước ngoài vào năm 2008. Do vậy các ngân hàng ra sức tăng cạnh tranh bằng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, làm cho thị trường cho vay tiêu dùng thu hẹp lại với mỗi ngân hàng. Việc phát triển cho vay tiêu dùng của VPBank sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn. - Thủ tục hành chính của nhà nước gây nhiều khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng. Việc xác minh các giấy tờ như quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm thường gây rất nhiều phiền phức và thời gian, ảnh hưởng tới thời gian làm thủ tục, xét duyệt và giải ngân của ngân hàng. - Căn cứ thẩm định tài sản đảm bảo là bất động sản còn chưa rõ ràng. Giá trị của bất động sản thường xuyên biến động, do vậy việc định giá theo khung giá cứng nhắc của nhà nước là không hợp lý. Nhưng nếu dựa theo giá cả thị trường thì không rõ ràng vì nước ta chưa có một thị trường giao dịch bất động sản hoàn thiện. Việc định giá quá thấp sẽ bất lợi cho khách hàng, còn định giá quá cao sẽ tạo ra rủi ro lớn hơn cho ngân hàng. - Đặc điểm cho vay tiêu dùng làm cho hoạt động này của ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Ngân hàng có thể không thu hồi được nợ khi khách hàng gặp vấn đề về sức khỏe, bị thất nghiệp hay là khi khách hàng cố ý lừa đảo, lấy mất tài sản đảm bảo. Chương III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI 3.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VPBank Hà Nội 3.1.1.Chiến lược phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh Việt Nam Chiến lược phát triển của VPBank trong thời gian từ nay đến 2010 là phát triển ngân hàng bán lẻ, trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu cả nước. Với chiến lược đó, VPBank hướng đến đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân và hộ gia đình ở tầng lớp trung lưu. Đối với một ngân hàng có qui mô vừa như VPBank thì đây là những đối tượng khách hàng tiềm năng, đem lại lợi nhuận lớn. Để có thể phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong thời gian tới VPBank sẽ tiếp tục nâng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phần và bán cho đối tác nước ngoài để có thể tận dụng trình độ công nghệ cũng như trình độ quản lý hiện đại. Việc gia tăng vốn điều lệ sẽ giúp cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào công nghệ hiện đại, phát triển mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước. Trong năm 2007, VPBank sẽ đưa ra thị trường sản phẩm dịch vụ thẻ gồm thẻ rút tiền, thẻ đa năng, thẻ thanh toán. Đây là một thị trường tiềm năng mà hầu hết các ngân hàng đều hướng tới. Trong thời gian tới ngân hàng sẽ đầu tư vào thiết bị hiện đại như ATM, POS, đồng thời liên kết với Vietcombank để phát triển thẻ. Với chiến lược ngân hàng bán lẻ, VPBank đã tìm ra một hướng đi đúng đắn để có thể tồn tại và phát triển khi mà thị trường ngân hàng trong nước mở cửa hoàn toàn để hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và thế giới. 3.1.2. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VPBank Hà Nội Trong chiến lược phát triển ngân hàng chung của hệ thống, VPBank Hà Nội đặt ra định hướng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại khu vực Hà Nội. Đối tượng khách hàng mà VPBank Hà Nội hướng đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu trên địa bàn. Sản phẩm tín dụng là các sản phẩm phục vụ các doanh nghiệp vừa, các hộ kinh doanh cá thể và các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Trong đó, ngân hàng sẽ tập trung vào phát triển cho vay tiêu dùng vì nhu mức sống của người dân Hà Nội là cao và nhu cầu tiêu dùng của họ là rất lớn. Ngoài các sản phẩm cho vay tiêu dùng truyền thống, VPBank Hà Nội tiếp tục phát triển các sản phẩm cho vay khác nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng tiêu dùng. Ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách mở thêm các chi nhánh tại các khu vực có đông dân cư sinh sống và buôn bán. Tại những khu vực này ngân hàng có thể cho vay kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và cho vay tiêu dùng đối với những người có thu nhập cao. Tăng cường quảng bá hình ảnh và tiếp thị đối với các nhóm khách hàng tiềm năng, tạo ra ấn tượng tốt về một ngân hàng có chất lượng cao trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng. Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng trong năm 2006, VPBank Hà Nội đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể như sau: - Tổng doanh số cho vay tiêu dùng : tăng 35% (đạt 548,682 trđ) Trong đó: Cho vay mua nhà tăng 30% (đạt 380,811 trđ) Cho vay mua ô tô tăng 50% (đạt 142,116 trđ) Cho vay du học 30% (đạt 7,150 trđ) Cho vay tiêu dùng khác tăng 35% (đạt 18,605 trđ) - Dư nợ đạt 423,329 trđ - Tỉ lệ nợ quá hạn 2% - Lợi nhuận tăng 40%, đạt 7,054 trđ 3.2.Khả năng, cơ hội và thách thức đối với VPBank Hà Nội trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng Khả năng - Vốn tự có ngày càng tăng, tạo ra tiền đề cho việc phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh. - Nguồn nhân lực đông đảo và có trình độ, sáng tạo, có khả năng chịu áp lực công việc và nắm bắt công nghệ mới. - Công nghệ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là khi đã nắm được công nghệ ngân hàng bán lẻ của đối tác nước ngoài, là một ngân hàng có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hoạt động bán lẻ. Cơ hội - Thị trường cho vay tiêu dùng ở Hà Nội rất tiềm năng, khi mà mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Hơn nữa, trình độ hiểu biết của người dân đối với các hoạt động ngân hàng ngày càng được cải thiện, tạo được sự thuận lợi cho ngân hàng trong việc tiếp cận khách hàng. - Thị trường tài chính phát triển tạo điều kiện cho ngân hàng có thể tăng vốn điều lệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh đối với cả ngân hàng trong và ngoài nước. - Nền kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày càng sản xuất được nhiều hàng hoá và dịch vụ, thu nhập dân cư ngày tăng là một điều kiện cực kỳ thuận lợi cho các ngân hàng thương mại phát triển các sản phẩm dịch vụ. - Chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước vì mục tiêu nâng cao mức sống dân cư, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thách thức - Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, nhất là khi các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động hoàn toàn tại Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài có ưu thế về vốn, trình độ công nghệ quản lý hiện đại so với các ngân hàng trong nước nên sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn. Khi đó thị trường cho vay sẽ bị chia nhỏ, các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước phải tập trung vào chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ để có thể cạnh tranh và phát triển. Thị trường cho vay tiêu dùng vì thế trở thành thị trường mục tiêu của tất cả các ngân hàng, sự cạnh tranh sẽ khắc nghiệt hơn bao giờ hết. Trong môi trường cạnh tranh như vậy, VPBank Hà Nội phải có những chiến lược, giải pháp dài hạn và hợp lý để có thể phát triển cho vay tiêu dùng, nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh và đạt được các mục tiêu về lợi nhuận. 3.3. Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VPBank Hà Nội Tìm ra những giải pháp nhằm loại bỏ những hạn chế là một công việc quan trọng nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội. Các hạn chế và nguyên nhân không tồn tại một cách độc lập mà có quan hệ nhất định, do vậy các giải pháp cũng có liên quan với nhau và cần được thực hiện một cách đồng bộ. Mỗi giải pháp có thể giải quyết một phần nào đó một vấn đề nhất định và được xuất phát từ những nguyên nhân nội tại của VPBank Hà Nội. Nhóm giải pháp để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội như sau: Một là, ngân hàng phải lập được một chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay tiêu dùng chi tiết dài hạn. Có một kế hoạch marketing sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng hoạt động, phát triển theo mục tiêu đã đặt ra. Các yếu tố cơ bản của chiến lược marketing gồm: - Thị trường mục tiêu: cá nhân, hộ gia đình có thu nhập khá trở lên và ổn định, sinh sống và làm việc tại Hà Nội. - Sản phẩm: cho vay mua bất động sản, ô tô, du học, mua cổ phiếu, góp vốn, xuất khẩu lao động và các mục đích tiêu dùng khác. Chiến lược sản phẩm phải linh hoạt và thay đổi theo tình hình thị trường. - Quảng cáo, tiếp thị: tăng cường quảng bá hình ảnh trên báo và truyền hình tại Hà Nội. Đẩy mạnh các hoạt động quan hệ xã hội như tuyển sinh viên thực tập vào thực tập tại ngân hàng, tài trợ cho các cuộc thi trong các trường đại học tại Hà Nội nhằm tạo được hình ảnh trong sinh viên, một đối tượng khách hàng tiềm năng trong tương lai. Thực hiện hoạt động đưa thư ngỏ của ngân hàng đến tận tay khách hàng một cách định kỳ chứ không tự phát như hiện nay. Hai là, nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ bằng cách: thái độ phục vụ khách hàng phải thân thiện, niềm nở, gây được ấn tượng tốt, thật sự quan tâm tới khách hàng. Việc nâng cao thái độ phục vụ là một yếu tố quan trọng trong việc giữ chân khách hàng, làm cho họ trở thành khách hàng truyền thống. Ba là, sử dụng hiệu quả bảng xếp hạng tín dụng để chấm điểm khách hàng, hỗ trợ nhân viên tín dụng trong việc thẩm định khách hàng. Việc sử dụng bảng xếp hạng tín dụng cho khách hàng vay tiêu dùng đã được áp dụng trên toàn hệ thống VPBank, và đã đem lại hiệu quả cao trong việc rút ngắn thời gian thẩm định. Tuy nhiên, bảng xếp hạng tín dụng chỉ là một công cụ hỗ trợ, không hoàn toàn thay thế được quyết định của nhân viên tín dụng. Nhân viên phục vụ khách hàng cá nhân của ngân hàng phải sử dụng kết hợp linh hoạt việc chấm điểm khách hàng và ý kiến thẩm định chủ quan của mình để ra quyết định trong việc cho vay: cho vay hay không, giá trị món vay bao nhiêu, lãi suất của món vay… Bốn là, nâng cao khả năng thẩm định tài chính khách hàng, đối với cho vay tiêu dùng thì đây chính là nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng. Nguồn thu nhập của khách hàng chủ yếu là từ lương, tiền công do quá trình làm việc của khách hàng tạo ra hoặc là lãi, cổ tức từ các giấy tờ có giá. Việc xác định chính xác nguồn thu nhập của khách hàng có một ý nghĩa quan trọng đối với các khoản cho vay trả góp, khi khách hàng phải trả nợ gốc và lãi hàng tháng. Nhân viên tín dụng phải yêu cầu khách hàng chứng minh được nguồn thu nhập qua xác nhận của cơ quan, tổ chức đang công tác. Ngoài các khoản thu nhập chính, nhân viên tín dụng cần phải xác định chính xác nguồn thu nhập ngoài, bằng cách hỏi trực tiếp một cách khéo léo, hay điều tra qua người quen. Năm là, định giá các bất động sản theo giá thị trường. Khi chưa có thị trường giao dịch bất động sản phát triển, việc định giá sẽ gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác. Nhân viên tín dụng và nhân viên thẩm định phải tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau trên thị trường như báo, tạp chí, các trung tâm giao dịch địa ốc, nhằm định giá tài sản gần chính xác nhất theo thị trường. Sáu là, nhân viên tín dụng phải định kỳ kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và giá trị của tài sản đảm bảo. Bằng cách lập sổ theo dõi khách hàng để ghi các thông tin cần thiết. Việc lấy thông tin có thể qua điện thoại hay gặp trực tiếp khách hàng, trực tiếp xem xét tài sản đảm bảo. Việc đi kiểm tra trực tiếp thường mất nhiều thời gian, nên đặt thời hạn định kỳ kiểm tra 6 tháng một lần. Bảy là, nhân viên tín dụng của ngân hàng phải tích cực tìm kiếm khách hàng, không làm việc thụ động, nâng cao hiệu quả công việc bằng sự nhiệt tình, chăm chỉ trong công việc, học hỏi thêm kinh nghiệm và các kiến thức mới có liên quan đến công việc. Trong quá trình làm thủ tục cho vay, nhân viên tín dụng phải bám sát chặt chẽ vào qui trình nghiệp vụ, các thể lệ cho vay để hạn chế đến mức tối đa rủi ro tín dụng. Ngân hàng cũng phải tổ chức thường xuyên các chương trình đào tạo kiến thức nghiệp vụ cho nhân viên, có chế độ khen thưởng xứng đáng với những nhân viên giỏi, sáng tạo. Tám là, rút ngắn tối đa thời gian từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân xuống còn 2-3 ngày, tạo sự thuận lợi tối đa cho khách hàng. Chín là, triển khai dịch vụ phonebanking để có thể tư vấn, trả lời về sản phẩm dịch vụ, thủ tục hồ sơ cho khách hàng qua điện thoại. Mười là, bỏ qui định khách hàng vay mua ô tô phải có hộ khẩu thường trú tại địa bàn Hà Nội, chỉ cần khách hàng chứng minh được quá trình công tác, làm việc ở Hà Nội trong thời gian lâu dài. KẾT LUẬN Trong bốn năm qua, chi nhánh VP Bank Hà Nội luôn là chi nhánh dẫn đầu cả hệ thống VP Bank về tất cả các hoạt động huy động vốn, tín dụng và đóng góp lợi nhuận lớn nhát cho hệ thống. Trong hoạt động tín dụng của chi nhánh thì hoạt động tiêu dùng là hoạt động được chú trọng phát triển và đóng góp ngày càng lớn vào kết quả hoạt động của chi nhánh. Cho vay tiêu dùng đã có sự tăng trưởng về số lượng cũng như chất lượng, tuy nhiên hoạt động này của chi nhánh vẫn còn hạn chế ảnh hưởng tới phát triển tiêu dùng của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, nằm trong chiến lược chung phát triển ngân hàng bán lẻ của VP Bank. Trong thời gian tới, chi nhánh VP Bank Hà Nội sẽ gặp nhiều thách thức từ sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước khác trên địa bàn cũng như ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng bán lẻ. Trong hoạt động tín dụng thì thị trường tín dụng tiêu dùng chứa nhiều cơ hội cũng như thách thức nhất đối với ngân hàng thương mại. Trong điều kiện đó, chi nhánh VP Bank Hà Nội phải có một chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng hiệu quả và để thực hiện chiến lược này, cần có các giải pháp động bộ và thực tiễn. Xuất phát từ yêu cầu này, đề tài nghiên cứu “Phát triển cho vay tiêu dùng tại VP Bank Hà Nội” đã được thực hiện. DANH MỤCTÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình “Ngân hàng thương mại” PGS.TS Phan Thị Thu Hà, nhà xuất bản thống kê,2004. 2.”Quản trị ngân hàng thương mại” Peter S.Róe, Nhà xuất bản tài chính, 2004. 3.Các văn bản pháp lý về ngân hàng thương mại. 4.Báo cáo thường niên VP Bank 2004, 2005, 2006. 5.Bảng cân đối kế toán, baó cáo kết quả kinh doanh, sao kê tín dụng của VP Bank Hà Nội 2004, 2005, 2006. 6.Tạp chí Ngân hàng. môc lôc Trang Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG 1 1.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 1 1.1.1. Lịch sử phát triển cho vay tiêu dùng 1 1.1.2. Cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại 4 1.1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng 4 1.1.2.2. Phân loại cho vay tiêu dùng 4 1.1.2.3. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 6 1.2. Phát triển cho vay tiêu dùng trong Ngân hàng thương mại 8 1.2.1. Mục tiêu của phát triển cho vay tiêu dùng đối với các ngân hàng thương mại 8 1.2.1.1. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ - sử dụng hiệu quả nguồn vốn 8 1.2.1.2. Tăng cường năng lực cạnh tranh 9 1.2.1.3. Phát triển mối quan hệ với khách hàng doanh nghiệp, cá nhân 9 1.2.1.4. Thực hiện vai trò của ngân hàng thương mại trong chiến lược phát triển kinh tế 10 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cho vay tiêu dùng đối với các ngân hàng thương mại 11 1.2.2.1. Tốc độ tăng doanh số cho vay tiêu dùng 11 1.2.2.2. Tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ 11 1.2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 12 1.2.2.4. Sự đa dạng trong các sản phẩm cho vay tiêu dùng 13 1.2.2.5. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng 13 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trong các ngân hàng thương mại 14 1.3.1. Nhân tố chủ quan 14 1.3.2. Nhân tố khách quan 16 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI 18 2.1. Tổng quan về Chi nhánh VPBank Hà Nội 18 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 18 2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động 18 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức 18 2.1.2.2. Chức năng của các phòng ban 20 2.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu trong năm 2006 25 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh VPBank Hà Nội 25 2.2.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng 25 2.2.1.1. Cho vay mua nhà, sữa chữa nhà 25 2.2.1.2. Cho vay mua ô tô 25 2.2.1.3. Cho vay du học 26 2.2.1.4. Cho vay tiêu dùng khác 27 2.2.2.Qui trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VP Bank Hà Nội. 27 2.2.3. Tình hình cho vay tiêu dung tại chi nhánh VP Bank Hà Nội. 31 2.2.3.1. Doanh số cho vay tiêu dùng 31 2.2.3.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng 35 2.2.3.3. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 40 2.2.3.4. Một số chỉ tiêu tổng hợp 43 2.3. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VP Bank Hà Nội. 47 2.3.1. Kết quả đạt được 47 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 48 2.3.2.1. Hạn chế 48 2.3.2.2. Nguyên nhân 49 Chương III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH VP BANK HÀ NỘI 52 3.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VP Bank Hà Nội. 52 3.1.1.Chiến lược phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh Việt Nam 52 3.1.2. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VPBank Hà Nội 53 3.2.Khả năng, cơ hội và thách thức đối với chi nhánh VPBank Hà Nội trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng 54 3.3. Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VPBank Hà Nội 55 K ẾT LU ẬN 58

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0168.doc
Tài liệu liên quan