Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10, em đã đi sâu tìm hiểu về hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty, em thấy Công ty đã phát huy được những thế mạnh trong công tác tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó công ty còn có một số vấn đề tồn tại. Để khắc phục phần nào những tồn tại đó em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn nữa trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty. Tuy nhiên do vốn kiến thức và thời gian có hạn, bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót vì thế em mong được sự hướng dẫn và chỉ bảo cuả các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn
100 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận chung về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đã ký kết giữa hai bên. Khách hàng sẽ lập một đơn đề nghị nhập lại hàng. Trong đơn phải đầy đủ tên họ, địa chỉ khách hàng, lý do trả lại....
Đơn đề nghị nhập lại hàng trước hết được chuyển cho phòng kinh doanh, sau đó chuyển lên ban giám đóc phê duyệt. Nếu giám đốc chấp nhận nhập lại hàng thì cho chở hàng về công ty, đồng thời Công ty lập một phiếu nhập vật tư (Biểu số14) Phiếu nhập vật tư dược lập thành 3 liên:
Liên 1 : lưu lại phòng kinh doanh
Liên 2 : giao cho khách hàng
Liên 3 : được mang lên phòng kế toán làm chứng từ để ghi sổ kế toán
Để hạnh toán nghiệp vụ hàng bán bị trả lại công ty sử dụng TK 531-Doanh thu hàng bán bị trả lại
Do nghiệp vụ hàng bán bị trả lại của công ty phát sinh không nhiều do đó kế toán không mở sổ chi tiết riêng cho TK 531 mà cuối kỳ căn cứ vào NKCT số 1, 2 hoặc sổ chi tiết TK131 để ghi vào NKCT số 8 phần ghi Có TK531 và căn cứ vào bảng kê số 11 phần ghi Có TK131 đối ứng Nợ TK 531, số liệu này là căn cứ ghi Sổ cái TK 531(Biểu số 15)
BT1: Phản ánh doanh thu của hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531
Có TK 111,112,131
BT2: Cuối kỳ hạch toán kết chuyển
Nợ TK 511
Có TK 531
VD: Tại công ty trong quý IV phát sinh hàng bán bị trả lại, kế toán ghi như sau: Nợ TK 531: 1.362.000
Có TK 131: 1.362.000
Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ TK 511: 1.362.000
Có TK 531 : 1.362.000
Biểu số 14 Phiếu nhập vật tư
Ngày 08 tháng 12 năm 2001
Đơn vị bán : Công ty cổ phần dệt 10/10
Chứng từ số : 2/10
Địa chỉ : Số 6- Ngô Văn Sở
Biên bản kiểm nghiệm số
Nhập kho thành phẩm Ngày 8 tháng 11 năm 2001
Danh điểm vật tư
Tên nhãn hiệu VT
Đơn vị tính
Số lượng
Giá ĐV
Thành tiền
Ghi chú
Theo chứng từ
Thực nhập
Màn đôi MĐ01-CR
Cái
3
3
45.400
1.362.000
Cộng
3
3
1.362.000
Biểu số 15 Sổ cái TK 531 - hàng bán bị trả lại
Quý IV năm 2001
Số dư đầu kỳ
Nợ
Có
Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này
Quý I
Quý II
III
IV
Cộng
131
1.362.000
...
Cộng Phát sinh
Nợ
1.362.000
Có
1.362.000
Dư cuối kỳ
Nợ
0
Có
2.3.5 Hạch toán thuế GTGT
Bước sang năm 1999, để phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Bộ tài chính ban hành luật thuế GTGT để thay thế thuế doanh thu, thuế GTGT nhằm khắc phục những nhược điểm của thuế doanh thu là cách tính trùng lặp, sử dụng hình thức chứng từ đầy đủ hơn.
Công ty Cổ phần Dệt 10/10 có đủ điều kiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Để hạch toán thuế GTGT kế toán sử dụng TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra và TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Trình tự hạch toán:
- Khi mua hàng:
Nợ TK 152,153,211
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111,112,331
- Khi bán hàng:
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Số thuế GTGT được khấu trừ: Nợ TK 3331
Có TK 133
- Thuế GTGT còn phải nộp.
Nợ TK 3331
Có TK 111,112...
Thuế GTGT phải nộp trong tháng được kế toán tính và phản ánh trên tờ khai thuế GTGT. Tờ khai thuế GTGT (biểu số 16) được lập thành hai bản, một bản để lại công ty, một bản nộp cho cơ quan thuế.
Biểu số 16
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hanh phúc
----------------
Tờ khai thuế giá trị gia tăng
Tháng 10 năm 2001
(Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Tên cơ sở: Công ty Cổ phần Dệt 10/10
Địa chỉ: Số 6 - Ngô Văn Sở - HN Mã số:
Đơn vị tính: VN đồng
STT
Chỉ tiêu kê khai
Doanh thu (chưa có thuế GTGT)
Thuế GTGT
1
Hàng hoá dịch vụ bán ra
3.027.825.173
140.078.892
2
Hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT
3.027.825.173
140.087.892
a
Hàng hoá xuất khẩu thuế suất 0%
1.626.665.735
b
Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 5%
c
Hàng hóa, dịch vụ thuế suất 10%
1.400.788.958
140.087.892
d
Háng hoá, dịch vụ thuế suất 20%
3
Hàng hoá, dịch vụ mua vào
5.373.260.049
527.970.426
4
Thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào
527.970.426
5
Thuế GTGT được khấu trừ
527.970.426
6
Thuế GTGT phải nộp (+) hoặc thoái trong kỳ(-) (2 - 5)
(387.891.534)
7
Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua
(128.995.450)
a
Nộp thuế
b
Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ
8
Thuế GTGT đã nộp trong tháng
9
Thuế GTGT đã hoàn trả trong tháng
(516.88.984)
10
Thuế GTGT phải nộp kỳ này
Số tiền phải nộp (Ghi bằng chữ)
Xin cam đoan số liệu khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo pháp luật.
Ngày 10 tháng 11 năm 2001
T/M cơ sở
(Kí tên, đóng dấu)
2.4. Hạch toán xác định kết quả
Mục đích cuối cùng của công ty là xác định kết quả tiêu thụ. Để xác định kết quả tiêu thụ, bên cạnh việc xác định giá vốn hàng bán, kế toán cần xác định và phân bổ đúng đắn các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
2..4.1. Hạch toán chi phí bán hàng
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, công ty bỏ ra một khoản chi phí để phục vụ cho khâu bán hàng, do có nhiều loại chi phí phát sinh liên quan đến mặt hàng tiêu thụ nên kế toán không theo dõi riêng từng khoản chi phí này mà cuối tháng mới tập hợp chi phí bán hàng và tiến hành ghi sổ kế toán.
Để tập hợp chi phí bán hàng, kế toán sử dụng Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng. Tài khoản này được sử dụng để tập hợp và phản ánh toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc bán hàng, cuối kỳ kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ
Do công tác kế toán tại công ty tương đối phức tạp trong khi bộ máy kế toán khá gọn nhẹ nên khi hạch toán chi phí bán hàng kế toán không mở sổ chi tiết cho tài khoản tài khoản 641 theo quý mà tập hợp chi phí phát sinh trên các nhật ký chứng từ liên quan (nhật ký chứng từ số 1,2... ghi Có tài khoản 111,112 đối ứng Nợ Tài khoản 641 hoặc xem bảng kê 1, 2 đối ứng Có TK 641 để tính toán các khoản giảm trừ chi phí.
Xuất phát từ đặc điểm tiêu thụ, chi phí bán hàng của Công ty cổ phần dệt 10/10 bao gồm những khoản sau:
+ Chi phí nhân viên bán hàng và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
+ Chi phí bao bì đóng gói
+ Chi phí quảng cáo, khuyến mại
+ Chi phí khác bằng tiền
Việc theo dõi chi tiết chi phí bán hàng được thực hiện trên Bảng kê số 5(Biểu số 17) cho phần chi phí bán hàng là:
- Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu, kế toán ghi chi phí nguyên vật liệu dùng cho bán hàng vào cột ghi Có TK 152 trên bảng kê số 5.
-Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, kế toán ghi vào cột Có TK 334, Có TK 338 trên bảng kê số 5.
- Căn cứ vào các hoá đơn bán hàng kế toán ghi vào bên Có TK 511.
- Căn cứ vào chi phí mua ngoài đã tập hợp trên Nhật ký chứng từ số 1, 2 và Nhật ký chứng từ số 5 để ghi vào bảng kê số 5.
- Căn cứ vào số tiền tạm ứng cho nhân viên ghi trên nhật ký chứng từ số 10, kế toán ghi vào bên Có TK 141.
- Căn cứ vào việc tập hợp chi phí khuyến mại cho khách hàng được tập hợp trên bảng kê số 11 để ghi vào bên Có TK 131 trên bảng kê số 5.
Ví dụ: Chi phí bán hàng phát sinh của tổng công ty được tập hợp như sau:
Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu do kế toán nguyên vật liệu cung cấp, kế toán ghi sổ theo định khoản sau:
Nợ TK 641: 759.416.503
Có TK 152: 759.416.503
Tổng chi phí bán hàng phát sinh được đưa vào chi phí trong kỳ. Cuối kỳ, chi phí bán hàng phát sinh được ghi vào Nhật ký chứng từ số 8 (Biẻu số 18) cột ghi Có TK 641 đối ứng Nợ các TK .
Từ nhật ký chứng từ số 8, kế toán tổng hợp vào Sổ cái TK 641 (Biểu số19) phần ghi Có TK 641, từ số liệu trên bảng kê số 5 kế toán vào Sổ cái TK 641 phần ghi Nợ.
Biểu số 17 Bảng kê số 5
Tập hợp : Chi phí bán hàng (TK 641)
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
152
334
338
511
Các TKphản ánh trên các NKCT khác
Cộng chi phí
NKCT số1
NKCTsố 2
141
131
Cộng TK641
759.416.603
343.133.498
5.695.800
510.500
119.839.892
25.957.627
16.545.455
582.875
1.351.682.150
CP nhân viên
343.133.498
5.695.800
348.829.298
CP bao bì vật liệu
759.416.503
759.416.603
CP khuyến mại
510.500
582.875
1.093.375
CP khác bằng tiền
119.839.892
25.957.627
16.545.455
162.342.974
Biểu số 18 Trích Nhật ký chứng từ số 8
Quý IV năm 2001
TK ghi Có
TK ghi Nợ
641
642
Cộng
111.1
1.787.500
1.787.500
112
2.750.000
8.846.821
11.596.821
911
1.347.144.650
2.892.634.679
4.239.779.329
Cộng
1.351.682.150
2.901.481.500
4.253.163.650
Biểu số 19 Sổ cái TK 641 - Chi phí bán hàng
Quý IV / 2001
Số dư đầu kỳ
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng với Nợ TK này
Quý I
II
III
IV
Cộng
111.1
112.12
141
152
334
3382
3383
3384
511
131
199.832.892
25.957.627
16.545.455
759.416.503
343.133.498
862.700
4.264.500
568.600
510.500
582.875
Cộng PS
Nợ
1.351.682.150
Có
1.351.682.150
Số dư cuối quý
Nợ
0
Có
2.4.2 Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài chi phí bán hàng phải bỏ ra phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm, công ty còn phát sinh các khoản chi phí liên quan đến hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp mà không tách được cho bất kỳ một hoạt động nào như chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác...
Để tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp và theo dõi trên Bảng kê số 5-phần theo dõi chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kế toán cũng không mở sổ chi tiết theo dõi chi phí quản lí doanh nghiệp mà tập hợp chi phí phát sinh trên các nhật ký chứng từ liên quan (nhật ký chứng từ số 1,2... ghi có tài khoản 111,112 đối ứng Nợ Tài khoản 642 hoặc xem bảng kê 1, 2 đối ứng Có TK 642 để tính toán các khoản giảm trừ chi phí, từ đó là căn cứ vào Bảng kê số 5(Biểu số 20)
Tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý. - Chi phí dự phòng.
- Chi phí đồ dùng văn phòng. - Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí vật liệu. - Chi phí khác bằng tiền.
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
Ví dụ: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 642: 5.146.905
Có TK 152: 5.146.905
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán ghi:
Nợ TK 642: 1.621.977.114
Có TK 334: 1.605.987.514
Có TK 338: 15.989.600
Căn cứ ghi vào Bảng kê số 5 Tài khoản 642 cũng tương tự TK 641.
Cuối quý, số liệu tổng hợp trên bảng kê số 5 được kết chuyển vào TK 911, bút toán này được thực hiện trên Nhật ký chứng từ số 8(Xem Biểu số18) ở cột ghi Có TK 642.
Căn cứ vào Nhật ký chứngtừ số 8 kế toán vào Sổ cái TK 642(Biểu số 21) phần ghi Có TK 642, căn cứ vào Bảng kê số 5 kế toán vào sổ cái TK 642 phần ghi Nợ
Biểu số 20 Bảng kê số 5
Tập hợp : Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642)
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
152
153
159
334
338
Các TK phản ánh trên các NKCT khác
Cộng chi phí
NKCT số1
NKCT số 2
141
131
CộngTK642
5.146.905
5.384.573
800.000.000
1.605.987.514
15.989.600
286.989.668
172.665.792
9.317.498
2.901.481.500
CP nhân viên
1.605.987.514
15.989.600
CPvật liệu
5.146.905
5.146.805
CP đồ dùng văn phòng
5.384.573
5.384.573
CP KHTSCĐ
CP văn phòng
800.000.000
800.000.000
CP khác bằng tiền
286.989.668
172.665.742
9.317.498
468.972.908
Cộng
5.146.905
5.384.573
800.000.000
1.605.987.514
15.989.600
286.989.668
172.665.742
9.317.498
2.901.481.500
Biểu số 21 Sổ cái TK 642 - Chi phí Quản lý Doanh ghiệp
Quý IV / 2001
Số dư đầu kỳ
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng với Nợ TK này
Quý I
II
III
IV
Cộng
111.1
112.12
112.2
152
334
3382
3383
3384
112.13
141
153
159
286.989.668
142.432.316
10.772.815
5.146.905
1.605.987.514
4.874.800
9.807.200
1.307.600
19.460.611
9.317.498
5.384.573
800.000.000
Cộng PS
Nợ
2.901.481.500
Có
2.901.481.500
Số dư cuối quý
Nợ
0
Có
2.4.3 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
Kết quả hoạt động tiêu thụ thành phẩm là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêu thụ. Để xác định kết quả tiêu thụ kế toán sử dụng TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. Việc xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm được tiến hành vào cuối quý. Cụ thể công việc được tiến hành như sau:
- Xác định doanh thu thuần = Doanh thu tiêu thụ - Các khoản giảm trừ doanh thu(Số liệu được lấy từ sổ chi tiết tiêu thụ, sổ tổng hợp tiêu thụ)
Kết quả sản xuất kinh doanh lãi (lỗ)
=
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
-
-
-
- Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được lấy trên sổ Nhật ký chứng từ số 8 (Biểu số 22). Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán xác định lợi nhuận theo công thức sau:
Cuối cùng kế toán dựa vào số liệu trên Nhật ký chứng từ số 8 và các sổ liên quan để vào Số cái TK 911(Biểu số 23) phần ghi Có và tiến hành xác định kết quả tiêu thụ đồng thời với việc lập Báo cáo kết quả kinh doanh(Biểu số 24) cho kỳ kế toán.
VD: Kết quả quý IV năm 2001 của công ty:
- Doanh thu thuần = 17.735.077.550 - 1.362.000.000 = 17.733.715.550
- Kết quả SXKD lãi (lỗ) = (17.733.715.550 + 270)- 12.983.735.503 -
- 1.347.144.650 - 2.892.634.679 = 510.200.988
Toàn bộ trình tự kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu tại Công ty Cổ phần
Dệt 10/10 có thể được khái quát theo sơ đồ sau:
TK 154,155
TK 632
TK 511
TK 111,112,131
TK 911
Giá vốn thành
phẩm tiêu thụ
Kết chuyển giá vốn
thành phẩm tiêu thụ
Kết chuyển doanh
thu thuần cuối kỳ
Doanh thu
tiêu thụ
TK 531
TK 3331
Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp
Kết chuyển
hàng bán bị
trả lại cuối kỳ
TK 641,642
VAT
đầu ra
Kết chuyển lỗ
về tiêu thụ
TK 421
Kết chuyển lãi về tiêu thụ
Biểu số 22 Nhật ký chứng từ số 8
Quý IV / 2001
TK ghi Có
TK ghi Nợ
154
155
131
511
532
632
641
642
721
911
421
Cộng
111
135.568.442
3.016.249.801
1787.500
3.133.605.743
112
6.879.071.948
10.743.624.899
2.750.000
8.846.821
270
17.634.294.038
131
3.970.060.170
3970.060.170
511
1.362.000
17.733.715.550
17.735.077.550
632
62.248.714
12.921.486.789
12.983.735.503
911
12.983.735.503
1.347.144.650
2.892.634.679
510.200.988
17.733.715.820
334
4.632.180
4.632.180
641
510.500
510.180
721
270
270
Cộng
62.248.714
12.921.486.789
6.994.640.390
17.735.077.550
1.362.000
12.983.735.503
1.351.682.150
2901.481.500
270
17.733.715.820
510.200.988
73.195.631.484
Biểu số 23 Sổ cái TK 911 - Xác định kết quả
Quý IV / 2001
Số dư đầu kỳ
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng với Nợ TK này
Quý I
II
III
IV
Cộng
421
632
641
642
510.200.988
12.983.735.503
1.347.144.650
2.892.634.679
Cộng PS
Nợ
17.733.715.820
Có
17.733.715.820
Số dư cuối quý
Nợ
Có
0
Biểu số 24
Báo cáo kết quả kinh doanh
Quý IV / 2001
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Quý IV
Cộng
Tổng doanh thu
...
17.735.077.550
...
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
13.668.710.107
Các khoản giảm trừ
1.362.000
- Hàng bán bị trả lại
1.362.000
1. Doanh thu thuần
17.733.715.550
2. Giá vốn hàng bán
12.983.735.503
3. Lợi nhuận gộp
4.749.980.047
4. Chi phí bán hàng
1.347.144.650
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.892.634.679
6. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
510.200.718
7. Thu nhập bất thường
270
8.Chi phí bất thường
9. Lợi nhuận bất thường
270
10. Tổng lợi nhuận trước thuế
510.200.988
PHần III: Một Số Kiến nghị nhằm Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10
Nhận xét chung về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10
1.1Những thành tựu
Công ty Cổ phần Dệt 10/10 là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần theo quy định của chính phủ. Qua hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã không ngừng lớn mạnh phát triển về cả cơ sở vật chất kĩ thuật, quy mô năng lực cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để có được thành công như hôm nay, công ty đã trải qua một chặng đường dài đánh dấu chặng đường đầy khó khăn gian khổ trong quá trình xây dựng, trưởng thành phát triển và tự khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường.
Từ ngày thành lập, công ty luôn nỗ lực không ngừng trong việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã theo xu hướng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, chú trọng chăm lo và không ngừng cải tiến nâng cao vật chất và tinh thần, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Hiện nay, Công ty Cổ phần Dệt 10/10 đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dệt màn Việt Nam. Sản phẩm màn tuyn đã nhận huy chương vàng tại hội chợ triển lãm thành tựu khoa học kỹ thuật và đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Bên cạnh việc mở rộng thị trường nội địa, công ty còn đặc biệt nhấn mạnh vào công tác xuất khẩu và coi đây là mũi nhọn của mình. Công ty dệt 10/10 đã đứng vững và ngày càng phát triển, uy tín ngày càng được nâng cao.
Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của toàn công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả kinh doanh cũng không ngừng trưởng thành về mọi mặt đáp ứng cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho yêu cầu quản lý cụ thể là:
² Về công tác kế toán nói chung:
Công ty tổ chức bộ máy quản lý nói chung và kế toán nói riêng tương đối gọn nhẹ với nhân viên có trình độ cao, nhiệt tình sáng tạo trong nghề lại được phân công trách nhiệm rõ ràng theo từng phần hạch toán kế toán, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm làm việc góp phần đắc lực vào hạch toán kế toán và quản lý kinh tế của công ty. Do sự phân công trách nhiệm rõ ràng nên chỉ với 6 cán bộ kế toán nhưng công việc kế toán vẫn được thực hiện nhanh gọn, giảm bớt sai sót và gian lận đáp ứng nhu cầu quản lý trong công ty.
² Về hệ thống sổ sách:
Là công ty có quy trình sản xuất phức tạp, chủng loại sản phẩm đa dạng, nghiệp vụ phát sinh nhiều, trình độ nhân viên kế toán cao nên công ty dệt 10/10 đã sử dụng hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ. Hình từ này phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, nó kết hợp chặt chẽ việc ghi chép nghiệp vụ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá theo nội dung kinh tế, do đó làm giảm công việc ghi chép hàng ngày, thuận tiện cho việc lập báo các tài chính và nâng cao trình độ chuyên môn hoá trong hạch toán kế toán. Hệ thống chứng từ sổ sách của công ty phù hợp, tương đối đầy đủ có biểu mẫu theo quy định hiện hành và các sổ sách được đối chiếu thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi trong việc Xác định kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 1141 ngày 1/11/1995
²Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ:
Kế toán tiêu thụ thành phẩm đã phản ánh đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ một cách trung thực. Mọi hoạt động nhập xuất đều được phản ánh trên sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định. Việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm đảm bảo thống nhất về nhiệm vụ và phương pháp tính toán các chỉ tiêu. Kế toán đã phản ánh trung thực số liệu, ghi chép sổ rõ ràng các nghiệp vụ có liên quan đến tiêu thụ thành phẩm đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty đặt ra.
Đối với kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm, kế toán đã theo dõi và phản ánh một cách chi tiết đầy đủ kết quả tiêu thụ thành phẩm của từng loại màn và tổng số theo tháng, quý, năm.
Nhìn chung, công tác hạch toán kế toán tại công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, hợp lý. Việc áp dụng hệ thống kế toán Nhật ký - Chứng từ là hoàn toàn phù hợp với việc tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ được tổ chức một cách khoa học, hợp lý góp phần bảo đảm, quản lý chặt chẽ tài sản của công ty và đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
1.2 Những tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm trong quản lý quá trình tiêu thụ cũng như hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, ở công ty còn có những tồn tại mà công ty có thể cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng hơn nữa yêu cầu trong công tác quản lý. Cụ thể như sau:
1.2.1 Tổ chức quá trình tiêu thụ
Về cơ bản, quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty tốt nhưng thực tế công ty chưa phát huy hết khả năng của mình nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ. Công ty chưa chú trọng và đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu thị trường cũng như hoạt động xúc tiến hỗ trợ bạn hàng. Việc tổ chức bán hàng còn thụ động, chưa chủ động mang hàng đi chào bán để gợi mở và tạo nhu cầu. Công ty không kiểm soát được giá cả hàng hoá trên thị trường do khách hàng phải tự vận chuyển nên làm tăng chi phí chưa tận dụng được tối đa nguồn lực của công ty cũng như việc khai thác triệt để thị trường, không có sự chuẩn bị sẵn sàng đối phó với nguy cơ bị cạnh tranh, nguồn nguyên liệu cung cấp không ổn định, nguyên vật liệu chính cho sản phẩm chủ yếu phải nhập ngoại do vậy mà chi phí sản xuất tương đối lớn ảnh hưởng đến cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mặt khác trên thị trường vẫn tồn tại khối lượng lớn màn tuyn giả cùng nhãn hiệu mẫu mã song chất lượng kém làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm của công ty, do đó tác động xấu đến hoạt động củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty. Tuy uy tín của công ty đã lan rộng khắp cả nước nhưng bộ phận khách hàng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa tiếp cận được với hàng hoá của công ty. Điều này chưa tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường tiêu thụ.
1.2.2 Về phương pháp tính giá thành xuất kho
Tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10 thành phẩm xuất kho xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Do công ty có chủng loại sản phẩm đa dạng, nhập xuất thường xuyên đòi hỏi kế toán phải ghi chép đầy đủ thường xuyên nên phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho không phù hợp vì mỗi lần xuất kho kế toán không xác định ngay được giá vốn thực tế. Giá vốn thực tế thành phẩm xuất kho chỉ được xác định vào cuối quý nên công việc hạch toán thường bị dồn vào cuối quý gây khó khăn cho kế toán và hạn chế trong công việc ra quyết định quản lý. Công ty không mở bảng kê số 8 để theo dõi nhập xuất tồn kho thành phẩm.
1.2.3 Việc giao hàng cho cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Phương thức tiêu thụ sản phẩm của công ty là phương thức trực tiếp, bên cạnh đó công ty có xuất hàng cho cửa hàng bán giới thiệu sản phẩm đặt tại công ty nhằm giới thiệu và bán lẻ sản phẩm. Tuy nhiên khi xuất sản phẩm cho cửa hàng, kế toán tiêu thụ không phản ánh trên sổ sách kế toán mà thông qua hợp đồng vay. Khi cửa hàng thanh toán tiền kế toán mới ghi vào sổ kế toán. Điều này gây khó khăn cho kế toán tiêu thụ thành phẩm xác định lượng sản phẩm thực tế tại kho.
1.2.4 Việc xác định doanh thu bán hàng nội bộ
Ngoài việc giao bán sản phẩm cho doanh nghiệp bên ngoài, công ty còn phát sinh doanh thu nội bộ do xuất sản phẩm để quảng cáo, khuyến mại, hội nghị khách hàng, tặng sinh nhật cho công nhân viên. Các nghiệp vụ này phát sinh công ty hạch toán như doanh thu tiêu thụ. Điều này hoàn toàn phù hợp, nhưng để phản ánh nghiệp vụ này công ty sử dụng tài khoản 511. Việc hạch toán này chưa thật phù hợp với quy định của Bộ tài chính về hạch toán kế toán. Mặt khác, việc theo dõi những khoản tiêu thụ nội bộ nhằm mục đích đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ bị hạn chế do không xác định được doanh thu thu được do bán sản phẩm ra bên ngoài.
1.2.5 Về lập dự phòng phải thu khó đòi
Công ty Cổ phần Dệt 10/10 có quan hệ kinh tế với mọi khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Trong quá trình tiêu thụ công ty cho phép những khách hàng uy tín có quan hệ thường xuyên được hạch toán theo phương thức trả chậm. Đa số những đơn vị này đều có khả năng thanh toán nợ song thực tế cho thấy một số khách hàng đã không thanh toán nợ đúng hẹn. Theo quy định, để dự báo những rủi ro tổn thất xảy ra trong tương lai các doanh nghiệp được phép lập dự phòng. Trong thực tế, công ty không lập dự phòng do vậy khi xảy ra trường hợp khách hàng bị phá sản không có khả năng thanh toán thì công ty không có một khoản dự phòng bù đắp những rủi ro.
1.2.6 Về hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Về hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán không mở sổ chi tiết tài khoản 641,642 mà chỉ dựa vào các nhật ký chứng từ liên quan để theo dõi phát sinh cũng như khoản giảm trừ, điều này gây khó khăn cho kế toán trong việc theo dõi, đối chiếu kiểm tra số liệu. Mặt khác trong chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ta thấy không có khoản chi phí khấu hao tài sản cố định, điều này làm sai lệch kết quả tiêu thụ trong kỳ của công ty. Ngoài ra, để xác định một cách chính xác lỗ lãi cho từng sản phẩm tiêu thụ để giúp cho lãnh đạo công ty có chiến lược tiêu thụ sản phẩm cho từng mặt hàng, công ty nên hạch toán phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng cụ thể.
1.2.7 Về hạch toán thanh toán với người mua
Khi có khách hàng nợ công ty theo dõi trên sổ kế toán chi tiết thanh toán với người mua. Tuy nhiên, trên sổ này công ty không mở chi tiết đối với những khách hàng thường xuyên trên một trang riêng mà theo dõi trên cùng một trang. Do đó, để theo dõi khách hàng nợ trên sổ công ty không ghi thường xuyên theo trình tự thời gian mà đến cuối tháng căn cứ vào bảng kê tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của kế toán thanh toán, kế toán tiêu thụ ghi vào sổ chi tiết thanh toán với người bán.
Ngoài ra, trên bảng kê số 11, kế toán không chi tiết mỗi khách hàng trên một dòng mà ghi sổ tổng cộng.
1.2.8 Về sổ sách kế toán
Với hình thức nhật ký- chứng từ hiện nay về cơ bản là phù hợp với điều kiện hạch toán cụ thể tại công ty, tuy nhiên hệ thống sổ sách này chưa được mở đầy đủ và bộc lộ một số hạn chế
- Để theo sản phẩm tiêu thụ công ty mở sổ tính giá thành sản phẩm tiêu thụ nhưng không mở bảng kê số 8
- Việc theo dõi chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng kế toán không mở sổ chi tiết Tài khoản 642, 641 sổ chi tiết tiêu thụ, công ty mở chung cho cả doanh thu xuất khẩu và nội địa. Công ty không mở sổ chi tiết tài khoản 421 nhưng không mở nhật ký chứng từ số 10 theo dõi cho tài khoản 421.
Phương hướng hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10
2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
Những năm qua cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp đã thực sự phải vận động để tồn tại và đi nên bằng chính thực lực cuả mình. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sản xuất kinh doanh có lãi, tự mình tìm các nguồn vốn để sản xuất đồng thời phải tự bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Muốn đạt được điều đó công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm xác định kết quả phải được củng cố hoàn thiện thực sự trở thành cung cụ quản lý kinh tế tài chính, góp phần vào công việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua đánh giá về thực trạng ở trên ta thấy được sơ bộ về công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả của Công ty cổ phần dệt 10/10. Bên cạnh những ưu điểm, hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của công ty vẫn còn nhiều thiếu sót, với mục tiêu là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cần hoàn thiện hơn nữa hạch toán kế toán nói chung và hạch toán tiêu thụ thành phẩm xác định kết quả nói riêng
Để đưa ra những giải pháp mang tính khả thi, chúng ta cần dựa trên một số nguyên tắc sau:
-Căn cứ vào chế độ tài chính kế toán mỗi nước xây dựng cho mình một hệ thống kế toán riêng phù hợp với đặc điểm kinh tế và cơ chế tài chính của mình,trên cơ sở đó các đơn vị vận dụng vào đơn vị mình. Do đó giải pháp đề ra phải trên cơ sở tôn trọng chế độ tài chính kế toán.
-Căn cứ vào tình hình thực tế tại mỗi đơn vị: Mỗi Công ty điều có đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý riêng nên các doanh nghiệp không thể dập khuôn áp đặt một cách máy móc chế độ tài chính kế toán vào công tác kế toán tại doanh nghiệp mình, mà phải vận dụng linh hoạt sáng tạo sao cho phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình
Phương hướng hoàn thiện
2.2.1 Hoàn thiện hạch toán chi tiết
Việc hạch toán chi tiết tại Công ty Cổ phần dệt 10/10 về cơ bản đáp ứng yêu cầu hạch toán thực tế tại Công ty. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả hạch toán kế toán, Công ty nên vận dụng các sổ chi tiết theo quy định một cách linh hoạt bằng cách căn cứ vào các mẫu sổ theo quy định Công ty có thể mở các sổ phù hợp với điều kiện cụ thể tại Công ty
2.2.2 Hoàn thiện hệ thống tài khoản
Về cơ bản Công ty cổ phần dệt 10/10 sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định 1141 ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính. Hệ thống tài khoản này đã phản ánh đầy đủ mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế và cũng phù hợp với đặc điểm nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Để nắm bắt và phản ánh đầy đủ các thông tin kế toán, kế toán phải biết vận dụng một cách sáng tạo các Tài Khoản trong hệ thống tài khoản và chi tiết thành các tiểu khoản theo các đối tượng đặc thù riêng của doanh nghiệp, giúp cho công việc kế toán được tiến hành thuận tiện, hiệu quả, chính xác.
2.2.3 Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
Việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ cần được tổ chức một cách khoa học nhằm cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời khoa học cho các nhà quản trị, do vậy Công ty phải tổ chức tốt quá trình tiêu thụ từ việc hạch toán ban đầu đến ghi vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp lập các báo cáo tài chính theo quy định hiện hành trên cơ sở vận dụng vào điều kiện cụ thể tại Công ty
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10
Với kiến thức đã học ở trường và qua thời gian tìm hiểu thực tế, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10.
3.1 Về tổ chức quá trình tiêu thụ
Như chúng ta đã biết, thị trường là nhân tố quyết định quá trình sản xuất do đó công ty cần đẩy mạnh quá trình tiêu thụ bằng cách mở rộng thị trường. Do vậy Công ty cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Không ngừng cải tiến máy móc, kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.
- Nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị trường để kịp thời chuyển hướng sản xuất thay đổi sản phẩm, da dạng mẫu mã kiểu dáng kích thước phù hợp với xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật và lối sống hiện đại. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhất là hệ thống các trung gian tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Tạo dựng và giữ gìn uy tín cho khách hàng đối với sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung bằng các dịch vụ sau tiêu thụ như bảo hành hướng dẫn sử dụng, giải thích thắc mắc.
- Và cuối cùng là phải đón bắt được nhu cầu tiềm tàng của khách hàng đối với từng loại sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp để chuẩn bị cho tương lai.
Để thực hiện được công ty cần nghiên cứu thị trường chú trọng mở rộng thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa bằng cách sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với điều kiện và thu nhập của người dân. Trong tương lai công ty nên xem xét chú trọng việc xây dựng nhiều mức giá khác nhau cho từng mặt hàng áp dụng cho từng loại khách hàng cụ thể nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ thành phẩm. Mặt khác, sản phẩm của công ty là sản phẩm cạnh tranh nên công ty cần chủ động định giá theo thị trường và có nhiều biện pháp giảm giá, bớt giá cho khách hàng, bán hàng có kèm theo tặng
Bên cạnh đó công ty tích cực tham gia hội trợ triển lãm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.Tăng cường quảng cáo giới thiệu sản phẩm gây tiếng tăm nhằm thu hút khách hàng, đồng thời thực hiện việc hướng dẫn tiêu dùng để có thể thay đổi tập quán và lối sống của xã hội.
Để có giá cả cạnh tranh mà vẫn đảm bảo có lãi công ty phải cố gắng hạ giá thành sản phẩm cũng như xây dựng mức giá mềm dẻo có lãi tuỳ theo sự biến động của giá nguyên vật liệu đầu vào (do nguyên vật liệu chính của công ty phải nhập ngoại nên giá cả đầu vào không thể kiểm soát được). Công ty phải thực hiện:
- Tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng trong sản xuất, thu hồi các phế phẩm trong quá trình sản xuất
- Công ty nên rút ngắn thời gian dự trữ và bảo quản vật liệu nhằm tiết kiệm chi phí bản quản, giảm thất thoát hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình bảo quản.
Để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ, công ty nên chủ động mang sản phẩm đi giới. Ngoài ra, công ty có các biện pháp tích cực tham gia phòng chống hàng giả nhằm bảo vệ uy tín của công ty trên thị trường. Để mở rộng thị trường tiêu thụ, công ty nên đa dạng hoá phương thức tiêu thụ như: đại lý hoa hồng (đại lý bán sản phẩm cho công ty và được nhận hoa hồng) đồng thời mở thêm nhiều đại lý ở các tỉnh trên cả nước. Từ đó giúp đó công ty nhanh được khả năng tiêu thụ sản phẩm. Giá cả luôn được coi là công cụ đắc lực trong cạnh tranh.
3.2 Về phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho
Tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10, thành phẩm nhập kho tính theo giá thành công xưởng thực tế, thành phẩm xuất kho được đánh giá theo giá đơn vị bình quân gia quyền song giá thành công xưởng thực tế và giá đơn vị bình quân gia truyền chỉ được xác định vào cuối quý. Để đáp ứng được yêu cầu theo dõi sự biến động thường xuyên kế toán viên sử dụng giá hạch toán để ghi chép.
Giá hạch toán là giá được quy định thống nhất toàn công ty và được sử dụng ổn định
Việc sử dụng giá hạch toán sẽ đáp ứng nhu cầu hạch toán hàng ngày của công ty và phát huy vai trò kế toán trong quản lý thành phẩm. Đến cuối quý, công ty sẽ điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế dựa vào hệ số giá:
Hệ số giá
=
Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ
+
Giá thực tế thành phẩm nhập trong kỳ
Giá hạch toán thành phẩm tồn kho đầu kỳ
+
Giá hạch toán thành phẩm nhập trong kỳ
Giá thực tế thành phẩm xuất trong kỳ
=
Giá hạch toán thành phẩm xuất trong kỳ
x
Hệ số giá
VD: Tại thời điểm quý IV năm 2001 ta có thể xây dựng hệ số giá cho sản phẩm màn tuyn đôi trơn như sau:
Số màn sản xuất trong quý IV: 28.597 cái
Giá thành đơn vị thực tế: 30.112 đồng
Số màn tồn kho quý III: 4.068, giá thành đơn vị thực tế: 30.237
Giá hạch toán: 33.215
28.597 x 30.112 + 4.068 x 30.237
0,915
28.597 x 33.215 + 4.068 x 33.215
=
Hệ số giá =
Việc sử dụng giá hạch toán trong kế toán giá vốn hàng bán có thể theo dõi trị giá hàng xuất kho cùng thời điểm và cho từng loại sản phẩm, giúp kế toán cung cấp thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty đề ra phương án kinh doanh tối ưu.
Để theo dõi việc nhập xuất thành phẩm theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công ty nên theo dõi trên Bảng kê số 8 - Nhập xuất tồn kho thành phẩm
Bảng kê số 8
Nhập xuất tồn kho thành phẩm
Thành phẩm 155
Quý IV D ư đầu quý:
STT
C.từ
D g
Ghi nợ TK155, Ghi có các TK
Ghi có TK 155, Ghi nợ các TK
S H
N T
154
…
Cộng nợ TK 155
632
…
Cộng nợ TK
155
Màn hoa
Màn đôi
Màn hoa
Màn đôi
SL
HT
TT
SL
HT
TT
HT
TT
SL
HT
TT
SL
HT
TT
HT
TT
Cộng
Số dư cuối quý:
-Về thành phẩm nhập kho, hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán ghi vào dòng tương ứng cột số lượng đã nhập và ghi theo giá hạch toán trên phần ghi Nợ tài khoản 155, Có các Tài khoản.
- Về xuất kho thành phẩm: Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi vào cột số lượng xuất và ghi trị giá theo giá hạch toán phần bên Có tài khoản 155, Nợ các TK. Cuối tháng căn cứ vào hệ số giá để tính giá thực tế xuất kho.
Về hạch toán chi tiết giá vốn cho thành phẩm xuất kho, kế toán nên phản ánh trên sổ chi tiết giá vốn hàng bán. Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi vào sổ chi tiết giá vốn hàng bán nhằm theo dõi chi tiết giá vốn cho từng sản phẩm tiêu thụ. Mẫu sổ Công ty nên lập như sau:
Sổ chi tiết giá vốn hàng bán
Quý IV năm 2001
CT
Diễn giải
TK đối ứng
Ghi Nợ TK 632
SH
NT
Màn đôi 01-Trơn
MĐ01-X
...
Cộng
Hạch toán
Thực tế
HT
TT
Hạch toán
Thực tế
1.Số dư đầu kỳ
2.Số phát sinh
-Xuất tại kho
-Xuất tại kho
-Xuất bán không qua kho
155
155
154
911
0
882.157.185
39.858.000
83.037.500
19.925.000
0
...
...
...
0
13.961.605.910
3.Hệ số chênh lệch
4.Cộng phát sinh
5.Ghi Có TK 632
6.Số dư cuối kỳ
882.157.185
882.157.185
0.915
807.173.824
807.173.824
0
...
...
...
...
13.961.605.910
13.961.605.910
12.982.735.503
12.982.735.503
0
Về tính giá thành xuất kho, công ty nên mở Bảng kê số 9 theo mẫu quy định, mỗi thành phẩm một cột với loại giá là giá hạch toán và giá thực tế.
Bảng kê số 9
Tính giá thành thực tế thành phẩm quý IV năm 2001
STT
Chỉ tiêu
TK 155-Màn đôi 01-trơn
TK155-màn đôi 01-C
Hạch toán
Thực tế
Hạch toán
Thực tế
1
I.Dư đầu quý
II.Phát sinh trong quý
III.Cộng dư đầu quý và phát sinh
IV.Hệ số chênh lệch
V.Xuất trong quý
VI.Tồn cuối quý
135.118.620
949.849.355
1.084.967.975
882.157.185
202.810.790
123.004.116
861.112.864
984.116.980
0.915
807.173.824
231.843.155
118.669.650
1.401.033.270
1.519.702.920
688.027.980
831.674.940
112.020.645
1.323.568.428
1.435.589.173
0.944
649.498.413
786.090.660
3.3 Việc giao hàng cho cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Như đã trình bày ở trên, khi giao hàng cho cửa hàng giới thiệu sản phẩm, kế toán không phản ánh trên sổ sách kế toán mà khi nhận bảng kê thanh toán sản phẩm tiêu thụ công ty mới lập hoá đơn GTGT như vậy chưa hợp lý. Theo em, trong trường hợp xuất kho hàng cho cửa hàng giới thiệu sản phẩm, công ty nên viết "Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ" đồng thời sử dụng tài khoản 157 - Hàng gửi bán - để theo dõi. Khi đó bút toán ghi nhận số hàng xuất kho:
Nợ TK 157
Có TK 155
3.4 Việc xác định doanh thu bán hàng nội bộ
Ngoài việc giao bán sản phẩm cho doanh nghiệp bên ngoài, công ty còn phát sinh doanh thu nội bộ do xuất sản phẩm để quảng cáo, khuyến mại, hội nghị khách hàng, tặng sinh nhật cho công nhân viên. Các nghiệp vụ này phát sinh công ty hạch toán như doanh thu tiêu thụ. Để khắc phục tình trạng hạch toán lẫn lộn giữa tài khoản 511 và tài khoản 512, công ty nên tách rời doanh thu nội bộ ra khỏi doanh thu bán hàng và theo dõi riêng phần doanh thu này trên tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ - khi đó bút toán ghi nhận doanh thu nội bộ như sau:
Nợ TK 111, 334 , 627, 641, 642
Có TK 512
Cuối kỳ hạch toán kết chuyển
Nợ TK 512
Có TK 911
VD: Trong tháng 10 công ty dùng sản phẩm để tặng quà sinh nhật cho công nhân viên và tham gia hội nghị khách hàng, kế toán nên hạch toán như sau:
Bút toán ghi nhận doanh thu :
Nợ TK 334 1.280.440
Nợ TK 641 370.480
Có TK 512 1.650.920
Bút toán kết chuyển cuối kỳ:
Nợ TK 512 1.650.920
Có TK 911 1.650.920
3.5 Về lập dự phòng phải thu khó đòi
Để đề phòng những rủi ro tổn thất có thể xảy ra khi khách hàng không trả được nợ và đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ công ty nên trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Để lập dự phòng phải thu khó đòi, Công ty phải tìm hiểu tình trạng tài chính của các khách hàng nợ quá hạn. Nếu các khoản nợ quá hạn hai năm kể từ ngày đến hạn thanh toán, Công ty đòi nhiều lần không được hoặc tuy quá hạn hai năm nhưng con nợ đang trong tình trạng xem xét giải thể, phá sản hoặc có dấu hiệu khác như bỏ trốn... thì cũng coi là nợ khó đòi. Về phương diện thuế, dự phòng được ghi nhận như một khoản chi phí nên sẽ làm giảm lợi nhuận từ đó làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ vào khả năng trả nợ, kế toán tính mức dự phòng cần lập theo phương pháp ước tính với khách hàng đáng ngờ.
Mức dự phòng cần lập
=
Nợ phải thu của khách hàng đáng ngờ
x
Tỉ lệ có thể bị mất của khách hàng đáng ngờ
Công ty nên trích lập dự phòng theo Thông tư 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 về chế độ trích và sử dụng các khoản dự phòng như sau:
- Cuối niên độ kế toán, kế toán xác định số lượng dự phòng cần lập cho năm tới:
+ Nếu số dự phòng cần lập cho năm tới lớn hơn số dự phòng đã lập (khả năng mất tăng lên), kế toán lập bổ xung số chênh lệch:
Nợ TK 6426:
Số chênh lệch
Có TK 139:
+ Nếu số dự phòng cần lập cho năm tới nhỏ hơn số dự phòng đã lập ở niên độ kế toán trước (khả năng mất giảm đi) kế toán hoàn nhập số thừa:
Nợ TK 139:
Số chênh lệch
Có TK 721:
- Sang niên độ kế toán tiếp theo:
Nếu không đòi được nợ, doanh nghiệp ghi nhận số nợ khó đòi không đòi được:
Nợ TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý
Đồng thời xoá sổ nợ khó đòi:
Nợ TK 6426
Có TK 131
Hoàn nhập dự phòng đã lập để bù đắp:
Nợ TK 139
Có TK 721
Nếu số nợ khó đòi đã xử lý trước đây nay đã thu hồi lại được:
Nợ TK 111, 112
Có TK 721
Đồng thời ghi: Có TK 004
- Cuối niên độ kế toán, tiến hành trích và lập dự phòng phải thu khó đòi như trên
3.6 Về hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Để giúp cho lãnh đạo công ty có chiến lược tiêu thụ từng loại sản phẩm công ty nên tiến hành phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng cụ thể. Việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có thể sử dụng tiêu thức phân bổ là giá vốn hàng bán hoặc doanh thu bán hàng:
VD: Chọn giá vốn hàng bán làm tiêu thức phân bổ, khi đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho sản phẩm MĐ - 01-T như sau:
Chi phí bán hàng phân bổ cho sản phẩm MĐ-01-T
=
Tổng chi phí bán hàng
x
Giá vốn hàng bán của sản phẩm MĐ-01
Tổng giá vốn hàng bán
Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm MĐ-01-T
Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp
x
Giá vốn hàng bán của sản phẩm MĐ-01
Tổng giá vốn hàng bán
=
Ví dụ: Công ty tính và phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho mặt hàng màn đôi trơn - 01 như sau:
Chi phí bán hàng phân bổ cho màn tuyn đôi trơn
83.006.116,24
=
801.789.651
x
=
1.347.144.650
12.983.735.503
178.255.826,8
=
2892.634.679
Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho màn tuyn đôi trơn
801.789.651
=
x
12.983.735.503
Nếu chọn doanh thu bán hàng làm tiêu thức phân bổ, cách tính tương tự. Việc phân bổ chi phí cho từng loại thành phẩm sẽ tạo điều kiện xác định lỗ lãi cho từng sản phẩm tiêu thụ. Qua đó, công ty có thể biết được loại thành phẩm có thế mạnh, loại thành phẩm nào còn kém hiệu quả để tìm ra biện pháp khắc phục góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Về nội dung, trong quý IV chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty không có khoản mục chi phí khấu hao tài sản cố định, điều này làm sai lệch kết quả tiêu thụ trong kỳ tại công ty. Kế toán cần xem xét lại khấu hao nhà xưởng, văn phòng cũng như các thiết bị khác để tính toán và phân bổ khấu hao vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong quý.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán nên mở sổ chi tiết tài khoản 641, 642 nhằm theo dõi các khoản chi phí phát sinh cũng như giảm trừ các khoản phí dễ dàng hơn. Tuy công việc kế toán có tăng nhưng nó góp phần nâng cao tính khoa học và chặt chẽ trên các sổ tổng hợp đồng thời giúp kế toán rõ ràng theo dõi và quản lý thông tin kế toán.
3.7 Về hạch toán thanh toán với người mua
Để theo dõi và quản lý việc phải thu của khách hàng từ đó giúp cho việc xác định công nợ của khách hàng một cách nhanh chóng để có các biện pháp thúc đẩy quá trình thanh toán tiền hàng thu hồi vốn cho công ty, trên sổ chi tiết phải thu của khách hàng kế toán nên theo dõi các khách hàng thường xuyên trên một trang riêng, và việc theo dõi phải được cập nhật chi tiết khi phát sinh nghiệp vụ.
Mẫu sổ kế toán nên lập như sau:
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
TK 131
Khách hàng: Công ty TM Nam Định
NT
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
1/12
8/12
11/12
1.Dư đầu kỳ
2.Số phát sinh
-Trả nợ
-Mua
...
112.12
511
94.728.101
89.079.682
94.728.101
Cộng phát sinh
389.233.350
322.003.200
3.Dư cuối kỳ
67.324.878
Ngày...tháng...năm
Người lập kế toán trưởng Giám đốc
Trên bảng kê số 11, kế toán nên theo dõi mỗi khách hàng trên một dòng riêng biệt để tạo điều kiện dễ dàng theo dõi tổng số nợ của mỗi khách hàng vào cuối mỗi quý từ đó có các biện pháp thu hồi công nợ.
Bảng kê số 11
Khách hàng
Dư nợ đầu kỳ
Ghi Nợ TK131, ghi Có các TK
Ghi Có Tk 131, ghi Nợ các TK
Dư cuối kỳ
511
3331
Cộng Nợ TK131
111.1
111.12
...
...
Cộng Có TK131
Công ty TM Nam Định
Công ty TM Hải Dương
...
94.728.101
70.007.064
387.901.050
69.661.628
1.332.300
389.233.350
69.661.628
20.000.000
94.728.101
70.007.064
322.003.200
70.007.064
67.324.878
69.661.628
Cộng
7.486.590.326
3970.060.170
3.228.534
3.973.288.704
115.568.442
378.256.304
7.016.585.265
4.443.293.765
Ngày...tháng...năm
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
3.8 Hoàn thiện biện pháp đẩy mạnh việc thanh toán tiền hàng
Khi bán hàng công ty có cho phép khách hàng trả chậm. Tại công ty cũng đã áp dụng một số biện pháp nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán ngay như hỗ trợ chi phí vận chuyển. Nhưng theo em, công ty nên áp dụng thêm hình thức chiết khấu thanh toán - là khoản tiền thưởng cho khách hàng nếu khách hàng thanh toán trước hạn. Chiết khấu thanh toán công ty nên hạch toán vào tài khoản 811 - Chi phí hoạt động tài chính.
Nợ TK 811
Có TK 111, 112, 131
3.9 Về lập báo cáo quản trị
Để tăng cương việc cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo Công ty xác định hướng đi của doanh nghiệp trong tương lai, kế toán nên lập báo cáo quản trị về tiêu thụ từng mặt hàng từ đó giúp lãnh đạo công ty biết được sản phẩm nào thực sự có thế mạnh từ đó tìm biện pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. Báo cáo quản trị do doanh nghiệp tự lập phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Kế toán nên lập báo cáo doanh thu tiêu thụ từng mặt hàng theo mẫu sau:
Báo cáo doanh thu tiêu thụ từng mặt hàng
Mặt hàng
Số lượng
Doanh thu
Giảm trừ
Doanh thu thuần
Giá vốn
Lãi gộp
CFBH&CFQL
Lãi(lỗ)
MĐ01-T
MĐ01-X
MĐ01-CR
...
26559
18814
12570
100.211.940
771.562.140
570.678.000
....
1.362.000
100.211.940
771.562.140
569.316.000
801.789.651
662.948.918
517.392.229
198.421.289
108.613.222
51.392.229
...
...
Cộng
17.735.077.550
1.362.000
17.733.715.550
12.983.735.503
4.749.980.047
...
...
3.10 Lựa chọn cơ cấu sản phẩm hợp lý
Cơ cấu mặt hàng thay đổi sẽ làm thay đổi mức lợi nhuận chung của công ty. Với mặt hàng có lãi suất cao chiếm tỷ trọnglớn sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty. Do vậy, ban lãnh đạo công ty cần nghiên cứu đưa ra cơ cấu sản phẩm tiêu thụ tối ưu nhằm tăng lợi nhuận.
3.11 Về phân tích các chỉ tiêu xác định kết quả kinh doanh
Công việc phân tích các chỉ tiêu tài chính tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10 được tiến hành vào cuối mỗi năm. Tuy nhiên, theo em công ty có thể quan tâm hơn đến việc phân tích cụ thể là cuối quý, có như vậy mới có thể nắm bắt sự biến động kịp thời trong sản xuất kinh doanh của công ty. Qua chỉ tiêu phân tích ban lãnh đạo công ty có thể đưa ra các biện pháp đối phó với sự biến động thị trường, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.12 Về sổ sách kế toán
- Để theo dõi số liệu trên tài khoản 421, kế toán nên mở Nhật ký chứng từ số 10 nhằm theo dõi cụ thể hơn về việc phát sinh tăng hoặc giảm trên tài khoản 421 từ đó là cơ sở ghi vào sổ cái tài khoản 421. Mẫu Nhật ký chứng từ số 10 như sau:
Nhật ký chứng từ số 10
STT
Diễn giải
Số dư đầu quý
Ghi nợ TK 421, đối ứng Có các TK
Ghi Có TK 421, đối ứng Nợ các TK
Số dư cuối quý
Nợ
Có
3334
4312
…
Cộng nợ TK 421
911
Cộng có TK 421
Nợ
Có
…
Cộng
- Trong quý kế toán vẫn mở một sổ chi tiết như sổ chi tiết tài khoản 131, 331... nhưng không mở sổ chi tiết tài khoản 641, 642 đồng thời việc theo dõi biến động thành phẩm nên thực hiện trên bảng kê số 8, bảng kê số 9.
Trên bảng kê số 11 nên theo dõi mỗi người mua trên một dòng
- Việc xác định kết quả kinh doanh của công ty không tách riêng cho từng đối tượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu mà theo dõi trên cùng hệ thống sổ sách. Điều này gây khó khăn cho việc kiểm tra, phân tích cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh từng mặt hàng. Theo em công ty nên hạch toán và xác định riêng cho hàng xuất khẩu và hàng tiêu thụ nội địa đồng thời lập báo cáo kết quả kinh doanh của công ty theo mẫu dưới đây:
Báo cáo Kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Nội địa
Xuất khẩu
Tổng Doanh thu
...
...
Các khoản giảm trừ Doanh thu
1. Doanh thu thuần
2. Giá vốn hàng bán
3.Lãi gộp
4.Chi phí bán hàng
5.Chi phí QLDN
...
Ngày tháng năm
3.13 Về việc áp dụng tin học
Hiện nay các doanh nghiệp tại Việt Nam đang dần dần vi tính hoá công tác quản lý số liệu và việc ứng dụng các phần mềm tin học vào kế toán. Tuy nhiên tại Công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin kế toán một cách nhanh chóng. Đứng trước thực tế đó, Công ty cần nhanh chóng đổi mới để theo kịp sự phát triển của xã hội và đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường điều quan trọng là làm thế nào để sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp mình được tiêu thụ và được khách hàng chấp nhận giá cả, chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả kinh doanh và làm thế nào để kết quả kinh doanh ngày càng tốt. Điều đó phụ thuộc vào doanh thu, chi phí trong kỳ của doanh nghiệp, do đó việc tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những thông tin cần thiết giúp chủ doanh nghiệp có thể phân tích và đánh giá lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10, em đã đi sâu tìm hiểu về hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty, em thấy Công ty đã phát huy được những thế mạnh trong công tác tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó công ty còn có một số vấn đề tồn tại. Để khắc phục phần nào những tồn tại đó em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn nữa trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty. Tuy nhiên do vốn kiến thức và thời gian có hạn, bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót vì thế em mong được sự hướng dẫn và chỉ bảo cuả các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Đức Cường cùng các thầy cô giáo khoa Kế toán, cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dệt 10/10, các cô chú anh chị trong phòng Tài vụ và phòng Kinh doanh đã giúp em hoàn thành luận văn này.
Doanh mục tài liệu tham khảo
1/Giáo trình Kế toán tài chính
2/Sách nguyên lý Kế toán Mỹ
3/Sách Hạch toán kế toán theo hệ thống NKCT
4/Sách Kế toán tài chính theo hệ thống kế toán Mỹ
5/Giáo trình Kế toán quốc tế
6/Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp
7/Tạp chí Kế toán, Kiểm toán
8/Công báo
9/Luận văn Khoa 39
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0718.doc