Đề tài Lý luận kinh tế chính trị Mac – Lenin vế tư bản thương nghiệp và liên hệ thực tế tại Việt nam

Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, mục tiêu năm 2020 căn bản trở thành một nước công nghiệp, với quan điểm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới và trong khu vực nên chúng ta đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại để tranh thủ vốn, khoa học công nghệ và vai trò của những doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp trẻ ngày càng được củng cố rõ ràng. Năm 2003 là năm tiền đề cho công cuộc 5 năm 2000-2005 do đảng và nhà nước đề ra, ngoài sự tích cực của đảng và nhà nước để Việt Nam có thể vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu thì những thế hệ doanh nghiệp trẻ cần phải tích cực hơn nữa trong suy nghĩ cũng như trong hành động.

doc11 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lý luận kinh tế chính trị Mac – Lenin vế tư bản thương nghiệp và liên hệ thực tế tại Việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề Hiện nay Việt Nam đang phấn đấu mục tiêu để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.Trong quá trình phát triển như hiện nay ,đời sống của mỗi thành viên trong xã hội đang ngày càng được nâng cao ,thị trường vì vậy cũng trở nên khó tính và khắt khe hơn.Không những chỉ đáp ứng những nhu cầu trong nước,muốn nền kinh tế hùng mạnh Việt Nam cần phải chú trọng vào xuất khẩu ra nước ngoài. Bây giờ Việt nam vẫn còn là một nước nông nghiệp sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông phẩm và các sản phẩm may mặc .Các sản phẩm của Việt Nam thường có chất lượng tốt ,và đặc biệt là giá cả thấp nên được thị trường thế giới ưa chuộng.Tuy nhiên , vấn đề đặt ra như:thị trường thì khan hiếm trong khi người sản xuất lại không biết phải làm cách nào để tiêu thụ sản phẩm .Khi đó ,vai trò của những nhà thương nghiệp cần phải được phát huy một cách tối đa.Vậy Tư bản thương nghiệp là gì?Công việc của những nhà thương nghiệp ra sao?Nói một cách đơn giản ,các nhà tư bản thương nghiệp đem sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng hay tư bản thương nghiệp chính là cầu nối giữa nơi sản xuất và thị trường…Đặt váo hoàn cảnh đất nước ta hiện nay ,Tư bản thương nghiệp đang ngày càng nắm giữ một vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới.Do đó ,tiểu luận này có đề tài : Lý luận kinh tế chính trị Mac – Lenin vế tư bản thương nghiệp và liên hệ thực tế tại Việt nam. Bài viết gồm 4 chương: Chương I : quát về tư bản thương nghiệp Chương II: Lợi nhuận thương nghiệp - 1 loại chi phí lưu thông ChươngIII:Lợi nhuận thương nghiệp tham gia vào suất lợi nhuận bình quân . Chương IV:Liên hệ thực tế tại Việt nam. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn! Nội dung Chương I: Khái Quát Về TƯ Bản THƯƠNG Nghiệp I:Sự RA Đời của tư bản thương nghiệp: 1:Tư bản thương nghiệp cổ xưa: Xét về mặt lịch sử .Tư bản thương nghiệp ra đời trước tư bản công nghiệp ,đó là tư bản thương nghiệp cổ xưa.Tư bản thương nghiệp cổ xưa xuất hiện do nhu cầu trao đổi hàng hoá,là khâu nối liền các ngành các vùng,các nước với nhau . Điều kiện để xuất hiện và tồn tại của tư bản cổ xưa là lưu thông hàng hoá tiền tệ.Những nhà thương nghiệp thời đó hoạt động thương mại theo hình thức :”mua rẻ bán đắt”,là kết quả của việc:”ăn cắp và lừa đảo”.Tuy nhiên chính việc ăn cắp và lừa đảo đó đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển ,đẩy nhanh quá trình tan rã của xã hội nô lệ , phong kiến tập trung nhanh tiền tệ vào tay một số ít người và đẩy nhanh quá trình tích luỹ và ra đời của chủ nghĩa tư bản. 2: Tư bản thương nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá: A. khái niệm: Tư bản thương nghiệp là một bộ phận thuộc tư bản chủ nghĩa tách rời ra,là bộ phận tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá. B.đặc điểm của tư bản thương nghiệp: Tư bản thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản có đặc điểm nổi bật đấy là tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc tư. Bản chủ nghĩa vừa độc lập .Hàng hoá sau khi được hoàn thành ở các nhà tư bản công nghiệp được chuyển sang tay cho những nhà tư bản thương nghiệp . Căn nhà tư bản thương nghiệp đảm nhận việc đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, do đó tư bản thương nghiệp là một khâu trong quá trình sản xuất, không có khâu này thì quá trình sản xuất không thể tiến hành bình thường được. Do đó có thể nói tư bản thương nghiệp vừa có tính độc lập vừa phụ thuộc vào tư bản thương nghiệp, sự phụ thuộc được thể hiện ở những điểm sau: -Tư bản thương nghiệp làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, do đó tốc độ và quy mô của lưu thông là do sản xuất của tư bản thương nghiệp quyết định bởi vì sản xuất là cơ sở của lưu thông, không có sản xuất thì không có lưu thông. -Tư bản thương nghiệp đảm nhận chức năng của tư bản hàng hoá, do đó những giai đoạn vận động của tư bản kinh doanh hàng hoá là do sự vận động của tư bản hàng hoá quyết định. -Ngoài ra tư bản thương nghiệp không quyết định được chất lượng và mức giá của sản phẩm, tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông mà thôi. -Sự độc lập của tư bản thương nghiệp đối với tư bản công nghiệp được quyết định bởi mối quan hệ bên ngoài và sự khác nhau giữa tư bản hàng hoá và tư bản kinh doanh hàng hoá quyết định. Để độc lập làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, nhà tư bản phải ứng trước tư bản nhằm mục đích thu lại một lượng tư bản lớn hơn trước thông qua việc mua bán. Ta có thể thấy rõ mục đích này qua các công thức sau: + Công thức vận động của tư bản kinh doanh hàng hoá T-H-T, ở đây hàng hoá được chuyển chỗ hai lần từ tay nhà tư bản công nghiệp qua tay nhà tư bản thương nghiệp rồi mới tới tay người tiêu dùng, cuối cùng kết thúc ở quá trình vận động thì tăng thêm giá trị. + Công thức vận động của tư bản hàng hoá H’-T-H... sản xuất... H... ở đây hàng chuyển chỗ một lần nhưng tiền được chuyển chỗ hai lần, nhà tư bản công nghiệp thu tiền về rồi tiếp tục dùng tiền đó đầu tư sản xuất. Vậy, tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng chuyển hàng hoá tư bản hàng hoá thành tiền tệ mà tư bản công nghiệp trước đây đảm nhiệm. Quá trình này không diễn ra trong sản xuất mà diễn ra trong lưu thông tách rời các chức năng khác của tư bản công nghiệp. Thông qua việc mau và bán, nhà tư bản thương nghiệp cũng nhằm mục đích thu về lợi nhuận, do đó tư bản của họ bỏ ra không mang hình thái tư bản sản xuất mà chỉ bó hẹp trong phạm vi lưu thông mà thôi. Vai trò của tư bản thương nghiệp trong sản xuất tư bản công nghiệp. -Sản xuất càng phát triển quy mô sản xuất ngày càng mở rộng thì các xí nghiệp cũng ngày càng lớn lên đòi hỏi những chức năng quản lý kinh tế ngày càng phức tạp hơn. Vì vậy mỗi nhà tư bản chỉ có khả năng hoạt động trong một số khâu nhất định của quá trình sản xuất. Điều đó đòi hỏi phải có một số người chuyên sản xuất còn một số người khác thì chuyên tiêu thụ hàng hoá. -Tư bản thương nghiệp chuyên trách nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, phục vụ cùng lúc cho nhiều nhà tư bản do vậy lượng tư bản không bị phân tán nhiều trong khâu lưu thông,có thể tập trung hơn vào việc tái sản xuất cho xã hội. Chương II. Lợi nhuận thương nghiệp – một loại chi phí lưu thông I.Lợi nhuận thương nghiệp 1. Lợi nhuận thương nghiệp trong nền tư bản cổ xưa: Lợi nhuận thương nghiệp theo như Mác nói “Nó không những là kết quả của việc ăn cắp lừa đảo mà đại bộ phận lợi nhuận thương nghiệp chính là do những việc ăn cắp và lừa đảo mà ra cả” (Theo Cácmác tư bản, quyển 3). 2. Lợi nhuận thương nghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khái niệm: Là một phần giá trị thặng dư do sức lao động của công nhân tạo ra trong sản xuất mà các nhà tư bản công nghiệp phải nhường cho các nhà tư bản thương nghiệp do họ đảm nhận khâu lưu thông hàng hoá. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nếu bỏ qua các chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông như chuyên chở, bảo quản... mà chỉ hạn chế ở các chức năng chủ yếu như mua bán thì nó không sáng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nhìn từ bên ngoài thì hình như lợi nhuận thương nghiệp có được là do mua rẻ bán đắt, do lưu thông tạo ra. Nhưng thực chất không phải như Vậy, lợi nhuận thương nghiệp cũng chính là một phần giá trị thặng dư mà các nhà tư bản công nghiệp thu được từ công nghiệp nhường cho các nhà tư bản thương nghiệp. Nhưng tại sao các nhà tư bản công nghiệp lại chịu nhường cho các nhà tư bản thương nghiệp một phần giá trị thặng dư đó? Thực chất họ – những nhà tư bản công nghiệp chẳng có lòng hào hiệp gì chẳng qua các thương nhân có vai trò vô cùng quan trọng đối với họ trong những điểm sau: + Tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông là một khâu, một giai đoạn của quá trình sản xuất, không có giai đoạn đó thì quá trình tái sản xuất không thể tiếp tục được nữa. Mà không có lợi nhuận thì các nhà tư bản thương nghiệp không thể cũng như không cần thiết đảm nhận công việc đó nữa. Vì Vậy, cũng chính vì lợi ích kinh tế mà nhà tư bản công nghiệp chịu nhường cho tư bản thương nghiệp một phần lợi nhuận. + Tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng quy mô tái sản xuất. + Tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. -Do tư bản thương nghiệp đảm nhận khâu lưu thông cho nên tư bản công nghiệp không phải lo kinh doanh trên cả hai lĩnh vực sản xuất và lưu thông. Nên có thể tập trung hơn đẩy mạnh sản xuất, do đó vốn của nó chu chuyển nhanh hơn và nhờ đó lợi nhuận cũng tăng. -Tư bản thương nghiệp tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng nó góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, làm cho tỉ suất lợi nhuận chung của toàn xã hội cũng tăng lên, góp phần tích luỹ cho tư bản công nghiệp. Chính vì những lẽ đó mà nhà tư bản công nghiệp mới bằng lòng nhường một phần giá trị thặng dư của mình cho nhà tư bản thương nghiệp. 3. Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp – sự bóc lột bị che dấu. Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng nhưng không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó mà là nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hoá thấp hơn giá trị và khi bán họ bán đúng giá trị của nó. Tức là khi bán, nhà tư bản công nghiệp đã bán theo giá bán buôn công nghiệp thấp hơn giá trị, chính bằng cách đó, tư bản công nghiệp đã nhường cho tư bản thương nghiệp một phần giá trị thặng dư mà họ thu được. Vậy nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là giá trị thặng dư nhưng nó không phải do lao động làm thuê trong ngành tư bản thương nghiệp tạo ra. Và lợi nhuận mà chủ tư bản thương nghiệp thu được ngoài giá trị thặng dư mà các nhà tư bản công nghiệp nhường cho mà còn có cả sự bóc lột lao động thặng dư của những lao động trong ngành thương nghiệp, bóc lột những người lao động là người tiêu dùng bằng cách đầu cơ tích trữ, nâng giá bán… cũng như bóc lột đối với người nông dân và thợ thủ công. Tóm lại, lợi nhuận của thương nhân nhiều hay ít là căn cứ vào số tư bản mà họ bỏ ra, cho phí lưu thông càng lớn, tư bản bỏ vào việc lưu thông càng lớn thì lợi nhuận thu được càng nhiều. II. Chí lưu thông và lao động thương nghiệp. 1. Chi phí lưu thông: Là những chi phí dùng trong lĩnh vực lưu thông, chi phí lưu thông có hai loại: -Chi phí lưu thông thuần tuý là những lưu thông chỉ liên quan đến việc mua và bán hàng hoá như mua quầy bán hàng sổ sách, quảng cáo… nó không làm cho giá trị của hàng hoá tăng lên, chi phí này chỉ là hư phí và nguồn bù đắp cho chi phí này là một phần của tổng số giá trị thặng dư do lao động của công nhân trong lĩnh vực sản xuất tạo ra. -Chi phí lưu thông tiếp tục quá trình sản xuất: Là những chi phí mang tính chất sản xuất như vận chuyển, bốc dỡ, phân loại… Chi phí này được tính thêm vào giá trị hàng hoá bởi vì lao động của công nhân làm những việc này là lao động sản xuất có sáng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư cho nhà tư bản. -Đây là hai loại chi phí tất yếu của bất cứ xã hội nào muốn tồn tại và phát triển. Ngày nay, việc làm giảm chi phí lưu thông cũng có một ý nghía kinh tế đặc biệt nhất là đối với nước ta hiện nay. 2. Lao động thương nghiệp: Là lao động chuyên hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, bản thân học không sáng tạo ra giá trị (ở đây không nói đến những lao động có tính chất sản xuất như vận tải hàng hoá, bảo quản, đóng gói…) Tuy nhiên họ vẫn bị nhà tư bản bóc lột thể hiện ở hai điểm sau: + Thứ nhất, tiền lương của họ nhận được vẫn là giá cả của sức lao động với số tiền đó, họ vẫn chỉ đủ để tái sản xuất sức lao động cung cấp cho nhà tư bản. + Thứ hai: Ngày lao động của họ vẫn được chia làm thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư. Trong thời gian lao động cần thiết họ được trả công, còn trong thời gian lao động thặng dư họ bị bóc lột. Chương III. Lợi nhuận thương nghiệp tham gia bình quân hoá suất lợi nhuận: Tư bản thương nghiệp không tham gia vào việc sản xuất ra giá trị thặng dư của sản xuất hàng hoá nhưng tư bản thương nghiệp lại có tham gia vào việc san bằng giá trị thặng dư thành lợi nhuận trung bình. Có thể giải thích vấn đề này như sau: Điểm xuất phát của việc hình thang tỉ suất lợi nhuận chung là các tư bản công nghiệp và sự cạnh tranh giữa các tư bản đó. Chính sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác trong nội bộ ngành trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành lợi nhuần bình quân. Bản thân tư bản thương nghiệp giúp cho việc hàng hoá chuyển từ tay nhà sản xuất sang người tiêu dùng, giai đoạn lưu thông của các nhà tư bản thương nghiệp là một giai đoạn của quá trình tái sản xuất nên tư bản vận động một cách độc lập trong quá trình lưu thông cũng phải đem về lợi nhuận trung bình hàng năm hệt như tư bản đang hoạt động trong các ngành khác. Nừu như tư bản thương nghiệp đem lại lợi nhuận tư bản tính theo tỷ số phần trăm lớn hơn là tư bản công nghiệp thì một bộ phận của tư bản công nghiệp sẽ chuyển thành tư bản thương nghiệp. Ngược lại, nếu nó đem lại một lượng lợi nhuận trung bình nhỏ hơn thì quá trình ngược lại sẽ xảy ra: Một bộ phận tư bản thương nghiệp sẽ chuyển thành tư bản công nghiệp. Không có một loại tư bản nào lại dễ dàng thay đổi mục đích và chức năng của mình hơn là tư bản công nghiệp, Chương IV. Liên hệ thực tế tại Việt Nam. I. Hành trình gia nhập WTO Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan và chủ đạo của thời đại chúng ta, đã, đang và sẽ tiếp tục định hướng, chi phối sự phát triển kinh tế của toàn thế giới, Việt Nam cũng đang trên con đường hội nhập đó, từ việc tham gia buôn bán ở cảng Hội An – Sài Gòn xưa đến tham gia vào IMF, ADB 1993 là thành viên chính thức của ASEAN, AFTA đến APECH và chuẩn bị là WTO. Về mặt nhà nước, chúng ta đã ban hành những nghị quyết cũng như luật khuyến khích sự phát triển của các ngành kinh tế đặc biệt là ngành thương mại, gia nhập WTO mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội mới như thị trường được mở rộng, công nghệ hàng hoá…. Được đối xử công bằng trên thị trường quốc tế, cải thiện các điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Mặt khác, nếu chuẩn bị không tốt thì chúng ta cũng phải chịu nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế như nhập siêu, thị trường bị thu hẹp… Vì Vậy, bên cạnh những chính sách ưu đãi của chính phủ, bản thân các doanh nghiệp cũng như thương nhân Việt Nam phải có quyết tâm lớn, có đủ tri thức, kinh nghiệm cũng như chuẩn bị nội lực để vượt qua chính mình. II. Những thành tựu đã đạt được. Để chuẩn bị cho quá trình gia nhập WTO, Việt Nam đã có những bước phát triển rất lớn. Nhìn vào xuất khẩu năm 2002 ta có thể thấy được sự bứt phá của ngành thương mại. Tháng 9 năm 2002, kim nghạch xuất khẩu tăng 2,8% so với năm ngoái. Xuất khẩu cả năm đạt trên 16,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2001, dệt may đạt 2710 triệu USD, hải sản 2024 triệu USD, giày dép đạt 1828 triệu USD. GDP tăng 7.04%, kim ngạch xuất khẩu tăng 10%. Số lượng các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh tăng nhanh thu hút lượng lao động tăng 66.5% so với năm 1995. Giới doanh nhân Việt nam đặc biệt là các nhà doanh nghiệp trẻ ngày càng năng động, nhạy bén hơn trong việc tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, tính đến cuối năm 2002, hàng Việt Nam đã có mặt trên 200 nước trên thế giới. III. Một số vấn đề còn tồn đọng. Những nhà doanh nghiệp trẻ tuy năng động và có nhiều nhưng thiếu hụt kinh nghiệm thương trường. Còn những nhà doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm lại thường còn quá e dè trong việc đầu tư cũng như nhạy bén trong việc tìm hiểu thị trường. Ngoài ra một số hoạt động pháp lý còn dườm dà rắc rối. Số lượng doanh nghiệp thì nhiều nhưng hầu hết đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn thấp cũng như năng lực cạnh tranh yếu so với thế giới, họ không tìm được cho mình những lối đi riêng, biết hiểu nhưng khó theo được yêu cầu của thị trường. Việt Nam là một nước nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu là nông phẩm và hàng công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên giá cả nông phẩm lại thấp, nhiều khi hàng không xuất khẩu được làm cho bà con nông dân lao đao vất vả điển hình như vụ mùa trái cây rớt giá ở đồng bằng sông Cửu Long, cà phê rớt giá ở Tây Nguyên... Từ đó đặt ra cho những nhà doanh nghiệp rất nhiều thách thức để giải quyết những vấn đề trên. Bên cạnh những biện pháp tích cực của nhà nước, những nhà doanh nghiệp Việt Nam cần phải bắt tay với nhau để đưa nền kinh tế đất nước phát triển. Trong năm 2000-2003 và những năm sau này ngành thương mại điện tử và kinh doanh công nghệ thông tin sẽ trở thành ngành thương mại chính của thế giới. Đất nước ta cần có những thế hệ thứ ba làm kinh tế không phải là để tái thiết đất nước mà để nâng đất nước lên một tầm cao mới – theo những ý tưởng của vị giám đốc 32 tuổi – Trương Đình Anh. Kết luận Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, mục tiêu năm 2020 căn bản trở thành một nước công nghiệp, với quan điểm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới và trong khu vực nên chúng ta đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại để tranh thủ vốn, khoa học công nghệ và vai trò của những doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp trẻ ngày càng được củng cố rõ ràng. Năm 2003 là năm tiền đề cho công cuộc 5 năm 2000-2005 do đảng và nhà nước đề ra, ngoài sự tích cực của đảng và nhà nước để Việt Nam có thể vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu thì những thế hệ doanh nghiệp trẻ cần phải tích cực hơn nữa trong suy nghĩ cũng như trong hành động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34618.doc
Tài liệu liên quan