Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và hết sức quan trong mà mọi quốc gia đều phải quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phức tập thường diễn ra khi nền kinh tế phát triển bị mất cân đối và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng.Ngăn chặn lạm phát không phải là dễ dàng mà đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ và khôn ngoan.
Việt Nam đã thành công trong công cuộc chống lạm phát 2004, kiềm chế được lạm phát ở một con số . Kinh tế ổn định đã làm tiền đề cơ sở cho sự thành công của các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, chính trị. Những thành tựu to lớn mà chúng ta đạt đựơc trong công cuộc chống lạm phát cũng không vì thế mà làm chúng ta chủ quan, nới lỏng. Lạm phát luôn rình rập và đe doạ chúng ta bất cứ lúc nào. Những nguy cơ lạm phát tiềm ẩn vẫn còn .
27 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận về lạm phát tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phức tạp gắn liền với sự tăng lên đồng loạt của giá cả và sự mất giá cảu tiền tệ. Nói đến lạm phát có thể có nhiều người cảm giác như quen thuộc và cho rằng đây là vấn đề đã gặp. Tuy nhiên là vấn đề đã gặp nhưng lúng túng và lo lắng. lạm phát mỗi lần xuất hiện đều mang theo một sức tàn phá tiềm ẩn, làm giảm sút mức sống của người dân và có thể nếu ở một mức nào đó thì lạm phát gây ra rối ren chính trị – xã hội.
Lạm phát là một phạm trù kinh tế vĩ mô, chứa đựng nội hàm phức tạp. Lạm phát là một căn bệnh tiềm ẩn đối với nền kinh tế phát triển theo kinh tế thị trường, no xuất hiện khi nền kinh tế chứa đựng các dáu hiệu mất cân đối , mất cân đối giữa cung và cầu hàng hoá, mất cân đối giữa cung – cầu tiền tệ..... Lạm phát là một vấn đề lớn , khó và phức tạp nên mỗi khi nó xuất hiện lại đòi hỏi nhiều tâm trí và sức lực của các nhà kinh tế, các nhà khoa học, các nhà chính trị và các nàh quản lý lao tâm, khổ trí nhằm tìm ra các giải pháp kiềm chế nó để tránh hậu quả do no gây ra.
Trong vài năm qua nền kinh tế Việt nam có những nét ngày càng khởi sắc. Chẳng hạn nư tốc độ phát triển kinh tế đã từ 4,8 năm 1999 lên 7% năm 2003.Năm 2004 chúng ta đã thàng công kiềm chế được tỷ lệ lạm phát ở một con số. Nhưng nguy cơ lạm phát trong những năm tiếp theo vẫn còn tiềm ẩn. Vì vậy
bài viết này với đề tài “Lý luận về lạm phát tiền tệ” được xây dựng xuất phát từ vấn đề lạm phát là cần thiết, cấp bách của lạm phát. Nhưng vói lượng kiến thức chưa thật đủ vì vậy em hy vọng được sự góp ý, nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
Chương I
Lý luận chung về lạm phát tiền tệ.
I. Khái niêm.
Lạm phát đựoc định nghĩa là một quá trình giá tăng liên tục, tức là hía chung tăng lên hoặc là quá trình đồng tiền liên tục giảm giá. Những điều này chưa nói lên nguyên nhân và hậu quả của lạm phát. Trong thực tế, dù có bất kỳ sự tăng gía của một vài hàng hoá riêng lể nào đó thì chưa có thể gọi là lạm phát, khi giá của của một vài hàng hoá khác lại giảm mà mức giá chung không tăng lên. Hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát. Nhiều công trình nghiên cứu tìm kiếm bản chất, nguyên nhân và hậu quả của lạm phát đuợc tiến hành trong nhiều thập kỷ qua. Hiện nay đã và đang có nhiều cuộc tranh luận kéo dài của các trường phái khác nhau xung quanh vấn đề bản chất và các yếu tố tác động đến lạm phát.
Lạm phát có thể được định nghĩa đúng nhất là xu hướng duy trì mức giá chung cao. Sự tăng giá của bất kỳ hàng hoá đơn lẻ nào đó không gọi là lạm phát nếu giá của các hàng hoá khác lại giảm. Lạm phát làm cho đời sống kinh tế giảm sút, tình trạng thất nghiệp tăng lên, bất bình xã hội nhiều thêm. Do vậy, lạm phát là “nguyên nhân chính gây ra sự rối loạn chính trị”, và “là một vấn đề đặc thù ở các nước phát triển. nó gây ra nhiều tranh cãi về những nguyên nhân, giải phát và các chính sách phù hợp”
II. Thước đo lạm phát và tỷ lệ lạm phát.
1. Thước đo lạm phát.
Thước đo lạm phát được đo bằng các chỉ số giá. Các giá chỉ ra mức giá nói chung liên quan đến năm gốc. Chẳng hạn như, chỉ số giá tiêu dùng năm 1992 là 140, với năm 1982- 1984 là giai đoạn cơ sở. Điều này có nghĩa là giá tiêu dùng trung bình đã tăng 40% giữa hai giai đoạn cơ sở (1982- 1984 = 100) và năm 1992. Chỉ số giá tiêu dùng năm 1994 là 140. Vật tỷ lệ lạm phát giữa năm 1992 và 1994 là bao nhiêu? Câu trả lời là 6,4%. Phép tính được thực hiện như sau: Tỷ lệ lạm phát = (149 - 140)/ 140
Chỉ giá: chỉ số giá tiêu dùng, đôi khi được gọi là chỉ số mức sống, bao gồm những hàng hoá mà một người làm công ở đô thị và công nhân văn phòng mua, như lương thực, nhà ở, đồ dùng gia đình, đi lại, quần áo, dịch vụ y tế và giải trí. Chỉ số giá bán buôn bao gồm hàng trăm hàng hoá như nông sản và lương thực chế biến, cũng như hàng công nghiệp và hàng dệt, nhiên liệu, hoá chất, cao su, gỗ, giấy, kim loại, mấy móc, dụng cụ gia đình, chất khoáng phi kim, và phương tiện vận tải. Một chỉ số giá khác được các nhà kinh tế thường dùng là chỉ số thiểu phát giá ẩn. Chỉ số thiểu phát giá ẩn bao gồm các thành phần của tổng sản phẩm quốc nội – dịch vụ người tiêu dùng, hàng lâu bền và nhânh hỏng, đầu tư cố định cho nhà ở và đầu tư cố định khac, xuất khẩu và nhập lhẩu, và hàng hoá và dịch vụ mà chính phủ mua.
Cấu trúc của một chỉ số giá. Vì lạm phát được đo bằng các chỉ số giá nên việc hiểu các chỉ số giá được hình thành như thế naod là rất quan trọng. Một minh hoạ đơn giản có thể chỉ ra các nguyên tắc thiết yếu tạo nên chỉ số giá tiêu dùng. Gỉa sử một gia điình chi $20.000 , $21.000, $22.000 vào lần lượt các năm 1992, 1993 1994 cho những rổ hàng hoá giống nhau. Nếu năm 1992 được dùng làm năm cơ sở, chỉ số cho hàng hoá vào năm nay là 100. Bằng các chia chi phí của rổ hàng hoá đố vào năm 1993 ($21.000) cho chi phí trong năm cơ sổ ($20.000) và nhân 100 để loại bổ phân sô, ta được là 105 cho năm 1993. Theo cách tương tự, chỉ số của năm 1994 là 110, hoặc :
Chi phí cho rổ hàng hoá (năm 1994) $22.000 x 100
x 100 = = 100
Chi phí cho rổ hàng hoá (năm 1992) $20.000
Rổ hàng hoá được sử dụng để tính chỉ số giá là nhóm mẫu đại diện cho số lượng hàng hoá của mỗi hàng trong rổ – số áo váy, áo sơ mi, ổ bánh mỳ, lít xăng, vé xem phim, vô tuyến, xe hơi .....được mua trong một năm cụ thể. Tổng của các kết quả tính được đó nhân với giá với khối lượng của mỗi hàng trong rổ hàng hoá cho ta giá trị của rổ hàng. Sau khi tính được giá của rổ hàng hoá, bước cuối cùng để tính chỉ số giá là chọn năm cơ sổ và tính các chỉ số như mô tả trên.
Một bộ các chỉ số giá không phải là thước đo hoàn hoả của lạm phat. Chỉ một mẫu hàng hoá được tính trong chỉ số. Khó xác định hàng hoá nào tạo nên một nhóm đại diện và nó thay đổi theo thời gian trước sự thay đổi thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng. Cũng khó tính đến sự thay đổi trong lượng hàng hoá diễn ra theo thời gian; đối với một vài hàng hoá tốt hơn chứ không phải chi phí cao hơn cho hàng hoá với chất lượng như thế. Mặc dù không hoàn hảo chỉ số giá vẫn là chỉ số hữu ích để đo xu hướng của giá.
2. Tỷ lệ lạm phát.
Hình 1.1 cho ta thấy tỷ lệ lạm phát trung bình trong một số khoảng thời gian được lựa chọn từ năm 1960 đến 1994. Trong 5 năm đầu tiên của thập niên 1960 là thời kỳ hầu như ổn định, với giá tiêu dùng trung bình chỉ tăng 1,3% mỗi năm. Bối cảnh lạm phát thay đổi vào nửa sau của thạp niên. Nền kinh tế đạt trạng thái toàn dụng nhân công vào năm 1965 và các yếu tố gây lạm phát bắt đầu phát huy ảnh hưởng. Kết quả là tỷ lệ lạm phát hàng năm trong giai đoạn năm 1965 , 1970 hơn gấp 3 lần tỷ lệ lạm phát của đầu thời kỳ (4,6%). Thập niên 1970 khởi đầu với tỷ lệ lạm phát cao lhoang 6% và kết thúc bằng một tỷ lệ cao hơn nhiều là 10%. Điều gì đã xảy ra? Làm thế nào mà các nhà hoạch định chính sách lại để lạm phát ra ngoại tầm kiểm soát ? Trước hết, vào những năm cuối của thập niên 1960, không hành động nào được thực hiện để hạn chế các yếu tố gây lạm phat. Cách hiệu quả nhất để kiểm soát lạm phát tiền công và giá đượch hiện hành vao những năm đầu thập niên 1970 để ngăn chặn vấn đề lạm phát. Kiểm soát tiền công và giá chỉ đối phó lại với các triệu chứng của lạm phát mà không phải là nguyên nhân cơ bản cảu lạm phát. Năm 1974 không thực hiện kiểm soát năm và tỷ lệ lạm phát là 11%.Một yếu tố cuối cùng cần xem xét để đánh giá lạm phát tràn lan của giai đoạn này là giá năng lượng tăng. Tăng giá của một đầu vào quan trọng như năng lượng tăng. Sau đó, một phần tỷ lệ lạm phát cao 10,6% giữa năm 1975 và 1980 phản ánh giá sản xuất hàng hoá và dịch vụ cao hơn.
Hình 1
Các yếu tố gây ra lạm phát được kiểm soát và những năm 1980.Để làm được như vậy, nền kinh tế phải trải qua suy thoái nghiêm trọng vào năm 1982 và 1982. Suy thoái kinh tế thường diễn ra sau một thời gian dài lạm phát, vì để loại trừ lực lượng gây lạ phát nền linh tế thường phải chững lại hoặc suy giảm. Tỷ lệ lạm phát năm trung bình là 6.1% giữa năm 1980 và 1985. Tuy nhiên tỷ lệ lạm phát trung bình này chịu ảnh hưởng mạnh của tỷ lệ lạm phát 13.5% của năm 1980.Tỷ lệ lạm phát giảm xuống còn 4,3% trong giai đoạn 1990 –1994. Bài học có thể rút ra từ giai đoạn lịch sử này là tỷ lệ lạm phát rất cao phản ảnh thất bại trong giải quyết vấn đề lạm phát khi lạm phát khi lạm phát lần đầu nảy sinh trong nền kinh tế. Các yếu tố gây ra lạm phát và cư xử theo cách sẽ gây ra lạm phát.
III. nguyên nhân và hậu quả của lạm pháP.
1. Nguyên nhân.
a. Lý thuyết cơ cấu về lạm phát.
Theo lý thuyết này, nguyên nhân của lạm phát là do sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế, mâu thuẫn về phân phối gây ra tăng giá. Cơ chế lan truyền đã tạo nên căng thẳng thêm các mâu thuẫm đó và dẫn đến lạm phát tăng lên. Các nhà kinh tế theo trường phái cơ cấu cho rằng lạm phát là tất yếu của nền kinh tế khi muốn tăng trưởng cao nhưng lại tồn tại nhiều khiếm khuyết, hạn chế và yếu kém. Lạm phát do mất cân đối cơ cấu kinh tế xuất hiện khi có quan hệ không bình thường trong các cân đối lớn của nền kinh tế như công nghiệp – nông nghiệp, công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ, sản xuất – dịch vụ, xuất khẩu – nhập khẩu, tích luỹ – tiêu dùng. Thực tế lạm phát ở ccác nước Châu Mỹ La tinh thường gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế trong bối cảnh từ một nước kém phát triển với nền kinh tế hướng nội chuyển sang nền kinh tế hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Những thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế thường dẫn đến giá tăng lên khi cơ cấu thị trường chưa được hoàn chỉnh, các nguồn vật lực có giới hạn, các quan hệ không được đặt trong một sự cân đối hợp ls, năng lực sản xuất không được khai thác hết, trạng thái cừa thừa vừa thiếu xuất hiện. Cụ thể, tình trạng mất cân đối thường xuất hiện là:
- Mất cân đối giữa cung và cầu lương thực thực phẩm (cung nhỏ hơn cầu).
- Ngoại tệ có hạn do nhập nhiều hơn xuất;
- Ngân sách thâm hụt và bị hạn chế do thu được ít nhưng nhu cầu chi cao.
- Lạm phát cơ cấu có thể viết dưới phương trình sau:
Có thể lý giả những hiện tượng trên là, mất cân đối giữa cung và cầu lương thực thực phẩm là do quá trình đô thị hoá, những người sống ở đô thị có nguồn thu nhập cao lên làm cho nhu cầu tiêu dùng lương thực thực phẩm tăng lên, nhưng sản xuất nông nghiệp lại chưa được quan tâm phát triển đúng mức đã làm lượng cung lương thực thực phảm bị hạn chế, và kết qủa làm cho cầu nhiều hơn cung quá mức đã đẩy giá lương thực, thực phâm lên cao.
Mất cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ xẩy ra đối với những nước nhập khẩu nhiều hơn xuất (thường là nhập siêu quá cao) và không có luồng ngoại tệ nào khác ngoài xuất khẩu để có ngoại tệ nhập khẩu đã dẫn đến cán cân thanh toán quốc tế của những nước này lâm vào tình trạng khó khăn và buộc họ phải phá giá đồng tiền làm cho lạm phát tăng lên.
Kinh tế đồi hỏi tăng trưởng nhanh nhưng nguồn vốn trong nước lại hạn chế, trong đó, thu ngân sách có hạn mà nhu cầu chi thì cao nên nhiều nước đã phát hành tiền cho ngân sách vay để bảo đảm chi và đây là một nguyên nhân dãn đến lạm phát.
Để kiểm soát được lạm phát đòi hỏi phải loại bỏ những mất cân đối nêu trên, như tăng sản xuất lương thực – thực phẩm, tăng xuất khẩu trên cơ sổ tạo điêu kiện thuận lời cho sảm xuất để xuất khẩu phát triển, cải tiến cơ chế tỷ giá hối đoái có lợi cho người làm hàng xuất khẩu, hạn chế chi tiêu của Chính Phủ và xã hội, chỉ chi ở mức thu được, không để thâm hut ngân sách quá cao.
b. Lý thuyết lượng tiền.
Lý luận tiền tệ cho rằng lạm phát là một hiện tượng thuần tuý tiền tệ, giá tăng lên ít nhiều là do tăng cung tiền tệ quá mức cầu của nền kinh tế. Với quan điểm này thì lạm phát xuất hiện khi có một khốilượng tiền bơm vào lưu thông lớn hơn khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông thị trường. Điều nàu được biểu hiện ở chỗ đồng tiền nội địa mất giá. Người dân không muốn giửu tiền vào hệ thống Ngân hàng vì nguyên tắc lãi suất dương thường bị vi phạm không bảo đảm được giá trị của đồn tiền, đồng thời người dân cũng không muốm giữ tiền vì nhưu vậy đồng tiền sẽ mất giá trị càng mạnh. Kêt quả là hệ thống Ngân hàng đã thiếu tiền càng thiếu hơn nên phải phát hành thêm tiền để chi tiêu hoặc đưa vàng cất giữa ra thị trường mong bảo tồn giá trị động tiền họ có. Bên cạnh đó, một số quốc gia bơm tiền ra (Ngân hàng Trung ương phải tấi cấp vốn cho các NHTM hoặc cho Ngan sách vay)để đáp ứng nhu cầu tăng chi tiêu dùng của Chính phủ và xã hội. Do đó, ngoài thị trường thì cung tiền tệ , và khan hiếm hàng hoá tăng lên kết quả lạm phát ngày một cao.
Lạm phát tiền tệ được viết dưới phương trình sau :
l = m – g
Trong đó m: Tốc độ tăng trưởng tiền tệ
g : tốc độ tăng trưởng GDP thực.
Theo nhà kinh tês học MILTON FRIEDMAN: Lạm phát do cung tiền tệ cao là hiện tưưọng xảy ra khi Ngân hàng Trung Ương cung ứng một lượng tiền vượt quá cầu về tiền tệ của nền kinh té để bù đắp thâm hụt Ngân sách nhà nước hay mở rộng tín dụng cảu các Ngân hàng thương mại.
Khi lượng tiền quá lớn nằm trong tây người dân sẽ tăng tổng cầu hàng hoá và dịch vụ mà tổng cung hàng hoá và dịch vụ ở một thời điểm nhất định chưa kịp tăng làm cho giá tăng lên. Để kiểm soát loại lạm phát này phải sử dụng cách tiếp cận tiền tệ trong đó khống chế tổng phương tiện thanh toán ở mức tăng cung tiền tệ tương ứng với mức kiểm soát tăng lương, khống chế hạn mức tín dụng.
Các nhà kinh tế cũng không phản đối những mất cân đối của nền kinh tế làm tác động gây cho giá tăng lên, nhưng họ lý giải rằng chung quy vẫn là do lượng cung tiền tệ vượt qua cầu vì cho rằng nếu không có cung tiền tệ tăng lên thì cầu hàng hoá sẽ bịi khống chế lại và giá cũng không thể tăng lên do đã tạo ra được một sự cân bằng thị trường mới ở mức cung cầu tiền tệ và hàng hoá giới hạn. Chẳng hạn như trong những năm 1970 khi giá thị trường quốc tês tăng lên cao do cơn sốt dầu lửa thì một số nước vẫn không bơm tiền ra thị trường theo tín hiệu tăng giá dầu trên thị trường quốc tê mà khống chế lượng tiền không đổi làm cho cầu tiền tệ vượt quá cung tiền tệ đã tác động làm cho dân chung, Chính Phủ và các tổ chức phải tiêu ts xăng dầu hơn, kết quả là giá cả trên thị trường ở một số nước không tăng, nền kinh tế ổn định không bị tác động mạnh của cơn sốc dầu lửa trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều người thong nhất lạm phát là một căn bệnh tiềm ẩn của mọi nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Lạm phát xuất hiện khi mất cân đối giữa cuung và cầu tiền tệ. Nguyên nhân của lạm phát bao gồm nhiều yếu tố thể hiện qua các hình thức, như lạm phát do cầu kéo; lạm phát do chi phí đẩy; thiếu ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội; lạm phát do số lượng tiền nhiều so với cầu tiền tên trên thị trường.
c. Lạm phát cầu kéo.
Lạm phát do cầu kéo thực chất là do sự mất cân đôi giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá và dịch vụ. Khi tổng cầu hàng hoá và dịch vụ có khả năng thanh toán lớn hơn tổng cung hàng hoá và dịch vụ đã đâye gí tăng lên để thiết lập một sự cân bằng mơid trên trị trường, trong đó tổng cung bằng tổng cầu. Lạm phát phụ thuộc vào độ co giãn của giá cung hàng hoá và dịch . Cunug hàng hoá và dịch vụ có thể tăng nhanh do tăng giá một chút nếu độ co giãn của giá lớn . Một mặt, nếu các cơ sổ sản xuất đang sản cuất hoạt động thấp hơn công suất hiện có và còn nhiều công suất sản xuất chưa được sử dụng thì cung hàng hoá sẽ sẽ tăng nhờ tác động tăng cầu hoá và có thể không gây ra lạm phát. Mặt khác, nếu có sẵn ngoại tệ thì nhập khẩu sẽ tăng lên khi tổng cầu hàng hoá tăng, do vậy cũng có thể không tạo tăng giá và cũng sẽ không gây ra lạm phát.
Như phân tích ở trên cho thấy, lạm phát do tổng cầu tăng lên chỉ trong trường hợp nguồn ngoại tệ để nhập khẩu bị hạn chế, các năng lực sản xuất đã huy động hất làm cho tổng cung không thể nào tăng lên để cân bằng được với tổng cầu ở mức giá có định, buộc giá phải tăng lên để tạo cân bằng mới cao hơn, tức là lạm phát đã xuát hiện.
Thực tế lạm phát diễn ra trong hầu hết tất cả các nền kinh tế và trong từng thời điểm khác nhau lúc cao lúc thấp do chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của nước đó. Các nước Châu Mỹ La Tinh đã có thời lạm phát phi mã kéo dài nhiều năm. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở nước này có nhiều, bao gồm các yếu tố về cơ cấu và các yếu tố về tiền tệ. Trong giai đoạn đó một số nước châu Mỹ La Tinh đã mắc phải một số sai lầm, thay vì thắt chặt tiền tệ thì lại tăng chi tiêu cảu Chính Phủ thông quan tăng lương, tăng chi cho các hoạt động phi kinh tế nên lạm phát đã đang ở mức phi mã lại càng lạm phát cao hơn.
Người tranh luận rằng trong các nền kinh tế hoạt động ở mức như toàn bộ năng lực sản lượng, Lạm phát thường xảy ra khi tổng cầu hànghoá dịch vụ tăng quá lượng cung chiện có, Nếu tổng cầu tăng và không có sự cân bằng tổng cung và tổng cầu, giá sẽ tăng lên điểm cân bằng theo thị trường mới mà ở đó cầu một lần nữa lại cân bằng với cung. Cuối cùng là giá dược đẩy cao hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghiãc là lạm phát chỉ do mức tăng cảu cầu.
Có thể lạm phát hoàn toàn phụ thuộc vào sự co giãn về giá của cung. Sản lưọng có thể tăng mạnh bởi một mức tăng nhỏ về giá nếu sự co giãn về giá lớn .Một mặt, nếu các nhà cung cấp đang hoạt động dưới mức năng xuất lại lớn hơn nhiều, sản lượng sẽ tăng do tác động chủ yếu từ việc tăng cầu chứ không phải tạo nên vòng xoáy lạm phát.
Mặt khác, nếu có khả năng về ngoại kối có săn, sẽ dẫn đến việc nhập một lượng hàng nhập khẩu lớn do tăng tổng cầu. Do vậy, nói chung đối với nền kinh tế, Lạm phát là một kết quả của việc tăng tổng cầu không thể tránh khỏi xét trong trường hợp này, nếu nền kinh tế bị hạn chế về ngoại hối và đã sử dụng hết năng lực sản xuất.
Khi nghiên cứu thị trường lao động, Cook và Kirpatrick cho rằng giá tăng không chỉ do tăng tổng cầu mà còn do tình hình cung liên quan đến đặc trưng hành vi bên trong của thị trường lao động. Do vậy, việcliểm soát lạm phát sẽ phụ thuộc hoặc vào việc giảm cầu trong thị trường hàng hoá.
d. Lạm phát chi phi đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy xẩy ra khi có tác động của các yếu tố bên ngoài tác động và không gắn với tình hình tổng cung và tổng cầu cảu nền kinh tế. Như chúng ta đều biết, ở hầu hết các nước đang phát triển thường phải nhập một lượng lớn nguyên vật liệu này trên thị trường sản xuất trong nước , nếu giá của những loại nguyên vật liệu này trên thị trường thế giới tăng lên làm cho chi phí sản xuất các sản phẩm sẽ tăng lên (lạm phát xuất hiện khi giá nguyên vật liệu tăng, tiền công tăng, tiền công tăng lên cao hơn năng suất lao động bình quân, chi phí khấu hao lớn, máy móc thiết bị lạc hậu tiêu tốn nhiên liệu) và để bảo tồn sự tồn tại cảu các cơ sổ sản xuất trên cơ sổ đảm bảo sản xuất có lãi và bù đắp được chi phí bắt buộc các nhà sản xuất phải đưa giá bán trên thị trường trong nước tăng lên theo(trường hợp này xảy ra ở các nước đangphát triển khi sản xuất đang ở dạng độc quyền hoặc bán độc quyền, các quy luật thị trường chưa được phát huy hết). Đây là tình trạng khi chi phi sản xuất tăng lên quá ,ức trung bình mà nền kinh tế có thể chịu đựng được đã đẩy giá tăng lên. Đặc điểm của laọi lạm phát này thường diễn ra trong điều kiện nền sản xuất chưa đạt tới mức giá trị sản lượng tiềm năng so vơid năng lực hiện tại, nghiã là hiệu quả sản xuất thấp.
Lạm phát chi phí đẩy là lạm phãtuất hiện từ các nhân tố ngoại sinh không liên hệ nhiều đến vấn đề tổng cung và tổng cầu cảu nền kinh tế. Cóc thể giá cảu mỗi hàng hoá h\đơn lẻ bao gồm các chi phí sản xuất và chi phi sản xuất và phi sản xuất tương ứng là các loại chi phí tiêu hoa nguyên liệu, chi phi lao dộng, lợi nhuận và các loại thuế gián tiếp và trợ cấp trong một số trường hợp nào đó
Không còn nghi ngờ là hầu hết ở các nước đang phát triển nơi còn độc quyền nua và độc quyền bán, các công ty và các hãng thường đặt giá ở mức tăng liên tục trên mức chi phí nhằm thu được lợi nhuận bien tăng lên cảu họ. Cuối cùng, nếu chi phí đàu vào(nguyên liệu, lao động, công nghệ,...)có xu hướng tăng thì cho phí hàng hoá sẽ tăng. Do vậy, những thay đổi về chi phí được xem là nguyên nhân lạm phát.
Nhiều nước đang phát triển nhập khẩu nguyên liệu thường bị ảnh hưởng của lạm phát ở các nước khác. Trong trường hợp này, chi phí nguyên liệu nhập khẩu tăng khi tỷ giá ngoại hối không đổi. Ví dụ, khi giá dầu mỏ tăng, hầu hết các nước đâng phat triển phải đối mặt với vấn đề lạm phát trong những năm 70 – 80 . Do đo, lạm páht từ nhập khẩu là một nguyên nhân quan trong dẫn đến lạm phát nội địa, nếu nước đó phụ thuộc chủ yếu và hàng nhập khẩu dùng để làm đầu vào sản xuất.
Lạm phát chi phí đẩy bao gồm cả lạm phát do tiền lương tăng lên và một số nhà kinh tế học cho rằng thuyết lạm phát tiền lương đảy không phổ biến ở các nước đang phát triển. Người ta lý giải rằng thị trường lao động ở các nước đang phát triển. Người ta lý giải rằng thị trường lao động ở các nước đang phát triển đặc trưng bởi sự phân đoạn thị trường . Tuy nhiên, khi việc làm tăng tương ứng với tổng thu nhập và các tổ chức công đoàn vững mạnh, lý thuyết lạm phát phát tiền lương đẩy sẽ ngày cáng trở nên xác đáng.
2. Tác hại của lạm phát.
Tuy không làm thay đổi thu nhập thực tế của mọi người, nhưng lạm phát gây ra nhiều tác hại thực sự đối với nền kinh tế. Chính những tác hại này làm cho sự gia tăng cung tiền tác động tới các biến số thực tế.
- Chi phí mòn giầy.
Tác hại đầu tiên của lạm phát được các nhà mô tả bằng thuật ngữ chi phi mòn giầy .Hiểu theo nghĩa đen, từ này có nghĩa là khi có lạm phát, mọi người phải đến ngân hàng nhiều lần hơn để rút tiền ra hoặc chuyển từ tiền tài khoản tiết liệm sang tài khoản thanh khoản và vì vậy giầy của họ mòn nhanh hơn, mau hỏng hơn. Tuy nhiên, các nhà kinh tế thường hiểu từ chi phí mòn giày theo nghĩa bóng, họ coi chi phí mòn giầy là chi phí để giảm lượng tiền nắm giữ.
Khi lạm phát thấp, chi phí mòn giày thường nhỏ. Nhưng loại chi phí này có thể lớn hoặc cực kỳ lớn ở các nước có siêu lạm phát.
Chi phí thực đơn.
Thông thường các doang nghiệp ổn định giá bán trong một thời gian, có thể là một tuần, một tháng, nhưng cũng có thể tới vài năm. Các cuộc điều tra cho thấy trung bình, các doang nghiệp không thay đổi giá thường xuyên vì họ phải chịu chi phí cho sự thay đổi giá. Các nhà kinh tế gọi chi phí này là chi phí thực đơn. Nó bao gồm các chi phí phát sinh khi doanh nghiệp phải tính toán lại giá hàng, in lại giá, hướng dẫn cho nhân viên bán hàng bán theo giá mới, in và phân phối các catalo mới, chi phí quảng cáo cho gia mới
Khi lạm phát tăng coa, các doanh nghiệp phải thay đổi giá thường xuyên hơn và điều này làm tăng chi phí thực đơn mà họ phải chịu. Đặc biệt khi có siêu lạm phát, chi phí sản xuất tăng lên hàng ngày và các daonh nghiệp cũng phải thay đổi giá hàng ngày, thậm chí nhanh hơn. Thực tế này làm cho chi phí thực đơn của họ tăng lên rất nhanh. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng chi phí thực đơn của họ tăng lên rất nhanh. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng chi phí thực đơn của họ tăng lên rất nhanh. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng chi phí thực đơn nhỏ lhi lạm phát thấp, nhưng lớn, thậm chí rất lớn khi có lạm phát cao.
Những biến động của giá tương đối và sự phân bổ nguồn lực sai lầm.
Chúng ta đã biết rằng khi giá cả của hàng hoá tăng, mức giá chung sẽ tăng và mức giá tăng thêm được gọi là lạm phát. Nếu mức giá tăng thêm là do tốc độ tăng như nhâu của giá cả các hàng hoá và dịch vụ gây ra, các nhà kinh tế nói chúng ta có lạm phat thuần tuý. Khi lạm phát không thuần tuý xảy ra, giá các hàng hoá và dịch vụ tăng với tốc độ khác nhau. Điều này làm thay đổi giá tương đối của các hàng hoá. tại sao sự thay đổi của giá tương đối lại quan trọng? Nó quan trọng vì nền kinh tế thị trường dựa vào giá tương đối để phân bổ lại nguồn lực. Người tiêu dùng quyết định mua một hàng hoá nào đó bằng cách so sánh giá cả và chất lượng của nó với giá cả và chất lượng của hàng hoá khác . Thông quaquyết định mua hàng, người tiêu dùng quyết định phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các doanh nghiệp và nghàng sản xuất. Khi lạm phát làm biến dạng giá tương đối, quyết định của người tiêu dùng cũng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một các có hiệu quả. Đây rõ ràng là một tác hại dáng kẻ của lạm phát.
Những biến dạng của thuế do lạm phát gây ra.
Sự gia tăng ghánh nặng thuế do lạm phát tạo ra gâytác hại đối với nền kinh tế. Thứ nhất, nó làm giảm động cơ tiết kiệm và tỷ lệ tiết kiệm sẽ ở mức thấp.Tỷ lệ tiết kiệm thấp này đến lượt noa lại làm hco tốc đọ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Thứ hai, no làm giảm các giao dich về vốn. Khi lạm phát gia tăng, các hoạt động buôn bán nhà đất, cổ phiéu, trái phiếu sẽ ít đi vì mức thuế phải nộp cho các khoản thu nhập từ những giao dịch này tăng cao. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng các nhà kinh tế không nhất trí với nhau về quy mô của các tác hại này.
Tái phân phối của cải và thu nhập một cách tuỳ tiện.
Các tác hại mà chúng ta nêu ra trên đây là tác hại của lạm phát dự kiến. Chúng xảy ra ngay cả khi lạm phát ổn định và dự baod được. Nhưng lạm phát còn gây một tác hại nữa khi nó bất ngờ xảy ra. Lạm phát bất ngờ gây ra tác hại là tái phân phối của cải và thu nhập giữa các thành viên trong xã hội một cách tuỳ tiện, không căn cứ vào công sức mà họ đã bỏ ra hau nhu cầu của họ.
Lạm phát có tác động tới thu nhập mà mọi người kiếm được. Khi có lạm phát, người nghèo thường bị thiệt và người giầu được lợi. Lý do là người nghèo có thu nhập là thu nhập cố định. Khi gia cả tăng lên, sức mua của các khoản thu nhập danh nghĩa này gảim. Chúng có thể được điều chỉnh đối với các trường hợp lạm phát bất ngờ. Khi lạm phát bất ngờ xảy ra, một phần sức mua của họ được chuyển cho những người giàu dưới dạng giá bán cao hơn.
Chương II
Thực trạng lạm phát việt nam trong những năm gần đây
I. Tình hình lạm phát Việt Nam.
Bước sang thời kỳ 2001 – 2004, nền kinh tế nước ta đã khởi sắc trở lại, như mong muốn. Nhưng vẫn trong tình trạng tăng trưởng chưa cao được như mong muốn. Năm 2001, tốc độ tăng trưởng đã cao hơn năm trước đó, đạt 6,84% nhưng thấp hơn các năm 1995, 1996 và 1997. Điều này cũng thể hiện ở tình trạng 4 năm qua là cho đến năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,7% cao hơn 7 năm trước đó nhưng vẫn không đạt được tốc độ tăng trưởng lý tưởng năm 1995 và các năm 1996, 1997. Tỷ lệ lạmphát trong giai đoạn này cũng ở mức thấp cho đến tận năm 2004 lại cao đột biến gây ra mối đe doạ lạm phát cao(năm 2001 lạm phát là 0,8% năm 2002 : 4,0% năm 2003 :3,0% năm 2004: 9,5%).
Nếu xem xét mối quan hệ giữa lạm phát tiền tệ trong giai đoạn này cho thấy tổng phương tiện thanh toán tăng không cùng chiều với lạm phát. Nếu trong năm 2001, tốc ssọ tăng tổng phương tiện là 23,7% thì lạm phát là 0,8% , năm 2002 tốc độ này là 21,2% thì tỷ lệ lạm phát là 4,0%, năm 2003 tổng phương tiện thanh toán tăng 24,7% thì tỷ lệ lạm phát là 3.0%, năm 2004 tông phương tiện thanh toán tăng là 20,68% thì tỷ lệ lạm phát là 9,5% . Mức tăng này đã đảm bảo được yêu cầu về ổn định tiền tệ không gây biến động lớn về giá cả. Tuy nhiên, mức tăng tổng phương tiện thanh toán trong bốn năm qua thấp hơn mức tăng trưởng tiền tệ thời kỳ trước cho thấy chính sách tiền tệ thận trong hơn sau khi đã có sự nới lỏng theo chính sách kích thích cầu của Chính Phủ.
Bảng 1: Tốc độ tăng TPTTT, Tốc độ tăng GDP và tỷ lệ lạm phát 2001 – 2004
2001
2002
2003
2004
2005
Tốc độ tăng TPTTT
23.7
21.2
24.7
20.68
20.0
Tỷ lệ lạm phát
0.8
4.0
3.0
9.5
6.5
Tăng trưởng kinh tế
6.84
7.04
7.27
7.7
8.5
Vòng quay tiền tệ
3.3
3.4
3.5
3.7
4.0
Trong giai đoạn 2001- 2004, vốn huy động qua hệ thống ngân hàng cũng tăng tương đối đều. Tốc đọ tăng trưởng tiền gửi vào trong hệ thống ngân hàng tốt lên nhưng cũng nói lên thực tế tổng cung tiền tệ gửi có giảm xuống chỉ tăng lên. Điều này giải thích một phần tại sao năm 2004 tỷ lệ lạm phát tăng cao.
Xét về tốc độ tăng nợ cho vay toàn nền kinh tế có thểthấy dư nợ tín dụng đạt thấp năm 2001 và tăng lên trong các năm 2002 và 2003 và 2004 tốc độ này cũng đạt ở mức cao 26.92%. Điều này cũng giải thích tại sao năm 2002 và 2003 tỷ lệ lạm phát tăng thấp và năm 2004 tỷ lệ lạm phát tăng cao lên bởi tác động tiền tệ thường có độ trễ.
Xem xet dư nợ tín dụng có thể nhấn mạnh thêm một thực tế là tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn bằng VND năm 2004 đã tăng lên mức 41.8. Tín dụng bằng ngoại tệ tăng mạnh tới 71,8% so với mức 17.3% năm 2001, giảm xuống mức 34% năm 2003 và tăng nhanh trở lại và năm 2004 ở mức 39,82%. Lý do cho việc thay đổi trên lãi suất USD ở mức thấp và tỷ giá VND/ USD khá ổn định đã khuyến khíchcác doanh nghiệp vay ngoại tệ cũ xó lãi suất cao.Để kiểm soát tín dụng, khuyến khích các tổ chức tín dụng sử dụng vốn có hiệu quả và góp phần ổn định giá trong năm 2004, dự trữ bắt buộc đối với VND và USD đã được nâng lên. Tất cả những điểm nêu trên cũng có thể lý giải phần nào đến sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát trong thời gian qua.
II. đặc điểm lạm phát nước ta .
Thoạt nhìn thì điều đập vào mắt mọi người trước tiên về lạm phát hiện nay là giá cả các mặt hàng trên thị trường thế giới tăng nhanh tất yếu kéo theo tăng giá hàng hoá trong nước, hay nói cách khác lạm phát hiện nay là lạm phát chi phí đẩy.
Tuy nhiên, khi tiếp tục nghiên cứu, cháng ta thấy có sự khan hiếm tương đối về hàng hoá trong nước, tổng cung hàng hoá thấp hơn cầu nhà đát, cung về các vật liệu xây dựng thấp hơn cầu về hàng hoá này. Đặc biệt, do dịch cúm gà lan rộng thì để tiêu diệt dịch chúng ta phải huỷ bỏ hàng hoạt gia cầm làm cho tổng cung thực phảm giảm sút mạnh.Tiếp đến lương thực, các mặt hàng khác cũng có tình trạng cung thấp hơn cầu. Như vậy, lạm phát ở đây có tính chất cầu kéo.
Nhìn lại cả quá trình kích cầu của chúng ta, từ Ngân sách nhà nước đến hệ thống ngân hàng đã bơm ra một lượng tiền đáng kể để kích cầu trong giai đoạn1997- 2003 và vòng quay tiền tệ đã tăng trở lại nên kết quả hiện nay là tổng cung tiền tệ lớn hơn tổng cầu tiền tệ và giá cả tăng lên khó tránh khỏi. Như vậy, ở đây có yếu tố tiền tệ mặc dù lỗi không phải do ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng tạo nên, tức là có lạm phát tiền tệ trong giai đoạn này.
Nhìn tổng thể trong sản xuất, trong đầu tư của chúng ta cũng cồn nhiều bất cập. Đầu tư dàn trải, kém hiệu quả và thất thoát lớn, đầu tư theo chương trình và phong trào đáng để lại hậu quả lớn. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ quá hạn không trả được lớn đang là một lỗi yếu kém trong nền kinh tế. Trong quản lý, điều hành cũng có nhiều điểm cần đổi mới và hoàn thiện. Có thể còn liệt kê được nhiều hơn nữa nhưng ở đây chíng tôi muốn nói tất cả nhữngđiều này thể hiện sự bất cập về cơ cấu của nền kinh tế và có thể đưa đến tăng giá. Tức là có yếu tố cơ cấu lạm phát hiện nay.
III. Nguyên nhân
Cho đến gần giữa năm 2000, vẫn còn những ý kiến cho rằng chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao, song chưa đáng lo ngại và sự tăng giá chỉ co tính cục bộ nên không ảnh hưởng đến nền kinh tế. Ngân hàng nhà nước cũng cho rằng giá tăng không xuất phát từ nhà nước tiền tệ mà chủ yếu là do những cú sốc từ phía cung hàng hoá và tác động tăng giá của một số mặt hàng nhập khẩu chủ lực. Trên thực tế, nguyên nhân giá tăng cần được phân tích sâu hơn, bao gồm các nhân tố bên ngoài và bên trong nền kinh tế và theo các khía cạnh “chi phí đẩy” “cầu kéo” và kỳ vọng của công chúng.
Trước hết, giá dầu và giá hàng hoá phi dầu, nhất là giá các sản phẩm nguyên vật liệu đầu vào sản xuất quan trọng cũng như giá nhiều nông sản tăng mạnh trên thị trường thế giới. Trong những nguyên nhân quan trọng của tùnh trạng này là tăng trưởng kinh tế và thương mại của thế giới tương đối cao. Như vậy, xét trên phạm vi toàn cầu, giá cả quốc tế tăng có cả nguyên nhân chi phí đẩy – cầu kéo. Với một số nước có nền kinh tế khá mở xét theo tỷ trọng tổng xuất nhập khẩu hàng hoá trên GDP như Việt Nam thì giá cả trong nước đối với các mặt hàng thương mại không thể không biến động theo xu hươngd giá quốc tế. Chính vì vậy, chi phí đầu vào sản xuất trông nước đã tăng mạnh trong năm 2004.
ở nước ta, hạn hán, xẩy ra trên diện rộng dẫn đến hạn chế nguồn cung ứng nông sản thịt gia cầm khiến giá các hàng này tăng cao.Tuy nhiên nhiều nhất trong càng giai đoạn các điều kiện bên trong, bên ngoài tương ứng như Vịêt Nam nhưng lại có mục lạm phát theo CPI thấp hơn nhiều.
Nhìn dưới góc độ tổng cầu, đầu tư và tiêu dùng tăng ở mức tối cao trong nhiều năm gần lại đây. Tỷ trọng đầu tư trên GDP liên tục tăng. 1999 là 27,6%, năm 2001 lá : 31,2% ,năm 2002 33,2% , năm 2003 là 35,1% . Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 1999 tăng 8,3%.
Kết quả này có phần bắt nguồn từ các biện pháp “kích cầu đầu tư và tiêi dùng” thông qua. Chính sách mở rọng tiền tệ và tài khoá được thực hiện từ năm 1999. Xu thế diễn biến CPI từ năm 2000 đến 2003 cho thấy chính sách kích cầu có tác động tăng giá mặc dù với độ trễ nhất định.
Trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất định về gái cả hàng hoá, lãi suất và tỷ giá lòng tin của công chúng vào cam kết ổn định kinh tế vĩ mô và cách thức kiềm chế lạm phát của nhà nước chưa thật cao thì hành vi mua bán trên thị trường phải theo xu hướng giá cả tăng. Kỳ vọng về phía giá tiếp tục tăng trở nên hợp lý hơn khi công chúng được giải thích phải chấp nhận mặt bằng giá mới và không đủ rõ ràng giữa việc thay giấy bạc mới và và phat hành tiền xu. Viêc nhà nước quyết định tăng lương cho cán bộ, viên chức và công chức từ tháng 10 năm 2004 càng củng cố thêm kỳ vọng về lạm phát của công chúng
Chương III
Các Giải pháp cho vấn đề lạm phát
I. CáC QUAN Điểm khắc phục lạm phát.
1. Lý thuyết lượng tiền.
Điểm bắt đầu cho lý thuyết lượng tiền là phương trình trao đổi :
MV = PQ
Trong đó: M : cung tiền
V: Tốc độ luân chuyển thu nhập của tiền
P: Mức giá
Q: lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong năm
Tăng trong cung tiền chác chắn làm tăng giá trừ khi cả tốc độ luân chuyển tiền giảm và sản lượng tăng. Khi V và Q không thay đổi, mức giá là biến cân bằng đẩy nền kinh tếtới điểm cân bằng mới là điểm mà M tăng được bù bởi một khoản tăng trong P. Có nghĩa là “dư tiền ” được tạo ra do M tăng đến lạm phát với giả thuyết rằng biến số V không đổi được sử dụng hoàn toàn cho thị trường hàng hoá cuối cùng.Giảm V hoặc tăng Q có thể làm giảm một phần hoặc toàn bộ áp lực lạm phát. Tuy nhiên, lý thuyết lượng tiền chỉ ra rằng tăng trưởng trong cung tiền là nguyên nhân cơ bản của lạm phát là kiểm soát và giải pháp cho lạm phát là kiểm soát tốc độ tăng trong cung tiền. Tất nhiên có thể kiểm soát được thông qua việc sử dụng hợp lý các biện pháp kiểm soát được thông qua việc sử dụng hợp lý các biện phát kiểm soát của Cục dự trữ liên bang đối với cung tiền.
2. Giải pháp cho lạm phát cầu kéo.
Lạm phát cầu kéo có thể được ngăn chặn bởi việc sử dụng thích hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá liên bang của Cục dự trữ liên bang. Chúng ta, biết rằng lạm phát cầu kéo là do dư tiền dẫn đến chi tiêu thừa hoặc chặn đứng hoàn toàn nhờ chính sách của Cục dự trữ liên bang với mục tiêu làm giảm tốc độ tăng cung tiền.
Chính sách tài khoá liên bang thích hợp trong giai đoạn lạm phát cầu – kéo là sự phối hợp giữa việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ và tăng thuế; do đó làm giảm thâm hụt ngân sách liên bang. Giảm thanh thoán chuyển nhượng của Chính Phủ hoặc tăng thuế giấm tiếp khiến tổng cầu giảm do giẩm chi tiêu tư nhân. Hơn nữa, phần tăng nợ liên bang khiến thâm hụt ngân sách cần được tài trợ theo các không tạo tiền.
Lạm phát cầu kéo khó ngăn chăn được mà không gây ra thất nghiệp. Các nhân tố kinh tế tương tự gây ra lạm phát cũng làm tăng sản xuất và việc làm. Bí quyết liểm soát lạm phát cầu kéo là không đê nó phát triển ngay từ đầu. Một khi lạm phát phát triển và ở ngoài tầm kiểm soát, như những năm cuối thập niên 60 và 70 dường như không tránh khỏi làm cho thất nghiệp tăng lên, vốn là chi phí cơ hội để ngăn chặn lạm phát.
3. Giải pháp cho lạm chi phí đẩy.
Các chính sách tiền tệ và tài khoá, bằng lý thuyết nào cũng giải quyết các vấn ssề liên quan đến cầu.Các chính sách lại càng được xây dựng cho các mục đích này. Tuy nhiên chúng không thể giải quyết hiệu quả các áp lực chi phí đẩy. Các chính sách nhất định khác được một số nhà kinh tế ủng hộ để đối phó với các áp lực lạm phát chi phí đẩy xuất phát từ tăng giá và tiền công liên quan đến quyền lực độc quyền của các tổ chức công đoàn và doanh nghiệp. Các chính sách này thường được gọi là chính sách thu nhập.
Chính sách thu nhập cho đến nay không phải luôn thành công. Phê phán lớn nhất cho hầu hết mọi chính sách thu nhập là chính sách này không loại trừ được nguyên nhân của lạm phát. Gỉa thuyết rằng quyền lực độc quyền của công đoàn và doanh nghiệp là nguyên nhân chính của các áp lực lạm phát chi phí đẩy, các áp lực này không mất đi trừ khi loại trừ được nguyên nhân này. tương tự, quyền lực độc quyền của công đoàn và doanh nghiệp không thể đựoc sử dụng có hiệu qủ trừ khi có áp lực lạm phát do chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng gây ra.
II. Các giải pháp kiềm chế lại lạm phát ở nước ta.
Căn cứ vào thực tế thực thi và các giải pháp chống lạm phát, chúng ta có thể kể đến một số giải pháp chủ yếu sau:
a. Giải pháp đầu tiên: là Đảng cần nâng cao nhận thức chính trị, nhận thức kinh tế cán bộ, Đảng viên theo hướng đổi mới. Không được trang bị tư duy mới, kiến thức mới thì cán bộ không thể thực hiện được những yêu cầu đổi mới trên mọi lĩnh vực. Đồng thời nhà nước phải vững mạnh chuyên chính vô sản, lập lại trật tự kỷ cương xã hội, giữ vững phép nước phải kiên quyết thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hệ thống Đảng và các cơ quan nhà nước, đấu tranh không khoan nhượng, xóa bỏ những đặc quyền, đặc lợi, những tư tưởng cục bộ địa phương đang làm trì trệ, tê liệt những chủ trương chính sách của nhà nước. Để làm việc này, nhà nước cần ban hành những đạo luật chung về kinh tế, các đạo luật cụ thể về giá cả, lao động, tài chính, ngân hàng... làm cơ sở thống nhất cho việc thi hành trong cả nước đồng thời phải đề cao chức năng thoái soát kiểm kê của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội.
b. Các biện pháp về tiền tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng trong việc chống lạm phát.
"Kiên quyết đẩy lùi và khống chế lạm phát, ổn định về tăng cường nền tài chính, tiền tệ, tạo môi trường cho sản xuất hàng hoá phát triển có hiệu quả" Như vậy, Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát với việc thi hành các chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ, xây dựng một nền tài chính lành mạnh.
- Với biện phát này có thể giảm đi một khối lượng tiền tệ đáng kể do việc buôn bán vòng vèo ăn chênh lệch giá và bấy lâu nay không sao kiểm soát nổi. Mặt khác do hướng tín dụng ngân hàng có lựa chọn và chú trọng tính hiệu quả của nó có thể tạo ra được một khối lượng hàng hoá nhất định bán và thu tiền về, đồng thời giảm đi một khối lượng đáng kể số tiền sẽ chi cho các kỳ phiếu thương mại giữa ngân hàng và khách hàng cũng như các hoạt động tái chiết khấu và tín dụng cuối cùng của ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.
- Để hạn chế và điều hoà tín dụng, ngân hàng TW thường sử dụng các biện pháp: Tăng hay giảm lãi suất để giảm hay tăng khối lượng tín dụng, nghĩa là đối với công cụ lãi suất này sẽ khuyến khích hoặc hạn chế ai trong hoạt động kinh doanh, thực hiện mua hay bán các chứng khoán tại thị trường bỏ ngỏ.
c. Nhà nước thực hiện thả nổi giá cả hầu hết trên các mặt hàng, giờ đây giá cả của hàng hoá do thị trường định đoạt. Nhà nước chỉ dừng lại ở mức quy định một ít mặt hàng treo giá của nhà nước đưa ra. Với giải pháp này nhà nước đã xóa bỏ tình trạng ngân sách phải bao cấp cho các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế thông qua hệ thống giá thấp. Do trực tiếp chịu sự quy định của quan hệ cung cầu, của người sản xuất và người tiêu dùng... là chức năng điều tiết giá cả do thị trường đảm nhận đã được khôi phục trở lại. Trên thị trường giá cả đã có sự co giãn lên xuống và thực sự trở thành tấm gương phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Giá cả trở thành mệnh lệnh của thị trường và nó cũng rất khắc nghiệt. Đồng thời giá cả có tác động đến nhu cầu, làm cho nhu cầu được điều chỉnh tốt hơn theo hướng đa dạng, tiết kiệm... Mọi người tiêu dùng đã tính toán được các khoản chi tiêu không cần thiết. Nhà nước Việt Nam cho phép ngân hàng quốc gia được xác định tỷ giá ngoại tệ xấp xỉ với thị trường tự do, biện pháp này có tác dụng xoá bỏ hiện tượng đầu cơ vàng và ngoại tệ gây rối loạn thị trường. Hiện nay nhà nước cùng với ngân hàng TW đang tiến dần đến việc điều chỉnh giá vàng và giá đôla theo mức giá cả của thị trường thế giới, đây là một trong những kế hoạch hoà nhập kinh tế Việt Nam với thế giới.
d. Thứ tư: Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế ngoài quốc doanh. Nhà nước cho phép các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay nền kinh tế nước ta có 5 thành phần kinh tế tham gia cùng hoạt động. Pháp luật của nhà nước đảm bảo các quyền lợi, quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Nhiều thành phần kinh tế cũng hoạt động tạo được sự cạnh tranh, gây sức ép với nhau buộc để đổi mới. Việc mở rộng các thành phần kinh tế để giải quyết việc làm cho người lao động.
e. Thứ năm: Nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu mở cửa biên giới khuyến khích các nguồn nhập khẩu vào Việt Nam, đã làm cho thị trường ngày càng phong phú, làm cho cung và cầu trở lên cân bằng hơn, việc nhập khẩu vào Việt Nam còn có tác dụng gây sức ép với hàng hoá trong nước buộc họ phải nâng cao chất lượng để đáp ứng thị hiếu của khách hàng, hoạt động nhập khẩu cần có nhiều vốn ngoại tệ từ đó mà xuất khẩu gia tăng. Nhà nước sớm thực hiện chính sách bảo hộ một số ngành trong nước, việc bảo hộ này không có nghĩa là cấp nhập khẩu mà là đầu tư vốn, kỹ thuật để chất lượng hàng hoá đạt tiêu chuẩn, giá thành hạ để đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế.
Kết luận
Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và hết sức quan trong mà mọi quốc gia đều phải quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phức tập thường diễn ra khi nền kinh tế phát triển bị mất cân đối và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng..Ngăn chặn lạm phát không phải là dễ dàng mà đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ và khôn ngoan.
Việt Nam đã thành công trong công cuộc chống lạm phát 2004, kiềm chế được lạm phát ở một con số . Kinh tế ổn định đã làm tiền đề cơ sở cho sự thành công của các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, chính trị... Những thành tựu to lớn mà chúng ta đạt đựơc trong công cuộc chống lạm phát cũng không vì thế mà làm chúng ta chủ quan, nới lỏng. Lạm phát luôn rình rập và đe doạ chúng ta bất cứ lúc nào. Những nguy cơ lạm phát tiềm ẩn vẫn còn .
Chính vì vậy Đảng và nhà nước cần phải luôn thận trọng trong mỗi bước đi của mình để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển vững mạnh làm nền tảng để phát triển khoa học, giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Điều này không chỉ của riêng ai mà một phần không nhỏ dành cho các nhà doanh nghiệp trẻ góp phần làm rạng danh đất nước trong nhiều năm tới này.
Em hy vọng Đảng và Chính phủ sẽ có những phương án tốt nhất để có thể khống chế, kiểm soát , ngăn chặn được vấn đề lạm phát xảy ra tạo điều kiện phát triển kinh tế nước nàh bền vững, phát triển.
Tài liệu tham khảo
Tạp chí: Ngiên cứu kinh tế ( số 26 ,28 năm 2005)
+ Số 26 năm 2005
+ Số 28 năm 2005
Tạp chí : Thị trường tài chính tiền tệ
+ Số 4 năm 2000
+ Số 1 năm 2006
Sách tham khảo
+ Kinh tế Việt Nam năm 2004 Những vấn đề nổi bật.
+ Nguyên lý Kinh tế Vĩ mô.
+ Lạm phát – hành trình và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35777.doc