Đề tài Lý thuyết rủi ro trong đầu tư chứng khoán

NĐT cũng thường có tâm lý đặt ra kỳ vọng quá cao, chần chừ trong các quyết định bán ra, dẫn đến việc mật cơ hội, thậm chí bị thua lỗ. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải có một tầm nhìn dài hạn đối với việc đầu tư và đừng có để cho những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến quyết định của bạn và gây ra cho bạn những sự thay đổi đáng kể đột ngột trong chiến lược đầu tư của bạn.

doc16 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lý thuyết rủi ro trong đầu tư chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Lý thuyết rủi ro trong đầu tư chứng khoán 1.Khái niệm về đầu tư Đầu tư là sự trao đổi một số tiền hện tại trong một thời gian để thu về một khoản lớn hơn trong tương lai mà khoản tiền đó có thể bù đắp cho nhà đầu tư về: -Thời gian mà số tiền được đem trao đổi -Tỉ lệ lạm phát dự tính -Rủi ro thanh khoản 2.Rủi ro trong đầu tư chứng khoán 2.1.Khái niệm Rủi ro được định nghĩa là khả năng (hay xác suất) xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, hay cụ thể hơn là khả năng làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai sai khác với mức sinh lời dự kiến ban đầu. 2.2.Các loại rủi ro 2.2.1.Rủi ro hệ thống - Rủi ro thị trường Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình làm biến động giá chứng khoán. Các sự kiện vô hình là các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường. - Rủi ro lãi suất Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất chuẩn (có thể là lãi suất trái phiếu của cính phủ), khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại chứng khoán khác. - Rủi ro sức mua Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát và giảm phát đối với khoản đầu tư. Lạm phát và giảm phát sẽ làm thay đổi mức lãi suất danh nghĩa và từ đó sẽ gây tác động tới giá cả chứng khoán. 2.2.2.Rủi ro phi hệ thống - Rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh là sự biến động giá chứng khoán do những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó chính là sự bất ổn về thu nhập mà nguyên nhân cơ bản xuất phát từ lĩnh vực ngành mà công ty đó trực thuộc. Rủi ro kinh doanh thường được tính bằng mức độ biến động của thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Độ lệnh chuẩn của thu nhập hoạt động Rủi ro kinh doanh = ───────────────────────── Thu nhập hoạt động bình quân - Rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là sự biến động về lợi nhuận của các cổ đông khi công ty vay nợ. Nó liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Để xác định rủi ro tài chính của một công ty, người ta thường sử dụng hai loại hệ số: -Các hệ số của bảng cân đối kế toán: Cơ cấu vốn (Nợ/vốn cổ phần) -Nhóm các hệ số về dòng tiền: Khả năng thanh toán ( ngắn hạn và dài hạn) - Rủi ro tỷ giá Liên quan đến sự thay đổi tỷ giá. Ví dụ : Nếu trái phiếu được thanh toán bằng đồngViệt Nam, mà đồng Việt Nam lại giảm giá so với đồng USD thì nhà đầu tư sẽ nhận được ít USD hơn. - Rủi ro thanh khoản Liên quan đến các điều kiện giao dịch. 2.3. Đánh giá rủi ro: - Độ lệch chuẩn: _____________ σ = √ ∑(Ri – E(R))2Pi - Hệ số ß: σiM ß = ─── σ2M σiM : Độ lệch chuẩn của chứng khoán i σ2M : Phương sai của thị trường Phần II Thực tiễn trên thị trường Việt Nam 1.Rủi ro từ “tâm lý bầy đàn” Các trào lưu mua, bán chứng khoán theo tâm lý đám đông làm phá vỡ các quy luật vận động bình thường của thị trường. Đặc biệt, diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) trở nên vô cùng phức tạp khi mức dao động của chỉ số VN-Index ở những phiên giao dịch kế tiếp nhau khá cao, trong khi giá trị giao dịch giảm dần. Điều này trở thành yếu tố kích thích nhiều nhà đầu tư (N ĐT) trong nước đầu tư ngắn hạn, đặc biệt là khi diễn biến tăng, giảm giá cổ phiếu phụ thuộc nhiều vào động thái đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Thông thường khi đầu tư theo “bầy đàn”, nhà đầu tư trong nước hiểu rất ít về cổ phiếu đang nắm giữ, nên khi có những thông tin bất thường, họ thường phản ứng ngay bằng cách bán ra. Trường hợp cổ phiếu BMC trong những phiên gần đây là một ví dụ điển hình. Ngay khi thông tin Tỉnh ủy Bình Định bán ra 100.000 cổ phiếu và Chủ tịch HĐQT BMC bán ra 6.000 cổ phiếu, thì khối lượng bán theo trong những phiên kế tiếp rất lớn, khiến cổ phiếu này rớt giá. Trong khi đó, ước tính kết quả kinh doanh quý II của BMC rất tốt và cổ đông sẽ được thực hiện quyền mua theo tỷ lệ 1:1 trong năm nay. 2.Rủi ro do tính thanh khoản thấp Tính thanh khoản thấp của chứng khoán mà nhà đầu tư đang sở hữu có thể do chứng khoán đó khó và thậm chí không thể bán được, hoặc không được phép bán hay chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư. Đối với chứng khoán, tính thanh khoản của nó thấp do một số nguyên nhân sau: - Tình trạng tài chính và triển vọng thị trường của công ty, tổ chức phát hành chứng khoán không tốt. Thật không may cho nhà đầu tư chứng khoán, khi vì một lý do nào đó, chứng khoán đã mua là của một công ty có tình trạng tài chính thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm thiếu hiệu quả vững chắc. Thậm chí, chỉ cần một sự thay đổi nhân sự cấp cao trong công ty cũng có thể khiến giá chứng khoán đó sụt giảm. Và rủi ro đối với nhà đầu tư sẽ là tối đa khi công ty phát hành chứng khoán bị phá sản và biến mất trên thương trường sau những “pha” “tự đánh bóng” khá chuyên nghiệp, giật gân nhằm thu hút, dẫn dụ những nhà đầu tư. Trên thị trường chứng khoán hiện nay, vẫn đang tiếp tục diễn ra tình trạng công khai và nô nức đấu giá mua cổ phiếu của cả những công ty trên thực tế đã bị phá sản vì trình trạng tài chính âm, không thể trả nợ, hoặc của những công ty, quỹ đầu tư thậm chí mới có quyết định thành lập, chưa hề triển khai hoạt động trên thực tế… - Lựa chọn không đúng cơ cấu chứng khoán đầu tư Nhà đầu tư chứng khoán cũng có thể chịu rủi ro do “bỏ hết trứng vào một giỏ”. Thậm chí, việc sở hữu thuần túy các cổ phiếu ưu đãi mà không được chuyển nhượng trong thời hạn nhất định (thường từ 3-5 năm) cũng có thể khiến nhà đầu tư gặp rủi ro, nhất là khi cần tiền để trả lãi vay ngân hàng hoặc muốn rút vốn về để đầu tư vào chỗ khác. - Sự cạnh tranh khốc liệt và biến động khôn lường của thị trường Ngay cả những chứng khoán tốt nhất cũng có thể không giữ vững được vị thế lâu dài trước sự biến động của thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư chứng khoán này có thể phải hứng chịu cả hai thiệt hại dạng “khấu hao hữu hình” và “khấu hao vô hình” giá trị và tính thanh khoản của các chứng khoán đang nắm giữ. 3.Rủi ro từ thông tin Thật hiếm có hoạt động kinh doanh nào mà sự thành bại của nhà đầu tư lại đòi hỏi và gắn liền với yêu cầu về tính đa dạng, tính hệ thống, toàn diện, cập nhật và chính xác của các thông tin có liên quan trực tiếp và gián tiếp như đầu tư chứng khoán. Nói cách khác, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán có nguồn gốc rất sâu đậm từ số lượng và chất lượng thông tin mà nhà đầu tư cần để làm cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư. Rủi ro luôn rình rập ở mọi nơi và nhà đầu tư sẽ phải trả giá sớm hay muộn, đắt hay rẻ, khi không nắm được các thông tin chính xác nhất, đầy đủ và kịp thời nhất liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng chứng khoán và tình hình thị trường... Các hoạt động đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt, gây nhiễu thông tin và tự đánh bóng, thổi giá hoặc thậm chí lừa đảo và thông đồng có tổ chức của các nhà đầu tư chuyên nghiệp đủ sức gây biến động thị trường hòng trục lợi. Một báo cáo tài chính hoặc cáo bạch chưa được kiểm toán, thẩm định bởi các tổ chức độc lập, chuyên nghiệp, có uy tín và trình độ chuyên môn cao; một thông tin đến chậm hoặc bị cắt xén, không chính xác về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu, về môi trường pháp lý và về các nhà đầu tư khác trên cùng “sân chơi”, hoặc đơn giản là về tình hình thời tiết hay dịch bệnh nào đó... đều có thể gây ra thiệt hại khôn lường cho nhà đầu tư chứng khoán. 4.Rủi ro từ các quy định và chất lượng của sàn giao dịch, trung tâm giao dịch và công ty chứng khoán Vì yêu cầu đặc thù đòi hỏi bắt buộc kinh doanh chứng khoán phải thông qua các tổ chức trung gian, môi giới, nên các nhà đầu tư có thể phải chịu nhiều rủi ro liên quan đến các quy định, quy trình nghiệp vụ và chất lượng dịch vụ của các tổ chức trung gian. Điển hình là các rủi ro liên quan đến việc tổ chức khớp lệnh và phân lô giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có tổ chức. - Việc khớp lệnh định kỳ gây rủi ro cho nhà đầu tư vì họ không thể hủy ngang lệnh đã đặt trước khi kết thúc phiên khớp lệnh, bất chấp những biến động mới bất lợi trên thị trường, nếu họ không muốn chịu phạt về sự thay đổi quyết định này. Khớp lệnh định kỳ có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư vì dễ gây tình trạng cung - cầu ảo trên thị trường và cả tình trạng nghẽn mạch, quá tải hoặc phân biệt đối xử theo kiểu bỏ rơi nhà đầu tư nhỏ ở các sàn giao dịch. Tuy vậy, việc khớp lệnh định kỳ này cũng có thể tạo cơ hội để nhà đầu tư giảm bớt thiệt hại khi hủy lệnh đã đặt sau khi khớp lệnh đối với các chứng khoán còn dư chưa xử lý hết trong phiên giao dịch gần nhất mà họ tham dự. - Trong khi đó, việc khớp lệnh liên tục, mặc dù cho phép các nhà đầu tư đặt lệnh thận trọng, chính xác hơn, được giải quyết nhu cầu mua - bán nhiều hơn, nhanh chóng, bình đẳng hơn và giảm thiểu tình trạng cung - cầu ảo trên thị trường chứng khoán, song có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư ở chỗ: khớp lệnh liên tục là giao dịch trên cơ sở khớp liên tục các lệnh mua- bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch, không phải chờ đến thời điểm định kỳ như kiểu khớp lệnh định kỳ. Trong nguyên tắc xử lý khớp lệnh liên tục này thì quyền ưu tiên luôn dành cho các lệnh mua có mức giá cao hơn và các lệnh bán có mức giá thấp hơn. Trường hợp các lệnh mua và bán có đồng mức giá thì quyền ưu tiên sẽ dành cho lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước. Đến đây, rủi ro cho nhà đầu tư có thể xuất hiện theo hai cách: hoặc rủi ro vì lệnh mua - bán của họ bị nhập vào hệ thống chậm hơn so với các nhà đầu tư khác có lệnh tương tự nên không thực hiện được sớm hoặc hết các lệnh đã đặt; hoặc rủi ro vì họ buộc phải mua - bán bằng hết các chứng khoán đã đặt lệnh theo mức giá thị trường thời điểm hiện hành cao (khi mua vào) hoặc thấp hơn (khi bán ra) so với mức lệnh đã đặt. Sở dĩ có sự rủi ro này là vì trong quy trình khớp lệnh liên tục sử dụng loại “lệnh thị trường” – gọi tắt là MP. Lệnh này có nghĩa là lệnh mua tại mức giá thấp nhất (sàn) hoặc lệnh bán tại mức giá cao nhất (trần) trên thị trường. Nếu sau khi so khớp lệnh theo nguyên tắc trên mà khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa thực hiện hết, thì MP sẽ được xem là lệnh bán tại mức giá thấp hơn tiếp theo hiện hành trên thị trường. Do thực hiện nguyên tắc ưu tiên khi khớp lệnh là: bán ở mức giá thấp, mua ở mức giá cao, nên thiệt hại cho nhà đầu tư đặt lệnh bán sẽ càng lớn nếu giá bán được ngày một giảm trong quá trình khớp lệnh này vì lệnh mua sẽ khớp số lượng bán với bất kỳ giá nào cho đến khi đủ số lượng. Khi đó, nhà đầu tư dễ bị lâm vào tình trạng mua vào ở giá trần và bán ra ở giá sàn. 5.Rủi ro từ các chấn động thị trường Các nhà đầu tư chứng khoán, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro liên quan đến các chấn động thị trường trong nước hoặc nước ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á hồi năm 1997 là một ví dụ điển hình. Nhưng quan trọng hơn, đối với một thị trường mới nổi như Việt Nam, các nhà đầu tư còn chịu các rủi ro liên quan đến các chính sách của Chính phủ. TTCK VN còn đang trong giai đoạn đầu phát triển, mức độ thị trường hóa chưa đủ và luôn chịu ảnh hưởng bởi chính sách của chính phủ. Có thể nói TTCK VN còn đang ở dạng "thị trường chính sách", v í d ụ như: chính sách hai giá trong phát hành cổ phiếu (giảm giá từ 20-40% cho các nhà đầu tư chiến lược hoặc cán bộ, công nhân viên của công ty cổ phần hóa lần đầu); những thay đổi trong chính sách tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư nước ngoài; chính sách xuất nhập khẩu, độc quyền hoặc các quan hệ quốc tế song phương, đa phương... Ngoài ra, còn có rủi ro từ đầu cơ của vốn nước ngoài. Đây là vấn đề VN cần hết sức cảnh giác. Mục tiêu cuối cùng của chủ đầu tư nước ngoài là thực hiện thu lãi từ đầu tư theo dự kiến, khi biện pháp quản lý giám sát, cơ chế quản lý ngoại hối, chế độ TTCK của nước chủ nhà xuất hiện lỗ hổng, nhà đầu tư nước ngoài sẽ lợi dụng những lỗ hổng này tiến hành các hoạt động mang tính đầu cơ. Hiện tượng mở tài khoản phi tên thực này làm gia tăng mức độ khó khăn cho các cơ cấu quản lý, giám sát của VN. Một khi thị trường tụt dốc, những khoản tiền nóng của chủ đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ nhanh chóng được rút ra hết. 6.Sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư Cuối cùng, rủi ro lớn nhất và cũng là nguồn cội của mọi rủi ro trong đầu tư chứng khoán chính là rủi ro từ sự sai lầm do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tổng hợp, phân tích và phản ứng thị trường nhạy bén, chính xác của bản thân nhà đầu tư... - Không hiểu biết bằng thua lỗ Thực tế đã chứng minh, một trong những nguyên nhân đặc biệt quan trọng khiến NĐT thua lỗ trên TTCK chính là sự thiếu hụt kiến thức về lĩnh vực này. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà kinh tế xem TTCK là "thị trường cao cấp nhất trong các thị trường", ở các nước phát triển, TTCK chính là "hàn thử biểu" đo lường "sức khỏe" của nền kinh tế. Đó là nơi đầu tư, kinh doanh đòi hỏi sự hiểu biết, tính toán của các NĐT chứ hoàn toàn không có chỗ cho những ai nghĩ rằng đầu tư chứng khoán cũng giống như "đánh bạc". NĐT không có kiến thức, không biết cách sàng lọc thông tin, không nắm rõ quy luật thị trường thì "khó có thể kiếm được tiền" ở thị trường này - Đầu cơ cũng không phải là "đánh bạc" TTCK VN hiện nay có rất nhiều đối tượng đầu tư. Vì vậy, trong một chừng mực nào đó, không loại trừ một số người đi gần đến dạng đánh bạc. Tuy nhiên, 2 đối tượng chính trên TTCK là NĐT và nhà đầu cơ đều không thể liệt vào dạng này. Các NĐT thường mua cổ phần của các công ty và được lên sàn khi công ty niêm yết. Họ có chủ trương rõ ràng nên không bị dao động, hốt hoảng trong việc chứng khoán tăng giảm đột biến vì mục tiêu của họ là dài hạn. Những điều chỉnh ngắn hạn không ảnh hưởng đến tâm lý và quyết định của họ. Thực tế cho thấy, những NĐT tại VN đã đầu tư trên 1 năm hầu như không có ai thua lỗ. Với các nhà đầu cơ, những người thường bị hiểu lầm là "đánh bạc" nhưng trên thực tế, họ là những người đầu tư ngắn hạn và TTCK không thể thiếu họ. Tuy nhiên, một nhà đầu cơ chuyên nghiệp phải là người thực sự giỏi, thực sự nhạy bén, hiểu biết thị trường và khả năng trường vốn tốt. Họ có thể đã thành công ở các lĩnh vực khác và "nhảy" vào lĩnh vực này với khả năng phân tích kinh tế, phân tích thị trường cũng như những hiểu biết rất rõ về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Vì vậy, họ "đánh nhanh, rút gọn" bằng năng lực và sự hiểu biết của mình chứ không phải là đầu tư theo kiểu may rủi hay đánh bạc. Những nhà đầu cơ không hiểu biết nhưng bị cám dỗ bởi sự tăng trưởng nóng cứ "nhào vô, rút ra" chính là những người bị thua thiệt. Hiện vẫn đang còn không ít người tham gia TTCK theo kiểu "đánh bạc" dù đợt điều chỉnh của TTCK trong thời gian qua đã thanh lọc một lượng không nhỏ. Các chuyên gia chứng khoán khuyến cáo những ai đang chuẩn bị tham gia thị trường với tâm lý như vậy cần cân nhắc. Trong một vài thời điểm nhất định nào đó, may mắn gặp được vài cơ hội nào đó, những người đang chơi kiểu "đánh bạc" có thể lãi nhưng trong dài hạn, cách đầu tư này chắc chắn khiến họ thua lỗ. Thực sự TTCK là một thị trường tài chính cao cấp đòi hỏi những người có kiến thức chuyên môn và gặp may mới có thể thành công và tham gia lâu dài được nhưng thử hỏi với TTCK Việt Nam hiện nay, liệu không có đa phần là các nhà đầu tư nhỏ lẻ Phần III Hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán 1. Đa dạng hoá rủi ro “Bỏ trứng vào nhiều rỏ” để chia nhỏ rủi ro Việc trải rộng nguồn vốn đầu tư của mình ra các loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau là quyết định khôn ngoan. Việc này sẽ giảm thiểu tỷ lệ rủi ro và tăng cơ hội thu thêm lợi nhuận. Việc phân bổ lượng tiền đầu tư vào các hạng mục tài sản khác nhau là bước ban đầu của sự đa dạng hóa. Sau đó bạn cần đa dạng hóa ở ngay bên trong mỗi hạng mục đầu tư. Sự đa dạng hóa còn được thể hiện ở chỗ bạn mua cổ phiếu do nhiều tổ chức phát hành và các lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ bạn mua cổ phiếu của 10 nhà phát hành khác nhau và khi một nhà phát hành chẳng may bị phá sản thì danh mục đầu tư của bạn chỉ bị suy giảm 10%. Bạn cần chú ý rằng, càng đa dạng hóa thì sẽ càng hạn chế được rủi ro, tuy nhiên đừng nên đa dạng hóa quá nhiều vì như vậy sẽ tốn công sức để quản lý và đến một lúc nào đó thì danh mục sẽ vượt quá tầm kiểm soát của bạn. 2. Đầu tư dài hạn Nếu như bạn có ý định đầu tư để kiếm một khoản tiền tiết kiệm dành cho khi nghỉ hưu, cách hiện tại khoảng 30 năm, thì chắc chắn thị trường chứng khoán đang xảy ra những diễn biến gì trong năm nay và năm sau không phải là mối quan tâm lớn nhất của bạn. . Hầu hết các nhà đầu tư thường quá tập trung vào các hoạt động đầu tư mang tính ngắn hạn. Đó chính là sai lầm mà họ dễ mắc phải. Hơn nữa trong dài hạn, thị trường chứng khoán luôn có xu hướng đi lên, và việc đầu tư dài hạn giúp NĐT hạn chế được những biến động giá chứng khoántrong những khoảng thời gian ngắn. 3.Chứng khoán phái sinh Cách phổ biến nhất mà các NĐT trên thị trường Việt Nam lựa chọn để giảm thua lỗ là đầu tư vào nhiều loại chứng khoán, tức là “bỏ trứng vào nhiều giỏ” cách làm này cũng góp phần hạn chế được rủi ro nhưng cũng không hiệu quả khi thị trường liên tục xuống dốc . Tại các TTCK đã phát triển hay mới nổi trong khu vực, nhiều nước đã áp dụng các công cụ hạn chế rủi ro và tỏ ra hiệu quả, các công cụ đó bao gồm: 1- Quyền chọn bán: Người mua quyền chọn bán sẽ trả phí cho người cung cấp quyền chọn bán để đảm bảo rằng CP của mình sẽ được giao dịch ở một mức giá nhất định trong tương lai. 2- Quyền chọn mua: Người mua quyền chọn mua sẽ trả phí cho người cung cấp quyền chọn mua để đảm bảo rằng mình sẽ được mua một lượng CP nhất định với một mức giá nhất định tại một thời điểm xác định trong tương lai. 3- Hợp đồng tương lai: Các bên ký hợp đồng sẽ thỏa thuận về việc mua bán một lượng CP nhất định theo mức giá đã được xác định trong tương lai và mức giá này không phụ thuộc vào giá cả của thị trường tại thời điểm đó. 4- Hợp đồng kỳ hạn: Là thỏa thuận giữa các bên ký hợp đồng về việc giao dịch một lượng CP nhất định tại một thời điểm xác định trong tương lai. Mức giá này được xác định vào lúc ký hợp đồng và có thể thay đổi tại thời điểm giao dịch theo sự thỏa thuận của các bên. Mục đích của các loại chứng khoán phái sinh là nhằm giảm thiểu rủi ro khi mức giá lên cao hoặc xuống thấp trong tương lai. Ở các thị trường phát triển, chứng khoán phái sinh đã giúp cho nhiều người hạn chế hoặc thoát khỏi các vụ thua lỗ lớn. Đối với một thị trường đang phát triển ở giai đoạn đầu như Việt Nam thì công cụ hạn chế rủi ro cũng có ý nghĩa rất lớn. Nó giúp các NĐT bảo vệ được khoản tiền của mình khi có những biến cố xảy ra ngoài dự kiến. Hơn nữa, việc đầu tư cũng trở nên hiệu quả hơn bằng cách kết hợp giữa mua - bán cổ phiếu với mua-bán chứng khoán phát sinh để có lợi nhuận, kể cả trong trường hợp thị trường xuống dốc. 4.Thị trường chứng khoán Việt Nam Việc ra đời Luật Chứng khoán thay thế cho Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán là một bước phát triển khá căn bản trong quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc thi hành Luật Chứng khoán này cần tuân thủ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19-01-2007 của Chính phủ, cũng như các thông tư hướng dẫn có liên quan khác của các cơ quan hữu quan. 1. Bảo đảm sự minh bạch, chính xác, kịp thời, hệ thống và thuận lợi trong công bố, tiếp cận, thẩm định và khai thác thông tin thị trường chứng khoán nói chung, thông tin về chứng khoán do các tổ chức và doanh nghiệp cụ thể phát hành nói riêng, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà đầu tư. 2. Bảo đảm việc chống lại các hành vi buôn bán nội gián và các hoạt động buôn bán chứng khoán bị cấm; khắc phục tình trạng phân biệt đối xử (ưu tiên cung cấp dịch vụ chứng khoán cho các nhà đầu tư lớn, coi nhẹ hoặc bỏ rơi quyền lợi tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ chứng khoán một cách công bằng, kịp thời của các nhà đầu tư nhỏ); chống lại sự lạm dụng và cấu kết giữa các công ty chứng khoán nhằm thao túng thị trường hoặc gây tổn thất cho nhà đầu tư khi vừa thực hiện các dịch vụ chứng khoán, vừa tự kinh doanh chứng khoán. 3. Phát triển mạnh các kênh, các công cụ và chế tài giám sát, xử lý kịp thời và hiệu quả các biến cố và rủi ro trong kinh doanh chứng khoán liên quan đến hoạt động đầu cơ có tổ chức, độc quyền và cả tâm lý đám đông… để thị trường chứng khóan phát triển ổn định, lành mạnh. Cần lưu ý tăng cường sự hợp tác liên ngành, liên cấp, liên vùng và quốc tế trong quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động này. 5.Các nhà đầu tư Tự trang bị kiến thức cho mình để xác định những rủi ro có thể, xây dựng danh mục đầu tư, vạch ra kế hoạch đầu tư rõ ràng…, tránh việc đầu tư theo tâm lý đám đông. NĐT cũng thường có tâm lý đặt ra kỳ vọng quá cao, chần chừ trong các quyết định bán ra, dẫn đến việc mật cơ hội, thậm chí bị thua lỗ. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải có một tầm nhìn dài hạn đối với việc đầu tư và đừng có để cho những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến quyết định của bạn và gây ra cho bạn những sự thay đổi đáng kể đột ngột trong chiến lược đầu tư của bạn. Mục lục Phần I: Lý thuyết rủi ro trong đầu tư chứng khoán 1.Khái niệm về đầu tư……………………………………………......tr1 2.Rủi ro trong đầu tư chứng khoán 2.1.Khái niệm 2.2.Các loại rủi ro 2.2.1.Rủi ro hệ thống 2.2.2.Rủi ro phi hệ thống…………………………………………… tr2 3. Đánh giá rủi ro…………………………………………………........tr3 Phần II: Thực tiễn trên thị trường Việt Nam 1.Rủi ro từ tâm lý “bầy đàn”…………………………………………...tr4 2.Rủi ro do tính thanh khoản thấp 3.Rủi ro từ thông tin……………………………………………………tr5 4. Rủi ro từ các quy định và chất lượng của sàn giao dịch, trung tâm giao dịch và công ty chứng khoán………………………………tr6 5.R ủi ro từ các chấn động thị trường…………………………….....tr7 6.Sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư Phần III: Hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán 1.Đa dạng hoá rủi ro………………………………………………….tr10 2. Đầu tư dài hạn 3.Chứng khoán phái sinh..............................................................tr11 4. Thị trường chứng khoán Việt Nam...........................................tr12 5.Nhà đầu tư.................................................................................tr13 Tài liệu tham khảo 1.Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán _ NXB Chính trị quốc gia _ 2003. 2.Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán _ NXB Chính trị quốc gia _ 2002. 3.Một số bài báo trên các báo điện tử: - ThanhnienOnline - VietNamnet - VnExpress - VnEconomy - Doanhnghiep24g - Vnchanel - Ethitruong - TuoitreOnline - Dautuchungkhoan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0948.doc