Đề tài Lý thuyết xã hội học hiện đại

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2​ LÝ THUYẾT CẤU TRÚC – CHỨC NĂNG 2 1. Nguồn gốc ra đời 2 2. Những vấn đề cơ bản của thuyết cấu trúc – chức năng 4 2.1. Lý thuyết cấu trúc _ chức năng về sự phân tầng xã hội 4 2.2. Lý thuyết cấu trúc _ chức năng của Robert Merton 13 3. Các phê phán lý thuyết cấu trúc – chức năng 18 3.1. Khái quát về các phê phán 18 3.2. Những phê phán chủ yếu 18 4. Hướng phát triển mới của lý thuyết cấu trúc – chức năng 21 5. Ứng dụng của lý thuyết cấu trúc chức năng 26 KẾT LUẬN 29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 MỞ ĐẦU Xã hội học là một ngành khoa học nghiên cứu về các vấn đề xã hội, sự vận động và phát triển của xã hội, những mối quan hệ tương tác trong xã hội. Nó đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khoa học xã hội và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Trong nghiên cứu xã hội học thì sự đóng góp của các lý thuyết xã hội là đặc biệt quan trọng. xuất phát từ tư tưởng của các nhà triết học, nhà xã hội học lớn về đời sống xã hội. đã Có nhiều lý thuyết ra đời và có đóng góp lớn cho quá trình nghiên cứu xã hội học trong đó phải kể đền như: lý thuyết xung đột, thuyết lựa chọn hợp lý, thuyết hành động xã hội, thuyết tương tác biểu tượng Ở đây chúng tôi sẽ tìm hiểu về một lý thuyết mà theo Robert Nisbet “không nghi ngờ gì nữa là lý thuyết quan trọng nhất trong các môn khoa học xã hội trong thế kỷ hiện nay”. Đó là lý thuyết cấu trúc _ chức năng.

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3574 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý thuyết xã hội học hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới chúng các mức độ uy tín khác nhau như thế nào, chứ không phải vào việc các cá thể đã chiếm lĩnh các vị trí xác định như thế nào. Đưa ra luận điểm này, vấn đề chức năng chủ yếu là một xã hội thúc đẩy và xếp đặt mọi người vào vị trí “thích hợp” của họ trong một hệ thống phân tầng ra sao. Điều này được giảm thiểu xuống thành hai vấn đề. Đầu tiên một xã hội đã thâm nhập vào các cá thể “thích hợp” niềm mong ước được giữ các địa vị xác định như thế nào? Thứ hai, một khi mọi người đã ở địa vị đúng, xã hội thâm nhập vào họ mong ước được thỏa mãn mọi đòi hỏi của các địa vị đó như thế nào? Sự xếp đặt địa vị xã hội thích hợp là một vấn đề cơ bản vì ba lý do cơ bản. Đầu tiên có một số địa vị dễ chịu khi chiếm dữ hơn một số địa vị khác. Thứ hai có một số địa vị quan trọng cho sự tồn tại của xã hội hơn một số khác. Thứ ba, các địa vị xã hội khác nhau đòi hỏi các tài năng và năng lực khác nhau. Dù những vấn đề này áp dụng đối với mọi địa vị xã hội, Davis và Moore quan tâm tới các địa vị có chức năng quan trọng hơn trong xã hội. Các địa vị có thứ hạng cao trong hệ thống phân tầng được cho là ít dễ chịu hơn khi chiếm dữ nhưng quan trọng hơn cho sự tồn tại xã hội và đòi hỏi những tài năng, khả năng lớn nhất. Ngoài ra xã hội phải đáp ứng sự đền bù thỏa đáng cho các vị trí này để có đủ người tìm cách chiếm giữ chúng, và các cá nhân đã thực hiện việc chiếm dữ chúng sẽ làm việc một cách cần mẫn. còn các địa vị có thứ hạng thấp trong hệ thống phân tầng được giả sử là nhiều dễ chịu hơn và ít quan trọng hơn, ít đòi hỏi các phẩm chất về khả năng và tài trí. Để chắc rằng mọi người chiếm giữ các vị trí thứ hạng cao, theo quan điểm của Davis và Moore, xã hội phải cung cấp cho những cá thể này các đền bù khác nhau, bao gồm các ưu thế lớn, lương ccao và sự tiện nghi thỏa đáng. Ví dụ: để đảm bảo có đủ bác sĩ cho xã hội chúng ta, chúng ta cần trao cho họ các đền bù trên và khác nữa. Davis và Moore cho rằng những người ở vị trí hang đầu phải nhận được các đền bù cho công việc họ thực hiện. Nếu không các địa vị này có thể không đủ người hoặc không được phủ kín và xã hội sẽ sụp đổ. Tuy nhiên lý thuyết này đã để lại những khuyết điểm bị phê phán như: tuyệt đối hoá sự phân tầng của xã hội vì người ta xem sự phân tầng là sự duy trì quyền lợi mang tính có sẵn nghĩa là phân tầng là một vấn đề có sẵn mang tính lý tưởng. Phê phán cơ bản nhất là lý thuyết chức năng về sự phân tầng đơn giản chỉ duy trì vị trí đặc quyền của những người đã có sẵn quyền lực, ưu thế, tiền của. Sự phê phán này lý luận rằng những người này xứng đáng với sự đền bù của họ, thực ra họ cần được trao cho những đền bù như thế là vì lợi ích của xã hội. Thứ hai là vì đã giả đoán một cách đơn giản rằng, một cấu trúc xã hội phân tầng đã tồn tại trong quá khứ, nó phải tiếp tục tồn tại trong tương lai. Trong khi đó nó có thể thay đổi theo những cách khác và không có sự phân tầng trong tương lai. Có thể dấn ra một ví dụ điển hình về lý thuyết chức năng về sự phân tầng này qua câu: “con vua thì lại làm vua…”đây là ví dụ về chức năng của xã hội, là hình thức cha truyền con nối. Xét về khía cạnh xã hội, thì một lý do để “con vua thì lại làm vua” là vì dân không thể làm vua được, con vua từ nhỏ đã thích quyền lực và có tư tưởng trị nước, người ta xứng đáng với địa vị đó và điều đó thể hiện được cấu trúc của xã hội. Thuyết cấu trúc chức năng cũng đã lý luận rằng, ý tưởng về các vị trí chức năng trong xã hội có tầm quan trọng khác nhau là khó tán thành đượcví như khi chúng ta nhắc đến những người thu lượm rác, họ có ưu thế thấp kém và lương thấp, nhưng họ thật sự quan trọng cho sự tồn vong của xã hội hơn những người hành nghề quảng cáo. Ngay cả trong những trường hợp có thể nói rằng một vị trí mang lại nhiều chức năng quan trọng hơn cho xã hội, sự đền bù lớn hơn không nhất thiết phải dồn cho vị trí quan trọng hơn. Ví dụ: các cô hộ lý có thể quan trọng đối với xã hội hơn các diễn viên điện ảnh, nhưng họ ít quyền lực, ưu thế và thu nhập hơn các diễn viên nhiều lần. Trong thực tế, có nhiều người có khả năng chiếm giữ các vị trí ưu thế, vị trí có thứ hạng cao trong xã hội nếu họ được đào tạo, tuy nhiên họ không bao giờ có cơ hội để chứng tỏ rằng họ có thể nắm giữ những địa vị đó, ngay cả khi có một nhu cầu hiển nhiên đối với họ và sự cống hiến của họ. những người đâng nắm giữ vị trí cao thường có xu hướng tư lợi trong việc nắm con số của họ ở mức thấp và quyền lực, thu nhập ở mức cao. Cuối cùng, có thể lý luận rằng chúng ta không cần trao cho mọi người quyền lực, ưu thế và thu nhập để thúc đẩy họ muốn nắm giữ các vị trí cao. Mọi người có thể được động viên một cách bình đẳng sự hài long trong việc làm một công việc hoặc bởi cơ hội được giúp ích người khác. Sau khi lý thuyết phân tầng đã bị nhiều phê phán, một lần nữa lý thuyết cấu trúc_chức năng lại thay đổi, thay đổi ở hai cấp độ: vĩ mô như Nhà nước, Pháp luật và vi mô như cấu trúc các đơn vị sản xuất của các bộ ngành. Lý thuyết này tồn tại cho đến ngày nay trong tất cả các ngành khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng. Vì khi nghiên cứu vấn đề xã hội người ta không thể không xem xét những cấu trúc hiện hữu của xã hội đó. Chẳng hạn khi nghiên cứu “đời sống vật chất và tinh thần của công nhân khu chế xuất Tân Thuận”, người ta phải xem xét đến yếu tố mang tính cấu trúc để dẫn tới sự hình thành khu chế xuất nới chung và khu chế xuất Tân Thuận nói riêng. Palcott Parsons và sự phát triển lý thuyết cấu trúc chức năng: Talcott Parsons đã viết một số lượng lớn tác phẩm, trong đó nổi bật là sự phát triển của ông về lí thuyết cấu trúc_chức năng, thể hiện trong lược đồ AGIL nổi tiếng: một chức năng là “ một phức hợp các hoạt động trực tiếp hướng tới sự gặp gỡ một nhu cầu hay những nhu cầu của hệ thống”. Dùng định nghĩa này, Talcott Parsons cho rằng, có bốn yêu cầu tất yếu đối với một hệ thống: sự thích nghi(A), sự đạt được mục tiêu(G), sự hoà hợp(I), sự tiềm tàng(L). Một hệ thống xã hội phải thực hiện bốn chức năng: Thích nghi (Adaption): một hệ thống phải đương đầu với những nhu cầu khẩn yếu của hoàn cảnh bên ngoài. Nó phải thích nghi với môi trường của nó và làm cho môi trường phải thích nghi với các nhu cầu của nó. Đạt được mục tiêu (Goal attainment): một hệ thống phat xác định và đạt được mục tiêu cơ bản của nó. Phối hợp (Integration): một hệ thông phải điều hoà mối tương quan của các thành tố bộ phận. nó cũng phải điều hành mối quan hệ trong ba yếu tố tất yếu chức năng còn lại( A, G, L). Sự tiềm tàng(Latency): một hệ thống phải cung cấp, duy trì và kiến tạo cả tạovà duy trì động lực thúc đẩy. T.Parsons thiết kế lược đồ AGIL để sử dụng ở mọi cấp độ trong hệ thống lý thuyết cuả ông. Ông đã vận dụng AGIL này như sau: Thực thể hành vi: là hệ thống hành động xử lý chức năng thích nghi, bằng cách điều chỉnh và chuyển hoá thế giới ngoại vi. Hệ thống cá tính thực hiện chức năng đạt tới mục tiêu bằng cách xác định các mục tiêu hệ thống và huy động các nguồn lực để đạt được chúng. Hệ thống xã hội đối đầu với chức năng hòa hợp bằng cách kiểm soát các bộ phận thành tố của nó. Cuối cùng hệ thống văn hóa thực hiện chức năng tiềm tang bằng cách cung cấp cho các tác nhân hành động các tiêu chí và các giá trị để thúc đẩy họ hành động. Hệ thống xã hội: theo T.Parsons, một hệ thống xã hội như là một hệ thống tương tác và “chứa đựng đa số những tác nhân hành động cá biệt có sự tương tác với nhau trong một tình huống mà ít nhất cũng có một khía cạnh vật lý hoặc môi trường, các cá nhân hành động bị thúc đẩy trong phạm vi một xu hướng đi tới “tính lạc quan của sự ban thưởng” và mối quan hệ của họ tới môi trường, bao gồm từng cá thể, được xác định và dàn xếp trong phạm vi của một hệ thống có cấu trúc văn hoá và có chung các biểu tượng”. Định nghĩa này tìm cách xác định một hệ thống xã hội trong phạm vi các khái niệm chủ yếu trong tác phẩm của Parsons – tác nhân hành động, sự tương tác, môi trường, tính lạc quan của sự ban thưởng và văn hóa. Mặc dù ông coi hệ thống xã hội như là một hệ thống tương tác, nhưng ông không coi tương tác là đơn vị cơ bản trong nghiên cứu hệ thống xã hội của ông. Ông dung phức hợp địa vị - vai trò như là đơn vị cơ bản của hệ thống, đây là thành tố mang tính caaus trúc của hệ thống xã hội. địa vị chỉ một vị trí cấu trúc trong lòng hệ thống xã hội, và vai trò mà cái tác nhân hành động thực hiện ở một vị trí như thế. Trong phân tích về hệ thống xã hội, Parsons cơ bản chú ý tới các thành tố cấu trúc của nó. Ngoài mối quan tâm đến địa vị - vai trò, Parsons chú ý tới các thành tố vĩ mô của các hệ thống xã hội như các tập thể, các tiêu chí và các giá trị. Parsons kiên quyết gạt bỏ đi một số điều kiện tiên quyết về chức năng của hệ thống xã hội. thứ nhất, các hệ thống xã hội phải được cơ cấu để cho chúng có thể vận hành tương thích với các hệ thống khác. Thứ hai, để tồn tại, hệ thống xã hội pjair có sự hỗ trợ cần thiết từ các hệ thống khác. Thứ ba hệ thống phải gặp gỡ một tỉ lệ quan trọng các nhu cầu của tác nhân hành động của nó. Thứ tư hệ thống phải khơi gợi được sự tham gia tương xứng từ các thành viên của nó. Thứ năm nó phải có ít nhất một sự kiểm soát tối thiểu đối với hành vi phá hủy chủ yếu. thứ sáu nếu xung đột trở nên mang tính phán hủy thật sự, nó phải được kiểm soát. Cuối cùng một hệ thống xẫ hội đòi hỏi một ngôn ngữ để tồn tại. Trong thảo luận về hệ thống xã hội, ông không hoàn toàn bỏ qua vấn đề mối tương quan giữa các tác nhân hành động và các cấu trúc xã hội. ông gọi sự hòa hợp các khuôn mẫu giá trị và các xu hướng nhu cầu là “định lý động lực cơ bản của xã hội học”. mối quan tâm trung tâm của ông với hệ thống xã hội mang tính chủ chốt trong sự hòa hợp này là các quán trình chủ quan hóa và xã hội hóa. Parsons viết: “sự kết hợp các khuôn mẫu định hướng giá trị đạt được(bởi tác nhân hành động trong sự xã hội hóa) phải ở một mức độ vô cùng quan trọng là một chức năng của vai trò cấu trúc cơ bản và là các giá trị hàng đầu của hệ thống xã hội”. Xã hội hóa và kiểm soát xã hội là các cơ cấu chủ yếu cho phép hệ thống xã hội duy trì sự cân bằng của nó. Trật tự xã hội được xây dựng nên trong hệ thống xã hội của Parsons: “không cần đến kế hoạch tự chủ của bất kỳ ai, kiểu hệ thống xã hội của chúng tôi đã được phát triển, và tương ứng với những hệ thống khác, các cơ cấu trong vòng giới hạn có khả năng dự báo và tái lập các xu hướng lệch lạc nằm khuất sâu để đi vào vòng chu kỳ khắc nghiệt đã đặt nó ra ngoài sự kiểm soát của sự chấp nhận – không chấp nhận bình thường và các khen thưởng – trừng phạt”. Là một nhà cấu trúc – chức năng, Parsons phân biệt trong bốn cấu trúc, hoặc tiểu hệ thống, trong xã hội, trong phạm vi các chức năng chúng thực hiện. Kinh tế là tiểu hệ thống thực hiện chức năng đối với xã hội về việc thích nghi với môi trường thong qua lao động, sự sản xuất và phân phối. qua các công việc này, nền kinh tế thích nghi với môi trường, với các như cầu của xã hội, và nó giúp xã hội thích nghi với các thực tại ngoại vi này. Chính trị thực hiện chức năng đạt được mục tiêu bằng cách theo đuổi các đối tượng thuộc về xã hội, các tác nhân hành động và các nguồn tài nguyên để đạt mục đích đó. Hệ thống ủy thác thực hiện chức năng tiềm tang bằng cách chuyển giao văn hóa cho các tác nhân hành động và cho phép họ chủ quan hóa nó. Cuối cùng chức năng hòa hợp được thực hiện bởi các thể chế cộng đồng liên kết các thành tố khác nhau của xã hội. Hệ thống văn hoá: T.Parsons xem văn hoá là lực lượng chính, liên kết các nhân tố khác nhau trong toàn xã hội. Văn hoá có khả năng đặc biệt để trở thành một thành tố của các hệ thống khác. Do vậy, trong hệ thống xã hội, văn hoá được bao hàm trong các tiêu chí và giá trị xã hội. Parsons xác định hệ thống văn hóa như đã làm với các hệ thống khác của ông, trong phạm vi các tương quan của nó đối với các hệ thống hành động khác. Do vậy văn hoá được xem là một hệ thống định hình, có trật tự về các biểu tượng là các đối tượng của sự định hướng đối với các tác nhân hành động, các khía cạnh chư quan hóa của hệ thống cá tính, và các khuôn mẫu được thể chế hóa trong hệ thống xã hội. vì nó có tính biểu tượng va chủ quan hóa cao, văn hóa dễ dàng được chuyển giao từ một hệ thống này sang một hệ thống khác. Văn hóa có thể dễ dàng chuyển giao từ hệ thống xã hội này sang hệ thống xã hội khác thông qua sự truyền bá, và từ hệ thống cá tính này sang hệ thống cá tính khác thông qua sự học hỏi và xã hội hóa. Hệ thống nhân cách: được kiểm soát không chỉ bởi hệ thống văn hoá mà cả hệ thống xã hội. Nhân cách được định nghĩa, là hệ thống có tổ chức, định hướng động cơ hành động của cá thể. Thành tố cơ bản của nhân cách là: xu hướng _ nhu cầu. Ông xác định các xu hướng - nhu cầu là các “đơn vị quan trọng nhất của động cơ hành động”. Các xu hướng _ nhu cầu được định hình bởi hệ thống xã hội và được xác định là “những xu hướng tương tự khi chúng không phải là bẩm sinh mà có được thông qua tiến trình của tự thân hành động”. Parsons phân biệt ba kiểu xu hướng nhu cầu cơ bản. Kiểu thứ nhất thúc đẩy các cá thể tìm kiếm tình yêu, sự chấp nhận… từ các quan hệ xã hội của họ. Kiểu thứ hai bao gồm các giá trị đã chủ quan hóa, dẫn dắt các cá thể nhìn nhận các chuẩn mực văn hóa khác nhau. Cuối cùng là các kỳ vọng về vai trò, dẫn các cá thể tới chỗ cho hoặc nhận các phản ứng tương tự. Sự biến đổi và quan điểm động lực trong lý thuyết của Parsons: Lý thuyết tiến hóa: những công cụ khái niệm như bốn hệ thống hành động và các nhu cầu chức năng trong tác phẩm của T.Parsons dẫn tới một cáo buộc rằng, ông đã đưa ra một lý thuyết cấu trúc không có khả năng giải quyết sự biến đổi xã hội. Trong những năm 1960, ông thực hiện một chuyển biến chủ yếu trong tác phẩm của mình sang hướng nghiên cứu sự biến đổi xã hội, đặc biệt là nghiên cứu về tiến hóa xã hội. Ông đã phát triển cái mà ông gọi là “một mô hình của sự biến đôi tiến hóa”. Thành tố đầu tiên của mô hình này là tiến trình của sự khác biệt. Parsons giả thiết rằng, bất kỳ một xã hội nào cũng chứa đựng một chuỗi các tiểu hệ thống khác nhau về tầm quan trọng của cả cấu trúc cũng như chức năng đối với xã hội lớn. khía cạnh chủ yếu của mô hình tiến hóa của Parsons là ý tưởng về sự nâng cấp tính thích nghi. Ông diễn tả quả trình này: “nếu sự phân biệt mang lại một hệ thống tiến hóa, cân bằng hơn, mỗi tiểu cấu trúc tách biệt mới…phải tăng khả năng thích ứng để thực hiện chức năng cơ bản của nó. Khi đem so với việc thực hiện chức năng này ở cấu túc phổ biến hơn trước đó…chúng ta có thể gọi quá tình này là khía cạnh nâng cao tính thích nghi của chu kỳ biến đổi tiến hóa”. Đây là một kiểu mẫu mang tính thực chứng cao độ của biến đổi xã hội. nó giả thiết rằng, khi xã hội tiến hóa, nhìn chung nó có khả năng tốt hơn để đối đầu với các vấn đề của nó. Parsons lý luận rằng, tiến trình khác biệt dẫn tới một tập hợp vấn đề mới về sự hòa hợp xã hội. khi các tiểu hệ thống sinh sôi nảy nở, xã hội đương đầu với các vấn đề mới gắn liền với sự vận hành của các đơn vị này. Hệ thống giá trị của tổng thể phải được biến đổi khi các cấu trúc và chức năng trở nên khác biệt hơn.. một xã hội mang tính phân biệt cao hơn đòi hởi một hệ thống giá trị “ẩn náu ở một cấp độ phổ quát cao hơn để chính thống hóa các mục tiêu và chức năng đa dạng của những tiểu đơn vị của nó”. Dù Parsons cho tiến hóa xảy ra theo từng giai đoạn, ông đã cẩn thận tránh khỏi một lý thuyết tiến hóa một chiều “chúng ta không xem các tiến hóa xã hội là một tiến tình tiếp diễn hoặc một tiến trình tuyến tính giản đơn, nhưng chúng ta không thể giữa các cấp độ tiến bộ rộng lớn mà không xem xét sự khác biệt đáng kể để tìm thấy ở mỗi tiến trình. Ông phân biệt ba giai đoạn tiến hóa lớn, nguyên thủy, trung cổ và hiện đại. Phát triển chính yếu trong chuyển biến từ trung cổ sang hiện đại là “các luật lệ được thể chế hóa các quy phạm mệnh lệnh”, hoặc luật pháp. Điểm đặc biệt đáng ghi nhận là Parsons đã chuyển sang thuyết tiến hóa ít nhất là một phần. tuy nhiên phân tích tiến hóa của ông không nằm trong phạm vi quá trình mà nó là nỗ lực “sắp xếp trật tự các cấu trúc và liên kết chúng theo chuỗi liên tục”. Đây là phép phân tích cấu trúc so sánh chứ không thực sự là một nghiên cứu về các quá trình biến đổi xã hội. Vật trung gian phổ quát của sự trao đổi: Parsons dẫn dắt một số thuyết động lực và tính di động vào lý thuyết của ông thông qua các ý tưởng của ông về vật trung gian phổ quát của sự hòa hợp trong và giữa các hệ thống bốn hành động. Ông tập trung vào sự trung gian trao đổi mang tính biểu tượng, ngoài ra, các vật trung gian phổ quát có sự trao đổi khác – quyền lực chính trị, sự ảnh hưởng và các ủy thác giá trị có tính biểu tượng cao hơn. Vật hòa hợp trung gian mang tính biểu tượng có khả năng, như tiền chẳng hạn, được sáng tạo và lưu thông trong xã hội lớn. như vậy trong phạm vi hệ thống xã hội, các vật trung gian trao đổi mang tính biểu tượng tong hệ thống chính tị có thể sáng tạo ra quyền lực chính trị, và có thể mở rộng quyền lực, gây ảnh hưởng lên hệ thống xã hội. vật trung gian phổ quát đã lưu động giữa các hệ thống bốn hành động và trong phạm vi các cấu trúc của mỗi hệ thống trong đó. Chính sự tồn tại và vận động của chúng đã cung cấp thuyết động lực cho phép phân tích cấu trúc lớn của Parsons. 2.2. Lý thuyết cấu trúc _ chức năng của Robert Merton Robert Merton là học trò của T.Parsons và đã có những phát triển quan trọng về lý thuyết cấu trúc _ chức năng trong xã hội học. R.Merton phê phán một số khía cạnh cực đoan của lý thuyết cấu trúc _ chức năng. Nhưng quan trọng là ông đã phát triển và làm cho lý thuyết cấu trức _ chức năng tiếp tục hữu dụng. Dù cả R.Merton và T.Parsons đều gắn bó với lý thuyết cấu trúc chức năng, song có những khác biệt quan trọng giữa hai người. một mặt, trong khi Parsons ủng hộ sự sáng tạo các lý thuyết lớn, bao trùm thì Merton ủng hộ các lý thuyết giới hạn, trung dung hơn. Mặt khác, Merton tán thành lý thuyết Marx hơn Parsons. Mô hình cấu trúc _chức năng của Robert Merton: R.Merton phê phán cái mà ông coi là ba định đề cơ bản của phép phân tích chức năng như đã được phát triển bởi các nhà nhân laoih học như Malinowski và Radcliffe Brown. Đầu tiên là định đề về tính đơn nhất của chức năng xã hội. Định đề này xác nhận rằng, mọi niềm tin, thực hành xã hội và văn hóa đã chuẩn mực hóa có tính chức năng đối với tổng thể xã hội cũng như đối với các cá thể trong xã hội. Quan điểm này hàm ý rằng các bộ phận khác nhau của hệ thống xã hội phải biểu lộ một sự hòa hợp cao độ. Tuy nhiên, Merton baaor lưu ý kiến rằng dù là nó có thể đúng với các xã hội nhỏ, nguyên thủy, nhưng sặ khái quát hóa không thể mở rộng ra ở các xã hội lớn, phức tạp hơn. Định đề thứ hai là chức năng phổ quát luận. Nghĩa là, nó lý luận rằng mọi hình thái và cấu trúc xã hội và văn hóa đã được chuẩn mực hóa có các chức năng tích cực. Merton lý luận rằng, các mâu thuẫn này chính là cái ,mà chúng ta tìm thấy trong xã hội thực tại. hiển nhiên là không phải mọi cấu trúc, phong tục, tư tưởng, niềm tin…đều có chức năng tích cực. Thứ ba là định dề về tính tất yếu. Lý luận ở đây là mọi khía cạnh đã được chuẩn mực hóa của xã hội không chỉ phải mang những chức năng tích cực mà còn tiêu biểu cho các bộ phận không thể thiếu được của hoạt động tổng thể. Định đề này đưa tới ý tưởng rằng, tất cả mọi cấu trúc_ chức năng đều có tính cần yếu về mặt chức năng đối với xã hội. Không có các cấu trúc và chức năng nào khác có thể hoạt động tốt như các cái đang có hiện nay trong xã hội. Sự phê phán của Merton, theo Parsons là chúng ta ít nhất phải sẵn sàng thừa nhận rằng có những thay đổi đa dạng về cấu trúc và chức năng đã được tìm thấy trong xã hội.Lập trường của Merton là mọi định đề chức năng trên, dựa vào các giả đoán phi thực nghiệm trên cơ sở các hệ thống lý thuyết trừu tượng. Ở mức tối thiểu trách nhiệm của nhà xã hội học là phải kiểm chứng từng định đề đó bằng thực nghiệm. niềm tin của Merton rằng các kiểm chứng thực nghiệm chứ không phải các giả định lý thuyết, là điều cốt yếu đối với phân tích chức năng đã dẫn ông tới việc phát triển mô hình” của mình về phân tích chức năng như là một dẫn đạo tới sụ hòa hợp giữa lý thuyết và khảo sát. Merton làm rõ từ đầu rằng phép phân tích chức năng_cấu trúc tập trung vào các nhóm, các tổ chức xã hội và các nền văn hóa. Ông phát biểu rằng , bất kỳ một đối tượng nào có thể áp dụng phép phân tích chức năng phải thể hiện một hạng mục đã chuẩn mực hóa”. Ông chứa trong đầu những điều như: các vai trò xã hội,các khuôn mẫu thể chế, các quá trình xã hội, các khuôn mẫu văn hóa, sự tổ chức nhóm, cấu trúc xã hội, các công cụ kiểm soát xã hội. Các nhà chức năng_cấu trúc thời kỳ đầu có xu hướng hầu như hoàn toàn tập trung vào các chức năng của một cấu trúc xã hội hoặc thể chế xã hội. tiêu điểm của nhà chức năng_cấu trúc phải là các chức năng xã hội hơn là các động cơ cá thể. Các chức năng theo Merton, được xác định như là “ những hệ quả quan sát được, được tạo ra cho thích nghi và điều chỉnh của một hệ thống xét đến”. Tuy nhiên, có một xu hướng rõ ràng mang tính duy tâm khi người ta chỉ tập trung vào sự thích nghi hoặc sự điều chỉnh, vì chúng luôn luôn là các hệ quả tích cực. Điều quan trọng cần nchú ý là, một sự kiện xã hội có thể có những hệ quả tiêu cực đối với một sự kiện xã hội khác. để chỉnh lại sự bỏ sót nguy hiểm này ở lý thuyết chức năng_cấu trúc thời kỳ đầu, Merton phát triển một ý tưởng gọi là một phản chức năng. Ngay khi các cấu trúc hay thể chế có thể đóng góp cho sự duy trì các bộ phận khác của hệ thống xã hội, chúng cũng có thể gây ra các hệ quả tiêu cực đối với chúng. Merton cũng thừa nhậný tưởng về các phi chức năng, mà ông xác định như là các hệ quả đơn giản là không có tính thích ứng với hệ thống được xem xét. Bao gồm ở đây có thể là các hình thái xã hội, là những “cái còn sót lại” từ những thời kỳ lịch sử sơ khai. Dù chúng có thể có những hệ quả tích cực hay tiêu cực trong quá khứ, chúng không còn ảnh hưởng quan trọng gì tới xã hội đương đại. để giúp trả lời cho câu hỏi rằng các chức năng tích cực có nhiều tác dụng hơn các phản chức năng không, hoặc là ngược lại, Merton phát triển khái niệm sự cân bằng mạng lưới. tuy nhiên chúng ta bao giờ có thể đơn giản cộng lại các chức năng tích cực và các phản chức năng và quyết định một cách chủ quan cái này có tác dụng hơn cái kia, vì các vấn đề rất phức tạp và tùy thuộc rất lớn vào sự phán xét chủ quan đén nỗi chúng không thể tính toán và đo lường được một cách dễ dàng. Đối phó với các vấn đề như thế, Merton bổ sung ý tương rằng phải có các cấp độ phân tích chức năng. Nhà chức năng học nói chung tự hạn chế họ ở phân tích xã hội theo nghĩa tổng thể, nhưng Merton làm rõ rằng phân tích cũng có thể thực hiện đối với một tổ chức, thể chế hoặc một nhóm. Merton cũng giới thiệu các khái niệm về các chức năng biểu hiện và tiềm ẩn. Hai thuật ngữ này cũng là các bổ sung quan trọng cho phép phân tích chức năng. Nói một cách đơn giản, các chức năng biểu hiện là các chức năng được dự tính, còn các chức năng tiềm ẩn là các chức năng không được dự tính. Ý kiến này có quan hệ tới một số khái niệm khác của Merton – các hệ quả ngoài dự kiến. các hành động vừa có các hệ quả theo dự tính và không theo dự tính. Dù mọi người đều nhận thức về hệ quả có dự tính, phân tích xã hội học đòi hỏi phải vén mở ra các hệ quả ngoài dự kiến; thực tế đối với một số người điều này là một vấn đề rất cơ bản của xã hội học Merton làm rõ rằng các hệ quả ngoài dự kiến này và các chức năng tiềm ẩn không phải là một. một chức năng tiềm ẩn là một dạng cuỉa hệ quả ngoài dự kiến, có tính chức năng đối với hệ thống chỉ định. Nhưng có hai dạng khác của hệ quả ngoài dự kiến: “những hệ quả là phản chức năng đối với một hệ thống chỉ định” và “những hệ quả bất tương thích với hệ thống mà chúng có ảnh hưởng hoặc là một cách chức năng hoặc là một cách phản chức năng…các hệ quả phi chức năng”. Để gạn lọc hơn nữa lý thuyết chức năng, Merton chỉ ra rằng, một cấu trúc có thể phản chức năng đối với tổng thể hệ thống, thế nhưng vẫn có thể tiếp tục tồn tại. một trường hợp điển hình là sự phân biệt đối xử đối với người da đen, phụ nữ và các nhóm thứ yếu khác là phản chức năng đối với xã hội Mỹ, thế nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại, vì nó có chức năng đối với xã hội; ví dụ, sự phân biệt đối xử với phụ nữ hoàn toàn có chức năng đối với nam giới. tuy nhiên các hình thức phân biệt đối xử này không phải là không có một số phản chức năng, ngay cả đối với nhóm mà chúng có chức năng. Đàn ông phải gánh chịu do sự phân biệt đối xử với phụ nữ của họ; tương tự người da trắng bị đả thương là do hành vi phân biệt của họ đối với người da đen. Người ta có thể lý luận rằng các hình thức phân biệt này ảnh hưởng bất lợi đến những người phân biệt bằng cách duy trì một số lớn người sản xuất dưới mức và bằng cách gia tăng khả năng xung đột xã hội. Merton cho là không phải tất cả các cấu trúc đều cần yếu đối với các hoạt động của hệ thống xã hội. Một bộ phận của hệ thống xã hội của chúng ta có thể bị loại bỏ. Điều này giúp cho lý thuyết chức năng khắc phục các xu hướng bảo thủ khác của nó. Do nhận thức rằng một số cấu trúc là cần yếu, lý thuyết chức năng mở ra con đường cho một bién đối xã hội đầy ý nghĩa. Xã hội chúng ta, ví dụ, có thể tiếp tục tồn tại bởi sự loại bỏ các phân biệt dối xử đối với nhóm thứ yếu khác nhau. sự chọn lọc của Merton rất có ích đối với nhiều nhà xã hội học muốn thực hiện những phân tích chức năng cấu trúc. Cấu trúc xã hội và xu hướng vô đạo đức Cống hiến nổi tiếng nhất đối với lý thuyết cấu trúc chức năng và cả môn xã hội học là phân tích của Merton về tương quan giữa văn hóa, cấu trúc và tình trạng vô đạo đức. Merton xác định văn hóa là “tập hợp các giá trị chuẩn mực có tổ chức điều hành hành vi, có tính chung nhất đối với mọi thành viên của một xã hội chỉ định hay một nhóm chỉ định” và cấu trúc xã hội là “tập hợp các quan hệ xã hội có tổ chức, trong đó các thành viên của xã hội hay nhóm có mối liên quan đa dạng”.tình trạng vô đạo đức xảy ra “khi có một sự phân cách sâu sắc giữa các tiêu chí văn hóa, các mục tiêu và các khả năng mang tính cấu trúc xã hội của các thành viên của nhómđể hành động phù hợp với chúng”. Nghĩa là, vì các vị trí của họ trong cấu trúc xã hội, một số người không thể hành động phù hợp vơí các giá trị chuẩn mực. nền văn hóa cần có một số kiểu hành vi mà cấu trúc xã hội ngăn giữ không cho chúng xảy ra. Ví dụ, ở xã hội Mỹ, văn hóa đặt sự nhấn mạnh đến các thành công vật chất. tuy nhiên do vị trí của họ trong cấu trúc xã hội, nhiều nngười bị cản trở không đạt được các thành công như thế. nếu một người sinh ra trong các giai cấp xã hôi _ kinh tế thấp, và kết quả là chỉ có thể đạt đợc , ở mức tốt nhất, một trình độ trung học, khi đó các cơ hội đạt đợc các thành công kinh tế của người này theo cách thức nhìn chung có thể chấp nhận đợc là mỏng manh và không tồn tại. dưới các hoàn cảnh đó (phổ biến trong xã hôi Mỹ đương thời) tình trạng vô đạo đức có thể nói là tồn tại, và kết quả là có một xu hướng hướng tới hành vi lầm lạc. Trong bối cảnh này, sự lầm lạc thường mang hình thức của phương tiện có thể chọn lựa, không thể chấp nhận đợc và đôi khi bất hợp pháp để đạt được thành tựu kinh tế. do vậy, trở thành một người buôn thuốc phiện hoặc một gái điếm để đạt đợc thành tựu kinh tế là một ví dụ cho sự lầm lạc sinh ra bởi sự phân cách giữa các giá trị văn hóa và các phương tiện xã hội- cấu trúc để đạt đợc các giá trị đó. Đây là một cách thức trong đó nhà lý thuyết chức năng tìm cách giải thích tội ác và sự lầm lạc. Dáng chú ý và hàm ẩn trong tác phẩm của Merton về tình trạng vô đạo đức là một thái độ phê phán đối với sự phân tầng xã hội. Như vậy trong khi Davis và Moore có thái độ đồng tình về một xã hội phân tầng, tác phẩm của Merton cho thấy các nhà lý thuyết chức năng- cấu trúc có thể bị phê phán về sự phân tầng xã hội. 3. Các phê phán lý thuyết cấu trúc – chức năng 3.1. Khái quát về các phê phán Không có một lý thuyết riêng lẻ nào trong lịch sử của bộ môn nào lại tập trung được nhiều sự chú ý như lý thuyết cấu trúc – chức năng.Từ cuối những năm 30 đến những năn 1960 nó là lý thuyết xã hội thống trị ở Mỹ. Đến những năm 1960 các các phê phán thậm chí còn nhiều hơn so với những lời ca ngợi.”vậy là, nói một cách ẩn dụ ,lý thuyết chức năng cấu trúc đã thong thả đi nước kiệu ,như một con voi không không lồ, phớt lờ những chiếc vòi đốt của các con muỗi, ngay cả khi đám người tấn công đã chiếm đa số”. Ahamson đã nói như vậy vè hoàn cảnh của lý thuyết chức năng cấu trúc trong giai đoạn này. 3.2. Những phê phán chủ yếu Đầu tiên đó là phê phán lý thuyết cấu trúc chức năng không xử lý lịch sử một cách tương xứng hay nói cách khác là phi lịch sử một cách kế thừa.Tuy nhiên trong thục tế, lý thuyết cấu trúc chức năng được phát triển ít nhất một phần nào ,trong sự phản ứng lại cách tiếp cận hóa lịch sử của một số nhà nhân loại học.Nhiều nhà nhân loại học thời kì đầu được xem là diễn tả các giai đoạn trong sự tiến hóa của một xã hội xét đến hoặc một xã hội nói chung.Thường xuyên hơn ,các mô tả về các giai đoạn sơ khai có tính giả đoán cao.Hơn nữa ,các giai đoạn sau thường không là gì khác ngoài những lý tưởng hóa cái xã hội mà nhà nhân loại học đã sống.Các nhà chức năng cấu trúc thời kì đầu đã tìm cách khắc phục đặc tính giả định và xu hướng vị chủng của các tác phẩm này .Trong những năm đầu ,lý thuyết chức năng cấu trúc đã đi khá xa trong phê phán của nó đối với lý thuyết tiến hóa và đi đến chỗ tập trung hoặc vào các xã hội dương thời hoặc vào các xã hội trừu tượng .Dù các thực hành gia có xu hướng vận dụng nó như thể là nó phi lịch sử ,không có gì trong lý thuyết ngăn cản họ giải quyết các vấn đề lịch sử.Thực tế ,tác phẩm của Parsons về biến đổi xã hội như chúng ta đã thấy phản ánh khả năng của các nhà lý thuyết chức năng cấu trúc trong xử lý biến đổi xã hội nếu họ muốn . Phê phán tiếp theo ,các nhà chức năng cấu trúc cũng bị tấn công vì không giải quyết hiệu quả các quá trình biến đổi xã hội.Trong khi các phê phán trước nói về tính chất dường như bất lực của lý thuyết cấu trúc chức năng.trong xử lý quá khứ ,phê phán này lại quan tâm đến sự bất lực song song của cách tiếp cận để xử lý tiến trình biến đổi xá hội đương thời .Lý thuyết cấu trúc chức năng có vẻ xử lý các cấu trúc tĩnh hơn là các quá trình biến đổi.Percy Cohen xem vấn đề là nằm ở trong lý thuyết chức năng cấu trúc ,trong đó mọi nguyên tố của một xã hội này có thể đóng góp cho biến đổi xã hội như thế nào .Trong khi Cohen xem các vấn đề là có tính kế thừa trong lý thuyết ,thì Turner và Maryanski tin rằng vấn đề nằm ở các thực hành gia chứ không phải nằm ở các nhà lý thuyết. Theo quan điểm của họ ,nhà lý thuyết chức năng cấu trúc thường không nói tới vấn đề biến đổi và ngay cả khi họ làm điều này ,nó nằm trong phạm vi phát triển hơn là tiến hóa.Tuy nhiên ,theo họ ,không có lý do gì các nhà lý thuyết cấu trúc chức năng không xử lý các biến đổi xã hội.Vấn đề có liên quan tới lý thuyết hoặc các nhà lý thuyết này hay không ,thực tế vẫn tồn tại là các đóng góp chủ yếu của các nhà lý thuyết chức năng cấu trúc nằm ở sự nghiên cứu các cấu trúc xã hội ở trạng thái tĩnh chứ không phải ở các trạng thái biến đổi. Một phê phán thường thấy nhất đối với lý thuyết cấu trúc chúc năng là nó không thể xử lý một cách hiệu quả sự xung đột.Sự phê phán này nhiều hình thức khác nhau .Alvin Gouldner lý luận rằng Parsons ,với tư cách là đại diện chính của lý thuyết cấu trúc chức năng ,có xu hướng đề cao quá đáng các tương quan hòa hợp. Irving Louis Horowitz cho rằng có xu hướng coi xung đột như là sự phá hủy cần thiết xãy ra bên ngoài khuôn khổ xã họi.Tổng quát hơn, Abrahmson lý luận rằng ,lý thuyết chức năng cấu trúc đã cường điệu hóa sự liên ứng xã hội ,tính bền vững ,sự hòa hợp và ngược lại ,bỏ qua sự xung đột ,hỗn loạn và biến đổi.Một lần nữa vấn đề là ,đây có phải là sự kế thừa trong lý thuyết hay là sự kế thừa trong cách thức mà các nhà thực hành đã diễn dịch và vận dụng nó .Dù ý kiến của người ta ra sao,rõ ràng là lý thuyết chức năng cấu trúc tương đối ít đề cập đến xung đột xã hội. Các phê phán tổng quát tựu chung lại là lý thuyết chức năng cấu trúc không thể xử lý lịch sử ,sự biến đổi và sự xung đột đã dẫn nhiều người tới chỗ lý luận rằng lý thuyết cấu trúc chúc năng có một xu hướng bảo thủ.Như Gouldner đã nêu một cách sống động trong phê phán của ông đối với lý thuyết chức năng cấu trúc của Parsons: “ Parsons khăng khăng xem ly nước được đỗ đầy một phần là đầy phân nữa hơn là bị vơi đi phân nữa”. Một người xem ly nước là đầy phân nữa sẻ nhấn mạnh đến các khía cạnh tích cực của một hoàn cảnh của một hoàn cảnh ,trong khi một người thấy nó bị vơi phân nữa tập trung vào mặt tiêu cực của nó.Đặt vào phạm vi xã hội ,một nhà lý thuyết chức năng cấu trúc sẻ đề cao các thuận lợi của đời sống về mặt kinh tế trong xã hội của chúng ta hơn là các bất tiện của nó . Có thể đúng là có một xu hướng bảo thủ trong lý thuyết chức năng cấu trúc có thể quy cho không chỉ cái mà nó phớt lờ mà cả cái nó chọn để tập trung vào .Một ví dụ là ,các nhà chức năng cấu trúc có xu hướng tập trung vào văn hóa ,các tiêu chí ,các giá trị .David Lockwood, ví vụ phê phán parsons vi sự ám ảnh của ông đối với trật tự có tính chuẩn mực của xã hội. tổng quát hơn Percy Cohen lí luận rằng các nhà chức năng cấu trúc tập trung vào các nguyên tố chuẩn mực, dù sự tập trung này không có tính kế thừa trong lý thuyết. cái cốt yếu đối với tiêu điểm của lý thuyế chức năng cấu trúc vào các nahn6 tố văn hóa xã hội, cái dẫn đến định hướng bảo thủ của lý thuyết là một nhận thức về các cá thể tác nhân hành động. các nhà lý thuyết chức năng cấu trúc thiếu một nhận thức năng động sáng tạo về các actors. Như goulder nói, để nhấ mạnh sự phê phán của ông đối với lý thuyế chức năng cấu trúc, “con người bị vướng bân trong việc sử dụng các hệ thống xã hội cũng nhiều như trong việc sử dụng chính bản thân họ” Liên quan tới tiêu điểm văn hóa của họ là xu hướng của các nhà chức năng cấu trúc để nhầm lẫn các thể chế hóa được sử dụng bởi các phẩn tinh túy trong xã hội và thực tại xã hội. hệ thống chuẩn mực được diễn dịch như là sự phản ánh của tổng thể xã hội, khi có thể trong thực tế tốt hơn nên xem nó như một hệ thống duy tâm được truyền bá bởi, và tồn tại vì các thành viên tinh túy của xã hội. horowitz phát biểu lập trường sau an toàn rất khoát:”lý thuyế liên ứng có xu hướng trở thành một đại diện siêu hình của ma trân duy tâm thóng trị” Các phê phán này chỉ vào hai hướng cơ bản. dầu tiên dường như rõ ràng là lý thuyế chức năng có một tiêu điểm khá hẹp để ngăn cản nó nói tới một số vấn đề và khía cạnh quan trọng của thế giới xã hội. thứ hai, tiêu điểm của nó có xu hướng tạo cho nó có một hương vị khá bảo thủ trong thực tiễn quá khứ và ở một mức độ tới nay, lý thuyết chức năng – cấu trúc đã vận hành trong sự hỗ trợ của hiện trạng và các tinh túy thống trị. 4. Hướng phát triển mới của lý thuyết cấu trúc – chức năng Dưới tác động của các phê phán, thuyết chức năng – cấu trúc bị loại bỏ ý nghĩa quan trọng từ giữa những năm 1960 cho đến nay. Tuy nhiên khoảng giữa những năm 1980, có một nỗ lực tìm cách khôi phục lại lý thuyết dưới cái tên “thuyết tân chức năng”. Thuật ngữ thuyết tân chức năng được dùng để chỉ sự tiếp diễn của thuyết chức năng – cấu trúc nhưng cũng chứng tỏ rằng đã có một nỗ lực nhằm mở rộng thuyết chức năng cấu trúc và khắc phục các hạn chế chủ yếu của nó. Jeffrey Alexander và Paul Colomy định nghĩa thuyết tân chức năng là “một dòng tự phê phán của lý thuyết chức năng tìm cách mở rộng phạm vi tri thức của thuyết chức năng trong khi vẫn duy trì cốt lõi lý thuyết của nó”. Như vậy, hầu như rõ ràng là Alexander và Colomy xem thuyết chức năng – cấu trúc là quá hẹp và mục tiêu của họ là sáng tạo ra một lý thuyết tổng hợp hơn, mà họ gán cho cái tên là “thuyết tân chức năng”. Cần chú ý rằng, trong khi thuyết chức năng – cấu trúc nói chung và thuyết Parsons nói riêng, đã trở nên cực đoan, có một cốt lõi tổng hợp mạnh mẽ từ những khởi đầu của nó. Một mặt, thông qua cuộc đời tri thức của ông, Parsons đã tìm cách hòa hợp một loạt các đầu vào đa dạng. mặt khác, ông quan tâm đến mối tương quan cuả các lĩnh vực chủ yếu của thế giới xã hội, đáng chú ý nhất là các hệ thống văn hóa, xã hội và cá tính. Tuy nhiên, cuối cùng, Parsons đi theo một định hướng chức năng – cấu trúc hẹp hòi và đi đến chỗ xem hệ thống văn hóa là yếu tố quyết định các hệ thống khác. Do vậy, Parsons đã từ bỏ định hướng tổng hợp của ông, và thuyết tân chức năng có thể được xem là một nỗ lực nhằm lấy lại định hướng đó. Alexander đã liệt kê các vấn đề gắn liền với thuyết chức năng – cấu trúc mà thuyết tân chức năng cần khắc phục,, bao gồm, “sự chống lại chủ nghĩa ca nhân”, “sự độc lập với biến đổi” “chủ nghĩa bảo thủ”, “chủ nghĩa duy tâm”, và một “xu hướng chống lại thực nghiệm”. các nỗ lực được thực hiện để khắc phục các vấn đề này một cách có kế hoạch và ở các cấp độ lý thuyết cụ thể hơn, ví dụ, cố gắng của Colomy để cải tạo lý thuyết phân biệt. dù với mối nhiệt tâm của ông với thuyết tân chức năng, giữa những năm 1980, Alexander buộc phải kết luận rằng: “thuyết tân chức năng là một khuynh hướng hơn là một lý thuyết được phát triển”. chỉ 5 năm sau khi Alexander thú nhận sự yếu kém của thuyết tân chức năng, Colomy tìm cách cổ súy cho quan điểm lý thuyết chung của thuyết này và lý luận rằng nó đã có một bước tiến đáng kể: Trong 5 năm kế tiếp, khuynh hướng đó đã kết tinh thành một phong trào tự ý thức về tri thức. nó sản sinh nhiều thuận lợi quan trọng ở cấp độ lý thuyết chung và đóng một vai trò dẫn đạo trong việc thúc đẩy siêu lý thuyết xã hội học theo một chiều hướng tổng hợp… thuyết tân chức năng đang đưa ra các lưu ý nhiều hứa hẹn của nó. Ngày nay thuyết tân chức năng còn hơn là một sự hứa hẹn; nó đã trở thành một lĩnh vực trình bày lý thuyết và sự điều tra thực nghiệm đang lớn dần và căng thẳng. Trong khi không có câu hỏi nào rằng, thuyết tân chức năng đã tạo ra những bước tiến dài hay không, người ta nghi ngờ rằng nó có hoàn toàn có lợi như Colomy đã muốn chúng ta tin tưởng như thế hay không. Dù thuyết tân chức năng có thể không phải là một lý thuyết phát triển, Alexander đã vạch ra một số định hướng cơ bản của nó. Đầu tiên, thuyết tân chức năng vận hành với một kiểu mẫu xã hội mô tả, xã hội như là được tổng hợp từ các nguyên tố mà trong mối tương tác với nhau tạo thành một khuôn mẫu. khuôn mẫu này cho phép hệ thống có thể phân biệt được với môi trường của nó. Các bộ phận của hệ thống “được kết npoois cộng sinh” và các tương tác của chúng không bị quyết định bởi một lực lượng bên trên nào cả. như vậy, thuyết tân chức năng phản đối bất kỳ một thuyết quyết định luận đơn nguyên nhân nào và có tính đa nguyên không giới hạn. Thứ hai, Alexander lý luận rằng thuyết tân chức năng dành một quan tâm tương đương đối với hành động và trật tự. do vậy nó tránh được xu hướng của thuyết chức năng – cấu trúc hầu như chỉ tập trung vào các nguồn trật tự ở cấp độ vĩ mô trong cấu trúc xã hội và văn hóa, và có nhiều quan tâm đến các khuôn mẫu hành động ở cấp độ vi mô hơn. Thuyết tân chức năng cũng ủng hộ một nhận thúc rộng rãi về hành động, không chỉ bao gồm các hành động lý trí mà cả các hành động tình cảm. Thứ ba, thuyết tân chức năng phục hồi mối quan tâm của thuyết chức năng – cấu trúc vào sự hòa hợp, không phải là một thực tế đã hoàn thành mà là một khả năng xã hội. nó nhận ra rằng, sự lệch lạc và sự kiểm soát xã hội là các thực thể trong các hệ thống xã hội. có sự quan tâm tới tính cân bằng trong thuyết tân chức năng nhưng nó rộng hơn sự bao hàm của thuyết chức năng – cấu trúc, bao gồm cả các cân bằng động, cân bằng tĩnh. Có một sự miễn cưỡng trong việc xem các hệ thống xã hội như được định tính bởi tính cân bằng tĩnh. Tính cân bằng, được xác định một cách rộng rãi, như là một điểm quy chiếu cho phân tích chức năng chứ không phải miêu tả cuộc sống của các cá nhân trong các hệ thống xã hội thực sự. Thứ tư, thuyết tân chức năng chấp nhận sự nhấn mạnh của thuyết Parsons truyền thống về cá tính, văn hóa và hệ thống xã hội. ngoài việc là sự sống còn đối với hệ thống xã hội, sự thâm nhập của các hệ thống này cũng tạo ra sự căng thẳng là một nguồn hiện hữu của cả sự biến đổi và sự kiểm soát. Thứ năm, thuyết tân chức năng tập trung vào biến đổi xã hội trong các quá trình phân biệt trong phạm vi các hệ thống xã hội, văn hóa và cá tính. Như vậy sự biến đổi không sản sinh ra sự tuân thủ và sự hòa hợp mà là “ các căng thẳng của sự cá tính hóa và thể chế hóa”. Cuối cùng , Alexander lý luận rằng , thuyết tân chức năng “hàm ý trách nhiệm đối với sự độc lập của khái niệm hóa và lý thuyết hóa từ các cấp độ khác nhau của phân tích xã hội học. Trong khi Alexander cố gắng phác họa thuyết tân chức năng trong phạm vi chung, mang tính chương trình, Colomy xử lý một cách cụ thể hơn với một lý thuyết chức năng – cấu trúc cải biên về sự biến đổi. ông lý luận rằng, thuyết chức năng – cấu trúc về sự biến đổi xuất phát từ lý thuyết Parsons có ba yếu kém cơ bản. trước hết nó mang tính chất trừu tượng cao độ và thiếu các đặc điểm cụ thể về thực nghiệm và lịch sử. thứ hai, nó không dành đủ quan tâm tới các nhóm và các tiến trình xã hội cụ thể hoặc tới quyền lực và xung đột. thứ ba, nó quá đề cao sự hòa hợp sản sinh bởi biến đổi xã hội. Kết quả của các phê phán này là lý thuyết chức năng – cấu trúc về sự biến đổi đã chỉnh sửa nhiều lần. đầu tiên, khuynh hướng nguyên thủy chủ đạo đã được bổ sung với một phân tích về các lệch lạc có tính khuôn mẫu từ xu hướng đó. Thứ hai, các nhà cải biên này đã đẩy lý thuyết khác biệt tới một quan tâm hơn đối với việc các nhóm cụ thể có ảnh hưởng tới sự biến đổi ra sao, cũng như sự biến đổi có ảnh hưởng ra sao bởi các yếu tố như xung đột, quyền lực và ngẫu nhiên. Các nhóm cụ thể khác nhau được nhận dạng là những kẻ chủ mưu của biến đổi theo chiều hướng phân biệt lớn hơn, khi có những nhóm đứng ở vị trí đối lập lại biến đổi đó. Quan điểm của nhà cải biên dẫn tới một tiêu điểm vào xung đột giữa các nhóm xuyên qua tiến trình khác biệt và các hình thức mà một giải pháp cho xung đột đó có thể khoác lấy. chi tiết lớn về lịch sử và thực nghiệm được đưa ra trong các nghiên cứu này là các nhóm cạnh tranh liên quan đến quá trình khác biệt. tác phẩm cũng từ bỏ một đề cao vào sự hòa hợp để hướng tới “một quan tâm được duy trì liên tục về các mâu thuẫn chủ yếu và các mối căng thẳng gắn liền với sự phân biệt giữa và trong các hệ thống văn hóa, xã hội, cá nhân” (Parsons). Các nỗ lực này theo quan điểm của Colomy, dẫn tới một nền tảng giải thích dễ hiểu hơn đối với việc phân tích sự khác biệt. thứ ba, lý thuyết khác biệt trước đó tập trung vào tính hiệu quả và tính phục hồi như là các ảnh hưởng chủ yếu của quá trình khác biệt, nhưng các tác phẩm gấn đây hơn đã vạch ra một dãy rộng hơn nhiều các hệ quả có thể có. Có thể lý luận rằng, dù lý thuyết khác biệt đã được mở rộng, song nó cũng đã mất đi tính riêng biệt của nó với tiêu điểm mới tìm thấy tập trung vào xung đột và cạnh tranh của nó. Alexander đang làm sáng tỏ rằng ông đã đi ra khỏi định hướng tân chức năng. Sự chuyển hướng tư duy này rất hiển nhiên trong cái tên của một tác phẩm sắp được công bố bay mai, thuyết tân chức năng và sau đó. Alexander lý luận trong tác phẩm đó rằng, một trong các mục tiêu chính của ông là việc thiết lập tính chính thống và tầm quan trọng của lý thuyết Parsons tới mức độ mà thuyết tân chức năng đã thành công trong nỗ lực này. Thuyết tân chức năng đã trở nên quá hạn chế đối với Alexander, và giờ đây ông xem nó cũng như các tác phẩm của ông, là một phần của cái ông từng gọi là “phong trào lý thuyết mới”. Đáng lưu ý là Alexander ngày càng quan tâm đến vấn đề “xã hội dân sự” dù vấn đề này không rơi vào hạn chế của thuyết tân chức năng. Mối quan tâm của Alexander tự nó có ý nghĩa quan trọng, cũng như đối với thực tế là vấn đề này đang trở nên được quan tâm trong xã hội học nói chung. Dù chỉ trong những giai đoạn đầu tiên, tư duy của Alexander về xã hội dân sự đã thể hiện một tiêu điểm chủ yếu nằm ngoài tân chức năng. Trong khi vừa rút ra từ các truyền thống của chức năng – cấu trúc và tân chức năng, Alexander vừa đi tới một nền tảng lý thuyết mới với tác phẩm của ông về xã hội dân sự. dù số phận của tác phẩm ra sao, song sự chuyển hướng cũng đưa người ta đến chỗ đặt dấu hỏi về tương lai của thuyết tân chức năng. Mọi sự vật vận động một cách nhanh chóng trong xã hội học đương thời và có thể có cái là một phong trào mới sâu sắc chỉ mười năm trước đây ngày nay đã trở nên một bộ phận của lịch sử cận đại của chúng ta. 5. Ứng dụng của lý thuyết cấu trúc chức năng Có thể nói không có lý thuyết xã hội học nào lại được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu như lý thuyết cấu trúc chức năng. Mọi vấn đề trong đời sống xã hội đều là một câu trúc nhất định do đó đều đóng một vai trò khác nhau trong xã hội. Từ cách ứng dụng vào nghiên cứu vĩ mô cho đến nghiên cứu vi mô thì lý thuyết cấu trúc chức năng luôn luôn phát huy được vai trò quan trọng của nó. Ở tầm vĩ mô lý thuyết cấu trúc chức năng ứng dụng trong nghiên cứu - Các thiết chế xã hội . Thiết chế xã hội là những mô hình, quy tắc ứng xử chung, có tác động hỗ tương được thiết lập nhằm thỏa mãn những nhu cầu của xã hội. Các thiết chế có các đặc trưng cơ bản Các thiết chế là hệ thống hoặc tiểu hệ thống trong một xã hội bao gồm những truyền thống tương đối ổn định , những tổ chức xã hội, các mối quan hệ xã hội, và những quy tắc được phát triển nhằm giải quyết những vấn đề mà xã hội phải đối phó. Các thiết chế đều là bộ phận của một thể thống nhất, do đó sự thay đỏi của thiết chế này kéo theo sự thay đổi của các thiết chế khác. Các thiết chế được hình dung như các cấu trúc xã hội .Các thiết chế xã hội bao gồm tôn giáo, chính trị, gia đình, kinh tế và gia đình, các thiết chế này là những cấu trúc ổn định có trong mọi xã hội tiến bộ. Trong mỗi thời kì xã hội khác nhau, mỗi giai đoạn khác nhau thì những cấu trúc ấy có sự biến đổi phù hợp vói sự phát triển chung , khi có sự thay dổi cảu thiết chế này thì kéo theo sự thay đổi của các thiết chế khác. Vi dụ khi chính trị thay dổi thì những thiết chế khác cung thay đổi làm sao cho phù hợp với sự phát triển chung. Trong vấn đề này mối liên hệ của các thiết chế chính là đối tượng áp dụng của lý thuyết cấu trúc chức năng. Mỗi thiết chế trong cấu trúc thiết chế xã hội chung đều đảm nhận một chức năng nhất định Thiết chế gia đình đảm bảo một số chức năng như : điều chỉnh hành vi giới tính, duy trì sự tái sinh sản ,xã hội hóa trẻ em, là một đơn vị tiêu dùng…. Tôn giáo có chức năng giúp con người tìm kiếm niềm tin, đạo đức , giải thích về môi trường tự nhiên và xã hội cũng như con người, thúc đẫy sự hòa đồng cũng như cố kết con người. Thiết chế giáo dục có chức năng chuẩn bị về nghề nghiệp , truyền bá văn hóa và di sản văn hóa qua các thế hệ, giúp các cá nhân hiểu được các giá trị văn hóa. Thiết chế kinh tế : sản xuất và phân phối hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ xã hội cũng như tiêu dùng sản phẩm và sử dụng dịch vụ. Nhà nước : thiết chế hóa hiến pháp , bộ luật hóa các quy định , giải quyết các xung đột. Các thiết chế xã hội cấu thành một cấu trúc xã hội mỗi thiết chế đảm bảo một chức năng khác nhau trong hệ thống chung đó để đảm bảo xã hội phát triển. Ở tầm vi mô lý thuyết cấu trúc chức năng ứng dụng vào nghiên cứu mọi vấn đề của xã hội Như đã nói xã hội là một thể thống nhất, trong xã hội diễn ra mọi hoạt động, trong xã hội luôn luôn có sự vận động biến đổi, sự biến đổi của một yếu tố nào đó trong xã hội sẻ thay đổi các yếu tố khác dù nhỏ hay lớn , sớm hay muộn. Có thể thấy được ứng dụng của nó trong một số hoạt động, lĩnh vực cụ thể. Như trong lĩnh vực thể thao, thể thao là một phần của cấu trúc giải trí xã hội. thể thao đảm bảo các chức năng hiên như : là hình thức giải trí, góp phần rèn luyện thân thể của con người ….Và nó có các chức năng ẩn là giúp cho xã hôi lại gần với nhau hơn, những sự kiên thể thao lớn thường thu hút đông đảo mọi người tham gia ở đó con nguoif đoàn kết lại với nhau , đồng thời là nơi để biểu hiện những nét văn hóa của dân tộc của những người tham dư, một chức năng ẩn cảu thể thao nữa đó là thể thao tạo ra hàng ngàn việc lam mỗi năm ví dụ như trong lĩnh vực truyền thông…. Trong nghiên cứu về lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe lý thuyết cấu trúc chức năng cũng mang tính ứng dụng cao. Y tế, chăm sóc sức khỏe là một phần của xã hội, khi nghiên cứu nó phải đặt trong mối liên hệ với thu nhập, mức sống, chi tiêu, cơ sở hạ tầng thậm chí là cả chế độ chính trị. Nếu y tế và chăm sóc sức khỏe được dảm bảo thì người dân được chăm sóc tốt, đó là chức năng hiện, và chức năng ẩn là y tế chăm sóc sức khỏe tốt thì người dân không những có sức khỏe tốt thì các cơ sơ hạ tầng được xây dựng tốt hơn kéo theo chế độ chính trị xã hội tốt lên. Khi áp dụng lý thuyết cấu trúc chức năng trong nghiên cứu phải luôn đặt đối tượng nghiên cứu trong tất cả mọi mối liên hệ, bởi vì các đối tượng nghiên cứu luôn luôn có những chức năng nhất định. KẾT LUẬN Từ những luận điểm trên thì chúng ta lại một lần nữa có thể khẳng định rằng lý thuyết cấu trúc chức năng là một trong những lý thuyết hết sức quan trọng trong nghiên cứu xã hội học. Nó ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tế trong đời sống xã hội và dựa trên nền tảng của triết học. Sự phát triển của lý thuyết cấu trúc chức năng là kết quả của những đóng góp lý luận xã hội học của nhiều tác giả khác nhau, nhưng thống nhất ở chỗ tất Cả đều cho rằng để giải thích sự tồn tại và vận hành của xã hội, cần phân tích cấu trúc chức năng của nó tức là chỉ ra các thành phần cấu thành và các cơ chế hoạt động của chúng. Đồng thời về mặt phương pháp luận thuyết chức năng hướng vào giải quyết vấn đề bản chất của cấu trúc xã hội và hệ quả của cấu trúc xã hội. Đối với bất kì sự kiện, hiện tượng xã hội nào. Đồng thời về mặt phương pháp luận, chủ yếu thuyết này đòi hỏi sự tìm hiểu cơ chế hoạt động của từng thành phần để biết chúng có chức năng, tác dụng gì đối vợi sự tồn tại một cách cân bằng, ổn định của cấu trúc xã hội hay không. Lý thuyết nay trong giai đoạn hiện nay được các nhà nghiên cứu ưng dụng vào nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, và vị trí và tầm quan trọng của nó đang ngày càng được củng cố và đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Lý Thuyết Xã Hội Học (tập 1). TS Vũ Quang Hà. NXB Đại Học QG HN. 2001 Lịch Sử và Lý Thuyết Xã Hội Học. Lê Ngọc Hùng. NXB Đại Học QG HN.2002 Xã Hội Học Nhập Môn, TS Trần Thị Kim Xuyến chủ biên, ThS Nguyễn Thị Hồng Xoan.NXB Đại Học QG TpHCM. 2001 Xã Hội Đại Cương. TS Vũ Quang Hà, ThS Nguyễn Thị Hồng Xoan. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (73).doc
Tài liệu liên quan