Đề tài Mạng xã hội và hành vi tìm kiếm sức khoẻ

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI II. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 1. Ý nghĩa khoa học 2. Ý nghĩa thực tiễn III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU IV. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu 1. Khách thể nghiên cứu 2. Phạm vi nghiên cứu V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT 1. Giả thuyết nghiên cứu 2. Khung lý thuyết B. TIẾP CẬN MẠNG XÃ HỘI TRONG NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 1. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin 2. Phương pháp luận nghiên cứu chuyên ngành II. HỆ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ III. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU C. MẠNG XÃ HỘI VÀ HÀNH VI TÌM KIẾM SỨC KHOẺ I. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỆ THỐNG DỊCH VỤ Y TẾ II. THÀNH PHẦN, KIỂU DẠNG CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG TÌM KIẾM SỨC KHOẺ 1. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới xã hội truyền thống 2. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới chức năng 3. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng hỗn hợp III. VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG TÌM KIẾM SỨC KHOẺ 1. Giúp đỡ về vật chất 2. Sự giúp đỡ về thông tin 3. Mạng xã hội với vai trò tình cảm trong quá trình khám chữa bệnh D. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN II. KHUYẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong bối cảnh của nền y học và công tác chăm sóc sức khỏe ngày càng phát triển, việc chăm sóc sức khoẻ của mỗi cá nhân cũng được chú trọng hơn. Mặt khác sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội đã thúc đẩy và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hơn bao giờ hết, người dân đang có những điều kiện chăm lo cho sức khoẻ bản thân và gia đình. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cũng theo đó ngày càng gia tăng. Người Việt Nam có câu “có bệnh thì vái tứ phương”, khi có bệnh con người tất yếu nảy sinh hành vi tìm kiếm sức khoẻ. Trong quá trình đó, con người cũng tận dụng hết các điều kiện , lợi thế có sẵn của mình đặc biệt là trong các mối quan hệ xã hội. Do vậy đã tạo nên một mạng lưới xã hội rộng khắp, dày đặc xung quanh hành vi tìm kiếm sức khoẻ. Mạng lưới xã hội này có vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn đến hành vi này. Để có được những hiểu biết sâu sắc hơn về mạng xã hội và những tác động của nó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Mạng xã hội và hành vi tìm kiếm sức khoẻ”. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn những tác động của mạng xã hội đối với hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân hiện nay, liệu mạng xã hội có vai trò gì trong quá trình thực hiện hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân? Họ sử dụng mạng xã hội của mình như thế nào trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ của mình? Đây cũng là cách tiếp cận xã hội học mới mẻ, phương pháp phân tích dựa trên những lý thuyết về mạng xã hội. II. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 1. Ý nghĩa khoa học Việc nghiên cứu mạng xã hội và hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân có ý nghĩa lý luận trong xã hội học. Thông qua nghiên cứu chúng tôi muốn tìm hiểu và vận dụng một số lý thuyết xã hội học vào thực tiễn, tìm hiểu vai trò của mạng xã hội đối với việc lựa chọn hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân dưới góc độ nhìn nhận, đánh giá của những người có hành vi tìm kiếm sức khoẻ - với tư cách là một thành viên của mạng quan hệ xã hội đó. 2. Ý nghĩa thực tiễn Tiếp cận mạng xã hội đối với hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân là một hướng đi mới trong nghiên cứu xã hội học. Việc tiến hành đề tài nghiên cứu giúp chúng tôi tích luỹ được kinh nghiệm trong việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu, tiếp cận được nhiều lý thuyết xã hội học mới và phương pháp nghiên cứu mới trong nghiên cứu thực tế, Đồng thời thông qua nghiên cứu, chúng tôi mong muốn xây dựng một cái nhìn tương đối đầy đủ về hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân thông qua các mạng lưới quan hệ xã hội. Qua đó cung cấp những thông tin đánh giá nhận xét từ chính những người dân có hành vi tìm kiếm sức khoẻ, giúp cho các nhà chính sách, những nhà quản lý có thể điều tiết những hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Chúng tôi đặt ra các mục tiêu cho nghiên cứu của mình như sau: 1. Xác định thành phần, kiểu dạng các quan hệ xã hội được xây dựng thông qua hành vi tìm kiếm sức khoẻ. 2. Tìm hiểu vai trò của mạng xã hội tác động đến hành vi tìm kiếm sức khoẻ của bệnh nhân. IV. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi tập trung đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thành phần, kiểu dạng của các quan hệ xã hội hình thành mạng xã hội thông qua hành vi tìm kiếm sức khoẻ của bệnh nhân. Những tác động, ảnh hưởng của mạng xã hội đến hành vi tìm kiếm sức khoẻ của bệnh nhân. 2. Khách thể nghiên cứu Bệnh nhân và thân nhân của họ, đội ngũ y, bác sĩ đang tham gia vào hành vi tìm kiếm sức khoẻ. 3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu Bệnh viện Bạch Mai, 78 đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Thời gian nghiên cứu Từ 21 tháng 2 đến 24 tháng 3 năm 2005 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Trong nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp thông qua phỏng vấn sâu. Phỏng vấn sâu được tiến hành với 34 bệnh nhân và người nhà của họ. Mục đích của việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, chúng tôi muốn thông qua đó để xây dựng sơ đồ mạng xã hội trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác để hộ trợ như: - Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn. - Phương pháp quan sát. VI. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT 1. Giả thuyết nghiên cứu - Hành vi tìm kiếm sức khoẻ chủ yếu được thực hiện thông qua kiểu mạng lưới xã hội theo quan hệ chức năng. - Vai trò chủ yếu của mạng xã hội trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ là thiết lập những mối quan hệ chức năng nhằm tìm kiếm những thông tin về chăm sóc sức khoẻ.

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mạng xã hội và hành vi tìm kiếm sức khoẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bệnh của người dân. Vậy, để đáp ứng những nhu cầu khám chữa bệnh, thì những yếu tố nào đã tác động đến hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân? Yếu tố địa lý Nói đến địa lý là nói đến khoảng cách xa hay gần cơ sở khám chữa bệnh, khoảng cách là một yếu tố tác động khá lớn đến hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân. Trong những điều kiện khám chữa như nhau thì người bệnh có xu hướng lựa chọn những cơ sở y tế gần nhà mình để khám chữa bệnh hơn là đi đến một cơ sở y tế xa nhà. “Thường thì bác khám luôn ở bệnh viện Thanh Nhàn cho gần nhà và đúng tuyến, đi lại cũng thuận lợi hơn, chỉ có lần này bệnh phải mổ thì mới đến Bạch Mai,, ở đây thì được cái đội ngũ y bác sỹ giỏi và thiết bị đầy đủ nên mình yên tâm, chứ đi lại xa xôi bác ngại lắm, ” (Nam, 60 tuổi, nghỉ hưu) Như vậy, yếu tố địa lý được coi là một yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân, tuy nhiên bên cạnh yếu tố địa lý thì yếu tố chất lượng dịch vụ cũng đóng một phần khá quan trọng. Chất lượng dịch vụ Hành vi chăm sóc sức khoẻ được coi là một hiện tượng xã hội, nó cũng chịu tác động của các yếu tố về nhu cầu. Nói đến hành vi tìm kiếm sức khoẻ là nói đến nhu cầu được đáp ứng những đòi hỏi về chăm sóc sức khỏe một cách hoàn thiện, với mức sống và trình độ dân trí ngày càng cao thì nhu cầu đặt ra đối với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Nhằm thoả mãn những nhu cầu về chất lượng dịch vụ, thì hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân quan tâm đến chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ thường được xem là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu tới việc lựa chọn cơ sở, hình thức khám chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên, đôi khi người ta đặt yếu tố chất lượng xuống sau mối quan hệ. Yếu tố mối quan hệ xã hội/ mạng xã hội Trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ, con người thường có xu hướng thiết lập mối quan hệ đối với bác sĩ hoặc những người có chức năng chăm sóc sức khoẻ của người dân. Bằng quan hệ chức năng, người bệnh có thể tìm thấy sự tin tưởng hơn trong quá trình khám chữa bệnh. Nhà anh có quem một bác sỹ làm ở bệnh viện tư, ở đó họ có dịch vụ khám tại nhà, lần đầu gọi điện mời người ta đến khám thì chưa quen ai cả, sau đó thì mình thiết lập mối quan hệ với chị bác sỹ đến nhà khám cho con mình, xin số điên thoại di động, lần sau khi bọn trẻ có bị ốm đau sổ mũi gì thì chỉ gọi điện cho chị ấy là chị ấy đến.Giờ thì thành thân quen rồi, chị ấy quen khám cho con mình rồi nên mình cũng cảm thấy yên tâm hơn, chứ đưa bọn trẻ con vào bệnh viện cũng ngại lắm. (Nam, 41 tuổi, công nhân viên chức) Ngoài ra, người ta còn sử dụng các mối quan hệ khác để tìm kiếm những thông tin, sự giúp đỡ của người thân, bạn bè… để lựa chọn phương pháp, cách thức chữa trị. “Có bệnh thì vái tứ phương” đặc biệt đối với những người mắc những bệnh khó chữa thì mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong hành vi tìm kiếm sức khỏe. Thông qua các mối quan hệ, người ta tìm kiếm những thông tin, sự giúp đỡ liên quan đến việc chữa trị bệnh tật. Trong báo cáo này, chúng tối đi sâu phân tích sự tác động của yếu tố mạng xã hội đối với hành vi tìm kiếm sức khỏe của người dân. II. THÀNH PHẦN, KIỂU DẠNG MẠNG LƯỚI XÃ HỘI TRONG TÌM KIẾM SỨC KHOẺ Mạng lưới xã hội là một lý thuyết xã hội học hiện đại còn tương đối mới mẻ. Các xu hướng nghiên cứu về mạng xã hội mới chỉ được nhen nhóm và xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn (vào khoảng những năm 60). Việc vận dụng lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng xã hội trong các nghiên cứu thực nghiệm cũng chưa nhiều. Mặc dầu vậy, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của mạng lưới xã hội trên nhiều phương diện. Trong thực tế, lý thuyết mạng lưới xã hội đã từng được vận dụng để nghiên cứu quá trình di cư trong nước và quốc tế, hành vi tìm kiếm việc làm… Tiếp cận mạng lưới xã hội chúng ta không thể không xem xét các thành phần cấu trúc liên mạng. Yếu tố đầu tiên trong mạng đó chính là các chủ thể quan hệ. Chủ thể ở đây có thể được hiểu là những cá nhân, tổ chức, hiệp hội, đảng phái…Một hay nhiều các quan hệ của hai chủ thể liên kết với nhau gọi là một nút (tie). Mạng xã hội là nhóm của các nút. Trong xã hội, không một cá nhân nào không sống trong những nhóm, tập thể nhất định. Theo K. Mark, “con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội” chính vì vậy các cá nhân luôn chịu sự tác động chi phối của các mối quan hệ này. Cụ thể hơn, chính các nhóm, tổ chức xã hội mà các cá nhân là thành viên có những tác động, chi phối và qui định các quan hệ của cá nhân. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ là yếu hay mạnh mà sự qui định đó mang tính chất mạnh yếu cũng khác nhau. Trên thực tế, có nhiều cách tiếp cận mạng xã hội. trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận sử dụng cách tiếp cận theo mạng hình dây, hay mạng hình sao để mô tả những kiểu mạng xã hôi khác nhau được hình thành trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ. Những yếu tố cơ bản nhất tạo nên mạng trong tìm kiếm sức khoẻ đó là các thành viên trong gia đình bao gồm bố mẹ, anh chị em, bà con ruột thịt; những người quen của gia đình, các bạn bè của cá nhân và những người khác; những nhóm, tổ chức xã hội mà họ có những mối liên hệ nhất định trong quá trình sống. Ở góc độ lý thuyết, dựa trên đặc trưng của các mối liên hệ chúng ta có thể khái quát 3 kiểu mạng xã hội: - Kiểu truyền thống: đặc điểm của kiểu mạng lưới xã hội truyền thống là quan hệ của các cá nhân dựa trên quan hệ họ hàng, huyết thống. Kiểu mạng truyền thống xuất hiện từ rất sớm. Emile Durkheim cho rằng đó chính là kiểu đoàn kết cơ giới - đặc trưng cho các xã hội nông nghiệp, lạc hậu. - Kiểu mạng hiện đại: các cá nhân chủ yếu thực hiện các quan hệ chức năng với các cơ quan, tổ chức và với các thiết chế xã hội khác như y ế, giáo dục, pháp luật, tôn giáo, đạo đức…Quan hệ của các cá nhân là quan hệ chức năng, theo Emile Durkheim đó là kiểu đoàn kết hữu cơ, chỉ xuất hiện trong các xã hội công nghiệp hiện đại. - Kiểu mạng lưới xã hội hỗn hợp: đây là kiểu mạng lưới xã hộ được đánh giá là phổ biến nhất hiện nay. Ở kiểu mạng này, các cá nhân không chỉ thiết lập các quan hệ trên cơ sở huyết thống, thân tộc mà còn cộng gộp cả kiểu quan hệ chức năng. Trong xã hội hiện nay, kiểu quan hệ hỗn hợp tỏ ra có hiệu quả cao hơn hẳn so với hai kiểu mạng lưới xã hội trước đó. Cá nhân Quan hệ gia đình Quan hệ chức năng Quan hệ gia đình và quan hệ chức năng Hành vi tìm kiếm sức khoẻ Hình 1: Các kiểu mạng lưới xã hội 1. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới xã hội truyền thống Đặc thù của nền văn minh nông nghiệp lúa nước đã góp phần quan trọng hình thành nên tính cố kết cộng đồng bền chặt của dân tộc ta. Ngay từ xa xưa, ông cha ta luôn coi trọng các mối quan hệ huyết thống, thân tộc…“một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Ngay từ thời phong kiến, tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” đã trở nên phổ biến và tư tưởng ấy vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Người Việt Nam có câu “có bệnh thì vái tứ phương” nhưng chắc chắn rằng những quan hệ gia đình, họ hàng thân tộc luôn được nhắc tới trước nhất. Ngày nay, cơ chế thị trường đang từng bước thay thế cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được nâng cao hơn một bước, họ có nhiều khả năng hơn trong việc chi trả cho các dịch vụ vhăm sóc sức khoẻ. Nhu cầu tìm kiếm sức khoẻ dần trở thành một nhu cầu thiết yếu, là một nhu cầu tự thân của con người, đặc biệt là ở những nhóm xã hội có thu nhập cao. Các cá nhân thực hiện hành vi tìm kiếm sức khoẻ của mình luôn bắt đầu bằng các mối quan hệ, tận dụng các mối quan hệ sẵn có của mình, đặc biệt là các quan hệ gia đình mạng tính chất bền vững, ổn định. Qua nghiên cứu thực tế tại bệnh viện Bạch Mai - một trong những bệnh viện trực thuộc trung ương lớn nhất cả nước cho thấy, các bệnh nhân có xu hướng tận dụng mối quan hệ sẵn có của mình hoặc tạo dựng những mối quan hệ xung quanh hành vi tìm kiếm sức khoẻ. Song đối với những bệnh nhân có người thân ruột thịt làm trong bệnh viện thì việc khám chữa bệnh lại trở nên dễ dàng và nhanh chóng, không những thế lại còn rất hiệu quả. Các mối quan hệ này tạo nên những mạng lưới xã hội trong quá trình khám chữa bệnh. “Hầu như cả nhà tôi đều theo nghề y, dược nên việc khám chữa bệnh với tôi cũng không quá phức tạp.. Nếu bệnh nhẹ tôi chỉ cần ở nhà để bố mẹ tôi khám chữa, nhưng bệnh nặng nên tôi phải đến đây vì ở nhà không có thiết bị máy móc hiện đại” ( Nữ, 25 tuổi, nhân viên máy tính) Có thể khẳng định, mạng lưới xã hội có vai trò quan trọng quá trình tìm kiếm sức khoẻ của mỗi cá nhân (được nhóm nghiên cứu đề cập rõ hơn ở phần sau). Thông qua phỏng vấn sâu một số đối tượng, chúng tôi có thể khẳng định rằng kiểu mạng lưới xã hội truyền thống mà ở đó các quan hệ xã hội chủ yếu mang tính chất gia đình, thân tộc được tận dụng rất nhiều trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ. Khi được hỏi, hầu hết các bệnh nhân đều khẳng định quan hệ của họ với y, bác sĩ hay kĩ thuật viên y tế trong bệnh viện là quan hệ họ hàng, đều là “những người trong gia đình…” “Người trong nhà thì nhờ vả nhau dễ hơn, mà thực sự thì mình cũng thấy tin tưởng hơn khi khám ở chỗ người nhà …” (Nam, 42 tuổi, công nhân) Như vậy có thể lý giải rằng, chính các đặc tính cố kết cộng đồng, các quan niệm của Nho giáo như chữ hiếu, chữ nghĩa có vai trò quan trọng trong việc tác động và chi phối các mối quan hệ. Giúp đỡ nhau không đơn thuần là tự nguyện mà dường như nó trở thành một nghĩa vụ, một chuẩn mực đạo đức ngầm chi phối mỗi cá nhân. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng phát hiện ra rằng, các mối quan hệ mang tính chất truyền thống thường tỏ ra rất bền vững. Tuy vậy mức độ tác động, cường độ giao tiếp giữa các chủ thể quan hệ lại thường không tỷ lệ thuận với tính ổn định bền vững của các mối quan hệ, thậm chí đôi khi nó lại mang dáng dấp của một quan hệ xã hội rất lỏng lẻo, kém bền vững. “Tôi chưa bao giờ gặp chị ấy. Chỉ nghe nói rằng chị ấy là con của một ông họ thuộc Chi trên, làm điều dưỡng tại bệnh biện này. Thế là ông bố chồng của tôi nhờ ông ấy nói với chị ấy một tiếng để được giúp đỡ. Dù chưa hề gặp, chưa hề quen biết nhưng chị ấy cũng giúp đỡ rất nhiệt tình…” (Nữ, 38 tuổi, làm nông nghiệp) Trong trường hợp này, rõ ràng mức độ quan hệ và cường độ giao tiếp chưa hề xảy ra nhưng do tác động của các quan hệ gián tiếp khác mà hiệu quả thu được vẫn rất cao. Mạng này có thể được sơ đồ hoá theo hình sau: Người bệnh Điều dưỡng viên Bố chồng Ông họ, thuộc Chi trên Hình 2: Kiểu hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới truyền thống Một đặc điểm có ở hầu hết các kiểu dạng mạng lưới xã hội là quan hệ của hai chủ thể góp mặt trực tiếp trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ (bệnh nhân – y, bác sĩ) thường là các mối quan hệ gián tiếp. Chính vì vậy, mức độ tương tác giữa hai chủ thể quan hệ chỉ thực sự mạnh mẽ trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ. Sau đó những tương tác này trở nên yếu dần. Để lý giải cho điều này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng và thấy rằng: sau một hành vi tìm kiếm sức khoẻ, bệnh nhân thường ít liên lạc với thầy thuốc phần vì họ đã hết bệnh, phần vì điều kiện ở xa, bận rộn…Theo chúng tôi, ngoài các nguyên nhân trên các mối quan hệ này yếu dần đi bởi vì bản thân nó mang tính chất của các mối quan hệ gián tiếp, thông qua những cá nhân khác. Thứ hai là do những đặc tính trong quan hệ họ hàng, tạo ra “sức mạnh ngầm” chi phối mối quan hệ này. Đôi khi chỉ cần một tiếng nói của ông trưởng họ cũng có thể mạng lại những tác động lớn hơn cả những tương tác liên tục. Cũng như các kiểu mạng xã hội khác, ở kiểu mạng này, các cá nhân luôn có xu hướng duy trì, củng cố các mối quan hệ sau lần gặp gỡ đầu tiên. Điều này được khẳng định bởi hầu hết các đối tượng hỏi, vì nó có lợi cho họ. Cũng có rất nhiều cách để duy trì các mối quan hệ này: “Thỉnh thoảng gọi điện thăm hỏi, cảm ơn. Những dịp lễ Tết ở quê lên chơi thì mang theo quà biếu để trả ơn họ…nếu có việc gì lại có thể nhờ được giúp đỡ…” Một biểu hiện khác của mô hình mạng lưới xã hội theo kiểu truyền thống đó là mạng các quan hệ họ hàng xung quanh bệnh nhân. Kiểu mạng này không hẳn chỉ là quan hệ thầy thuốc bệnh nhân mà trong hành vi tìm kiếm sức khỏe, mạng truyền thống cũng được sử dụng như là một nguồn lực để chia sẻ tình cảm, thông tin, vật chất và tiền bạc, công sức. Người Việt Nam vốn có tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, nên khi trong gia đình có một người bị bệnh thì cả nhà cùng góp công sức, tiền bạc và vật chất ra để giúp đỡ người bệnh. Đây có thể coi là một dạng mạng mang tính tình cảm thuần tuý. Ta cũng bắt gặp kiểu dạng mạng tương tự nhưng là với những người bạn có quan hệ thân thiết. Với kiểu dạng mạng này, cường độ giao tiếp cũng thường xuyên hơn, có thể là hàng ngày hay hàng tuần và hình thức giao tiếp cũng mang tinh chất tình cảm thuần tuý nhiều hơn. “Mỗi khi nhà có việc gì thì mọi người lại xúm lại, mỗi người giúp một ít. Khi bị bệnh như thế này thì sự giúp đỡ của họ hàng, bàn bè thân thích là rất quan trọng, không chỉ về vật chất, mà mọi người đã cổ vũ tinh thần mình rất nhiều, đúng là trong cái rủi lại có cái may, bị ốm như thế này mới thấy được tình yêu thương, gắn bó của mọi người, anh em trong nhà thấy yêu thương nhau hơn, mình cũng nhận ra được nhiều người bạn tốt hơn, những chuyện xích mích giữa mẹ chông nàng dâu không còn nữa…”. (Nữ, 27 tuổi, giáo viên) Như vậy, có thể kết luận rằng, mạng lưới xã hội theo kiểu truyền thống được sử dụng khá phổ biến trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ. Các mối liên kết trong mạng chịu tác động rất mạnh mẽ của các đặc tính cố kết cộng đồng, các mối quan hệ gia đình, thân tộc. Các yếu tố này đóng vai trò là cầu nối giữa bệnh nhân với các thiết chế y tế trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ của cá nhân, giúp cá nhân nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Trong xã hội hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã và đang dần phá vỡ các quan hệ họ hàng thân tộc. Tính cố kết cộng đồng cũng ít nhiều bị suy giảm. Điều này đồng nghĩa với việc giảm vai trò của các yếu tố này trong việc hình thành và phát triển của mạng lưới xã hội theo kiểu truyền thống trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ. Các quan hệ xã hội truyền thống có xu hướng chuyển sang các quan hệ chức năng. Nói cách khác, bệnh nhân có xu hướng tiếp cận thiết chế y tế thông qua các quan hệ chức năng. 2. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới chức năng Các quan hệ chức năng thường được xây dựng trên cở sở các quan hệ trong nội bộ một nhóm, một tổ chức nhất định hay là quan hệ giữa các nhóm, các tổ chức khác nhau. Các quan hệ chức năng bao gồm rất nhiều đầu mối liên hệ và thường mang tính chất công việc. Như vậy ngoài quan hệ gia đình, không ít trường hợp nhờ mối quan hệ mà họ đã xây dựng được trong quá trình sống và làm việc trong một nhóm, tổ chức hay một cộng đồng nhất định như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ bạn bè, quan hệ đồng hương, quan hệ làng xóm…có thể quan hệ đó là thân thiết, cũng có thể đó là quan hệ xã giao bình thường, họ đều tận dụng sao cho quá trình khám chữa bệnh của mình được thuận lợi và nhanh chóng. “Tôi có quen một bác sỹ trước kia làm ở bệnh viện huyện nhưng sau này được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai, trước khi lên Hà Nội tôi có gọi điện nhờ bác ấy giúp đỡ trong việc khám chữa bệnh cho con trai tôi… ”. (Nam, 35 tuổi, làm nông nghiệp) Mối quan hệ này vốn đã có từ trước và thường được củng cố qua những lần thăm hỏi và ngày càng trở nên thân thiết hơn. Một điển hình khác về mạng lưới chức năng: “Chị làm ở phòng tài vụ, còn anh ấy là phó phòng kinh doanh của công ty. Anh ấy có bạn học cũ là kỹ thuật viên y tế tại Xanhpon nhưng anh này lại quen một đồng nghiệp ở Bạch Mai. Anh bạn chi gọi điện nhờ anh ta đưa chị đến Bạch Mai khám. Thực ra chi khám ở Saint - Paul cũng được nhưng bạn bè khuyên chị nên khám ở Bạch Mai tốt hơn bởi vì ở đó tập trung nhiều các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tiêu hoá. Vậy là chị được giới thiệu đến gặp anh kỹ thuật viên y tế của Bạch Mai. Anh ấy đã giúp đỡ chị rất nhiều trong quá trình khám. Bây giờ chị và anh ấy thỉnh thoảng vẫn liên lạc. Chị vẫn giữ số điện thoại của anh ấy…” (Nữ, 32 tuổi, giáo viên). Qua trường hợp này chúng ta nhận thấy rằng, mạng lưới chức năng thường phức tạp và bao gồm nhiều đầu mối quan hệ mang tính chất công việc. Ngoài ra cúng ta cũng cần phải chú ý tới các đầu mối thông tin cũng có những tác động không nhỏ chi phối hành vi tìm kiếm sức khoẻ của các cá nhân. Bệnh nhân (nhân viên ))phòng tài vụ) Phó phòng kinh doanh Kĩ thuật viên tại Saint - paul Kĩ thuật viên tại Bạch Mai Nhóm bạn bè đóng vai trò đầu mối thông tin Hình 3: Điển hình về hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới chức năng Trong kiểu hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới chức năng, chúng ta còn có thể đề cập đến một kiểu quan hệ chức năng xảy ra giữa các bệnh nhân với nhau - những người có cùng nhu cầu tìm kiếm sức khoẻ. Đây là trường hợp của những bệnh nhân bị suy thận của bệnh viện Bạch Mai. Suy thận là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và ít có khả năng thay thận. Suy thận làm giảm chức năng lọc máu của thận. Để duy trì sự sống, các bệnh nhân suy thận phải thường xuyên đến bệnh viện để lọc máu bằng máy nhân tạo. Trong hoàn cảnh như vậy, những người bệnh đã cảm thông lẫn nhau, họ liên kết và gắn bó với nhau ngày càng chặt chẽ hơn tạo nên một mạng lưới xã hội đặc biệt. Đối với mạng theo quan hệ chức năng, qua quá trình nghiên cứu chúng tôi phát hiện ra một dạng vai trò khá đặc biệt trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ của người dân đó là với những bệnh nhân khi đi khám chữa bệnh mà chưa có các mối quan hệ có sẵn và sự hiểu biết về cơ sở khám chữa bệnh thì họ thiết lập những thông tin về cơ sở khám chữa bệnh thông qua “cò bệnh viện” – “cò bệnh viện” là những người làm dịch vụ môi giới, cung cấp thông tin cho những bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. Thông thường, những người này đã có sự thoả thuận với một bác sĩ nào đó trong bệnh viện. Họ đóng vai trò tìm kiếm khách hàng cho các bác sĩ và họ nhận được phần trăm hoa hồng từ phía bác sỹ. “Anh đưa người nhà vào khám bệnh và được yêu cầu phải mổ ngay. Vậy là chờ để lấy quyết định mổ trong bệnh viện, nhưng chờ suốt cả buổi sáng mà không xin được quyết định mổ, may mà khi ra cổng lại gặp một người xe ôm, họ gợi ý sẽ giúp anh với điều kiện anh phải trả cho anh ta một trăm nghìn đồng, anh đồng ý thì được anh ta đưa đi gặp bác sỹ. Người bác sỹ nói cho anh biết lệ phí mổ mất hai triệu rưỡi, nếu đồng ý thì hẹn 5 giờ chiều ngày hôm đó tại bệnh viện Tràng An. Anh đồng ý vì không thể chờ được nữa, thế là chiều hôm ấy người nhà anh được mổ luôn như thoả thuận.” (Nam, 42 tuổi, công nhân) Đối với những bệnh nhân không có những mối quan hệ quen biết từ trước, thì việc thiết lập những quan hệ thông qua hình thức này trở nên khá hiệu quả. Một mạng hình chuỗi được thiết lập và có vai trò to lớn trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân. Bệnh nhân “Cò” bệnh viện Bác sĩ Hình 4: Mạng xã hội được thành lập thông qua các “cò bệnh viện” Thông qua sự môi giới của những “cò bệnh viện” người ta có thể dễ dàng thiết lập mối quan hệ với những bác sỹ trong bệnh viện để việc khám chữa bệnh trở nên hiệu quả, nhanh chóng hơn, thủ tục trở nên gọn nhẹ và thông tin cũng được nắm bắt nhanh chóng và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những mối lợi từ việc thiết lập mối quan hệ với “cò bệnh viện” thì cũng không ít trường hợp bệnh nhân và người nhà của họ rơi vào trường hợp “tiền mất tật mang”. CÒ DỊCH VỤ TẠI BỆNH VIỆN Tại các bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, người khám bệnh thường gặp sự mời chào của những người bán sổ y bạ, kiêm luôn nhiệm vụ dẫn dắt bệnh nhân đến những nơi điều trị "tốt" mà tiền công khám bệnh cũng bằng tiền khám dịch vụ trong bệnh viện. Đó chính là hình ảnh thường gặp của "cò" bệnh viện. Báo Kinh Tế - Đô Thị viết về “cò”. Mới 7 giờ 30 sáng nhưng cả vỉa hè trước cổng bệnh viện Mắt Trung ương trên phố Bà Triệu đã chật kín người đến khám bệnh, lẫn vào đó là không ít người tay cầm sổ y bạ mời chào bệnh nhân mua. Phóng viên đã được một người đàn bà "tốt bụng" tư vấn: "Anh đến khám mắt phải không, hiện phòng khám rất đông, có đứng từ giờ đến trưa cũng không chắc đã đến lượt. Muốn nhanh thì khám ở phòng khám tư trước cổng bênh viện. Bác sĩ ở đây đều là những bác sĩ trong bệnh viện và những giáo sư đầu ngành nghỉ hưu ra làm thêm". Khám mắt bình thường tại các cơ sở y tế do "cò" giới thiệu, tiền công khám bệnh cũng chỉ bằng tiền dịch vụ tại bệnh viện. Nhưng đơn thuốc được các bác sĩ kê thì giá lại không rẻ chút nào và còn "tận tình" chỉ bảo ra đúng cửa hàng mình giới thiệu mới mua được. Qua tìm hiểu được biết: những người chỉ khám bệnh, "cò" giới thiệu ra phòng khám tư thì họ "nhân đạo" không lấy tiền công nhưng có lẽ họ ăn tiền hoa hồng của phòng khám. Còn những người có nhu cầu nhập viện thì “cò” chỉ giới thiệu với bác sĩ và lấy mấy chục.nghìn. "Cò" khám bệnh không chỉ xuất hiện tại bệnh viện Mắt Trung ương mà còn xuất hiện tại các bệnh viện lớn trong thành phố như Bạch Mai, Viện K, Việt-Đức. Nếu đến phòng khám đa khoa bệnh viện Bạch Mai với vẻ ngơ ngác, vội vã sẽ có ngay người đến chỉ dẫn: "Phòng khám đông lắm, xếp hàng có mà đến Tết mới tới lượt, muốn khám nhanh không, thằng em có người nhà là bác sĩ trong bệnh viện nên sẵn sàng giúp đỡ". Nhiều bệnh nhân thấy đông, liền nhận lời, tức khắc những "nhân viên bệnh viện" mua phiếu khám dẫn vào phòng khám bệnh. Người bệnh thở phào, thế nhưng khi vừa bước chân ra khỏi phòng khám, lập tức những người này "làm" thủ tục... trả tiền công môi giới khám bệnh với cái giá từ 30-150 ngàn đồng hoặc hơn nữa tùy thuộc vào độ "rắn" của bệnh nhân. Cũng theo KTĐT, những bệnh nhân mất tiền mà được khám vẫn còn là may bởi còn có những người bị lừa lấy tiền mà vẫn không khám được. Báo KTĐ nêu ra trường hợp 1 phụ nữ tên là Nguyễn Thị Tuất, trú tại Nghĩa Thanh, Nghĩa Hưng, Nam Định, bị một cò tên Long lừa đảo, chiếm đoạt 600 ngàn đồng tại bệnh viện Bạch Mai. Long biết chị Tuất đưa người nhà vào khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai, liền lân la làm quen và nhận giúp chị gặp trực tiếp bác sĩ để người nhà nhanh được khám. Long yêu cầu chị Tuất phải ứng trước một khoản tiền để hắn "lót tay" cho bác sĩ. Chị Tuất đã đưa cho hắn 2 lần, mỗi lần 300 ngàn đồng để Long lo lót "giúp" nhưng càng đợi càng thấy mất tăm. Nguồn: http:// wwww.ykhoa.net (truy cập lần cuối cùng ngày 24.3.2005) Như vậy, bên cạnh vai trò cung cấp thông tin thì mạng xã hội cũng giúp các cá nhân thiết lập thêm các mối quan hệ mới. Tạo nên mạng hỗn hợp, mạng theo quan hệ chức năng. Đó là quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân thông qua sự giới thiệu của một người quen khác. Đối với những người có người thân hay bạn bè là bác sỹ trong bệnh viện thì việc cung cấp thông tin, và làm thủ tục như là một sự giúp đỡ tất yếu trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân. Việc giúp đỡ có thể là trực tiếp thông qua việc khám chữa cho chính bệnh nhân là người thân của mình. Cũng có thể việc khám chữa cho người nhà lại thông qua một bác sỹ khác do bác sỹ quen biết nhà mình giới thiệu, trong những trường hợp này, mạng xã hội thực sự là một cấu nối giữa bệnh nhân và thầy thuốc trong hành vi tìm kiếm sức khởe của người dân. 3. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng hỗn hợp Mô hình mạng lưới hồn hợp là mạng lưới có sự kết hợp giữa kiểu truyền thống và kiểu hiện đại. Nghĩa là trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ, các cá nhân tận dụng đồng thời cả hai mối quan hệ họ hàng, thân tộc và các quan hệ chức năng dựa trên tính chất công việc. Theo chúng tôi, kiểu mạng xã hội này thường mang lại hiệu quả cao nhất bởi nó tận dụng được cả các quan hệ gia đình và cả các quan hệ chức năng. Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi cá nhân đã có sẵn những đầu mối quan hệ xung quanh mình bao gồm cả hai loại quan hệ trên. Chính vì thế, với một mạng lưới các quan hệ xã hội dày đặc và tương đối phức tạp như thế, cá nhân vẫn có thể tìm kiếm được những quan hệ hữu ích cho mình trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ. Theo mô hình này, người có hành vi tìm kiếm sức khoẻ tiếp xúc được với y, bác sỹ trong bệnh viện thông qua các mối liên hệ trung gian chẳng hạn như người quen của người thân trong gia đình, quen qua đồng nghiệp, quen qua bạn bè, qua hàng xóm… Trường hợp đơn giản của mạng hỗn hợp này là việc tận dụng cả hai quan hệ gia đình và quan hệ chức năng. “Bác ruột của mình là bác sỹ trong bệnh viện Bạch Mai nên mình được bác dẫn đến một đồng nghiệp chuyên khoa trong bệnh viện nhờ khám giúp. Mình không cần xếp hàng mua sổ và đóng viện phí; nếu lần sau có đi khám lại chỉ cần liên hệ lại với bác sỹ qua điện thoại. Khi đến khám, mình được bác sỹ tận tình hỏi han về tình trạng bệnh hiện nay với một thái độ thân thiện và nhiệt tình. Không giống như lần trước mình phải trải qua nhiều thủ tục rườm rà, khi vào khám bệnh bác sỹ tỏ ra rất thờ ơ, thậm chí còn cáu gắt…” (Nữ, sinh viên, 22 tuổi) Như vậy, nữ bệnh nhân này không cần phải xây dựng mối quan hệ từ trước vì bác của chị đã có quan hệ đồng nghiệp với bác sỹ đó và việc củng cố quan hệ này cũng đã có bác của chị. Bên cạnh đó cũng có trường hợp người khám chữa bệnh vẫn duy trì mối quan hệ mà không cần qua người thân của họ. “ Bố mẹ mình ở quê nên ít có điều kiện thăm hỏi bác ấy (bác sỹ trong bệnh viện) nên mình thường xuyên qua lại thăm hỏi và trò chuyện với bác ấy” (Nữ, 20 tuổi, sinh viên) Chồng bệnh nhân Bệnh nhân Anh trai của kế toán viên Bác sĩ Kế toán viên trong bệnh viện Y tá Kĩ thuật viên Hình 5: Mô hình kiểu mạng hỗn hợp trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ Mối quan hệ chức năng và bạn bè đồng nghiệp cũng có vai trò lớn đối với người có hành vi khám chữa bệnh, mối liên hệ tưởng chừng như yếu ớt này nhưng thực ra lại đem sự bất ngờ và hiệu quả cao. Theo Mark Granovetter các quan hệ gián tiếp, lỏng lẻo đôi khi lại có những tác dụng to lớn, ông gọi đó là “Sức mạnh của những mối liên hệ yếu”. Trong thực tế chúng ta bắt gặp rất nhiều kiểu quan hệ như thế. Từ một mối quan hệ xã giao nhưng chỉ cần với một cuộc điện thoại, một lần thăm hỏi thì chín những mối quan hệ lỏng lẻo đứng sau các quan hệ bền chặt lại đem lại đáp ứng được những nhu cầu của chủ thể. Đó chính là các quan hệ thông qua quan hệ, hoặc các quan hệ trực tiếp nhưng với cường độ giao tiếp thấp, mức độ quan hệ không thực sự bền chặt. “Cô ấy là em gái của anh bạn thân của chồng chị. Chị chưa bao giờ gặp mặt cô ấy cả nên chồng chị đưa chị đến gặp cô ấy. Cô ấy làm kế toán trong bệnh viện nên cũng quen nhiều y bác sĩ…Khi chị đến khám cô ấy đưa chị đi khám. Nói chung như thế rất nhanh chóng, mình không phải chờ đợi lâu…”. (Nữ, 35 tuổi, giảng viên đại học) Như vậy ba mô hình mạng lưới trên cho thấy mạng quan hệ xã hội có tầm ảnh hưởng đến việc lựa chọn hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân. Trong các mạng qua hệ ấy có thể là những liên kết yếu ớt nhưng cũng có thể là những mối liên hệ yếu ớt (Mark Granovetter) đều là cơ sở để người dân đưa đến quyết định đến khám chữa ở bệnh viện này. Mặt khác có những trường hợp quan hệ lúc đầu chỉ là bình thường nhưng khi họ có bệnh, ngay lập tức họ lại xác lập lại mối quan hệ đó vốn đã bị “bỏ rơi”. “Sức mạnh của những mối liên hệ yếu” trong việc lựa chọn hành vi tìm kiếm sức khoẻ không phải là ít: “Tôi và bác sỹ trong bệnh viện này vốn chỉ là quan hệ đồng hương, hầu như là không qua lại với nhau, tôi tìm đến mong ông ấy giúp đỡ trong thời gian tôi khám chữa bệnh tại đây… ” (Nam, 48 tuổi, cán bộ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) Không chỉ là các mối quan hệ đồng hương mà còn quan hệ bạn bè thân thiết, làng xóm (mối quan hệ bền vững)…, nhờ quan hệ này mà người có hành vi tìm kiếm sức khỏe có thể biết thêm thông tin chất lượng của dịch vụ y tế. “ Tôi ở nông thôn ra Hà Nội khám bệnh là lần đầu tiên, mọi thứ đều lạ lẫm, bạn thân từ nhỏ của tôi làm trong bệnh viện này khuyên tôi lên Bạch Mai khám vì ở đây nhiều bác sỹ giỏi, máy móc hiện đại…” (Nữ 45 tuổi, làm nông nghiệp). Bên cạnh việc thu thập thông tin từ những người có mối quan hệ trong bệnh viện, nghiên cứu này còn tìm hiểu những đánh giá, những quan điểm của những người có hành vi tìm kiếm sức khoẻ mà không có quan hệ xã hội với người trong bệnh viện. Nhìn chung, cũng có một số ý kiến phản ánh về những thủ tục rườm rà trong quá trình khám chữa bệnh, phản ánh về cung cách làm việc của y, bác sĩ … “Việc khám bệnh thật vất vả với nhiều thủ tục rườm rà, mất thời gian có khi mất hai ngày mới khám được. Khi khám được rồi thì không hài lòng về thái độ khám chữa bệnh của bác sỹ…” ( Nam, 35 tuổi, công nhân) Đây chỉ là một vài ý kiến trong rất nhiều ý kiến khác của người dân. Họ mong muốn giá như có một mối quan hệ nào đó thi quá trình khám chữa bênh sẽ trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Thông qua các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày mà những người có hành vi tìm kiếm sức khoẻ đã nhờ đó để có điều kiện thuận lợi hơn khi tìm hiểu về chất lượng của bệnh viện cũng như thuận tiện và dễ dàng hơn trong quá trình khám chữa bệnh. Một câu hỏi đặt ra là mối quan hệ được duy trì dựa vào hình thức nào? Theo chúng tôi các quan hệ này có thể được duy trì qua một quan hệ trung gian, có thể bằng việc quà cáp thăm hỏi và thậm chí là khoản chi phí bồi dưỡng sức khoẻ cho y, bác sĩ hay nói cách khác là những khoản “chi phí ngầm” họ bỏ ra trong quá trình khám sức khoẻ và củng cố mối quan hệ đó. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quý Thanh khẳng định: quà biếu của bệnh nhân và người nhà của họ cho nhân viên y tế mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung là khá thực dụng. Những người biếu quà với suy tính thực dụng thường biếu quà trước hoặc trong quá trình khám, điều trị bệnh. Số lượng này chiếm trên chín phần mười số người biếu quà (trên 95%). Những người này họ nói rằng tự nguyện biếu quà cho nhân viên y tế. Thực tế là họ đã thực hiện theo những quy tắc bất thành văn chi phối mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Nhũng người bệnh biếu quà cho nhân viên y tế nhằm mục đích có được sự chữa trị nhanh, chất lượng cao. Tuy vậy nhiều khi bệnh nhân biếu quà cho các nhân viên y tế ngay cả sau khi họ đã ra viện. Nói chung đây là một cử chỉ văn hoá cao đẹp, nó bày tỏ lòng biết ơn của người bệnh đối với công sức, nỗ lực của thầy thuốc. Tuy nhiên cũng không thể khẳng định một các chắc chắn rằng, toàn bộ các hành vi biếu quà sau khi xuất viện đều mang ý nghĩa văn hoá, bởi vì cũng có những bệnh nhân tiếp tục biếu quà để duy trì quan hệ tốt với các nhân viên y tế và hi vọng là khi họ hoặc người nhà họ bị bệnh thì quan hệ đó lại trở thành hữu dụng. III. VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG HÀNH VI TÌM KIẾM SỨC KHOẺ Thật khó có thể đo lường chính xác về mức độ ảnh hưởng của mạng xã hội đối với những hành vi tìm kiếm sức khỏe của người dân hiện nay, tuy nhiên chúng tôi vẫn muốn phác hoạ một cái nhìn nhiều chiều về mạng xã hội, trong hành vi tìm kiếm sức khỏe thì mạng xã hội đã phát huy những vai trò gì, liệu nó đã làm được những gì đối với hành vi tìm kiếm sức khỏe của người dân hiện nay. 1. Giúp đỡ về vật chất Trong quá trình thực hiện hành vi tìm kiếm sức khỏe, mạng xã hội thực sự đã phát huy vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực, trước hết, ta hãy xét vai trò cung cấp về vật chất của mạng xã hội. Một vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình khám chữa bệnh là vấn đề kinh tế, với những bệnh nhẹ và chỉ cần khám qua đã đành, với những bệnh mãn tính phải thường xuyên đi khám, chữa thì kinh tế đựơc đặt lên hàng đầu. Sẽ thật là vất vả đối với những ai vừa phải lo chữa bệnh vừa phải lo kinh phí để chạy chữa và duy trì sự sống. Sự giúp đỡ về vật chất chịu ảnh hưởng to lớn từ quan hệ tình cảm, sự giúp đỡ về vật chất thường là của những người thân trong gia đình. Trong trường hợp này, mạng xã hội thường là những mạng sơ cấp, những người thân trong gia đình không chỉ có quan hệ tình cảm với nhau thông qua tình máu mủ mà họ còn thể hiện tình cảm đó thông qua những hành động thiết thực trong việc giúp đỡ về tiền bạc và vật chất. “Gia đình mình giúp đỡ nhiều lắm chứ, mỗi tuần anh đi chạy thận 3 lần như thế, lại tiền thuốc thang, mà bị thận rồi lại bị kéo theo các bệnh khác nữa như tim, phù, người cũng yếu hơn nên cũng không làm được việc gì mà quá nặng nhọc. Ở nhà ai có gì giúp nấy, người có nhiều giúp nhiều, người có ít giúp ít, nhưng không có sự giúp đỡ của mọi người thì nhà mình khó mà duy trì được đến ngày hôm nay.” (Nữ, 39 tuổi, giáo viên, chồng là bệnh nhân chạy thận) Như vậy, sự giúp đỡ về vật chất trở nên rất quan trọng đối với những người bị bệnh, người Việt có câu: “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no” với những người bị bệnh thì điều đó quả thực rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chũng tôi còn thấy sự giúp đỡ về vật chất không chỉ dùng lại ở mạng sơ cấp, ngay trong mạng thứ cấp, người ta vẫn nhận được sự giúp đỡ về vật chất và tiền bạc từ các mối quan hệ của mình “ Ngoài gia đình ra mình cũng nhận được sự giúp đỡ từ phía các bẹn bè học cùng hồi cấp 3, khi biết ông xã nhà mình bi bệnh, cả lớp đã họp nhau lại để đến thăm, mình rất ngạc nhiên khi mọi người đến thăm lại đưa cho mình năm trăm nghìn đồng. Hối đó, năm trăm nghìn vẫn còn là một khoản tiền lớn, mình thực sự rất xúc động”. (Nữ, 39 tuổi, giáo viên, chồng là bệnh nhân chạy thận) Có thể thấy, mối quan hệ xã hội đã tạo cho những người bệnh nhân một mạng xã hội không chỉ đơn thuần quan hệ vê mặt tình cảm, mà còn biểu hiện trong cả lĩnh vực kinh tế. Sự giúp đỡ về vật chất cũng là sự giúp đỡ về tinh thần, Sự giúp đỡ về vật chất của những người bạn lâu ngày mới gặp lại trở thành món quà vô giá trong những lúc ốm đau. Khi bị bệnh, người ta cũng liên quan đến nhiều mạng có tính tổ chức khác, lúc này mạng không chỉ đơn thuần là mạng giữa các cá nhân, giữa cá nhân với nhóm mà mạng xã hội bao gồm cả cơ quan đoàn thể nơi mà cá nhân đó đã và đang sinh hoạt. Một người công nhân viên chức khi bị bệnh phải chữa trị lâu ngày thì cơ quan nơi anh ta làm việc mất đi một nguồn nhân lực, đồng thời anh ta được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì nhà nước là cơ quan giúp đỡ anh ta về vật chất. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, dù có bảo hiểm y tế người ta vẫn sử dụng khám dịch vụ nhiều hơn, vì thủ tục ít rườm rà và mất thời gian. “Thỉnh thoảng mới có một lần khám bệnh, nên khỏi dùng bảo hiểm nữa, khám dịch vụ cho nhanh, chứ chờ đợi để người ta khám bảo hiểm cho mình chắc phát thêm bệnh mới…” (Nam, 35 tuổi, công nhân) Có thể nói, chỉ với những người thường xuyên khám bệnh định kỳ hoặc những người mắc bệnh nặng thì mới dùng thẻ bảo hiểm y tế khi khám và chữa bệnh. Như vậy, việc kết nối mạng với các tổ chức trong hành vi đi tìm sức khỏe của người dân còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh tật cũng như tần xuất khám chữa bệnh của người dân. Khi không nhận đựơc sự giúp đỡ thuần tuý về vật chất của gia đình, họ hàng... thì mạng xã hội vẫn có thể được sử dụng như là một nguồn để chia sẻ vật chất. Với những hộ gia đình khá giả, khi mắc bệnh thì việc khám chữa có thể không bị vướng mắc bởi vấn đề vật chất, nhưng với những hộ có mức sống trung bình hoặc những hộ nghèo thì việc mắc bệnh và phải điều trị có thể khiến họ rơi vào tình trạng túng quẫn, nghèo khổ. Dễ dàng nhận ra rằng những chi phí cho việc tìm kiếm sức khoẻ thực sự là lớn đối với người nghèo ở Việt Nam. Tính chất đặc biệt của chi phí là phần lớn không thể dự tính trước trong ngân sách. Điều này làm cho chi phí y tế không giống với các chi phí khác như: Thực phẩn hay học phí của trẻ em mà mỗi gia đình có thể có kế hoạch trước. Hầu hết bệnh tật (trừ những bệnh mãn tính) và thương tích đều là bất ngờ và không thể biết trước, có nghĩa là những khoản phát sinh lớn cho những điều trị này thường phải tri trả ngoài kế hoạch như: bán những đồ vật trong nhà hoặc vay mượn. Việc thiếu tiền để diều trị sẽ dễ dàng xảy ra và bạn bè, người thân sẽ là nơi họ tìm đến để vay mượn lúc khó khăn. “Mọi người thì động viên là tốn bao nhiêu cũng phải chữa cho khỏi nên anh em, họ hàng, bạn bè mỗi người cho vay một ít để điều trị bệnh, bao giờ mình khỏi bệnh thì lại làm để trả họ sau vậy. Không có mọi người trong gia đình, bạn bè giúp đỡ thì mình cũng chẳng biết vay mượn ở đâu để lấy tiền chữa bệnh nữa. Dù sao thì chỗ họ hàng, bạn bè thân thích thì vay tạm một ít tiền cũng dễ hơn”. (Nam, 50 tuổi, công nhân). Trên đây là một trong những vai trò của mạng truyền thống và mạng hỗn hợp, vậy với mạng lưới chức năng thì việc giúp đỡ về vật chất và tiền bạc được thể hiện thế nào? “Mình có quen một bác sỹ ở bệnh viện C, nếu mà có gì phải đến khám thì chẳng bao giờ ông ấy lấy tiền, cứ đến là ông ấy khám cho luôn, không thì ông ấy dẫn đi các nơi trong bệnh viện để khám nhưng chẳng bao giờ mất tiền cả” (Nữ, 32 tuổi, công nhân) Như vậy, với kiểu mạng quan hệ xã hội theo chức năng, ta cũng bắt gặp sự giúp đỡ về vật chất, tiền bạc, bên cạnh đó là sự giúp đỡ về thủ tục và các cách thức khám chữa khác. Sự giúp đỡ về tiền bạc và vật chất có thể thấy là biểu hiện rõ nhất của tính hữu ích của mạng xã hội trong hành vi tìm kiếm sức khỏe của người dân, tuy nhiên điều này không xảy ra trong mọi trường hợp, vậy trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ thì mạng xã hội còn thể hiện vai trò của mình ở những gì nữa? 2. Sự giúp đỡ về thông tin Một nghiên cứu về hành vi tìm kiếm sức khỏe cho thấy, có một tỷ lệ rất cao (58,7%) người được hỏi lựa chọn việc chủ động mua thuốc về nhà tự chữa trị. [10, 37]. Con số này, bản thân nó có thể là sự khẳng định không chỉ sự thuận tiện, phong phú của thị trường thuốc men, mà còn cho thấy khả năng chủ động và sự tiến bộ về dân trí trong việc xử trí khi ốm đau. Tuy nhiên, đối với hành vi tìm kiếm sức khỏe bằng việc mua thuốc về nhà thì mạng xã hội cũng được sử dụng với một vai trò là nơi cung cấp thông tin cho việc lựa chọn phương thức chữa bệnh. “Thường thì với những bệnh nhẹ thì cô chỉ ở mua thuốc về nhà chữa thôi, con cái trong nhà mà ốm cũng vậy, bọn trẻ con nó ốm suốt ấy mà nếu mà đưa đi bệnh viện thì tốn kém mà mệt lắm, nếu với những bệnh mà mình cảm thấy lạ, không biết thì hỏi mọi người xung quanh, hỏi ông bà, bạn bè nói chung là chữa bằng kinh nghiệm vẫn khỏi” (Nữ, 50 tuổi, nhân viên văn phòng) Đối với mạng theo quan hệ chức năng thì việc cung cấp thông tin là đặc biệt hiệu quả và được mọi người tin tưởng. Đặc biệt đối với những bệnh thông thường thì việc hỏi ý kiến bác sỹ khi có người quen là bác sỹ thường được sử dụng “Chị có người bạn là bác sỹ ở bệnh viện Bạch Mai, nếu ở nhà mà có ai bị ốm như cảm cúm thông thường thì lại gọi điện hỏi nó xem chữa như thế nào, uống thuốc gì, thường thì nó nói thuốc luôn cho mà uống, cũng có khi rảnh thì nó qua tận nhà để khám cho, nói chung có người quen là bác sỹ cũng tiện” (Nữ, 30 tuổi, công nhân viên chức) Như vậy, với những bệnh thông thường thì hành vi tìm kiếm sức khỏe được sử dụng phần lớn là thông qua mạng xã hội với việc cung cấp thông tin về phương pháp và cách thức chữa trị. Còn với những bệnh nặng và phải đi khám ở các cơ sở y tế thì sao? Vai trò của mạng xã hội được thể hiện dưới những hình thức nào? Qua một nghiên cứu gần đây về sự lựa chọn loại hình dịch vụ khám chữa bệnh thì trong trường hợp điều trị tại nhà bằng thuốc hay các phương pháp khác không thuyên giảm hay bị nặng hơn người ta mới tìm đến loại hình dịch vụ cao hơn để khám chữa bệnh. Lúc này, mạng xã hội là nơi cung cấp thông tin về các dịch vụ y tế, thường thì sự hiểu biết về các loại hình dịch vụ được thiết lập thông qua các mạng xã hội được người dân khá tin tưởng. Đối với mạng truyền thống thì việc cung cấp thông tin chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu cơ sở y tế mà mình đã từng đi khám, thông tin về thủ tục khám chữa bệnh, hay giới thiệu đến một bác sỹ mà mình quen biết. “Khi ở nhà khám, rồi chữa mãi mà không khỏi, nghe bạn bè, anh em giới thiệu là Bạch Mai là nơi chữa tốt nhất bệnh này, anh chị mới lên đây để khám, và chữa. Trước khi đến chữa bệnh ở đây anh chị cũng đã đến viện 108 để chữa nhưng cũng không được. Không có mọi người thì mình cũng chẳng biết mà đến. Với lại ở đây cô chị lại có người bạn cũ đang làm tại khoa mà anh chữa bệnh, mặc dù lâu lắm rồi không liên lạc nhưng đến khi cô nhờ thì ông ấy giúp đỡ rất nhiệt tình” (Nữ, vợ một bệnh nhân, 27 tuổi, giáo viên) Có thể thấy ở đây một “Sức mạng của những quan hệ yếu”. Người bác sỹ chịu trách nhiệm trong việc chữa trị cho bệnh nhân mặc dù không có mối liên hệ gì trước đó với bệnh nhân, tấn xuất và mức độ quan hệ với người nhà bệnh nhân cũng chỉ ở mức bình thường, hiếm khi mới liên lạc nhưng lại thường xuyên giúp bệnh nhân trong việc chữa trị bệnh, cung cấp những thông tin cần thiết để bệnh nhân có được một cách thức chữa trị tốt nhất. Như vậy, có rất nhiều loại thông tin được cung cấp khi sử dụng mạng xã hội trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ. Bên cạnh những thông tin về cách thức, phương pháp chữa bệnh hay thủ tục khám chữa bệnh thì những người bị bệnh cũng được cung cấp những thông tin khác liên quan đến việc điều trị... “Ở đây, những người bệnh nhân cùng nằm trong một phòng khá là thân thiết với nhau, mọi người thường trao đổi tâm sự với nhau về cuộc sống, về gia đình... và cả những thông tin về ăn uống, bệnh của mình thì phải kiêng ăn gì, kiêng uống gì, nên ăn món gì thì tốt cho sức khoẻ bệnh tật, cả việc uống thuốc nữa, đôi khi mình thấy những kinh nghiệm của mọi người trong việc uống thuốc thì rất bổ ích.” (Nữ, 27 tuổi, giáo viên) Như vậy có thể kết luận rằng, mạng lưới xã hội với tư cách là các thiết chế xã hội không những có chức năng gắn kết xã hội mà còn có chức năng cung cấp thông tin chính xác, cấn thiết và nhờ vậy góp phần làm giảm các chi phí giao dịch cho các bên tham gia mạng lưới. 3 Mạng xã hội với vai trò tình cảm trong quá trình khám chữa bệnh Ngoài những vai trò chức năng thuần tuý mạng xã hội còn có một vai trò lớn đối với hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân đó là mối quan hệ tình cảm giữa bệnh nhân - bệnh nhân, bênh nhân – bác sỹ, bệnh nhân với những người thân trong gia đinh… Nhưng mối quan hệ tình cảm ấy có ý nghĩa không nhỏ đến quá trình điều trị, khám chữa bệnh. “Những người thân trong gia đình là một nguồn động viên to lớn cho gia đình tôi, khi anh ấy mắc bệnh thì dường như cả nhà đều quan tâm chăm sóc, mỗi người mỗi ít, tất cả đều thể hiện tình cảm gắn bó của cả nhà. Anh ấy nhà chị mỗi tuần phải 3 lần lên đây để lọc máu, chị đưa lên một lần, còn hai anh trai, mỗi anh đều thu xếp công việc để đưa anh ấy lên những lần tiếp. Rồi những lúc đưa anh ấy đi như thế này phải nghỉ dậy thì mọi người ở trường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho rất nhiều, như dạy hộ hoặc xếp lịch để những buổi dậy của mình không bị trùng vào những hôm đưa anh ấy đi chữa bệnh. những sự quan tâm giúp đỡ như thế dù rất nhỏ nhưng thực sự là nguồn lực để hai vợ chồng có thề yêm tâm chữa bệnh” Nữ ( 27 tuổi, gíáo viên, quên Hưng Yên ) Đúng là trong cơn hoạn nạn mới thấy được tình cảm của nhau, khi bị bệnh thì sự động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè quả thực là rất quý báu. Mạng xã hội trong trường hợp này thiên về mặt tình cảm, mối quan hệ cũng trở nên gần gũi, thân thiết hơn. Như vậy hành vi tìm kiếm sức khoẻ đã tạo nên chất kết dính bền chặt hơn trong mạng xã hội mà nó sử dụng đồng thời nó cũng tạo nên nguồn lực động viên chính bản thân người bệnh trong quá trình điều trị bệnh. Sự động viên, giúp đỡ nhau bằng những công việc cụ thể thể hiện tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau trong lúc ốm đau, bệnh tật. “ Cô mắc bệnh nan y nên phải điều trị lâu trong bệnh viện, trong suốt thời gian này cô đã được sự quan tâm, chia sẻ của những bệnh nhân cùng phòng, mọi người sống với nhau rất tình cảm, gần gũi. Bây giờ mọi người đã trở thành những người thân thiêt thực sự của nhau”. ( Nữ 45 tuổi, nghỉ hưu, Quê Phú Thọ ) Có thể thấy rằng trong quá trình khám chữa, nhiều mối quan hệ đã được thiêt lập, hay nói cách khác một mạng lưới xã hội mới đã được lập nên, mạng lưới xã hội này không chỉ cung cấp cho bệnh nhân những thông tin cần thiết về quá trình điều trị khám chữa của mình mà còn có vai trò to lớn về mặt tình cảm. Những người bệnh nhân cùng mắc bệnh giống nhau, cùng điều trị trong cùng một buồng bệnh, họ thường xuyên an ủi, động viên, chia sẻ, tâm sự từ chuyện gia đình, bạn bè cho đến chuyện công việc, những mối quan tâm chung, những kinh nghiệm trong quá trình điều trị. Đó thực sự là một nguồn động viên không nhỏ đối với các bệnh nhân. Đồng thời cũng là cách quan tâm chia sẻ của những người có cùng hoàn cảnh, cùng chung nỗi niềm. Còn đối với những người không cùng chung một hoàn cảnh thì sao? Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến mối quan hệ giữa các y bác sỹ và bệnh nhân. Ban đầu mối quan hệ giữa họ chỉ là mối quan hệ thuần tuý của bệnh nhân và bác sỹ (người có nhu cầu và người đáp ứng nhu cầu). Nhưng khi mạng xã hội đã được thiết lập thì mối quan hệ ấy bắt đầu có sự thay đổi trong đó yếu tố tình cảm được đan xen và dần được biểu hiện rõ. “ Người ta cứ hay chê trách bác sỹ nhưng mà cô thấy không đúng như thế. Ở đây bác sỹ rất tốt, không những hết lòng khám chữa mà còn giúp đỡ bệnh nhân cả về mặt vật chất và tinh thần. Trong khoa điều trị của cô có một cậu thanh niên phải mổ mấy lần mà vẫn chưa chữa khỏi bệnh. Nhà cậu này lại nghèo lắm! Các bác sỹ trong khoa đã cùng nhau góp tiền để hỗ trợ thêm cho cậu ấy. Còn nhiều trường hợp có bệnh nhân còn được các bác sỹ hỗ trợ 100% viện phí”. (Nữ, 45 tuổi, nghỉ hưu, Quê Phú Thọ) Như vậy ở đây vai trò của mạng xã hội đã thể hiện trong quá trình khám chữa bệnh, người bệnh đã thiết lập được một mối quan hệ với các y bác sỹ, mối quan hệ ấy trở thành một mối quan hệ thân thiết và bền chặt. Từ mối quan hệ xã hội ấy đã có những ảnh hưởng rất quan trọng đến nhu cầu tìm kiếm sức khoẻ của mỗi bệnh nhân, họ được giúp đỡ trong quá trình điều trị, một số còn được hỗ trợ về kinh phí, họ nhận được sự quan tâm thường xuyên của các bác sỹ…Những yếu tố này thể hiện đầy đủ vai trò về mặt tình cảm của mạng xã hội trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ của mỗi cá nhân. D. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, có thể thấy mạng xã hội được sử dụng khá rộng rãi trong mô hình hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân, tuy nhiên, trái với giả thuyết lúc đầu đưa ra là mạng xã hội theo quan hệ chức năng được dùng chủ yếu thì mạng hỗn hợp lại tỏ ra có ưu thế hơn so với các mạng khác, trong mạng hỗn hợp, người ta sử dụng huy động tất cả các mối quan hệ xã hội của mình nhằm đạt được mục tiêu của hành vi tìm kiếm sức khoẻ. Vai trò của mạng xã hội cũng tỏ ra khá đa dạng, nhiều chiều, nhiều khía cạnh đối với hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân. Các dạng mạng xã hội được sử dụng khá là phong phú nên chức năng của chúng cũng đa dạng và phong phú theo. Mạng xã hội không chỉ có vai trò thiết lập những mối quan hệ chức năng nhằm tìm kiếm những thông tin về chăm sóc sức khoẻ mà còn có những vai trò khác như giúp đỡ về vật chất, tiền bạc, động viên về mặt tình cảm đối với bệnh nhân. Như vậy có thể khẳng định rằng, mạng lưới xã hội có vai trò quan trọng trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ. Nhờ có mạng xã hội mà các thành viên của mạng đều chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ và có những lợi ích rang buộc lẫn nhau. Mạng lưới xã hội không chỉ có chức năng gắn kết xã hội, thiết lập và tạo dựng các quan hệ xã hội mà còn có chức năng cung cấp thông tin chính xác, cần thiết và nhờ vậy góp phần làm giảm các chi phí giao dịch cho các bên tham gia mạng. Nghiên cứu này cũng mở ra một hướng nghiên cứu mới về sau đó là: liệu vai trò của mạng xã hội có giảm đi trong quá trình khám chữa bệnh nếu như thiết chế y tế vận hành một cách hoàn thiện và hiệu quả. II. KHUYẾN NGHỊ - Sử dụng cách tiếp cận mạng lưới xã hội trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ đã cho chúng ta một cái nhìn bao quát và sâu sắc. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của mạng xã hội trong quá trình bệnh nhân tìm kiếm sức khoẻ. Nhưng bên cạnh đó, đôi khi việc sử dụng các mạng xã hội không chính thức, không theo quan hệ chức năng dễ dẫn tới nảy sinh những tiêu cực. Đây là một vấn đề đòi hỏi cần phải được sự quan tâm lớn từ nhiều phía trong đó Bộ Y tế đóng vai trò rất quan trọng. - Những vấn đề này sinh từ thực tế sử dụng các quan hệ xã hội như: tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ quyền lực, về thái độ làm việc, về đạo đức nghề nghiệp của y, bác sĩ, vấn đề công bằng trong sử dụng dịch vụ y tế là những vấn đề đòi hỏi cần phải được nghiên cứu sâu hơn. - Hiện tượng “cò bệnh viện” xuất hiện tại một số các bệnh viện lớn là một thực tế đáng lo ngại. Nó góp phần không nhỏ làm cho một bộ phận y, bác sĩ bị thoái hoá, biến chất, nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu công bằng trong sử dụng dịch vụ y tế. Bộ Y tế cần có sự thanh tra, giám sát để dẹp bỏ hiện tượng này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng thế giới, tổ chức SIDA Thuỵ Điển, tổ chức AusAID và đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan, với sự cộng tác của Bộ Y tế Việt Nam: Việt Nam khoẻ để phát triển bền vững Nghiên cứu tổng quan ngành y tế Việt Nam ( tháng 5 năm 2001 ) 2. Trịnh Hoà Bình, Nguyễn Đức Chính: Mấy vấn đề cần quan tâm hiện nay của hệ thống chăm sóc sức khoẻ Tạp chí Xã hội học số 2 (74), 2001 ( Tr 49 – 57 ) 3.Nguyễn Đức Chính: Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu xã hội học y tế Tạp chí Xã hội học số 3 (79), 2002 (Tr 72 – 78 ) 4.Trịnh Hoà Bình, Đào Thanh Trường: Vấn đề công bằng và khả năng cung cấp dịnh vụ chăm sóc sức khoẻ tại các bệnh viện tư hiện nay Tạp chí xã hội học số 2(86), 2004 ( Tr 39-46) 5. Lê Ngọc Hùng: Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội: trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên. Tạp chí Xã hội học số 2 (82), 2003 (Tr 67- 75 ) 6.Nguyễn Quý Thanh: Những tác động của viện phí không chính thức. Tạp chí Xã hội học sô 3, tháng 3/2001 7. Trịnh Minh Loan: Mấy ý kiến về quan hệ giữa y tế nhà nước và y tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay Tạp chí Xã hội học số 4 (80), 2002 (Tr 80 – 85 ) 8. Đặng Nguyên Anh: Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư Tạp chí Xã hội học số 2 (62), 1998 ( Tr 16 – 23 ) 9.Nguyễn Quý Thanh: Hành động xã hội và tương tác xã hội, trong “Xã hội học đại cương”, Phạm Tất Dong chủ biên – NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2001 10. Trịnh Hoà Bình ( Chủ nhiệm đề tài ): Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Sức khoẻ và “hành vi tìm kiếm sức khoẻ” của cư dân nông thôn hiện nay- Những kiến nghị về chính sách ( Qua nghiên cứu ở một số cộng đồng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ ). Tháng 5/2001 11. Mark Granovetter: The strength of weak ties: A network theory revisited State Unieversity of New York, Stony Brook

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH18.doc
Tài liệu liên quan