Đề tài Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam ra nhập WTO
Trong quá trình gia nhập WTO,chúng ta nhận thấy một thực tế là có một bộ phận lớn các doanh nghiệp ,cũng như các nhà quản lí .chúng ta chưa hiểu biết chắc hoặc hiểu nhưng rất hạn chế về vấn đề này.WTO thể hiện như người lĩnh canh gác ,trông coi về mậu dịch quốc tế,liên tục nghiên cứu về thương mại về các nước thành viên của mình. Trong các tổ chức của mình các thành viên theo dõi và nhắc nhỏ các biện pháp đã dược các nước thành viên đề nghị hay đẫ soạn thảo mà chúng có thể trở thành nguồn gốc mâu thuẫn trong quan hệ mậu dịch. Trong các trường hợp nếu các mâu thuãn không thể giải quyết ở mức độ song phương thì sẽ được cơ quan chuyên trách của WTO tiến hành xem xét giải quyết .Các thành viên của WTO cho WTO tất cả các vấn đề cụ thể về những biện pháp mậu dịch khác nhau và số liệu thống kê để WTO lưu trữ vào ngân hàng dữ liệu của mình.
14 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam ra nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Lời mở đầu
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia. Việt Nam cũng vậy - nhất là Việt nam là nước đang phát triển, để đưa nền kinh tế đi lên thì việc gia nhập một tổ chức kinh tế thế giới là điều không thể tránh khỏi. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiên đại hoá theo định hướng CNXH thưc hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Đó chỉ là điểm sơ qua những thuận lợi khi ra nhập WTO. Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ mở rộng quan hệ đối ngoại chủ động tham gia các tổ chức quốc tế củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là đường lối của Đảng và nhà nước ta. Một trong những điều kiện để quá trình này đạt hiệu quả tốt là chúng ta phải gia nhập WTO. Tìm hiểu về Việt Nam gia nhập WTO chúng ta sẽ thấy được thuận lợi cũng như khó khăn mà Việt Nam gặp phải để từ đó có được cách nhìn đúng đắn nền kinh tế nước nhà, xây dựng cho minh những kiến thức cơ bản của một nhà kinh tế trong tương lai. Vì vậy em quỵết định chọn đề tài “ Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam ra nhập WTO”
Bài viết gồm có 3 chương:
Chương I: WTO-Những điều cần biết
Chương II:Cơ hội và thách thức khi ra nhập WTO
Chương III:Những thành tựu đạt đựơc sau khi ra nhập WTO,cơ hội và thách thức trong năm 2008
CHƯƠNG I
Những cơ hội có được khi ra nhập WTO
I.1. WTO:
Trước hết chúng ta cần hiểu được WTO là gì ? WTO (World Trade Organization) là tổ chức thương mại thế giới được thành lập theo hiệp định thành lập tổ chức ky tạI Marrakesh. WTO là thế chế pháp lý nhằm điều tiết các mối quan hệ kinh tế - Thương mại mang tính toàn cầu. Sự ra đời của WTO đánh dấu bước tiến chưa từng thấy của thương mại toàn cầu sau chiến tranh thế giới lần thứ II
I.2. Mục tiêu của WTO
WTO là một tổ chức quốc tế có tính toàn cầu, là một thiết chế, pháp lí quốc tế liên quan đến các qui định,qui tắc, luật chơi của thương mại, kinh doanh toàn cầu. Hạt nhân của các thiết chế pháp lý quốc tế này là các hiệo định của WTO được các nước, các nền kinh tế tham gia thương mại quốc tế xây dựng và cam kết thực hiện. Các hiệp định này đã tạo lập một khung pháp lý vững chắc cho thương mại đa biên,là khuôn khổ ràng buộc chính phủ các nước, các nền kinh tế đàm phán và ký kết với nhau, nhưng cái đích cuối cùng là trợ giúp các nhà sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong điều chỉnh các hành vi thương mại, kinh doanh.
Để thực hiện mục tiêu chung của GATT trước đây, WTO đã xác định 3 mục tiêu cơ bản sau :
Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Giải quyết các bất đồng tranh chấp thương mại phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh quốc tế, giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương.
Nâng cao mức sống, đảm bảo đầy đủ việc làm khối lượng thu nhập và nhu cầu thực tế, phát triển ổn định ,mở rộng sản xuất ,thương mại hàng hoá , dịch vụ của mỗi nước thành viên.
I.3.Nguyên tắc của WTO.
Để thực hiện các mục tiêu trên một cách hiệu quả WTO đã đặt ra những nguyên tắc hoạt động buộc tất cả các nước thành viên WTO phải tuân thủ. Trong đó có 3 nguyên tắc quan trọng nhất :
Nguyên tắc" Tối huệ quốc"(MFN-Most Favỏued Nation) là nguyên tắc pháp lí quan trọng nhất của WTO. Nguyên tắc này được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu tiên nào đó thì nước này cũng phải dành sự ưu tiên đó cho tất cả các nước thành viên khác.
Nguyên tắc" Đãi ngộ quốc gia" (NT-Nationa Trêatmnt) được hiểu là hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém phần thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước.
Nguyên tắc " Cạnh tranh công bằng " ( Fair Compelition )thể hiên nguyên tắc " Tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau "
CHƯƠNG II
Những thuận lợi và khó khăn khi ra nhập WTO
Thứ 3,ngày 7 tháng 11 năm 2006 ,tại Gêneva(Thuỵ Sĩ)đã diễn ra trọng thể lễ kí kí nghị dịnh thư về Việc Nam được chính thức ra nhập WTO. Thủ tướng Nguỹên Tấn Dũng đã nói : Việt Nam đã chính thức đựoc kết nạp vàoổ chức thương mại có qui mô toàn cầu này.
Đâu là cơ hội mà chúng ta cần phải tận dụng. Những thách thức nào mà chíng ta phải nhận biết để vượt qua. Và để tận dụng cơ hội vượt qua thủ thách chúng ta phải làm gì.
Đảng Cộng Sản Việt Nam với bản chất cách mạng và tư duy chính trị nhạy bén đã khởi xướng và tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc trên các lĩnh vực cả về cơ chế quản lí,đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại và cải cách hành chính Quốc gia. Gắn kết các nội dung đổi mới để đảm bảo cho quá trình đổi mới là quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật cơ chế quản lí từng bước hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường. Chính điều này không chỉ phát huy nội lực của đát nước,sức mạnh của khối đại doàn kết toàn dân mà còn tạo ra tiền đề bên trong – nhân tố quyết định cho tiến trình hội nhập với bên ngoài . Thực hiện đường lối của Đảng,chúng ta đã phát triển mạnh quan hệ toàn diện và mở cửa buôn bán với biên giới Trung Quốc , gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam A(ASEAN),diễn đàn kinh tế Châu A – TháI Bình Dương(APEC)là sáng lập viên diễn đàn hợp tác A-Âu…Đây là những bước đI quan trọng,là sự cọ xát từng bước trong tiến trình hội nhập.
Trên cơ sở những thành tựu đạt dược sau gần 10 năm đổi mới,năm 1995 nước ta chính thức làm đơn xin ra nhập Tổ chức thương mạI thế giới. Nhận thức rõ “toàn cầu hoá kinh tế”là một xu thế khách quan,lôI cuốn ngày càng nhiều nước tham gia và thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ chính trị khoá VIII về hội nhập kinh tế quốc tế,chúng ta đã nỗ lực hoàn thiện thể chế,chính sách nhăm hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường,kiên trì đàm phán trêncả hai kenh song phương và đa phương.
II.1. Thuận lợi .
Tham gia vào WTO , tức là tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá sẽ có rất nhiều cơ hội , không bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường về hàng hoá và dịch vụ đầu tư , sự chuyển dịch có cơ cấu theo hướng CNH, HĐH được dễ dàng - nhất là trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng kỹ thuật - công nghệ lần thư 3. Không tham gia thế giới, không có điều kiện để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Tham gia vào tổ chức Thương Mại thế giới , nước ta đứng trước những cơ hội lớn như sau:
Một là, được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng .
Hai là, với việc hoàn thiện hệ thống pháp lí kinh tế theo cơ cấu thị trường định hướng XHCN và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lí theo qui định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn
khoảng cách phát triển. Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế ngày càng nổi trội .
Bảng thống kê tỉ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Đầu tư nước ngoài
Tỉ lệ
Giá trị sản xuất công nghiệp
37%
Kim ngạch xuất khẩu
56%
GDP
15.5%
Ba là, gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu , có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế công bằng hơn, hợp lí hơn,có điều kiện bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương nhiên là kết quả đấu tranh còn phụ thuộc vào thế lực của ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và năng lực quản lí, điều hành của ta.
Bốn là, mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc ra nhập WTO, hội nhập vào kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước , bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn , có hiệu quả hơn.
Năm là, cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm : " Việt Nam mong muốn là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển
II.2.Thách thức.
Bên cạnh những cơ hội có được khi ra nhập WTO thì cũng có không ít những khó khăn,thách thức mà chúng ta phải đối đầu, nhất là trong điều kiện nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, quản lí Nhà nước còn yếu kém và bất cập,doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé. Những thách thức này gồm:
Một là,cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn với nhiều đối thủ hơn,trên bình diện rộng hơn,sâu hơn. Đây là giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước ,giữa doanh nghiệp của ta với doanh nghiệp các nước,không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống còn mức trung bình 13,4% trong vòng từ 3 đến 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn.
Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa Nhà Nước trong việc hoạch định chính sách quản lí và chiến lược phát triển có phát huy đuợc lợi ích so sánh hay không ,có thể hiện được khả năng” phản ánh vượt trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không. Chính sách quản lí có tạo được chi phí giao dịch xã hội thấp nhất cho sản xuất kinh doanh hay không,có tạo dựng được môi trường đầu tư thông thoáng ,thuận lợi hay không…Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh trên đây sẽ tạo nên sức mạnh của toàn bộ nền kinh tế,sức cạnh tranh Quốc gia.
Hai là,trên thế giới sự “phân phối “ lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ích ít hơn. Ơ mỗi quốc gia , sự phân phối lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ích ít hơn,thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá, nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an ninh Xã Hội đúng đắn,phải quán triệt và thực tốt chủ trương của Đảng” tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”.
Ba là,Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn,có năng lực dự báo và phân tích định hình ,cơ chế quản lí phải tạo cở để có nền kinh tế có khả năng phản ánh tích cực ,hạn chế được những tiêu cục trên thị trường biến đọng thế giới.
Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn,hệ thống pháp luật chuă hoàn thiện,kinh nghiệm vận hành nền kinh tế chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ,đòi hỏi chúng phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ với lòng tự hào và trách nhiệm rất cao trước dân tộc.
Bốn là,Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường,bảo vệ an ninh quốc gia,giữ gìn bản sắc dân tộc Văn Hoá và truyền thống tốt đệp của dân tộc,chống lại lối sống thực dụng,chạy theo đòng tiền.
Như vậy,gia nhập Tổ chức thương mại thế giới,hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hôị lớn vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác đọng của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Cơ hội và thách thức không phải “Nhất thành bất biến” mà luôn luôn vận động,chuỷen hoá và thách thức đối với ngành này nhưng có thể là cơ hội cho các ngành khác phát triển.
Với thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới ,quá trình chuyển biến tích cực cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua,cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước ra nhập Tổ chức thương mại thế trước ta,cho chúng ta niềm tin vững chắc : chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội,vượt qua thách thức. Có thể có một số doanh nghiệp khó khăn.thậm chí lâm vào cảnh phá sản nhưng phần lớn doanh nghiệp sẽ trụ vững và vươn lên nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường và toàn bộ nền kinh tế sẽ phát triển theo mục tiêu và định hướng của chúng ta .
CHƯƠNG 3
Những thành tựu đạt được sau khi ra nhậpWTO,cơ hội và thách thức trong năm 2008
III.1.Những thành tựu đạt được sau khi ra nhập WTO.
Sau một năm trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã đạt đươc những thành tựu phát triển đáng kể. Điều này không những được thể hiện qua những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong năm 2007 mà còn là đIều được các chuyên gia trong kinh tế ghi nhận.
Thứ nhất,trong lĩnh vực chính trị:
+Củng cố hợp tác hệ thống đa phương trên mọi lĩnh vực.
+Thúc đẩy sự phát triển trong khu vực và quốc tế
+Hợp tác về an ninh và chống khủng bố.
+Giải quyết các vấn đề về môi trường.
+Cùng thế giới thảo luận các vấn đề về nhân quyền
+Đối phó với những mối đe doạ toàn cầu
Thứ hai ,trong lĩnh vực kinh tế tài chính:
+Thúc đẩy công nghiệp kinh tế đa phương.
+Thúc đẩy thương mại và đầu tư.
+Chương trình hành động thuận lợi hoá thương mại.
+Tăng cường đối thoại các vấn đề tài chính.
+Thúc đẩy đối thoại trong khu vực doanh nghiệp.
+Hướng tới quan hệ đối tác chặt chẽ hơn
Thứ ba,trong lĩnh vực văn hoá xã hội.
+Thúc đẩy đối thoại về văn hoá và văn minh.
+Thúc đẩy đối thoại về tín ngưỡng.
III.2.Cơ hội và thách thức trong năm 2008.
Năm 2008 được đánh giá là năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010.
Trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động,giá các mặt hàng nguyên liệu tăng nhanh. Trước bối cảnh đó,toàn Đảng,toàn dân ta đã xác định phải nỗ lực cao nhất để tranh thủ tối đa thời cơ vượt qua khó khăn thử thách,phấn đấu hoàn thành và hoàn thành cơ bản những chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm.
Phấn đấu tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 8,5%-9%so với năm 2007,GDP theo giá hiện hành dự kiến khoảng 1337-1347nghìn tỉ đồng ,tương đương khoảng 83 tỉ USD , GDP bình quân đầu người khoảng 960USD.
Bảng phấn đấu chỉ tiêu các ngành năm 2008 so với năm 2007
Kết luận
Trong quá trình gia nhập WTO,chúng ta nhận thấy một thực tế là có một bộ phận lớn các doanh nghiệp ,cũng như các nhà quản lí .chúng ta chưa hiểu biết chắc hoặc hiểu nhưng rất hạn chế về vấn đề này.WTO thể hiện như người lĩnh canh gác ,trông coi về mậu dịch quốc tế,liên tục nghiên cứu về thương mại về các nước thành viên của mình. Trong các tổ chức của mình các thành viên theo dõi và nhắc nhỏ các biện pháp đã dược các nước thành viên đề nghị hay đẫ soạn thảo mà chúng có thể trở thành nguồn gốc mâu thuẫn trong quan hệ mậu dịch. Trong các trường hợp nếu các mâu thuãn không thể giải quyết ở mức độ song phương thì sẽ được cơ quan chuyên trách của WTO tiến hành xem xét giải quyết .Các thành viên của WTO cho WTO tất cả các vấn đề cụ thể về những biện pháp mậu dịch khác nhau và số liệu thống kê để WTO lưu trữ vào ngân hàng dữ liệu của mình. ‘
Bên cạnh những thuận lợi mà WTO mang lại ,đất nước ta cũng không tránh khỏi những khó khăn phải đương đầu. Nhưng dù thế nào đi nữa sự đoàn kết của Đảng,sự đồng thuận trong xã hội sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn,thử thách vững bước trên con đường hội nhập và hội nhập quốc tế .
Do tầm hiểu biết còn hạn chế và khả năng có hạn, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong có được sự đóng góp từ phía cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Thị Thu Trang
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh Tế Chính Trị Mac-Lê nin. Nhà xuất bản Giáo Dục
Việt Nam với WTO-Nhà xuất bản Tư Pháp.Chuyên đề số 01/2007.
Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế – Nhà xuất bản Thống kê
Trang wed:http//Việt Báo.vn.
Trang wed:http//Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Trang wed:http//Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32972.doc