MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM: 7
1.1. Vấn đề tỷ giá hối đoái ở Việt Nam 7
1.2. Phân tích tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. 10
1.2.1. Nguồn gốc của rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp XNK Việt Nam10
1.2.2. Tác động của biến động tỷ giá đến các doanh nghiệp XNK Việt Nam11
1.2.3 Đo lường tác động của chênh lệch tỷ giá hối đoái lên doanh thu của các doanh nghiệp XNK Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010 15
1.2.4. Kết luận mô hình22
2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP XNK VIỆT NAM 23
2.1. Đặc điểm quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam: 23
2.1.1. Đối với ngân hàng nhà nước: 24
2.1.2. Đối với ngân hàng thương mại : 28
2.1.3. Đối với doanh nghiệp XNK: 30
2.1.3.1. Về chủ quan: 32
2.1.3.2. Về khách quan: 34
2.2. Kết quả khảo sát về tình hình quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010. 35
3. ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY NHỊ PHÂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP GIẢI THÍCH CHO QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐAN MẠCH VÀO VIỆT NAM. 40
[6]
3.1. Giới thiệu mô hình: 40
3.2. Ứng dụng mô hình vào trường hợp Việt Nam: 46
KẾT LUẬN 49
PHỤ LỤC 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3456 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình probit trong đánh giá quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ chức tín dụng không có các sản phẩm tài chính phái sinh.
Các sản phẩm tài chính phái sinh do các tổ chức tín dụng cung cấp hiện tại đều được
Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm.
Bốn là, các quy định của pháp luật hiện hành chưa có quy định về các biện pháp, tỷ lệ
đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro của các ngân hàng thương mại khi cung cấp hoặc đầu tư
vào các sản phẩm tài chính phái sinh và chưa có quy định làm cơ sở pháp lý để bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào các giao dịch mua, bán các công cụ tài
chính phái sinh.
2.1.2. Đối với ngân hàng thương mại :
Trên thị thường ngoại hối, NHTM đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ, nhà tạo lập thị
trường, nhà môi giới, nhà đầu cơ và là nhà bảo hiểm rủi ro ngoại hối, họ chính là một
mắc xích quan trọng trong chuỗi vận động của thị trường ngoại hối, thị trường các công
cụ phái sinh tài chính.
Sau khi chính phủ có những chính sách tạo điều kiện cho thị trường các công cụ phái
sinh phát triển, các NHTM đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng vận động chung của thế
giới, mở rộng các dịch vụ nhằm giúp các doanh nghiệp có nhu cầu tham gia vào thị
trường. Nhìn chung, sau hơn 10 năm phát triển thị trường công cụ phái sinh đã có những
thành tựu đáng ghi nhận tuy chưa thật nhiều và thành công.
Trong số hơn 60 ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân
hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng
đã đăng ký với NHNN cung cấp dịch vụ phái sinh. Tuy nhiên, chỉ rất ít số đó thực sự
hoạt động và hoạt động hiệu quả. Có thể kể tên một số ít các ngân hàng nổi bật trong
việc cung cấp dịch vụ này như:
[29]
Bảng 2.1.2.1
STT Tên ngân hàng Sản phẩm công cụ phái sinh
1 Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Kỳ hạn, hoán đổi,
2 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Kỳ hạn, quyền chọn, tương lại,
hoán đổi
3 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Kỳ hạn, quyền chọn, tương lại,
hoán đổi
4 Ngân hàng công thương Việt Nam Kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn
5 Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam Kỳ hạn, quyền chọn
6 Ngân hàng TMCP Á Châu Quyền chọn
7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn
8 Ngân hàng ANZ Kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn
9 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Kỳ hạn, hoán đổi
10 Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu Kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn
Trong đó :
Ngân hàng HSBC được xem như ngân hàng cung cấp ngoại hối tốt nhất Việt Nam với
những giải thưởng năm 2006, 2007, 2009.
Ngân hàng TMP Ngoại thương Việt Nam được xem là ngân hàng có uy tín nhất Việt
Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ kinh
doanh ngoại tệ tốt nhất 2007…
[30]
Bảng 2.1.2.2 : Doanh thu từ nghiệp vụ phái sinh của một số NHTM lớn:
Năm Chỉ tiêu BIDV Vietinbank Vietcombank
TriệuVNĐ % TriệuVNĐ % TriệuVNĐ %
2007 Tổng thu nhập 7.794.275 100 6.648.680 100 5.763.393 100
Trong đó:
Thu từ các công cụ
phái sinh
19.11 0,24 4.256 0,06 0
Tổng lợi nhuận 2.028.246 100 1.529.085 100 3.192.119 100
Trong đó:
Dịch vụ phái sinh 8.829 0,04 -6.464 0 0 0
2008 Tổng thu nhập 7.570.430 100 8.694.253 100 10.991.219 100
Trong đó:
Thu từ các công cụ
phái sinh
363.288 4,79 74.764 0,86 52.492 0,04
Tổng lợi nhuận 2.368.018 100 2.436.388 100 3.525.877 100
Trong đó:
Dịch vụ phái sinh 237.93 10,04 -120.042 0 52.492 1,4
2009 Tổng thu nhập 9.687.959 100 5.428.316 100 9.286.804 100
Trong đó:
Thu từ các công cụ
phái sinh
91.272 0,94 200.587 3,70 6.42 0,06
Tổng lợi nhuận 3.605.469 100 1.678.289 100 5.004.374 100
Trong đó:
Dịch vụ phái sinh -171.695 0 -289.517 0 -288.777 0
Đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu tới nay, khi mà tình hình tỷ giá biến
động không ngừng thì đã có rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam tìm tới các công cụ
phái sinh tỷ giá thay vì chỉ chú trọng tới hoạt động huy động vốn như trước đây. Tuy
nhiên, đây là một công cụ hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, các NHTM cũng là doanh
nghiệp, bản thân họ cũng phải tự phòng ngừa những rủi ro mình gặp phải khi họ thực
hiện cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác. Trước tình hình biến động bất
thường, thêm vào đó là tình trạng khan hiếm USD như hiện nay, hầu như các NHTM co
lại và hạn chế cung cấp những sản phẩm phái sinh. Ngay bản thân họ cũng gặp những
khó khăn khi đưa các sản phẩm này vào hạn mục kinh doanh của mình.
[31]
Thứ nhất là nhu cầu của các doanh nghiệp. Trước năm 2008, các doanh nghiệp không hề
quan tâm đến các sản phẩm phái sinh bởi sự “ bảo hộ” của chính phủ về vấn đề tỷ giá là
khá thành công. Các NHTM phải vất vả lắm mới tăng được số lượng khách hàng của
mình trong lĩnh vực kinh doanh này. Đến sau khi khủng hoảng xảy ra, nhu cầu của
doanh nghiệp đã có tăng lên song thị trường vẫn cứ như “ chợ chiều”. Nguyên nhân là từ
văn hóa quản trị rủi ro của doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mặn mòi với sản phẩm mang
tính “ quốc tế” này.
Thứ hai là nguồn nhân lực. Hiện nay, các NHTM đang thiếu những chuyên gia thực sự
trong lĩnh vực này. Tuy công cụ này đã vào Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ
trước, song chúng ta vẫn thiếu những chuyên gia tư vấn có kiến thức và kinh nghiệm
thực tế trong lĩnh vực này vừa tư vấn cho khách hàng vừa giúp cho NHTM tự quản trị
rủi ro cho bản thân NHTM đó.
Thứ ba là phương tiện và thiết bị. Các NHTM thực sự thiếu những phần mềm xử lý, dự
báo xu hướng của tỷ giá, quản trị rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh,
chính vì vậy mà NHTM cũng không an tâm khi ký kết bất kỳ một hợp đồng phái sinh
nào mà không có số liệu phân tích kỹ thuật một cách chặt chẽ và mang tính chính xác
cao.
2.1.3. Đối với doanh nghiệp XNK:
Trong thời gian qua, trước những biến động khó lường của thị trường tài chính đặc biệt
là sau hai cuộc khủng hoảng lớn - khủng hoảng tài chính châu Á 1997 và khủng hoảng
tài chính kinh tế toàn cầu 2008, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức rõ những rủi
ro mà doanh nghiệp gặp phải khi nền kinh tế nước nhà hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới và đã chủ động tìm kiếm và xây dựng những biện pháp riêng cho doanh nghiệp
mình đối phó với những rủi ro mà đặc biệt là rủi ro tỷ giá như:
- Sử dụng các công cụ phái sinh như : kỳ hạn, hoán đổi, giao sau, quyền chọn.
- Dự báo tình hình tỷ giá để xác định giá cả đầu vào trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
[32]
- Tối ưu hóa việc quản lý vòng vốn để giảm thiểu thiệt hại và tăng hiệu quả kinh
doanh.
- Giảm lượng dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm.
- Thực hiện tiết kiểm giảm thiểu những chi phí không cần thiết.
- Áp dụng điều khoản giá linh hoạt
- Chuyển sang sử dụng những đồng tiền ít biến động hơn.
- Giảm khối lượng hàng xuất nhập khẩu, chuyển vào thị trường trong nước…
Những biện pháp trên cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã rất nhanh nhạy, sáng tạo
nhằm tối thiểu hóa những rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh của mình. Tuy
nhiên những gì doanh nghiệp Việt hành động để chống lại những rủi ro tài chính – rủi ro
tỷ giá là chưa đủ thuyết phục và hiệu quả.
2.1.3.1. Về chủ quan:
Khi mà trên thế giới, quản trị rủi ro tỷ giá đã trở thành một phần trong chiến lược lâu
dài, trở thành văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp thì ở Việt Nam, khái niệm quản
trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tỷ giá nói riêng còn là một ý niệm hết sức mơ hồ và
khá xa lạ. Có thể nói, tập quán manh múng, không có chiến lược cụ thể là đặc điểm đã
ăn sâu vào nhận thức của người Việt Nam từ nền kinh tế nông nghiệp nhỏ bé và lạc hậu,
chính điều này cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa quản trị rủi ro của doanh nghiệp
Việt Nam trong thời gian qua.
Đối với những người đứng đầu doanh nghiệp:
Đứng trước sự tác động của rủi ro tỷ giá, trước tiên nhà quản lý phải ra quyết định có
nên áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro hay không? Việc ra quyết định đầu tiên chủ
yếu dựa vào sự kỳ vọng của nhà quản lý đối với tỷ giá trong tương lai và thái độ của nhà
quản lý đối với rủi ro tỷ giá. Nếu nhà quản lý là người ngại rủi ro thì trong mọi tình
huống tốt nhất là nên áp dụng giải pháp ngừa rủi ro để có được một sự chắc chắn đồng
thời loại bỏ tác động của rủi ro tỷ giá. Nếu nhà quản lý là người thích rủi ro hay sẵn sàng
chấp nhận rủi ro tỷ giá thì trước tiên nhà quản lý nên dựa vào dự báo để hình thành kỳ
[33]
vọng của mình đối với sự biến động tỷ giá. Tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có
một thực trạng là hầu hết những nhà quản lý nói chung và những người chịu trách nhiệm
về tài chính mang tâm lý sợ trách nhiệm, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhà nước. Khi
mà văn hóa quản trị rủi ro ở các doanh nghiệp chưa được hình thành, chưa có chiến lược
cụ thể thì tâm lý này là hoàn toàn hợp lý. Bởi, nếu mang lại lợi ích cho công ty, cho
doanh nghiệp thì không nói gì nhưng nếu thiệt hại thì mọi trách nhiệm sẽ bị quy tội vào
những người đặt bút ký vào hợp đồng phái sinh, thậm chí sẽ dẫn đến trách nhiệm hình
sự. Chính điều này mà hầu như những nhà quản lý thường không mặn mà lắm với các
phương thức quản trị rủi ro, sử dụng công cụ phái sinh.
Thiếu nguồn nhân lực có trình độ:
Vấn đề nhân lực luôn là vấn đề lớn của Việt Nam, đối với lĩnh vực quản trị rủi ro vấn đề
này lại càng khó khăn hơn. Hiện nay ở các trường đào tạo cử nhân kinh tế hầu hết đều có
môn quản trị rủi ro, song lại không có những chuyên gia thực sự hoạt động lĩnh vực này
ở các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, thường không chú trọng đến vị trí quản trị rủi ro đặc biệt là những
chuyên gia am hiểu về các sản phẩm phái sinh mà có thể giúp các doanh nghiệp quản trị
rủi ro được tốt nhất mà thông thường là kiêm nhiệm. Chính điều này lại càng gây khó
khăn cho doanh nghiệp khi muốn phát huy vai trò của người làm quản trị rủi ro.
Văn hóa quản trị rủi ro:
Một số nghiên cứu về quản trị rủi ro gần đây đã cho thấy, những rủi ro mà doanh nghiệp
gặp phải không chỉ là do những tín toán sai lầm trong phân tích kỹ thuật mà còn là do
cách thức tổ chức và đạo đức nghề nghiệp,.. nói chung là văn hóa quản trị rủi ro của
chính doanh nghiệp đó. Nếu ban lãnh đạo biết xây dựng một chương trình, một chiến
lược quản trị rủi ro hợp lý theo từng giao đoạn cụ thể, khuyến khích các nhân viên tự
quản trị rủi ro tỷ giá trong các hoạt động thường ngày của họ, kiểm soát rủi ro một cách
chặt chẽ theo đúng với chiến lược đã vạch ra thì chắc chắn những rủi ro sẽ bị giảm thiểu
một cách tối đa. Thật tiếc điều này còn khác xa lạ và mới mẻ đối với các doanh nghiệp
Việt Nam.
[34]
Ngoài ra, là sự kém hiểu biết của doanh nghiệp về vai trò, ý nghĩa cũng nhưng cách thức
sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro và tâm lý e ngại sử dụng vì các sản phẩm tài
chính phái sinh còn quá mới mẻ.
2.1.3.2. Về khách quan:
Chi phí cao:
Đây là một trong những rào cản lớn nhất của các doanh nghiệp khi muốn tham gia vào
thị trường phái sinh. Do số lượng khách hàng không nhiều, những biến động khó lường
của tỷ giá và bản thân họ cũng sợ những rủi ro mà mình gặp phải mà các NHTM thường
đưa ra mức giá khá cao khiến cho các doanh nghiệp hết sức e ngại vì mức phí cao sẽ ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Số lượng sản phẩm phái sinh không nhiều và hấp dẫn:
Như đã đề cập ở trên, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì
nhu cầu của doanh nghiệp về ngoại hối cũng tăng lên cả về số lượng ngoại tệ lẫn thời
gian thanh toán hợp đồng. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt cơ chế chính sách cũng
như khả năng của các NHTM có hạn nên không đáp ứng được những nhu cầu của doanh
nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp lại quay lưng lại với thị trường phái sinh.
Thiếu thông tin và sự tư vấn của ngân hàng:
Khi tham gia sử dụng bất cứ một loại hình dịch vụ nào, thì người sử dụng luôn yêu cầu
kèm theo các dịch vụ khác như tư vấn, hỗ trợ,… Nhưng khi sử dụng những sản phẩm
phái sinh thì các doanh nghiệp lại không nhận được đầy đủ những thông tin và sự tư vấn
cần thiết từ phía NHTM vì chính NHTM cũng còn rất lúng túng khi cung cấp loại hình
dịch vụ này. Điều này đã thể hiện tính non kém của thị trường công cụ phái sinh của
Việt Nam.
Khi cần lại không có
Đây có lẽ là thực trạng đáng buồn nhất của công tác quản trị rủi ro tài chính của doanh
nghiệp Việt Nam. Khi mà tình hình tỷ giá ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường thì
nhu cầu của doanh nghiệp là vô cùng lớn song lại không có ai cung cấp dịch vụ cho họ.
Trong tình hình tỷ giá căng thẳng, khoảng cách giữa tỷ giá thị trường liên ngân hàng và
thị trường tự do ngày càng dãn ra, khan hiếm USD trầm trọng các doanh nghiệp đặc biệt
[35]
là doanh nghiệp XNK cần những công cụ phái sinh nhất lại không bất cứ một ngân hàng
nào cung cấp cho họ. Điều này cũng thực dễ hiểu, bởi lẽ nếu ký hợp đồng mà đến kỳ
thanh toán lại không có USD cho doanh nghiệp thì NHTM phải làm sao? Như vậy
những lúc doanh nghiệp cần nhất thì lại không có cho doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng của quản trị rủi ro của các doanh nghiệp XNK Việt Nam,
chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát về thái độ, cách phản ứng của doanh nghiệp
khi gặp phải rủi ro.
2.2. Kết quả khảo sát về tình hình quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010.
Nhằm tìm hiểu thái độ, phản ứng, hành động cũng như những đặc điểm liên quan đến
quyết định quản trị rủi ro của doanh nghiệp XNK Việt Nam chúng tôi đã xây dựng một
bảng câu hỏi gồm 21 câu hỏi ( phụ lục 2). Bảng câu hỏi chủ yếu khảo thái độ của các
doanh nghiệp trước tình hình biến động tỷ giá như hiện nay, các phương thức mà doanh
nghiệp đã sử dụng để quản trị rủi ro tỷ giá, những đặc điểm liên quan đến quyết định sử
dụng công cụ phái sinh cũng như mức độ thành công của chúng, ngoài ra chúng tôi cũng
khảo sát những nguyên nhân mà doanh nghiệp cho là cốt yếu dẫn đến thị trường phái
sinh chưa phát triển mạnh.
Sau đây là một số kết quả thu được từ cuộc khảo sát.
Thống kê về cuộc điều tra:
Bảng 2.2.1
Số bảng câu hỏi phát ra 100
Số bảng câu hỏi nhận về 75
Số bảng câu hỏi đủ tiêu chuẩn xử lý 68
Tóm tắt một số kết quả đáng chú ý:
1. Loại ngoại tệ mà doanh nghiệp thường dùng trong hoạt động sản xuất là USD,
EUR, JPY và NDT.
[36]
2. Đồng USD là đồng tiền quan trọng nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu của 56
doanh nghiệp chiếm 82,35%.
3. Mức độ quan tâm đến rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp
Bảng 2.2.2
Số DN Tỷ trọng
Không quan tâm 4 5.88%
Ít quan tâm 10 14.71%
Bình thường 19 27.94%
Quan tâm 21 30.88%
Rất quan tâm 14 20.59%
Như vậy số doanh nghiệp quan tâm đến rủi ro tỷ giá là chiếm tỷ trọng lớn nhất với
30,88% và thấp nhất là không quan tâm đến rủi ro tỷ giá chỉ chiếm 5,88%.
4. Những hoạt động mà doanh nghiệp cho là hay gặp phải rủi ro tỷ giá nhất : là
nhập khẩu và tín dụng.
Bảng 2.2.3
Số DN Tỷ trọng
Xuất khẩu 17 25.00%
Nhập khẩu 21 30.88%
Tín dụng 20 29.41%
Đầu tư 5 7.35%
Khác 5 7.35%
Như vậy nhập khẩu và tín dụng là hai lĩnh vực mà doanh nghiệp cảm thấy bị tổn thất
nặng nề nhất khi rủi ro tỷ giá xảy ra tiếp đó là xuất khẩu và nhóm cuối là đầu tư và các
hoạt động khác.
5. Có 41 trong 68 doanh nghiệp chiếm 60,29 % có sử dụng các biện pháp phòng
ngừa rủi ro tỷ giá. Còn lại 27 doanh nghiệp không sử dụng bất kỳ biện pháp phòng ngừa
rủi ro tỷ giá nào.
6. Những biện pháp mà doanh nghiệp đã sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá ( câu
hỏi nhiều lựa chọn.
[37]
Bảng 2.2.4
Số DN
Lập quỹ dự phòng rủi ro 6
Giảm khối lượng xuất nhập khẩu 11
Lựa chọn đồng tiền khác trong thanh toán 10
Áp dụng điều khoản linh giá linh hoạt 11
Sử dụng công cụ phái sinh 19
Khác 23
Như vậy sử dụng công cụ phái sinh chỉ được 19 doanh nghiệp trong 41 doanh nghiệp lựa
chọn khi phòng ngừa rủi ro tỷ giá, trong khi 23 doanh nghiệp có những cách thức khác
để phòng ngừa rủi ro như tối ưu việc quản lý vòng quay để giảm thiểu thiệt hại và tăng
hiệu quả kinh doanh.
7. Mức độ thường xuyên sử dụng công cụ phái sinh (câu hỏi nhiều lựa chọn)
Bảng 2.2.5
Số lượng
Hợp đồng kỳ hạn 14
Hợp đồng giao sau 5
Hợp đồng quyền chọn 0
Hợp đồng hoán đổi 6
Như vậy, hợp đồng kỳ hạn được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các công cụ phái sinh.
Điều này phù hợp với hai nghiên cứu trước đây về thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá là
Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro như thế nào? của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang và Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới của TS Nguyễn Minh Kiều.
Một điều cần đáng chú ý là hợp đồng quyền chọn không doanh nghiệp nào sử dụng. Đây
là một công cụ rất tốt nhưng lại không được phép sử dụng của NHNN qua thông tư số
1820/NHNN – QLNH đối với quyền chọn USD –VND. Vấn đề này vẫn đang vấn đề
tranh luận sôi nỗi của những bên liên quan.
[38]
8. Mức độ thành công của việc sử dụng công cụ phái sinh:
Bảng 2.2.6
Số DN Tỷ trọng
Lỗ nặng 2 10.53%
Lỗ ít 5 26.32%
Hòa vốn 4 21.05%
Khá thành công 6 31.58%
Rất thành công 2 10.53%
Trong 19 công ty có sử dụng công cụ phái sinh thì số doanh nghiệp cho là khá thành
công với việc sử dụng công cụ phái sinh là nhiều nhất chiếm 31,58%, tiếp đến là lỗ ít
chiếm 26,32% cuối cùng là lỗ nặng và rất thành công với 2 công ty cho mỗi loại.
9. Nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng công cụ phái sinh kếm hiệu quả hoặc
không sử dụng công cụ phái sinh
Bảng kết quả cho ta thấy, hệ thống cơ sở pháp lý còn hạn chế ( 57 doanh nghiệp trong 68
doanh nghiệp) là nguyên nhân số một mà doanh nghiệp cho rằng sử dụng công cụ phái
sinh kém hiệu quả hoặc không được sử dụng.
Thứ hai là thị trường công cụ phái sinh chưa phát triển đầy đủ khiến doanh nghiệp có ít
lựa chọn. Điều này có thể cho nguyên nhân thứ nhất gây nên, đó là do khung pháp lý và
thứ hai là do năng lực của các NHTM hay các tổ chức tín dụng. Họ không đủ nhân lực,
máy móc, phương tiện để dự báo tình hình tỷ giá một cách chính xác và hợp lý nhất.
Bảng 2.2.7
Số doanh
nghiệp
Doanh nghiệp nhận thấy không cần thiết vì quy mô nhỏ 23
Chi phí cao 47
Doanh nghiệp chưa tìm hiểu nên không biết cách sử dụng 31
Hệ thống cơ sở pháp lí còn hạn chế 57
[39]
Quy định hạch toán, thuế không hợp lí gây bất lợi cho doanh
nghiệp
12
Thị trường công cụ phái sinh chưa phát triển đây đủ khiến
doanh nghiệp có ít sự lựa chọn
51
Mức độ biến động của tỷ giá không đáng để quan tâm 0
Bị quy trách nhiệm nếu sử dụng không hiệu quả còn nếu hiệu
quả thì không được khích lệ
39
Khác 5
Tiếp theo đó là chi phí cao và nỗi sợ trách nhiệm với lần lượt là 47 và 39 doanh nghiệp.
Những kết quả như những gì đã phân tích tình hình quản trị rủi ro của các doanh nghiệp
Việt Nam ở trên. Một điều đáng lưu ý là 0 có công ty nào xem mức độ biến động của tỷ
giá là không đáng để quan tâm. Điều này đúng với những gì đang diễn ra trên thị trường
ngoại hối hiện nay.
10. Các biện pháp chính phủ cần thực hiện để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng
công cụ phái sinh để quản trị rủi ro tỷ giá.
Qua khảo sát cho thấy rằng các khoản cách giữa các biến pháp mà các doanh nghiệp
mong muốn chính phủ thực hiện để nâng cao sử dụng công cụ phái sinh là không nhiều,
chứng tỏ các doanh nghiệp mong muốn một sự thống nhất và tổng thể trong cải cách
một thị trường phái sinh thật sự hiệu quả mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, những
thành phần quan trọng trong một nền kinh tế mở cửa.
Bảng 2.2.8
Số DN
Xây dựng cơ sở pháp lý hoàn thiện 30
Các quy định hạch toán nên được điều chỉnh tránh gây bất lợi cho
doanh nghiệp
20
Quản lý chi phí của các công cụ phái sinh trên thị trường 26
Hoàn thiện thị trường công cụ phái sinh 28
[40]
Nâng cao năng lực tư vấn các công cụ phái sinh của hệ thống ngân
hàng
19
Khác 11
11. Những biện pháp doanh nghiệp thực hiện để quản trị rủi ro tỷ giá tốt hơn
Bảng 2.2.9
Số
DN
Nâng cao chất lượng và hiêu quả nguồn nhân lực 22
Xây dựng và hoàn thiện các chương trình/chiến lược quản trị rủi ro 29
Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kinh doanh 17
Sử dụng công cụ phái sinh thích hợp 25
Khác 10
Có 29 doanh nghiệp trong số 68 doanh nghiệp cho rằng cần phải xây dựng và hoàn thiện
các chương trình quản trị rủi ro thích hợp. Tuy vậy đây không phải là vấn đề dễ dàng khi
chúng ta vẫn còn có những hạn chế trong tập quán quản trị rủi ro tỷ giá và phương pháp
làm việc thiếu tính chuyên nghiệp còn mang nặng tính manh múng của nền nông nghiệp
nhỏ lẻ và lạc hậu của Việt Nam. Nhưng đây cũng là một nhận thức đáng mừng của các
doanh nghiệp XNK Việt Nam.
3. ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY NHỊ PHÂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA
DOANH NGHIỆP GIẢI THÍCH CHO QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG CỤ
PHÁI SINH CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐAN MẠCH VÀO VIỆT NAM.
3.1. Giới thiệu mô hình:
Trong một cuộc nghiên cứu của ba nhà khoa học Đan Mạch là Tom Aabo, Esben Hog và
Jochen Kuhn về quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp cỡ trung của Đan Mạch năm
2009, các nhà khoa học đã nhận thấy có mối quan hệ giữa những đặc điểm của các
doanh nghiệp riêng của doanh nghiệp trong quyết định sử dụng công cụ phái sinh tỷ giá.
Sau đây là mô hình các nhà khoa học đã kiểm định với số liệu từ 215 công ty cỡ trung
tại Đan Mạch. Thông qua mô hình, tác giả mong muốn lập mô hình về quyết định có hay
[41]
không sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối của các doanh nghiệp cùng quy mô. Theo sự
hiểu biết về quản trị rủi ro ngoại hối tác giả mong đợi:
1. Không có mối quan hệ đáng kể nào giữa tuổi của doanh nghiệp (AGE) và việc sử
dụng công cụ phái sinh ngoại hối.
2. Có một mối quan hệ xác định giữa quy mô của doanh nghiệp ( TA) và cách thức
sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối dựa trên mức độ của nền kinh tế hoặc là mối quan
hệ phủ định dựa trên tình trạng kiệt quệ tài chính ( những doanh nghiệp nhỏ có chi phí
kiệt quệ tài chính không tương xứng cao). Tuy nhiên, kể từ khi chúng tôi chỉ giới hạn
doanh nghiệp cỡ trung bình bởi biến giới hạn kích cỡ thì chúng tôi không mong đợi sẽ
tìm thấy mối quan hệ đáng kể nào.
3. Mối quan hệ phủ định giữa lợi nhuận ( GPTA) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu ( EQTA)
của doanh nghiệp và cách thức sử dụng công cụ phái sinh hối đoái dựa trên tình trạng
kiệt quệ tài chính.
4. Có mối quan hệ xác định giữa chi tiêu R&D (RD) và cách thức sử dụng công cụ
phái sinh hối đoái dựa trên sự lựa chọn tăng trưởng (các doanh nghiệp với chi tiêu R&D
cao có nhiều sự lựa chọn tăng trưởng mà họ muốn biết chắc chắn là có thể tài trợ trong
tương lai) hoặc mối quan hệ không phủ định dựa vào tính không chắc chắn ( giá trị của
một doanh nghiệp càng gắn chặt với những sự lựa chọn tăng trưởng mà không phải là tài
sản, thì dòng tiền trong tương lai càng không chắc chắn và càng có khả năng những gì
dự định để phòng ngừa trở thành đầu cơ bởi vì vụ việc kinh doanh thực sự ít có khả năng
xảy ra.
5. Có mối quan hệ xác định giữa tỷ lệ xuất khẩu ( EXPORT) của doanh nghiệp và
cách thức sử dụng công cụ phái sinh hối đoái dựa trên độ nhạy cảm.
6. Hoặc là có mối quan hệ xác định giữa nhập khẩu (IMPORT) và cách thức sử dụng
công cụ phái sinh tỷ giá hối đoái dựa trên độ nhạy cảm ( các doanh nghiệp nhập khẩu ở
nhiều loại tiền tệ mà loại không có xuất khẩu tương ứng) hoặc là có mối quan hệ phủ
định dựa trên mối quan hệ phù hợp ( doanh nghiệp nhập khẩu ở những loại tiền tệ khác
nhau có xuất khẩu tương ứng).
[42]
7. Hoặc là có mối quan hệ xác định giữa số lượng loại tiền tệ mà doanh nghiệp gặp
phải nhiều nhất (NOCUR) dựa trên độ nhạy cảm và quan hệ phủ định dựa trên tính đa
dạng hóa.
8. Có mối quan hệ xác định giữa đồng đô la US là loại tiền trong trọng nhất trong
doanh nghiệp (USD) và cách thức sử dụng công cụ phái sinh hối đoái dựa trên mức độ
biến động (càng biến động, càng không chắc chắn và càng cần phải phòng ngừa rủi ro).
9. Hoặc là có mối hệ xác định giữa số lượng chi nhánh ( công ty con) sản xuất và bán
hàng ở nước ngoài (NOPSUB và NOSSUB) và cách thức sử dụng công cụ phái sinh hối
đoái dựa trên những cam kết ( càng có nhiều cam kết trên thị trường ngoại hối, độ nhạy
cảm càng chắc chắn và càng có cơ hội cho phòng ngừa tài chính) hoặc là trong trường
hợp các chi nhánh sản xuất ở nước ngoài có quan hệ phủ định dựa trên sự tương xứng (
chi phí sản xuất bù đắp cho thu nhập trong cùng một loại tiền tệ).
Dưới đây là mô hình hồi quy nhị phân được phân tích:
iiiii
iiiiiiiii
NOSSUBNOPSUBUSDNOCUR
IMPORTEXPORTRDEQTAGPTATAAGECFXDUSE 111098 7654321
*
Trong đó:
FXDUSE: là biến tìm ẩn liên tục ( một chỉ số không quan sát được) được hồi quy theo
biến giải thích và được cho rằng thể hiện cho xu hướng sử dụng công cụ phái sinh hối
đoái. Vì chúng tôi không quan sát xu hướng sử dụng công cụ phái sinh hối đoái, mà chỉ
xem xét liệu rằng doanh nghiệp có sử dụng công cụ phái sinh hay không, nên chúng tôi
quyết định lựa chọn quan sát như sau
FXDUSE =
00
01
ifFXDUSE
FXDUSEif
, do đó FXDUSE là biến nhị phân được mã hóa là 1 nếu
doanh nghiệp sử dụng phái sinh ngoại hối và 0 nếu ngược lại.
C : là hằng số
AGE: logarit tổng số tuổi đời + 1
TA: logarit tổng tài sản
[43]
GPTA: tổng lợi nhuận gộp/ tổng tài sản
EQTA: vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản
RD: tỷ lệ phần trăm chi tiêu nghiên cứu phát triển/ tổng doanh thu.
EXPORT: tỷ lệ phần trăm doanh thu hoạt động hợp nhất của doanh nghiệp tính theo
đổng ngoại tệ
IMPORT: tỷ lệ phần trăm chi phí hoạt động hợp nhất của doanh nghiệp tính theo đồng
ngoại tệ ( tính theo 1 – lợi nhuận gộp/thu nhập đểchuyển từ %chi phí sang % thu nhập)
NOCUR: logarit tổng số ngoại tệ mà doanh nghiệp tiếp xúc đáng kể + 1.
USD: biến giả được mã hóa là 1 nếu đồng tiền quan trọng nhất của doanh nghiệp là USD
và là 0 nếu ngược lại.
NOPSUB: logarit tổng số chi nhánh sản xuất ở nước ngoài + 1
NOSSUB: logarit tổng số chi nhánh bán hàng ở nước ngoài +1
ω : sai số được giả định là phân phối chuẩn theo mô hình probit
Bảng 3.1 dưới đây trình bày kết quả của phân tích hồi quy nhị phân. Phân tích được thực
hiện dựa trên mô hình truyền thống (mô hình 1) chỉ bao gồm tỷ lệ xuất khẩu là tham số
được quốc tế hóa; mô hình mở rộng ( mô hình 2) bao gồm nhiều tham số; mô hình đầy
đủ ( mô hình 3) bao gồm tất cả tham số; mô hình đầu đủ ( mô hình 4) với 4 biến giảm
xuống còn 2 biến mới (EXPORT-IMPORT: sự khác nhau giữa EXPORT và IMPORT;
NOSUBTOTAL: tổng của NOPSUB và NOSSUB) dựa theo hệ số tương quan cao; và
mô hình đầy đủ ( mô hình 5) như mô hình 4 ngoại trừ thông tin của nhập khẩu bị loại bỏ.
Như đã chỉ ra ở mô hình 1, kết quả cho thấy chỉ có EXPORT là quan trọng trong việc
giải thích quyết định sử dụng công cụ phái sinh tỷ giá hối đoái. Một lần nữa chúng ta mở
rộng mô hình thành mô hình 2, GPTA trở nên có ý nghĩa và những tham số mới
(IMPORT, NOCUR, và USD) đều có ý nghĩa ít nhất là tại mức 10%. Mở rộng hơn ở mô
hình 3, tất cả các biến có ý nghĩa đề giữ mức ý nghĩa của nó (ngoại trừ NOCUR) trong
khi các biến mới liên quan đến công ty con ở nước ngoài (NOPSUB và NOSSUB) thì lại
không có ý nghĩa. Một lần nữa chúng tôi cố gắng tính đến hệ số tương quan cao trong
mô hình 4, một trong những biến mới (EXPORT-IMPORT) có mức ý nghĩa cao trong
[44]
khi biến của tổng số lượng chi nhánh sản xuất và bán hàng ở nước ngoài là không đáng
kể. Trong mô hình cuối cùng, mô hình 5 loại trừ thông tin của nhập khẩu, sức mạnh giải
thích (McFadden R2) giảm và GPTA mất đi ý nghĩa của nó so với mô hình 4.
Như những gì mô đợi, bảng 3.1 cho thấy không có mối quan hệ đáng kể giữa AGE và
quyết định sử dụng công cụ phái sinh hối đoái. Sự khác biệt trong kiểm định trung bình
trong bảng 3 cho thấy các công ty lớn (TA) có khả năng sử dụng công cụ phái sinh nhiều
hơn. Tuy nhiên, một lần nữa chúng tôi đi vào phân tích đa biến trong bảng 5, mối quan
hệ này không thể xác định. Bảng 3.1 gợi ra trong mối quan hệ quy mô (TA), quy mô của
nền kinh tế và khánh kiệt tài chính ( các doanh nghiệp nhỏ có chi phí khánh kiệt tài
chính lớn không tương xứng) hoặc là loại trừ lẫn nhau hoặc là cả hai đều không đáng kể
ít nhất là trong mẫu của chúng tôi – gồm những doanh nghiệp cỡ trung mà mối định
nghĩa chỉ ra tính biến thiên giới hạn trong quy mô. Dấu âm của hệ số lợi nhuận (GPTA)
và vốn chủ sở hữu (EQTA) trong bảng 3.1 đồng loại ủng hộ cho đối số khánh kiệt tài
chính (lợi nhuận và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp không cần phải phòng
ngừa), nhưng chỉ trong trường hợp của GPTA những kết quả này đôi khi mới có ý nghĩa.
Những kết quả trong mối quan hệ với chi tiêu R&D cho thấy không có ý nghĩa mặc dù
dấu âm của hệ số cho thấy một sự hỗ trợ cho sự không chắc chắn. Trong bảng 3.1, xuất
khẩu cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ trong cách thức sử dụng công cụ phái sinh tài chính
ngoại hối tại mức ý nghĩa 1%.
Nói tóm lại, bảng kết quả 3.1 cho thấy phương thức sử dụng công cụ phái sinh tỷ giá của
các doanh nghiệp sản xuất cỡ trung của Đan Mạch tỷ lệ thuận với các hoạt động xuất
khẩu và mức độ biến động của đồng USD nhưng lại quan hệ nghịch với hoạt động nhập
khẩu và lợi nhuận của doanh nghiệp (GPTA).
[45]
Bảng 3.1
[46]
3.2. Ứng dụng mô hình vào trường hợp Việt Nam:
Nhận thấy tính phù hợp của mô hình, chúng tôi đã thử ứng dụng mô hình này nhằm xem
liệu rằng các đặc điểm riêng của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
công cụ phái sinh tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam hay không?
Thu thập số liệu( xem số liệu ở phụ lục )
Tiếp tục phân tích 18 công ty cổ phần XNK Việt Nam nói trên, chúng tôi đã kết hợp kết
quả khảo sát ở phần 2.2 về tình hình sử dụng công cụ quản trị rủi ro với số liệu về tổng
tài sản, lợi nhuận và vốn chủ sở hữu, quỹ phát triển đầu tư trong báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp nói trên. Tuy nhiên, chúng tôi lại gặp khó khăn trong việc thu thập số
liệu về tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, ngay cả khi hỏi doanh nghiệp thì số
liệu mà họ có được cũng chưa được rõ ràng. Nên chúng tôi quyết định loại bỏ biến
EXPORT và IMPORT ra khỏi mô hình. Một điều cần phải đề cập là các doanh nghiệp
Việt Nam thường sử dụng USD như một phương tiện chính khác với Đan Mạch, bởi
ngoài USD thì EURO cũng là một đồng tiền quan trọng trong giao dịch của họ nên
chúng tôi cũng quyết định loại bỏ USD này trong mô hình. Đối với biến NOPSUB,
NOSSUB chúng tôi nhận thấy rằng tính phù hợp của nó trong mô hình là không đáng kể
nên trong mô hình của chúng tôi cũng sẽ không có hai biến này.
Phân tích mô hình và các biến độc lập:
iiiiiiiii NOCURRDEQTAGPTATAAGECFXDUSE 654321*
Trong đó:
C : hằng số
AGE: logarit tuổi đời của doanh nghiệp + 1
TA: logarit tổng tài sản + 1
GPTA: lợi thuận gộp/ tổng tài sản
EQTA: vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản
RD: tỷ lệ % quỹ đầu tư phát triển/ tổng tài sản
NOCUR logarit tổng số ngoại tệ + 1
i
sai số được giả định là phân phối chuẩn theo mô hình probit.
[47]
FXDUSE: biến nhị phân được mã hóa là 1 nếu doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh
hoặc 0 nếu doanh nghiệp không sử dụng công cụ phái sinh.
i
là hệ số góc của các biến độc lập tương ứng.
Kết quả hồi quy:
Hệ số R ( Multuple R) = 0.691764587 thể hiện mức độ tương quan giữa các biến độc lập
giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc chưa thực mạnh. Hệ số xác định thể hiện qua R2
= 0.478538244 thể hiện khả năng giải thích của các biến độc lập với biến phụ thuộc
cũng không cao. Những điều này khiến cho chúng tôi có cơ sở để hoài nghi tính hợp lý
của mô hình đối với Việt Nam.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy mẫu:
Kiểm định giả thiết:
H0: β1 =β2 =0
H1:Tồn tại ít nhất một số số βi khác 0
Dựa vào bảng kết quả hồi quy trên ta có :
F = 1.682424655 < F 0.05 ( 6;11) = 3,094613
Do đó chấp nhập giả thiết H0. Điều này cho thấy không có sự tương quan giữa các biến
trong mô hình ( mô hình này là không phù hợp).
Kết luận mô hình:
Như vậy, mô hình trên là không phù hợp với các doanh nghiệp XNK Việt Nam trong
cuộc khảo sát này. Các đặc điểm của doanh nghiệp như tuổi đời, số lượng ngoại tệ mà
doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động kinh doanh, % quỹ đầu tư phát triển, thậm chí cả
tổng tài sản, lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, vốn cổ phần/ tổng tài sản cũng không ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp trên. Những
quyết định sử dụng công cụ phái sinh của những doanh nghiệp trên có thể chỉ phụ thuộc
vào tình hình biến động tỷ giá và giá trị xuất khẩu và nhập khẩu, những số liệu mà trong
bài nghiên cứu này chúng tôi bị hạn chế.
Bảng 3.2: Tóm tắt kết quả hồi quy:
Regression Statistics
Multiple R 0.691764587
R Square 0.478538244
Adjusted R
Square
0.194104559
Standard Error 0.435456607
Observations 18
ANOVA
df SS MS F Significance
F
Regression 6 1.914152977 0.319025496 1.682424655 0.215099663
Residual 11 2.085847023 0.189622457
Total 17 4
Coefficients Standard
Error
t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper
95.0%
Intercept -4.910424978 3.23906549 -1.516000524 0.157716394 -12.03956005 2.218710093 -12.03956005 2.218710093
AGE -0.592805995 0.541177201 -1.095400903 0.296745068 -1.783928983 0.598316993 -1.783928983 0.598316993
TA 0.550395939 0.287939846 1.91149626 0.082331607 -0.083355389 1.184147268 -0.083355389 1.184147268
GPTA -1.670890233 1.684739315 -0.991779688 0.342620335 -5.378976462 2.037195996 -5.378976462 2.037195996
EQTA 1.051410521 0.895320092 1.174340362 0.265055799 -0.919175714 3.021996756 -0.919175714 3.021996756
RD 5.997502399 3.6357246 1.649603052 0.127258924 -2.004673488 13.99967829 -2.004673488 13.99967829
NOCUR -0.376238855 0.421960545 -0.891644633 0.391670335 -1.304967752 0.552490042 -1.304967752 0.552490042
KẾT LUẬN
Thông qua mô hình đánh giá tác động chênh lệch tỷ giá hối đoái lên tổng doanh thu của
các doanh nghiệp cổ phần xuất nhập khẩu chúng tôi nhận thấy rằng nhìn chung các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trong mẫu được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá. Hầu hết các doanh
nghiệp trong mẫu phân tích là các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động trong lĩnh vực chế
biến thủy sản là một ngành có thế được coi là được hưởng lợi từ việc VND mất giá so với
USD, đây cũng là điều mà chính phủ mong muốn đạt được là khuyến khích xuất khẩu khi
liên tục giảm giá VND trong thời gian qua. Bên cạnh đó, là các doanh nghiệp xuất khẩu
nguyên liệu là gỗ và chế biến thực phẩm cũng là những doanh nghiệp có hoạt động chủ
yếu là xuất khẩu. Chính điều này đã khiến cho tác động của lãi từ chênh lệch tỷ giá đến
doanh thu lớn hơn so với lỗ từ chênh lệch tỷ giá. Tuy vậy vấn đề đặt ra là các doanh
nghiệp cần phải giảm chi phí tài chính này xuống đến mức thấp nhất nhằm tối đa hóa
doanh thu, lợi nhuận từ đó đi đến tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Các đặc điểm của doanh nghiệp như tuổi đời, số lượng ngoại tệ mà doanh nghiệp sử dụng
trong hoạt động kinh doanh, % quỹ đầu tư phát triển, thậm chí cả tổng tài sản, lợi nhuận
ròng trên tổng tài sản, vốn cổ phần/ tổng tài sản cũng không ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp trong mẫu phân tích của chúng tôi như đối
với trong bài nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch. Điều này cho thấy rằng việc
sử dụng công cụ phái sinh ở các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu này hoặc là ngẫu
nhiên hoặc là phụ thuộc vào các biến mà trong phần phân tích trên chúng tôi không đề
cập đến như tổng giá trị xuất nhập khẩu, …
Hƣớng nghiên cứu mới:
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi hi vọng đề tài của chúng tôi có thể mở ra
những hướng nghiên cứu mới về đề tài quản trị rủi ro tỷ giá, trong đó có thể khắc phục
được hạn chế trong số liệu của bài nghiên cứu của chúng tôi mà cụ thể là về tổng giá trị
xuất nhập khẩu và có thể đưa ra một số biến khác nhằm giải thích cho việc sử dụng công
cụ phái sinh của các doanh nghiệp xuất nhập ở Việt Nam.
[50]
PHỤ LỤC 1
Số liệu chéo của 18 công ty XNK trong giai đoạn 2007 – 2010
Tổng doanh thu Lỗ từ chênh lệch
tỷ giá
Lãi từ chênh
lệch tỷ giá
tổng tài sản
ABT 563,893,548,496 4,185,579,987 8,835,729,546 484,493,001,808
AGF 1,572,505,537,618 1,762,716,912 27,112,578,624 1,110,036,924,645
ARM 236,008,418,751 15,975,591,097 15,141,019,055 121,495,473,223
ACL 725,526,973,019 5,102,095,542 13,768,948,320 479,705,968,449
CAD 1,005,603,125,644 1,891,639,328 11,598,936,372 1,007,173,146,470
CMX 1,295,290,157,483 9,437,984,814 19,650,216,304 666,884,787,247
DMC 974,088,073,455 5,987,171,132 3,966,267,791 672,801,218,249
KHA 110,256,981,938 90,966,977 188,540,070 380,072,228,420
MIH 198,368,023,720 1,111,069,709 0 149,784,489,904
PIT 1,541,132,186,838 5,164,308,336 14,489,451,355 440,426,890,598
SAV 440,913,832,613 1,347,643,716 2,951,645,602 560,236,294,763
SGC 69,721,361,210 25,572,294 148,154,872 102,959,537,937
TH1 1,196,879,009,561 23,292,601,188 16,162,889,837 671,855,797,401
TIX 215,329,481,881 1,729,075,653 516,228,846 1,131,045,179,666
TNA 645,173,702,634 8,187,326,886 1,124,476,666 357,317,889,670
FBT 669,237,155,466 0 7,450,934,953 660,566,695,591
GIL 483,819,743,660 3,085,901,688 5,065,882,194 436,768,321,820
VCG 11,794,664,255,069 114,759,001,891 100,058,387,632 25,165,080,357,822
[51]
PHỤ LỤC 2
BẢNG CÂU HỎI
QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM
MỤC TIÊU BẢNG CÂU HỎI
Kham thảo các thông tin thiết yếu nhằm phục vụ cho việc khảo sát mô hình về thực
trạng quản lý rủi ro tỷ giá và đưa ra giải pháp cho các công ty cổ phần có hoạt động xuất
nhập khẩu của Việt Nam.
Khảo sát các đề xuất của các công ty cổ phần có hoạt động xuất nhập khẩu đối với vấn
đề chính sách liên quan đến việc tiếp cận và sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa
rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình.
CAM KẾT VỚI DOANH NGHIỆP :
Chúng tôi cam kết tất cả thông tin trong bảng câu hỏi sẽ được bảo mật tuyệt đối, số liệu
thu thập được từ cuộc điều tra hoàn toàn không có mục đích kinh doanh hay thương
mại mà chỉ được sử dụng trên góc độ thồng kê nhằm phục vụ cho mục đích nghiên
cứu khoa học. Đề tài không phân tích, đánh gia riêng từng doanh nghiệp và cũng
không công bố thông tin về bất cứ doanh nghiệp nào.
[52]
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG
(Xin Anh/Chị vui lòng điền đầy đủ các thông tin vào phần này)
Họ và tên: ..............................................................................................................
Bộ phận công tác: ...................................................................................................
Tên doanh nghiệp: ..................................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................
Điện thoại: .............................................................................................................
PHẦN 2: KHẢO SÁT VỀ DOANH NGHIỆP
(Xin vui lòng chọn câu trả lời mà Anh/Chị cho rằng phù hợp với doanh nghiệp mình
nhất)
1. Thời gian tham gia hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp là bao lâu?
...............................................................................................................................
2. Chỉ tiêu nghiên cứu và phát triển trung bình của doanh nghiệp trong giai đoạn
2007 – 2010 là bao nhiêu?
...............................................................................................................................
3. Loại ngoại tệ mà doanh nghiệp anh chị thường dùng trong hoạt động xuất nhập
khẩu: (có thể chọn nhiều phương án)
a. USD
b. EUR
c. JPY
d. GBP
Khác:…….
[53]
4. Đồng USD có phải là đồng tiền quan trọng nhất của doanh nghiệp trong hoạt động
xuất nhập khẩu hay không?
a. Có
b. Không
5. Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng năm của doanh nghiệp quay ra USD ở mức:
a. < 1 triệu (USD)
b. 1 triệu <= KNNK < 3 triệu (USD)
c. 3 triệu <= KNNK < 5 triệu (USD)
d. > = 5 triệu (USD)
e. Không có nhập khẩu
6. Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng năm quy ra USD của doanh nghiệp ở mức:
a. < 1 triệu USD
b. 1 triệu <= KNXK < 3 triệu (USD)
c. 3 triệu <= KNXK < 5 triệu (USD)
d. KNXK > = 5 triệu (USD)
e. Không có xuất khẩu
7. Doanh nghiệp có chi nhánh sản xuất ở nước ngoài không?
a. Có ( chuyển sang câu 8 )
b. Không ( chuyển sang câu 9 )
8. Số chi nhánh sản xuất ở nước ngoài của doanh nghiệp?
...............................................................................................................................
9. Doanh nghiệp có chi nhánh bán hàng ở nước ngoài không?
a. Có ( chuyển sang câu 10 )
b. Không ( chuyển sang câu 11 )
[54]
10. Số chi nhánh bán hàng ở nước ngoài của doanh nghiệp?
...............................................................................................................................
11. Mức độ quan tâm đến vấn đề rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp?
1 2 3 4 5
Không quan tâm Ít quan tâm Bình thường Quan tâm
Rất quan
tâm
12. Theo anh chị, doanh nghiệp của anh chị có gặp phải rủi ro tỷ giá hay không?
a. Có
b. Không (khảo sát kết thúc tại đây, cám ơn anh chị)
13. Doanh nghiệp anh chị gặp phải rủi ro tỷ giá trong hoạt động: (có thể chọn nhiều
phương án)
a. Xuất khẩu
b. Nhập khẩu
c. Tín dụng
d. Đầu tư
e. Khác:……….
14. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá tại doanh nghiệp: (có thể chọn nhiều phương
án)
a. Không phòng ngừa
b. Thiếu các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá
c. Cách thức quản trị rủi ro tỷ giá không hiệu quả.
Khác: .....................................................................................................................
...............................................................................................................................
[55]
15. Doanh nghiệp của anh chị có sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay
không:
a. Có
b. Khộng
16. Đó là các biện pháp nào (có thể chọn nhiều phương án)
a. Lập quỹ dự phòng rủi ro
b. Giảm khối lượng xuất nhập khẩu
c. Lựa chọn đồng tiền thanh toán
d. Áp dụng điều khoản giá linh hoạt
e. Mua bảo hiểm
f. Sử dụng công cụ phái sinh ( chuyển sang câu 17, 18)
g. Khác: ...........................................................................................................
17. Doanh nghiệp của anh chị đã từng sử dụng công cụ phái sinh nào sau đây: (có thể
chọn nhiều phương án)
a. Hợp đồng kì hạn (Forward)
b. Hợp đồng giao sau (Future)
c. Hợp đồng quyền chọn (Option)
d. Hợp đông hoán đổi (Swaps)
18. Mức độ thành công của việc sử dụng công cụ phái sinh:
1 2 3 4 5
Lỗ nặng Lỗ ít Hòa
vốn
Khá thành công Rất thành công
19. Theo doanh nghiệp, nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng công cụ phái sinh kém
hiệu quả hoặc không sử dụng (có thể chọn nhiều phương án):
[56]
a. Doanh nghiệp nhận thấy không cần thiết vì quy mô nhỏ
b. Chi phí cao
c. Doanh nghiệp chưa tìm hiểu nên không biết cách sử dụng
d. Hệ thống cơ sở pháp lí còn hạn chế
e. Quy định hạch toán, thuế không hợp lí gây bất lợi cho doanh nghiệp
f. Thị trường công cụ phái sinh chưa phát triển đây đủ khiến doanh nghiệp có ít sự
lựa chọn
g. Mức độ biến động của tỷ giá không đáng để quan tâm
h. Bị quy trách nhiệm nếu sử dụng không hiệu quả còn nếu hiệu quả thì không được
khích lệ
i. Khác: ...........................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
20. Theo doanh nghiệp, các biện pháp chính phủ cần thực hiện để khuyến khích doanh
nghiệp sử dụng công cụ phái sinh để quản trị rủi ro tỷ giá (có thể chọn nhiều phương
án):
a. Xây dựng cơ sở pháp lý hoàn thiện
b. Các quy định hạch toán nên được điều chỉnh tránh gây bất lợi cho doanh nghiệp
c. Quản lý chi phí của các công cụ phái sinh trên thị trường
d. Hoàn thiện thị trường công cụ phái sinh
e. Nâng cao năng lực tư vấn các công cụ phái sinh của hệ thống ngân hàng
f. Những đề xuất khác của DN (nếu có):
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
[57]
21. Doanh nghiệp cần làm gì để quản trị rủi ro tỷ giá tốt hơn (có thể chọn nhiều
phương án):
a. Nâng cao chất lượng và hiêu quả nguồn nhân lực
b. Xây dựng và hoàn thiện các chương trình/chiến lược quản trị rủi ro
c. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kinh doanh
d. Sử dụng công cụ phái sinh thích hợp
e. Khác: ...........................................................................................................
...........................................................................................................................
Xin chân thành cám ơn Anh/Chị.
[58]
PHỤ LỤC 3
BẢNG SỐ LIỆU MÔ HÌNH PROBIT
Tên
doanh
nghiệp
Sử
dụng
CCPS
Tuổi
Logarit
Tuổi +1
AGE
Tổng tài sản
Logarit tổng tài
sản
TA
Lợi nhuận gộp/
tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu/
tổng tài sản
RD/ tổng tài
sản
NOCUR
ABT 0 33 2.52 600,842,971,000 11.77876098 0.1550 0.7382 0.0507 1.0000
ACL 0 24 2.38 714,803,252,000 11.85418652 0.0833 0.3194 0.0056 1.3010
AGF 0 23 2.36 1,355,343,134,000 12.13204926 0.0357 0.4600 0.0584 1.8451
ARM 0 6 1.78 115,264,291,000 11.06169478 0.0696 0.3471 0.0347 1.6990
CAD 0 13 2.11 1,246,169,431,000 12.09557709 -0.0052 0.1469 0.0000 1.0000
CMX 0 33 2.52 1,048,342,960,000 12.02050338 0.0311 0.1656 0.0014 1.0000
DMC 1 25 2.40 765,433,482,000 11.88390746 0.1070 0.7124 0.0761 1.0000
FBT 0 16 2.20 269,036,621,000 11.42981140 -0.1702 0.3345 0.0000 1.0000
GIL 0 28 2.45 548,051,849,000 11.73882165 0.0658 0.4688 0.0618 1.3010
KHA 0 28 2.45 431,805,196,000 11.63528786 0.1053 0.6821 0.0441 1.3010
MIH 0 4 1.60 159,433,545,000 11.20257970 0.1496 0.2767 0.0057 1.0000
PIT 1 11 2.04 428,305,228,000 11.63175338 0.0385 0.5210 0.0339 1.0000
SAV 1 25 2.40 541,382,408,000 11.73350414 0.0228 0.5416 0.0166 1.4771
SGC 0 50 2.70 129,369,418,000 11.11183162 0.0491 0.6744 0.0313 1.6021
TH1 1 29 2.46 793,264,406,000 11.89941797 0.0710 0.4262 0.1475 1.4771
TNA 0 16 2.20 590,133,101,000 11.77094998 0.1158 0.3695 0.0226 1.3010
TIX 1 29 2.46 1,174,951,858,000 12.07002007 0.0670 0.4225 0.0449 1.0000
VCG 1 22 2.34 31,519,613,443,000 13.49858088 0.0064 0.096 0.0135 1.0000
[59]
PHỤ LỤC 4
KẾT QUẢ MÔ HÌNH PROBIT
Regression Statistics
Multiple R 0.691764587
R Square 0.478538244
Adjusted R
2
0.194104559
S.Error 0.435456607
Observations 18
ANOVA
df SS MS F Significance F
Regression 6 1.914152977 0.319025496 1.682424655 0.215099663
Residual 11 2.085847023 0.189622457
Total 17 4
Coefficients Standard
Error
t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper
95.0%
Intercept -4.910424978 3.23906549 -1.516000524 0.157716394 -12.03956005 2.218710093 -12.03956005 2.218710093
AGE -0.592805995 0.541177201 -1.095400903 0.296745068 -1.783928983 0.598316993 -1.783928983 0.598316993
TA 0.550395939 0.287939846 1.91149626 0.082331607 -0.083355389 1.184147268 -0.083355389 1.184147268
GPTA -1.670890233 1.684739315 -0.991779688 0.342620335 -5.378976462 2.037195996 -5.378976462 2.037195996
EQTA 1.051410521 0.895320092 1.174340362 0.265055799 -0.919175714 3.021996756 -0.919175714 3.021996756
RD 5.997502399 3.6357246 1.649603052 0.127258924 -2.004673488 13.99967829 -2.004673488 13.99967829
NOCUR -0.376238855 0.421960545 -0.891644633 0.391670335 -1.304967752 0.552490042 -1.304967752 0.552490042
[60]
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang. Quản trị rủi ro tài chính. NXB thống kê 2007.
2. PGS. TS Trần Hoàng Ngân. Thanh toán quốc tế. NXB thống kê 2008.
3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ. Tài chính quốc tế. NXB thống kê 2005.
4. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới , trường Đại Học kinh tế TP. HCM.
5. Võ Thị Thúy Anh, trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng, 2009. Quản lý rủi ro
tỷ giá hối đoái giao dịch trong kinh doanh quốc tế. Tạp chí khoa học và công nghệ Đà
Nẵng-Số 2(31).2009.
6. Th.S Đoàn Thái Sơn, Vụ pháp chế-NHNN, 2006. Một số vấn đề cơ bản về hoạt
động kinh doanh công cụ tài chính phái sinh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Số 16/2006)
(30/08/2006)
7. Th.S Phạm Thị Hoàng Anh, 2008. Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng
ngừa rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tài liệu Tiếng Anh
1. Corporate risk management and exchange rate volatility in Latin America.
2. Andrew P.Marshall., 1999. Foreign Exchange risk management in UK, USA and
Asia Pacific multinational companies. Journal of Multinational Financial Management
10(2000)185-211.
3. Krister Eriksen and Ola Wedoe, 2010. How are the largest non-financial
companies in Norway managing their foreign exchange rate exposure?. Norges
Handelshoyskole.
Website
Trong nƣớc
1.Báo điện tử Vneconomy www.vneconomy.vn
[61]
2.Báo tuổi trẻ online www.tuoitre.com.vn
3.Báo điện tử Vietnamnet
4.Báo Sài Gòn giải phóng www.sggp.org.vn
5.Bộ Tài chính
6.Doanh nhan 360
7.Tạp chí kế toán
8.Ngân hàng nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn
9.Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn
Nƣớc ngoài
1.Social Science Research Network www.ssrn.com
2.Website www.wikipedia.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf