Đề tài Mô hình tổ chức kế toán NHTM trong điều kiện công nghệ hiện đại tại Ngân Hàng

Bản chất của ngành ngân hàng là một ngành kinh tế trong đó công tác bảo quản và luân chuyển chứng từ là rất lớn để làm tốt việc này đòi hỏi phải có phương pháp khoa học . Có hệ thống rõ ràng đảm bảo cho công tác nội bộ Ngân hàng cũng như kiểm tra, thanh tra nhà nước nhất là trong tình hình hiện nay khi tin học hoá được áp dụng rộng rãi,việc luân chuyển chứng từ điện tử,lưu trữ thông tinnôi bộ đều thông qua máy tính,với ưu điểm nổi bật của nó là lưu trữ được gấp nhiều lần,giảm thiểu luân chuyển cơ học ,khả năng truyền tải nhanh.Nhưng bên cạnh đó một vấn đề đặt ra là công tác bảo quản thông tin, lưu trữ thông tin điều này rất quan trọng trong tình hình hiện nay khi mà các Ngân Hàng Thương Mại cạnh tranh mạnh mẽ hơn bao giờ hết,nhất là những thông tin vềvốn CSH,kết cấu tài sản nợ,có , các chỉ tiêu toàn vốn. mà các thông tin này thường phát sinh ở bộ phận kế toán vì vậy cần có sự kết hợp chặt chẽ trong việc chuyển tải , bảo mạt thông tin giữa các phòng như kế toán, kiểm soát, vi tính.

doc88 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình tổ chức kế toán NHTM trong điều kiện công nghệ hiện đại tại Ngân Hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bắt buộc cần phải nhập mã mà người, nếu không chọn mã người sử dụng thì hệ thống sẽ tự động vấn tin của tất cả các thành viên. . Tiền mặt/séc (bắt buộc) Chọn tiền mặt hoặc séc . Loại tiền: Đây là trường hợp bắt buộc người sử dụng phải lựa chọn giao dịch được thực hiện ở trong nước hay nước ngoài. . Mẫu hình 1: Tại màn hình này thanh toán viên có thể kiểm tra xem tổng số tiền nhập và xuất của mình với người phụ trách và thanh tóan viên khác có khớp đúng không. . Màn hình 2: Những giao dịch thanh tóan viên thực hiện và tình trạng của giao dịch đó. . Màn hình 3: Những giao dịch của thanh tóan viên đối ứng và tình trạng giao dịch. III. Cập nhật bút toán vào sổ cái 3.1. Cập nhật bút tóan vào sổ cái 3.2. Hủy bút tóan đã cập nhật vào sổ cái 3.3. Bút tóan ghi có vào sổ cái 3.4. Hủy bút ghi có vào sổ cái 3.5. Bút tóan ghi nợ vào sổ cái 3.6. Hủy bút toán ghi nợ vào sổ cái 3.7. Vấn tin bút toán nhập vào sổ cái 3.8. Vấn tin về giao dịch đã nhập vào sổ cái 3.9. Vấn tin và giao dịch bút toán ghi nợ, ghi có vào sổ cái Ví dụ: Cập nhật bút tóan sổ cái .Tổng quát: . Cập nhật giao dịch vào sổ cái theo mã tài khỏan (tài khoản nội bộ hoặc tất cả tài khỏan) . Màn hình này được sử dụng để hạch toán vào sổ cái những giao dịch nội bộ. Giao dịch không được tự động hạch toán vào những bút toán được thực hiện thủ công. . Tối đa là 25 mà tài khoản được cập nhật được sổ cái (mà hiện chi tiết của tài khoản, số hiệu khách hàng, ghi nợ, ghi nợ) . Bút toán hạch tóan một nợ nhiều có hoặc một có nhiều nợ. . Thời gian tính lãi được cập nhật vào tài khoản là (mục đích cung cấp thông tin) . Khi sử dụng màn hình này đều có sự phê duyệt của trưởng phòng hoặc được giao trách nhiệm thực hiện mới được sử dụng màn hình này. - Giải thích các trường hợp cần nhập . Loại tìên (bắt buộc): Nhập loại tiền . Đơn vị kế tóan (bắt buộc): Chọn đơn vị kế tóan trong nứơc/ nước ngoài. . Ngày hiệu lực (bắt buộc) nhập ngày hiệu lực . Số tiền (bắt buộc): nhập số tiền giao dịch . Lãi (tùy chọn): thời gian thu . Mã tài khoản (bắt buộc): nhập mã tài khỏan để đăng ký . Mã chi tiết của tài khoản (tùy chon ): nhập mã chi tiết của tài khỏan. . Mã khách hàng (bắt buộc): nhập mã khách hàng hoặc mở cửa sổ trợ giúp rồi nhập vào mã khách hàng . Ghi nợ/phiếu (bắt buộc): chọn ghi nợ hoặc ghi có . Nội dung (tùy chọn): nội dung cần giao dịch cần hạch tóan .IV. Tài khỏan thanh tóan liên hàng 4.1. Mở tài khỏan liên hàng 4.2. Hủy việc mở tài khỏan Liên hàng 4.3. Chỉnh trả tài khỏan liên hàng 4.4. Ghi nợ tài khoản liên hàng 4.5. Ghi có tài khoản liên hàng 4.6. Hãy ghi nợ ghi có tài khỏan liên hàng 4.7. Tính lãi của tài khỏan liên hàng 4.8. Vấn tin về tính lãi tài khỏan liên hàng 4.9. Trả thu lãi tài khỏan liên ngân hàng 4.10. Hủy lãi của tài khoản liên hàng 4.11. Vấn tin về trả thu lãi tài khoản liên ngân hàng 4.12. Vấn tin về tài khoản liên Ngân hàng 4.13. Vấn tin về giao dịch trên tài khoản liên Ngân hàng 4.14. Vấn tin về số dư tài khỏan liên hàng 4.15. Đối chiếu 4.16. Hủy đối chiếu 4.17. Vấn tin về đối chiếu 4.18. Vấn tin về gửi điện (MT 950) 4.19. Vấn tin về nhận điện (MT 950) 4.20. Vấn tin vê thông báo cân đối hàng ngày của tài khỏan liên ngân hàng 4.21. Vấn tin đối chiếu chi tiết 4.22. Bảng đối chiếu 4.23. Nhập tín điện MT 950 bằng tay 4.24. Cập nhật lãi suất cho TK liên Ngân hàng Ví dụ: Mở tài khỏan liên Ngân hàng Tổng quát: . Màn hình để mở tài khỏan liên hàng . Được quản lí theo khỏan mục giao dịch có số thứ tự tham chiếu . Chỉ được phép khi Ngân hàng thanh tóan và số liệu khách hàng đã đăng ký tại khu vực thông thường thực đơn Giải thích các trường cần nhập . Ngày mở: nhập ngày mở tài khỏan liên Ngân hàng (nếu có) giao dịch theo ngày hiệu lực thì phải đảm bảo ngày hiệu lực là sau ngày mở tài khỏan nếu không có ngày giao dịch thì ngậm định là ngày giao dịch hiện hành. . Loại tài khỏan (bắt buộc): chọn loại tài khỏan mã phân loại (được đăng ký) và yếu tố trong nước và nướ c ngoài, ví dụ: + BDO/F phải trả Ngân hàng theo yêu cầu (trong nước/ nước ngoài) + OAO/F tài khoản của ta (Trong nước/ nước ngoài) + RPO/F Dự trữ tại Ngân hàng (Trong nước/ nước ngoài) + BO/F liên Ngân hàng mở (B)(Trong nước/ nước ngoài) + IFO/F liên Ngân hàng (Trong nước/ nước ngoài) + IAO/F liên Ngân hàng(A) (Trong nước/ nước ngoài) . Loại tiền (bắt buộc): chọn loại tiền . trong nứơc ngoài nứơc (bắt buộc) nhập mã phân loại (Trong nước/ nước ngoài). . Mã Ngân hàng (bắt buộc) nhập mã Ngân hàng thanh tóan(phải đăng ký mã Ngân hàng thanh toán tại MODUL dịch vụ chung tại MODUL thông tin khách hàng (CIF). Có thể dùng cửa sổ hộ trợ để tìm mã Ngân hàng thanh tóan. . Số hiệu của khách hàng (bắt buộc) hiện thị số hiệu của khách hàng đã đăng ký trong mã Ngân hàng thanh toán khi chọn mã Ngân hàng thanh toán . Loại báo cáo (bắt buộc) chọn một trong những loại sau + Gửi: chi nhánh của ta sẽ gửi bức điện SWIFTMT950 Nhận: Chi nhánh của ta sẽ nhận bức điện SWIFTMT950 Trong gửi và nhận: chi nhánh của ta không gửi, không nhận điện SWIFTMT950. . Chu kỳ (Tùy chọn) Chọn chu kỳ báo cáo (hàng ngày (D) hàng tuần (W) hàng tháng (M), hàng quý (Q), hàng năm (y)... . Ngày báo cáo lần tới (tùy chọn) nhập ngày gửi hoặc nhận báo cáo lần tới. . Chi nhánh hưởng lãi (bắt buộc) chọn xem tài khỏan này có được hưởng lãi hay không. . Lãi suất khấu chi (bắt buộc): chọn mã loại lãi suất thấu chi (nếu chi nhánh ta có lãi suất cố định thu nhập "Fixed bank" nếu không thì nhấp "none) . Lãi suất thấu chi (tùy chọn): chọn cho chu kỳ thấu chi + Tại ngày tích lũy + Ngày giao dịch cuối cùng của tháng + Ngày cuối tháng + Hàng ngày + Hàng tháng + Hàng quý + Hàng năm + Hàng tháng một lần ... . Ngày khấu chi (tùy chọn) nhập ngày thấu chi . Ngày thấu chi tiếp theo (tùy chọn). Nhập ngày thấu chi tiếp theo. . Hạn mức thấu chi (tùy chọn): nhập hạn mức thấu chi . Ngày hết hạn thấu chi (tùy chọn) . Kiểm tra hạn mức thấu chi (bắt buộc): Nhập tạo nhập trạng thái kiểm tra hạn mức thấu chi. . Loại lãi suất tiền gửi (tùy chon): nhấn "yes" để chọn. . Chu kỳ gửi tiền (tùy chọn): chọn chu kỳ gửi tiền . Ngày gửi tiền (tùy chọn) . Ngày gửi tiền tiếp theo: (tùy chọn). V. Tài khỏan tạm treo 5.1. Mở tài khỏan tạm treo 5.2. Hủy việc mở tài khỏan tạm treo 5.3. Ghi nợ tài khỏan tạm treo 5.4. Ghi vó tài khỏan tạm treo 5.5. Hủy bút tóan nợ tài khỏan tạm treo 5.6. Hủy bút tóan có tài khoản tạm treo 5.7. Vấn tin về tài khỏan tạm treo Ví dụ: Mở tài khỏan tạm treo - Tổng quát: . Màn hình này sử dụng để mở tài khoản tạm treo cho từng khách hàng cán bộ, Ngân hàng, tiền mặt tài khỏan thanh tóan tài khỏan liên Ngân hàng, tài khoản tiền gửi, tài khoản không được hạch tóan tự động, không thể điều chỉnh. - Giải thích các mục đầu vào . Mã tài khoản (bắt buộc): nhập hoặc chọn mã loại tài khoản (bắt buộc): nhập mã loại tài khoản để đăng ký . Mã chi tiết của tài khoản gồm 6 ký tự đối với chi nhánh 8 ký tự đối với báo cáo trong/ngoài nước. Chọn mã chi tiết của khoản mục giao dịch để đăng ký. . Sở hữu khách hàng (bắt buộc): nhập số liệu khách hàng hoặc mở cửa sổ hồ sơ để giúp tìm biến số hiệu khách hàng . Loại tiền (bắt buộc): nhập loại tiền . Số tiền (bắt buộc): nhập số tiền giao dịch . Loại tiền giao dịch đối ứng (bắt buộc): nhập loại tiền đối ứng . Loại tỷ giá giao dịch đối ứng (tùy chọn) Nhập loại chọn mã loại tỷ giá (trong trường hợp một giao dịch có hai loại tiền khác nhau. . Tỷ giá (bắt buộc): nhập tỷ giá . . Đơn vị kế tóan giao dịch đối ứng (bắt buộc): nhập mã đơn vị kế tóan . Phương thức thanh tóan (bắt buộc): nhập laọi chọn mã tài khỏan tiền mặt tài khoản thanh tóan liên hàng, tài khỏan tiền gửi, tài khoản không được thanh tóan tự động không thể điều chỉnh. . Có thể chọn một trong những loại sau + Mã thanh tóan nên: nếu chọn phụ thuộc thanh tóan là tiền mặt + Mã thanh toán đối ứng: Nếu chọn phụ thuộc thanh tóan là chuyển khoản . + Mã ngân hàng: Nếu chọn phụ thuộc thanh tóan là liên Ngân hàng + Số liệu tài khoản: Là tài khoản tiền gửi . Mã loại tài khoản (bắt buộc): nhập hoặc chọn mã loại tài khoản để đăng ký . Mã tài khoản giao dịch đối ứng (bắt buộc): nhập mã khi giao dịch đối ứng là không tự động thanh toán, không điều chỉnh . Mã khoản mục của tài khỏan gần 6 ký tự đối với chi nhánh, 8 ký tự đối với báo cáo trong nứơc và nứơc ngoài. . Mã khoản mục giao dịch đối ứng (tùy chọn): nhập hoặc chọn mã chi tiết của khoản mục tài khoản để giao dịch đối ứng là không trực tuyến, không điều chỉnh. . Số hiệu khách hàng giao dịch đối ứng (bắt buộc): Nhập số hiệu khách hàng hoặc mở cửa số trợ giúp khi giao dịch không tự hạch tóan, không điều chỉnh. . Ngày hiệu lực (bắt buộc): nhập ngày hiệu lực trước đây . Ghi chú (tùy chọn): nhập ghi chú VI. Thanh tóan - quyết toán 6.1. Đóng sổ cái 6.2. Hủy việc đóng sổ cái 6.3. Bút toán điều chỉnh bằng tay 6.4. Hủy bút toán điều chỉnh bằng tay 6.5. Nhập/ Hủy bút toán điều chỉnh khoản thuế 6.6. Vấn tin về chuyển tiền do điều chỉnh 6.7. Vấn tin chi tiết về điều chỉnh 6.8. Vấn tin chi tiết danh mục số dư 6.9. Vấn tin nhận số dư (theo loại tài khoản) 6.10. Vấn tin danh mục số dư (theo loại tài khoản) 6.11. Vấn tin bảng cân đối và báo cáo thu nhập chi phí 6.12. Vấn tin danh mục điều chỉnh thu nhập chi phí 6.13. Vấn tin chuyển khoản do điều chỉnh 6.14. Vấn tin chuyển khỏan từ kỳ trước 6.15. Vấn tin giao dịch mua bán ngoại tệ 6.16. Vấn tin đánh giá mua bán ngoại tệ 6.17. Vấn tin về báo cáo theo lô Ví dụ: Đóng sổ cái Tổng quát: . Màn hình này để khóa sổ ngày làm việc của chi nhánh. . Sau khi đã đống sổ cái, tất cả các giao dịch đều không được phép nữa. . Một số điều kiện trước khi đóng sổ cái + Tất cả các thanh toán viên đều phải khóa sổ tại màn hình "đóng sổ hàng ngày của người sử dụng" + Số dư của tài khoản thanh toán bù trừ phải bằng 0 + Số dư tiền mặt trên sổ cái phải bằng số dư tiền mặt thực tế của tất cả các thanh tóan viên cộng lại. + Tất cả các nghiệp vụ phải có sự xác nhận của người phụ trách lĩnh vực tài trợ thương mại và cho vay phải được xác nhận trước khi khóa sổ + Việc xử lí các dữ liệu theo lệnh thường trực phải được hoàn thành + Số dư của tổng tài sản và chi phí phải bằng số dư của tổng các khỏan nợ, vốn và thu nhập - Giải thích các mục đầu vào Màn hình 1: Người phụ trách có thể thấy tình trạng của thanh tóan viên trong chi nhánh. + Khóa số: "yes" đã khóa, nợ chưa khóa sổ, các thanh tóan viên đã có mã giao dịch bắt đầu bằng mã chi nhánh. Chi nhánh Lạc Trung 1500 GL. Gọi là thanh tóan viên xử lí lô trong hệ thống. Tình trạng của những thanh tóan viên này không ảnh hưởng đến việc đóng sổ cái của chi nhánh, có nghĩa là khi tất cả các thanh tóan viên đã khóa sổ thì có thể sổ khóa cái. + Nhập/ xuất tiền mặt séc: Vấn tin thanh tóan viên có nhập/xuất tiền mặt, séc trong ngày hay không. Nếu yes, có, no, không. + Số thứ tự: nếu thanh tóan viên sử dụng giao dịch hạch tóan bằng tay thì số thứ tự sẽ được hiển thị tại cột thứ tự. + Xác lập giao dịch: nếu thanh tóan viên sử dụng hạch tóan bằng tay thì cần phải có sự phê duyệt của người thẩm quyền chưa. + Thời gian vào hệ thống + Thời gian ra khỏi hệ thống . Màn hình 2: Nếu người phụ trách bấm đúp chuột vào một dòng bất kỳ của một thanh tóan viên nào đó tại màn hình 1 thì có thể vấn tin số chi tài khỏan thanh tóan bù trừ của thanh tóan viên đó. Số dư phải bằng 0 để khóa số cuối ngày. Màn hình 3: Chỉ ra số dư thanh tóan bù trừ của chi nhánh đó. Hiện thị ngày hịên học của và loại tiền, số dư thanh tóan bù trừ của chi nhánh phải bằng 0 để khóa sổ cuối ngày. Màn hình 4: Vấn tin số dư séc của chi nhánh theo từng loại tiền và theo tài khỏan thanh tóan viên . Hiện thị số dư thanh tóan viên và số dư của sổ cái. Màn hình 5: Vấn tư sổ chi tiền mặt của chi nhánh theo từng loại tiền và theo tài khỏan của thanh tóan viên. * Một số ưu điểm của phần mềm kế tóan Kore bank system + Đặc điểm hệ thống - tham số hóa . Dễ dàng ứng dụng các sản phẩm mới . Thay đổi do yêu cầu của chính sách, chỉ đó không gây xáo trộn tới hoạt động của Ngân hàng và khách hàng. . Hệ thống mở => dễ nâng cấp cho phù hợp với sự phát triển sau này. + Lợi ích khi áp dụng . Đạt tiêu chuẩn quốc tế vê dịch vụ Ngân hàng . Giải phóng khách hàng nhanh, nhiều dịch vụ mới . Xử lí One line toàn hệ thống . Quản lí tập trung thông tin và dữ liệu . Độ bảo mật an tòan cao * Về phía NHNo&PTNT Phần mềm kế tóan mới Kore bank system ngoài ưu điểm hỗ trợ đắc lực cho công tác kế toán, kiểm tóan, kiểm tra nội bộ cũng như việc quản lí thông tin nội bộ, quản lí nhân sự, và nhất là quản lí khách hàng. Về kinh tế phần mềm kế toán mới này giúp cho NHNo&PTNT có thể cạnh tranh tốt với tất cả các tổ chức tín dụng đang có mặt tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực Ngân hàng, ngoài ra nó còn cho phép NHNo&PTNT mở ra nhiều loại hình dịch vụ, nhiều chi nhánh đại diện mà việc quản lí, giám sát không ảnh hưởng. Đứng về phía nhà quả lí Ngân hàng với tiềm năng có trong tay đòi hỏi ban lãnh đạo NHNo&PTNT phải biết khai thác tối đa những lợi ích, cũng như lợi thế phần mềm, Kore bank system đem lại song song với việc quản lí hiện đại phù hợp với yêu cầu mới. * Một vài con số về hoạt động của NHNo&PTNT năm 2002 + Vốn KD và các khỏan đầu tư Số dư đầu kỳ 78.156,404,918 P/S trong kỳ N: 28, 405, 212,533,343 P/S trong kỳ C: 28,420, 264, 410, 909 Số dư cuối kỳ N: 63104527352 * Hoạt động thanh tóa Số dư đầu kỳ N : 5, 382,841, 280, 382 Số dư đầu kỳ C: 3, 109, 544, 536, 149. P/S trong kỳ N: 52, 005, 397, 251, 819 C: 50, 693, 951,904, 076 Cuối kỳ N: 10, 276, 129, 888, 294 C: 6, 691, 387, 796, 328 + Nguồn vốn chữ số lùa Số chi đầu kỳ N: 170, 487, 719, 273 C: 73, 664, 022 P/S trong kỳ N: 52, 426, 974, 213 C: 223, 017, 793, 486 Số dư cuối kỳ: 238, 101, 809, 995 Thu nhập: P/S trong kỳ Dư nợ 73.664, 022 Có 164,853, 891, 005 Sáu tháng đầu năm 2003 * Vốn khả dụng và các khỏan đầu tư * Số dư đầu kỳ 63, 104, 527, 352 - P/S trong kỳ N: 10, 591, 670, 200, 069 C: 10, 346, 947, 732, 424 - Số dư cuối kỳ N: 307, 826, 994, 997 * Hoạt động thanh tóan - Số dư định kỳ M: 6, 443, 655, 781, 189 C: 5, 103, 507, 886, 677 - Phát sinh trong kỳ PS nợ 34, 440, 743, 003, 217 PS có 33, 549, 345, 059, 740 - Số dư cuối kỳ N: 9, 302, 509, 105, 393 C: 7, 070, 963, 267, 404 * Nguồn vốn CSH - Số dư đầu: Dư nợ: 137, 383, 171, 635 Dư có: 176, 764, 020 - P/S trong kỳ PSN: 323, 618, 500 PSC: 294, 566, 809 * Thu nhập P/S 6 tháng đầu năm 2003 N: 305, 546, 473 C: 44, 176, 546, 316 Cuối quí II/2002: dư có: 43, 870, 999, 843 Từ số liệu năm 2002 và sáu tháng đầu năm 2003 có thể thấy một số chỉ tiêu trên có sự tăng trưởng đáng kể điều đó một phần lớn là do NHNo&PTNT đã đưa phần mềm kế tóan mới vào hoạt động và đã bước đầu chứng tỏ hiệu quả. Chương III Những yêu cầu đặt ra với kế toán Ngân hàng Việt Nam và hướng giải quyết. I. Một số yêu cầu đối với mô hình kế toán Ngân hàng Việt Nam hiện nay. 1. Yêu cầu khách quan từ nên kinh tế. Nên kinh tế nước ta với đặc thù là nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần và đang trong giai đoạn hoà nhập hết sức mạnh mẽ, hàng năm thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư từ nhiều nguồn, nhiều tổ chức khác nhau với hàng ngàn dự án lớn nhỏ, điều đó chứng tỏ là luôn luôn chuyển tiền qua hệ thống Ngân hàng của chúng ta là vô cùng lớn. Đứng từ góc độ ngành Ngân hàng thì rõ ràng đây là một nhiệm vụ to lớn đối với ngành Ngân hàng cũng như đồng thời có vai trò quyết định đến hiệu quả của việc luân chuyển đồng vốn, để làm tốt công việc này đòi hỏi hệ thống Ngân hàng của chúng ta phải hoàn thiện mình bảo đảm đáp ứng được mõi yêu cầu đặt ra của nền kinh tế. Đóng vai trò trọng yếu không gì khác đó là lĩnh vực kế toán để đảm bảo xử lý tốt mõi nghiệp vụ kinh tế một cách thông suốt đảm bảo hợp lý, an toàn là khồng hề đơn giản. Kế toán Ngân hàng ra đời là một quy luật khách quan do vậy nó luôn luôn thể hiện tính phù hợp với thực tế, với nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế tương quan về sự phát triển củ nền kinh tế cũng chính là tương quan về hệ thống Ngân hàng. Thực tế cho thấy răng kinh tế nước ta là nên kinh tế đang phát triển khi đó các nguồn đầu tư nước ngoài chủ yếu chứng từ các nước co công nghệ Ngân hàng rất phát triển như: Nhật, Đức, Mĩ…..với công nghệ Ngân hàng phát triển cao họ được hưởng rất nhiều lợi ích, tiện ích cũng như hỗ trợ rất lớn cho những nhà đầu tư, vậy khi vào đầu tư tại Việt Nam họ không thể từ bỏ những lợi ích vốn có của mình từ Ngân hàng, họ có quyền hưởng những lợi ích đó từ Ngân hàng Việt Nam, đây chính là một hình thức khách quan không thẻ phủ nhận được chính bởi vậy vấn đề đặt ra là hệ thống Ngân hàng của chúng ta phải thay đổi mình sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế đó cũng là một sự vận động giúp Ngân hàng Việt Nam tồn tại và phát triển. Ngoài những thay đổi về chính sách luật pháp thì sự thay đổi mới hệ thống kế toán, mô hình kế toán sao cho phù hợp vừa đáp ứng được mõi thành phần kinh tế trong nước và thoả mãn tất cả các nhà đầu tư từ nước ngoài là việc không hề đơn giản. 2. Từ phía nhà nước. Kế toán Ngân hàng Việt Nam với vai trò là kế toán nhà nước chính bởi vậy sự an toàn, liên tục và đổi mới không ngừng là những chỉ tiêu rất quan trong mà nhà nước luôn đặt ra nhằm đảm bảo an toàn của cải Quốc gia, cũng như đảm bảo cho công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế. Vấn đề đặt ra của nhà nước đối ngành Ngân hàng hiện nay là làm sao xây dựng được môi hình kế toán Ngân hàng cho tương lai, tức là có thể thay đổi mình một cách uyển chuyển vừa đáp ứng tốt yêu cầu thực tế vừa đứng vững được mình trong tương lai. 3. Từ phía khách hàng. Mô hình kế toán hiện đại được hiểu là mô hình kế toán trong đó thoả mãn được tối đa nhu cầu của khách hàng bên cạnh mục đích thiết thực từ phía Ngân hàng. Mô hình kế toán phải được xây dựng sao cho đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tức là hiểu được khách hàng cần gì. Những yêu cầu đối với Ngân hàng, khách hàng hiện nay. + Các loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp từ Ngân hàng phải đa dạng về chủng loại, giá thành hạ. + Các loại sản phẩm phải đáp ứng được tiện ích nhiều mặt và thời gian giao dịch là nhanh nhất. Trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta mở rộng cánh cửa đón tiếp nhiều loại hình kinh tế từ nhiều nền kinh tế khác nhau, kéo theo nó là lượng giao dịch quốc tế tại Ngân hàng Việt Nam tăng không ngừng với nhiều yêu cầu về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hết sức đa dạng trong đó phải kể đến một lượng lớn khách du lịch đến từ nhiều quốc gia khác nhau với nhiều nền kinh tế khác nhau, nhưng khi đến Việt Nam họ đều có nhu cầu chung là được thoả mãn về mặt sản phẩm dịch vụ từ Ngân hàng như chỉ tiêu, thanh toán các khoản không thông qua tiền mặt (thói quen). Chính vì thế Ngân hàng Việt Nam muốn làm được điều này thì trước tiên phải có một mô hình kế toán đủ mạnh (hệ thống tài khoản, luôn chuyển…) phù hợp với nhiều tiện ích cho khách hàng. Trên thực tế tiện ích mà khách hàng trong nước và nước ngoài không thể dừng lại ở nhu cầu đa dạng phong phú về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, mà điều quan tâm bên cạnh đó được khách hàng hết sức quan tâm đó là thời gian giao dịch. Từ phía khách hàng họ luôn coi chất lượng dịch vụ Ngân hàng qua thời gian giao dịch cùng với các loại dịch vụ Ngân hàng. Để giải quyết tốt bài toán này không ai khác đó chính là nhiệm vụ của toàn ngành Ngân hàng mà đóng vai trò chủ chốt chính là khâu kế toán, chỉ có một mô hình kế toán mới có đủ khả năng đáp ứng được nhiều những nhu cầu về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, cũng chỉ có một mô hình kế toán hợp lý, hệ thống tài khoản chuẩn hoá mới có thể đáp ứng được về thời gian giao dịhc một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nếu làm được điều này thì ngoài lợi ích kinh tế mang lại cho bản thân Ngân hàng nó còn mang nhiều ý nghĩa to lớn khác như: + Tạo niềm tin, uy tín, chất lượng cho Ngân hàng mình. + Thể hiện sự hoàn thiện, sự ổn định của nền kinh tế đó thông qua Ngân hàng. Ngày nay khi việc cung cấp sản phẩm dịch vụ Ngân hàng không còn là vấn đề quan trong nhất, thì vấn đề đặt ra cho cả khách hàng và Ngân hàng đều coi là vấn đề quan tâm hàng đầu đó là thời gian giao dịch, hầu hết sự cạnh tranh trong hệ thống Ngân hàng chính là cạnh tranh về thời gian giao dịch, hầu hết là các Ngân hàng luôn quảng bá để thu hút được nhiều khách hàng bao giờ cũng đưa tiêu chí thời gian giao dịch nhanh gọn là tiêu chí để quảng bá và cạnh tranh. 4. Từ phía bản thân các Ngân hàng với nhau. Trước thực tế của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế toàn cầu vì thế việc mở cửa hoà nhập toàn phần là điều tất yếu trong đó là một vấn đề đặt ra cho nhà nước ta, cho toàn nền kinh tế là ngoài hoà nhập về các ngành nghề kinh tế còn có sự hoà nhập về ngành Ngân hàng. Điều này được minh chứng qua những năm gầy đây cùng với sự phát huy vai trò to lớn của ngành Ngân hàng thì bên cạnh đó ngày càng xuất hiện những Ngân hàng nước ngoài từ nhiều nền kinh tế phát triển ra đời tại Việt Nam như các nước: Nhật , Thai Lan, Hông Kông… Sự xuất hiện những loại hình Ngân hàng này đặt ra cho ngành Ngân hàng Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt mà trong đó Ngân hàng Việt Nam thực sự không có ưu thế tuyệt đối. Về vốn hầu hết các Ngân hàng Việt Nam đều có nguồn vốn không lớn, mà thường tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn ở nước ta, trong khi đó các Ngân hàng nước ngoài lại hoàn toàn có khả năng về vốn. Về cung ứng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, trong thực tế hiện nay chúng ta không thua kém nhiều nhưng điều kiện ở Ngân hàng chúng ta là thường kém tính chủ động hơn các Ngân hàng nước ngoài về loại hình sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Vấn đề nữa là các Ngân hàng Việt Nam do đặc điểm vốn ít hơn so với Ngân hàng nước ngoài do vậy việc tham gia vào lĩnh vực kinh tế quốc tế còn thiếu kinh nghiệm, trong khi các Ngân hàng nước ngoài lại là lĩnh vực chủ yếu của họ mặc dù chúng ta cũng có Ngân hàng Công thương, Ngoại thương chuyên về lĩnh vực xuất nhập khẩu… Có nhiều những nguyên nhân để lý giải cho những mặt còn hạn chế này nhưng một phần không nhỏ trách nhiệm thuộc về lĩnh vực kế toán, bởi mô hình kế toán có hoàn hảo thì tạo tiền đề cho việc đa dạng hoá sản phẩm, giảm thiểu thời gian giao dịch. Ngay từ bây giờ việc hoàn thiện mô hình kế toán Ngân hàng là bức thiết hơn bao giờ hết. Ngoài ra trước nền kinh tế hoà nhập yếu tố cạnh tranh là không tránh khỏi, nhưng bên cạnh đó còn là xu thé hội nhập các Ngân hàng để tăng sức mạnh cạnh tranh, vì thế việc một Ngân hàng Việt Nam hoà nhập với một Ngân hàng nước ngoài là tất yếu. Để dễ dàng hoà nhập được thì điều quan trọng là ngay từ bây giờ chúng ta phải xây dựng một mô hình kế toán hiện đại gắn với mô hình kế toán của thế giới có như vậy thì khi hoà nhập chúng ta mới có thể chủ động và tránh những tác động xấu ngoài ý muốn đồng thời đảm bảo sự vững mạnh cho toàn bộ nền kinh tế. II. thực trạng và những tồn tại trong mô hình kế toán ngân hàng việt nam. 1. Tồn tại trong mô hình kế toán hiện nay. So với trước đây thì mô hình tổ chức kế toán của Ngân hàng Việt Nam hiện nay đã có những thay đổi lớn phát huy tích cực vai trò to kớn của mình nhưng đứng ở góc độ kế toán Ngân hàng thì Ngân hàng Việt Nam nói chung, cũng như công tác kế toán còn nhiều việc phải hoàn thiện cho đến nay các Ngân hàng lớn như: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, NHNo&PTNT đã được trang bị hệ thống máy tính chất lượng cao cùng với phương tiện hỗ trợ nghiệp vụ khác và nhưng phần mềm kế toán hiện đại mở ra khả năng chúng ta có thể cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, nhưng trên thực tế các Ngân hàng chúng ta vẫn chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ truyền thống và một số sản phẩm hiện đại nhỏ ư. Một điều trái ngược là chúng ta chưa làm được mà chúng ta hoàn toàn có thể theo đánh giá thì phần mềm kế toán chúng ta đang ở hiện nay thì các sản phẩm dịch vụ mà các Ngân hàng có thể đưa ra là con số hàng nghìn trong khi theo thống kê thực tế chúng ta chỉ có khoảng 300 sản phẩm dịch vụ Ngân hàng…. Rõ ràng với tiềm năng kế toán hiện có thì công tác kế toán còn phải làm rất nhiều việc trong đó khâu tổ chức kế toán là quyết định. 2. Đội ngũ cán bộ chưa đồng đều. Trong hệ thống kế toán Ngân hàng hiện nay đội ngũ cán bộ kế toán chiếm tỷ trọng lớn nhất có vai trò quan trọng hàng đầu những đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán Ngân hàng của chúng ta hiện nay bao gồm nhiều cấp trình độ. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học….do đó việc đòi hỏi thực tế các nhân viên kế toán phải có trình độ chuyên môn đồng đều khả năng tác nghiệm tốt nếu so với mô hình kế toán hiện đại mà chúng ta đang xây dựng thì đó là một trở ngại không nhỏ chưa kể đến các yêu cầu khác của mô hình công tác kế toán hiện đại như ngoài trình độ tin học…. Và để xây dựng thành công mô hình kế toán kế toán hiện đại đáp ứng được yêu cầu thực tế thì một thực tế trước mắt là phải giải quyết tốt khâu tuyển chọn đội ngũ kế toán. 3. Tổ chức giao dịch còn nhiều hạn chế. Nếu so sánh về tỷ lệ sô lượng khách hàng giao dịch bình quân của các Ngân hàng Việt Nam với tỷ lệ bình quân của các nước phát triển thì con số của chúng ta còn rất hạn chế, có nhiều lý do từ phía khách hàng các khách quan khác nhưng một phần cũng có lý do từ bộ phận kê toán, ở Việt Nam các giao dịch vừa không đa dạng nhưng mặt khác lại rất hạn chế về thời gian. Việt Nam giao dịch 8 giờ ngày/ 5 ngày/ tuần. Trong khi đó ở các nước phát triển là 24/24. Và 7/7. Đây là một trong những nhân tố dẫn đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Việt Nam chưa cao trong khi chúng ta có thể. Chính vì thế với trình độ công nghệ thông tin hiện có cùng với quy trình kế toán mới chúng ta phải giải quyết tốt đòi hỏi về vấn đề giao dịch còn hạn chế. 4. Về công tác kế toán. a. Về công tác hỗ trợ của phòng ban. - Với công nghệ thông tin hiện đại, hệ thống máy tính trong việc áp dụng mô hình kế toán hiện đại thì mối quan hệ hiện có giữa các phòng ban là rất quan trọng nhất là quan hệ tác nghiệp kế toán giữa phòng kế toán – phòng vi tính, phòng kế toán – phòng kiểm soát- phòng tin học có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ công tác kế toán đó là phải đảm bảo thông tin được truyền tải lập thời thông suốt. Cũng như công tác bảo mật thông tin của đơn vị mình trong đó quan trọng nhất là thông tin kế toán - Phòng kiểm soát có vai trò kiểm tra kiểm soát sự đúng đắn, chính xác của các nghiệp vụ kế toán từ đó phát triển những sai sót đưa ra kịp thời sửa chữa phục vụ tốt cho công tác thống kê, cân đối, báo cáo kế toán công việc này phải điều tra thường xuyên và liên tục thì mới đáp ứng được đòi hỏi cuả mô hình kê toán hiện đại, nhưng hiện nay chúng ta chưa làm tốt công tác này, việc hỗ trợ của phòng vi tính với phòng kế toán là hạn chế trong khi công tác kiểm tra kiểm soát chưa thật sự thường xuyên chủ yếu là do đề nghị chính bởi thế cũng chưa phát hy hết vai trò của mình. 5. Mô hình quản lý hiện đại. Mô hình quản lý tại NHTM có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả của NHTM trong tình hình mới khi mô hình kế toán hiện đại được đưa vào áp dụng rộng rãi cho tất cả các Ngân hàng trong toàn hệ thống để vận hành tốt mô hình kế toán hiện đại thì đồng thời cần có mặt mô hình quản lý hiện đại phù hợp với thực tế quản lý đặt ra. Thực tiễn cho thấy quản lí tổ chức chưa bao giờ là thế mạnh của Ngân hàng Việt Nam, bởi thế nhiệm vụ đặt ra phải xây dựng mô hình quản lí hiện đại, trên cơ sở điều kiện thực tế Việt Nam song song với việc áp dụng mô hình kế toán hiện đại. Iii một số giải pháp cho kế toán ngân hàng trong thời kỳ mới 1) Giải pháp định hướng 1.1. Phát triển dịch vụ Ngân hàng Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng: Tăng tỷ trọng từ nguồn thu dịch vụ. Phát triển các sản phẩm thanh toán : hoàn thiện các sản phẩm hiện thời và giới thiệu các sản phẩm thanh toán mới như: cung cấp trên qui mô lớn dịch vụ phí có trực tiếp, giới thiệu qui trình ghi ghi nợ trực tiếp mở rộng các phương tiện thanh toán để các chi nhánh, giới thiệu các phương tiện thanh toán dự phòng. Phát triển các dịch vụ tiền gửi: Hoàn thiện các sản phẩm hiện thời và giới thiệu các sản phẩm tiền gửi mới có như: áp dụng lãi suất tiết kiệm hưu trí, đưa ra lãi suất biến đổi cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Phát triển các sản phẩm cho vay. Hoàn thiện các sản phẩm hiện thời và giới thiệu các sản phẩm cho vay mới nhằm mở rộng số lượng dịch vụ như: Thâu chi, áp dụng lãi suất cho vay trung, dài hạn, giới thiệu sản phẩm cho vay mua nhà, cho vay giáo dục. Phát triển các sản phẩm dịch vụ và hệ thống cung cấp dịch vụ: Mở rộng mạng lưới cung cấp và tăng số lượng các sản phẩm thanh toán ATM kết nối với các tài khoản khách hàng, phát triển thẻ ghi nợ, thí nghiệm dịch vụ Ngân hàng trên mạng cung cấp các dịch vụ bảo hiểm. 1.2. Xây dựng hệ thống Mis và kế toán hiện đại Xây dựng hệ thống thông tin quản lí và kế toán để phản ánh đầy đủ chính xác kết quả kinh doanh phục vụ kịp thời cho công tác quản lí, điều hành. Từng bước tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc tế. Xây dựng hệ thống thông tin quản lí và kế toán hoàn thiện công tác lập ngân sách: dự phòng cho vay hạch toán các khoản lãi phải thu, vốn và các quĩ, giao dịch đại lí, giao dịch liên Ngân hàng, hạch toán trái phiếu kho bạc chứng khoán, các khoản đầu tư, tài sản cố định, tiền gửi tiết kiệm và tín phiếu bảo hành và cam kết theo chuẩn mực quốc tế , thiết lập hệ thống báo cáo của công ty quản lí tài sản nợ, báo cáo về ngân quỹ, báo cáo thanh toán, báo cáo về quản lí nguồn nhân lực… Tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế: Thực hiện đầy đủ hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế. Phát hành rộng rãi hệ thống báo cáo kiểm toàn quốc tế cho các năm tài chính. 1.3. Phát triển công nghệ tin học Xây dựng chiến lược công nghệ tin học: Xây dựng chiến lược về phát triển công nghệ ứng dụng, chiến lược về trang thiết bị mạng truyền thông, chiến lược về các nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị trên nguyên tắc trang bị gắn với phát triển và đổi mới hàng năm. Cấu hình phù hợp với yêu cầu công nghệ và hoạt động Backup dữ liệu: hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động của trung tâm công nghệ thông tin và đào tạo cán bộ, hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động của trung tâm công nghệ thông tin và đào tạo cán bộ. Hoàn thiện mô hình tổ chức của TTCNTT, xây dựng chính sách riêng với cán bộ tin học, xây dựng cơ chế tài chính cho TTCNTT, đào tạo cán bộ. Xây dựng mạng truyền thông: Triển khai hệ thống Leased Line tới cấp huyện 31/12/2002, nâng cấp tốc độ đường truyền chuyển sang ATM hay Frame Relay trong năm 2003. Xây dựng hệ thống Ngân hàng bán lẻ: triển khai mở rộng và thực hiện kết nối với hệ thống WB: 31/12/2002. Triển khai tất cả các điểm giao dịch thay thế hoàn toàn hệ thống trên Foxpro 31/12/2003. Triển khai dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán nội bộ Ngân hàng và kế toán khách hàng WB tài trợ. Triển khai hệ thống 31/08/2003, mở rộng hệ thống 31/12/2005. Nghiên cứu thương mại điện tử: Nghiên cứu công nghệ chính sách, chế độ về thương mại điện tử, 30/06/2003 thử nghiệm 31/12/2003, triển khai 31/12/2004. 2. Xây dựng tiêu chuẩn viên chức Ngân hàng * Với nhân viên kế toán Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ làm công tác kế toán tại các đơn vị thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, Thực hiện công việc của một phần hành kế toán ở đơn vị. 1- Chức trách: - Thực hiện kế tóan chi tiết, kế toán tổng hợp, giao dịch trực tiếp với khách hàng thuộc phần hành kế toán Ngân hàng, thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự biến động của tài khoản và tính chất của tài khoản minhg phụ trách. Chịu trách nhiệm trước cấp trên về sự chính xác, trung thực của số liệu báo cáo. - Cung cấp tài liệu số liệu kế toán thuộc phần việc, phần hành của mình cho bộ phận liên quan theo sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. - Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cán bộ quản lí. 2- Làm được: - Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phát hành kê toán được phân công; - Hạch toán chính xác, đầy đủ các số liệu thuộc phần việc kế toán thực hiện được giao, lập báo cáo nghiệp vụ hàng ngày; - Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia tài sản, hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi mình phụ trách. - Sử dụng được các phương tiện lao động đã trang bị phù hợp với yêu cầu công việc được phân công. 3. Hiểu biết. - Nắm vững nguyên lý kế toán. - Nắm được pháp lệnh kế toán thống kê, thể kế toán Ngân hàng. Nắm chắc các quy định cụ thể về hình thức, phương pháp kế toán nghiệp vụ thuộc phần hành được giao. - Nắm được các chế độ tài chính, thông tin kinh tế có liên quan đến phần hành. 4. Yêu cầu trình độ: - Tốt nghiệp Trung học kế toán hoặc tương đương trở lên (đã qua thời gian tập sự theo Bộ Luật lao động quy định). - Có trình độ tin học cơ bản. * Với Kế toán viên cấp I. Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ làm công tác Kế toán các đơn vị thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, tổ chức thực hiện phần công việc kế toán của đơn vị. 1. Chức trách. - Lập báo cáo nghiệp vụ thuộc các phần việc kế toán và báo cáo kế toán định kỳ, chịu trạch nhiệm về sự chính xác, trung thực của số liệu báo cáo. - Soạn thảo các văn bản hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các Kế toán viên thuộc phần việc và các bộ phận liên quan. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán của kế toán viên cấp trên. 2. Làm được: Ngoài công việc làm được của Nhân viên kế toán, còn phải làm được: - Tổng hợp và phân tích số liệu kế toán phục vụ cho các phần công việc kế toán mình phụ trách. - Thực hiện được công việc kế toán (lập và luân chuyển chứng từ, mở sổ, ghi sổ, cung cấp số liệu, tài liệu, lập báo cáo, bảo quản lưu giữ…) thuộc phạm vi các phần việc kế toán mình phụ trách. 3. Hiểu biết: - Nắm được những vấn đề cơ bản Pháp luật Kinh tế, Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng, các quy chế chính sách chế độ tài chính, tín dụng liên quan đến công việc kế toán thuộc ngành, lĩnh vực của mình. - Nắm vững nguyên lý kế toán, pháp lệnh kế toán thống kê, thể lệ kế toán Ngân hàng, các quy định cụ thể hình thức, phương pháp kế toán, chế độ kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam và quy trình nghiệp vụ kế toán. 4. Yêu cầu trình độ: - Tốt nghiệp đại học về nghiệp vụ Tài chính kế toán hoặc tương đương (đã qua thời gian tập sự theo Bộ Luật lao động quy định). - Có một ngoại ngữ ở trình độ A. Với kế toán viên cấp III, Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ, làm công tác Kế toán tại các đơn vị thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy chế của NHNo&PTNT Việt Nam. 1. Chức trách: - Chủ trì nghiên cứu, đề xuất và tổ chức các công việc kế toán được giao. - Soạn thảo, xây dựng quy chế tài chính, thể lệ kế toán nhằm đảm bảo sự thống nhất việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh có hiệu quả theo các văn bản, chế độ quy định của Nhà nước và của ngành . - Tổng kết, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện công việc kế toán được giao đê xuất biện pháp quản lý, sử dụng các nguồn vốn và kinh phí một cách có hiệu quả. - Xây dựng các nguyên tắc phối hợp với các bộ phận khác có liên quan về công tác kế toán tài chính. - Chủ trì và tham gia biên soạn các tài liệu bồi dưỡng hoặc giảng dạy nghiệp vụ kế toán tài chính . - Tổ chức xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ kế toán, thống kê số liệu, hồ sơ lưu trữ chế độ kế toán. 2. Làm được: - Lập được dự toán và kiểm tra việc thực hiện dự toán, định mức chi tiêu, dử dụng vật tư, tài sản, kinh phí; - Nghiên cứu soạn thảo các quy chế tài chính, tổ kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ kế toán; - Phân tích đánh giá được bảng tổng kết tài sản, đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả Tài sản Có và Tài sản Nợ. 3. Hiểu biết. Ngoài những hiểu biết như Kế toán viên cấp I, Kế toán viên cấp II còn phải biết: - Có kiến thức sâu về lý luận và thực tiễn công tác kế toán ngành, các hình thức và phương pháp kế toán áp dụng phổ biến trong ngành và có khả năng vận dụng vào việc tổ chức công tác kế toán của đơn vị và phần công việc được giao.  - Nắm được nguyên lý tổ chức và phương pháp xử lý số liệu bằng máy vi tính trong công tác kế toán, kiến thức phân tích kinh tế và thông tin kinh tế, có khả năng tổ chức ứng dụng có hiệu quả trong công tác kế toán. 4. Yêu cầu trình độ. - Tốt nghiệp đại học về nghiệp vụ Tài chính kế toán hoặc tương đương. - Qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tài chính doanh nghiệp. - Có một ngoại ngữ trình độ B. - Có ít nhất 6 năm ở Kế toán viên cấp I. * Với Kế toán viên cấp III. Là viên chức chuyên môn Kế toán cấp cao nhất ở NHNo&PTNT Việt Nam, chủ trì được các công việc về lĩnh vực kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam. 1. Chức trách: - Chủ trì tổ chức viên lập các dự toán và tham gia xây dựng các định mức tài chính. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện dự toán. Phân tích, đánh giá tiền vốn và kinh phí thuộc các phần hành kế toán. Tổng hợp kết quả phân tích hoạt động kinh doanh và các phương án, biện pháp quản lý, sư dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn trong đơn vị: - Hướng dẫn, chỉ đạo và tiết kiệm về nghiệp vụ kế toán cho kế toán viên cấp dưới. Thực hiện việc kiểm tra kế toán nội bộ đối với các đơn vị và bộ phận trực thuộc, đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm và các biện pháp chấn chỉnh, hoàn thiện tổ chức công tác và tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị và các đơn vị phụ thuộc. - Xây dựng các đề án cải tiến và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực kế toán thanh toán. Tổ chức xây dựng các luật lệ, thể lệ, cơ chế quản lý, điều hành hệ thống kế toán, thanh toán trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. - Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề án khoa học quan trọng về quản lý kinh doanh nhằm cải tiến, đổi mới không ngừng hệ thống quản lý, điều hành NHNo&PTNT Việt Nam, từng bước ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý của các Ngân hàng thương mại trên thế giới vào Việt Nam. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ kế toán, thanh toán để đáp ứng với từng thời kỳ hoạt động NHNo&PTNT Việt Nam. 2. Hiểu biết: Ngoài những hiểu biết như kế toán viên cấp II, Kế toán viên cấp III còn phải biết: - Nắm vững chủ trương, đường lối, chínhh sách kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của ngành. - Có kiến thức sâu, rộng về lý luận và thực tiễn kế toán ngành, các hình thức và phương pháp kế toán áp dụng trong nền kinh tế quốc dân và có khả năng ứng dụng thành thạo các phương tiện hình thức, phương pháp kế toán tiên tiến trong đơn vị. - Nắm vững Luật pháp Kinh tế, Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các chính sách, chế độ tài chính, tín dụng của nhà nước của ngành. Nắm được những vấn đề về Luật pháp quốc tế có liên quan đến hoạt động của đơn vị. Nắm được những kiến thức cơ bản kế toán quốc tế phổ biến và các khả năng đê xuất, ứng dụng vào việc tổ chức công tác kế toán của đơn vị. - Nắm và biết tổ chức công việc kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị và các đơn vị trực thuộc. 3. Làm được: Làm tròn chức trách của Kế toán viên cấp III đã nêu ở trên. 4. Yêu cầu trình độ: - Tốt nghiệp Đại học về nghiệp vụ kế toán hoặc tương đương trở lên và đã tốt nghiệp Cao học hoặc thực tập sau đại học về quản lý kinh doanh hoặc Phó Tiến sỹ Khoa học kinh tế. - Biết ít nhất một Ngoại ngữ ở trình độ đọc, nghe, nói và viết các vấn đề có liên quan đến chuyên môn. - Đã qua khoá đào tạo về quản lý kinh tế tại Học viện hành chính quốc gia hoặc các kháo đào tạo chính trị tại Học viện chính trị quốc gia. - Có Đề án hoặc công trình về nghiệp vụ kế toán được Hội đồng khoa học ngành thừa nhận. - Có thời gian ở Kế toán viên cấp II là 9 năm. 3. Kiến nghị một số giải pháp 3.1. Tin học hoá nguồn nhân lực Trước đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế và yêu cầu đổi mới của toàn ngành ngân hàng. Cho tới nay có thể nói trong toàn hệ thống Ngân hàng đã được tin học hoá gần như 100% và tin học trong kế toán đã phát huy vai trò to lớn của mình nhưng trên thực tế vẫn tồn tại một số vấn đề đó là từ nguồn nhân lực kế toán bởi phần lớn các phần mềm kế toán Ngân hàng của chúng ta là “đi mua” bởi vậy khi áp dụng vào tình hình Việt Nam chúng ta thì một vấn đề đặt ra phải đào tạo lại nguồn nhân lực kế toán sao cho phù hợp với trình độ công nghệ mới. Nhưng trên thực tế phần lớn cán bộ kế toán đều được đào tạo chưa chuyên sâu với thời gian hạn chế chỉ xử lí cơ bản được về nghiệp vụ kế toán, còn về lĩnh vực khai thác thông tin, phát hiện và xử lí những rủi ro tin học của nhân viên kế toán còn tỏ ra yếu kém. Đây chính là nhiệm vụ cần phải làm ngay từ bây giờ đó có thể còn là chuẩn mực của một cán bộ kế toán ngân hàng hiện nay, bởi một cán bộ kế toán có trình độ tin học sâu rộng có rất nhiều ý nghĩa thực tiễn. +Đảm bảo xử lí tốt tất cả các nghiệp vụ kế toán thuộc lĩnh vực chuyên môn + Khai thác tốt những thành tựu công nghệ thông tin qua Internet, email… + Có khả năng phát hiện những rủi ro, tiềm tàng, từ đó tránh được rủi ro hệ thống. + Về góc độ Ngân hàng, một đội ngũ cán bộ kế toán có năng lực tin học cao sẽ tạo điều kiện cho NH phục vụ khách hàng tốt hơn tạo tiền đề cho NH phát triển. Trên thực tế thì khi cho triển khai phần mềm kế toán thì song song với nó thì trong ngành Ngân hàng cũng đã có những văn bản hành động về lĩnh vực đào tạo cán bộ kế toán cụ thể là theo quy trình * trong hệ thống NHNo&PTNT quỹ đào tạo ngành cho cán bộ là 25ngày/năm bên cạnh đó còn có những hội thảo về kế toán theo quí, năm. 3.2. Chuẩn hoá hệ thống tài khoản Hiện nay trong nội bộ các Ngân hàng Việt Nam bao gồm: NHNo&PTNT, công thương, ngoại thương, đầu tư trong hệ thống tài khoản kế toán chúng ta còn có những khác biệt nhất định trong tình hình mới hiện nay tồn tại này là không hợp lý. Bởi đứng trước xu thế cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài việc hỗ trợ nhau giữa NH trong nước là điều rất cần thiết do vậy việc chuẩn hoá về tài khoản kế toán trong nước là việc cần làm sớm. Điều này còn có tác dụng khác là tạo điều kiện tốt cho lĩnh vực hội nhập các Ngân hàng trong nước với NH nước ngoài. Một số yêu cầu đối với tài khoản kế toán Ngân hàng + Ngắn gọn, chặt chẽ + Đảm bảo tốt cho việc phản ánh đa dạng các nghiệp vụ + Đảm bảo phù hợp tốt cho công tác thống kê, kiểm soát , kiểm toán, thanh tra. 3.3. Lưu trữ và bảo quản dữ liệu Bản chất của ngành ngân hàng là một ngành kinh tế trong đó công tác bảo quản và luân chuyển chứng từ là rất lớn để làm tốt việc này đòi hỏi phải có phương pháp khoa học . Có hệ thống rõ ràng đảm bảo cho công tác nội bộ Ngân hàng cũng như kiểm tra, thanh tra nhà nước nhất là trong tình hình hiện nay khi tin học hoá được áp dụng rộng rãi,việc luân chuyển chứng từ điện tử,lưu trữ thông tinnôi bộ đều thông qua máy tính,với ưu điểm nổi bật của nó là lưu trữ được gấp nhiều lần,giảm thiểu luân chuyển cơ học ,khả năng truyền tải nhanh.Nhưng bên cạnh đó một vấn đề đặt ra là công tác bảo quản thông tin, lưu trữ thông tin điều này rất quan trọng trong tình hình hiện nay khi mà các Ngân Hàng Thương Mại cạnh tranh mạnh mẽ hơn bao giờ hết,nhất là những thông tin vềvốn CSH,kết cấu tài sản nợ,có , các chỉ tiêu toàn vốn.. mà các thông tin này thường phát sinh ở bộ phận kế toán vì vậy cần có sự kết hợp chặt chẽ trong việc chuyển tải , bảo mạt thông tin giữa các phòng như kế toán, kiểm soát, vi tính. 3.4 Xây dựng mô hình kế toán theo tình hình mới Hiện nay hầu hết các Ngân Hàng thương mại Việt Nam đang áp dụng mô hình kế toán một cửa dựa trên phần mêm kế toán hiện đại có sửa đổi cho phù hợp với thự tế Việt Nam,với các phần mềm kế toán chúng ta đang sử dụng hiện nay hoàn toàn có thể cho phép các Ngân Hàng đưa ra các sản phẩm dịch vụ hiện đại trên thưc tế tại các NHTM Việt Nam giao dịch dùng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn,thủ quỹ vẫn giữ vai trò quan trọng trong công tác hỗ trợ giao dịch viên điêu này chứng tỏ mô hình kế toán một cửa của chúnh ta là chưa triệt để, điều này có thể hiểu được bởi thói quen của khách hàng Việt Nam..Nhưng trong thời kỳ mới khi mà hiệu quả chất lượng của sản phẩm dịch vụ Ngân Hàng tính bằng thời gian, thì nhiệm vụ đặt ra cho kế toán Ngân Hàng Là phải đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới,đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng,giảm thiểu giao dịch dùng tiền mặt,phat huy tối đa ưu thế của giao dịch một cửa.Để làm được điều nàythi chúng ra phái giải quyết tốt vấn đề là xây dựng mô hình kế toán vừa đáp ứng tối đa mọi nhu cầu thực tế đồng thời cũng mở ra khả năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong tương lai như phone baking, pc home, bankinternet,point of sale.. và nhiều sản phẩm khác mà không làm ảnh hưởng đến mô hình kế toán cũng như phương pháp tổ chức kế toán. 3.5 Chuẩn hoá mô hình kế toán ngân hàng cấp (III,IV) . Hiện nay các ngân hàng thương mại của Việt Nam áp dụng chủ yếu mô hình quản lý kết hợp giữa tập trung và phân tán. Trong đó quản lý phân tán là chủ yếu đối với các chi nhánh nhỏ cấp (III,IV) Các chi nhánh loại này thường vốn không nhiều thường là được áp dụng những tiến bộ ngân hàng mới sau so với các chi nhánh lớn cấp I…Tuy vậy vẫn còn những tồn tại nhất định đó là việc truyền tải thông tin quản lý hai chiều chưa hoàn toàn thông suốt, để giai quyết vấn đề này thì trước hết phải bắt đầu từ nguyên nhân chủ yếu. Đó là việc phải đồng bộ mô hình kế toán ở mọi cấp, quy định chặt chẽ các nguyên tắc giao nhận thông tin, quy trình giao dịch thống nhất làm được điều này sẽ góp phần lớn cho công tác quản lý cũng như phục vụ khách hàng. 3.6 Đồng bộ mô hình quản lý Khi đã áp dụng rộng rãi mô hình kế toán hiện đại thì chúng ta phải xây dựng thành công mô hình quản lý hiện đại phù hợp. Trong tình hình hiện nay chúng ta có nhiều lợi thế để xây dựng mô hình quản lý hiện đại thông qua việc tham khảo mô hình quản lý của các nước đã thành công trong việc áp dụng mô hình quản lý hiện đại tất nhiên cũng phải tính đến đặc thù kinh tế Việt Nam . Kết luận Thực tiễn cho thấy để hoà nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam còn phải hoàn thành không ít chỉ tiêu đặt ra, trong đó có việc hoàn thiện hơn nữa hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Hơn ai hết Đảng ta đã chỉ rõ vai trò và tầm quan trọng của ngành Ngân hàng Việt Nam với nền kinh tế, chính trị và nhiều mặt xã hội khác. Chính vì thế từ sau thời kỳ đổi mới Ngân hàng Việt Nam đã không ngừng đổi mới và đã có những bước tién vượt bậc hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng cũng như đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế, tuy nhiên so với các nước bạn trong khu vực cũng như thế giới Ngân hàng Việt Nam chưa thật sự đáp ứng tối đa mọi yêu cầu đặt ra, do vậy công cuộc xây dựng và đổi mới hệ thống Ngân hàng trong tình hình hiệ nay là cần thiết hơn bao giờ hết. Với những gì đã trình bày trong đề tài này hoàn toàn do những nắm bắt chủ quan do vậy còn nhiều hạn chế rất mong ý kiến nêu ra trong khoá luận sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Tài liệu tham khảo. Giáo trình kế toán Ngân hàng. Định hướng phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2005 của Việt Nam ,Bộ kế hoạch và đầu tư 4/2000. Tạp chí thông tin khoa học Ngân hàng. Giáo trình Ngân hàng thương mại – Peter Rose. Một số tài liệu khác thu thập từ Ngân hàng NN&PTNT VN trong quá trong quá trình thực tập. Lời mở đầu 1 Chương I. Tổng quan về kế toán Ngân Hàng. 2 I. Đối tượng, nhiệm vụ, đặc điểm, vai trò của kế toán Ngân Hàng. 2 1. Đối tượng của kế toán Ngân Hàng: 2 2. Nhiệm vụ của kế toán Ngân Hàng. 3 3. Đặc điểm của kế toán ngân hàng: 3 4. Vai trò của kế toán ngan hàng trong nền kinh tế thị trường. 5 II. Một vài nét về kế toán ngân hàng Việt Nam. 1.Trước đây: 2. Hiện nay: 6 2.1 Căn cứ vào công dụng và trình tự lập chứng từ 8 2.2 Căn cứ vào nơi lập chứng từ. 8 2.4 Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ 9 2.5 Căn cứ vào hình thái vật chất 9 3. Mô hình tổ chức kế toán Việt Nam 10 3.1 Mô hình nhiều cửa 10 3.2 Mô hình kế toán một cửa 10 III, Tương quan giữa kế toán ngân hàng việt nam và thế giói 11 1. Về hệ thống tài khoản 11 2. Luân chuyển chứng từ. 12 3. Kiểm soát 12 Chương II. Ngân hàng NN&PTNT VN với mô hình tổ chức kế toán tại Ngân hàng NN&PTNT VN Lạc Trung. 14 I. Tổng quan về Ngân hàng NN&PTNT VN. 14 1. Ra đời và phát triển. 14 2, Những nét cơ bản về kế toán tài chính 14 3. Một số định hướng phát triển mới. 15 3.1. Phát triển các sản phẩm thanh toán. 15 3.2. Phát triển các dịch vụ tiền gửi: 15 3.3. Phát triển sản phẩm cho vay. 15 3.4. Phát triển các sản phẩm dịch vụ hệ thống. 15 4. ứng dụng CNTT và đào tạo tin học với hiện đại hoá Ngân hàng. 16 II. Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Lạc Trung 18 1.Tổ chức quản lý: 18 2.Mô hình tổ chức kế toán tại NHNN & PTNT chi nhánh Lạc Trung 19 I. nghiệpvụ mở tài khỏan khách hàng 22 II. Nghiệp vụ thu tiền mặt 23 III. Nghiệp vụ chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán. 25 V: nghiệp vụ thanh toán bằng ủy nhiệm thu 29 VI. nghiệp vụ bán séc 31 VII. Nghiệp vụ phát hành séc bảo chi 32 VIII: nghiệp vụ phát hành séc chuyển tiền 34 IX nghiệp vụ thanh toán séc ( chuyển khoản bảo chi) 36 X: Nghiệp vụ thanh toán séc chuyển tiền 37 XI. nghiệp vụ thu hộ séc, unt 38 Xii: Nghiệp vụ thanh toán khác giữa NH - kh 39 Xiii. nghiệp vụ chuyển tiền đi giữa NH - NH 41 XIV nghiệp vụ chuyển tiền đến giữa NH - nh 43 2.1. Giới thiệu khái quát về phần mềm kế tóan Korel bank 45 2.2. ứng dụng phần mềm (kovl bank system) trong công tác quản lí khách hàng (cif) 45 2.3. Chức năng thay đổi thông tin khách hàng. 46 2.4. Chức năng thiết lập mối quan hệ của khách hàng 47 3. Tổng quan màn hình thông tin khách hàng 47 4. Qui trình vận hành nghiệp vụ tiền gửi 50 Chương III 67 Những yêu cầu đặt ra với kế toán Ngân hàng Việt Nam và hướng giải quyết. 67 I. Một số yêu cầu đối với mô hình kế toán Ngân hàng Việt Nam hiện nay. 67 1. Yêu cầu khách quan từ nên kinh tế. 67 2. Từ phía nhà nước. 68 3. Từ phía khách hàng. 68 4. Từ phía bản thân các Ngân hàng với nhau. 69 II. thực trạng và những tồn tại trong mô hình kế toán ngân hàng việt nam. 71 1. Tồn tại trong mô hình kế toán hiện nay. 71 2. Đội ngũ cán bộ chưa đồng đều. 71 3. Tổ chức giao dịch còn nhiều hạn chế. 72 4. Về công tác kế toán. 72 5. Mô hình quản lý hiện đại. 73 Iii một số giải pháp cho kế toán ngân hàng trong thời kỳ mới 73 1) Giải pháp định hướng 73 1.1. Phát triển dịch vụ Ngân hàng 73 1.3. Phát triển công nghệ tin học 74 2. Xây dựng tiêu chuẩn viên chức Ngân hàng 75 3. Kiến nghị một số giải pháp 80 3.1. Tin học hoá nguồn nhân lực 80 3.2. Chuẩn hoá hệ thống tài khoản 81 3.3. Lưu trữ và bảo quản dữ liệu 82 3.4 Xây dựng mô hình kế toán theo tình hình mới 82 3.5 Chuẩn hoá mô hình kế toán ngân hàng cấp (III,IV) . 83 3.6 Đồng bộ mô hình quản lý 83 Kết luận 84 Tài liệu tham khảo. 85

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28780.doc