Thực tế núi lờn rằng, kinh tế thị trường với khu vực ngoài quốc doanh là nũng cốt, là điều kiện cần, cũn tổ chức nền kinh tế một cỏch hợp lý là điều kiện đủ để phát triển nền kinh tế cú hiệu quả. Muốn nền kinh tế phát triển cao và bền vững phải có đủ cả hai điều kiện này. Như vậy, sự phát triển của DNNQD đóng vai trũ rất quan trọng trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế. Trên cơ sở lựa chọn và phân tích đề tài: “Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại chi nhánh Ngõn hàng No&PTNT Bà Triệu”, chuyên đề đó hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản sau:
1. Hệ thống hóa một cách cơ bản đặc điểm và vai trũ của cỏc DNNQD trong nền kinh tế hiện nay. Đó là thành phần kinh tế rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trỡnh phỏt triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.
2. Phân tích thực trạng hoạt động cho vay DNNQD tại chi nhánh Bà Triệu, đúc kết những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục để nhận thấy rằng thành phần DNNQD là thành phần kinh tế quan trọng trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Bà Triệu. Nhưng do đây là một chi nhánh nhỏ và mới thành lập nên hoạt động cho vay đối với đối tượng này cũn gặp nhiều khú khăn và hạn chế.
3. Đưa ra một số giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay DNNQD tại chi nhánh và một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên tạo điều kiện cho các DNNQD thu hút ngày càng nhiều vốn và phát triển hoạt động sản xuất kinh tế của mỡnh, gúp phần vào sự phỏt triển của đất nước nói chung.
67 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại chi nhánh Ngõn hàng No&PTNT Bà Triệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
004 tăng 6595 tr.đ so với năm 2003, năm 2005 tăng 16537 tr.đ so với năm 2004. Dư nợ dài hạn có tămg trưởng song chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ.
2.1.4.3. Các hoạt động khác
Ngoài huy động vốn và cho vay, chi nhánh còn duy trì và phát triển 1 số hoạt động kinh doanh khác như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ bảo lãnh… nhằm cung cấp ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng và tăng lợi nhuận cho chi nhánh.
a) Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Cùng với sự phát triển các mặt nghiệp vụ khác, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ cũng có nhiều chuyển biến tích cực, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho chi nhánh.
Bảng 5: Thanh toán quốc tề và kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Thanh toán chuyển tiền
- Số món
75
86
147
190
- Số tiền
2316
1500
1643.49
5312.33
Thanh toán L/C + nhờ thu
- Số món
23
100
451
400
- Số tiền
3791.64
21300
54031
22000
Thanh toán biên mậu (tr.đ)
0
425
2717
Kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua ngoại tệ
7476
10518
31093
Doanh số bán ngoại tệ
7436
9501
31867
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm)
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ ngày càng phát triển qua các năm trên tất cả các mặt hoạt động, trong đó nổi bật nhất là thanh toán mở L/C và nhờ thu với số lượng món mở liên tục tăng hơn 4 lần qua các năm 2003 và 2004. Số tiền thu được từ hoạt động này cũng tăng đáng kể, năm 2003, số tiền thu được tăng 17508.36 nghìn USD đạt 562% so với cùng kỳ năm 2002, và tiếp tục tăng trong năm 2004, tăng 32731 nghìn USD tức tăng 164% so với năm 2003. Đến năm 2005, thanh toán L/C giảm cả về số lượng thanh toán và doanh số chỉ đạt 41% so với năm 2004.
Hoạt động thanh toán biên mậu là hoạt động thanh toán qua biên giới mới được đưa vào hoạt động năm 2003, nhưng sau 3 năm hoạt động đã đem lại kết quả ban đầu rất đáng khích lệ với mức độ tăng trưởng gấp hơn 5 lần của năm 2004 so với năm 2003. Cùng với đó, sự tăng trưởng của kinh doanh ngoại tệ, cả doanh số mua vào và doanh số bán ra đều tăng mạnh làm tăng nguồn thu lãi từ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế cho chi nhánh. Có được những kết quả trên là do chi nhánh đã tích cực mở rộng quan hệ, thu hút được khách hàng hoạt động xuất nhập khẩu lớn với nguồn thu ngoại tệ lớn về giao dịch tại chi nhánh, đồng thời cũng là sự phấn đấu lao động hết mình của bộ phận thanh toán quốc tế phòng kinh doanh chi nhánh Bà Triệu, mặc dù với quân số ít ỏi chỉ có 3 người những đã làm việc hết sức mình để tạo ra khoản thu nhập hết sức quý báu đóng góp vào thu nhập chung của toàn chi nhánh.
Để phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi nhánh cần tập trung khai thác các đối tượng khách hàng có hàng xuất khẩu và có nguồn thu lớn về ngoại tệ, đồng thời mở rộng dịch vụ chi trả kiều hối nhằm khai thác tối đa nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng, đem lại thu nhập cho chi nhánh.
b) Nghiệp vụ bảo lãnh
Với chi nhánh Bà Triệu là ngân hàng cấp II, loại IV với quy mô hoạt động nhỏ, do đó nghiệp vụ bảo lãnh cũng phát triển với quy mô nhỏ nhưng chất lượng của các nghiệp vụ bảo lãnh khá tốt.
Bảng 6: Nghiệp vụ bảo lãnh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số món bảo lãnh đã phát hành
106
116
130
Số dư bảo lãnh
2232
5308
55590
Phí bảo lãnh
31
93
110
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm)
Hoạt động bảo lãnh phát triển qua các năm cả về số món bảo lãnh, số dư bảo lãnh và phí thu được từ hoạt động bảo lãnh. Và một điều đáng mừng là chi nhánh chưa từng phải thực hiện một nghĩa vụ bảo lãnh nào, tất cả các khoản bảo lãnh đều đảm bảo khả năng thực hiện hoặc thời hạn trả nợ. Điều này chứng tỏ uy tín của chi nhánh là một ngân hàng hoạt động khá tốt và hiệu quả. Nó cũng thể hiện cố gắng rất lớn của chi nhánh trong việc khai thác tối đa các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng nguồn thu từ phí của dịch vụ này.
c) Hoạt động tài chính, kế toán, thanh toán ngân quỹ
Để thực sự là cơ sở hỗ trợ đắc lực cho công tác huy động vốn và công tác cho vay, công tác tài chính, kế toán, thanh toán ngân quỹ luôn được quan tâm đúng mức. Chi nhánh luôn tập trung nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán như: thanh toán bù trừ, thanh toán chuyển tiền điện tử, thanh toán chuyển tiền thường…. Cán bộ kế toán ngân quỹ được trang bị kiến thức vi tính cơ bản, sử dụng máy móc trong thao tác nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện cho việc thanh toán được nhanh chóng, an toàn, đặc biệt là trong thanh toán chuyển tiền điện tử.
Hoạt động kế toán, thanh toán ngân quỹ luôn bám sát hoạt động kinh doanh đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng, đảm bảo hạch toán chính xác chế độ thu chi tài chính, quản lý tài sản cơ quan, tiền mặt, chứng từ có giá an toàn tuyệt đối luôn tạo được lòng tin đối với khách hàng.
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD ở chi nhánh Bà Triệu
Cho vay đối với DNNQD từ trước đến nay luôn là một trong những hoạt động chính trong nghiệp vụ cho vay ở chi nhánh Bà Triệu. DNNQD như chúng ta đã biết bao gồm rất nhiều loại hình nhưng tại chi nhánh Bà Triệu, cho vay DNNQD chỉ bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH), công ty cổ phần (CTCP), trong đó chủ yếu là cho vay CTTNHH, CTCP, cho vay DNTN chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn hầu như không có. Cho vay các DNNQD đang ngày càng được chú trọng phát triển hơn và sẽ trở thành đối tượng khách hàng chính của chi nhánh trong những năm tới. Xem xét cụ thể hoạt động cho vay các DNNQD trên các chỉ tiêu sau: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ, dư nợ xấu, 1 số khách hàng tiêu biểu….
2.2.1. Hoạt động cho vay theo thành phần kinh tế
2.2.1.1. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là số tiền chi nhánh cho khách hàng vay trong một thời kỳ xác định. Doanh số cho vay lớn thể hiện hoạt động cho vay tại ngân hàng khá sôi nổi, ngân hàng đang tích lũy 1 lượng vốn lớn đảm bảo cung cấp đầy đủ khả năng vay vốn của khách hàng. Doanh số cho vay nhỏ chứng tỏ các khoản vay tại ngân hàng có số vốn rất bé, nhỏ lẻ hoặc số lượng khoản vay không nhiều và ngân hàng cần phải tìm cách mở rộng hoạt động cho vay của mình. Tại chi nhánh Bà Triệu, doanh số cho vay được thể hiện dưới bảng:
Bảng 7: Doanh số cho vay theo kỳ hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Tỷ trọng
Năm 2004
Tỷ trọng
Năm 2005
Tỷ trọng
DS cho vay ngắn hạn
212436
100%
559592
100%
328100
100%
DNNN
100650
47%
220636
39.4%
77037
23%
DNNQD
108316
51%
337071
60.2%
229346
70%
- CTCP, CT TNHH
108316
329056
222581
- DNTN
0
8015
6765
Cho vay khác
3470
2%
1885
0.4%
21717
7%
DS cho vay trung hạn
39959
100%
42199
100%
44031
100%
DNNN
2198
6%
18421
44%
22979
52%
DNNQD(100% CTTNHH, CTCP)
31382
79%
22023
52%
19930
45%
Cho vay khác
6379
16%
1755
4%
1122
3%
DS cho vay dài hạn
14373
100%
6277
100%
615
100%
DNNN
0
0
0
DNNQD(100% CTTNHH, CTCP)
14373
100%
6277
100%
615
100%
Cho vay khác
0
0
0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm)
Ta nhận thấy, chỉ có doanh số cho vay trung hạn tăng qua 3 năm, nhưng với doanh số cho vay DNNQD của cả 3 kỳ hạn đều giảm ở năm 2005. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong năm 2005, có 5 khách hàng lớn là DNNQD chuyển quan hệ tín dụng từ chi nhánh về NH No&PTNT Đông Hà Nội. Doanh số cho vay DNNQD chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của các kỳ hạn, đặc biệt trong hoạt động cho vay dài hạn, 100% doanh số cho vay là của DNNQD, đó chính là 3 doanh nghiệp: TNHH Long Giang, cổ phần bao bì Thăng Long, TNHH Quảng An, nhưng doanh số cho vay có xu hướng giảm dần. Đây là những khoản mà các doanh nghiệp này vay từ các năm trước và qua các năm phải trả nợ một khoản lãi và gốc, ngoài ra chi nhánh không thu hút thêm được khoản vay mới dài hạn nào cả, do đó doanh số cho vay dài hạn có xu hướng giảm. Doanh số cho vay DNNQD trong ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng tỷ trọng nhưng lại giảm về số lượng tuyệt đối, từ 51% (năm 2003) lên 60.2% (năm 2004) và 70% (năm 2005). Trong khi đó, doanh số cho vay DNNQD trong trung hạn lại có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng ít dần trong doanh số cho vay trung hạn.
DNTN chỉ xuất hiện trong cho vay ngắn hạn, còn cho vay trung và dài hạn không có. Doanh số cho vay DNTN chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay DNNQD, năm 2003 là 0%, năm 2004 là 2.4% và năm 2005 là 2.7%. Phần lớn doanh số cho vay DNNQD vẫn là cho vay đối với CTTNHH và CTCP. Doanh số cho vay DNTN có xu hướng tăng nhưng tăng chậm. Chi nhánh cần mở rộng cho vay hơn với loại hình doanh nghiệp này.
2.2.1.2. Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là số tiền mà khách hàng trả cho khoản vay của mình trong 1 thời kỳ xác định. Với doanh số thu nợ nhận được, chi nhánh có thể dùng số tiền này để tiếp tục cho vay hoặc trả cho những khoản tiền gửi đến hạn, hoặc trả những khoản nợ đến hạn của chi nhánh. Luôn luôn là một sự tuần hoàn giữa cho vay – thu nợ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tại chi nhánh Bà Triệu, doanh số thu nợ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 8: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Tỷ trọng
Năm 2004
Tỷ trọng
Năm 2005
Tỷ trọng
DS thu nợ ngắn hạn
94547
100%
510375
100%
412754
100%
DNNN
57618
61%
217730
42.6%
120227
29.1%
DNNQD
35326
61%
290761
57.0%
291514
70.6%
- CTTNHH, CTCP
35326
286591
283273
- DNTN
0
4170
8241
Cho vay khác
1603
5%
1884
0.4%
1013
0.3%
DS thu nợ trung hạn
7247
100%
36604
100%
33875
100%
DNNN
231
3%
3379
9%
17519
52%
DNNQD (100% CTTNHH, CTCP)
5450
75%
29682
81%
13622
40%
Cho vay khác
1566
22%
3543
10%
2734
8%
DS thu nợ dài hạn
235
100%
36604
100%
3352
100%
DNNN
0
0
0
DNNQD (100% CTTNHH, CTCP)
235
100%
1684
100%
3352
100%
Cho vay khác
0
0
0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm)
Doanh số thu nợ trong dài hạn tăng qua các năm, năm 2004 tăng gấp 7.2 lần so với năm 2003, năm 2005 tăng gấp 2 lần so với năm 2004, cùng với sự giảm của doanh số cho vay DNNQD trong dài hạn ta nhận thấy các khoản cho vay các DNNQD trong dài hạn có chất lượng tín dụng khá tốt, khả năng trả lãi và nợ gốc đúng hạn. Doanh số thu nợ ngắn hạn DNNQD có xu hướng tăng, tăng khá mạnh vào năm 2004, tăng 255435 tr.đ, gấp 8.2 lần so với năm 2003, tăng nhẹ vào năm 2005, chỉ tăng 735 tr.đ so với năm 2004, chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh số thu nợ ngắn hạn, tương ứng với tỷ trọng của doanh số cho vay DNNQD trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Doanh số thu nợ tăng mạnh vào năm 2004, tăng 24232 tr.đ gấp 5.5 lần so với năm 2003, đồng thời cũng giảm nhiều vào năm 2005, giảm 16060 tr.đ tức giảm 54% so với năm 2004. Điều này cũng dễ hiểu vì phần lớn các DNNQD chuyển về NH No&PTNT Đông Hà Nội đều là những Doanh nghiệp có doanh số thu nợ trung hạn lớn.
Trong doanh số thu nợ các DNNQD, thì doanh số thu nợ ngắn hạn của CTTNHH, CTCP vẫn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2003 chiếm 100%, năm 2004 chiếm 98.6%, năm 2005 chiếm 97.2%. Doanh số thu nợ ngắn hạn của DNTN chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng có xu hướng tăng lên. Điều này phù hợp với xu hướng tăng lên của doanh số cho vay DNTN. Và cũng vậy, doanh số thu nợ trung và dài hạn của DNNQD đều là của CTCP, CTTNHH.
2.2.1.3. Tổng dư nợ
Tương ứng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ của các DNNQD cũng luôn chiếm tỷ trong lớn trong tổng dư nợ tín dụng.
Bảng 9: Tổng dư nợ phân theo kỳ hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Tỷ trọng
Năm 2004
Tỷ trọng
Năm 2005
Tỷ trọng
Cho vay ngắn hạn
117888
100%
166654
100%
83188
100%
DNNN
43032
36.5%
45938
27.6%
12747
15.3%
DNNQD
72989
62%
119300
71.6%
57132
68.7%
- CTTNHH, CTCP
72989
115454
54762
- DNTN
0
3846
2370
Cho vay khác
1867
1.5%
1416
0.8%
13309
16%
Cho vay trung hạn
32711
100%
38306
100%
48462
100%
DNNN
1967
6%
17009
44.4%
22469
46.4%
DNNQD (100% CTTNHH, CTCP)
25932
79.3%
18273
47.7%
24581
50.7%
Cho vay khác
4812
14.7%
3024
7.9%
1412
2.9%
Cho vay dài hạn
14138
100%
18730
100%
15993
100%
DNNN
0
0
0
DNNQD (100% CTTNHH, CTCP)
14138
100%
18730
100%
15993
100%
Cho vay khác
0
0
0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm)
Ta thấy dư nợ cho vay đối với DNNQD luôn chiếm tỷ trọng lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác trong từng kỳ hạn, trung bình trên 50%. Đặc biệt trong cho vay dài hạn, dư nợ đối với DNNQD chiếm 100% dư nợ cho vay dài hạn, điều này cho thấy sự ổn định trong hoạt động cho vay của chi nhánh đối với DNNQD. Cho vay ngắn hạn của DNNQD luôn chiếm tỷ trọng lớn so với cho vay trung hạn và dài hạn, gấp 2.8 lần năm 2003, gấp 6.5 lần năm 2004, gấp 2.3 lần năm 2005 so với cho vay trung hạn các DNNQD. Cũng vậy, với cho vay dài hạn các DNNQD, cho vay ngắn hạn DNNQD gấp 5.2 lần năm 2003, gấp 6.4 lần năm 2004, gấp 3.6 lần năm 2005. Điều này cũng dễ hiểu vì mục đích vay vốn của các DNNQD tại chi nhánh Bà Triệu chủ yếu để bù đắp vốn lưu động và vay mua ô tô trả góp nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn DNNQD lớn hơn nhiều so với cho vay trung và dài hạn.
Trong tổng dư nợ các DNNQD, dư nợ ngắn hạn của DNTN chiếm tỷ trọng khá nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng lên qua các năm, từ 0% năm 2003, lên 3.2% năm 2004 và 4.2% năm 2005. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng khi mà chi nhánh đang có chiến lược mở rộng hoạt động cho vay tới mọi loại hình DNNQD, mở rộng và tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNTN sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng và tăng trưởng hoạt động cho vay đối với những loại hình DNNQD khác như công ty hợp danh, hợp tác xã hay công ty cổ phần có vốn Nhà nước nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ.
Với cho vay công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được chi nhánh hạch toán chung vào 1 tài khoản tương ứng với các kỳ hạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn là 211103, 212103, 213103. Còn cho vay doanh nghiệp tư nhân được chi nhánh hạch toán vào 1 tài khoản riêng tương ứng với các kỳ hạn là 211104, 212104, 213104. Lí do là cho vay doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng rất nhỏ, lớn nhất là 4.1% tổng dư nợ DNNQD, nên cho vay với DNNQD tại chi nhánh thường được ngầm hiểu là cho vay CTTNHH, CTCP. Điều này cũng cho thấy sự mất cân đối trong cơ cấu cho vay DNNQD tại chi nhánh.
Với tổng dư nợ bằng VNĐ, ta nhận thấy DNNQD đã chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng ngoại tệ đối với DNNQD cũng khá sôi nổi với tỷ trọng tín dụng ngoại tệ liên tục tăng qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.
Bảng 10: Dư nợ tín dụng ngoại tệ
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Năm 2003
Tỷ trọng
Năm 2004
Tỷ trọng
Năm 2005
Tỷ trọng
Tổng số
2861875.15
100%
4744647.85
100%
4782737.67
100%
DNNN
2780209.15
97%
3622706.18
76%
1363212.5
29%
DNNQD
81666
3%
1121941.67
24%
3419525.17
71%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm)
Với số lượng các DNNQD vay ngoại tệ không nhiều, năm 2003 chỉ có 3 khách hàng là CTCP xuất nhập khẩu tạp phẩm, CTCP phụ tùng vận tải, CTTNHH thiết bị chế bản kế đồ; năm 2004 có 3 khách hàng: CTCP xuất nhập khẩu tạp phẩm, CTCP khăn giấy Diana, CTTNHH Địa cầu xanh; năm 2005 có 2 khách hàng: CTCP xuất nhập khẩu tạp phẩm, CTTNHH thiết bị chế bản kế đồ, nhưng số tiền của khoản vay ngày càng tăng và dần chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ tín dụng ngoại tệ. Và 100% các khoản vay ngoại tệ này đều là nợ ngắn hạn đủ tiêu chuẩn. Đây là sự nỗ lực rất lớn của chi nhánh trong quá trình phát triển hoạt động tín dụng ngoại tệ.
2.2.1.4. Dư nợ xấu (trong tổng dư nợ)
Trong năm 2002, 2003, chi nhánh không phát sinh nợ xấu. Nhưng tới năm 2005, tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ của chi nhánh là 3.5%, tỷ lệ này vượt quá giới hạn cho phép trong mục tiêu kinh doanh mà chi nhánh đặt ra trong năm 2005, nợ quá hạn là 0.5% trên tổng dư nợ. Trong tổng số nợ xấu, có tới 99.16% là nợ xấu của các DNNQD, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ là nợ xấu của cá nhân (71 tr.đ). Dư nợ xấu trong ngắn hạn là chủ yếu vì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của chi nhánh. Lí do của dư nợ xấu là có một số khoản vay của chi nhánh trong năm 2005 là của DNNQD, trong kỳ trả nợ đầu tiên, chu kỳ thu nhập của doanh nghiệp không phù hợp với chu kỳ trả nợ tại ngân hàng. DNNQD là đối tượng khách hàng chiến lược của chi nhánh, mở rộng hoạt động cho vay với đối tượng này là mục tiêu lâu dài của chi nhánh song đồng thời cũng phải đảm bảo được chất lượng cho vay, mà tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay. Chi nhánh đã tiến hành trích lập rủi ro trên số nợ xấu và tích cực, chủ động đôn đốc khách hàng trả nợ trong thời gian ngắn nhất.
Bảng 11: Dư nợ xấu trong năm 2005
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nợ cần chú ý
Nợ dưới tiêu chuẩn
Ngắn hạn
3641
8395
DNNN
0
0
DNNQD
2621
8395
Cho vay khác
1020
0
Trung hạn
6285
97
DNNN
5258
0
DNNQD
1003
26
Cho vay khác
24
71
Dài hạn
0
0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm)
2.2.2. Một số khách hàng DNNQD tiêu biểu
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận luôn tìm cho mình một danh sách các khách hàng quen thuộc của họ, đó là những khách hàng giúp duy trì ổn định hoạt động của doanh nghiệp và đem lại nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định cho doanh nghiệp đó.Với chi nhánh Bà Triệu cũng vậy, chi nhánh luôn quan tâm tới những khách hàng quen thuộc của mình, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe ý kiến khách hàng để đưa ra những giải pháp an toàn hiệu quả trong kinh doanh. Một số doanh nghiệp như: công ty TNHH dược phẩm Á Đông, công ty TNHH Long Giang, công ty TNHH IC Việt Nam, công ty cổ phần bao bì Thăng Long…từ lâu đã trở thành những khách hàng lớn quen thuộc của chi nhánh với dư nợ luôn đạt mức cao và hoạt động kinh hiệu quả.
Bảng 12: Dư nợ của một số DNNQD tiêu biểu
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ năm 2003
(%) trong tổng dư nợ theo thời kỳ tương ứng
Dư nợ năm 2004
(%) trong tổng dư nợ theo thời kỳ tương ứng
Dư nợ năm 2005
(%) trong tổng dư nợ theo thời kỳ tương ứng
Dư nợ ngắn hạn
TNHH D/P Á Đông
1400
1.19%
19920
12%
TNHH IC Việt Nam
14800
12.6%
24937
15%
18942
22.75%
Xuất nhập khẩu tạp phẩm
1354
1.15%
5490
3.3%
8297
10%
Cổ phần Long Giang
4998
4.24%
9824
5.9%
9902
12%
Dư nợ trung hạn
Cổ phần Long Giang
5265
16.1%
6886
18%
5793
12%
Dư nợ dài hạn
Cổ phần Long Giang
783
5.5%
1851
10%
1902
12%
TNHH Quảng An
9679
68.5%
8879
47.4%
7423
46.4%
CP bao bì Thăng Long
3676
26%
8000
42.6%
6668
41.6%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm)
Ta nhận thấy DNNQD đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động cho vay của chi nhánh, nó chiếm 100% trong tổng dư nợ dài hạn, chiếm tỷ lệ lớn trong tổn dư nợ ngắn hạn và trung hạn của chi nhánh. Các DNNQD quan hệ với chi nhánh phần lớn là những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ và gốc đúng hạn. Và những khách hàng trên như: TNHH Long Giang, TNHH Quảng An, CP bao bì Thăng Long …, luôn đem lại cho chi nhánh nguồn thu nhập ổn định, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài của chi nhánh.
2.3. Đánh giá hoạt động cho vay đối với DNNQD của chi nhánh Bà Triệu
2.3.1. Kết quả đạt được
Với chi nhánh Bà Triệu là 1 chi nhánh nhỏ mới đi vào hoạt động được hơn 4 năm nhưng những gì mà chi nhánh đạt được trong hoạt động cho vay đối với DNNQD là rất lớn và đáng khích lệ như: tỷ trọng cho vay đối với DNNQD tăng dần qua các năm, cho vay trung và dài hạn các DNNQD ngày càng tăng, cho vay ngoại tệ các DNNQD cũng tăng trưởng khá.
- Tỷ trọng cho vay đối với DNNQD ngày càng tăng: Quá trình phân tích hoạt động cho vay qua các năm, ta nhận thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các thành phần còn lại và có xu hướng ngày càng tăng dần tỷ trọng. Điều này thể hiện chiến lược đúng đắn của chi nhánh là hướng tới thành phần DNNQD, coi đó là đối tượng khách hàng chính của chi nhánh, mở rộng cho vay ngày càng có hiệu quả hơn tới đối tượng khách hàng này.
- Cho vay trung và dài hạn tăng: Mục đích vay vốn của các DNNQD tại chi nhánh thường là để tài trợ vốn lưu động và mua ô tô trả góp, do đó tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn vay tại chi nhánh thường lớn, tuy nhiên một dấu hiệu tốt là cho vay trung hạn và dài hạn có xu hướng chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh. Mặt khác, nguồn vốn huy động trên 12 tháng có xu hướng tăng và nguồn này huy động hoàn toàn từ tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, hoàn toàn không có nguồn tiền gửi từ các tổ chức tín dụng, do đó chi nhánh hoàn toàn có thể chủ động trong hoạt động cho vay. Chi nhánh đang mạnh dạn mở rộng các hoạt động cho vay trung và dài hạn nhằm tăng nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Mặt khác, với quan hệ cho vay trung và dài hạn, doanh nghiệp thường có quan hệ hợp tác lâu dài với ngân hàng và sau đó dễ dàng trở thành những khách hàng quen thuộc của ngân hàng. Việc tăng trưởng cho vay trung và dài hạn không chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho chi nhánh mà về lâu dài, nó giúp tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa chi nhánh với khách hàng. “Lôi kéo” khách hàng trở thành khách hàng truyền thống của chi nhánh khi đó sẽ dễ dàng hơn.
- Cho vay ngoại tệ tăng của DNNQD: Cho vay ngoại tệ 100% là cho vay ngắn hạn, nhưng có xu hướng tăng và cho vay ngoại tệ khối DNNQD đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số dư nợ tín dụng ngoại tệ, từ 3% năm 2003 lên tới 71% năm 2005. Đây là sự nỗ lực rất lớn của chi nhánh vì trên thực tế, có rất nhiều NHTM trên địa bàn có thế mạnh và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng ngoại tệ DNNQD.
2.3.2. Hạn chế
- Hoạt động tín dụng ngoại tệ 100% là cho vay ngắn hạn. Cho vay trung hạn và dài hạn chưa thực sự được chú ý phát triển.
- Trong năm 2005, nợ quá hạn là 3.5% vượt chỉ tiêu so với định hướng kinh doanh năm 2005, trong đó, có tới hơn 99% là nợ quá hạn của DNNQD. Chi nhánh cần phải lên kế hoạch xử lý nợ quá hạn, nhất là đối với DNNQD, khi mà chi nhánh đang có mục tiêu hướng tới đối tượng khách hàng này.
- Trong hoạt động cho vay đối với DNNQD, chi nhánh chủ yếu cho vay đối với CTTNHH, CTCP với dư nợ cho vay chiếm trên 95% tổng dư nợ cho vay các DNNQD, cho vay đối với và doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ khá thấp. Chỉ trong năm 2005, chi nhánh cho vay 1 khách hàng là hợp tác xã để đầu tư phương tiện vận chuyển với dư nợ chiếm 0.04% tổng dư nợ và chiếm 0.1% tổng dư nợ cho vay DNNQD. Ngoài ra chi nhánh không cho vay đối với công ty hợp danh, công ty cổ phần có vốn Nhà nước nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ. Chi nhánh cần xem xét cho vay các loại hình doanh nghiệp này, đồng thời tăng số lượng khoản vay đối với hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân đảm bảo cân đối cơ cấu cho vay DNNQD.
- Chưa đa dạng hóa được các hình thức cho vay, các hình thức đảm bảo khoản vay. Hiện nay, hình thức cho vay chủ yếu của chi nhánh là cho vay theo hạn mức và cho vay từng lần. Và tài sản đảm bảo vẫn chủ yếu là đất đai, có thể dùng hàng hóa hay tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo nhưng hình thức này không nhiều, đất đai vẫn được coi là tài sản đảm chính cho khoản vay của DNNQD.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác Marketing tìm kiếm khách hàng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Trong khi các DNNQD đang trên đà phát triển thì chi nhánh vẫn chưa có chính sách khách hàng hợp lý cho đối tượng này. Ở chi nhánh Bà Triệu phần lớn là khách hàng tự tìm đến với Ngân hàng, tự quan hệ với Ngân hàng, còn việc Ngân hàng đi tìm kiếm khách hàng và đặt quan hệ với khách hàng còn khá xa lạ. Mặt khác trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chỉ chú trọng tới công tác Marketing quảng bá hình ảnh chung của cả Ngân hàng mà chưa có chiến lược đi sâu vào từng chi nhánh để phát triển hoạt động Marketing ở từng chi nhánh. Số lượng khách hàng là DNNQD đến với chi nhánh chưa nhiều. Với một chi nhánh cấp II loại IV mới ra đời cách đây 4 năm, còn rất nhiều khó khăn và công việc phía trước, do đó công tác Marketing tìm kiếm khách hàng vẫn chưa thực sự được quan tâm.
- Quy chế cho vay, điều kiện về tài sản đảm bảo chưa thực sự linh hoạt gây khó khăn cho khách hàng. Quy trình cho vay khá dài và quá nhiều giấy tờ hồ sơ gây khó khăn cho DNNQD khi muốn tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng. Mặt khác, trong nhiều giao dịch với DNNQD, chi nhánh vẫn chỉ chấp nhận dùng đất đai làm tài sản đảm bảo cho khoản vay, có thể sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc hàng hóa làm tài sản đảm bảo nhưng rất ít. Nhưng sau khi định giá tài sản thì DNNQD chỉ được tối đa 50% giá trị tài sản đất đai đem thế chấp. Điều này giúp Ngân hàng cầm “chuôi” một cách chắc chắn khoản tiền cho vay nhưng lại gây bất lợi cho DNNQD vì khoản tiền được vay quá ít so với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Ngân hàng thiếu thông tin về các DNNQD: Điều này do nhiều yếu tố: do DNNQD cố tình che dấu, các báo cáo tài chính được lập thiếu chính xác và thiếu công khai; do các DNNQD lập quan hệ tín dụng với chi nhánh chưa lâu, chưa tạo được uy tín đối với chi nhánh; do nguồn thông tin của chi nhánh về DNNQD còn hạn chế. Chi nhánh chỉ có thông tin về DNNQD thông qua các báo cáo tài chính, hồ sơ pháp lý, phương án, dự án vay vốn… còn quá ít và đơn độc để biết một DNNQD làm ăn có hiệu quả không và có đáng tin cậy không.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên còn thiếu và trình độ chuyên môn không đều. Hiện nay toàn chi nhánh chỉ có 22 người, trong đó trình độ thạc sỹ 3 người, trình độ đại học 16 người và trình độ cao đẳng 3 người. Số lượng cán bộ ít so với khối lượng công việc lớn, dẫn đến khó xắp xếp công việc và một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là công tác thẩm định cho vay còn chưa được quan tâm nhiều do thiếu cán bộ làm công tác này.
- Cơ sở vật chất còn yếu và thiếu. Công nghệ thông tin ngân hàng còn thấp và chưa được đầu tư đúng mức. Chi nhánh mới kết nối mạng SWIFT năm 2003, các máy tính đều được nối mạng nội bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay các máy tính vẫn chưa được kết nối Internet, làm hạn chế việc cập nhập các thông tin ngân hàng, tài chính.
- Nằm trong địa bàn quận Hoàn Kiếm là một trong những khu vực kinh doanh nhộn nhịp nhất thủ đô Hà Nội, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả; nơi dân cư có thu nhập cao; nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống… Nằm trên địa bàn nhiều tiềm năm để phát triển nhưng cũng tập trung rất nhiều ngân hàng lớn với hệ thống dịch vụ đa dạng nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng. Chi nhánh Bà Triệu là chi nhánh có quy mô nhỏ cấp II loại IV, mới thành lập nên gặp rất nhiều khó khăn về mặt pháp lý trong việc đi thu hút nguồn vốn, gây hạn chế cho quá trình cạnh tranh và phát triển.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
a) Nguyên nhân từ phía DNNQD
- Phần lớn các DNNQD là những doanh nghiệp vừa và nhỏ có trình độ quản lý yếu nên việc xây dựng các phương án kinh doanh khả thi chưa có sức thuyết phục đối với ngân hàng. Các báo cáo tài chính thiếu chính xác, chưa minh bạch gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình kiểm tra tài chính của doanh nghiệp, cộng thêm việc chi nhánh không có nhiều thông tin về DNNQD từ nhiều nguồn, dẫn đến công tác cho vay DNNQD năm 2005 phát sinh 1 số nợ xấu.
- Uy tín của DNNQD chưa cao, chi nhánh vẫn có tư tưởng ngại cho vay đối với DNNQD vì vẫn thiếu tin tưởng vào thành phần kinh tế này về cách làm ăn, hiệu quả hoạt động, trình độ quản lý. Các doanh nghiệp khi đi vay đã không muốn bộc bạch hết với Ngân hàng: không muốn giải trình, trao đổi kỹ lưỡng về dự án đầu tư, phương án vay vốn. Điều này làm các chỉ tiêu về mở rộng cho vay các DNNQD còn thấp. Ngay trong bản thân các NHTM quốc doanh vẫn tồn tại 1 tâm lý ngại cho vay đối với DNNQD, vì đây thường là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, uy tín chưa cao, không có bảo lãnh của bên thứ 3, do đó cũng có thể hiểu được tâm lý ngại cho vay đối với DNNQD tại 1 chi nhánh nhỏ như Bà Triệu. Tuy nhiên việc xác định DNNQD sẽ là đối tượng khách hàng chính của chi nhánh trong tương lai đã cho thấy sự nỗ lực vượt qua trở ngại này, đổi mới tư duy, đối mới phong cách kinh doanh.
- Tài sản đảm bảo chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Các doanh nghiệp Nhà nước thường có sự bảo lãnh của Tổng công ty hoặc bên quyết định đứng ra thành lập. Nhưng các DNNQD không có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Mặt khác, với DNNQD đa số có quy mô vừa và nhỏ nên tài sản thế chấp rất nhỏ bé và thường không đáp ứng được các yêu cầu của Ngân hàng về giá trị hay loại hình tài sản. Các chủ doanh nghiệp không muốn dùng tài sản riêng của mình để đưa vào thế chấp vay vốn vì sợ rủi ro mà chỉ đưa tài sản hiện có của doanh nghiệp hoặc hàng hóa hình thành từ vốn vay của ngân hàng đảm bảo để có rủi ro thì phía ngân hàng phải chịu. Điều này gây khó khăn cho chi nhánh khi đặt lòng tin vào doanh nghiệp để xem xét có nên cho vay vốn hay không.
b) Những nguyên nhân khách quan khác
Ngoài những nguyên nhân khách quan thuộc về phía doanh nghiệp còn có những nguyên nhân khác thuộc về môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường xã hội.
- Môi trường kinh tế: Trong những năm qua, tình hình kinh tế có rất nhiều thay đổi ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của chi nhánh. Đồng USD diễn biến phức tạp năm 2004, đến năm 2005 thì giữ giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của hệ thống Ngân hàng trong nước nói chung và chi nhánh nói riêng. Thị trường vốn bị khan hiếm do ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình bất động sản ngưng trệ đóng băng. Mặt khác, phần lớn các tài sản đảm bảo của DNNQD là đất đai, bất động sản đóng băng, việc định giá đất thấp làm khoản vốn vay được của DNNQD cũng ít đi. Giá vàng tăng cao, xu hướng người dân giành tiền mua vàng dự trữ làm việc huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư giảm, ảnh hưởng tới hoạt động cho vay nói chung cũng như cho vay DNNQD nói riêng.
- Môi trường pháp lý: Luật doanh nghiệp ra đời,do thực hiện cơ chế lãi suất theo thỏa thuận dẫn đến sự cạnh tranh về lãi suất huy động vốn giữa các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội diễn ra ngày càng gay gắt. Lãi suất diễn biến chưa ổn định khiến cho việc thu hút nguồn vốn trong dân cư tương đối khó khăn vì tâm lý sợ rủi ro của người dân.
- Môi trường xã hội: Thị trường chứng khoán ra đời và dần đi vào hoạt động ổn định đã thu hút một lượng không nhỏ nguồn vốn của xã hội. Tâm lý của xã hội mặc dù vẫn chưa tiếp cận và hiểu biết nhiều về thị trường chứng khoán nhưng những gì diễn ra trong thời gian gần đây cho thấy hoạt động thị trường chứng khoán đang ngày càng sôi động và thu hút ngày càng nhiều mối quan tâm của dân chúng và toàn xã hội. Việc thu hút nguồn vốn qua kênh thị trường chứng khoán đã làm giảm thị phần của các NHTM. Và với chi nhánh Bà Triệu cũng vậy, nếu không có cơ chế thu hút các DNNQD đến giao dịch tại chi nhánh thì việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán sẽ giải pháp tốt được các doanh nghiệp lựa chọn.
Chương 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD Ở CHI NHÁNH BÀ TRIỆU
3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới
3.1.1. Định hướng chung
3.1.1.1. Mục tiêu kinh doanh trong năm 2006
Theo những diễn biến của năm 2005, trong năm 2006 giá vàng vẫn sẽ tiếp tục tăng cao, nhưng sự cạnh tranh bằng lãi suất giữa các NHTM có phần bớt nhiệt hơn. Mục tiêu kinh doanh trong năm 2006 được hoạch định dựa trên những dự kiến về tình hình phát triển kinh tế của đất nước năm 2006. Trong năm 2006, chi nhánh vẫn tiếp tục giữ vững tăng trưởng nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay, đặt kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn từ 10-15%. Mở rộng hoạt động cho vay với tổng dư nợ tăng từ 10-18%. Đồng thời giải quyết triệt để nợ quá hạn của năm 2005 ngay trong quý I năm 2006, phấn đấu nợ quá hạn cả năm là 1% trên tổng dư nợ.
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ trong những năm qua tăng trưởng khá mạnh. Định hướng trong năm 2006 vẫn sẽ tiếp tục phát triển hoạt động thanh toán quốc tế với tổng số tiền của hoạt động thanh toán quốc tế trên 20 triệu USD.
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển của chi nhánh trong năm 2006
Chi nhánh vẫn tiếp tục bám sát các mục tiêu và định hướng phát triển kinh doanh mà ngân hàng cấp trên đề ra, đồng thời đặt chi nhánh vào hoàn cảnh cụ thể trong mỗi thời kỳ mà định hướng các mục tiêu phát triển cụ thể phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, bao gồm các mục tiêu sau:
- Bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh doanh ngân hàng cấp trên đề ra.
- Thực hiện tốt công tác quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra và chỉnh sửa kịp thời các sai sót sau thanh tra, kiểm tra.
- Thực hiện công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, nâng cao uy tín của chi nhánh trên địa bàn. Làm tốt công tác thẩm định đánh giá phân loại khách hàng, tiến hành mở rộng đối tượng khách hàng song vẫn đảm bảo nguyên tắc chất lượng, an toàn và hiệu quả.
- Chú trọng đến tác phong giao dịch của cán bộ ngân hàng, thực hiện đúng chính sách của NH No&PTNT Việt Nam: “Khách hàng của NH No&PTNT là mọi thành phần kinh tế, nhưng họ đã cứu Ngân hàng và Ngân hàng cũng cứu họ, cả hai cùng đi trên lộ trình phát triển”.
- Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ trong chi nhánh, đồng thời tạo mọi điều kiện để các nhân viên phát huy trí sáng tạo và khả năng của bản thân.
- Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ Đảng, phối kết chặt chẽ với công đoàn, quan tâm hơn nữa đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các cán bộ viên chức để xây dựng đơn vị đoàn kết, vững mạnh về mọi mặt, phấn đấu đạt danh hiệu Chi nhánh Ngân hàng trong sạch, vững mạnh, không có nợ quá hạn.
3.1.2. Định hướng đối với hoạt động cho vay DNNQD
Mở rộng hoạt động cho vay là mục tiêu kinh doanh của năm 2006 cũng như những năm sau này. Trong đó, mở rộng hoạt động cho vay DNNQD đã trở thành chiến lược phát triển của chi nhánh. Với tốc độ tăng ngày càng nhiều về số lượng cũng như số vốn đăng ký, DNNQD đang trở thành thành phần doanh nghiệp quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Mở rộng cho vay đối với DNNQD đang trở thành hướng đi đúng của chi nhánh với những định hướng cho vay DNNQD như sau:
- Tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD, tăng số lượng khách hàng là DNNQD trong năm tới, vì trong năm 2005, số lượng khách hàng DNNQD chỉ còn 79 doanh nghiệp,đây là con số không nhiều và đã giảm 20 khách hàng so với năm 2004.
- Giải quyết tình trạng nợ xấu của năm 2005 trong quý I năm 2006, đặc biệt là số nợ xấu đối với DNNQD. Làm tốt hơn nữa công tác thẩm định đối với những khoản vay tại chi nhánh.
- Tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng truyền thống bằng cách kết hợp với Ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội mở cuộc hội nghị khách hàng với nhiều DNNQD là khách hàng truyền thống. Tìm hiểu và xem xét nguyện vọng để có thể phục vụ tốt hơn khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút khách hàng DNNQD mới.
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD
3.2.1. Mở rộng hoạt động huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn.
Mở rộng hoạt động huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay của các DNNQD. Nguồn vốn trung và dài hạn chi nhánh huy động trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng trong tỷ trọng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn. Đây là một nguồn tốt để chi nhánh có thể thực hiện hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn, đảm bảo nhu cầu về thời hạn vay vốn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí của việc huy động vốn trung và dài hạn cao hơn nhiều so với chi phí của việc huy động nguồn vốn không kỳ hạn.
3.2.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên
Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt chú ý đến việc tuyển và đào tạo thêm cán bộ thẩm định dự án. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, làm tốt công tác giáo dục phẩm chất cho cán bộ tín dụng, sắp xếp bố trí cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn.
3.2.3. Nâng cao công nghệ ngân hàng, sử dụng rộng rãi máy tính đạt bình quân 1 máy/1 người, kết nối Internet.
Công nghệ ngân hàng trong chi nhánh còn khá yếu kém. Máy vi tính bình quân vẫn chưa được một người một máy, Internet chưa được kết nối ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh cũng như tình hình cập nhập thông tin của các cán bộ trong chi nhánh. Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa trong việc nâng cao công nghệ ngân hàng, cố gắng kết nối Internet, sử dụng rộng rãi máy tính trong hoạt động kinh doanh, trong các nghiệp vụ hàng ngày của cán bộ công nhân viên, đạt tỷ lệ bình quân 1 máy/1 người.
3.2.4. Thay đổi hệ thống chính sách ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển của chi nhánh cũng như yêu cầu mở rộng hoạt động tín dụng đối với khách hàng, bao gồm:
3.2.4.1. Mở rộng hoạt động Marketing
Mở rộng hoạt động Marketing đồng nghĩa với việc chi nhánh phải xây dựng cho mình một kế hoạch Marketing chi tiết. Điều này đối với một NHTM quốc doanh thường ít được quan tâm và đối với một chi nhánh cấp II của NHTM quốc doanh càng ít được quan tâm hơn. Tuy nhiên trong quá trình cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tổ chức tín dụng hiện nay thì mở rộng hoạt động Marketing để thu hút khách hàng là hoạt động cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bền vững của một Ngân hàng. Và với chi nhánh Bà Triệu cũng vậy, mặc dù được sự hậu thuẫn rất lớn của NH No&PTNT Đông Hà Nội nhưng bản thân chi nhánh cũng là một đơn vị kinh doanh độc lập do đó mục tiêu tăng giá trị tài sản chi nhánh phải được đặt lên hàng đầu. Chi nhánh phải tìm kiếm khách hàng cho mình, phát triển các hoạt động kinh doanh để tăng lợi nhuận.
Mở rộng hoạt động Marketing tức là chi nhánh phải chủ động tiếp cận với DNNQD, tìm kiếm thông tin về họ và thu hút những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả vay vốn chi nhánh. Chi nhánh cần tìm hiểu các DNNQD hoạt động trên địa bàn quận Hoàn Kiếm là nơi chi nhánh hoạt động, tìm hiểu các doanh nghiệp hoạt động ra sao, và lên danh sách những DNNQD hoạt động hiệu quả trên địa bàn, xem xét trong số đó, doanh nghiệp nào có quan hệ tín dụng với chi nhánh, những doanh nghiệp còn lại có quan hệ tín dụng như thế nào và quan hệ tín dụng với các ngân hàng nào, xác định những vướng mắc trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu vốn và khả năng tài chính cũng như hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó chi nhánh có thể đưa ra những phương án tiếp cận với từng doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với chi nhánh, sau khi xem xét quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác và hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi nhánh có thể đề nghị họ vay vốn bằng những ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về chi phí, thời hạn cho vay….
3.2.4.2. Mở rộng cơ chế cho vay
Mở rộng cơ chế đảm bảo tiền vay, thay vì chi nhánh chỉ thực hiện chủ yếu phương thức đảm bảo khoản vay bằng tài sản nhà đất thì chi nhánh có thể mở rộng các hình thức đảm bảo khác như đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đảm bảo bằng các tài sản có giá khác của doanh nghiệp như: hàng hóa, phương tiện vận chuyển…. Điều quan trọng là với mỗi phương thức đảm bảo tiền vay, chi nhánh tiền hành phân tích tài sản đảm bảo ra sao, định giá tài sản như thế nào, để chắc chắn rằng khả năng xảy ra rủi ro cho khoản vay là nhỏ nhất.
Mở rộng cơ chế cho vay còn được thể hiện qua việc mở rộng phương thức cho vay. Hiện tại chi nhánh chỉ thực hiện 2 phương thức cho vay chính là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức đối với các DNNQD. Ngoài 2 phương thức đó còn có rất nhiều hình thức cho vay khác như cho vay thấu chi, cho vay luân chuyển…. Kết hợp với các nhu cầu của doanh nghiệp để đưa ra những phương thức cho vay mới để đa dạng hóa hoạt động cho vay tại chi nhánh, đồng thời thu hút ngày càng nhiều các DNNQD tham gia hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
3.2.4.3. Mở rộng quan hệ với khách hàng
Mở rộng quan hệ với khách hàng để hiểu hơn về khách hàng; thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe ý kiến khách hàng, chọn lọc những khách hàng kinh doanh hiệu quả, có uy tín trên thị trường để đầu tư tín dụng; học hỏi chính sách chăm sóc khách hàng từ các đơn vị khác từ đó chỉnh sửa và đưa ra những giải pháp an toàn, hiệu quả trong kinh doanh. Thực hiện tốt công tác đánh giá phân loại khách hàng, từ đó có những định hướng đầu tư cho từng loại khách hàng cụ thể, quản lý theo dõi đơn vị một cách chặt chẽ.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với NH No&PTNT Đông Hà Nội
Chi nhánh Bà Triệu trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội. Việc hoạch định các kế hoạch, đưa ra những định hướng phát triển cho chi nhánh Bà Triệu phải xem xét trong mối quan hệ giữa tình hình phát triển của chi nhánh, những thuận lợi và khó khăn mà chi nhánh gặp phải, để từ đó có thể hỗ trợ, đáp ứng tốt hơn những kiến của chi nhánh giúp chi nhánh hoàn thành tốt kế hoạch được giao, như những kiến nghị về cơ sở vật chất, trang bị công nghệ ngân hàng, tổ chức các lớp đào tạo, mức tiền chi tiêu quy định.
- Cơ sở vật chất: Để có thể chủ động trong việc giao dịch với khách hàng, thu tiền lưu động và điều chuyển tiền, đề nghị Ngân hàng cấp trên sớm có biện pháp giải quyết phương tiện vận chuyển cho chi nhánh. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ dụng cụ cho hoạt động văn phòng, đặc biệt là máy vi tính cho phòng kế hoạch kinh doanh, máy photocopy, máy in…
- Từ lâu nay việc trang bị công nghệ hiện đại trong hoạt động Ngân hàng đã được các NHTM chú trọng quan tâm hàng đầu, nó là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Chi nhánh đề nghị Ngân hàng cấp trên nhanh chóng đưa ra các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng vào hoạt động tại chi nhánh như: Thực hiện giao dịch theo chương trình World Bank, dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ tín dụng.… Rà soát lại và cho thay đổi các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu không đồng bộ tại chi nhánh nhằm thông suốt trong quá trình điều hành công việc.
- Tổ chức các lớp đào tạo: Chi nhánh Bà Triệu với những đặc điểm riêng có đòi hỏi đội ngũ nhân viên giao dịch phải tinh thông giao tiếp bằng ngoại ngữ cũng như sử dụng thành thạo máy vi tính. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Đề nghị ngân hàng cấp trên tổ chức đào tạo và đào tạo lại kiến thức về ngoại ngữ và tin học cho cán bộ viên chức trong chi nhánh đáp ứng yêu cầu của công việc. Đồng thời bổ sung thêm nhân sự cho các phòng nghiệp vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu công việc. Đồng thời đề nghị tổ chức các lớp, hội nghị tập huấn về phân tích tài chính doanh nghiệp, coi trọng việc phân tích tài chính doanh nghiệp để từ đó có thể khai thác các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi của khách hàng.
- Quy định rõ mức chi tiêu để chi nhánh có thể chủ động trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh, mua sắm và đổi mới một số thiết bị cho hoạt động nghiệp vụ hàng ngày.
3.3.2. Đối với NH No&PTNT Việt Nam
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam là cơ quan có quyết định cao nhất tới hoạt động của chi nhánh. Mọi sự thay đổi của Ngân hàng đều ảnh hưởng tới hoạt động của chi nhánh. Xem xét những kiến nghị của chi nhánh sẽ giúp cho ngân hàng đưa ra quyết định phù hợp và đúng đắn hơn tới tình hình phát triển của chi nhánh:
- Nhằm tạo sự chủ động linh hoạt trong công tác tín dụng, nguồn vốn, chi nhánh đề nghị ngân hàng No&PTNT Việt Nam khi đưa ra cơ chế thay đổi lãi suất cần phải xem xét tới yếu tố nhạy bén, linh hoạt, phải tính đến đặc thù riêng của từng chi nhánh cũng như từng đối tượng khách hàng, từng loại khách hàng.
- Khối lượng thanh toán bằng tiền mặt ngày càng lớn, đề nghị NH No&PTNT Việt Nam cho xây kho tiền cho chi nhánh để thuận tiện cho cán bộ trong công tác kiểm đếm và vận chuyển.
- Chỉ đạo xây dựng chiến lược Marketing đến từng chi nhánh, giúp các chi nhánh quảng bá hình ảnh của chi nhánh mình cũng như hình ảnh cả hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam tại khu vực mình hoạt động và có thể trên phạm vi rộng hơn nữa.
3.3.3. Đối với các DNNQD
Với thực trạng phát triển rất nhanh về số lượng nhưng chưa đi cùng với sự phát triển về chất lượng, các DNNQD cần phải chú ý rất nhiều đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ quản lý cho các cấp lãnh đạo cũng như nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên; đồng thời phải tiến hành minh bạch hóa các báo cáo tài chính, tạo điều kiện phát triển và hội nhập.
- Đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho các cấp lãnh đạo để trước hết nhận thức được đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sau đó nhận thức được xu hướng phát triển của nền kinh tế mà đi tắt đón đầu, đưa ra những chiến lược phát triển kinh doanh khả thi nhất. Đồng thời cũng tiến hành nâng cao tay nghề cho công nhân viên, tạo ra những lao động có tay nghề cao sản xuất những sản phẩm với chất lượng tốt nhất phục vụ cho nhu cầu phát triển trước hết của bản thân doanh nghiệp và sau đó là của nền kinh tế đất nước.
- Tiến hành ứng dụng các nguyên tắc tài chính, thực hiện đúng chế độ hạch toán kế toán để minh bạch hóa các báo cáo tài chính. Đây là yêu cầu ngày càng cần thiết khi nền kinh tế đang trên đà phát triển. Việc minh bạch hóa công khai hoạt động tài chính của doanh nghiệp không chỉ tốt cho bản thân doanh nghiệp mà nó còn tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước, giúp Ngân hàng có cái nhìn tốt hơn về khoản tín dụng mà họ cho doanh nghiệp vay.
3.3.4. Đối với NH Nhà nước
Để tăng khả năng các DNNQD ở các địa phương tiếp cận với nguồn vốn của các NHTM, đảm bảo thực hiện sự bình đẳng trong việc cho vay vốn doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước cần quán triệt và chỉ đạo các NHTM thực hiện tốt chỉ thị số 03/2003/CT-NHNN ngày 21/2/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu các NHTM tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận một cách thuận lợi với vốn tín dụng ngân hàng.
3.3.5. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Các cơ quan quản lý Nhà nước nên tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho các DNNQD phát triển và tạo lập sự bình đẳng thật sự giữa các loại hình doanh nghiệp, xóa bỏ dần sự phân biệt đối xử như về tín dụng, thuế, mặt bằng sản xuất, quảng bá thương hiệu…. Cần có những chính sách hỗ trợ DNNQD thông qua việc đào tạo chủ doanh nghiệp và phương pháp quản lý, hạch toán kinh doanh nhằm minh bạch hóa tình hình tài chính, hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại cho tất cả các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế DNNQD.
Nhà nước nên cho phép thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương để bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng; thành lập quỹ đầu tư, ngân sách địa phương nhằm tài trợ vốn ban đầu khi hình thành doanh nghiệp và vốn vay khi doanh nghiệp kinh doanh thiếu vốn cho các DNNQD, sau đó quỹ có trách nhiệm tiếp nhận các khoản đầu tư từ bên ngoài để bổ sung nguồn vốn hỗ trợ cho các chủ nhân muốn thành lập doanh nghiệp, Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất và đảm bảo kinh phí hoạt động cho tổ chức này; cho phép các tổ chức tài chính thực hiện chức năng cho thuê tài chính tài trợ vốn trung và dài hạn cho các DNNQD.
Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có căn cứ pháp lý để thế chấp tài sản vốn vay Ngân hàng thuận lợi.
Tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DNNQD. Đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ, nâng cao trách nhiệm phục vụ đối với DNNQD. Hiện nay tuy Nhà nước đã có Luật Doanh nghiệp, đã giảm bỏ nhiều thủ tục, giấy phép nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều khâu, nhiều thủ tục phức tạp làm hạn chế sự phát triển của các DNNQD, nhất là thủ tục về tài chính, thủ tục vay vốn ngân hàng…. Phải mạnh dạn loại bỏ những giấy tờ không cần thiết, quyết tâm thực hiện cơ chế “một cửa, một dấu” đồng thời cũng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố pháp lý. Ngoài ra cũng cần phải nâng cao phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức nhanh chóng hiệu quả nhưng cũng không được làm bừa, làm ẩu dẫn đến vi phạm pháp luật.
KẾT LUẬN
Thực tế nói lên rằng, kinh tế thị trường với khu vực ngoài quốc doanh là nòng cốt, là điều kiện cần, còn tổ chức nền kinh tế một cách hợp lý là điều kiện đủ để phát triển nền kinh tế có hiệu quả. Muốn nền kinh tế phát triển cao và bền vững phải có đủ cả hai điều kiện này. Như vậy, sự phát triển của DNNQD đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Trên cơ sở lựa chọn và phân tích đề tài: “Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Bà Triệu”, chuyên đề đã hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản sau:
Hệ thống hóa một cách cơ bản đặc điểm và vai trò của các DNNQD trong nền kinh tế hiện nay. Đó là thành phần kinh tế rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay DNNQD tại chi nhánh Bà Triệu, đúc kết những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục để nhận thấy rằng thành phần DNNQD là thành phần kinh tế quan trọng trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Bà Triệu. Nhưng do đây là một chi nhánh nhỏ và mới thành lập nên hoạt động cho vay đối với đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
Đưa ra một số giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay DNNQD tại chi nhánh và một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên tạo điều kiện cho các DNNQD thu hút ngày càng nhiều vốn và phát triển hoạt động sản xuất kinh tế của mình, góp phần vào sự phát triển của đất nước nói chung.
Qua chuyên đề này em đã vận dụng những kiến thức cơ bản về hoạt động cho vay và các DNNQD, cùng với những kiến thức và kinh nghiệm có được trong quá trình thực tập tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Bà Triệu. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng kế hoạch – kinh doanh, đặc biệt là chị Chu Thị Vĩnh Hà, và sự hướng dẫn của cô giáo, thạc sỹ Lê Thanh Tâm đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, 2004.
Phát triển và quản lý các DNNQD, Nhà xuất bản khoa học và quản lý Hà nội, 2002.
Sổ tay tín dụng Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, 2004.
Báo cáo tổng kết của chi nhánh Bà Triệu qua các năm 2003-2005.
Báo cáo tổng kết của Ngân hàng No&PTNT Việt nam năm 2005.
Tạp chí tài chính doanh nghiệp, số 11/2005, 3/2006.
Tạp chí kinh tế và dự báo, số 10/2005, 12/2005.
Trang web: agribank.com.vn, luatgiapham.com.vn.
Trang web của thời báo kinh tế.
Quản trị ngân hàng thương mại, Piter Rose, Nhà xuất bản Tài chính.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36293.doc