• Cho vay thấu chi : Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi vượt quá số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định trong một khoảng thời gian xác định, giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi. Hình thức cho vay này thường chỉ được áp dụng với những khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu ngắn. Để được thấu chi khách hàng phải làm đơn xin ngân hàng hạn mức và thời gian thấu chi, có thể khách hàng phải trả phí cam kết cho ngân hàng. Trong quá trình hoạt động khách hàng có thể chi vượt quá số dư tiền gửi nhưng mà trong hạn mức thấu chi. Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng tiến hành thu nợ gốc và lãi. Thấu chi khắc phục được sự không phù hợp về thời gian và quy mô các khoản thu và chi của khách hàng. Đây là hình thức tín dụng ngắn hạn linh hoạt, thủ tục đơn giản phần lớn là không có đảm bảo
70 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và Thương mại Cổ phần tăng lên đáng kể trên địa bàn Hà Nội
Về hoạt động thông báo L/C , trong năm 2007 SGD thực hiện 1722 món giảm 28,28% với doanh thu đạt 234,55tr USD giảm 30,65 %. Về thanh toán L/C và nhờ thu trong năm 2007 thực hiện 2133 món với doanh số đạt 258,87 tr USD giảm 43,63%so với năm 2008.Sự sụt giảm này một phần là do từ tháng 7/2007 doanh số thanh toán L/C và nhờ thu không còn bao gồm các khoản thanh toán trả chậm của Vinfood nữa.
b) Hoạt động thanh toán nhập khẩu
Năm 2007 tổng kim ngạch thanh toán nhập khẩu của cả 3 phương thức SGD đạt 2562,78 tr USD, tăng 11,78% so với năm 2006. Trong đó thanh toán nhờ thu và chuyển tiền đều tăng tương ứng là 24,78% và 24,72% nhưng thanh toán bằng L/C giảm 1,6% so vơi năm trước
c)Thẻ
Doanh số thanh toán và phí thu được từ thẻ tín dụng quốc tế đều tăng so với năm trước, tương ứng là 38,89% và 43,13% do tất cả các loại thẻ đều có sự tăng trưởng đặc biệt là Visa, Amex. Số lượng các thẻ tín dụng phát hành mới /gia hạn kỳ hạn và doanh số sử dụng đều tăng tương ứng là 14,12% và 28,41%. Trong năm 2007 số lượng thẻ ATM phát hành và doanh số hoạt động của thẻ ATM tăng mạnh là 24,47% và 51,58%do chủ trương chi trả lương qua tài khoản từ năm 2008.
d) Kinh doanh ngoại tệ
Trong năm 2007, trạng thái ngoại tệ của SGD luôn được duy trì cân bằng. Trạng thái ngoại tệ đến 31/12/2007 của SGD đối với các loại ngoại tệ khác quy ra USD là 242.679,55 USD
2.1.3.4. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.3 : Báo cáo kết quả kinh doanh Sở giao dịch Ngân hàng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006-2007
Đơn vị : Tỷ đồng
Stt
Chỉ tiêu
2007
2006
1
Thu lãi cho vay
242,02
180,81
2
Thu về kinh doanh ngoại tệ
174,12
167,32
3
Thu dịch vụ ngân hàng
152,19
153,07
4
Thu lãi tiền gửi tại TW
1973,44
1697,46
5
Thu khác
91,52
39,02
Tổng doanh thu
2633,29
2237,68
1
Trả lãi tiền gửi khách hàng
1517,76
1217,23
2
Chi dịch vụ ngân hàng
35,03
28,62
3
Chi kinh doanh ngoại tệ
90,49
97,71
4
Chi thuê tài sản
61,22
28,41
5
Chi quản lý VP và đào tạo
10,76
5,84
6
Chi cho CBNV
48,52
34,93
7
Chi dự phòng
296,99
8
Chi khác ( thuế, lệ phí )
21,78
18,86
9
Chi lãi vay TW
0,93
0,44
Tổng chi
2083,47
1432,03
Kết quả kinh doanh trước thuế
549,82
805,64
Thuế thu nhập doanh nghiệp
153,95
225,56
Kết quả kinh doanh sau thuế
385,87
580,08
Nguồn : Phòng kế toán Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.2.1. Các sản phẩm cho vay trả góp chủ yếu
a) Cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà Để hỗ trợ về vốn cho các khách hàng mua nhà/căn hộ chung cư, xây nhà và sửa chữa nhà, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Vietcombank Hà Nội) thông báo chương trình cho vay cụ thể như sau:
Đối tượng và mục đích cho vay : Đối tượng cho vay là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu mua nhà/căn hộ, xây dựng và sửa chữa nhà để sinh sống, kinh doanh
Thời hạn cho vay : Tối đa không quá 10 năm
Loại tiền và mức cho vay :
- Loại tiền cho vay là VNĐ. Mức cho vay cụ thể:
- Đối với tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay, mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị tài sản mua theo hợp đồng/hoá đơn,
- Đối với các tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản cao (sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá), mức cho vay tối đa là 100% giá trị tài sản mua theo hợp đồng/hoá đơn nhưng phải đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm đủ trả nợ gốc, lãi và các chi phí phát sinh khác(nếu có),
- Đối với tài sản đảm bảo khác, mức cho vay tối đa là 70% giá trị tài sản mua theo hợp đồng/hoá đơn, song không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm theo quy định.
Phương thức trả nợ :Tiền gốc được trả thành nhiều kỳ (theo tháng, quý) tuỳ vào thu nhập của khách hàng.
Lãi suất :Áp dụng theo thông báo lãi suất cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội và được điều chỉnh theo từng thời kỳ. Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn. Tiền lãi được trả hàng tháng và tính trên số dư nợ thực tế.
Tài sản bảo đảm:
+ Hoặc có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản phù hợp với những qui định về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh hiện hành
+ Hoặc là toàn bộ giá trị tài sản được hình thành từ vốn vay.
điều kiện vay vốn và hồ sơ pháp lý
Điều kiện vay:
+ Đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo qui định của Pháp luật;
+ Có hộ khẩu thường trú tại địa bàn Hà Nội
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ Ngân hàng đúng hạn trong thời gian cam kết. .
b) Cho vay mua xe ôtô mới Để hỗ trợ tài chính cho khách hàng mua xe ô tô mới, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội thông báo chương trình cho vay mua xe ôtô mới cụ thể như sau:
Đối tượng khách hàng: Các cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại Hà Nội mua xe ô tô mới các loại để sử dụng làm phương tiện cá nhân trong gia đình hoặc kinh doanh có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời gian cam kết.
Thời hạn cho vay: Tối đa không quá 05 năm.
Số tiền cho vay: Tối đa 75% giá trị xe thể hiện trên hợp đồng, hoá đơn phù hợp với mức giá cả thực tế trên thị trường được Chi nhánh NHNT Hà Nội chấp nhận.
Lãi suất: Lãi suất cho vay áp dụng là lãi suất huy động tiết kiệm cá nhân ĐVN kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cộng (+) 0.25% - 0.27%/tháng và thay đổi theo lãi suất công bố của NHNT Hà Nội trong từng thời kỳ. Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn.
(Lãi suất cho vay ưu đãi, mức tài trợ tối đa và thời hạn cho vay tối đa áp dụng đối với khách hàng tốt nhất do Vietcombank Hà Nội lựa chọn)
Tài sản bảo đảm :
+ Toàn bộ giá trị xe ôtô hình thành từ vốn vay.
+ Tài sản đảm bảo khác được Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chấp nhận.
c) Cho vay du học
Khách hàng là cha, mẹ, anh chị em ruột, người đỡ đầu hoặc giám hộ hợp pháp của lưu học sinh.
Mục đích cho vay: Thanh toán tiền học phí và các chi phí khác phát sinh trong quá trình học tập.
Điều kiện vay vốn của khách hàng:
- Có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật.
- Thanh toán trước ít nhất 30 % chi phí du học (áp dụng nếu khách hàng sử dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo).
- Có khả năng trả nợ.
- Có các giấy tờ chứng minh các khoản phải trả của cơ sở giáo dục ở nước ngoài.
Lãi suất: Là lãi suất cho vay tiêu dùng thông thường do Vietcombank quy định trong từng thời kỳ..
Thời hạn cho vay: Tối đa không quá 120 tháng.
Mức cho vay:
+ Nếu tài sản bảo đảm là bất động sản: Số tiền cho vay tối đa 70% chi phí du học.
+ Nếu tài sản bảo đảm là các tài sản có tính lỏng cao (như: Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu,v.v): Số tiền cho vay bằng 100% chi phí du học. .
2.2.2. Thực trạng cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.2.2.1. Doanh số, dư nợ cho vay trả góp
Bảng 2.4 : Doanh số, dư nợ cho vay trả góp Sở giao dịch Ngân hàng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2005-2007
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Tổng doanh số cho vay
1.945.324
100%
2.345.720
100%
2.732.060
100%
Doanh số cho vay trả góp
372.960
19%
710.868
30,3%
703.188
25,7%
Tổng dư nợ
2.247.331
100%
2.410.047
100%
3.557.994
100%
Dư nợ cho vay trả góp
372.587
16,6%
365.584
15.1%
410.014
11,52%
Nguồn : Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Nguồn : Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Từ bảng số liệu trên ta thấy hoạt động cho vay trả góp ở Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày càng được mở rộng, doanh số cho vay đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thể năm 2005 doanh số cho vay trả góp mới chiếm 19% tổng doanh số cho vay thì tới năm 2006 con số này đã tăng lên tới 30,3%. Nguyên nhân của sự tăng truởng đột biến này là do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, cùng với những khoản lợi nhuận khổng lồ thu được từ việc kinh doanh chứng khoán đã có tác động rất lớn tới nhu cầu tiêu dùng của người dân. Khiến doanh số cho vay trả góp tăng mạnh.
Đặc biệt năm 2007 là một năm đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam, cho thấy những dấu hiệu bất ổn của việc tăng trưởng nóng đối với nền kinh tế nói chung cũng như thị trường chứng khoán và bất động sản nói riêng. Sự suy thoái kinh tế toàn thế giới, lạm phát tăng cao cùng với sự khủng hoảng của thị trường chứng khoán khiến người dân không dám vay tiền để chi tiêu, ảnh hưởng tới doanh số và lợi nhuận cho vay trả góp. Cụ thể tới năm 2007, doanh số cho vay có sự giảm sút, (chiếm 25,7% tổng doanh số). Ngoài ra do áp lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay trả góp ngày càng tăng, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng bán lẻ như Sacombank, VP Bank khiến thị phần cho vay trả góp của Vietcombank giảm sút.
Đáng chú ý là tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trả góp lại biến động thất thường, mặc dù tổng dư nợ cho vay trả góp năm 2007 là 410.014 triệu đồng, tăng so với năm 2005. Tuy nhiên sự gia tăng đó là do việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp trong thời gian gần đây của Sở giao dịch.
Cơ cấu doanh số và dư nợ cho vay trả góp theo thời gian
Bảng 2.5 : Cơ cấu doanh số và dư nợ cho vay trả góp theo thời gian tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2005-2007
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
1.Doanh số cho vay trả góp
372.960
100%
710.868
100%
703.188
100%
+Ngắn hạn
244.533
65,5%
574.080
80%
193.572
27,5%
+Trung hạn và Dài hạn
128.427
35,5%
136.788
20%
509.616
72,5
2.Dư nợ cho vay trả góp
372.587
100%
365.584
100%
410.014
100%
+ Ngắn hạn
186.028
49%
209.697
57%
262.217
64%
+Trung hạn và Dài hạn
186.559
51%
155.887
43%
147.797
36%
Nguồn : Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Nguồn: Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Nếu như trong năm 2005 và 2006, các khoản vay trả góp ngắn hạn luôn chiếm ưư thế tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, cụ thể năm 2005 doanh số cho vay trả góp ngắn hạn chiếm 65,5% tổng doanh số cho vay trả góp, năm 2006 con số này tăng lên 80%. Tuy nhiên trong năm 2007 đã xuất hiện sự đảo ngược tình thế, doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm 72,5% tổng doanh số cho vay trả góp. Điều này phản ánh đúng thực trạng nhu cầu mua sắm các vật dụng lâu bền như nhà cửa, ô tô. Đó thường là các khoản vay có giá trị lớn mà nguồn trả nợ là từ thu nhập hàng quý, hàng tháng của người vay. Kỳ hạn trả nợ cũng dài hơn do đố phù hợp với thu nhập của nhiều người hơn. Đặc biệt sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh số cho vay trả góp trung và dài hạn một phần quan trọng là do sự bùng nổ của của thị trường bất động sản trong năm 2007. Rất nhiều người có nhu cầu mua nhà trong khi giá nhà đất bị đẩy lên qúa cao dẫn tới nhu cầu vay tiền ngân hàng mua nhà tăng lên
Bên cạnh đó dư nợ cho vay trung và dài hạn luôn nhỏ hơn dư nợ cho vay ngắn hạn, và dư nợ năm 2007 cao hơn hẳn so với năm 2006, điều này cho thấy Sở giao dịch cần phải có nhiều biện pháp hiệu quả hơn để thu hồi các khoản nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn.
Cơ cấu doanh số cho vay và dư nợ theo mục đích
Bảng 2.6 : Cơ cấu doanh số và dư nợ cho vay trả góp theo mục đích tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2005-2007
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
1.Doanh số cho vay trả góp
372.960
100%
710.868
100%
703.188
100%
+ Mua nhà
152.760
41%
112.206
16%
406.684
58%
+ Mua ô-tô
33.480
9%
30.444
4%
38.000
5,4%
+ Du học
600
0,2%
720
0,1%
840
0,1%
+ Khác
186.120
49,8%
567.498
79,9%
257.664
36,5%
2.Dư nợ cho vay trả góp
372.587
100%
365.584
100%
410.014
100%
+ Mua nhà
104.973
28%
103.156
28%
182.962
44%
+ Mua ô-tô
27.195
7%
13.415
3.98%
6.410
1.98%
+ Du học
1.746
0,5%
50
0,02%
70
0,02%
+Khác
238.673
64,5%
199.013
68%
220.741
54%
Nguồn : Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
.
Cơ cấu dư nợ cho vay trả góp theo mục đích
Doanh số cho vay để mua và sử chữa nhà luôn chiếm ưu thế trong các khoản cho vay trả góp và tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2007 (đạt 406.684 triệu đồng, chiếm 58% tổng doanh số cho vay trả góp) do nhu cầu về nhà ở tăng cao và một bộ phận lớn những người đầu cơ vay tiền ngân hàng để mua nhà. Bên cạnh đó do chính sách vĩ mô của nhà nước yêu cầu thắt chặt tỷ lệ cho vay chứng khoán xuống dưới 3% tổng dư nợ khiến các ngân hàng tăng cường cho vay mua nhà để đảm bảo con số nhà nước đưa ra. Hoạt động cho vay nhằm mục đích mua ô tô đối với đối tượng là các cá nhân , hộ gia đình cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây( năm 2007 doanh số cho vay mua ô tô đạt 38.000 triệu đồng) cho thấy so với những năm trước, đời sống của đại bộ phận người dân đã được cải thiện đáng kể. Nhiều người có thu nhập cao và nhu cầu sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại đã trở nên phổ biến.
Tuy nhiên hoạt động cho vay du học lại không đạt được con số ấn tượng như những hoạt động trên. Đây là dịch vụ còn khá mới mẻ đối với cả ngân hàng và người dân. Cụ thể Doanh số của cho vay du học chỉ chiếm 0,1-0,2 % tổng doanh số cho vay trả góp. Trong tương lai Sở giao dịch cần có nhiều biện pháp cụ thể hơn để thúc đẩy hoạt động này như tăng cường quảng cáo, ưu đãi về lãi suất và tài sản thế chấp,liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài
Lãi suất cho vay trả góp
Bảng 2.6 : lãi suất cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2005-2007(continue)
Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay trả góp
Bảng 2.7 : Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2005-2007
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Nợ quá hạn
10.916
10.455
11.489
Dư nợ Cho vay trả góp
372.587
365.584
410.014
Nợ quá hạn/ Dư nợ Cho vay trả góp(%)
2,93%
2,86%
2,8%
Nguồn : Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Trong giai đoạn 2005-2007 Sở giao dịch luôn có tỷ lệ nợ quá hạn thấp và giảm đều các năm(2,93% năm 2005; 2,86% năm 2006 và 2,8% năm 2007). Điều này cho thấy việc quản lý chất lượng tín dụng nói chung và cho vay trả góp nói riêng tại Sở giao dịch khá tốt. Tuy nhiên Sở giao dịch phải chú ý hơn nữa để duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn thấp trong quá trình mở rộng hoạt động cho vay trả góp trong thời gian tới
2.2.2.3. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay trả góp
Bảng 2.8 :Lợi nhuận hoạt động cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2005-2007
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay tín dụng
3.429.523
4.578.256
5.756.392
Lợi nhuận Cho vay trả góp
5.352
10.965
12.668
Lợi nhuận CVTG/ Lợi nhuận HĐTD(%)
0,15%
0,23%
0,22%
Nguồn : Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Lợi nhuận từ họat động cho vay trả góp tăng trưởng đều qua các năm, mặc dù còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong lợi nhuận từ hoạt động tín dụng nhưng nó cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của cho vay trả góp và sự thành công của Sở giao dịch trong việc phát triển hoạt động này
2.3. Đánh giá hoạt động cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.3.1. Kết quả đạt được Lợi nhuận từ hoạt động cho vay trả góp của sở giao dịch không ngừng gia tăng. Đây là tiêu chí quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường, trong đó bao gồm cả ngân hàng. Do đó, mở rộng, phát triển hoạt động cho vay trả góp là một chiến lược đúng đắn đối với 1 ngân hàng có quy mô lớn như Vietcombank.
Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về quy mô của cho vay trả góp tại sở giao dịch đều gia tăng. Doanh số cho vay, dư nợ cho vay đều có tốc độ tăng trưởng cao. Kèm theo đó là sự gia tăng về tỷ trọng doanh số và dư nợ vay trả góp trong tổng doanh số và dư nợ của sở giao dịch cho thấy ngân hàng ngày càng dành nhiều nguồn lực vào việc mở rộng cho vay trả góp trong quá trình hoạt động
Nhờ cải tiến quy trình tín dụng, Sở giao dịch đã rút ngắn thời gian lưu thông trong từng khâu, thời gian xét duyệt cho vay trả góp được rút ngắn xuống còn 2-5 ngày ( trước đây thường là trên 7 ngày). Việc rút ngắn thời gian giúp tăng lợi thế cạnh tranh của sờ giao dịch so với các Ngân hàng Thương mại quốc doanh khác. Lợi thế này đã giúp Sở giao dịch thu hút được nhiều khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay trả góp
Chất lượng tín dụng nhìn chung được cải thiện tốt hơn khi ngân hàng ban hành những quy định cụ thể và chặt chẽ đối với từng sản phẩm cho vay, ngoài ra ngân hàng còn áp dụng phương pháp chấm điểm tín dụng để có căn cứ rõ ràng hơn trong việc đánh giá khách hàng. Nhờ đó góp phần giảm các nguy cơ xảy ra khi cho vay.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Sản phẩm cho vay trả góp còn chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Mặc dù Vietcombank đã đa dạng hoá hoạt động cho vay trả góp bằng một số lĩnh vực như cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học, nhưng trên thực tế khách hàng mới chỉ biết tới 2 sản phẩm là cho vay mua nhà và mua ô tô, còn những sản phẩm khác ít được khách hàng chú ý.
Quy mô cho vay còn khá khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng của Sở giao dịch cũng như thị trường. Qua các số liệu ở trên ta có thể nhận thấy tỷ trọng doanh số cho vay trả góp cũng như dư nơ so với tổng còn thấp
Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay trả góp là chưa cao, mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của hoạt động tín dụng
Sản phẩm cho vay trả góp mới chỉ đứng ở mức trung trung,chưa tạo ra được những sản phẩm đặc trưng, có tên gọi riêng. Sản phẩm không được tổ chức giới thiệu thành từng đợt để làm nổi bật đặc tính, tiện ích của sản phẩm, từ đó chưa thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Chưa đẩy mạnh công tác tiếp thị, xây dựng hình ảnh. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, tăng cường tiếp thị, xây dựng hình ảnh là một nhân tố vô cùng quan trọng dẫn tới sự thành công của các ngân hàng. Trong khi các Ngân hàng Thương mại cổ phần với quy mô còn khiêm tốn nhưng đã rất chú trọng tới các hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh đối với người dân như quảng cáo các sản phẩm mới qua các phương tiện truyền thông, đưa ra các giải thưởng hấp dẫn, tích cực mở các hội thảo, chuyên đề, các hoạt động tài trợ để quảng bá tên tuổi thì các ngân hàng quốc doanh nói chung và Vietcombank nói riêng lại chưa thực sự chú trọng tới vấn đề này. Điều đó giải thích một phần cho sự khó khăn trong việc huy động vốn của Sở giao dịch trong những năm gần đây
2.3.2.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
Môi trường kinh tế xã hội chưa thực sự ổn định
Mặc dù Việt Nam luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong gần một thập kỷ qua ( mức tăng trưởng GDP đạt 7- 8,5%) song nền kinh tế còn ẩn chứa nhiều bất ổn do thiên tai, bệnh dịch. Đặc biệt trong năm 2007, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, đồng USD mất giá so với các ngoại tệ mạnh khác, giá vàng ,xăng dầu, và lương thực leo thang đã khiến tình hình lạm phát ở Việt Nam rất trầm trọng. Thu nhập của người dân có tăng lên song không đủ để bù đắp mức độ lạm phát khiến đời sống người dân không được cải thiện, lòng tin và nhu cầu tiêu dùng giảm sút. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới việc mở rộng các dịch vụ của ngân hàng đặc biệt là hoạt động cho vay trả góp, một sản phẩm dịch vụ chịu ảnh hưởng lớn từ thu nhập và nhu cầu tiêu dung của người dân
Môi trường pháp lý ở nước ta chưa thực sự hoàn thiện
Cho vay trả góp là một hoạt động còn khá mới mẻ do đó điều kiện pháp lý quy định cho hoạt động này còn khá chung chung, chưa cụ thể rõ ràng. Hiện tại các ngân hàng mới chỉ dựa vào một số văn bản luật chung chung như luật các tổ chức tín dụng, quyết định 1627 về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng rồi tự ban hành ra quy chế cho vay của riêng mình. Do đó, chưa có sự thống nhất giữa các quy chế cho vay trả góp của các Ngân hàng Thương mại. Hơn nữa, các văn bản luật ban hành hướng dẫn nghiệp vụ còn chồng chéo, phủ định lẫn nhau, khiến các ngân hàng và cả khách hàng lúng túng trong việc tìm hiểu các thông tin, quy chế, quy định cụ thể của hoạt động cho vay trả góp
Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên
Giữa lãnh đạo và nhân viên chưa thực sự có sự phân công giám sát, chưa tạo ra sự cạnh tranh trong môi trường làm việc để các nhân viên có thể phát huy hết các khả năng của mình
Khách hàng của ngân hàng
Thu nhập của đa số các tầng lớp dân cư đã được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây, nhưng đa số vẫn là những người có thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, do yếu tố tâm lý và thói quen mua sắm tiết kiệm đã ảnh hưởng khá nhiều đến việc phát triển của dịch vụ cho vay trả góp. Nhìn chung người dân Việt Nam thường ngại mang tiếng đi vay ngân hàng, nếu không đủ tiền học sẽ nghĩ tới việc tích luỹ hoặc đi vay người than và ban bè chứ không muôn trở thành “con nợ” của ngân hàng. Mức chênh lệch phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, miền khá sâu sắc, bên cạnh đó nhiều người không hiểu thủ tục của ngân hàng nên khi thấy phức tạp sẽ từ bổ ý định đi vay. Các yếu tố trên khiến cho việc mở rộng các dịch vụ của ngân hàng nói chung và dịch vụ cho vay trả góp nói riêng gặp nhiều khó khăn
Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay sự canh tranh gay gắt trên thị trường tài chính khiến cho thị phần ngày càng bị thu hẹp. Cung với việc nới lỏng cơ chế tín dụng, các Ngân hàng Thương mại trong nước bắt đầu mở rộng cho vay trả góp, đặc biệt là hàng loạt các sản phẩm cho vay trả góp bất động sản ở các ngân hàng TMCP. Hơn nữa cung với việc gia nhập WTO và cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính vào năm 2010 đã và đang là một thách thức lớn đối với Vietcombank nói chung và Sở giao dịch nói riêng vì các ngân hàng nước ngoài có ưu thể hơn hẳn trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại
b) Nguyên nhân chủ quan
Nguồn nhân lực
Mặc dù có đội ngũ nhân lực năng động nhiệt tình song phần lớn nhân viên của ngân hàng có tuổi đời trẻ, nhất là phòng tín dụng. Điều này gây khó khăn trong quá trình làm việc bởi cán bộ tín dụng cần phải có nhiều kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đặc biệt trong việc phân tích tài chính khách hàng thì kinh nghiệm lại càng cần thiết, việc thiếu kinh nghiẹm sẽ dẫn tới phân tích thiếu chính xác, dễ đưa ra quyết định sai lầm, từ đó tạo ra rủi ro cho ngân hàng
Hoạt động Marketing chưa thực sự hiệu quả
Các quảng cáo về sản phẩm tín dụng dặc biệt là các sản phẩm trả góp chưa được đề cao.Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở mức các phòng ban tự quảng cáo sản phẩm hoặc chủ yếu là các khách hàng truyền thống chứ chưa có một chương trình quảng cáo cụ thể dẫn đến hiệu quả thấp, công việc của nhân viên chưa được chuyên môn hoá.
Việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trang Web chính thức của Vietcombank chỉ đưa ra những thủ tục và đặc điểm sản phẩm cho vay trả góp của ngân hàng chứ chưa thực sự giúp khách hàng nhân biết được lợi ích và điểm vượt trội của sản phẩm, cũng như không có sự trao đổi thông tin y kiến để biết được chính xác nhu cầu của họ
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TRẢ GÓP
TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Định hướng của Sở giao dịch trong việc phát triển cho vay trả góp
3.1.1. Triển vọng của cho vay trả góp tại Việt Nam
Đẩy mạnh cho vay trả góp là xu hướng tất yếu trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đồng thời đây cũng là chiến lược, mục tiêu của các Ngân hàng Thương mại .Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong gần một thập kỷ qua,GDP hàng năm tăng trưởng ổn định từ 7-8,5%, đời sống nhân dân được cải thiện mạnh mẽ. Hơn thế nữa dân số trên 80 triệu dân là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển các dịch vụ cho vay nói chung và cho vay trả góp nói riêng.
Trong lĩnh vực cho vay mua nhà
Việc mở rộng các khu đô thị cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số đã và đang gây ra sức ép ngày càng lớn về vấn đề nhà ở. Nhu cầu về nhà ở cùng với nạn đầu cơ đất đã khiến giá đất tăng vọt trong những năm gần đây. Trong khi đó, phần lớn các dân cư đô thị là cán bộ công nhân viên chức nhà nước hoặc người lao động có mức thu nhập thấp, chưa đủ khả năng bỏ ra một khoản tiền lớn để mua nhà. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề này là xây dụng các khu chung cư cho người có thu nhập thấp nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của một bộ phận dân cư. Một giải pháp khác hiện nay đang được dư luận quan tâm đó là các Ngân hàng Thương mại đã bắt đầu triển khai dịch vụ cho vay mua nhà trả góp. Việc phát triển loại hình dịch vụ này giúp cho người thu nhập trung bình và thấp nhanh chóng có được nhà ở, giải quyết nhu cầu cấp bách mà lại không phải bỏ ra một khoản tiền lớn ngay trong một lúc. Đây là một hướng phát triển đúng đắn, không những đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà con mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng cũng như toàn xã hội. Tuy nhiên trên thực tế số lượng khách hàng sử dụng loại hình dịch vụ này chưa cao, đây còn là một thì trường có tiềm năng rất lớn để các ngân hàng khai thác.
Trong lĩnh vực du học
Sự tăng trưởng kinh tế, sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới cùng với sự hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới đang đẩy Việt Nam tới tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao. Rất nhiều tổ chức quốc tế đã mở rộng hợp tác với Việt nam nhằm đưa những người có khả năng sang đào tạo ở nước ngoài. Bên cạnh du học bằng tại trợ của chính phủ hay học bổng của các tổ chức quốc tế, du học tự túc hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên chi phí du học là không nhỏ vì thế nhu cầu vay ngân hàng để trang trải là rất lớn và sẽ còn tăng mạnh trong tương lai.
Trong lĩnh vực mua ô tô
Trong một vài năm gấn đây, sự tăng trưởng thu nhập nhanh chóng của một bộ phận dân cư ở đô thị cùng với những khoản lợi nhuận thu về từ kinh doanh chứng khoán đã đẩy nhu cầu sử dụng xe hơi trong dân cư tăng mạnh. Tuy nhiên giá xe hơi ở Việt Nam thuộc loại đắt nhất thế giới cho nên số lượng người mua còn hạn chế. Đây cũng là một thị trường có tiềm năng rất lớn đối với dịch vụ cho vay trả góp của các Ngân hàng Thương mại .
Từ những phân tích trên ta có thể thấy tiềm lực của cho vay tiêu dùng nói chung và cho vay trả góp nói riêng là rất lớn. Thời gian tới, các ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay trả góp để tăng trưởng lợi nhuận, phân tán rủi ro, đa dạng hoá hoạt động ngân hàng, đồng thời cải thiện đời sống nhân dân và kích thích nền sản xuất trong nước phát triển
3.1.2. Định hướng phát triển cho vay trả góp của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương trong thời gian tới
Cho vay trả góp là một hoạt động mang lai lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng và có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Nhận biết tình hình này, Sở giao dịch đã đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là mở rộng hoạt động cho vay trả góp cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới
Về số lượng
Bên cạnh việc tiếp tục phát triển mạnh mẽ các sản phẩm cho vay trả góp truyền thống như cho vay mua nhà, mua ô tô,du học, trong tương lai Sở giao dịch sẽ triển khai các hình thức cho vay mới, trong đó đáng chú ý nhất là cho vay đi du lịch. Hiện nay đời sống người dân ngày càng nâng cao, sức ép từ công việc ngày càng lớn khiến con người không những mong muốn có đầy đủ các điều kiện vật chất mà còn cả tinh thần, đó là nhu cầu đi du lịch, thư giãn sau những ngày làm việc và học tập căng thẳng. Theo thống kê cho thấy số lượng người dân Việt Nam đi du lịch trong những năn gần đây tăng đột biến, nhất là đi du lịch nước ngoài. Vì thế hình thức cho vay du lịch sẽ hứa hẹn rất phát triển trong tương lai
Về chất lượng : Sở giao dịch sẽ đẩy nhanh việc cải tiến quy trình nghiệp vụ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ giúp khách hàng có thể hưởng thụ được những lợi ích đầy đủ nhất từ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương VIệt Nam
3.2.1. Hoàn thiện chiến lược Marketing trong ngân hàng
Cho vay tiêu dùng đang còn là hình thức mới mẻ ở Việt Nam. Thực tế cho thấy có nhiều người có nhu cầu vay vốn tiêu dùng và họ có khả năng thanh toán nhưng do thiếu thông tin về ngân hàng cũng như các sản phẩm của ngân hàng, cộng thêm một bộ phận người dân có tâm lý không muốn vay tiền ngân hàng để tiêu dùng vì nghĩ rằng họ luôn chịu áp lực từ việc trả nợ cho ngân hàng nên đã hạn chế số lượng khách hàng đến vay tiêu dùng tại các ngân hàng.
Vì thế ngân hàng phải xây dựng một chiến lược Marketing trong ngân hàng để ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng hơn. Chiến lược này phải đảm bảo thu hút, hấp dẫn và có khả năng thoả mãn được các đối tượng khách hàng sắp có và đang có nhu cầu về dịch vụ tiêu dùng. Đặc biệt, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, vai trò của marketing ngày càng thể hiện rõ nét
Cụ thể tại Sở giao dịch, để có thể hoàn thiện chiến lược Marleting thì cần phải chú trọng đến những biện pháp sau:
Thứ nhất, Sở giao dịch cần phải tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xác định thị trường khách hàng mục tiêu. Muốn làm được điều này, trước tiên SGD cần phải phân loại khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng từ đó có những chính sách cho phù hợp.
Đối với khách hàng truyền thống, ngân hàng nên có những chính sách chăm sóc riêng như gửi quà, điện hoa chúc mừng dịp lế tết , thường xuyên tiến hành điều tra, thăm dò ý kiến khách hàng đối với chất lượng dịch vụ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, tăng cường sự gắn kết giữa khách hàng và ngân hàng
Đối với khách hàng tiềm năng, Sở giao dịch nên phân đoạn thị trường, xác định thị trường tiềm năng và áp dụng các sản phẩm dịch vụ cho phù hợp
Thứ hai, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo thông qua các hình thức như tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng, qua đó tăng cường quảng bá sản phẩm và thương hiệu,.. từ đó giúp người dân hiểu hơn về hoạt động của ngân hàng
Sở giao dịch có thể tác động vào tâm lý của ngân hàng thông qua các hình thức khuyến mãi bằng hiện vật hay bằng các dịch vụ đi kèm như các dịch vụ chăm sóc khách hàng hoặc cho khách hàng vay với lãi suất ưu đãi
Thứ ba, Công tác PR trong Sở giao dịch cũng cần được chú trọng hơn nữa thông qua các hoạt động từ thiện, tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn hoá văn nghệ, bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng
+ Tìm hiểu các thông tin về khách hàng để từ đó đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng
+ Mục đích sử dụng vốn của khách hàng
Công tác kiểm tra giám sát không chỉ đơn thuần là kiểm tra khách hàng mà còn là biện pháp pháp hiện những thiếu sót chủ quan từ phía Ngân hàng, qua đó có những biện pháp kịp thời để khắc phục
3.2.2. Tăng cường huy động vốn phục vụ cho Mở rộng cho vay trả góp
Đối với bất kỳ tôt chức nào muốn kinh doanh thì đều phải có vốn, ngân hàng cũng vậy. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu dựa trên cơ sở huy động vốn để cho vay. Chính vì thế, quy mô của nguồn vốn huy động là nhân tố trực tiếp ảnh hưưỏng tới hoạt động cho vay của ngân hàng.
Trước hết để tăng vốn ngân hàng cần phải tăng vốn điều lệ. Bởi đây là lá chắn giúp ngân hàng chống đỡ lại những rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động của ngân hàng. Hơn nữa nguồn vốn tự có này còn khẳng định uy tín của ngân hàng trên thị trường và đối với khách hàng.
Ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ dễ dàng huy động vốn của dân chúng , mặt khách tăng vốn điều lệ còn giúp cho cổ phiếu của ngân hàng có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán, đem lại một nguồn vốn rất lớn cho ngân hàng.
3.2.3. Tăng cường áp dụng các hình thức cho vay mới
Tăng cường áp dụng các hình thức cho vay mới là vấn đề tất yếu không chỉ riêng đối với hoạt động cho vay trả góp mà còn cả đối với các hoạt động khác. Mỗi hình thức cho vay đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, việc bó hẹp các hình thức cho vay trả góp có thể sẽ mang lại cho ngân hàng nhiều rủi ro. Hơn nữa mỗi đối tượng khách hàng có những nhu cầu vay vốn khác nhau và theo từng thời kỳ thì mục đích vay của khách hàng cũng khác nhau. Vì thế có thể áp dụng nhiều hình thức cho vay khác nhau là cần thiết nhằm đáp ứng nhiều hơn các nhu cầu tiêu dùng của các bộ phận, hộ gia đình đồng thời nó giúp ngân hàng phân tán, giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Chính vì thế mà Sở giao dịch nên xây dựng một danh sách các sản phẩm đa dạng để cho phù hợp với từng nhóm khách hàng, các sản phẩm phải liên tục đổi mới cho phù hợp nhất với khách hàng. Không chỉ thế các sản phẩm mới thường đem lại tiếng vang cho ngân hàng, nó thể hiện sự quan tâm của ngân hàng với khách hàng của mình.
Sở giao dịch có thể tự xây dựng một phong trào sáng tạo trong toàn thể cán bộ, mỗi thay đổi nhỏ cho phù hợp với khách hàng đều làm tăng tính tiện ích của sản phẩm
3.2.4. Đa dạng hoá các loại tài sản đảm bảo
Hiện nay tài sản thế chấp mà ngân hàng yêu cầu thường là những tài sản có giá trị lớn như các bất động sản, động sản, hoặc chính tài sản hình thành từ món vay đó. Như vâỵ đối với những cá nhân không có những tài sản thế chấp đó nhưng lại có khả năng trả nợ cao cũng không thể tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, từ đó gây ra hạn chế khá lớn cho ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay trả góp nói riêng. Do đó, trong một số trường hợp Sở giao dịch nên có sự linh hoạt trong việc yêu cầu khách hàng đưa ra các tài sản thế chấp cho món vay. Ví dụ thay vì phải có tài sản thế chấp, khách hàng có thể dùng uy tín , chức vụ, công việc hiện tài của người đó, hoặc bằng các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thuộc sỏ hữu của khách hàng.
Đối với tài sản thế chấp, để đảm bảo an toàn, ngân hàng cần tập trung vào một số vấn đề sau:
+ Giấy tờ sở hữu tài sản: đặc biệt là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp
+ Khả năng phát mại tài sản( tính thanh khoản của tài sản): tài sản đó phải bán được trên thị trường và bán một cánh hợp pháp thông qua các hình thức thanh lý theo quy định của pháp luật
+ Giá trị tài sản thế chấp: đây là vấn đề rất quan trọng đối với cả ngân hàng và khách hàng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô món vay. Trước đây việc định giá không phải do khách hàng hay ngân hàng đảm trách mà giá trị tài sản là quyền sử dụng đất. Khi nghị định 85/2002/Cp ra đời đã mở ra một hướng đi mới và giải quyết phần nào bất cập trong vấn dề định giá đó là cho pháp ngân hàng và khách hàng cùng nhau thương lượng để tìm ra một giá trị hợp lý đối với cả hai bên. Tuy nhiên , các cán bộ Sở giao dịch phải am hiểu về nhiều lĩnh vực, nhiều loại tài sản để không bị rơi vào tình trạng thiếu thông tin và mắc lừa khách hàng và giúp đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.
3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng
Trên thực tế không phải khách hàng nào cũng sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích nguồn vốn vay, đó là chứ kể tới thái độ không hợp tác, trì hoãn không muốn trả nợ ngân hàng. Còn có các trường hợp những kẻ mạo danh, mạo nhận để vay vốn ngân hàng, chiếm dụng vốn bất hợp pháp, trái phép, gây tổn hại nghiêm trọng cho ngân hàng. Do vậy, việc xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh phục vụ cho hoạt động này là vô cùng cần thiết.
Ngân hàng cần xây dựng một trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro riêng biệt, với chức năng thu thập, lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin, thường xuyên nắm bắt các thông tin về tinhg hình hoạt động của khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng, nhằm cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin làm cơ sở để lựa chọn khách hàng. Khi lựa chọn cần chú ý đến tư cách khách hàng, phải có tình hình tài chính lành mạnh, có nguồn thu nhập ổn định, có thể trả nợ cho ngân hàng định kỳ. Việc lựa chọn khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó hạn chế rủi roc ho ngân hàng, đảm bảo vốn cho vay phải thu dược đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay
Đây là yêu cầu không thể thiếu trong hoạt động tín dụng nói chung cũng như hoạt động cho vay trả góp nói riêng của ngân hàng. Việc làm này sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa được các hành vi lừa đảo, sử dụng vốn vay sai mục đích, trái pháp luật cũng như nhăn ngừa rủi ro
Đặc biệt trong giai đoạn mở rộng cho vay, các cán bộ tín dụng sẽ rất dễ lơ là trong công tác kiểm soát cho vay, so khối lượng khách hàng tăng và phạm vi cho vy mở rộng mà quên kiểm tra và đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Điều này có thể khiến nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên. Do vậy, không chỉ giám sát trước khi cho vay, trong khi cho vay mà sau khi giải ngân tiền vay, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục kiểm tra khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay thông qua tình hình tài chính, tiêu thụ sản phẩm và đồng thời tình hình thực hiện kế hoạch trả nợ. Tránh tình trạng kẻ xấu lợi dụng sự lơ là của ngân hàng trong việc giám sát, sử dụng vốn vay trái phép gây tổn hại tới ngân hàng
3.2.7. Phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng
Chấm điểm tín dụng dùng để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Chấm điểm tín dụng chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính và tình hình hoạt động của người vay, bởi những khó khăn trong khâu thu thập thông tin tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Các thông tin cần thiết trong đơn xin vay cùng với các thông tin khác về khách hàng do ngân hàng thu thập sẽ được nhập vào máy tính, thông qua hệ thống TTTD để phân tích, xử lý bằng một phần mềm cho điểm. Kết quả sẽ đưa ra một con số- điểm tín dụng- chỉ mức độ rủi ro tín dụng của người vay. Hiệu quả sử dụng kỹ thuật này rất cao, giúp ích đắc lực cho việc quản trị rủi ro đối với khách hàng vay là doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Do các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân thường không có báo cáo tài chính hoặc báo cáo không đầy đủ, thiếu tài sản thế chấp, thông tin thiếu nên họ thường khó khăn trong việc tiếp cận với ngân hàng. Công cụ này giúp cho việc đánh giá loại khách hàng này dễ dàng, nhanh chóng hơn và nếu độ rủi ro trong giới hạn cho phép thì họ thuận lợi nhiều trong việc vay vốn ngân hàng.
3.2.8. Phát triển công nghệ ngân hàng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện ở mọi lĩnh vực của khoa học công nghệ toàn thế giới, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng ngày càng trở thành xu thế tất yếu, một yêu cầu khách quan đòi hỏi đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh.
Công nghê góp phần thúc đấy sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, nó đáp ứng được yêu cầu về thông tin và quản lý dữ liệu của ngân hàng. Công nghệ thông tin được dung để phục vụ khách hàng tốt hơn và để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại
Vì vậy, để phát triển các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay trả góp nói riêng, Sở giao dịch lần tập trung mọi nguồn lực có thể cho khoa học công nghệ: xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý để kiểm soát hoạt động của ngân hàng, quản lý nguồn vốn, tài sản, nguồn quản lý rủi ro, xây dựng hệ thống tín điểm tự động để thuận tiện cho nhân viên tín dụng trong việc đưa ra quyết định đồng thời cũng củng cố thêm lòng tin ở khách hàng khi giao dịch với ngân hàng.
Mặt khác, những công nghệ hiện đại đòi hỏi phải có những con người biết sử dụng thành thạo nó. Vì vây, Sờ giao dịch cũng cần tuyển dụng thêm những nhân viên giỏi và nâng cao trình độ cho các nhân viên cũ. Mặt khác, học hỏi thêm trình độ công nghệ ở các ngân hàng bạn trong và ngòai nước.
3.2.9 Đẩy mạnh liên kết cho vay
Nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao. Có rất nhiều các hàng sản xuất ra đời để phục vụ những nhu cầu của con người. Tuy nhiên, không phải bất cứ người dân nào cũng đủ khả năng để có thể chi trả cho các sản phẩm đó. Khi đó, ngân hàng sẽ liên kết với các hàng sản xuất, đứng ra làm trung gian giữa các cá nhân với các hãng sản xuất. Với vai trò là trung gian này, ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân mua và sử dụng sản phẩm của các hàng và đem lại lợi ích cho tất cả các đối tượng tham gia.
Trong thời gian tới, Sở giao dịch cần tăng cường triển khai hoạt động liên kết này trong hoạt động cho vay trả góp nhằm góp phần đẩy nhanh dư nợ cũng như tỷ trọng cho vay đối với khách hàng. Hình thức cho vay này cũng được xem như một cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất cũng như tiêu dùng toàn xã hội
3.2.10. Có chế độ khen thưởng , kỷ luật và nâng cao hơn nữa trình độ của các bộ nhân viên
Chính sách động viên khích lệ cán bộ nhân viên thông qua chế độ khen thưởng kỷ luật cụ thể và công khai sẽ tạo động lực chính đáng để cán bộ nhân viên trong ngân hàng thực hiện tốt hơn công việc của mình. Ví dụ, Sở giao dịch có thể có các hình thức khen thưởng xứng đáng cho các cán bộ tích cực trong công tác cho vay, thu nợ, ngân hàng có chế độ khen thưởng kịp thời với cán bộ tín dụng thực hiện nhiều món vay hiệu quả, an toàn. Hình thức khen thưởng có thể cụ thể hoá bằng vật chất hoặc bằng tinh thần như tổ chức các buổi đi du lịch, nghỉ ngơi cho các cán bộ tín dụng. Ngược lại, đối với những cán bộ tín dụng vi phạm, làm trái với chính sách của ngân hàng thì phải có biện pháp xử lý kịp thời. Có như vậy mới nâng cao được trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong hoạt động cho vay.
Bên cạnh việc động viên khen thưởng, việc nâng cao trình độ cán bộ sẽ giúp cho hoạt động của Sở giao dịch hiệu quả hơn. Trình độ, năng lực của cán bộ là vấn đề then chốt ảnh hưởng tới quyết định cho vay. Tuy nhiên không chỉ nâng cao trình độ và năng lực của những án bộ trực tiếp thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng mà còn phải chú trọng tới những cán bộ ở các bộ phân khác
Quá trình đào tạo phải thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, năng lực, chuyên môn và những kiến thức khác có liên quan như kiến thức pháp luật, kiến thức marketing, cập nhật thông tin và quy trình mớiNhững phương pháp có thể áp dụng như đào tạo thông qua các buổi tập huấn, các buổi hội nghị, hội thảo, buổi nói chuyện chuyên đề, thông qua quá trình kèm cặp hướng dẫn trực tiếp đối với những cán bộ mới, tổ chức đào tạo thông qua các đợt kiểm tra, thi tay nghề, thi nâng bậc lươngcủa SGD. Ngoài ra, SGD còn khuyến khích, tạo điều kiện đi học tập, nghiên cứu, khuyến khích tự đạo tạo nâng cao nghiệp vụ, kiến thức và kinh nghiệm
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Trước hết Ngân hàng Nhà nước cần tạo ra hành lanh pháp lý thông thoáng làm tăng tính chủ động hơn cho các Ngân hàng Thương mại từ đó làm cho lành mạnh tính chất cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính ở Việt Nam hiện nay. Ngân hàng Nhà nước nên rà soát lại các văn bản xoá bỏ các tình trạng văn bản các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không phù hợp với thực tế, làm cho hệ thống văn bản mang tính pháp lý cao chứ không đơn thuần là hướng dẫn nghiệp vụ như hiện nay, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của cho vay trả góp. Hiện tại, hoạt động cho vay nói chung và cho vay trả góp nói riêng ở các Ngân hàng Thương mại chủ yếu hoạt động dựa trên những quy định của QĐ 1627 về Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước nên quan tâm hơn đến công tác thanh tra kiểm tra đối với hoạt động của Ngân hàng, cần bố trí đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có thực tiễn, có trình độ lý luận làm công tác này. Việc thanh tra, kiểm soát đối với Ngân hàng Thương mại phải được tiến hành thương xuyên liên tục, nhằm phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp vi phạm chế độ thể lệ tín dụng, có biện pháp xữ lý kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro xảy ra
Ngân hàng Nhà nước cần ban hành những văn bản hướng dẫn cự thể hoạt động cho vay trả góp, trong đó quy định rõ về các sản phẩm cho vay trả góp, quy trình nghiệp vụ thống nhất từ đó tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ, bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng và Người tiêu dùng.
Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác đào tạo, thường xuyên mở các lớp đào tạo kiến thức mới, chuyên sâu cho toàn hệ thống, tạo điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các Ngân hàng
Ngoài ra, trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước ( CIC ) hiện nay đã cung cấp một số thông tin sơ bộ về khách hàng cho các NHTM, mỗi lần cán bộ tín dụng kiểm tra thông tin khách hàng đều phải trả phí, và sẽ được hạch toán vào chi phí quản lý của Ngân hàng, trong trường hợp khách hàng không đủ tư cách vay. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của trung tâm nay tỏ ra chưa hiệu quả, còn nhiều sai sót. Hiện tại, CIC chỉ cung cấp được một phần nhu cầu của thị trường thông tin tín dụng. Do vậy, NHNN cần đầu tư hơn nữa cho trung tâm nay, đồng thời cập nhật thông tin thương xuyên theo hình thức online để đội ngũ cán bộ tín dụng có được những thông tin chính xác trong quá trình thẩm định tư cách khách hàng
3.3.2. Đối với Chính Phủ và cơ quan chức năng có liên quan
Cho vay trả góp là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển nền kinh tế xã hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cho vay trả góp kích thích sản xuất và tiều dùng do đó nhà nước cần có sự hỗ trợ,tạo ra những điều kiện thuận lợi để mở rộng cho vay trả góp trong thời gian tới
Cho vay trả góp phụ thuộc rất nhiều vào mức sống và thu nhập thường xuyên của dân cư cũng như sự phát triển kinh tế từng vùng. Ngày nay, mặc dù tăng trưởng kinh tế của nước ta rất cao, song chủ yếu vẫn là tập trung tại các thành phố lớn. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị vẫn còn khá cao. Đại bộ phận dân chúng và các doanh nghiệp ở nông thôn dù có nhu cầu rất lớn nhưng khó tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ của Ngân hàng, hoặc dù có thể tiếp cận được thì cũng không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo.
Do vậy, Chính phủ cần nhanh chóng có những biện pháp khuyến khích sự phát triển kinh tế ở các khu vực này, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phưong, từ đó khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng.
Có thể nói môi trường kih tế, chính trị, pháp luật, văn hoá- xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay trả góp. Chính vì thế, Chính phủ cùng với các cơ quan chức năng có liên quan đề ra các biện pháp cụ thể tạo ra một môi trường trong sạch và lành mạnh làm cơ sở phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống dân cư, từ đó kích thích nhu cầu tiêu dùng trong dân cư. Việc tạo ra một môi trường ổn định cũng tạo ra tâm lý yên tâm sản xuất kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu phong phú, đa dạng về hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng trong dân cư
Xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng trong hoạt động cho vay trả góp. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động trong việc xây dựng chiếm lược mở rộng ,phát triển hoạt động cho vay trả góp nhằm tăng lợi nhuận, hạn chế rủi ro. Đồng thời cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là các vấn đề về quy trình,thủ tục, và tính thống nhất trong các loại quy định. Các thủ tục rườm rà mang nặng tính hành chính cần phải được bãi bỏ để tạo điều kiện cho đầu tư trong và ngoài nước phát triển, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho dân chúng- đối tượng trực tiếp của cho vay trả góp
3.3.3. Đối với khách hàng và các tổ chức kinh tế xã hội khác
Khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự thành bại của ngân hàng. Do vậy, thiện chí của khách hàng trong tinh thần và thái độ hợp tác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay trả góp nói riêng của ngân hàng. Thái độ thiện chí và sẵn sang hợp tác của khách hàng trước hết sẽ tạo tâm lý thoải mái đối với cán bộ tín dụng, giúp họ nhanh chóng hàon thành nhiệm vụ của mình. Sau nữa , nó sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng trong những lần giao dịch sau
Hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng luôn có thủ tục là đăng ký giao dịch đảm bảo tại cơ quan như phòng công chứng hay chính quyền dịa phương. Chính những thủ tục rườm rà, phức tạp, hệ thống pháp luật chồng chéo chưa thực sự hợp lý này là rào cản cho các hoạt động của ngân hàng và khách hàng của họ hiện nay. Rất nhiều trường hợp các cơ quan chức năng còn hoạt động quan liêu, gây khó khăn cho ngân hàng và khách hàng,không thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo. Vì vậy, một giải pháp đơn giản trong thủ tục bằng việc giải quyết hành chính chỉ qua một hoặc một số cửa nhất đinh hay những bộ luật rõ rang, thực thi sẽ là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng các hoạt động của mình. Ngoài ra, các cơ quan chức năng trong phạm vi của mình có thể cải cách và chấn chỉnh các hoạt động liên quan như: việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản,hay các thủ tục công chứng hạn chế sai sót, tiêu cực trong công tác này nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong vấn đề cầm cố, thế chấp.
KẾT LUẬN
Mặc dù ở Việt Nam, cho vay trả góp là một hình thức cho vay mới của Ngân hàng Thương mại nhưng nó đã khẳng định được vai trò tích cực của mình không chỉ đối với ngân hàng, người tiêu dùng mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế đất nước. Nhận thức dược tầm quan trọng của cho vay trả góp, các Ngân hàng Thương mại cũng như các tổ chức tín dụng nói chung và Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng đều đang nỗ lực phát trển, đẩy mạnh mở rộng hoạt động này để thu được hiệu quả tối ưu nhất.
Tuy nhiên do mới bắt tay vào thực hiện nên các ngân hàng thương mại Việt Nam không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, những vướng mắc, khó khăn ban đầu. Hơn nữa trong điều kiện cạnh tranh găy gắt giữa các ngân hàng như hiện nay thì việc mở rộng cho vay trả góp cần phải chú trọng hơn nữa.
Để có thể mở rộng hoạt động cho vay trả góp đòi hỏi các ngân hàng phải thật nỗ lực, chuẩn bị mọi mặt như vốn, công nghệ, nguồn nhân lực,cơ sở vật chất để có thể mở rộng hoạt động cho vay trả góp một cách mạnh mẽ và hiệu quả
Do thời gian nghiên cứu có hạn và sự hạn chế về khả năng phân tích, kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, cũng như tất cả các bạn sinh viên quan tâm tới đề tài này, để em có thể tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện đề tài trong một thời gian gần đây.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7700.doc