Sau 15 năm đổi mới Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp tạo ra một khối lượng nông sản không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao mang về hàng tỉ USD. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, ổn định hình thành những vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá ở quy mô lớn về lúa gạo, cà phê,.Sự phát triển mạnh của nông nghiệp đã nâng vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc –là một nước xuất khẩu gạo ,cà phê đứng hàng thứ 2 thế giới, góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ tiêu về “lượng” chúng ta đã đạt được một cách tốt đẹp còn về “chất” thì thật sự chưa quan tâm tương xứng. Nói cách khác chúng ta chưa có một chiến lược phát triển bề vững nhằm bảo đảm sản phẩm làm ra vừa tiêu thụ hết vừa không có cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cà phê và gạo của ta có mặt khắp các châu lục nhưng gias bán lại thấp hơn so với một số nước láng giềng trong khu vực có cùng chủng loại và chất lượng tương đương.Cà phê của tagias thấp hơn từ 80110USD/tấn. Thiết nghĩ nhà nước cần có sự can thiệp kịp thời, mạnh mẽ để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người sản xuất cà phê đỡ khó khăn, đồng thời tạo thêm thế và điều kiện hoàn thành nhiệm vụ xuất khẩu cà phê với hiệu quả kinh tế thoả đáng, không bị các doanh nghiệp nước can thiệp gây khó khăn . Bên cạnh đó phải chủ động xử lí được các tình huống không có lợi cho ngày cà phê Việt Nam, thúc đẩy cho ngành cà phê phát triển mạnh mẽ hơn nữa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên diễn biến phức tạp của thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, ngành cà phê còn non trẻ của Việt Nam cần xác định cho mình một phương hướng sản xuất kinh doanh đúng đắn. Nói cách khác là chúng ta phải có một chiến lược đúng đắn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là nông phẩm, trong đó có cà phê.
33 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoài của tổng công ty cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A: LờI NóI ĐầU
Do đặc điểm tự nhiên ,điều kiện địa hình,đất đai ,khí hậu nên cây cà phê ở việt nam được phân bố rộng dãi tư bắc chí nam, trên nhiều tỉnh trung du miền núi và cao nguyên lại được tròng trên đất đỏ bazan tơi xốp màu mỡ , được chăm sóc tốt nên cà phê việt nam có năng suất và sản lương khá cao đạt 1.4tấn/ha có nơi cá biệt đạt 4á4.5tấn/ha. Trong những mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ mạnh ở việt nam thì cà phê được xếp thứ 3 sau mặt hàng xuất khẩu thuỷ hải sản và lúa gạo. Hàng năm suất khẩu cà phê doanh số đạt hàng tỷ usd mặc dù vậy nếu thực tế mà nói thì việc phát triển cà phê việt nam còn mang tính tự phát ,manh mún ,thiếu sự quản lý và hợp tác chặt chẽ tờ trên xuống giữa nhà nước – doanh nghiệp – nông dân. Trong việc điều tiết định hướng phát triển sản xuất ổn định, lâu dài điều này tât yêu dẫn đến chất lượng cà phê của ta thấp không đồng đều cạnh tranh yếu trên thị trường. Cà phê là một ngành có tốc độ phát triển khá cao nhưng do sản xuất hoàn toàn mang tính tự phát theo ảnh hưởng của những năm được giá làm cho người - người, nhà - nhà đều trồng cà phê, diện tích cà phê ngày càng được mở rộng một cách nhanh chóng bằng việc chặt phá rừng. Hởu quả là người dân chịu thiệt hại do cung vượt quá cầu giá liên tục giảm ,hiện nay giá đã thấp thấp hơn cả giá thành sản xuất. Môi trường bị phá huỷ nghiêm trọng ,hiện tượng lũ lụt ,hạn hán xảy ra liên tục với mức độ ngày càng nhiều,ngày càng nghiêm trọng đó là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân và hậu quả chúng ta đã biết rõ. Vấn đề còn lại là làm thế nào để phát triển nghành cà phê Việt Nam một cách ổn định và bền vững góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đó là một vấn đề bức xúc, quan trọng.
Vấn đề “mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoài của tổng công ty cà phê Việt Nam” là đề tài mà tôi nghiên cứu trong bài viết này.
B: nội dung
Phần i: lý luận chungvề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Iủ Thị trường tiêu thụ và vai trò của nó đối với doanh nghiệp:
1-Khái niệm về thị trường.
Thị trường là một phạm trù kinh tế hàng hoá. Thị trường được nhiều nhà kinh tế định nghĩa khác nhau. Có người coi thị trường là cái chợ, là nơi mua bán hàng hoá. Hội quản trị Hoa Kỳ coi “thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện, trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người bán sang người mua” có nhà kinh tế lại quan niệm “thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá và dịch vụ”, hoặc đơn giản hơn thị trường là tổng hợp các số cộng của người mua về một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ. Gần đây có nhà kinh tế lại định nghĩa “thị trường là nơi mua bán hàng hoá là một quá trình trong đó người mua người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại để xác định giá cả và số lượng hàng. Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền trong một thời gian không gian nhất định”.
Các định nghĩa trên đây về thị trường có thể nhấn mạnh ở địa điểm mua bán, vai trò của người mua, (khách hàng) người bán hoặc chỉ người mua coi người mua giữ vai trò quyết định trong thị trường, chứ không phải người bán (nhà cung ứng). Mặc dù không có người bán, không có người mua không có hàng hoá và dịch vụ không có thoả thuận thanh toán bằng tiền hoặc hàng, thì không có thị trường, không thể hình thành thị trường cho dù thị trường hiện đại (có thể một trong vài yếu tố trên không có mặt trên thị trường) thì thị trường vẫn chị sự tác động của các yếu tố ấy và thực hiện việc trao đổi hàng hoá thông qua thị trường. Vì vậy khi đã nói đến thị trường thì ta phải nói đến những yếu tố sau:
-Một là: phải có khách hàng (người mua hàng) không nhất thiết phải gắn với địa điểm xác định.
-Hai là: khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn. Đây chính là cơ sở thúc đẩy khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ.
-Ba là: khách hàng phải có khả năng thanh toán tức là khách hàng phải có khả năng trả tiền mua hàng.
2-Vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp.
a-Vị trí của thị trường.
Trong kinh tế thị trường thị trường có vị trí trung tâm. Thị trường vừa là mục tiêu của nhà sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá. Thị trường cũng là nơi truyền tải các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thị trường người mua, người bán, người trung gian gặp gỡ trao đổi hàng hoá dịch vụ. Quá trình sản xuất hàng hoá bao gồm bốn khâu: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng, thì thị trường bao gồm hai khâu phân phối và trao đổi đó là khâu trung gian cần thiết. Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng vì vậy nó có tác động nhiều mặt đến sản xuất, tiêu dùng xã hội.
b-Tác dụng của thị trường:
-Một là: Bảo đảm điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô ngày càng mở rộng và bảo đảm hàng hoá cho người tiêu dùng phù hợp với thị hiếu và sự tự do lựa chọn một cách đầy đủ, kịp thời, thuận lợi với bịch vụ văn minh.
-Hai là: Nó thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu. Kích thích sản xuất ra những sản phẩm mới chất lượng cao, văn minh.
-Ba là: Dự chữ hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Xã hội giảm bớt được dự trữ ở những khâu tiêu dùng. Bảo đảm được điều hoà cung cầu.
-Bốn là: phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân ngày càng phong phú, đa dạng, văn minh. Giải phóng con người khỏi những công việc không tên trong gia đình vừa nặng nề vừa mất nhiều thời gian. Con người được nhiều thời gian tự do hơn.
-Năm là: Thị trường hàng hoá - dịch vụ ổn định có tác dụng to lớn để ổn định sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
IIủ Nội dung mở rộng thị trường tiêu thụ.
1-Quan niệm mợ rộng thị trường.
Mở rộng thị trường là tập hợp rất nhiều những hoạt động nhằm tăng ảnh hưởng hoặc tăng thị phần của một mặt hàng bất kỳ nào đó của một doanh nghiệp trên thị trường.
Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục thì quá trình hoạt động mở rộng thị trường không ngừng được phát triển, tổ chức thực hiện tốt. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc mở rộng thị trường có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp tham gia tổ chức kinh doanh.
2-Nội dung mở rộng thị trường.
-Thứ nhất: Điều tra nghiên cứu thị trường. Đây là việc làm cần thiết đầu tiên đối với doanh nghiệp. Đóng vai trò quan trọng trong việc thành công hay thất bại của hoạt động mở rộng thị trường.
-Thứ hai: Tiến hành phân đoạn thị trường. Sau khi đã nghiên cứu thị trường thì việc phân đoạn thị trường là cần thiết bởi chỉ phân đoạn thị trường thì mới xác định được rõ đâu là thị trường trọng tâm mà từ đó đưa ra những sách lược xâm nhập hiệu quả.
-Thứ ba: Tiến hành hoạt động quảng cáo, trào hàng, tiếp thị ... gây hấn tượng cho khách hàng.
-Thứ bốn: Ký kết các hợp đồng thương mại.
-Thứ năm: Tổ chức các kênh phân phối nhằm tung sản phẩm vào thị trường.
-Thứ sáu: Tổ chức các nghiệp vụ quản lý và đánh giá kết quả tiêu thụ.
IIIủ Những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ.
Sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nếu không tính đến vận may, chỉ xuất hiện khi kết hợp hài hoà những yếu tố bên trong và hoàn cảnh bên ngoài. Chỉ trên cơ sở nắm vững các nhân tố của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp mới đề ra mục tiêu, chiến lược kinh doanh đúng đắn. Trong chiến lược và kế hoạch kinh doanh đều phải xác định đối tác và những lực lượng nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phải biết tiên lượng trước xu hướng biến động của chúng để có biện pháp ứng xử phù hợp với điều kiện của môi trường.
Môi trường kinh doanh tác động mạnh mẽ đến tổ chức bộ máy kinh doanh và bản chất của mối quan hệ nội bộ cũng như mối quan hệ với bên ngoài. Quyết định doanh nghiệp phải hành động theo những chỉ dẫn của pháp luật và chế độ quản lý kinh tế của nhà nước đến những phương pháp, thủ pháp doanh nghiệp áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ thoả mãn nhu cầu và thu lợi trên thương trường.
Sau đây là những tác nhân ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ.
1-Môi trường vi mô.
a-Khách hàng: Là cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và khả năng thanh toán, về hàng hoá, dịch vụ mà chưa được đáp ứng mong muốn được thoả mãn, Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng rất đa dạng, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi cư trú, sở thích tiêu dùng và vị thế xã hội.
b-Tiềm năng và các mục tiêu của doanh nghiệp:
Mỗi một doanh nghiệp có một số tiềm năng phản ánh thực lực của doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá đúng đắn, chính xác các tiềm năng của doanh nghiệp cho phép xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tận dụng tối đa thời cơ với chi phí thấp để mang lại hiệu quả kinh doanh.
c-Nguồn cung ứng:
Là các tổ chức doanh nghiệp, cung cấp hàng hoá, dịch vụ cần thiết cho doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp phải xác định số lượng, chủng loại mặt hàng, sự lớn mạnh và khả năng cung ứng của mặt hàng trong hiện tại cũng như trong tương lai. Để có quyết định mua đúng đắn doanh nghiệp phải xác định rõ đặc điểm của từng nguồn hàng trên cơ sở lựa chọn đơn vị cung ứng tốt nhất về chất lượng, có uy tín giao hàng, có độ tin cậy bảo đảm cao và giá hạ.
d-Đối thủ cạnh tranh:
Đó là các đối thủ cạnh tranh có mặt hàng giống như mặt hàng của doanh nghiệp hoặc các mặt hàng có thể thay thế lẫn nhau.
e-Trung gian thương mại:
Là cá nhân, tổ chức giúp doanh nghiệp sản xuất tuyên truyền quảng cáo, phân phối hàng và bán hàng tới tay người tiêu dùng. Họ là những cá nhân, tổ chức quảng cáo, tiếp thị, vận chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng, bán buôn, bán lẻ và làm đại lý bán hàng cho doanh nghiệp.
g-Công chúng:
Là bất kỳ nhóm người nào có một quyền lợi thực tế, và hiển nhiên hay tác động đến khả năng của doanh nghiệp nhằm trở thành đối tượng của doanh nghiệp bao gồm công luận, chính quyền, công chúng tích cực và công chúng nội bộ doanh nghiệp.
2-Môi trường vĩ mô:
Đó là những nhân tố không thể kiểm soát được. Doanh nghiệp phải điều chỉnh và đáp ứng những nhân tố đó.
a-Chính trị pháp luật:
Để thành công trong kinh doanh các doanh nghiệp phải tiến hành phân, dự đoán về chính trị, luật pháp và xu hướng vận động của nó.
b-Các yếu tố kinh tế:
Bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và dạng tiêu dùng hàng hoá, “là máy đo nhiệt độ” của thị trường quy định cách thức doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình.
-Sự tăng trưởng kinh tế.
-Sự thay đổi cơ cấu sản xuất và phân phối.
-Lạm phát, thất nghiệp, sự phát triển ngoại thương.
c-Kỹ thuật và công nghệ;
Yếu tố kỹ thuật và công nghệ làm cơ sở cho yếu tố kinh tế,là sức mạnh “tàn phá sáng tạo” dẫn đến sự ra đời sản phẩm mới sẽ tác động vào mô thức tiêu thụ và hệ thống bán hàng. Và ngược lại yếu tố kỹ thuật bị ảnh hưởng bởi yếu tố cách thức quản lý vĩ mô.
-Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân.
-Tiến bộ kỹ thuật và khả năng áp dụng.
-Chiến lược phát triển kỹ thuật công nghệ trong nền kinh tế.
d-Yếu tố văn hoá xã hội.
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi của con người qua đó ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng.
e-Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng.
Doanh nghiệp cần lưu ý tới các mối đe doạ và những cơ hội phối hợp với các khuynh hướng của môi trường tự nhiên.
* *
*
phần ii: thực trạng thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoài của tổng công ty cà phê việt nam và biện pháp mở rộng.
Iủ Tình hình trung về sản xuất kinh doanh của tổng công ty cà phê Việt Nam.
*Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam.
Cà phê Việt Nam được phân bố rộng rãi từ bắc chí nam trên nhiều tỉnh trung du, miền núi và cao nguyên. Trước kia người ta trồng cả ba loại cà phê: cà phê chè (Arabica). Cà phê vối (Robusta) và cà phê mít (Excelsa) nay cà phê mít bị loại bỏ dần vì giá trị kinh tế thấp còn lại cà phê chè và vối da có yêu cầu và điều kiện sinh thái khác nhau nên chúng được trồng ở các vùng khác nhau. Về mặt địa lý có hai vùng sinh thái phía Bắc và Nam lấy đèo Hải Vân làm ranh giới. Sự phân chia này cũng phù hợp với kết quả phân vùng địa lý, thổ nhưỡng của Việt Nam. Vì đất miền bắc không phải là đất bazan thích hợp với cà phê chè. Đất ở miền nam là đất đỏ Latosol phát triển trên đất Bazan thích hợp với cà phê vối.
Do chú trọng đầu tư thâm canh nên cà phê Việt Nam có năng xuất và sản lượng cao liên tục nhiều năm năng xuất tăng rõ rệt từ 600á700 kg nhân/1ha đạt bình quân 1,4 tấn/ha cá biệt có nơi 4á4,5 tấn/1ha. World bank đánh giá năm 1996 năng xuất cà phê vối Robusta của Việt Nam (1,48 tấn/1ha) xếp thứ hai thế giới. Sau Costarica (1,6 tấn/1ha) trên Thái Lan (0,99 tấn/1ha). Cùng với năng xuất diện tịch và sản lượng cà phê ở Việt Nam cũng đang ở mức rất cao, có xu hướng tiếp tục tăng.
niên dt trồng dttăng so sản lượng S.L tăng so năng xuất N.S tăng so
vụ cà phê với niên vụ cà phê với liên vụ cà phê với niên vụ
(ha) trước (ha) (tấn) trước (tấn) (tấn/ha) trước (tấn/ha)
90-91 135500 ---- 82500 ---- 0,61 ----
91-92 135500 ---- 131400 48900 0,97 0,36
92-93 143000 7500 145200 13800 1,02 0,05
93-94 148800 5800 17900 33800 1,20 0,19
94-95 164600 158000 212150 33450 1,29 0,09
95-96 186000 37200 235000 22550 1,26 0,06
96-97 251000 68000 362000 127000 1,43 0,16
97-98 296000 42000 400000 38000 1,35 -0,07
98-99 350000 54000 420000 20000 1,20 -0,15
99-00 420000 70000 60000 180000 1,43 0,23
Bảng 1: diện tích năng xuất và sản lượng cà phê Việt Nam
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng diện tích cà phê tăng rất mạnh và còn tiếp tục tăng đây chính là kết quả từ chính sách khuyến khích phát triển cà phê của chính phủ trong kinh tế hộ gia đình,tư nhân kết hợp với đầu tư hỗ trợ của nhà nước qua các chương trình định canh, định cư,phủ xanh đồi trọc .Bên cạnh mặt đáng mừng ,diện tích tăng mạnh cũng phản ánh một tình trạng đáng ngại ,đó là sự phát triển vượt tầm kiểm soát của nhà nước .Đây cũng là một trở ngại trong công tác chỉ đạo kinh doanh xuất khẩu.
Qua bảng số liệu trên năng suất tăng lên nhờ những nguyên nhân chính sau:
Khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho cây cà phê .70% diện tích cây cà phê được trồng trên đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, tơi xốp .
Khí hậu Việt Nam có mùa khô tuy khắc nghiệt nhưng giải quyết được tưới tiêu tốt nên đã biến được hạn chế thành thuận lợi.
Cơ chế quản lí của ta đổi mới ,chính sách giao quyền sử dụng đất nông nghiệp,vườn cây cho người lao động đã nâng ý thức làm chủ lên cao,nhờ đó vườn cây được chăm sóc tốt hơn,đầu tư thâm canh tăng cao ,đất đai được sử dụng triệt để.
IIPhân tích thực trạng thị trường tiêu thụ nội địa và nước ngoài của tổng công ty cà phê Việt Nam.
1- Tình hình tiêu thụ nội địa của cà phê Việt Nam.
Cà phê là thức uống được nhiều người Viêt Nam ưa thích nhưng do mức sống còn thấp và việc dùng cà phê chưa là tập quán như uống trà nên phần lớn cà phê sản xuât ra ta dành cho xuất khẩu ,tiêu thụ nội địa ít chỉ 6000 tấn / năm .Chiếm từ 1.5 á2 % tổng sản lượng. Với đà phát triển như hiện nay mức sống việt nam sẽ được cải thiện và nhu cầu uống càfê sẽ được tăng nên nghĩa là mức tiêu thụ nội địa cà fê việt nam sẽ tăng ước tính đến năm 2010 tiêu thụ nội địa của nước ta đạt từ 5 á7 %tổng sản lượng , bình quân trên đầu người từ 0,1á0,2 kg/người/ năm.
Mặt khác quan hệ quốc tế của ta ngày càng mở rộng . Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc và du lịch ngày càng nhiều nên nhu cầu tiêu thụ cà phê cũng vì thế mà tăng nhanh.
2- Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
aủ Theo thị trường :
Trước năm 1985 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là các nước thuộc khu vực I .Liên Xô là thị trường chính khối lượng nhập khẩu của Liên Xô chiếm 55y56% sản lượng cả khu vực .Từ cuối năm 1985 trở đi Việt Nam bắt đầu xuất đi các nước thuộc khu vực II.Thời kì nay ta chưa gia nhập hiệp hội cà phê quốc tế (ICO) nên việc xuất khẩu chỉ là xuất khẩu thử hoặc qua trung gian ,thường là Singapore với tỉ lệ 30y40% tổng sản lượng =60% sản lượng xuất khẩu sang khu vực II với giá thấp vì chất lượng cà phê của ta còn thấp trong khi chất lượng yêu cầu của các nước tiêu thụ trực tiếp lại rất cao.Đến năm 1994 trở đi Việt Nam mới xâm nhập được vào thị trường các nước Tây Âu, Nhật, Mỹ giảm hẳn lượng xuất qua trung gian Singapore nâng kim ngạch xuất khẩu lên đáng kể .Sự có mặt của cà phê Việt Nam trên thị trường Mỹ là chứng nhận cho nỗ lực to lớn của tổng công ty cà phê Việt Nam .
Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam (tấn)
Liên vụ
Khu 95-96 96-97 97-98 98-99 2000
Vực
Châu Mỹ 67048 84255 87384 69381
Châu á 45045 32248 45943 28564
Châu Phi 6767 11729 4816 5340
Châu Âu 94982 189048 243297 278125
Châu úc 6913 7038 8839 15483
Tổng 220755 324318 390279 396893 694000
Qua bảng số liệu trên ta thấy nếu như niên vụ năm 95-95 thị trương châu á nhập 45045tấn cà phê Việt Nam (chiếm 20,4% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam ).Thị trường Châu âu nhập 94982tấn(chiếm tỉ lệ 43,03%) trong niên vụ 98-99 thị trường châu á chỉ còn nhập 28564tấn(chiếm tỉ lệ 7,20%).Thị trường Châu Âu nhập 278125tấn(chiếm tỉ lệ 70,08% )điều này chứng tỏ các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đang từng bước hạn chế việc xuất qua trung gian và cố gắng mở rộng thị trường sang các nước có nhu cầu tiêu thụ cà phê lớn như Mỹ, Đức, Anh, Pháp.
bủ Theo số lượng:
Niên vụ Số lượng cà phê Số lượng cà phê Tỉ lệ xuất khẩu
VN thu hoạch xuất khẩu(tấn) (%)
được(tấn)
90-91 82500 67774 82,15
91-92 131400 79070 60,78
92-93 145200 130528 89,90
93-94 179000 165190 92,28
94-95 212450 192088 90,42
95-96 235000 220755 93,94
96-97 362000 321048 89,59
97-98 400000 390279 97,57
98-99 420000 396893 94,50
99-2000 600000 546000 90,83
Qua bảng số liệu trên ta thấy 10 năm trở lại đây cà phê Việt Nam xuất khẩu tăng nhiều và có xu hướng tiếp tục tăng từ 67774tấn (niên vụ 90-91)lên thành 546000tấn(niên vụ 1999-2000) tăng 8 lần.Hàng năm tỉ lệ xuất khẩu so với sản lượng thu hoạch khá ổn định và giữ ở mức cao ,đa số từ 90% trở lên,tiêu thụ nội địa khoảng 10% tổng sản lượng. Con số này một phần phản ánh chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam . Một phần cho thấy so với dân chúng các nước khác thì thói quen uống cà phê của người dân Việt Nam vẫn còn thấp.
củ Theo giá cả:
Mới tháng đầu năm 1999 giá cà phê trên các thị trường giảm mạnh. Tại NEW YORK Arabica giao ngay giảm 16% từ 2461 USD/tấn xuống 1978 USD/tấn tháng (10-99). Tại Luân Đôn giá Robusta giao ngay giảm 29,5% từ 1750 USD/năm (quý I/99) xuống 1234 USD/tấn (tháng 10/99) vì giá cà phê thế giới có ảnh hưởng rất mạnh lên giá xuất khẩu của Việt Nam lên vào thời điểm này giá FOB,cà phê Robusta
Việt Nam loại R2 rất mạnh 590 USD/tấn từ 1565 USD/tấn xuống còn 976 USD/tấn. Có nhiều nguyên nhân làm giá cà phê giảm mạnh. Trước hết là do nguồn cung tăng mạnh theo USDA sản lượng cà phê thế giới vụ 98-99 so với vụ 97-98 ước tính tăng 9,2% tương đương với 8,96 triệu bao (1 bao = 60 kg) đạt 106,63 triệu bao trong đó sản lượng cà phê của Brazin tăng kỷ lục 11,2 triệu bao đạt 34,7 triệu bao. Sản lượng cao kỷ lục và đồng Real của Brazin 10 tháng đầu năm 1999 giảm mạnh. Thêm vào đó đồng Supiah của Indonesia trong những tháng 8-10/99 giảm mạnh cũng làm xuất khẩu cà phê của nước này tăng mạnh. Xuất khẩu tăng ở những nước chủ chốt khiến cung cao vượt quá cầu. Dẫn đến kết quả là giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh và giảm liên tục trong suốt 10 tháng đầu năm 1999. Đến hai tháng cuối năm 1999 giá cà phê thế giới hồi phục rất đáng kể. Tại New york giá Arabica giao ngay tăng 35% đạt 2790USD/tấn (tháng 10/99). Tại London, giá Robusta giao ngay tăng 21% đạt 1510 USD/tấn. Giá cà phê Việt Nam theo đó tăng mạnh, thời điểm tháng 10/99 giá Fob Robusta Việt Nam loại R2 hồi phục ở mức 1070 USD/tấn tăng 70 USSD/tấn.
Nguyên nhân làm giá tăng lại chính là đợt khô hạn vào 2 tháng cuối năm tại nhiều vùng trồng cà phê chính của Brazin khiến cà phê ra hoa sớm hàng loạt.trên những vùng có bình diện rộng, tỏ rõ nguy cơ giảm mạnh sản lượng cà phê xuất khẩu của Brazin. Liên vụ 99-2000 hai tháng cuối năm 1999 xuất khẩu cà phê của Brazin chỉ đạt 1,88 triệu bao/tháng giảm 13% so với cùng thời điểm của vụ trước. Xuất khẩu cà phê của Colombia cũng chỉ ở mức thấp vào tháng 10 năm 1999 chỉ đạt 696 ngàn bao/tháng giảm so với cùng thời điểm vụ trước. Nguồn cung cấp giảm đáng kể ở hai nước chủ chốt đã khiến các nhà đầu cơ đều tăng cường hoạt động mua vào đã đẩy giá cà phê lên rất nhanh trong hai tháng cuối năm. Theo thống kê chưa đầy đủ của USDA sản lượng cà phê thế giới vụ 99-2000 tăng nhanh khoảng 1,1 triệu bao so với đầu vụ trước đạt mức 104,3 triệu bao tuy nhiên tồn kho cà phê thế giới đầu vụ 99-2000 dự đoán tăng tới 3,43 triệu bao so với đầu vụ trước leen 43 triệu bao đáp ứng được 41,2% tổng nhu cầu cà phê thế giới. đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá cà phê thế giới năm 2000 vẫn tiếp tục duy trì ở mức giá thấp của năm 1999. ảnh hưởng nghiêm trọng lên mặt bằng giá cả cà phê xuất khẩu ở Việt Nam gây nhiều tổn thất cho các nhà xuất khẩu và nông dân Việt Nam.
IIIủ Một số biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của tổng công ty cà phê Việt Nam.
1ủ Định hướng phát triển nghành cà phê Việt Nam
Thành tựu của 15 năm đổi mới, trong nông nghiệp chúng ta đã đạt được những mục tiêu về “lượng” một cách tốt đẹp. Còn về “chất” thì thực sự chưa quan tâm tương xứng, nói cách khác chúng ta chưa có một chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững nhằm bảo đảm sản phẩm làm ra vừa tiêu thụ hết vừa có khả năng cạnh tranh. Trên thị trường thế giới gạo, cà phê và một số mặt hàng nông sản khác của ta có mặt khắp các châu lục nhưng giá bán lại thấp hơn các nước láng giềng trong khu vực có cùng chủng loại và chất lượng tương đương, cà phê là một ví dụ. Giá bán của ta bình quân thấp hơn từ 80 đến 120 USD/tấn .Để khắc phục hiện tượng này chúng ta cần phải giải quyết những vấn đề sau :
aủ Bên cạnh hình thức đầu tư trực tiếp nhà nước cần hỗ trợ gián tiếp cho nông nghiệp:
Kinh nghiệm hiện đại hoá nông nghiệp ở một số nước như Đài Loan, Thái Lan cho thấy ngoài những chương trình đầu tư trực tiếp về giao thông, thuỷ lợi điện khí hoá, tín dụng,...(hiện nay chúng ta đã và đang thực hiện những chương trình này) thì đầu tư gián tiếp cũng tỏ ra hiệu quả. Đầu tư gián tiếp là những chính sách ưu đãi về thuế khoá, về bán điện nước, xăng dầu, vật tư cho khu vực nông thôn thấp hơn so với khu vực thành thị .Hiệu quả của chính sách này là giảm khoản chênh lệch giữa công nghiệp và nông nghiệp,hạ giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản, góp phần giải quyết vấn đề di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị .
bủNâng cao chất lượng sản phẩm :
Nghiên cứu áp dụng những thành tựu công nghệ sinh học lai tạo giống chất lượng cao phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng được đầu tư thiết bị hiện đại . Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan đối với sản xuất lúa gạo cho thấy mặc dù nhu cầu gạo thế giới có thay đổi tăng giảm như thế nào đi nữa thì hàng năm Thái Lan vẫn ổn định lượng gạo xuất khẩu trên dưới 5triệu tấn với giá bình quân cao hơn nhiều so với giá của các nước khác. Hay ở Brazil có hàng chục loại cà phê Arabica chất lượng cao có mùi vị đặc trưng riêng được nghiên cứu và trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nên bất kỳ yêu cầu nào của khách hàng về mùi vị, chủng loại đều được đáp ứng tốt. Cà phê của ta còn nhiều han chế về chất lượng như hạt nhỏ, hạt không đồng màu, công nghệ chế biến lạc hậu nên khó có thể tạo được uy tín, đặc trưng riêng cà phê Việt Nam. Nếu không sớm khắc phục thì chúng ta còn tiếp tục chịu thua thiệt về giá trên thị trường quốc tế. Cùng với việc cải tạo giống, đầu tư thiết bị chế biến.Cần đẩy nhanh độ chuyển đổi cơ cấu từ cà phê Robusta sang Arabca.Trên cơ sở nghiên cứu đạc điểm sinh thái khí hậu từng vùng cho phù hợp, bởi lẽ lượng cung cà phê Robusta đang tăng mạnh so với cà phê Arabica giá cà phê Robusta chỉ bằng khoảng nửa giá cà phê Arabica. Riêng về diện trồng cà phê trên cơ sở phân tích cung cầu cho thấy không cần thiết tiếp tục mở rộng thêm, mà nên tập trung vào thay đổi giống, nâng cao năng xuất chất lượng, nếu thực hiện tốt sẽ giảm được rủi ro cho nông dân tăng khả năng cạnh tranh và điều quan trọng khác là giảm được tình trạng huỷ hoại môi trường vì phần lớn diện tích cà phê được mở rộng trong những năm gần đây có được từ việc phá rừng mà ra.
củ Tạo thương hiệu riêng cho cà phê Việt Nam.
Bất kỳ một sản phẩm công nghiệp hay nông nghiệp khi bán ra thị trường thế giới đều gắn liền với thương hiệu của nó. Thương hiệu phản ánh chất lượng đăc trưng, uy tín của sản phẩm và tạo ấn tượng dễ nhớ ở người tiêu dùng. Nền tảng cơ bản ban đầu để hình thành và phát triển thương hiệu chính là thị trường trong nước. Sản phẩm với một thương hiệu cụ thể nếu đã chiếm lĩnh được trong nước thì có cơ hội thâm nhập thị trường nứơc ngoài, sẽ thuận lợi hơn. Nhìn lại sự thâm nhập thị trường của cà phê Việt Nam có thương hiệu Trung Nguyên là một minh chứng cụ thể, sinh động. Cỉh trong một vài năm thương hiệu cà phê này đã khẳng định được vị trí ở thị trường trong nước và bắt đầu thâm nhập thị trường nước ngoài bằng lô hàng 10 tấn cà phê rang xay xuất sang Mỹ – là thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn và chất lượng cao với giá khoảng 3USD/kg so với 0,45 USD/kg nếu xuất cà phê nhân. ở Brazin cũng bắt đầu nghiên cứu tạo thương hiệu “cà phê Brazin” thông qua chương trình kích cầu trong nước, khai thác thị trường nội địa. Mục đích của chowng trình này là tạo một thị trường tiêu thụ cà phê rang xay ổn định. ở trong nước từ đó làm cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu cà phểang xay, giảm thấp lượng cà phê nhân với giá thấp. Chương trình “cà phê Brazin” được tiến hành trên hai phương diện. Tăng lượng tiêu thụ nội địa bằng cách mở rộng hệ thống phân phối nhỏ, lẻ khắp nơi (hệ thống phân phối trước đây là chỉ tập trung ở siêu thị, chiếm khoảng 85% lượng bán ra), và phát triển công nghệ rang xay. Trong vòng 5 năm, so với hiện nay chỉ xuất vài ngàn bao/năm, như vậy từ kinh nghiệm của cà phê Trung Nguyên, từ chính cà phê Brazin. Chúng ta sớm nghiên cứu phát triển thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế, có như vậy mới có thể đẩy mạnh công nghiệp chế biến cà phê tăng lợi nhuận thu về cho đất nước, cho người sản xuất và tạo được nhiều công ăn vịêc làm góp phần giảm bớt thất nghiệp.
dủ Tổ chức hệ thống thu thập thông tin – dự đoán thị trường kinh doanh cà phê của các doanh nghiệp.
Hiện nay , chủ yếu bằng hình thức mua bán , hợp đồng kỳ hạn , giá cả được xác định dựa vào giá giao dịch cà phê trong ngày của thị trường cà phê Lon don (Đối với cà phê Robuta)trong thị trường New yorkđối với cà phê Arabica) yếu tố quan trọng nhất của hình thức kinh doanh này là thông tin và dữ liệu chính xác , kịp thời về thị trường thế giới để làm cơ sở phân tích dự đoán thị trường ra quyết định mua bán . đây là điều quan trọng nhất và đây cũng là điều mà chúng ta đang thiếu . Nguồn tin hạn hẹp duy nhất về thị trường thế giới mà tổng công ty có được là mua từ hãng tin Reusters. Từ nguồn tin này và một số nguồn tin hạn chế khác kết hợp với kinh nghiệm và cảm tính kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định mua bán đầy rủi ro . Như vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà nước nên tổ chức một hệ thống thu thập thông tin và phân tích thông tin để cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp làm cơ sở ra quyết định mua , bán.Ngoài ra nhà nước cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuân lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu và mở văn phòng ở nước ngoài ,củng cố và phát triển mối quan hệ kinh doanh , tìm kiếm thị trường , khách hàng mới và khuyếch trương nhãn hiệu hàng hoá Việt nam.
2ủ Mục tiêu phát triển xuất khẩu cà phê Việt nam đến năm 2010 .
Thời gian qua vì nền kinh tế trên thế giới đi lên và dân số ra tăng tiêu dùng cà phê trên thế giới cũng tăng nhưng cung vẫn cao hơn cầu giá cả cà phê trên thế giới luôn biến động phức tạp do tác đông của đầu cơ giá đột nhiên hạ hay tăng cũng gây nguy khốn cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu. Với người sản xuất thì giá hạ sẽ làm cho bị lỗ có nhiều yếu tố tác động lên giá cả cà phê thế giới như khủng hoảng tài chính châu á . Braxin đồng real phá giá hoặc do sương giá . Inđônêxia không ổn định chính trị , Côlômbia động đất thêm vào đó tình hình tồn kho hàng năm. Dự báo sản lượng của nước sản suất tác động đến cán cân cung cầu trên thị trường gây nên tác động lớn đến giá cà phê thế giới .
Dự báo sản xuất cà phê trên thế giới.
Năm tăng trưởng
Khu vực 2000 2005 bình quân (%)
Các nước công nghiệp 12 12 0
Các nước đang p.triển 6,402 6,858 1,58
-Châu á 1,184 1,426 2,63
-Châu Phi 1,006 1,260 0,73
-Châu Mỹ 3,383 4,048 1,60
Các nước châu đại dương 69 84 1,88
Toàn thế giới 6,414 6,870 1,58
Dự báo tiêu thụ cà phê trên thế giới (triệu tấn)
Năm tăng trưởng
Khu vực 2000 2005 bình quân (%)
Các nước công nghiệp 3,917 4,142 0,78
-Mỹ 1,056 979 -0,01
-EU 1,910 2,046 1,18
Các nước tây âu khác 336 347 0,37
Châu á 471 552 3,25
Đông âu và LX cũ 408 462 2,39
Các nước đang phát triể 2,116 2298 1,49
Brazin 651 702 1,30
Nam âu 120 125 0,70
Toàn thế giới 6441 6 1,10
Trong xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá kinh tế thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập ,Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á(APTA) và sắptrởthành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Lợi thế mà WTO và APTA có thể đem lại cho sản xuất nông sản Việt Nam nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng là nâng cao sức cạnh tranh và khả năng mở rộng thị trường trên thế giới.Dự kiến năm 2010 tổng sản l][ngj cà phê Việt Nam là 600000tấn.
3ủGiải pháp cho ngành cà phê Việt Nam:
3.1- Những giải pháp về giá cả đối với cây cà phê Việt Nam
aủ Giá bán vật tư:
Nông phẩm là sản phẩm nông nghiệp trên thị trường cạnh tranh. ở đó mỗi người sản xuất chỉ cung ứng ra thị trường phần nông sản rất nhỏ so với tổng cung toàn xã hội nên họ không thể đọc quyền về giá mà phải theo mức giá chung hình thành khách quan trên thị trường. ở Việt Nam giá nông phẩm nói chung và giá cà phê nói riêng thường biến động. Để đủ sức can thiệp vào mặt băng giá thị trường thì chỉ có nhà nước thông qua chính sách bảo hộ giá. Quỹ bình ổn giá của chính phủ trong thời gian qua có tác động nhất định. Những đối tượng được bảo hộ tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước, người nông dân được hỗ trợ rất ít.Nên chăng nhà nước có thêm giải pháp bảo hộ gián tiếp khác.
Với nông phẩm nói chung và cà phê nói riêng nhà nước cần phải có nhiều biện pháp bảo hộ .Đáng chú ý nhất là bảo hộ thông qua chính sách đầu tư. Biểu hiện của chính sách này là nhà nước bán các vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với mức giá thấp hơn giá cả thị trường. Biện pháp này sẽ có tác dụng nâng cao lợi ních của người nông dân, duy trì và phát triển sản xuất, kích thích nông dân đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, từ đó gia tăng sản lượng.Mặt khác biện pháp này còn có tác dụng đối phó với hiệp định noong nghiệp do WTO đặt ra. Hiệp định này có những quy định làm tăng khả năng tiếp cận thị trường của các mặt hàng nông sản trong đó có cà phê.
bủ Trợ giá sản xuất:
Đặc điểm tiêu thụ hàng nông sản nói chung và cà phê nói riêng là thời kì thu hoạch tập trung trong khoảng thời gian ngắn. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ giải đều các tháng trong năm. Do đó dẫn đến trong thời kì thu hoạch nông sản, sản lượng cung nông sản tăng rất mạnh, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ không thay đổi dẫn đến giá nông sản nói chung sẽ giảm, thậm chí có thời kì giảm rất thấp, thấp hơn chi phí sản xuất. Điều này có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nông dân và ảnh hưởng xấu đến diện tích và sản lượng ở mùa vụ sau. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi của nông dân, duy trì và mở rộng sản xuất ở thời kì sau, nhà nước cần công bố mức giá sàn để các doanh nghiệp biết và chấp hành mức giá sàn mà nhà nước quy định phải đảm bảo được bù đắp chi phí sản xuất và có mức lãi hợp lí cho người nông dân. ở mức giá sàn này lượng cung nông sản lớn hơn lượng cầu thị trường, do đó sẽ có tình trạng dư thừa. Vì vậy nhà nước cần phải giải quyết lượng hàng dư thừa này bằng cách sử dụng quỹ dự trữ để mua hết lượng hàng dư thừa. Nếu các doanh nghiệp tham gia mua hàng nông sản để dự trữ ở mức giá sàn, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp như không tính lãi suất đối với các khoản tiền mà các doanh nghiệp vay để mua nông sản dự trữ. Đối với cà phê Việt Nam, khối lượng cà phê dự trữ chủ yếu để xuất khẩu. Do đó khi giá thế giới tăng lên do yếu tố đầu cơ chứ không phải do mất mùa như ở các nước Brazil, Indonesia thì chúng ta phải bán ngay vì giá sẽ lên không bền.
3.2-Giải pháp tăng tính cạnh tranh của cà phê trên thị trường.
Sang thế kỉ 21 chúng ta không khỏi băn khoăn trước nhiều câu hỏi đặt ra cho ngành cà phê. Vì thế cần phải có một quan điểm chiến lược đúng đắn, toàn diện và thống nhất để đưa cà phê Việt Nam sao cho có ưu thế trên thị trường trong nước và nước ngoài, với một hệ thống các giải pháp đồng bộ.
aủ Vấn đề thâm canh tăng năng suất và duy trì sinh thái môi trường vườn cây bền vững.
Năm 1975 toàn quốc mới có 14000ha cà phê sản lượng dưới 5000tấn, năng suất 4tạ/ha thì niên vụ 1999-2000 diện tích cà phê đã lên tới 200000ha, năng suất bình quân trên 15tạ/ha, sản lượng 680000tấn.Hầu hết cà phê được trồng trong các hộ gia đình với quy mô vườn từ 0,5á1ha và đang ở độ tuổi sung sức có năng suất khá cao, tập trung thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, môi trường sinh thái đã có sự thay đổi lớn, cà phê sinh trưởng trong các vùng tập trung, sâu bệnh dễ phát triển mạnh và dễ dàng trở thành dịch. Mờy năm nay sâu bệnh đã gây hại ở một số nơi cần tập trung chữa trị dứt điểm để tránh lây lan gây thiệt hại lớn như ở một số nước. Mặt khác cũng cần ngăn chặn những khuynh hướng khai thác bóc lột vườn cây như sử dụng phân bón hoá học quá nhiều, lạm dụng chất kích thích sinh trưởng, tưới nước ồ ạt,...thúc đẩy ra hoa quả nhiều để có năng suất rất cao trong một năm nhưng sau đó vườn cây lại chóng tàn lụi làm cho hiệu quả kinh tế thấp kém.Thâm canh chăm sóc vườn cây, duy trì năng suất cao ổn định, tạo môi trường sinh thái bền vững trong suốt chu kì sinh trưởng phải là phương hướng, nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành. Phương hướng thâm canh cà phê trong thế kỉ 21 là đầu tư chiều sâu, áp dung rộng rãi tiến bộ trong công nghệ sinh học và kĩ thuật mới vào các khâu giống, chăm sóc để tăng chất lượng cà phê.
bủ Tích cực phát triển cà phê chè và ổn định cà phê vối.
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cà phê vối và cà phê chè có năng suất và chất lượng cao. Những điều kiện đó đã tạo cho Việt Nam lợi thế so sánh quan trọng có thể sản xuất ra cà phê có chất lượng cao và giá thành hạ để cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác cũng phải thấy rằng thị trường cà phê quốc tế không phải đã ổn định, nhu cầu tiêu dùng vẫn tăng lên hàng năm, nhiều thị trường mới được khôi phục và mở rộng. Còn các nước sanr xuất cà phê thì điều kiện thời tiết, khí hậu không bình thường và nhiều nguyên nhân khác cũng đã gây lên những khó khăn trong cung ứng cà phê. Vì vậy nước ta có thể và cần phải nhanh chóng mở rông thêm diện tích cà phê chè. Dự báo đến năm 2010 Việt Nam sẽ có 450000ha cà phê, trong đó cà phê chè là 100000ha, sản lượng hơn 800000tấn và kim ngạch xuất khẩu cà phê khoảng 1,2tỉ USD. Theo phương hướng này công tác quy hoạch, khảo sát, thiết kế các vùng trồng mới phải được tiến hành trước một bước và bố trí các mô hình thực nghiệm nhằm xác định cơ cấu giống phù hợp. Thực hành khuyến nông giúp cho nhân dân làm quen dần tiến tới nắm chắc các vấn đề kinh tế kĩ thuật sản xuất cà phê chè.Chính phủ đã phê duyệt dự án phát triển cà phê chè 40000ha trong 5 năm (1997-2001). Thời gian tới bằng vốn trong nước và vốn vay ưu đãi từ quỹ phát triển Pháp (CFD). Hiện nay nhiều tỉnh đang triển khai trồng mới cà phê chè với tốc độ 300á1000ha/năm/tỉnh. Đối với cà phê vối cần ổn định diện tích hiện có ở Tây Nguyên không mở rộng diện tích trồng mới trong thập niên đầu thế kỉ 21-lấy thâm canh và nâng cao chất lượng làm hướng chính.
củ Phát triển công nghiệp chế biến cà phê.
Việt Nam đã có một sản lượng cà phê khá lớn với phẩm chất thơm ngon vốn có của giống tốt, được sản xuất trên các cao nguyên có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp. Tuy nhiên cà phê xuất khẩu lại không có chất lượng tương xứng. Vì vậy đã bị thua thiệt về giá cả so với các nước khác. Một thời gian dài trước đây, côngnghệ chế biến cà phê đã không được quan tâm đầy đủ, có sự thiếu sót về nhận thức, có khó khăn về vốn đầu tư, trình đọ công nghệ thấp kém, chậm đổi mới, tổn thất sau thu hoạch khá lớn (không dưới 10% giá trị) và đã có những cơ sở sản xuất làm tổn thất nghiêm trọng, thất thu hàng tỉ đồng vì chất lượng hạt xấu.Mặt khác hơn 80% cà phê được sản xuất ra là từ các hộ nông dân sản xuất nhỏ thiếu những điều kiện sơ chế tối thiểu.Các doang nghiệp kinh doanh cà phê, các đại lí mua cà phê cũng thiếu hệ thống kho tàng và thiết bị chế biến.Cà phê tiêu thụ trong nước tuy không nhiều nhưng đã tăng lên hàng năm và đòi hỏi ngành cà phê phải cung cấp cho người tiêu dùng những thành phẩm có chất lượng cao. Nhưng thật đáng tiếc công nghiệp đồ uống cà phê nhỏ bé có nguy cơ bị nước ngoài cạnh tranh mất thị trường, chưa nói tới việc Việt Nam xuất thành phẩm để thu ngoại tệ. Có thể nói rằng công nghiệp chế biến cà phê đã không theo kịp với phát triển nhanh chóng của sản xuất cà phê. Điều này đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất cũng như nhà nước. Vì vậy trong những năm tới đây,đẩy mạnh phát triển cong nghiệp chế biến cà phê phải được coi là nhiệm vụ rất quan trọng của quá tringh công nghiệp hoá ,hiện đại hoá ngành cà phê. Phải sử dụng thêm nhiều cụm công nghiệp chế biến cà phê, bao gồm công nghệ chế biến khô và ướt, hệ thống sấy, xay xát, ddanhs bóng sân phơi, nhà kho,....Mở rộng quy mô và nâng cấp nhà máy cà phê Biên Hoà lên 1000tấn/năm và xây thêm một số nhà máy thành phẩm khác khi thị trường được mở rộng. Một việc không kém phần cấp bách là tổng công ty cà phê Việt Nam phải sớm thành lập doanh nghiệp cơ khí thiết bị chế biến cà phê để sản xuất và cung ứng các máy móc thiết bị chuyên dungf trong công nghiệp cà phê.
dủ Mở rộng thị trường cà phê và tăng cường hợp tác quốc tế .
Hiện nay hàng năm chúng ta xuất khẩu cà phê đến 49 nước, thu về 400á500triệu USD và có quan hệ thương mại với tất cả các hãng cà phê lớn trên thế giới. Nâng cao chất lượng cà phê, đảm bảo tín nhiệm với khách hàng, tuân thủ tập quán buôn bán quốc tế,... là những biện pháp quan trọng để củng cố thị trường. Mặt khác cần có các giải pháp để khôi phục thị trường cũ trước đây ở những nước SNG và Đông Âu, mở mang thị trường mới như Trung Quốc và các nước Trung Cận Đông,...khối lượng cà phê xuất khẩu ngày một lớn không thể thụ động ngồi chờ ai đến mua thì bán mà cần chủ động tạo thị trường, mở cơ quan đại diện với việc sử dụng các phương thức thương mại khác như trao đổi hàng, trả nợ nhà nước và các hiệp định chính phủ.
Việt Nam đã ra nhập hiệp hội cà phê quốc tế ICO, sẽ tham gia hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) và những tổ chức quốc tế khác có liên quan để tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.
eủ ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường đào tạo cán bộ cho ngành cà phê.
Nội dung công tác khoa học công nghệ của ngành cà phê khá rộng rãi. Tuy nhiên một số lĩnh vực trước đây vẫn chưa được quan tâm. Một thời gian dài chúng ta chú trọng đến các vấn đề nông sinh như quy vùng, quy hoạch tìm các giống mới , kĩ thuật canh tác, tạo hình, bón phân,tưới nước, phòng trừ sâu bệnh,...thời gian tới cần đầu tư nghiên cứu hơn nữa vào công nghệ sau thu hoạch.Nghiên cứu chiến lược thị trường và thương mại.
Củng cố,nâng cấp viện nghiên cứu cà phê Eakmat, lập thêm các trạm nghien cứu thực nghiệm ở các vùng. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ và phổ cập rộng rãi các hình thức khuyến nông cà phê đén các hộ nông dân. Hội đồng khoa học công nghệ cà phê đã được thành lập kịp thời và hoạt đọng có hiệu quả. Trên cơ sở này xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản lí công nghệ, tạo thêm sức mạnh cho toàn ngành phát triển bền vững.
fủ Vấn đề tổ chức quản lí và chính sách.
Ngành cà phê Việt Nam hiện nay đã có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm khá lớn và có thể dự đoán rằng trong 5 đến 10 năm tới đây cà phê và lúa gạo vẫn là những nông sảnxuất khẩu hàng đầu ở nước ta. Việt Nam là một nước xuất khẩu cà phê lớn nên đã có ảnh hưởng đến cung-cầu và gia cả trên thị trường thế giới. Những vấn đề đó khá phức tạp đòi hỏi phải nghiên cứu một cơ cấu tổ chức quản lý ngành hợp lý và đề xuất những chính sách mới tạo cho ngành phát triển thuận lợi. Việt Nam cũng cần sớm ra đời một tổ chức quản lý sản xuất và xuất khẩu cà phê gọn nhẹ, có thành viên chuyên trách và một số thành viên kiêm nghiệm của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ thương mại, bộ tài chính ... với tên gọi cụ thể là “hội đồng phát triển cà phê quốc gia”. Hội đồng sẽ nghiên cứu và trình ban hành một số chính sách riêng cho ngành cà phê như tín dụng dài hạn, giá cả và hỗ trợ xuất khẩu, khuyến nông, bảo hiểm và các quy chế quản lý khác.
gủ Tăng cường vai trò của nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu cà phê.
Vai trò đó cần hướng về những vấn đề trọng tâm: chiến lược quy hoạch, kế hoạch sản xuất và xuất khẩu dài hạn của các cơ chế chính sách và đầu tư vốn, khoa học, công nghệ và ổn định thị trường.
C: phần kết
Sau 15 năm đổi mới Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp tạo ra một khối lượng nông sản không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao mang về hàng tỉ USD. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, ổn định hình thành những vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá ở quy mô lớn về lúa gạo, cà phê,....Sự phát triển mạnh của nông nghiệp đã nâng vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc –là một nước xuất khẩu gạo ,cà phê đứng hàng thứ 2 thế giới, góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ tiêu về “lượng” chúng ta đã đạt được một cách tốt đẹp còn về “chất” thì thật sự chưa quan tâm tương xứng. Nói cách khác chúng ta chưa có một chiến lược phát triển bề vững nhằm bảo đảm sản phẩm làm ra vừa tiêu thụ hết vừa không có cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cà phê và gạo của ta có mặt khắp các châu lục nhưng gias bán lại thấp hơn so với một số nước láng giềng trong khu vực có cùng chủng loại và chất lượng tương đương.Cà phê của tagias thấp hơn từ 80á110USD/tấn. Thiết nghĩ nhà nước cần có sự can thiệp kịp thời, mạnh mẽ để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người sản xuất cà phê đỡ khó khăn, đồng thời tạo thêm thế và điều kiện hoàn thành nhiệm vụ xuất khẩu cà phê với hiệu quả kinh tế thoả đáng, không bị các doanh nghiệp nước can thiệp gây khó khăn . Bên cạnh đó phải chủ động xử lí được các tình huống không có lợi cho ngày cà phê Việt Nam, thúc đẩy cho ngành cà phê phát triển mạnh mẽ hơn nữa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên diễn biến phức tạp của thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, ngành cà phê còn non trẻ của Việt Nam cần xác định cho mình một phương hướng sản xuất kinh doanh đúng đắn. Nói cách khác là chúng ta phải có một chiến lược đúng đắn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là nông phẩm, trong đó có cà phê.
Mục lục
Trang
A: Lời nói đầu 1
B: Nội dung {gồm 2 phần} 2
Phần i
Lý luận chung về về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp
Iủ Thị trường tiêu thụ và vai trò của nó đối với doanh nghiệp. 2
1ủ Khái niệm thị trường 2
2ủ Vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp 2
IIủNội dung mở rộng thị trường 3
1ủ Quan niệm mở rộng thị trường 3
2ủ Nội dung mở rộng thị trường 3
IIIủNhững nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ 3
1ủ Môi trường vi mô 4
2ủ Môi trường vĩ mô 5
Phần iI
Thực trạng thị trường tiêu thụ nội địa và nước ngoài
của tổng công cà phê Việt Nam
và biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ
Iủ Tình hình chung về sản xuất kinh doanh của
tổng công ty cà phê Việt Nam 5
*)Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam 5
IIủ Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ nội địa và nước ngoài
của tổng công ty cà phê Việt Nam 7
1)Tình hình tiêu thụ nội địa 7
2) Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam 7
III)Một số biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu của tổng công ty cà phê Việt Nam 10
1)Định hướng phát triển ngành cà phê Việt Nam 10
2)Mục tiêu phát triển xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2010 12
3)Giải pháp cho ngành cà phê Việt Nam 13
3.1)Những giải pháp về giá cả đối với ngành cà phê Việt Nam 13
3.2)Giải pháp tăng tính cạnh tranh của cà phê trên thị trường 14
C PHầN KếT 18
DANH MụC THAM KHảO
-Giáo trình kinh tế thương mại
-Giáo trình quản trị kinh doanh thương mại
-Tạp chí phát triển kinh tế
-Tạp chí thương mại
-Tạp trí thị trường giá cả
-Thời báo kinh tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29619.doc