Đề tài Mở rộng tín dụng phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Coi chất lượng tín dụng là sự nghiệp sống còn đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Tiếp tục thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua NHNo&PTNT Việt Nam nói chung, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản nói riêng đã xác định rõ vị trí nhiệm vụ của mình đối với sự nghiệp phát triểm kinh tế đất nước, đặc biệt là khu vực kinh tế nông nghiêp, nông. Đang được các cấp, các ngành đồng tình ửng hộ. Thực tế trong những năm vừa qua, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu về vốn phụ vụ cho nhu càu của các hộ sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng hộ sản xuất nói riêng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng, song đây cũng là lĩnh vực chứa nhiều rủi ro. Do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, chất lượng tín dụng hộ sản xuất nói riêng có ý nghĩa sống còn tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trong tương lai. Vụ Bản với đặc thù là một địa phương sản xuất nông nghiệp là chính thì hoạt động tín dụng hộ sản xuất luôn giữa vai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản.

doc74 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng tín dụng phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Coi chất lượng tín dụng là sự nghiệp sống còn đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.226 Biến động tăng giảm 10.095 20.86 Doanh số thu nợ HSX 79.62 81.777 1.03 95.25 1.165 Biến động tăng giảm 2.157 13.47 Dư nợ cuối năm HSX 60.835 71.252 1.17 89.06 1.25 Biến động tăng giảm 10.417 17.81 (Nguồn: BCKQHĐKD năm 2004, 2005 và năm 2006 của chi nhánh NHNo&PTNThuyện Vụ Bản ) Quy mô tín dụng hộ sản xuất được thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cuối năm. Qua bảng cho ta thấy tín dụng hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng từ 61 – 66%, cho thấy tầm quan trọng có tính chất quyết định trong hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản. Doanh số cho vay hộ sản xuất năm 2005 là 92.194 tỷ đồng, tăng 10.095 tỷ đồng, tốc độ tăng 12,3% so với năm 2004. Doanh số cho vay năm 2006 là 113.055 tỷ đồng tăng 20.861 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 22,6% so với năm 2005. Điều này cho thấy sự mở rộng các hình thức cho vay; Doanh số thu nợ hộ sản xuất năm 2005 là 81.777 tỷ đồng, tăng 2.157 tỷ đồng, tốc độ tăng 2,7% so với năm 2004. Dư nợ hộ sản xuất năm 2006 là 95.245 tỷ đồng tăng 13.468 tỷ đồng, tốc độ tăng 15,5% so với năm 2005; Dư nợ năm 2005 là 70.252 tỷ đồng, tăng 10.417 tỷ đồng, tốc độ tăng là 17.1% so với năm 2004. Dư nợ hộ sản xuất năm 2006 là 89.063 tỷ đồng, tăng 17.811 tỷ đồng, tốc độ tăng 24,9%. Qua đó cho thấy quy mô tín dụng hộ sản xuất tăng mạnh qua các năm, nhất là tốc độ doanh số cho vay từ 20-22%, tiếp đến là tốc độ tăng dư nợ hộ sản xuất tăng trong khoảng từ 15% đến 17% đều và khá ổn định. điều này cho thấy tình hình họat động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản ngày càng được mở rộng, có triển vọng phát triỉen mạnh và bền vững trong thời gian tới. Coi hộ sản xuất là đối tượng khách hàng chính trong quyết định sự tồn tai và phát triển của ngân hàng trong tương lai. Biểu đồ: Tình hình cho vay hộ sản xuất. Qua biểu đồ ta dễ dàng thấy tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản không ngừng tăng trưởng qua các năm. Trong đó, doanh số cho vay có tốc độ tăng cao nhất. 2.2.1. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/ 2004 2006/ 2005 Dư nợ hộ sản xuất 60.835 71.252 89.063 1.17 1.25 Tổng nguồn vốn huy động 108.87 156.91 187.5 1.44 1.195 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 55.9 45.4 47.5 Nhận thấy dư nợ hộ sản xuất tăng lên qua các năm với tốc độ tăng ngày càng nhanh. Hiệu suất sử dụng vốn năm 2004 là 55.9% tới năm 2005 giảm còn 45.4% nhưng tới năm 2006 chỉ số này lại tăng lên 47.5%. Nhìn qua biểu đồ ta cũng nhận thấy tốc độ tăng dư nợ hộ sản xuất chưa tương xứng với khả năng huy động vốn của ngân hàng. 2.2.2. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004  Năm 2005  Năm 2006 Số tiền Số tiền Số tiền Doanh số cho vay HSX 82.099 92.194 113.1 Doanh số thu nợ HSX 79.62 81.777 95.25 Vòng quay vốn tín dụng HSX 0.97 0.89 0.84 Ta thấy vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất là khá lớn, năm 2004 là 0.97 vòng, năm 2005 là 0.89 vòng, năm 2006 là 0.84 vòng cho thấy công tác thu hồi nợ hộ sản xuất được ngân hàng thực hiện khá tốt, điều này cũng đồng nghĩa với việc cho vay của ngân hàng đạt hiệu quả. Vòng quay vốn có xu hướng giảm cũng cho thấy phần nào tỷ trọng cho vay trung dài hạn hộ sản xuất ngày một tăng lên trong cơ cấu cho vay hộ sản xuất phân theo thời gian được thể hiện ở phần tiếp theo. 2.2.3. Tín dụng hộ sản xuất phân theo thời gian. Bảng 6: Tín dụng hộ sản xuất thân theo thời gian. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2005/ 2004 Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/ 2005 Doanh số cho vay 82.099 100 92.194 100 1.12 113.055 100 1.226 - Cho vay ngắn hạn. 60.199 73 65.907 71.5 1.09 82.530 73 1.252 Biến động tăng giảm 5.708 16.623 - Cho vay trung hạn. 21.900 27 26.287 28.5 1.2 30.525 27 1.161 Biến động tăng giảm 4.387 4.238 Doanh số thu nợ 79.624 100 81.777 100 1.03 95.245 100 1.165 - Cho vay ngắn hạn. 58.172 73 60.878 74 1.05 69.529 73 1.142 Biến động tăng giảm 2.706 8.651 - Cho vay trung hạn. 21.452 27 20.899 26 0.97 25.716 27 1.23 Biến động tăng giảm -0.553 4.817 Dư nợ 60.835 100 71.252 100 1.17 89.063 100 1.25 -. Dư nợ ngắn hạn 41.817 68 46.846 65 1.12 56.11 63 1.198 Biến động tăng giảm 5.029 9.264 - Dư nợ trung hạn. 19.018 32 24.406 35 1.28 32.953 37 1.35 Biến động tăng giảm 5.388 8.547 (Nguồn: BCKQHĐKD năm2004,2005,2006của chinhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản) Phân theo thời gian cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất thường chiếm tỷ trọng từ 70-74% so với doanh số cho vay hộ sản xuất: năm 2004 là 73%, năm 2005 là 71,4%, năm 2006 là 72,9%. Cho vay trung hạn hộ sản xuất có tăng về số tuyệt đối qua các năm: năm 2004 cho vay trung hạn hộ sản xuất là 21.900 tỷ đồng, năm 2005 là 26.287 tỷ đồng tăng nhiều hơn năm 2004 là 4.387 tỷ đồng, năm 2006 là 30.525 tỷ đồng tăng 4.238 tỷ đồng so với năm 2005. qua các năm 2004, 2005 và năm 2006 cho thấy tỷ trọng của cho vay ngắn hạn hộ sản xuất và cho vay trung hạn hộ sản xuất là khá ổn định, tỷ trọng cho vay ngắn hạn hộ sản xuất thường chiếm trên 70%, còn cho vay trung hạn hộ sản xuất tỷ trọng luôn dưới 30% trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất, cho thấy khả năng duy trì được mức ổn định trong cơ cấu tín dụng hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản là khá tốt, cơ cấu này chứa rủi ro thấp, đảm bảo khả năng an toàn. Doanh số thu nợ qua các năm liên tục tăng lên cùng với doanh số cho vay, tăng với tốc độ khá ổn định. Riêng năm 2005 thu nợ trung, dài hạn hộ sản xuất giảm đó là do các khoản vay chưa đến hạn trả. Công tác thu nợ của ngân hàng rất được quan tâm. Qua bảng này ta thấy dư nợ hộ sản xuất cũng tăng lên qua các năm, Dư nợ năm sau nhiều hơn năm trước: năm 2004 là 60.835 tỷ đồng, năm 2005 là 71.252 tỷ đồng tăng 10.417 tỷ đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng 17,1%, năm 2006 là 89.063 tỷ đồng tăng 17.811 tỷ đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng dư nợ là 24,99%. Ta thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ có xu thế tăng trưởng về những năm về sau càng cao hơn, cùng có chung nhận xét với doanh số cho vay hộ sản xuất và doanh số thu nợ hộ sản xuất. Đây là một triển vọng tốt khi tín dụng hộ sản xuất ngày càng tăng trưởng với xu hướng tốc độ ngày càng tăng, song chính điều này cũng chứa đựng, tiềm ẩn rủi ro ngày một tăng do tốc độ tăng trưởng dư nợ hộ sản xuất tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng doanh số cho vay hộ sản xuất và doanh số thu nợ hộ sản xuất. Dư nợ hộ sản xuất phân theo thời gian cho thấy dư nợ ngắn hạn năm 2004 là 41.817 tỷ đồng chiếm 68% dư nợ hộ sản xuất cả năm, còn năm 2005 là 46.846 tỷ đồng chiếm 65% dơ nợ hộ sản xuất cả năm, năm 2006 là 59.672 tỷ đồng. Nhận thấy dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất tăng dần qua các năm, với mức tăng khá ổn định cho thấy chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản có cơ cấu dư nợ khá ổn định. Qua bảng ta thấy tín dụng hộ sản xuất phân theo thời gian chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Đây là điểm đặc chưng của cho vay nông nghiệp, với chu kỳ sản xuất ngắn thường là dưới một năm. 2.2.4. Tín dụng hộ sản xuất phân theo ngành nghề. Bảng 7: Tín dụng hộ sản xuất phân theo ngành nghề. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2005/ 2004 Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/ 2005 Doanh số cgo vay 82.099 100 92.194 100 1.123 113.055 100 1.226 - Trồng trọt, chăn nuôi. 45.580 56 46.799 50.8 1.027 64.442 57 1.377 - Làng nghề. 4.875 6 5.875 6.4 1.205 6.783 6 1.155 - Khác 31.644 38 39.520 42.9 1.249 41.830 37 1.058 Doanh số thu nợ 82.099 100 92.194 100 1.123 113.055 100 1.226 - Trồng trọt, chăn nuôi. 44.380 56 43.850 54 0.988 52.385 55 1.195 - Làng nghề. 4.980 6 5.085 6 1.021 57.145 6 11.24 - Khác. 30.264 38 32.842 40 1.085 37145 39 1131 (Nguồn: BCKQKD năm 2004, 2005, 2006 của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản) Phân theo ngành nghề thì chủ yếu là cho vay nông nghiệp, năm 2004 chiếm 55.5% doanh số cho vay hộ sản xuất, năm 2005 chiếm 51%, năm 2006 chiếm 57%. Cho vay hộ nông nghiệp, năm 2004 là 45.580 tỷ đồng, năm 2005 là 46.799 tỷ đồng tăng 1.219 tỷ đồng (tốc độ tăng 2,3%) so với năm 2004, năm 2006 là 84.219 tỷ đồng tăng 17.643 tỷ đồng (tốc độ tăng 37,6%). Cho thấy tính chất truyền thống trong cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản đối với đối tượng hộ nông dân – mang nặng tính chất đặc thù của địa phương sản xuất nông nghiệp là chính. Mức cho vay trung bình trên mỗi hộ sản xuất nông nghiệp năm 2004 là 8,8 tỷ đồng/hộ, năm 2005 là 9,2 tỷ đồng/hộ, năm 2006 là 12,3 tỷ đồng/hộ. Cho thấy số tiền vay trên mỗi món vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ vì do ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất nông nghiệp nên đối tượng này chủ yếu là vay ngắn hạn, theo thời vụ, lựợng tiền trên món vay nhỏ. Nhưng số lượng khách hàng vay là hộ sản xuất nông nghiệp lớn vì thế chi phí cho vay trên mỗi món vay của đối tượng này thường cao, rủi ro lớn. Tuy vậy đây vẫn là đối tượng chính trong hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản. Còn đối với thành phần cho vay làng nghề - tiểu thủ công nghiệp. Số lượng tiền vay trên mỗi món trung bình, năm 2004 là 13 tỷ đồng/hộ, năm 2005 là 12.99 tỷ đồng/hộ, năm 2006 là 16,2 tỷ đồng/hộ có cao hơn so với cac hộ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do các làng nghề này gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra do đó số tiền cho vay đối tượng này chiếm tỷ trọng trên dưới 6% doanh số cho vay hộ sản xuất. Ngoài những hộ nông dân, làng nghề là những hộ chủ yếu buôn bán nhỏ, làm thương mại- dịch vụ, phục vụ cho nhân dân địa phương. Doanh số cho vay đối với ngành nghề này năm 2004 là 31.644 tỷ đồng chiếm 38,5% doanh số cho vay hộ sản xuất, năm 2005 là 39.520 tỷ đồng chiếm 42,8%, năm 2006 là 41.830 tỷ đồng chiếm 37%. Bình quân số tiền vay trên hộ năm 2004 là 49,3 tỷ đồng/hộ, năm 2005 là 38,5 tỷ đồng/hộ, năm 2006 là 31,6 tỷ đồng/hộ. Nhận thấy trong cho vay hộ sản xuất phân theo ngành nghề thì đối tượng này có số tiền vay trên mỗi món là lớn nhất. 2.2.5. Tín dụng hộ sản xuất phân theo hình thức cho vay có tài sản thế chấp. Bảng 8: Tín dụng hộ sản xuất theo hình thức có tài sản thế chấp. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004  Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)  2005/ 2004 Số tiền Tỷ trọng (%)  2006/ 2005 Doanh số cho vay 82.099 100 92.19 100 10.095 113.06 100 1.2263 -Khôngcó TSTC. 29.960 36.5 33.189 36 3.229 47.483 42 1.4307 Biến động tăng giảm 3.229 14.294 - Có TSTC 52.139 63.5 59.005 64 6.866 65.572 58 1.1113 Biến động tăng giảm 6.866 6.567 Doanh số thu nợ 79.624 100 81.777 100 2.153 95.245 100 1.1647 -Không Có TSTC. 28.700 36 29.500 36.1 0.8 34.288 36 1.1623 Biến động tăng giảm 0.8 4.788 -Có TSTC. 50.924 64 52.277 63.9 1.353 60.957 64 1.166 Biến động tăng giảm 1.353 8.68 (Nguồn: BCKQHĐKD năm 2004, 2005, 2006 của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản) Chính sách cho vay phát triển nông thôn theo Quyết định 67, ưu tiên cho vay đối với những hộ có quyền sử dụng đất khi vay vồn ngân hàng không quá 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản. Song do việc chậm chạp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cơ quan có chức năng cho người dân gây khó khăn cho người dân trong việc được hưởng quyền lợi từ chnính sách này: Năm 2004 cho vay không có tài sản đảm bảo là 29.960 tỷ đồng chỉ chiếm 36,5% trên doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo hình thức đảm bảo bằng tài sản, năm 2005 là 33.180 tỷ đồng chiếm 36%, năm 2006 là 47.483 tỷ đồng chiếm 42%. Cho vay hộ sản xuất không có tài sản đảm có tăng qua các năm, cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, cho thấy người dân đã ngày một hiểu được quyền lợi của mình từ chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, mạnh dạn vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh. Bên cạnh đó công tác thu hồi vốn cũng được thực hiện khá tốt, doanh số thu nợ tăng lên qua các năm tương xứng với mức tăng doanh số cho vay. Tù đây ta có thể rút ra nhận xét đồng vốn cho vay được hộ sản xuất sử dụng một cách hiệu quả, đồng thời cũng phản ánh được phầm nàochất lượng thẩm định các dự án, phương án vay vốn của ngân hàng trong thời gian qua tốt. 2.2.6. Cho vay hộ sản xuất thông qua tổ vay vốn. Bảng 9: Cho vay hộ sản xuất qua tổ vay vốn. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Số tiền 2005- 2004 2005/ 2004 Số tiền 2006- 2005 2006/ 2005 Tổng số tổ vay vốn. 216 220 4 1.02 222 2 1.01 Số thành viên vào tổ. 14832 15312 480 1.03 14669 -643 0.96 Số hộ đã vay vốn. 3463 3966 503 1.15 3914 -52 0.99 Dư nợ cho vay qua tổ. 22988 26960 3972 1.17 28836 1876 1.07 Tỷ lệ hộ vay trong tổ(%) 23.35 25.9 26.68 Suất đầu tư bình quân. 6.6 6.798 0.16 1.02 7.4 0.57 1.08 (Nguồn: BCKQKD năm 2005, 2006 của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản) Số tổ vay vốn năm 2004 đã thành lập được 216 tổ vay vốn, năm 2005 đã thành lập là 220 tổ, năm 2006 là 222 tổ tăng 2 tổ so với năm 2005. Nhưng số thành viên tham gia và tổ thì lại giảm 643 thành viên, nhận thấy hình thức cho vay qua tổ chưa thực sự phát huy được đầy đủ những ưu việt mà nó đem lại hay các tổ vay vốn được thành lập này chưa thực sự phát huy được khả năng của nó. Tuy vậy, dư nợ cho vay qua tổ vẫn tăng cả số tuỵet đói lãn số tương đối. Các hộ sản xuất vay vốn qua tổ vay vốn chủ yếu là những món vay dưới 10 triệu đồng: năm 2004 bình quan mỗi hộ vay 6.6 triệu đồng, năm 2005 bình quân mỗi món vay 6,8 triệu đồng/hộ, năm 2006 là 7,4 triệu đồng/hộ. Số hộ tham gia tổ vay vốn này ít do việc các cơ quan hành chính chậm chạp trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ vì thế không phát huy được vai trò của hình thức cho vay này. 2.2.7. Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất tại chi nhánh. Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn tín dụng hộ sản xuất. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005 - 2004 2006 - 2005 Tổng dư nợ 60.385 72.252 89.063 11.867 16.811 Nợ quá hạn HSX 0.068 0.0624 0.036 -0.0056 -0.0264 Tỷ trọng nợ quá hạn HSX. 0.11% 0.09% 0.04% (Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2004,2005,2006 chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản) Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. Nhìn vào nợ quá hạn của chi nhánh tín dụng thấy được dấu hiệu đáng tự hào cho chi nhánh. Tỷ lệ này giảm dần qua các năm, năm 2004 tỷ trọng này cao nhất trong các năm, nợ quá hạn là 68 triệu đồng, chiếm 0.1% trong tổng dư nợ. Năm 2005 giảm xuống còn 0.09% và tới năm 2006 giảm xuống còn 0.04%. Nợ quá hạn hộ sản xuất có xu hướng giảm phản ánh chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng hộ sản xuất nói riêng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản ngày một tốt hơn. Bảng 11: Cơ cấu nợ quá hạn tín dụng hộ sản xuất Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ hộ sản xuất. 60.835 100 71.252 100 89.063 100 Nợ quá hạn. 68 0.11 62.4 0.09 36 0.04 1. Chia theo thời gian. - Dư nợ ngắn hạn 41.817 68 46.846 65 59.672 67 Trong đó nợ quá hạn. 48 0.1 43 0.09 26 0.03 -. Dư nợ trung hạn. 19.018 32 24.406 35 29.39 33 Trong đó nợ quá hạn. 20 0.09 19.4 0.08 10 0.01 2. Theo thình thức cho vay. - Cho vay trực tiếp. 36.248 59.7 44.292 62,21 60.227 67.6 Trong đó nợ quá hạn. 0.068 0.1 0.0624 0.09 0.036 0.04 - Cho vay qua tổ. 24.587 40.3 26.96 37.7 28.836 32.4 (Nguồn: báo cáo tín dụng hộ sản xuất năm 2004, 2005, 2006 của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản) Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ hộ sản xuất là khá nhỏ: năm 2004 nợ quá hạn chiếm 0,1% dư nợ hộ sản xuất, năm 2005 là 0,09%, năm 2006 tỷ lệ này là 0,04%. Nhận thấy chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản luôn trú trọng trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn, không để phát sinh thêm món nợ quá hạn, chính điều này đã duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn trêng tổng dư nợ là khá thấp. Phân loại nợ quá hạn theo thời gian và theo hình thức cho vay thì nợ quá hạn chủ yếu thuộc cho vay ngắn hạn và cho vay trực tiếp. Đây cũng là hai loại hình cho vay có tỷ trọng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ lớn nhất. Tuy vậy, qua phân tích ở trên tốc độ tăng doanh số cho vay và tốc độ tăng dư nợ hộ sản xuất tăng nhanh hơn tốc đọ tăng doanh số thu nợ như đã phân tích ở trên. Điều này chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản cần chú ý quan tâm vì chính điều này làm tăng tiềm ẩn rủi ro trong tín dụng hộ sản xuất. Dư nợ hộ sản xuất cho vay thông qua tổ vay vốn tuy có tăng về số tuyệt đối qua các năm nhưng tỷ trọng trên dư nợ hộ sản xuất lại giảm: năm 2004 là 40,3%, năm 2005 là 37,7%, năm 2006 là 32,4%. Với những thành công mà hình thức cho vay thông tổ vay vốn, cùng với kết quả đã đạt được khi áp dụng hình thức này trong thời gian vừa qua tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản thì hình thức cho vay này nên được quan tâm và nhân rộng hơn nữa. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT. Những kết quả đạt được. Qua phân tích ở phần trên cho ta thấy tín dụng hộ sản xuất tai chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản không ngừng tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng. Thu nhập từ tín dụng chiếm 97- 98% tổng thu nhập của ngân hàng, trong đó, thu nhập từ tín dụng hộ sản xuất chiếm khoảng 98% tổng nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Tín dụng hộ sản xuất đem lại nguồn thu chủ yếu và ngày một tăng lên về số tuyệt đối: Năm 2005 là 8.740 tỷ đồng, năm 2006 là 10.794 tỷ đồng. Cụ thể: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ tín dụng hộ sản xuất tăng lên khá rõ, thể hiện quy mô tín dụng hộ sản xuất ngày càng được mỏ rộng: Doanh số cho vay lần lượt qua các năm 2004, 2005, 2006 là 82.099 tỷ đồng, 92.194 tỷ đồng, 113.055 tỷ đồng; doanh số thu nợ năm 2004 là 79.620 tỷ đồng, năm 2005 là 81.777 tỷ đồng, năm 2006 là 95.245 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 99% khá ổn định. Đóng góp tích cực trong thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản còn đạt được kết quả tôt trong việc xử lý nợ quá hạn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn năm 2004 là 0,1% tổng dư nợ, năm 2005 là 0,09% đến năm 2006 tỷ lệ này là 0,04%, điều này thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hiện nay quy mô đầu tư đầu tư cảu ngân hàng ngày càng mở rộng, nhưng do ngân hàng luôn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng vốn tín dụng, hạn chế phát sinh nợ quá hạn, tyuệt đối không để phát sinh nợ khó đòi nên tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp. Tín dụng hộ sản xuất của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản góp phần quan trọng trông việc thúc đẩy pát triển nền kinh tế của địa phương, bám sát chỉ đạo của tỉnh về phát triển kinh tế địa phương. Được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời cảu các cấp Chính quyền, Ngân hàng Nhà nước và các ban ngành có liên quan. Bên cạnh đó có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT tỉnh Nam Định tạo điều kiện cho ngân hàng có được các nguồn vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu phụ vụ sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Chất lượng tín dụng ngày một được củng cố, nâng cao với tỷ lệ nợ quá hạn thấp. được duy trì tương đối ổn định. Đó là nhờ đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay, đồng thời phối kêt hợp với các cấp, các cơ quan có chức năng kiên quyết xử lý những con nợ chây ỳ. Những kết quả trên thể hiện chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản nói chung, chất lượng tín dụng tín dụng hộ sản xuất nói riêng là khá tốt. Đồng thời cũng phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất có quan hệ tín dụng với Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản, thể hiện định hướng kinh doanh đúng đắn theo phương châm “ hợp tác hiệu quả và bền vững”. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân. Hạn chế tồn tại. Những năm qua dư nợ cho vay hộ sản xuất đã có những bước tăng trưởng đáng khích lệ nhưng còn chưa cao, chưa thực sự xứng với tiềm năng, chưa thực sự tối ưu hóa được nguồn vốn huy động. Ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng để cho vay, việc mở rộng cho vay qua tổ còn thấp, dư nợ hộ sản xuất, chủ yếu là các món vay nhỏ dưới 10 triệu đồng. Như đã biết hoạt động cho vay trung và dài hạn sẽ giúp cho ngân hàng có được nguồn thu nhập ổn định vì thời hạn vay dài, chủ động trong việc điều hành vốn trong hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, dư nợ tín dụng trung và dài hạn đối với hộ sản xuất chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng dư nợ hộ sản xuất. Tuy đã đưa ra các tiêu chí gắn quyền lợi với trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong hoạt động cho vay nhưng chưa thực sự có những chế độ khuyến khích khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ tín dụng làm việc có hiệu quả, từ đó dẫn đến tình trạng một só cán bộ tín dụng sợ trách nhiệm, chưa tâm huyết với công việc. Nguyên nhân. Nguyên nhân chủ quan: Để đề phòng rủi ro, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản yêu cầu các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn với số tiền lớn hơn 10 triệu đồng phải có đủ tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Mặc dù tài sản thế chấp có thể giúp thay thế thông tin và dấu hiệu rủi ro sẽ giảm, nhưng trong thực tế nhiều ngân hàng đã quá coi trọng tài sản thế chấp mà xem nhẹ thẩm định, tính toán hiệu quả kinh tế của món vay và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của người đi vay. Trong nhiều trường hợp các món vay có tài sản thế chấp lạ chứa đựng nhiều rủi ro cao hơn các món cho vay tín chấp.Nhất là cho vay hộ sản xuất tài sản thế chấp chủ yếu là nhà đât, mà giá cả nhà đất biến động mạnh nên giá trị của đất khi đem thế chấp là khó xác định. Vì vậy cho vay có tài sản thế chấp chưa phải là yếu tố bảo toàn vốn một cách tuyệt đối, ngân hàng chỉ nên coi tài sản thế chấp là điều kiện cần nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho nguồn thu nợ thứ hai khi ngân hàng mất đi nguồn thu nợ chủ yếu là thu nhập trong lao động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Phân tích, đánh giá xử lý tốt các thông tin về phía khách hàng mới là điều kiện đủ để ngân hàng ra quyết định đúng đắn và hạn chế được rủi ro. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản chưa có một bộ phận chuyên thu thập thông tin khách hàng, đánh giá phân tích khách hàng một cách độc lập, do đó các thông tin thu về từ phía khách hàng còn thiếu và chưa chính xáchất lượng tín dụng, điều đó sẽ dẫn đến việc ra quyết định cho vay của ngân hàng không chính xác, làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Trang thiết bị và cơ sở vật chất của ngân hàng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Trụ sở của ngân hàng còn nhỏ hẹp, làm ảnh hưởng phần nào đến khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng. Nguyên nhân khách quan. Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là hộ sản xuất nên lượng khách hàng rất lớn, mức vay trên mỗi món vay nhỏ thường dưới 10 triệu đồng, khách hàng trải rộng trên khắp địa bàn huyện, gây khó khăn trong việc xem xét, thẩm định, giám sát và thu nợ. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tiến hành còn chậm. Gây khó khăn cho hộ sản xuất trong việc đi vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất, kinh doanh. Việc đánh giá tài sản thế chấp, đối với quyền sử dụng đất được xác định theo khung giá đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành. Việc định giá như vậy không phù hợp với giá thị trường gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cho vay đối với những dự án khả thi có mức vốn lớn. Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường nên việc quản lý điều hành gặp không ít lúng túng. Trong điều hành vĩ mô luôn có sự thay đổi về chủ trương chính sách làm ảnh hưởng tới nhiều ngành kinh tế trong từng thời gian nhất định, các ngành kinh tế bị tác động sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng ts hộ sản xuất nói riêng. Như vậy hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng về mặt chất lượng. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng còn bộc lộ những hạn chế, vướng mắc cần được khắc phục, tháo gỡ với những biện pháp hữu hiệu để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng hộ sản xuất nói riêng. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN VỤ BẢN. ĐỊNH HƯỚNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TỚI NĂM 2010. Chính sách tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam tới năm 2010. Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) đã được Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua. Từ đó NHNo&PTNT Việt Nam đã xác định phương hướng, nhiệm vụ và các kế hoạch cụ thể để thực hiện: Thực thi chính sách tiền tệ bảo đảm ổn địng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tư. Sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trừong mở theo các nguyên tắc thị trường. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn thiết chế và chuẩn mực quốc tế. Không ngừng tăng cường các chế định pháp lý, các biệp pháp chế tài để bảo vệ quyền lợi của người cho vay. Tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, bên cạnh đó tích cực phối hợp với các cơ quan có chức năng để có những biện pháp xử lý kịp thời chánh không để xảy ra đổ vỡ tín dụng. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn cũng như công tác cho vay và cung ứng các dịch vụ tiện ích ngân hàng thuận lợi và thông thoáng đến các thành phần kinh tế. Đối với kinh tế nông nghiệp - nông thôn nói chung, tín dụng hộ sản xuất nói riêng thì tiếp tục thực hiện theo các chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn như cầu vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh và đời sống. Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm để thực hiện tốt vai trò chủ lực, chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp – nông thôn, đồng thời nâng cao chất lượng kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hoá và hiện đại hoá các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Định hướng tín dụng hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản tới năm 2010. Từ định hướng phát triển chung của NHNo&PTNT Việt Nam, bám sát vào chương trình phát triển kinh tế của địa phương, Ngân hàng chủ động nắm bắt kịp thời nhu cầu đầu tư, dự án đầu tư, đối tượng đầu tư ở từng vùng, từng xã để thực hiện đầu tư trọng điểm, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của hoạt động tín dụng nói riêng. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Tập chung huy động vốn, mở rộng dịch vụ thanh toán, tăng trưởng mạnh cho vay hộ sản xuất để đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài , coi đây là mặt trận chủ yếu trong công tác tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản. Vẫn coi hộ sản xuất là đối tượng khách hàng chính trong thời gian tới. Do đó cần tập chung tăng trưởng mạnh cho vay hộ sản xuất, đẩm bảo sự phát triển của ngân hàng trong tương lai, là mặt trận chuỷ yếu của công tác tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Vụ Bản. Với các mục tiêu cụ thể được đặt ra cho từng năm. Kế hoạch tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản trong năm tới – năm 2007 là: Mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn: Nguồn vốn huy động bằng VNĐ đến 31/12/2007 đạt 215.519 triệu đồng, tăng 45.819 triệu đồng so với 31/12/2006. Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương là 178.619 triệu đồng, tăng 45.819 triệu đồng so với 31/12/2006. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ dến 31/12/2007 đật 25.800 triệu đồng, tăng 500.000 USĐ tương đương 8.000 triệu đồng so với 31/12/2006. Trong đó, USĐ quy ra VNĐ là 21.200 triệu, tăng 8.000 triệu đồng so với 31/12/2006; EUR quy đổi ra VNĐ LÀ 3.600 triệu đồng bằng mức huy động cùng kỳ năm 2006. Mục tiêu tăng trưởng dư nợ: Phấn đấu có trên 70% số hộ trên địa bàn có quan hệ giao dịch với ngân hàng, trong đó trên 25% số hộ có quan hệ vay vốn. Doanh số cho vay đến 31/12/2007 đạt 8.758 hộ vói tổng số tiền là 132.194 triệu đồng tăng 18 tỷ đồng, tương đương tăng 20% so với 31/12/2006. Trong đó, Cho vay ngắn hạn 5.022 hộ tương ứng 91.427 triệu đồng, tăng 7.912 triệu = 12%; cho vay trung hạn 3.055 hộ tương ứng số tiền là 40.767 triệu đồng tăng 10.087 triệu = 31%. Dư nợ đến 31/12/2007 đật 104.203 triệu tương ứng với 7.084 hộ. Trong đó, Dư nợ ngắng hạn là 3.919 hộ = 64.238 triệu đồng, tăng 8.033 triệu; Dư nợ trung hạn 3.055 hộ = 39.695 triệu đồng, tăng 10.087 triệu so với 31/12/2006. Dư nợ cho vay qua tổ vay vốn đến 31/12/2007: Số hộ 5.000 hộ, tăng 1.086, Với số tiền là 39.385 triệu đồng, tăng 11.000 triệu đông so với 31/12/2006. Dư nợ cho vay có đảm bảo đến 31/12/2007: Số hộ là 1.584 hộ, tăng 827 hộ, với số tiền là 59.018 triệu đồng, tăng 8.889 triệu đồng so với 31/12/2006. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT. Để nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo hài hoà tất cả các chỉ tiêu chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất, xin đề xuất ngân hàng cần đồng thời kết hợp các giải pháp cơ bản sau: Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Tín dụng hộ sản xuất đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Do đó ngân hàng luôn phải giám sát chặt chẽ hoạt động này để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Công tác thẩm định sẽ giúp ngân hàng phần nào dự báo được hiệu quả tài chínhvà tính khả thi của phương án vay vốn từ đó có thể hạn chế rủi ro phát sinh. Chính vì vai trò quan trọng của thẩm định trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng hộ sản xuất nói riêng nên để nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất trước hết phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Để nâng cao chất lượng của công tác thẩm định tín dụng hộ sản xuất đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các biện pháp sau đây: Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng thông tin thẩ định. Nắm bắt thông tin tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng đưa ra những quyết định tín dụng đúng đắn, hạn chế rủi ro. Mặt khác nắm bắt được thông tin sẽ giúp ngân hàng phân tích, đánh giá được rủi ro, có những dự báo, dự đoán được tình hình thị trường. Thông tin tín dụng có thể thu được từ rất nhiều nguồn thông tin có sẵn của ngân hàng như hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng . Thông tin từ khách hàng theo chế độ thông báo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp. Thông tin từ các nguồn khác như từ các phương tiện thông tin đại chúng, chính quyền, chất lượng thẩm định tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng thông tin thu thập được. Thực tế cán bộ tín dụng khi tiến hành thẩm định chủ yếu dựa vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp vì khả năng thu thập từ các nguồn bị hạn chế, nhiều khi việc kiểm tra độ xác thực của những thông tin đó gặp nhiều khó khăn. Do đó để đảm bảo cho hệ thống thông tin của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản hoạt dộng có hiệu quả - nơi tincậy để cho cán bộ tín dụng nắm bắt được các thông tincần thiết, cần thực hiện một số biện pháp như: Phát triển mạng nội bộ, thường xuyên cạp nhật các thông tin kinh tế, kỹ thuật trong đó, các thông tin như dự báo phát triển của ngành, lĩnh vực, xu hướng diễn biến của thị trường cả cá loại sản phẩm chủ yếu, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, Tăng cường trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với Ngân hàng Nhà nước thông qua việc hợp tác thực hiện cá dự án phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn. Thông qua cá buỏi hội thảo, hội nghị, các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng nói chung và nghiệp vụ tín dụng hộ sản xuất nới riêng. Tiếp tục tham gia đầy đủ vào hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là thành viên, thực hiện nghiêm túc các quy chế về thông tin tín dụng hiện hành do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Ngoài nguồn thông tin thu thập từ hồ sơ cho vay do khách hàng cung cấp ngân hàng cần phải tăng cường, tíc cực tiến hành điều tra, thu thập thông tin tại cơ sở, địa phương, từ các tổ chức có liên quan với khách hàng. Sau khi sử dựng những thông tin thu thập được ngân hàng cần phải tiến hành lưu trữ thông tin một cách có hệ thống để khi cần có thể tìm một cách dễ dàng. Thành lập phòng hoặc nhóm chuyên trách thẩm định dự án. Hiện nay, tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm từ khâu đầu đến khâu cuối của quy trình tín dụng, do vậy khả năng xảy ra rủi ro cao bởi một cá nhân khi đảm nhiệm nhiều công việc không giống nhau cùng một lúc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, không phát huy được sở trường của từng cá nhân. Do vậy trong thời gian tới ngân hàng nên thành lập một phòng hoặc nhóm thẩm định các dự án xin vay vốn, trong đó mỗi cá nhân đảm nhiệm một lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lĩnh vực làng nghề, lĩnh vực kinh doanh buôn bán nhỏ, Việc thành lập bộ phận chuyên trách với sự phân công rõ ràng như vậy sẽ giúp cho việc thẩm định dự án mang tính chuyên nghiệp hơn, cán bộ chuyên trách tiếp xúc với nhiều dự án khác nhau trong cùng một lĩnh vực sẽ giúp họ hiểu biết nhiều hơn, có kinh nghiệm hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa ra các quyết định tín dụng lĩnh vực mình đảm nhiệm. Từ đó giúp rút ngắn thời gian thẩm định và trên hết là giảm được rủi ro nâng cao chất lượng tín dụng. 3.2.2. Tập chung xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi. Tiếp tục thực hiện và phát huy hơn nữa công tác xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi đã đạt được những thành công trong những năm vừa qua: Khi phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi chứng tỏ chất lượng của khoản tín dụng không cao, tuy nhiên nếu tập chung xử lý tôt ngân hàng vẫn có khả năng thu hồi được cả gốc và lãi hoặc thu hồi được một phần giảm bớt tổn thất cho ngân hàng . Mục đích củ công việc xử lý nợ quá hạn là thu hồi nợ, đồng thời xác định các khoản không có khả năng thu hồi để đưa ra khỏi bảng cân đối, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính, xác định chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Để có thể tập chung xử lý tốt nợ quá hạn, nợ khó đòi ngân hàng cần phải tiến hành phân tích chi tiêt dư nợ, nợ quá hạn, nợ khó đòi dồng thời phân tích tình hình tài chính của khách hàng qua đó thực trạng khả năng thu hồi nợ và đề ra những biện pháp cụ thể để thu hồi nợ đối với từng món vay. Đối với khách hàng có cam kết cụ thể về thời gian khắc phục khó khăn tạm thời, ngân hàng phải tiến hành phân công cán bộ theo dõi, quả lý nguồn thu của khách hàng một cách chặt chẽ để thu nợ kịp thời. Đối với các khoản nợ ngân hàng xét thấy không có khả năng thu hồi mà có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, tiến hành phát mại tài sản để gán nợ. Khi ánh dụng biện pháp này ngân hàng hầu như không thu hồi được toàn bộ khoản nợ nên ngân hàng cần sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý những tổn thất. Với những trường hợp cố tình dây dưa, chây ỳ việc trả nợ ngân hàng, ngân hàng cần tiến hành các thủ tục nhờ các cơ quan pháp luật có thẩm quyền xử lý để nhanh chóng thu hồi vốn. Bên cạnh việc xử lý những món nợ quá hạn, nợ khó đòi cần tiến hành phân tích, tìm, xác định nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi làm cơ sở để xác định trách nhiệm và xử lý cán bộ sai phạm 3.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Con người là nhân tố quan trọng quyết định mọi vấn đề, sự thắng lợi trong kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ tín dụng, một lĩnh vực phức tạp nhưng lại là hoạt động kinh doanh đem lại thu nhập chính cho ngân hàng. Đòi hỏi cán bộ tín dụng có trình độ nắm vững nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng phân tích tình huống tốt, nếu không chỉ một sai phạm nhỏ cũng có thể dẫn đến việc không thu hồi được các khoản nợ, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng là nghiệp vụ hết sức phức tạp và chứa nhiều rủi ro. Vì vậy khi tuyển chọn một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ thì không phải chỉ dừng lại ở đó mà phải thường xuyên đào tạo, cập nhật và đào tạo kiến thức mới như đào tạo tập trung, đào tạo ngắn hạn, hội thảo,Từ đó mới có được một đội ngũ thực sự chuên sâu, tránh được những rủi ro hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp. Ngân hàng cũng nên thường xuyên giáo dục về tư tưởng, phẩm chất đạo đức đối với đội ngũ cán bộ tín dụng, tránh tình trạng một số cán bộ tín dụng tha hóa về đạo đức, thiếu tinh thần trách nhiệm, không trung thực hoặc cấu kết với khách hàng lừa đảo để chiếm đoạt vốn vay Ngân hànglàm thất thoát tiền của của Nhà nước và nhân dân. Ngân hàng cũng nên có chế độ dãi ngộ, khên thửng kịp thời, xứng đáng với cán bộ có năng lực, đạt được những thành tích tôt trong công tác. 3.2.4.Thực hiện tốt công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Trong những năm vừa qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản đã đạt được những thành tích đáng kể, góp phần vào thành công trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, để công tác nay được phát huy tác dụng hơn nữa thì ngân hàng cần phải nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của hoạt động này, cần có sự phối hợp giữa kiểm tra chuyên trách với kiểm tra kiểm soát tại chỗ ở mỗi bộ phận chuyên môn. Ngân hàng cần có những quy định cụ thể để phân định rõ hơn chức năng nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra, kiểm soát để páh huy tốt hiệu quả của công tác này. Ngoài ra do quy mô hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT hựên Vụ Bản hiện nay đang có sự phát triển mở rộng, nhất là tín dụng đối với hộ sản xuất, số lượng hộ sản xuất vay vốn ngân hàng ngày càng nhiều nên nội dung kiểm tra kiểm soát của ngân hàng cũng nên được cải tiến theo hướng cần kiểm tra kiểm soát thường xuyên hơn, nhưng thời gian kiểm tra không nên kéo dài, công tác kiểm tra nên gọn nhẹ, không cồng kềnh, chỉ kiểm tra chọn mẫu một số hộ đang hoạt động hoặc một số hộ có tình hình phức tạp để hoạt động kiểm tra kiểm soát của ngân hàng không gây xáo trộn hoạt động chuyên môn khác, đồng thời phát huy tác dụng kiểm tra nhắc nhở thường xuyên việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ của cán bộ cho vay. 3.2.5. Đa dạng hoá các hình thức cho vay hộ sản xuất. Để nâng cao chất lượng tín dụng tín dụng hộ sản xuất chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản cần phải tìm cách phân tán rủi ro, tiến hành đa dạng hoá các hình thức cho vay hộ sản xuất. Để giải quyết khó khăn về tài sản thế chấp cho các hộ có nhu cầu mua sắm những trang thiết bị kỹ thuật có giá trị lớn như: máy cày, máy tuốt lúa, xe công nông, búa máy, máy băm,chi nhấnh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản nên áp dụng hình thức tín dụng thuê mua. Tín dụng thuê mua sẽ tạo ra một kênh cung cấp vốn trung dài hạn cho hộ sản xuất. Đây là hình thtwcs tín dụng có nhiều tiện ích cho hộ sản xuất chỉ cần vốn ít để trang trải chi phí tiền thuê và có máy móc thiết bị để sử dụng. Đối với ngân hàng, thuê mua là hình thức tín dụng có độ an toàn cao vì người cho thuê vẫn nắm quyền sở hữu tài sản cho thuê, hộ sản xuất chỉ được quyền sử dụng tài sản, không được quyền sở hữu tài sản đó trong suốt thời gian thuê mua, áp dụng nghiệp vụ tín dụng thuê mua sẽ giải quyết được khó khăn về điều kiện hộ sản xuất phải có tài sản thế chấp để vay vốn. Hình thức cho vay thông qua tổ vay vốn đã được thực hiện và thu được những kết quả rất tốt trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng hộ sản xuất. Đã đang được thực hiện và ngày càng mở rộng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Hình thức cho vay thông qua tổ vay vốn mà chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản đang tiến hành đang thu được nhiều thành công trong việc mở rộng tín dụng hộ sản xuất cũng như vừa đảm bảo chất lượng tín dụng hộ sản xuất. Do đó hình thức cho vay này cần được nhân rộng hơn nữa, bên cạnh đó cần phải kết hợp chặt chẽ với các cấp Uỷ, Chính quyền địa phương và các tổ chức, cơ quan có liên quan để tao điều kiện cho hình thức cho vay này được hoạt động có hiệu quả. 3.2.6.Các giải pháp khác. Như đẩy mạnh công tác huy động vốn. Phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn phù hợp với lợi ích, nhu cầu cả nhân dân và các tổ chức kinh tế. Ngoài những hình thức huy động vốn truyền thống như gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn cần đưa ra các trương trình khuyến mãi, rút thăng trúng thưởng.Sử dụng công cụ lãi suất một cách linh hoạt, vận dụng phù hợp với diễn biến cả từng hời kỳ. Mở rộng mạng lưới các phòng phòng giao dịch, các chi nhánh cấp 3 để tậo điều kiện thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, giúp bà con tiếp cận với ngồn vốn ngân hàng một cách dễ dàng hơn. Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tiếp thị trên phương tiện truyền thanh của địa phương, giúp người dân hiểu về ngân hàng hơn, biết các trương trình khuyến mãi cả ngân hàng. Đặc biệt là quan tâm tới các khách hàng truyền thống, thực hiện các chính sách ưu đãi về lãi suất, Chủ động dự án để đầu tư. Công tác cho vay không chỉ trông trờ khách hàng đến xin vay vốn mà ngân hàng cần phải chủ động tiếp cận, tìm kiếm, páht huy vai trò tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực tiền tệ- tài cính cũng như về lĩnh vực sản xuất – kinh doanh của khách hàng. Việc chủ động tìm kiếm khách hàng giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về khách hàng và dự án sản xuất của khách hàng hơn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Tăng cường công tác điều tra nắm chắc mục tiêu kinh tế, xã hội, đặc điểm kinh tế của từng địa bàn kinh doanh. Nắm vững số lượng, chất lượng khách hàng, tiến hành phân loại xắp xếp khách hàng. Tranh thủ sự ủng hộ của Chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội, đoàn thể để thực hiện tốt Quyết định 67/QĐ-TTg và Nghị quyết 2308 chỉ đạo các phòng ban có liên quan giúp ngân hàng trong việc giải quyết các món nợ tồn đọng do ý thức, đạo đức khách hàng. KIẾN NGHỊ. Kiến nghị đối với Nhà nước. Nhà nước cần có những chính sách quy hoạch phát triển kinh tế có trọng điểm đối với từng vùng, từng ngành, từng địa phương để hướng sản xuất phù hợp tránh tình trạng đầu tư tràn lan không hiệu quả. Nhà nước cần có những biện pháp thiết thực hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng như chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp và tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi nợ, chống thất thoát vốn: Ban hành hệ thống pháp quy đồng bộ về xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, Chính phủ cần quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp, các bộ, ngành có liên quan đến việc đánh giá, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và có trách nhiệm với ngân hàng, tránh tình trạng khi có rủi ro xảy ra quy mọi trách nhiẹm về phía ngân hàng, gây thất thoát vốn của ngân hàng. Với việc chỉ số giá ngày càng tăng, đề nghị cho phép các hộ có quyền sử dụng đất hợp pháp được vay số tiền lớn hơn 10 triệu đồng mà không phải thế chấp tài sản, để bà con có đủ vốn tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng nói chung, quy mô tín dụng hộ sản xuất nói riêng. Đề nghị Chính phủ mở rộng đối tượng cho vay không phải thực hiện tài sản thế chấp đối với các món vay có giá trị nhỏ để các hộ có nhu cầu vốn tiến hành sản xuất kinh doanh. Đồng thời ngân hàng có điều kiện mở rộng tín dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng theo quy định. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. Trong hệ thông ngân hàng Việt Nam hiện nay, chưa có một hệ thống các chỉ số mang tính chuẩn mực, rõ ràng để phản ánh chất lượng tín dụng. Do vậy việc thống nhất đánh giá và so sánh giữa cá tổ chức tín dụng gặp không ít khó khăn. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên có sự nghiên cứu và thống nhất xây dựng một hệ thống các chỉ số phản ánh chất lượng tín dụng để hướng dẫn, làm chuẩn mực để các tố chức tín dụng thực hiện. Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước cần định kỳ hàng năm thu thập thông tin dể xem xet, đánh giá và thông báo các chỉ số bình quan của toàn ngành về chất lượng tín dụng để các tổ chức tín dụng tham khảo. Nâng cao trách nhiệm của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin tín dụng. Quy định bắt buộc mọi loại hình ổ chức tín dụng đề phải tham gia hệ thống thông tin tín dụng. Quy định rõ trách nhiệm của các ngân hàng và có các biện pháp chế tài trong trường hợp các thông tin cung cấp không đảm bảo các yêu cầu đề ra như tính trung thực, tính đầy đủ và cập nhật thông tin. Kiến nghị đối với ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam. Việc điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, phù hợp với sự biến động lãi suất của các ngân hàng thương mại khác. Bởi vì lãi suất là yếu tố hết sức nhạy cảm nó ảnh hưởng tới tâm lý người gửi tiền cũng nhu các nhà đầu tư. Lại càng đặc biệt hơn đối với các chi nhánh ngân hàng của NHNo&PTNT Việt Nam có trụ sở ở nông thôn do lượng tiền huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của khách hàng , đồng thời đây cũng là nguồn vốn chính để cho vay. Cần tạo điều kiện để các chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh theo hướng nâng cao quyền tự chủ, tự trịu trách nhiệm, sao cho phù hợp với quy mô và đặc điểm của từng chi nhánh nhằm phát huy vai trò của cơ sở. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn và cho vay nhằm tạo ra nhiều sản phẩm mới phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Có các văn bản cụ thể hướng dân các hình thức cho vay mới và khắc phục nâng cao những hạn chế mà các phương thức cho vay đang tiến hành để đảm bảo chất lượng tín dụng. Có chiến lược dài hạn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với các cán bô, công nhân viên, nhất là các cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng. Đồng thời thường xuyên quan tâm tới công tác động viên, khen thưởng kịp thời cho các cán bộ công nhân viên có thành tích tốt trong lĩnh vực phụ trách, để có cơ sở xét trọn, khen thưởng hàng năm. Có như vậy mới tạo được môi trường làm việc có hiệu quả, mặt khác giữa các cán bộ công nhân viên có sự ganh đua góp phần nâng cao được trình độ của chính họ. Kiến nghị đối với ngân hàng NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Đề nghị ngân hàng NHNo&PTNT tỉnh Nam Định thường xuyên hơn nữa xây dựng các lớp với các trương trình đào tạo để nâng cao trình độ của các cán bộ như: Hàng năm tổ chức các cuộc thi tay nghề đối với các cán bộ nghiệp vụ để nang cao trình độ và làm cơ sở để bố trí xắp xếp vị trí hợp lý. Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát cần tăng cường hơn nữa để từ đó tìm ra và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, những mặt còn yếu kém để đạt kế quả tốt hơn trong kinh doanh. Các hoạt động dịch vụ của ngân hàng NHNo&PTNT tỉnh còn quá nghèo nàn mà trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, nếu không được chất lượng và số lượng các dịch vụ ngân hàng thì không những không thu hút được mà còn bị mất khách hàng, mất thị trường. Đề nghị ngân hàng NHNo&PTNT tỉnh mở rộng các hoạt động dịch vụ nhằm thu út thêm khách hàng, tạo thêm thu nhậmp cho ngân hàng , tăng vị thế của ngân hàng trên thị trường. Kiến nghị đối với UBND tỉnh, huyện. Đề nghị các cấp uỷ chính quyền chỉ đạo những cơ quan có chức năng khảo sát, quy hoạch xây dựng những dự án đầu tư phát triển kinh tế trong phạm vi thành từng vùng kinh tế cây trồng, vật nuôi, mở mang ngành nghề, trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc thẩm định các dự án. Đề nghị ngành Địa chính khẩn trương làm thủ tục cấp giấy quyền sử dụng đất ở, đất canh tác cho các hộ gia đình. tạo điều kiện cho các hộ gia đình được quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng theo quy định. Chỉ đạo những ngành khuyến nông, sở - phòng nông nghiệp, trạm thú y, giống cây trông. Tập huấn cho các hộ nông dân những kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật liên quan tới cây trồng, con nuôi hoặc các ngành nghề khác. Từ đó giúp cho các hộ nông dân cố đủ kiến thức, yên tâm, tích cực sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả và có khả năng trả nợ vay ngân hàng. Các cấp Uỷ, Chính quyền tạo điều kiện tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của bà con. Từ đó mới tạo tâm lý yên tâm, kích thích lao động mở rộng sản xuất tăng thu nhập cho gia đình, tăng sản phẩm cho xã hội và cũng là điều kiện mở rộng tín dụng ngân hàng. Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh phù hợp với quy mô, giá trị tài sản tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc thẩm định tài sản của khách hàng vay vốn và tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, đồng thời hạn chế rủi ro đạo đức do khách hàng gây ra. KẾT LUẬN Tiếp tục thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua NHNo&PTNT Việt Nam nói chung, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản nói riêng đã xác định rõ vị trí nhiệm vụ của mình đối với sự nghiệp phát triểm kinh tế đất nước, đặc biệt là khu vực kinh tế nông nghiêp, nông. Đang được các cấp, các ngành đồng tình ửng hộ. Thực tế trong những năm vừa qua, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu về vốn phụ vụ cho nhu càu của các hộ sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng hộ sản xuất nói riêng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng, song đây cũng là lĩnh vực chứa nhiều rủi ro. Do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, chất lượng tín dụng hộ sản xuất nói riêng có ý nghĩa sống còn tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trong tương lai. Vụ Bản với đặc thù là một địa phương sản xuất nông nghiệp là chính thì hoạt động tín dụng hộ sản xuất luôn giữa vai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản. Trong thời gian nghiên cứu đề tài này, em đã phần nào hiểu rõ hơn về chất lượng tín dụng của các NHTM. Tuy nhiên, do trình độ kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không dài nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong được sự bổ sung, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các anh chị hướng dẫn và các bạn có sự quan tâm với đề tài này. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo Hoàng Xuân Quế đã giúp em khắc phục những thiếu sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu đề tài và giúp cho đề tài này có ý nghĩa hơn trong thực tiễn. Danh mục tài liệu tham khảo 1. TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB thống kê, 2004. TS Lưu Thị Hương, Tài chính doanh nghiệp, NXB thống kê, 2005. Peter Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính 2001. TS Hoàng Xuân Quế, Nghiệp vụ ngân hàng trung ương, NXB thống kê 2002 Feredric S.Miskin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1994. Eward W. Reed và Eward K. Gill, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. Nghiệp vụ tín dụng, Học viện ngân hàng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản năm 2004, 2005,2006. Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước, Sổ tay tín dụng của ngân hàng. Luật các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước. Một số tài liệu khác MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9694.doc
Tài liệu liên quan