Đề tài Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở Việt Nam

Mục lục LỜI CẢM ƠN . 2 TỪ VIẾT TẮT 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀ THÔNG TIN CƠ SỞ 8 A. Giới thiệu 8 B. Thông tin cơ sở 9 1. Tiến trình đưa ra khái niệm về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường 9 2. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong bối cảnh Việt Nam 11 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN 13 A. Định nghĩa các khái niệm cơ bản 13 1. Môi trường 13 2. Nghèo đói . 13 3. Chính sách: . 14 4. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường (PEL): . 17 B. Quá trình và phương pháp nghiên cứu 17 1. Quá trình nghiên cứu: . 17 2. Phương pháp . 17 CHƯƠNG 3: CÁC KẾT QUẢ CHÍNH 19 A. Các chính sách, chương trình và dự án quan trọng vè xoá đói giảm nghèo và môi trường 19 1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2010 (SEDS) . 19 2. Các chính sách và chương trình phục vụ xoá đói giảm nghèo . 20 a. Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện (CPRGS) . 20 b. Các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo 21 c.Dự án xoá bỏ tận gốc và thay thế cây thuốc phiện 22 3. Các chính sách và chương trình vê môi trường 22 a. Chương trình nghị sự 21 . 22 b. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 23 4. Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường (PELs) . 24 B. Vấn đề giới và dân di cư được phản ánh trong các dự án, chương trình và chính sách . 25 1. Vấn đề giới và dân di cư thể hiện trong các chính sách . 25 2.Vấn đề giới và di cư trong các dự án và chương trình quốc gia 25 3. Thảo luận 26 C. Tài nguyên thiên nhiên và nghèo đói 28 1. Lâm nghiệp . 29 a. Mối liên hệ giữa nghèo đói và lâm nghiệp trong chính sách . 29 (1). Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 29 (2). Luật bảo vệ và phát triển rừng . 30 (3). Các chính sách khác . 30 b. Các chương trình quốc gia về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường . 31 (1). Chương trình bảo tồn rừng và lâm nghiệp . 31 (2). Các chương trình khác . 32 c. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường thể hiện trong các dự án, chương trình quốc gia . 32 d. Thảo luận về các vấn đề nổi cộm trong mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường và lỗ hổng trong lâm nghiệp . 34 (1). Các chính sách được xây dựng tốt nhưng thực thi kém . 34 6Thiếu giáo dục cho người nghèo (đặc biệt về các chương trình, dự án). . 34 (2). Quy hoạch yếu . 35 (3). Quản lý rừng bền vững 37 2. Quản lý đất . 38 a. Những thay đổi trong chính sách đất đai và những tác động của nó đến người nghèo 38 b. Giao đất - sự thoả hiệp giữa mục tiêu bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo 39 c. Quản lý dựa vào cộng đồng để quản lý đất bền vững 40 d. Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường và lỗ hổng trong công tác quản lý đất 41 3. Biển . 42 a. Chính sách biển 42 (1). Luật thuỷ sản 43 (2). Chiến lược phát triển kinh tế biển và ven biển đến năm 2020 . 43 (3). Các chính sách quan trọng khác . 43 b. Các chương trình quốc gia về biển . 44 c. Các dự án biển 45 (1). Dự án “Tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học biểnViệt Nam đến năm 2020” 45 (2). Dự án “Sinh kế bền vững trong và quanh khu vực biển được bảo vệ” do tổ chức tài trợ và Bộ thuỷ sản quản lý. . 45 (3). Dự án phát triển và bảo vệ đất ngập nước ven biển (2000-2005) 46 (4). Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM) . 46 d. Thảo luận về mối liên hệ giữa Nghèo đói và Môi trường 46 4. Năng lượng tái tạo 48 a. Năng lượng tái sinh – các chính sách liên quan 48 b. Các chương trình năng lượng tái tạo . 49 c. Các dự án năng lượng tái tạo . 50 d. Thảo luận về mối liên hệ nghèo đói và môi trường 52 D. Ô nhiễm, nước sạch, sức khoẻ và hệ thống vệ sinh 53 1. Ô nhiễm và nghèo đói . 54 a. Vấn đề ô nhiễm được thể hiện trong các chính sách 54 b. Các dự án Đánh giá tác động môi trường (EIA) 55 c. Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và ô nhiễm . 55 2. Nước sạch, sức khoẻ và vệ sinh môi trường . 57 a. Nước, sức khoẻ và vệ sinh môi trường trong các chính sách . 57 b. Các chương trình quốc gia . 58 c. Các dự án 58 d. Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường 59 CHƯƠNG 4. TỔNG HỢP VÀ KHUYẾN NGHỊ 61 A. Lỗ hổng kiến thức về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường (PEL) 61 B. Khuyến nghị những vấn đề cần nghiên cứu thêm . 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC . 74

pdf96 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghị sự 21 Chủ đề của chương trình nghị sự 21 Chủ đề nhỏ Nội dung Bình đẳng: Bình đẳng xã hội là một trong những nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững, trong đó con người và điều kiện cuộc sống của họ là nội dung trọng tâm. Bình đẳng nói lên mức độ công bằng/vô tư và nguồn tài nguyên nào Nghèo đói: các chỉ số bao quát các vấn đề của nghèo đói, không công bằng trong thu nhập và thất nghiệp. Các vấn đề này đại diện cho các vấn đề ưu tiên của các quốc gia và cộng đồng thế giới. Các chỉ số được sử dụng rộng rãi, là các biện pháp đã qua kiểm nghiệm và tỏ ra có hiệu quả trong việc xây dựng mục tiêu phát triển. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội đưa muc tiêu giảm tỷ lệ dân số sống ở mức quá nghèo tại các quốc gia đang phát triển xuống còn 1/2 đến năm 2015. 74 Chủ đề của chương trình nghị sự 21 Chủ đề nhỏ Nội dung Vấn đề xã hội được phân bổ, cơ hội và quyết định đưa ra. Nó cũng bao gồm cả cơ hội việc làm và tiếp cận các dịch vụ xã hội như: giáo dục, y tế và luật pháp. Những nội dung quan trọng này lên quan đến thành tựu của công bằng xã hội như: xoá đói ngèo, việc là và phân bổ thu nhập; giới, vấn đề dân tộc và tuổi; tiếp cận nguồn tài chính và tài nguyên thiên nhiên và các cơ hội mang tính đa hệ. Bình đẳng giới: Hội nghị thế giới lần thứ 4 về phụ nữ kêu gọi xoá bỏ phân biệt đối xử trong vấn đề việc làm. Mục tiêu chung là thúc đẩy đạt được sinh kế bền vững và bảo đảm cho phụ nữ và nam giới 75 Chủ đề của chương trình nghị sự 21 Chủ đề nhỏ Nội dung Sức khoẻ Sức khoẻ và phát triển bền vững có quan hệ mật thiết với nhau. Cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh, đủ dinh dưỡng và cung cấp lương thực an toàn, các điều kiện sống không bị ô nhiễm, kiểm soát bệnh tật và tiếp cận các dịch vụ y tế - tất cả nhằm góp phần cho dân số khoẻ mạnh. Phát triển không thể đạt được hoặc bền vững nếu tỷ lệ dân bị mắc bệnh và không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cao. Trong thực tế, tăng trưởng và phát triển kinh tế có thể góp phần cải thiện sức khoẻ người dân và mang lại dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. Một môi trường trong sạch là rất quan trọng đối với sức khoẻ và đời sống người dân. Tăng trưởng kinh tế không ổn định cùng với mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên không hợp lý sẽ dẫn đến suy thoái môi trường và tác động đến sức khoẻ con người. Phát triển đô thị nhanh có thể bỏ xa năng lực bảo vệ môi trường và cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế của xã hội. Ô nhiễm nước và không khí tại các khu đô thị là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong. Các chỉ số quan trọng (từ No5 đến No12) có thể sử dụng để tính toán tiến độ phát triển của quốc gia về mục tiêu sức khoẻ. Cũng cần lưu ý rằng, các chỉ số thuộc các chủ đề khác nói về các vấn đề có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ con người. Các chỉ số này là sự số tạp chất trong không khí đo được tại các khu đô thị, diện tích m2/người và sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp. 76 Chủ đề của chương trình nghị sự 21 Chủ đề nhỏ Nội dung Giáo dục (chỉ số từ No13 đến No15) Giáo dục là quá trình lâu dài và là điều kiện tiên quyết cơ bản để đạt được phát triển bền vững. Lĩnh vực này liên quan đến các lĩnh vực khác của Chương trình nghị sự 21, hiện đang là vấn đề nổi cộm để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và đạt được bình đẳng, xây dựng năng lực, tiếp cận thông tin và tăng cường tiềm năng khoa học. Giáo dục được xem là phương tiện thay đổi vấn đề tiêu thụ và sản xuất mang tính bền vững hơn. Trong khuôn khổ CSD, chủ đề giáo dục mang lại các chỉ số quan trọng để tính toán mức độ giáo dục đạt được và trình độ văn hoá. Đây là hai nội dung liên quan đến chính sách quan trọng của các quốc gia về giáo dục cơ sở. Nhà ở (chỉ số No16) Nhà ở hợp lý là một trong những hợp phần cần thiết để phát triển bền vững. Khả năng có một chỗ ở hợp lý góp phần vào điều kiện sống an toàn hơn, công bằng hơn và chỗ ở trong sạch hơn. Điều kiện sống nghèo nàn gắn với nghèo đói, vô gia cư, sức khoẻ kém, tệ nạn xã hội, gia đình không hoà thuận và dễ tan vỡ, bạo lực, suy thoái môi trường và mức độ nhiễm gia tăng (khả năng miễn dịch kém). Để đánh giá điều kiện chỗ ở và điều kiện sống, các chỉ số quan trọng CSD sử dụng diện tích m2/người là một biện pháp hữu hiện để đánh giá tiến độ liên quan đến chất lượng nhà ở. An ninh (chỉ số No17) Xã hội văn minh có chế độ dân chủ và quản lý tốt trên cơ sở công bằng là điều kiện cần thiết để bảm đảm an toàn, ổn định xã hội, hoà bình, nhân quyền và phát triển bền vững một cách ổn định. Một xã hội an toàn và ổn định là cần thiết để hỗ trợ mục tiêu xoá đói giảm nghèo, đầu tư kinh tế, bảo vệ môi trường, cân bằng giới, hợp tác và sinh kế bền vững 77 Chủ đề của chương trình nghị sự 21 Chủ đề nhỏ Nội dung Dân số (chỉ số No18 và No19) Dân số là một chỉ số quan trọng của phát triển bền vững, từ đó các nhà hoạch định chính sách xem xét đến mối liên hệ giữa con người, tài nguyên, môi trường và phát triển. Thay đổi dân số là một dấu hiệu quan trọng khi các quốc gia đang nỗ lực giảm tỷ lệ nghèo, đạt được tiến độ phát triển kinh tế, cải thiện bảo vệ môi trường và tiến đến sử dụng và sản xuất bền vững hơn. Tỷ lệ sinh ổn định có thể có tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống. Đô thị hoá đã trở thành một xu thế chủ đạo tác động đến tăng trưởng dân số và di dân có thể làm cho điều kiện sống không an toàn và tăng áp lực lên môi trường, đặc biệt là các khu sinh thái. Nghiên cứu về các điều kiện sống tốt hơn tại các khu đô thị phản ánh tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn; thiếu các dịch vụ xã hội; tìnht trạng thiết đất canh tác; thiên tai, đặc biệt là hạn hán; tình trạng bất ổn xã hội. Các khu đô thị đang ngày càng gia tăng nhưng không an toàn vì thiếu các dịch vụ cơ bản. Vấn đề kinh tế Cơ cấu kinh tế (chỉ số từ No39 - No47) Thương mại và đầu tư là các nhân tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Tăng cường tiếp cận thị trường, chuyển vốn và chuyển giao công nghệ và thoát nợ là các vấn đề quan trọng để giúp các quốc gia đang phát triển đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Nghèo đói, khai thác tài nguyên thiên nhiên, tiêu thụ và sản xuất có quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế và các yêu cầu để tăng trưởng kinh tế. Rất khó đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế không dẫn đến mất bình đẳng xã hội và suy thoái môi trường. GDP bình quân là một biện pháp cơ bản của tăng trưởng kinh tế trong khi đó tỷ lệ % đầu tư vào GDP cho thấy khả năng tài chính để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cán cân thương ại trong hàng hoá và dịch vụ cho thấy tính mở và dễ bị tổn thương của một nền kinh tế. Ghánh nặng nợ nần hạn chế khả năng triển khai các ưu tiên môi trường và kinh tế xã hội để đạt được phát triển bền vững của một quốc 78 Chủ đề của chương trình nghị sự 21 Chủ đề nhỏ Nội dung gia. Cam kết ODA là một biện pháp giúp một quốc gia trong cộng đồng quốc tế trong khi đó chuyển vốn ODA cho thấy lòng tin của các nhà tài trợ vào quốc gia đó. Tiêu thụ và sản xuất (các chỉ số từ No48 đến No52) Tiêu thụ và sản xuất không bền vững, đặc biệt tại các nước phát triển, là nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và huỷ hoại môi trường toàn cầu. Một điều dễ nhận thấy là trái đất không thể hỗ trợ mức tiêu thụ của các nước công nghiệp trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa, mức tiêu thụ cao như thế sẽ tác động đến các phương án tiêu thụ và sản xuất của các quốc gia đang phát triển hiện tại và trong tương lai. Chuyển sang phong cách sống bền vững là rất cần thiết để điều phối tốt hơn giữa các quốc gia và nỗ lực của các chính phủ, các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Điều này cần tập trung vào việc giảm mức tiêu thụ nguyên liệu nhưng tăng cường cải tiến công nghệ; cần có các cam kết mạnh hơn để giải quyết nhu cầu của người nghèo; và xem xét nguyên nhân của các chi phí môi trường và xã hội cần được xem là trọng tâm của các hệ thống kinh tế. Rất khó đạt được thay đổi này vì hành vi và lòng tin hiện nay là xuất phát từ từng cá nhân. Một vài chỉ số quan trọng như mức tiêu thụ năng lượng hàng năm/người được kiểm chứng kỹ càng và thường được sử dụng ở cấp quốc gia. Chỉ số sử dụng năng lượng tính đến các vấn đề sau: (1) sử dụng năng lượng trong các ngành thương mại và dịch vụ, (2) sử dụng năng lượng trong giao thông, (3) sử dụng năng lượng vào nhu cầu của công dân, (4) sử dụng năng lượng cho nhu cầu sản xuất và (5) sử dụng năng lượng theo GDP bình quân đầu người Vấn đề môi trường Không khí/khí quyển (các chỉ số từ No 20 - No22) Vấn đề không khí (gồm: thay đổi khí hậu, mất ôzôn ở tầng bình lưu, axit hoá, chất lượng không khí tại các khu đô thị và vấn đề tầng đối lưu) là nguyên nhân trực tiếp gây tác động 79 Chủ đề của chương trình nghị sự 21 Chủ đề nhỏ Nội dung đến sức khoẻ con người, đa dạng sinh học, hệ sinh thái và mất mát về kinh tế. Nhiều tác động kéo dài và diễn ra trên diện rộng và để lại hậu qua sau này. CSD liên quan đến khí quyển gồm 3 chỉ số: khí thải nhà kính; tiêu thụ các chất huỷ hoại tầng ôzôn và các chất gây ô nhiễm trong không khí tại các khu đô thị. Đây là những biện pháp chính. vấn đề là ở chỗ khi nào cần can thiệp chính sách để phát triển bền vững. Ba chỉ số này có mối liên hệ mật thiết với các chủ đề khác trong khung chỉ số; ví dụ: đất (đất lâm nghiệp và đất đô thị) và tiêu thụ, sản xuất (sử dụng năng lượng và vận chuyển/giao thông). Vấn đề môi trường Đất (các chỉ số từ No25 - No29) Khái niệm “đất” không chỉ về mặt không gian và địa lý mà còn tài nguyên thiên nhiên nhưL đất nông nghiệp, khoáng sản, nước, động, thực vật. Việc sử dụng không đúng nguồn tài nguyên đất sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các nguồn tài nguyên này cũng như không khí/khí quyển và hệ sinh thái biển. Đất đang trở thành một nguồn tài nguyên khan hiếm, đặc biệt đất nông nghiệp có thể canh tác tốt và bảo tồn hệ sinh thái. Việc tăng mức độ sử dụng đất sai mục đích và giảm diện tích rừng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, ví dụ: nóng toàn cầu và phá vơ chu trình nitơ toàn cầu đe doạ đến tính ổn định và khả năng phục hồi của hệ sinh thái. Môi trường Đại dương, biển và bờ biển (các chỉ số từ No 30 đến No32) Các chỉ số quan trọng của CSD gồm 3 chỉ số thuộc các tiểu chuyên đề về khu vực ven biển và nghề cá ở phạm vi quốc gia và trong khả năng của hầu hết các nước. các chỉ số về tổng dân số sinh sống tại các khu vực ven biển và đảo tập trung tại các khu vực ven biển là áp lực đối với tài nguyên ven biển, đặc biệt từ các hoạt động trong đất liền. Chỉ số đánh bắt hàng năm các loài chính là chỉ số quan trọng trong đó số liệu là hoàn toàn có thể thu thập được để tính toán mức độ của hoạt động đánh cá. 80 Chủ đề của chương trình nghị sự 21 Chủ đề nhỏ Nội dung Vấn đề môi trường Nước ngọt/sinh hoạt (các chỉ số từ No33 đến No35) Nước ngọt là rất cần thiết đối với cuộc sống con người, hệ sinh thái và phát triển kinh tế. Mọi nơi cần nước ngọt, từ cuộc sống con người, sản xuất lương thực, nghề cá, công nghiệp, thuỷ điện, hàng hải và tái sinh. Các chỉ số nước ngọt trong bộ chỉ số gồm hai yếu tố quan trọng đó là: chất lượng và số lượng. Việc cạn kiệt nguồn nước cho thấy nhu cầu về nước của một quốc gia và tình trạng thiếu nước. Nhu cầu ô xy của các hệ sinh thái cho thấy 2 khía cạnh, đó là sức khoẻ của hệ sinh thái và sức khoẻ con người. 3 chỉ số này là rất quan trọng đối với vấn đề chính sách và là công cụ quan trọng ở cấp độ quốc gia. Vấn đề môi trường Đa dạng sinh học (các chỉ số từ No36 – No38) Đa dạng sinh học không chỉ nói đến tính đa dạng loài mà còn sự phong phú của gen và số lượng phong phú của loài, môi trường sống và hệ sinh thái. Đa dạng sinh học gen, loài và hệ sinh thái là các sản phẩm và dịch vụ quan trọng cho cuộc sống sung túc của con người. Bảo tồn đa dạng sinh học giúp đảm bảo trái đất sẽ đảm đương chức năng của mình là duy trì môi trường sinh thái tự nhiên và thoả mãn nhu cầu của tất cả các sinh thể sống. Sự thay đổi, mất mát và suy thoái liên quan đến đa dạng sinh học có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, văn hoá và đạo đức, sinh thái. Trên 40% kinh tế thế giới và khoảng 80% nhu cầu của người nghèo trên thế giới phụ thuộc vào sự đa dạng sinh học. Các chỉ số về đa dạng sinh học được lựa chọn cho thấy phạm vi của các hệ sinh thái quan trọng được lựa chọn, sự phong phú loài và % các diện tích được bảo vệ trong tổng diện tích. Vấn đề thể chế Khung thể chế (các chỉ số No53 và No54) Các công cụ chính sách và pháp luật hợp lý là một môi trường tốt để phát triển bền vững. Việc hài hoà các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường là rất quan trọng trong khung thể chế. 81 Chủ đề của chương trình nghị sự 21 Chủ đề nhỏ Nội dung Việc thực hiện các chiến lược phát triển bền vững và công ước quốc tế sẽ góp phần cải thiện điều kiện môi trường và kinh tế xã hội và giúp giảm xung đột giữa các quốc gia Các chỉ số quan trọng nằm trong khu thể chế cho thấy sự sẵn sàng của một quốc gia và cam kết chuyển từ cách tiếp cận phân đoạn sang tiếp cận ở dạng chính thể luận, ví dụ tiến đến quá trình phát triển bền vững. Các quốc gia thử nghiệm gợi ý đưa ra 2 chỉ số, chiến lược phát triển bền vững và thực hiện các cam kết quốc tế để phân tích các vấn đề lớn của các quyết định và công ước quốc tế. Cả hai chỉ số này rất dễ xây dựng và chúng cho thấy các hoạt động thể chế cần được tiến hành để hỗ trợ phát triển bền vững một cách toàn diện. Năng lực thể chế (các chỉ số từ No55 – No58) Để đạt được phát triển bền vững, một quốc gia cần phải giàu tiềm năng con người và tài nguyên. Tiềm năng của một nước có thể được đo bằng kỹ năng của nguồn nhân lực, mức độ phát triển khoa học và công nghệ, cơ cấu tổ chức, năng lực thể chế và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Năng lực thể chế làm cho công tác lập kế hoạch, thực thi và giám sát trở nên tốt hơn trong quá trình phát triển bền vững. Năng lực tốt hơn sẽ giúp cải thiện kỹ năng của cộng đồng và năng lực giải quyết các vấn đề nổi cộm; đánh giá các chính sách và phương pháp tiếp cận; nhận biết được chính xác các mặt hạn chế. 2. Luật đất đai Luật đất đai được Quốc hội ban hành năm 1993. Luật quy định việc quản lý và sử dụng đất, quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất. Nội dung Luật gồm: Chương I: Quy định chung Chương II: Quản lý nhà nước về đất Chương III: Quy định việc sử dụng các loại đất Chương IV: Quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất Chương V: Quy định việc thuê đất của các cá nhân và tổ chức quốc tế Chương VI: Quy định về xử lý vi phạm 82 Chương VII: Quy định việc thực hiện 3. Luật thuỷ sản Luật thuỷ sản do Quốc hội ban hành ngày 26/11/2003 gồm những nội dung chính sau: Chương I: Những quy định chung Chương II: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản Chương III: Khai thác thuỷ sản Chương IV: Nuôi trồng thuỷ sản Chương V: Thuyền và các dịch vụ khác phục vụ hoạt động đánh bắt cá Chương VI: Chế biến, buôn bán, xuất và nhập khẩu cá Chương VII: Hợp tác quốc tế trong hoạt động thuỷ sản Chương VIII: Quản lý nhà nước về hoạt động thuỷ sản Chương IX: Phạt và khen thưởng Chương X: Quy định việc thực hiện 4. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006 - 2020 (Do Thủ tướng ban hành và kèm theo Quyết định số 18/2007/QD-TTg, ngày 5/2/2007) Chiến lược lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 là cần thiết, là cơ sở để định hướng phát triển ngành một cách lâu dài. Chiến lược được xây dựng trên cơ sở Chiến lược cũ, giai đoạn 2001 – 2010 được Bộ NN&PTNT phê duyệt và khung Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP) và đưa thêm một số điểm và định hướng mới đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững. Nội dung của Chiến lược gồm 8 phần: Phần 1: Tình hình hiện nay của ngành lâm nghiệp Phần 2: Bối cảnh và kế hoạch phát triển Phần 3: Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển Phần 4: Giải pháp thực hiện Phần 5: Các chương trình Phần 6: Thực hiện Phần 7: Giám sát và đánh giá Phần 8: Dự kiến nhu cầu tài chính và các nguồn Nội dung quan trọng của Chiến lược là phần 3 và 5 được đề cập chi tiết dưới đây. Phần 3: Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển I. Quan điểm phát triển 1. Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái… (như quan định nghĩa về lâm nghiệp đã được trình bày trong phần Mở đầu) 2. Phát triển lâm nghiệp phải đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường. 83 3. Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. 4. Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng. II. Mục tiêu và nhiệm vụ đến năm 2020 1. Mục tiêu • Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng. 2. Nhiệm vụ a) Nhiệm vụ kinh tế • Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng. Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có, gia tăng diện tích và năng suất rừng trồng, tăng cường các hoạt động nông lâm kết hợp và sử dụng có hiệu quả các diện tích đất trống đồi trọc phù hợp cho phát triển lâm nghiệp. Sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ có tính cạnh tranh và bền vững để đáp ứng về cơ bản nhu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản khác. b) Nhiệm vụ xã hội • Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thông qua xã hội hoá và đa dạng hoá các hoạt động lâm nghiệp; tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức, năng lực và mức sống của người dân; đặc biệt chú ý đồng bào các dân tộc ít người, các hộ nghèo và phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa để từng bước tạo cho người dân làm nghề rừng có thể sống được bằng nghề rừng, góp phần xoá đói, giảm nghèo và giữ vững an ninh quốc phòng; các nhiệm vụ cụ thể là: • Tạo thêm 2 triệu việc làm mới trong lâm nghiệp (bao gồm cả khu vực chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các làng nghề thủ công mỹ nghệ). • Tăng thu nhập, góp phần xoá đói và giảm 70% số hộ nghèo trong các vùng lâm nghiệp trọng điểm; • Hoàn thành giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trước năm 2010. c) Nhiệm vụ môi trường • Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng phòng hộ của ngành lâm nghiệp là: Phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường đô thị, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống; tạo nguồn thu cho ngành lâm nghiệp từ các dịch vụ môi trường (phí môi trường, thị trường khí thải CO2, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng…) để đóng góp cho nền kinh tế đất nước. 84 • Nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43 % vào năm 2010 và lên 47% vào năm 2020; • Đến năm 2010 trồng 0,25 triệu ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; • Giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ vi phạm vào rừng. Hạn chế canh tác nương rẫy trên đất lâm nghiệp. Phần 5: Các chương trình Những mục tiêu và định hướng của Chiến lược phát triển lâm nghiệp sẽ được thực hiện thông qua các chương trình sau đây. I. Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững 1. Mục tiêu • Quản lý, phát triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả nhằm đáp ứng về cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại khu vực các dân tộc ít người và miền núi, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần phát triển bền vững quốc gia. 2. Nhiệm vụ • Thiết lập lâm phận quốc gia ổn định cho 3 loại rừng, lập bản đồ và cắm mốc trên thực địa, trong đó quản lý bền vững và hiệu quả toàn bộ diện tích rừng sản xuất ổn định 3,63 triệu ha rừng tự nhiên 4,15 triệu ha rừng trồng (bao gồm rừng trồng nguyên liệu công nghiệp, lâm sản ngoài gỗ và các loại rừng trồng khác); • Tất cả rừng và đất lâm nghiệp được giao, cho thuê cho các chủ quản lý trước năm 2010. • Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng và tăng cường năng lực cho các chủ rừng như: các công ty lâm nghiệp, hợp tác xã, cộng đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. • Sản xuất gỗ ổn định từ rừng tự nhiên, rừng trồng và cây trồng phân tán, đến năm 2010 đạt 9,7 triệu m3 gỗ/năm và đến năm 2020 đạt 20 - 24 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn) và phát triển lâm sản ngoài gỗ nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; • Cung cấp gỗ nhỏ cho chế biến bột giấy: đến năm 2010 là 3,4 triệu m3; đến năm 2020 là 8,3 triệu m3; • Nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng trung bình đạt 15 m3 gỗ/ha/năm trên cơ sở thực hiện Chiến lược giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020. • Làm giàu 0,5 triệu ha rừng nghèo kiệt góp phần nâng cao chất lượng rừng tự nhiên. • Trồng rừng mới đến năm 2010 đạt 1,0 triệu ha (trong đó trồng rừng sản xuất đạt 0,75 triệu ha, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trồng mới 0,25 triệu ha) và 1,5 triệu ha cho giai đoạn sau; trồng lại rừng sau khai thác từ 0,3 triệu ha/năm. • Trồng cây phân tán 200 triệu cây/năm tương đương với 100.000 ha rừng để phục vụ nhu cầu gỗ gia dụng và gỗ củi ở các địa phương. • Kiểm kê rừng theo định kỳ; củng cố và cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng và kinh tế xã hội liên quan. 85 • 100% các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng, thực hiện và giám sát, đánh giá phương án điều chế rừng. • Có ít nhất 30% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2020. • Đầu tư trang thiết bị hiện đại hoá công tác quản lý rừng. II. Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ môi trường. 1. Mục tiêu • Bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) một cách có hiệu quả, có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương và tăng cường đóng góp của các dịch vụ môi trường từ rừng. 2. Nhiệm vụ a) Bảo vệ rừng (Phòng hộ, đặc dụng và sản xuất) • Bảo vệ có hiệu quả 16,24 triệu ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp; • 100% các văn bản quy định về bảo vệ rừng được tuyên truyền phổ biến đến các chủ rừng và người dân trong vùng; • Nhà nước tiếp tục giao khoán bảo vệ 1,5 triệu ha rừng phòng hộ và đặc dụng đến năm 2010. • Giảm 80% số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; • 100% các chủ rừng, thôn, xã có rừng có lực lượng bảo vệ rừng. 100% cán bộ kiểm lâm địa bàn xã và lực lượng bảo vệ rừng được đào tạo nâng cao năng lực; • Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chi phí hoạt động cho bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy và phòng trừ sâu bệnh hại rừng. b) Quản lý hệ thống rừng phòng hộ và rừng đặc dụng • Xây dựng và củng cố hệ thống rừng phòng hộ (đầu nguồn, ven biển và môi trường đô thị) với tổng diện tích khoảng 5,68 triệu ha và hệ thống rừng đặc dụng với tổng diện tích không quá 2,16 triệu ha; • 100% khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng có chủ quản lý (tổ chức nhà nước, tư nhân hoặc cộng đồng) và có quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trung, dài hạn; đến năm 2010 • Tiếp tục thử nghiệm và nhân rộng hình thức quản lý rừng cộng đồng và các hình thức khác (cộng đồng quản lý, công ty cổ phần, hợp tác xã, liên doanh liên kết...). c) Các dịch vụ môi trường • Nghiên cứu định giá các dịch vụ môi trường của rừng như bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, chống bồi tụ, hấp thụ CO2, du lịch sinh thái...; xây dựng cơ chế chi trả cho các dịch vụ môi trường trong giai đoạn 2006 - 2010; • Đến năm 2007, xây dựng và triển khai hoạt động Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. III. Chương trình chế biến và thương mại lâm sản 1. Mục tiêu 86 • Sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh quốc tế chủ yếu dựa vào nguồn gỗ và lâm sản ngoài gỗ nội địa bền vững; áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng về cơ bản các nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng công nghiệp chế biến lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành Lâm nghiệp. 2. Nhiệm vụ • Tổ chức lại ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ để cân đối giữa năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. • Tăng cường năng lực sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản để đáp ứng cơ bản các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. • Đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 15- 20%; thu hút 1,5 triệu lao động và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn. IV. Chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm (RETE) 1. Mục tiêu • Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành Lâm nghiệp. Lấy khoa học công nghệ làm động lực cho phát triển ngành, gắn nghiên cứu, đào tạo với sản xuất và thị trường nhằm nâng cao các đóng góp vào tăng trưởng kinh tế lâm nghiệp, bảo vệ môi trường và cải thiện mức sống cho những người dân làm nghề rừng. 2. Nhiệm vụ a) Nghiên cứu • Tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ sinh học, công nghệ tính chế lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng cao sản, nông lâm kết hợp và cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt; • Cải tiến công nghệ và trang thiết bị cho công nghiệp chế biến lâm sản để tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; • Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng các chính sách có tính đột phá trong ngành Lâm nghiệp (sản xuất có lợi nhuận cao, xã hội hoá, phát triển lâm sản ngoài gỗ, định giá dịch vụ môi trường, thu hút vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước...) b) Giáo dục và đào tạo • Đào tạo chính quy bình quân mỗi năm khoảng 5.000 sinh viên học sinh trong các trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chú ý đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt; • Đào tạo nghề cho 50% nông dân làm nghề rừng và khu vực các làng nghề chế biến lâm sản; • Từ năm 2008, đưa giáo dục bảo vệ môi trường và rừng vào giảng dạy trong tất cả các trường học phổ thông; 87 • 80% cán bộ quản lý rừng ở địa phương được đào tạo về điều tra rừng và xây dựng, thực thi kế hoạch quản lý bảo vệ rừng; • Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và trang thiết bị cơ bản cho các viện, trường lâm nghiệp; • Hoàn thiện và cập nhật các chương trình, giáo trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế; • Tăng cường liên kết giữa hệ thống đào tạo lâm nghiệp với hệ thống khuyến lâm. Đến năm 2020 có từ 1 đến 2 trường đào tạo lâm nghiệp đạt chuẩn quốc tế. c) Khuyến lâm • Nâng cao trình độ chuyên môn về quản lý, bảo vệ rừng cho 80% hộ nông dân; • Thu hút 50% thành phần kinh tế khu vực tư nhân và các tổ chức đoàn thể tham gia các hoạt động khuyến lâm; • Bố trí ít nhất 1 cán bộ khuyến lâm chuyên trách hoặc kiêm nhiệm cho mỗi xã nhiều rừng; phát triển và tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến lâm tự nguyện; • Cải tiến và cập nhật nội dung, phương pháp khuyến lâm để phù hợp với trình độ của nông dân, đặc biệt các hộ nghèo và dân tộc ít người; • Xây dựng mối liên kết giữa hệ thống khuyến lâm và đào tạo với các chủ rừng và doanh nghiệp chế biến lâm sản. V. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp 1. Mục tiêu • Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động lâm nghiệp theo định hướng thị trường và hội nhập quốc tế, có sự tham gia rộng rãi của khu vực hộ gia đình, cộng đồng và tư nhân; kiện toàn hệ thống tổ chức đồng thời đổi mới công tác lập kế hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp. 2. Nhiệm vụ a) Xây dựng và cập nhật hệ thống chính sách, pháp luật và thể chế lâm nghiệp theo hướng phân cấp nhiều hơn cho địa phương và phát triển lâm nghiệp bền vững theo định hướng thị trường và xã hội hóa nghề rừng. b) Xây dựng cơ chế chính sách tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế trong, ngoài nước tham gia đầu tư kinh doanh phát triển kinh tế lâm nghiệp. c) Tổ chức lại và nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo hướng thống nhất chức năng quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng; làm rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức lâm nghiệp các cấp và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ lâm nghiệp. d) Tổ chức một số công ty lâm nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường tại những vùng lâm nghiệp xa xôi khó khăn mà các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa sẵn sàng đầu tư; thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp và chế biến lâm sản của nhà nước đang hoạt động kém hiệu quả. 88 e) Xây dựng, thực hiện và mở rộng các hình thức quản lý bảo vệ rừng cộng đồng. f) Thiết lập hệ thống khuyến lâm nhà nước các cấp và có cơ chế hỗ trợ tổ chức khuyến lâm tự nguyện cho thôn, xã có rừng. g) Xây dựng các đơn vị chuyên trách về giám sát, đánh giá gắn với việc kiện toàn hệ thống lập kế hoạch lâm nghiệp các cấp. 5. Luật bảo vệ môi trường Luật do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005. Luật tập trung vào các hoạt động, chính sách và biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường. Đối tượng áp dụng: • Mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sống trong và ngoài nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. • Quy định bảo vệ môi trường: • Bảo vệ môi trường phải gắn với phát triển kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường phải phù hợp với bảo vệ môi trường ở cấp vùng và toàn quốc. • Bảo vệ môi trường là một công việc của toàn xã hội, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, đơn vị, hộ gia đình và cá nhân. • Các hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, ngăn chặn phải đi đôi với chống ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. • Bảo vệ môi trường phải phù hợp với các quy định và đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử và mức độ phát triển kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ. • Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải chịu trách nhiệm đền bù theo Luật. 6. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia giai đoạn 2001- 2010 Mục tiêu tổng thể của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia giai đoạn 2001-2010 là đưa đất nước tiến lên phát triển, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần và vật chất của người dân; tạo đà để đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá theo hướng hiện đại đến năm 2020 về cở bản. Chiến lược nhằm đảm bảo nguồn nhân lực, năng lực khoa học kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, tiền năng kinh tế, an ninh quốc phòng được tăng cường; Các đơn vị hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được thiết lập về cơ bản và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Cụ thể, chiến lược nhằm đảm bảo rằng đến năm 2010, GDP sẽ ít nhất tăng gấp 2 lần so với năm 2000 và tăng chỉ số phát triển con người (HDI). Bên cạnh đó, chiến lược cũng đề cập đến nâng cao năng lực khoa học kỹ thuật để ứng dụng thành tựu khoa học mới tiến dần đến tiêu chuẩn quốc tế và tự nỗ lực phát triển một số lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới và tự động hoá. hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển kinh tế xã hội, anh ninh quốc phòng và tạo ra bước ngoặt. Hơn nữa, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được tăng cường, quản lý các ngành trọng điểm của nền kinh tế; doanh nghiệp tư nhân được cơ cấu lại và phát triển đảm bảo hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế hộ, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển rực rỡ và lâu dài. Các đơn vị của nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa được thiết lập một cách cơ bản và vận hành tốt, có hiệu quả. 89 7. Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện được Chính phủ ban hành gồm 6 phần. Mục tiêu tổng thể của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 là nâng cao đời sống văn hoá, vật chất và tinh thần của người dân, tạo đà đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá và hiện đại hoá, dân giàu, nước mạnh và xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thiết lập thể chế của một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và bảo tồn tài nguyên quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc cho thế hệ mai sau. Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo, chiến lược còn đề cập mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường và xây dựng kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề này. Theo nội dung chiến lược, rất cần thu hẹp khoảng cách xã hội giữa các vùng và nhóm dân số, giảm các mặt hạn chế của người nghèo và các nhóm sống trong điều kiện khó khăn; nhận thức vấn đề bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ; ổn định và nâng cao đời sống người dân tộc thiểu số; mở rộng mạng lưới an toàn xã hội và bảo vệ xã hội và phát triển một hệ thống phản ứng nhanh; mở rộng sự tham gia và tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội trong nước, các tổ chức phi chính phủ trong quá trình xây dựng và thực thi mạng lưới an toàn xã hội. 8. Luật bảo vệ và phát triển rừng Luật đưa ra các định nghĩa liên quan đến rừng và phát triển rừng và các các quy định chi tiết về phân loại rừng; quyền của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, giao rừng cho cộng đồng thôn bản, giá rừng, đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; thống kê và kiểm kê rừng, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và trách nhiệm bảo vệ rừng… Nội dung chính là bảo vệ hệ sinh thái rừng, động vật, thực vật rừng, phòng chống cháy rừng… Một số nội dung quy định khai thác và buôn bán lâm sản. theo đó, việc khai thác lâm sản phải tuân thủ các quy định về quản lý rừng, không gây tác động xấu đến mục tiêu bảo tồn rừng và bảo vệ phong cảnh rừng và phù hợp với các quy định sau. Trong đó, cho phép khai thác cây chết và cây đổ, lâm sản ngoài gỗ, ngoại trừ các loài cây rừng quý, hiếm và đang bị đe doạ bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về chế độ quản lý và bảo vệ động, thực vật rừng quý, hiếm, đang bị đe doạ và danh mục các loài động, thực vật rừng quý, hiếm và đang bị đe doạ. Bên cạnh đó, việc săn, bắt và bẫy động vật rừng cũng bị cấm. Luật nhấn mạnh vấn đề khai thác và sử dụng rừng sản xuất phải đảm bảo duy trì diện tích rừng, phát triển trữ lượng rừng và chất lượng rừng và phù hợp với quản lý rừng. các cá nhân phá hoại rừng, đốt rừng hay làm hư hại tài nguyên rừng, khai thác rừng trái phép, săn, bắt và nhốt động vật rừng trái phép; mua bán, kinh doanh hoặc vận chuyển lâm sản hoặc không tuân thủ các quy định của luật về bảo vệ và phát triển rừng sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của sự việc. 90 Phụ lục 2. Danh sách người được phỏng vấn về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường Tên Tổ chức Chuyên môn Chức vụ Giáo sư Lê Trọng Cúc Khoa Khoa học môi trường, trường Khoa học tự nhiên Hà Nội Sinh thái con người Giảng viên Tiến sĩ Nguyễn Trung Thắng Bộ TN&MT Nghiên cứu viên cao cấp Kim Thị Thuý Ngọc Bộ TN&MT Chuyên viên nghiên cứu và truyền thông Giáo sư Ngô Đức Thịnh Viện văn hoá dân gian Văn hoá Nghiên cứu viên cao cấp Võ Thành Sơn Trung tâm nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và môi trường (CRES), Trường đại học quốc gia Địa lý Phó giám đốc Thạc sỹ Nguyễn Minh Tiến Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ NN&PTNT Kinh tế Trưởng phòng Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Quế Trung tâm chính sách nông nghiệp - Bộ NN&PTNT Kinh tế nông nghiệp Phó giám đốc 91 Phụ lục 3. Danh sách các chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia đối thoại về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tại các chương trình và dự án do quốc tế và Việt Nam tài trợ Chương trình/dự án Chuyên gia/chuyên viên Địa chỉ Tiến sĩ Meine van Noordwijk Jl. CIFOR, Situ Gede, Sindang Barang, Bogor 16680, Indonesia Chương trình vùng RUPES tại Châu Á do IFAD tài trợ Tiến sĩ Minh Ha Hoang ICRAF/CIFOR Phòng 302, 17T5- Trung Hoà Nhân chính, Hà Nội Dự án Rupes Vietnam do IFAD và SIDA tài trợ; dự án MEKARN Hà Nội về khí sinh học Tiến sĩ Đặng Nguyên Anh Vietnam’s Asia-Pacific Center 54/12, Dao Tan street, Ba Dinh, Ha Noi, Viet Nam Dự án về chính sách di cư trong phát triển kinh tế xã hội các khu vực miền núi do Chính phủ tài trợ Tiến sĩ Ann Elizabeth Killen Carl Bro Vietnam 23, Ngõ 193, Đặng Tiến Đông, H à nội Dự án nước, sức khoẻ và hệ thống vệ sinh do DANIDA tài trợ Thạc sĩ Alison Clausen Carl Bro Vietnam 23, Ngõ 193, Đặng Tiến Đông, H à nội Dự án EIA do ADB tài trợ Tiến sĩ Terry Sunderland CIFOR Global Office in Bogor, Indonesia International NGO Quản lý rừng cộng đồng Tiến sĩ Trương Văn Tuyển HUAF 102 Phùng H ưng, Tp.Huế, Vietnam Dự án nghiên ncứu CBNRM tại đầm phá Tam Giang tại tỉnh Thừa Thiên Huế Tiến sĩ Ludovic Lacrosse & Carl Bro Vietnam Các dự án về năng lượng tái tạo 23, Ngõ 193, Đặng Tiến Đông, H à nội Tiến sĩ Trần Quang Cử 92 Phụ lục 4. Rupes Việt Nam – bài học kinh nghiệm7 Đối với các tổ chức quốc tế tham gia làm việc tại Việt Nam như ICRAF, IUCN, CIFOR, Winrock International, thì khái niệm Rupes (Hưởng lợi từ dịch vụ môi trường) và PES (Chi trả phí dịch vụ môi trường) có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ có duy nhất WWF chú trọng đến PES. IUCN và Winrock International dường như không có sự phân biệt giữa Rupes và PES. Còn đối với ICRAF SEA, chúng tôi chú trọng đến nỗ lực của chúng tôi cho Rupes. Khái niệm Rupes ở đây được nêu chi tiết trong phần 2.2. 1. Các hoạt động khen thưởng của ICRAF-CIFOR và các đối tác tại Việt Nam Trong giai đoạn 2002-2005, một ban đối tác gồm ICRAF và CIFOR và một vài tổ chức trong nước khác đã tiến hành một số nghiên cứu tiền đánhgiá, phỏng vấn các bên liên quan. Hoạt động này đã được đưa ra thảo luận tại hội thảo với các bên tổ chức tại Thừa Thiên Huế ngày 3-4/12/2004. Sau hội thảo với các bên tại Thừa Thiên Huế tháng 12/2004 đã tổ chức một số hội thảo nhỏ tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam và tổng hành dinh của CIFOR-ICRAF SEA tại Bogor, Indonesia để đưa ra các hoạt động cụ thể cho Rupes Việt Nam. Nội dung này đã được xây dựng thành đề xuất dự án trình Quỹ uỷ thác cho ngành Lâm nghiệp (TFF) do Văn phòng Điều phối Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP CO) quản lý tháng 11/2005 (ở đây gọi là đề xuất TFF). Các bên tham gia gồm: Cục kiểm lâm, Cục lâm nghiệp, Trường đại học nông lâm Huế, IUCN và WWF, GEF của Bộ TN&MT đã cho ý kiến về ý tưởng dự án tại cuộc họp được tổ chức vào ngày 20/12/2004 tại Viện Khoa học lâm nghiệp cũng như một số cuộc họp không chính thức khác giữa tổ công tác với các bên tham gia. 2. Khái niệm Rupes do ICRAF SEA đưa ra8 Đặc điểm thị trường được định nghĩa là thực tế, có tính tự nguyện và có điều kiện. ảnh hưởng của chúng đến nghèo đói đan xen lẫn nhau. Nhiều vấn đề môi trường và mức độ khan hiếm dịch vụ sinh thái gia tăng là do “không có thị trường”. Sự chậm chễ về mặt thời gian, nguyên nhân - kết quả phức tạp và nhiều quyền và nghĩa vụ trong vấn đề môi trường làm cho các vấn đề liên quan đến dịch vụ trong quá trình ra quyết định tập trung vào “các hành hoá có thị trường”. Cần kết hợp gì giữa đặc điểm và vấn đề thiếu thị trường để tạo ra cơ chế hiệu quả, bền vững và công bằng vô tư để tránh suy thoái môi trường? Các cơ chế dựa vào thị trường và hướng nghèo có khả thi không? Chúng tôi đưa ra để xác định các cơ hội đôi bên cùng có lợi giữa người hưởng lợi từ dịch vụ môi trường và người quản lý tài nguyên để tác động lẫn nhau nhằm tạo ra quy chế áp dụng cho vấn đề môi trường. Chúng tôi kết hợp giữa nguyên tắc và nội dung của thuyết phúc lợi xã hội, phương pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên tổng hợp và kinh tế thể chế để đạt được khung tiêu chí và chỉ số chung cũng như để làm rõ phương pháp đa bên (8 bên như đã được xác định từ trước) và những thách thức trong xoá đói giảm nghèo thông qua cơ chế bồi hoàn và khen thưởng. Tiêu chí liên quan đến hiệu quả, hiệu suất và tính bền vững của cơ chế hưởng lợi được đưa ra liên quan đến các câu hỏi sau: (1) Việc hưởng lợi có thực tế không? (2) Họ sẽ tự nguyện? (3) Áp dụng điều kiện nào? Tiêu chí về vấn đề công bằng liên quan đến 3 câu hỏi sau: 7 Được trích từ Báo cáo của ICRAF tại Việt Nam về dự án Rupes do IFAD và ICRAF tài trợ. 8 Nội dung này được Meine van Noordwijk dự thảo để trình bày tại Hội thảo Lào tháng 12/2006. 93 (1) Nghèo đói có liên quan đến dịch vụ môi trường không? (2) Ai sẽ bị loại ra? (3) Bên hưởng lợi có phải là người nghèo không? 3. Ở cấp địa phương đã tổ chức các nghiên cứu điểm về tất cả các loại hình dịch vụ môi trường 3.1. Phong cảnh và du lịch sinh thái Từ góc độ của IUCN, phong cảnh cần được lưu tâm hơn ở Việt Nam vì địa hình cũng như khí hậu tạo cho Việt Nam có một phong cảnh tuyệt đẹp và có nhiều tiềm năng phát triển chi trả phí dịch vụ môi trường. Ví dụ về mô hình cơ chế cải thiện hệ thống hưởng lợi cho cộng đồng từ dịch vụ môi trường đối tác ICRAF-CIFOR tại việt Nam lên kế hoạch. Một mô hình về hệ thống hưởng lợi cho cộng đồng vì dịch vụ phòng hộ đầu nguồn và phong cảnh sẽ được thử nghiệm tại Suối Voi của huyện Phú Lộc. Người mua/người ủng hộ các dịch vụ môi trường là hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên9. WWF cũng quan tâm đến việc thử nghiệm các hoạt động chi trả phí dịch vụ môi trường về vẻ đẹp phong cảnh mang lại, đặc biệt là du lịch sinh thái biển ở Việt Nam. Một số dự án sinh thái biển đã được tiến hành tại Phú Quốc, Cù Lao Chàm và Côn Đảo nhằm khám phá cơ hội thu lợi từ dịch vụ môi trường trong khu vực10. Hai dự án chi trả dịch vụ môi trường được phê duyệt gần đây về phong cảnh là “Du lịch dựa vào cộng đồng” và “bảo tồn đa dạng sinh học biển và ven biển và sử dụng bền vững tại Côn Đảo” dự kiến sẽ thử nghiệm các mô hình về cơ chế chi trả do công ty nước giải khát tại hạ lưu sông Hương thanh toán cho hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học tại khu vực thượng nguồn (không rõ ai là người bán, cộng đồng, nông dân hay doanh nghiệp tư nhân) và những người sử dụng khác nhau trả cho quản lý bền vững thông qua một quỹ uỷ thác11. 3.2. Chức năng phòng hộ đầu nguồn IUCN cũng cho rằng phòng hộ đầu nguồn có tiềm năng lớn ở giai đoạn này tại Châu Á. Cần xem xét cả hai khía cạnh: chất lượng và số lượng nước và phí thu được từ dịch vụ này có thể không đem trả lại cho người cung cấp mà được sử dụng vào mục đích khác - dịch vụ lâu dài. Một ví dụ về đối tác ICRAF-CIFOR tại Việt Nam về mô hình thanh toán phí dịch vụ môi trường cho cộng đồng tham gia cung cấp nước sạch cho các nhà máy thuỷ điện và các nhà máy sẽ được thử nghiệm tại khu vực của dự án hành lang xanh (VD: Hồ Tá Trạch và sông Hương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế). Một số hệ thống khuyến khích liên quan đến quản lý và tiếp thị sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ được lên kế hoạch thử nghiệm tại huyện A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây được xem là lợi ích từ chức năng phòng hộ đầu nguồn. WWF cũng đang thực hiện 3 dự án để thử nghiệm các mô hình thanh toán phí dịch vụ môi trường cho chức năng phòng hộ đầu nguồn, bao gồm: (i) Dự án ‘Thanh toán tiền nước dọc hạ lưu sông Đồng Nai”. Dự án này kiểm tra cơ chế thanh toán mà người hưởng lợi tại khu vực hạ lưu trả cho dịch vụ bảo vệ thượng lưu. Người mua và người bán đang được xác định. 9 Ví dụ này được đưa ra trong đề xuất của ICRAF-CIFOR-FSIV gửi TFF năm 2005. 10 Thông tin này được thu thập thông qua quá trình tham vấn với Richard McNelly đang làm việc cho tổ chức WWF Việt Nam 11 Bài trình bày của WWF tại Hội thảo về PES – Đưa PES vào Luật đa dạng sinh học 94 (ii) Dự án “thanh toán tiền bảo vệ rừng thượng lưu sông Thu Bồn”. Dự án này sẽ kiểm tra việc thanh toán cho dịch vụ bảo vệ đầu nguồn của các công ty xây đập mà không thu lợi. Còn chưa rõ làm thế nào để số tiền phí thu được sẽ được sử dụng như thế nào. (iii) Dự án “Hỗ trợ tài chính bền vững cho Vườn quốc gia Bạch Mã”. Dự án này thử nghiệm nhiều mô hình người sử dụng đất và các hưởng lợi khác từ dự án đóng góp vào Quỹ uỷ thác của vườn quốc gia Bạch Mã4. Mặc dù đã làm việc tại lưu vực sông Đồng Nai nhưng khác với WWF, JDR 3rd Chương trình học bổng tại Việt Nam tập trung vào tác động của giao đất lâm nghiệp và đây được xem như một cơ chế khen thưởng cho hoạt động bảo vệ rừng, thành tựu, hạn chế và lợi ích đến sinh kế của người dân địa phương tại 6 thôn (Lộc Lâm, Lộc Phú, Quốc Oai, An Nhơn, Phủ Lý và Vĩnh An)12. Nghiên cứu đã cho thấy cơ chế khen thưởng cho người nghèo vì bảo vệ đầu nguồn và đảm bảo lợi ích cho người hưởng lợi tại hạ lưu là không tương xứng với dịch vụ họ mang lại. Kết luận rằng có rất nhiều khác hàng tiềm năng sẽ được xem xét đến để tạo ra một cơ chế thanh toán bền vững và hiệu quả hơn. Điều này phù hợp với những gì mà CIFOR và ICRAF nghiên cứu7,8 . 3.3. Đa dạng sinh học Đối tác ICRAF-CIFOR-WWF tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã thảo luận về việc làm thế nào để xác định người mua/người hỗ trợ bảo tồn quốc tế tiềm năng trong khuôn khổ dự án hành lang xanh cho bảo vệ đa dạng sinh học loài Saola 13. WWF hiện đang tiến hành 3 dự án để kiểm tra các phương pháp tiếp cận thanh toán phí dịch vụ môi trường, trong đó gồm: (i) khuyến khích trồng và phát triển thị trường cho diện tích trồng dừa bằng việc tạo điều kiện thuận lợi để bán sản phẩm cho người nông dân trồng dừa tại tỉnh Lâm Đồng; (ii) người sử dụng cuối cùng trả tiền cho việc quản lý bền vững khi mua các sản phẩm ngư nghiệp có chứng chỉ và khách hàng trả cho nhãn hiệu sinh học tại Phú Quốc và Bến Tre và (iii) người sử dụng cuối cùng trả cho việc quản lý bền vững khi mua các sản phẩm gỗ và lâm sản có chứng chỉ và khách hàng trả cho nhãn hiệu sinh học ở quy mô quốc gia (FSC hoặc CoC). Do các dự án này vẫn còn trong giai đoạn đầu triển khai nên bài học kinh nghiệm chỉ có thể có trong những năm tiếp theo. WWF cũng đang xây dựng một dự án mới về dịch vụ đa dạng sinh học để thiết lập một cơ chế đối tác cho các khách sạn và công ty du lịch để phát triển du lịch sinh thái tại đảo Phú Quốc4. 3.4. Hấp thụ khí các bon Viện khoa học lâm nghiệp và Cục lâm nghiệp của đang làm việc về cơ chế phát triển sạch. Đây là một cơ chế thúc đẩy hoạt động trồng rừng. Các hoạt động xây dựng năng lực về cơ chế phát triển sạch do SNV điều phối14 4. Ở cấp chính sách Như đã thống nhất với đối tác ICRAF-CIFOR, thông qua các nghiên cứu tiến hành15, IUCN cũng chỉ ra những hạn chế khi thiết lập và thực hiện PES đó là thiếu 12 Trả cho dịch vụ bảo vệ đầu nguồn: Nghiên cứu điểm tại thượng nguồn song Đồng Nai (dự thảo báo cáo lần 1) do Nhóm công tác PES Việt Nam của Chương trình học bổng lần thứ 3 Winrock International JDR tiến hành. 13 Lấy từ đề xuất dự án TFF (xem phần 2.1). 14 Làm việc riêng với Ông Vũ Tấn Phương và Bà Khanh tại Viện Khoa học lâm nghiệp 15 Wunder et al.2005. Thanh toán hay kiểm soát tốt hơn. Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế, JI.CIFOR, Situ Gede, Sindang Barang, Bogor, Indonesia. 95 vốn và lợi ích kinh tế thu được từ hoạt động này thấp. Ngoài ra, một thách thức đối PES là xác định và thống nhất giá trị mà người mua sẵn sàng trả. Việc nâng cao nhận thức người dân và tiến hành tiếp thị là rất cần thiết. Theo IUCN, cầu và cung thị trường dịch vụ môi trường ở Việt Nam còn chưa tương xứng vì dịch vụ môi trường cung ứng chưa đủ và vì chưa có thị trường cho dịch vụ này để phản ánh giá trị mà nó mang lại cho xã hội. Không chỉ vấn đề thị trường chưa tương xứng mà còn việc phân loại và phân biệt người bán và người mua, như IUCN đã nêu, còn chưa rõ ràng ở Việt Nam. IUCN đã cử các chuyên gia và luật sư về môi trường để hỗ trợ Bộ TN&MT chuẩn bị Luật đa dạng sinh học. Một số hội thảo và hội nghị chuyên đề về thanh toán dịch vụ môi trường sẽ được tổ chức trong 6 tháng tới và đây là một diễn đàn mở cho các bên tham gia thảo luận với các nhà xây dựng luật về phương pháp thanh toán phí dịch vụ môi trường tối ưu nhất tại Việt Nam. Vấn đề cần lưu ý thông qua các cuộc họp này là trong khi nhiều cơ quan, tổ chức của Việt Nam quan tâm đến định nghĩa về thanh toán phí dịch vụ môi trường thì IUCN đã nói rõ là định nghĩa và việc hiểu thuật ngữ thanh toán phí dịch vụ môi trường chịu sự tác động của các yếu tố xã hội, kinh tế, chính trị. Do vậy, chúng ta cần có cách hiểu riêng của chúng ta về thanh toán phí dịch vụ môi trường16. and The et al.2004. Thưởng cho nông dân vùng cao về dịch vụ môi trường họ mang lại: Kinh nghiệm, hạn chế và tiềm năng ở Việt Nam. Trung tâm nông lâm thế giới (ICRAF), Văn phòng vùng Đông Nam Á, Bogor, Indonesia. 16 Nội dung này lấy từ báo cáo của bà Phạm Thu Thuỷ, trợ lý dự án cho ICRAF Việt Nam, điều phối viên tại hội thảo IUCN tại Đại Lải, ngày 26- 27/9/2006. 96

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdffinal20report20120in20viet25944.pdf