Đề tài Mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay (qua khảo sát tại phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn)

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 0 Chương 1: 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10 1. Cơ sở lí luận 10 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12 3. Hệ thống các khái niệm công cụ 14 4. Các lí thuyết xã hội học 21 Chương II: 23 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23 1. Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình 23 1.1. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong nhóm công việc nội trợ 23 1.2. Phân công lao động trong việc sửa chữa các đồ dùng trong gia đình 32 2. Trong phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình 34 2.1. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm sóc và giáo dục con cái 34 2.2. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc thường xuyên làm các công việc cộng đồng 39 3. Đã có sự bình đẳng hơn trong việc ra quyết định các vấn đề trong gia đình 40 3.1. Quyền quyết định trong công việc kinh doanh – sản xuất 40 3.2. Quyền quyết định trong các công việc quan trọng trong gia đình 42 3.3. Quyền ra quyết định chính trong việc định hướng nghề nghiệp và định hướng hôn nhân cho con cái 44 3.4. Quyền quyết định chính trong việc sử dụng biện pháp tránh thai và số con 47

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay (qua khảo sát tại phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Giới thay đổi theo thời gian qua các giai đoạn, thang giá trị thay đổi, mô hình ứng xử giưói khác nhau. Sự khác biệt về giới nam và nữ là khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia dân tộc và các điều kiện kinh tế – chính trị- xã hội – văn hoá cụ thể. Vì hệ giá trị ở mỗi quốc gia là khác nhau nên nó tác động đến sự học hỏi giữa con gái và con trai. * Tóm lại, thuật ngữ giới đã vượt qua cả ý nghĩa ban đầu của nó vốn được dùng trong ngữ pháp để phân loại danh từ giống đực, giống cái, giống trung. Ngày nay nó không dùng để phân biệt giới tính đàn ông, đàn bà mà nó hàm chứa những quan niệm xã hội về vai trò, vị thế và các giá trị của mỗi giới tính mà cộng đồng hay xã hội coi là phù hợp với giới tính này hoặc giới tính khác. Y nghĩa này trước đây được biểu hiện bằng tập hợp từ các mối quan hệ xã hội của giới, sau đó từ “Giới” được dùng để gọi tắt. các mối quan hệ của giới tìm cách giải thích sự bất bình đẳng trong mối qua hệ giữa nam giới và nữ giới về vai trò của mỗi giới tính trong việc phân chia quyền lực, ra quyết định và phân công lao động cả trong phạm vi hộ gia đình cũng như trong quy mô xã hội nói chung. Với định nghĩa này hướng chúng ta chú y đến các đặc điểm cần thiết của quá trình xã hội hoá ; cảm nhận của chúng ta về vai trò, giá trị và hành vi hợp và trên tất cả là mối quan hệ tương tác thích hợp giữa nam giới và phụ nữ. Khái niệm lao động : * Lao động là một thiết chế xã hội trong đó hoạt động con người được định hướng, được tổ chức, sắp xếp nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá nhân, của nhóm và của xã hội. (Lê Ngọc Hùng – tập bài giảng XHH Lao Động) * Xã hội học xem xét “lao động” với tư cách là hiện tượng xã hội nảy sinh, biến đổi và phát triển trong bối cảnh xã hội. Trong đề tài này “lao động” được nhìn nhận trong sự liên quan với quan hệ giới trong gia đình dưới tác động của qua trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Nó là hoạt động tạo nên sự phụ thuộc và rằng buộc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Khái niệm phân công lao động : * Khái niệm phân công lao động được hiểu từ hai góc độ khoa học liên quan đến khái niệm chức năng theo quan niệm kinh tế học bắt nguồn từ A.Smith “phân công lao động” là sự chuyên môn hoá lao động, là sự phân chia quá trình lao động thành các công đoạn, các khâu, các thao tác kĩ thuật để tăng năng suất và hiệu quả lao động. * Theo quan niệm xã hội học do August Comte khởi xướng “Phân công lao động là sự chuyên môn hoá nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng ổn định và phát triển xã hội, củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật tự xã hội. Phân công lao động không đơn thuần là sự chuyên môn hoá lao động mà thực chất là quá trình gắn liền với sự phân hoá xã hội, phân tẫng xã hội và bất bình đẳng xã hội”. * Trong tác phẩm “Sự phân công lao động trong xã hội”(1893) E,Durkheim đã chỉ ra rằng phân công lao động không chỉ có y nghĩa thuần tuý kinh tế, để làm giàu và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động mà phân công lao động còn thực hiện chức năng to lớn hơn, quan trọng hơn đối với cuộc sống con người. Đó là việc tạo ra sự đoàn kết xã hội, sự hội nhập xã hội kiểu mới trong xã hội hiện đại. Với trình độ phân công lao động ngày một cao, vai trò và nhiệm vụ càng bị phân hoá và chuyên môn hoá sâu sắc thì các cá nhân ngày càng phải tương tác với nhau. Hok không còn đoàn kết với nhau một cách máy móc vì sự dập khuôn, vì sự “hao hao” giống nhau trong lao động sản xuất và sinh hoạt mà các cá nhân trở nên phụ thuộc vào nhau, quan hệ với nhau và cần đến nhau nhiều hơn, đó là sự đoàn kết hữu cơ. Sự phụ thuộc lẫn nhau cùng với các trách nhiệm, nghĩa vụ được chia sẻ do sự phân công lao động đã tạo ra gắn kết các cá nhân và các nhóm xã hội lại với nhau. Trong xã hội hiện đại sự đoàn kết xã hội chủ yếu nảy sinh từ sự đa dạng, phong phú của cách suy nghĩ và kiểu hành vi xã hội mà những khuôn mẫu hành động đó được các cá nhân tán đồng, chia sẻ. Theo E.Durkhiem thì yếu tố đặc trưng trong xã hội của sự đoàn kết có tổ chức là sự phân công lao động. Xã hội càng tổ chức phân công lao động càng cao thì mạng lưới các mối quan hệ phụ thuộc ngày càng dày đặc và đồng thời năng lực chuyên môn hoá càng có khả năng trở thành điểm xuất phát cho sự phát triển nhân cách của cá nhân. Sự phân công lao động trong xã hội vó thể xảy ra trên cơ sở khác nhau về đặc điểm tự nhiên của chủ thể lao đọng, cũng như dựa vào các đặc điểm của sự phát triển nền kinh tế – xã hội. * Sự khác biệt giũa nam và nữ dẫn đến sự phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình và xã hội. “Phân công lao động theo giới” như Mác-Ăngghen đã nhận xét trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và nhà nước”, “sự phân công lao động” là hoàn toàn có tính chất tự nhiên. chỉ tồn tại giữa nam và nữ, lúc đầu đó chỉ là sự phân công lao động trong hành vi tình dục, về sau sự phân công lao động chuyển thành sự phân chia phạm vi hoạt động theo giới một cách tự nhiên và đã dẫn đến sự sở hữu có tính đặc trưng theo giới, mỗi giới làm chủ trong lĩnh vực hoạt động riêng của mình. * “Phân công lao động trong gia đình” là sự đảm nhiệm các công việc gia đình của vợ và chồng, và các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện những chức năng của gia đình trong chăm sóc sức khoẻ, giáo dục…đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình. Phân công lao động nam - nữ là yếu tố hình thành vai trò giới trong gia đình và xã hội. Phụ nữ có vai trò biểu đạt tình cảm, nam giới có vai trò – nhiệm vụ (còn gọi là vai trò – công cụ) tạo ra thu nhập. Theo thuyết chức năng, lao động của phụ nữ có chức năng tình cảm và lao động của nam giới có chức năng tư duy và hành động giải quyết nhiệm vụ. Điều đáng chú y là sự phân công lao động theo giới không đơn thuần dựa vào sự khác biệt về các đặc điểm sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền với thói quên, suy nghĩ à quan điểm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Nhằm biện hộ cho sự bất bình đẳng nam nữ và bào chữa cho tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, một số người gán cho phụ nữ những “thiên chức” mà nam giới hoàn toàn có thể làm tốt không kém gì họ, chẳng hạn công việc nội trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái trong gia đình. Khái niệm vai trò giới * “Vai trò giới” là một khái niệm được sử dụng như là cách thức tổ chức hành vi của con người trong một y nghĩa tổng thể. Nó ứng xử như một cơ chế để hiểu được những cách thức mà ở đó những trông đợi của xã hội, những hành động được phản ánh, những khuôn mẫu chung về những hành vi được trông đợi. Trong bối cảnh về sự hiểu biết các quan hệ giới sẽ dẫn tới sự xá định các vai trò của nữ giới và nam giới. Những vait rò này hướng dẫn các hành vi của hai giới được xem như là phù hợp với những mong đợi của xã hội. Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện và yếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh cụ thể. Chính vì bị quy định bởi các yếu tố xã hội cho nên vị trí, vai trò và hành vi của giới không phải là bất biến mà luôn thay đổi khi các điều kiên quy định thay đổi. Khái niệm quan hệ giới * Quan hệ giới không chỉ là những tương quan đơn thuần, những mối liên hệ giản đơn thiết lập từ những thành tố phân tán, biệt lập vào trong một cơ cấu mà là sự liên kết hữu cơ một các tất yếu giữa các thành tố tham gia vào cơ cấu vai trò. Quan hệ giới là sự phối hợp của các vai trò giới, liên quan đến việc xã hội chấp nhân những đặc điểm hành vi đặc thù được tạo thành, phù hợp với bản sắc giới của mỗi con người, do vậy vai trò giới có thể khác nhau do có sự khác nhau về văn hoá và thời kì lịch sử. Khái niệm bất bình đẳng * Theo tác giả Lê Ngọc Hùng và các cộng sự thì “bất bình đẳng là sự không nhang bằng nhau về các cơ hội hay lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội”. Một số tác giả khác thì cho rằng: bất bình đẳng là khái niệm gắn với vị thế cua rmỗi cá nhân để chỉ ra sự khác nhau về mặt quyền lực, uy tín và những đặc quyền đặc lợi gắn liền với quyền lực và uy tín ấy. Bất bình đẳng là một khái niệm có y nghĩa rộng lớn, trong bao cáo của mình tôi chỉ giới hạn y nghĩa của khái niệm ở việc phân công lao động theo giới trong gia đình và những hệ quả nảy sinh từ sự phân công lao động ấy. Khái niệm phân công lao động bất bình đẳng * Là việc phân công lao động giới trong đó có sự bất bình đẳng trong việc hưởng thụ những thành quả của hai giới. Sự phân biệt đối xử với phụ nữ ở đay có nghĩa là phụ nữ phải gánh chịu hầu hết những gánh nặng lao động, gánh chịu những lao động không được trả công, nhưng nam giới lại được hưởng hầu hết thu nhập và phần thưởng từ lao động. ở nhiều nước mô hình rõ ràng nhất trong phân chia lao động theo giới bất bình đẳng là phụ nữ bị giao cho làm phần lớn các công việc gia đình mà không được trả tiền và sản xuất các loại hoa mầu không được tính thành tiền, trong khi đó nam giới là chủ lực trong việc sản xuất các loại vụ mùa được tính thành tiền và các công việc được trả lương. 4. Các lí thuyết xã hội học - Lý thuyết học tập - xã hội: Tác giả tiêu biểu là Walter Mischel, cho rằng vai nam – vai nữ hình thành và phát triển ở mỗi cá nhân là do cá nhân đó học tập, tức là lĩnh hội và làm theo những hành vi của cha mẹ, anh chị em hay những người trong/ ngoài gia đình. Quá trình học tập có thể diễn ra một cách vô thức, tự phát khi đứa trẻ tự động bắt chước hành vi của người cùng giới. Quá trình học tập cũng có thể được định hướng, tổ chức và thực hiện trong bối cảnh, tình huống xã hội nhất định, tức là trong nhà trường. Vai giới có thể hình thành nhờ sự giáo dục - đào tạo trong nhà trường hoặc tác động xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Quan niệm giáo dục vai giới trong xã hội phong kiến đã góp phần hình thành tập quán “ trọng nam khinh nữ” khá phổ biến của không ít gia đình và các cá nhân nam và nữ. Trong gia đình hiện nay, sự phân công lao động vẫn còn chịu ảnh hưởng của quan niệm truyền thống đó, tạo nên sự bất bình đẳng cho người phụ nữ. - Lý thuyết chức năng giới: Theo Lý thuyết chức năng giới thì nam giới được gán cho chức năng chuyên môn (công cụ, nghề nghiệp) để tạo ra của cải vật chất còn phụ nữ có chức năng biểu đạt (văn hoá, tình cảm) để tạo ra của cải tinh thần. Theo E. Durkheim, chức năng giới được quy định một cách tự nhiên – sinh học, “bẩm sinh”, “vốn có”. Do vậy sự phân công lao động trong xã hội phải tôn trọng và tuân theo sự hợp lý của tự nhiên, nếu khác đi là có “vấn đề”, là không bình thường. Ngay cả sự khác biệt đến mức bất bình đẳng giữa nam và nữ về lao động, việc làm và thu nhập cũng được một số tác giả thuộc trường phái chức năng cho là cần thiết và “hợp lý” để đảm bảo trật tự của hệ thống gia đình và xã hội. Đúng là sự phân công lao động nam – nữ là hình thức tổ chức lao động trong xã hội đã có từ rất lâu đời nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bị biến đổi. Trái lại, vị trí, vai trò của phụ nữ phụ thuộc rất nhiều vào cách phân công lao động theo giới và cách tổ chức lao động trong xã hội hiện đại đã có những thay đổi rất to lớn. Xu thế ngày nay, sự phân công lao động trong gia đình được nhận thức rõ ràng hơn vì thế, bắt đầu giảm đi sự bất bình đẳng về phân công lao động trong gia đình. Về lý thuyết và trên nguyên tắc, phụ nữ có thể làm mọi việc mà nam giới làm và được trả công lao động theo nguyên tắc bình đẳng. - Lý thuyết Tương tác biểu trưng Giới: Theo lý thuyết này, mối tương quan giới là sản phẩm của quá trình tương tác giữa các cá nhân nam và nữ. Mối tương tác này được quy định bởi các quy tắc, biểu tượng, các ký hiệu bộc lộ qua các hành vi, thái độ, suy nghĩ của nhau trong quá trình giao tiếp. Vai giới được xác định thông qua hàng loạt các hệ thống biểu tượng do chính người phụ nữ và nam giới tạo ra và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, và mỗi cá nhân lý giải những ý nghĩa của những hành vi đó khác nhau. Sự khác biệt giới về phân công trong lao động nhiều khi xuất phát từ những cái nhìn và sự lý giải về những công việc trong gia đình thông qua tương tác khác nhau. Sơ đồ Tương quan Giới theo Lý thuyết Tương tác biểu trưng: Vai nữ Nữ Nam Vai Nam Biểu tượng Suy nghĩ Hành vi Thái độ Suy nghĩ Hành vi Thái độ Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình hiện nay qua khảo sát tại phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng – thành phố Lạng Sơn. 1. Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình vẫn còn được duy trì, người phụ nữ - người vợ vẫn đảm nhiệm công việc nội trợ và nam giới - người chồng vẫn là người thực hiện chính công việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình: Có thể nói ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, sự phân công lao động theo giới đã được hình thành. Khi ấy nam giới do khoẻ mạnh hơn thì vào rừng, xuống sông để săn bắn, hái lượm, tìm kiếm thức ăn, còn phụ nữ do yếu hơn, phần nữa phải bận bịu với công việc nuôi con nên ở nhà trông con cái và nấu nướng. Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động giữa nam và nữ ngày càng chịu sự chi phối của các lề thói và tập tục xã hội. Trong gia đình truyền thống người vợ đóng vai trò lo toan việc nhà, làm nội trợ, sinh đẻ và dạy dỗ con cái. Còn người chồng đóng vai trò ông chủ, có quyền sở hữu về đất đai tài sản, là người đảm bảo cho sự độc lập về kinh tế của gia đình. 1.1. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong nhóm công việc nội trợ “Công việc nội trợ” là một khái niệm cho đến nay chưa có một định nghĩa nào thật rõ ràng. Theo sự tính toán của các chuyên gia thì người nội trợ phải thực hiện 216 dạng hoạt động khác nhau từ đính khuy đến việc chăm sóc người ốm. “Công việc nội trợ gia đình” hay còn được xem là hoạt động tái sản xuất liên quan đến việc duy trì gia đình. Mặc dù được coi là hoạt đọng thiết yếu để duy trì sự tồn tại của con người song lại không thường hoặc khó quy đổi thành giá trị kinh tế, vì vậy những công việc nội trợ trong gia đình (còn được gọi là lao động gia đình) cho đến nay vẫn được xem xét là loại hình lao động không được trả công. ở nước ta và nhiều quốc gia trên thế giới vẫn xếp các công việc nội trợ vào lĩnh vực “không hoạt động kinh tế” và coi là công việc dành riêng cho phụ nữ. Trong điều kiện hiện nay liệu quan niệm về sự phân công này đã thay đổi? Trong gia đình, các hoạt động tái sản xuất sức lao động cho các thành viên hay còn gọi là công việc nội trợ gia đình được xem như là một hình thức hoạt động diễn ra hằng ngày, là công việc cần thiết để duy trì cuộc sống của mỗi thành viên và sự tồn tại của gia đình. Gia đình sẽ không còn là gia đình nguyên nghĩa nếu như hoạt đọng này không diễn ra mà thay vào đó là sự chen lấn của các loại hình dịch vụ. Ngày nay việc chăm lo cho các thành viên trong gia đình được coi là một công việc quan trọng theo đúng nghĩa của nó, trong đó vai trò của người phụ nữ đặc biệt được đề cao. Nhưng điều đó không có nghĩa phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính trong mọi công việc của gia đình. Phụ nữ Việt Nam ngày nay đang có mặt trên khắp các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình học tập, làm việc, trình độ của lao động nữ cũng ngày càng được nâng cao rõ rệt. Những người phụ nữ không muốn chỉ được bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp mà còn cả trong công việc gia đình. Do vậy cần có sự phân công lao động một cách hợp lí hơn giũa vợ và chồng trong các công việc của gia đình trên cơ sở cùng hợp tác. Việc cùng gánh vác trách nhiệm đối với gia đình mang y nghĩa sâu xa của tình cảm cố kết giữa các thành viên. Sự chia sẻ không còn đơn thuần chỉ là trách nhiệm mà còn đánh giá một đời sống hôn nhân tích cực. Nói cách khác sự bình đẳng trong công việc gia đình giữa vợ và chồng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi không chỉ cho nữ giới mà cả nam giới trong việc hoàn thành tốt hơn vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Nhằm tìm hiểu mức độ tham gia của các thành viên trong các hoạt động thiết yếu của gia đình, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi : “Trong gia đình ông/bà ai là người thường thực hiện chính công nội trợ? ”, và kết quả thu được như sau: Chồng Vợ Chồng và vợ Con Người khác Tổng Nội trợ 6,5% 64.5% 14.8% 8.1% 6.0% 100% Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy một thực tế là hầu như không có thay đổi đáng kể ở sự phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong công việc nội trợ. Người vợ vẫn đảm nhận hết các công việc thuộc về nội trợ 64,5%. Sự tham gia của người chồng chiếm một tỉ lệ nhỏ, chỉ có 6,5% và cả hai vợ chồng cùng tham gia vào công việc nội trợ cũng chỉ ở mức 14,8%. Như vậy qua những số liệu thu thập được từ bảng hỏi, có thể thấy rằng trong các hoạt động thiết yếu của gia đình hiện nay thì dường như vẫn còn duy trì theo mô hình phân công truyền thống: công việc nội trợ của gia đình vẫn do người vợ đảm nhận. Trong một cuộc phỏng vấn sâu cá nhân được tiến hành, chúng tôi nhân thấy đa số những người trả lời đều cho rằng sự phân công lao động như vậy là phổ biến và có thể nó sẽ được duy trì trong một thời gian dài nữa. Phỏng vấn sâu 1: Nam sinh năm 1971 Câu hỏi: Trong gia đình ông thì ai đảm nhiệm các công việc nội trợ như nấu cơm, quét nhà, giặt giũ, dọn nhà, mua thức ăn… Câu trả lời: Tất nhiên là vợ tôi phải đảm nhiệm hết những công việc đó rồi. Tôi đã kể về lịch làm việc của tôi khá là bận nên tôi hầu như không có thời gian làm những công việc nhà. Việc nội trợ thì do vợ tôi làm hết còn vào những ngày nghỉ, thỉnh thoảng tôi cũng giúp đỡ vợ tôi làm việc nhà. Thường thì khi tôi về nhà là tôi đã rất mệt, và tôi chỉ muốn đi ngủ. Sự khác biệt quá lớn giữa vợ và chồng trong công việc gia đình tưởng như bị yếu tố kinh tế trong điểu kiện mới bị che lấp, khiến nó bị xem nhẹ, làm cho cả nam và nữ đều coi nó là chuyện tất yếu, không có gì quan trọng hay đáng lưu y cả bởi vì hoàn cảnh buộc người ta phải lựa chọn như vậy để đảm bảo đời sống của gia đình. Nhưng thực tế những công việc nôi trợ không phải là một công việc đơn giản, nhẹ nhàng như quan niệm của nhiều người, nó cũng đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực của người thực hiện, người phụ nữ vừa phải hoàn thành tốt công việc lao động sản xuất như nam giới, mặt khác lại phải tiếp tục bỏ thêm một lượng thời gian cho công việc bếp núc, don dẹp nhà cửa, với sức khỏe của người phụ nữ liệu như vậy có quá sức không? Phỏng vấn sấu số 4 …..Tôi cho rằng đàn ông khó làm nội trợ được, nếu để họ đi mua bán gì chắc sẽ bị mua đắt. Theo họ người phụ nữ có nhiều kinh nghiệm hơn thì sẽ làm tốt hơn. Người phụ nữ ngay từ nhỏ đã tỏ ra có khả năng vượt trội hơn nam giới về khoản bếp núc, may vá, thêu thùa nên họ làm công việc nhà dễ dàng hơn là chuyện đương nhiên. Họ khéo léo hơn nên đảm nhiệm công việc nhà cũng dễ hơn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy việc duy trì mô hình phân công lao động truyền thống tại hai địa bàn khảo sát là phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng hiện nay có nguyên nhân sâu sa từ nhận thức của chính những người vợ và người chồng. * Xem xét vấn đề tương quan giới người trả lời với việc thường xuyên làm công việc nội trợ có 811 người trả lời trong đó có 383 người là nam chiếm tỉ lệ 47,2%, có 428 người là nữ chiếm tỉ lệ 52,8%, chúng tôi thu được kết quả trong bảng sau: Bảng 1 tương quan giới tính người trả lời với công việc nội trợ Giới tính người trả lời Nội trợ (%) Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Nam 7.3% 59.5% 18.5% 7.6% 7.0% 100.0% Nữ 5.8% 68.9% 11.4% 8.6% 5.1% 100.0% Nhìn vào bảng tương quan, chúng ta đều nhận thấy cả hai giới đều thừa nhận phụ nữ đảm nhận hầu hết các công việc nội trợ * Xem xét vấn đề tương quan trình độ học vấn người trả lời với công việc nội trợ có 811 người trả lời trong đó mù chữ có 13 người trả lời đạt 1,6%; dưới PTTH có 311 người chiếm 38,3%; PTTH có 327 người chiếm 40,3%; trung cấp, dạy nghề có 77 người chiếm 9,5%, cao đẳng, đại học và trên đại học có 83 người chiếm 10,2%, chúng tôi thu được kết quả trong bảng sau: Bảng 2 Tương quan trình độ học vấn của người trả lời với việc thường xuyên thực hiện công việc nội trợ Trình độ học vấn Nội trợ Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không biết chữ .0% 53.8% 7.7% 7.7% 30.8% 100.0% Dưới PTTH 6.1% 66.6% 16.1% 8.0% 3.2% 100.0% PTTH 7.3% 64.8% 14.1% 8.3% 5.5% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 10.4% 53.2% 10.4% 9.1% 16.9% 100.0% CĐĐH 2.4% 67.5% 18.1% 7.2% 4.8% 100.0% Nhìn vào bảng số liệu trong bảng trên ta thấy câu trả lời về các công việc giữa các cấp học không có sự khác biệt, hầu hết họ thừa nhận phụ nữ là người đảm nhận các công việc nội trợ. * Xem xét vấn đề tương quan độ tuổi của người trả lời với việc thường xuyên làm công việc nội trợ có 811 người trả lời trong đó độ tuổi dưới 20 có 19 người trả lời chiếm 2,3%; độ tuổi từ 21 đến 40 có 407 người trả lời chiếm 50,2%; độ tuổi từ 41 đến 60 có 337 người trả lời chiếm 41,6%; độ tuổi trên 60 có 48 người trả lời chiếm 5,9%; chúng tôi thu được kết quả trong bảng sau: Bảng 3 Tương quan độ tuổi của người trả lời với việc thường xuyên làm công việc nội trợ Tuổi của người trả lời (biến khoảng) Nội trợ Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Dưới 20 5.3% 42.1% .0% 10.5% 42.1% 100.0% Từ 21 đến 40 6.6% 64.4% 14.0% 7.4% 7.6% 100.0% Từ 41 đến 60 6.5% 66.2% 18.4% 7.1% 1.8% 100.0% Trên 60 tuổi 6.3% 62.5% 2.1% 20.8% 8.3% 100.0% Bảng tương quan trên cho thấy ở mọi lứa tuổi người trả lời đều cho rằng phụ nữ là người đảm nhận hầu hết các công việc nội trợ. * Xem xét vấn đề tương quan của dân tộc người trả lời với người thường xuyên làm nội trợ có 811 người trả lời; trong đó có 343 người dân tộc Kinh chiếm 42,3%; có 165 người dân tộc Nùng chiếm 20,3%; có 273 người dân tộc Tày chiếm 33,7%; có 25 người là người Hoa chiếm 3,1%, còn lại là 5 người dân tộc khác chiếm 0,6%; chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 4 Tương quan dân tộc cua rngười tra rlời với việc thường xuyên làm công việc nội trợ Dân tộc Nội trợ Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Kinh 6.1% 65.9% 13.7% 7.6% 6.7% 100.0% Nùng 6.1% 67.9% 13.3% 6.1% 6.7% 100.0% Tày 7.7% 60.4% 17.2% 9.5% 5.1% 100.0% Hoa 4.0% 68.0% 8.0% 16.0% 4.0% 100.0% Khác .0% 60.0% 40.0% .0% .0% 100.0% Bảng tương quan trên cho thấy những người trả lời ở các dân tộc khác nhau như, dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Nùng, hay người Hoa đều cho rằng hầu hết phụ nữ làm công việc nội trợ. * Có thể nói qua khảo sát thực tế, chúng ta thấy dù bất kì nam hay nữ, độ tuổi trẻ hay già, trình độ học vấn cao hay thấp, các dân tộc khác nhau, hầu hết người trả lời đều thừa nhận vai trò của người phụ nữ trong công việc nội trợ. Điều đó cho chúng ta thấy giả thuyết về mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình vẫn còn được duy trì, người phụ nữ, người vợ vẫn đảm nhiệm công việc nội trợ là hoàn toàn có cơ sở. Phỏng vấn sâu số 2 Vậy còn các khoản chi tiêu hằng ngày thì do ai quyết định? Tuy là cả hai vợ chồng cùng giữ tiền nhưng các khoản chi tiêu hằng ngày trong nhà thường thì do vợ tôi quyết định, cô ấy tính toán giỏi hơn tôi nên tôi thấy để vợ tôi quyết định các khoản chi tiêu là hợp lí. Cũng theo quan niệm truyền thống, tương ứng với sự phân công lao động đó là quyền quyết định của người vợ trong các khoản chi tiêu hằng ngày. Quan niệm về chức năng “tay hòm chìa khoá” của người phụ nữ vẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam. Những kết quả thu được thông qua việc phỏng vấn sâu cho thấy, lí do của thực trạng trên đó là việc phụ nữ thường đảm nhiệm việc chi tiêu hằng ngày cho sinh hoạt trong gia đình. Hay: Phỏng vấn sâu số 3 Vậy thì ai là người quyết định khoản chi tiêu hằng ngày của gia đình trong nhà cô ạ? Cô là người đi chợ cơm nước nên cô là người quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày của gia đình. Tuy nhiên vấn đề đáng lưu ý ở đây là việc đảm nhiệm chủ yếu việc giữ tiền của phụ nữ lại có liên quan mật thiết tới các chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Do đó có thể nhận thấy sự bất bình đẳng ngay cả trong một vấn đề mà bề ngoài dường như là có lợi thế cho phụ nữ. Trên thực tế việc giữ tiền trong gia đình gần như ngầm định người vợ là người thực hiện các công việc tiếp theo trong chuỗi các công việc nội trợ. * Xem xét vấn đề tương quan giới của người trả lời với quyền ra quyết định trong các khoản chi tiêu hằng ngày có 396 người là nam, đạt 47,8%; 432 người là nữ đạt 52,2% Bảng 5 Tương quan giới tính của người trả lời quyền quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày Giới tính NTL Quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Nam 10.9% 64.1% 14.6% 4.0% 3.8% 2.5% 100.0% Nữ 4.9% 73.1% 13.0% 3.2% 3.9% 1.9% 100.0% Nhìn vào bảng tương quan trên cho thấy cả hai giới đều thừa nhận phụ nữ là người ra quyết định trong các khoản chi tiêu hằng ngày. * Xem xét vấn đề tương quan về trình độ học vấn với việc ra quyết định trong các khoản chi tiêu hằng ngày có 828 người trả lời trong đó 13 người không biết chữ chiếm 1,6%, 317 người dưới PTTH chiếm 38,3%; 332 người từ PTTH trở lên chiếm 40,1%, có 80 người trình độ học vấn là trung cấp dạy nghề chiếm 9,7%; có 86 người trình độ học vấn là cao đẳng, đại học, trên đại học chiếm 10,4%. Bảng 6 Tương quan trình độ học vấn của người trả lời với việc quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày Trình độ học vấn NTL Quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Không biết chữ 15.4% 46.2% 15.4% 15.4% 7.7% .0% 100.0% Dưới PTTH 8.2% 71.3% 13.6% 4.4% 2.2% .3% 100.0% PTTH 8.4% 67.5% 14.5% 3.0% 3.6% 3.0% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 7.5% 61.3% 11.3% 1.3% 13.8% 5.0% 100.0% CĐĐH 2.3% 75.6% 14.0% 3.5% 1.2% 3.5% 100.0% Bảng 7 Tương quan tuổi của người trả lời với việc quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày Tuổi của người trả lời (biến khoảng) Quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Dưới 20 .0% 50.0% .0% 5.0% 35.0% 10.0% 100.0% Từ 21 đến 40 8.3% 65.6% 14.5% 3.3% 5.5% 2.9% 100.0% Từ 41 đến 60 7.7% 74.9% 14.2% 1.8% .6% .9% 100.0% Trên 60 tuổi 6.1% 63.3% 10.2% 18.4% .0% 2.0% 100.0% Bảng 8 Tương quan dân tộc của người trả lời với quyền quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày Dân tộc của NTL Quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Kinh 5.4% 70.7% 10.8% 4.3% 4.8% 4.0% 100.0% Nùng 9.4% 63.5% 19.4% 4.1% 3.5% .0% 100.0% Tày 9.7% 69.7% 13.7% 2.5% 2.9% 1.4% 100.0% Hoa 4.0% 76.0% 12.0% 4.0% 4.0% .0% 100.0% Khác 20.0% 40.0% 40.0% .0% .0% .0% 100.0% 1.2. Phân công lao động trong việc sửa chữa các đồ dùng trong gia đình Trong việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình, các kết quả cho thấy hầu như ở các gia đình được hỏi, người chồng là người đảm nhận chính trong việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình chiếm 69,3%, trong khi đó người được hỏi trả lời là vợ là người đảm nhận chính trong công việc sửa chữa các đồ dùng trong gia đình chỉ chiếm 7,8% và cả hai vợ chồng chỉ chiếm 7,9%. Tương quan giới tính của người trả lời với việc thực hiện chính công việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình Giới tính NTL Sửa chữa đồ dùng trong gia đình Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Nam 75.7% 4.2% 6.3% 7.6% 5.7% .5% 100.0% Nữ 63.6% 11.0% 9.3% 6.8% 7.5% 1.9% 100.0% Người trả lời là nam hay nữ đều cho rằng công việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình là do người đàn ông thưc hiện chính Tuổi của người trả lời (biến khoảng)* Sửa chữa đồ dùng trong gia đình Crosstabulation Tuổi của người trả lời (biến khoảng) Sửa chữa đồ dùng trong gia đình Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Dưới 20 42.1% .0% 15.8% 5.3% 31.6% 5.3% 100.0% Từ 21 đến 40 71.7% 5.9% 6.6% 5.9% 7.9% 2.0% 100.0% Từ 41 đến 60 70.9% 11.0% 8.3% 6.5% 3.0% .3% 100.0% Trên 60 tuổi 47.9% 4.2% 12.5% 22.9% 12.5% .0% 100.0% Dân tộc của NTL * Sửa chữa đồ dùng trong gia đình Crosstabulation Dân tộc của NTL Sửa chữa đồ dùng trong gia đình Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Kinh 69.4% 9.6% 6.4% 6.4% 7.6% .6% 100.0% Nùng 64.2% 6.1% 14.5% 6.1% 7.3% 1.8% 100.0% Tày 72.2% 7.0% 5.1% 8.8% 5.1% 1.8% 100.0% Hoa 64.0% 4.0% 16.0% 8.0% 8.0% .0% 100.0% Khác 100.0% .0% .0% .0% .0% .0% 100.0% Trình độ học vấn NTL * Sửa chữa đồ dùng trong gia đình Crosstabulation Trình độ học vấn NTL Sửa chữa đồ dùng trong gia đình Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Không biết chữ 46.2% 15.4% 7.7% .0% 23.1% 7.7% 100.0% Dưới PTTH 66.2% 8.7% 7.1% 9.3% 7.1% 1.6% 100.0% PTTH 75.2% 6.1% 8.6% 5.2% 4.0% .9% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 58.4% 10.4% 6.5% 7.8% 15.6% 1.3% 100.0% CĐĐH 71.1% 7.2% 9.6% 7.2% 4.8% .0% 100.0% Có thể thấy phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc nội trợ và sửa chữa đồ dùng trong gia đình dường như phù hợp với đặc điểm sinh học của mỗi giới, người chồng thường đảm nhiệm những công việc mang tính phức tạp và nặng nhọc trong gia đình, còn người vợ thường đảm nhiệm những công việc mang tính khéo léo và tỉ mỉ 2. Trong phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình Đã có sự thương lượng vai trò giữa người vợ và chồng trong việc thực hiện các công việc gia đình và xã hội. 2.1. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm sóc và giáo dục con cái Gia đình là một môi trường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ con. Ngay từ khi lọt lòng cho đến hết cuộc đời con người tìm thấy sự đùm bọc về vật chất, tinh thần và tiếp thu sự giáo dục về mọi mặt. Vì một lí do nào đó, có lúc điều này đã bị hiểu sai lệch dẫn đến quan niệm cho rằng việc chăm sóc và giáo dục con cái thuộc về trách nhiệm của người vợ, người mẹ trong gia đình. Liệu ngày nay quan niệm đó đã có sự thay đổi trong phân công lao động giữa vợ và chồng? Chăm sóc con cái có thể coi là một vấn đề quan trọng, nếu không muốn nói là vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình. Với những người cha, người mẹ, sự quan tâm chăm sóc con cái không chỉ là vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ mà hơn thế nữa đó còn là vấn đề tình cảm, là một niềm hạnh phúc lớn lao của các bậc làm cha, làm mẹ. Trẻ em sẽ học tốt hơn, trưởng thành hơn nếu có sự chỉ bảo thường xuyên của cha mẹ. Nhưng ở các hoạt động đó trong gia đình thì ai là người thường xuyên thực hiện – người cha hay người mẹ? Kết quả nghiên cứu về mức độ tham gia các hoạt động chăm sóc và giáo dục con cái thu được những kết quả như sau: Trong công việc chăm sóc sức khoẻ cho con, tuy rằng người vợ vẫn là người thường xuyên làm công việc này (chiếm49,2%) hơn nam giới (chiếm 4,1%), tuy nhiên người chồng đã có sự tham gia nhiều hơn vào việc chăm sóc con cái thể hiện qua 33,4% người trả lời đều cho rằng cả hai vợ chồng cùng tham gia ngang nhau vào công việc chăm sóc con cái. Trong công việc dạy học cho con, mức độ tham gia của người chồng là 14,3%, trong khi đó người vợ là 25,6%, và cả hai vợ chồng cùng tham gia như nhau chiếm tỉ lệ cao nhất là 32,1%. Giới tính NTL Chăm sóc sức khoẻ cho con Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Nam 5.5% 43.1% 38.4% 1.3% 2.3% 9.4% 100.0% Nữ 2.8% 54.7% 29.0% 2.3% 3.0% 8.2% 100.0% Dạy học cho con Nam 15.9% 21.4% 35.5% 4.4% 6.3% 16.4% 100.0% Nữ 12.9% 29.4% 29.0% 5.1% 5.4% 18.2% 100.0% Với những người trả lời có giới tính là nam hay nữ thì đều cho rằng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho con thì người vợ – người mẹ chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với khả năng sẵn có của người phụ nữ. Tuy nhiên đã có sự chia sẻ của người chồng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho con.Trong việc dạy học cho con, tỉ lệ cả hai vợ chồng cùng tham gia dạy học cho con đều chiếm tỉ lệ cao nhất. Đó cũng là bằng chứng để chứng minh cả hai giới đều rất quan tâm đến việc học của con mình. Phỏng vấn sâu số 4 Trong gia đình cô chú thì ai là người đảm nhận chính các công việc đối với con cái như là cho con ăn uống, tắm rửa cho con, giúp con học ở nhà, họp phụ huynh cho con, thưởng phạt con cái ạ? Tất nhiên công việc cho con ăn uống, tắm rửa cho con là do cô phụ trách rồi. Bây giờ con cô lớn rồi thì chúng có thể tự ăn uống và vệ sinh cá nhân cho bản thân. Còn việc học hành của con thì cả hai vợ chồng cùng rất quan tâm. Cô chú cũng muốn cho con sau này làm cán bộ công nhân viên chức, chứ làm nghề buôn bán vừa vất vả, vừa không ổn định. Còn việc họp phụ huynh thì cả hai vợ chồng cô đều rất chú y đến vấn đề này nhưng thường thì chồng cô đi họp phụ huynh. Chỉ lúc nào chồng cô bận thì cô mới đi thay. à, còn việc thưởng phạt con cái thì cũng do cả hai vợ chồng quyết định. Nói chung trong những vấn đề liên quan đến con cái thì cả hai vợ chồng cô đều tham gia. Bây giờ cô chú chỉ phải lo cho một đứa thôi, còn một đứa đi học đại học rồi thì nó cũng phải tự lo việc học của mình. Tuổi của người trả lời (biến khoảng) * Chăm sóc sức khoẻ cho con Crosstabulation Tuổi của người trả lời (biến khoảng) Chăm sóc sức khoẻ cho con Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Dưới 20 .0% 42.1% 10.5% .0% 31.6% 15.8% 100.0% Từ 21 đến 40 2.9% 49.4% 32.2% 2.0% 3.2% 10.3% 100.0% Từ 41 đến 60 5.9% 50.4% 36.8% .9% .9% 5.0% 100.0% Trên 60 tuổi 2.1% 41.7% 29.2% 8.3% .0% 18.8% 100.0% Dạy học cho con Dưới 20 15.8% 5.3% 10.5% 5.3% 26.3% 36.8% 100.0% Từ 21 đến 40 10.8% 27.3% 30.5% 4.2% 5.9% 21.4% 100.0% Từ 41 đến 60 17.2% 26.1% 37.1% 5.3% 4.5% 9.8% 100.0% Trên 60 tuổi 22.9% 16.7% 18.8% 6.3% 6.3% 29.2% 100.0% Tương quan dân tộc của người trả lời với việc chăm sóc sức khoẻ và dạy học cho con Dân tộc của NTL Chăm sóc sức khoẻ cho con Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Total Kinh 4.1% 52.2% 30.9% 1.7% 3.2% 7.9% 100.0% Nùng 5.5% 49.7% 34.5% 1.8% 1.8% 6.7% 100.0% Tày 3.7% 43.2% 36.6% 1.8% 2.9% 11.7% 100.0% Hoa .0% 76.0% 16.0% 4.0% .0% 4.0% 100.0% Khác .0% 20.0% 80.0% .0% .0% .0% 100.0% Dạy học cho con Kinh 16.0% 25.7% 30.0% 5.5% 6.7% 16.0% 100.0% Nùng 14.5% 24.8% 35.2% 4.2% 7.3% 13.9% 100.0% Tày 11.7% 24.5% 34.1% 3.7% 4.4% 21.6% 100.0% Hoa 12.0% 40.0% 20.0% 12.0% .0% 16.0% 100.0% Khác 40.0% 40.0% 20.0% .0% .0% .0% 100.0% Tương quan trình độ học vấn của người trả lời với việc chăm sóc sức khoẻ và dạy học cho con Trình độ học vấn NTL Chăm sóc sức khoẻ cho con Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Total Không biết chữ .0% 30.8% 30.8% .0% 15.4% 23.1% 100.0% Dưới PTTH 4.2% 50.8% 33.4% 2.3% 2.6% 6.8% 100.0% PTTH 4.3% 46.5% 36.4% 1.8% 2.4% 8.6% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 2.6% 49.4% 24.7% 1.3% 5.2% 16.9% 100.0% CĐĐH 4.8% 56.6% 30.1% 1.2% .0% 7.2% 100.0% Dạy học cho con Không biết chữ .0% 23.1% 15.4% 7.7% 15.4% 38.5% 100.0% Dưới PTTH 14.1% 26.4% 31.2% 5.5% 5.8% 17.0% 100.0% PTTH 15.0% 25.1% 32.1% 4.9% 6.1% 16.8% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 16.9% 22.1% 24.7% 2.6% 7.8% 26.0% 100.0% CĐĐH 12.0% 28.9% 44.6% 3.6% 1.2% 9.6% 100.0% Nhìn chung qua các bảng số liệu trên cho ta thấy, ở các gia đình khảo sát, người vợ và người chồng đã cùng nhau chia sẻ công việc chăm sóc và giáo dục con cái. Điều này thể hiện mối quan tâm chung hay sự tương đồng trong việc thực hiện vai trò giữa người vợ và người chồng trong những hoạt động này. Như vậy đã có sự thay đổi trong quan niệm về phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm sóc và giáo dục con cái, đã không có sự phân biệt rạch ròi trách nhiệm của vợ hay chồng trong việc này. 2.2. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc thường xuyên làm các công việc cộng đồng Công việc cộng đồng là những công việc liên quan đến các hoạt động mang tính tập thể. Đó là sự tham gia của người dân vào các công việc như lễ tết, hội hè, ma chay, cưới xin. Cũng có thể đó là các công việc công ích như dọn vệ sinh thôn xóm, những buổi sinh hoạt của dòng họ hay của thôn xóm… Những công việc này thể hiện vị thế và trong nhiều trường hợp là quyền lợi của mỗi người trong cộng đồng. ở Việt Nam những công việc nhuư thế gọi là “việc họ việc làng”. Trong đời sống nhân dân ta từ xưa, những việc như thế chỉ do nam giới đảm nhận, không phải chỗ cho đàn bà, trẻ nhỏ, còn trong thời đại này thì sao? Liệu có phải chỉ có người đàn ông được tham gia vào các công việc cộng đồng? Qua điều tra chúng tôi thu được những kết quả như sau: Chồng Vợ Chồng và vợ Con Người khác Không phù hợp Tổng Thăm viếng họ hàng 19.7% 16.8% 56.6% 2.1% 4.2% .6% 100.0% Ma chay, cưới xin 21.7% 16.8% 55.4% 1.6% 3.8% .7% 100.0% Thờ cúng tổ tiên 32.6% 20.0% 38.0% 1.4% 7.0% 1.1% 100.0% Tham gia công việc xã hội 35.3% 19.2% 35.4% 2.8% 4.7% 2.6% 100.0% Như vậy có thể thấy rằng, hiện nay, những công việc cộng đồng không chỉ là công việc của nam giới nữa, mà thay vào đó phụ nữ đã tham gia nhiều hơn, có tiếng nói nhiều hơn trong việc tham gia vào các công việc mang tính cộng đồng. Bảng số liệu về mức độ thường xuyên tham gia các công việc mang tính cộng đồng ở trên đã cho chúng ta thấy những công việc như ma chay, cưới xin, thờ cúng tổ tiên, thăm viếng họ hàng, tham gia công việc xã hội thì tỉ lệ phần trăm tham gia của nam giới so với nữ giới chênh nhau không đáng kể, mà những người được hỏi đều cho rằng cả hai giới ( cả vợ và chồng) đều có mức độ thường xuyên tham gia như nhau trong những công việc mang tính cộng đồng. Giới tính NTL Thăm viếng họ hàng Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Total Nam 27.9% 7.0% 57.4% 2.3% 5.0% .3% 100.0% Nữ 12.4% 25.5% 55.8% 1.9% 3.5% .9% 100.0% Thờ cúng tổ tiên Nam 39.7% 11.0% 40.5% 1.8% 6.3% .8% 100.0% Nữ 26.2% 28.0% 35.7% .9% 7.7% 1.4% 100.0% Tham gia công việc xã hội Nam 43.1% 9.9% 36.0% 4.2% 4.4% 2.3% 100.0% Nữ 28.3% 27.6% 34.8% 1.6% 4.9% 2.8% 100.0% Ma chay, cưới xin Nam 30.5% 9.4% 54.3% 1.6% 3.9% .3% 100.0% Nữ 13.8% 23.4% 56.3% 1.6% 3.7% 1.2% 100.0% 3. Đã có sự bình đẳng hơn trong việc ra quyết định các vấn đề trong gia đình Tiếng nói của họ trong các quyết định về kinh tế cũng như về chi tiêu được chú y nhiều hơn. 3.1. Quyền quyết định trong công việc kinh doanh – sản xuất Trong điều kiện sống của các gia đình hiện nay, người vợ – người phụ nữ đã thực sự trở thành người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng đời sống kinh tế của gia đình. Họ cũng tạo ra thu nhập không thua kém gì nam giới, thậm chí ở không ít lĩnh vực hoạt động kinh tế họ là người tạo ra nguồn thu nhập chính. Chính từ thực tế này mà vị thế kinh tế của người phụ nữ trong các gia đình ngày càng được nâng cao, điều này được thể hiện rõ trong quyền ra quyết định đối với các công việc kinh doanh, sản xuất Chồng Vợ Chồng và vợ Con Người khác Không phù hợp Tổng Các hoạt động kinh doanh 22.2% 21.4% 20.9% 3.4% 3.3% 28.9% 100.0% Các hoạt động sản xuất 23.4% 17.0% 23.9% 2.5% 3.0% 30.1% 100.0% Bảng số liệu trên cho ta thấy, quyền quyết định đối với các công việc kinh doanh, sản xuất, giờ đây không chỉ dành riêng cho nam giới mà còn dành cho nữ giới (tỉ lệ người được hỏi trả lời quyền quyết định trong hoạt động kinh doanh – sản xuất là do nam giới quyết định hay nữ giới quyết định chênh nhau không đáng kể). Tuy nhiên phụ nữ không phải ra quyết định các công việc này một mình mà có sự tham gia của nam giới. Xu hướng cả hai vợ chồng cùng quyết định trong hoạt động kinh doanh là 20,9%, trong các hoạt động sản xuất là 23,9%. Với việc tham gia vào quyền quyết định trong các lĩnh vực kinh tế như vậy đã nâng vị trí của người phụ nữ lên ngang tầm với nam giới khiến họ có vai trò quan trọng trong việc cùng chồng ra quyết định và thực hiện các chức năng kinh tế của gia đình. Tuy nhiên khi nói đến quyền quyết định giữa vợ và chồng trong các công việc kinh doanh, sản xuất thì yếu tố quan trọng không thể bỏ qua là trình độ học vấn. Trình độ học vấn sẽ quyết định khá nhiều đến quyền ra quyết định các công việc kinh doanh – sản xuất, sự thành bại trong các công việc đó. Khi xem xét tương quan giữa trình độ học vấn và người ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, kết quả thu được như sau Trình độ học vấn NTL * Quyết định hoạt đông kinh doanh Crosstabulation Trình độ học vấn NTL Quyết định hoạt động kinh doanh Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Total Không biết chữ .0% 23.1% 23.1% 7.7% 7.7% 38.5% 100.0% Dưới PTTH 20.2% 18.6% 20.2% 3.8% 2.2% 35.0% 100.0% PTTH 25.3% 23.2% 22.3% 2.7% 2.7% 23.8% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 23.8% 21.3% 18.8% 2.5% 10.0% 23.8% 100.0% CĐĐH 19.8% 24.4% 19.8% 4.7% 2.3% 29.1% 100.0% Quyền quyết định các hoạt động sản xuất Không biết chữ 7.7% 30.8% 30.8% 7.7% 7.7% 15.4% 100.0% Dưới PTTH 26.2% 20.2% 26.8% 4.1% 1.9% 20.8% 100.0% PTTH 24.4% 15.4% 22.6% 1.2% 3.0% 33.4% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 15.0% 15.0% 20.0% 1.3% 7.5% 41.3% 100.0% CĐĐH 19.8% 11.6% 20.9% 2.3% 2.3% 43.0% 100.0% Qua bảng tương quan trên cho ta thấy, hầu như ở trình độ học vấn nào thì công việc kinh doanh, sản xuất cũng do cả hai vợ chồng cùng nhau quyết định là chủ yếu . Điều đặc biệt là với những người không biết chữ thì đều cho rằng người phụ nữ có vai trò ra quyết định nhiều hơn khá nhiều so với nam giới. Trình độ học vấn càng cao thì quyền quyết định của phụ nữ so với nam giới trong các công việc kinh doanh – sản xuất ngày càng ngang nhau, có sự chênh lệch nhưng chênh lệch rất ít, không đáng kể. Như vậy có thể khẳng định rằng, ngày nay phụ nữ đã có vị trí quan trọng trong gia đình. Chính từ thực tế này, vị thế kinh tế của người phụ nữ ngày càng được nâng cao hơn và vai trò của họ đã được nam giới thừa nhận. ở đây đã có sự bình đẳng giới giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng. 3.2. Quyền quyết định trong các công việc quan trọng trong gia đình Ở trong báo cáo thưc tập này, chỉ xem xét người quyết định chính việc mua sắm đồ dùng đắt tiền và xây dựng nhà cửa. Có thể nói mua sắm đồ dùng đắt tiền và xây dựng nhà cửa là những khoản chi tiêu có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống kinh tế của các gia đình. Chính vì vậy cần có sự bàn bạc, thống nhất giữa vợ và chồng khi gia đình có nhu cầu phục vụ cho cuộc sống gia đình. Chồng Vợ Chồng và vợ Con Người khác Không phù hợp Tổng Xây dựng nhà cửa 39.6% 10.3% 39.6% 2.3% 4.2% 4.0% 100.0% Mua sắm đồ đạc đắt tiền 23.1% 19.0% 47.2% 3.1% 3.4% 4.2% 100.0% Kết quả thu được ở bảng trên cho ta thấy, hai vợ chồng cùng quyết định chiếm tỉ lệ cao nhất với xây dựng nhà cửa là 39,6% và mua sắm đồ đạc đắt tiền là 47,2% Trình độ học vấn NTL Quyết đinh trong việc mua sắm đồ đạc đắt tiền Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Total Không biết chữ 23.1% 15.4% 30.8% 15.4% 7.7% 7.7% 100.0% Dưới PTTH 24.9% 22.1% 43.2% 3.8% 1.6% 4.4% 100.0% PTTH 22.3% 17.8% 50.6% 2.1% 3.3% 3.9% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 16.3% 16.3% 48.8% 2.5% 12.5% 3.8% 100.0% CĐĐH 25.6% 15.1% 50.0% 3.5% 1.2% 4.7% 100.0% Quyết định trong việc xây dựng nhà cửa Không biết chữ 7.7% 30.8% 30.8% 7.7% 15.4% 7.7% 100.0% Dưới PTTH 37.9% 13.6% 39.7% 2.8% 2.5% 3.5% 100.0% PTTH 43.7% 7.2% 40.4% 1.5% 3.6% 3.6% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 28.8% 10.0% 38.8% 2.5% 12.5% 7.5% 100.0% CĐĐH 45.3% 7.0% 38.4% 2.3% 3.5% 3.5% 100.0% Qua bảng tương quan về trình độ học vấn của người trả lời với việc ra quyền quyết định đối với các công việc quan trọng của gia đình cho thấy ở trình độ học vấn càng cao thì quyền quyết định đều phụ thuộc vào cả hai vợ chồng. Riêng đối với trường hợp những người được hỏi có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học được hỏi về quyền quyết định trong việc xây dựng nhà cửa thì số người cho rằng nam giới có quyền quyết định chính chiếm tỉ lệ nhiều nhất (45,3%) hơn khá nhiều so với nữ giới (7,0%), và tỉ lệ cả hai vợ chồng cùng ra quyết định chỉ đạt 38,4%. Như vậy giữa vợ và chồng chưa thật sự bình đẳng trong việc quyết định các công việc quan trọng trong gia đình. Mặc dù có được quyền ra quyết định đối với việc chi tiêu các công việc quan trọn trong gia đình và có được phương tiện tài chính trong tay nhưng người vợ vẫn chưa thực sự được bình đẳng với người chồng. Xét ở khía cạnh nào đó thì vai trò của họ bị giới hạn ở người thực hiện, phục tùng những quyết định của người chồng – nam giới. 3.3. Quyền ra quyết định chính trong việc định hướng nghề nghiệp và định hướng hôn nhân cho con cái Chồng Vợ Chồng và vợ Con Người khác Không phù hợp Tổng Định hướng hôn nhân cho con cái 5.2% 6.8% 37.2% 15.8% .8% 34.2% 100.0% Định hướng nghề nghiệp cho con cái 8.5% 8.3% 38.5% 12.9% 1.0% 30.8% 100.0% Qua bảng số liệu trên cho ta thấy cả hai vợ chồng đều quyết định chiếm tỉ lệ cao nhất (trong việc định hướng hôn nhân cho con cái là 37,2%, trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái là 38,5%). Trình độ học vấn NTL Quyết định định hướng hôn nhân cho con cái Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Total Không biết chữ 7.7% 15.4% 23.1% 15.4% 7.7% 30.8% 100.0% Dưới PTTH 6.0% 10.4% 35.6% 14.5% .3% 33.1% 100.0% PTTH 6.0% 3.6% 38.6% 15.7% .6% 35.5% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 1.3% 6.3% 27.5% 21.3% 3.8% 40.0% 100.0% CĐĐH 2.3% 4.7% 48.8% 16.3% .0% 27.9% 100.0% Quyết định hướng nghề ngiệp cho con cái Không biết chữ 7.7% 15.4% 23.1% 15.4% 7.7% 30.8% 100.0% Dưới PTTH 6.6% 11.4% 34.4% 15.8% .3% 31.5% 100.0% PTTH 10.5% 6.6% 39.8% 11.1% .9% 31.0% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 10.0% 3.8% 33.8% 12.5% 3.8% 36.3% 100.0% CĐĐH 5.8% 7.0% 55.8% 9.3% .0% 22.1% 100.0% Qua bảng tương quan trên cho ta thấy, trình độ học vấn càng cao thì cả hai vợ chồng cùng quyết định việc định hướng nghề nghiệp và hôn nhân cho con càng cao. ở trình độ học vấn cao đẳng, đại học, trên đại học, tỉ lệ này chiếm cao nhất là 48,8% đối với việc định hướng hôn nhân cho con cái và55,8% đối với việc định hướng nghề nghiệp cho con cái. ở trình độ học vấn không biết chữ là thấp nhấp lần lượt với tỉ lệ là23,1% và 23,1%. Tuổi của người trả lời (biến khoảng) * Quyết định định hướng hôn nhân cho con cái Crosstabulation Tuổi của người trả lời (biến khoảng) Quyết định định hướng hôn nhân cho con cái Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Total Dưới 20 5.0% .0% 10.0% 25.0% .0% 60.0% 100.0% Từ 21 đến 40 3.6% 4.8% 29.9% 11.4% 1.7% 48.7% 100.0% Từ 41 đến 60 6.8% 9.2% 46.7% 20.1% .0% 17.2% 100.0% Trên 60 tuổi 8.2% 10.2% 44.9% 20.4% .0% 16.3% 100.0% Quyết định định hướng nghề nghiệp cho con cái Dưới 20 5.0% .0% 20.0% 15.0% .0% 60.0% 100.0% Từ 21 đến 40 5.5% 5.9% 32.3% 9.5% 1.9% 44.9% 100.0% Từ 41 đến 60 11.5% 10.9% 47.0% 16.6% .0% 13.9% 100.0% Trên 60 tuổi 14.3% 14.3% 40.8% 16.3% .0% 14.3% 100.0% Nhìn vào bảng tương quan trên cho ta thấy tất cả các độ tuổi khác nhau đều có sự chia sẻ giữa người chồng và người vợ trong việc quyết định các vấn đề về định hướng hôn nhân và định hướng nghề nghiệp cho con cái. Cả hai vợ chồng cùng quyết định chiếm tỉ lệ cao nhất ở độ tuổi từ 41-60 (quyết định hướng hôn nhân cho con cái là 46,7% và quyết định định hướng nghề nghiệp cho con cái là 47,0%). Điều này được giải thích là thường những người trong độ tuổi từ 41- 60 này, con cái của họ đã đến tuổi trưởng thành để tìm việc làm và đến tuổi kết hôn để lập gia đình, chính vì thế mà quyền quyết định của cả hai vợ chồng đối với việc định hướng hôn nhân và định hướng nghề nghiệp cho con cái của mình là cao nhất. Chúng ta cũng biết rằng hôn nhân là một trong những công việc quan trọng nhất của cuộc đời mỗi con người. Hôn nhân dựa trên sự tự nguyện và sự lựa chọn đúng đắn sẽ xây dựng được một gia đình hạnh phúc. Vì vậy cha mẹ phải có những định hướng đúng thời điểm, đúng mức độ cho con cái để cho con cái mình có được sự lựa chọn phù hợp. 3.4. Quyền quyết định chính trong việc sử dụng biện pháp tránh thai và số con Chồng Vợ Chồng và vợ Con Người khác Không phù hợp Tổng Sử dụng biện pháp tránh thai 4.2% 27.9% 44.2% 1.3% 1.1% 21.3% 100.0% Số con 8.5% 12.3% 59.1% 1.0% 1.1% 18.1% 100.0% Trong các gia đình được khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, đối với quyền quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai và số con đều do cả hai vợ chồng cùng quyết định. Khác với xã hội Việt Nam truyền thống, do sức ép của quan niệm phải có con trai để nối dõi tông đường nên quyền quyết định số con không phụ thuộc về phụ nữ mà thuộc về người chồng, thậm chí là thuộc về dòng họ. Ngày nay, quyền quyết định chính về số con là do cả hai vợ chồng cùng quyết định, chiếm tỉ lệ khá cao là 59,1% và quyền quyết định trong việc sử dụng biện pháp tránh thai cũng do cả hai vợ chồng quyết định chiếm tỉ lệ 44,2%. Đây là một bước tiến bộ rất lớn của sự bình đẳng nam nữ và qua đây ta cũng thấy vai trò quan trọng của người phụ nữ đối với việc quyết định số con và sử dụng biện pháp tránh thai giữa vợ và chồng trong gia đình. Quyền quyết định sinh con còn phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ học vấn, lứa tuổi… Trình độ học vấn NTL * Quyết định số con Crosstabulation Trình độ học vấn NTL Quyết định số con Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Total Không biết chữ .0% 23.1% 53.8% 7.7% 7.7% 7.7% 100.0% Dưới PTTH 9.8% 11.4% 59.9% .6% .3% 18.0% 100.0% PTTH 9.9% 13.9% 57.5% .9% .9% 16.9% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 2.5% 8.8% 55.0% 1.3% 3.8% 28.8% 100.0% CĐĐH 4.7% 11.6% 66.3% 1.2% 1.2% 15.1% 100.0% Quyết định sử dụng biện pháp tránh thai Không biết chữ 7.7% 38.5% 30.8% 7.7% 7.7% 7.7% 100.0% Dưới PTTH 5.0% 26.2% 44.2% .9% .0% 23.7% 100.0% PTTH 4.5% 31.0% 43.4% 1.8% 1.2% 18.1% 100.0% Trung cấp, dạy nghề .0% 23.8% 41.3% .0% 5.0% 30.0% 100.0% CĐĐH 3.5% 24.4% 52.3% 1.2% .0% 18.6% 100.0% Do trình độ nhận thức và hiểu biết còn hạn chế nên những người được hỏi ở trình độ không biết chữ đều cho rằng phụ nữ là người quyết định chính trong việc thực hiện các biện pháp tránh thai (38,5%), còn nam giới là người quyết định chính việc sử dụng biện pháp tránh thai chiếm tỉ lệ rất nhỏ 7,7%. Trình độ học vấn càng tăng lên thì quyền quyết định chính của cả hai vợ chồng đối với các công việc này cũng tăng lên. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (28).doc
Tài liệu liên quan