Vị trí địa lý
Diện tích tự nhiên 1.507,57 km2, chiếm 0,45% diện tích cả nước (năm 2009).
Dân số: 1.837.302 người, mật độ trung bình 1.218,8 người/km2 (năm 2009).
Bao gồm 7 quận và 8 huyện, huyện đảo.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông.
Hải Phòng là một thành phố cảng và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam và là một thành phố biển nằm trong vùng duyên hải Bắc Bộ, là 1 trong 28 tỉnh/thành phố duyên hải .
Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương.
Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, là thành phố cảng, cửa chính ra biển quan trọng của Việt Nam.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa công nghiệp hoá và đa dạng sinh học tỉnh Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH HẢI PHÒNG Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Loan Nhóm học viên: Hoàng Thị Thanh Hiếu -TN Phạm Thị Thùy Dương Nguyễn Như Khuê Phạm Duy Khánh Vũ Ngọc Tú Phan Đức Tuấn Dương Văn Vinh 1. GiỚI THIỆU CHUNG 2. NỘI DUNG 3. KẾT LUẬN 4. ĐỀ XUẤT MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH HẢI PHÒNG Giới thiệu chung về tỉnh Hải Phòng Giới thiệu chung Vị trí địa lý Diện tích tự nhiên 1.507,57 km2, chiếm 0,45% diện tích cả nước (năm 2009). Dân số: 1.837.302 người, mật độ trung bình 1.218,8 người/km2 (năm 2009). Bao gồm 7 quận và 8 huyện, huyện đảo. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông. Hải Phòng là một thành phố cảng và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam và là một thành phố biển nằm trong vùng duyên hải Bắc Bộ, là 1 trong 28 tỉnh/thành phố duyên hải . Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương. Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, là thành phố cảng, cửa chính ra biển quan trọng của Việt Nam. Hiện trạng phát triển Công nghiệp hoá Công nghiệp và xây dựng Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP của thành phố năm 2010 chiếm 39% (trong đó GDP công nghiệp chiếm 33%, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,5%/năm). Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp đạt 19%/năm. Công nghiệp có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp chủ lực, có lợi thế, tiềm năng lớn đạt mức cao hơn tốc độ của toàn ngành công nghiệp và trên 1,5 lần bình quân cả nước. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của công nghiệp đạt từ 20-22%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu của thành phố và đạt 4,5-5 tỷ USD. Trong vùng đã hình thành một số khu công nghiệp chuyên môn hóa như: công nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp dệt may – da giầy, công nghiệp khai thác, … NỘI DUNG Hiện trạng phát triển Công nghiệp hoá Nông, lâm, ngư nghiệp Về nông nghiệp Sản xuất trồng trọt được áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống và thâm canh, sản xuất lúa đạt năng suất cao (bình quân 59,28 tạ/ha), tăng 2,60% (12.397 tấn) so với năm 2008. Các giống rau màu có năng suất, chất lượng cao được đưa nhanh vào sản xuất, đi đôi với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới và công nghệ sản xuất tiên tiến như: trồng trong nhà lưới, sử dụng màng phủ nông nghiệp, che phủ ni lon, sử dụng phân bón sinh học… để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao như: mô hình trồng nấm (Tiên Lãng, Vĩnh Bảo); trồng hoa, cây cảnh (An Dương); trồng rau an toàn An Thọ (An Lão), Thủy Đường (Thủy Nguyên), Tú Sơn (Kiến Thụy)… Về chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp, chăn nuôi trang trại, gia trại; sản xuất sản phẩm có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Về lâm nghiệp Tài nguyên rừng của Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng ngập mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây… Đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú. Tuy đã có những cố gắng lớn bước đầu đúng hướng, đặc biệt là trong việc trồng rừng, xây dựng vùng nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, rừng dược liệu... nhưng tình trạng khai phá thiếu quy trình kỹ thuật vẫn làm cho rừng bị tàn phá, không cân đối với trồng rừng. Về ngư nghiệp Giá trị nuôi trồng thủy sản năm 2009 tăng 10,28% so với năm 2008. Ngư dân tham gia khai thác hải sản xa bờ bước đầu được trang bị các thiết bị mới, hiện đại, đảm bảo hoạt động dài ngày trên biển. Tính liên kết, hợp tác trong đánh bắt hải sản được tăng cường, hiệu quả khai thác thuỷ sản đạt cao (điển hình là Tập đoàn đánh cá xã Lập Lễ, huyện Thuỷ Nguyên). Sản lượng khai thác cả năm 2009 tăng 8,59% so với năm 2008. Giá trị khai thác thủy sản năm 2009 tăng 5,15% so với năm 2008. Vườn Quốc gia Cát Bà Có diện tích 26.240 ha, trong đó 17.040 ha đất đảo và 9.200 ha mặt nước biển. Ðây là nơi hội tụ nhiều hệ sinh thái (HST) khác nhau: HST rừng ngập mặn, HST rừng trên núi đá vôi, HST rừng biển với các rạn san hô. Có một hệ động thực vật đa dạng gồm 2.320 loài động thực vật, trong đó có 282 loài động vật sống trong rừng, 538 loài động vật sống ở đáy biển, 196 loài cá biển, 771 loài thực vật trên cạn, 23 loài thực vật ngập mặn, 75 loài rong biển, 177 loài san hô... Ðặc biệt quần đảo Cát Bà có đến 60 loài đặc hữu quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam như: voọc đầu trắng (chỉ còn hơn 60 con - loài đặc hữu duy nhất ở nước ta và trên thế giới), voọc quần đùi trắng, quạ khoang, sóc đen...; Thực vật có thổ phục linh, lát hoa, kim giao, sến mật. Ngoài ra ở khu vực Trung Trang có rừng kim giao, một loại cây đặc hữu sống thành tập đoàn giữa trung tâm vườn. Hình ảnh đa dạng loài thực vật Hình ảnh về đa dạng loài động vật Hình ảnh đa dạng về loài chim Hình ảnh đa dạng sinh vật biển TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẾN QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA Giá trị trực tiếp Giá trị sử dụng cho tiêu thụ Cung cấp các sản phẩm tiêu dùng lương thực, thực phẩm, thuốc men Cộng đồng dân cư bản địa khai thác, sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh nơi cư trú của họ như củi đốt, rau cỏ, hoa quả, thịt cá, dược phẩm Các sản phẩm trên có giá trị thực tiễn hết sức cao, nuôi sống hàng vạn người. Nguồn cung cấp protein động vật: người dân có thể kiếm được bằng việc săn, bẫy các loài động vật hoang dã để lấy thịt. Cá biển là nguồn thực phẩm rất quan trọng của nhân dân các vùng gần biển Hải Phòng có nguồn lợi thủy sản rất phong phú, nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao cả ở trong nước và xuất khẩu như các loại cá: chim, thu, nhụ đé… Hải Phòng đã quan tâm đầu tư tàu thuyền, ngư cụ, trang thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ, nâng cao sản lượng, kết hợp với việc đầu tư nuôi trồng thủy sản ở ven bờ. Giá trị sử dụng cho sản xuất Cung cấp nguồn gen cho nông nghiệp và lâm nghiệp Cung cấp nguồn gen phục vụ cho công tác lai tạo ra những cây trồng có năng suất cao hơn. Cung cấp nhiều giống lan rừng có giá trị kinh tế cao Phát triển kinh doanh du lịch sinh thái Nhờ có các HST độc đáo, có tài nguyên động, thực vật đa dạng đã thu hút khách du lịch hàng triệu lượt khách quốc tế Tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, đặc biệt là tiềm năng du lịch biển (bãi biển Đồ Sơn, đảo Cát Bà…) Nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh: Tiêu biểu vùng là: Ba kích, Trầm hương, Bình vôi, Hoa đầu, Thổ Phục Linh, nguồn sống của họ dựa vào rừng, dân địa phương hàng ngày khai thác rất nhiều loài cây thuốc. Nguồn cung cấp chất đốt: Theo số liệu năm 2005 cả nước khai thác được 26.240,5 ngàn ste củi (theo đơn vị tính của tổng cục thống kê 1 ste tương đương 700 kg củi). ĐDSH quan trọng đối với nông nghiệp và đảm bảo an toàn lương thực ĐDSH có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì và tăng cường an ninh lương thực. Bảo tồn và duy trì đất không bị ô nhiễm, nước sạch, nhiều nguồn gen khác nhau và các quá trình sinh thái là những nhân tố quan trọng của một hệ thống nông nghiệp bền vững và từng bước xóa đói giảm nghèo. Sự biến đổi về sự đa dạng nguồn gen cũng đặc biệt quan trọng đối với vùng đất không thuận lợi canh tác nông nghiệp. Giá trị gián tiếp Ngoài việc cung cấp lương thực thực phẩm cho ngày nay và tương lại, củi đốt, bảo vệ sức khỏe, môi trường đa dạng sinh học còn là nguồn giải trí. Tỉnh Hải Phòng và các vùng lân cận có nhiều vùng sinh thái có tiềm năng phát triển về du lịch, vui chơi giải trí như vườn quốc gia Cát bà, Bái Tử Long và một số nơi khác. Nguồn thu về du lịch, vui chơi giải trí ở các khu vực này đóng góp không ít vào sự phát triển của các vùng trên. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓAĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC TEXT TEXT TEXT TEXT Tác động trực tiếp Công nghiệp Các khu công nghiệp thành lập lấn đất rừng, đất nông nghiệp mất nơi cư trú của các loài động vật và cây trồng Chất thải công nghiệp ô nhiễm biển, nguồn nước ngầm, nước bề mặt, không khí phá hủy môi trường sống của các loài sinh vật Sự suy thoái đa dạng sinh học ở Hải Phòng gần đây đã đến mức báo động. Nguyên nhân là do môi trường sống của sinh vật bị biến đổi, bị ô nhiễm, bị săn bắt trái mùa, bằng các phương tiện huỷ diệt, khai thác trái phép các động, thực vật quí hiếm. Các tuyến đường giao thông được xây dựng diện tích rừng thu hẹp và chia cắt mất nơi sinh sống của sinh vật. Hiện Hải Phòng có 14 cảng, chiếm trên diện tích lớn của khu vực cửa sông đã gây nên hàng loạt các vấn đề về môi trường nguy hiểm nhất vẫn là sự cố tràn dầu do những vụ đắm tàu, bơm nước la canh trong khu vực cảng. Rò rỉ và tồn đọng hoá chất độc hại. làm suy giảm, chết các sinh vật biển Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức và không bền vững Đánh cá bằng chất nổ hay kích điện phá vỡ các quần xã sinh vật biển, tiêu diệt cá nhỏ, tuyệt chủng 1 số loài cá quý. Săn bắt động vật bằng súng với số lượng lớn các loài động vật giảm số lượng nhanh chóng hay tuyệt chủng(vọoc Cát Bà,…) Khai thác gỗ với trữ lượng lớn diện tích rừng thu hẹp đáng kể Khai thác khoáng sản:, đá xây dựng, đá vôi, nước khoáng, đất sét, dầu… các vùng khai thác đều không có kế hoạch hoàn nguyên môi trường và xử lý đất, đá thải nên đã phá hoại môi trường nghiêm trọng. Ô nhiễm biển, nước, không khí phá vỡ hệ sinh thái rừng và biển (hàm lượng dầu trong nước biển Hải Phòng, Quảng Ninh là 0,4÷1 mg/l nước). Ô nhiễm dầu trong môi trường nước mặt ở vùng cửa sông ven biển Hải Phòng đã vượt TCCP và chủ yếu do các hoạt động giao thông thuỷ gây ra. Việc khai thác nước ngầm ở một số khu vực nội thành, ngoại thị đã gây nên hiện tượng hạ nhanh mực nước ngầm, làm giảm lưu lượng và làm ô nhiễm nguồn nước. Nông nghiệp Nhiều vật nuôi, cây trồng lai ra đời giống thuần chủng mai một, khả năng chống chịu môi trường kém dịch sâu bệnh. Sử dụng phân bón hóa học không hợp lý phá hoại kết cấu đất, bạc màu đất, ô nhiễm nguồn nước. Lạm dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ cây trồng kháng thuốc, ô nhiễm môi trường và suy thoái nhiều vùng đất. Những kỹ thuật tiến bộ, thân thiện với môi trường chưa được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp. Du lịch Diện tích lớn rừng bị lấn chiếm để xây dựng khu nghỉ dưỡng cây cối bị chặt phá, động vật mất nơi sinh sống (khỉ, voọc,…) Động vật hoang dã bị săn bắt làm thức ăn cho khách du lịch (hươu, nai,….) Ô nhiễm môi trường bởi rác thải của du khách. Các rạn san hô này đang bị đe doạ khai thác bừa bãi làm nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ. Tác động gián tiếp Quá trình đô thị hóa ô nhiễm môi trường nước, không khí, rác thải sinh hoạt…… Tăng dân số nơi sinh sống của các loài sinh vật bị thu hẹp làm nhà ở, các sinh vật ngoại lai tăng để cung cấp lương thực thực phẩm, tài nguyên và động thực vật bị khai thác nhiều hơn Dân bị mất đất canh tác sẽ di dân tỉ lệ phá rừng tăng KẾT LUẬN Hệ sinh thái rừng – biển VQG Cát Bà có giá trị bảo tồn rất lớn, độ đa dạng cao. Công nghiệp Hải Phòng đã vươn lên khẳng định vị thế thể hiện rõ vai trò chủ lực trong nền kinh tế thành phố và có tác động rõ rệt đối với sự phát triển công nghiệp của cả vùng và cả nước. Trong quá trình phát triển bền vững của cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng, các mục tiêu phát triển công nghiệp hóa luôn gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo tồn đa dạng sinh học. Các hoạt động kinh tế cũng đã và đang tác động một cách mạnh mẽ đến suy giảm đa dạng sinh học. Như vậy, tìm ra được những giải pháp để giảm sự ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến đa dạng sinh học là việc cấp thiết cần thực hiện. ĐỀ XUẤT Hướng phát triển bền vững cho tỉnh Hải Phòng trong mối quan hệ CNH – ĐDSH: Với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá như hiện nay thì tốc độ mất đất gây ảnh hưởng đa dạng sinh học đang xảy ra rất nhanh. Việc cân bằng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp cho tỉnh là rất quan trọng. Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp học phù hợp với vùng, địa phương. Kết hợp phát triển các khu, cụm công nghiệp tổng hợp với các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành, đảm bảo phát triển hài hoà về kinh tế - xã hội và yêu cầu môi trường. Nghiên cứu giúp đỡ người dân địa phương xây dựng các tổ hợp khai thác tài nguyên vùng bền vững. Giúp đỡ cộng đồng địa phương đổi mới phương thức kinh doanh nâng cao thu nhập. Giúp đỡ xây dựng các tổ hợp dịch vụ du lịch sinh thái. Quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học Kiểm kê, đánh giá đầy đủ, chi tiết hiện trạng đa dạng sinh học để có kế hoạch biện pháp nghiên cứu, bảo vệ kịp thời, phù hợp. Tiến hành nghiên cứu đánh giá tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái tạo ra các sản phẩm hang hoá, dịch vụ và các lợi ích môi trường. Khuyến khích sử dụng các phương pháp truyền thống có thể bảo vệ, làm tăng đa dạng sinh học trong nông, lâm nghiệp. Tăng cường phục hồi các hệ sinh thái đã bị phá huỷ, các vùng sống, sinh sản của các loài trong vùng. Đánh giá các tác động của các dự án phát triển đến đa dạng sinh học. Kiểm soát sự xâm nhập của các loài ngoại lai, Thu hút sự tham gia của cộng đồng và quản lý, bảo vệ các hệ sinh thái. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NHOM 3.ppt