Đề tài Mối quan hệ giữa ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Dung A4- K37A 20 - Dịch vụ vận tải chuyên chở, đây cũng là một lĩnh vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đóng góp bổ xung cho công tác dịch vụ vận tải chuyên chở của nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xuất nhập khẩu hàng hoá. - Dịch vụ bảo hiểm: đây là một yêu cầu quan trọng của công tác xuất nhập khẩu, bởi thực hiện bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu tốt, sẽ góp phần tránh những rủi ro tổn thất cho các nhà xuất nhập khẩu và góp phần phát triển kinh tế đất nước. - Ngoài ra còn có các dịch vụ tư vấn về pháp luật, cung cấp thông tin, marketing thị trường hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhà.

doc18 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Mối quan hệ giữa ngoại thương và việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển ngoại thương I. Ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) 1. Ngoại thương 1.1. Khái niệm: - Ngoại thương là sự trao đổi hàng hoá giữa nước này với nước khác thông qua các hoạt động mua và bán.Trong hoạt động ngoại thương: xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài, và nhập khẩu chính là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài. Ngày nay sản xuất đã được quốc tế hoá. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Đồng thời, ngày nay ngoại thương khômg chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán với bên ngoài, mà thực chất là cùng với các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác tham gia vào phân công lao động quốc tế. Do vậy cần coi ngoại thương không chỉ là môt nhân tố bổ sung cho nền kinh tế trong nước mà còn phải coi sự phát triển kinh tế trong nước phải thích nghi với sự lựa chọn của phân công lao động quốc tế. Bí quyết thành công trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước là nhận thức đựơc mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế trong nước và mở rộng quạn hệ kinh tế với bên ngoài. Vấn đề quan trọng ở đây, một mặt, là phải khai thác được mọi lợi thế của hoàn cảnh chủ quan trong nước phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác, phải tính toán lợi thế tương đối có thể giành được và so sánh điều đó với cái giá phải trả. 1.2. Nhiệm vụ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá đất nước. Trong nền kinh tế thị trường, như kinh nghiệm của nhiều nước và của nước ta trong nhiều năm qua chỉ rõ: nhịêm vụ quan trọng và bao quát của ngoại thương là thực hiện chức năng động lực chính trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá đất nước thông qua hoạt động FDI. Vấn đề là khi tham gia vào trao đổi hàng hoá trên thị trường thế giới, nền kinh tế nước ta phải chấp nhận những nguyên tắc của cạnh tranh trên thị trường, và điều đó đòi hỏi hoạt động ngoại thương phải tính toán kỹ lỗ lãi, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, nghĩa là phải có hiệu quả. Đồng thời, sự kinh doanh có hiệu quả trong hoạt động ngoại thương sẽ kéo theo những thay đổi của cơ chế bên trong một nước, tháo gỡ những ràng buộc, cản trở cho hoạt động ngoại thương nói riêng, hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường nói chung. Thực tiễn nước ta cho thấy nhờ sự phát triển của xuất khẩu (XK) mà đã hình thành nhiều cơ chế quản lý mang tính hành chính và kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường như vừa qua. Và để phát triển ngoại thương, việc tháo gỡ những hạn chế chặt chẽ trong quản lý, tạo điều kiện cho tự do kinh doanh là cách làm nhằm tới hiệu quả kinh tế. Đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, ngoại thương có nhiệm vụ tìm kiếm những đầu vào mới cho công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp tức là tăng cường đầu vào và đầu ra cho công nghiệp là nơi thu hút công nghệ, thiết bị và nguyên liệu mới cho công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp mới, đặc biệt là tại các doanh nghiệp FDI. Trong quá trình mở cửa nền kinh tế với thế giới bên ngoài, ngoại thương còn được sử dụng như một công cụ thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế ở trong nước và giữa trong nước với nước ngoài. Quá trình này không chỉ đơn thuần là gắn liền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới để tranh thủ những lợi thế do ngoại thương và phân công lao động quốc tế từ hoạt động FDI mang lại, mà quan trọng hơn là dùng ngoại thương để thúc đẩy các quá trình phát triển kinh tế trong nội bộ nền kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường thống nhất ở trong nước qua hoạt động XNK, chuyển giao công nghệ, vốn, know-how, marketing, từ các công ty nước ngoài, chủ đầu tư FDI vào nước ta. Qua hoạt động liên doanh đầu tư vốn hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất mà hình thành nên các mối quan hệ gắn bó trên thị trường trong nước và thị trường trong nước với thị trường nước ngoài. Góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước : sử dụng vồn, công nghệ tiên tiến của FDI và tài nguyên trong nước có hiệu quả. Trong những nghị quyết về phát triển kinh tế của Đảng CSVN đã nhấn mạnh: Một nhiệm vụ quan trọng của hoạt động ngoại thương nói chung là thông qua hoạt động ngoại thương để tạo vốn và kỹ thuật nước ngoài cần thiết cho sự phát triển kinh tế của đất nước, sử dụng tốt hơn nguồn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công và tăng thu nhập quốc dân, tìm cách tạo cho nước mìmh một lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, không một nước đang phát triển nào lại đặt hy vọng vào việc thực hiện công nghiệp hoá chỉ bằng vốn của bản thân mà phải dựa vào đầu tư quốc tế, đặc biệt là FDI. Quá trình công nghiệp hoá ở nước ta không những đòi hỏi các khoản bổ sung cho số hiện có, mà còn đòi hỏi nhiều khoản đầu tư mới và lớn mà khả năng trong nước không thể đáp ứng. Tuy nhiên cần xác định những mục tiêu hợp lý, thực tế trước hết cần giảm bớt sự thiếu hụt , tiến tới cân bằng và có số dư trong cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán, tăng tích luỹ cho nền kinh tế, trả nợ nước ngoài, có một phần để dự trữ. Mặt thứ hai nhưng quan trọng hơn về vốn là hiệu quả sử dụng vốn. Có thể nói, tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trở thành yếu tố có tác động mạnh nhất tới quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước kém phát triển như nước ta trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá. Kinh nghiệm thời kỳ qua chỉ ra rằng sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong nước, nếu không có ngoại thương hỗ trợ đắc lực thì không thu hút thêm được bao nhiêu lao động. Đưa lao động tham gia vào phân công lao động quốc tế là lối thoát lớn nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp ở nước ta hiện nay. Trong điều kiện kinh tế còn lạc hậu, cơ cấu kinh tế mang nặng tính chất nông nghiệp và khai khoáng, tỷ trọng hàng công nghiệp chưa lớn, thì XK tài nguyên thiên nhiên là khó tránh khỏi, những XK hàng dưới dạng nguyên liệu thô và mức độ chế biến thấp như hiện nay là lãng phí và chóng làm cạn kiệt nguồn dự trữ. Chính vì vậy, cần hạn chế XK tài nguyên thô và sơ chế, khuyến khích XK có mức độ chế biến cao hoặc chế tạo thành sản phẩm tiêu dùng. Đó không chỉ là cách để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên mà còn được nguồn tài nguyên với nguồn lao động dồi dào sẵn có và góp phần nâng cao trình độ công nghệ thông qua phát triển công nghệ chế tạo và chế biến. Đối với nước ta, phát triển công nghệ thông qua thu hút FDI là một mục tiêu quan trọng của ngoại thương. Đây vừa là mục tiêu trước mắt vừa là mục tiêu lâu dài của quá trình công nghiệp hoá. Đối với nước chậm phát triển như nước ta, trong thời gian đầu chúng ta có thể tăng nhanh thu nhập, đạt mức tăng trưởng cao nhờ khai khác tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn lao động dồi dào, nhưng nhìn về lâu dài, cái quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hoá chính là công nghệ. Trong điều kiện hiện nay, nền công nghiệp trong nước còn yếu, trình độ thấp, chúng ta không còn cách nào tốt hơn là thực hiện một quá trình chuyển giao công nghệ từ ngoài vào dưới hình thức FDI, qua con đường ngoại thương để tranh thủ công nghệ mới của nước ngoài, áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Cải tiến công nghê NK, tiến tới kết hợp với ứng dụng, cải tiến và sáng tạo ra những công nghệ có chất lượng cao và mới riêng của nước ta. Tất nhiên, đây là một quá trình lâu dài, vất vả đòi hỏi có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng ngoại thương phải đóng vai trò tiên phong, ngành mũi nhọn trong phát triển công nghệ. 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) 2.1. Khái niệm: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư quốc tế mà người có vốn tham gia trực tiếp vào qúa trình điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về kết quả, cùng hưởng lợi và cùng chia sẽ rủi ro tuỳ theo kết quả của hoạt động kinh doanh và phần vốn góp. Đây là loại hình đầu tư phổ biến hiện nay. Hay theo điều 1 chương I của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền mặt hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này”. Cần phân biệt FDI với các loại hình đầu tư quốc tế khác: -Đầu tư gián tiếp nước ngoài (foreign porfolio investment- FPI): là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư bằng hình thức mua cổ phần của công ty nước sở tại ở mức khống chế nhất định để thu lợi nhuận mà không tham gia vào điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. -Tín dụng quốc tế ( commercial loan- CL ): là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất vay. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho kinh tế. Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỷ lệ vốn góp của mình. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý là những mục tiêu mà các hình thức khác không giải quyết được. Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động của nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, các chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Chỉ có điều ở đây chủ đầu tư phải đóng góp một lượng vốn đủ lớn, đủ để họ có quyền tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.2. Động cơ của FDI: Các nước tiếp nhận vốn cần xác định rõ động cơ và định hướng của các dự án đầu tư để có chính sách thu hút hợp lý, phù hợp với mục tiêu kinh tế của từng thời kỳ, đặc biệt là chính sách phát triển ngoại thương . Động cơ: - Nước tiếp nhận FDI: tiếp thu vốn, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước, mở rộng hoạt động ngoại thương, nâng cao vị thế trên thế giới. - Chủ đầu tư: tìm kiến thị trường đầu tư hấp dẫn, thụân lợi, an toàn nhằm thu được lợi nhuận cao và sự thịnh vượng lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, động cơ cụ thể của chủ đầu tư trong từng dự án lại rất khác nhau tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp và mục tiêu của nó ở thị trường nước ngoài, tuỳ thuộc mối quan hệ sẵn có của nó với nước chủ nhà. Khái quát chung lại có ba động cơ chính cụ thể tạo nên ba định hướng khác nhau trong FDI: Đầu tư định hướng thị trường. Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty sang nước sở tại. Việc sản xuất sản phẩm cùng loại ở nước sở tại làm cho chủ đầu tư không cần đầu tư thiết bị, công nghệ mới lại có thể tận dụng được lao động rẻ, tiết kiệm chi phí vận chuyển, qua đó nâng cao tỉ suất lợi nhuận. Đây là chiến lược bành trướng thị trường của các công ty đa quốc gia để vượt qua hàng rào bảo hộ thương mại của các nước sở tại và kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách khai thác các thị trường mới. Đầu tư định hướng chi phí. Đây là hình thức đầu tư ở nước ngoài nhằm giảm chi phí thông qua việc tận dụng lao động và tài nguyên rẻ của các nước sở tại nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao tỉ suất lợi nhuận. Hình thức đầu tư này đặc biệt thích hợp với những ngành nghề lĩnh vực đầu tư sử dụng nhiều lao động, sử dụng thiết bị cũ, lạc hậu, mức độ ô nhiễm môi trường cao mà nước chủ đầu tư không cho phép sử dụng hoặc chi phí sử lí ô nhiễm môi trường đòi hỏi lớn. Đầu tư định hường nguồn nguyên liệu. Đây là hình thức đầu tư theo chiều dọc. Các cơ sở đầu tư ở nước ngoài là một bộ phận cấu thành trong dây chuyền kinh doanh của công ty mẹ, có trách nhiệm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ của nước sở tại cung cầp cho công ty mẹ để tiếp tục chế biến hoàn chỉnh sản phẩm. Đầu tư này phù hợp với các dự án khai thác dầu khí và sơ chế sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp ở các nước sở tại. II. mối quan hệ giữa ngoại thương và thu hút FDI Nền kinh tế thế giới được hình thành và phát triển thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó trước hết là thương mại quốc tế. Chính nhờ thương mại quốc tế mà các yếu tố sản xuất có tính lợi thế so sánh giữa các nước được khai thác có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thương mại quốc tế cũng có những hạn chế, trong đó nhất là chưa khai thác một cách trực tiếp tiềm năng về lợi thế của các yếu tố đầu tư ở các nước. Hơn nữa, thương mại quốc tế còn bị ngáng trở bởi các hàng rào thuế quan ở các quốc gia. Bởi vậy, hình thức đầu tư quốc tế đã ra đời từ nhu cầu vượt qua những hạn chế và ngáng trở này. Đầu tư và thương mại là các khâu của quá trình tái sản xuất. Thương mại hoạt động trong khâu lưu thông, còn đầu tư hoạt động trong khâu sản xuất. Chúng là các khâu nối tiếp nhau trong một quá trình tái sản xuất ở phạm vi ngoài quốc gia, các hoạt động này có mối quan hệ bổ sung hơn là thay thế lẫn nhau. Thông thường các nhà đầu tư cũng đồng thời là các nhà xuất nhập khẩu và phần lớn các nhà XNK đều có liên quan trực tiếp tới các hoạt động đầu tư thông qua mô hình công ty thương mại tổng hợp. Như vậy hẹp hơn trong phạm vị một quốc gia cũng có thể nói mối quan hệ giữa ngoại thương và thu hút FDI có tính bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Cụ thể là: Ngoại thương ảnh hưởng tới FDI 1.1. Chính sách ngoại thương quyết định định hướng của FDI và thu hút FDI. Chính sách ngoại thương là một bộ phận của chính sách kinh tế đối ngoại của một nước. Chính sách kinh tế đối ngoại bao gồm chính sách ngoại thương, chính sách thu hút FDI, chính sách phát triển các dịch vụ thu ngoại tệ, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách cán cân thương mại quốc tế Các nguyên tắc cơ bản để chủ động điều chỉnh mối quan hệ thương mại quốc tế gồm nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc về chế độ đãi ngộ quốc gia. Chính sách ngoại thương hỗ trợ đắc lực đối với quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa đất nước tham gia tích cực vào sự phân công lao động quốc tế. Do đó rõ ràng chính sách ngoại thương có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc thu hút FDI . Cụ thể là: Mức bảo hộ nhập khẩu thấp sẽ trở thành lực hút mạnh mẽ hơn với FDI hướng về XK so với cơ chế hoàn thuế NK. So sánh dòng FDI chảy vào thị trường mở của một số nước châu á với những thị trường bảo hộ của các nước Mĩ La-tinh cho thấy thị trường châu á hấp dẫn dòng FDI hướng về XK hơn, còn thị trường Mĩ La-tinh lại thu hút dòng FDI hướng vào thị trường nội địa. Thực tế cho thấy rằng chính sách quan thuế thấp là chiến lược quan trọng của các nước tiếp nhận đầu tư với tham vọng hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Và hàng rào quan thuế cần được ấn định cụ thể để xây dựng lòng tin của các nhà đầu tư vào chính sách này. Do tính chất dài hạn của FDI nên quyết định đầu tư chắc chắn bị ảnh hưởng bởi sự biến động của chính sách hoàn thuế NK và các chính sách khuyến khích đầu tư khác có thể bị thay đổi hoặc rút lại tuỳ theo ý của chính phủ. ở nước ta, trong phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 của Đảng CSVN đã nêu rõ “Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu”. Do đó Nhà nước có chính sách ngoại thương hợp lí để thu hút và kích thích,tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh XK cụ thể trong Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000, Nghị định của Chính phủ số 24/2000/NĐ-Chính Phủ , các Quy định, Thông tư của Bộ Thương mại như Quyết định1022/1999/QĐ-BTM ngày 1/9/1999 đã nới lỏng diện hành hoá mà các doanh nghiệp FDI không được mua để XK xuống chỉ còn 6 nhóm, Thông tư số 22/2000/TT-BTM, Thông tư số 26/2001/TT-BTM các quy định, thông tư của Bộ Tài chính về ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp FDI như Thông tư 172/TT/BTC , Công văn số 4519 ngày 13/5/2002 1.2. Các hiệp định thương mại được kí kết làm tăng dung lượng thị trường và khả năng thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp FDI tạo sức hấp dẫn thu hút FDI. Dung lượng thị trường là một điểm cân nhắc quan trọng của các công ty đa quốc gia (MNC) khi dự định rót vốn FDI. Nhờ việc dỡ bỏ các rào cản thương mại trong nước, các khu vực tự do thương mại và liên minh thuế quan sẽ mang lại cho các MNC cơ hội có được một thị trương liên kết của một hoặc một vài khu vực sản xuất, và do đó thu được lợi ích về quy mô kinh tế. Điều này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới dòng FDI ít nhất là cũng vào thời điểm mà các MNC cải tổ hoạt động sản xuất của họ. Thị trường chung EU đã tạo ra một lượng lớn đầu tư cả trong nội bộ Liên minh và của các nước khác vào Liên minh, những ảnh hưởng tương tự tới dòng FDI cũng rất rõ ràng sau các hiệp định thương mại khu vực khác được kí kết. Hình thức phổ biến nhất của hiệp định thương mại khu vực là các khu vực tự do mậu dịch( khác với liên minh thuế quan ở chỗ mỗi nước vẫn duy trì hệ thống thuế quan riêng) . Khu vực mậu dịch tự do tạo ra yêu cầu cần thiết về “ quy tắc xuất xứ” để xác định xem sản phẩm được nhập khẩu vào một nước thành viên và được tiếp tục chế bíên có được hưởng quy chế đối xử giữa các nước thành viên hay không ( hay nói cách khác, liệu nó vẫn là sản phẩm của nước thứ ba, hay đã trở thành sản phẩm của nước thành viên). Bởi vì nguyên tắc xuất xứ có ảnh hưởng mang tính bảo hộ nên chúng tác động tới việc xác định vị trí đầu tư. Ví dụ như theo quy tắc xuất xứ của NAFTA, hàng may mặc sản xuất ở Mexico dược hưởng chế độ miễm thuế khi vào thị trường Mĩ miễm là đáp ứng được quy định về sơi mà đối với nhiều sản phẩm khác yêu cầu 100% nguyên liệu có nguồn gốc từ Bắc Mĩ. Các nhà sản xuất hàng may mặc Mexico phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc nhập tất cả các nguyên liệu trừ sơi từ các nước Bắc Mĩ để nhận được sự đối xử ưu đãi hoặc nhập nguyên liệu ở ngoài NAFTA với giá rẻ hơn nhưng không nhận được chế độ miễm thuế như đã nói ở trên khi vào những thị trường quan trong nhất. Chế độ thuế quan tối huệ quốc đối với hàng may mặc vẫn còn cao nên có thể họ vẫn chọn nguồn nguyên liệu ở ngoài. Điều này rõ ràng đã khuyến khích các nhà sản xuất hàng dệt may ở nước thứ ba đầu tư vào các cơ sở sản xuất ở trong khu vực NAFTA để lấy lại những khách hàng đã bị mất hơn so với quy tắc xuất xứ lỏng lẻo. Việt Nam đã thành công trong việc mở cửa, hội nhập quốc tế, phá thế cấm vận, bao vây kinh tế và thương mại. Ngày 11/7/1995, Mỹ đã tuyên bố bình thương hoá quan hệ ngoại giao với nước ta và ngày 12/7/1995 hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 17/7/1995 nước ta và Liên minh Châu Âu đã ký Hiệp định chung về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật. Ngày 28/7/1995 nước ta đã trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các nước Đông Nam á ASEAN. Năm 1998 nước ta đã tham gia diễn đàn kinh tế các nước Châu á - Thái Bình Dương APEC. Tháng 7/2000 nước ta ký Hiệp định thương mại với 61 trong đó có Mĩ góp phần đưa tổng số nước có quan hệ ngoại thương với nước từ con số 50 nước năm 1990 lên 170 nước và vùng lãnh thổ vào năm 2000. nhờ vậy tổng mức lưu chuyển ngoaị thương năm 2000 đã đạt 29,5 tỷ gấp 5,7 lần năm 1990, trong đó XK đạt 14,3 tỷ USD gần gấp 6,0 lần, NK đạt 15,2 tỷ USD gấp gần 5,5 lần. Trong những năm 1991-2000 bình quân mỗi năm tổng mức lưu chuyển ngoại thương tăng 19,0% trong đó XK tăng 19,6% NK tăng 18,6%. XK bình quân đầu người năm 2000 đạt 184,2 USD, đưa nước ta khỏi danh sách các nước có nền ngoại thương kém phát triển. Những thành tựu như vậy của ngoại thương đã tạo môi trường đầu tư hấp dẫn , thu hút vốn FDI hướng về XK. 2. FDI ảnh hưởng tới ngoại thương Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến hoạt động xuất khẩu, ngay từ thời gian đầu thực hiện đường lối "Đổi mới" nền kinh tế với ba chương trình kinh tế lớn trong đó có chương trình sản xuất hàng xuất khẩu. Tại văn kiện hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương khoá VII đã khẳng định. "Thực hiện chiến lược về xuất khẩu là chính, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả" hay "xuất khẩu càng phát triển, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài càng lớn" đã cho ta thấy một chủ trương nhất quán, một quyết tâm mạnh mẽ mong muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá để phát triển kinh tế đất nước. 2.1. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng cường thêm nguồn vốn cho đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Với bất cứ một chương trình kinh tế nào được đề ra, muốn đạt được hiệu quả thì việc đòi hỏi đầu tiên là một hệ thống chủ trương chính sách và pháp luật được đề ra một cách đồng bộ và hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước và xu hướng phát triển của thế giới, mặt khác phải có tài chính để triển khai thực hiện chương trình kinh tế đó. Cũng như các chương trình kinh tế khác, chương trình sản xuất hàng xuất khẩu cũng cần rất nhiều vốn, vốn cho đầu tư máy móc kỹ thuật và công nghệ, vốn cho đào tạo nhân lực, vốn cho xúc tiến thương mại. Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam nhiều khó khăn, nhất là thiếu vốn cho nhiều nhu cầu của nền kinh tế thì việc dành vốn cho chương trình sản xuất hàng xuất khẩu là một việc không đơn giản. Do đó Nhà nước ta đã có chủ trương kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Chính vì ưu tiên cho chương trình sản xuất hàng xuất khẩu cho nên trong các điều khoản của đường lối chính sách đã quy định các mức độ khác nhau về tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy ở thị trường Việt Nam có một đội ngũ lao động hùng hậu, có trình độ văn hoá, có tay nghề ở mức chấp nhận được và có mức lương khá thấp so với các nước trong khu vực. Mặt khác Việt Nam có ưu thế là một nước giàu tài nguyên, thiên nhiên ưu đãi, có vị trí địa lý thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán và có chế độ chính trị ổn định. Đây là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của thị trường đầu tư Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu, Nhà nước Việt Nam đã dành nhiều ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài như ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu, ưu đãi về các khoản trích nộp lợi nhuậnNhà nước đã thành lập ra các khu công nghiệp, các khu chế xuất với một cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, như: đường giao thông, hệ thống điện nước, thông tin liên lạcvà các biện pháp quản lý thông thoáng để các nhà đầu tư triển khai sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm để dành cho xuất khẩu. Kết quả của các biện pháp khuyến khích trên đã tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu ở Việt Nam và doanh số xuất nhập khẩu không ngừng ra tăng trong khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu đã có tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước nhà. 2.2. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào hoạt động xuất khẩu bằng cách tăng thêm mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu mới của nước ta. So với trình độ và kinh nghiệm của doanh nghiệp sản xuất trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có những ưu thế hơn hẳn, những ưu thế đó thường về vốn, trình độ máy móc kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, trình độ về đào tạo và quản lý, trình độ cung cấp các dịch vụ và một thị trường bạn hàng xuất nhập khẩu Từ việc nắm bắt các nhu cầu của thị trường thế giới một cách nhanh nhậy đã giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạch định và đề ra một chiến lược sản xuất có hiệu quả cao. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thường là vệ tinh, các chi nhánh của các công ty, tập đoàn nước ngoài, do vậy việc bao quát, nắm bắt thị trường thế giới có rất nhiều thuận tiện, việc đầu tư vào thị trường Việt Nam nhằm sản xuất kinh doanh ngành hàng gì, mặt hàng gìlà nằm trong chiến lược sản xuất - kinh doanh của các công ty, tập đoàn nước ngoài. Ngoài mục đích chiếm lĩnh thâm nhập thị trường nước ta, còn có nhu cầu sản xuất để xuất khẩu và như thế phù hợp với mục đích khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu của ta, sự gặp gỡ đó đã là một trong những điều kiện để giúp cho các liên doanh đi đến thành công. Bằng những máy móc kỹ thuật và công nghệ cao, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã sản xuất ra nhiều mặt hàng mới có chất lượng cao, đóng góp thêm phong phú các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh tranh đang diễn ra một cách quyết liệt trên thương trường quốc tế, yếu tố chất lượng sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng, khi kết hợp với yếu tố về giá thành sản phẩm thấp hơn sẽ có nhiều cơ hội thành công. Thị trường xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều lợi thế hơn so với đa phần các doanh nghiệp trong nước, bởi lẽ họ nắm bắt được nhu cầu của thị trường thế giới, do vậy họ dễ dàng đề ra một chiến lược sản xuất và tiếp cận thị trường hợp lý. Trong điều hành sản xuất họ áp dụng biện pháp quản lý tiên tiến, hợp lý hoá mọi công đoạn của quá trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm để mang lại hiệu quả kinh tế caoCùng với những ưu thế về vốn , máy móc kỹ thuật và quy trình công nghệ (như đã trình bày ở phần trên) đã là một cơ sở vững chắc để cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đóng góp một cách có hiệu quả vào chương trình phát triển xuất khẩu của nước nhà. 2.3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đóng góp cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta ngày một gia tăng, đặc biệt là đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu, làm lành mạnh cán cân thanh toán thương mại. Khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đi vào thực hiện thì cũng là lúc các nhà đầu tư triển khai các lĩnh vực hoạt động đặt nền móng cho việc làm ăn lâu dài tại Việt Nam, các lĩnh vực đó bao gồm: Triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, điện nướcbỏ vốn ra nhập khẩu máy móc kỹ thuật và quy trình công nghệ, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu mà tại nước ta chưa có điều kiện để đáp ứngNhư vậy ngay từ đầu khi bắt tay vào triển khai dự án đầu tư, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã tham gia vào hoạt động nhập khẩu, số kim ngạch nhập khẩu này được tính chung cho tổng số kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam mà Nhà nước ta không phải bỏ hết tổng số ngoại tệ nhập khẩu, đây là một ưu điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại cho nước được nhận đầu tư. Nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không nhằm để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước mà nhằm để sản xuất ra hàng hoá phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Khi Nhà nước ta có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp hướng mạnh về xuất khẩu như giảm thuế và một số khoản đóng góp, có quỹ hỗ trợ xuất khẩucác nhà đầu tư nước ngoài đã tranh thủ các ưu đãi của Nhà nước ta để đẩy mạnh xuất khẩu. Do có ưu thế hơn các doanh nghiệp trong nước, nên kết quả xuất nhập khẩu đã nhanh chóng đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhất là kim ngạch xuất khẩu bởi sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thương trường quốc tế. Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai các dự án đầu tư, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã từng bước tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ra thị trường bên ngoài và đã đóng góp ngày càng tăng đáng kể vào tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với kim ngạch nhập khẩu, thời gian đầu kim ngạch xuất khẩu tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam chưa có và kim ngạch nhập khẩu lại ra tăng nhanh chóng, đến những năm gần đây kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng và đồng thời kim ngạch xuất khẩu hình thành và ra tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ của kim ngạch nhập khẩu, đây là một tín hiệu đáng mừng, nó chứng minh cho một điều là tăng nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng nhập khẩu thiết bị máy móc để phát triển sản xuất, tăng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu ở trong nước chưa có điều kiện đáp ứng để sản xuất ra hàng hoá phục vụ tiêu dùng xã hội và tham gia xuất khẩu. Khi kim ngạch xuất khẩu được gia tăng tương xứng sẽ là bằng chứng cụ thể để đánh giá hiệu quả của nhập khẩu. Bước tiếp theo của phát triển xuất khẩu nhằm phát triển sản xuất trong nước và phát triển sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu, đây là một chu trình có quan hệ hữu cơ và quan hệ nhân quả với nhau. Thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần làm sáng tỏ luận cứ này. Tăng cán cân xuất khẩu là góp phần giảm thâm hụt thương mại, tiến tới cân bằng và thặng dư trao đổi mậu dịch quốc tế của nước nhà, đây là một định hướng đúng đắn mà nền kinh tế Việt Nam cần hướng tới, khi có sự trợ giúp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thì định hướng này ngày càng có cơ sở để thực hiện. Tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung và của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng sẽ tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia, góp phần ổn định tài chính tiền tệ, tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế đất nước. 2.4. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam còn cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương của nước ta. Những dịch vụ đó bao gồm: - Dịch vụ tài chính ngân hàng, giúp cho việc thanh toán quốc tế được dễ dàng thuận tiện, tạo lòng tin cho khách hàng có quan hệ buôn bán với Việt Nam. - Dịch vụ vận tải chuyên chở, đây cũng là một lĩnh vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đóng góp bổ xung cho công tác dịch vụ vận tải chuyên chở của nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xuất nhập khẩu hàng hoá. - Dịch vụ bảo hiểm: đây là một yêu cầu quan trọng của công tác xuất nhập khẩu, bởi thực hiện bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu tốt, sẽ góp phần tránh những rủi ro tổn thất cho các nhà xuất nhập khẩu và góp phần phát triển kinh tế đất nước. - Ngoài ra còn có các dịch vụ tư vấn về pháp luật, cung cấp thông tin, marketing thị trườnghỗ trợ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhà.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong1.doc
  • docbia.doc
  • docchuong3.doc
  • docdanhmuctailieu.doc
  • docketluan.doc
  • docmodau.doc
  • docmucluc.doc
  • docrechuong2.doc
Tài liệu liên quan