Đề tài Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài

Như vậy nhìn lại vai trò và mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưỏng và phát triển kinh tế ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta có thể thấy được những vấn đề lý luận chung như thực trạng về vai trò và mối quan hệ giữa hai nguồn vốn đầu tư trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Để từ đó có được một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy những lợi thế làm giảm bớt những mặt còn hạn chế. Có thể thấy rằng nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng, tuy nhiên giữa hai nguồn vốn có tỉ lệ khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi nước, nhu cầu về đầu tư cũng khác nhau trong mỗi thời kỳ khác nhau. Trong sự vận động khác nhau không ngừng, luôn biến động của thế giới bất kỳ quốc gia nào cũng phải hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.Vì vậy Việt Nam hiện nay đang nỗ lực xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để thúc đẩy phát triển kinh tế Đảng và nhà nước đã có những nhận định đúng đắn đối với vai trò của đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là vai trò của hai nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Đặt nguồn vốn đầu tư trong điều kiện hơn 10 năm đổi mới chúng ta đã thu được những thành tựu quan trọng đáng tự hào và đã có nhiều cố gắng để giải quyết mối quan hệ giữa hai nguồn vốn,đặc biệt chúng ta đã và đang hoàn thiện hàng loạt các chính sách kinh tế cũng như các biện pháp ưu đãi phù hợp dựa trên những nguyên tắc về kinh tế thị trường một cách triệt để nhằm tháo gỡ những khó khăn những bất cập còn tồn tại. Nhìn nhận rõ và giải quyết được những vấn đề đã nêu trên sẽ góp phần không nhỏ trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh tổng hợp góp phần vào việc hoàn thiện những mục tiêu chủ yếu mà đất nước đề ra. Từ đó có thể phát huy tốt tiềm lực bên trong, tăng cường thực lực kinh tế làm cho đất nước phồn vinh thịnh vượng - đây là điều quốc gia nào cũng mong muốn mà Việt Nam không nằm ngoài mục tiêu đó.

doc63 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các dự án đầu tư xây dựng thường giải ngân chậm( chi phí nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị như dền bù giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư…). Tổng mức giải ngân năm 2006 đạt trên 1.785 triệu USD, cao hơn kế hoạch đề ra( 1.750 USD), trong đó vốn vay đạt khoảng 1.550 triệu USD, viện trợ không hoàn lại đạt khoảng 235 triệu USD, trong tổng giá trị giải ngân năm 2006, cốn vay của 5 ngân hàng phát triển ( WB, ADB, JBIC,KFW và AFD) đạt trên 1.400 triệu USD, chiếm 78,5% tổng số vốn ODA giải ngân. Hiện nay có 28 nhà tài trợ song phương, trong đó có 24 nhà tài trợ cam kết ODA thường niên ( Úc, Bỉ, Canada, Séc, Đan Mạch, Phần Lam, Pháp, Đức, Nhật, Thụy Sĩ, Thái Lan, Anh, Hoa Kì…); 4 nhà tài trợ không cam kết ODA thường niên( Áo, Trung Quốc, Nga, Singgapore) mà cam kết ODA theo từng dự án cụ thể. Ví dụ gần đây Trung Quốc cam kết cung cấp 85 triệu USD vốn vay ưu đãi để thực hiện dự án xây dựng dự án nhiệt điện Cao Ngạn. Hiện có 23 tổ chức tài trợ ODA đa phương cho Việt Nam, bao gồm ADB, WB, JBIC, KFW, AFB(5 nhóm ngân hàng), Ủy ban Châu Âu( EC), Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ( OPEC), quỹ Kuwait, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc( UNDP), Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, tổ chức y tế thế giới(WTO), chương trình lương thực thế giới( WTO), IMF,… Bảng 5: Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam giai đoạn 1993- 2006. Đơn vị: triệu USD Nhà tài trợ Số lượng vốn cam kết Nhật Bản 8.469,73 WB 5.329,82 ADB 2.990,97 Pháp 912,26 Đức 597,35 Đan Mạch 549,48 Thụy Điển 412,83 Trung Quốc 301.08 Ỗtraylia 282,32 EU 269,83 ( Nguồn : Bộ kế hoạch và Đầu tư) Bảng 6: Vốn ODA giải ngân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội Đơn vị: triệu USD 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 1. GDP 24578 26581 28113 29455 31429 33566 35983 38588 2. Tổng vốn đầu tư     Toàn xã hội 6636 7328 6986 7508 8736 10279 11341 14655 3. Vốn FDI 2400 2655 1761 1351 1607 2200 1550 2650 4. Vốn ODA 726 1000 1242 1350 1650 1710 1527 1720 5. Vốn ODA/ tổng vốn     đầu tư (%) 10,9 13,6 17,8 17,9 18,9 14,7 13,5 11,7 6. Vốn ODA/GDP (%) 2,95 3,76 4,41 4,58 5,25 4,40 4,20 4,25 ( Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thường được nhận được nhiều ODA nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải, truyền thông và năng lượng. Hơn 4,5 tỷ USD vốn ODA với 101 dự án do Trung ương quản lí đã và đang được thực hiện để phát triển ngành giao thông vận tải. chủ yếu tập trung cho đường bộ, đường biển và giao thông nông thôn. Vốn ODA đã được sử dụng để khôi phục và nâng cấp và xây dựng mới 3.676 km đường quốc lộ; khôi phục và cải tạo khoảng 1000km đường tỉnh lộ; quốc lộ 5, quốc lộ 1A, làm mới và khôi phục 188 yêu cầu, chủ yếu trên các Quốc lộ1. Quốc lộ 10, Quốc lộ 18 với tổng chiều dài 33,7 km, cải tạo và nâng cấp 10.000km đường nông thôn và khoảng 31 km đường nông thôn quy mô nhỏ, cầu Mĩ Thuận, xây dựng mới 111 cầu nông thôn với tổng chiều dai 7,62 km ( khẩu độ bình quân khoảng 25- 100m) Vốn ODA đã đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 cho cảng Hải Phòng để có thể bốc xếp được 250.000 TEV/ năm, nâng cấp cảng Sài Gòn, xây dựng mới cảng nước sâu Cái Lân, cải tạo cảng Tiên Sa, Đà Nẵng… Nguồn vốn ODA đầu tư cho việc phát triển ngành điện với tổng cam kết cho tới năm 2003 là 3,7 tỉ USD, hiện chiếm 40,3% trong tổng vốn đầu tư với 7 nhà máy điện lớn( Phú Mĩ 1, Phú Mĩ 2, Hàm Thuận- Đa Mi, Đa Nhim, Phả Lại 2, Trà Nóc) có công suất thiết kế chiếm 40 % tổng công suất của các nhà mày thủy điện ở Việt Nam xây dựng trong kế hoạch 5 năm 1996-2000. Tổng công suất phát điện tăng thêm do đầu tư bằng nguồn vốn ODA là 3.403 MW, bằng tổng công suất phát điện từ trước cho tới năm 1995. Trong ngành năng lượng điện, vốn ODA còn đầu tư để phát triển hệ thống đường dây và mạng lưới phân phối điện, bao gồm các dự án đường dây 500 KV , gần 50 trạm biến áp của cả nước, cải tạo nâng cấp mạng lưới điện thành thị và nông thôn ở trên 30 tỉnh và thành phố. Trong số 4,45 tỉ USD vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam đưa ra tháng 12 năm 2006,các nước tài trợ cũng dành ưu tiên viên trợ cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, cụ thế là tuyến đường sắt cao tốc Bắc- Nam và bảo vệ môi trường . Pháp với vốn viện trợ cam kết lớn thứ hai trong các nhà tài trợ và đứng đầu khối EU là 370,4 triệu USD cũng cho biết nguồn vốn ODA sẽ được sử dụng trong bốn lĩnh vực ưu tiên là giao thông đô thị , đường sắt, môi trường( quản lí nhà nước và rác thải), phát triển nông thôn. Ngoài ra, các cam kêt này cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh vực y tế và hiện đại hóa ngành tài chính. Nguồn vốn ODA dành hco năng lượng điện và giao thông chiến tới hơn 40% vốn ODA của Việt Nam. 2. Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài: Tính đến cuối năm 2008 VIệt Nam đã thu hút được 10877 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đăng kí là 158.945 tỷ $. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 1988-2008 có thể chia thành một số giai đoạn như sau: Ba năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996, vốn ĐTNN đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Môi trường đầu tư ở Việt Nam với chi phí đầu tư thấp, lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, thị trường tăng trưởng mạnh đã khiến lượng FDI vào Việt Nam tăng mạnh. Bên cạnh đó, sự kiện Mỹ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam có thể coi như mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam Với mức tăng trưởng đáng kể, FDI bắt đầu có những tác động lan tỏa tới nền kinh tế trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước. Bảng 7:  Tình hình thực hiện vốn FDI vào Việt Nam Giai đoạn 1988-2008 Năm Số dự án FDI Đăng kí (Triệu $) Tb vốn/ DA (Triệu $) FDI thực hiện (Triệu $) % thực hiện 1990-1999 2849 41816 14.68 17049 40.77 2000 391 2839 7.26 2413 84.99 2001 555 3143 5.66 2450 77.95 2002 808 2999 3.71 2591 86.40 2003 791 3191 4.03 2650 83.05 2004 811 4548 5.61 2852 62.71 2005 970 6840 7.05 3309 48.38 2006 987 12004 12.16 3956 32.96 2007 544 21348 13.83 4500 21.08 2008 1171 60217 51.42 11500 19.10 Tổng 10877 158945 14.61 53270 33.51 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á, một số dự án đầu tư đang thực hiện đã bị hủy bỏ chủ yếu do những khó khăn về tài chính. Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng. Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn FDI cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam Năm 2008, dòng vốn FDI vượt qua mọi kỉ lục trước đó bất kể nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu và nền Kinh tế Việt Nam đã trải qua những biến cố đầy khó khăn. Với FDI đăng kí đạt 60.2 tỷ $ tăng gấp gần 3 lần so với năm 2007 với 1171 dự án đầu tư. Con số FDI ấn tượng năm 2008 có sự đóng góp đáng kể của các siêu dự án khiến quy mô trung bình các dự án FDI tăng từ 13.8 triệu $ năm 2007 lên con số ấn tượng 51.4 tỷ $ một dự án tổng số vốn đăng kí 25 tỷ USD. Tỉ lệ vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 1988-2008 Bảng số liệu phía trên ngay lập tức cho thấy tỉ lệ giải ngân đang có xu hướng ngày càng thấp so với mức vốn đăng kí mặc dù vốn thực hiện vẫn tăng hàng năm. Trong giai đoạn 1988-2006 tỉ lệ vốn FDI thực hiện vào khoảng 47% so với vốn đăng kí, năm 2006 tỉ lệ thực hiện chỉ giảm còn có 32.96% so với vốn đăng kí, Năm 2007 một làn sóng FDI đổ vào Việt Nam chào đón sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, với vốn đăng kí đạt 21.3 tỷ $ nhưng thực hiện chỉ đạt vẻn vẹn 4.5 tỷ $, khiến cho tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện chỉ đạt 21.08%. Năm 2008, tỷ lệ FDI thực hiện thậm chí còn thấp hơn chỉ đạt 19.10% cho dù cả vốn đăng kí và vốn thực hiện đều đạt mức kỉ lục. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần hình thành nên một khu vực kinh tế mới: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó đẻ ra 2014 doang nghiệp mới và 1584 cơ sơ sản xuất kinh doanh phụ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu ở nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp dầu khí, công nghiệp thực phẩm và xây dựng… chiếm hơn 61% vốn đăng kí và 67% vốn thực hiện, 74 % số lao động, 94% doanh thu và 91 % giá trị xuất khẩu( không kể dầu thô) cuả toàn bộ khu vựcđầu tư nước ngoài. Như vậy rõ rang rằng đầu tư nước ngoài đã thực hiện theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng gia tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ. Bảng 8: Vốn và cơ cấu  FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988-2008 phân theo ngành   STT    Chuyên ngành  Số dự án Vốn đầu tư Tuyệt đôi Tỉ trọng (%) Tuyệt đối (Triệu $) Tỉ trọng (%)   I    Công nghiệp và xây dựng  6,303 64.30        87,800 58.62 CN dầu khí 48 0.49        14,478 9.67 CN nhẹ 2,740 27.95        15,680 10.47 CN nặng 2,602 26.54        47,165 31.49 CN thực phẩm 350 3.57          4,199 2.80 Xây dựng 563 5.74          6,278 4.19   II    Nông, lâm nghiệp  976 9.96          4,793 3.20 Nông-Lâm nghiệp 838 8.55          4,323 2.89 Thủy sản 138 1.41             470 0.31   III    Dịch vụ  2,524 25.75        57,182 38.18 Dịch vụ 1,438 14.67          3,333 2.23 GTVT-Bưu điện 235 2.40          6,255 4.18 Khách sạn-Du lịch 250 2.55        15,412 10.29 Tài chính-Ngân hàng 68 0.69          1,058 0.71 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 294 3.00          1,759 1.17 XD Khu đô thị mới 14 0.14          8,225 5.49 XD Văn phòng-Căn hộ 189 1.93        19,362 12.93 XD hạ tầng KCX-KCN 36 0.37          1,781 1.19   Tổng số  9,803 100.00       49,775 100.00 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Theo tổng điều tra gần đây thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hôị. 25,1% giá trị sản xuất công nghiệp, 27,4% kim ngạch xuất khẩu cả nước và tạo việc làm cho 400.000 lao động trực tiếp cùng hàng vạn lao động gián tiếp khác. Đóng góp của khu vực này cho ngân sách nhà nước tăng lên qua các năm: Năm 2000 nộp NSNN đạt 1,3% so với GDP thì đến năm 2003 ước đạt 1,5 % so với GDP. Kết quả sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực của khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đều đạt tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các khu vực kinh tế trong nước. Chẳng hạn năm 2002, trong khi giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng 11,7 % hay khu vực ngoài quốc doanh là 19,2 % thì khu vực doanh nghiệp có vốn đẩu tư nước ngoài tăng 24,8 % hoặc kim ngạch xuất khảu trong nước tăng 23,7%. Như vậy đầu tư nước ngoài đóng vai trò là đầu tàu trong quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế nước ta hện nay. Có thể nói đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài cho sự tăng trưởng kinh tế các năm qua ở Việt Nam là rất lớn, được xem là xung lực chính. Tuy nhiên có một câu hỏi được đặt ra là liệu sự tăng trưởng kia có thể được duy trì không nếu đầu tư của khu vực nước ngoài mỗi năm một giảm sút . Từ năm 1997, cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á đã làm dòng nước ngoài giảm từ 28% năm 1997 đến 2001 còn 18,4% vàn ăm 2003 đạt 16,8%, quy mô của các dự án cũng có xu hướng giảm dần. Hiện nay quy mô trung bình của một dự án đăng kí chưa cấp phép là chưa đầy 2 triệu USD trong khi giai đoạng trước là 10 triệu USD ( năm 1994). Bảng9 : Quy mô trung bình của một dự án FDI trong giai đoạn 1990-2008 Đơn vị: Triệu $ Năm số dự án FDI Đăng kí Tb vốn/ DA 1990-2007 9706 98728 10.172 2008 1171 60217 51.424 Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn quốc tế. Khi nhu cầu vốn tăng mạnh cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Chính phủ Việt Nam đã mạnh dạn trong huy hút nguồn vốn nước ngoài qua kênh thị trường vốn quốc tế. Ngày 27-1 Bộ Tài chính sẽ xúc tiến việc giới thiệu chào bán khoảng 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế bằng USD, kỳ hạn 10 năm tại Hông Kông, London, Boston và New York trong những ngày cuối tháng 1/2010.Lãi suất của đợt phát hành này theo dự kiến không quá 7% và có thời hạn 10 năm. Đây là đợt phát hành thứ 3 của Việt Nam sau 2 lần rất thành công vào năm 2005, và năm 2007. Số tiền thu được từ việc bán trái phiếu quốc tế lần này theo kế hoạch dự kiến dùng một phần để hoàn trả ngân sách nhà nước và một phần giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp, có hiệu quả. Trong lịch sử phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam cho thấy, đây là kênh huy động hiệu quả và rất thành công. Đợt phát hành đầu tiên năm 2005 tại New York đã thành công rất mỹ mãn khi các nhà đầu tư quốc tế đặt mua với số tiền lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào là 750 triệu USD với lãi suất 7,125%/năm. Đợt thứ 2 vào năm 2007, Việt Nam phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ (TPCP) ra thị trường quốc tế với kỳ hạn mở rộng 10-30 năm cũng rất thành công. Là một nền kinh tế mới phát triển nên VN có mức tăng trưởng kinh tế mạnh, luôn ở mức trên dưới 10%. Mức tăng trưởng này lớn gấp nhiều lần so với nhiều cường quốc kinh tế. Bên cạnh đó mức lãi suất khá hấp dẫn ở con số trên dưới 7% khiến trái phiếu quốc tế do VN phát hành luôn là mối quan tâm đầu tư của nhiều tổ chức quốc tế. Trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành luôn thành công trong khi Trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn vừa qua phát hành trong nước lại ít thành công đều có nguyên nhân từ lãi suất Cũng như đợt phát hành vào năm 2007 (thu hút vốn đầu tư cho các dự án Thủy điện Xê Ca Mản 3 và nhà máy thủy điện Hủa Na, mua tàu vận tải và nhà máy lọc dầu Dung Quất). Việc phát hành trái phiếu lần này tuân theo Nghị quyết 7/2007/NQ-CP ngày 1/6/2007 và Nghị quyết 54/2007/NQ-CP của Chính phủ, lãi suất được ấn định là không quá 7%/năm với thời hạn 10 năm. Trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành luôn thành công rất rực rỡ song TPCP bằng ngoại tệ phát hành trong những đợt gần đây, đặc biệt trong năm 2009 đều không thu được kết quả như mong muốn cơ bản cũng liên quan đến vấn đề lãi suất. Lãi suất trái phiếu Chính phủ phát hành trong nước luôn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề chính sách tiền tệ và trần lãi suất huy động vốn của NHNN quy định. Những rào cản nói trên khiến trái phiếu Chính phủ trở nên mất hấp dẫn. Đợt phát hành thứ nhất vào tháng 3/2009, 3 lần đấu thầu chỉ huy động được 230,11 triệu USD trong tổng số 300 triệu USD giá trị trái phiếu được đưa ra đấu thầu. Đợt 2 vào tháng 8/2009, trái phiếu ngoại tệ kỳ hạn dài số lượng bỏ thầu rất ít. Trong đợt 2 vừa qua, cả 3 phiên chỉ huy động được 100 triệu USD/100 triệu USD trái phiếu chào bán kỳ hạn 1 năm; 47 triệu USD/100 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 2 năm; và 10 triệu USD/50 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Đợt phát hành thứ 3, và đợt thứ 4 gần đây vào ngày 29/12/2009, kết quả chỉ huy động được 73 triệu USD trong tổng số 200 triệu USD giá trị trái phiếu gọi thầu, đạt 36,5%. Tỷ lệ huy động thành công có xu hướng giảm dần theo từng đợt phát hành kể từ đầu 2009 tới nay. Trong năm 2009, tổng số vốn TPCP cho năm 2010 là 56.000 tỷ đồng. Trong đó, các dự án ngành GTVT 28.000 tỷ đồng, thủy lợi 13.600 tỷ đồng, y tế 5.600 tỷ đồng, di dân tái định cư thủy điện Sơn La 1.500 tỷ đồng, giáo dục 6.500 tỷ đồng. Nhu cầu vốn TPCP cho giai đoạn 2003 - 2010 và một số năm sau là hơn 385.000 tỷ đồng, theo chương trình của Chính phủ. Song đến hết 2008, mới giải ngân được khoảng 62.000 tỷ đồng, số còn lại cần phát hành trái phiếu để thực hiện các mục tiêu khoảng 324.000 tỷ đồng. Dự kiến trong 5 năm tiếp sau 2010, mỗi năm cần 45.000 tỷ đồng. Tốc độ giải ngân TPCP cũng rất chậm. Báo cáo của Chính phủ cho thấy, đến hết tháng 10/2009 mới giải ngân được 26.586 tỷ đồng, bằng 47,5% kế hoạch được giao trong khi vốn TPCP dự kiến huy động lên tới hơn 60 nghìn tỷ đồng. Năm 2008 mặc dù cắt giảm 1/4 tổng vốn TPCP so với Nghị quyết của QH nhằm chống lạm phát, nhưng cũng chỉ giải ngân được 87% kế hoạch. Trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành luôn thành công trong khi TPCP trong giai đoạn vừa qua phát hành trong nước lại ít thành công đều có nguyên nhân từ lãi suất. Đối với trái phiếu trong nước, sự biến động tỷ giá là nguyên nhân thứ 2 khiến trái phiếu kỳ hạn dài ít được nhà đầu tư quan tâm. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế Do nguồn vốn này có đặc điểm là thủ tục vay đối thường tương đối khắt khe nghiêm ngặt,mức lãi xuất cao nên việc tiếp cận đối với nguồn vốn này vẫn còn rất hạn chế. Nguồn vốn này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu và thường ngắn hạn Đối với nguồn vốn của quỹ tiền tệ thế giới,tổ chức này hiện nay mới chỉ cung cấp cho Việt Nam những chính sách,hoạch định cho những chiến lược để vượt qua khủng hoảng chứ nguồn vốn này ở Việt Nam chưa sử dụng tới. Đối với nguồn vốn từ ngân hàng thế giới(WB) Việt Nam đã nhiều lần vay vốn từ tổ chức tín dụng này để phát triển các vấn đề xã hội gần đây nhất là theo hiệp định tín dụng số 4609-VN ngày 12/8/2009 giữa nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hiệp hội phát triển quốc tế cho Dự án quỹ đầu tư phát triển địa phương,Bộ tài chính sẽ vay từ WB để cho các quỹ đầu tư phát triển địa phương để đầu tư vào các tiểu dự án cơ sở hạ tầng có hợp tác với khối tư nhân tổng vốn cho dự án là 190 triệu USD (3610 tỷ VNĐ). Năm 2002 Việt Nam lần đầu tiên vay của ngân hàng phát triển Châu Á(ADB) trong 21 nước đi vay từ ADB thì Việt Nam là nước thứ 5 vay nhiều nhất sau Ấn Độ,Pakistan,Trung Quốc,Indonexia. Từ đầu năm 2008 đến nay, thị phần tín dụng ngoại tệ của khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục tăng nhanh. Số liệu thống kê từ 26 ngân hàng nước ngoài với 36 chi nhánh đang hoạt động tại Việt Nam được công bố mới đây cho thấy, tính đến hết tháng 8/2008, dư nợ cho vay vốn bằng ngoại tệ của khối ngân hàng này đã tăng 77% so với cùng kỳ năm 2007. Mức tăng này được đánh giá là cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng ở Việt Nam (mức tăng chung là 25,8%). Dư nợ cho vay vốn ngoại tệ của khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 30,2% tổng dư nợ cho vay của toàn bộ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù mức tăng dư nợ có tốc độ cao nhưng chất lượng tín dụng của khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn rất tốt, nợ không đủ tiêu chuẩn của khối này chỉ chiếm 1,1% tổng nợ USD. Thực trạng về mối quan hệ của hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài theo nguồn hình thành: Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn được quán triệt theo nguyên tắc vốn trong nước là quyết đinh vốn trong là quan trọng. Mối quan hệ có khi thúc đẩy sự hiệu quả của mỗi hai nguồn vốn nhưng có khi kiềm chế sự hiệu quả của mỗi nguồn vốn. Sự kết hợp hai nguồn vốn làm tăng khối lượng tổng nguồn đầu tư toàn xã hội: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên liên tục về lượng trong những năm qua. Gần đây nhất tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 ước đạt khoảng 580 nghìn tỉ đồng. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 ước đạt khoảng 580 nghìn tỉ đồng, tăng 11% so với năm 2007. Theo báo cáo này, nếu loại trừ yếu tố trượt giá khoảng 20% thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 giảm khoảng trên 10% so với năm 2007, bằng 39% GDP, thấp hơn nhiều so với năm 2007 là 45% GDP. Trong đó vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước đạt khoảng 118 nghìn tỉ đồng, tăng 5,4% so với thực hiện năm 2007. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ước đạt khoảng 40 nghìn tỉ đồng, đạt kế hoạch đề ra. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đạt 65 nghìn tỉ đồng, tăng 8,3% so với ước thực hiện năm 2007. Nguồn vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 180 nghìn tỉ đồng, tăng 7% so với ước thực hiện 2007. Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 143 nghìn tỉ đồng./. Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I/2010 đạt hơn 146.000 tỷ đồng, tăng 26,23% so cùng kỳ năm 2009. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện ước đạt 21.800 tỷ đồng, bằng 17,4% kế hoạch năm. Trong quý I/2010, giải ngân vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ước đạt hơn 20.000 tỷ đồng, bằng khoảng 38% kế hoạch năm, trong đó vốn trong nước cho vay đầu tư ước đạt 3.300 tỷ đồng, bằng 12,5% kế hoạch năm; vốn ODA cho vay lại ước đạt hơn 2.000 tỷ đồng, bằng 20,46% kế hoạch năm. Ðáng chú ý là vốn trái phiếu Chính phủ ước giải ngân trong quý I/2010 chỉ đạt khoảng 6.000 tỷ đồng, bằng 10,7% kế hoạch năm. Điều đó thể hiện rất rõ trong các số liệu thực tế về tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 1995 – 2010:  TỔNG VỐN ĐẦU TƯ TOÀN XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1995-2010       Đơn vị: Tỷ đồng Tổng số Kinh tế   Nhà nước Kinh tế ngoài   nhà nước Khu vực có vốn   đầu tư nước ngoài 1995 72447 30447 20000 22000 1996 87394 42894 21800 22700 1997 108370 53570 24500 30300 1998 117134 6503 2780 24300 1999 131171 76958 31542 22671 2000 151183 89417 34594 27172 2001 170496 101973 38512 30011 2002 200145 114738 50612 34795 2003 239246 126558 74388 38300 2004 290927 139831 109754 41342 2005 343135 161635 130398 51102 2006 404712 185102 154006 65604 2007 521700 208100 184300 129300 2008 580.000 223.000 180.000 143.000 Q1/2010 146.000 67.000 33.500 45.500       (Nguồn: Tổng cục thống kê) Sự kết hợp hai nguồn vốn đảm bảo cho hiệu quả của việc sử dụng giữa hai nguồn vốn(1+1>2) Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là một trong những xu thế vận đọng chủ yếu của đời sống quốc tế hiện nay. Với xu hướng này, mở của và hội nhập các nền kinh tế quốc gia và khu vực trở thành điều kiện bắt buộc của sự phát triển. Bên cạnh đó, với sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật công nghệ khi tiềm lực kinh tế nói chung của thế giới đã trở nên hùng hậu, vấn đề tăng trưởng lâu bền, tốc độ cao và dịch chuyển cơ cấu thành quản lí phát triển cho mọi nền kinh tế hiện đại. Việt Nam cũng không năm ngoài xu hướng ấy. Bên cạnh yếu tố quyết định là nội lực thù đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò hết sức quan trọng tạo nên đà tăng trưởng. Vốn đầu tư nước ngoài năm 1995 thu ngân sách từ khu vực nước ngoài đạt 128 triệu USD, đóng góp vào thu NSNN từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 30%. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên tục có mức đóng góp vào NSNN năm sau cao hơn năm trước( năm 2001 tăng 20,4 %; năm 2002 tăng 29,6%; năm 2003 tăng 30%) góp phần vào nguồn thu để nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội, an ninh quốc phòng. Đầu tư nước ngoài góp phần tạo ra một số năng lực sản xuất, ngành sản xuất, phương thức quản lý và kinh doanh mới thúc đẩy doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh. Khu vưc kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra cho nên kinh tế nước ta có nhiều công nghệ mới hiện đại mà biểu hiện cụ thể nhất là ở lĩnh vực viễn thông, dầu khí, hóa chất, điện tử, tin học, ô tô, xe máy,… làm tiền đề cho sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Ta cũng học tập được nhiều mô hình quản lí tiên tiến và các phương thức kinh doanh hiện đại trên thương trường quốc tế đã được áp dụng trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đây có thể coi là những yếu tố thức đẩy doanh nghiệp trong nước không ngừng đối mới công nghệ, phương thức quản lí để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường. Trong thời gian qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một trong những nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Với tỉ trọng bằng 35% giá tri sản lượng cả nước, khu vực kinh tế này góp phần quan trọng trong việc nâng cao giả trị sản xuất cả nước từ 11%/ năm lên 13%/ năm. Bên cạnh đó các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn tạo ra nhiều hàng hóa trong thị trường trong nước góp phần thay thế hàng nhập khẩu, và khu vực này cũng có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao nhất làm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế cho nước ta với kim ngạch xuất khâủ bằng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cá nước. Đầu tư nước ngoài cũng làm tăng lượng có khoảng 44 vạn lao động trực tiếp cùng hàng vạn lao động gián tiếp , với thu nhập của người lao động cao hơn 30% các khu vực khác. Hàng năm thu nhập của người lao động ở khu vực này lên tới 300- 350 triệu USD. Ngoài ra, khu vực này còn thúc đẩy quá trình phát triển đổi mới và hội nhập của nước ta vào nên kinh tế thế giới. Nhờ có đầu tư nước ngoài mà các quan hệ song phương và đa phương được mở rộng và phát triển. Việt Nam từng bước hội nhập nên kinh tế khu vực và thế giới., tham gia vào phân công lao động quốc tế, mở rộng bạn hàng và thị phần ở nước ngoài. Như vậy đầu tư nước ngoài có rất nhiều tác động tích cực tới đầu tư trong nước. Đầu tư nước ngoài đã tích cực góp vào quá trình phát triển kinh tế Việt Nam,gia tăng về quy mô tích lũy và chất lượng đầu tư cho nền kinh tế. Vừa thúc đẩy tích lũy nội bộ vừa tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cọ sát cho các doanh nghiệp Việt Nam trước thềm hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Ngược lại đầu tư trong nước cũng tác động rất lớn đến đầu tư nước ngoài, là định hướng cho dòng chảy đầu tư nước ngoài vào các ngành và lĩnh vực cần thiết. Khi đầu tư trong nước được tập trung tạo cơ sở hạ tầng, nguồn năng lực cho một ngành nhất định thì làm cho chi phí trung gian cho sản xuất trong ngành đó giảm đi, tỷ suất lợi nhuận trong ngành tăng lên làm các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được đầu tư vào ngành đó hơn. Ví dụ trong các năm qua khi đầu tư trong nước tập trung vào ngành thủy sản tăng diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng làm cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển, ngay lập tức có công ty nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản hoặc trong ngành công nghiệp may mặc là nơi thu hút vốn đầu tư khá do vận dụng được nguồn lao động rẻ. Ở Việt Nam, lĩnh vực du lịch và khách sạn cũng thu hút vốn đầu tư khá, vốn đầu tư trong nước luôn chiếm một tỉ lệ ưu thế hơn so với vốn đầu tư nước ngoài, các năm qua tỷ trọng vốn đầu tư trong nước tăng dần theo các năm : Năm 1995 tỷ lệ vốn đầu tư trong nước so với vốn đầu tư nước ngoài là 2,29 lần, năm 1999 là 4,78 lần và năm 2003 là 5,06 lần. Điều đó khẳng đinh nguồn chủ yếu , quyết định là vốn đầu tư trong nước. Mặc dù ta có thể thấy vốn đầu tư trong nước và nước ngoài có mối quan hệ mật thiết song hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Các năm qua vốn đầu tư trong nước tăng thêm song lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng ngày càng giảm- không chỉ ở FDI mà ngay cả ODA nếu không có biện pháp điều chỉnh để tăng trở lại nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì các năm tới trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều đó nói lên rằng nhà nước ta phải có biện pháp điều chỉnh kịp thời gia tăng nguồn vốn trong nước, tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với các vấn đề xã hội: Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2009 của Chính phủ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam đang diễn ra tại Hà Nội, nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đi vay nước ngoài giúp Chính Phủ giải quyết cho các vấn đề an sinh xã hội năm 2009 là 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008, trong đó riêng trợ cấp cứu đói giáp hạt gần 41,6 nghìn tấn gạo; tổng dư nợ của các chương trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tăng 45,3% so với năm 2008.  Nét nổi bật trong năm 2009 là coi trọng an sinh xã hội và  chăm lo cho người nghèo. Trong năm Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội như, hỗ trợ người nghèo ăn Tết; hỗ trợ người lao động mất việc làm; trợ cấp cho công chức thu nhập thấp; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo; triển khai chương trình giảm nghèo nhanh bền và vững ở 62 huyện nghèo nhất; hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư; xây dựng nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp tập trung cho người có thu nhập thấp; điều chỉnh tăng lương tối thiểu…. Các kết quả nói trên đã góp phần khắc phục khó khăn do suy thoái kinh tế và thiên tai lũ lụt gây ra. Đời sống nhân dân cơ bản được ổn định. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 giảm xuống còn11%. Cùng với đó, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp, chính sách để chủ động phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tăng cường đầu tư xây dựng các bệnh viện và trang thiết bị y tế. Các chỉ tiêu về số giường bệnh và số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuổi thọ trung bình ước đạt 73,1 tuổi; tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 18,8 %. Tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản giảm xuống còn 70/100.000 ca đẻ sống. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới năm tuổi là 25‰, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 6 loại vắc xin đạt trên 95%.           Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tiếp tục chuyển biến tích cực, tạo môi trường thuận lợi cho trẻ em ngày càng được hưởng thụ đầy đủ các quyền cơ bản của mình. Hệ thống văn bản quản lý về bình đẳng giới tiếp tục được hoàn thiện. Cơ chế, chính sách của Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến đội tượng lao động nữ. Nhiều chương trình, dự án hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới đã được tích cực triển khai. Công tác phát triển thanh niên ngày càng được chú trọng. Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công tác xoá đói giảm nghèo, trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.             Các lĩnh vực văn hoá, thông tin, phát thanh, truyền hình có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn hoá đã được quan tâm tốt hơn ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao đời sống văn hoá và tinh thần nhân dân. Nâng mức hưởng thụ văn hoá, thông tin cho nhân dân, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa.             Công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng đất đai, tài nguyên và môi trường có nhiều tiến bộ. Việc xử lý các chất thải, nhất là tại các khu công nghiệp tập trung đã đạt được kết quả nhất định. Đồng thời đã bước đầu triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và các phương án ứng phó thích hợp. Sự tương tác của hai nguồn vốn làm giảm hiệu quả đầu tư (1 +1 < 2) Sự tương tác của hai nguồn vốn không phải lúc nào cũng pháp huy hiệu quả cho mỗi nguồn vốn. Nguồn vốn nước ngoài nhiều khi làm cho nền kinh tế Việt Nam chệch hướng không theo mong muốn cho nền kinh tế. Chẳng hạn sự đầu tư ồ ạt của nguồn vốn nước ngoài trong thời gian qua đã làm cho thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản của nước ta nóng lạnh bất thường,gây ra tình trạng bong bóng làm cho giá trị của cổ phiếu,bất động sản vượt quá mức giá trị thực của nó gây ra tình trạng đóng băng ở mức giá cao. Tình trạng "đôla hoá" tràn lan đang lấn lướt đồng nội tệ, đó là do quản lý ngoại hối lỏng lẻo hay sự chênh lệch tỷ giá quá cao giữa ngân hàng và chợ "đen". Gây ra tình trạng nợ nước ngoài: tổng nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm khoảng 34% GDP và 46% tổng các khoản thu trên tài sản vãng lai, trong đó trên 80% là nợ khu vực công. Trong 2005, tài sản có ngoại tệ ròng là nợ nước ngoài của khu vực công dự kiến ở mức 17% tổng thu trên tài khoản vãng lai. Những tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam được thể hiện trong ba nhân tố chủ yếu sau: Tác động thông qua cán cân thương mại Chiếm tỷ trọng cao đến 55% năm 2008, nếu trừ nguồn xuất khẩu dầu thô thì cán cân thương mại của khối ĐTNN luôn thặng dư, còn tình hình cán cân thương mại của khối đầu tư trong nước (ĐTTN) luôn thâm hụt. Chính điều này làm thâm hụt cán cân thương mại cả nước năm 2007 là 14,2 tỷ USD và năm 2008 là 18 tỷ USD (có bao gồm giá CIF). Trên bảng cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam (bảng 1) số thâm hụt cán cân thương mại năm 2007 là 10,4 tỷ USD và năm 2008 là 14,9 tỷ USD vì tính theo giá FOB. Xu hướng tăng cán cân thương mại của khối ĐTNN đặc biệt đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã “chèn lấn” các doanh nghiệp trong nước bằng cách thực hiện các thương vụ sáp nhập và thôn tính (M&A) các doanh nghiệp trong nước nhằm độc chiếm lợi nhuận. Với tỷ trọng xuất khẩu cao của các doanh nghiệp ĐTNN có làm thúc đẩy tăng trưởng GDP trong nước, nhưng khi có biến động của nền kinh tế thì sự thoái lui của khối này sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia; cuối cùng, về lâu dài các quốc gia chủ yếu phải dựa vào khối đầu tư trong nước để phát triển. Do đó chính sách thu hút đầu tư trong nước và thúc đẩy hình thành các công ty đa quốc gia mạnh từ trong nước là chiến lược phát triển lâu dài của quốc gia. Cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong 4 năm từ năm 2005-2008:-4314, -5065, -14202, -18014 Tác động thông qua chuyển lợi nhuận đầu tư ra nước ngoài Khoản lợi tức từ trái phiếu ngoại tệ của chính phủ Việt Nam khoảng 3% đến 4%, của trái phiếu chính phủ Mỹ khoảng 2,5% đến 3%. Nhưng lợi nhuận từ FDI rất cao, tại Trung Quốc khoảng 13% đến 14%, tại các nước nghèo Châu Phi là 24% đến 30%4, tại Việt Nam lợi nhuận của FDI không thấp hơn 15%. Nên khoản thu nhập đầu tư ròng trong bảng 1 cho thấy khoản lợi nhuận từ đầu tư được chuyển ra nước ngoài năm 2005 là 1,2 tỷ USD. Tác động do tăng chi phí mua các sang chế, bí quyết sản xuất, giấy phép nhằm độc quyền kỹ thuật cao Các doanh nghiệp ĐTNN thường mua các sáng chế (patents) và bí quyết sản xuất (know-how) để độc chiếm công nghệ, nhờ đó gia tăng lợi nhuận từ đầu tư. Thông thường, các chi phí để mua các giấp phép (licences) này đựợc tính trên doanh thu bán hàng. Doanh thu của các doanh ĐTNN càng lớn và xuất khẩu càng nhiều thì chi phí trả cho việc mua licence ngày càng lớn.Điều này ảnh hưởng đến dòng tiền mua licences trên cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Tình trạng ngược đãi lao động vẫn phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó là việc sử dụng công nghệ lạc hậu gây lãng phí nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường như công ty Vedan gây ô nhiễm nặng cho sông Thị Vải… CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI NGUỒN VỐN Giải pháp tăng cường vai trò quyết định của nguồn vốn đầu tư trong nước: Nguồn vốn trong nước với vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển đến nền kinh tế tạo khung xương cho nền kinh tế nhưng một thực tế hiện nay nguồn vốn này được sử dụng lãng phí kém hiệu quả nhất là đối với nguồn vốn của nhà nước vì vậy để đảm đương trách nhiệm to lớn mang ý nghĩa quyết định thì: Đối với nguồn vốn của nhà nước cần hướng tới quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn thứ nhất, là tăng cường công tác kiểm toán và hạch toán việc cấp vốn cho các bộ phận các ban ngành xem có sử dụng đúng mục đích hay không; thứ hai, cần có một cơ quan có đủ năng lực và trình độ để thẩm định và cấp phép đầu tư cho các dự án của nhà nước tránh tình trạng đầu tư tràn lan và cấp phép cho những dự án kém hiệu quả; thứ ba phân công, phân cấp rõ ràng quy rõ trách nhiệm cho từng chủ thể khi tiến hành dự án ,có như vậy mới nâng cao trách nhiệm cho từng đơn vị khi có vi phạm thì dễ phát hiện và xử lý hơn. Nhà nước cần xây dựng được chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội chính xác phù hợp và hệ thống pháp luật rõ ràng và chặt chẽ hơn. Xây dựng quy hoạch một cách chi tiết và chính xác. Thực tế một điều là sự quy hoạch từ trước đến nay chưa thực sự đi trước một bước so với công cuộc đầu tư vì thế nhiều dự án khi đang tiến hành đầu tư hoặc đang vận hành kết quả đầu tư mới thâý không phù hợp với chiến lược quy hoạch phải dời đi dời lại chợ xây xong không có người họp, nhà xây xong không có người ở…gây ra khó khăn cho các chủ đầu tư. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện dự án. Sửa đổi và sớm thông qua Luật đất đai, pháp luật về đầu tư, về công tác quản lý và đầu tư xây dựng công trình, luật đấu thầu...đủ mạnh ,tránh chồng chéo phù hợp với điều kiện của Việt Nam và các thông lệ quốc tế để cho các nhà đầu tư thấy được trách nhiệm và quyền lơi của mình khi tiến hành đầu tư. Cần có những chính sách khuyến khích phát triển các hình thức tín dụng,thị trường tài chính,các định chế tài chính tạo điều kiện cho các nhà đầu tư,các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được với những ưu đãi của Nhà nước Những chính sách liên quan tới đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước cần táo bạo đưa ra nhiều sản phẩm trên thị trường tài chính bên cạnh hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu, thế chấp…để khai thông nguồn vốn cho đầu tư. Xem xét đến những vấn đề phân bổ lại nguồn lực đầu tư, thay đổi cơ cấu đầu tư theo ngành,theo vùng lãnh thổ để khắc phục tình trạng phát triển mất cân đối giữa các ngành, các vùng. Vấn đề cuối cùng, Nhà nước phải có tầm nhìn dài hạn so sánh những chiến lược phát triển mang lại tính bền vững trong dài hạn như:chiến lược phát triển con người,chiến lược về khoa học công nghệ,chiến lược về quy hoạch,về pháp luật, phát triển ngành mũi nhọn …để định hướng cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững hạn chế thấp nhất sự biến động tiêu cực tới nền kinh tế. II. Giải pháp tăng cường vai trò quan trọng của nguồn vốn ngoài nước đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Như đã phân tích ở trên nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng đến tăng trưởng và phát triển nền kinh tế Việt Nam,bên cạnh đó nguồn vốn này có tác động hai mặt tới nền kinh tế vì thế để phát huy vai trò và khắc phục tác động tiêu cực của nguồn vốn nước ngoài cần có sự can thiệp,điều tiết của Nhà nước và dưới đây là một số giải pháp cơ bản: Để cho nguồn vốn nước ngoài phát huy được vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thì trước hết ta phải có được nguồn vốn này bằng cách huy động được nó và làm thế nào để tạo điều kiện cho nó phát huy được tác dụng. Cần quán triệt hơn nữa quan điểm của Đảng về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết Trung ương 9. Thực sự coi đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế, một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, được khuyến khích phát triển lâu dài và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Trên cơ sở đó, thống nhất nhận thức và hành động giữa các Bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Chính sách về đầu tư nước ngoài cần thống nhất, ổn định, minh bạch và dự đoán trước được; các chính sách ban hành sau phải đảm bảo nguyên tắc kế thừa, không hồi tố và hấp dẫn hơn trước. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án hoạt động hiệu quả có yêu cầu mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ, đa dạng hoá mục tiêu đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài và quy hoạch phát triển sản phẩm. Có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi đặc biệt, kể cả các chính sách thí điểm đối với các Khu kinh tế mở; với các dự án đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế quốc dân. Xây dựng Chiến lược thu hút và sử dụng vốn FDI đến năm 2010 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho từng năm, từng giai đoạn. Đề nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Chiến lược này và hoàn chỉnh Danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài cho thời kỳ kế hoạch 5 năm tới trình Chính phủ trong năm 2004. Cuối cùng, để cải thiện môi trường đầu tư, việc chưa thiết lập được môi trường cạnh tranh trong khu vực sản xuất, tiêu dùng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong sử dụng vốn đầu tư nhà nước vì vậy Chính phủ phải hỗ trợ phát triển cho nền kinh tế thị trường. Có thể tóm lược một số ý cơ bản sau: Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô luôn được coi là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Về nguyên tắc,để thu hút được các nguồn vốn đầu tư nhằm đáp ứng đầy ngày càng tốt hơn các yêu cầu phát triển của đất nước,phải đảm bảo được nền kinh tế đó trước hết là nơi an toàn cho sự vận động của nó và sau nữa là nơi có năng lực sinh lời cao. Sự an toàn của vốn đòi hỏi môi trường kinh tế vĩ mô ổn định,không gặp những rủi ro do các yếu tố chính trị xã hội hay môi trường kinh doanh gây ra.Nền kinh tế có thể chủ động kiểm soát được quá trình tăng trưởng,chủ động tái lập được trạng thái cân bằng mới và đó cũng đồng thời là việc tạo ra cơ sở cho sự ổn định lâu dài và vững chắc,ổn định về tốc độ tăng trưởng,lãi xuất,tỷ lệ lạm phát,tình hình thâm hụt ngân sách,tỷ giá hối đoái,…Chính phủ có thể can thiệp bằng những công cụ điều tiết vĩ mô như chính sách tài khóa,chính sách tiền tệ,chính sách tỷ giá,… Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân, cấp phép, thẩm định đầu tư cho các nhà đầu tư tạo điều kiện hỗ trợ cho dự án được tiến hành đúng tiến độ. Thực tế, trong thời gian vừa qua,tình trạng lãng phí kép trong việc sử dụng nguồn vốn ODA là rất phổ biến công tác giải ngân,cấp phép đầu tư châm chễ làm cho gần hết thời gian ân hạn dự án mới được bắt đầu,giải ngân thì nhỏ giọt không huy động tối đa để thực hiện đầu tư. Đáp ứng những nhu cầu của đối tác nước ngoài về các điều kiện như vốn đối ứng,các hoạt động xúc tiến đầu tư. Cần phải thực hiện tốt chức năng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính,tránh rườm rà phức tạp cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cần phải tạo môi trường hoạt động bình đẳng cho tất cả tất cả các nhà đầu tư cả trong nước và ngoài nước. Nâng cao chất lượng về cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Để tạo sự hấp dẫn cho môi trường đầu tư, nền tảng vật chất cho các dự án như mở các trường dạy nghề để nâng cao chất lượng lao động kết hợp với lực lượng lao động hiện có để tạo ra lợi thế so sánh trong thị trường gia công quốc tế,các nhà đầu tư có thể khai thác lực lượng lao động tại chỗ vừa rẻ vừa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng nước ngoài. Phát triển hệ thống giao thông vận tải, mạng lưới điện ,cung cấp nước,hệ thống ngân hàng và các dịch vụ kiểm toán,kế toán tài chính để phục vụ tốt hơn cho hoạt động đầu tư. Quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế: Thông qua sự tích cực gia nhập vào các tổ chức trên thế giới, mở rộng quan hệ ngoại giao, đăng cai tổ chức các hội nghị ,hội trợ triểm lãm… để giới thiệu với bạn bè quốc tế về một Việt Nam hấp dẫn,có nhiều triển vọng phát triển. III. Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa hai nguồn vốn. Đồng thời, các ngành khẩn trương rà soát điều chỉnh quy hoạch ngành theo hướng xoá bỏ phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho khu vực đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành. Trước mắt, điều chỉnh Quy hoạch ngành xi măng, sắt thép, nước giải khát, viễn thông, tổng sơ đồ phát triển ngành điện theo hướng loại bỏ bớt các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương. Ban hành các quy hoạch ngành còn thiếu như quy hoạch mạng lưới các trường đại học, dạy nghề cùng với các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép cho các dự án thuộc lĩnh vực này. Trong quá trình hoàn chỉnh quy hoạch, chú trọng việc khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ hạ tầng, nhất là đối với các công trình giao thông, cảng biển, cung cấp điện, nước, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí, khu đô thị... Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đầu tư nước ngoài theo hướng tạo một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong quá trình này, cần đảm bảo nguyên tắc không làm giảm ưu đãi đầu tư so với trước và phù hợp với các cam kết quốc tế trong quá trình đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế. Mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Tiếp tục giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tiếp tục cải tiến thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu mở rộng phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài cho các địa phương, mặt khác các cơ quan chức năng của Chính phủ tăng cường giám sát về tình hình thực hiện phân cấp. Tóm lược lại như sau: Phải nhận thức được vai trò của từng nguồn vốn đối với phát triển kinh tế xã hội, luôn luôn coi nguồn vốn trong nước là quyết định nguồn vốn nước ngoài là quan trọng,nguồn vốn trong nước là nội lực để phát triển có thể chủ động trong việc sử dụng và quản lý. Phải quán triệt quan điểm: trước khi đi nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài thì phải đứng vững trên đôi chân của mình,nguồn vốn nước ngoài như quả sung trên cây không biết khi nào nó sẽ rụng xuống cho nên không thể chỉ biết ngồi chờ. Về lâu dài, cần phải thực hiện tốt chức năng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước trong mối quan hệ mật thiết với các nguồn thu hút vốn đầu tư. Cần nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể, có chính sách huy động đồng bộ các nguồn vốn, phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ và lĩnh vực ưu tiên. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý đầu tư gắn liền với việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, giản hóa các thủ tục hành chính về đầu tư và xây dựng. Các cơ chế chính sách đầu tư phải thống nhất, đồng bộ, dễ hiểu và dễ thực hiện Nhanh chóng cải thiện và đồng nhất môi trường đầu tư để tạo điều kiện cho việc khai thác các nguồn vốn đầu tư trong các thành phần kinh tế. Phát triển hơn nữa các hoạt động kế toán, kiểm toán, tư pháp hỗ trợ và đảm bảo kinh doanh lành mạnh,chống tham nhũng. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường, nhằm đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, minh bạch, nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc tế. KẾT LUẬN Như vậy nhìn lại vai trò và mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưỏng và phát triển kinh tế ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta có thể thấy được những vấn đề lý luận chung như thực trạng về vai trò và mối quan hệ giữa hai nguồn vốn đầu tư trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Để từ đó có được một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy những lợi thế làm giảm bớt những mặt còn hạn chế. Có thể thấy rằng nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng, tuy nhiên giữa hai nguồn vốn có tỉ lệ khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi nước, nhu cầu về đầu tư cũng khác nhau trong mỗi thời kỳ khác nhau. Trong sự vận động khác nhau không ngừng, luôn biến động của thế giới bất kỳ quốc gia nào cũng phải hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.Vì vậy Việt Nam hiện nay đang nỗ lực xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để thúc đẩy phát triển kinh tế Đảng và nhà nước đã có những nhận định đúng đắn đối với vai trò của đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là vai trò của hai nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Đặt nguồn vốn đầu tư trong điều kiện hơn 10 năm đổi mới chúng ta đã thu được những thành tựu quan trọng đáng tự hào và đã có nhiều cố gắng để giải quyết mối quan hệ giữa hai nguồn vốn,đặc biệt chúng ta đã và đang hoàn thiện hàng loạt các chính sách kinh tế cũng như các biện pháp ưu đãi phù hợp dựa trên những nguyên tắc về kinh tế thị trường một cách triệt để nhằm tháo gỡ những khó khăn những bất cập còn tồn tại. Nhìn nhận rõ và giải quyết được những vấn đề đã nêu trên sẽ góp phần không nhỏ trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh tổng hợp góp phần vào việc hoàn thiện những mục tiêu chủ yếu mà đất nước đề ra. Từ đó có thể phát huy tốt tiềm lực bên trong, tăng cường thực lực kinh tế làm cho đất nước phồn vinh thịnh vượng - đây là điều quốc gia nào cũng mong muốn mà Việt Nam không nằm ngoài mục tiêu đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế đầu tư – NXB thống kê năm 2002 2. Giáo trình kinh tế phát triển – NXB thống kê năm 1999 3. Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ - TS. Nguyễn Hồng Minh 4. Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam – NXB chính trị Quốc gia 5. Chính sách và biện pháp huy động các nguồn vốn 6. Vốn trong quá trình tăng trưởng kinh tế cao ở Nhật Bản sau chiến tranh 7. Đánh thức con rồng ngủ quên - Trần Hữu Dũng 8. Tích tụ và tập trung vốn trong nước 9.Tài chính chứng khoán Việt Nam Số 1, số 6 năm 2009 số 7-2009 tr3 10.Kinh tế Việt Nam 2007-2008- Thời báo kinh tế Việt Nam 11.Kinh tế Việt Nam 2008-2009- Thời báo kinh tế Việt Nam 12.Tài chính kinh tế và phát triển 13.Tạp chí Cộng sản – Số 15+ số 18/2007 14.Nghiên cứu kinh tế - Số 265 Tr6/2000 15.Thời báo kinh tế Việt Nam – Số 10-15/2008 16. Trang web của tổng cục thống kê 17. Trang web của bộ kế hoạch và đầu tư 18. Trang web 19. Kinh tế học – David Begg – NXB Trường Đại học kinh tế quốc dân MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31822.doc
Tài liệu liên quan