MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ – Ý
NGHĨA CỦA NGƯỠNG NỢ VÀ TRẦN NỢ QUỐC GIA 1
1.1. TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM 1
1.1.1. Năm quan điểm về tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế .1
1.1.2. Môi trường kinh tế dẫn đến sự tác động khác nhau của nợ công đối với
tăng trưởng kinh tế: so sánh giữa Nigeria và Nam Phi 7
1.1.3. Nợ công vượt ngưỡng 90% GDP thì tăng trưởng kinh tế giảm – Bằng chứng ở
các nước phát triển, mới nổi và nhóm nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu. 13
1.2 QUẢN LÝ NỢ CÔNG THEO TRẦN NỢ THÔNG QUA THAM KHẢO NGƯỠNG
NỢ CỦA MỖI QUỐC GIA – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI ẤN ĐỘ 18
1.2.1. Trần nợ –cách xác định trần nợ .18
1.2.2. Quản lý nợ công theo trần nợ 60 – 65% GDP của Ấn Độ .21
1.3. IMF KHUYẾN NGHỊ MỨC TRẦN NỢ CÔNG 35-40% GDP CHO CÁC NỀN
KINH TẾ MỚI NỔI, TRONG ĐÓ CÓ VIỆT NAM .23
CHƯƠNG 2: NHỮNG KÊNH TRUYỀN DẪN TRUNG GIAN CỦA NỢ CÔNG
ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 26
2.1. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG LÊN TĂNG TRƯỞNG THÔNG QUA
NHỮNG KÊNH TRUYỀN DẪN TRUNG GIAN .26
2.1.1. Nợ công vượt ngưỡng 82 – 91% GDP, tiết kiệm tư nhân sẽ chững lại .27
2.1.2. Nợ công vượt ngưỡng 45% - 68% GDP, tỷ lệ đầu tư công giảm dần .29
2.1.3. Mối quan hệ giữa nợ công và lãi suất là không rõ ràng .30
2.1.4. Nợ công tăng cao gây áp lực tăng thuế trong tương lai để ổn định nợ .32
2.2. ĐIỂM KHÁC BIỆT Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ THÔNG QUA KÊNH TIẾT KIỆM TRONG NƯỚC VÀ THUẾ -
THỐNG KÊ MÔ TẢ GIAI ĐOẠN 1990-2009 34
2.2.1. Nợ nước ngoài và tiết kiệm trong nước có mối quan hệ ngược chiều – giai
đoạn 1990-2009 .35
2.2.2. Nợ nước ngoài và thuế có mối quan hệ ngược chiều – giai đoạn 1990-2009.37
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA INDONESIA, BRAZIL, TRUNG QUỐC VÀ PHILIPPINES – THẤT BẠI VÀ THÀNH CÔNG TỪ SỰ KHÁC NHAU VỀ QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ 40
3.1. THÀNH CÔNG TRONG VIỆC ĐÀM PHÁN GIÃN NỢ VÀ THIẾT LẬP SÁU
BƯƠC QUẢN LÝ NỢ CÔNG HIỆU QUẢ CỦA INDONESIA .41 iii
3.2 THÀNH CÔNG TRONG VIỆC PHÁT HÀNH CÁC LOẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH
PHỦ NỘI ĐỊA CỦA BRAZIL .46
3.3 CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN FDI VÀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG
CHẶT CHẼ CỦA TRUNG QUỐC 50
3.4 KHÔNG CÓ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG DÀI HẠN VÀ KẾ HOẠCH
TRẢ NỢ HIỆU QUẢ DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG NỢ Ở PHILIPPINES DƯỚI ẢNH
HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG DẦU MỎ Ở MEXICO 52
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP .
4.1. GIẢI PHÁP THUỘC VỀ KỸ THUẬT QUẢN LÝ NỢ: QUY TRÌNH QUẢN LÝ
NỢ CÔNG VIỆT NAM CẦN ĐƯỢC KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VÀ CÓ SỰ THAM
GIA CỦA LĨNH VỰC TƯ NHÂN .54
4.2 QUẢN LÝ NỢ CÔNG VỀ MẶT THỂ CHẾ BAO GỒM HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT, NÂNG CÁO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ, KẾT
HỢP CÁC CHÍNH SÁCH VÀ PHÂN NHIỆM CHỨC NĂNG QUẢN LÝ PHÙ HỢP 71
4.2.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, nâng cao vấn đề đạo đức và chuyên môn
nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ .71
4.2.2 Chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá cần có sự phối hợp hiệu quả để tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế .73
4.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý nợ công .74
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
133 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa ngưỡng nợ và tăng trưởng kinh tế – vấn đề quản lý nợ công ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu ở các quốc
gia châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Lạm phát cao gây xói mòn niềm tin của
người dân vào nợ vay của Chính phủ, thờ ơ với các chứng khoán nợ của Chính phủ và
gây áp lực giảm giá đồng nội tệ, khiến nợ công nước ngoài bị thổi phồng. Xét về dài hạn,
chống lạm phát là để ổn định nợ công, tránh những cú sốc trong nợ. Một trong những đề
xuất của chúng tôi về quản lý nợ hiệu quả xét ở mặt thể chế là cần phối hợp hiệu quả
chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm kiềm chế lạm phát.
Với mục đích kiềm chế lạm phát thì Chính phủ cần đạt được hai mục tiêu sau:
giảm lượng tiền trong lưu thông và tăng cung hàng hóa, dịch vụ trong xã hội. Xét mục
tiêu giảm lượng tiền trong lưu thông, cần ngừng phát hành tiền vào lưu thông, tăng tỷ lệ
dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi. Chính phủ cần quy định
mức tăng trưởng tín dụng cụ thể và giảm tỷ lệ cho vay cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh
vực phi sản xuất đặc biệt là bất động sản, chứng khoán. Bên cạnh đó, NHNN cần thực
hiện các nghiệp vụ thị trường mở để bán các chứng từ có giá cho ngân hàng thương mại.
Song song đó, chính sách tài khóa cũng phải phối hợp với chính sách tiền tệ đó là giảm
chi tiêu thường xuyên, giảm đầu tư công kém hiệu quả, tăng thuế tiêu dùng những mặt
74
hàng xa xỉ nhằm làm giảm nhu cầu chi tiêu không cơ bản trong xã hội. Xét mục tiêu tăng
hàng hóa dịch vụ cung cấp cho xã hội, cần có chính sách tín dụng ưu đãi lãi suất cho các
doanh nghiệp sản xuất giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất đầu vào và tăng năng
suất đầu ra. Tuy nhiên, để chính sách này hiệu quả, Chính phủ cần có một cơ chế giám
sát chặt chẽ quy trình thực hiện chính sách ưu đãi này. Chính sách tài khóa sẽ hỗ trợ cho
chính sách tiền tệ bằng việc giảm thuế đầu tư, thuế nhập khẩu nghuyên vật liệu, máy móc
thiết bị và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đồng thời, Chính phủ phải giám sát chặt chẽ nợ chính phủ, nợ chính quyền địa
phương và không mở rộng bảo lãnh nợ vay cho các doanh nghiệp, cắt giảm bội chi ngân
sách kéo thâm hụt xuống dưới mức 5%.
4.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý nợ công
Quản lý nợ công cần có chủ thể điều hành. Đó là một hệ thống quản lý nợ quốc gia
liên quan đến nhiều chức năng có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và được thực hiện bởi các
bộ phận của cơ quan quản lý tài chính Chính phủ. Vì vậy để hệ thống phức tạp này hoạt
động một cách trôi chảy và mang đến hiệu quả cần phải phân chia trách nhiệm rõ ràng, cụ
thể cho các đơn vị cấu thành cơ quan quản lý nợ công. Tương tự như cơ chế tập trung dân
chủ, quản lý nợ công cần theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo nhưng cá nhân là người thực
hiện và chịu trách nhiệm. Cơ quan quản lý nợ công hoạt động theo mô hình một tổ chức
thống nhất trong đó gồm nhiều bộ phận có các chức năng riêng biệt cùng tương tác, hỗ
trợ nhau để điều hành toàn bộ hoạt động quản lý nợ công. Phân chia trách nhiệm rõ ràng,
hiệu quả sẽ tránh tình trạng có lĩnh vực bõ ngõ không người quản lý trong khi lĩnh vực
khác thì quản lý chồng chéo. Song song đó, mỗi công việc cụ thể cần chỉ định rõ đơn vị,
cá nhân thực hiện đồng thời sẽ chịu trách nhiệm cho đến khi công việc hoàn tất tạo động
lực để mỗi người ý thức trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Chức năng của cơ quan quản lý nợ:
• Hoạch định chính sách: hình thành chiến lược nợ quốc gia trong đó quy định các
điều kiện vay nợ, các đối tượng được tiếp cận vay nợ bên ngoài và hạn mức của
75
từng nhóm chủ thể để đảm bảo một mức nợ bền vững. Các quy định này đã được
thể hiện khá rõ trong Luật quản lý nợ công 2009.
• Điều tiết: thiết lập luật lệ điều chỉnh việc vay nợ, phối hợp hoạt động của các đơn
vị trong hệ thống quản lý đảm bảo cho hệ thống quản lý nợ vận hành trôi chảy.
• Ghi chép và phân tich: đòi hỏi ghi chép đầy đủ, chính xác và kịp thời để có đánh
giá đúng tình hình nợ vay giúp đưa ra các quyết định hợp lý.
• Hoạt động và giám sát: Chức năng hoạt động gồm đàm phán, thu tiền sử dụng
khoản vay và trả nợ. Đàm phán bao gồm vay mới và tái cơ cấu nợ; thu tiền sử
dụng khoản vay và trả nợ gần với giám sát dự án và thực thi ngân sách. Chức năng
giám sát đi kèm để đảm bảo nợ vay mượn không quá giới hạn cho phép và kế
hoạch trả nợ khả thi.
• Hỗ trợ: cung cấp dự đoán vĩ mô và đưa ra thông tin có tác động đến nợ cho Chính
phủ xem xét để đề ra các biện pháp thích hợp trong từng thời kỳ.
Phân chia trách nhiệm cho cơ quan quản lý nợ. Một hệ thống quản lý nợ công lý
tưởng thường bao gồm 5 đơn vị:
• Đơn vị chính sách hoạch định nhu cầu vay nợ theo mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội; sau đó đối chiếu với ngân sách, mức dư nợ hiện tại và dư nợ kỳ vọng trong
tương lai để ra quyết định số lượng nợ vay.
• Đơn vị kiểm soát có trách nhiệm xem xét lại mức nợ thực tế và những rủi ro tiềm
ẩn đã kiểm soát được chưa, vay nợ của ai, phân phối nguồn lực tài chính thế nào,
kế hoạch trả nợ có khả thi không, thực hiện bảo lãnh khi cần thiết và giám sát hiệu
quả sử dụng nợ, đảm bảo quy trình vay nợ thực hiện đúng theo các quy định và kế
hoạch đề ra.
• Đơn vị tư vấn có chức năng theo dõi tình trạng của nền kinh tế cũng như những
chuyển biến của thị trường tài chính quốc tế để đưa ra các khuyến nghị về mức nợ
an toàn. Bên cạnh đó theo dõi tình hình lãi suất, tỷ giá hối đoái và phân tích các
công cụ tài chính, khả năng và thời điểm tiếp cận thị trường, lượng vốn vay và chi
76
phí vay để đưa ra những lời khuyên cho Chính phủ về các điều kiện vay ưu đãi có
thể chấp nhận.
• Đơn vị hoạt động sẽ trực tiếp đàm phán các khoản vay với chủ nợ. Cơ quan này sẽ
quyết định ai là người đi vay, thực hiện từ việc thương thuyết, ký kết hợp đồng
vay đến phân phối khoản vay cho các đơn vị thụ hưởng, trả nợ vay và lập báo cáo.
• Đơn vị thống kê sẽ ghi chép số liệu từng hợp đồng vay theo từng bên vay, thu thập
các thông tin chi tiết về khoản vay và cung cấp lịch trình trả lãi và trả nợ đúng hạn.
Song song đó sẽ tổng hợp thống kê số liệu về số lượng vay, các chủ nợ, đồng tiền
đi vay, lãi suất, kỳ hạn. Cơ quan này cũng theo dõi các khoản bảo lãnh của Chính
phủ.
77
KẾT LUẬN
Nợ trong cấu trúc vốn của một doanh nghiệp là đòn bẩy có thể khuếch đại lợi
nhuận nếu ở mức tối ưu cũng có thể làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó
giảm sút nếu mức nợ không hợp lý, nợ công đối với một quốc gia cũng như thế. Nợ công
có tính hai mặt, xét trong sự tác động đến tăng trưởng kinh tế. Khi nợ công ở một tỷ lệ
xác định so với GDP, hay còn gọi là ngưỡng nợ, thì tăng trưởng kinh tế lúc này là tối ưu.
Khi nợ dưới ngưỡng này, nợ càng tăng, tăng trưởng kinh tế càng tăng; khi nợ trên
ngưỡng này, nợ càng tăng, tăng trưởng kinh tế càng giảm.
Chúng tôi đặt vấn đề rằng liệu Chính phủ có nên quản lý nợ công theo ngưỡng nợ
hay không và sau đó nhận định rằng để quản lý nợ công được thận trọng, Chính phủ nên
quản lý nợ theo trần nợ thay vì ngưỡng nợ. Trần nợ là mức nợ tối đa mà nợ công một
nước có thể chạm đến và mức trần nợ thấp hơn ngưỡng nợ để tạo ra một khoảng trống
tiếp nhận rủi ro.
Chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu cơ chế tác động của nợ công đến tăng trưởng
kinh tế thông qua những kênh truyền dẫn trung gian tiết kiệm tư, đầu tư công, lãi suất và
thuế với mục đích nêu bật lên việc quản lý số dư nợ có ảnh hưởng lớn với chính sách tiền
tệ và tài khóa. Mức nợ công nào phù hợp với chính sách tiền tệ và tài khóa và hỗ trợ cho
hai chính sách này cần phải được tính toán kỹ càng.
Thông qua việc Luật Quản Lý Nợ Công mới được ban hành năm 2009, chúng tôi
nhận định việc quản lý nợ công đã được chú trọng hơn và bước đầu có văn bản điều
chỉnh, tuy nhiên, qua đó cũng thấy rằng việc quản lý nợ công của Việt Nam còn non trẻ.
Do đó, chúng tôi tiến hành xem xét công tác quản lý nợ công ở các nước có những điểm
khá tương đồng với Việt Nam về bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội, khu vực địa lý như
Indonesia, Brazil, Trung Quốc và Philippines, rút ra những bài học cho Việt Nam từ cả
thành công lẫn thất bại trong quản lý nợ công ở những nước kể trên. Từ kinh nghiệm
Indonesia, chúng tôi nhận thấy thương lượng, tái cơ cấu các khoản nợ giúp đất nước vượt
qua những giai đoạn khó khăn về tài chính. Từ kinh nghiệm Brazil, chúng tôi khuyến
78
nghị Chính phủ nên phát triển thị trường trái phiếu nội địa nhằm tránh việc quá lệ thuộc
vào nợ nước ngoài và rủi ro bất ổn tỷ giá hối đoái. Từ kinh nghiệm Trung Quốc, việc ban
hành các quy định về vay nợ nước ngoài nhằm kiểm soát chặt chẽ số dư nợ cũng như
hiệu quả của nợ vay sẽ giúp Chính phủ tránh những cuộc khủng hoảng khả năng thanh
toán. Từ kinh nghiệm Philippines, gia tăng chiều sâu tài chính là vấn đề cực kỳ quan
trọng đối với Việt Nam để hấp thụ khoản tiết kiệm, phục vụ đầu tư, tránh vay nợ quá
nhiều.
Qua phân tích sáu bước quản lý nợ công, chúng tôi nhận thấy công tác này ở Việt
Nam còn nhiều điểm hạn chế. Từ đó, chúng tôi khuyến nghị những biện pháp nhằm khắc
phục những hạn chế đó, trong đó, vấn đề nổi bật là tạo điều cho khu vực tư vào việc giám
sát hoạt động vay, sử dụng và trả nợ vay của khu vực công; công khai minh bạch số liệu
về nợ và quản lý nợ, bao gồm kế hoạch vay nợ, các chương trình, dự án được sử dụng nợ
vay, trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý và thực hiện nghĩa vụ; tăng cường chuyên
môn, nâng cao tính trách nhiệm, đạo đức cho cán bộ quản lý nợ công; thiết lập kế hoạch
trả nợ cụ thể, rõ ràng, bao quát cả những trường hợp xấu nhất có khả năng xảy ra; Thực
hiện kiểm toán hàng năm đối với nợ công.
Vì sự hạn chế trong nguồn lực nên trong các khuyến nghị quản lý nợ công cho
Chính Phủ Việt Nam, có một vài khía cạnh chúng tôi chỉ đề ra hướng giải quyết. Khuyến
nghị phát triển thị trường trái phiếu nội địa, thiết lập các quy định chặt chẽ về vay và trả
nợ vay và gia tăng chiều sâu tài chính của Việt Nam có thể nghiên cứu sâu thêm và phát
triển thành một đề tài nghiên cứu riêng biệt. Với hy vọng quản lý nợ công Việt Nam sẽ
ngày càng chặt chẽ và hiệu quả, bên cạnh việc chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu
thêm, chúng tôi cũng mong muốn những nhóm nghiên cứu sau sẽ tiếp tục đào sâu nghiên
cứu những vấn đề còn hạn chế trong đề tài mà chúng tôi nêu trên. Có như vậy, tình hình
tài chính, kinh tế Việt Nam sẽ vững vàng hơn trong bối cảnh khủng hoảng nợ công đang
lan nhanh trong khu vực Châu Âu và trên thế giới như hiện nay. Và hơn thế nữa, để thuận
lợi cho công tác nghiên cứu, học thuật, công khai và minh bạch trong vấn đề công bố số
liệu là điều cần thiết nhất, để từ đó, những sinh viên đam mê nghiên cứu có thể tiếp cận
dễ dàng với nguồn số liệu đáng tin cậy và tiến hành phân tích để cho ra những kết quả
tham khảo có giá trị.
79
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A1: Thống kê theo thời gian về diễn biến của tăng trưởng kinh tế khi nợ
công thay đổi:
Phần phụ lục này cho chúng ta thấy thực tế tác động của nợ công đến tăng
trưởng kinh tế ở cả hai nhóm nước: phát triển và mới nổi. Thống kê mô tả được thực hiện
bởi hai nhà kinh tế học Reinhart và Rogoff.
Bảng A1.1: Tăng trưởng GDP thực khi mức nợ công thay đổi: Những nền kinh
tế phát triển, 1790-2009 (% thay đổi hàng năm)
Từ bảng thống kê ta thấy, giá trị tăng trưởng GDP trung bình đối với nhóm nước
phát triển có xu hướng giảm khi nợ tăng dần và đặc biệt giảm mạnh khi nợ tăng vượt tỷ lệ
90% trên GDP.
80
Bảng A1.2: Tốc độ tăng trưởng GDP thực với những mức độ nợ công khác nhau:
những nền kinh tế thị trường mới nổi được chọn lọc, giai đoạn 1900-2009 (% thay đổi).
Chú thích: n.a biểu thị không có quan sát nào được ghi nhận cho khoảng nợ được
đưa ra. Có những quan sát bị mất đi trong vài năm được cung cấp bởi dữ liệu Reinhart và
Rogoff (2009).
Nguồn: Bài nghiên cứu “Tăng trưởng trong giai đoạn nợ” của Reinhart và Rogoff
(2009).
Cũng từ bảng thống kê trên, chúng ta thấy một mẫu hình tương tự xảy ra, tăng
trưởng GDP có xu hướng giảm khi nợ tăng dần và giảm rất mạnh khi nợ Chính Phủ tăng
từ trên mức 90% GDP.
81
PHỤ LỤC A2: Những kết quả thu được từ ước lượng mô hình hồi quy sự tác động
của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế của Nigeria và Nam Phi.
Bảng A2.1: Kết quả chạy mô hình hồi quy tuyến tính (1) đối với Nigeria và Nam
Phi.
tμGCAP5ΩDEBGDP4ΩDSERGD3ΩRGDP
RGFI
2ΩEXPO
ΔEXPO
1Ω0ΩgY ++++++=
(1)
82
Bảng A2.2: Kết quả hồi quy phương trình phi tuyến của Nigeria và Nam Phi.
it543
2
210g μGCAPαTOTαDSEREXPα(DEBGDP)αDEBGDPααY ++++++=
(2)
PHỤ LỤC A3: Mối quan hệ trực tiếp giữa nợ và tăng trưởng GDP theo đầu
người
Phương trình ước lượng cơ bản như sau:
itti
ititit2
2
it1itkit
ενμrate)erestintopenness;(fiscal;controlsother
.hφpop.growtv.rateδsaving/indebtγdebtγp)βln(GDP/caαg
+++
+++++=+
Với kitg + = tỷ lệ tăng trưởng của GDP trên đầu người, k=1 hoặc 5
Ba phương pháp khác nhau được sử dụng để ước lượng thử nghiệm:
• với tỷ lệ tăng trưởng hằng năm thì k=1, 1+itg
• với tỷ lệ tăng trưởng tích lũy có trùng lặp và t lấy giá trị hàng năm thì k=5,
5+t
itg
• và với tỷ lệ tăng trưởng tích lũy không trùng lặp và t lấy giá trị tại thời điểm
bắt đầu của mỗi nửa thập kỷ (mỗi 5 năm) thì k=5, 5+itg
83
itcapGDP )/ln( = logarit tự nhiên của mức GDP (lấy số liệu đầu năm t) trên đầu người.
itdebt = tổng nợ công (%GDP).
itrateinvsaving ./ = tiết kiệm hoặc đầu tư (tổng vốn) (%GDP).
itgrowthpop. = tốc độ tăng trưởng dân số
Những biến khác: như độ mở của nền kinh tế, lãi suất, chỉ số tài chính.
iμ : tác động cố định của mỗi quốc gia.
tν : tác động cố định của thời gian.
itε : sai số.
Bảng A3.1: Mô tả dữ liệu và nguồn
Tên viết tắt của
biến
Tên biến/mô tả Nguồn
gov_debt Nợ chính phủ (%GDP) AMECO
gov_bal Cán cân ngân sách chính phủ (%GDP) AMECO
gov_primary_bal Cán cân cơ bản ngân sách chính phủ (thanh toán
lãi; %GDP)
AMECO
gov_cab Cán cân chính phủ đã điều chỉnh theo chu kỳ
(%của GDP giá thị trường)
AMECO
gov_rev_ca Doanh thu chính phủ đã điều chỉnh theo chu kỳ
(%của GDP giá thị trường)
AMECO
GDP_cab GDP ở giá thị trường 2000 trên dân số (1000
euro)
AMECO
PotentialGDP Tổng sản phẩm quốc nội tiềm năng ở giá thị
trường 2000 (đồng EUR)
AMECO
TrendGDP Xu hướng tổng sản phẩm quốc nội ở giá thị
trường 2000 (đồng EUR)
AMECO
poop_growth Tổng dân số - tỷ lệ tăng trưởng AMECO
openness Được tính là tổng xuất nhập khẩu (%GDP) AMECO
CA_bal Cán cân vãng lai (%GDP) AMECO
gfcf_total Sự hình thành tổng vốn cố định: tổng nền kinh
tế (%GDP)
AMECO
gfcf_gov Sự hình thành tổng vốn cố định: của chính phủ
(%GDP)
AMECO
gfcf_priv Sự hình thành tổng vốn cố định: khu vực tư
nhân (%GDP)
AMECO
saving_total Tổng tiết kiệm quốc gia: toàn nền kinh tế AMECO
84
(%GDP)
saving_pub Tổng tiết kiệm: của chính phủ (%GDP) AMECO
saving_priv Tổng tiết kiệm: khu vực tư nhân (%GDP) AMECO
Reer Tỷ giá thực có hiệu lực, dựa trên ULC, dựa trên
23 quốc gia công nghiệp
AMECO
LT_nom_i Lãi suất danh nghĩa dài hạn (LT), liên bang (hầu
hết là lợi tức dài hạn trái phiếu chính phủ)
AMECO
LT_real_i Lãi suất thực dài hạn, liên bang; điều chỉnh:
GDP ở mức giá thị trường
AMECO
ST_nom_i Lãi suất danh nghĩa ngắn hạn (ST) (3M-
EURIBOR sau 1990)
AMECO
ST_real_i Lãi suất thực ngắn hạn, liên bang; điều chỉnh:
GDP ở mức giá thị trường
AMECO
Inflation
(GDPdefl.)
Tỷ lệ thay đổi hàng năm trong chỉ số điều chỉnh
GDP ở mức giá thị trường
AMECO
output_gap Khoảng cách giữa hiện tại và xu hướng GDP ở
mức giá thị trường 2000/xu hướng GDP
AMECO
old_dep_ratio Tỷ lệ độ tuổi phụ thuộc, già (% dân số trên 65
trong lực lượng lao động)
WDI
young_dep_ratio Tỷ lệ độ tuổi phụ thuộc, trẻ (% dân số dưới 15
trong lực lượng lao động)
WDI
credit_priv Tín dụng trong nước của khu vực tư nhân
(%GDP)
WDI
TFP_g Tốc độ tăng trưởng của tổng năng suất (TFP),
tính trên chỉ số TFP (2000=100)
AMECO
Chú thích: Nguồn của dữ liệu cơ bản lấy từ cơ sở dữ liệu của Hội đồng Châu Âu và chỉ
số của Ngân hàng phát triển thế giới.
Trong bảng phân tích hồi quy trình bày ở phụ lục 2, những ký hiệu sau đây cũng được bổ
sung thêm thành một số biến: L. (biểu thị độ trùng khớp lần đầu của biến); ln (logarit tự
nhiên của biến); _sq (bình phương của biến; _g (tốc độ tăng trưởng hàng năm của biến);
_5yg (tốc độ tăng trưởng 5 năm có trùng lặp của biến).
85
Bảng A3.2: Mô hình tác động cố định (FE)
86
Chú thích:
Biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo thứ tự: hàng năm; 5 năm tích lũy có
trùng lặp, 5 năm tích lũy không trùng lặp). Các ký hiệu viết tắt của các biến giải thích
được giải thích trong Bảng 1, Phụ lục 1. Những quốc gia bao gồm trong phân tích: Áo,
Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Luxembourg, New Zealand, Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha. Bảng trên chỉ ra những hệ số ước tính và mức ý nghĩa của chúng (*10%,
**5%, ***1%). Đối với những biến chính: nợ công và bình phương của nó, sai số chuẩn
(SE) cũng được thể hiện trong ngoặc đơn. Khoảng tin cậy (CI) của điểm ngoặt nợ được
phát sinh dựa trên (i) sự phân phối thông thường; (ii) sự phân phối theo tỷ lệ phần trăm;
(iii) sự phân phối đã hiệu chỉnh sai lệch. Nơi nào khoảng tin cậy (CI) không được trình
bày, khoảng tin cậy thì không ổn định hoặc ước lượng sai số chuẩn không thể thực hiện
được vì “thiếu số lượng quan sát”.
87
B
ng
A
3.
3:
M
ô
hì
nh
c
ác
bi
n
ph
ng
ti
n
(I
VR
EG
)
C
hú
th
íc
h:
B
i
n
go
v_
de
bt
đ
c
dùn
g
đo
l
ng
c
ho
m
i q
u
c
gi
a
su
t t
h
i g
ia
n
đ
tr
c
a
nó
(đ
tr
t
i 5
n
m
, L
(1
/5
) n
c
ôn
g)
h
o
c
q
ua
m
c
n
tr
un
g
bì
nh
c
a
nh
ng
q
u
c
gi
a
kh
ác
tro
ng
m
u
A
vg
. g
ov
de
bt
(n
-1
)
M
ô
hì
nh
1
, 2
, 3
, 6
, 8
đ
c
c
tín
h
qu
a
2
gi
ai
đo
n
bì
nh
p
h
ng
b
é n
h
t.
M
ô
hì
nh
4
v
à 7
th
ôn
g
qu
a
cô
ng
c
ụ
ớ
l
G
M
M
2
b
hi
hỉ
h
h
i
h
̉i(
kh
ái
áh
ó
lý
h
M
)
M
hì
h
5
dù
88
Bảng A3.4: Kết quả hồi quy của nợ trong sự khác biệt đầu tiên
89
PHỤ LỤC A4: Quản lý nợ công theo trần nợ 60 – 65% GDP của Ấn Độ
Hình A4.1: Thống kê lịch sử về tăng trưởng, nợ và tỷ lệ lãi suất thực tại Ấn Độ (1990-
2009).
Nguồn: Tính toán của nhân viên CEIC và IMF.
90
Hình A4.2: Nợ công dưới các kịch bản mô phỏng khác nhau.
Nguồn: Tính toán của tác giả
Các kết quả mô phỏng: Hình A4.2 thể hiện hướng đi mô phỏng của nợ công Ấn Độ
dưới 5 tình huống giả định.
• Kịch bản đường cơ bản mang lại mức thâm hụt ngân sách và nợ vừa phải,
với tổng cộng thâm hụt ngân sách lên tới 6.5% GDP vào cuối thời kỳ dự
đoán 2015/16, và ngưỡng nợ giảm 7.3% từ 81.2% xuống 74% GDP, mạnh
hơn so với ngưỡng năm 2000/01. Mặc dù xu hướng giảm xuống trong ranh
giới nợ, nợ công vẫn còn đáng lo ngại và dễ bị tổn thương (theo phân tích
duy trì tính bền vững trong nợ IMF (DSA)). Ví dụ theo mô phỏng dự đoán
của DSA cho rằng những cú sốc đến tăng trưởng có thể là kết quả của nợ
không bền vững.
• Cài cách trợ cấp là một công cụ đắc lực cho việc củng cố nợ, khi mà mức
thâm hụt ngân sách tính chung toàn chính phủ tăng từ 6.4% điểm GDP đến
4.4% và một sự sụt giảm 15% điểm từ 66% GDP giữa 2009/10 và 2015/16.
• Cải cách sâu hơn trong thu nhập cũng sẽ mang lại sự củng cố trong chính
sách tài khóa khi mà mức nợ công sụt giảm xuống còn 70.6%GDP, giảm
10.6%, trong khi thâm hụt ngân sách chính phủ là 5.3% GDP 2015/16.
91
• Tiến trình tư nhân hóa cũng có thể đóng góp đáng kể đến việc giảm mức
nợ. Chỉ cần bán 2000 tỷ tài sản có thể giúp giảm mức nợ công/GDP xuống
mức 71.5% GDP. Tuy nhiên, tốc độ điều chỉnh nợ công chậm nhất sau kịch
bản đường ranh giới.
• Cuối cùng, kịch bản kết hợp (cải cách doanh thu và trợ cấp, kết hợp với tư
nhân hóa) là công cụ mạnh nhất cho sự củng cố tài chính. Trong kịch bản
này, tổng nợ giảm khoảng 22% xuống mức 59.5% GDP, trong khi tổng
thâm hụt chính phủ sẽ thu hẹp lại còn 3% GDP. Mức giảm 7.8% GDP của
thâm hụt là do cắt giảm chi tiêu có kiểm soát 4% GDP. Gia tăng trong tổng
thu chính phủ khoảng 3.8% GDP chiếm phần còn lại của sự củng cố tài
khóa. Trong kịch bản kết hợp này, tỷ lệ nợ công giảm nhanh sau năm
2009/10.
PHỤ LỤC A5: Sự không khoan nhượng của nợ – trường hợp Ấn Độ.
Thứ nhất, sự không khoan nhượng của nợ: Phần phụ lục này làm rõ thuật ngữ “sự
không khoan nhượng của nợ”, thể hiện sự ép buộc mà nhiều nước mới nổi có các mức nợ
bị quản lý hoàn toàn bởi những quy định của các nước phát triển. Như vậy sự không
khoan nhượng nợ nói theo cách dễ hiểu là sự ràng buộc chặt chẽ những vấn đề liên quan
đến vay và trả nợ của các nước mới nổi, tuân theo quy định của nước cho vay_ở đây là
nước phát triển.
Ngưỡng nợ an toàn là cực thấp ở các nước mới nổi và phụ thuộc nhiều vào hai yếu
tố: những lần vỡ nợ trong lịch sử và lạm phát quốc gia.
Những nước có sự không khoan nhượng nợ cao hầu hết đều có cấu trúc tài khóa và
hệ thống tài chính yếu kém. Hiểu và đo lường được sự không khoan nhượng của nợ là cơ
bản để nhận định được những vấn đề sự duy trì ổn định nợ, tái cấu trúc nợ, hợp nhất thị
trường vốn và tiềm năng cho vay quốc tế để giảm thiểu khủng hoảng.
Mức không khoan nhượng nợ của một nước được đo bằng một tỷ số trung bình dài
hạn nợ nước ngoài (được đo bằng GNP hay xuất khẩu) trên chỉ số rủi ro vỡ nợ. Tác giả
thấy rằng mức đô la hóa, cấu trúc bão hòa và chỉ số hóa (chỉ số lương) cũng liên quan đến
92
việc nhận định tính dễ tổn thương của 1 nước để trải nghiệm những triệu chứng của nợ
không khoan nhượng.
Một số phát hiện:
• Những nước mới nổi có sự không khoan nhượng nợ cao thì có ngưỡng nợ thấp
hơn nhiều nước phát triển hoặc nước mới nổi mà chưa bị vỡ nợ.
• Nước có sự không khoan nhượng nợ cao được nhận định là có rủi ro vỡ nợ cao,
thậm chí có mức nợ/sản lượng đầu ra thấp.
• Hầu hết những nước giảm tỷ lệ nợ/GDP là những nước có mức không khoan
nhượng nợ cao. (2/3 nước có thu nhập trung bình từ 1970)
• Sự không khoan nhượng nợ chính phủ trong nước khác với nợ nước ngoài và nó
có liên quan đến nhận thức rủi ro trong thị trường mới nổi đó.
• Đối với những nước có sự không khoan nhượng của nợ cao, cần tìm ra phương
thức để giới hạn vay mượn nợ nước ngoài hoặc thông qua sự thay đổi định chế bên
vay nợ hoặc là thông qua những thay đổi trong luật pháp nước cho vay.
Thứ hai, trường hợp với Ấn Độ: trần nợ phù hợp và ngưỡng không khoan nhượng
của nợ:
Hai tác giả Petia Topalova và Dan Nyberg đã tiến hành thực hiện ba công đoạn: (i)
thu được mức nợ công tối đa phù hợp với khả năng chi trả qua thời gian dưới những giả
định khác nhau về cân bằng ban đầu (primary balance), tăng trưởng thực và lãi suất; (ii)
ước tính ngưỡng không khoan nhượng nợ; và (iii) so sánh mức nợ của Ấn Độ với những
nền kinh tế mới nổi khác.
• Tính bền vững của nợ
Theo phương pháp nghiên cứu được liệt kê trong IMF (2003), chúng tôi có thể thu
được một mức “chuẩn” nợ công dựa trên những giả định về quan điểm tài khóa tương lai
và các biến vĩ mô. Từ sự gò bó ngân sách chính phủ, một người có thể thu được một mối
quan hệ đơn giản giữa tỷ lệ nợ hiện tại và thặng dư ban đầu được mong đợi trong tương
lai. Mức chuẩn nợ này nên ít hơn hoặc bằng hiện giá của những khoản thặng dư ban đầu
được mong đợi trong tương lai này: PDV = p/(r-g) với p là cân bằng ban đầu (được giả
93
định là bằng với trung bình trong quá khứ), r là lãi suất thực và g là tốc độ tăng trưởng
thực.
Bài phân tích này thể hiện một cách điển hình dưới những giả định rằng hành vi
trong quá khứ của chính sách tài khóa là một tiên đoán tốt cho tương lai và mức nợ công
bền vững nhận được từ những khoản thặng dư trung bình ban đầu trong quá khứ. Trong
trường hợp của Ấn Độ, phương pháp này không dễ điều chỉnh để áp dụng. Hơn 20 năm
qua, Ấn Độ bị thâm hụt ban đầu, do đó, một kịch bản lịch sử sẽ ngụ ý một hiện giá thuần
âm của nợ công. Thậm chí khó khăn hơn để cố định là yếu tố dùng để chiết khấu (r-g).
Trong quá khứ, tốc độ tăng trưởng thực luôn duy trì một cách tương thích trên mức lãi
suất thực hiệu quả đối với nợ công ngụ ý một chênh lệch tiêu cực giữa lãi suất và tăng
trưởng.
Như đã được tóm tắt ở bảng bên dưới, bài Phân Tích Tính Bền Vững Nợ Công của
IMF tiết lộ rằng một số quốc gia mới nổi đã đi qua một thời gian dài mà ở đó tốc độ tăng
trưởng thực đã tăng nhanh hơn lãi suất thực có hiệu lực trung bình (cột 1 đến cột 3). Tuy
nhiên, để chiết khấu khoản thặng dư ban đầu trong tương lai, chúng ta cần tập trung chi
phí biên của nợ trong tương lai. Dựa theo IMF (2003) và Abiad và Ostry (2005), cột 4
tính toán chi phí lãi thực cho mỗi nước KHI tổng tỷ lệ thực dài hạn của Mỹ được đo
lường bởi lãi suất trái phiếu dài hạn của chính phủ trừ đi làm phát CPI và độ chênh lệch
quốc gia lấy từ chỉ số trái phiếu thị trường mới nổi của JP Morgan. Đối với hầu hết các
nước, phương pháp này cho ta yếu tố để chiết khấu (r-g) cao hơn đáng kể, tính trung bình
khoảng 1% qua mẫu những nước mới nổi được lựa chọn.
Nghĩ về yếu tố để chiết khấu có liên quan đối với Ấn Độ, chúng ta cũng giữ quan
điểm rằng một số yếu tố đã giữ chi phí vay mượn chính phủ thấp như là một nhà đầu tư bị
giam cầm vì sự bảo hộ của chính phủ và sự kiểm soát vốn. Khi Ấn Độ được hợp nhất và
yêu cầu đầu tư vào các định chế tài chính nội địa thông thoáng, chênh lệch tăng trưởng và
lãi suất âm không còn khuynh hướng tồn tại. (r-g) âm cũng không duy trì trong dài hạn.
94
95
Bảng trên tính toán một cách đơn giản mức chuẩn nợ công dưới những kịch bản
khác nhau có vẻ hợp lý. Ví dụ, nếu cân bằng ban đầu của Ấn Độ cân bằng ở khoảng 0.6%
GDP, trong khi tốc độ tăng trưởng dài hạn khoảng 1% ít hơn lãi suất thực trên khoản nợ
của Ấn Độ (tương tự mức trung bình qua các một mẫu các nước mới nổi được lựa chọn),
nó có thể duy trì một tỷ lệ nợ/GDP là 60%. Khoản thặng dư ban đầu dài hạn và tăng
trưởng thực càng cao và lãi suất thực càng thấp, tỷ lệ nợ/GDP bền vững càng cao.
Để minh họa rõ ràng về ước tính sự không khoan nhượng nợ, Ấn Độ có một cách
tính đặc biệt thông qua chỉ số đầu tư tổ chức (IIR – Institutional Investor rating) của một
quốc gia. Dựa trên tỷ lệ trung bình qua giai đoạn lấy mẫu 1991 – 2008, nhiều nước được
chia thành 3 nhóm, nơi mà đường biên phân biệt cho mỗi nhóm được dựa trên IIR trung
bình qua mẫu rất lớn này và độ lệch chuẩn của IIR:
Những nước trong nhóm A thì xứng đáng được vay nhất và dễ dàng tiếp cận thị
trường tín dụng (nghĩa là mức không khoan nhượng nợ thấp nhất), trong khi nhóm nước
C có mức không khoan nhượng nợ cao nhất với việc tiếp cận tín dụng khó khăn nhất. Chỉ
số trung bình của Ấn Độ trong giai đoạn 1991 – 2008 là 48 – nằm rất gần đường biên
giữa hai nhóm nợ nhỏ trong nhóm B. Tuy nhiên, chỉ số của Ấn Độ qua thời gian đã tăng
một cách đáng kể và ở mức 62.7 vào tháng ba năm 2008.
96
IIR = hằng số + nhóm A*nợ/GDP + nhóm B*nợ/GDP + nhóm C*nợ/GDP + lạm phát
cao.
Sử dụng hệ số được ước tính từ hồi quy (được mô tả chi tiết ở cột 2 và 3), chúng
tôi dự đoán chỉ số IIR cho Ấn Độ cho những tỷ số thay đổi của tổng nợ chính phủ. Dựa
theo mẫu gồm 142 nước, nếu như Ấn Độ giảm tỷ lệ nợ đến mức 70 – 75%, Ấn Độ sẽ có
thể chuyển qua nhóm nước có mức không khoan nhượng nợ thấp hơn (hãy xem bảng
97
trên). Trong mẫu gồm 54 nước (mẫu trong Reinhart et el. (2003)), ngưỡng nợ đối với Ấn
Độ thấp một cách đáng kể ở mức 40 – 45%.
Sự nhạy cảm của những phát hiện này đối với mẫu các nước có thể không gây
ngạc nhiên vì những đường biên phân cách giữa những nhóm khác nhau phụ thuộc vào
những nước được bao gồm trong mẫu. Trong mẫu đầy đủ, đường biên giữa nhóm BI và
BII là chỉ số IIR 48 so với IIR 54 trong mẫu của Reinhart et al. (2003) – mẫu 54 nước.
Thêm vào đó, chỉ số có ý nghĩa và tích cực đối với Ấn Độ trong cột 2 cho thấy sự đánh
giá, xếp loại của Ấn Độ cao thường xuyên và đáng kể hơn sự đánh giá xếp loại của
những nền kinh tế khác có mức nợ công tương tự khi các hệ số được mô tả chi tiết ở cột
2. Sự thật là có một nhóm nước mà Ấn Độ phải cạnh tranh trong thị trường toàn cầu để
dành sự tài trợ trong tương lai, chúng ta có thể tranh luận rằng ngưỡng nợ nghiêm ngặt
hơn nhiều này là ngưỡng nợ phù hợp hơn nhiều đối với Ấn Độ.
PHỤ LỤC A6: Stress test
Stress test là một dạng kiểm tra được sử dụng để xác định tính ổn định của một hệ
thống, một tổ chức đang xem xét. Bài kiểm tra này xem xét tình trạng của tổ chức đó khi
vượt qua khả năng hoạt động bình thường, thường là qua một điểm ngoặt, để quan sát kết
quả. Còn đối với một danh mục, stress test được định nghĩa là một kịch bản và sử dụng
một thuật toán đặc biệt để xác định những ảnh hưởng lên doanh thu của một danh mục
nếu kịch bản đó xảy ra. Có ba loại kịch bản:
Kịch bản lịch sử: giả sử rằng doanh thu của danh mục đang xem xét tiếp diễn
những diễn biến trong quá khứ. Vị thế hiện tại và rủi ro được kết hợp với yếu tố quá khứ.
Nói cách khác, trong kịch bản này, những dữ liệu trong quá khứ được dùng để ước tính
cho doanh thu trong tương lai.
Kịch bản gây sốc yếu tố rủi ro: gây sốc bất kỳ yếu tố nào trong số những rủi ro
được chọn bằng cách thay đổi một lượng cụ thể yếu tố đó. Giữ cho số liệu mới này không
thay đổi trong khi ma trận phương sai được sử dụng để điều chỉnh yếu tố doanh thu dựa
trên mối tương quan của doanh thu với yếu tố đã được gây sốc.
98
Kịch bản gây sốc yếu tố bên ngoài: thay vì gây sốc một yếu tố rủi ro, ta gây sốc
bất kỳ chỉ số nào, chuỗi vĩ mô ví dụ như giá dầu, hay tỷ giá hối đoái. Sử dụng phân tích
hồi quy, kết quả của cú sốc đó cho ta kết quả là doanh thu ước tính cần xem xét.
Trong một bài stress test có trọng số, một giai đoạn lịch sử nào đó trong các kịch
bản đã nêu trên thường có trọng số cao hơn những giai đoạn còn lại để xác định kết quả
đầu ra. Tỷ lệ tăng cường xác định đó cho phép người thực hiện stress test thể hiện tầm
quan trọng của giai đoạn lịch sử này, giai đoạn mà theo người thực hiện là có ảnh hưởng
đến kết quả đầu ra nhiều hơn. Trong stress test chuẩn, mỗi giai đoạn có trọng số bằng
nhau.
99
PHỤ LỤC A7: Phân tích của các kênh truyền dẫn thông qua đó nợ công có thể ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Bảng A7.1: Kênh tiết kiệm tư nhân
100
Chú thích cho các bảng 1-3 của phụ lục A7:
Abond đại diện cho mô hình bảng năng động ước tính cách sử dụng các nhân tố ước
lượng của GMM Arellano; xtlsdv đại diện mô hình bảng năng động sử dụng hiệu quả cố
định điều chỉnh sai lệch (biến giả bình phương nhỏ nhất) như trong Bruno (2005). Tất cả
các mô hình hồi quy sử dụng dữ liệu hàng năm. DV đại diện biến phụ thuộc.
101
Bảng A7.2: Kênh đầu tư tư nhân (Sự hình thành tổng vốn cố định)
102
Bảng A7.3: Kênh truyền dẫn của đầu tư công (Sự hình thành tổng vốn cố định công)
103
PHỤ LỤC A8: Mối quan hệ giữa nợ công và lãi suất – bài nghiên cứu của Luigi
Marattin và Simone Salotti (7/2006)
Bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của nợ công lên kênh lãi suất dài hạn
được thể hiện trong bài nghiên cứu của Luigi Marattin và Simone Salotti (7/2006). Hai
tác giả dựa trên mô hình PVAR với số liệu thống kê hàng năm (38 quan sát của 11 quốc
gia trong EMU: Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Ireland, Ý, Đức, Hy Lạp, Hà Lan, Bồ Đào Nha
và Tây Ban Nha) trong giai đoạn 1970 – 1996. Lưu ý rằng chúng tôi sử dụng năm 1997 là
năm bắt đầu EMU (Liên Minh Tiền Tệ Châu Âu) vì sự chấp thuận được nhất trí vào
03/05/1997, và tỷ giá hối đoái được cố định cuối cùng từ ngày này, sử dụng năm 1998
không thay đổi kết quả về mặt chất lượng, và chỉ rất ít thay đổi về mặt số học.
Cột đầu cho thấy phản ứng tức thời của toàn bộ mẫu, trong khi hai cột còn lại –
theo thứ tự – phản ứng của nhóm nước nợ cao và nợ thấp.
104
Hình A8.1: Sự phản ứng lại đối với 1% biến động trong nợ Chính Phủ (ba nhóm
mẫu khác nhau; 1970-1996)
Nguồn: Luigi Marattin và Simone Salotti (2006)
Trước hết, cột đầu của Hình 7.1 cho thấy rằng, trước sự ra đời đồng Euro, toàn bộ
các nước trong mẫu, 1% tăng trong nợ công dẫn đến một sự gia tăng đáng kể và tích cực
trong lãi suất (20 điểm cơ bản, 17 điểm vào năm đầu tiên).
Thứ hai, ảnh hưởng này mạnh hơn nhiều đối với nền kinh tế có mức nợ công
tương đối cao so với ảnh hưởng yếu hơn đối với nước nợ thấp. Đối với nhóm nước nợ
105
cao (cột thứ hai), ảnh hưởng của cú sốc nợ bằng một sự gia tăng khá đáng kể 43 điểm cơ
bản (và 42 điểm bổ sung trong năm đầu tiên); đối với nhóm nước nợ thấp (cột thứ ba),
ảnh hưởng này yếu hơn nhiều (15 điểm cơ bản) và không có ý nghĩa thống kê ở mức tiêu
chuẩn, do đó, có thể nhận ra rằng sự xuất hiện EMU như là một sự phá vỡ cấu trúc mối
quan hệ giữa nợ công và lãi suất.
Trước khi EMU ra đời, lãi suất dài hạn nhạy cảm với sự gia tăng phi hệ thống
trong nợ công, nhưng sau khi thành lập Liên minh tiền tệ, ảnh hưởng này biến mất. Tuy
nhiên, để kiểm tra vấn đề này, chúng tôi tiến hành chạy mô hình trong giai đoạn 1970 –
2008 cho cả nhóm nước nợ cao và nợ thấp. Hình 7.2 cho thấy phản ứng tức thời tương
ứng.
106
Hình A8.2: Sự phản ứng lại đối với 1% biến động trong nợ công (ba nhóm mẫu
khác nhau; 1970-2008)
Nguồn: Luigi Marattin và Simone Salotti (2006)
Cột đầu và cột hai cho thấy, theo thứ tự, kết quả của những nước nợ cao và thấp.
Chúng xác nhận sự thật rằng lãi suất dài hạn phản ứng lại một cách đáng kể hơn đối với
cú sốc nợ trong những nước nợ cao (ảnh hưởng này đạt đỉnh 20 điểm cơ bản sau một
năm, trong khi đỉnh ảnh hưởng của những nước nợ thấp chỉ đạt được sau ba năm và chỉ
có 10 điểm cơ bản). Tuy nhiên, không có phản ứng lãi suất nào đáng kể ở mức tiêu
chuẩn.
Như vậy, kết quả tìm được cho thấy một mối quan hệ có ý nghĩa và tích cực giữa
nợ công và lãi suất nổi lên ngay trước khi đồng tiền chung ra đời với một sự mất cân
107
xứng đáng kể giữa những nước nợ cao và nợ thấp (được xác định bằng cách so sánh tỷ số
nợ/GDP so với tỷ số nợ/GDP trung vị); trong khi 1% gia tăng trong trái phiếu nợ của
chính phủ dẫn đến việc tăng 43 điểm cơ bản trong lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm
đối với nước nợ cao, ảnh hưởng này yếu hơn nhiều (và ít có nghĩa hơn) đối với những
nước nợ thấp hơn. Kết quả cũng cho thấy ảnh hưởng phi tuyến chỉ có ý nghĩa trong giai
đoạn tiền EMU. Kết quả này cho ta ít nhất 2 cách giải thích thay thế nhau: nếu, một mặt,
kết quả này có vẻ xác nhận vai trò rất quan trọng của đồng tiền chung trong việc cung cấp
một “cái khiên kinh tế vĩ mô” đối với những nước nợ thấp, mặt khác kết quả này gợi lên
một mối nguy đạo đức. Sự tồn tại của một mạng lưới tính an toàn như thế, thật ra, có thể
không khuyến khích cố gắng thực hiện vị thế tài khóa quốc gia cân bằng; cho đến khi
Hiệp ước Tăng Trưởng và Bền Vững hoàn toàn hữu hiệu, mối nguy đạo đức một phần
nào đó bị đưa vào khuôn khổ, mặc dù có thể không hoàn hảo. Khi khủng hoảng bùng nổ,
vấn đề này nổi lên nghiêm trọng, bắt đầu từ những nước EMU ít quan trọng như Hy Lạp,
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Đứng đầu là việc gia tăng sử dụng các hợp đồng Hoán Đổi
Tín Dụng (CDS) như là công cụ quản trị rủi ro cho tài sản tài chính – và riêng cho trái
phiếu Chính Phủ – đang tạo ra một kênh truyền mới của rủi ro quốc gia, lúc này, việc
thành lập một Liên Minh Tiền Tệ như Liên Minh Tiền Tệ Châu Âu dường như đã trở
thành một môi trường dễ dàng cho những rủi ro quốc gia, chính sách tài khóa nhanh
chóng lan truyền, gây ra sự khủng hoảng hàng loạt về nợ công của các quốc gia trong
khối Liên Minh Châu Âu EU.
PHỤ LỤC A9: Sự khác biệt trong định nghĩa nợ công của Việt Nam và IMF
Năm 2009, Luật quản lý nợ công được Quốc hội ban hành là một bước tiến bộ lớn
trong hệ thống văn băn pháp luật về quản lý nợ công. Trong đó, đã quy định được các nội
dung cơ bản về quản lý nợ công và nợ nước ngoài như nguyên tắc quản lý nợ công; phân
công có trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, tổ chức có liên quan; quy định về quản lý
nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương; tổ chức thông
tin về nợ công. Trên cơ sở đó, các nghị định, qui định của Chính phủ và thông tư hướng
108
dẫn thi hành của các cơ quan liên quan đã được ban hành, tạo ra một hành lang pháp lý
tương đối đồng bộ trong việc quản lý nợ công.
Theo khoản 2 Điều 1 của Luật quản lý nợ công 2009, nợ công bao gồm:
• Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản
vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp
luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ
• Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh
• Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc
uỷ quyền phát hành.
Khái niệm về nợ công theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới: “Nợ công là toàn
bộ những khoản nợ của Chính phủ và những khoản nợ của Chính phủ bảo lãnh”. Có thể
thấy trong định nghĩa của WB, WB đã gộp chung nợ Chính phủ và nợ của chính quyền
địa phương thành toàn bộ nợ của Chính phủ. Như vậy, khái niệm nợ công của Việt Nam
phù hợp với khái niệm nợ của WB. Tóm lại, nợ công là toàn bộ các khoản nợ mà Chính
phủ trực tiếp vay (ở trong nước và nước ngoài) và không trực tiếp vay nhưng có nghĩa vụ
trả nợ (bảo lãnh).
Đồng thời, chúng tôi tiến hành xem xét định nghĩa nợ công của IMF và phát hiện
ra rằng có sự khác biệt giữa định nghĩa nợ công của Việt Nam và IMF. Điều này cũng lý
giải vì sao số liệu nợ công/GDP do Bộ Tài Chính Việt Nam công bố khác với con số do
IMF đưa ra.
109
Hình A9.1: Biểu đồ các thành phần của khu vực công theo IMF
Nguồn: The Public Sector Debt Statistics – Guide for Comliers and Users
(PSDSG), tháng 8 năm 2010 của Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF
Theo IMF, nợ công sẽ có hai nhánh: nợ khu vực Chính phủ và nợ thuộc khu vực tổ
chức công. Chúng tôi nhận thấy nợ công theo quan điểm của Việt Nam: nợ Chính phủ, nợ
được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương chỉ là nhánh thứ nhất trong định
nghĩa của IMF. Nhánh hai bao gồm: thứ nhất, tất cả tổ chức công phi tài chính được kiểm
soát bởi Chính phủ. Tổ chức công phi tài chính có hoạt động chính là sản xuất hàng hóa
và dịch vụ phi tài chính thị trường. Các ví dụ điển hình của tổ chức công phi tài chính là
công ty hàng không quốc gia, công ty năng lượng quốc gia, công ty đường sắt quốc gia.
Tổ chức công phi tài chính cũng bao gồm bệnh viện, trường học hay trường đại học công.
Tuy nhiên, trong mục này không bao gồm các tổ chức nhận hỗ trợ từ Chính phủ nhưng
110
không bị kiểm soát bời Chính phủ. Kiểm soát ở đây được IMF định nghĩa là khả năng xác
lập chính sách điều hành chung cho tổ chức, công ty đó. Hiểu theo nghĩa rộng, “Chính
sách điều hành chung” là chính sách điều hành tài chính trọng yếu liên quan đến các mục
tiêu chiến lược của tổ chức đó trong vai trò là người sản xuất thị trường. Thứ hai, tất cả tổ
chức tài chính công được kiểm soát bởi Chính phủ. Tổ chức tài chính công có hoạt động
chính là cung cấp dịch vụ tài chính gồm các tư vấn về tài chính, dịch vụ bảo hiểm và quỹ
lương hưu. Tổ chức công tài chính cũng bao gồm các tổ chức nhận tiền gửi và trả lãi
thuộc khu vực công, ví dụ như các Ngân hàng Nhà nước. Chúng ta dễ nhận thấy rằng
Ngân hàng trung ương được bao gồm trong các tổ chức công tài chính. Vì thế, loại bỏ nợ
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra khỏi nợ công như ở Việt Nam khiến số liệu nợ
công công bố của Việt Nam khác với nợ công do IMF thống kê.
Có thể thấy, phần IMF định nghĩa là nợ công mà Việt Nam không bao gồm đó là:
Nợ của các tổ chức công và nợ được bảo lãnh bởi các tổ chức công này, với điều kiện các
tổ chức này thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ. IMF loại trừ các tổ chức tài chính và
phi tài chính nhận hỗ trợ của Chính phủ nhưng không được Chính phủ trực tiếp quản lý,
điều hành trong việc tính nợ công. Quan điểm của chúng tôi là Chính phủ Việt Nam nên
xem xét lại cách phân loại nợ công trong Luật Quản Lý Nợ Công. Xét đến cùng, khi các
tổ chức công do Chính phủ kiểm soát không có khả năng chi trả cho các khoản nợ của
chính tổ chức đó hoặc các khoản nợ mà nó bảo lãnh cho tổ chức khác thì Chính phủ là
người cuối cùng phải đứng ra trả nợ. Như thế, dù khoản nợ của các tổ chức công và các
khoản nợ mà nó bảo lãnh không phải là nợ Chính phủ nhưng nó dễ dàng chuyển sang nợ
Chính phủ và vì thế nợ của các tổ chức công phải được bao gồm trong định nghĩa nợ
công.
Ở đây chúng tôi lưu ý rằng nợ được bảo lãnh được tính cho người vay nợ, chứ
không phải cho người bảo lãnh (trừ khi và cho đến khi việc bảo lãnh được yêu cầu). Tuy
nhiên, vì mục đích phân tích nguy cơ bị tổn thương, tác động tiềm tàng của các khoản
phải trả không chắc chắn này của khu vực công là quan trọng nên trong khi tính không
chắc chắn bị loại khỏi định nghĩa nợ của nhà bảo lãnh, tổng giá trị các khoản phải trả
không chắc chắn phải được thể hiện trong nợ công.
111
Nợ được bảo lãnh bởi khu vực công bao gồm: Nợ được Chính phủ bảo lãnh (bảo
lãnh cho tổ chức công hoặc tổ chức tư nhân) và nợ được bảo lãnh bởi tổ chức công (bảo
lãnh cho tổ chức công khác hoặc tổ chức tư nhân). Nợ được Chính phủ bảo lãnh là một
mục ghi chú trong nợ Chính phủ trung ương, tức nhánh một. Nợ được bảo lãnh bởi tổ
chức công thuộc nợ khu vực tổ chức công, tức là nhánh hai. Khi thống kê toàn bộ nợ khu
vực công, nợ của tổ chức công được bảo lãnh bởi Chính phủ hay một tổ chức công khác
sẽ bằng 0, vì nợ được bảo lãnh đã được bao gồm trong nợ của tổ chức công đi vay, như
thế tránh cho nợ được bảo lãnh bởi khu vực công bị tính trùng với một phần nợ của tổ
chức công. Nếu nợ của khu vực tư nhân được bảo lãnh một phần bởi khu vực công (ví dụ
như chỉ bảo đảm thanh toán nợ gốc hoặc chỉ bảo đảm thanh toán lãi) thì chỉ có hiện giá
của những khoản được bảo lãnh mới được tính vào nợ công.
Tóm lại, tính bao quát các khoản nợ khu vực công của Việt Nam chưa cao. Chúng
tôi khuyến nghị bổ sung thêm nợ của các tổ chức công và nợ do các tổ chức công bảo
lãnh vào phân loại nợ công trong Luật Quản Lý Nợ Công Việt Nam.
PHỤ LỤC A10: Câu lạc bộ Paris và Câu lạc bộ Luân Đôn
Câu lạc bộ Paris:
Là diễn đàn trong đó các khoản giảm nợ được các Chính phủ tham gia Uỷ ban hỗ trợ phát
triển OECD đưa ra. Chủ tịch và Ban thư ký do kho bạc Pháp chỉ định. các chủ nợ chính
thức khác ngoài các chủ nợ tham gia Uỷ ban hỗ trợ phát triển OECD có thể tham gia vào
các cuộc đàm phán để cơ cấu lại các khoản nợ với một trong những con nợ của họ. Câu
lạc bộ Paris thống nhất các điều khoản cơ bản việc cơ cấu lại nơ như thời kỳ củng cố,
ngày khóa sổ, thời gian ân hạn, thời gian thanh toán, phạm vi của thỏa thuận - tất cả được
ghi nhận tại biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên, biên bản ghi nhớ thì không có tính pháp lý và
việc cơ cấu lại nợ chỉ có tính pháp lý sau một loạt những thỏa thuận song phương đàm
phán riêng lẻ của từng chủ nợ sau thỏa thuận câu lạc bộ Paris. Các thỏa thuận song
phương sẽ đưa ra mức lãi suất cho từng khoản nợ được cơ cấu lại đối với từng chủ nợ.
Câu lạc bộ Luân Đôn:
112
Là một nhóm các ngân hàng thương mại có cử các đại diện để gặp gỡ nhau theo định kỳ
để thảo luận, đàm phán việc cơ cấu lại các khoản nợ của người vay là các Chính phủ. Câu
lạc bộ Luân Đôn có tổ chức giống như câu lạc bộ Paris.
Hoán đổi nợ là việc thay đổi nợ, ví dụ như việc chuyển đổi các khoản vay hoặc chứng
khoán thành hợp đồng vay mới (có nghĩa là việc chuyển đổi nợ thành nợ) hoặc chuyển
đổi nợ thành vốn cổ phần; nợ thành xuất khẩu; nợ thành tiền nội tệ.
Động lực Indonesia dành cho vụ hoán đổi lần này là để trang bị cho quốc gia này
một lớp bảo vệ bổ sung trong trường hợp đồng Rupiah mất giá nhanh như vào cuối năm
ngoái.
Giá trị nợ được điều chỉnh có nghĩa là khoản tiền nợ của Indo được các chủ nợ đồng ý
cho hoán đổi hay kéo dài kỳ hạn nợ thông qua câu lạc bộ Paris and London.
Tái nợ nghĩa là: hoạt động được thực hiện bởi cả người đi vay và người cho vay, thỏa
thuận đi đến kết quả là làm giảm bớt gánh nặng nợ cho người đi vay. Đó có thể là tổ chức
lại cơ cấu nợ (kỳ hạn, lãi suất) hoặc giảm nợ.
PHỤ LỤC A11: Biểu đồ, hình vẽ
Hình 1.1: Nợ công, tăng trưởng: những nền kinh tế phát triển chọn lọc, 1946-2009.
113
Nguồn: IMF, World Economic Outlook, OECD, World Bank, Global Development
Finance. Những nguồn mở rộng khác được đề cập trong Reinhart và Rogoff (2009).
114
Hình 1.2: Nợ công, tăng trưởng và lạm phát: những thị trường mới nổi được chọn lọc,
1946-2009.
Nguồn: IMF, World Economic Outlook, World Bank, Global Development Finance, and
Reinhart and Rogoff (2009b) và những nguồn được trích dẫn tại đó.
Hình 1.3: Nợ công định giá bằng đồng nội tệ, 2004 – 2009
115
Hình 2.1: Nợ nước ngoài, tiết kiệm trong nước và tăng trưởng kinh tế Việt Nam (1999-
2009)
116
Nguồn: Dữ liệu từ Ngân Hàng Phát Triển Châu Á và tính toán của nhóm tác giả.
117
Hình 2.2: Nợ nước ngoài, thuế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam (1999-2009)
Nguồn: Dữ liệu từ Ngân Hàng Phát Triển Châu Á và tính toán của nhóm tác giả.
118
Hình 3.1 Tỷ lệ nợ ròng/GDP của Brazil
Nguồn: Ngân hàng Trung ương Brazil, trích trong Frederico Schettini Batista, The
framework and Management Analysis of Brazil’s Public Debt: 2003-2006, 2007, The
Institute of Brazilian Business and Public Management.
119
Hình 3.2: Nợ trong nước và nước Hình3.3:Cơ cấu nợ công nước ngoài theo
ngoài do khu vực công nắm giữ. đồng tiền.
gsdgsfaff
Nguồn: Bộ Tài chính Brazil.
Hình 3.4 DPMFi (Nợ nội địa) nắm giữ bởi khu vực công
Nguồn: Bộ tài chính Brazil.
120
Hình 4.1: Dư nợ nước ngoài của Chính Phủ và được Chính Phủ bảo lãnh (2005-
2009)
Nguồn: Bộ Tài Chính
Hình 4.2: Xu hướng nợ công và các loại nợ công Việt Nam, Cơ cấu nợ công Việt Nam
2009.
Nguồn: IMF
Hình 4.3: Nợ của Doanh nghiệp Nhà nước và Chính phủ năm 2008 và 2009
121
Nguồn: Bộ Tài Chính, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Hình 4.4: Tỷ lệ các loại tiền định danh các khoản nợ công của Việt Nam
Nguồn: Bộ Tài Chính và tính toán của nhóm tác giả
122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………YZ…………
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
1. Bộ Tài Chính Việt Nam, Bản tin nợ nước ngoài số 6, 12/2010
2. GS.TS Trần Ngọc Thơ, GS.TS Nguyễn Ngọc Định, Giáo trình “Tài Chính
Quốc Tế”, Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM,
năm 2008, NXB Thống Kê.
3. Luật quản lý nợ công.
4. Giáo trình kinh tế lượng.
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH:
1. Benedict Bingham, “Vietnam: Fiscal Strategy and Public Debt”, 2010,
Presentation for National Assembly Hanoi.
2. Carmen M. Reinhart và Kenneth S. Rogoff, “From finacial crash to debt
crisis”, 2010, NBER Woking Paper No. 15795.
3. Carmen M. Reinhart và Kenneth S. Rogoff; “A growth in time of debt”,
Working Paper 15639;
4. Cristina Checherita và Philipp Rother, “The impact of high and grow in
Government debt on Economic growth. An emperical investigation for the Euro
Area”, 8/2010.
5. Francesco Giavazzi và Alessandro Missale, “Public Debt Management in
Brazil”, 2004, NBER Working Paper No. 10394.
6. Frederico Schettini Batista, “The framework and Management Analysis of
Brazil’s Public Debt: 2003-2006”, 2007, The Institute of Brazilian Business and
Public Management.
123
7. Folorunso S. Ayadi, Felix O. Ayadi, “The impact of external debt on
economic growth: a comparative study of Nigeria and South Africa”, Texas
Southern University; 2008.
8. Joshua Aizenman và Nancy Marion, “Using Inflation to Erode the U.S.
Public Debt”, 2009, Department of Economics University of California, Santa
Cruz và Department of Economics Dartmouth College.
9. Laeven, L. và F. Valencia, “Systemic Banking Crises: a new database,
2008”, IMF Working Paper Số 08/224
10. Luigi Marattin và Simone Salotti, “The Euro-Dividend: Public Debt and
Interest rates in the Monetary Union”, 2010, University of Bologna and
University of Florence.
11. Manmohan S. Kumar và Jaejoon Woo, “Public Debt and Growth”, 2010,
IMF Working Paper Fiscal Affairs Department.
12. Masahiko Takeda and Dhaneshwar Ghura and Lili Liu and Vikram Nehru,
“Joint IMF/World Bank Debt Sustainability Analysis 2010”, 7/2010, IMF and
IDA.
13. Mehmet Caner, Thomas J. Grennes, Friederike N. Kohler_Geib, “Finding
the Tipping Point - When Sovereign Debt Turns Bad”, 2010.
14. Nora Traum và Shu-Chun S. Yang, “When does Government debt crowd
out investment?”, 2010, Center for Applied Economics and Policy Research,
Department of Economics at Indiana University Bloomington.
15. Noriaki Kinoshita, “Government Debt and Long-Term interest Rate”s của
Noriaki Kinoshita, 3/2006.
16. Paolo Paesani, Rolf Strauch và Manfred Kremer, “Public Debt and long –
term interest rates. The case of Germany, Italy and USA”, 7/2006
17. Petia Topalova and Dan Nyberg, “What Level of Public Debt Could India
Target”, 1/2010, IMF.
18. Reinhart và Rogoff, “Growth In A Time of Debt”, 2010.
124
19. Robert Ford và Douglas Laxton, “World public debt and Real interest
rates”, 1999
20. Ugo Panizza, “Domestic and External Public Debt in Developing Country”,
3/2008, UNCTAD.
C. CÁC WEBSITE:
1. Website Bộ Tài Chính www.mof.gov.vn
2. Website Diễn đàn kinh tế Việt Nam www.vef.vn/
3. Website Tạp Chí Đảng Cộng Sản Việt Nam www.cpv.org.vn/
4. Website Tạp chí Tài chính www.tapchitaichinh.vn/
5. Website Tạp chí Thời báo kinh tế Sài Gòn www.thesaigontimes.vn
6. Website Tổng Cục Thống Kê www.gso.gov.vn/
7. Website www.tinkinhte.com/
8. Website www.vneconomy.vn/
9. Website Ngân hàng thế giới World Bank www.worldbank.org
10. Website Qũy tiền tệ thế giới IMF www.imf.org
11. Website Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ADB www.adb.org
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_quan_he_giua_nguong_no_va_tang_truong_kinh_te__quan_ly_no_cong_o_viet_.pdf