Như vậy qua một thời gian nghiên cứu thì chúng ta cũng đã thấy được phần nào tình hình tăng trưởng và XĐGN ở ĐBSCL. Do thời gian có hạn và do kiến thức còn hạn chế, nên bài viết của em sẽ có một số sai sót nên em hy vọng cô có thể đóng góp ý kiến để cho bài viết của em được hoàn thiện hơn
44 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong các quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h pháp luật điều tiết vĩ mô. Và những chính sách XĐGN cũng không nằm ngoài mục đích nhằm làm tăng tính hiệu quả và khắc phục những thất bại của thị trường.
Như trên đã nêu thì tăng trưởng và giảm nghèo có thể hỗ trợ tích cực cho nhau nên khi hoạch định các chính sách thì cần có sự cân nhắc chính sách để có thể kết hợp tăng trưởng và giảm nghèo một cách hiệu quả và bền vững.
Ø Một chính sách hoặc một tập hợp các chính sách nhằm sửa chữa những sai lệch trong giá cả. Có được mức giá hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất , tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo.
Ø Một chính sách hoặc một tập hợp các chính sách nhằm đem lại những thay đổi về cơ cấu trong phân phối tài sản nguồn lực và khả năng được giáo dục cùng các cơ hội có liên quan và tạo ra thu nhập. Những chính sách như vậy vượt ra ngoài phạm vi hạn hẹp của kinh tế học và động chạm tới toàn bộ cơ cấu xã hội, thể chế, văn hoá, chính trị của các nước đang phát triển khác nhau. Nhưng nếu không có những thay đổi triệt để về cơ cấu và phân phối lại tài sản như vậy dù là đặt hiệu quả ngay tức thời ( chẳng hạn như thông qua các trình diễn chính trị) thì những thay đổi nhằm cải thiện đáng kể điều kiện sống của người nghèo ở nông thôn và thành thị , thậm chí không thể thực hiên được.
Ø Chính sách hoặc tập hợp các chính sách nhằm điều chỉnh phân phối thu nhập theo quy mô ở các tầng lớp trên bằng cách áp dụng chế độ thuế luỹ tiến theo luật định đánh vào thu nhập tài sản, còn đối với các tầng lớp dưới thì mở rộng cung cấp hàng tiêu dùng và dịch vụ công cộng.
Ø Một chính sách hoặc một tập hợp các chính sách nhằm thúc đẩy nghiên cứu và triển khai công nghệ trong nước phù hợp với các vấn đề thế giới thứ 3, trong đó chú trọng vào việc tìm kiếm các phương pháp hiệu quả (mà hầu hết là sử dụng nhiều lao động) để cung cấp các dịch vụ y tế, nhà ở và đào tạo với chi phí thấp , cải thiện nông nghiệp ở quy mô nhỏ và mở rộng các cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm ở nông thôn và thành thị.
3. Kinh nghiệm của một số nước Nics châu Á trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và XĐGN.
Sự cất cánh của nền kinh tế Xinggapo, Hồng Công, Hàn Quốc và Đài Loan ở châu Á đã làm chấn động thế giới. Mọi người cố tìm ra bí quyết cất cánh của nền kinh tế bốn nước và khu vực đó. Các nhà kinh tế đã suy tôn họ là “các quốc gia và khu vực công nghiệp hoá mới” (NICs). Người ta dùng hình tượng “bốn con rồng nhỏ” như một còng nguyệt quế tặng cho họ để biểu thị lòng thán phục sự phát triển thần kỳ chỉ trong một thời gian ngắn như vậy của những nước và khu vực đó. Sự cất cánh của bốn con rồng châu Á là bài học lớn cho các nước đang phát triển đi sau học tập để có thể “cất cánh” được.
Tại các nước đang phát triển luôn phải đối mặt với vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói là:
Khung 1: Bẫy đói nghèo
Trình độ kỹ thuật thấp
Thu nhập thấp
Tỷ lệ tích luỹ thấp
Năng suất thấp
Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó. Kinh nghiệm của các nước NICs châu Á, họ đã có những biện pháp hiệu quả để giải quyết tốt sự căng thẳng về thu nhập, để từ đó tăng thu nhập của người dân và dần phá vỡ vòng luẩn quẩn trong thu nhập. Đây có thể là một bài học tốt cho các nước đang phát triển học theo. Trong 4 nước này chúng ta có thể lấy Đài Loan là một ví dụ điển hình. Thu nhập của cư dân Đài Loan rất thấp, tính bình quân đầu người chỉ 205,5 USD, nhiều người sống dưới mức nghèo khổ. Nhưng qua mấy chục năm phát triển , thu nhập của cư dân Đài Loan tính theo đầu người năm 1987 đạt 4989 USD, trong 30 năm tăng 23 lần. Tình hình tiêu dùng ở Đài Loan cũng phản ánh thu nhập thực tế của người Đài Loan tăng rất nhanh. Từ 1952-1962 mức tiêu dùng ở Đài Loan tính thưo đầu người bình quân hằng năm tăng 3,25%, từ 1963-1972 tăng 3,3%, từ 1973-1982 tăng 8,2%. Từ 1982-1986 mức tiêu dùng tính theo đầu người là 66.824 đồng tiền mới Đài Loan. Từ 1952-1980 mức tiêu thụ calo hàng ngày của mỗi người Đài Loan từ 2078 ngàn tăng lên 2812 ngàn; lượng tiêu thụ protein hằng ngày của mỗi người Đài Loan từ 49 gam tăng lên 78 gam. Từ 1949-1980 diện tích nhà ở bình quân đầu người của Đài Loan từ 4,6m2 tăng lên 17,9m2. Đồ dùng cao cấp của người Đài Loan tăng rất nhanh. Hiện nay, đồ dùng gia đình như tủ lạnh, máy thu hình, máy giặt, máy ảnh đã tương đối phổ biến, thậm chí ôtô con cũng đã bắt đầu phổ biến ở mỗi gia đình. Khoảng cách về số ngưòi theo học, ví dụ giáo dục tiểu học, về tuổi thọ trung bình của người Đài Loan so với các nước phat triển đã rút ngắn, phản ánh mức sống của người Đài Loan đã nâng cao rất nhiều. Sở dĩ chỉ trong một thời gian ngắn, Đài Loan đã làm cho thu nhập bằng tiền và thu nhập thực tế của cư dân tăng nhanh là do họ đã áp dụng những biện pháp chủ yếu sau đây:
Ø Thông qua tăng năng suất lao động và đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật, tăng tổng giá trị sản phẩm quốc dân với tốc độ nhanh, để tăng thu nhập. Từ 1951-1955 giá trị tổng sản phẩm quốc dân Đài Loan tăng bình quân hàng năm 9,7%, từ 1958-1960 tăng 7,0%, từ 1961-1965 tăng 10,1%. Từ 1952-1987 giá trị tổng sản phẩm quốc dân Đài Loan tăng bình quân hàng năm tăng 8,7%, trong thời gian đó có 14 năm tăng trên 10%, 19 năm tăng trên 5%. Tốc độ tăng trưởng đó đã hơn tất cả các nước phát triển khác, chỉ kém Nhật Bản. Ví dụ: trong thời gian từ 1965-1987 cao hơn Mỹ, Anh, Pháp từ 2 đến 3 lần. Mức tăng trưởng cao của giá trị tổng sản phẩm quốc dân làm cho mức tăng trưởng thu nhập của dân cư luôn cao và ổn định.
Ø Thông qua công nghiệp hoá nhanh chóng, tăng nhanh thu nhập cho các gia đình nông dân, làm cho họ vừa tăng thu nhập nông nghiệp, vừa tăng thu nhập phi nông nghiệp. Theo tài liệu thống kê, từ 1966-1979 thu nhập nông nghiệp của mỗi gia đình Đài Loan tăng 111%, thu nhập phi nông nghiệp tăng 988%, thu nhập phi nông nghiệp năm 1966 chiếm 34,1% thu nhập nông nghiệp, năm1979 tỷ lệ đó tăng lên 72,7%. Tính chung, thu nhập phi nông nghiệp chiếm 40% toàn bộ thu nhập của mỗi gia đình nông dân, trở thành một nguồn thu nhập quan trọng của họ. Việc tăng thu nhập phi nông nghiệp đã giải quyết được vấn đề mà các nước đang phát triển thường gặp phải- thu nhập của các gia đình nông dân quá thấp-làm cho thu nhập của gia đình nông dân Đài Loan được nâng lên tương đối cao. Thu nhập phi nông nghiệp chiếm 40% toàn bộ thu nhập có nghĩa là mức thu nhập của mỗi hộ gia đình nông dân trước đây được tăng lên 40%. Việc tăng thu nhập của những gia đình nông nghiệp có tác động thúc đẩy việc tăng thu nhập của toàn bộ dân cư.
Ø Thông qua việc phát triển các ngành nghề cần nhiều lao động, thu hút một lực lượng lớn những người lao động không có tay nghề cao, để tăng thu nhập cho những gia đình vốn có thu nhập thấp. Việc làm này ở Đài Loan đã dẫn tới kết quả hai mặt: Một mặt, việc tiếp nhận một số lượng lớn những người lao động không lành nghề đã làm cho thu nhập của các hộ gia đình vốn có thu nhập thấp được tăng về số lượng tuyệt đối theo mức tăng của số người tìm được việc làm. Mặt khác, việc tiếp nhận một số lượng lớn những người lao động không lành nghề làm cho người lao động trở nên hiếm. Trong tình hình sức lao động cung không đủ cầu, có thể làm cho mức lương của những gia đình vốn có thu nhập thấp được tăng nhanh, làm cho thu nhập của họ được nâng cao. Chính là nhờ phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động mà đời sống của những gia đình vốn có thu nhập thấp được cải thiện rất nhiều, vì vậy mà thu nhập của cư dân Đài Loan có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.
Ø Thông qua cải cách chế độ phân phối thu nhập thúc đẩy việc thực hiện công bằng về thu nhập, nâng cao mức tăng trưởng về thu nhập của dân cư. Chính quyền Đài Loan rất coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội của chế độ phân phối, coi việc cải cách chế độ phân phối thu nhập của cư dân, và trong thực tế đã không ngừng điều chỉnh quan hệ tỷ lệ giữa thu nhập lao động và thu nhập tài sản. Theo số liệu thống kê, từ năm 1951 đến năm 1979, tỷ trọng thu nhập tiền lương trong tỷ trọng chung tăng 1,4%. Do vậy, sự không công bằng trong phân phối thu nhập tài sản ở Đài Loan đã được giảm bớt. Điều đó dẫn tới hai hậu quả: Tỷ trọng thu nhập lao động được nâng cao đã làm tăng thu nhập tiền lương của dân cư, từ đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng thu nhập của dân cư, sau nữa là, tỷ trọng thu nhập lao động được nâng cao, có thể khuyến khích tinh thần tích cực lao động của dân cư, từ đó làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội phong phú sẽ quay trở lại làm tăng thu nhập của dân cư. Vì vậy, cải cách và hoàn thiện chế độ phân phối thu nhập cũng là một nhân tố quan trọng dẫn tới mức tăng trưởng cao của thu nhập.
Ø Phát huy vai trò quan trọng của mậu dịch đối ngoại trong việc tăng thu nhập, tích cực mở rộng xuất khẩu, làm cho kinh tế hướng ngoại trở thành nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của thu nhập quốc dân. Mở rộng xuất khẩu mậu dịch có thể tác động hai mặt tới sự tăng trưởng thu nhập quốc dân. Một mặt có thể mở rộng thị trường, tạo ra việc làm, làm tăng lượng tuyệt đối của thu nhập quốc dân. Vì vậy, xuất khẩu mậu dịch là nhân tố quan trọng có thể kích thích mạnh mẽ sự tăng trưởng của thu nhập quốc dân. Theo tài liệu thống kê, năm 1961, nhờ sự kích thích của xuất khẩu Đài Loan đã tạo ra được một giá trị bằng 12,2% tổng thu nhập quốc dân. Đến năm 1976 con số đó lên tới 34,8%. Tương ứng với sự tăng trưởng đó, trong thời kỳ này, phần thu nhập của người lao động có được nhờ xuất khẩu đã tăng từ 9,7% năm 1961 lên 26,1% năm 1976. Từ đó có thể thấy rằng, mở rộng xuất khẩu mậu dịch là một nguyên nhân quan trọng nâng cao mức thu nhập quốc dân của Đài Loan.
Như vậy cùng với các chính sách tăng thu nhập của Đài Loan thì thu nhập của người dân Đài Loan đã không ngừng tăng lên không những ở những người giàu mà cả những người nông dân có trình độ thấp và thu nhập thấp cũng được tăng lên rõ rệt. Đây chính là bài học lớn cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam xây dựng kết hợp các chính sách tăng thu nhập cho người dân và hướng sự tăng trưởng đó tới việc giảm nghèo!
I.Thực trạng tăng trưởng kinh tế, XĐGN ở ĐBSCL.
1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở ĐBSCL.
Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên là 39.738 km2 với dân số năm 2005 là 17.267.600 người. ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc trăng, Hậu Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang và thành phố Cần Thơ.
Vị Trí địa lý : ĐBSCL ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, nên có mối quan hệ hai chiều chặt chẽ. Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo, trung khu vực để phát triển kinh tế xã hội. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản lớn nhất nước ta, với diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng gần 3 triệu ha (chiếm 32% đất nông nghiệp), hàng năm sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thuỷ sản, đóng góp khoảng 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.
ĐBSCL là một vùng có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng giữa Nam Á và Đông Á; giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, gần với các nước Thái Lan, Malaixia, Singapo, Indonêxia, Brulây, một khu vực kinh tế năng động của thế giới. Đó là những thị trường và những đối tác quan trọng đối với sự phát triển của Vùng. Trong vùng có thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, có trường đại học, có sân bay, có cảng sông, cảng biển, và các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội khác. Nhận thức rõ được vị trí quan trọng, tiềm năng to lớn và những khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội của vùng, Đảng và nhà nước đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo đầu tư và trong thời gian qua tăng trưởng ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Phải đánh giá đúng các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của ĐBSCL để có thể có những giải pháp phù hợp trong phát triển kinh tế và XĐGN. Lâu nay nói tới ĐBSCL chúng ta thường nghĩ đó là vùng đất phì nhiêu, ruộng đồng thẳng cánh cò bay, thời tiết khí hậu vô cùng thuận lợi, không hạn hán, không bão lũ,…với sự ưu đãi của thiên nhiên người dân ở đây sống ngày hôm nay không phải lo ngày mai. Chính vì thế, từ bao đời nay trong đầu người dân Việt Nam thường đều coi đây là vùng “làm chơi, ăn thật”, không cần đầu tư nhiều sản xuất cũng phát triển, đời sống của người dân cũng được đảm bảo.
Tuy nhiên, từ thực tiễn phát triển của ĐBSCL những năm vừa qua cho thấy tư duy về ĐBSCL là không sát thực, đó là những suy nghĩ cũ trong điều kiện cũ. Phải thấy rằng, ĐBSCL cũng gặp khá nhiều khó khăn trong sự phát triển đó là:
Do sự phát triển nhanh của dân số, nên không ít nơi ở ĐBSCL đã trở thành nơi đất chật, người đông gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế_xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phải kể đến góp phần làm tăng số người nghèo đói ở ĐBSCL. Nó góp phần giải thích rõ ràng hơn một trong những nguyên nhân của đói nghèo là người làm thì ít mà người ăn theo thì nhiều.
Do địa hình bằng phẳng và cốt đất thấp, nên một bộ phận không nhỏ đất đai ở ĐBSCL bị nhiễm phèn, nhiễm mặn; nhất là về mùa khô và trong điều kiện có lũ như năm 1998. Tình trạng trên đã và sẽ tác động bất lợi đến sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, thiên tai liên tiếp xảy ra ở ĐBSCL gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản cho nhà nước và nhân dân. Điều này nó làm tình trạng dễ bị tổn thương của người dân ĐBSCL tăng lên và cũng làm tình trạng nghèo ở ĐBSCL khó giải quyết hơn. Vấn đề đất đai là một vấn đề gây nhiều bức súc ở ĐBSCL. Tình trạng không có đất và thiếu đất trở thành cản trở lớn cho công tác xoá đói giảm nghèo ở ĐBSCL. So sánh giữa các vùng cho thấy ĐBSCL đứng thứ 2 về tỷ lệ nông dân không có đất, chỉ sau cùng Đông Bắc. Nông dân không có đất ở ĐBSCL ngày càng phụ thuộc vào thu nhập từ việc bán sức lao động trong ngành nông nghiệp trong khi thu nhập này cũng thấp và không ổn định vì tính mùa vụ cao.Vì vậy vấn đề không có đất trở thành vấn dề cấp bách ở vùng nông thôn.
Về cơ sở hạ tầng của vùng ĐBSCL rất thấp kém. Đặc biệt là giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp nước, hệ thống trường học và trạm y tế. Sự thấp kém này, một mặt nào đó làm cho vùng khó chống chọi được với những biến cố do thiên tai gây ra, mặt khác nó hạn chế nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của vùng, nhất là khi triển khai công nghiêp hoá, hiện đại hoá.
Trình độ dân chí ở ĐBSCL khá thấp. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc khơmer. Dân chí thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến cách suy nghĩ, cách tổ chức đời sống và cách làm ăn của người dân và ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế- xã hội của vùng cả hiện tại đến tương lai. Hiện nay, ở ĐBSCL,tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật chỉ khoảng 17%. Các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất bình quân chỉ có 20% người lao độngcó trình độ chuyên môn hoá và tay nghề kỹ thuật hiện đại. Trước thềm hội nhập WTO, yêu cầu ngày càng cao về trình độ công nhân, quản lý có tay nghề, kiến thức thì đối với ĐBSCL đây là bài toán nan giải trong việc thực hiện hội nhập của mình.
Như vậy ĐBSCL có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế-xã hội, song nó cũng không ít những khó khăn cản trở. Chính vì thế mà chúng ta cầnphải đánh giá đúng những tiềm năng và thách thức để có thể có thể có lời giải đúng cho con đường phát triển ĐBSCL ở hiện tại và tương lai.
2. Các chính sách xoá đói giảm nghèo ở ĐBSCL.
Cùng với những chính sách chung của cả nước về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo của cả nước trong chiến lược toàn diện và xoá đói giảm nghèo như: Tạo môi trường tăng trưởng nhanh, bền vững và xoá đói, giảm nghèo; phát triển kết cấu hạ tầng có quy mô lớn phục vụ tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; Các chính sách, giải pháp chủ yếu phát triển các ngành lĩnh vực bảo đảm sự tăng trưởng bền vững và xoá đói giảm nghèo; huy động và phân bổ nguồn lực cho tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
Chúng ta có thể kể đến những chính sách, dự án đầu tư trọng điểm trong 5 năm gần đây 2001-2005 của vùng ĐBSCL như sau:
Ø Một là, chương trình giao thông vận tải toàn vùng ĐBSCL với tổng số vốn đầu tư lên đến 13000-14000 tỷ đồng. Chương trình này có mục tiêu là hoàn thiện các trục giao thông chính về đường bộ, đường thuỷ; hoàn thành hệ thống các đường đến các trung tâm xa, xoá bỏ cầu khỉ. Nâng cấp QL1-GĐ3 (Cần Thơ- Năm Căn và các đoạn ngập). QL1 thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ, Tuyến N2 (Thanh Hoá -Đức Hoà), Quốc lộ 50, 53, 54, 57, 61; Cầu Cần Thơ; Cầu Rạch Miễu; Cầu Vàm Cống; 38 cầu giao thông nông thôn; Nâng cấp các nhà , nâng cấp các hệ thống cảng biển tổng số vốn khoảng 1500 tỷ đồng; Cải tạo hệ thống đường thuỷ nội vùng, sự kiến khoảng 1000-1100 tỷ đồng.
Ø Hai là, Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, với tổng số vốn lên tới 2100-2200 tỷ đồng. Mục tiêu của chương trình này là sản xuất lúa 2 vụ ăn trắc trên diện tích lúa; Mở rộng diện tích trồng Ngô, đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng nạc hoá, năm 2005 đạt sản lượng nuôi trồng đánh bắt haỉa sản 1,7 triệu tấn. Chương trình này có nội dung là ổn định diện tích trồng lúa 1,7-1,8 triệu ha, có điều kiện thuỷ lợi tốt sản xuất ăn chắc 2 vụ; Chuyể 200-3000 nghìn ha sang nuôi trồng thuỷ sản, ngô và các loại cây công nghiệp khác, hình thành các vùng chuyên canh (chuyên canh lúa) XK Bạc Liêu.
Ø Ba là, Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với tổng số vốn là 1500 tỷ đồng thực hiện trên phạm vi toàn bộ ĐBSCL. Mục tiêu của chương trình này là xây dựng hệ thống các trạm nghiên cứu và sản xuất các loại giống mới, nâng cao chất lượng và năng suất các loại giống cây trồng và vật nuôi. Nội dung của Chương trình này là sản xuất giống chất lượng cao một số loại cây ăn quả Miền Nam; Trại thực nghiệm nhan giống CAQ Kiên Giang; Các trang trại; Dự án sản xuất giống lúa mới Cần Thơ.
Ø Bốn là, chương trình nhà ở nông thôn diễn ra trên phạm vi toàn vùng, đặc biệt là các huyện ven biển các tỉnh dọc hệ thống sông Cửu Long, kênh thoát lũ. Với mục tiêu là tránh thiệt hại do lũ lụt gây ra, nâng cao mức sống dân cư nông thôn, vùng sâu vùng xa nói chung.. Nội dung cua chương trình là Thay thế các nhà tạm, kiên cố hoá nhà ở, tôn nền nhà những vùng thường xuyên ngập lũ. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại các trung tâm xã và các cụm dân cư…Nghiên cứu các kiểu nhà lắp ghép, phù hợp với các điều kiện ĐBSC hợp lý giữa diện tích nuôi trồng thuỷ sản và diện tích rừng, khoanh vùng, xây dựng hệ thống đê bao.
Ø Năm là, chương trình trồng rừng phòng hộ và rừng ven biển với tổng số vốn đầu tư lên tới 1500 tỷ đồng thực hiện trên các tỉnh ven biển, khu vực rừng U Minh, Đồng Tháp Mười, Bảy Núi. Với mục tiêu là phục hồi và phát triển diện tích rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm, rừng môi sinh, tạo điều kiện phát triển bền vững sau này, đồng thời khai thác và bảo vệ môi trường sinh thái tại các vùng rừng của ĐBSCL. Nội dung của Chương trình là trồng mới, quy hoạch hợp lý giữa diện tích nuôi trồng thuỷ sản và diện tích rừng, khoanh vùng, xây dựng hệ thống đê bao.
Ø Sáu là, chương trình chế biến nông sản và thuỷ sản với tổng số vốn đầu tư lên tới 890-892 tỷ đồng, thực hiện ở các tỉnh ven biển An Giang, Đồng Tháp. Mục tiêu của chương trình là khai thác tối đa những lợi thế tuyệt đối và tương đối của ĐBSCL về sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản, tạo nguồn ngoại tệ cho vùng cũng như cho cả nước nói chung; hỗ trợ cho các ngành nông nghiệp và thuỷ sản phát triển. Với nội dung là Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, xây mới một số nhà máy mới với thiết bị hiện đại; cải tiến mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại hàng nông sản; Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc Tiền Giang.
Ø Bảy là, chương trình phát triển các khu tập trung công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư lên tới 600 tỷ đồng, được thực hiện trên phạm vi toàn vùng. Mục tiêu của chương trình là nâng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế (khi tiềm năng nông lâm ngư nghiệp đã được khai thác ở mức cao nhất); nâng cao năng suất lao động xã hôi trên phạm vi toàn vùng. Nội dung của chương trình là xây dựng hệ thống các khu tập trung công nghiệp; Trà Kha (Bạc Liêu, Trần Đề; Khu công nghiệp thị xã Sóc Trăng, khu công nghiệp Long Xuyên…) đầu tư chế biến số nguyên liệu nông lâm thuỷ sản thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào phát triển các ngành công nghiệp cao.
Ø Tám là, Chương trình phát triển nguồn nhân lực trên phạm vi toàn vùng. Mục tiêu phụ vụ mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao mức sống dân cư, cung ứng lao động chất lượng cao cho các địa bàn khác trong cả nước, cạnh tranh trên thị trường lao động trong điều kiện hội nhập nâng cấp tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30%. Nội dung của chương trình là củng cố và thành lập mới hệ thống các trường đào tạo (từ đại học, cao đẳng đến dạy nghề tại các địa phương), hình thành một số trung tâm đào tạo cho cả vùng như Cần Thơ, Bạc Liêu, An Giang..Khuyến khích đào tạo tại chỗ hoặc du học.
Ø Chín là, chương trình dự án khí điện đạm, với tổng số vốn lên đến 21000-22000 tỷ đồng, được thực hiện ở các tình dọc hệ thống sông Cửu Long, Kiên Giang, Đồng Tháp. Mục tiêu của chương trình là khai thác dầu và khí khu vực Tây Nam, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp không truyền thống ở ĐBSCL, hoàn thiện mạng lưới điện; sản xuất urê phục vụ nhu cầu của đồng bằng, sản xuất nhiên liêuj cho các ngành công nghiệpvật liệu xây dựng..chất đốt cho tiêu dùng dân cư, hạn chế phá rừng. Nội dung của chương trình là khai thác dầu và khí khu vự MP3 (1,4-2 tỷ m2/năm và 0,5 triệu tấn dầu); phát triển khu công nghiệp khí điện đạm Cà Mau; các nhà máy điện Ô Mô và lưới điện. Tổng kinh phí dự kiến khoảng 21000-22000 tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD).
Ø Mười là, Dự án thoát lũ ra miền tây với tổng số vốn là 8500-8800 tỷ đồng, được thực hiện ở các tỉnh dọc theo hệ thống Cửu Long, Kiên Giang, Đồng Tháp. Mục tiệu của chương trình này là tạo điều kiện thực hiện chương trình “sống chung với lũ”, tránh thiệt hại do lũ gây ra. Nội dung của chương trình này là tiếp tục thực hiện các công trình chuyển tiếp giai đoạn 1996-2000, thực hiện một số dự án mới như thoát lũ vùng đồng Tháp Mười.
Ø Mười một là, các dự án thuỷ lợi phục vụ ngọt hoá với tổng số vốn là 3100-3200 tỷ đồng, được thực hiện ở tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Mục tiêu của chương trình là khai thác hiệu quả tiềm năng đất nước ĐBSCL. Nội dung của chương trình này là khởi công mới các dự án Ba lai Bến Tre; dự án nam măng thít 9WB0; dự án ô môn-xà nòng 9WB0 với tổng vốn đầu tư 3100-3200 tỷ đồng.
Với những chương trình này thì ĐBSCL đã có nhiều thành tựu lớn trong tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là thành tựu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
3. Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế và XĐGN ở ĐBSCL.
3.1. Thành tựu về tăngg trưởng ở ĐBSCL.
Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua.
Việt Nam trong thời gian qua đã có một sự tăng trưởng rất cao, cùng với xu thế chung của cả nước thì ĐBSCL cũng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1995-1999 là 7.8%, năm 1999-2000 là 7.5%, trung bình năm 2000-2001 là 8.1% (cao hơn mức tăng trưởng của cả nước), và đặc biệt mấy năm trở lại đây thì tốc độ tăng trưởng của ĐBSCL trung bình lên tới 11.5% (cao hơn 8.4% của cả nước).
Biểu 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ĐBSCL.
Như vậy, từ đây ta thấy tuy có những khó khăn nhất định về điều kiện tự nhiên như trên nhưng ĐBSCL vẫn tận dụng được những thuận lợi về điều kiện tự nhiên của mình để thúc đẩy tăng trưởng nhanh và liên tục trong thời gian qua. Những chính sách kinh tế xã hội đã nêu ở trên cũng góp phần đáng kể cho tăng trưởng của ĐBSCL. Bởi vì chúng ta sẽ không có tăng trưởng liên tục như trên của ĐBSCL mà không kể đến những chính sách phát triển đường giao thông, chính sách phát triển nguồn nhân lực như trên của các tỉnh ĐBSCL. Bởi vì giao thông là điều kiện cần thiết cho vận chuyển hàng hoá, giao lưu buôn bán với bên ngoài và đặc biệt là tạo điều kiện tiên quyết để thu hút các nhà đầu tư vào ĐBSCL. Còn giáo dục từ trước đến nay đã được coi như là nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển. Kinh tế vùng đã tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, GDP bình quân đầu người 5 năm (2001-2005) tăng khoảng 11.5%năm (đóng góp khoảng 18% GDP của cả nước).Vậy với tốc độ kinh tế cao như vậy thì việc XĐGN ở ĐBSCL đã đạt những kết quả như thế nào.
3.2. Thành tựu XĐGN ở ĐBSCL.
Nhờ có tăng trưởng kinh tế cao mà thu nhập của người dân ĐBSCL đã tăng rất nhanh trong thời gian qua.
Bảng 1: Thu nhập bình quân 1 người/tháng theo giá thực tế của ĐBSCL.
(Đơn vị: 1000đ)
Năm
Thu nhập bình quân
1 người/tháng.
1994
181.65
1995
221.96
1996
242.3
1999
342.1
2002
371.3
2004
471.3
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Biểu 3: Thu nhập bình quân 1 người/tháng của ĐBSCL.
Ta thấy thu nhập của người dân ĐBSCL không ngừng tăng lên trong các năm từ năm 1996 đến năm 2004. Và không phải mà ngẫu nhiên mà thu nhập của người dâ lại tăng liên tiếp như vậy ở ĐBSCL. Sở dĩ co điều đó là vì ĐBSCL đã thực hiện các chính sách về giao thông, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển y tế, phát triển nguồn nhân lực tạo tiền đề quan trọng cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Và chính tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục, nó đã làm cho mức thu nhập bình quân của người dân ĐBSCL tăng lên nhanh chóng. Bởi vậy ta có thể khẳng định các chính sách không những có tác dụng giảm nghèo mà nó cũng thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, làm cho thu nhập của người cũng không ngừng được nâng lên đáng kể.
Với mức thu nhập của người dân ĐBSCL như trên thì tỷ lệ hộ nghèo của ĐBSCL cũng đã giảm mạnh.
Bảng 2: Tỷ lệ hộ nghèo của ĐBSCL. (Đơn vị: %)
Năm
nghèo lương thực, thực phẩm
Nghèo chung
1993
17.73
36.82
1996
13.41
29.12
1999
10.22
23.71
2002
7.6
23.4
2004
5.2
19.5
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Biểu đồ 4: Tỷ lệ hộ nghèo ở ĐBSCL.
Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo ở ĐBSCL có xu hướng giảm dần từ năm 1993 đến nay. Điều này cũng cho thấy, cùng với các chính sách giảm nghèo và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của ĐBSCL thời gian qua đã phát huy tác dụng lớn làm cho tỷ lệ hộ nghèo ở ĐBSCL đã giảm rõ rệt (nghèo chung ở ĐBSCL từ 36,82% năm 1993, đến năm 2004 chỉ còn 19,5%). Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn lớn (19,5%). Và đây vẫn còn là một thách thức cho ĐBSCL giảm hơn nữa tỷ lệ nghèo trong thời gian tới.
Từ Biểu 2 và biểu 4, ta nhận thấy rằng, đường thu nhập có xu hướng tăng lên còn đường tỷ lệ nghèo có xu hướng giảm xuống. Như vậy mối quan hệ giữa tăng trưởng và giảm nghèo đã được minh chứng một cách rõ ràng. Đó là thu nhập tăng lên thì tỷ lệ nghèo có xu hướng giảm xuống đúng theo lý luận của chúng ta ở phần I. Ta có thể thấy rõ hơn điều đó thông qua biểu đồ sau.
Biểu 5: Tác động của tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo ở ĐBSCL.
Bảng 3: Mức thu nhập và chênh lệch thu nhập của nhóm thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất ở ĐBSCL.
Năm
nhóm thu nhập thấp nhất (nghìn đông)
nhóm thu nhập cao nhất(nghìn đồng)
chênh lệch(lần)
1994
71.75
436.59
6.08
1995
88.2
560.58
6.36
1996
98.52
576.16
6.44
1999
112
879.8
7.86
2001_2002
126.2
860.1
7.1
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Biểu 6: Mức thu nhập của nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất ở ĐBSCL.
Nhìn vào biểu đồ, thu nhập của nhóm thu nhập tăng nhanh chóng còn thu nhập của nhóm thu nhập thấp nhất thì lại tăng rất chậm chạm. Như vậy phần mà người nghèo nhận được trong chiếc bánh thu nhập ngày càng nhỏ hơn so với phần mà những người giàu nhận đươc. Từ đây đặt ra cho chúng ta một câu hỏi là chúng ta đề ra các chính sách nhằm phân phối lại, nhằm cải thiện đời sống cho những người dân nghèo là không có tác dụng mà thậm chí còn làm cho khoảng cách của hai nhóm này càng rộng hơn? Câu trả lời là không phải như vậy! Các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và XĐGN nó đã có tác dụng thúc đẩy nhanh và liên tục, từ dó làm thu nhập của các nhóm dân cư tăng lên, làm tỷ lệ nghèo đói giảm xuống rõ rệt. Và theo mô hình của Kurnetz thì hiện tượng như trên xảy ra là hoàn toàn đúng quy luật. Bởi vì đây mới là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới vì vậy chúng ta phải chấp nhận một sự bất bình đẳng tương đối để tạo tiền đề cho sự công bằng trong tương lai. Và nếu nói các chính sách không những không có tác dụng phân phối lại mà lại làm cho phân phối ngày càng bất công bằng thì tại sao chúng ta không tự hỏi lại rằng, nếu không có những chính sách đó thì sự bất công bằng đó nó sẽ đi đến đâu?
Như vậy, chênh lệch thu nhập của người dân ĐBSCL càng ngày càng lớn hơn (từ 6.08 lần năm 1994 lên đến 7.1 lần năm 2000-2002). Như vậy trong quá trình tăng trưởng cao và liên tục trong thời gian qua cũng đã làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng ở ĐBSCL. Đặc biệt, ở ĐBSCL có tình trạng những người nông dân có nhiều ruộng và giỏi thì ngày càng giàu lên, còn những người nông dân không có đất, thiếu đất, và không có kinh nghiệm sản xuất thì ngày càng nghèo hơn so với những người nhiều ruộng và giỏi. Do vậy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL, dặt ra cho chúng ta một nhiệm vụ rất quan trọng đó là làm sao để có thể nâng cao thu nhập của những người dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, làm sao để có thể nâng cao trình độ cho họ, đó là một bài toán khó.
Biểu 7: Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất ở ĐBSCL.
Chúng ta đã xét sự tăng trưởng tác động tới giảm tỷ lệ nghèo, tới mức thu nhập của người dân ở ĐBSCL. Vậy còn tăng trưởng kinh tế đã tác động tới y tế và giáo dục như thế nào?
Bảng 4: Số giường bệnh và số y bác sĩ, y sĩ, y tá ở ĐBSCL.
Năm
số giường bệnh
số bác sĩ
số y sĩ
số y tá
1996
16423
4226
9314
5920
1997
16569
4350
9727
5776
1998
16668
4586
9780
6098
1999
16765
4817
9983
6048
2000
14864
5156
10013
6176
2004
26594
7082
9939
6565
2005
27668
6960
10235
6721
Từ bảng số liệu cho thấy, y tế ở ĐBSCL đã tăng lên về số lượng các y, bác sĩ, số giường bệnh trong các phòng khám.
Thành tựu về tăng việc làm ở ĐBSCL cũng đáng ghi nhận.
Bảng 5: Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ lao động có việc làm ở nông thôn ĐBSCL. (Đơn vị:%)
Năm
Thất nghiệp trong tuổi lao động ở khu vực thành thị
Thời gian làm việc ở khu vực nông thôn
1996
4.73
68.35
1999
6.4
73.16
2000
6.15
73.18
2001
6.08
73.38
2002
5.52
76.55
2003
5.26
78.27
2004
5.03
78.37
2005
4.87
80
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Còn về giáo dục ở ĐBSCL đã có những gì thay đổi?
Tuy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL trong mấy năm qua tăng rất nhanh, trung bình 11,5% lớn hơn mức tăng trưởng của cả nước 8,4%. Tuy vậy quy mô giáo dục vẫn chưa tương xứng với tầm vóc vị trí chiến lược mà ĐBSCL đang có; Trường lớp thiếu, đội ngũ giáo viên, cán bộ vừa thiếu lại vừa yếu,vừa chưa đồng bộ về cơ cấu, chất lượng giáo dục đại trà chưa cao; cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Con số thống kê cho thấy, trong 8 vùng miền của cả nước thì khu vực ĐBSCL xếp vị trí cuối cùng về tỷ lệ học sinh THCS và THPT/1000 dân (thấp hơn bình quân chung của cả nước rất xa). Nếu tỷ lệ bình quân chung của cả nước là chưa tới một dân có một trường ĐH thì vùng ĐBSCL đến 3.3 triệu dân mới có một trường. Chất lượng GD_ĐT ở ĐBSCL còn thấp hơn cả ở Tây Nguyên có 1.3 triệu đồng bào dân tộc thiểu số/5 triệu dân, còn ở ĐBSCL có 1.3 triệu đồng bào dân tộc thiểu số/7 triệu dân.
Như vậy tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu làm cho tỷ lệ đói nghèo ở ĐBSCL đã giảm mạnh, mức thu nhập của người dân dược nâng lên đáng kể, đã tạo nhiều việc làm hơn cho người lao động. Tuy nhiê, Tỷ lệ nghèo ở ĐBSCL vẫn còn ở mức cao, trình độ học vấn của người dân thì còn rất thấp, tình trạng thiếu việc làm của những người nông dân không có đất hoặc thiếu đất ở ĐBSCL càng trở nên phổ biến do xu hướng chung là đất nông nghiệp ở các vùng nông thôn đang giảm xuống nhanh chóng do mở rộng hệ thống đường giao thông qá trình đô thị hoá ngày càng phổ biến. Vì vậy đây là một thách thức lớn cho các nhà chính sách làm thế nào để tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo ở ĐBSCL. Nhưng muốn XĐGN thì trước hết chúng ta phải hiểu được nguyên nhân vì sao họ lại nghèo thì mới có thể giải quyết tận gốc tình trạng nghèo nói trên.
4 Nguyên nhân đói nghèo ở ĐBSCL.
Ø Đất đai và các tài sản khác.
Không có đất trở thành điển hình ở vùng ĐBSCL là một trong những cản trở chính trong công tác xóa đói và giảm nghèo. Người nghèo ở các vùng nông thôn ĐBSCL lại chủ yếu là những người không có đất hoặc thiếu đất.
Ø Việc làm
Khác với xu hướng của cả nước, ở ĐBSCL số người nghèo làm việc trong ngành công nghiệp cao hơn ngành dịch vụ. Tuy nhiên cơ cấu, số người nghèo trong ngành nông nghiệp giảm và số người nghèo trong ngành dịch vụ tăng lên. Đặc biệt đối với những người nông dân không có đất và thiếu đất ở ĐBSCL họ chủ yếu đi làm thuê ở các nơi khác với thu nhập thấp và không ổn định so trình độ học vấn của họ thấp nên chủ yếu họ làm thêu trong nông nghiệp ở các tỉnh khác như vùng Đồng Tháp Mười và vùng Tứ Giác Long Xuyên.
Ø Trình độ học vấn.
Như trên đã nêu thì ở ĐBSCL người dân có trình độ học vấn là rất thấp. Mà nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức, mức đầu tư ngân sách cho GD_ĐT thấp (chỉ dừng ở mức 17.17% so với mức dự kiến là 22% như ý kiến chỉ đạo của Thủ Tướng chính phủ); công nghiệp, dịch vụ yếu kém, hạ tầng chưa hoàn chỉnh, trình độ văn hoá thấp.
Theo bộ GD_ĐT năm học 2005 số học sinh tiểu học ở ĐBSCL đạt 1.704.154 em, giảm 120500 em so với năm học trước. Trong đó đáng chú ý là số học sinh bỏ học và học yếu còn khá phổ biến, nhiều gia đình nông thôn chỉ cho con học hết lớp 2, lớp 3, bởi đơn giản là bọ trẻ không ham học thì đành chịu. Nhà nghèo lo gạo ăn đã mệt nói gì đến chuyện học cho con. Lớn lên cũng đi làm thuê như bố mẹ, học làm gì? Nhiều người còn băn khoăn chuyện học bây giờ tốn kém quá, nào là tiền trường, tiền mua sách vở, quần áo, đóng các quỹ. Những gia đình khó khăn, đông con khó có thể lo được. Chính vì những lý do đó, nhiều em chỉ học một thời gian rồi nghỉ, còn học tiếp cũng chậm tiến bộ do cha mẹ thiếu quan tâm.
Như Long An, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng về cơ bản giáo dục cũng nằm trong vùng sông nước. Tỉnh có 105 xã thì có tới 54 xã thuộc diện chương trình 135. Nét riêng biệt nhất của Sóc Trăng là tỉnh có đông người Khmer, người Hoa, nhất là người khemer chiếm 28.9%số dân toàn tỉnh. Giáo dục Sóc Trăng có tới 80.000 học sinh dân tộc Khmer, chiếm 29% số học sinh toàn tỉnh. Đặc điểm của người dân khmer là sống ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên việc huy động trẻ em đi học rất gian khổ, không chỉ vì địa hình kênh rạch chi chít dọc ngang như mạng nhện đầy hiểm nguy, các em còn phải sớm lao động giúp cha mẹ mà cái chính còn do nhận thức của người dân về sự học hành rất hạn chế, theo kiểu “không có cái ăn mới chết chứ không có cái chữ cũng chẳng sao”, vì thế số học sinh đến lớp ngày càng giảm.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm 2005 ngân sách nhà nước chỉ cho GD_ĐT vùng ĐBSCL hơn 3.900 tỷ đồng, trong khi đó tổng kinh phí GD_ĐT cả nước là 19.628 tỷ. Nhưng tỷ lệ này so với dân số toàn vùng (chiếm 22% dân số cả nước), là một tỷ lệ thấp. Ngân sách nhà nước đầu tư cho GD_ĐT/ người dân theo luật ngân sách vùng ĐBSCL cũng rất thấp. Nếu tính đầu tư theo đầu học sinh, tỷ lệ này ở Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau là 200.000đ/học sinh so với cả nước là 400.000đ/học sinh. Tổng chi phát triển cho trường lớp, cơ sở vật chất thuộc nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý mới chỉ đạt 13.9%. Đối với địa phương ngân sách chỉ đủ để trả lương.
Ø Đặc điểm gia đình và nhân khẩu học.
Dân số ở ĐBSCL trong thời gian qua tăng nhanh đây cũng là một trở ngại lớn cho ĐBSCL giảm nghèo trong thời gian tới.
Biểu 8: Dân số trung bình ở ĐBSCL.
Trong khi tỉ lệ nghèo chung của những hộ gia đình không có con trung bình khoảng 8,5% thì ở những hộ có 5 con hoặc nhiều hơn là trên 67%. Điều này giải thích rõ ràng hơn một trong những nguyên nhân đói nghèo là người làm thì ít mà người ăn thì nhiều.
Ø. Dân tộc thiểu số.
Dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn trong tỷ lệ nghèo ở vùng ĐBSCL. Và người dân tộc thiểu số với kỹ thuật canh tác lạc hậu và trình độ dân trí thấp cũng là những người làm cho nghèo ở ĐBSCL phức tạp hơn.
III. Khuyến nghị và giải pháp.
1. Các giải pháp xoá đói giảm nghèo ở ĐBSCL.
Gần 20 năm đổi mới, ĐBSCL đã đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng và tự hào: hằng năm sản xuất hơn 50% sản lượng lúa, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thuỷ sản, hải sản, gần 70% sản lượng trái cây của cả nước.
Nhưng ĐBSCL lại đang đứng trước một nghịch lý về mặt xã hội: Trình độ học vấn thấp hơn rất mức bình quân của cả nước; đời sống của người dân không chỉ kém về chất mà còn nghèo nàn về mặt văn hoá, tinh thần, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Hiện ĐBSCL có khoảng 17 triệu nông dân với khoảng 4 triệu hộ, trong đó số hộ nghèo chiếm khoảng 1 triệu hộ (tỷ lệ hơn 20%)! Và nguyên nhân của tình trạng này như ta đã nói ở trên, do thiên tai, dịch bệnh, đất đai nhiễm măn, cơ sở hạ tầng thấp kém, nhiều tập quán lạc hậu, nhất là hậu quả chiến tranh kéo dài đến nay chưa hàn gắn hết. Ngoài ra, khi chuyển sang cơ chế thị trường, xoá dần bao cấp của nhà nước, nhưng lại thiếu các chính sách phù hợp khuyến khích sản xuẩt, chăm lo đời sống cho người ngheo; Chưa huy động được sức mạnh của cộng đồng và thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành để trợ giúp hộ nghèo và vùng nghèo một cách hiệu quả. Một thực tế nữa là do người nghèo thiếu vốn làm ăn; thiếu kiến thức, kinh nghiêm, thiếu đất canh tác; việc làm không ổn định, hoặc không có việc làm; thiếu công cụ và phương tiện làm ăn; Gặp những bất trắc, rủi ro trong cuộc sống (ốm đau bệnh tật, hoả hoan,.,), trình độ học vấn thấp; đông con và kể cả những trường hợp chây lười lao động, thậm chí mắc phải các tệ nan xã hội (rượu chè, cờ, bạc).
Tôi có thể đưa ra chiến lược, biện pháp thúcđẩy tăng trưởng và giảm nghèo như sau.
Bảng 6:Các chiến lược và chính sách thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo.
Biện phápMục tiêu
Xây dựng hạ tầng quy mô lớn
Xây dựng đường giao thông nông thôn
Phát triển GD_ĐT
Phát triển mạng lưới y tế rộng khắp
Tạo việc làm và nâng cao thu nhập
Chính sách và các thể chế hỗ trợ tăng trưởng và giảm nghèo
Tạo ra tăng trưởng
x
x
x
x
Đẩy mạnh tăng trưởng nhanh và bền vững
x
x
x
x
x
x
Giảm nghèo nhanh chóng
x
x
x
x
x
Về vấn đề XĐGN cần tập trung vào các giải pháp sau:
Ø Một là, giải pháp căn cơ nhất là tạo việc làm cho người nghèo bằng nhiều cách: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm, chăn nuôi Trâu, bò, cải tạo giống cây, giống con có năng suất cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi); phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút lao động chuyển sang công nghiệp; khôi phục và mở rộng các ngành, các nghề truyền thống ở địa phương đến vùng kinh tế mới và dưa đi xuất khẩu lao đông.
Ø Hai là, thực hiện chương trình XĐGN phải căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời gian để có bước đi thấp hợp từ thấp đến cao, từ cục bộ, đơn lẻ đến toàn diện, rộng khắp, tránh chủ quan nóng vội hoặc đủng dỉnh, trì chệ. Cụ thể ở giai đoạn đầu nên tập trung chỉ đạo ở địa bàn có nhiều hộ nghèo, dần dần lan toả ra diện rộng khi có đủ điều kiện và kinh nghiêm. sau đó cần có bước đi vững chác từ xoá hộ đói (chống tái đói) đến xoá hộ nghèo (chống tái nghèo) và cuối cùng là vượt nghèo. Từ XĐGN về vật chất (giải quýêt cái ăn cái măc) đến XĐGN về văn hóa, tinh thần. Bảo đảm cho người nghèo từng bước tiếp cận các dịch vụ xã hội, dịch vụ văn hoá; Mở các lớp học tình thương, cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, cấp sổ khám bệnh miễn phí; tặng máy thu hình, cát sét để cung cấp thông tin cho người nghèo. Định ra tiêu chí hộ nghèo cho phù hợp theo từng thời gian, với nguyên tắc năm sau cao hơn năm trước, để có cơ sở chỉ đạo và động viên người nghèo phấn đấu đạt tiêu chí đặt ra từ XĐGN cho người nghèo, hộ nghèo đến XĐGN cho các vùng nghèo, bằng cách ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kinh phí y tế, giáo dục, báo đảm sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các địa phương. cùng với sự trợ giúp chủ yếu từ quỹ XĐGN ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã,) còn có sự phối hợp đồng bộ các chương trình dự án khác như: Ngân hàng chính sách xã hội. Quỹ của mặt trận tổ quốc và đoàn thể giúp đỡ cho hội viên, đoàn viên nghèo từ đó, sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội chăm lo công tác XĐGN .
Ø Ba là, đói nghèo hiện là điều bức xúc của nhân loại, không chỉ ở những nước nghèo, kém phát triển, mà còn ở những quốc gia phát triển, có nền công nghiệp tiên tiến và đời sống hiện đại từ lâu đời . Với ĐBSCL có mười hai tỉnh và thành phố Cần Thơ, chiếm hơn 12% diện tích đất đai và 22% số dân cả nước, là vùng có nhiều tiềm năng và nguồn lực phát triển nhất là phát triển về nông nghiệp. thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội, trong đó có công tác XĐGN. Tuy vậy, vấn đề XĐGN ở ĐBSCL còn phải tiếp tục phấn đấu lâu dài, trải qua nhiều thách thức, vì từ mặt trái của kinh tế thị trường dễ dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hôi. Không phải ai cũng biết cách làm ăn và không phải người biết cách làm ăn lúc nào cũng thành đạt, sinh lợi; trái lại có khi bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành người nghèo.Trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa, việc thực hiện quy hoạch, cải tạo, di dời, tái định cư sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng đến công việc mưu sinh của người nghèo.
Khuyến nghị về giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân ở ĐBSCL.
Như trên ta đã thấy rằng người dân ĐBSCL chủ yếu là làm trong nông nghiệp, mà trình độ học vấn của họ lại rất kém. Bởi vậy vùng ĐBSCL phải có một chiến lược lâu dài trong công tác giáo dục đào tạo lao động cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Nhưng đó là một quá trình phải lâu dài, mà đời sống nông dân không có đất hoặc thiếu đất lại rất khó khăn và bần cùng. Bởi thế chúng ta phải có những giải pháp phù hợp để giải quyết nhanh chóng tình trạng nghèo đói này ở các vùng nông thôn. Ở đây em quan tâm nhiều đến vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân. Bởi vì có “thực mới vực được đạo” Em có thể đưa ra một số giải pháp về giải quyết việc làm cho các hộ nông dân thiếu đất hoặc không có đất như sau.
Ø Thứ nhất là, phát triển đa dạng mạnh mẽ sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp trên toàn địa bàn nhằm thu hút lao động, giải quýêt việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Về cây lúa ở ĐBSCL cần có sự đầu tư thoả đáng cho phát triển thuỷ lợi để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển tốt, tạo cho các hộ nhiều đất và thiếu đất tăng thu nhập trên mảnh đất của mình, giảm bớt sức căng về lao động và việc làm đối với hộ nông dân thiếu đất.
Về đất đai, đất ĐBSCL không chỉ thích hợp cho trồng lúa mà nhiều vùng còn rất thích hợp cho trồng cây ăn quả. Nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như xoài, dứa, nhãn táo, bưởi. Bởi vậy tôi đề nghị nhà nước cần giúp đỡ cho nông dân cải tạo vườn tạp thành các vườn cây ăn quả có giá trị. Các giải pháp có thể là: Giúp về vốn để cải tạo vườn, lựa chọn cây gjống thích hợp, kỹ thuật chăm sóc, trồng, và một điều không kém phần quan trọng là giúp họ tiêu bao sản phẩm.
Về đánh bắt nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản, ĐBSCL có dải bờ biển dài và có kênh rạch chằng chịt, nếu tổ chức tốt các khu rừng ngập mặn, bảo vệ được môi trường nước, đặc biệt là sông Hậu và sông Tiền thì khả năng phát triển nghề nuôi trồng ở dây là rất lớn. Bởi vậy tôi đề nghị CHính phủ cần giúp các tỉnh ĐBSCL khôi phục lại rừng ngập mặn, và nghiên cứu việc đánh bắt nuôi trông cho hợp lý, vừa phát triển được sản xuất, vừa giải quyết được việc làm, vừa tăng thu nhập và giữ gìn được môi trường sinh thái.
Ø Thứ 2 là, từng bước quan tâm thoả đáng đến việc phát triển công nghiệpvà dịch vụ trên toàn tỉnh. Đây là nhân tố quyết định đối với thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động và là giải pháp có tính chất lâu dài. Tuy nhiên nếu không có chính sách thoả đáng kết hợp với các chính sách khác (giáo dục, văn hoá đào tạo), thì sự tác động của nó chủ yếu đến hộ gia đình nhiều đất chứ không phải hộ không có đất và thiếu đất.
Về công nghiệp: Công nghiệp hoá là xu thế tất yếu của nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì nó lại càng là nhiệm vụ cấp bách. Đối với ĐBSCL thì tôi đề nghị có sự ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, như chế biến thuỷ sản, hải sản, chế biến thịt, chế biến mía đường, chế biến hoa quả, bánh kẹo. Tuỳ từng vùng cụ thể để xác định sản phẩm chế biến cụ thể. Phấn dấu để phần lớn các sản phẩm do người nông dân làm ra đều dược chế biến nâng cao chất lượng rồi mới đem ra tiêu thụ trên thị trường.
Cần xem xét, sắp xếp và bố trí lại hệ thống các xí nghiệp chế biến hiện nay,tốt nhất là đưa nó về các vùng nguyên liệu. Thực hiện phương thức lấy công nghiệp tác động vào nông nghiệp và kinh tế nông thôn để tạo ra sức sản xuất mới ở nông thôn và trong chính ngành nông nghiệp trên phương diện tạo thị trường tiêu thụ nông sản.
Mặt khác, cần nghiên cứu các ngành công nghiệp có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn về khu vực này như công nghiệp làm phân bón, cơ khí sản xuất các loại máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp. Đồng thời cũng cần đầu tư các ngành công nghiệp không đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật và công nghệ cao, nhưng lại thu hút nhiều lao động như công nghiệp may mặc,công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Về tiểu thủ công, đây là giải pháp có thể tạo việc làm ngay cho các hộ không có đất và thiếu đất ở những vùng đồng bào dân tộc Khơmer ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và một số tỉnh khác. Tôi kiến nghị, khuyến khích người dân khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống trong vùng như dệt thổ cẩm, đan lát, dệt chiếu, làm bánh, cơ khí, sản xuất công cụ cầm tay…phục vụ chủ yếu các nhu cầu trong vùng và một phần bán ra ngoài và xuất khẩu.Trong đó chú trọng giúp đỡ về vốn, kỹ thuật Đồng thời, từng địa phương có thể căn cứ vào tình hình cụ thể của mình để có thể nghiên cứu, đưa ra thêm một số nghề mới nhằm tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động.
Về dịch vụ, nên khuyến khích, mở mang các dịch vụ nông thôn, nhất là các dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuẩt nông nghiệp, cũng như các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân trong vùng.
Ø Thứ ba là, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho kinh tế hợp tác xã ra đời và phát triển trong nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hợp tác xã là mô hình thích hợp để cho người lao động học hỏi cách làm ăn, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cũng như đấu tranh chống lại những sức ép của các tổ chức kinh tế lớn. bảo vệ quyền lợi của người lao động. Và đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và thực hiện lộ trình AFTA thì càng đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau hợp tác để có thể cạnh tranh với các nước trong quá trình hội nhập kinh tế. Với cơ chế “cá lớn nuốt cá bé” thì hình thành các hợp tác xã là một quy luật tất yếu khách qua. Riêng đối với hộ nông dân không có đất và ít đất phải đi làm thuê kiếm sống thì chúng tôi đề nghị chính quyền các địa phương giúp đỡ những đối tượng này thành lập các hợp tác xã dịch vụ lao động, nhằm bảo vệ quyền lợi của họ trước giới chủ. Để làm được những điều đó thì các cấp chính quyền nên làm những việc sau đây:
Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đây là yếu tố quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của hợp tác xã.
Xây dựng các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ hợp tác xã, sao cho vừa thiết thực, vừa khả thi, lại vừa hiệu quả.
Hỗ trợ về vốn (chủ yếu là vốn vay), có sự ưu đãi nhất định trong lãi xuất vì phần lớn họ là những người nghèo.
Ø Thứ tư là, có chính sách khuyến khích các hình thức tổ chức kinh doanh như, hình thành các trang trại, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp. Muốn có hoạt động nông nghiệp thực sự đi vào thâm canh sản xuất, tạo càng nhiều nông sản hàng hoá cung cấp cho nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội, thì sản xuất nông nghiệp phải do những người biết làm nông nghiệp đảm nhận và nó phải có một quy mô, hình thức tổ chức thích hợp. Thực tế phát triển của nền kinh tế thês giới trong nhiều thập kỷ qua cho thấy, trang trại là mô hình rất thích hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Nó cho phép huy động một cách tối đa nguồn vốn, kiến thức và kinh nghiệm để phát triển sản xuất nông nghiệp, vừa sử dụng một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả nhất ruộng đất, lại vừa tạo được nhiều chỗ làm cho những người lao động ở nông thôn, nhất là những người không có đất hoặc thiếu đất sản xuất.
Vì vậy tôi đề nghị có các chính sách khuyến khích việc thành lập các trang trại trong nông nghiêp ở ĐBSCL, xem xét lại chính sách ruộng đất, tạo điều kiện cho vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng phải vận động việc sử dụng nhiều lao động sống vào các khâu chăm sóc, diệt cỏ, để giảm bớt thoái hoá đất và nâng cao chất lượng gạo, từ đó để tăng sức cạnh tranh của nông sản của ĐBSCL khi tham gia xuất khẩu.
Đó là tất cả những giải pháp khuyến nghị của tôi để giải quyết việc làm cho những người lao động không có đất hoặc thiếu đất ở ĐBSCL. Nhưng có một điều quan trọng hơn những giải pháp khuyến nghị này là chính bản thân người lao động phải nhận thấy rằng trước khi họ được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền thì họ phải chủ động nâng cao nhận thức của mình, tự tạo cho mình một nghề để có thể kiếm sống một cách tự lập để chống lại những rủi ro có thể xảy ra để tình trạng nghèo không đeo đuổi họ mãi. Chính người lao động phải chăm chỉ hơn, tránh tình trạng chây lười ở một bộ phận dân cư.
Kết luận
Như vậy qua một thời gian nghiên cứu thì chúng ta cũng đã thấy được phần nào tình hình tăng trưởng và XĐGN ở ĐBSCL. Do thời gian có hạn và do kiến thức còn hạn chế, nên bài viết của em sẽ có một số sai sót nên em hy vọng cô có thể đóng góp ý kiến để cho bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em Xin chân thành cảm ơn cô!
Danh sách tài liệu tham khảo:
Giáo trình kinh tế phát triển.
Báo cáo phát triển Việt Nam. Nghèo 2004.
Báo cáo phát triển thế giới 2006: Công bằng và phát triển.
Sách Kinh nghiệm cất cánh của bốn con rồng nhỏ Châu Á.
Giáo trình kinh tế công cộng.
Thời báo kinh tế Việt Nam.
Trang Web của Đảng cộng sản Việt Nam.
Các niên giám thống kê.
Đánh giá giảm nghèo theo vùng ĐBSCL.
Sách Địa lý kinh tế xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0075.doc