MỤC LỤC
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Lời nói đầu.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi và mẫu nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
3.2. Khách thế nghiên cứu.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
4.1. Ý nghĩa khoa học.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
5.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
5.1.2. Phương pháp phỏng vấn.
5.1.2.1. Phỏng vấn bằng bảng hỏi.
5.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.
5.1.3. Phương pháp quan sát
5.1.4. Phương pháp so sánh.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
7. Khung lý thuyết.
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
1. Cơ sỏ lý luận.
1.1Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
1.2. Các lý thuyết áp dụng.
- Thuyết chức năng cấu trúc của Robert Merton.
- Cách tiếp cận lý thuyết phân tầng xã hội của Max Weber.
- Lý thuyết biến đổi xã hội.
2.Cơ sở thực tiễn
2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
2.2 Các khái niệm công cụ.
2.2.1.Gia đình
2.2.2.Hộ gia đình.
2.2.3.Nông thôn.
2.2.4. Thu nhập.
2.2.5. Mức thu nhập.
2.2.6. Tiện nghi sinh hoạt.
II. Kết quả nghiên cứu.
1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
1.1. Vị trí địa lý.
1.2. Về giáo dục.
1.3. Về y tế.
1.4. Về sản xuất nông nghiệp.
1.5. Về văn hoá.
1.6. Về dân số.
1.7. Về lao động tại khu công nghiệp.
1.8. Về giao thông thuỷ lợi.
1.9. Trật tự xã hội.
2. Sơ lược về thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân xã Ái Quốc.
2.1. Sự chuyển đổi thu nhập của người dân so với năm 2003 ở xã Ái Quốc.
2.2 Điều kiện sinh hoạt của người dân xã Ái Quốc.
2.2.1. Về nhà ở.
2.2.2. Về tiện nghi sinh hoạt.
2.2.3. Về điều kiện nhà vệ sinh.
3.Tìm hiểu sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt của những hộ gia đình có thu nhập khác nhau.
3.1. Mối liên hệ nhà ở và thu nhập.
3.2. Mối liên hệ giữa nghề nghiệp và tiện nghi sinh hoạt.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
1.Lời nói đầu.
Đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp để chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động dưới sự điều tiết của Nhà nước, công cuộc đổi mới đã đem lại những kết quả rất đáng khích lệ đã làm thay đổi bộ mặt đất nước trên hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hoá , chính trị
Tại Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã quyết định chiến lược phát triển kinh tê xã hội của đất nước 10 năm đầu thế kỷ XXI: “ Chiến lược đẩy mạnh CNH – HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”[8]. Mục tiêu đưa đất nước ta đi lên và thoát khỏi một nước nông nghiệp để trở thành một nước công nghiệp nhằm nâng cao đời sống cho người dân. Muốn đạt được điều đó thì mục tiêu thu nhập của người dân phải được quan tâm hàng đầu.
Với chủ trương phát triển nền nông nghiệp bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đã tác động một cách toàn diện và sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nước ta. Đảng tiếp tục đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn là: “đa dạng hoá việc làm, ai giỏi nghề nào thì làm nghề ấy, trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho từng hộ gia đình” [8], từ đó đã tạo ra động lực cho người nông dân tự chủ trong công việc của gia đình mình, xu thế tất yếu của con người là: khi thu nhập tăng thì cùng với nó là các điều kiện sinh hoạt của con người trong gia đình ngày càng phong phú và đa dạng hơn để đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi ngày càng cao của con người Ngôi nhà, các điều kiện sinh hoạt trong gia đình đã nói lên mức sống của gia đình đó như thế nào. Một ngôi nhà tồi tàn, cũ nát thì cũng nói lên gia đình đó có thu nhập thấp và kinh tế kém phát triển; còn một ngôi nhà sang trọng, đựơc thiết kế kiếu cách, tiện nghi sinh hoạt đắt tiền thì có thể khẳng định rằng gia đình có thu nhập khá giả. Từ đó, có thể thấy rằng thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi thu nhập tăng lên thì con người sẽ cố gắng nâng cao mức sống của gia đình mình lên họ sẽ đầu tư vào xây dựng nhà cửa, mua sắm tiện nghi sinh hoạt trong gia đình.
Xã Ái Quốc thuộc tỉnh Hải Dương đang nằm trong quá trình đô thị hoá, dưới sức ép của các KCN thì điều kiện sản xuất, sinh hoạt, thu nhập của người dân đã có sự thay đổi nhanh chóng. Vì vậy đời sống, điều kiện sinh hoạt của người dân nơi đây đã và đang chuyển mình cho phù hợp với mức thu nhập của gia đình mình. Điều kiện vật chất và tinh thần thay đổi như thế nào? Thông qua phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nơi đây sẽ cho chúng ta cách nhìn tổng quan hơn về vấn đề này, đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn” ở xã Ái Quốc - huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện nội dung nghiên cứu liên quan đến việc tìm hiểu mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân, tôi đặt ra một số mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Thứ nhất, tìm hiểu mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân.
Thứ hai, tìm hiểu sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình có mức thu nhập khác nhau thì có sự khác nhau như thế nào.
Thứ ba, từ đó đưa ra một số kết luận và khuyến nghị.
3 . Đối tượng, khách thể, phạm vị và mẫu nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Trên cơ sở đưa ra tính cấp thiết của đề tài nêu ở trên, đối tượng của đề tài được xác định đó là việc chỉ ra mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn.
3.2 Khách thể nghiên cứu:
Các hộ gia đình nông thôn tại xã Ái Quốc- huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương.
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1 Phạm vi thời gian:
Cuộc khảo sát về thay đổi đời sống kinh tế - xã hội của người dân nông thôn ở xã Ái Quốc( tháng 5- 2007)
3.3.2 Phạm vi không gian:
Tại xã Ái Quốc - huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương.
3.3.3. Mẫu nghiên cứu:
Báo cáo được lấy một phần để nghiên cứu từ kết quả khảo sát thực tế với 819 hộ gia đình nông thôn tại xã Ái Quốc - huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương của k49 xã hội học, với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
4.1 . Ý nghĩa khoa học:
Trong nghiên cứu này tôi đã sử dụng một số khái niệm, thuật ngữ , lý thuyết của xã hội học, qua kết quả nghiên cứu tôi hy vọng góp phần khẳng định thêm các lý thuyết xã hội học, nhất là lý thuyết xã hội học kinh tế, lý thuyết xã hội học gia đình, lý thuyết xã hội học nông thôn
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân sẽ giúp cho chúng ta thấy được sự thay đổi đời sống của người dân nông thôn khi thu nhập tăng lên, vì vậy mà điều kiện sinh hoạt của người dân theo đó cũng ngày càng được tăng lên.
4.2.Ý nghĩa thực tiễn.
Trên cơ sở xem xét và phân tích những kết quả thu được sau thời gian nghiên cứu đã cho chúng tôi có cái nhìn tổng quát về thu nhập cũng như điều kiện sinh hoạt của người dân nơi đây, để từ đó tôi có thể đánh giá được mức sống của người dân nơi đây, có cái nhìn khách quan hơn về nguồn thu nhập của người dân ở xã Ái Quốc và cho chúng ta biết được mức đầu tư cho sinh hoạt của các hộ gia đình có sự khác nhau. Từ đó cho chúng ta cái nhìn chính xác về cơ cấu nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn và sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt cho của các hộ gia đình nông thôn nói chung và các hộ gia đình ở xã Ái Quốc nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
5.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
Để thấy được mối liên hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc. Thu nhập là vấn đề rộng lớn nó bao quát lên nhiều vấn đề khác nữa trong đó có điều kiện sinh hoạt, vì vậy tôi đã sủ dụng phương pháp phân tích tài liệu nhằm mang lại hiệu quả cao trong nghiên cứu.
-Báo cáo đã sử dụng tài liệu sau:
+Báo cáo tình hình kinh tế xã hội, văn hoá giáo dục, y tế củ UBND xã Ái Quốc - Nam Sách - Hải Dương.
+Một số báo cáo thực tập của sinh viên khoa xã hội học các khoá trước.
+Các tạp chí xã hội học liên quan.
+Số liệu đã xử lý của 819 bảng hỏi do tập thể sinh viên k49 khoa xã hội học đã điều tra tại xã Ái Quốc.
5.1.2 Phương pháp phỏng vấn.
5.1.2.1. Phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Báo cáo thực tập này được lấy một phần từ kết quả nghiên cứu của tập thể k49 xã hội học qua khảo sát thực tế tại xã Ái Quốc - Nam Sách - Hải Dương.
5.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Được tiến hành phỏng vấn với 5 hộ gia đình tại xã Ái Quốc – Nam Sách - Hải Dương. Phỏng vấn sâu nhằm có thêm thông tin sâu hơn mà ở trong bảng hỏi chưa khai thác được nhằm phục vụ cho đề tài. Khi phỏng vấn sâu tôi có tiến hành so sánh giữa các hộ gia đình ở trong xóm và các hộ ngoài mặt đường về thu nhập, nguồn thu nhập, điều kiện sinh hoạt của họ có khác nhau không, những gia đình có nghề nghiệp khác nhau thì mức thu nhập của họ khác nhau như thế nào và sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt trong gia đình họ có sự khác nhau ra sao. Đồng thời tôi cũng sử dụng các phỏng vấn sâu của các bạn cùng lớp khi có liên quan đến đề tài nghiên cứu này.
5.1.3. Phương pháp quan sát.
Tôi tiến hành quan sát về nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình.
Sử dụng phương pháp quan sát làm cho kết quả nghiên cứu được sát thực và thu được thông tin đa dạng hơn.
5.1.4. Phương pháp so sánh.
So sánh về thu nhập, các mức thu nhập của các hộ gia đình làm nghề nghiệp khác nhau có sự khác nhau như thế nào, điều kiện sinh hoạt của người dân ở những gia đình có thu nhập cao và những gia đình có thu nhập thấp.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Trang thiết bị, tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu nhập của họ.
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn ở xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì khổ sở, vất vả làm suốt ngày. Bây giờ thì đã thay đổi khá hơn trước”
( Nữ - 44T – buôn bán)
Đó là các cuộc phỏng vấn của chúng tôi và người dân đã nói rất nhiều về cuộc sống của các hộ gia đình trong xóm và về gia đình mình. Điểm nổi bật được người dân nói đến nhiều là cuộc sống thay đổi, mức sống cao hơn trước không còn túng thiếu như trước nữa.“ Ngày trước gia đình chị khó khăn lắm chỉ ở nhà trồng lúa thôi, mà có năm chẳng đủ thóc ăn đấy nhưng mấy năm nay chị cũng đi buôn bán kiếm thêm được chút tiền tiêu, chồng chị thì vào Công ty Cám Vina làm nên gia đình cũng khá giả hơn, đấy gia đình chị đã mua được cái tivi màu 21in vào năm ngoái đấy, năm nay anh chị đang góp tiền để mua lấy cái xe máy để đi cho tiện khi có việc cần đi xa”.
( Nữ, 34 tuổi – buôn bán)
Trong 5 ngày thực tập tại địa bàn xã Ái Quốc, chúng tôi đã đi tìm hiểu và tiến hành quan sát thấy được cuộc sống của người dân nơi đây rất khá về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà cửa, phương tiện đi lại, các đồ dùng trong gia đình,… để phục vụ cuộc sống và dùng trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi hộ gia đình.
Bảng 1: Tổng thu nhập của hộ gia đình trong năm qua (triệu/ hộ/ năm)
Tổng thu của hộ
%
Dưới 10 triệu
9,2
Từ 10 - 20 triệu
24,2
Từ 20 - 30 triệu
21,2
Từ 30 - 40 triệu
15,4
Từ 40 - 50 triệu
8,4
Trên 50 triệu
21,6
Tổng
100,0
Nhìn chung mức thu nhập của các hộ gia đình nông thôn nơi đây còn thấp. Mặc dù, xã Ái Quốc nằm trên quốc lộ 5 có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và cơ cấu nghề nghiệp khá đa dạng nhưng người dân ở đây vẫn chưa biết phát huy lợi thế có. Mức thu nhập của người dân còn nhiều hạn chế, thu nhập trung bình của hộ gia đình ở 35.437.000đồng/ hộ/ năm, trung bình thu nhập của hộ gia đình là tương đối cao nhưng thực tế số hộ có thu nhập như vậy không phải là cao vì nhìn vào bảng số liệu ta thấy số gia đình có thu nhập dưới 10 triệu chiếm 9,2%, từ 10 - 20 triệu chiếm 24,2%, từ 20 - 30 triệu chiếm 21,2% nhưng cơ cấu thu nhập của người dân đã đa dạng và mở rộng hơn đó chính là điều kiện thuận lợi để nâng cao thu nhập cho người nơi đây.
Đặc biệt trong những năm gần đây xã Ái Quốc và các vùng lân cận khác đã có những thuận lợi để phát triển khi các KCN lần lượt được xây dựng ở đây như: Nhà máy cám Vina, KCN Nam Quang… đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có cơ hội việc làm mới và từ đó nâng cao thu nhập của người dân.
Đối với những người dân có đầu óc nhanh nhạy trong làm ăn kinh doanh thì họ luôn tận dụng và nắm bắt được thời cơ đến với họ, chính vì vậy mà thu nhập của những hộ gia đình làm kinh doanh cao hơn những gia đình làm nghề khác và những tiện nghi sinh hoạt được sử dụng trong gia đình họ cũng tiện nghi và đẹp đẽ : “ Thời buổi này phải nhanh nhạy trong làm ăn mới kiếm được tiền chứ. Khi đã kiếm được tiền thì mức sống của gia đình chắc chắn sẽ tăng lên, những năm trước gia đình bác chỉ buôn bán nhỏ kinh tế khó khăn lắm, nhà thì cấp bốn, tiện nghi trong nhà chẳng có gì đắt tiền cả, bây giờ anh em cho vay ít vốn để làm ăn nên bây giờ cháu nhìn đấy gia đình bác cũng chẳng thua kém ai”.
(Nam - 50 tuổi, kinh doanh)
Thu nhập của các hộ gia đình trong xã có sự khác nhau giữa các gia đình làm nông nghiệp, gia đình kinh doanh, gia đình buôn bán và gia đình CBCNVC. Mức thu nhập khác nhau giữa các hộ gia đình thì mức sống của họ cũng khác nhau vì vậy điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình cũng có sự khác nhau. Nhưng đó chỉ mang tính tương đối.
Bảng 2: So sánh thu nhập hiện nay với năm 2003
Thu nhập
So sánh thu nhập với năm 2003
Tăng
Như cũ
Giảm
Làm nông nghiệp
12,5
10,4
10,9
Buôn bán nhỏ
8,4
3,0
0,7
Tiểu TCN
1,4
0,5
0,2
Làm dịch vụ
6,3
1,0
0,0
Làm thuê công ty
32,8
9,3
0,9
Làm tự do
37,8
14,2
3,5
Thuỷ sản
8,4
6,0
1,3
Lương hưu
12,3
4,4
0,1
Khác
7,3
4,6
0,5
Cùng với sự chuyển nhượng đất nông nghiệp cho Nhà nước để xây KCN thì thu nhập từ trồng lúa giảm đi đáng kể, theo như cuộc điều tra của chúng tôi về: so sánh thu nhập hiện tại với với năm 2003 của các hộ gia đình ở đây thì tỷ lệ thu nhập từ làm nông nghiệp giảm đi nhiều đến tận 10,9% hộ gia đình trả lời là thu nhập từ trồng lúa đã giảm, còn đối với những gia đình có thu nhập từ trồng lúa tăng lên thì hầu như đó là những gia đình không bị chuyển giao đất cho KCN và còn do họ đã tăng gia sản xuất của những hộ gia đình đã bỏ ruộng không làm nghề nông nữa mà chuyển sang làm nghề khác nhưng thu nhập từ nông nghiệp của những hộ gia đình tăng lên so với 2003 là không cao chỉ có 12,5%. Đây cũng là điều phù hợp với xu thế của các vùng nông thôn đang từng ngày, từng giờ chuyển đổi mình để phu hợp hơn với xu thế của thời đại: nông nghiệp giảm dần thay vào đó là công nghiệp và dịch vụ đang ngày càng tăng lên.
Khi công nghiệp đến đây thì thu nhập từ trồng hoa màu; trồng cây cảnh; cây ăn quả đang giảm dần, thay vào những diện tích các loại cây trồng trên thì số đất đó được dùng vào để xây nhà trọ; các dịch vụ ăn uống; dịch vụ vui chơi giải trí… thu nhập từ các loại hình này đang ngày càng tăng lên.
Đối với loại tiền từ lương thưởng, chế độ chính sách, phụ cấp, lương hưu do Nhà nước đã thay đổi chế độ phụ cấp và tăng tiền lương lên nên khoảng thu nhập từ các nguồn này cũng tăng lên theo.
Một điều chúng tôi thấy rõ sau khi các KCN được xây dựng ở đây thì nghề nghiệp các người dân nơi đã đa dạng hơn rất nhiều những người làm công nhân; làm thuêc cho công ty,… đã ngày càng tăng lên và thu nhập của họ cũng theo đó tăng lên, từ đó mức sống của người dân đã ngày càng thay đổi nhiều so với trước.
Thu nhập của người dân tăng lên đã làm cho bộ mặt của xã Ái Quốc đã thay đổi đi rất nhiều đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và theo đó những tiện nghi sinh hoạt, những ngôi nhà sang trọng và đẹp đẽ đã và đang được xây dựng nhưng đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo ở đây bởi đối với những gia đình có vốn, đầu óc kinh doanh và khả năng nhạy bén trong thời buổi kinh tế nên đã nâng mức thu nhập của mình cao lên, còn đối với những gia đình có vốn ít, ngại thay đổi và tâm lý cộng đồng nông thôn nên nguồn thu của gia đình không những nâng lên mà còn giảm xuống đáng kể vì sau khi mất ruộng họ không biết làm gì để nâng mức thu nhập của gia đình mình lên.
2.2. Điều kiện sinh hoạt của người dân ở xã Ái Quốc
2.2.1 Về nhà ở.
Xã Ái Quốc có điều kiện thuận lợi là nằm sát với đường 5, các KCN đã được xây dựng và đi vào hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc nâng cao thu nhập của mình. Qua quan sát của chúng tôi thì ở đây đang có sự chuyển mình rõ rệt, nhà cửa cao tầng đã và đang mọc lên san sát. Có thể thấy rằng qua cái nhìn bề ngoài thì thấy đây là một vùng phát triển tương đối khá: “ cuộc sống nơi đây đã thay đổi, mức sống của người dân cao hơn trước, không chỉ thu nhập cao mà đời sống vất chất – tinh thần đều thay đổi. Nhà cửa khang trang to đẹp hơn…”
(Bác N.T.H – 50 tuổi )
Bảng 3: Loại nhà ở của người dân trước và sau 2003
Loại nhà
Trước 2003
Sau 2003
% chênh lệch
Nhà tranh
1,5
0,4
-1,1
Nhà mái ngói
36,3
26,4
-10,1
Nhà mái bằng
50,7
53,8
+3,1
Nhà tầng
11,5
19.3
+7,8
Biệt thự
0
1,0
+1,0
Tổng
100,0
100,0
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy loại nhà tranh và nhà mái ngói giảm từ 2003 đến này, tỷ lệ nhà tranh của các hộ gia đình giảm xuống còn 1,1%; nhà mái ngói giảm xuống còn 10,1 %. Số liệu này cho ta thấy mức sống của các hộ gia đình ở đây đã thay đổi rất nhiều, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và ngày càng được hoàn thiện về nhu cầu ăn và ở. Cùng với đó thì loại nhà mái bằng, nhà tầng và nhà biệt thự ngày càng tăng lên. Nhà mái bằng tỷ lệ tăng lên là 3,1%; nhà tầng tăng lên 7,8%; nhà biệt thự tăng 1,0%. Một thực tế cho ta thấy khi đời sống được nâng lên thì con người thường cố gắng đáp ứng những nhu cầu tối thiếu của mình về ăn, mặc, ở, đi lại. chính vì vậy mà loại nhà tiện nghi hơn đã tăng lên nhanh chóng “ làm lụng vất vả bao nhiêu năm trời cũng cố gắng giành giụm được tiền để xây cất nhà tử tế chứ, ngày trước gia đình bác ở nhà mái ngói mùa hè thì nóng lằm, còn mùa đông thì lạnh, bây giờ xây được nhà tầng ở cũng sướng thích hơn” ( Nữ - 50 tuổi, buôn bán nhỏ) Từ đó, ta cũng có thể thấy rằng thu nhập của người dân ở đây đã tăng lên mà lý do chủ yếu là do cơ cấu nghề nghiệp ở đây đã và đang được mở rộng và ngày càng đa dạng hơn.
2.2.2 Về tiện nghi sinh hoạt.
Thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên, theo đó tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình ngày càng được trang bị đầy đủ hơn so với trước, điều đó cho thấy mức sống hiện nay của người dân trong xã đã cao.
Bảng 4: Tiện nghi sinh hoạt có trước và sau 2003
Stt
Tiện nghi sinh hoạt
Trước2003
Sau 2003
% chênh lệch
1
Xe đạp
90,6
86,3
- 4,3
2
Xe máy
47,2
71,0
23,8
3
Tivi
77,2
87,6
10,4
4
Đầu đĩa
43,0
65,1
22,1
5
Loa đài
36,0
50,8
14,8
6
Điện thoại
21,7
41,9
20,2
7
Tủ lạnh
21,1
36,5
15,4
8
Máy vi tính
2,9
9,5
6,6
9
Bếp gas
20.4
40,6
20,2
10
Khác..
2,4
3,6
1,2
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tiện nghi sinh hoạt của người dân nơi đây được trang bị tương đối đầy đủ,hầu hết các tiện nghi tối thiểu trong một gia đình đều có, còn những tiện nghi đắt tiền thì còn chiếm một tỷ lệ khiên tốn như máy vi tính chỉ tăng lên có 6,6%, phương tiện sinh hoạt khác cũng tăng có 1,2%,…mà theo sự điều tra và qua các cuộc phỏng vấn sâu của chúng tôi những tiện nghi sinh hoạt khác ở đây là: Lò vi sóng, máy giặt, máy điều hoà,..vì đây là những tiện nghi sinh hoạt mà theo như người dân ở đây cho biết “ mua thì cũng được thôi nhưng mua những thứ đó ở nông thôn không quen sử dụng” ( Nữ - 42 tuổi , NN), hơn thế nữa đây là những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền không phải gia đình nào cũng dễ dàng mua được để trang bị cho gia đình mình.
Cuộc phỏng vấn sâu của chúng tôi đối với 5 hộ gia đình thì nhận được những câu trả lời không khác nhau khi những người dân đều cho rằng: khi kinh tế gia đình khá giả hơn thì chắc chắn sẽ mua những tiện nghi tốt hơn phục vụ cuộc sống hàng ngày… đó cũng là tâm lý chung của người dân vì cuộc sống vất vả khi có điều kiện họ sẽ cố gắng chu cất cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn trước.
2.2.4 Về điều kiện nhà vệ sinh
Mức sống của người dân được thể hiện ở rất nhiều khía cạch vật chất cũng như về tinh thần. Trong đề tài này tôi chỉ xét ở khía cạch vật chất của người dân, để từ đó xem xét sự đầu cho điều kiện sinh hoạt của người dân ở nơi đây thế nào?
Bảng 5: Quan hệ giữa thu nhập và loại nhà vệ sinh của người dân.
Tổng thu của hộ
Loại nhà vệ sinh
Tổng
Tự hoại
Hai ngăn
Một ngăn
Hố xí tạm
Không có
Dưới 10 triệu
20,0
45,3
28,6
5,3
1,3
100,0
Từ 10- 20triệu
37,1
33,0
20,8
9,1
0,0
100,0
Từ 20 - 30 triệu
46,5
28,5
19,2
5,8
0,0
100,0
Từ 30 - 40 triệu
58.4
26,4
13,6
1,6
0,0
100,0
Từ 40 - 50 triệu
66,3
20,6
17,6
1,5
0,0
100,0
Trên 50 triệu
68,8
19,3
9,7
2,3
0,0
100,0
Do mức thu nhập ở đây còn thấp nên việc đầu tư cho điều kiện sinh hoạt của các gia đình nơi đây chưa đồng nhất nên việc chi cho xây dựng những thứ mà ở nông thôn cho rằng là “ không cần thiết” như xây nhà tắm; nhà vệ sinh… lại không được chú trọng. Ở những gia đình có thu nhập khá thì họ xây dựng cho gia đình mình những công trình phụ đẹp đẽ, vệ sinh, thoáng mát,…
Đối với những gia đình có thu nhập dưới 10 triệu/ năm thì loại nhà vệ sinh đang sử dụng là tự hoại chiếm một con số không cao chỉ là 20,0%, còn loại hố xí 2 ngăn chiếm một tỷ lệ khá cao là 45,3%, một ngăn là 28,6%,…đó cũng là điều hoàn toàn phù hợp đối với những gia đình có thu nhập thì chủ yếu họ thuộc vào những gia đình làm nghề nông nghiệp nên thu nhập thấp và trong suy nghĩ của họ “xây loại hố xí tự hoại thì không có phân để bón ruộng” (Nữ - 45 tuổi, NN).
Chính vì vậy mà thu nhập của người dân được càng cao thì mức đầu tư cho điều kiện sinh hoạt trong gia đình mình càng đầy đủ và tiện nghi, loại hố xí tự hoại cũng tỷ lệ thuận với thu nhập của người dân và những loại nhà vệ sinh không đảm bảo vệ sinh thì giảm đi. Với nhóm thu nhập từ 50 triệu trở lên thì loại nhà vệ sinh tự hoại chiếm một tỷ lệ cao là 68,8%.
Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy tuy rằng điều kiện nhà vệ sinh của ngưòi dân đang tăng lên nhưng từ bảng số liệu cũng cho ta thấy tỷ lệ hộ gia đình có nhà vệ sinh hai ngăn, một ngăn hay hố xí tạm vẫn chiếm một tỷ lệ cao ngay cả đối với những gia đình có thu nhập khá giả, điều đó cho ta thấy con người nơi đây chỉ chú ý đến một mức nhất định cho điều kiện sinh hoạt của gia đìnhh.
3. Tìm hiểu sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt của những hộ gia đình có thu nhập khác nhau.
Mối quan hệ giữa nhà ở và thu nhập.
Với chiến lược đẩy mạnh CNH - H ĐH đất nước trong công cuộc đổi mới đất bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đó là sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã Ái Quốc cũng đang chuyển mình theo xu thế chung của đất nước.
Bảng 6 : Quan hệ giữa thu nhập và loại nhà ở của người dân
Loại nhà
Thu nhập
Nhà tranh
Nhà mái ngói
Nhà mái bằng
Nhà tầng
Biệt thự
Dưới 10 triệu
100
20,5
6,6
1,3
0
Từ 10 - 20 triệu
0
28,4
25,9
14,3
0
Từ 20 - 30 triệu
0
20,9
23,0
16,2
0
Từ 30 - 40 triệu
0
12,6
14,8
20,1
100
Từ 40 - 50 triệu
0
7,4
7,7
11,7
0
Trên 50 triệu
0
10,2
22,0
36,4
0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy tương ứng với những nhóm thu nhập cao thì loại nhà ở của nhóm đó cũng tiện nghi và đẹp đẽ hơn, những nhóm có thu nhập thấp thì loại nhà họ ở cũng khiêm tốn hơn những nhóm có thu nhập cao nhưng ở đây thì loại nhà ở lại dường như không tương ứng với nhóm thu nhập, bởi vì nhóm thu nhập cao thì loại nhà họ ở cũng như nhóm có thu nhập thập và ngược lại, nhưng nó lại hoàn toàn phù hợp trong nếp sống và suy nghĩ của người dân vùng nông thôn.
Với nhóm thu nhập dưới 10 triệu thì loại nhà mái ngói họ ở chiếm con số tuyệt đối 100 % đây cũng là điều hợp lý khi thu nhập không cao thì khả năng xây dựng một căn nhà to và đẹp là rất khó khăn “ tiền ăn và học cho các cháu ở trong nhà còn khó khăn nữa lấy tiền đâu mà xây nhà hả cháu” ( Nữ - 45 tuổi , Buôn bán nhỏ) nhưng đối với nhóm thu nhập từ 20 - 30 triệu thì loại nhà mái ngói họ ở cũng chiếm đến 20,9% đây là con số ngạc nhiên khi chúng tôi đi điều tra và quan sát thấy, theo như các cuộc phỏng vấn sâu mà chúng tôi thực hiện thì “ tiền thì gia đình bác cũng đủ để xây một căn nhà và cũng tươm tất hơn nhưng tiền đấy còn cần vào nhiều thứ khác vì bây giờ dùng để xây nhà thì khoảng tiền tiết kiện đấy cũng hết” ( Nữ - 43 tuổi , Buôn bán). Với những gia đình có thu nhập dưới 10 triệu thì loại nhà ở
của họ chủ yếu là nhà tranh và nhà mái ngói điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật khi thu nhập thấp thì việc đầu tư cho xây dựng một ngôi nhà to đẹp là rất khó khăn.
Đối với những gia đình có thu nhập thuộc loại giàu có trên 40 triệu/năm ở vùng nông thôn thì loại nhà họ ở cũng đẹp đẽ và tiện nghi hơn, số nhà mái bằng và nhà ngói đối với nhóm thu nhập này đang giảm dần và số nhà tầng và nhà biệt thự đang tăng lên, gia đình có thu nhập cao thì loại nhà họ ở cũng khang trang và đẹp đẽ hơn vì vậy mà nhà tầng và nhà mái bằng ở nhóm hộ gia đình có thu nhập từ 30 - 50 triệu cao hơn rất nhiều đối với nhóm hộ có thu nhập từ 10 triệu trở xuống.
Những cũng suy nghĩ cho chúng tôi biết tâm lý của người dân nông thôn “ cũng phải cố gắng giành giụm tiền để xây nhà chứ cháu, chứ làm sao cứ ở căn nhà này được, thoải mái thật đấy nhưng cũng phải xây nhà khác to và đẹp hơn để ở chứ”.
( Nam - 42 tuổi – nông nghiệp, buôn bán nhỏ)
Số nhà biệt thự được xây dựng rất ít chiếm có 1% đây cũng là tâm lý chung của người dân nơi vùng quê khi họ cho rằng: “ mình có tiền thật đấy nhưng không nhất thiết phải đem khoe với mọi người hay làm một việc gì khác người như xây nhà to và quá sang trọng, xây thế bà con lại ngại sang nhà mình chơi vì sang chơi lại sợ làm bẩn nhà mình” ( Nam - 50 tuổi, kinh doanh) nên hộ gia đình có tiền thì họ cũng chỉ xây nhà tầng và mua sắm những tiện nghi sinh hoạt trong gia đình đế cuộc sống của gia đình ngày càng đầy đủ và thoải mái hơn, chính vì vậy mà số lượng nhà tầng chiếm một tỷ lệ khá cao ở đây( 36,4%) ở nhóm có thu nhập trên 50 triệu/ năm.
Biểu đồ 1: Thu nhập so với loại nhà ở
Những thay đổi về mức sống của các hộ gia đình điều phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu nhập, phần lớn những người được hỏi đều trả lời “ nguồn thu nhập cao và ổn định nữa thì chắc chắn cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp hơn” ( Nữ - 33 tuổi , buôn bán). Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn đối với những hộ có thay đổi nghề nghiệp: trước làm nông nghiệp nay đã chuyển sang làm công nhân trong các nhà máy được xây dựng tại địa phương hay giờ chuyển sang kinh doanh, buôn bán nhỏ thì hầu hết họ cho rằng “ nông nghiệp chỉ đủ ăn thôi làm gì có tiền mà xây nhà cửa”( Nam - 39 tuổi - CN), họ cho rằng làm nông nghiệp thì mức sống đâu được cao như những gia đình làm kinh doanh, buôn bán hay CNVCNN... Đây chỉ là mức so sánh mang tính tương đối nhưng nhìn một cách chung nhất, khách quan nhất thì mức sống của các hộ gia đình thuần nông không cao.
Qua việc trò chuyện với những người dân trong xã, đa số họ đều mong muốn rằng: “Ở nông thôn, ai chẳng muốn có căn nhà tươm tất. Những gia đình có thu nhập thấp thì cũng muốn có căn nhà để trời mưa không bị dột mà nắng thì không rọi vào đầu họ khi họ đang đứng chính trong ngôi nhà của mình, còn những gia đình có thu nhập khá giả hơn thì họ muốn xây dựng căn nhà của mình to và đẹp đẽ”
( Nữ, 44 – nông nghiệp)
Bảng 7 : Quan hệ giữa nghề nghiệp và loại nhà ở.
Nghề nghiệp
Loại nhà ở
Tổng
Nhà tranh
Nhà mái ngói
Nhà mái bằng
Nhà tầng
Biệt thự
Thuần nông
0
50,5
35,6
14,9
0
100,0
Hỗn hợp
0
45,0
32,8
15,2
6,0
100,0
Tiểu thủ công nghiệp
0
47,1
38,6
12,3
0
100,0
Dịch vụ, buôn bán nhỏ
0
39,4
29,1
23,5
0
100,0
Công nhân viên
0
42,0
37,9
14,1
0
100,0
Khác
2,0
52,6
31,3
10,1
0
100,0
Qua bảng số liệu cho ta thấy loại nhà ở mà các hộ gia đình đang sống chủ yếu là nhà mái ngói và nhà mái bằng nhưng đối với từng nghề nghiệp khác nhau thì loại nhà họ sinh sống cũng khác nhau.
Đối với những hộ thuần nông thì nhà ở mái ngói chiếm 50,5% và nhà ở mái bằng chiếm 35,6%, đây cũng là một thực tế vì nguồn thu nhập của họ chỉ từ sản xuất nông nghiệp nên thu nhập họ kém nên việc đầu tư cho xây dựng nhà cửa là một việc làm tương đối khó khăn.
Với gia đình có nghề nghiệp hỗn hợp và dịch vụ, buôn bán nhỏ thì nguồn thu của họ đa dạng hơn nhiều nên việc đầu tư cho việc xây dựng một ngôi nhà to và đẹp cũng không phải là khó khăn vì vậy những ngôi nhà biệt thự chiếm một tỷ lệ cao ở hai loại nghề nghiệp này chúng đều chiếm đến 6,0%.
Theo như quan sát và phỏng vấn sâu của chúng tôi về các gia đình có nghề nghiệp khác nhau về thời gian xây dựng nhà thì chúng tôi nhận được những thông tin khá là trùng nhau về khoảng thời gian xây dựng nhà ở của các hộ gia đình nơi đây là có tới 26,8% số hộ gia đình được hỏi thì nhà họ mới xây dựng từ 2003 trở lại đây, nguyên nhân là từ năm 2003 các hộ gia đình nơi đây mới nhận được tiền đền bù đất do chuyển giao đất cho KCN nên khi có tiền trong tay họ đã đầu tư vào xây nhà có đến trên 50% số hộ gia đình trả lời là dành tiền đền bù để xây nhà. Đó là thực tế cho ta thấy rằng bên cạch những mặt yếu tố tích cực như việc người dân mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp cho phù hợp hơn, … thì bên cạch đó vẫn còn nhiều gia đình ở đây thu nhập thấp nhưng vẫn có những căn nhà to đẹp, vì vậy những gia đình có đồng lương ít ỏi dưới 10 triệu đồng hay trên 10 triệu đồng/ năm thì họ vẫn có những ngôi nhà khang trang, to đẹp. Vì vậy, nghề nghiệp vẫn giữ yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao mức thu nhập của người dân.
Qua thực tế, ta thấy rõ nghề nghiệp có liên quan mật thiết đến nhà ở. Những người có nghề nghiệp ổn định và nguồn thu đa dạng thì loại nhà ở của gia đình họ sẽ đẹp đẽ và sang trọng hơn những gia đình chỉ có một nguồn thu duy nhất.
3.2.Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và tiện nghi sinh hoạt.
Xã Ái Quốc đã có những thay đổi rõ rệt đã và đang hình thành một cơ cấu lao động thích hợp với tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân đang tăng lên và ngày càng có sự ổn định trong thu nhập.
Bảng 8 : Quan hệ giữa nghề nghiệp và tiện nghi sinh hoạt.
Nghề nghiệp
Tiện nghi sinh hoạt của gia đình
Xe đạp
Xe máy
Ti vi
Tủ lạnh
Đầu đĩa
Loa đài
Máy vi tính
Điện thoại
Khác
Thuần nông
18,2
14,1
17,6
11,1
15,6
14,5
12,8
11,3
3,4
Hỗn hợp
57,0
58,4
56,6
52,1
57,7
58,8
56,4
57,0
59,0
Tiểu TCN
1,0
2,0
0,6
0,8
0,7
0,4
0,5
4,5
1,5
Dịch vụ, buôn bán nhỏ
8,1
7,9
6,5
6,8
13,8
7,5
8,0
6,1
18,6
Công nhân viên
9,6
12,1
10,5
14,4
12,2
10,8
15,4
9,7
10,9
Nghề khác
7,7
6,2
7,3
6,4
6,0
6,7
2,6
6,1
7,8
Qua bảng số liệu cho ta thấy các hộ gia đình có thu nhập từ thuần nông thì tiện nghi sinh hoạt trong gia đình chiếm một tỷ lệ rất ít và nhất là những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền thì lại càng ít như máy vi tính chỉ chiếm có 12,8%; điện thoại chiếm 11,3%, …còn những tiện nghi sinh hoạt khác như: máy điều hoà; máy giặt; lò vi sóng … thì hầu như là không có.
Còn những gia đình làm nghề hỗn hợp thì thu nhập cao hơn, chính vì vậy mà những tiện nghi sinh hoạt của các gia đình này tương đối đầy đủ và đa dạng, hầu hết những tiện nghi sinh hoạt đều chiếm gần 60%, nguồn thu nhập khác nhau mang lại những nguồn thu đáng kể cho người dân biết tận dụng và nắm bắt thời cơ đến, khi kinh tế khá giả thì người dân sẽ quan tâm hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của mình hơn “cuộc sống đã thay đổi con người cũng phải thay đổi theo chứ, ngày trước làm gì cũng phải động chân tay vào bây giờ có máy móc lo cho rồi nên cuộc sống cũng nhàn hơn, đỡ vất vả hơn trong cuộc việc nhà” ( Nữ - 46 tuổi, buôn bán nhỏ). Điều đó chứng tỏ cuộc sống của người dân nơi đây đang đổi thay nhiều và mức sống ngày càng được nâng lên.
Các hộ gia đình làm CBCNVNN mức thu tương đối ổn định, có cuộc sống tương đối khá so với mặt bằng chung của xã hội nên hầu hết những tiện nghi sinh hoạt trong gia đình họ đều có những nó còn chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn như xe máy chỉ chiếm có 12,1%; tủ lạnh 14,4%; tivi chiếm 16,5%... bởi vì những hộ gia đình này chỉ trông chờ vào đồng lương mà không mở rộng nguồn thu nhập từ các nguồn thu nhập khác, đây cũng là một trong các lý do dẫn đến tiện nghi sinh hoạt trong gia đình họ còn rất khiêm tốn
Ngày nay với sự phát triển kinh tế thị trường, sự mở cửa của nền kinh tế đã mang lại những thay đổi ở những vùng nông thôn. Xã Ái Quốc là một xã kề sát với đường 5 rất có điều kiện phát triển kinh tế và nhất là khi các KCN lần lượt được xây dựng đã tạo ra công ăn việc làm cho người dân trong xã, việc kinh doanh buôn bán của người dân cũng thuận lợi hơn nhiều, những người có tay nghề kỹ thuật, có trình độ làm kinh doanh – buôn bán thu nhập cao hơn rất nhiều so với những nghành nghề khác, vì vậy mức sống của các gia đình này khá giả hơn so với những gia đình làm nghề khác. Chính vì vậy mà tiện nghi sinh hoạt trong gia đình cũng đầy đủ hơn những gia đình khác như: Bếp gas: 26,3%, Ôtô 16,7%, Máy vi tính 15,4%, Điện thoại 16,5%...
Cũng chính sự chuyển đổi kinh tế với những cơ chế mới, phân tầng xã hội đang diễn ra ở các vùng trong cả nước.
Bảng 9: Tương quan giữa thu nhập và tiện nghi sinh hoạt
Tổng thu của hộ
Tiện nghi sinh hoạt
Xe
m áy
Xe
đ ạp
Ti vi
T ủ
l ạnh
Đ ầu đ ĩa
Loa đ ài
M áy vi
t ính
Đi ện thoại
B ếp g as
Kh ác
Dưới 10 triệu
6,8
8,1
7,9
6,8
5,5
4,6
5,2
3,1
4,6
0,0
Từ 10 - 20 triệu
20,0
24,9
24,8
15,9
20,3
17,8
16,4
16,-
16,8
10,3
Từ 20 - 30 triệu
19,8
21,1
26,8
17,3
21,8
21,4
16,9
19,3
19,2
7,6
Từ 30 - 40 triệu
17,2
15,7
15,3
15,6
18,2
18,2
10,4
17,6
17,4
13,4
Từ 40 - 50 triệu
9,9
8,3
8,3
10,2
8,9
11,4
6,5
10,3
11,3
13,3
Trên 50 triệu
26,3
21,9
22,9
34,2
25,4
26,5
50,6
33,9
30,8
53,7
Qua bảng số liệu cho ta thấy thu nhập của người dân ở xã Ái Quốc có sự khác nhau và chưa cao vì có những hộ gia đình cả một năm thu nhập cũng chỉ được dưới 10 triệu, như vậy trung bình một tháng thu nhập của họ cũng chỉ được mấy trăm nghìn, chính vì vậy mà những tiện nghi sinh hoạt trong gia đình họ được sử dụng rất thấp và nếu có cũng chỉ là những tiện nghi sinh hoạt rất thông dụng như: xe máy; tivi, đầu đĩa; loa đài…còn những tiện nghi sinh hoạt khác có giá trị hơn thì không có như: máy điều hoà; máy giặt; lò vi sóng; …Tuy vậy, họ cũng đã trang bị cho cuộc sống của mình những tiện nghi sinh hoạt mà theo họ nó cần thiết và giúp ích cho công việc hàng ngày của họ: “ những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền thì gia đình bác không có điều kiện để mua nhưng gia đình bác cố gắng mua sắm được những tiện nghi sinh hoạt tiện dụng cho công việc hàng ngày của gia đình bác”. (Nữ - 43 tuổi, buôn bán)
Còn đối với những hộ gia đình có thu nhập từ 10 – 40 triệu/ năm thì những tiện nghi sinh hoạt trong gia đình họ được trang bị tương đối đầy đủ để phục vụ cho cuộc sống gia đình của họ.
Đối với những hộ gia đình có thu nhập từ trên 50 triệu/năm trở nên thì đó là những gia đình có mức lương tương đối ổn định, có cuộc sống tương đối khá so với mặt bằng chung của xã hội nên họ đã trang bị cho cuộc sống của họ những tiện nghi sinh hoạt rất đầy đủ và phong phú: “ nói chung nhà chú có đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt để phục vụ cuộc sống hàng ngày của gia đình, có điều kiện thì đầu tư cho con cái đỡ vất vả và mình cũng được thoải mái khi sử dụng những tiện nghi sinh hoạt đó”.
( Nam - 42 tuổi, kinh doanh)
Qua điều tra và phân tích cho thấy rằng: thu nhập của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư cho điều kiện sinh hoạt trong gia đình, đặc biệt qua những phỏng vấn sâu đã cho chúng tôi thấy được tầm quan trọng thu nhập ảnh hưởng cuộc sống của người dân: “ nhà bác nghèo thu nhập cả năm trời chẳng đủ để tiền mua sắm vật dụng gì trong gia đình cả nhưng bác cũng cố gắng chắt chiu, giành gium, vay mượn để cho con bác được học hành tử tế để sau này chúng nó có cuộc sống tốt đẹp hơn, sung sướng hơn cuộc sống của cha mẹ chúng, nếu cứ như gia đình bác thì khổ lắm”.
( Nữ - 49 tuổi, NN)
Biểu đồ 2: Mức sống của người dân nông thôn.
Sự biến đổi quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả lao động xã hội diễn ra của nhiều yếu tố thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, sự biến đổi cơ cấu nghành nghề ngày càng đa dạng đã kéo theo thu nhập của người dân ngày càng tăng lên chính vì vậy mà tiện nghi sinh hoạt trong các gia đình ngày càng đầy đủ và đa dạng hơn: “ngày trước những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền nhà bác đâu dám nghĩ tới, nhưng từ gia đình bác mở thêm cửa hàng bán đồ tạp hoá này mà gia đình bác khá giả hơn nên, mua được cái xe máy, tivi,bếp gas,…”
( Nữ - 51tuổi – buôn bán)
Măc dù, cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn trên con đường thoát nghèo để vươn lên làm giàu của những hộ gia đình có nền kinh tế khó khăn và thiếu thốn chiếm 33,8% nhưng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, cũng như những gia đình có nền kinh tế khá giả hơn nên số hộ gia đình thiếu thốn nhưng vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiếu của gia đình về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành của con cái, khám chữa bệnh,…
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Qua thực tế khảo sát và phân tích 813 hộ gia đình và phỏng vấn sâu tại xã Ái Quốc - Nam Sách - Hải Dương, chúng tôi xin đưa ra những kết luận sau: Có thể nói rằng về cơ bản các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đặt ra đã được khẳng định nhưng đây mới là những phác thảo ban đầu, để khẳng định chúng ta cần có những nghiên cứu tiếp theo.
-Chuyển sang nền kinh tế thị trường với cơ cấu lao động phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội ở miền Bắc, xã Ái Quốc còn gặp nhiều khó khăn trong đa dạng hoá các ngành nghề.
-Cơ cấu nghề nghiệp tuy khá đa dạng nhưng còn nặng về nông nghiệp,mà thu nhập từ nông nghiệp thì không cao. Các hộ làm kinh doanh, buôn bán,CBCNNN có thu nhập cao hơn những hộ làm nông nghiệp. Nhìn chung, những hộ gia đình nào biết kết hợp nhiều nghành nghề thì nguồn thu nhập của gia đình đó cao hơn những gia đình chỉ có một nguồn thu duy nhất, chính vì vậy việc đầu tư cho điều kiện sinh hoạt trong gia đình cũng phân theo những nấc thu nhập khác nhau những gia đình có nguồn thu nhập cao thì việc đầu tư cho điều kiện sinh hoạt trong gia đình tốt và đầy đủ hơn những gia đình có nguồn thu nhập thấp.
-Cơ cấu thu nhập của người dân địa phương đã thay đổi đi rất nhiều từ khi các KCN lần lượt được xây dựng ở đây chính vì vậy khi so sánh với nguồn thu nhập trước và sau năm 2003 thì đã có sự thay đổi nhiều vì thế điều kiện sinh hoạt trong gia đình đã thay đổi theo.
-Những gia đình ở đường 5 hay những gia đình ở gần những KCN thì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Chính vì vậy mà mức sống của những gia đình ở đường 5 hay gần những KCN thì cao hơn những gia đình ở trong xóm hay nói một cách cụ thể hơn đó là điều kiện sinh hoạt được trang bị đầy đủ hơn.
Tóm lại, sự phân tầng trong xã hội là tương đối cao. Trong tương lai khoảng cách giữa người giàu và người nghèo càng lớn, nó tỷ lệ thuận với sự mở rộng quan hệ kinh tế hàng hoá thị trường
2.Khuyến nghị.
Để góp phần giúp đỡ các hộ gia đình có khả năng tăng thêm thu nhập vì đó là điều kiện chủ chốt để có khả năng đầu tư cho điều kiện sinh hoạt trong gia đình. Chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở xã Ái Quốc:
-Đối với Nhà nước:
+Cần đẩy mạnh hơn nữa việc ban hành các chính sách để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn. Khi đã có các dự án mở các KCN tại địa phương thì Nhà nước cần ban hành những chính sách như: tạo ra công ăn việc làm cho người dân; giúp người dân ổn định được nơi ăn chốn ở; có những mức đền bù thoả đáng cho những hộ gia đình chuyển giao đất cho KCN
+Phải đa dạng hoá các loại hình vay vốn và giảm lãi suất cho người nghèo. Tạo mọi điều kiện cho người dân vay vốn sản xuất. Đồng thời phải tuyên truyền giáo dục cho người dân biết cách sử dụng đồng vốn ra sao cho có hiệu quả tốt nhất.
+Tạo nhiều nghề phụ cũng như tìm kiếm thị trường cho người dân để họ sản xuất ra được sản phẩm thì họ cũng biết được hàng hoá đó thị trường đang cần đến để từ đó thu hút được lực lượng lao động trong thời gian nông nhàn.
+Xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương như xây dựng đường xá, trường lớp. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ học vấn cho người trong địa phương để tạo điều kiện tốt nhất người dân trong xã có khả năng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của những nhà máy, xí nghiệp, cơ quan đóng trên địa bàn.
+Mở rộng thêm các hình thức cấp học. hệ đào tạo.
+Tăng cường cơ sở đào tạo nghề cho người dân.
-Đối với địa phương:
+Cần đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, giảm bớt tỷ trọng nông nghiệp xuống và định hướng nghề phụ để nâng cao thu nhập cho người dân trong xã.
+Cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức giúp đỡ nhau trong sản xuất. Cần quan tâm hơn nữa đến các hộ thuộc diện ưu tiên nhất là đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn; diện nghèo trong xã phải tạo cơ hội cho họ vươn lên trong cuộc sống.
+Các ban nghành, đoàn thể tạo một động lực mới trong phát triển kinh tê – xã hội, đồng thời giúp đỡ các gia đình khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế để tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình để tạo điều kiện cải thiện cuộc sống cho gia đình họ.
-Đối với gia đình:
+Cần đa dạng hoá các loại hình lao động, phân công lao động một cách hợp lý hơn, phù hợp hơn với năng lực của từng thành viên trong gia đình để tạo ra nguồn thu nhập cao nhất.
+Cần có sự chủ động trong việc học hỏi, áp dụng kinh nghiệm cũng như kỹ năng sản xuất, chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm việc làm thêm để mở rộng hơn nữa cơ cấu thu nhập của từng thành viên trong gia đình.
+Để có nguồn thu nhập cao nhất các thành viên trong gia đình cần hỗ trợ nhau trong công việc có như vậy mức sống của gia đình mới ngày càng được cải thiện.
+Một điều rất quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của cá nhân cũng như gia đình thì một điều rất quan trọng đó là việc nâng cao trình độ học vấn cho bản thân mình cũng như trong các hộ gia đình thì các bậc cha mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con cái.
+Các gia đình cần mạnh dạn và đẩy mạnh hơn nữa việc tiếp thu cơ chế kinh tế mới khi có sự chuyển biến cơ cẩu nghề nghiệp ở địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Báo cáo của UBND xã Ái Quốc - Nam Sách - Hải Dương.
[2]Nhập môn xã hội học - Tony Bilon, Kenvin Bonnel, người dịch Phạm Thuỷ Ba.
[3]TS Lê Ngọc Hùng, xã hội học kinh tế, NXB ĐHQGHN - 2001.
[4]Từ điển xã hội học( Nguyễn Khắc Viện - NXB thế giới)
[5]Triết học Mác Lênin, NXB Giáo dục - 1997.
[6]Tống Văn Chung, xã hội học nông thôn, NXB ĐHQGHN - 2000
[7] Tạp chí xã hội học,số 4 năm 1996
[8]Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc VIII , IX, BXB chính trị quốc gia - 2001.
[9]Vũ Quang Hà, Các lý thuyết xã hội học, NXB ĐHQGHN.
[10]Xã hội học đại cương, GS - TS Phạm Tất Dong - TS Lê Ngọc Hùng(đồng chủ biên), NXB ĐHQGHN - 1997
Biªn b¶n pháng vÊn s©u
TRƯỜNG HỢP 1
Nam - Vũ Trọng Tằng
Nghề nghiệp: Nông nghiệp
Tuổi: 43 tuổi
Số con: 3 con
Ngày: 5/5/2007
Giờ: 9h5 -> 10h
Hỏi
Bác năm nay bao nhiêu tuổi
Đáp
Bác năm nay đã 43 tuổi rồi. Đối với tuổi bác so với ở nông thôn như thế này là còn trẻ đó. Bởi nghề nghiệp cũng nhàn chỉ trông vào mấy sào ruộng và chăn lợn
Hỏi
Gia đình Bác có mấy người
Đáp
Gia đình Bác có 5 thành viên 2 vợ chồng và 3 đứa con các con vẫn còn nhỏ, sống vẫn phụ thuộc vào gia đình
Hỏi
Bác gái làm nghề gì hả bác?
Đáp
Nhà bác hai vợ chồng cũng thuần nông nghiệp, chỉ có nông nghiệp là chính. Bác gái thì chăm chỉ bận rộn suốt ngày ngoài đồng ruộng, lợn gà, nhà bác còn thuê đấu thầu cả ao thả cá nên cùng bạn.
Hỏi
Thế cho cháu hỏi nghề gì mang lại thu nhập chính cho gia đình
Đáp
Thì vẫn chỉ là nông nghiệp, ngoài lúa, hoa mầu, lợn gà và ao thả cả? Thì mỗi năm cũng chỉ được mấy triệu thôi năm vừa rôi bác cũng để em được 7 triệu/năm nhưng cũng chi phí lớn quá đặc biệt là chuyện học hành của các con.
Hỏi
Thế trước 2003 thì bác làm gì
Đáp
Trước 2003 thì bác làm nhiều nghề lắm cách đây 3 năm Bác cũng đi làm xe ôm. Cũng vất vả bận rộn mệt mỏi lại có nguy hiểm nữa. Nhưng cũng thu nhập khá. Mỗi tháng tính riêng đi xe ôm bác cũng để ra được 700-800đ/tháng.
Hỏi
Thế tạo sao bác lại chuyển đổi nghề?
Đáp
Mấy năm gây đây xebuýt phát triển mạnh và xăng ngày càng tăng, xe ôm thì càng đông nên khách thì có ít nên thu nhập còn kém hơn trước nên bác đã quay sang làm nông nghiệp, chăn nuôi…
Hỏi
Năm nay bác có 2 em sắp ra trường ạ?
Đáp
Cháu lớn năm nay ra trường nó học trung cấp thôi. Tháng 6 này em nó ra định xin nó về làm công nhân ở mấy nhà máy gần đây. thế Bác cũng đỡ vất vả hơn đỡ được bố mẹ phần nào.
Hỏi
Cháu thấy Bác ở đây các nhà máy, Công ty đang đua nhau xây dựng?
Đáp
Đúng đấy cháu. Ruộng đồng ngày càng thu hẹp mà thu nhập từ nông nghiệp ngày càng giảm so với những năm trước. Mấy năm vừa ở đây cũng trả còn ruộng nữa. Họ chuyển dần sang làm ở các nhà máy xí nghiệp làm công nhân, các hàng quán mọc lên.
Hỏi
Cho cháu hỏi thu nhập của toàn gia đình một tháng là được khoảng bao nhiêu tiền.
Đáp
Mỗi tháng thu nhập nhà Bác mỗi cũng khoảng hơn 1.500.000đ/tháng. Nhưng có lẽ là không đủ cái gì cũng phần phải tiền. Học hành của các con, ăn uống của gia đình rồi ở quê lại chuyện cỗ bàn ma chay lắm thứ cần tiền lắm cháu ạ, thiếu và còn phải vay nóng, chỗ khác rồi lại đập vào sau.
Hỏi
Thế hồi trước năm 2003 bác thấy mức sống gia đình mình thế nào bây giờ?
Đáp
Bác thấy so với mấy năm về trước thì cuộc sống mức sống bây giờ sướng hơn tiện nghi và phương tiện đông đủ hơn. Trước 2003 thì nhà bác trả có tủ lạnh, xe máy đâu. Còn bây giờ thì cũng có xe cũng tủ lạnh, có những đồ dùng tối thiểu để phục vụ cuộc sống gia đình.
Hỏi
Thế Bác có thấy rằng với những gia đình chủ yếu có nguồn thu nhập từ nông nghiệp thì mức sống khác so với những gia đình đa dạng cơ cấu nghề nghiệp.
Đáp
Đúng cháu ạ. Mấy năm trước nếu người nông dân chỉ biết trông vào cây lúa, một năm 20 vụ lúa thì cuộc sống không đủ ăn, thiếu ăn mấy tháng. Bởi cái gì họ cũng trông vào cây lúa hạt thóc để bán. Còn bây giờ họ có cơ cấu nguồn thu nhập đa dạng có các ngành nghề khác nhau còn làm thuê làm mướn, mùa vụ đa dạng cũng đã tạo nguồn thu nhập phong phú hơn.
Hỏi
Theo Bác thì những yếu tố nào ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn thu nhập
Đáp
Bác nghĩ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn thu nhập. Nhưng theo bác thì yêu cầu ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập đó là nghề nghiệp. Bởi nghề nghiệp sẽ tạo ra những yếu tố quyết định đến cuộc sống mức sống của họ, ngoài ra theo Bác thì có học vấn.
Xin cảm ơn bác
TRƯỜNG HỢP 2
Nữ - Nguyễn Thị Hà
Nghề nghiệp: Công nhân
Tuổi: 23 tuổi
Số con: 1 con
Ngày: 5/5/2007
Giờ: 4h -> 4h/30
Hỏi
Chị năm nay chắc chỉ trên 30 thôi chị nhỉ
Đáp
ừ, chị năm nay 23 tuổi
Hỏi
Chị lấy chồng lâu chưa ạ?
Đáp
Chị lấy chồng năm 19 tuổi
Hỏi
Thế con đầu lòng của anh chị là trai hay gái vậy?
Đáp
Là gái, cháu đang đi học mẫu giáo
Hỏi
Nhà chị có bị chuyển giao đất cho khu công nghiệp không ạ?
Đáp
Có em ạ, trước khi nhà chị có 2,1 sào bây giờ còn có 1 sào thôi - cấy chẳng ăn thua em ạ.
Hỏi
Thế bây giờ chị có làm thêm gì không ạ?
Đáp
Chị đang làm công nhân trong Công ty may
Hỏi
Chị được nhận vào làm hả chị
Đáp
Không, cũng phải mất quà cáp cáp và ít tiền đấy
Hỏi
Thế một tháng thu nhập của chị được bao nhiêu
Đáp
Mới đi làm nên cũng chỉ được gần 700.000đ tháng thôi, không đủ ăn đấy em ạ.
Hỏi
Thế à nhà mình làm gì hả chị
Đáp
A đi buôn bán, đi cả ngày đấy, tối mới về mà chẳng biết có lời lãi được nhiều không?
Hỏi
Thế trước đây anh làm gì ạ?
Đáp
Thì cũng đi buôn thôi
Hỏi
Thế nhà Chị có chăn nuôi thêm gì không
Đáp
Có nuôi mấy con lợn, con gà, gà nuôi thì có cái thỉnh thoảng mà ăn, ăn không biết thì bán, còn lợn đấy, năm ngoái cả làng bị địch, chẳng thu lại được gốc mà còn lỗ đấy - năm nay chị không nuôi nữa chỉ nuôi mấy con gà để ăn thôi.
Hỏi
Thế cả làng lợn bị dịch bệnh chính quyền có hỗ trợ cho các gia đình không chị
Đáp
Mình nuôi thì mình phải chịu thôi, có ai hỗ trợ gì đâu.
Hỏi
Gia đình mình có địch làm thêm nghề mới không chị?
Đáp
Chị cũng bận suốt ngày, anh cũng đi làm suốt, muốn làm thêm nghề gì cũng khó.
Hỏi
Có nhận được sự hỗ trợ của ai không ạ?
Đáp
Không, anh chị còn trẻ phải tự làm mà ăn chứ, nếu bố, mẹ bên mà có cho thì cũng là vay rồi phải trả chứ.
Hỏi
Chị thấy khi mà Khu công nghiệp xây dựng lên, cơ hội việc làm có dễ dàng hơn không ạ?
Đáp
Nói chung là cũng dễ dàng hơn, như chị đây trước cũng chỉ trông chờ vào mấy sào lúa, bây giờ thì nghề chính của chị là công nhân, còn trồng lúa chỉ là phụ thôi
Hỏi
Vậy, mức sống gia đình mình tăng lên không chị?
Đáp
Nói là làm ăn dễ dàng hơn nhưng mỗi thời mỗi bác, kiếm ra được nhiều tiền hơn nhưng giá cả sinh hoạt lại tăng lên mức sống gia đình chị cũng chỉ đủ mà thôi. Nhưng gia đình cũng có các tiện nghi để phục vụ cuộc sống như: có cái ti vi, tủ lạnh, xe máy… Không như trước đây cái gì cũng thiếu, con cái thì khổ sở, vất vả làm suốt ngày, bây giờ đã thay đổi khá hơn trước
Hỏi
Chị thấy đời sống bà con nơi đây thay đổi không ạ?
Đáp
Thay đổi chứ, đời sống ở đây tăng lên hơn trước nhiều
Cảm ơn chị!
TRƯỜNG HỢP 3
Nam - Hoàng Văn Sách
Nghề nghiệp: Kinh doanh - buôn bán
Tuổi: 42 tuổi
Số con: 2 con
Ngày: 4/5/2007
Giờ: 4h -> 4h/30
Hỏi
Chú làm nghề gì ạ?
Đáp
Chú là thợ ảnh từ 1990 trên Hải Dương và có mở cửa hàng chuyên may đồng phục cho học sinh
Hỏi
Chú mở cửa hàng lâu chưa ạ?
Đáp
Từ năm 2000
Hỏi
Tại sao chú lại mở Công ty chuyên may đồng phục
Đáp
Cũng là để đáp ứng nhu cầu của học sinh thôi
Hỏi
Chú có định làm nghề gì mới trong tương lai không?
Đáp
Chú muốn mở một cửa hàng lớn hơn để chụp ảnh vì sở thích của chú là muốn làm đẹp cho mọi người mà.
Hỏi
Chú cho cháu hỏi vậy từ chụp ảnh và mở cửa hàng may đồng phục, một năm qua chú thu được bao nhiêu ạ?
Đáp
Cái này thì chú làm sao nhớ được, ù thì chụp ảnh 1 năm thì được khoảng 1 triệu còn cửa hàng may đồng phục khoảng 10 triệu
Hỏi
Cho cháu hỏi cô nhà chú đang làm gì ạ?
Đáp
Cô ở nhà bán hàng và cấy lúa thôi, không làm thêm gì cả
Hỏi
Thế từ khi chuyển giao đất, cô có trồng lúa nữa không ạ?
Đáp
Cô vẫn cấy nhưng ít hơn trước nhiều.trước kia thì có 5 sào nhưng bây giờ thì chỉ còn 2 sào thôi.
Hỏi
Trước 2003 cô đã bán hàng chưa chú?
Đáp
Trước đó cô cũng đã bán hàng rồi, nhưng cửa hàng hồi đó nhỏ hơn bây giờ cháu thấy nhiều. Cô chú mới sửa sang năm ngoái.
Hỏi
Thế hai em nhà chú đang làm gì ạ?
Đáp
Đứa lớn nhà chú đang học Học viện kỹ thuật quân sự trên Hà Nội, mới năm đầu thôi nhưng một tháng cô chú đã cho nó 1.000.000đ Còn cháu chái đang học lớp 8 ở xã
Hỏi
Sau khi chuyển giao đất chính quyền địa phương có giúp đỡ gia đình mình gì không ạ?
Đáp
Không, tự mình vận động cả thôi, mình muốn làm ăn mà lại ngồi trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác thì mất hết cơ hội làm ăn hả cháu
Hỏi
Vậy, lầ gia đình mình công việc đều tự thân vận động cả ạ?
Đáp
Đúng, mình muốn làm gì thì làm, không trông chờ vào người khác miễn là không vi phạm luật pháp.
Hỏi
Thế bà nhà chú có nguồn thu nào không ạ?
Đáp
Bà thì hàng tháng vẫn nhận được tiền trợ cấp của xã, mỗi tháng 2,4 triệu
Hỏi
Thế nhà chú còn nguồn thu nào khác không ạ?
Đáp
Không, chỉ có thế thôi cháu ạ, thế là nhiều hơn với các gia đình ở đây rồi đấy
Hỏi
Cháu muốn hỏi chú là, sau khi con trai lớn ra trường chú muốn anh làm nghề gì
Đáp
Chú xác định rồi, cho con đi học là không muốn cho con khổ, sau này ra trường không vất vả như bố, mẹ nó. Chú muốn cho nó làm viên chức sau cho nhàn, làm kinh doanh như chú vất vả lắm, kiếm được đồng tiền bây giờ đâu phải dễ hả cháu.
Hỏi
Nhà chú là gia đình 3 thế hệ
Đáp
Nhà chú có 6 người, có bà, chú và cô và hai em nhỏ.
Hỏi
Chú thấy mức sống của gia đình mình thế nào
Đáp
Bà thì có lương hưu 1 tháng cũng được hơn 2 triệu, cô thì ở nhà trồng lúa bán hàng, chú thị phụ cô, hai em thì đi học cuộc sống cũng đủ thôi cháu ạ.
TRƯỜNG HỢP 4
Nữ - Nguyễn Thị Dịu
Nghề nghiệp: Buôn bán nhhỏ
Tuổi: 51 tuổi
Số con: 4 con
Ngày: 6/5/2007
Giờ: 9h -> 9h45
Hỏi
Nhà mình có thuộc diện phải chuyển giao đất không bác?
Đáp
Có
Hỏi
Nhà mình chuẩn bị bao nhiều hả bác
Đáp
Trước kia có trên 6 sào nhưng bây giờ chỉ còn có trên 2 sào thôi
Hỏi
Bác xây nhà trọ lâu chưa bác?
Đáp
Xây năm 2003 được 5 phòng, năm ngoái bác xây thêm được 15 phòng.
Hỏi
Bác có phải sử dụng đến tiền đền bù đất để xây nhà trọ không?
Đáp
Phải sử dụng chứ cháu. ở quê thì lấy đâu ra nhiều tiền để làm ăn lớn. Bác còn phải vay 20 triệu để xây đấy. Bây giờ cũng chưa trả đủ đâu.
Hỏi
Trung bình 1 phòng 1 tháng bác thu được bao nhiêu?
Đáp
Phòng lớn thì 180.000đ/ 1 phòng/tháng, phòng nhỏ thì 120.000đ/1phòng/1 tháng. Trung bình 20 phòng trong 1 tháng thì bác thu được trên 3triệu.
Hỏi
Bác có dự định xây thêm phòng trọ không bác
Đáp
Không, bác chỉ xây thế thôi còn đất đâu mà xây nữa hả cháu?
Hỏi
Bác xây quán bán hàng được lâu chưa?
Đáp
Xây lâu rồi, nhưng năm ngoái bác mới xây rộng hơn, trước kia quán của bác nhỏ thôi
Hỏi
Bác bán quán thế một ngày thu được nhiều không bác
Đáp
Làm gì được nhiều hả cháu, cháu nhìn thì thấy xung quanh đây nhiều quán xá, mở quán bán hàng không ăn thua, mỗi ngày cũng chỉ được 20 - 30 nghìn đủ tiền sinh hoạt trong ngày thôi.
Hỏi
Nhà bác bây giờ vẫn trồng lúa ạ?
Đáp
Bây giờ bác vẫn cấy 2 sào
Hỏi
Mình bác làm thôi ạ
Đáp
Hai bác ở nhà nên cùng làm chứ, thay nhau mà làm
Hỏi
Nhà bác có 6 người ở nhà chỉ có 2 bác thôi ạ?
Đáp
Nhà bác 4 anh đều đi học đại học cả rồi. Anh lớn học Đại học y năm nay là năm thứ 8, cuối năm nay ra trường
Hỏi
Bác thấy mức sống người dân nơi đây có thay đổi không ạ?
Đáp
Cuộc sống của người dân trong thôn đã thay đổi, mức sống của người dân cao hơn trước, không chỉ thu nhập cao mà cả đời sống vật chất - tinh thần đều thay đổi. Nhà cửa khang trang to đẹp hơn, tiện nghi trong nhà ảnh có ti vi, xe máy…".
Hỏi
Giá thóc bây giờ có cao có không bác
Đáp
Những năm về trước cấy còn ăn thua chứ mấy năm nay cũng chẳng ăn thua, sâu bệnh nhiều, đấy có nhà cấy 2 sào mà được có 4 tải thóc to, thế thì ăn uống kiểu gì hả cháu, phải đi làm để kiếm thêm chứ.
Cháu cảm ơn bác
TRƯỜNG HỢP 5
Nam - Nguyễn Viết Khiêm
Nghề nghiệp: Viên chức
Tuổi: 47 tuổi
Số con: 2 con
Ngày: 4/5/2007
Giờ: 19h30 -> 20h10'
Hỏi
Bác năm nay bao nhiêu tuổi
Đáp
Bác năm nay 47 tuổi
Hỏi
Gia đình Bác có nhiêu người
Đáp
Gia đình bác có 4 người. Có 2 vợ chồng và 2 con
Hỏi
Thế bác làm gì?
Đáp
Bác là cán bộ xã làm ở cũng gần nhà, công việc của bác cũng vất vả
Hỏi
Thế còn bác gái làm nghề gì ạ?
Đáp
Cô thì làm giáo viên dạy cấp II. Cô dậy môn hoá
Hỏi
Thu nhập mỗi tháng của gia đình Bác là bao nhiêu tiền
Đáp
Mỗi tháng gia đình Bác với mức ở quê như hiện nay cũg là khá cháu ạ. Bác và cô đều là công chức nhà nước nên mức sống cũng được thu nhập của hai vợ chồng vào gần 3 triệu/tháng
Hỏi
Thế các em đã lớn chưa ạ?
Đáp
Các con thì cũng lớn. Học hành tốn lắm cháu ạ. Đặc biệt là thằng lớn nhà Bác học trên Hà Nội mỗi tháng cũng 1 triệu/tháng (năm cuối Bác thấy nó xin nhiều lắm. Còn thắng em thì năm nay lên lớp 10)
Hỏi
Thế mỗi tháng gia đình nhà Bác chi hết bao nhiêu tiền 1 tháng
Đáp
Mỗi tháng ngoài ăn uống chi tiêu của gia đình thì cũng chỉ đủ ăn - cả tiền con cái ăn học mỗi tháng cũng hết khoảng gần 3 triệu/tháng.
Hỏi
Bác làm ở xã lâu chưa ạ?
Đáp
Bác làm cũng lâu rồi. Phải gần 10 năm trước đây 2 năm cán bộ xã như Bác lươg trả đủ ăn, làm cho có phong trào vì tập thể mục đích chung. Mấy năm gần đây nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước mà thu nhập của Bác và gia đình mới tăng lên. Đảm bảo cuộc sống của gia đình.
Hỏi
Mấy năm trước còn lương của cô có cao không hả Bác?
Đáp
Cô cũng không cao đâu. Mấy năm trước nhà bác còn làm cả ruộng cơ, ngoài giờ dạy cô thì đi dạy nhưng vẫn làm thêm ruộng để lấy gạo ăn. Bởi hồi đó lương của cô cũng thấp. Mấy năm nay mới thay đổi. Lương giáo viên mới cao hơn được một chút.
Hỏi
Thu nhập thấp như vậy sao bác vẫn làm công việc đó?
Đáp
Hồi trước thì thu nhập thấp, khổ hơn thì chi tiêu thì phải hà tiện, hạn chế các khoản chi tiêu ăn uống và các công việc khác như học tập của các em cũng bị ảnh hưởng, thiếu nhiều thứ… hàng hoá không đắt như bây giờ nên cuộc sống cũng khổ cực.
Hỏi
Thế mức sống của gia đình mình so với trước có thay đổi không?
Đáp
Theo bác thì cuộc sống bây giờ đỡ vất vả hơn trước, có nhiều thuận lợi hơn. Nhu cầu của người dân cũng ngày càng cao các đồ dùng tối thiểu trong gia đình như xe máy, ti vi, tủ lạnh cũng đã có. Ăn uống cũng đầy đủ hơn.
Hỏi
Với mức sống như hiện nay gia đình mình một ngày tiêu hết bao nhiêu tiền sinh hoạt (ăn uống)
Đáp
Hiện nay nhà bác chỉ có hai vợ chồng và một đứa con. Mỗi ngày bác mua hết 25.000 thức ăn. Đấy là không kể các thứ khác như mắm muối. Còn những năm về trước bác chỉ chi cho khoảng 10.000 một ngày thôi. Ngày xưa ăn đậu bây giờ phải ăn thịt chứ.
Hỏi
Theo bác những gia đình có nguồn thu nhập đa dạng cuộc sống của họ ngày càng đảm bảo hơn không?
Đáp
Ngay cả trước kia và bây giờ theo bác những gia đình có nguồn thu nhập đa dạng cuộc sống (mức sống) của gia đình ngày càng đảm bảo và có nhiều điểm phát triển hơn. Nguồn thu nhập của họ không chỉ trông vào đồng lương ngoài ra còn mở cửa hàng bán quán để tạo thu nhập đa dạng hơn.
Xin cảm ơn bác
Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình đi thực tập và làm báo cáo thực tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo trong khoa, của cấp uỷ Đảng , chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân xã Ái Quốc - Nam Sách - Hải Dương.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa xã hội học, các đồng chí thuộc cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, đoàn thể, các hộ gia đình ở địa bàn thực tập và tập thể lớp k49 Xã hội học. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập này.
Trong khuôn khổ đề tài, cũng như bản thân còn thiếu kinh nghiệm, chắc chắn trong báo cáo thực tập này tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Bảng chữ cái viết tắt
CNH - HĐH
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
KCN
Khu công nghiệp
CBCNVNN
Cán bộ công nhân viên nhà nước
XHH
Xã hội học
TCN
Thủ công nghiệp
NN
Nông nghiệp
BĐXH
Biến đổi xã hội
MỤC LỤC
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Lời nói đầu.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi và mẫu nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
3.2. Khách thế nghiên cứu.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
4.1. Ý nghĩa khoa học.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
5.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
5.1.2. Phương pháp phỏng vấn.
5.1.2.1. Phỏng vấn bằng bảng hỏi.
5.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.
5.1.3. Phương pháp quan sát
5.1.4. Phương pháp so sánh.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
7. Khung lý thuyết.
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
1. Cơ sỏ lý luận.
1.1Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
1.2. Các lý thuyết áp dụng.
- Thuyết chức năng cấu trúc của Robert Merton.
- Cách tiếp cận lý thuyết phân tầng xã hội của Max Weber.
- Lý thuyết biến đổi xã hội.
2.Cơ sở thực tiễn
2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
2.2 Các khái niệm công cụ.
2.2.1.Gia đình
2.2.2.Hộ gia đình.
2.2.3.Nông thôn.
2.2.4. Thu nhập.
2.2.5. Mức thu nhập.
2.2.6. Tiện nghi sinh hoạt.
II. Kết quả nghiên cứu.
1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
1.1. Vị trí địa lý.
1.2. Về giáo dục.
1.3. Về y tế.
1.4. Về sản xuất nông nghiệp.
1.5. Về văn hoá.
1.6. Về dân số.
1.7. Về lao động tại khu công nghiệp.
1.8. Về giao thông thuỷ lợi.
1.9. Trật tự xã hội.
2. Sơ lược về thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân xã Ái Quốc.
2.1. Sự chuyển đổi thu nhập của người dân so với năm 2003 ở xã Ái Quốc.
2.2 Điều kiện sinh hoạt của người dân xã Ái Quốc.
2.2.1. Về nhà ở.
2.2.2. Về tiện nghi sinh hoạt.
2.2.3. Về điều kiện nhà vệ sinh.
3.Tìm hiểu sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt của những hộ gia đình có thu nhập khác nhau.
3.1. Mối liên hệ nhà ở và thu nhập.
3.2. Mối liên hệ giữa nghề nghiệp và tiện nghi sinh hoạt.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH0t.doc