CHƯƠNG 1:
CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ
VÀNG VÀ LẠM PHÁT
1.1 Vàng là dấu hiệu chỉ báo và bảo hiểm chống lại lạm phát.
Nghiên cứu này cố gắng điều tra xem liệu vàng hay dầu là chỉ báo tốt hơn về lạm phát và cố gắng tìm ra giữa vàng và dầu, đâu là nhân tố cung cấp hàng rào chống lại lạm phát tốt hơn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các mối quan hệ lâu dài giữa giá dầu, vàng và tỷ lệ lạm phát đã được điều tra bằng cách sử dụng dữ liệu hàng tháng về giá dầu, vàng và tỷ lệ lạm phát. Các dữ liệu bao gồm các giai đoạn từ ngày 10/02/1994 đến ngày 12/02/2008. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng chỉ số CPI hiển thị một mối tương quan cao với cả giá vàng và giá dầu. Kết quả cũng cho thấy vàng là một chỉ số dự báo lạm phát tốt hơn so với dầu. Nghiên cứu kết luận rằng khả năng bảo hiểm rủi ro lạm phát của cả vàng và dầu phụ thuộc vào sự tồn tại của một mối quan hệ ổn định lâu dài với tỷ lệ lạm phát, với lưu ý rằng vàng và CPI cũng như giá dầu và CPI không có quan hệ đồng liên kết có nghĩa là không có mối quan hệ lâu dài giữa tỷ lệ lạm phát và giá vàng, giá dầu. Sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods năm 1971, các nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm các loại tiền tệ làm "nơi trú ẩn an toàn". Tuy nhiên các loại tiền tệ an toàn nhất lại có liên quan đến nguy cơ kinh tế và chính trị. Vào thời điểm đó đầu tư vàng hóa ra là một cách để tự bảo hiểm rủi ro. Vàng đóng vai trò tiền tệ trong nhiều thế kỷ và không bao giờ được sử dụng trong quá trình sản xuất do đó nó đã giữ sức mua của nó về lâu dài (Jastram, 1977). Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh khoản cao và nó phản ứng với những thay đổi giá (Lawrence, 2003). Hơn nữa, không giống như các hàng hóa khác, vàng được sản xuất để tích lũy, tất cả số vàng đã từng được khai thác vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay (Ranson và Wainwright, 2005). Bởi vì vàng không phải là đầu vào ngành công nghiệp chính, giá cả tương đối của nó không thay đổi theo chu kỳ kinh doanh (Ranson và Wainwright, 2005).
Hội đồng Vàng Thế giới (2005) tuyên bố vàng là một hàng rào hiệu quả chống lạm phát, có tương quan nghịch với đồng đô la Mỹ và do đó là tiền tệ trú ẩn chống lại lạm phát tốt. Nếu vàng là hàng rào hoàn hảo trong nội bộ một quốc gia thì giá vàng tính theo đồng tiền trong nước đó nên tăng ở mức tương tự như chỉ số giá trong nước. Nếu vàng là hàng rào hoàn hảo bên ngoài một quốc gia thì giá vàng tính theo đồng tiền nước đó nên tăng cùng một tỷ lệ tương tự như tỷ giá của nước đó. Vàng được coi là một hàng rào chống lại lạm phát nếu những thay đổi trong lợi nhuận trên đầu tư vàng có thể bù đắp được những thay đổi trong mức giá chung của một quốc gia cụ thể.
Sherman (1986), Jaffe (1989), Chua và cộng sự (1990) đã chứng minh rằng vàng cung cấp lợi ích cho việc đa dạng hoá. Ariovich (1983), Aggarwal và cộng sự (1992), Dooley và cộng sự (1995) chỉ ra rằng vàng là một hàng rào hiệu quả chống lại lạm phát, tình trạng bất ổn chính trị và rủi ro tiền tệ.
Laurent (1994) điều tra các mối quan hệ giữa giá vàng và chỉ số giá bán buôn ở Mỹ và kết luận rằng giá vàng và chỉ số giá bán buôn có quan hệ tương ứng chặt chẽ từ năm 1888 đến năm 1992. Tuy nhiên giá vàng được tìm thấy biến động hơn so với chỉ số giá bán buôn trong ngắn hạn. Garner (1995) kiểm tra các tín hiệu bước ngoặt của giá vàng trong giai đoạn 1960-1995 tại Hoa Kỳ để xem giá vàng có phải là chỉ báo tốt về lạm phát. Mahdavi và Zhou (1997) so sánh giá vàng và giá hàng hóa, đâu là chỉ số lạm phát hàng đầu bằng cách áp dụng phương pháp đồng liên kết qua các thời kỳ 1958:Q1-1994:Q4 và 1970:Q1-1994:Q4. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá vàng có thể là chỉ báo lạm phát tốt phụ thuộc vào khoảng thời gian kiểm tra. Harmston (1998) xây dựng sức mua của các chỉ số vàng bằng cách chia các chỉ số vàng cho các chỉ số giá bán buôn và so sánh các chỉ số này với nhau giữa các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản trong những khoảng thời gian khác nhau. Nghiên cứu của ông khẳng định rằng vàng là nơi trú ẩn hiệu quả chống lại lạm phát lâu dài. Gosh và cộng sự (2002) cũng kết luận rằng có một mối quan hệ lâu dài giữa giá vàng và chỉ số giá bán buôn của Mỹ bằng cách sử dụng dữ liệu hàng tháng 1976-1999 với kỹ thuật đồng liên kết. Ranson và Wainright (2005)áp dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để xem liệu dầu hay giá vàng là chỉ báo tốt hơn về lạm phát và lãi suất không dự kiến trước được. Nghiên cứu kết luận rằng giá vàng tốt hơn so với giá dầu trong vai trò là yếu tố dự báo lạm phát năm tới.
Dữ liệu sử dụng trong phân tích được lấy từ tháng 01/1996 đến tháng 02/2008 với 146 quan sát. Dữ liệu bao gồm các quan sát hàng tháng của giá vàng, giá dầu và tỷ lệ lạm phát dựa trên chỉ số giá tiêu dùng thu được từ Istanbul Gold Exchange, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và Reuters. Để đánh giá độ mạnh của mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ lệ lạm phát, dầu và tỷ lệ lạm phát, phương pháp đơn giản nhất là nhìn vào cấu trúc tương quan của các nhân tố được đo bằng hệ số tương quan. Kiểm định nghiệm đơn vị và tiêu chuẩn ADF được áp dụng cho chuỗi số liệu giá vàng, giá dầu và chỉ số giá tiêu dùng để xem xét các thuộc tính tĩnh của chúng.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy CPI có liên quan chặt chẽ với cả giá vàng và giá dầu với thực tế là vàng có tương quan với chỉ số CPI nhiều hơn so với giá dầu. Các khả năng bảo hiểm rủi ro lạm phát của vàng và dầu phụ thuộc vào sự tồn tại của một mối quan hệ ổn định lâu dài giữa tỷ lệ lạm phát và giá vàng, giá dầu. Tuy nhiên, kiểm định đồng liên kết khẳng định rằng giá vàng và CPI cũng như giá dầu và CPI không có quan hệ đồng liên kết, có nghĩa là không có mối quan hệ lâu dài giữa tỷ lệ lạm phát và giá vàng, giá dầu.
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2681 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạm phát
Bảng 2.3: Kiểm định đồng liên kết giữa giá vàng và lạm phát :
Sample (adjusted): 6 108
Included observations: 103 after adjustments
Trend assumption: Linear deterministic trend
Series: P G
Lags interval (in first differences): 1 to 4
Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace)
Hypothesized Trace 0.05
No. of CE(s) Eigenvalue Statistic
Critical
Value Prob.**
None * 0.194161 33.46860 15.49471 0.0000
At most 1 * 0.103329 11.23383 3.841466 0.0008
Trace test indicates 2 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level
* denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level
**MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values
Với mức ý nghĩa 5%, ta thấy Trace Statitics > Critical Value nên bác bỏ giả thuyết
H0 : không có đồng liên kết giữa giá vàng và lạm phát, nghĩa là giữa giá vàng và
lạm phát có tính đồng liên kết và tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa chúng, do đó
không tồn tại hiện tượng hồi qui tương quan giả trong mô hình trên, và các kiểm
định thống kê truyền thống vẫn áp dụng trong các trường hợp này.
2.6.4 Giả thuyết 1: Giá vàng tác động đến lạm phát
11
66
)(*)(* ε++−+−= ∑∑ == CjGaiPaP n
j
j
n
i
i
Kết quả kiểm định mô hình (1)
Bảng 2.4: Kết quả kiểm định giả thuyết giá vàng tác động đến lạm phát
Dependent Variable: P
Method: Least Squares
Trang
46
Sample (adjusted): 7 108
Included observations: 102 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 34.74035 12.25421 2.834973 0.0057
P(-1) 0.411472 0.106559 3.861456 0.0002
P(-2) 0.072747 0.112656 0.645745 0.5201
P(-3) 0.240375 0.112767 2.131601 0.0358
P(-4) -0.095958 0.110734 -0.866561 0.3885
P(-5) 0.040922 0.102024 0.401106 0.6893
P(-6) -0.094443 0.095367 -0.990307 0.3247
G(-1) 0.030682 0.020533 1.494316 0.1386
G(-2) 0.062023 0.021398 2.898519 0.0047
G(-3) -0.002456 0.022774 -0.107862 0.9143
G(-4) 0.018403 0.022487 0.818386 0.4153
G(-5) -0.046703 0.021977 -2.125075 0.0364
G(-6) 0.017419 0.022032 0.790624 0.4313
R-squared 0.462760 Mean dependent var 100.7465
Adjusted R-squared 0.390323 S.D. dependent var 0.891674
S.E. of regression 0.696235 Akaike info criterion 2.232306
Sum squared resid 43.14214 Schwarz criterion 2.566862
Log likelihood -100.8476 F-statistic 6.388469
Durbin-Watson stat 1.987788 Prob(F-statistic) 0.000000
Với giả thuyết giá vàng có tác động đến lạm phát, chúng ta sẽ kiểm định có phải các
biến tỷ lệ tăng giá vàng G(-1), G(-2), G(-3), G(-4), G(-5), G(-6) là những biến thừa
trong mô hình hay không, nghĩa là chúng ta kiểm định giả thuyết H0: hệ số của các
biến G(-1), G(-2), G(-3), G(-4), G(-5), G(-6) đồng thời bằng 0 với mức ý nghĩa α =
5%. Nếu kết quả kiểm định bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa giá vàng có tác động đến
lạm phát và cần thiết đưa các biến tỷ lệ tăng giá vàng vào mô hình kiểm định.
Kết quả kiểm định LR trong Eviews như sau:
Bảng 2.5: Kết quả kiểm định LR cho giả thuyết giá vàng tác động đến lạm phát
Redundant Variables: G(-1) G(-2) G(-3) G(-4) G(-5) G(-6)
F-statistic 2.746481 Prob. F(6,89) 0.017023
Log likelihood ratio 17.32719 Prob. Chi-Square(6) 0.008153
Trang
47
Test Equation:
Dependent Variable: P
Method: Least Squares
Sample: 7 108
Included observations: 102
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 46.80617 12.31065 3.802088 0.0003
P(-1) 0.476929 0.101920 4.679452 0.0000
P(-2) 0.118787 0.113332 1.048141 0.2972
P(-3) 0.179331 0.113218 1.583948 0.1165
P(-4) -0.145252 0.109671 -1.324433 0.1885
P(-5) 0.031147 0.106118 0.293515 0.7698
P(-6) -0.125454 0.097601 -1.285375 0.2018
R-squared 0.363287 Mean dependent var 100.7465
Adjusted R-squared 0.323074 S.D. dependent var 0.891674
S.E. of regression 0.733629 Akaike info criterion 2.284534
Sum squared resid 51.13016 Schwarz criterion 2.464679
Log likelihood -109.5112 F-statistic 9.033973
Durbin-Watson stat 2.002301 Prob(F-statistic) 0.000000
Kết quả hồi quy trên cho thấy giá trị xác suất Prob. F(6,89) = 1.7023% < α = 5%:
bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là các các biến tỷ lệ tăng giá vàng G(-1), G(-2), G(-
3), G(-4), G(-5), G(-6) không phải là những biến thừa trong mô hình, hay nói cách
khác sự tăng giảm của giá vàng có tác động đến lạm phát. Giá vàng tăng 1% thì
lạm phát sẽ tăng 0.030682% trong tháng tiếp theo.
Adjusted R-squared = 39.0323% có nghĩa là: Mô hình giải thích được 39.03%, còn
60.97% sẽ được giải thích bởi các yếu tố khác ngoài mô hình.
2.6.5 Giả thuyết 2: Lạm phát tác động đến giá vàng
22
66
)(*)(* ε++−+−= ∑∑ == CjGbiPbG n
j
j
n
i
i
Kết quả kiểm định mô hình (2)
Bảng 2.6: Kết quả kiểm định giả thuyết lạm phát tác động đến giá vàng
Trang
48
Dependent Variable: G
Method: Least Squares
Sample (adjusted): 7 108
Included observations: 102 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 197.9561 62.74911 3.154724 0.0022
G(-1) 0.222340 0.105141 2.114688 0.0373
G(-2) -0.194583 0.109572 -1.775853 0.0792
G(-3) 0.111098 0.116618 0.952663 0.3433
G(-4) -0.063215 0.115146 -0.548997 0.5844
G(-5) -0.090891 0.112536 -0.807663 0.4214
G(-6) -0.117043 0.112815 -1.037473 0.3023
P(-1) 0.491814 0.545646 0.901342 0.3698
P(-2) -0.615817 0.576866 -1.067523 0.2886
P(-3) 0.546626 0.577437 0.946641 0.3464
P(-4) -0.352880 0.567026 -0.622334 0.5353
P(-5) -0.077518 0.522423 -0.148381 0.8824
P(-6) -0.813309 0.488338 -1.665462 0.0993
R-squared 0.180596 Mean dependent var 101.8355
Adjusted R-squared 0.070115 S.D. dependent var 3.697118
S.E. of regression 3.565152 Akaike info criterion 5.498856
Sum squared resid 1131.217 Schwarz criterion 5.833411
Log likelihood -267.4417 F-statistic 1.634629
Durbin-Watson stat 1.972707 Prob(F-statistic) 0.096189
Với giả thuyết lạm phát có tác động đến giá vàng, chúng ta sẽ kiểm định có phải các
biến lạm phát P(-1), P(-2), P(-3), P(-4), P(-5), P(-6) là những biến thừa trong mô
hình hay không, nghĩa là chúng ta kiểm định giả thuyết H0: hệ số của các biến P(-1),
P(-2), P(-3), P(-4), P(-5), P(-6) đồng thời bằng 0 với mức ý nghĩa α = 5%. Nếu kết
quả kiểm định bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa lạm phát có tác động đến giá vàng và
cần thiết đưa các biến lạm phát vào mô hình kiểm định.
Kết quả kiểm định LR trong Eviews như sau:
Bảng 2.7: Kết quả kiểm định LR cho giả thuyết lạm phát tác động đến giá vàng
Redundant Variables: P(-1) P(-2) P(-3) P(-4) P(-5) P(-6)
Trang
49
F-statistic 1.080210 Prob. F(6,89) 0.380440
Log likelihood ratio 7.169949 Prob. Chi-Square(6) 0.305416
Test Equation:
Dependent Variable: G
Method: Least Squares
Sample: 7 108
Included observations: 102
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 104.1915 22.13291 4.707540 0.0000
G(-1) 0.258184 0.101303 2.548640 0.0124
G(-2) -0.157238 0.105705 -1.487514 0.1402
G(-3) 0.167497 0.107259 1.561613 0.1217
G(-4) -0.060693 0.107346 -0.565396 0.5731
G(-5) -0.064659 0.106641 -0.606326 0.5457
G(-6) -0.166453 0.104376 -1.594744 0.1141
R-squared 0.120925 Mean dependent var 101.8355
Adjusted R-squared 0.065404 S.D. dependent var 3.697118
S.E. of regression 3.574171 Akaike info criterion 5.451502
Sum squared resid 1213.596 Schwarz criterion 5.631648
Log likelihood -271.0266 F-statistic 2.178015
Durbin-Watson stat 1.978606 Prob(F-statistic) 0.051751
Kết quả hồi quy trên cho thấy giá trị xác suất Prob. F(6,89) = 38.0440% > α = 5%:
chấp nhận giả thuyết H0, có nghĩa là các biến lạm phát P(-1), P(-2), P(-3), P(-4), P(-
5), P(-6) là những biến thừa trong mô hình, hay nói cách khác lạm phát không tác
động đến giá vàng.
2.6.6 Kết quả kiểm định Granger giữa giá vàng và lạm phát
Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa giá vàng và lạm phát tại Việt
Nam trong giai đoạn từ tháng 01/2002 đến tháng 12/2010 với độ trễ (lag) từ 2 đến 6
tháng như sau:
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả giữa giá vàng và lạm phát
Trang
50
Lags Null Hypothesis F-Statistics Probability
2 G does not Granger Cause P 6.65911 0.00192
P does not Granger Cause G 1.73398 0.25779
3 G does not Granger Cause P 4.99909 0.00287
P does not Granger Cause G 0.92989 0.42935
4 G does not Granger Cause P 3.17655 0.01699
P does not Granger Cause G 1.18700 0.32157
5 G does not Granger Cause P 3.36552 0.00775
P does not Granger Cause G 0.96114 0.44587
6 G does not Granger Cause P 2.74648 0.01702
P does not Granger Cause G 1.08021 0.38044
Kết quả hồi quy trên cho thấy:
- Với mức ý nghĩa α = 5%: kết quả bác bỏ giả thuyết H0: giá vàng không có
quan hệ nguyên nhân kết quả với lạm phát (với độ trễ được xác định từ 2 đến
6 tháng), nghĩa là giá vàng có tác động đến lạm phát. Do hiệp phương sai
giữa giá vàng và lạm phát dương nên giữa giá vàng và lạm phát có mối quan
hệ cùng chiều, giá vàng tăng thì lạm phát tăng, giá vàng giảm thì lạm phát
giảm.
- Với mức ý nghĩa α = 5%: kết quả chấp nhận giả thuyết H0: lạm phát không
có tác động đến sự thay đổi của giá vàng (với độ trễ được xác định từ 2 đến 6
tháng).
2.6.7 Sự tác động của tỷ giá USD/VND đến mô hình kiểm định
Với những kết quả kiểm định trên có thể thấy giá vàng và lạm phát có quan hệ nhân
quả, nhưng rất có thể chúng ta đã bỏ qua một biến quan trọng đó là sự tác động của
tỷ giá USD/VND đến cả giá vàng và lạm phát.
Khi đưa biến tỷ giá USD/VND vào mô hình và kiểm định, ta có kết quả là tác động
của tỷ giá USD/VND đối với lạm phát và giá vàng không có ý nghĩa thống kê. Xin
xem kết quả ở bảng dưới:
Bảng 2.9: Kiểm định đồng liên kết giữa giá vàng, lạm phát và tỷ giá USD/VND
Sample (adjusted): 6 108
Included observations: 103 after adjustments
Trang
51
Trend assumption: Linear deterministic trend
Series: P G USD
Lags interval (in first differences): 1 to 4
Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace)
Hypothesized Trace 0.05
No. of CE(s) Eigenvalue Statistic
Critical
Value Prob.**
None * 0.211050 51.07773 29.79707 0.0001
At most 1 * 0.166731 26.66129 15.49471 0.0007
At most 2 * 0.073600 7.874264 3.841466 0.0050
Trace test indicates 3 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level
* denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level
**MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values
Với mức ý nghĩa 5%, ta thấy Trace Statitics > Crititcal Value, nên bác bỏ giả thuyết
H0, nghĩa là giữa giá vàng, lạm phát và tỷ giá USD/VND có tính đồng liên kết và
tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa chúng, do đó không có hiện tượng hồi qui tương
quan giả trong phương trình và các kiểm định thống kê truyền thống vẫn áp dụng
trong trường hợp này.
Bảng 2.10: Kết quả kiểm định giả thuyết tỷ giá USD/VND tác động đến lạm phát
Dependent Variable: P
Method: Least Squares
Sample (adjusted): 7 108
Included observations: 102 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 79.60627 24.88038 3.199560 0.0020
P(-1) 0.345528 0.110715 3.120862 0.0025
P(-2) 0.073753 0.112900 0.653259 0.5154
P(-3) 0.252742 0.112024 2.256138 0.0267
P(-4) -0.072829 0.111658 -0.652244 0.5160
P(-5) 0.045926 0.102525 0.447952 0.6554
P(-6) -0.081871 0.096265 -0.850480 0.3975
G(-1) 0.029781 0.021185 1.405764 0.1635
G(-2) 0.063668 0.021740 2.928592 0.0044
Trang
52
Với giả thuyết tỷ giá có tác động đến lạm phát, chúng ta sẽ kiểm định có phải các
biến tỷ giá USD(-1), USD(-2), USD(-3), USD(-4), USD(-5), USD(-6) là những biến
thừa trong mô hình hay không, nghĩa là chúng ta kiểm định giả thuyết H0: hệ số của
các biến USD(-1), USD(-2), USD(-3), USD(-4), USD(-5), USD(-6) đồng thời bằng
0 với mức ý nghĩa α = 5%. Nếu kết quả kiểm định bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa tỷ
giá có tác động đến lạm phát và cần thiết đưa các biến tỷ giá vào mô hình kiểm
định.
Kết quả kiểm định LR trong Eviews như sau:
Bảng 2.11: Kết quả kiểm định LR cho giả thuyết tỷ giá USD/VND tác động đến lạm
phát
Redundant Variables: USD(-1) USD(-2) USD(-3) USD(-4) USD(-5)
USD(-6)
F-statistic 1.278037 Prob. F(6,83) 0.276370
Log likelihood ratio 9.013367 Prob. Chi-Square(6) 0.172828
Test Equation:
Dependent Variable: P
G(-3) 0.003287 0.023192 0.141749 0.8876
G(-4) 0.025010 0.022997 1.087510 0.2800
G(-5) -0.041093 0.023023 -1.784876 0.0779
G(-6) 0.012820 0.022772 0.562968 0.5750
USD(-1) -0.012461 0.091596 -0.136048 0.8921
USD(-2) -0.021473 0.100586 -0.213481 0.8315
USD(-3) -0.079390 0.101327 -0.783500 0.4356
USD(-4) -0.137432 0.102386 -1.342291 0.1832
USD(-5) -0.150920 0.101090 -1.492935 0.1392
USD(-6) -0.048280 0.102163 -0.472582 0.6378
R-squared 0.508197 Mean dependent var 100.7465
Adjusted R-squared 0.401541 S.D. dependent var 0.891674
S.E. of regression 0.689800 Akaike info criterion 2.261587
Sum squared resid 39.49341 Schwarz criterion 2.750553
Log likelihood -96.34094 F-statistic 4.764822
Durbin-Watson stat 1.982402 Prob(F-statistic) 0.000000
Trang
53
Method: Least Squares
Sample: 7 108
Included observations: 102
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 34.74035 12.25421 2.834973 0.0057
P(-1) 0.411472 0.106559 3.861456 0.0002
P(-2) 0.072747 0.112656 0.645745 0.5201
P(-3) 0.240375 0.112767 2.131601 0.0358
P(-4) -0.095958 0.110734 -0.866561 0.3885
P(-5) 0.040922 0.102024 0.401106 0.6893
P(-6) -0.094443 0.095367 -0.990307 0.3247
G(-1) 0.030682 0.020533 1.494316 0.1386
G(-2) 0.062023 0.021398 2.898519 0.0047
G(-3) -0.002456 0.022774 -0.107862 0.9143
G(-4) 0.018403 0.022487 0.818386 0.4153
G(-5) -0.046703 0.021977 -2.125075 0.0364
G(-6) 0.017419 0.022032 0.790624 0.4313
R-squared 0.462760 Mean dependent var 100.7465
Adjusted R-squared 0.390323 S.D. dependent var 0.891674
S.E. of regression 0.696235 Akaike info criterion 2.232306
Sum squared resid 43.14214 Schwarz criterion 2.566862
Log likelihood -100.8476 F-statistic 6.388469
Durbin-Watson stat 1.987788 Prob(F-statistic) 0.000000
Kết quả hồi quy trên cho thấy giá trị xác suất Prob. F(6,83) = 27.6370% > α = 5%:
chấp nhận giả thuyết H0, có nghĩa là các biến tỷ giá USD(-1), USD(-2), USD(-3),
USD(-4), USD(-5), USD(-6) là những biến thừa trong mô hình, hay nói cách khác
tỷ giá không tác động đến lạm phát.
Tương tự kết quả kiểm định cho thấy tác động của sự thay đổi tỷ giá USD/VND đến
sự thay đổi của giá vàng không có ý nghĩa thống kê. Xin xem bảng dưới:
Bảng 2.12: Kết quả kiểm định giả thuyết tỷ giá USD/VND tác động đến sự thay đổi
giá vàng
Dependent Variable: G
Method: Least Squares
Sample (adjusted): 7 108
Included observations: 102 after adjustments
Trang
54
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 184.3978 129.8587 1.419988 0.1594
G(-1) 0.218836 0.110571 1.979153 0.0511
G(-2) -0.181560 0.113470 -1.600080 0.1134
G(-3) 0.110945 0.121045 0.916566 0.3620
G(-4) -0.076432 0.120030 -0.636769 0.5260
G(-5) -0.061828 0.120165 -0.514522 0.6083
G(-6) -0.145734 0.118853 -1.226170 0.2236
USD(-1) 0.546530 0.478069 1.143202 0.2562
USD(-2) -0.509985 0.524993 -0.971413 0.3342
USD(-3) 0.247706 0.528857 0.468380 0.6407
USD(-4) -0.033458 0.534385 -0.062610 0.9502
USD(-5) -0.591247 0.527620 -1.120592 0.2657
USD(-6) 0.446718 0.533221 0.837774 0.4046
P(-1) 0.391585 0.577860 0.677647 0.4999
P(-2) -0.544205 0.589260 -0.923540 0.3584
P(-3) 0.595711 0.584689 1.018850 0.3112
P(-4) -0.323972 0.582782 -0.555906 0.5798
P(-5) -0.185975 0.535111 -0.347546 0.7291
P(-6) -0.722022 0.502438 -1.437039 0.1545
R-squared 0.220700 Mean dependent var 101.8355
Adjusted R-squared 0.051695 S.D. dependent var 3.697118
S.E. of regression 3.600289 Akaike info criterion 5.566322
Sum squared resid 1075.852 Schwarz criterion 6.055287
Log likelihood -264.8824 F-statistic 1.305880
Durbin-Watson stat 1.996009 Prob(F-statistic) 0.205876
Kết quả kiểm định LR:
Bảng 2.13: Kết quả kiểm định LR cho giả thuyết tỷ giá USD/VND tác động đến sự
thay đổi giá vàng
Redundant Variables: USD(-1) USD(-2) USD(-3) USD(-4) USD(-5)
USD(-6)
F-statistic 0.711883 Prob. F(6,83) 0.640973
Log likelihood ratio 5.118467 Prob. Chi-Square(6) 0.528711
Trang
55
Test Equation:
Dependent Variable: G
Method: Least Squares
Sample: 7 108
Included observations: 102
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 197.9561 62.74911 3.154724 0.0022
G(-1) 0.222340 0.105141 2.114688 0.0373
G(-2) -0.194583 0.109572 -1.775853 0.0792
G(-3) 0.111098 0.116618 0.952663 0.3433
G(-4) -0.063215 0.115146 -0.548997 0.5844
G(-5) -0.090891 0.112536 -0.807663 0.4214
G(-6) -0.117043 0.112815 -1.037473 0.3023
P(-1) 0.491814 0.545646 0.901342 0.3698
P(-2) -0.615817 0.576866 -1.067523 0.2886
P(-3) 0.546626 0.577437 0.946641 0.3464
P(-4) -0.352880 0.567026 -0.622334 0.5353
P(-5) -0.077518 0.522423 -0.148381 0.8824
P(-6) -0.813309 0.488338 -1.665462 0.0993
R-squared 0.180596 Mean dependent var 101.8355
Adjusted R-squared 0.070115 S.D. dependent var 3.697118
S.E. of regression 3.565152 Akaike info criterion 5.498856
Sum squared resid 1131.217 Schwarz criterion 5.833411
Log likelihood -267.4417 F-statistic 1.634629
Durbin-Watson stat 1.972707 Prob(F-statistic) 0.096189
Về mặt lý thuyết, giá vàng trong nước tăng cao hơn so với giá vàng thế giới là do
chúng ta đang chịu sự tác động của tỷ giá USD/VND, nhưng kết quả kiểm định lại
cho thấy mối quan hệ giữa giá vàng, lạm phát và tỷ giá USD/VND không có ý
nghĩa về mặt thống kê. Điều này có thể là do trong mô hình sử dụng dữ liệu tỷ giá
USD/VND do NHNN công bố, trong khi giá vàng giao dịch trên thị trường thường
được tính toán theo tỷ giá USD/VND tự do. Tuy nhiên, trong những năm qua tỷ giá
USD/VND chính thức cũng thường theo sát xu hướng của tỷ giá USD/VND tự do,
nên kết quả có thể được ghi nhận là tỷ giá USD/VND, lạm phát và giá vàng không
có quan hệ nhân quả.
Trang
56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong phần nghiên cứu này, tác giả đi sâu vào phân tích mối quan hệ nhân quả giữa
giá vàng, lạm phát và tỷ giá USD/VND. Dữ liệu được hồi quy dựa trên phương
pháp bình phương bé nhất OLS kèm theo các điều kiện ràng buộc kiểm định biến
thừa LR trong mô hình. Kiểm định đồng liên kết được thực hiện và dữ liệu cho kết
quả giữa giá vàng, lạm phát và tỷ giá USD/VND có tính đồng liên kết và tồn tại mối
quan hệ dài hạn giữa chúng, do đó không có hiện tượng hồi qui tương quan giả
trong phương trình và các kiểm định thống kê truyền thống vẫn áp dụng trong
trường hợp này. Cuối cùng, để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa các biến giá
vàng, lạm phát và tỷ giá USD/VND tác giả thực hiện kiểm định nhân quả Granger
(Granger Causality).
Kết quả kiểm định nhân quả Granger cặp giữa giá vàng và lạm phát và kiểm định
Granger có biến kiểm soát tỷ giá USD/VND cho thấy giá vàng có tác động đến lạm
phát, giá vàng tăng sẽ làm cho lạm phát tăng (sự biến thiên cùng chiều). Do đó, làm
thế nào để bình ổn giá vàng, làm thế nào để kiềm chế lạm phát hay nói cách khác là
làm thế nào để ổn định vĩ mô là một câu hỏi đặt ra cho các nhà hoạch định chính
sách kinh tế của đất nước.
Trang
57
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG
Trong bối cảnh giá trị đồng nội tệ thấp, áp lực mất giá lớn, thì sự gia tăng mạnh giá
vàng theo xu hướng hiện nay sẽ làm tăng động lực sử dụng vàng với tính chất là
một công cụ tiền tệ, cho tất cả các mục đích cất trữ, dự phòng, định giá và thanh
toán, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam, với các quy định về giao dịch kinh
doanh vàng còn khá thông thoáng (Trung Quốc mới nới lỏng quyền sở hữu vàng cá
nhân vài năm trở lại đây) gây khó khăn cho việc quản lý tiền tệ của các cơ quan
chức năng. Việc tăng mạnh giá vàng và sử dụng vàng cho các mục đích tiền tệ sẽ
đội giá của các mặt hàng được mua – bán, thanh toán bằng vàng, gây sức ép không
nhỏ tới lạm phát trong nền kinh tế. Một khi thiếu cơ chế quản lý vàng với tính chất
là một công cụ tiền tệ trong trường hợp này sẽ khó có thể đạt được các mục tiêu
kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, đặc biệt với xu hướng giá vàng đã, đang và sẽ
còn diễn biến phức tạp.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý thị trường vàng và những hạn chế
bất cập trong công tác quản lý vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước và thị trường
vàng trong nước, có thể rút ra một số bài học hay đề xuất có ý nghĩa lý luận cũng
như thực tiễn đối với quản lý vàng của Việt Nam. Các gợi ý chính sách này nếu
được áp dụng cần có một lộ trình thích hợp.
3.1 Chính sách tài chính tiền tệ phù hợp
Nền kinh tế Việt Nam tính từ năm 1990 đến 2010 liên tục trong tình trạng bất ổn
định. Thị trường tiền tệ tín dụng có nhiều dấu hiệu giảm tính thanh khoản; thị
trường chứng khoán luôn trong tình trạng bất ổn; thị trường bất động sản đóng băng
và ngày càng có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng. Tình trạng lạm phát của nền kinh tế
chưa có dấu hiệu khả quan. Xét một cách khách quan thì các nguyên nhân tác động
tới thực trạng nền kinh tế của Việt Nam nói trên trước hết là do khủng hoảng kinh tế
của quốc tế, trong đó đặc biệt là giá dầu và các nguyên liệu đầu vào tăng cao. Thứ
đến là những thiên tai, bệnh dịch xảy ra triền miên đối với nền kinh tế của Việt Nam
trong những năm qua. Tuy nhiên, một nhân tố có tác động không nhỏ tới tình hình
Trang
58
trên phải xét đến là các chính sách điều hành tiền tệ tín dụng, các giải pháp chống
lạm phát vừa qua chưa thích hợp.
Các giải pháp chống lạm phát dựa trên chính sách thắt chặt tiền tệ của Việt Nam
bao gồm các vấn đề cơ bản như tăng lãi suất cơ bản, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối
với các ngân hàng, rút bớt tiền khỏi lưu thong để chống lạm phát. Sau hơn một năm,
các giải pháp thắt chặt tiền tệ này đã dẫn đến những kết quả không mong muốn. Các
NHTM lao vào một cuộc hạy đua tăng lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền gửi mà các ngân
hàng huy động đã tiến đến lãi suất trần 19%, thậm chí 21% nhưng vẫn khó huy
động. Với lãi suất này thì có đến 90% các DN không thể vay vốn ngân hàng để kinh
doanh được vì tỉ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROI) chỉ trên dưới 12%/năm. Kết
hợp với giá xăng dầu, vật liệu đầu vào tăng trong khi giá đầu ra bị khống chế để
chống lạm phát, các DN càng rơi vào tình trạng thua lỗ và có nguy cơ bị phá sản
hàng loạt. Khi các DN giảm sức cung hàng hóa hoặc thua lỗ dẫn đến các khoản thuế
của nhà nước sẽ giảm sút, dẫn đến giảm thu ngân sách. Bên cạnh đó, tình trạng cấp
bù giá, trợ giá tràn lan các mặt hàng để chống lạm phát sẽ làm cho các khoản thu
ngân sách vốn đã giảm do các DN bị thua lỗ hoặc phá sản lại trở nên thất thu nhiều
hơn. Để bảo đảm chi phí cho bộ máy hành chính vốn nặng nề và cấp bù lỗ cho các
mặt hàng nhà nước khống chế giá đầu ra, Nhà nước có lẽ không có cách nào khác là
phải phát hành tiền hoặc đi vay để bù đắp. Tình trạng này sẽ dẫn đến tình hình lạm
phát vốn đã trầm trọng sẽ trầm trọng hơn. Bài học về lạm phát năm 1982 đến 1986
vẫn còn nóng hổi đối với Việt Nam. Việc thắt chặt tiền tệ, tín dụng bằng cách bắt
buộc các NHTM tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, yêu cầu các NHTM mua trái phiéu với
lãi suất thấp…làm cho số vốn khả dụng để cho vay của các ngân hàng giảm đi, dẫn
đến họ phải đầu tư số vốn còn lại sau khi trừ phần dự trữ cất kho vào những lĩnh
vực có rủi ro cao như cho vay chứng khoán; cho vay kinh doanh bất động sản…với
lãi suất cao nhằm bù đắp cho số vốn huy động lãi suất cao đang phải để dự trữ trong
kho hoặc mua trái phiếu chính phủ với lãi suất thấp. Kết quả là, nguy cơ các NHTM
bị mất vốn, thua lỗ đang ngày càng hiện hữu; tính thanh khoản của hệ thống ngân
hàng ngày càng lún sâu với khó khăn chồng chất.
Trang
59
Chính sách tín dụng can thiệp bằng biện pháp hành chính như trên, không những đã
làm khó cho NHTM mà còn đẩy các DN vào khó khăn về chi phí lãi suất tăng cao
và khó khăn trong việc vay vốn. Tác động của các biện pháp này có ảnh hưởng lan
rộng và sâu sắc đến thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Kết quả làm
cho hai thị trường này lao dốc không phanh như đã đề cập ở trên.
Vì vậy để chống lạm phát, chống khủng hoảng kinh tế, ổn định và phát triển nền
kinh tế, Việt Nam cần tham khảo các giải pháp của Mỹ trong thời gian vừa qua,
FED- Cục dự trữ quốc gia Hoa Kỳ đã thực hiện 3 giải pháp cơ bản: Thứ nhất, cắt
giảm lãi suất. Mục đích của giải pháp này là nhàm bảo đảm cho các DN của Mỹ huy
động được vốn với lãi suất thấp để giảm chi phí, giảm giá thành trong điều kiện giá
xăng dầu thế giới tăng cao. Trong trường hợp giá đầu ra chưa thể tăng tương ứng
với đầu vào đối với các hàng hóa mà DN bán ra, thì việc cắt giảm lãi của FED là hết
sức quan trọng giúp các DN của Mỹ tồn tại và hoạt động kinh doanh có lãi. Bên
cạnh đó, với lãi suất thấp, các ngân hàng cho vay tiêu dùng lãi suất sẽ thấp, điều này
giúp cho các con Nợ của ngân hàng giảm bớt căng thẳng về vốn vay và thúc đẩy
sức tiêu dùng của nền kinh tế; Thứ hai, bơm tiền vào lưu thông trên hai kênh: cho
các NHTM vay với lãi suất thấp để ngân hàng cho các DN vay lãi suất thấp nhằm
tay tính thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng, đồng thời hòan thuế cho người
dân nhằm kích cầu tiêu dùng đối với nền kinh tế; Thứ ba, không khống chế bất kỳ
giá đầu ra của hàng hóa nào, kể cả xăng dầu. FED có quan điểm rất rõ ràng không
dùng giải pháp hành chính để can thiệp vào giá cả thị trường, mà dùng các biện
pháp kinh tế như chính sách thuế, chính sách tín dụng lãi suất thấp và tăng tính cạnh
tranh của nền kinh tế.
Những giải pháp của FED đã được kiểm chứng qua nền kinh tế Mỹ, khi áp dụng
vào nước ta có thể sẽ có những điều chỉnh phù hợp hơn.
3.2 Ổn định tâm lý thị trường
Những đợt tăng giá vàng vừa qua, nhất là những ngày đầu tháng 11/2009 và tháng
11/2010, nằm trong thời điểm nền kinh tế khá ổn định, như chỉ số lạm phát là một
con số, tiền đồng không hề mất giá, dự trữ ngoại tệ và nợ nằm trong chuẩn cho
Trang
60
phép... Như vậy, áp lực của những chỉ số kinh tế vĩ mô đã không buộc người dân
phải tìm đến vàng như là thứ hàng hóa để bảo tồn giá trị dồng tiền.
Cũng cần nhắc lại, vào thời điểm cuối tháng 10 và vài ngày trước khi giá vàng “hỗn
loạn” trong đầu tháng 11, giá vàng cũng đã rất cao, nhưng giao dịch hết sức trầm
lắng. Vậy mà khi giá vàng lần lượt phá vỡ các cột mốc 26 triệu đồng/lượng rồi đến
27 triệu đồng/lượng, hiện tượng tranh mua tranh bán bắt đầu xuất hiện, đỉnh điểm là
ngày 11/11, giá vàng và giá USD thị trường tự do bị đẩy lên mức cao nhất từ trước
đến nay: trên 29 triệu đồng/lượng và 20.000 đồng/USD.
Tuy thị trường vàng trong nước đã liên thông với giá vàng thế giới, thế nhưng việc
giá vàng trong nước luôn vượt giá vàng thế giới từ 1 triệu rồi đến 5 triệu đồng, đã
cho thấy bên cạnh việc đầu cơ, đã có sự “tiếp tay” của “tâm lý đám đông”. Liên tiếp
trong nhiều năm, đã xảy ra nhiều cơn sốt giá, như năm 2007 là chuyện xếp hàng
đăng ký mua nhà khi còn nằm trên giấy với kỳ vọng sẽ bán lại với giá cao hơn
nhiều, đã đẩy giá nhà đất vào cơn sốt, rồi chuyện cuối tháng 4/2008, người dân ùn
ùn đi mua gạo đã đẩy giá gạo lên cao gấp mấy lần giá bình trong khi Việt Nam là
nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Nếu như cơn sốt nhà đất là do đầu cơ
khá rõ nét, còn cơn sốt gạo là do tin đồn thì “sự hoảng loạn” là từ để giải thích cho
hiện tượng chen lấn mua vàng lúc giá điểm đỉnh. Nếu như năm 2009 chứng kiến
việc người dân đổ xô đi mua vàng khi giá vàng lên mức cao kỷ lục, thì một kịch bản
tương tự đã diễn ra vào năm 2010, khi giá vàng trong nước và quốc tế leo thang
mạnh mẽ. Lý giải cho điều này, trước hết là do yếu tố tâm lý. Tâm lý lo sợ đồng tiền
mất giá, tâm lý thiếu lòng tin vào đồng tiền VND trong lúc lo ngại giá vàng trong
nước sẽ còn tăng nữa khiến nhu cầu vàng tăng mạnh trong khi nguồn cung có hạn,
đã khiến thị trường chứng kiến các “cơn sốt giá vàng” như trong hai năm qua.
Một chuyên gia đến từ Ngân hàng Nhà nước cho rằng, có hai nguyên nhân khiến
người dân chạy theo các cơn sốt giá. Thứ nhất là sức hấp dẫn trong lựa chọn đầu tư
ngắn hạn của người dân đối với các tài sản có giá trị như USD và vàng. Rất nhiều
người hy vọng vào những cơn sốt để tạo “sóng” cao để sinh lợi lớn. Tuy nhiên, chỉ
có một bộ phận nhỏ chủ động đầu cơ là kiếm lãi, còn đa số người dân bị cuốn vào
Trang
61
dòng xoáy tâm lý là bị thua lỗ. Thứ hai, nhiều người dân vẫn quen tích trữ vàng và
USD như là tài sản đảm bảo. Khi giá chớm biến động, người dân sợ mất giá trị tài
sản nên vội đổ ra mua bán gây xáo trộn thị trường, tạo nên cơn sốt.
Trong diễn biến mới đây, NHNN đã khẳng định những biến động tỷ giá USD/VND
trên thị trường tự do có nguyên nhân chính do nhu cầu mua USD từ một bộ phận
dân cư, xuất phát từ tâm lý trong dân và sự thao túng của giới đầu cơ. Biến động tỷ
giá trên thị trường tự do mặc dù không gây những xáo trộn đối với hoạt động của hệ
thống ngân hàng, nhưng có nguy cơ rủi ro đối với người dân. Bằng thực tế đã diễn
ra và những phân tích chuyên môn, các chuyên gia vẫn kêu gọi người dân hãy bình
tĩnh trước các biến động ngắn hạn. Giá cả có thể lên xuống, nhưng chỉ là một phần
bề nổi của thị trường và có rất ít tác động đến cân đối vĩ mô về USD hay vàng.
Những cơn sóng trên thị trường tự do không dành cho hầu hết những người dân
thiếu kiến thức và kinh nghiệm về tiền tệ. Đừng vì tâm lý mà bị cuốn vào vòng xoáy
của những cơn sốt ngắn hạn để chuốc lấy những rủi ro.
Như vậy, “tâm lý đám đông” là một yếu tố chi phối trong các cơn sốt giá, nhất là
khi niềm tin vào sự nhanh nhạy trong quản lý giá của các cơ quan có thẩm quyền bị
xói mòn thì người dân dễ bị dẫn dắt bởi thông tin truyền miệng, tin đồn thổi, và chỉ
chờ có vậy, chỉ cần một nhóm người có tiềm lực kinh tế làm động tác giảm cung
hàng là cơn sốt giá xuất hiện. Thực tế, đối với một cá nhân, việc giá vàng tăng vài
chục phần trăm có lẽ không gây ảnh hưởng gì nhiều, nhưng tâm lý bất ổn khiến rất
nhiều người đổ xô đi mua thứ kim loại quý hiếm này cùng lúc, thì đó lại là hiểm họa
cho cả một nền kinh tế.
Việc hóa giải "tâm lý đám đông " không quá khó, nếu có sự can thiệp nhanh chóng
và kịp thời từ các cơ quan quản lý nhà nước. Trong cơn sốt gạo năm 2008, chỉ cần
Chính phủ yêu cầu các tổng công ty lương thực mở kho đưa gạo dự trữ ra bán đúng
giá như trước khi cơn sốt xảy ra, thì chỉ trong vài ngày, giá gạo bình ổn trở lại. Còn
khi giá vàng leo lên đỉnh điểm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố cho nhập
khẩu vàng không hạn chế, quả bóng giá ngay lập tức xì hơi. Tuy nhiên, những phản
ứng ấy của cơ quan quản lý nhà nước thường là quá chậm. Chẳng hạn, khi giá vàng
Trang
62
ngày 3/11 vượt qua ngưỡng 24 triệu đồng/lượng, gây ngạc nhiên cho nhiều người,
và sau đó lần lượt vượt qua giá vàng thế giới nhiều triệu đồng, để lên đến đỉnh điểm
ngày 11/11, thì Ngân hàng Nhà nước mới phản ứng, tức là chậm cả tuần. Nguyên
nhân có thể là do áp lực kiềm chế nhập siêu, giảm lạm phát, duy trì tỷ giá ổn định
đã khiến các cơ quan quản lý nhà nước đắn đo, nên đã kéo dài quyết định cho nhập
khẩu vàng; hoặc như giải thích của một viên chức ngân hàng khi trả lời báo chí,
rằng, đã từ lâu Ngân hàng Nhà nước không còn can thiệp thị trường vàng vì đây chỉ
là một loại hàng hóa bình thường.
Điểm này có thể đúng khi thị trường vàng hoạt động lành mạnh, thông tin minh
bạch, nhưng khi thị trường vàng còn quá nhiều bất cập, thì rất cần sự can thiệp cũng
như các phát ngôn và cung cấp thông tin chính thức, có chất lượng và trách nhiệm
cao của các cơ quan quản lý nhà nước. Làm được điều này là giúp người dân nâng
cao nhận thức về kinh tế thị trường, ổn định được tâm lý không bị xoáy vào cơn lốc
tin đồn và giúp loại bỏ hiệu ứng “tâm lý đám đông” gây ra nhiều tác hại không chỉ
cho nền kinh tế quốc dân.
Để góp phần ngăn chặn hiệu quả các yếu tố tâm lý và tin đồn thất thiệt tương tự
trong thời gian tới, cần chú ý: Thứ nhất, đảm bảo hoàn thiện và tuân thủ các nguyên
tắc quản lý kinh tế và cạnh tranh thị trường, giảm thiểu và khắc phục các biểu hiện
và lạm dụng công cụ quản lý hành chính, mệnh lệnh và hiện tượng “vận động hành
lang”, “chạy chính sách” vì lợi ích ngành độc quyền, bất chấp lợi ích và uy tín quốc
gia… Đảm bảo các biến động chính sách phải minh bạch và có thể dự báo được
trong xu hướng ổn định, nhất quán, phù hợp các nguyên tắc kinh tế thị trường và
yêu cầu cam kết hội nhập, các thông lệ thế giới, cũng như các tín hiệu thị trường
khách quan. Thứ hai, phát hiện và trừng phạt kịp thời, nghiêm khắc các cá nhân và
tổ chức tung tin đồn thất thiệt nhằm mục tiêu phá hoại chính sách, đầu cơ và cạnh
tranh không lành mạnh… Có thể áp dụng xử lý hình sự với các vi phạm đặc biệt
nghiêm trọng, thông báo rộng rãi làm gương trong dân chúng. Thứ ba, tăng cường
giáo dục dân trí, nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường và hiểu biết pháp luật,
tăng khả năng tự nhận thức và cảnh giác, tránh hành động kiểu bầy đàn, vô tình
Trang
63
hoặc cố ý tiếp tay và trở thành nạn nhân của tin đồn… Thứ tư, tăng cường và thể
chế hoá các phát ngôn và cung cấp thông tin chính thức có chất lượng và trách
nhiệm pháp lý cao định kỳ và không định kỳ của các cơ quan và đại diện nhà nước,
các tổ chức kinh doanh có liên quan, cũng như của các ngành và doanh nghiệp đang
có độ độc quyền kinh doanh cao, như xăng, dầu, điện… Cần nhấn mạnh rằng,
những nghiên cứu, dự báo dài hạn và kịp thời về thị trường, những tuyên bố đúng
lúc của các nhân vật có trách nhiệm và uy tín, những tin tức được cập nhật hàng
ngày, hàng giờ từ đội ngũ báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại,
các quy chế kiểm tra thị trường đột xuất, có hiệu lực và hiệu quả cao sẽ là những
cấu thành không thể thiếu được trong cơ chế bảo vệ sự cạnh tranh và hoạt động lành
mạnh của kinh tế thị trường có quản lý vĩ mô của nhà nước ở Việt Nam, từ đó bảo
vệ lợi ích của người tiêu dùng tránh khỏi những thiệt hại từ sự đầu cơ và cả những
dại dột của chính mình.
3.3 Xây dựng phương án tăng lượng vàng dự trữ
Vàng vẫn giữ vai trò quan trọng trong dự trữ ngoại hối của các nước, đặc biệt đối
với các nước đang phát triển, lượng vàng dự trữ có xu hướng tăng theo xu hướng
tăng lên của tổng dự trữ ngoại hối. Tùy theo tình hình tài chính quốc gia mà NHNN
nên tăng dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối nhà nước, coi đây là vấn đề chiến lược
lâu dài. Giảm dự trữ USD và tăng dự trữ vàng là cách đa dạng hóa dự trữ ngoại hối
mà ngân hàng trung ương nhiều quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi lớn
như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil..., đang thực hiện. Trong đợt Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) bán 403,3 tấn vàng đang diễn ra, Ấn Độ đã mua 200 tấn, Sri Lanka
mua 10 tấn, Maritus mua 2 tấn. Ấn Độ, Trung Quốc và Nga được giới quan sát xem
là những khách hàng tiềm năng cho việc mua nốt số vàng còn lại từ IMF trong đợt
bán ra này.
Vàng đã trở thành một kênh huy động và luân chuyển vốn liên thông giữa các thị
trường tài chính (tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ, chứng khoán, vàng). Giá vàng ngày
càng chịu ảnh hưởng của lãi suất trái phiếu chính phủ, thuế thu nhập, hoạch định
chính sách tài chính và tiền tệ… Trong chiến lược của các quốc gia, dự trữ vàng đã
Trang
64
trở thành công cụ để thực hiện mục tiêu khống chế tiền tệ, nâng cao uy tín và tầm
ảnh hưởng trên trường quốc tế. Do vậy, Việt Nam cần xây dựng phương án tăng
lượng vàng dự trữ tương ứng mức độ tăng tổng dự trữ. Đồng thời, đa dạng hóa hình
thức đầu tư như gửi tiết kiệm, cho vay, hay ủy thác cho quỹ đầu tư để nâng cao hiệu
quả đầu tư vàng thuộc dự trữ.
Nhằm bình ổn giá cả và ổn định thị trường tài chính trong nước, nhà nước cần dự
trữ vàng và đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ một cách hợp lý. Do tâm lý vẫn còn tồn tại
từ thời kỳ kinh tế bao cấp trước đây, các nhà phân tích ước tính rằng lượng vàng cất
trữ trong dân khá lớn chủ yếu dưới hình thức vàng thỏi, nén. Để giảm đi lượng vàng
tích trữ trong dân, huy động nguồn vốn này phục vụ cho việc phát triển đất nước,
nhà nước cần có các chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý, đúng lúc ổn định thị trường,
không để xảy ra những đợt giá cả đột biến xảy ra như trong những năm qua, nâng
cao giá trị đồng tiền Việt Nam, điều này sẽ giảm đi tâm lý tích trữ vàng phòng rủi ro
trong dân chúng và dĩ nhiên lượng vàng này sẽ được đẩy đi đầu tư.
3.4 Tăng cường sự quản lý của NHNN đối với thị trường vàng
Hoạt động của thị trường vàng ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ và
ngoại hối của quốc gia, do vậy, với những nước chưa hoàn toàn tự do hóa TTTC
như Việt Nam hiện nay thì sự quản lý của NHTW đối với thị trường vàng là cần
thiết. Về hình thức quản lý, NHTW có thể quản lý bằng các biện pháp gián tiếp như
cấp phép xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, NHTW cũng cần có cơ chế chủ động can
thiệp mua bán trực tiếp trên thị trường khi có chênh lệch giữa giá vàng trong nước
và giá vàng thế giới nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu.
Để thực hiện được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ từ Chính phủ,
các Bộ hữu quan như Bộ Công thương, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư… trong việc xây dựng khung pháp lý trong quản lý vàng. Giữa các đơn vị này,
đơn vị chủ trì là NHNN vì chỉ có NHNN thực hiện quản lý và dự trữ vàng. NHNN,
vì vậy, nên:
- Soạn thảo Nghị định quản lý vàng theo hướng Nhà nước tập trung, thống
nhất quản lý; thống nhất các văn bản về quản lý vàng theo Luật NHNN, Pháp
Trang
65
lệnh ngoại hối của ngành ngân hàng, các văn bản của Bộ Công thương, Bộ
Tư pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tư… để trình Chính phủ ban hành.
- Xem xét các vấn đề quản lý vàng, soạn thảo các chế tài riêng cho kinh doanh
vàng và sớm đưa các quy định này vào cuộc sống.
- Chưa nên áp dụng các sản phẩm phái sinh trên thị trường vàng trong điều
kiện hiện nay, vì về mặt quản lý là chưa đủ sức, về mặt kinh doanh là chưa
đủ điều kiện phòng chống rủi ro. Hơn nữa, sản phẩm phái sinh đang cần có
thời gian đánh giá lại trên thế giới về vai trò thực sự của nó trên các thị
trường tài chính.
3.5 Tiến tới tự do hóa thị trường vàng
Cùng với quá trình tự do hóa TTTC, thị trường vàng cũng cần được tự do từng bước
nhằm phù hợp với trình độ phát triển chung của thị trường tài chính. Theo kinh
nghiệm của nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, tiến trình tự do hóa thị trường
vàng bắt đầu từ tự do hóa thị trường vàng vật chất, sau đó đến kinh doanh vàng tài
khoản và cuối cùng là xóa bỏ kiểm soát đối với hoạt động xuất nhập khẩu vàng.
Đối với hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản, mặc dù là kênh đầu tư hấp dẫn
nhằm giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư nhưng do mức độ rủi ro cao nên
cần được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu chỉ cho phép nhà đầu tư
cá nhân tham gia với tỷ lệ ký quỹ 100% nhằm hạn chế rủi ro, chủ yếu để tạo cho
nhà đầu tư môi trường tiếp cận, tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh
vàng tài khoản.
Hoạt động xuất nhập khẩu vàng do liên quan đến cung cầu ngoại tệ nên trong điều
kiện còn các biện pháp kiểm soát ngoại hối, quản lý tỷ giá thì vẫn cần thực hiện
kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu vàng. Nên cho phép xuất nhập khẩu vàng như
loại hàng hóa thông thường, vấn đề là chính sách thuế và phí đối với xuất nhập khẩu
vàng. Nên sử dụng công cụ thị trường trong quản lý vàng, hơn là dùng các quyết
định hành chính. Có như vậy, sự khác biệt giữa vàng trong nước và quốc tế sẽ giảm
dần, từ đó giảm hoạt động đầu cơ lũng đoạn thị trường.
3.5.1 Chính sách nhập khẩu vàng
Trang
66
Khi giá vàng tăng đột biến, việc nhập khẩu vàng sẽ làm giảm nhiệt thị trường vàng
nhanh chóng. Do đó, chính sách nhập khẩu rất cần thiết và kịp thời can thiệp khi thị
trường vàng có biến động. Nhà nước cần xem vàng như một loại hàng hóa thông
thường, cho phép người dân được tự do mua bán, trao đổi trên thị trường theo mức
giá cả cung cầu quyết định. Khi cần thiết, nhà nước đứng ra can thiệp như một nhà
kinh doanh thực sự.
Trong khoảng thời gian từ sau năm 1975 đến thập kỷ 1990, vàng đóng vai trò quan
trọng trong việc tích lũy và phòng thân của người dân do các chính sách kinh tế của
nhà nước thời kỳ này không hiệu quả, một sự biến động giá dù rất nhỏ cũng ảnh
hưởng lớn đến nền kinh tế. Với kinh nghiệm xương máu trong thời bao cấp, nhà
nước ta đã có nhiều thay đổi kịp thời, phù hợp với tình hình mới, nhờ đó các chỉ số
kinh tế rất thuận lợi. Chỉ số GDP của Việt Nam đã gia tăng đáng kể, kiềm giữ lạm
phát ở mức một con số - mức an toàn và có lợi nhất. Với những thay đổi to lớn đó,
vàng đã trở về đúng vị trí của nó trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Giá cả của
vàng không còn ảnh hưởng quá lớn đến XH. Giá vàng Việt Nam phụ thuộc chủ yếu
vào giá vàng thế giới và cung – cầu trong nước, còn các nhân tố khác chỉ ảnh hưởng
rất ít đến giá vàng.
3.5.2 Chính sách xuất khẩu vàng
Trung bình mỗi năm nước ta nhập khẩu khoảng 60 tấn vàng theo đường chính
ngạch, ngoài ra còn một lượng vàng khác được nhập vào bằng con đường nhập lậu
gây thất thoát ngoại tệ khá nhiều. Tuy nhiên, lượng vàng nhập khẩu vào chưa được
sử dụng hiệu quả, chủ yếu được dùng sản xuất vàng miếng, vàng trang sức và được
giữ lại chủ yếu trong dân, lượng vàng xuất khẩu rất ít, chủ yếu dưới dạng vàng
nguyên liệu và vàng trang sức. Do đó vàng đi vào nước ta chủ yếu theo 1 chiều
nhập vào, gần như không có đầu ra nên việc đầu tư, kinh doanh vàng trong nước
còn bị hạn chế rất nhiều. Cụ thể, khi giá trong nước đang giảm chênh lệch thấp hơn
giá thế giới, người dân đem bán vàng rất nhiều, các doanh nghiệp kinh doanh vàng
sẽ mua vào nhưng lại không được phép xuất khẩu để bán ra thu lời. Do đó, việc
kinh doanh vàng trong nước còn hạn chế rất nhiều chưa phát triển được, chỉ lòng
Trang
67
vòng trong dân chúng. Nếu được phép xuất khẩu, doanh nghiệp lại phải biến vàng
miếng, vàng trang sức thành vàng nguyên liệu để xuất đi, gây tốn kém chi phí cho
các doanh nghiệp và ngân hàng muốn xuất khẩu vàng.
3.6 Từng bước tiến tới thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia
Khi thị trường được tự do hóa hoàn toàn, mọi rào cản trong đó có hoạt động xuất
nhập khẩu được gỡ bỏ thì việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa trong đó có sàn giao
dịch vàng như sàn giao dịch vàng Thượng Hải (SGE) là cần thiết để đưa thị trường
vàng trong nước liên thông với thị trường vàng quốc tế, xây dựng TTTC hoàn thiện,
đồng bộ. Do nhu cầu tích trữ, đầu tư vàng vật chất và tài khoản trong dân hiện rất
cao (Theo kết quả cuộc điều tra thử nghiệm quy mô nhỏ do ủy ban Giám sát Tài
chính Quốc gia thực hiện trên địa bàn Hà Nội, gần 1/3 số hộ gia đình tham gia
khảo sát có đầu tư và tích lũy bằng vàng, trong đó 92% giải thích tích trữ vàng do
thói quen và tâm lý phòng chống lạm phát. Cũng theo kết quả điều tra này, vàng và
ngoại tệ chiếm tới 17% trong cơ cấu đầu tư), vì thế, kênh đầu tư vàng phải được
khơi thông, tạo ra dòng chảy cho thị trường vàng dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Sở giao dịch vàng quốc gia là giải pháp cho thị trường vàng và là bước điều chuyển
tất yếu của thị trường tài chính. Ở các nước, không chỉ có các chủ thể như nhà khai
thác, tinh chế, bán lẻ... tham gia sở giao dịch vàng. Nhà đầu tư cá nhân, tổ chức
cũng có thể tham gia thông qua các công ty môi giới. Sở giao dịch vàng thực hiện
trên cơ sở khớp lệnh liên tục, giá vàng sẽ do cung cầu quyết định. Từ đây loại bỏ
tình trạng thao túng, “thổi giá” hoặc ghìm giá quá mức bởi một số đối tượng đầu cơ
như thời gian vừa qua. Bên cạnh giao dịch vàng vật chất, sở giao dịch cung cấp giao
dịch vàng tài khoản, đa dạng hóa nhu cầu đầu tư, tích trữ, bảo hiểm của người dân.
Vàng là loại hàng hóa đặc biệt, đồng thời có vai trò như một ngoại tệ dự trữ nên vẫn
cần duy trì quản lý nhà nước đối với hoạt động của các Sở giao dịch này nhằm đảm
bảo thị trường hoạt động minh bạch, hiệu quả, đảm bảo tính ổn định của TTTC và
nền kinh tế. NHNN có thể là đầu mối tổ chức, thành lập, giám sát và quản lý vận
hành sở giao dịch vàng.
3.7 Hội nhập thị trường vàng thế giới
Trang
68
3.7.1 Kinh doanh vàng theo tiêu chuẩn quốc tế
Hiện nay, vàng tiền tệ Việt Nam chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế, chưa đủ uy tín
để được chấp nhận lưu thông trên thị trường quốc tế. Sự lưu hành nhiều loại vàng ở
Việt Nam như SJC, thần tài, phượng hoàng, bông lúa, AAA… nhưng chỉ có vàng
SJC chiếm vị trí độc tôn là một minh chứng cho việc sản xuất, chế tác vàng không
đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế và là nguyên nhân cản trở sự phát triển các hoạt động
kinh doanh vàng, trước hết là vàng vật chất và sau đó là sự phát triển của thị trường
vàng ghi sổ. Ngay ở thị trường trong nước, vàng do cơ sở này sản xuất cũng chưa
được các cơ sở sản xuất kinh doanh khác chấp nhận theo chất lượng vàng mà cơ sở
sản xuất đã công bố. Vì vậy, người đầu tư kinh doanh vàng thường sẽ bị thiệt hại
nếu không bán vàng tại đúng cơ sở mà nhà đầu tư đó đã mua vào trước đây. Trên thị
trường quốc tế, vàng tiền tệ của Việt Nam hiện nay chưa được thế giới chấp nhận
lưu thông (chỉ có một số ít doanh nghiệp Trung Quốc chấp nhận vàng SJC của Việt
Nam). Do vậy, uy tín và năng lực phát hành vàng tiền tệ Việt Nam là vấn đề mấu
chốt để vàng tiền tệ Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế. Để đạt được điều này nơi
phát hành không nơi nào khác ngoài các ngân hàng đặc biệt là ngân hàng nhà nước.
Ngoài yếu tố chất lượng, một sự đảm bảo lưu thông lâu dài trong tương lai cũng rất
quan trọng.
3.7.2 Hỗ trợ và tạo điều kiện để ngành kim hoàn Việt Nam tham gia vào thị trường
thế giới
Ngành kim hoàn Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu làm thủ công, sản phẩm làm ra
chưa đồng nhất và chưa đạt đến trình độ tinh xảo, do đó sản phẩm kim hoàn trong
nước chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm tinh tế hơn được làm từ máy móc
hiện đại và tác phong công nghiệp ở nước ngoài. Vì vậy, nhà nước cần có chính
sách hỗ trợ trong việc xuất khẩu vàng như cho phép xuất khẩu vàng miếng, vàng
nén, vàng trang sức, đồng thời tạo điều kiện để các thợ kim hoàn trong nước có dịp
giao lưu và học tập thêm kinh nghiệm từ các nghệ nhân nước ngoài, đầu tư các máy
móc, thiết bị hiện đại trong chế tác trang sức để ngành kim hoàn Việt Nam tiến xa
hơn trong tương lai.
Trang
69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở kết quả kiểm định cho thấy giá vàng có quan hệ nhân quả với lạm phát,
tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách để ổn định và phát triển thị trường vàng,
tránh gây ra hiện tượng đầu cơ, thao túng gây nhiễu loạn xáo trộn ảnh hưởng đến thị
trường vàng cũng như tránh tác động tâm lý ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung
(CPI). Tuy nhiên những giải pháp này cần có sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ với các
chính sách tài chính – tiền tệ khác để có hiệu quả tốt nhất.
Trang
70
KẾT LUẬN
Lạm phát là căn bệnh của nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây, tuy đó là tình
trạng chung của nền kinh tế toàn cầu, nhưng lạm phát của Việt Nam quá cao so với
các nước trong khu vực. Lạm cao phát kéo dài làm suy giảm niềm tin vào mãi lực
của tiền đồng, hệ quả là nạn đô la hóa trong nền kinh tế và nhập siêu vàng. Lạm
phát cũng làm thâm hụt thương mại vì tỷ giá bị kềm nén, tăng rủi ro của hoạt động
kinh tế, và suy giảm mức sống của người lao động. Kềm nén tỷ giá thì bất lợi cho
ngoại thương, nhưng phá giá tiền đồng đến 9.3% (ngày 11/02/2011) cũng ít nhiều
làm sụt giảm lòng tin của các đối tác quốc tế. Vì vậy, kiềm chế lạm phát được xem
là nhiệm vụ cấp bách của chính phủ trong năm 2011. Bảy nhóm giải pháp của Ngân
Hàng Nhà Nước (NHNN) tựu trung là sử dụng chính sách tiền tệ, quản lý thị trường
vàng và thị trường ngoại hối theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ
ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô, và bảo đảm an sinh xã hội. Chính sách cấm mua bán vàng miếng dựa trên giả
thuyết kiểm soát giá vàng làm giảm lạm phát và ổn định vĩ mô. Người dân hay neo
giá hàng hoá có giá trị lớn vào giá vàng, giá vàng tăng thì giá hàng hoá tăng theo.
Một nghiên cứu của Ngân Hàng Trung ương Canada cho 14 quốc gia với số liệu từ
1994 đến 2005 cho thấy giá vàng là chỉ báo cho lạm phát. Hơn nữa, kết quả nghiên
cứu tại Ấn Độ giai đoạn 1991-2009 cho thấy biến động của giá vàng và biến động
giá chứng khoán có tác động qua lại. Bình ổn giá vàng, do đó, cũng góp phần bình
ổn thị trường vốn. Chiều ngược lại giá vàng có thể là hệ quả của lạm phát. Khi lạm
phát người ta tránh giữ tiền mặt, vàng là một lựa chọn. Nếu không có quota nhập
khẩu vàng, thì giá vàng trong nước sẽ cao hơn giá thế giới. Lạm phát cũng làm tăng
tỷ giá, vậy giá vàng sẽ tăng kép, vừa do tỷ giá vừa do cầu tăng.
Nếu cả hai chiều tác động đều đúng thì có một vòng xoáy tăng giá, lạm phát làm
tăng giá vàng đồng thời giá vàng tăng khiến lạm phát trầm trọng hơn. Để cắt đứt
vòng xoáy lạm phát-sốt vàng cần tìm đúng nguyên nhân gây ra lạm phát. Kiểm
chứng quan hệ nhân quả giữa lạm phát và giá vàng phải xem xét ảnh hưởng của các
biến số vĩ mô có liên quan như tỷ giá, cung tiền, lãi suất, giá bất động sản, và chứng
Trang
71
khoán. Kiểm định quan hệ nhân quả giữa các biến số kinh tế dựa ý tưởng của Clive
Granger (Nobel Kinh tế 2003), cụ thể, giá vàng được xem là có tác động lên lạm
phát nếu việc giá vàng của các tháng trước đó giúp dự báo lạm phát của tháng này
tốt hơn. Hai biến số này có tác động qua lại theo cơ chế phản hồi nếu tăng giá vàng
giúp dự báo lạm phát đồng thời lạm phát cũng giúp dự báo giá vàng. Khi giá vàng
của một kỳ giải thích được lạm phát của cùng kỳ thì ta có quan hệ nhân quả tức
thời. Giá vàng và lạm phát tạo thành vòng xoáy tăng giá. Bất ngờ là quan hệ nhân
quả giữa tỷ giá USD/VND và lạm phát không có ý nghĩa thống kê; tuy nhiên USD
tăng giá so với VND ảnh hưởng tức thời lên giá vàng. Vậy tỷ giá chỉ có tác động
gián tiếp lên lạm phát, thông qua giá vàng.
Trong giới hạn của đề tài chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng, từ
đó đưa ra hướng giải quyết để bình ổn thị trường nhằm mục tiêu giảm lạm phát, ổn
định kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát cao ngoài sự tác động của giá vàng còn có tác
động của các biến số vĩ mô khác, đặc biệt là sự tác động mạnh của cung tiền như tác
giả có đề cập trong chương 2. Do đó, khuyến nghị chính phủ nên cương quyết thực
hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt đi kèm với việc kiểm soát thị
trường vàng./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_quan_he_giua_vang_va_lam_phat_tai_viet_nam.pdf