TÓM TẮT : Trong công tác thăm dò và tìm kiếm khoáng sản ở khu vực cầu kinh An Hạ
thuộc xã Vĩnh Lộc huyện Bình Chánh TPHCM, nhóm tác giảđã thực hiện hàng trăm lỗ khoan
nông và sâu. Kết quảđạt được là phát hiện một số khoáng sản như than bùn, sét, sạn sỏi và
nước ngầm có trong khu vực. Đây chính là những sản phẩm của cổ môi trường trầm tích được
lắng đọng qua hàng ngàn năm nay.
Bằng phương pháp phân tích cấu trúc trầm tích qua các lỗ khoan, kết hợp v ới một số
ph ương pháp khác để bổ sung và kiểm chứng, nhóm tác giảđã phục hồi lại cổ môi trường trầm
tích của khu vực. Thể hiện qua các cấu trúc trầm tích có trong lõi khoan, những môi trường
trầm tích thuộc Holocen và Pleistocen cơ bản đã được làm rõ bản chất. Đây là một phương
pháp c ơ bản để xác định môi trường, đặc biệt có giá trị trong những tầng không tìm thấy hoá
thạch (bào tử phấn hay vi cổ sinh)
1. GIỚI THIỆU
Trong công tác thăm dò và tìm kiếm khoáng sản ở khu vực cầu kinh An Hạ thuộc xã Vĩnh
Lộc huyện Bình Chánh TP.HCM, nhóm tác giảđã thực hiện 215 lỗ khoan nông (từ 2-8m) và 3
lỗ khoan sâu 20-32m. Kết quảđạt được là phát hiện một số khoáng sản như than bùn, sét, sạn
sỏi và nước ngầm có trong khu vực. Đây chính là những sản phẩm của cổ môi trường trầm tích
được lắng đọng qua hàng ngàn năm. Bằng phương pháp phân tích cấu trúc trầm tích qua các lỗ
khoan, trên nguyên tắc về các mô hình cấu trúc trầm tích của Reineck & Singh (1980),
Coleman & Wright (1971), Allen (1970), Coleman (1980), Allen & Posamentier (1994) kết
hợp với một số phương pháp khác để bổ sung và kiểm chứng, nhóm tác giảđã phục hồi lại cổ
môi trường trầm tích của khu vực.
Cấu trúc vĩ mô là cấu trúc của một tam giác châu. Vùng nghiên cứu nằm trong phần hạ lưu
của hệ thống sông Đồng Nai. Theo cấu trúc một tam giác châu của Coleman và Wright thì hiện
tại nó thuộc đồng bằng tam giác châu trên.
Trên ảnh vệ tinh, cho thấy những cấu trúc địa chất lớn và địa mạo cảnh quan bao quát của
toàn khu vực. Vùng nghiên cứu có dạng địa hình của những thung lũng sông cổ. Biểu hiện là
những dải đất trũng, có độẩm cao, vật liệu mịn là chủ yếu, chứa nhiều hữu cơ, kéo dài và chạy
dọc theo 2 bên sông hiện tại (sông Vàm Cỏ, Sài Gòn).
11 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Môi trường trầm tích khu vực cầu kinh an hạ huyện bình chánh tp. Hồ chí minh, trong pleistocen muộn holocen và các khoáng sản liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ12 -2006
Trang 77
MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH KHU VỰC CẦU KINH AN HẠ HUYỆN BÌNH
CHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH, TRONG PLEISTOCEN MUỘN HOLOCEN VÀ
CÁC KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
Nguyễn Thị Ngọc Lan(1), Phạm Tuấn Nhi(2)
(1) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
(2) Phân Viện Địa Lý TPHCM
(Bài nhận ngày 22 tháng 03 năm 2006, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 28 tháng 11 năm 2006)
TÓM TẮT : Trong công tác thăm dò và tìm kiếm khoáng sản ở khu vực cầu kinh An Hạ
thuộc xã Vĩnh Lộc huyện Bình Chánh TPHCM, nhóm tác giả đã thực hiện hàng trăm lỗ khoan
nông và sâu. Kết quả đạt được là phát hiện một số khoáng sản như than bùn, sét, sạn sỏi và
nước ngầm có trong khu vực. Đây chính là những sản phẩm của cổ môi trường trầm tích được
lắng đọng qua hàng ngàn năm nay.
Bằng phương pháp phân tích cấu trúc trầm tích qua các lỗ khoan, kết hợp với một số
phương pháp khác để bổ sung và kiểm chứng, nhóm tác giả đã phục hồi lại cổ môi trường trầm
tích của khu vực. Thể hiện qua các cấu trúc trầm tích có trong lõi khoan, những môi trường
trầm tích thuộc Holocen và Pleistocen cơ bản đã được làm rõ bản chất. Đây là một phương
pháp cơ bản để xác định môi trường, đặc biệt có giá trị trong những tầng không tìm thấy hoá
thạch (bào tử phấn hay vi cổ sinh)
1. GIỚI THIỆU
Trong công tác thăm dò và tìm kiếm khoáng sản ở khu vực cầu kinh An Hạ thuộc xã Vĩnh
Lộc huyện Bình Chánh TP.HCM, nhóm tác giả đã thực hiện 215 lỗ khoan nông (từ 2-8m) và 3
lỗ khoan sâu 20-32m. Kết quả đạt được là phát hiện một số khoáng sản như than bùn, sét, sạn
sỏi và nước ngầm có trong khu vực. Đây chính là những sản phẩm của cổ môi trường trầm tích
được lắng đọng qua hàng ngàn năm. Bằng phương pháp phân tích cấu trúc trầm tích qua các lỗ
khoan, trên nguyên tắc về các mô hình cấu trúc trầm tích của Reineck & Singh (1980),
Coleman & Wright (1971), Allen (1970), Coleman (1980), Allen & Posamentier (1994) … kết
hợp với một số phương pháp khác để bổ sung và kiểm chứng, nhóm tác giả đã phục hồi lại cổ
môi trường trầm tích của khu vực.
Cấu trúc vĩ mô là cấu trúc của một tam giác châu. Vùng nghiên cứu nằm trong phần hạ lưu
của hệ thống sông Đồng Nai. Theo cấu trúc một tam giác châu của Coleman và Wright thì hiện
tại nó thuộc đồng bằng tam giác châu trên.
Trên ảnh vệ tinh, cho thấy những cấu trúc địa chất lớn và địa mạo cảnh quan bao quát của
toàn khu vực. Vùng nghiên cứu có dạng địa hình của những thung lũng sông cổ. Biểu hiện là
những dải đất trũng, có độ ẩm cao, vật liệu mịn là chủ yếu, chứa nhiều hữu cơ, kéo dài và chạy
dọc theo 2 bên sông hiện tại (sông Vàm Cỏ, Sài Gòn).
Trũng Lê Minh Xuân cũng thuộc một trong những dải đất trũng kể trên (ảnh vệ tinh). Đây
là thung lũng của một sông cổ. Thung lũng này có chiều rộng từ 3 – 4 km. Di tích còn lại của
những sông cổ là những bưng lầy phân bố dọc theo thung lũng, luôn bị ngập úng và chứa nhiều
phèn thể hiện bằng sự có mặt của các cây dứa dại, năng,….
Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả đã thực hiện một số lỗ khoan. Qua phân tích sơ bộ
về thành phần thạch học, kết hợp với những tài liệu đã được công bố trước đây, nhận thấy vật
liệu trầm tích ở đây thuộc 2 nhóm chính: Đi từ trên xuống dưới, bên dưới trầm tích hiện đại là
trầm tích phù sa mới thuộc tầng Cần Giờ (QIV2-3cg) và tầng Bình Chánh (QIV1-2bc) nằm không
chỉnh hợp trên trầm tích phù sa cổ thuộc tầng Củ Chi (QIII3cc) [5].
Science & Technology Development, Vol 9, No.12 - 2006
Trang 78
Phân tích cấu trúc trầm tích từ những lõi mẫu thu được, kết hợp với một số các phương
pháp khác, đã làm sáng tỏ một số môi trường trầm tích thuộc phù sa mới và phù sa cổ:
2. NHỮNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH PHÙ SA CỔ:
Vật liệu trầm tích thuộc phù sa cổ gặp ở lỗ khoan LKII, phân bố ở độ sâu 13,6 mét. Thành
phần vật liệu chủ yếu hạt thô (cát, sạn, sỏi), ít bột, sét, có màu từ vàng loang lổ trắng đến xám,
xám xanh,….biểu hiện rõ cấu trúc thuộc môi trường trầm tích sông tuổi (QIII3cc). Cụ thể như
sau:
2.1.Các trầm tích thuộc tướng lòng sông:
2.1.1.Trầm tích hạt thô có cấu trúc phân lớp chọn lọc (grade bedding)
Trong hầu hết các môi trường trầm tích thuộc tướng lòng sông, các đơn vị trầm tích thô hạt
luôn nằm dưới cùng. Chúng được bắt đầu trên một bề mặt xâm thực bào mòn. Tiếp theo là
những đơn vị trầm tích có hạt độ mịn hơn và mịn dần lên trên (theo William, Rust, 1969;
Pamela,1986 trong Reineck & Singh, 1980).
Trầm tích thô hạt nằm ở phần đáy của lõi khoan, phân bố ở độ sâu 31,7 mét đến 32,0 mét.
Có nguồn gốc từ phù sa cổ. Thành phần thạch học bao gồm sạn, sỏi, cát thạch anh có pha ít bột
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ12 -2006
Trang 79
sét màu từ vàng loang lổ trắng đến xám, xám xanh… biểu hiện rõ cấu trúc thuộc môi trường
trầm tích sông. Phần trăm thành phần hạt bao gồm: sỏi: 41%, cát: 47%, bột: 8%, sét: 4%
Sạn, sỏi chủ yếu là thạch anh và một số khoáng vật khác như hematit, goetit, hiếm hơn là
feldspat. Thạch anh có độ mài tròn khá cao, sỏi đa khoáng cũng bị mài mòn nhưng có góc cạnh
hơn (Hình 1). Điều này chứng tỏ chúng đã được dòng nước đưa đi một quãng đường khá xa
trước khi lắng đọng tại nơi này.
Hình 1. Sỏi lấy từ đáy của lõi khoan LKII Hình 2. Cấu trúc phân lớp chọn lọc (graded bedding)
Cấu trúc trầm tích đặc trưng là cấu trúc phân lớp chọn lọc theo cấp hạt (graded bedding) với
qui luật kích thước hạt mịn dần lên trên (Hình 2). Vì chiều sâu lỗ khoan chỉ đạt đến 32 mét nên
tác giả không có điều kiện để khảo sát chi tiết cấu trúc này. Điều này làm hạn chế cơ sở khẳng
định đây là đáy tận cùng của lòng sông cổ hay chỉ là một trong những loạt (sequence) trầm tích
thô do sông để lại khi có sự dịch chuyển dòng theo chiều ngang.
2.1.2.Các cấu trúc trầm tích mịn hạt hơn ở bên trên
Bên trên đơn vị trầm tích thô hạt đã mô tả là một loạt các đơn vị trầm tích khác mịn hạt hơn
thuộc trầm tích cồn sông hoặc doi sông. Chúng bao gồm những đơn vị trầm tích thô, mịn xen
kẽ nhau, phân bố từ độ sâu 21,0 mét đến 31,7 mét với những cấu trúc trầm tích đặc trưng cho
cấu trúc một cồn sông hoặc doi sông hạt thô.
Từ 28,0 – 31,7 mét trầm tích chủ yếu là cát hạt trung đến mịn, pha bột sét màu vàng. Phần
trăm các thành phần bao gồm: cát chiếm tỉ lệ 80%, bột chiếm 11% và sét là 9%. Tổng chiều
dày tập này là 3,7 mét, nằm trực tiếp trên lớp sỏi. Cấu trúc trầm tích tiêu biểu là cấu trúc phân
lớp xiên chéo trũng tỷ lệ lớn (Hình 3), chiều dày phân lớp > 4cm. Di tích hữu cơ thường phân
bố ở mặt thớ lớp. Sự hiện diện của cấu trúc xiên chéo trũng tỉ lệ lớn chứng tỏ chúng được thành
tạo trong môi trường dòng chảy có năng lượng lớn (Allen, 1968a; Simons & nnk, 1965;
Reineck &nnk, 1971 trong Reineck & Singh, bedding) tạo nên một sự thay đổi nhịp nhàng xen
kẽ giữa thô và mịn. Điều này chứng tỏ môi trường có năng lượng lớn và tốc độ dòng chảy thay
đổi một cách nhịp nhàng. Vận tốc dòng chảy giảm tương ứng với những nhịp trầm tích mịn
hạt.
Science & Technology Development, Vol 9, No.12 - 2006
Trang 80
Hình 3. Cấu trúc trầm tích phân lớp xiên chéo
trũng tỉ lệ lớn (cross- bedding)
Hình 4. Cấu trúc phân lớp xiên trũng kết hợp với
phân lớp chọn lọc mịn dần lên trên
Nguồn gốc của phân lớp chọn lọc theo cấp hạt được giải thích bởi dòng đục và đã được
nghiên cứu chi tiết bởi Kuenen (1950).
Về lý thuyết, phân lớp chọn lọc này có thể có 2 loại (Pettijohn, 1957): Một loại là giảm dần
kích thước hạt theo hướng lên trên, là kết quả của sự lắng đọng liên tục của vật liệu mà vật liệu
đến sau mịn hơn vật liệu đến trước. Một loại là sự lắng đọng liên tục vật liệu mà cái đến sau
giống như cái đến trước chỉ khác là chứa ít hạt thô hơn. Trong loại đầu, không có hạt mịn ở
phần thấp của phân lớp chọn lọc. Loại thứ hai, hạt mịn phân bố xuyên suốt từ dưới lên. Loại 1
có thể là kết quả lắng đọng từ một dòng chảy phân cấp hạt chọn lọc giảm dần vận tốc (mơ hình
1 a,b,c,d); loại 2 là kết quả lắng đọng từ một lớp treo.
Mô hình 1a : Vật liệu trầm tích nằm trong dòng đục được cuốn đi bởi dòng nước
Mô hình 1b : Tốc độ dòng nước giảm mạnh, các vật liệu thô hạt và nặng sẽ lắng tụ trước hết
Mô hình 1c : Dòng nước vẫn tiếp tục chảy. Các vật liệu mịn hơn của dòng đục vẫn tiếp tục chảy theo
dòng, cung cấp thêm vật liệu mịn hơn lên trên lớp mới vừa trầm tích
Mô hình 1d : Chất trầm tích ngày càng mịn hơn dần dần lắng tụ tiếp lên trên của lớp hạt thô và tạo ra
cấu trúc phân lớp cấp hạt
(theo
Những kết quả trên đây cho thấy đây có thể là sản phẩm của những thể vẩn lơ lửng, lắng
đọng ở những giai đoạn cuối của lũ lớn có tính định kỳ của một con sông.
3. NHỮNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH THUỘC PHÙ SA MỚI
3.1. Môi trường trầm tích cửa sông cổ.
Môi trường cửa sông cổ cơ bản cũng như môi trường cửa sông hiện tại. Có 2 yếu tố quan
trọng nhất đối với một dòng chảy tại cửa sông là: lượng nước do triều đạp vào và lượng nước
ngọt do sông đưa ra. Khi sông có dấu hiệu chết dần, động lực dòng chảy do sông đưa ra cũng
suy yếu theo. Khi đó, tại môi trường cửa sông, hoạt động của triều và sóng chiếm ưu thế. Do
vậy, quá trình bồi tích và lắng tụ ở môi trường này cũng mang tính đặc trưng cho môi trường
sông triều. Sơ đồ hoá mô hình tướng cho đới đường bờ có năng lượng sóng và triều chiếm ưu
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ12 -2006
Trang 81
thế được 2 tác giả Allen và Posamentier đưa ra năm 1994 [1] có thể ứng dụng trong trường hợp
này (mô hình).
Ơ lõi khoan LKIII, trầm tích thuộc môi trường cửa sông bắt đầu từ độ sâu –15,0 mét kéo
dài đến tận cùng lõi khoan (-23,5 mét).
Đặc trưng chung của trầm tích là cấu tạo khối; Những đoạn thấy được sự phân lớp có cấu
trúc xiên chéo trũng, mặt phân lớp gợn sóng, nằm nghiêng đến nằm ngang, song song không
liên tục. Thỉnh thoảng có những hạt bột kết thành cuội sỏi (hình 5). Cấu trúc phân lá mỏng xen
kẹp cát và bùn khá phổ biến cho môi trường phẳng giữa triều và nơi cửa sông [11].
Sơ đồ hoá mô hình tướng cho đới đường bờ có năng lượng sóng cao và triều chiếm ưu thế
(theo Allen & Posamentier, 1994)
Cấu trúc có nguồn gốc hữu cơ và di tích sinh vật bao gồm: than bùn dạng sỏi hoặc dạng mắt
cá. Thực vật hoá than nằm ngay mặt phân lớp, đánh dấu một giai đoạn trầm tích ở môi trường
yên lặng. Mức độ phong phú của hang đào và hoạt động xáo trộn do sinh vật tăng lên theo
chiều từ trên xuống.
Science & Technology Development, Vol 9, No.12 - 2006
Trang 82
Hình 5. Ảnh chụp X-quang ở độ sâu 17,2 – 17,4 (LKIII)
Hình 6. Ảnh chụp X- quang LKIII ở độ sâu 23,3 – 23,5.
Cấu trúc phân lớp dạng thấu kính điển hình là những ripple hoặc những thấu kính cát không
liên tục về chiều dọc lẫn chiều ngang được hình thành trên một nền bùn. Cấu trúc này cũng
được tìm thấy ở đới dưới triều (subtidal zone) (Reineck, 1963a) và đới giữa triều (Van Straaten,
1954a; Hantzschel, 1936a) (hình 7).
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ12 -2006
Trang 83
Hình 7. Cấu trúc phân lớp dạng thấu kính ở độ sâu 21,1 mét, lõi khoan LKI (trắng: cát; đen: bùn).
Kết quả phân tích bào tử phấn hoa cho thấy đều có thành phần giống loài của vùng ven cửa
sông bị nhiễm mặn với các đại biểu từ lợ đến ưa mặn (Mắm, Đước…).
3.2. Môi trường đầm lầy mặn cổ
Đặc trưng về cấu trúc trầm tích của đầm lầy mặn cổ tìm thấy ở lõi khoan LKIII bắt đầu từ
độ sâu khoảng 2 mét cho đến 15 mét cách mặt đất, nằm trực tiếp trên trầm tích môi trường cửa
sông.
Trầm tích có màu xám, nhiều đốm sắt nâu, phân lớp nằm ngang, mặt phân lớp không liên
tục, song song đến không song song. Sự phân lớp thấy được do xác bã thực vật hoá than màu
đen nằm ngay trên mặt phân lớp.
Di tích hữu cơ ngoài thực vật hoá than còn có di tích của rễ cây đào hang ăn sâu trong đất.
(hình 8)
Hình 8. Ảnh chụp bằng X- quang (A) và kỹ thuật số (B) LKIII đoạn 13,8 – 15,0 mét.
Cấu trúc trên cho thấy đây là môi trường đặc trưng cho đầm mặn, ít ngập triều. Sự tiếp xúc
với oxy đã làm cho pyrit (FeS2 ) bị oxy hoá để cho jarosit và kèm theo sự sản sinh H2SO4.
Jarosit không ổn định và từ từ bị thuỷ phân để hình thành các đốm rỉ sắt Fe2O3 màu nâu đỏ.
Science & Technology Development, Vol 9, No.12 - 2006
Trang 84
Trầm tích có màu xám sậm đến xám đen. Phân lớp đồng nhất là đặc trưng cho đoạn này
(massive bedding).
Ngoài ra còn thấy cấu trúc trám khuôn (hình 9). Thực chất là phần vỏ của một thân cây
còn lại sau khi lõi bên trong bị thối rửa, khoảng trống bên trong được lấp đầy những keo sắt rất
mịn. Sự hình thành cấu trúc này đòi hỏi một môi trường thật yên tĩnh.
Hình 9. Hình chụp LKIII đoạn 11,3 – 11,5 mét.
Di tích hữu cơ còn có những xác bã thực vật, vỏ cây hoá than cuộn lại hoặc bị vò nhàu và
tích tụ lại thành dạng ổ hoặc dạng đốm. Ngoài ra thỉnh thoảng còn gặp những mãnh cây ngậm
nước và những viên sỏi bột được tích tụ trong những mùa lũ.
Di tích hữu cơ vẫn còn thấy xác bã thực vật hoá than ở dạng viên sỏi (sỏi than bùn), vỏ
cây hoá than bị vò nhàu. Thỉnh thoảng có những đoạn mùn hữu cơ xen kẹp với sét bột.
Hình 10. Hình chụp cầu trúc đoạn 3,3 – 3,5 mét ở LKIII cho thấy cấu trúc phân lớp mỏng gợn
sóng song song (B và C) và hang đào (H). (A: hình X_ quang).
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ12 -2006
Trang 85
Di tích thực vật rừng ngập mặn là đặc điểm nổi bật của các trầm tích đầm lầy này. Kết
quả phân tích bào tử phấn hoa cho thấy nhóm thực vật đầm lầy thuộc vùng nhiệt đới ẩm, ven
biển.
3.3. Môi trường trầm tích bưng lầy thuộc đồng lụt hiện tại
Ở các lõi khoan, đơn vị này nằm trên cùng.Vật liệu là than bùn, sét than và sét hữu cơ
chiếm ưu thế. Đặc biệt là sự hiện diện của phèn hoạt động.
Hình 10. Cấu trúc phần trên lõi khoan LKI, LKIII thuộc đơn vị bưng lầy hiện tại.
Các trầm tích trong bưng lầy đều phân lớp mỏng, đặc trưng cho môi trường vắng năng
lượng thuỷ động. Vật liệu ưu thế là sét và các chất keo vô cơ hoặc hữu cơ.
Thảm thực vật hiện tại không còn những giống loài đặc trưng cho vùng mặn. Thay vào đó
là năng, dứa dại, tràm ,…. Những bưng lầy này thường ngập nước trong mùa mưa và khô cạn
trong mùa nắng.
4. KẾT LUẬN
Bằng phương pháp phân tích cấu trúc trầm tích qua các lỗ khoan, kết hợp với một số
phương pháp khác để bổ sung và kiểm chứng, nhóm tác giả đã phục hồi lại cổ môi trường trầm
tích của khu vực. Bắt đầu là môi trường trầm tích thuộc tướng lòng sông có trong phù sa cổ,
tiếp theo là môi trường trầm tích cửa sông, rồi đến đầm lầy mặn cổ và cuối cùng là bưng lầy
thuộc đồng lụt hiện tại. (phụ lục)
Song song với các đơn vị trầm tích, một số biểu hiện khoáng sản như sạn sỏi thuộc tướng
lòng sông, than bùn thuộc đơn vị trầm tích lòng sông cổ, sét bưng lầy trong thung lũng sông cổ
cũng được phát hiện mà trữ lượng và chất lượng khá phong phu . Cần phải nghiên cứu thêm để
đánh giá trữ lượng và ứng dụng khoáng sản này theo cách có lợi nhất.
Science & Technology Development, Vol 9, No.12 - 2006
Trang 86
THE DEPOSITIONAL ENVIRONMENTS IN THE REGION OF AN HA
CANAL BINH CHANH DISTRICT HOCHIMINH CITY, IN LATE
PLEISTOCENE – HOLOCENE AND RELATED MINERAL RESOURCES
Nguyen Thi Ngoc Lan, Pham Tuan Nhi
(1) University of Natural Sciences, VNU - HCM
(2) Sub-Institute of Geography in Hoc Chi Minh City
ABSTRACT: While searching and exploring for mineral resources in the region of An
Hạ canal, authors have done hundreds of shallow and deep boreholes. Some minerals such as
peat, clay, pebble and ground-water have been discovered. These are materials of ancient
sedimentary environment deposited during thousands of years ago.
Analysing sedimentary structures of boreholes associated with other methods, authors
reconstructed ancient sedimentary environments of this region. Sedimentary environments
belong to the Holocene and Pleistocene ages are basically cleared up. This is a basic method
to define environment, especially in non-fossiliferous ones.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Allen, Posamentier, Schematic facies model for tide dominate high wave energy
coastline. -
img011.gif., (1994).
[2]. Coleman J.M., Prior D.B.,Deltaic sand bodies. A 1980 short course education course
note series # 15. Caostal studies institute Louisiana State University. 38 – 50p., (1981).
[3]. Dương Đức Kiêm và tập thể tác giả, Từ điển địa chất Anh – Việt. Viện nghiên cứu địa
chất và khoáng sản. Nhà xuất bản từ diển bách khoa – Hà Nội, (2001).
[4]. Hà Quang Hải, Đặc điểm địa tầng Đệ Tứ và đặc điểm địa mạo miền Đông Nam Bộ.
Luận án phó tiến sĩ khoa học chuyên ngành địa chất. Trường đại học Mỏ – Địa chất.
Hà Nội. Trang 29 – 41., (1995).
[5]. Hà Quang Hải, Ma Kông Cọ, Báo cáo thuyết minh bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng
sản tỉ lệ 1/50.000. Liên đoàn địa chất 6. trang 165 – 179., (1987).
[6]. Hồ Chín, Võ Đình Ngộ, Nguyễn Viết Chiến, Lê Anh Hiền, Trầm tích Kainozoi
TP.HCM. Tập san khoa học và phát triển. Chuyên đề 2: Đất nước và khoáng sản.
Trang 7 – 24., (1983).
[7]. Đào Đình Thịnh, Phương pháp viễn thám trong nghiên cứu địa chất. Thông tin khoa
học kỹ thuật địa chất. Hà Nội. Trang 5 – 15., (1997).
[8]. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Địa mạo trầm tích ứng dụng rừng sát Gia Định. Luận án Tiến
sĩ. Trang 18 – 19, 80 – 96, 122 – 123., (1994).
[9]. Pamela J.W. Gore, Depositional sedimentary environments. Department of geology,
Georgia perimeter college. Clarkston, GA 30021., (1982 – 2004).
[10]. Reading H.G., Sedimentary environments and facies. Trang 44 – 49, 113 – 148,
(1986).
[11]. Reineck H.E. & Singh I.B., Depositional Sedimentary Environments. Springer –
Verlag. Berlin Heidelbeg. NewYork. Trang 22 – 130, 257 – 319, 430 – 443., (1980).
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ12 -2006
Trang 87
[12]. Trần Kim Thạch, Giáo trình Trầm Tích Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trang 22 –
29bis,Trường Đại học Tổng hợp TPHCM, (1993).
[13]. Trần Kim Thạch, Giáo trình Địa Chất Việt Nam: Phần Miền Nam theo kiến tạo mảng.
Trang 17, 36 – 38, Trường Đại học Khoa học Tự Nhin., (2000).
[14]. Trần Nghi, Trầm tích học. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội. Trang 202 – 205.,
(2003).
[15]. Trần Tuất, Trần Thanh Xuân, Nguyễn Đức Nhật, Hệ thống sông Đồng Nai. Địa lý thuỷ
văn sông ngòi Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Trang 92 – 97, (1987).
[16]. Võ Đình Ngộ, Nguyễn Siêu Nhân, Đặng Ngọc Phan và các tác giả khác, Địa chất trầm
tích kỷ Thứ Tư vùng Tứ Giác Long Xuyên tỉ lệ 1/ 100.000. Trang 55 – 65, 94 – 105.,
(1998).
[17]. Walker R.G., Facies models. Geoscience Canada reprint series1.43 – 52p., (1979).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sedev1206-10.pdf