Đề tài Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng số 7 (Vinaconex no7)

Chi phí thực hiện biện pháp cải tổ lại bộ máy tổ chức của công ty rất khó tính. Nếu chỉ đơn giản là thống nhất lại đường lối hoạt động giữa các đội trưởng thi công thì không có chi phí, chỉ cần một vài cuộc họp thảo luận, thống nhất ý kiến là xong. Tuy nhiên, giữa các đội trưởng không hẳn là không có mâu thuẫn, nếu để các đội trưởng tự xắp xếp thì kết quả vẫn như cũ bởi vì chưa chắc có ai muốn giúp người khác. Còn nếu công ty tiến hành quản lý, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, công ty lại phải mở rộng cơ cấu, lập dự toán, mà cuối cùng chưa chắc có đội trưởng nào chấp nhận. Bởi vì hiện tại, đội trưởng công trình tự quyết định mọi việc, khi có một người khác can thiệp vào hoạt động của mình, chưa chắc có đội trưởng nào chấp nhận. Chi phí thực hiện biện pháp thứ hai cũng không có, công ty chỉ cần truyền đạt ý kiến đến các đội trưởng công trường để họ tự xắp xếp, tiến hành nhanh các công trường hiện có, không cần quan tâm đến vấn đề có công trình hay không trong tháng tới.

doc87 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng số 7 (Vinaconex no7), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có tiền để thanh toán nợ. Do vậy hai khoản này luôn luôn lớn. Khoản mục tiền và hàng tông kho vào thời điểm cuối năm có sự biến động do phụ thuộc vào số lượng các công trình được thanh toán. Số công trình được thanh toán càng nhiều thì lượng tiền của công ty càng lớn. Số lượng công ty thanh toán nhiều cũng có nghĩa là số lượng công trình còn lại sẽ giảm, tức là hàng tồn kho sẽ giảm. Giá trị tài sản dài hạn không nhiều, năm 2005 chỉ chiếm 5.42% trong tổng tài sản. Nguyên nhân bởi vì tài sản dài hạnh đã được khấu hao gần hết. Tài sản dài hạn bao gồm tài sản cố định (máy móc, nhà cửa...), đầu tư tài chính dài hạn (góp vốn liên doanh, liên kết), và tài sản dài hạn khác (chi phí trả trước dài hạn). Đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác biến động không nhiều, do vậy sự giảm tài sản dài hạn chỉ do tài sản cố định quyết định. Tổng tỷ lệ các khoản mục là 100%. Do vậy, khi một khoản mục nào tăng thì sẽ dẫn đến một khoản mục khác phải giảm để đảm bảo tỷ lệ 100%. Tuy nhiên, một khoản mục có thể tác động đến nhiều khoản mục khác nhưng tổng tỷ lệ tăng phải bằng tổng tỷ lệ giảm. Để hình dung rõ hơn về tỷ lệ từng khoản mục của công ty, ta quan sát hình II.2.4 và hình II.2.5 Hình II.2.4: Cơ cấu tài sản năm 2005 Hình II.2.5: Cơ cấu nguồn vốn năm 2005 Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, ta cũng có kết cấu của nó. Bảng báo cáo tài chính được thiết kế dưới dạng kết cấu được trình bày trong bảng II.2.10. Bảng II.2.10 : Báo cáo tài chính dạng kết cấu. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2005 % 2004 % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 79,694,043,219 100 102,058,984,674 100 2. Các khoản giảm trừ. 0 0 0 0 3. Doanh thu thuần về BH & DV 79,694,043,219 100 102,058,984,674 100 4. Giá vốn hàng bán. 69,001,845,267 86.58 90,821,965,130 88.99 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. 10,692,197,952 13.42 11,237,019,544 11.01 6. Doanh thu hoạt động tài chính. 19,372,945 0.02 41,720,476 0.04 7. Chi phí tài chính. 4,072,246,389 5.11 3,460,150,247 3.39 8. Chi phí bán hàng. 25,535,000 0.03 0 0 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 4,182,907,534 5.25 4,463,017,859 4.37 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. 2,430,881,974 3.05 3,355,571,914 3.29 11. Thu nhập khác. 8,490,415 0.01 316,875,835 0.31 12. Chi phí khác. 9,001 0.00 100,192,283 0.10 13. Lợi nhuận khác. 8,481,414 0.01 216,683,552 0.21 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. 2,439,363,388 3.06 3,572,255,466 3.50 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp. 386,449,075 0.48 383,826,528 0.38 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,052,914,313 2.58 3,188,428,938 3.12 Các chỉ tiêu được tính theo doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịnh vụ. * Nhận xét: Công ty hoạt động theo phương pháp đặt hàng, do vậy các khoản giảm trừ của công ty không có. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của công ty trong năm 2005 có giảm, chỉ còn 86.58%, giảm 2.41% so với năm 2004. Giá vốn hàng bán giảm có nghĩa là công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất hơn so với năm trước. Tiết kiệm chi phí sản xuất có nghĩa là lợi nhuận có cơ hội thu về lớn hơn. Phần trăm lợi nhuận gộp tăng (13.42% so với 11.01% của năm 2004) nhưng giá trị của nó lại không bằng với năm 2004 (10.69 tỷ đồng so với 11.24 tỷ đồng của năm 2004). Phần trăm của doanh thu tài chính giảm 0.02% so với năm 2004, chỉ chiếm 0.02% tổng doanh thu. Phần trăm chi phí tài chính tăng 1.72% so với năm 2004, đạt 5.11% so với tổng doanh thu. Xuất hiện chi phí bán hàng, bằng 0.03% so với tổng doanh thu. Phần trăm chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 5.25% tổng doanh thu, tăng hơn năm 2004 là 0.88%. Phần trăm tổng lợi nhuận thuần giảm 0.24% so với năm 2004, chỉ ở mức 3.05% so với tổng doanh thu. Phần trăm lợi nhuận khác giảm 0.2%, chỉ có 0.01% so với tổng doanh thu. Phần trăm tổng lợi nhuận trước thuế giảm 0.44% so với năm 2004, dừng ở mức 3.06% so với tổng doanh thu. Phần trăm thuế thu nhập phải nộp tăng 0.1%, tăng lên 0.48% so với tổng doanh thu. Phần trăm lợi nhuận sau thuế giảm 0.54%, dừng ở mức 2.58% so với tổng doanh thu. * Nguyên nhân: Doanh thu thuần trong năm qua chỉ đạt 78% so với năm 2004, trong khi đó, giá vốn hàng bán đạt 76%. Như vậy, tốc độ giảm của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần. Tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần của năm 2005 phải nhỏ hơn tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần của năm 2004. LN gộp DT – GV GV —————— = ———————— = 1 - ——— DT DT DT GV04 GV05 LNgộp05 LNgộp04 1 > ––— > ————— => ——————— > ——————— DT04 DT05 DT05 DT04 Mà Do vậy phần trăm lợi nhận gộp năm 2005 lớn hơn phần trăm lợi nhuận gộp năm 2004 dù giá trị của năm 2004 có cao hơn năm 2005. Doanh thu tài chính năm 2005 chỉ đạt 46% so với năm 2004. Tốc độ giảm của doanh thu tài chính lớn hơn tốc độ giảm của tổng doanh thu nên phần trăm của doanh thu tài chính năm 2005 phải nhỏ hơn phần trăm doanh thu tài chính của năm 2004. Chi phí tài chính năm 2005 đạt 118% so với năm 2004. Chi phí tài chính tăng trong khi doanh thu thuần giảm, do vậy, phần trăm của chi phí tài chính so với doanh thu năm 2005 phải lớn hơn năm 2004. Chi phí quản lý đạt 94% so với năm 2004. Tốc độ giảm của tổng doanh thu lớn hơn tốc độ giảm của chi phí quản lý cho nên phần trăm của chi phí quản lý năm 2005 vẫn lớn hơn phần trăm chi phí quản lý của năm 2004. LNt LNg DTtc CPql CPbh CPtc ——— = ———  + ——— ↓- ———  - ———  - ———  DT DT DT DT DT DT = 2.41 - 0.02 - 1.72 - 0.03 - 0.88 = - 0.24 Do vậy, phần trăm lợi nhuận thuần trên doanh thu năm 2005 sẽ giảm so với năm 2004. Lợi nhuận khác trong năm 2005 chỉ đạt 0.04% so với năm 2004, tốc độ giảm của nó nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của doanh thu, như vậy, phần trăm lợi nhuận thuần so với doanh thu năm 2005 phải nhỏ hơn năm 2004. LNtt LNt LNkhác –– = –– ↓ + ––↓ DT DT DT Như vậy, phần trăm lợi nhuận trước thuế so với doanh thu năm 2005 giảm so với năm 2004. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2005 lớn hơn so với năm 2004, tức là phần trăm thuế so với doanh thu của năm 2005 phải lớn hơn năm 2004. LNst LNtt T ———— = ————↓- ——  DT DT DT Như vậy, phần trăm lợi nhuận sau thuế của công ty so với doanh thu năm 2005 nhỏ hơn năm 2004. Phân tích các chỉ số tài chính của công ty cổ phần VINACONEX No7. Phân tích nhóm các tỷ số về khả năng thanh toán. Tài sản lưu động Khh = ắắắắắắắắ Tổng nợ ngắn hạn Chỉ số hiện hành: 121,702,284,055 Khh = ắắắắắắắắ = 1.124729 108,205,845,236 Chỉ số hiện hành như vậy là tạm ổn, lượng tài sản lưu động hoàn toàn có thể dùng để trả cho các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Nợ ngắn hạn hoàn toàn được dùng hết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể tiếp tục vay ngắn hạn cho các hoạt động sản xuất trong năm tới. Xem bảng II.2.11 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số hiện hành của công ty. Bảng II.2.11: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hiện hành. STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Khh0 = TSLĐ0 / NNH0 1.184 2 Khh(tslđ) = TSLĐ1 / NNH0 1.273 3 Khh(nnh) = TSLĐ1 / NNH1 1.125 4 DKhh(tslđ) = 2 - 1 0.089 5 DKhh(nnh) = 3 - 2 (0.148) 6 DKhh(tslđ) = 3 - 1 (0.060) Do tài sản lưu động tăng thêm gần 8.5 tỷ đồng VN dẫn đến hệ số thanh toán hiện hành tăng thêm 0.089 đv. Tài sản lưu động tăng thêm chủ yếu ở hàng tồn kho và tiền. Số liệu xem thêm ở phần trước. Tổng nợ ngắn hạn cũng tăng thêm khoảng 12.6 tỷ đồng VN do các khoản nợ ngắn hạn cùng tăng. Tổng nợ ngắn hạn tăng làm hệ số thanh toán hiện hành giảm mất 0.148 đv. Tốc độ tăng của nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động. Chính điều này đã làm cho hệ số thanh toán của năm nay giảm đi 0.060 đv. Chỉ số nhanh: 121,702,284,055 – 13,670,729,427 Kn = ắắắắắắắắắắắắắắắ = 0.998389 108,205,845,236 Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Kn = ắắắắắắắắắắắắắắ Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty như vậy là tạm ổn (ằ 1). Như vậy, nếu cần thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn thì công ty có thể thanh toán ngay được. Xem bảng II.2.12 để biết các nhân tố ảnh hưởng dến hệ số thanh toán nhanh của công ty. Bảng II.2.12: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ số thanh toán nhanh: STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Kn0 = (TSLĐ0 – HTK0) / NNH0 1.115 2 Kn(tslđ) = (TSLĐ1 – HTK0) / NNH0 1.204 3 Kn(htk) = (TSLĐ1 – HTK1) / NNH0 1.130 4 Kn(nnh) = (TSLĐ1 - HTK1) / NNH1 0.998 5 DKn(tsld) = 2 – 1 0.089 6 DKn(htk) = 3 – 2 (0.074) 7 DKn(nnh) = 4 – 3 (0.132) 8 DKn = 4 – 1 (0.117) Giá trị TSLĐ tăng gần 8.5 tỷ đồng VN đã làm cho hệ số thanh toán nhanh tăng thêm 0.089 đv. Giá trị của hàng tồn kho tăng thêm hơn 7 tỷ đồng VN làm cho hệ số thanh toán nhanh giảm đi 0.074 đv. Giá trị của nợ ngắn hạn cũng tăng thêm hơn 12.6 tỷ đồng VN, chính nó cũng làm cho hệ số thanh toán nhanh giảm đi 0.132 đv. Tuy cả ba khoản mục cùng tăng nhưng trong đó lại có hai khoản mục tăng sẽ làm cho hệ số thanh toán nhanh bị giảm là hàng tồn kho và nợ ngắn hạn. Sự tăng của tài sản lưu động lớn hơn sự gia tăng của hàng tồn kho nhưng nó không đủ để làm cho hệ số thanh toán nhanh tăng lên. Bởi vì tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản lưu động không tính hàng tồn kho, do vậy mà hệ số thanh toán nhanh giảm đI mất 0.117 đv. Vốn bằng tiền Ktt = ắắắắắắắắ Tổng nợ ngắn hạn Chỉ số tức thời: 5,749,435,957 Ktt = ắắắắắắắắ = 0.053134 108,205,845,236 Chỉ số tức thời như vậy là quá thấp. Tổng số vốn bằng tiền chưa bằng 6% tổng số nợ ngắn hạn. Nếu trường hợp có nhiều khoản nợ ngắn hạn cần thanh toán tức thời bằng tiền mặt thì công ty không thể có khả năng thanh toán các khoản nợ này. Việc thiếu tiền mặt, hay lượng tiền mặt là quá nhỏ so với tổng số nợ ngắn hạn sẽ làm cho công ty gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết các khoản nợ đến hạn, đồng thời cũng ảnh hưởng đến các vấn đề trong chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh. Xem bảng II.2.13 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của công ty. Bảng II.2.13: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời. STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Ktt0 = T0 / NNH0 0.0224 2 Ktt(t) = T1 / NNH0 0.0601 3 Ktt(nnh) = T1 / NNH1 0.0531 4 DKtt(t) = 2 – 1 0.0378 5 DKtt(nnh) = 3 – 2 (0.0070) 6 DKtt = 3 – 1 0.0308 Sự tăng thêm của khoản mục tiền và các khoản tương đương (hơn 3.6 tỷ đồng VN) đã làm cho khả năng thanh toán tức thời tăng thêm 0.038 đv. Nhưng khoản mục nợ ngắn hạn cũng tăng hơn 12.6 tỷ đã làm cho khả năng thanh toán tức thời giảm đi 0.007 đv. Tốc độ tăng của khoản mục tiền nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn mặc dù giá trị tăng thêm của nó không bằng. Chính điều này đã làm cho khả năng thanh toán tức thời tăng thêm 0.031 đv. Phân tích nhóm các tỷ số về cơ cấu tài chính. Tỷ suất cơ cấu tài sản: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tỷ suất cơ cấu tài sản = ắắắắắắắắắắắắắắắắ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 121,702,284,055 Tỷ suất cơ cấu tài sản = ắắắắắắắắ = 17.435223 6,980,253,823 Tỷ lệ giữa tài sản cố định và tàI sản lưu động như vậy là quá chênh lệch. Lượng tài sản lưu động lớn hơn 17 lần so với lượng tài sản cố định. Điều này sẽ trở lên bất thường đối với các công ty chuyên sản xuất khác. Nhưng công ty lại là công ty xây dựng, sản phẩn của công ty là các công trình, quy trình sản xuất không đòi hỏi kỹ thuật cao, không cần các loại máy móc hiện đại đắt tiền, do vậy, hiện tượng trên hoàn toàn không có gì là bất bình thường. Điều này diễn ra ở hầu hết các công ty xây dựng. Xem bảng II.2.14 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản của công ty. Bảng II.2.14: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất cơ cấu tài sản. STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Cts0 = TSLĐ0 / TSCĐ0 15.5487 2 Cts(tslđ) = TSLĐ1 / TSCĐ0 16.7139 3 Cts(tscđ) = TSLĐ1 / TSCĐ1 17.4352 4 D Cts(tslđ) = 2 – 1 1.1652 5 D Cts(tscđ) = 3 – 2 0.7213 6 D Cts = 3 – 1 1.8865 Tài sản lưu động tăng thêm gần 8.5 tỷ đồng VN làm cho cơ cấu tài sản tăng thêm 1.165 đv. Tài sản cố đinh giảm đI hơn 0.3 tỷ đông VN làm cho cơ cấu tài sản tăng thêm 0.721 đv. TàI sản lưu động tăng đồng thời tài sản cố định giảm làm cho cơ cấu tài sản tăng thêm 1.887 đv. Tỷ suất tài sản cố định và nguồn vốn: Công thức: 6,980,253,823 Tỷ suất TSCĐ và NV thường xuyên =ắắắắắắắắ = 0.054244 128,682,537,878 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tỷ suất TSCĐ và NV = ắắắắắắắắắắắắắ Nguồn vốn Tổng giá trị của tài sản cố định quá nhỏ so với tổng nguồn vốn. Hầu như toàn bộ nguồn vốn đều được đưa vào tài sản lưu động. Như đã trình bày, điều này không có gì bất thường đối với các công ty xây dựng các công trình dân dụng. Xem bảng II.2.15 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất tài sản cố định và nguồn vốn của công ty. Bảng II.2.15: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ suất tài sản cố định và nguồn vốn: STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Ctscđ-nv0 = TSCĐ0 / NV0 0.0604 2 Ctscđ-nv(tscđ) = TSCĐ1 / NV0 0.0579 3 Ctscđ-nv(nv) = TSCĐ1 / NV1 0.0542 4 D Ctscđ-nv(tscđ) = 2 – 1 (0.0025) 5 D Ctscđ-nv(nv) = 3 – 2 (0.0037) 6 D Ctscđ-nv = 3 – 1 (0.0062) Sự giảm sút của tài sản cố định một khoản gần 0.3 tỷ đồng đã làm cho tỷ suất giữa tài sản cố đinh và nguồn vốn giảm đi 0.0025 đv. Sự gia tăng của nguồn vốn gần 8.2 tỷ đồng VN đã làm tăng thêm sự giảm sút của tỷ số một lượng là 0.0037 đv. Do tổng giá trị của tài sản cố định đối với tổng nguồn vốn là quá nhỏ nên sự giảm của tài sản cố định và tăng của nguồn vốn như trên chỉ làm cho tỷ suất giảm đi một lượng là 0.006 đv. Tỷ suất tài sản lưu động và nguồn vốn ngắn hạn: Công thức: 121,702,284,055 Tỷ suất TSLĐ và NVNH =ắắắắắắắ = 1.124729 108,205,845,236 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tỷ suất TSLĐ và NVNH =ắắắắắắắắắắắắắắ Nguồn vốn ngắn hạn Tổng giá trị của tài sản lưu động gần bằng tổng nguồn vốn. Xem bảng II.2.16 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất tài sản lưu động và nguồn vốn của công ty. Bảng II.2.16: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ suất tài sản lưu động và nguồn vốn: STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Ctslđ-nv0 = TSLĐ0 / NV0 0.9396 2 Ctslđ-nv(tslđ) = TSLĐ1 / NV0 1.0100 3 Ctslđ-nv(nv) = TSLĐ1 / NV1 0.9458 4 D Ctslđ-nv(tslđ) = 2 – 1 0.0704 5 D Ctslđ-nv(nv) = 3 – 2 (0.0642) 6 D Ctslđ-nv = 3 – 1 0.0062 Sự gia tăng của tài sản lưu động một khoản gần 8.5 tỷ đồng đã làm cho tỷ suất giữa tài sản lưu động và nguồn vốn tăng thêm 0.070 đv. Sự gia tăng của nguồn vốn gần 8.2 tỷ đồng VN đã làm tăng thêm sự giảm sút của tỷ số một lượng là 0.064 đv. Do tốc độ tăng của tài sản lưu động lớn hơn tốc độ tăng của nguồn vốn nên tỷ số cũng tăng thêm một lượng là 0.006 đv. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định: 11,838,990,353 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = ắắắắắắắ = 1.696069 6,980,253,823 Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = ắắắắắắắắắ Tài sản cố định Tỷ suất như vậy là tốt. Tổng tài sản cố định có thể được đầu tư bằng nguồn vốn chủ. Tài sản cố định thông thường có thời gian khấu hao lâu, giá trị lớn. Nếu dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định thì khi đến thời hạn thanh toán, giá trị của tài sản chưa được khấu hao hết. Quá trình mà diễn ra nhiều và thường xuyến sẽ nảy sinh các khoản nợ xấu cho công ty. Xem bảng II.2.17 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất tự tài trợ TSCĐ của công ty. Bảng II.2.17: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất tự tài trợ TSCĐ STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Cttt0 = NVCSH0 / TSCĐ0 1.5411 2 Cttt(nvcsh) = NVCSH1 / TSCĐ0 1.6226 3 Cttt(tscđ) = NVCSH1 / TSCĐ1 1.6927 4 D Cttt(nvcsh) = 2 – 1 0.0815 5 D Cttt(tscđ) = 3 – 2 0.0700 6 D Cttt = 3 – 1 0.1516 Vốn chủ sở hữu tăng thêm gần 6 tỷ đồng là nguyên nhân làm cho hệ số tự tài trợ tăng thêm 0.082 đv. Tài sản cố định giảm cũng làm cho hệ số tự tài trợ tăng thêm 0.070 đv. Vốn chủ tăng đồng thời với tài sản cố định giảm đã làm cho hệ số năm nay tăng thêm 0.152 đv so với năm ngoái. Tỷ số cơ cấu tài sản cố định: 6,980,253,823 Ctscđ = ắắắắắắắ = 0.054244 128,682,537,878 Tài sản cố định Ctscđ = ắắắắắắắ Tổng tài sản Tổng nguồn vốn là tên gọi khác của tổng tài sản, do vậy, tỷ số này có giá trị đúng bằng tỷ suất tài sản cố định và nguồn vốn. ý nghĩa của nó có khác một chút vì nguồn vốn cho biết tổng tài sản của công ty xuất phát từ nguồn nào. Còn tổng tài sản cho biết tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm trong nó. Tỷ lệ này đối với công ty là hợp lý. Xem bảng II.2.18 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số cơ cấu TSCĐ của công ty. Bảng II.2.18: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ số cơ cấu tài sản cố định. STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Ctscđ = TSCĐ0 / TTS0 0.0604 2 Ctscđ(tscđ) = TSCĐ1 / TTS0 0.0579 3 Ctscđ(tts) = TSCĐ1 / TTS1 0.0542 4 D Ctscđ(tscđ) = 2 – 1 (0.0025) 5 D Ctscđ(tts) = 3 – 2 (0.0037) 6 D Ctscđ = 3 – 1 (0.0062) Tài sản cố định giảm một lượng hơn 0.3 tỷ đồng VN đã làm giảm tỷ số cơ cấu tàI sản cố định đi một lượng bằng 0.003 đv. Tổng tài sản tăng thêm gần 8.2 tỷ đồng cũng làm giảm tỷ số một lượng bằng 0.004 đv. Tài sản cố định giảm trong khi tổng tài sản tăng đã làm cho hệ số cơ cấu tài sản cố định giảm một lượng là 0.006 đv. Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động: 121,702,284,055 Ctslđ = ắắắắắắắ = 0.945756 128,682,537,878 Tài sản lưu động Ctslđ = ắắắắắắắ Tổng tài sản Tổng tài sản bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Nếu biết tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản thì ta dễ dàng tính được tỷ số cơ cấu tài sản lưu động. Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động bằng 0.95, khá hợp lý đối với công ty. Xem bảng II.2.19 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số cơ cấu TSLĐ của công ty. Bảng II.2.19: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ số tài sản lưu động. STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Ctslđ = TSLĐ0 / TTS0 0.9396 2 Ctslđ(tslđ) = TSLĐ1 / TTS0 1.0100 3 Ctslđ(tts) = TSLĐ1 / TTS1 0.9458 4 D Ctslđ(tslđ) = 2 – 1 0.0704 5 D Ctslđ(tts) = 3 – 2 (0.0642) 6 D Ctslđ = 3 – 1 0.0062 Tài sản lưu động tăng thêm 8.5 tỷ đồng VN làm cho tỷ số tài sản lưu động tăng thêm 0.07 đv. Tổng tài sản tăng thêm 8.2 tỷ đồng làm giảm tỷ số một lượng là 0.06 đv. Tốc độ tăng của tài sản lưu động nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản, do vậy đã làm cho tỷ số tăng thêm 0.006 đv so với năm ngoái. Nguồn vốn chủ sở hữu Cnvcsh = ắắắắắắắắắ Tổng tài sản Tỷ số tự tài trợ: 11,838,990,353 Cnvcsh = ắắắắắắắ = 0.092002 128,682,537,878 Tỷ số như vậy là hợp lý đối với công ty. Xem bảng II.2.20 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số tự tài trợ của công ty. Bảng II.2.20: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ số tự tài trợ. STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Cnvcsh0= NVCSH0 / TTS0 0.0931 2 Cnvcsh(nvcsh)= NVCSH1 / TTS0 0.0981 3 Cnvcsh(tts)= NVCSH1 / TTS1 0.0918 4 D Cnvcsh(nvcsh) = 2 – 1 0.0049 5 D Cnvcsh(tts) = 3 – 2 (0.0062) 6 D Cnvcsh = 3 – 1 (0.0013) Vốn chủ sở hữu tăng gần 0.6 tỷ đồng VN đã làm cho hệ số tự tài trợ tăng thêm 0.05 đv. Nhưng tổng tài sản cũng tăng gần 8.2 tỷ đồng đã làm giảm hệ số tự tài trợ đi một lượng là 0.006 đv. Tốc độ tăng của tổng tài sản lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, do vậy mà hệ số tự tài trợ giảm đi mất 0.001 đv so với năm ngoái. Tỷ số tài trợ dài hạn: 11,838,990,353 + 8,637,702,289 Cttdh= ắắắắắắắắắắắắắắ = 0.159126 128,682,537,878 Nguồn vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn Cttdh= ắắắắắắắắắắắắắắắắ Tổng tài sản Thông thường người ta dùng nợ dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định cùng với nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ số tự tài trợ dài hạn gần giống như hệ số tài sản cố định. Nhưng ở đây, tỷ số này cho biết khả năng sử dụng vốn để đầu tư dài hạn của công ty. Tỷ lệ như vậy cũng đạt yêu cầu. Xem bảng II.2.21 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số tài trợ dài hạn của công ty. Bảng II.2.21: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ số tài trợ dài hạn. STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Kttdh0 = (NVCSH0 +NDH0) / TTS0 0.2058 2 Kttdh(nvcsh) = (NVCSH1 +NDH0) / TTS0 0.2107 3 Kttdh(ndh) = (NVCSH1 +NDH1) / TTS0 0.1697 4 Kttdh(tts) = (NVCSH1 +NDH1) / TTS1 0.1589 5 DKttdh(nvcsh) = 2 – 1 0.0049 6 DKttdh(ndh) = 3 – 2 (0.0410) 7 DKttdh(tts) = 4 – 3 (0.0108) 8 DKttdh = 4 – 1 (0.0468) Vốn chủ sở hữu tăng gần 0.6 tỷ đồng làm cho tỷ số tài trợ dài hạn tăng thêm 0.005 đv. Nợ dài hạn giảm gần 5 tỷ đồng VN làm giảm hệ số tài trợ dài hạn giảm đi một lượng là 0.04 đv. Tổng tài sản tăng gần 8.2 tỷ đồng VN làm cho hệ số tài trợ dài hạn giảm một lượng là 0.011 đv. Vốn chủ sở hữu tăng nhưng nợ dài hạn lại giảm, do vậy làm tốc độ tăng ở tử số không lớn hơn được tốc độ tăng ở mẫu số. Do vậy, hệ số tài trợ dài hạn giảm đi một lượng là 0.047 đv. Phân tích nhóm các tỷ số về khả năng hoạt động. Vòng quay hàng tồn kho: 79,694,043,219 Nhtk=ắắắắắắắ = 7.851012 10,150,798,607 Doanh thu thuần Nhtk=ắắắắắắắắắắ Hàng tồn kho bình quân Hàng tồn kho của công ty là các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tức là các công trình đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán. Hệ số này đối với công ty có thể chấp nhận được vì nếu coi một năm là 365 ngày làm việc (các công trình thường làm liên tục không nghỉ) thì với vòng quay hàng tồn kho như trên, một năm, hàng tồn kho lặp lại gần 8 lần. Đối với các công trình, nhà nước thường cấp ngân sách vào cuối năm, thông thường đến cuối năm, công ty mới được thanh toán các khoản nợ và mới có tiền để thanh toán các khoản phảI trả cho người cung cấp. Hệ số hàng tồn kho bằng 7.85 (tương đương với 47 ngày). Xem bảng II.2.22 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số vòng quay hàng tồn kho của công ty. Bảng II.2.22: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến vòng quay hàng tồn kho. STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Nhtk0 = DTT0 / HTKbq0 19.0177 2 Nhtk(dtt) = DTT1 / HTKbq0 14.8502 3 Nhtk(htk) = DTT1 / HTKbq1 7.8510 4 D Nhtk(dtt) = 2 – 1 (4.1675) 5 D Nhtk(htk) = 3 – 2 (6.9992) 6 D Nhtk = 3 – 1 (11.1667) Doanh thu thuần giảm hơn 22.3 tỷ đồng là nguyên nhân dẫn đến vòng quay hàng tồn kho giảm 4.168 đv. Hàng tồn kho bình quân tăng cũng làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm đI 6.999 đv. Doanh thu thuần giảm đồng thời hàng tồn kho tăng làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm đi 11.167 đv. Giảm quá nhiều so với năm trước. Xét tổng thể thì hệ số năm nay vẫn chấp nhận được nhưng nếu so với năm trước thì hệ số này không ổn, cần phải tìm rõ nguyên nhân vì sao mà năm qua, doanh thu thuần của công ty giảm mạnh như vậy, có thể duy trì doanh thu như năm 2004 được hay không. Tại sao hàng tồn kho lại tăng gấp đôi so với năm ngoái, liệu có phải do chấp lượng công trình xuống thấp nên các bên đầu tư không chịu thanh toán? cần tìm hiểu thêm. Vòng quay tài sản cố định: 79,694,043,219 Ntscđ = ắắắắắắắắắ = 11.175924 7,130,868,174 Doanh thu thuần Ntscđ = ắắắắắắắắắắ Tài sản cố định bình quân Vòng quay tài sản cố định lớn như vậy là rất tốt, nó cho thấy công ty đã đầu tư có hiệu quả vào tài sản cố định. Xem bảng II.2.23 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số vòng quay tài sản cố định của công ty. Bảng II.2.23: Các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay tài sản cố định STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Ntscđ0 = DTT0 / TSCĐbq0 14.6209 2 Ntscđ(dtt) = DTT1 / TSCĐbq0 11.4169 3 Ntscđ(tscđ) = DTT1 / TSCĐbq1 11.1759 4 D Ntscđ(dtt) = 2 – 1 (3.2040) 5 D Ntscđ(tscđ) = 3 – 2 (0.2410) 6 D Ntscđ = 3 – 1 (3.4450) Doanh thu thuần giảm 22.3 tỷ đồng VN đã làm cho vòng quay tài sản cố định giảm đi một lượng là 3.204 đv. Tài sản cố định bình quân tăng thêm 0.15 tỷ đồng mặc dù năm vừa qua, tổng tài sản cố định giảm 0.3 tỷ đồng VN. Điều này đã làm cho vòng quay tài sản cố định giảm đi một lượng là 0.241 đv. Doanh thu thuần giảm cùng với tàI sản cố định bình quân tăng đã làm cho vòng quay tàI sản cố định giảm một lượng là 3.445 đv. Cũng cần phải xem lại vì sao vòng quay tài sản cố định lại giảm nhiều như vậy. Ngoài việc chú ý đến doanh thu đã đề cập ở trên, cần chú ý tại sao lượng tài sản cố định bình quân lại tăng trong khi giá trị của có lại giảm. Vòng quay tài sản lưu động: 79,694,043,219 Ntslđ = ắắắắắắắắ = 0.678478 117,460,015,962 Doanh thu thuần Ntslđ = ắắắắắắắắắắắ Tài sản lưu động bình quân Vòng quay tài sản lưu động hơi nhỏ, trong một năm kinh doanh, số tiền thu về mới hơn có một nửa số vốn lưu động đã bỏ ra. Thực ra, với số vốn lưu động quá lớn như vậy, tỷ lệ tuy nhỏ nhưng giá trị thu về cũng khá lớn. Tuy nhiên lượng thu về lại không bằng năm trước đó. Cần tìm hiểu thêm. Xem bảng II.2.24 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số vòng quay tài sản lưu động của công ty. Bảng II.2.24: Các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay tài sản lưu động. STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Ntslđ0 = DTT0 / TSLĐbq0 0.9520 2 Ntslđ(dtt) = DTT1 / TSLĐbq0 0.7434 3 Ntslđ(tslđ) = DTT1 / TSLĐbq1 0.6785 4 D Ntslđ(dtt) = 2 – 1 (0.2086) 5 D Ntslđ(tslđ) = 3 – 2 (0.0649) 6 D Ntslđ = 3 – 1 (0.2735) Tổng doanh thu thần giảm kéo theo vòng quay tài sản lưu động giảm 0.209 đv. Tài sản lưu động bình quân tăng hơn 10 tỷ đồng càng làm cho tỷ số vòng quay tài sản lưu động giảm đi 0.065 đv. Doanh thu giản và tài sản lưu động bình quân tăng đã làm cho vòng quay tàI sản lưu động giảm đi 0.274 đv. Vòng quay tổng tài sản: 79,694,043,219 Ntts = ắắắắắắắắắ = 0.639646 124,590,884,136 Doanh thu thuần Ntts = ắắắắắắắắắắ Tổng tài sản bình quân Vòng quay tổng tài sản như vậy là thấp. Một đồng tài sản bỏ ra chỉ thu về được có 0.64 đồng doanh thu trong một năm sản xuất kinh doanh. Xem bảng II.2.25 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số vòng quay tổng tài sản của công ty. Bảng II.2.25: Các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay tổng tài sản. STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Ntts0 = DTT0 / TTSbq0 0.8938 2 Ntts(dtt) = DTT1 / TTSbq0 0.6979 3 Ntts(tts) = DTT1 / TTSbq1 0.6396 4 D Ntts(dtt) = 2 – 1 (0.1959) 5 D Ntts(tts) = 3 – 2 (0.0583) 6 D Ntts = 3 – 1 (0.2542) Doanh thu thuần giảm đã làm cho hệ số vòng quay tổng tài sản giảm đi 0.196 đv. Tài sản bình quân tăng thêm hơn 10 tỷ đồng đã làm cho vòng quay tổng tàI sản giảm đi 0.058 đv. Doanh thu thuần giảm và tàI sản bình quân tăng đã làm cho vòng quay tổng tàI sản giảm đi một lượng là 0.254 đv. Khả năng quản lý vốn vay: Chỉ số nợ: 116,843,547,525 Chỉ số nợ =ắắắắắắắắ = 0.907998 128,682,537,878 Tổng nợ Chỉ số nợ =ắắắắắắ Tổng tài sản Chỉ số nợ của công ty là khá cao, chiếm đến 90% tổng tài sản. Nếu công ty quản lý tốt các khoản nợ, sử dụng một cách có hiệu quả các khoản nợ này thì dù chỉ số nợ có cao đến mấy cũng không đáng sợ. Xem bảng II.2.26 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số nợ của công ty. Bảng II.2.26: Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số nợ. STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Cn0 = TN0 / TTS0 0.9061 2 Cn(tn) = TN1 / TTS0 0.9697 3 Cn(tts) = TN1 / TTS1 0.9080 4 D Cn(tn) = 2 – 1 0.0636 5 D Cn(tts) = 3 – 2 (0.0617) 6 D Cn = 3 – 1 0.0019 Tổng nợ tăng gần 7.7 tỷ đồng VN đã làm cho chỉ số nợ tăng thêm 0.064 đv. Tổng tài sản tăng thêm 8.2 tỷ đồng đã là giảm chỉ số nợ đi một khoản bằng 0.062 đv. Tốc độ tăng của các khoản nợ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản nên chỉ số nợ tăng thêm 0.002 đv. Tổng tài sản Khả năng thanh toán tổng quát =ắắắắắắ Nợ phải trả Khả năng thanh toán tổng quát: chính là nghịch đảo của chỉ số nợ. 128,682,537,878 Khả năng thanh toán tổng quát =ắắắắắắắắ = 1.101323 116,843,547,525 Khả năng đảm bảo trả nợ của công ty đạt yêu cầu. Phân tích nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời. Lợi nhuận biên: 2,052,914,313 PM =ắắắắắắắ = 0.025760 79,694,043,219 NI PM = ắắắắắ Doanh thu Lợi nhuận biên của công ty là quá thấp. Xem bảng II.2.27 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của công ty. Bảng II.2.27: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận biên. STT Chỉ tiêu Giá trị 1 PM0 = NI0 / DT0 0.0312 2 PM(NI) = NI1 / DT0 0.0201 3 PM(dt) = NI1 / DT1 0.0258 4 D PM(NI) = 2 – 1 (0.0111) 5 D PM(dt) = 3 – 2 0.0056 6 D PM = 3 – 1 (0.0055) Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm hơn 1.1 tỷ đồng, điều này đã làm cho lợi nhuận biên của công ty giảm đi một lượng là 0.011 đv. Doanh thu thuần của công ty giảm đã làm tăng lợi nhuận biên của công ty lên thêm 0.006 đv. Tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế giảm nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận biên của công ty giảm đi một lượng là 0.005 đv Sức sinh lợi cơ sở: 2,439,363,388 BEP =ắắắắắắắ = 0.018956 128,682,537,878 EBIT BEP =ắắắắắ Tổng tài sản Sức sinh lợi cơ sở cũng quá thấp. Xem bảng II.2.28 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến sức sinh lợi cơ sở của công ty. Bảng II.2.28: Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sinh lợi cơ sở. STT Chỉ tiêu Giá trị 1 BEP0 = EBIT0/ TTS0 0.0296 2 BEP(ebit) = EBIT1/ TTS0 0.0202 3 BEP(tts) = EBIT1/ TTS1 0.0190 4 D BEP(ebit) = 2 – 1 (0.0094) 5 D BEP(tts) = 3 – 2 (0.0013) 6 D BEP = 3 – 1 (0.0107) Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) giảm hơn 1.1 tỷ đã làm cho sức sinh lợi cơ sở giảm một lượng là 0.009 đv. Tổng tài sản tăng thêm 8.2 tỷ đồng đã làm cho sức sinh lợi cơ sở giảm đi một lượng là 0.001 đv. EBIT giảm và tổng tài sản tăng đã làm cho sức sinh lời cơ sở giảm đi một lượng là 0.011 đv. Lợi nhuận sau thuế ROS =ắắắắắắắắ Doanh thu thuần Sức sinh lời của doanh thu thuần: 2,052,914,313 ROS =ắắắắắắắ = 0.025760 79,694,043,219 Trong trường hợp này, nó chính là lợi nhuận biên (PM). Tỷ suất thu hồi tài sản: 2,052,914,313 ROA =ắắắắắắắắ = 0.016477 124,590,884,136 Lợi nhuận sau thuế ROA =ắắắắắắắắắắ Tổng tài sản bình quân Tỷ suất thu hồi tài sản của công ty là quá thấp. Xem bảng II.2.29 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến ROA của công ty. Bảng II.2.29: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA. STT Chỉ tiêu Giá trị 1 ROA0 = LNST0/ TTSbq0 0.0279 2 ROA(lnst) = LNST1/ TTSbq0 0.0180 3 ROA(ttsbq) = LNST1/ TTSbq1 0.0165 4 D ROA(lnst) = 2 – 1 (0.0099) 5 D ROA(ttsbq) = 3 – 2 (0.0015) 6 D ROA = 3 – 1 (0.0114) Lợi nhuận sau thuế giảm 1.1 tỷ đồng đã làm cho ROA giảm đi một lượng là 0.001 đv. Tổng tài sản bình quân tăng thêm 10.4 tỷ đồng đã làm cho ROA giảm đi một lượng là 0.001 đv. Lợi nhuận sau thuế giảm và tổng tài sản bình quân tăng đã làm cho ROA giảm đi một lượng là 0.011 đv. Tỷ suất thu hồi vốn góp: 2,052,914,313 ROE =ắắắắắắắ = 0.177285 11,579,719,456 Lợi nhuận sau thuế ROE =ắắắắắắắắắắắắắắ Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ suất thu hồi vốn góp nhỏ. Xem bảng II.2.30 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của công ty. Bảng II.2.30: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE STT Chỉ tiêu Giá trị 1 ROE0 = LNST0/ NVCSHbq0 0.2899 2 ROE (lnst) = LNST1/ NVCSHbq0 0.1866 3 ROE (nvcsh) = LNST1/ NVCSHbq1 0.1782 4 D ROE(lnst) = 2 – 1 (0.1032) 5 D ROE(nvcsh) = 3 – 2 (0.0084) 6 D ROE = 3 – 1 (0.1116) Lợi nhuận sau thuế giảm 1.1 tỷ đồng đã làm cho ROE giảm đi một lượng là 0.103 đv. Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân tăng hơn 0.5 tỷ đồng VN đã làm cho ROE giảm đi một lượng là 0.008 đv. Lợi nhuận sau thuế giảm và nguồn vốn chủ sở hữu bình quân tăng đã làm cho ROE giảm đi một lượng là 0.112 đv. Tóm lại: Doanh thu thuần giảm đã kéo theo rất nhiều các chỉ số của công ty giảm theo. Đặc biệt là các chỉ số về khả năng sinh lời (vốn đã rất nhỏ). Cần tìm hiểu tại sao doanh thu thuần lại giảm nhiều như vậy. Liệu có thể trở lại như năm 2004 hoặc cao hơn nữa không. Phải chăng là công ty không tìm được khách hàng hay công ty quá tập trung vào các ngành sản xuất khác. Hay là khách hàng chưa chịu trả tiền vì vấn đề chất lượng công trình. Hay là vì một nguyên nhân nào khác? Các khả năng thanh toán đều đạt yêu cầu, riêng khả năng thanh toán tức thời quá thấp vì lượng tiền mặt của công ty là quá nhỏ. Nhưng do đặc điểm của ngành xây dựng nên điều này không quá quan trọng đối với công ty. Các khoản nợ của công ty quá lớn, cần phải kiểm soát một cách có hiệu quả, tránh biến những khoản nợ tốt thành nợ xấu, sẽ gây ra hậu quả khó lường. Các tỷ suất về cơ cấu tài sản và nguồn vốn như vậy là tạm hợp lý. Các tỷ suất về khả năng hoạt động đang có vấn đề. Vòng quay của hàng tồn kho biến động rất lớn. Vòng quay tài sản cố định biến động cũng không nhỏ. Sự biến động này bắt nguồn từ doanh thu thuần giảm một cách đáng kể trong năm qua. Các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty là rất thấp. ROA = 0.016 ; ROE = 0.117; ROS = 0.026. Phần III: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng số 7 (VINACONEX No7). I. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty. Những thành tựu: Những khó khăn: II. Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính: 2.1 Biện pháp cải thiện công tác quản lý tài chính. mục đích của việc cải thiện công tác quản lý tài chính: Những thất bại trong kinh doanh phần lớn đều do hệ thống quản lý tồi hay không có kinh nghiệm kinh doanh. Các công ty thành công trên thế giới đều nhờ đến hệ thống quản lý có hiệu quả của mình. Công tác quản lý diễn ra trong mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ công tác quản lý hành chính đến các công tác quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý vật tư, quản lý hoạt động sản xuất... trong các công tác quản lý đó, công tác quản lý tài chính là một công tác không thể coi nhẹ. Quản lý tài chính tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng nó có tác động đến các công tác khác trong doanh nghiệp. Nó cung cấp các số liệu về hoạt động tài chính của công ty cho các bộ phận khác nhau, thể hiện tình hình hoạt động của công ty bằng các con số, chỉ ra những yếu kém cũng như thành công bằng các tỷ số tài chính... Quản lý tài chính tốt sẽ tránh được những thất thoát về tài chính không đáng có, giảm thiểu các rủi ro, tăng cường tính linh động, cung cấp số liệu cho các định hướng trong tương lai. Công ty cổ phần xây dựng số 7 là một công ty chuyên về xây dựng. Quá trình hoạt động của công ty diễn ra đơn giản. Công ty tham gia đấu thầu hay ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng. Khi đã có hợp đồng, công ty nhận bản vẽ thi công, mặt bằng và tiến hành thi công. Thi công xong, tiến hành nghiệm thu, bàn giao và thanh toán. Hoạt động diễn ra theo kiểu gia công, công ty nhận đơn hàng, tiến hành thi công theo đơn hàng đó. Công ty hoàn toàn không phải lo lắng đến đầu ra cũng như đầu vào. Quá trình hoạt động diễn ra quá đơn giản nên công ty không phải chủ trọng nhiều đến các công tác khác, kể cả công tác quản lý tài chính. Quản lý tài chính của công ty dựa vào hoá đơn chứng từ. Mỗi hoạt động liên qua đến tiền đều phải có hoá đơn. Ngoài việc tổng hợp số liệu là dùng máy vi tính, các hoạt động tài chính khác đều làm thủ công. Số liệu để có thể dùng được, ban đầu ở dưới dạng văn bản (hoă đơn), sau được số hoá để tổng hợp, sau đó lại chuyển thành văn bản. Nếu số liệu phát sinh từ các công trình, số liệu sẽ phải lặp lại một lần như trên. Như vậy, để có thể dùng được số liệu, tốn rất nhiều chi phí cho công tác chuyển đổi số liệu, in ấn, vận chuyển số liệu. Thị trường công ty trải rộng trên toàn miền bắc, do vậy, mỗi công trường ở một nơI khác nhau. Số liệu chuyển về sẽ mất rất nhiều chi phí. Mọi số liệu được tập hợp lại, chỉ chuyển về công ty từ 1 đến 2 lần trong một tháng, thậm chí trong một quý. Một số công trình gần nhau, do một đội trưởng thi công quản lý, do vậy cũng chỉ cần một tổ kế toán đảm nhiệm các công trình đó. Số liệu nhiều sẽ dồn vào một thời điểm, gây khó khăn cho công tác quản lý tài chính ở công ty. Một số kế toán tại các công trình làm việc không được tốt. Những nhân viên này do công trường tuyển chọn nên có một số người có trình độ thấp, khi không làm được việc sẽ gây khó cho công ty. Biện pháp cải thiện công tác quản lý tài chính: Hiện tại công ty đang sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tàI chính. Máy vi tính giúp cho công ty tập hợp số liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Công ty nên lợi dụng điểm này, ứng dụng thêm công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính. Công ty nên kết nối Internet, tạo một cơ sở dữ liệu chung để các nơI có thể chuyển số liệu về nhanh chóng, giảm thiểu các chi phí vận chuyển, tăng khả năng xử lý thông tin, giảm thời gian xử lý. Các hoá đơn gốc chuyển về sau, mục đích để so sánh, đối chiếu. Như vậy, thông tin sẽ luôn được thông suốt, tránh được tình trạng dồn việc vào cuối năm, sẽ không có các hiện tượng các khoản mục tăng đột biến vào cuối năm. Công ty không cần phảI đầu tư cho mỗi công trình một đầu nối ADSL bởi vì như vậy là quá tốn kém và rất lãng phí. Khi một công trường hoàn thành, đầu nối này lại phảI bỏ, đến công trình mới lại lắp mới, rất lãng phí. Thậm chí có nơi đường truyền ADSL không tới được. GiảI pháp hướng tới sử dụng các Modem, kết nối Internet bằng đường đIện thoại, sử dụng mạng VNN1268 để truy cập. Công ty có thể quy định số thời gian truy cập và số lần truy cập của các công trình. Mọi số liệu được kế toán công trình xử lý trước, chuyển vào hòm thư chính ở công ty. Kế toán ở công ty sẽ dùng số liệu này để xử lý. Để đảm bảo tính chính xác, hoá đơn được số hoá chuyển kèm theo. Đối với những kế toán công trình, nên có một chuẩn chung cho họ. Nếu những nhân viên này làm tốt, nên có chế độ xét tuyển vào công ty, chỉ chuyên làm ở các công trình, tạo đIều kiện làm việc cho họ để họ yên tâm làm việc. Chi phí thực hiện công tác cải thiện quản lý tài chính: Giả sử lấy năm 2005 làm ví dụ. Năm 2005 có tất cả là 25 công trình. Giả sử mỗi công trình là hoàn toàn độc lập với nhau. Chi phí đầu tư cho 1 Modem và một máy Scan là 1.6 triệu đồng. Tổng chi phí đầu tư ban đầu sẽ là: 25*1.6 = 40 triệu đồng. Thời gian lên mạng mỗi lần là 1 giờ. Mọi chi phí cho sử dụng mạng là 100đ/phút. Một tháng lên mạng chuyển số liệu về là 4 lần. Tổng chi phí trong một tháng của 25 công trình sẽ là: 25*4*100*60 = 600,000 đ/tháng. Nếu vẫn dùng phương pháp cũ, không tính đến tiền in tàI liệu, chỉ tính riêng tiền vận chuyển. Lấy chi phí vận chuyển bình quân từ các nơI về công ty là 50,000đ cho cả đI và về. Một tháng chuyển số liệu 2 lần. Tổng chi phí vận chuyển của các công trình là: 25*2*50,000 = 2.5 triệu đồng. Như vậy, chi phí tiết kiệm được mỗi tháng do đầu tư mới là 2.5 - 0.6 = 1.9 triệu đồng. Nếu công ty dùng tiền của mình để đầu tư, không tính đến lãI suất thì trong vòng chưa đầy 2 năm, mọi chi phí đều được thanh toán hết. Nếu 40 triệu đầu tư là tiền vay ngân hàng, lãI suất vay là 10%/năm, vay trong 2 năm. Phương pháp thanh toán là trả đều vốn vay trong 2 năm. Ta có số liệu như trên bảng III.2.1: Bảng II.2.1: Bảng thanh toán tiền vay ngân hàng Đơn vị: triệu đồng Năm Vốn vay Trả vốn Trả lãi Tổng 1 40 20 4 24 2 20 20 2 22 46 Sau 2 năm, tổng chi phí phảI trả ngân hàng là 46 triệu đồng. Với số tiền tiết kiệm hàng năm là 1.9 triệu đồng, nếu ta gửi ngân hàng với lãI suất 6%/năm tức là 0.5%/tháng. Ta có tổng số tiền sau 2 năm là: FVA = 1.9*(PVIFA0.5%,24) = 1.9 * 25.432 = 48.32 triệu đồng. Như vậy sau 2 năm, công ty sẽ có một số tiền lãI là 2.32 triệu đồng. Từ năm thứ 3 trở đI, số tiền tiết kiệm được của công ty không phảI trả cho bất kỳ một chi phí nào, lượng tiền hàng năm công ty tiết kiệm được không tính lãI là: 1.9*12 = 22.8 triệu đồng. Nếu trung bình cứ ba công trình đều do một đội trưởng thi công quản lý, ta chỉ cần 25/3 = 9 bộ Modem và máy Scan. Tổng chi phí là: 9*1.6 = 14.4 triệu đồng, làm tròn 15 triệu đồng. Lãi suất ngân hàng là 10%/năm, vay trong 1 năm. Cuối năm phải trả là 16.5 triệu đồng. Tiền tiết kiệm hàng tháng là 1.9 triệu đồng, không tính lãi tiền gửi, cuối năm có 1.9*12 = 22.8 triệu đồng. Nếu công ty không mua Modem mà yêu cầu gửi theo đường Internet công cộng, chi phí tiết kiệm còn cao hơn nữa. Đánh giá hiệu quả cải thiện công tác quản lý: Nếu tính theo cách trên (25 máy, không có lãi suất ngân hàng), tổng chi phí năm đầu sẽ tăng thêm 17.2 triệu đồng, đến năm thứ hai, công ty có lãi là 2.6 triệu đồng, đến năm thứ ba trở đi, mỗi năm lãi thêm 22.8 triệu đồng. Chi phí cho đầu tư chưa đủ để xếp thiết bị vào tài sản cố định, nó chỉ là tài sản lưu động của công ty. Thời gian đầu tư tuy có dài hơn 1 năm nhưng vào thời gian sau, nó tiết kiệm cho công ty một khoảng tiền. Tuy số tiền này không lớn nhưng nhờ đầu tư mà công việc quản lý tài chính của công ty tiến hành trôi chảy hơn, sẽ không còn tình trạng dồn việc vào cuối năm, nhân viên sẽ không mất thời gian đi lại, có thể làm việc khác, không tốn chi phí lắp đặt, khi thay đổi địa điểm, không phải tốn nhiều chi phí di dời, dễ dàng, thuận tiện sử dụng... 2.2 Biện pháp thu hồi nợ và thanh toán nợ. Mục đích của biện pháp thu hồi nợ và thanh toán nợ. Các khoản nợ phải trả là các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng của doanh nghiệp khác. Các khoản này doanh nghiệp bắt buộc phải trả dù doanh nghiệp có bị phá sản hay không (thanh toán nợ). Có hai khoản nợ chính là nợ dài hạn (thường là nợ ngân hàng) và nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn một phần là nợ ngân hàng để hoạt động, một phần là nợ tiền mua nguyên vật liệu. Hai khoản nợ này thường rất lớn đối với các công ty. Nợ càng nhiều thì lãi phải trả càng lớn. Nếu doanh thu của công ty không thể trả được nợ thì công ty càng ngày càng lâm vào nợ nần và có thể dẫn đến phá sản. Một khoản nợ tốt là một khoản nợ có thể trả được trong tương lai. Doanh nghiệp nợ doanh nghiệp khác thì cũng có doanh nghiệp khác nợ lại doanh nghiệp. Các khoản doanh nghiệp khác nợ là các khoản phải thu. Các khoản phải thu càng lớn thì doanh nghiệp càng bị chiếm dụng nhiều vốn, sự an toàn càng giảm vì nguy cơ không thu hồi được nợ càng cao. Tại công ty cổ phần xây dựng số 7, hàng năm, các khoản phải thu và các khoản phải trả chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản của công ty. Tuy nhiên, may mắn lớn cho công ty là các khoản này có tính chất tạm thời. Nếu ta chỉ căn cứ vào các báo cáo tài chính thì ta chỉ biết hai khoản này quá lớn. Nhưng sau một thời gian tìm hiểu, nhận thấy hai khoản này tăng dần trong năm, có những thời điểm thay đổi lớn do có công trình hoàn thành và được thanh toán trong năm. Đến cuối năm là thời điểm các công trình cùng được hoàn thành, nhưng chưa được thanh toán. Tuy nhiên, đến đầu năm sau là thời điểm thanh toán các khoản nợ, các khoản phải thu đều được trả, do vậy khoản phải thu giảm nhanh chóng, tiền trong ngân hàng tăng. Có tiền, công ty tiến hành trả nợ, các khoản nợ giảm nhanh, tiền trong ngân hàng cũng giảm theo. Biện pháp tiến hành. Để giảm nợ, biện pháp tốt nhất là không vay nợ. Nhưng nếu không vay thì không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh vì vốn của công ty không đủ thực hiện hết các công trình. Để có thể thu hồi được nợ, công ty phải tiến hành các biện pháp sao cho chủ đầu tư nhanh chóng trả nợ. Biện pháp thường được tiến hành như chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên biện pháp này không có hiệu quả đối với công ty bởi vì công ty chuyên xây dựng, doanh thu được tính theo một hệ số đã được bộ xây dựng quy định, nếu thực hiện chiết khấu sẽ làm giảm doanh thu. Công ty chỉ có thể tiến hành biện pháp ngoại giao, tức là tăng cường tiếp xúc với chủ đầu tư, yêu cầu chủ đầu tư thanh toán đúng hạn. Trong xây dựng, đại diện chủ đầu tư và giám đốc công ty thường có mối quan hệ quen biết, và việc thanh toán công trình thường là có lợi cho cả hai bên. Do vậy, ít khi gặp trường hợp công trình không thanh toán cho công ty. Đối với những khoản phải trả (nợ ngắn hạn), nợ ngân hàng là khoản nợ công ty bắt buộc thanh toán đầu tiên nếu muốn tiếp tục vay để hoạt động. Vào cuối năm, khi công ty thu được nợ là tiến hành thanh toán cho ngân hàng. Mặt khác, nợ ngân hàng là khoản nợ có lãi, nếu công ty chậm trả nợ sẽ làm cho khoản nợ tăng thêm, sẽ làm giảm doanh thu của mình. Đối với nợ nguyên vật liệu, việc thanh toán có dễ dàng hơn. Các công ty cung cấp nguyên vật liệu thường có mối quan hệ quen biết với giám đốc thì mới được cung cấp nguyên vật liệu. Các công ty cung cấp nguyên vật liệu thường cho công ty nợ tiền đến khi được thanh toán, thậm chí cho nợ không tính lãi. ĐIều này là một thuận lợi của công ty. Công ty cần duy trì thuận lợi này, không nên để nợ quá lâu mới trả. Thực ra hiện tại công ty không cần phải giảm các khoản nợ phải trả này bởi vì công ty vẫn có khả năng thanh toán nợ đến hạn. Chi phí thực hiện. Do phương pháp thu hồi nợ là ngoại giao, nhờ mối quen biết của giám đốc để tiến hành thu hồi nợ nên chi phí thực hiện không có. Người đi thu nợ là nhân viên nhưng đã có sự chỉ đạo từ giám đốc hai bên nên không có khó khăn trong việc thanh toán. Việc thanh toán có thể diễn ra trong vài ngày, hoặc vài lần đi lại do kế toán trưởng bên đầu tư đi vắng. cuối cùng việc thanh toán vẫn diễn ra tốt đẹp. Chi phí cho việc đòi nợ đã được hoạch toán vào chi phí công tác, công việc đòi nợ cũng đă diễn ra trong mọi năm, hầu như không có khó khăn trong việc thu hồi nợ cho công ty. Đánh giá hiệu quả. Hiệu quả của việc thu hồi nợ có sự can thiệp của giám đốc rất cao. Các khoản nợ có sự can thiệp của giám đốc đều được thu hồi, tất nhiên vẫn có ngoại lệ vì nhiều lý do. Nếu không có sự can thiệp của giám đốc, bên đầu tư có thể gây khó dễ trong quá trình đòi nợ như không chịu gặp để thanh toán, không chịu thanh toán... Tuy nhiên, giám đốc không thể can thiệp vào mọi khoản nợ của công ty, giám đốc còn có việc của mình, việc thu nợ là việc của nhân viện. Chỉ có khoản nợ nào cần đến sự can thiệp của giám đốc thì giám đốc mới làm. 2.3 Biện pháp giảm tồn đọng hàng tồn kho. Mục đích của biện pháp giảm hàng tồn kho. Hàng tồn kho là nguyên nhân gây ra giảm doanh thu của công ty. Đồng thời cùng làm giảm đI tính linh hoạt trong việc sử dụng đồng vốn do bị đọng vốn. Hàng tồn kho có thể làm tăng chi phí của công ty do các khoản vay ngắn hạn ngân hàng không được thanh toán kịp thời. Việc giảm hàng tồn không xuống mức thấp giúp cho công ty tránh được các rủi ro trên. Nguyên nhân phát sinh hàng tồn kho là do bên chủ đầu tư chưa chấp nhận thanh toán công trình. Công trình có thể đã được nghiệm thu nhưng chưa được bàn giao. Lý do của việc chưa được bàn giao có thể do công trình không hoàn thành đúng tiến độ, công trình phát sinh các khoản mục ngoài ý muốn, công trình thi công không đúng như thiết kế và bên chủ đầu tư không chấp nhận. Tại công ty, hàng tồn kho là các công trình chưa được nghiệm thu vào thời đIểm đánh giá. Hàng tồn kho nhiều đồng nghĩa với việc có nhiều công trình chưa được nghiệm thu, cũng tức là không có doanh thu từ các công trình đó. Việc công ty bỏ cả năm trời để xây dựng, bỏ rất nhiều chi phí vào công trình đó nhưng đến cuối năm không được thanh toán, nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của công ty mà còn ảnh hưởng đến các khoản nợ của công ty. Công ty hoạt động bằng cách vay ngắn hạn của ngân hàng, mỗi năm phải chịu một lức lãi xuất nhất định. Vào thời điểm cuối năm, công ty thu được tiền sẽ trả nợ ngân hàng. Do công trình không được nghiệm thu, công ty không thu được tiền để trả nợ ngân hàng, khoản nợ này sẽ được tính thêm lãi suất do trả không đúng hẹn. Nó sẽ làm giảm doanh thu của công ty trong tương lai. Tuy các công trình không phảI chịu chi phí bảo quản, nhưng càng nhiều hàng tồn kho thì công ty càng không có vốn để tiếp tục hoạt động của mình, đồng thời chịu thêm một mức lãi ngân hàng không đáng có, tốt nhất là công ty không nên có hàng tồn kho. Biện pháp thực hiện. Hàng tồn kho có tính chất tạm thời, việc tăng hàng tồn kho vào cuối năm chưa chắc đã gây nguy hại cho công ty. Tuy nhiên tránh được vẫn tốt hơn. Để tiến hành giảm hàng tồn kho, biện pháp thứ nhất là phải thi công xong công trình trước tiến độ hợp đồng. Đảm bảo thời gian nghiệm thu và bàn giao trước thời đIểm đánh giá. Dù cho chủ đầu tư chưa thanh toán ngay nhưng nếu chấp nhận bàn giao thì công trình vẫn được tính doanh thu. Biện pháp này chỉ có thể thực hiện được khi công tác tổ chức của công ty được chú trọng hơn. Hiện tại, các công trình đều do đội trưởng thi công đảm trách, tiến độ thực hiện do đội trưởng quyết định, do vậy không có sự phối hợp giữa các đội trưởng với nhau. Mà không có sự phối hợp sẽ dẫn đến một số công trình hoàn thành, công nhân không có việc làm trong khi công trình khác, công nhân làm không hết việc. Biện pháp thứ hai là công ty cần xắp xếp thời gian thích hợp cho các công trình, tránh tình trạng lúc làm không hết việc, lúc chẳng có việc để làm. Các công trình trong năm không đồng thời cùng tiến hành một lúc. Có công trình trước, có công trình sau. Việc công ty đảm bảo có việc xuốt cả năm bằng cách dãn thời gian thi công đã dẫn đến tình trạng dồn việc vào cuối năm. Dẫn đến không kịp tiến độ thi công, làm tăng hàng tồn kho. Chi phi thực hiện. Chi phí thực hiện biện pháp cải tổ lại bộ máy tổ chức của công ty rất khó tính. Nếu chỉ đơn giản là thống nhất lại đường lối hoạt động giữa các đội trưởng thi công thì không có chi phí, chỉ cần một vài cuộc họp thảo luận, thống nhất ý kiến là xong. Tuy nhiên, giữa các đội trưởng không hẳn là không có mâu thuẫn, nếu để các đội trưởng tự xắp xếp thì kết quả vẫn như cũ bởi vì chưa chắc có ai muốn giúp người khác. Còn nếu công ty tiến hành quản lý, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, công ty lại phải mở rộng cơ cấu, lập dự toán, mà cuối cùng chưa chắc có đội trưởng nào chấp nhận. Bởi vì hiện tại, đội trưởng công trình tự quyết định mọi việc, khi có một người khác can thiệp vào hoạt động của mình, chưa chắc có đội trưởng nào chấp nhận. Chi phí thực hiện biện pháp thứ hai cũng không có, công ty chỉ cần truyền đạt ý kiến đến các đội trưởng công trường để họ tự xắp xếp, tiến hành nhanh các công trường hiện có, không cần quan tâm đến vấn đề có công trình hay không trong tháng tới. Đánh giá hiệu quả. Hiệu quả của việc thực hiện biện pháp thứ nhất khá tốt nếu các đội trưởng thi công đồng lòng. Nó có thể giảm hàng tồn kho xuống mức thấp nhấp là 0. Việc thống nhấp lại phương pháp hoạt động sẽ làm tăng cường tính chặt chẽ trong công tác quản lý cũng như hoạt động. Tuy nhiên, để có thể làm được đIều này, công ty phải cải tổ lại toàn bộ bộ máy của công ty. Điều này khó có thể xảy ra. Biện pháp thứ hai cũng sẽ gặp khó khăn, công ty đã giao toàn quyền cho đội trưởng thi công, đội trưởng thi công quyết định công việc của công trình. Thời gian thi công do đội trưởng quyết định. Nếu có nhiều công trình, đội trưởng thi công có thể từ chối thực hiện với lý do không đủ người để làm. Nếu có ít công trình, đội trưởng hoạt động cầm chừng để công ty thấy vẫn đang hoạt động. Nay nếu công ty can thiệp vào quyết định của đội trưởng thi công, nếu có vấn đề xảy ra, đội trưởng thi công lấy lý do công ty quyết định nên không chịu trách nhiệm. Công ty sợ trách nhiệm nên không giảm thay đổi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0148.doc
Tài liệu liên quan