Đề tài Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở Giao thông công chính Hà Nội

Trong các cuộc đấu thầu quốc tế, các tài liệu liên quan đến đấu thầu làm bằng tiếng Anh. Do đó để tạo điều kiện cho các cấp, các ngành, các đơn vị xây dựng của ta có thể tiếp cận dễ dàng và có thể vận dụng được tài liệu đấu thầu của FIDIC, chúng ta cần phải tổ chức biên dịch cẩn thận ra tiếng Việt cho thống nhất và giới thiệu rộng rãi các tài liệu đó. Muốn làm tốt nhiệm vụ đó, chúng ta phải mở rộng huấn luyện đào tạo cho mọi người một vốn tiếng Anh về chuyên môn xây dựng. Những người đọc, hiểu được tài liệu hướng dẫn đấu thầu của nước ngoài để rồi lập đơn dự đấu thầu bằng tiếng Anh thì phải thực sự giỏi tiếng Anh chuyên môn. Vấn đề này rất quan trọng vì khi dịch sang tiếng Việt nếu chúng ta dịch sai hoặc hiểu sai những thuật ngữ và cách sử dụng sẽ dẫn đến lập đơn dự thầu sai, thiếu chính xác, không đáp ứng đúng yêu cầu của chủ đầu tư làm cho đơn dự thầu có thể bị loại ngay từ đầu hoặc nếu trúng thầu thì có thể bị thiệt thòi trong quá trình thi công công trình. Thực tế trong một vài cuộc đấu thầu các công trình của người nước ngoài tại Việt Nam, các đơn vị nhận thầu của ta đã gặp trường hợp như vậy.

doc86 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở Giao thông công chính Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ là hình thức, thiếu những căn cứ, điều kiện để xây dựng kế hoạch vững chắc, hiện tượng "lãi giả, lỗ thật" xuất hiện khá phổ biến. Trong xây dựng cũng vậy, các công trình xây dựng thuộc vốn Ngân sách Nhà nước cấp được ghi trong kế hoạch xây dựng cơ bản của Nhà nước, nhưng thực tế có những công trình không đủ vốn hoặc chưa chuẩn bị được vốn cũng cứ cho thi công. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc thời hạn thi công các công trình bị kéo dài và tình trạng vượt vốn là phổ biến, làm cho kế hoạch luôn bị phá vỡ, hợp đồng không được thực hiện nghiêm túc. Trong đấu thầu, sau khi có thông báo trúng thầu, chủ đầu tư phải đưa ra các giấy tờ đảm bảo đủ vốn thanh toán hợp đồng. Có như vậy nhà thầu mới ký vào hợp đồng và công trình mới được phép thi công. Nhưng thực tế, các chủ đầu tư còn chưa thanh toán khối lượng công trình đã hoàn thành cho bên nhận thầu với khối lượng khá lớn. Điều đó làm cho các nhà thầu bị thiệt hại đáng kể. Vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây là cơ chế quản lý sử dụng vốn trong đấu thầu. Để khắc phục được những tiêu cực trong quá trình quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, theo chúng tôi trong quá trình thi công công trình, qua từng giai đoạn, người giám sát thi công phải đảm bảo không được vượt vốn. Nhiệm vụ của họ là khống chế khối lượng trong tiến độ thi công mà họ đã tính toán trước, để sao cho số tiền thanh toán trong từng giai đoạn không vượt ra ngoài dự kiến. Nếu trong quá trình thi công có khối lượng công việc phát sinh, mà các bên cho rằng những người có kinh nghiệm nhất cũng không dự đoán trước được, thì người thiết kế sẽ cho phép lấy từ khoản dự phòng ra để thanh toán. Còn đối với những công việc phát sinh do lỗi của nhà thầu hoặc người thiết kế, thì bản thân họ phải bỏ tiền ra để bù, chứ chủ đầu tư sẽ không thanh toán. Nếu sau này công trình không đảm bảo chất lượng, có sự cố kỹ thuật thì người thiết kế và nhà thầu sẽ bị đưa ra pháp luật xử lý và phải bỏ tiền ra để làm lại công trình. Điều này nhằm ràng buộc và đề cao trách nhiệm các kỹ sư thiết kế trong quá trình thực hiện hợp đồng xây lắp. Vì thế không thể có sự móc ngoặc giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu hay giữa người thiết kế với họ để rút tiền Nhà nước ra được. Phương thức quản lý này cho phép khắc phục được những tiêu cực làm thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay. Thực vậy, phương thức quản lý vốn này có rất nhiều ưu điểm và nó có thể giúp chủ đầu tư: - Nâng cao trách nhiệm đối với chất lượng công trình của người thiết kế khi công trình khởi công, hoàn thiện và đưa vào sử dụng. - Đảm bảo công trình được xây dựng theo đúng thiết kế. - Giảm được việc hình thành bộ máy quản lý cồng kềnh. - Khắc phục được các hiện tượng tiêu cực tồn tại trong mối quan hệ tay đôi giữa A - B. 3.3. Hoàn thiện phương pháp tính giá và xử lý biến động giá trong đấu thầu. Trong bản qui chế đấu thầu xây lắp hiện hành có qui định, các đơn vị dự thầu phải tính giá dự thầu trên cơ sở những qui định của Nhà nước về quản lý giá xây dựng cơ bản. Trong điều kiện nước ta hiện nay, giá cả thay đổi hàng ngày thì việc qui định như vậy là không phù hợp với thực tế. Nhiều khi các bộ đơn giá vừa ban hành đã lạc hậu với thực tế thị trường. Mặt khác, việc gò ép các nhà thầu tính giá theo cơ sở đơn giá Nhà nước làm cho họ thụ động trong công việc, không thúc đẩy được khả năng phán đoán, làm suy giảm tính chủ động trước tình hình để đem lại hiệu quả cao trong hoạt động xây dựng. Trong thực tế, khi thực hiện việc tính dự toán theo đơn giá cố định của Nhà nước, để có khả năng thắng thầu, các nhà thầu sẽ cố tình khai giảm khối lượng công việc, hạ thấp giá dự thầu xuống để được trúng thầu, còn đến khi thanh toán lại dùng khối lượng phát sinh để bù lại. Cách đấu thầu này đã gây ra nhiều hậu quả xấu và làm mất đi tính hấp dẫn của đấu thầu xây lắp. Thật vậy, hiện nay trong các cuộc đấu thầu của ta, đơn giá dự thầu không được quan tâm mà chủ đầu tư chỉ quan tâm đến số tiền phải thanh toán. Chúng ta chưa có qui định chặt chẽ để hạn chế tình trạng vượt dự toán. Chính vì vậy, việc đấu thầu ở một số công trình trở nên không có ý nghĩa nữa. Vì vậy, theo chúng tôi để thực hiện đấu thầu một cách trung thực, công bằng, đồng thời phát huy được tính năng động sáng tạo của người dự thầu, nên để cho mỗi nhà thầu tự tính giá. Để thống nhất đầu vào, trong hồ sơ đấu thầu nên bổ sung bảng tiên lượng đã có sẵn khối lượng tổng hợp do bên thiết kế tính sẵn. Các nhà thầu chỉ việc điền đơn giá của mình vào sau khi đã nghiên cứu và tính sẵn các yếu tố khác như để xây dựng mức giá đó và tính toán dự toán trên cơ sở khối lượng đã có. Còn Nhà nước chỉ ra những đơn giá để xác định vốn đầu tư và để khống chế ở mức cao. Nếu tất cả các nhà thầu đều đưa ra mức giá cao hơn mức tối đa mà Nhà nước dự tính thì tổ chức đấu thầu lại. Tuy nhiên một vấn đề làm nảy sinh không ít khó khăn trong việc lập giá và thanh toán, đó là vấn đề trượt giá. Vấn đề trượt giá trong quá trình thi công phải được xem xét cẩn thận trên cơ sở qui mô, khối lượng công việc, vật tư, thiết bị đưa vào công trình không được thay đổi. Trong đấu thầu quốc tế, giá cả được tính bằng các ngoại tệ mạnh, ít biến động (thường là đồng Đô la Mỹ), vì thế người ta mới đặt ra vấn đề cố định giá. Nhưng đồng tiền Việt Nam hiện nay không ổn định lắm. Nếu cố định giá trúng thầu thì do biến động giá, đơn vị trúng thầu dễ bị thua lỗ, sẽ gây ra nhiều hậu quả cả về mặt kinh tế cũng như xã hội. Còn nếu chấp nhận trượt giá sẽ dẫn đến tiêu cực móc ngoặc A - B để thay đổi giá trúng thầu; mặt khác lại làm biến dạng đấu thầu, bởi vì thực chất của đấu thầu là cạnh tranh "lời ăn, lỗ chịu". Để khống chế được giá và đảm bảo mức độ chính xác của các con số đã dự tính, các nhà chuyên môn cần phải nghiên cứu phương pháp xác định hệ số trượt giá khoa học nhằm xác định tương đối chính xác vốn đầu tư xây dựng công trình. Nếu không có phương pháp tính trượt giá cụ thể để hướng dẫn các nhà thầu cách tính, thì các nhà thầu phải tự tính hệ số trượt giá và phải tự dự kiến mọi yếu tố liên quan chủ động đưa vào đơn giá của mình. Khi trúng thầu, các nhà thầu chủ yếu đấu đơn giá, đến khi thanh toán sẽ dựa trên đơn giá mà nhà thầu đã nêu trong đơn dự thầu để thanh toán. Để tiện cho việc tính toán, trong bản tiên lượng nêu rõ các thông số giá cả cần thiết cho việc tính giá dự thầu. + Dần dần sửa đổi việc lập đơn giá dự thầu sao cho cách tính phù hợp với cách tính điều kiện của Việt Nam, nhưng lại tiếp cận được với cách tính của thế giới trong đấu thầu hiện nay. + Mỗi công trình đều có đơn giá riêng, cách tính toán riêng. Song vẫn có thể dùng tập giá Means của Mỹ làm tài liệu tham khảo đối chiếu (xem phụ lục số 3). + Tăng cường việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm nhiệm vụ tính giá dự thầu. Đặc biệt là kiến thức về sử dụng máy vi tính. + Cần tính đúng, tính đủ các chi phí liên quan đến công trình, điều đó không loại trừ khả năng thắng thầu, nếu họ đưa ra các giải pháp thi công tốt, phù hợp cùng với việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng trong thi công. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu phương pháp tính giá dự thầu thường được các nước phát triển áp dụng trong quá trình xác định giá dự toán thầu các công trình. Theo phương pháp này, các chi phí gián tiếp của công trường đối với từng công trình xây lắp được xác định theo đặc điểm từng công trình. Chi phí chung, chi phí dự phòng, rủi ro được phân bổ vào chi phí trực tiếp theo tỷ lệ phân bổ trước còn các phần phụ phí cho các khối lượng, loại công việc được phân bổ theo tỷ lệ riêng tuỳ theo đặc điểm của từng công trình ... Qui trình tính giá dự toán công trình theo phương pháp này được tiến hành qua các bước sau: Bước 1: xác định giá dự thầu bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp ở công trình (phụ phí) chi phí chung, chi phí dự phòng rủi ro. Bước này gồm các công việc sau: - Xác định chi phí trực tiếp cho từng đơn vị khối lượng theo bảng tiên lượng phân chia theo các nhóm, loại công tác xây lắp, các loại chi phí khác như chi phí máy, chi phí nhân công, khối lượng giao thầu lại. - Xác định chi phí trực tiếp cho từng loại công tác xây lắp và tổng hợp theo loại chi phí. - Xác định các phần phụ phí khác tuỳ theo đặc điểm từng công trình mà có tỷ lệ khác nhau đối với từng loại chi phí vật liệu khác nhau. - Xác định chi phí sản xuất của từng công trình và từng giá dự thầu. Trong quá trình xác định giá đơn vị cho từng loại thì các phần chi phí (phụ phí) được tính theo tỷ lệ % cho từng đơn vị công tác xây lắp. Thông thường đối với việc phân bổ xác định tỷ lệ này thì phụ phí dân dụng là 1,09%, còn phụ phí công nghiệp là 1,55% cho phí vật liệu hoặc chi phí máy móc hoặc nhân công. Đồng thời đối với các loại chi phí như chi phí bảo lãnh hoạt động thuê tư vấn, chi phí thầu chính, bảo hiểm, dự phòng, lán trại ... được tính và phân bổ vào chi phí trực tiế theo tỷ lệ nhất định tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng công trình. Bước 2: xác định giá đơn vị và giá dự thầu từng loại công tác. Trước hết nhân chi phí trực tiếp với tỷ lệ được phân bổ hoặc đã được lựa chọn để xác định giá đơn vị của từng khối lượng công tác. Thực chất ở đây là lấy chi phí của từng đơn vị hao phí nhân với phần phụ phí dân dụng hoặc công nghiệp (tuỳ thuộc vào từng đặc điểm khối lượng công tác xây lắp để từ đó có thể xác định giá đơn vị cho từng thành phần hao phí) : Gđv = T x P (tỷ lệ %) Giá dự thầu của mỗi loại công tác được xác định bằng cách nhân đơn vị khối lượng công tác của từng loại theo bảng tiên lượng với đơn giá (giá cả thị trường tại thời điểm đó ...). Tổng giá dự thầu được xác định bằng tổng các giá dự thầu của từng khối lượng công tác (chưa kể thuế doanh thu) và việc tính toán ở từng bước, từng đơn vị khối lượng phải được tiến hành dưới dạng bảng. Sau đây là ví dụ cụ thể minh họa cho phương pháp tính toán đã trình bày ở trên. Đối với công tác xây tường 110m ³ H > 4m Mã hiệu Công tác xây lắp Thành phần hao phí Đơn vị Định mức D. 114 Xây tường Vật liệu Gạch viên 0,43 Vữa XM 75 m3 0,23 Cây chống cây 1,62 Gỗ ván m3 0,01 Dây kg 0,46 Nhân công công 2,24 Máy trộn 801 ca 0,036 Máy 0,85 ca 0,04 Định mức vữa tổng hợp cát vàng M 50# (m3) Mã hiệu Thành phần hao phí Đơn vị Định mức D.112 Xi măng kg 166,65 Vôi cục kg 60,18 Cát vàng m3 1,071 Dựa vào mức giá tại thời điểm lập giá ta có thể tính toán như sau: Nội dung chi phí Đơn vị Định mức Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) Xi măng kg 166,65 850 141.653 Vôi cục kg 60,18 440 26.479 Cát vàng m3 1,071 80.000 85.680 Tổng (Av) 213.812 Công tác xây tường H > 4m TP hao phí Đơn vị ĐM Đơn giá(đ) Thành tiền(đ) Cả PPCN(đ) Gạch viên 643 420 270.060 294.365 Vữa XM m3 0,25 308.385 70.922 77.305 Cây chống cây 1,62 11.000 17.820 19.424 Gỗ ván m3 0,01 12.000.000 120.000 13.080 Dây kg 0,46 7.570 3.450 3.761 Nhân công công 2,42 25.000 60.5000 108.266 Máy trộn 801 ca 0,036 38.720 1.349 2.355 Máy 0,85 ca 0,04 21.000 840 1.419 Tổng (A1) 519.975 Tương tự như trên ta có: Công tác trái trần. TP hao phí Đơn vị ĐM Đơn giá(đ) Thành tiền(đ) Cả PPĐD(đ) Vữa XM m3 0,018 312.522,4 5.625,4 6.131,69 Nhân công ca 0,3 300.000 900.000 15.205,5 Máy trộn 801 ca 0,003 38.720 11.616 126,61 Máy 0,85 ca 0,001 21.000 2.100 22,89 Tổng (A2) 21.486,69 Công tác lát gạch. TP hao phí Đơn vị ĐM Đơn giá Thành tiền Cả PPĐD Gạch HH viên 25 2,750 68.750 74.938 Vữa M 59# m3 0,024 345,343 6.412 6.989 Xi măng kg 0,2 850 170 187 Nhân công công 0,17 30.000 5.100 9.098 Tổng (A3) 91.203 Như vậy chi phí trực tiếp của ba loại công tác trên là: A = A1 + A2 + A3 + Av = 519.975 + 21.486,69 + 91.230 + 253.812 = 886.476. - Chi phí mua giấy bảo lãnh và hoạt động đầu tư tư vấn (C). 0,1% x (A) = 0,001 x 886.476 = 886,476. - Chi phí thầu chính: 5% x 886.476 = 44.323,8. - Chi phí bảo hiểm: 0,3 x 886.476 = 2.659,428 - Chi phí lán trại: 3% x 886.476 = 26.594,28. Cộng: = 960.940 đồng. Chi phí dự phòng: 960.940 x 5% = 48.047 đồng. Vậy tổng giá dự thầu xây lắp cho 3 loại công tác trên là: Gxl = 960.940 + 48.047 = 1.008.987 đồng. 3.4. Nâng cao vai trò của Hội đồng xét thầu. Qui định về Hội đồng xét thầu trong qui chế đấu thầu có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế được minh họa bằng. Sơ đồ 02: Mô hình Hội đồng xét thầu ở Việt Nam hiện nay Chủ đầu tư Sở Sở Ban quản lý Cục đầu tư Đại diện xây dựng KH đầu tư UBND tỉnh Nhà thầu chính Thứ nhất là việc thành lập Hội đồng xét thầu chỉ nên áp dụng đối với những công trình thuộc sở hữu Nhà nước. Chủ đầu tư của các công trình này chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu, do đó khi đưa công trình ra đấu thầu thông thường họ không có trách nhiệm đến cùng. Vì vậy cần phải có sự giám sát của các cơ quan cấp trên. Còn đối với các công trình thuộc sở hữu tập thể và tư nhân, chủ đầu tư là người sử dụng đồng thời có quyền sở hữu. Việc đấu thầu công trình sẽ đem lại quyền lợi thiết thực cho họ. Và họ là người có quyền quyết định cuối cùng kết quả đấu thầu. Vì thế trong điều kiện và yêu cầu cụ thể, chủ đầu tư có thể mời các chuyên gia làm tư vấn mà không nhất thiết phải lập Hội đồng xét thầu. Về thành phần Hội đồng xét thầu, cần phải qui định rõ số lượng người, thành phần của từng bên đại diện, tránh tình trạng các bên đưa nhiều người của cơ quan mình vào Hội đồng làm cho việc xét chọn không khách quan. Hơn nữa các thành viên trong Hội đồng phải thực sự am hiểu về kinh tế, kỹ thuật và về công trình đang đấu thầu. Trong những trường hợp cần thiết, nếu mời thêm các chuyên gia làm tư vấn thì để đảm bảo công bằng và khách quan cần phải mời các chuyên gia kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành không thuộc các đơn vị dự thầu. Mặt khác Hội đồng xét thầu là tổ chức tư vấn giúp cơ quan có thẩm quyền điều hành việc đấu thầu theo đúng các qui định của Nhà nước. Hội đồng xét thầu có nhiệm vụ tổ chức mở thầu và xét chọn đơn vị trúng thầu để tình cấp có thẩm quyền quyết định. Thế nhưng trong qui định về nguyên tắc làm việc lại nói rằng Hội đồng làm việc theo nguyên tắc đa số phiếu bầu. Đây chính là chỗ để các đơn vị có thể lợi dụng, mua chuộc các thành viên trong Hội đồng để làm ăn tiêu cực, vì như vậy các thành viên xét chọn, đánh giá các đơn dự thầu hoàn toàn theo cảm tính chứ không dựa trên cơ sở chỉ tiêu nào cả. Nếu đã xác định Hội đồng xét thầu là cơ quan tư vấn thì chỉ nên làm việc theo nguyên tắc tư vấn nghĩa là căn cứ vào kết quả tính điểm của các đơn vị dự thầu theo từng chỉ tiêu, Chủ tịch Hội đồng lập báo cáo trình chủ quản đầu tư (có kèm theo biên bản của Hội đồng) để làm cơ sở cho chủ quản đầu tư quyết định đơn vị trúng thầu. Chúng tôi kiến nghị nên tổ chức Hội đỗng xét thầu theo mô hình quản lý O.D.C, xem sơ đồ 03. Sơ đồ 03: Mô hình Hội đồng xét thầu mới theo kiểu quản lý O.D.C Chủ đầu tư Tư vấn thiết kế Các nhà thầu Hội đồng xét thầu theo mô hình này, bảo đảm cho việc chọn được một nhà thầu có đủ tất cả mọi điều kiện yêu cầu của chủ đầu tư và tránh được mọi tiêu cực của cách tổ chức Hội đồng xét thầu theo kiểu cũ. 3.5. Lựa chọn phương pháp xét thầu thích hợp. Trong quá trình tổ chức đấu thầu thì giai đoạn xét chọn các đơn vị dự thầu là một giai đoạn quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong việc tìm ra nhà thầu đáp ứng được các điều kiện một cách có lợi nhất cho chủ đầu tư. Cách đánh giá và so sánh các đơn vị dự thầu đối với mỗi một công trình là rất đa dạng, nó còn phụ thuộc hoàn toàn vào ý muốn, mục đích cụ thể của mỗi chủ đầu tư. Các phương pháp đơn giản để xét thầu là: 3.5.1. Phương pháp cho điểm: ở phương pháp này người ta lập thang điểm (thang điểm có thể nhỏ hoặc lớn tuỳ theo mức độ chi tiết của các danh mục công việc trong từng chỉ tiêu dự thầu) để cho điểm các đơn vị dự thầu theo từng chỉ tiêu. Sau đó sắp xếp các đơn vị dự thầu theo thứ tự tổng số điểm đã cho để lựa chọn phương án dự thầu tốt nhất. 3.5.2. Phương pháp xếp hạng: Phương pháp xếp hạng được dùng thay cho phương pháp cho điểm trong trường hợp có những chỉ tiêu không thể hóa được chẳng hạn như chỉ tiêu chất lượng công trình. Thực ra đây cũng là phương pháp cho điểm bởi vì mục đích của cho điểm cuối cùng cũng là xếp hạng các nhà thầu theo tổng số điểm. 3.5.3. Phương pháp hệ số: Theo phương pháp này người ta xác định trúng thầu căn cứ vào giá dự thầu có tính đến các hệ số. Các hệ số này có thể là: - Hệ số về thời hạn: hệ số thời gian xây dựng thường lấy thời gian ngắn nhất trong các phương án dự thầu là hệ số 1 hoặc cũng có thể lấy theo thời gian dự kiến của chủ đầu tư. - Hệ số về kỹ thuật: tuỳ theo điều kiện và yêu cầu cụ thể của từng công trình, người ta sẽ lấy là hệ số 1 cho giải pháp kỹ thuật nào phù hợp nhất với công trình, các giải pháp kỹ thuật còn lại được tính hệ số theo mức độ phức tạp hoặc trình độ tiên tiến của chúng so với giải pháp kỹ thuật được chọn. - Hệ số sử dụng nguyên vật liệu và lao động địa phương: các căn cứ để tính hệ số này là khả năng tận dụng nguyên vật liệu và lao động tại chỗ, hiệu quả của nó theo số ngoại tệ tiết kiệm được so với việc sử dụng vật tư và nhân công nước ngoài. - Các hệ số khác như hệ số ưu tiên nhà thầu địa phương, hệ số về khoản tiền tạm ứng ... Cách tính này là lấy giá dự thầu với các hệ số đã tính cho mỗi nhà thầu sau đó so sánh các kết quả để chọn giá thấp nhất. Phương pháp này có ưu điểm là qui được tất cả các chỉ tiêu vào giá xét thầu, tuy nhiên theo cách tính như vậy thì nhà thầu thắng cuộc chưa chắc đã là người có giá dự thầu thấp nhất hoặc có thể là giá trúng thầu còn cao hơn cả dự kiến của chủ đầu tư: mặt khác cách tính hệ số về hiệu quả thường không tỷ lệ thuận với các hệ số về thời gian kỹ thuật ... Để có thể tận dụng triệt để ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của mỗi phương pháp chúng ta nên cải tiến cách đánh giá, kết hợp các phương pháp với nhau sao cho khoa học và chính xác nhất nhằm đảm bảo tính công bằng, hợp lý và khách quan của đấu thầu. Phương pháp phổ biến hiện nay thường được áp dụng trong các cuộc đấu thầu quốc tế là chủ đầu tư hay cơ quan tư vấn sẽ lập một bảng (barem) đánh giá, trong đó nêu rõ các chỉ tiêu được đưa ra để xét thầu. Các chỉ tiêu này sẽ được so sánh giữa các đơn dự thầu bằng cách tính điểm hoặc tính thành hệ số để rồi cuối cùng tất cả các chỉ tiêu theo yêu cầu của chủ đầu tư được cố gắng đưa giá nên việc xét chọn các đơn dự thầu chỉ còn dựa chủ yếu vào giá xét thầu. Nguyên tắc chung nhất là sẽ chọn nhà thầu nào có giá xét thấp nhất. Tuy nhiên cũng có trường hợp một vài nhà thầu có giá xét thầu thấp chênh lệch nhau không đáng kể thì chủ đầu tư sẽ chọn nhà thầu có uy tín nhất trong số đó, chứ không nhất thiết phải chọn nhà thầu có giá xét thầu thấp nhất. Như vậy trong quá trình xét chọn, chủ đầu tư hoặc cơ quan tư vấn sẽ kết hợp giá xét thầu với nhiều yếu tố khác của nhà thầu để đưa ra quyết định về người trúng thầu. Việc quyết định chọn đơn vị nào trúng thầu là tuỳ thuộc mục đích của chủ đầu tư. Đối với những ông chủ đầu tư giàu có thì vấn đề giá không phải là chỉ tiêu hàng đầu mà họ quan tâm trước tiên tới chất lượng, kỹ thuật, thẩm mỹ của công trình. Tuy nhiên trong các cuộc đấu thầu nói chung thì chỉ tiêu giá thấp nhất vẫn là mục tiêu hàng đầu vì hầu như các chỉ tiêu đánh giá khác đã được đưa vào giá xét thầu. 3.6. Một số kiến nghị về công tác đấu thầu xây lắp đối với các công trình nước ngoài tại việt nam. Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, chúng ta thực hiện việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Do đó việc áp dụng đấu thầu đang là một yêu cầu cần thiết. Cho đến nay đã có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng vào Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài trợ quốc tế mà họ buộc những công trình do họ đầu tư vào nước ta phải tổ chức đấu thầu. Những công trình này có đặc điểm là người nước ngoài nắm quyền chủ động về vốn đầu tư (các công trình đầu tư của nước ngoài bao gồm hai loại: công trình đầu tư 100% vốn nước ngoài và công trình liên doanh hợp tác đầu tư trong đó phần vốn đầu tư của nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn) nên quyền sở hữu được xác định rõ ràng, chủ đầu tư cũng đồng thời là chủ sở hữu công trình. Đó là một điều kiện quan trọng để đấu thầu có kết quả mà phần lớn các công trình đấu thầu bằng nguồn vốn trong nước chưa có được. Khi đấu thầu các công trình nước ngoài xây dựng tại Việt Nam, chủ đầu tư thường yêu cầu phải tổ chức theo thông lệ quốc tế, tức là việc đấu thầu phải được tiến hành theo hướng dẫn và những qui định về đấu thầu đang phổ biến trên thế giới và được nhiều nước áp dụng. Trong số những tài liệu đó thì quan trọng nhất là hướng dẫn về đấu thầu do Liên đoàn kỹ sư tư vấn quốc tế biên soạn (FIDIC). Hơn nữa cán bộ tổ chức nhận thầu nước ngoài tham gia đấu thầu có khả năng mạnh về tài chính. Thậm chí ở các nước tư bản phát triển những nhà đấu thầu có qui mô tài chính lớn còn có thể giúp đỡ về vốn cho chủ đầu tư (khi có yêu cầu) như tạm ứng trước hoặc có sự giúp đỡ chủ đầu tư trong việc vay vốn; họ cũng tranh thủ sự ủng hộ về tài chính của Nhà nước bằng nhiều biện pháp. Vì vậy khi tổ chức đấu thầu quốc tế ở nước ta, Nhà nước cần có sự hỗ trợ về vốn. Tình hình đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu, xây dựng những chế độ, chính sách mới để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng phương thức đấu thầu trong ngành xây dựng Việt Nam, có thể tổ chức các cuộc đấu thầu quốc tế đối với các công trình của người nước ngoài xây dựng tại Việt Nam hoặc để các đơn vị của ta có thể đi ra nước ngoài đấu thầu. Có nghĩa là chúng ta phải xem xét, tìm hiểu phương thức đấu thầu quốc tế để vận dụng cho các công trình xây dựng nước ngoài tại Việt Nam, phương hướng là: 3.6.1. Dùng nguyên tài liệu mẫu về hướng dẫn đấu thầu do FIDIC biên soạn để áp dụng cho công trình của nước ngoài xây dựng ở nước ta. Như chúng ta đều biết. Việt Nam mới bắt đầu làm quen với nền kinh tế thị trường, chúng ta mới bắt đầu nghiên cứu những thông lệ quốc tế về đấu thầu, giao nhận thầu trong xây dựng. ở Việt Nam hiện nay chưa có những qui định cụ thể về đấu thầu quốc tế mà mới chỉ có bản qui chế đấu thầu xây dựng với những qui định chưa phù hợp, còn nhiều hạn chế và chỉ bó hẹp ở phạm vi những công trình trong nước có khối lượng nhỏ. Tài liệu hướng dẫn do liên đoàn kỹ sư tư vấn quốc tế (FIDIC) biên soạn là một tài liệu mẫu về đấu thầu, nó đã được áp dụng ở rất nhiều cuộc đấu thầu quốc tế. Trải qua nhiều năm, phương thức đấu thầu này đã được cải tiến thường xuyên, ngày càng hoàn chỉnh để phù hợp với tình hình xây dựng trên thế giới. Chính vì những lý do đó, mà trước mắt chúng ta nên áp dụng luôn mẫu này đối với những công trình của người nước ngoài xây dựng tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu đầu tư xây dựng vào nước ta của các cá nhân tổ chức quốc tế. Cách làm này có một số ưu điểm: - Giảm bớt thời gian nghiên cứu những qui định mới riêng cho vấn đề đấu thầu các công trình nước ngoài tại Việt Nam. - Giảm bớt khó khăn cho những nhà đầu tư nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường xây dựng nước ta. - Tạo điều kiện cho các đơn vị xây dựng và quản lý xây dựng nước ta tiếp cận ngay với phương thức đấu thầu trên thế giới. Tất nhiên những qui định trong tài liệu hướng dẫn đấu thầu của FIDIC không phải tất cả đề phù hợp với thực tế xây dựng nước ta. Nó được biên soạn làm tài liệu mẫu nhưng ở nó có một ưu điểm lớn là không cứng nhắc, bó hẹp phạm vi áp dụng mà người ta có thể vận dụng nó một cách linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể bằng cách sửa đổi, bổ sung các qui định trong hướng dẫn đấu thầu, trong các điều kiện của hợp đồng... Việc vận dụng tài liệu này trong một thời gian sẽ giúp chúng ta có được những kinh nghiệm thực tế để từ đó có thể nghiên cứu, xây dựng tài liệu đấu thầu của Việt Nam trên cơ sở những qui định của đấu thầu quốc tế. Thực tế trên thế giới, nhiều nước đang phát triển cũng áp dụng cách làm này. 3.6.2. Giới thiệu rộng rãi tài liệu của FIDIC cho các cấp các ngành ở nước ta. Trong các cuộc đấu thầu quốc tế, các tài liệu liên quan đến đấu thầu làm bằng tiếng Anh. Do đó để tạo điều kiện cho các cấp, các ngành, các đơn vị xây dựng của ta có thể tiếp cận dễ dàng và có thể vận dụng được tài liệu đấu thầu của FIDIC, chúng ta cần phải tổ chức biên dịch cẩn thận ra tiếng Việt cho thống nhất và giới thiệu rộng rãi các tài liệu đó. Muốn làm tốt nhiệm vụ đó, chúng ta phải mở rộng huấn luyện đào tạo cho mọi người một vốn tiếng Anh về chuyên môn xây dựng. Những người đọc, hiểu được tài liệu hướng dẫn đấu thầu của nước ngoài để rồi lập đơn dự đấu thầu bằng tiếng Anh thì phải thực sự giỏi tiếng Anh chuyên môn. Vấn đề này rất quan trọng vì khi dịch sang tiếng Việt nếu chúng ta dịch sai hoặc hiểu sai những thuật ngữ và cách sử dụng sẽ dẫn đến lập đơn dự thầu sai, thiếu chính xác, không đáp ứng đúng yêu cầu của chủ đầu tư làm cho đơn dự thầu có thể bị loại ngay từ đầu hoặc nếu trúng thầu thì có thể bị thiệt thòi trong quá trình thi công công trình. Thực tế trong một vài cuộc đấu thầu các công trình của người nước ngoài tại Việt Nam, các đơn vị nhận thầu của ta đã gặp trường hợp như vậy. 3.6.3. Hoàn thiện một số điều kiện cho phù hợp với phương thức đấu thầu quốc tế: Mỗi nước đều có một luật lệ riêng phù hợp với phong tục tập quán của mình. Trong xây dựng cũng có những phương thức quản lý riêng để xây dựng các công trình trong nước. Nhưng nếu đem những qui định trong nước để áp dụng đối với những công trình của nước ngoài tại nước ta thì nhiều khi làm cho người nước ngoài không hiểu hoặc khó chấp nhận. Một mặt là do phương hướng quản lý của ta còn hết sức lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ. Mặt khác trên thế giới hiện nay đã hình thành phương thức giao nhận thầu xây lắp mà đến nước nào cũng có thể vận dụng được, phương thức này có rất nhiều ưu điểm so với cách quản lý của ta. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện cho việc tổ chức đấu thầu có hiệu quả các công trình xây dựng của người nước ngoài tại Việt Nam, chúng ta cần phải nghiên cứu, bổ sung thêm những qui định cần thiết, đồng thời đổi mới hướng dẫn phương thức quản lý xây dựng nói chung và quản lý đấu thầu nói riêng. Thí dụ như: - Việc bảo lãnh dự thầu hoặc bảo lãnh thi công (bảo đảm thực hiện hợp đồng) do các ngân hàng hoặc công ty có uy tín ra bảo lãnh. Việc bảo đảm này là một nguyên tắc ràng buộc trách nhiệm của đơn vị nhận thầu đối với chủ đầu tư, đồng thời nó còn đảm bảo về tư cách và năng lực của mỗi nhà thầu, nó buộc các nhà thầu phải làm ăn một cách nghiêm túc. Chúng ta cần phải ban hành những hướng dẫn về vấn đề này. - Vấn đề bảo hiểm xây dựng. Có rất nhiều loại bảo hiểm khác nhau nhưng bảo hiểm xây dựng là một việc không thể thiếu được trong quá trình xây dựng mang tính chất quốc tế. Hiện nay ở Việt Nam chưa có những qui định chính thức về bảo lãnh thầu cũng như bảo hiểm xây dựng nhưng nó lại rất phổ biến trong phương thức đấu thầu xây dựng trên thế giới. - Về cách xác định giá dự thầu các công trình nước ngoài tại Việt Nam. Từ khi Việt Nam công bố Luật đầu tư nước ngoài, nhiều công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (gồm các công trình hợp tác liên vốn và 100% vốn của nước nước ngoài) đã được triển khai xây dựng ở nước ta. Tuy nhiên về phương thức giao nhận thầu cũng như giá xây dựng các công trình này chưa được hướng dẫn đầy đủ nên mỗi nơi làm một khác, dẫn đến tranh giành hạ giá để nhận việc, gây thiệt hại chung cho nền kinh tế. Ngoài những vấn đề đã nêu trên, chúng ta cần chú ý một số giải pháp trong các lĩnh vực cụ thể sau: a) Đào tạo cán bộ quản lý về xây dựng cơ bản. - Sự cần thiết phải đào tạo: + Con người là nhân tố quyết định trong sự nghiệp đổi mới. Mấy năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chú ý đến việc đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, tăng cường đội ngũ của mình. Nhưng trong cơ chế thị trường thì đội ngũ đó còn thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh. + Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ còn nặng về lý thuyết, chưa bám sát với thực tiễn và yêu cầu quản lý kinh tế của đất nước nói chung, của ngành xây lắp nói riêng, coi nhẹ việc đào tạo công nhân lành nghề và kỹ sư thực hành, kỹ sư vận hành tổ chức sản xuất. + Việc thực hiện cơ chế quản lý mới đòi hỏi phải có những thay đổi sâu sắc trong tâm lý, tư duy và yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ. Đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh tế, trước khi đề bạt phải được đào tạo. Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phải được đào tạo có hệ thống, ổn định và đảm bảo hoạt động chuyên sâu, có hiệu suất cao. - Đối tượng đào tạo: + Mọi cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế ngành xây lắp đều phải được bồi dưỡng có hệ thống và theo định kỳ các kiến thức cần thiết về quản lý kinh tế ngành. + Việc lựa chọn bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế phải áp dụng phổ biến về tuyển chọn từ thực tiễn những giám đốc, những cán bộ có nhiều triển vọng để đào tạo chính qui theo một chương trình đào tạo mới phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế. + Thực hiện việc đào tạo người quản lý được lựa chọn từ những học sinh có năng khiếu về quản lý kinh tế rồi cho về các cơ sở kinh tế làm việc. - Nội dung của việc đào tạo: + Cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế thì công tác đào tạo cán bộ phải thể hiện được kiến thức của nền kinh tế thị trường (Marketing, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, quản trị doanh nghiệp ...) + Trong ngành xây lắp do sự chuyển đổi về phương thức quản lý nên tất cả cán bộ, công nhân viên của ngành cần phải được đào tạo kiến thức về đấu thầu như: * Luật đấu thầu trong nước. * Luật đấu thầu quốc tế. * Luật đầu tư trong nước. * Luật đấu tư nước ngoài tại Việt Nam. * Phương pháp tính giá dự thầu của Mỹ và các nước phát triển. * Hệ thống văn bản pháp qui trong xây dựng cơ bản. * Kế toán quốc tế. * Ngoại ngữ: chủ yếu đào tạo về tiếng Anh. - Phương pháp đào tạo: Trong nền kinh tế hàng hóa, việc nghiên cứu nhu cầu và thị trường là một yêu cầu không thể thiếu được. Do đó xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ, xác định kịp thời phục vụ cho các nhà đầu tư, các chủ thầu là điều cần thiết và cấp bách. Điều đó không chỉ có ý nghĩa giúp cho việc tổ chức đấu thầu thuận lợi mà còn có ý nghĩa đối với việc chống độc quyền trong sản xuất kinh doanh. Để thích ứng với tình hình, việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cũng phải được đổi mới theo các yêu cầu trên. Trước đây trong các trường đại học kinh tế mục tiêu đào tạo là cho ra lò những cán bộ làm công tác quản lý kế hoạch, do đó không được trang bị những kiến thức về kinh doanh. - Để thực hiện chương trình đổi mới về đào tạo cán bộ quản lý kinh tế ngành xây dựng cần đầu tư tăng cường cho các trung tâm đào tạo cán bộ quản lý, cần có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế cũng như của các trường đại học khác trên thế giới. - Chương trình đào tạo được thể hiện: + Cử cán bộ, giáo viên, tuyển chọn sinh viên đi nghiên cứu sinh, đi tham quan, kháo sát, đào tạo dài hạn tại các nước phương tây. + Tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm bổ sung những kiến thức kinh tế mới cho cán bộ giảng dạy, cho các giám đốc, các nhà kinh doanh. Tổ chức một số lớp ở các trung tâm, các trường Đại học, mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy. + Tăng cường các tài liệu tham khảo cũng như trang thiết bị cần thiết phục vụ cho đào tạo. b) Hoàn thiện môi trường kinh doanh xây dựng ở nước ta theo hướng ngày càng hòa nhập vào thị trường xây dựng quốc tế, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Nhà nước chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học kỹ thuật với các nước trên thế giới, khuyến khích và đào tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều đầu tư, đóng góp bằng nhiều hình thức để xây dựng đất nước, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát huy các thế mạnh của đất nước và của ngành về nguồn tài nguyên lao động, điều kiện thiên nhiên và vị trí địa lý để tham gia ngày càng sâu rộng vào quan hệ hiệp tác kinh tế quốc tế. Với chủ trương trên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về đầu tư xây dựng, chế độ đấu thầu được áp dụng như là một tất yếu khách quan nhằm phục vụ những nhược điểm và khó khăn của phương thức tự làm và giao thầu cũ, với mục đích làm cho ngành xây lắp thoát khỏi tình trạng trì trệ do cơ chế quan liêu bao cấp tạo ra. Do đó cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý trên những mặt sau: - Sửa đổi các thủ tục hành chính trong quản lý xây dựng cơ bản ở nước ta. - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu hướng dẫn hợp lý, khơi dậy tính năng động sáng tạo của người lao động và của các cơ sở. - Tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách về chính sách xã hội phù hợp với việc đổi mới trong công tác quản lý xây dựng cơ bản. c) Hình thành các tập đoàn xây lắp đủ mạnh để tham gia đấu thầu các công trình xây lắp lớn ở trong nước và quốc tế. - Sự cần thiết phải thành lập tập đoàn xây dựng: Do nhu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cùng với nhu cầu đòi hỏi của thị trường xây dựng cơ bản. + Xuất phát từ yêu cầu về tư cách năng lực của nhà đấu thầu trước khi tổ chức xét thầu. Năng lực của nhà đấu thầu đòi hỏi mạnh cả về tài chính, năng lực thiết bị và năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Xuất phát từ mong muốn của các nhà thầu là phải dành được hợp đồng của những công trình mà nhà thầu thâm dự. - Cơ sở để hình thành tập đoàn xây dựng: Theo Nghị định 90 và 91 /CP của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 7 /3 /93 qui định về việc thành lập Tập đoàn, các Tổng công ty, để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của các doanh nghiệp Nhà nước và các loại hình DN khác. + Được sự giúp đỡ của Nhà nước và của ngành về điều kiện và cơ sở pháp lý để hình thành. + Mối quan hệ trong và ngoài nước của các doanh nghiệp, sự hợp tác và liên doanh liên kết giữa các công ty để tạo thành tập đoàn vững mạnh đủ điều kiện để cạnh tranh với các công ty, các hãng trong và ngoài nước. Ngoài những điều kiện đã hoàn thiện ở trên, để đấu thầu ở nước ta triển khai có kết quả tốt hơn thì cần hoàn thiện một số điều kiện khác như: Điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều kiện về công tác tổ chức quản lý. Điều kiện thông tin. Tất cả các điều kiện này đều tạo cơ sở thuận lợi để các doanh nghiệp, các công ty trong tất cả các ngành thực hiện chế độ đấu thầu một cách có hiệu quả. Việc hoàn thiện tất cả các nội dung ở trên với mong muốn của chúng tôi là chế độ đấu thầu được thực hiện ở nước ta có thể hoà nhập với các nước trên thế giới. Song vấn đề còn vương vấn ở đây là khi nhà thầu hoàn tất các giải pháp để vào thầu, thì còn điều cao hơn cả để nhà thầu vào cuộc cạnh tranh - đó là "Động cơ vào thầu" - có nghĩa nhà thầu muốn dành được hợp đồng này vì muốn: + Nâng cao uy tín. + Mục đích chính trị hay việc làm của cán bộ công nhân viên. + Tìm kiếm lợi nhuận. Với mỗi mục đích cần đạt, nhà thầu sẽ bỏ một giá thầu khác nhau, thật vậy: + Nếu vì nâng cao uy tín hay vì tạo điều kiện mở rộng thị trường để có cơ sở làm ăn lâu dài thì cái vì sau sẽ bị loại bỏ, giá thầu trong trường hợp này sẽ là phần "chi phí hợp lý" cộng tỷ lệ lợi nhuận ở mức độ vừa phải, cốt sao cho vẫn có thể dành được hợp đồng mà vẫn có lãi. Tất nhiên đây là điều mà hầu hết các nhà thầu đều mơ ước cho nên phải hết sức tỉnh táo và thông minh khi bỏ giá thầu, Để có được điều này thì việc không thể thiếu được là phải nghiên cứu kỹ các đối thủ cạnh tranh với mình trong cuộc đó, thậm chí cả ở những cuộc đấu thầu trước, có vậy mới quyết định được giá bỏ thầu thích hợp. + Nếu vì mục đích chính trị hay vì việc làm của cán bộ công nhân viên thì nhà thầu chấp nhận làm công không, thậm chí có thể bị lỗ, nhằm đưa ra giá thầu mà khả năng thắng cuộc là cao hơn cả. Nhưng với giá thầu đó thì nhà thầu phải có đủ tài liệu để thuyết trình hợp lý sao cho chủ đầu tư chấp nhận được. + Còn nếu vì mục đích lợi nhuận, tức là nhà thầu cộng thêm vào dự toán lượng lãi lớn, thì giá này rất dễ bị loại bỏ. Hơn nữa, đối với các công trình nước ngoài khi có nhiều tổ chức nước ngoài tham gia đấu thầu, tuỳ theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư qui định dùng loại tiền nào để lập giá dự thầu. Nhưng nói chung họ thường yêu cầu lập bằng những đồng tiền dễ chuyển đổi như đô la Mỹ. do vậy chúng ta phải nghiên cứu phương pháp tính giá bằng USD. Vấn đề là phải nghiên cứu, đưa ra mức giá như thế nào để thu được nhiều ngoại tệ nhất về cho Nhà nước, nhưng không được cao hơn mức giá bình quân của khu vực Đông Nam á để vẫn giữ được sự cạnh tranh nhất định. Giá dự thầu các công trình của người nước ngoài tại Việt Nam được xác định trên nguyên tắc tính đầy đủ các chi phí cho hoạt động xây lắp, có tính đến mặt bằng giá khu vực và thế giới. Tỷ giá hối đoái dùng để chuyển đổi các đồng tiền do Nhà nước qui định phải được thông báo trước và có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể trong hồ sơ đấu thầu để thuận tiện cho việc tính toán. Trên đây là một số kiến nghị liên quan tới nội dung việc tổ chức đấu thầu đối với các công trình nước ngoài xây dựng tại Việt Nam cũng là cơ sở để nhà thầu nước ta đi tham dự đấu thầu quốc tế. Mỗi vấn đề trên đều có thể là một đề tài nghiên cứu rất cần thiết để bổ sung vào hệ thống chế độ, chính sách quản lý xây dựng của ta hiện nay. Tuy nhiên toàn bộ các vấn đề liên quan tới xây dựng công trình của người nước ngoài nên đặt thành một công trình nghiên cứu nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đầu tư xây dựng vào nước ta và khuyến khích các nhà thầu xây dựng Việt Nam nâng cao kiến thức và trình độ về giao nhận thầu quốc tế. Kết luận Trong cơ chế thị trường, đấu thầu được coi là một phương thức cạnh tranh lành mạnh mang lại hiệu quả cao, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng Để góp phần nâng cao chất lượng công tác đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTCC Hà Nội, luận án đã hoàn thành được các nhiệm vụ chủ yếu sau: Khái quát hoá một cách khoa học những vấn đề lý luận cơ bản nhất về đấu thầu. Qua đó khẳng định được vai trò quan trọng của chế độ đấu thầu trong hoạt động xây lắp ở nước ta. Hệ thống lại quá trình hình thành phát triển chế độ đấu thầu ở Việt Nam. Từ đó phân tích tình hình áp dụng qui chế đấu thầu ở Sở GTCC Hà Nội hiện nay đang diễn ra như thế nào. Phát hiện những vấn đề đặt ra cần hoàn thiện qui chế đấu thầu trong xây lắp hiện nay: - Văn bản hướng dẫn thực hiện qui chế đấu thầu chưa đồng bộ, còn nhiều sơ hở và chắp vá. - Các điều kiện tham gia đấu thầu còn được qui định sơ sài, làm loãng không khí đấu thầu và phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong khi xét thầu. - Vai trò và các thành viên của hội đồng xét thầu còn qui định chưa chặt chẽ. Phân tích được thực trạng công tác tổ chức đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTCC Hà Nội hiện nay, từ đó rút ra các nhận xét đánh giá thực trạng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTCC Hà Nội, tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đấu thâù như: - áp dụng mô hình O.D.C vào quản lý xây dựng cơ bản. - Hoàn thiện phương pháp tính giá và xử lý trượt giá trong đấu thầu. - Nâng cao vai trò của hội đồng xét thầu. - Lựa chọn phương pháp xét thầu thích hợp. Luận án đã đề xuất được một số biện pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô nhằm đảm bảo điều kiện cho việc áp dụng qui chế đấu thầu và tổ chức đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTCC Hà Nội ngày càng có hiệu quả hơn. Danh mục tài liệu tham khảo Báo cáo quá trình đấu thầu gói thầu 4: ” Công trình nền móng trạm bơm và các công trình cấp bách”- Sở GTCC Hà Nội 1998 Báo cáo triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng từ 1995-1998 của sở GTCC Hà Nội Các văn bản pháp luật về DNNN - NXB pháp lý 1992 Chế độ mới về quản lý tài chính- NXB tài chính 11-1998 PGS. PTS Đàm Văn Nhuệ và PTS Nguyễn Đình Quang: Lựa chọn công nghệ thích hợp ở các DNCN Việt Nam - NXB chính trị quốc gia 1998 Đấu thầu cạnh tranh quốc tế để xây dựng công trình và chuyển giao công nghệ - Trung tâm thông tin thương mại Đấu thầu quốc tế xây dựng công trình - FIDIC , WB, IDB Để thắng thầu công trình có vốn nước ngoài - NXB xây dựng 1996 Điều lệ quản lý tài chính đầu tư xây dựng và đấu thầu - NXB chính trị quốc gia 1998 Định mức dự toán xây dựng cơ bản - Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước Hướng dẫn đấu thầu quốc tế - NXB xây dựng 1996 Hướng dẫn cụ thể về đấu thầu xây dựng - Viện kinh tế xây dựng Kinh tế vĩ mô - NXB Giáo dục 1996 PGS. PTS Lê Văn Tâm : Quản trị DN - NXB Giáo dục 1998 Lựa chọn tối ưu phương án SXKD của DNCN - NXB chính trị quốc gia 1995 Một số văn bản pháp qui chủ yếu trong quản lý xây dựng cơ bản viện kinh tế xây dựng - Bộ xây dựng Những vấn đề cơ bản về kinh tế vi mô - NXB Giáo dục 1994 Những vấn đề cốt yếu của quản lý - NXB Khoa học KTS 1994 GS. PTS Nguyễn Đình Phan - Quản trị kinh doanh - NXB chính trị quốc gia 1996 Phạm Văn Dược : Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh NXB thống kê 1995 Phân tích hoạt động kinh tế trong DN sản xuất - Trường đại học kinh tế quốc dân thành phố HCM 1997 Phân tích tài chính và tài trợ DN - NXB thống kê 1995 Phân tích và lựa chọn dự án đầu tư- trường đại học kinh tế t/phố HCM 1991 Phân tích và quản lý các dự án đầu tư - NXB khoa học kts 1995 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - NXB trẻ 1995 Phương pháp lập dự toán xây dựng - Viện kinh tế xây dựng Phương pháp soạn thảo dự án đầu tư khả thi - Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học kĩ thuật Quản lý ngành công nghiệp xây dựng - NXB Xây dựng 1996 Quản trị tài chính DN - NXB thống kê 1995 Qui chế đấu thầu xây lắp - Viện kinh tế - Bộ xây dựng 1994 Qui chế quản lý tài chính đầu tư xây dựng và đấu thầu - NXB chính trị quốc gia 1998 Tài liệu đấu thầu (Tập I- II- III)- Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội - Giai đoạn 1 - Sở GTCC Hà Nội 4/1998 Thế Đạt - Minh Anh : Đầu tư và hiệu quả : NXB lao động 1993 Tìm hiểu luật kinh tế - NXB thống kê 1997 Tiến bộ khoa học kỹ thuật và hiệu quả - NXB khoa học và kỹ thuật 1996 Phụ lục 1: Phương pháp tính giá dự toán dự thầu 1.Phương pháp đo, tính điện tích để bóc tiên lượng các công trình xây dựng theo thông lệ quốc tế -Tổng điện tích sàn (đơn vị đo m2): Điện tích sàn gồm có “ điện tích được che phủ hoàn toàn“ và “ điện tích không được che phủ“ +) Diện tích được che phủ và bao quanh hoàn toàn: Tổng số điện tích này bao gồm tầng hầm (trừ các phần không được đào ). Các vùng lợp mái của các tầng và gác mái, ga ra, nhà kho, các hành lang cùng với các con đường có mái che bao quanh nhà, phòng thiết bị, trục thang máy, các đường ống thẳng đứng, cầu thang, các vùng được rào từ mặt trong của tường ngoài không kể các phần nhô ta như chân tường, cột trụ cửa sổ và những cái tương tự từ mặt bên trong bình thường của tường ngoài. Nó không bao gồm các sân chơi, hệ thống chiếu sáng, các con đường có mái che được nối liền hoặc tách ra và những điện tích được mở ra của các phần trên cao của các phòng, hành lang, hội trường, các kẽ hở và những cái tương tự được bố trí trong tầng đang được tính toán. +) Diện tích được che phủ không được bao quanh: Bao gồm các ban công có mái, hiên hè mở, cổng vòm và cổng xây, cùng với các con đường bên ngoài có mái che bao quanh toà nhà, các hầm và các khoảng không sử dụng ở dưới toà nhà, các hành lang lối vào không được rào quanh (kể cả tầng trệt ) và các diện tích đi lại được che phủ của toà nhà mà đã không được tính toán trong tổng số điện tích được che phủ bằng các bức tường, được tính theo kích thước của điện tích giữa các bức tường bao hoặc hàng chấn song bao lơn (nghĩa là từ mặt trong của các vùng không được tào quanh, không kể đến chiều dày của các bức tường hoặc các hàng chấn song bao lơn). Khi các bộ phận che phủ (mái hoặc các tầng cao hơn) được chống đỡ bởi các cột, đỡ bao lơn hoặc được treo, được kết hợp với những bộ phận này, các kích thước có thể được tính đến mép của vùng được lát hoặc đến mép cảu vùng được che phủ, và lấy kích thước nhỏ hơn. Điện tích không được che phủ không gồm các phần nhô ra của mái chìa, các tán che nắng mặt trời, mái hiên và tương tự mà không có liên quan đến những điện tích giao thông được che phủ đã được xác định rõ ràng, không bao gồm các con đường nối nhau hoặc con đường riêng biệt. - Diện tích toà nhà:Là tổng điện tích được che phủ và không được che phủ của toà nhà tại tất cả các tầng nhà được đo giữa mặt ngoài bình thường của các tường bao, chấn song lan can và trụ. Danh mục các bộ phận kết cấu và công tác trong công trình xây dựng Chi phí có thể được phân theo các kết cấu và các nhóm kết cấu sau: Biểu số 11: bảng phân chia các kết cấu Số thứ tự Kết cấu Công tác chuẩn bị 00 Các công tác chuẩn bị Nền móng 01 Các kết cấu nền móng Các kết cấu chính 02 Cột (nhà khung) 03 Sàn 04 Cầu thang 05 Mái 06 Các tường ngoài 07 Cửa sổ 08 Các cửa đi phía ngoài 09 Các tường trong 10 Các tấm ngăn lửng 11 Các cửa đi bên trong Hoàn thiện 12 Hoàn thiện tường 13 Hoàn thiện sàn 14 Hoàn thiệt trần Trang thiết bị 15 Trang bị trong nhà 16 Các thiết bị đặc biệt Các dịch vụ 17 Lắp đặt thiết bị vệ sinh cố định 18 ống nước 19 Cung cấp nước 20 Dịch vụ, khí đốt 21 Lò sưởi 22 Hệ thống thông gió 23 Làm mát bằng bay hơi 24 Máy điều hoà không khí 25 Thiết bị chống cháy 26 Điện chiếu sáng và năng lượng 27 Thông tin liên lạc 28 Hệ thống giao thông 29 Các dịch vụ đặc biệt Hệ thống năng lượng trung tâm 30 Hệ thống năng lượng trung tâm Sự thay đổi 31 Các thay đổi và cải tạo Các công tác mặt bằng 32 Chuẩn bị hiện trường 33 Làm đường, đường đi bộ và các điện tích lát 34 Tường bao, hàng rào và cổng 35 Các nhà phụ và các đường đi được che 36 Sự cải tiến và thiết kế cảnh quan Các dịch vụ ngoài nhà 37 Hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà 38 Cống thoát nước ngoài nhà 39 Cung cấp nước ngoài nhà 40 Hệ thống khí ngoài nhà 41 Chống cháy ngoài nhà 42 Điện thắp sáng và năng lượng ngoài nhà 43 Thông tin ngoài nhà 44 Các dịch vụ đặc biệt ngoài nhà Sự thay đổi ngoài nhà 45 Các thay đổi và cải tạo ngoài nhà Các dự phòng đặc biệt 46 Các dự phòng đặc biệt Nội dung và những nguyên tắc xác định giá dự thầu theo phương pháp tinh đơn giá đầy đủ: -Nội dung của đơn giá đầy đủ dùng để tính giá dự thầu bao gồm: +) Chi phí vật liệu +) Chi phí nhân công +) Chi phí sử dụng máy +) Chi phí chung +) Thuế và lãi Đây là những khoản chi phí nhất thiết phải tính vào đơn giá đầy đủ theo quy định hiện hành cảu nước ta cũng như thông lệ quốc tế. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của hồ sơ dự thầu có thể tính thêm một số chi phí khác vào đơn giá gồm: +) Chi phí thầu chính hoặc tổng thầu +) Chi phí mua bảo hiểm xây dựng +) Chi phí lần trại +) Hệ số trượt giá +) Chi phí dự phòng -Nguyên tắc xác định các thành phần chi phí như sau: +) Chi phí vật liệu: có thể dùng định mức vật tư hiện hành của nước ta để tính giá. Với những công việc có yêu cầu làm theo tiêu chuẩn nước ngoài thì phải điều chỉnh lại mức cho phù hợp (ví dụ tỷ lệ cấp phối vữa bê tông, vữa xây). Với những công tác đặc biệt mà ở nước ta chưa có định mức tương ứng thì đơn vị nhận thầu căn cứ vào thuyết minh kỹ thuật kèm theo hồ sơ dự thầu để xây dựng định mức phù hợp. Về giá vật tư thì tính theo giá mua cộng với chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc xếp đến hiện trường. +) Chi phí lao động : Về định mức lao động có thể áp dụng định mức hiện hành trong xây dựng để tính giá. Những công việc chưa có định mức thì phải xây dựng mức mới cân đối với định mức chung của các nước khác. Về tiền lương, nếu là công trình trong nước thì áp dụng mức lương bình quân trong nước. Nếu là công trình có vốn đầu tư nước ngoài thì tiền lương tính theo mức trung bình thấp của công nhân xây dựng Đông Nam á nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh nhất định khi đấu thầu với các công ty xây dựng nước ngoài, đồng thời phải lớn hơn mức ở trong nước để khuyến khích người công nhân làm việc tốt hơn. +) Chi phí sử dụng máy: có thể áp dụng các định mức năng suất máy hiện hành của Việt Nam. Giá cả máy được tính theo hai cách : Với lại máy đã có trong nước thì phải áp dụng bảng giá cả máy theo phương pháp do Bộ xây dựng quy định trên cơ sở gia thực mua. +) Chi phí chung : Được tính theo tỷ lệ với chi phí trực tiếp theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, trường hợp đấu thầu các công trình nước ngoài còn có một số khoản chi phí khác mà trong nước chưa quy định như:chi phí mua hồ sơ dự đấu thầu , thuê tư vấn xây dựng, mua giấy bảo lãnh dự thầu ... các khoản này theo thông lệ quốc tế được tính thêm vào chi phí chung từ 0,5% đến 1% chi phí trực tiếp. +) Thuế, và lãi : trong cơ chế thị trường các đơn vị nhận thầu phải nộp thuế ở mức cố định, còn tỷ lệ lãi có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện cụ thể trong từng trường hợp đấu thầu, nhưng không nên thấp hơn mức quy định hiện hành cho các công trình trong nước. +) Chi phí khác: tuỳ theo yêu cầu của hồ sơ dự thầu, các công trình có thể tính thêm một số chi phí khác vào giá dự thầu -Ví dụ tính đơn giá đầy đủ dự thầu cho một công việc trát tường với diện tích 100 m2: +) Chi phí vật liệu 544.000đ +) Chi phí lao động 291.000đ +) Chi phí máy 2.000 _________ Cộng chi phí trực tiếp (A) 837.900đ +) Chi phí chung 10% ´ A = 83.790đ +) Chi phí mua giấy bảo lãnh và hoạt động tư vấn 0,1% ´ A = 8.379đ +) Chi phí thầu chính 5% ´ A = 41.895đ +) Chi phí bảo hiểm 0,3% ´ A = 2.513đ +) Chi phí lán trại 3% ´ A = 25.137đ __________ Cộng (B) = 999.614đ +) Thuế và lãi 11% ´ B = 109.957,5đ __________ Cộng (C) = 1.109.572đ +) Chi phí dự phòng 5% ´ C = 55.479đ __________ Cộng (D) = 1.165.051đ ịĐơn giá dự thầu trát 1m2 tường là: D/100=1.165.051/100=1 Mục lục Trang Phần mở đầu Chương I: Đấu thầu - Một phương thức chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng xây lắp Thực chất, vai trò và những thuật ngữ dùng trong đấu thầu xây lắp Hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức áp dụng và các nguyên tắc cơ bản của chế độ đấu thầu. Các nhân tố ảnh hưởng đến đấu thầu xây lắp. Nội dung cơ bản của tổ chức đấu thầu và dự thầu. Chương II. Phân tích thực trạng đấu thầu xây lắp ở Sở Giao thông chính Hà nội. Quá trình hình thành và phát triển chế độ đấu thầu ở Việt nam. Thực trạng đấu thầu xây lắp ở Sở GTCC Hà nội thời gian qua. Chương III. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTCC Hà nội. áp dụng mô hình O.D.C vào quản lý xay dựng cơ bản. Đổi mới phương thức quản lý vốn trong đấu thầu. Hoàn thiện phương pháp tính giá và xử lý biến động giá trong đấu thầu. Nâng cao vai trò hội đồng xét thầu. Lựa chọn phương pháp xét thầu thích hợp. Một số kiến nghị về công tác đấu thầu xây lắp đối với các công trình nước ngoài tại Việt nam. Phần kết luận Danh mục tài liệu tham khảo. Phụ lục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0113.doc
Tài liệu liên quan