Ngày nay, bối cảnh tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra như vũ bão, cạnh tranh diễn ra vô cùng gay gắt và ác liệt. Thực tế cho thấy đoanh nghiệp nào có sản phẩm chất lượng tốt, có khả năng canh tranh trên thị trường, đáp ứng được nhu càu ngày càng cao của người tiêu dùng thì sẽ tồn tại và phát triển, còn ngược lại nó sẽ bị thị trường cũng như người tiêu dùng đào thải.
98 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm cùng loại của các Công ty canh tranh:
Bảng 13: So sánh chất lượng sản phẩm kìm điện 180 với các
đối thủ cạnh tranh
Các chỉ tiêu
Sản phẩm của Công ty
Kìm điện Trung Quốc
Kìm điện gia công
1. Các chỉ tiêu kỹ thuật
- Chiều dài cả thân kìm
(177 – 186)mm
(170 – 174)mm
(175 – 177)mm
- Chiều dài tù tâm chốt kìm đến phần đầu kìm
(48 – 51)mm
(48 – 51)mm
(48 – 50)mm
- Độ rộng của tay kìm khi ở trạng thái đóng
(53 – 55)mm
50mm
50mm
- Chiều rộng phần đầu kìm
(25 - 27)mm
25mm
23mm
- Bề dày của kìm
10mm
7mm
8mm
- Trọng lượng
(0,24 - 0,25)Kg
0,2Kg
0,22Kg
- Đọ cứng sau khi nhiệt luyện
(50– 55)HRC
(60 – 62)HRC
(57 – 59)HRC
2. Tính năng sủ dụng
Phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về tính năng sử dụng
Phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về tính năng sử dụng
Phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về tính năng sử dụng
3. Các chỉ tiêu về hình dáng
- Khía nhám dùng để kẹp ở phần đầu kìm
đều, rõ nét
Không đều
Không đều
- Lưỡi cắt chính, phụ
Không bị sứt mẻ, cùn
Không bị sứt mẻ, cùn
Không bị sứt mẻ, cùn
- Bề mặt phần đầu kìm
Không có vết đen, rạn
Thỉng thoảng có vết đen, rạn
Có nhiều vết đen, rạn nứt
Nguồn (phòng KCS)
Trên thực tế sản phẩm kìm điện của Công ty đã vượt trội hơn so với các sản phẩm cùng loại, mặc dù vậy nhưng so với một số đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm của Công ty vẫn chưa được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, nguyên nhân chủ yếu là giá bán của Công ty còn cao, hình thức, kiểu dáng, màu sắc chưa phong phú bằng các sản phẩm cùng loại. Cùng là sản phẩm kìm điện 180 tuy nhiên sản phẩm của Công ty chỉ có duy nhất một loại tay cầm màu đỏ. Trong khi đó các sản phẩm của Trung Quốc thì lại rất đa dạng về màu sắc.
Ngoài ra, sản phẩm kìm điện 180 của Công ty lại chỉ có duy nhất một kiểu dáng truyền thống, với một kích cỡ về độ rộng của tay cầm khi kìm ở trạng thái đóng. Còn sản phẩm kìm của Trung Quốc thì có nhiều kích cỡ về độ rộng của tay cầm phù hợp với nhiều loại công việc khác nhau. Đặc biệt kỹ thuật mạ của Công ty so với các đối thủ khác cũng chưa được đẹp bằng.
Tuy nhiên so với các đối thủ cạnh tranh sản phẩm của Công ty lại hơn hẳn về các chỉ tiêu kỹ thuật và độ an toàn khi sử dụng. Các sản phẩm khác chủ yếu dùng thép C30 do vậy khi nhiệt luyện các kìm này đều quá cứng dẫn đến tình trạng rất nhanh gãy. So với các đối thủ cạnh tranh thì các loại sản phẩm kìm điện của Công ty có tuổi thọ cao hơn. Các lưỡi cắt của kìm điện gia công và kìm điện Trung Quốc đều rất nhanh cùn.
2.5. ý kiến của khách hàng về sản phẩm của Công ty
Chưa làm:
3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng của Công ty
Ngày nay, chất lượng luôn là những yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt mang tính quốc tế như hiện nay, chất lượng được coi là một giải pháp rất có lợi, một thứ vũ khí tham gia cạnh tranh hữu hiệu nhất, chính vì vậy Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu rất coi trọng việc quản lý chất lượng.
Đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, chiếm được một vị trí quan trọng trên thị trường và hơn thế nữa những sản phẩm đó ngày càng được cải tiến không ngừng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để mãi mãi giữ vững được lòng tin của khách hàng. Muốn vậy mọi sản phẩm làm ra của Công ty phải ngày càng thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống IS 9001 – 2000. Hệ thống này sẽ được hoàn thiện vào năm 2005. Chi phí cho dự án này dự kiến khoảng 800 triệu đồng
3.1. Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế
Chưa làm
3.2. Các biện pháp tổ chức, quản lý, bảo quản nguyên vật liệu
Hàng tháng, căn cứ vào nhu cầu sản xuất của Công ty, nhu cầu mua của khách hàng, phòng kinh doanh có kế hoạch đi mua vật tư về nhập kho.
Do Công ty đang gặp nhiều khó khăn về vốn mà giá cả nguyên vật liệu luôn biến động, vì vậy Công ty đang thực hiện chế độ “cần gì mua nấy”, không dự trữ nhiều vật liệu mà chỉ dự trữ tối thiểu
Để đảm bảo hàng nhập về đúng chất lượng bộ phận KCS, cán bộ phòng kỹ thuật và bộ phận nghiên cứu sản phẩm đều kiểm tra theo các bước phân tích nguyên vật liệu và sản xuất thử trước khi cho sản xuất hàng loạt. Trong quá trình nhập hàng nếu bên cung ứng không giao đúng với chất lượng nguyên vật liệu đã gửi mẫu, cán bộ KCS không cho phép nhập kho.
Sơ đồ 9: Thủ tục mua nguyên vật liệu của Công ty
Trách nhiệm
Trình tự công việc
Nhu cầu mua
Phòng kế hoạch
Lập yêu cầu mua hàng
Lập dự trù mua vật tư
Giám đốc/Phó giám đốc
Phê duyệt
Phòng kinh doanh
Đánh giá sơ bộ
lựa chọn nhà cunh ứng
Giám đốc
Phê duyệt nhà cung ứng
Phòng kinh doanh
Ký kết hợp đồng
Phòng kinh doanh, KCS, thủ kho
Nhận hàng kiểm tra
Phòng kinh doanh
Theo dõi nhà cung ứng
Phòng kinh doanh
Lưu hồ sơ
* Việc xem xét đánh giá nhà cung ứng dựa trên các tiêu trí sau:
- Chất lượng vật tư dịch vụ được cung ứng
- Đáp ứng đùng tiến độ thời gian yêu cầu
- Giá cả
- Tiến độ giao hàng
- Phương thức thanh quyết toán phù hợp
- Chất lượng dịch vụ sau bán hàng
- Kinh nghiệm quá trình cung ứng hàng hoá dịch vụ cho Công ty từ trước tới nay
- Có uy tín trên thị trường
- Qua các kênh thông tin như Internet, quảng cáo
- ý kiến dư luận từ khách hàng hay Công ty khác
Bên cạnh đó Công ty còn tổ chức bảo quản nguyên vật liệu không để bị mất mát, giảm phẩm chất ảnh hưởng tới chất lượng Sản phẩm, đồng thời tránh thiệt hại trong Sản xuất.
3.3. Các biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới trang thiết bị
Để đạt được một sản phẩm có chất lượng tốt thì máy móc thiết bị là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng. Vì vậy việc bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới máy móc thiết bị trong Công ty cũng được thực hiện theo một quy trình rất nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng.
Việc lập kế hoạch bảo dưỡng và chu trình bảo dưỡng đều được thực hiện bởi phân xưởng cơ điện.
* Nội dung bảo dưỡng:
- Tháo, kiểm tra, vệ sinh, căn chỉnh các bộ phận chuyển động như ổ quay, máng trượt, vít me, đai ốc… các bộ truyền chuyển động, bánh răng, bánh xích, ma sát, day đay, khớp nối… Các hệ thông thuỷ lực, khí nén bao gồm bơm, van, bộ chia, ống dẫn, bầu lọc… Thay thế các bộ phận mau mòn chống hỏng và các chi tiết hỏng nặng khác.
* Nội dung sửa chữa:
Nếu là những hư hỏng nhỏ, đơn giản thì công nhân vận hành hoặc thợ cơ điện của phân xưởng sử dụng máy tự chỉnh sửa lại ngay.
- Thợ cơ điện của Công ty có thiết tự thay thế hoặc sửa chữa các trường hợp máy hỏng theo quy định về chức năng nhiệm vụ của thợ cơ điện phân xưởng đã được ban hành.
- Nếu cần vật tư, phụ tùng thay thế thì đơn vị có thiết lập phiếu lĩnh vật tư, phân xưởng cơ điện xác nhận.
- Nếu cần gia công chế tạo chi tiết thì đặt hàng phân xưởng cơ điện thực hiện.
Các trường hợp hỏng nhẹ nằm ngoài phạm vi giải quyết của công nhân vận hành và thợ cơ điện đơn vị sử dụng thì phân xưởng cơ điện cử người kiểm tra và sửa chữa
Khi sửa máy phải nghiên cứu, phân tích tìm đúng nguyên nhân gây hỏng để giải quyết triệt để.
Quá trình tháo lắp sửa chữa thiết bị phải sử dụng đúng trang thiết bị và dụng cụ đồ nghề phù hợp. Không gây hư hỏng cho các bộ phận, chi tiết khác.
Các chi tiết mới thay thế phải đảm bảo độ chính xác và yêu cầu về vật tư, độ cứng cũng như các yêu cầu kỹ thuật khác.
Thực hiện các biện pháp an toàn như ngắt nguồn điện, treo bảng cấm đóng điện vào đầu nguồn điện. Sử dụng đầy đủ trang thiết bị an toàn như kính, găng tay, dày, mũ…
Ngoài ra hàng năm Công ty cũng đầu tư hàng tỷ đồng về việc mua máy móc thiết bị, nhận thấy việc thay đổi máy móc thiết bị hiện đại là rất cần thiết. Phòng kỹ thuật căn cứ vào nhu cầu chiến lược phát triển sản xuất hoặc nhu cầu phát sinh của các đơn vị để xem xét, thẩm định các văn bản giới thiệu chào hàng, khi đó mới lập phương án và trình Giám đốc Công ty phê duyệt.
Sơ đồ 10: Quy trình mua thiết bị Sản xuất:
Nhu cầu đầu tư thiết bị
Lập dự trù đầu tư thiết bị
Chiến lược Phát sinh
Lớn
Nhỏ
Nghiên cứu thẩm định lập phương án đề nghị
Xem xét
Phê duyệt
Mua hàng
Lắp đặt
Bàn giao
Cập nhật lưu hồ sơ
3.4. Các biện pháp nâng cao tay nghề và ý thức tổ chức cho người lao động
Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu hiện nay đang có trong tay một đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ tương đối cao song hầu hết số lao động này lại có tuổi đời khá cao (hơn 40 tuổi) vì vậy Công ty đã sử dụng một số các biện pháp nhằm nâng cao tay nghề và ý thức cho người lao động.
Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn với nội dung, chương trình và thời gian phù hợp cho dội ngũ cán bộ công nhân viên viện có tại Công ty. Đây là biện pháp nhằm hoàn thiện và cung cấp những kiến thức mới về khoa học công nghệ hiện đại, về kỹ năng làm việc công nghiệp cho công nhân nhưng biện pháp này cũng đạt hiệu quả chưa cao.
Công ty thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề cho cán bộ công nhân viên, giúp cho họ có hướng phấn đấu, nâng cao và hoàn thiện tay nghề của mình, cũng từ đó Công ty biết được trình độ tay nghề của từng lao động để có hướng đào tạo thích hợp.
Tổ chức giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao khả năng tự chủ trong cán bộ công nhân viên, giáo dục ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc cho công nhân: có tinh thần tập thể, có tổ chức kỷ luật cao giám chịu trách nhiệm…
Hàng tháng phòng KCS sẽ chấm điểm chất lượng cho các phân xưởng từ đó đánh giá về mọi mặt đối với từng cán bộ công nhân viên:
Điểm chuẩn là 10 điểm gồm:
* Điểm thanh tra: 4 điểm
- Được tính như sau:
+ Điểm thanh tra = 4 điểm x % đạt (tỷ lệ đạt dựa vào kết quả thanh tra hàng tháng của phong kỹ thuật)
* Điểm theo dõi: 6 điểm
- Được tính như sau:
+ Không có vụ nào là sai điều kiện kỹ thuật dẫn đến giảm chất lượng: 1,5 điểm
+ Không có vụ nào kiểm tra đến lần thứ 3: 1 điểm
+ Không có vụ nào xày ra sai hỏng hàng loạt: 1,5 điểm
- Điểm trừ (không hạn chế)
+ Cứ một vụ sai điều kiện kỹ thuật dẫn đến giảm chất lượng, phải xin cấp trên để sửa chữa trừ (0,7 á 1,5) điểm.
+ Cứ một vụ sai hỏng hang loạt xảy ra, tuỳ mức độ sửa chữa được hay không sửa chữa được, tuỳ theo số lượng để trừ (1 á 3) điểm.
+ Hàng lọt lưới sang khâu sau (phân xưởng khác) hoặc nên kho thành phẩm phải chế tạo lại trừ (1 á 3) điểm.
+ Tráo hàng, lẫn hàng (KCS phát hiện, lập biên bản) trừ (1 á 3) điểm.
Trên cơ sở những căn cứ rõ ràng cho việc chấm điểm các tiêu chuẩn mà Công ty thực hiện đúng chế độ thưởng phạt đã phần nào hạn chế được các sai sót về mặt kỹ thuật, quy trình công nghệ. Tạo ra cho cán bộ công nhân ý thức kỷ luật trong lao động góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm
3.5. Các phương thức và biện pháp kiểm tra và bảo quản sản phẩm
Để kiểm tra các sản phẩm theo tiêu chuẩn về chất lượng một cách khoa học, Công ty đã đưa ra một kỹ thuật kiểm định như sau:
Kiểm định toàn bộ hay kiểm định có lựa chọn hoặc kiểm định xác suất một số sản phẩm. Kiểm định toàn bộ sản phẩm thường được áp dụng đối với các sản phẩm có số lượng ít. Còn kiểm định điển hình hoặc kiểm định xác suất thường được áp dụng với những sản phẩm giống nhau được sản xuất với số lượng lớn.
Kiểm định cố định hay kiểm định lưu động: Kiểm định cố định đòi hỏi các đối tượng phải tập trung đến kiểm định, còn kiểm định lưu động đòi hỏi các nhân viên KCS đến hiện trường kiểm định. Hình thức này được áp dụng cho những sản phẩm có kích thước lớn, khó vận chuyển hoặc khi cần thiết có thể kiểm tra ngay trên thiết bị máy móc.
Kết hợp giữa hình thức kiểm định giữa chừng và kiểm định cuối cùng. Kiểm định giữa chừng đối với sản phẩm dở dang hoặc kiểm tra thao tác của công nhân. Kiểm định cuối cùng đối với bán thành phẩm và thành phẩm.
Do có nhiều phương pháp kiểm định chất lượng sản phẩm và mỗi phương pháp kiểm định đều có tác dụng nhất định nên Công ty phải nghiên cứu và lựa chọn hình thức kiểm định sao cho phù hợp.
Sơ đồ 11: Quy trình kiểm soát sản phẩm
Bỏ
Thủ tục bỏ
Kết thúc
Xem xét
Xem xét
Kiểm tra
Làm thủ tục cho nhập kho hoặc chuyển công đoạn
Sửa
Chấp nhận nguyên trạng
Phương án sửa
Không có phương án sửa chữa
Tiếp nhận thông tin và SP để kiểm tra
- Sử dụng các dụng cụ như thước cặp, thước elip, cân nhiệt kế để kiểm định các sản phẩm nhỏ có thể cầm tay như: cờ lê, mỏ lết, kìm…
- Sử dụng các thiết bị phân tích chuyên môn để phân tích các yếu tố bên trong của sản phẩm như: đo độ cứng của nguyên vật liệu là kim loại trước khi đưa vào gia công, chế biến, kiểm tra độ mịn của vật đúc.
- ở một số lò tôi của Công ty, trên các thiết bị sản xuất cũng có gắn một số các công cụ đo lường, các thiết bị phân tích tự động.
- Sử dụng toán xác suất thống kê để kiểm định điển hình chất lượng sản phẩm trong những lô sản phẩm hàng loạt trong từng phân xưởng.
Nhưng nhìn chung, kỹ thuật kiểm định của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu thường là bằng tay, bằng mắt và dùng một số dụng cụ đơn giản như các loại thước, điều này đòi hỏi các nhân viên, cán bộ kiểm định phải có kinh nghiệm, có tay nghề cao thì mới đáp ứng được công tác kiểm định bằng tay, mắt. Vì vậy, hiệu quả kiểm định chất lượng sản phẩm chưa cao, mất nhiều thời gian và công sức của cán bộ kiểm định. Nhiều khi chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu do kỹ thuật kiểm định không được chính xác.
3.6. Các chính sách tiền lương, tiền thưởng liên quan đến chất lượng
Một nét đổi mới của Công ty so với các Công ty khác trong ngành đó là Công ty đã mạnh dạn đưa vào đơn giá tiền lương theo tỷ lệ sai hỏng đã được quy định trong từng công đoạn. Trả lương theo đơn giá một sản phẩm (phần cứng) cộng với giá thưởng (phần mềm).
Các sản phẩm làm ra ở các đơn vị sản xuất phải đạt yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật. Mọi sai hỏng, tái chế do chủ quan đơn vị phải chịu toàn bộ chi phí tiền lương và hoạch toán đơn giá sản phẩm trên tính cho loại sản phẩm loại 1. Đối với sản phẩm loại 2 (trong tỷ lệ) tính 70% đơn giá sản phẩm loại 1 quá tỷ lệ không thanh toán. Các đơn vị phục vụ phải đảm bảo các tiến bộ chất lượng phục vụ, KCS kiểm tra để lọt lưới phải chịu bồi hoàn mọi chi phí vật tư.
Bên cạnh đó Công ty còn quy định việc thưởng thi đua hàng tháng khi tất cả các bộ phận trong công ty đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cụ thể như sau:
- Lấy thang điểm là 100 trong đó:
+ Hoàn thành kế hoạch (40 điểm)
+ Quản lý lao động (20 điểm)
+ Chất lượng sản phẩm (10 điểm)
+ Vệ sinh an toàn (10 điểm)
+ Quản lý thiết bị (10 điểm)
+ Thực hiện đúng quy trình công nghệ (10 điểm)
Khi tất cả các bộ phận liên quan đến các tiêu chí thưởng phạt trên đều hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình đều sẽ được thưởng. Nếu chỉ có một bộ phận hoàn thành nhiệm vụ, ví dụ như chất lượng sản phẩm đạt điểm tối đa là 10. Như vậy ở đây Công ty quy định thưởng khi hoàn thành một cách đồng bộ các chỉ tiêu đặt ra. Lấy thang điểm chuẩn là 90 điểm.
Nếu cộng tất cả các chỉ tiêu trong toàn bộ Công ty đạt 90 điểm tức là đạt hệ số 1.
Nếu cộng tất cả các chỉ tiêu trong toàn bộ Công ty đạt lớn hơn 90 điểm thì sẽ được thưởng.
Nếu cộng tất cả các chỉ tiêu trong toàn bộ Công ty đạt lớn hơn 90 điểm thì sẽ bị trừ, không được thưởng.
V. Đánh giá tổng quát tình hình chất lượng của Công ty
1. Những thành tích đạt được
Trong những năm qua Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu đã tích cực nghiên cứu các công tác quản lý, nâng cao hoàn thiện chất lượng sản phẩm, đồng thời giáo dục cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty thấy rõ được tầm quan trọng và vai trò to lớn của việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó cán bộ công nhân viên trong Công ty có thể tự giác tham gia đầy đủ, hiểu rõ về công tác quản lý chất lượng, cụ thể như sau:
- Mặc dù với hệ thống máy móc thiết bị còn lạc hậu song Công ty vẫn cố gắng hết sức để sản xuất ra những sản phẩm hợp thị hiếu và được người tiêu dùng đánh giá cao như những sản phẩm chạn bát, tủ đựng thức ăn, giá để dày dép bằng chất liệu INOX
- Công ty đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm kìm điện.
- Công ty đã xây dựng cơ chế, biện pháp quản lý nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm như khuyến khích lợi ích vật chất, khen thưởng những sáng kiến, những phát minh kỹ thuật hợp lý hoá trong sản xuất, thưởng tiết kiệm, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm… Từ đó khuyến khích người lao động tham gia vào mọi quá trình đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với những kết quả đạt được phần lớn sản phẩm của Công ty đều đạt tiêu chuẩn Quốc gia, nhiều sản phẩm được cấp dấu chất lượng như dụng cụ cơ khí cầm tay: các loại kìm, cờ lê, mỏ lết… và một số mặt hàng xuất khẩu như: giỏ, dao, thìa, bát… bằng INOX đã được nhiều bạn hàng đánh giá cao trong đó các bạn hàng Nhật là chủ yếu. Còn lại một số các sản phẩm đồ gia dụng bằng INOX khác của Công ty cũng đã được thị trường nội địa tín nhiệm.
- Để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, trong mấy năm qua Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu đã tích cực đầu tư, đổi mới công nghệ có trọng điểm vào các khâu quan trọng. Cụ thể Công ty đã đầu tư mua một số máy móc kỹ thuật mới, hiện đại của nước ngoài như: một số máy dập, máy búa, lò tôi tần số có điều chỉnh tự động, máy hàn AR… Tự nghiên cứu chế tạo một số máy móc thiết bị kiểm tra chất lượng đạt hiệu quả cao.
- Biện pháp quản lý hoạch toán trong Công ty đang được áp dụng hiện nay tỏ ra khá hiệu quả. Công ty mua lại những sản phẩm làm ra tại các phân xưởng theo những biểu giá quy định, điều này làm cho người lao động cố gắng và hăng say lao động hơn để làm ra sản phẩm ít sai hỏng nhất.
- Công ty đã lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc trong nội bộ: như lắp đặt điện thoai nội bộ đến từng phân xưởng sản xuất để điều hành sản xuất được thuận lợi làm cho quá trình sản xuất tốt hơn.
2. Những tồn tại:
Kể từ khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường, cùng với việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta và những bước đi chập chững của Công ty trong cơ chế mới, Công ty thực sự đã gặp phải không ít những khó khăn.
- Chất lượng sản phẩm của Công ty còn thấp, tỷ lệ sai hỏng còn lớn ví dụ như kìm điện là 1,08% do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiêu thụ của Công ty.
- Một số thiết bị công nghệ đã quá lạc hậu so với thời đại do vậy đã làm chất lượng sản phẩm kém, giá thành sản phẩm cao, rất khó cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế bởi vì hiện nay mặt hàng của Trung Quốc và một số nước ở Đông Nam á vừa rẻ lại vừa đa dạng, hình thức đẹp.
- Công tác đào tạo của Công ty chưa được coi trọng, những hiểu biết của công nhân về chất lượng sản phẩm còn mơ hồ.
- Công tác quản lý chất lượng còn mang đậm công tác quản lý cũ mà chủ yếu dựa vào công tác kiểm tra chung chung chưa được cụ thể hoá thấy cái gì thì mới làm cái đó, đôi khi chưa hiểu một cách cụ thể dẫn đến việc áp dụng một cách không có hiệu quả các phương pháp quản lý.
- Hầu hết các sản phẩm của Công ty không có những tiêu chuẩn cụ thể được văn bằng hoá ngoại trừ các mặt hàng kìm điện là mặt hàng truyền thống từ lâu.
- Ngoài ra do lao động trực tiếp sản xuất có trình độ chưa cao chủ yếu là các thợ bậc 2,3,4. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm do họ chưa có kinh nghiệm làm việc.
Bảng 14: Bậc thợ của Công nhân sản xuất
Bậc thợ
Số công nhân
Tỷ lệ (%)
I
II
III
IV
V
VI
VII
15
64
115
157
117
44
23
2,8
12
21,5
29
22
8
4,7
Tổng số
535
100
(Nguồn: Theo báo cáo tình hình lao động 2003)
3. Nguyên nhân của những tồn tại trên
3.1. Nguyên nhân khách quan
Do đặc thù riêng của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất hàng xuất khẩu là chủ yếu, cho nên việc lập kế hoạch của Công ty chỉ mang tính chất tham khảo, mang tính bị động vì phụ thuộc vào khách hàng. Do vậy việc sản xuất cũng phụ thuộc rất nhiều vào đơn đặt hàng, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra do không có tính đồng bộ nhất quán. Vì mỗi đơn hàng khác nhau lại đòi hởi khác nhau về chủng loại mẫu mã, giá cả cũng như chất lượng.
Mặt khác, máy móc thiết bị của Công ty cũng không đồng bộ, có rất nhiều máy cũ, lạc hậu, hao mòn lớn, hơn 66% máy móc thiết bị được sản xuất từ những năm 90 trở về trước. Điều này đã làm cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty gặp rất nhiều khó khăn.
Nguyên liệu để sản xuất của Công ty cũng rất đa dạng, ngoài một số loại sắt, thép có thể nhập trong nước thì một lượng lớn INOX, nhựa PVC phải nhập từ nước ngoài. Do vậy việc bảo quản nguyên vật liệu trong quá trình lưu kho, phải hết sức chặt chẽ nếu không đây chính là nguyên nhân trực tiếp dãn đến chất lượng giảm sút. Giá mua nguyên vật liệu cao dẫn đến giá thành sản phẩm còn rất cao.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
Việc quản lý máy móc thiết bị của Công ty cũng chưa tốt, chưa sử dụng được hết công suất của máy móc, ý thức giữ gìn bảo quản máy móc cũng chưa tót, người công nhân vẫn chưa coi trọng máy móc thiết bị chính là phương tiện để nuôi sống mình, không chăm lo bảo quản, lau chùi, tra dầu mỡ xiết bu lông, chưa kịp thời phát hiện những chỗ hỏng hóc để sửa chưa ngay mà chỉ biết cho máy làm việc cho đến khi hỏng hẳn.
Công tác bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ cũng chưa được coi trọng nên khi máy móc hỏng hẳn mới đem ra sửa chữa. Do vậy máy móc hỏng đi hỏng lại rất nhiều lần và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Cán bộ KCS tuy có kinh nghiệm nhưng lại thiếu những máy móc thiết bị hiện đại trợ giúp công tác kiểm tra chất lượng.
ị Qua nghiên cứu thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu ta thấy rằng Công ty muốn đứng vững và phát triển được trong cơ chế thị trường hiện nay, muốn có được thế mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác sản xuất cùng loại hàng và cạnh tranh với hàng nhập khẩu thì Công ty cần phải hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chương 3
Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Mục tiêu của chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm
- Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược không riêng gì của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu mà là mục tiêu chung của tất cả các doanh nghiệp sản xuất hiện nay nếu muón tồn tại và phát triển, bởi với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và với xu hướng quốc tế hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo sự cạnh trang gay gắt, thì chất lượng và việc nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ có vai trò quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu là một Công ty đã được cổ phần hoá từ nhiều năm trở lai đây chính vì vậy trong nhiều năm qua Công ty đã không ngừng cố gắng để phát triển, đặc biệt là Công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nên Công ty luôn lấy chất lượng là mục tiêu phấn đấu, và coi chất lượng và nâng cao chất lượng là một trong những chiến lược quan trọng để phát triển sản xuất.
- Qua thời gian thực tập tại Công ty trên cở sở tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng về chất lượng sản phẩm của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, tôi xin được mạnh dạn trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty như sau:
1. áp dụng hệ thông quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, Duy trì thực hiện hệ thông quản lý chất lượng đồng bộ TQM
Hiện nay, trong tất cả các doanh nghiệp trong cả nước hầu hết đều áp dụng hai hệ thống quản lý chất lượng chính
* Hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO 9001 – 2000
* Hệ thống đảm bảo chất lượng theo TQM
Tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO vào tháng 8 năm 2003. Tuy nhiên bên cạnh đó Công ty vẫn phải tiếp tục áp dụng những kỹ thuật quản lý và tác nghiệp cụ thể về chất lượng vì chất lượng đóng vai trò là sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Nói cách khác, không chỉ áp dụng quản lý chât lượng theo ISO 9001 mà Công ty cần phải áp dụng cả phương pháp quản lý chất lượng đồng bộ TQM.
Trong quá trình áp dung hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9001 – mô hình để bảo đảm chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ. Đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty mà trước hết là sự quan tâm và cam kết của lãnh đạo.
Việc áp dụng hệ thông quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 đã mang lại cho Công ty rất nhiều thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng, mang lại lòng tin cho cho khách hàng, và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước…
Qua phân tích với những lợi ích mà hệ thống này mang lại thì Công ty nên tiếp tục duy trì và hoàn thiện hệ thống này, tạo nên một không khí làm việc chung cho toàn Công ty. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì:
- Việc áp dụng hệ thông quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 là cơ sở, là căn cứ để sản phẩm của Công ty có thể thâm nhập vào một số thị trường như thị trường Mĩ, thị trường EURO (với những thị trường này việc tín nhiệm chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 là yêu cầu bắt buộc). Song việc nhận chứng nhận ISO 9001 chỉ giúp Công ty có những thuận lợi trong những giao dịch ban đầu còn những giao dịch tiếp theo thì phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm có thoả mãn được nhu cầu của khách hàng hay không, khi đó họ chỉ quan tâm đến chất lượng, giá cả và thời hạn mà không quan tâm đến hệ thống văn bản của Công ty nữa, họ chỉ cần biết nó được bảo đảm ổn định. Vì vậy Công ty không những cần cố gắng hơn nữa trong quản lý chất lượng theo ISO 9001 mà còn nâng cao việc áp dung hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm đồng bộ TQM để sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn.
- Công ty phải thực hiện theo các điều khoản đề ra trong bộ tiêu chuẩn là chịu sự đánh giá từ phía bên ngoài thì quản trị chất lượng đồng bộ TQM đưa ra nguyên lý chung tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất của Công ty để áp dụng một cách có hiệu quả nhất. Thay vì kiểm tra chất lượng sau khi sản xuất (KCS), TQM đã chuyển sang kế hoạch hoá, theo dõi, phòng ngừa trước khi sản xuất sử dụng các công cụ thông kê để theo dõi và phân tích về mặt định lượng các kết qủa cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, tiến hành phân tích, tìm nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
2. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và tay nghề công nhân
Chất lượng sản phẩm là do con người tạo ra nên nó phụ thuộc rất lớn vào trình độ của con người. Trong quá trình sản xuất sản phẩm có được đảm bảo hay không lại phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm và trình độ của người sản xuất. Do vậy việc nâng cao trình độ chuyên môn và trình đọ quản lý cho cán bọ công nhân viên trong Công ty là một sự cần thiết khách quan.
Theo báo cáo, tìm hiều được tôi xin đưa ra chất lượng công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty được biểu hiện qua bảng biểu sau:
Bảng 1: Cơ cấu lao động theo nghề
STT
Nghề
Số công nhân
Bậc thợ
Đào tạo
I
II
III
IV
V
VI
VII
1
Tiện
35
2
7
4
10
10
-
2
13
2
Nguội
60
3
2
5
20
19
7
4
10
3
Mài
59
6
-
6
15
22
6
4
12
4
Phay
55
-
2
25
22
-
6
-
27
5
Hàn
14
-
-
-
-
12
2
-
-
6
Lắp ghép
10
-
10
-
-
-
-
-
10
7
Nhiệt luyện
18
-
-
8
8
2
-
-
8
8
Bào
11
-
-
4
4
2
1
-
4
9
Gò
11
-
-
4
3
3
1
-
4
10
Rèn
44
1
10
15
8
5
1
4
26
11
Dập
26
1
8
12
1
2
1
1
21
12
S/c cơ khí
25
-
2
-
8
9
4
2
2
13
S/c điện
16
-
2
-
4
7
2
1
2
14
Mạ
51
-
8
10
19
10
3
1
18
15
Đánh bóng
52
1
7
10
30
3
-
1
18
16
Nhuộm
10
-
1
-
4
2
3
-
1
17
Cắt phôi
18
1
5
12
-
-
-
-
18
18
KCS
20
-
-
-
1
9
7
3
-
Tổng Cộng
535
15
64
115
157
117
44
23
194
- Giả sử chúng ta coi rằng bậc 6 và bậc 7 là bậc cao nhất, bậc 4 và bậc 5 là bậc trung bình, bậc 1 bậc 2 là bậc thấp nhất thì qua bảng biểu trên chúng ta thấy rằng số lượng công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ thấp (12,5%), số lượng công nhân bậc trung bình chiếm tỷ lệ tương đối (51,2%) và số lượng công nhân bậc thấp chiếm tỷ lệ còn tương đối cao (36,3%).
Qua tìm hiểu cho thấy số công nhân bậc cao lại là những người có tuổi, tuy tay nghề cao nhưng sức khoẻ lai giảm sút theo tuổi đời nên các thao tác còn rất chậm, mắt kém mà yếu tố hình thức mẫu mã sản phẩm của Công ty lại cần phải đẹp. Bộ phận công nhân mới thì năng động sáng tạo nhưng lại rất thiếu kinh nghiệm trong sản xuất cùng với sự ảnh hưởng do tay nghề chưa cao nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm của Công ty. Về mặt cán bộ quản, cán bộ kỹ thuật của Công ty thì mặt bằng chung trình độ còn chưa cao, công tác đánh giá tình hình thực hiện công việc về phương diện con người còn nhiều hạn chế.
Qua nhược điểm trên theo tôi trong thời gian tới Công ty cần phải tập trung một số công việc cụ thể sau
- Công ty nên coi trọng công tác đánh giá, vì trong quá trình đánh giá chính xác kịp thời tình hình thực hiện công việc và con người có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích nhân viên cũng như công nhân lao động làm việc tốt hơn. Khi đó nhân viên và công nhân lao động sẽ ngày càng trưởng thành hơn về mọi mặt cũng như chất lượng thực hiện công việc ngày càng tốt hơn.
- Tổ chức các lớp đào tạo chính quy ngắn hạn hoặc dài hạn với nội dung chương trình và thời gian phù hợp cho đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện có trong Công ty. Đây là một biện pháp nhằm hoàn thiện và cung cấp những kiến thức mới về khoa học kỹ thuật hiện đậi, về kỹ năng làm việc công nghiệp cho công nhân, đáp ứng nhu cầu ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại vào sản xuất. Cụ thể như sau:
- Với các công nhân bậc 1 và bậc 2 tổ chức một khoá học cơ bản với phương thức học chính quy do các công nhân bậc cao trong Công ty hoặc chuyên gia có trình độ cùng giảng dậy.
- Với các công nhân bậc 3 cần có công tác đào tạo vừa học vừa làm theo phương thức “thợ kèm thợ”. Điều này tránh cho Công ty việc lãng phí thời gian cũng như của cải vật chất nhằm tăng năng suất lao động.
- Về công tác tuyển dụng Công ty cần phối hợp với các trường đại học kỹ thuật để tuyển dụng các sinh viên ưu tú, nhằm trẻ hoá đội ngũ lao động. Biện pháp này phải đi đôi với việc đưa ra mức lương hợp lý cho cán bộ trẻ mới ra trường để họ yên tâm làm việc, hăng hái phát huy sáng kiến đóng góp cho sự phát triển của Công ty. Đồng thời Công ty cần chú trọng tuyển dụng các công nhân có tay nghề cao để đảm bảo chất lượng lao động. Như vậy Công ty sẽ có đội ngũ nhân lực tối ưu luôn thích ứng với mọi biến động của môi trường nhằm đảm bảo nguồn nhân lực con người tốt nhất là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của Công ty, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
- Tổ chức thường xuyên các cuộc thi thợ giỏi trong Công ty để từ đó lựa chọn được đội ngũ cán bộ cốt cán và những thợ giỏi bố trí kèm kặp thợ mới vào nghề, những thợ tay nghề còn non kém.
- Tổ chức giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao khả năng tự chủ, tự quản lý trong giới hạn công việc được đảm trách, nhằm hạn chế những tai nạn, những rủi ro không đáng có, nhằm làm cho chất lượng sản phẩm được đảm bảo, không xảy ra sai sót trong sản xuất.
- Tiếp tục mở rộng liên kết với nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, duy trì được nguồn xuất khẩu truyền thống. Mặt khác, tạo được công ăn việc làm cho công nhân lao động, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời tổ chức xét tuyển lao động đi học tập ở nước ngoài, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn, tiếp cận với nền công nghiệp hiện đại, để ứng dụng cho việc sản xuất của Công ty đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
3. Đầu tư hoàn thiện máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ
Về máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất thì Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu không được đầu tư thường xuyên nên hầu hết máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất quả cũ kỹ, lạc hậu so với thời đại nên ảnh hưởng rất nhiều đến độ chính xác của sản phẩm sản xuất ra và yêu cầu kỹ thuật.
Qua nghiên cứu cho thấy, Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu có hơn 13% máy móc thiết bị được sản xuất vào các năm 70, 53% máy móc thiết bị được sản xuất vào các năm 80, 90, còn lại được sản xuất từ những năm 90 trở lại đây. Như vậy
- có hơn 66% máy móc cũ kỹ, lạc hậu.
ịHơn nữa máy móc của Công ty đã được hao mòn rất nhiều thể hiện qua bảng cơ cấu giá trị TSCĐ:
Bảng 2: Cơ cấu giá trị TSCĐ
STT
Thiết bị
Số lượng
Nguyên giá
Hao mòn
Còn lại
Hệ số hao mòn (%)
1
Thiết bị vận tải
5
352.064
200.153
124.911
61,54
2
Máy tiện
12
589.385
539.836
45.549
91,59
3
Máy khoan
9
132.775
101.760
31.015
76,64
4
Máy mài
8
101.350
78.996
22.354
77,49
5
Máy phay
10
306.142
150.898
209.244
41,89
6
Máy búa
8
457.292
316.463
140.829
69,22
7
Máy cưa
2
9.466
4.000
5.466
42,25
8
Mý bào
2
90.356
83.249
11.107
92,13
9
Máy rèn dập
7
232.493
154803
77.690
66,5
Tổng cộng
2.298.323
1.630.158
668.165
70,92
(Nguồn: Phòng Tài vụ)
* 100%
Hệ số hao mòn =
Hao mòn
Nguyên giá
Số lượng máy móc thiết bị của Công ty hao mòn rất lớn chiếm hơn 70% cho nên dẫn đến khả năng làm việc của máy móc thiết bi rất hạn chế nên Công ty cần đầu tư vào các loại máy đã hao mòn rất nhiều như:
- Đầu tư mới máy phay cho phân xưởng cơ khí 1
- Đầu tư mới máy tiện , máy mài, máy khoan cho phân xưởng cơ khí 2
- Đầu tư mới máy tiện , máy mài, cho phân xưởng cơ khí 3
- Đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất INOX sản lượng 600 tấn/năm, để đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở tận dụng tối đa nhà xưởng và thiết bị hiện có.
- Đầu tư xây dựng xưởng cơ khí chính xác với trung tâm gia công và máy công cụ CNC, đảm bảo gia công chính xác các chi tiết đòi hỏi sự chính xác đến 0,001 mm, trong giới hạn ặmax <= 600mm, Lmax<=3000mm.
- Bên cạnh việc đầu tư mới các loại máy móc thiết bị nói trên Công ty cần có biện pháp nâng cấp các máy móc thiết bị cũ. Về các thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty còn thô sơ, lạc hậu. Hiện nay, công tác kiểm tra chất lượng chủ yếu dựa vào trực quan, trình độ tay nghề kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật. Vì vậy hiện nay chất lượng sản phẩm của Công ty chưa thoả mãn được hoàn toàn nhu cầu thị trường.
- Để hạn chế được nhược điểm trên Công ty cần phải trang bị thêm các dụng cụ kiểm tra như: cặp thước Elíp, calip M8, máy đo độ cứng, cân nhiệt kế.
- Để tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển Công ty cần tìm mọi cách huy động vốn, một mặt có thể vay vốn ngân hàng hay huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Mặt khác tăng cường hợp tác với các Công ty nước ngoài như Công ty YAMAHA của Nhật Bản… vì đây vừa là đối tác vừa là thị trường từ trước đến nay của Công ty để vay vốn dưới dạng nhập máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
Có thể nói đây là một biện pháp quan trọng bởi kỹ thuật là khâu trực tiếp tạo nên chất lượng sản phẩm, với nghành cơ khí nó đóng vai trò quyết định cho chất lượng sản phẩm. Do vậy doanh nghiệp phải luôn luôn thường xuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất trong doanh nghiệp, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất. Bên cạnh đo Công ty cần làm tốt công tác quản lý máy móc thiết bị, cần quy định rõ chế độ sử dụng bảo quản, qui dịnh rõ quy trình thao tác cho từng loại máy nhất là đối với các loại máy mới mà kỹ thuật vận hành phức tạp, qui định chế độ lau chùi và tu sửa thường xuyên. Trong công tác bảo dưỡng và sửa chữa máy móc cần nắm vững phương châm “bảo dưỡng là chính sửa chữa là phụ” và sửa chữa trước khi máy móc hao mòn đến không sử dụng được.
ịKết quả: Năng lực quản lý chất lượng của Công ty sẽ được nâng cao, tạo cơ sở để chất lượng sản phẩm của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO_9001 – 2000.
4. Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên sản phẩm, chất lượng của nguyên vật liệu quyết định đến chất lượng sản phẩm. Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu là một Công ty sản xuất rất nhiều loại sản phẩm nên nguyên vật liệu dùng vào sản xuất rất đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại quy cách khác nhau. Do vậy, để nâng cao chất lượng sản phẩm thì Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu cần có những biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, có như vậy chất lượng sản phẩm mới đảm bảo. Cụ thể doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tìm và lựa chọn nhà cung ứng lâu dài, ổn định, giá cả hợp lý, chất lượng tốt. Đặc biệt là đối với các nguyên vật liệu ngoại nhập Công ty cần tìm nhà cung ứng đáng tin cậy, xây dựng mối quan hệ lâu dài ổn định, hạn chế tối đa việc thay đổi nhà cung ứng để tránh việc doanh nghiệp phải mua nguyên vật liệu trôi nổi trên thị trường không rõ xuất xứ, giá cả cao nhưng chất lượng lại thấp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty.
- Công ty cần phải hoàn thiện và đưa ra tiêu chuẩn nguyên vật liệu đối với cán bộ thu mua của Công ty. Những nguyên vật liệu nhập về phải kiểm tra một cách cẩn trọng, chặt chẽ về chất lượng trước khi đưa vào nhập kho hoặc đưa vào sản xuất.
- Tìm kiếm các nhà cung ứng trong nước để dần dần thay thế các nhà cung ứng nước ngoài, nhằm tận dung ưu thế giá rẻ và ổn định, tạo thế chủ động cho Công ty.
- Thực hiện một cách triệt để công tác kiểm tra chất lượng và số lượng nguyên vật liệu.
- Đầu tư thích đáng cho công tác dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu bao gồm:
- Trả lương cho cán bộ làm công tác dự trữ, bảo quản.
- Xây dựng kho tàng, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác dự trữ bảo quản.
- Bố trí các cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, có tư cách đạo đức, có tinh thần trách nhiệm trong công tác này.
Công ty cần quan tâm đến công tác xây dựng định mức vật tư và lao động một cách khoa học đến từng người, từng bộ phận. Công tác định mức phải được tiến hành một cách chính xác và tỷ mỉ vì đây là phương pháp tiên tiến, hiệu quả trong việc tự chủ cho các bộ phận cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay việc mua sắm vật tư đặc chủng còn bị tiến độ sản xuất chi phối, vì vậy Công ty cần chú ý hơn việc thăm dò giá cả, chất lượng, nhằm thực hiện đầy đủ các quy định đề ra cho chất lượng sản phẩm, cho sản xuất đồng thời cắt giảm được chi phí.
- Đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất là vấn đề quan trọng để đưa các mặt quản lý khác của Công ty đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao như: quản lý lao động, định mức quỹ lương, quản lý vốn… Đảm bảo cho sản xuất kinh doanh có lợi, tăng khả năng sinh lời của vốn, đồng thời còn là điều kiện để Công ty bảo toàn và tiết kiệm vốn, thực hiện tốt các yêu cầu của quy luật tái sản xuất mở rộng bằng con đường tích tụ vốn.
5. Tạo và gia tăng động lực là việc và khả năng sáng tạo của người lao động
Bất cứ một người lao động nào cũng mong muốn có một công việc ổn định lâu dài, được làm việc trong một môi trường an toàn và thuận lợi, được hưởng một chế độ lương bổng đãi ngộ hợp lý, xứng đáng với sức lao động mà họ đã bỏ ra. Do vậy để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, chất lượng sản phẩm được đảm bảo… Công ty cần xây dựng một chính sách lương bổng thưởng phạt rõ ràng, nhằm động viên thúc đẩy nhân viên làm việc có năng suất hơn, gắn bó với công việc, phát huy được khả năng sáng tạo của người lao động. Công ty cần phải xây dựng chính sách trả lương làm tăng tiền lương danh nghĩa cho người lao động, cho họ thấy rõ được giá trị công việc họ đã làm.
Ngoài việc xây dựng một chính sách tiền lương hợp lý, công bằng, Công ty cần xây dựng một quy chế thưởng phạt rõ ràng:
Đối với công nhân tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt hoặc có nhưng sáng kiến hay đóng góp cho Công ty thì cần phải được thưởng một cách xứng đáng, nhằm tạo động lực cho họ phấn đấu vì mục tiêu chất lượng.
Ngược lại, đối với các nhân viên thiếu ý thức, vô trách nhiệm làm ảnh hưởng đến sản xuất thì phải chịu kỷ luật, chịu phạt (có thể phạt cụ thể bằng số tiền thiệt hại của Công ty) khi đó họ mới có thể rút kinh nghiệm lần sau.
Đối với cán bộ quản lý cần có chế độ khen thưởng, dành ưu đãi phù hợp, tạo niềm tin và động lực làm việc trong Công ty.
6. Tăng cường công tác kiểm tra
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm mục đích không còn những sản phẩm không đạt yêu cầu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cũng như xã hội. Mà tại Công ty công tác kiểm tra chất lượng lại do phòng KCS đảm nhận, vì vậy Công ty cần tăng cường vai trò của phòng KCS, kiểm tra ở đây phải mang tính đồng bộ, tức là kiểm tra mọi nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, kịp thời ngăn ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất những yếu tố gây ra phế phẩm (kiểm tra chặt chẽ từ chất lượng nguyên vật liệu, các thông số kỹ thuật, máy móc thiết bị sau mỗi công đoạn sản xuất cho đến khi hình thành sản phẩm) phải kiểm tra một cách tỉ mỉ, nếu phát hiện sản phẩm khuyết tật phải loại bỏ ngay. Việc kiểm tra chất lượng của Công ty lại dựa vào những tiêu chuẩn chất lượng do Công ty, Bộ, Ngành đề ra và được phân công trực tiếp cho bộ phận chiu trách nhiệm là phòng KCS, đây là bộ phận nằm ngoài dây chuyền sản xuất chính nên không có hoạt động tích cực đối với các hoạt động của cả một hệ thống, hơn nữa trình độ nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm của các nhân viên KCS cơ sở không được đồng đều, còn hạn chế về chuyên môn nên thường gây ra căng thẳng giữa bộ phận trực tiếp sản xuất với bộ phận kiểm tra chất lượng. Để khắc phục khó khăn này Công ty có thể áp dụng một số các phương pháp sau:
* Cam kết chất lượng đồng bộ: biện pháp này là động viên công nhân viên cam kết đảm bảo chất lượng công việc do mình phụ trách hay đảm bảo chất lượngsản phẩm do mình sản xuất ra, thể hiện trách nhiệm vinh dự của mỗi người trong tình hình về chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Công ty cần xây dựng chế độ trách nhiệm cụ thể cho mỗi cá nhân, mỗi phần việc. Chế độ trách nhiệm cụ thể sẽ là một phương tiện tốt để củng cố và nâng cao ý thức trách nhiệm chung. Nó thúc đẩy mọi người quan tâm đến phần việc của mình và ảnh hưởng của nó đến các khâu sản xuất có liên quan.
Đối với các sản phẩm nhiều người cùng làm như vậy, việc xác định trách nhiệm của mỗi phần việc được xác định rõ ràng cụ thể là một việc hết sức cần thiết. Chế độ trách nhiệm cụ thể còn quy định rõ phần do bản thân công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm và phần liên đới chịu trách nhiệm.
Cần xác định rõ mỗi người sản xuất không những phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trong khi sản xuất mà sau khi đã nghiệm thu, nhập kho hoặc xuất xưởng, nếu phát hiện những sản phẩm đó không đảm bảo chất lượng thì người sản xuất gây ra vẫn phải chịu trách nhiệm. Để thực hiện tốt chế độ trách nhiệm đòi hỏi mọi người phải giữ gìn kỷ luật lao động, yêu cầu của kỷ luật lao động là không cho phép ai làm sai những trình tự lao động đã được Công ty quy định: triệt để tuân theo thời gian làm việc mà nhà nước quy định, không cho phép người nào đến muộn về sớm, tự ý đổi chỗ làm việc và trêu đùa trong khi làm việc.
Để thực hiện tốt kỷ luật lao động và chế độ trách nhiệm cụ thể, chúng ta phải làm cho mọi người có ý thức tự giác, phải kiên trì giáo dục, đi đôi với xủ lý thích đáng những người vi phạm kỷ luật lao động.
* Cải tiến chất lượng toàn Công ty: hoạt động này được tiến hành đều khắp ở các bộ phận từ lãnh đạo sản xuất đến chuyên trách sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ Công ty làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, của xã hội.
* Sử dụng hình thức ba kiểm tra: tức là công nhân sản xuất tự kiểm tra, đốc công và tổ trưởng sản xuất kiểm tra, cán bộ KCS kiểm tra. Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi thường xuyên ở một số doanh nghiệp hiện nay, hình thức này vừa đạt hiệu quả cao về chất lượng vậy Công ty nên chú trọng hình thức này.
Công tác kiểm chất lượngsản phẩm phải được tiến hành theo phương thức kiểm tra khách quan, tránh những lỗi ước lượng chủ quan như sờ bằng mắt, nhìn bằng tay. Do đó, Công ty cần tạo điều kiện cho bộ phận kiểm tra kỹ thuật làm việc được thuận lợi như: nơi làm việc, các máy móc dụng cu kiểm tra cần thiết.
Tuy nhiên trong bất cứ một trường hợp nào, việc kiểm tra của những nhân viên kiểm tra kỹ thuật cũng không thay thế được trách nhiệm kiểm tra thường xuyên của những cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất, từ Giám đốc Công ty, quản đốc phân xưởng đến tổ trưởng sản xuất. Trong đó, việc kiểm tra của tổ trưởng sản xuất có một vị trí đặc biệt quan trọng vì tổ sản xuất là đơn vị cơ sở chịu trách nhiệm về quản lý kỹ thuật của doanh nghiệp.
Nói chung, trong ba khâu thì khâu kiểm tra là quan trọng nhất và quyết định nhất là công nhân kiểm tra. Không có một đội ngũ kiểm tra kỹ thuật đông đảo nào có thể kiểm tra bảo đảm và tỉ mỉ và không sót các sản phẩm sai hỏng do hàng trăm công nhân trong Công ty, không có biện pháp nào có thể thay đổi tinh thần tự giác của công nhân. Do đó, Công ty cần phát huy vai trò công nhân tự kiểm tra trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Chỉ có kết hợp chặt chẽ công tác của nhân viên chuyên trách kiểm tra, cán bộ chỉ đạo sản xuất với sự tham gia tích cực của toàn thể công nhân thì công tác kiểm tra kỹ thuật mới có thể làm đầy đủ được.
Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu thông kinh doanh gồm rất nhiều giai đoạn, song sản phẩm của Công ty bị giảm sút về chất lượng phần lớn lại tập trung vào quá trình vận chuyển từ phân xưởng vào các kho trung chuyển, dự trữ tại các kho bán buôn, bán lẻ. Vì vậy, Công ty cần chú ý một số biện pháp sau.
- Tổ chức hợp lý việc vận chuyển từ nơi này sang nơi khác
- Vệ sinh sạch sẽ các kho.
- Tiếp nhận hàng hoá vào kho đúng thủ tục.
- Bố trí xắp xếp hàng trong kho.
- Điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ trong kho.
7. Cải tạo môi trường làm việc và xây dựng cơ sở ha tầng
Trong quản chất lượng con người là yếu tố quyết định đến chất lượng, vì vậy để tạo điều kiện tốt cho người lao động làm việc có năng suất, có chất lượng và hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phải chú ý đến việc cải tạo môi trường làm việc, đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường sạch sẽ nhất, an toàn nhất.
Hiện nay cơ sở vật chất của Công ty phần lớn đã được xây dựng cách đây khá lâu, thiếu ánh sáng, ẩm thấp, thiếu điều kiện đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, hệ thống cấp thoát nước đều đã xuống cấp và hư hỏng nhiều, gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng làm việc của người lao động. Chính vì vậy Công ty cần phải có một số biện pháp trước mắt và lâu dài để hạn chế nhược điểm trên.
- Cải tạo nâng cấp từng phần cơ sở hạ tầng:
Trong thời gian tới Công ty có kế hoặch di chuyển đi nơi khác nhưng trước mắt Công ty cần: Để giảm bớt sự ô nhiễm ở các phân xương 1 và phân xưởng 2 cần đầu tư bố trí thêm các quạt thông gió, hệ thống bóng điện tạo cho môi trường thông thoáng và đầy đủ ánh sáng đồng thời lợp các tầm trần thoát âm để tránh được các bệnh nghề nghiệp tại các phân xưởng hàn, dập.
Trang bị các máy khử độc, máy xử lý nước thải ngay trong phân xưởng sản xuất để tránh độc hại cho công nhân, vì với đặc điểm là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại máy công cụ phải tiếp xúc nhiều với dầu mỡ và các loại chất độc hại khác (sơn, chất hoá học…) sẽ gây ra các mùi khó chịu ảnh hưởng đến năng suất cũng như sức khoẻ của cán bộ công nhân viên.
8. Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường về chất lượng sản phẩm
Để sản xuất sản phẩm mới, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để hoàn thiện sản phẩm hiện có của Công ty cần chú trọng nghiên cứu nhu cầu thị trường về chất lượng sản phẩm.
Theo số liệu của Viện thông tin kinh tế, Bộ công nghiệp, trong thời kỳ bao cấp nghành cơ khí Việt Nam đã đáp ứng được khoảng 40 – 50%. Điều này cho thấy sản phẩm của ngành cơ khí chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Theo báo cáo của cán bộ kế hoạch và dầu tư về nhu cầu trang thiết bị cơ khí cho ngành công nghiệp và các lĩnh vực khác là:
Bảng 3: Dự báo nhu cầu sản phẩm cơ khí đến 2010
Đơn vị tính: Tỷ USD
Lĩnh vực
1996 - 2000
2001 - 2010
Công nghiệp
8
60
Lĩnh vực khác
10
50
Tổng
18
110
Theo dự báo trên thì nhu cầu sản phẩm cơ khí bình quân trong giai đoạn từ năm 2001 – 2010 sẽ vào khoảng 11 tỷ USD/năm. Mục tiêu của ngành cơ khí Việt nam là tự sản xuất được 45% giá trị sản lượng, tương đương 5 tỷ USD/năm để cung cấp cho nhu cầu trong nước và 30% trong giá trị sản lượng, tương đương 1,3 tỷ USD/năm để cung cấp cho nhu cầu xuất khẩu.
Qua số liệu trên cho thấy nhu cầu về sản phẩm cơ khí là rất cao và Công ty là một đơn vị trong ngành cơ khí Việt Nam nên cũng có nhu cầu rất lớn. Đặc tính tiêu dùng của sản phẩm Công ty sẽ sản xuất được xác định trên cơ sở đặc tính nhu cầu tiêu dùng. Đây là một biện pháp quan trọng làm cho sản phẩm của Công ty thích ứng với thị trường. Trong đó Công ty cần quan tâm đến chỉ tiêu chất lượng, tính thích ứng, thông số kỹ thuật của sản phẩm. Mỗi chỉ tiêu này đều liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh do đó khi thiết kế sản phẩm cần kết hợp chặt chẽ với việc phân tích chi phí và giá thị trường.
Bên cạnh đó việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng vì khi đó việc thiết kế sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng chính là nâng cao chất lượng sản phẩm. Để làm tốt điều này Công ty cần:
- Tổ chức thường xuyên các hội nghị khách hàng.
- Lắng nghe các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng về sản phẩm của Công ty.
- Nghiên cứu sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để từ đó có những điều chỉnh hợp lý cho phù hợp với sản phẩm của Công ty mình.
Để triển khai tốt phương án điều tra, nghiên cứu thị trường về chất lượng sản phẩm Công ty cần thành lập một phòng nghiên cứu thiết kế sản phẩm gọi là phòng “chiến lược” tách rời khỏi phòng kinh doanh hay phòng kỹ thuật bao gồm có:
- 1 kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu về thị trường và sản phẩm làm trưởng phòng.
- Một số công nhân có tay nghề cao, có uy tín trong phân xưởng, tổ sản xuất.
- Công việc của phòng này bao gồm:
+ Nghiên cứu, tìm hiểu những tiêu chuẩn, yêu cầu, thị hiếu của thị trường hiện nay để tìm ra ưu nhược điểm của sản phẩm không phù hợp từ đó có những biện pháp khắc phục, sửa chữa và có phương hướng hoàn thiện.
+ Trực tiếp tham quan, học hỏi cung cách sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả khác, đặc biệt là về chất lượng sản phẩm từ đó sẽ có biện pháp khắc phục, sửa chữa và có tính hoàn thiện.
Kết luận
Ngày nay, bối cảnh tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra như vũ bão, cạnh tranh diễn ra vô cùng gay gắt và ác liệt. Thực tế cho thấy đoanh nghiệp nào có sản phẩm chất lượng tốt, có khả năng canh tranh trên thị trường, đáp ứng được nhu càu ngày càng cao của người tiêu dùng thì sẽ tồn tại và phát triển, còn ngược lại nó sẽ bị thị trường cũng như người tiêu dùng đào thải.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- E0004.doc