Đề tài Một số biện pháp để quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng

Thời gian thực tập, nghiên cứu và viêt khoá luận đã thực sự mang lại cho tôi những kiêns thức rất bổ ích. Đó là cơ hội được tiếp xúc với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác quanr lý chi phí sản xuất kinh doanh nói riêng tại công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. Đó là cơ hội được tiếp xúc, học hỏi các cô chú cán bộ công nhân viên trong công ty. Đó là cơ hội được hoàn thiện các kiến thức lí luận đã được nghiên cứu, học tập tại trường và hoàn thiện phương pháp làm việc khoa học.

doc62 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp để quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó điều chỉnh chúng cho hiệu quả. 1.2. Phân loại theo yếu tố chi phí. - Chi phí nguyên vật liệu gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu, công cụ lao động. Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, cho quản lý phân xưởng, dụng cụ công cụ cho quản lý doanh nghiệp và chi phí tiêu thụ sản phẩm. Đất, than… - Chi phí nhân công gồm các chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương, trợ cấp độc hại và làm việc ca 3 cho các công nhân quản lý phân xưởng, công nhân sản xuất trực tiếp, quản lý doanh nghiệp cũng như nhân viên bán hàng… - Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất trực tiếp hoặc cho các bộ phận quản lý khác. Tài sản cố định của Công ty chỉ có tài sản cố định hữu hình gồm có nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng, những tài sản cố định khác. Khấu hao theo phương pháp bình quân. - Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm các chi phí như tiền điện, tiền thuê phương tiện vận tải, môi giới dịch vụ… - Các chi phí khác bằng tiền như chi phí mua thiết bị, đồ dùng văn phòng phẩm… Việc phân loại chi phí theo cách này giúp doanh nghiệp nắm được các yếu tố cấu thành chi phí của một đơn vị sản phẩm. Nhờ nắm được đặc điểm đó, Công ty mới có thể vạch ra các phương án tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm ở yếu tố nào. 2. Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. Không chỉ đối với Công ty Hữu Hưng mà với tất cả các doanh nghiệp, công tác quản lý chi phí đều được rất coi trọng. Mặc dù sản xuất gạch ngói được coi là thế mạnh của Công ty nhưng Công ty cũng phải đối mặt với nhiều lực lượng cạnh tranh khác. Ngay cả với các thành viên thuộc Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng như Công ty Gốm xây dựng Đại Thanh, Công ty Gốm xây dựng Từ Sơn, công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà và các lò gạch của tư nhân cũng là những đối thủ cạnh tranh gay gắt. Các lò tư nhân với đội ngũ tiêu thụ và chuyên chở năng động, giá thấp hơn nên đã giữ một thị phần không thể coi thường (thị trường dân cư). Do đó, việc giảm chi phí hạ giá thành luôn được coi trọng. Phòng kế toán được giao nhiệm vụ lập kế hoạch chi phí cho từng năm trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật ngành, các chỉ tiêu từ năm trước. Nguyên tắc tiết kiệm được quán triệt từ các phòng ban đến các phân xưởng, tổ đội sản xuất. Nói chung, kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh luôn đi đôi với kế hoạch giá thành sản phẩm. Căn cứ vào việc phân loại các chi phí nêu trên, Công ty tiến hành lập kế hoạch chi phí cho từng khâu: chi phí sản xuất (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; lập kế hoạch theo từng yếu tố: kế hoạch chi phí nguyên vật liệu, kế hoạch lao động và quĩ lương, khấu hao TSCĐ… qua đó, Công ty tổng hợp thành kế hoạch tổng chi phí, kế hoạch giá thành cho từng loại sản phẩm và tiến tới lập kế hoạch doanh thu. 3. Phương thức quản lý giá thành sản phẩm Công ty. Sản phẩm của Công ty là những sản phẩm đơn và thường tính ở mặt đơn vị số lượng là 100, 1000 hoặc 1 vạn gạch. Do đó, chi phí và giá thành sản phẩm cũng thường tình cho các đơn vị này. Lập kế hoạch giá thành sản phẩm cũng là một cách giúp Công ty quản lý được giá thành sản phẩm của mình một cách chủ động. Qua việc tập hợp, tính toán và phân bổ chi phí sản xuất, ta tiến hành tính giá cho các sản phẩm đó. Như vậy, việc lập kế hoạch giá thành chính là việc ước tính, tính thử giá giành của một đơn vị sản phẩm. Phải nói rằng đó là một nhiệm vụ quan trọng, là sự cần thiết khách quan dựa trên những căn cứ xác đáng. - Căn cứ vào định mức kỹ thuật, kinh tế cho phép của sản phẩm: định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiền lương, khấu hao máy móc, thiết bị…. - Căn cứ vào giá thành sản phẩm tiêu thụ của năm trước, để tiến hành phân tích các yếu tố, sự biến động của các yếu tố, các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động đó để tìm ra một cơ cấu phù hợp hơn trong kỳ tới, khắc phục những tồn tại. Kế hoạch giá thành sản phẩm tổng hợp năm 1999 Đơn vị tính: 1000đ Chỉ tiêu Đơn vị tính Định mức Đơn giá Số lượng Tổng chi phí - NVL trực tiếp 4.307.068 + Đất m3 84.459 26.060 70.000 2.201.002 + Than Tấn 8845,3 238.100 70.000 2.106.066 - NC trực tiếp 3.762.448 + Lương 48.975 - 70.000 3.428.264 + Bảo hiểm… 4.774 - 70.000 334.184 - Chi phí SXC 108.648 70.000 7.605.330 - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của công ty - kế hoạch chi phí luôn gắn với kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Trong thời kỳ công ty tăng cường mở rộng sản xuất kinh doanh, tổng chi phí có thể tăng lên tương ứng với qui mô mở rộng, nhưng có thể giá thành sản phẩm lại hạ xuống. Trên bảng kế hoạch giá thành sản phẩm tổng hợp, các chỉ tiêu cơ bản của chi phí trong giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở định mức tiêu hao (cho nguyên vật liệu trực tiếp, hao phí tiền công lao động, định mức chi phí sản xuất chung), đơn giá cho từng loại chi phí từ đó, dựa trên kế hoạch sản lượng sản xuất để tính ra tổng chi phí cho từng chỉ tiêu và cho tổng sản phẩm sản xuất. Bảng kế hoạch tổng hợp giá thành sản phẩm dưa trên cơ sở kế hoạch chi tiết từng loại sản phẩm. Một cách khác, các yếu tố chi phí trong một đơn vị sản phẩm cũng được lập kế hoạch một cách cụ thể và cũng được lấy làm căn cứ để xây dựng kế hoách giá thành chung. Cũng từ đó, công ty có thể lập kế hoạch chuẩn bị về nguyên vật liệu, lao động, kế hoạch tổng quĩ lương và cho các chi phí khác. Biểu tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm 1999 Đơn vị tính: triệu đồng Khoản mục Năm 1998 Kế hoạch Tỷ lệ % - Chi phí sản xuất 11.651 15.674 +34,5 + Nguyên vật liệu chính 3.411 4.307 +26,6 + Lương 2.368 3.762 +58,8 + Sản xuất chung 5.872 7.605 +29,5 - Chi phí bán hàng 1.124 1.079 -4 - Chi phí QLDN 2.022 2.246 +11 Tổng cộng 14.797 18.999 +28,4% Biểu trên cho biết các chỉ tiêu chung trong cơ cấu tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ cấu chi phí trong tổng chi phí gồm 78,7% là chi phí sản xuất trực tiếp và 21,3% là chi phí gián tiếp (gồm có 7,5% là chi phí bán hàng và 13,8% là chi phí quản lý doanh nghiệp). Theo kế hoạch, tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm 1999 là 18.999 triệu đồng tăng 28,4% trong đó chi phí sản xuất tăng 34,5%, giảm chi phí bán hàng -4% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 11%. Như vậy, công ty cố gắng giảm bớt các chi phí gián tiếp trong khi dự trù khoản chi phí tiền lương tăng tơí 58,8%. Việc giảm bớt các chi phí gián tiếp cũng như giảm tỷ trọng của chúng trên tổng chi phí là hợp lý. Bởi đó là những chi phí tác động trực tiếp lên lợi nhuận. Mặt khác, những chi phí này nếu phát sinh quá nhiều sẽ dẫn đến lãng phí và nguy cơ tham nhũng. Từ việc lập kế hoạch về chi phí đó, căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ và các thông tin khác công ty lập kế hoạch doanh thu và lợi nhuận chung cho toàn công ty và riêng cho từng loại sản phẩm. Như vậy, cơ sở của việc quản lý chi phí và giá thành sản phẩm vẫn là kế hoạch và việc lập kế hoạch chi phí và giá thành. Căn cứ vào mục tiêu đặt ra để lập kế hoạch cụ thể rồi từ đó dựa vào kế hoạch để thực hiện. Nếu không có kế hoạch, hoạt động sản xuất nói chung và quản lý chi phí, giá thành nói riêng sẽ khó kiểm soát nổi. Tuy nhiên, kế hoạch phải luôn sát với thực tế và phải mang tính khả thi. Đồng thời, nhà quản lý cần phải luôn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nhanh chóng khắc phục hoặc bổ sung hay điều chỉnh kế hoạch trong trường hợp cần thiết để phù hợp với thực tế. Nhận thức được vai trò của kế hoạch trong quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm, hàng năm Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng tiến hành lập kế hoạch chi phí và giá thành chung cho công ty, kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng loại sản phẩm, kế hoạch chi tiết cho từng loại chi phí (kế hoạch cho các yếu tố, khoản mục chi phí). Trong năm kế hoạch, các chi phí phát sinh được tập hợp và tính giá thành sản phẩm cho từng tháng, tổng hợp trong từng quí và từng năm, tính cho từng loại sản phẩm và của tất cả sản phẩm, lập thành "Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm". Qua so sánh, đánh giá thực tế với kế hoạch, công ty nắm được tình hình thực hiện kế hoạch, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch hạ giá thành sản phẩm để có những quyết định hợp lý. Có thể nói, kế hoạch càng chi tiết, cụ thể thì tính khả thi càng cao góp phần giảm nhẹ các công việc quản lý. IV- Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm chủ yếu tại Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng. Sản phẩm gạch ngói của công ty rất đa dạng với nhiều chủng loại và chất lượng tương ứng. Trong đó, một số loại sản phẩm như gạch 2 lỗ, gạch R6 lỗ, gạch chẻ 200, gạch chẻ 300, chẻ 400 là những sản phẩm có tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm cũng như cơ cấu tổng chi phí. Dưới đây là bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có thể so sánh được và bảng phân tích giá thành toàn bộ của các sản phẩm chủ yếu đó năm 2000 thông qua các bảng thống kê sau (xem bảng 1,2,3,4). Trước hết có thể nhận thấy tất cả các sản phẩm của công ty đều có những khoản mục chi phí giống nhau chỉ khác về tỷ trọng từng loại chi phí trên tổng giá thành sản phẩm. Đó là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nhiên liệu, điện năng, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, các khoản trích theo lương, chi phí sản xuất chung và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Xem xét trên bảng giá thành toàn bộ các sản phẩm của công ty năm 1999 ta nhận thấy một số đặc điểm: Nguyên vật liệu chính (đất) và nhiên liệu đều có tỷ trọng gần ngang nhau trong giá thành toàn bộ sản phẩm. Nếu như đất có tỷ trọng là 11,9 % thì thanh nhiên liệu chiếm 11,3%. Điều đặc biệt là nhiên liệu - than - cũng tham gia cấu thành sản phẩm. Chi phí điện năng để hoạt động cho các máy móc (gồm có lò nung, lò sấy, máy xúc nhiều gầu, máy nhào....) cũng khá lớn, chiếm tới 10,9 % tổng giá thành. Chi phí cho nhân công sản xuất trực tiếp gồm lương, phụ cấp và các khoản trích nộp theo lương cũng chiếm tỷ trọng tới 19,5%. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất chung (29,1%) gồm các chi phí như lương lao động quản lý, phục vụ phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu phụ, khấu hao.. có tỷ trọng lớn như vậy là do chi phí khấu hao TSCĐ rất lớn. Đó là các chi phí sản xuất trực tiếp sản phẩm tạo nên giá thành công xưởng. Các chi phí này chiếm tổng cộng 82,8 % trên giá thành toàn bộ. Còn lại các chi phí gián tiếp (chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) chiếm lần lượt là 5,5% và 11,7%. Trên đây mới là những nhận định chung về cơ cấu chi phí, giá thành sản phẩm - cơ cấu tính bình quân cho các sản phẩm của công ty. Đối với mỗi sản phẩm, chúng ta lại có cơ cấu riêng. Chẳng hạn xem xét 3 loại sản phẩm chủ yếu là gạch chẻ 200, chẻ 300 và gạch R6 lỗ. Đối với loại gạch chẻ 200, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu là 11,5% nhiên liệu là 10,5 trong khi điện năng cũng là 10,9%. Tuy vậy, lương công nhân sản xuất chiếm tới 20% chưa kể chi phí các khoản trích theo lương. Chi phí sản xuất chung là 25,1% chi phí bán hàng 5,8% và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 14,3%. Như vậy, giá thành công xưởng của sản phẩm gạch chẻ 200 chiếm có 79,9% còn lại là các chi phí gián tiếp (20,1%). Còn với loại gạch chẻ 300, các chi phí gián tiếp lên đến mức 25,9%. Trong đó, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 18,4% và chi phí bán hàng tới 7,5%. Các khoản về nguyên vật liệu chính, nhiên liệu, điện năng tổng cộng chỉ chiếm 24,8%, lương CNSX là 24,6% cộng với khoản trích theo lương 2,3%, chi phí sản xuất chung cũng chỉ 22,5%. Như vậy, về cơ cấu chi phí, sản phẩm gạch chẻ 300 tương đối khác biệt so với các sản phẩm khác cũng như so với cơ cấu chung. Sản phẩm gạch R6 lỗ cũng mang lại một cơ cấu rất riêng. Trong đó, chi phí sản xuất chung lên tới 30,7%. Trong khi đó, chi phí sản xuất trực tiếp như nguyên vật liệu chính 12,2%, nhiên liệu 9,4%, điện năng 9,3% cũng như chi phí nhân công sản xuất trực tiếp là 19,1% tương đối ngang bằng với mức chung. Các chi phí gián tiếp chiếm 19,1%. việc nắm rõ cơ cấu chi phí của mỗi loại sản pẩm là rất quan trọng giúp ta hiểu được từng loại chi phí trong sản phẩm, đặc điểm của nó và tỉ trọng của nó trong giá thành sản phẩm. Từ đó có thể tập trung mũi nhọn vào từng loại chi phí để quản lý chặt chẽ hơn. Rõ ràng, cơ cấu chi phí sản phẩm mỗi loại khác nhau thì khác nhau. Tất nhiên ở đây ta chỉ xét về mặt cơ cấu. Đồng thời, đây không phải là một cơ cấu cố định mang tính định mức mà nó luôn biến động trong các thời kỳ khác nhau. Chẳng hạn, các chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp đều được thực hiện thông qua các định mức tiêu hao tương đối ổn định. Nhưng nếu trong kỳ phát sinh các khoản như sản phẩm hỏng, lãng phí nguyên vật liệu hay giờ công lao động không bảo đảm... có thể vượt định mức chi phí. Điều đó có khả năng dẫn đến sự tăng vọt chi phí nguyên vật liệu và nhân công trong kỳ. Với chi phí điện năng, nếu không quản lý tốt nguồn điện cũng như phân bổ chi phí điện năng sẽ dẫn tới lãng phí. Nói chung, các chi phí phục vụ vẫn là nhạy cảm nhất bao gồm chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Nếu không quản lý chặt, chúng rất dễ phát sinh. Tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn giảm các chi phí gián tiếp (bán hàng và quản lý doanh nghiệp) bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy, cơ cấu chi phí giá thành sản phẩm là không cố định. Chỉ một thay đổi trong từng khoản mục chi phí có thể dẫn tới thay đổi toàn bộ cơ cấu sản phẩm. Mục tiêu của các doanh nghiệp đều là tìm ra một cơ cấu chi phí phù hợp sao cho khả thi để vừa đảm bảo chất lượng tuyệt đối của sản phẩm, vừa tăng lợi nhuận mà sản phẩm đó mang lại, giảm các hao phí không cần thiết. Do đó, cần phải có một cơ chế quản lý các chi phí đó trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật. Cần phải xây dựng một hệ thống quản lý mà cơ sở của nó là kế hoạch. Một lần nữa có thể thấy rằng việc lập kế hoạch chi phí, giá thành sản phẩm là rất cần thiết. Cũng như ở Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng, việc lập kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện cũng như đánh giá tình hình thực hiện, hoàn thành kế hoạch chi phí và giá thành luôn luôn được coi trọng và đánh giá đúng mức. Ta xem xét tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của công ty trong năm 1999. Trong năm 1999, giá thành toàn bộ của công ty tăng đáng kể. Kế hoạch đề ra trong năm là 18.999.395 nghìn đồng nhưng thực tế đã tăng lên 19.230.865 nghìn đồng tính cho cùng một đơn vị sản phẩm tiêu thụ (tăng 1,2% so với kế hoạch). Trong đó, có những khoản chi phí tăng lên tương đối lớn như chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, điện năng hay chi phí sản xuất chung. Cũng có những chi phí giảm như nhân công trực tiếp và kèm theo nó là các khoản trích nộp, các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Nhìn chung, công ty chưa hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm đó là chưa hạ được giá thành toàn bộ sản phẩm. Nhưng rõ ràng, công ty đã giảm được các chi phí về quản lý doanh nghiệp và bán hàng. Đó là một tín hiệu tốt, bước đầu đánh giá một cơ cấu đã hợp lý hơn. Xét đến các sản phẩm cụ thể khác. Chẳng hạn, sản phẩm gạch chẻ 200 đã giảm được giá thành là - 118 đồng chiếm khoảng -0,04%. Nói chung, công ty đã hoàn thành được kế hoạch giá thành, tuy chưa xuất sắc. Các khoản chi phí hầu hết đều tăng chút ít, tỷ lệ tăng từ 0,8% đến 1,9%. Bên cạnh đó cũng có những chi phí giảm xuống như chi phí nguyên vật liệu chính (-0,9%), chi phí bán hàng và đặc biệt giảm tương đối mạnh chi phí quản lý doanh nghiệp (-4,9%). Giá thành toàn bộ sản phẩm gạch chẻ 300 năm 1999 là 1.094.894 đồng trên 1000 viên gạch so với kế hoạch đề ra là 1.089.650 tăng +5244 đồng tức 0,5%. Trừ các chi phí gián tiếp còn các chi phí khác đều tăng. Tỷ lệ tăng dao động nhỏ từ 0,8% đến 2,1% so với kế hoạch. Đối với sản phẩm gạch R6 lỗ tình hình hơi khác. Giá thành toàn bộ của nó vẫn tăng từ 567.526 lên 571.505 đồng trên 1.000 viên gạch tức là tăng 0,7% so với kế hoạch. Các khoản mục chi phí đều tăng ngoại trừ chi phí về nguyên vật liệu chính và nhiên liệu. Ta sẽ xem xét cụ thể ở phần sau. Như vậy, mỗi sản phẩm khác nhau có những biến động khác nhau về tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm. Có sản phẩm hoàn thành và có sản phẩm không hoàn thành. Xu hướng chung là thường giá thành thực tế cao hơn kế hoạch ít nhiều bởi kế hoạch không thể lường hết được các biến động cá thể xảy ra làm tăng các chi phí. ở đây, chỉ có sản phẩm gạch chẻ 200 là hoàn thành kế hoạch chung. Để đánh giá một cách cụ thể hơn bằng cách lượng hoá tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm có thể so sánh được, người ta còn sử dụng hai chỉ tiêu là mức hạ giá thành sản phẩm và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm. ở đây, để đơn giản, giả định công ty chỉ sản xuất 3 loại sản phẩm là gạch chẻ 200, gạch chẻ 300 và gạch R6 lỗ. Các chỉ tiêu vận dụng vào các sản phẩm này có thể xác định theo công thức sau như đã nêu trong chương I: - Mức hạ giá thành sản phẩm (MZ) Trong đó: MZ: Mức hạ giá thành sản phẩm so sánh được Zi, Zi1: Giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch và thực tế năm 1999. n = 3: Số loại sản phẩm so sánh được i: Loại sản phẩm so sánh thứ i Si1: Số lượng sản phẩm thực tế năm 1999. - Tỷ lệ hạ giá thành áp dụng công thức ta tính toán được các chỉ tiêu dưới đây: Hai chỉ tiêu trên cho thấy công ty không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Tổng giá thành toàn bộ của 3 sản phẩm tăng +13274,1 trên 1000 viên gạch hay là tăng +0,34% so với kế hoạch đề ra. Có mức tăng như vậy là do hai loại sản phẩm gạch chẻ 300 và gạch R6 lỗ có giá thành tăng khá nhanh, giá thành gạch chẻ 300 tăng +5244 đồng tương đương với +0,5%, gạch R6 lỗ tăng +3979 đồng tương đương với +0,7% so với kế hoạch. Tổng giá thành sản phẩm gạch chẻ 200 giảm xuống từ 294.330 đến 294.212, tức là giảm -118 đồng/1000 viên gạch hay -0,04%. Sự giảm nhẹ của gạch chẻ 200 là sản phẩm có tỷ trọng khá lớn trong số 3 loại sản phẩm nhưng không ảnh hưởng gì mấy đến mức giảm giá thành sản phẩm chung. Sự tănglên của giá thành sản phẩm sẽ có tác động mạnh lên lợi nhuận của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu tính trên 1000 viên gạch thì con số giá thành sản phẩm giảm xuống của gạch chẻ 200 là -118 đồng, tính cho tổng số sản phẩm tiêu thụ trong năm: Gạch chẻ 200 -118 x 4.800.000 viên 1000 = -566.400 Gạch chẻ 300 +5244 x 1.500.000 1000 = 7.866.000 Biết rằng tổng sản phẩm tiêu thụ trong năm của gạch chẻ 200 là 4.800 nghìn viên, gạch chẻ 300 là 1.500 nghìn viên và của gach R6 lỗ là 1.500 nghìn viên. Gạch R6 lỗ +3.979 x 1.500.000 1000 = 5.968.500 - 566.400 + 7.866.000 + 5.968.500 = 13.274.100 Như vậy, có thể nói, riêng 3 loại sản phẩm này công ty đã làm lợi nhuận giảm xuống 13.274.100 đồng. Nói cách khác là làm lãng phí một lượng chi phí tương ứng như vậy. Theo như phân tích ở trên, ta đã thấy sự biến động của các chi phí. Nó có tác động làm biến đổi cơ cấu giá thành sản phẩm. Để phân tích sâu hơn sự biến động đó, ta xem xét từng khoản mục chi phí cho từng loại sản phẩm trong giá thành sản phẩm. 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm. Như đã nói, nguyên vật liệu trực tiếp của công ty gồm đất và than. Chúng được mua từ các nơi, các khu vực lân cận sao cho đất được đảm bảo về độ sét, tỷ lệ cát, độ ẩm, màu sắc, tỷ lệ các bon. Đối với đất, chi phí để mua loại nguyên vật liệu nay chủ yếu là phí vận chuyển, tiền mua đất, nhân công… Bên cạnh đó, việc mua đất chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết. Trong điều kiện mưa, đất có thể bị nhão và việc chuyên chở rất nhiều khó khăn. Như thế, đất sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Đất được sơ chế đảm bảo độ tơi để trộn lẫn với than. Than được mua từ các công ty than. Than phải đảm bảo mịn, đúng chủng loại, đủ tiêu chuẩn về khả năng liên kết và cung cấp nhiệt lượng đốt cháy gạch. Cũng như các hàng hoá khác, chi phí về đất và than gồm giá mua trên hoá đơn, chi phí vận chuyển và chi phí tồn trữ. Điện năng được sử dụng cho các lò nung, lò sấy, máy xúc nhiều gầu, máy cán, máy nhào... với công suất tiêu thụ rất lớn. Cho nên, điện năng cũng là một chi phí chiếm tỉ trọng đáng kể. Ba yếu tố này đều được xây dựng các định mức. Công ty đã lập được định mức tiêu hao vật liệu, điện năng, nhiên liệu áp dụng trong nhiều năm và hiện nay vẫn đang được áp dụng. Công ty lập kế hoạch dựa trên các định mức tiêu hao và đơn giá vật liệu. Do đó, việc kiểm soát các chi phí được thuận tiện và dễ dàng hơn. Đối với sản phẩm gạch chẻ 200, cả ba loại chi phí này đều tăng lên so với kế hoạch. Trong đó, nguyên vật liệu chính tăng + 286 đồng tức là khoảng +0,9%, nhiên liệu tăng thêm +283 (+0,9%), còn điện năng tăng từ 31.772 lên 32.048, khoảng +0,8%. Với một định mức tiêu hao không đổi thì sự gia tăng này có thể do biến động của đơn giá vật liệu hoặc do lãng phí, do có nhiều sản phẩm hỏng. Đối với đất, việc sử dụng lãng phí nói chung ít xảy ra vì việc sản xuất cho phép tận dụng hết nguyên vật liệu. Cũng như vậy với loại gạch chẻ 300. Các chi phí này đều tăng lên so với kế hoạch. Trong đó, điện năng tăng lên nhiều nhất với tỷ lệ là 2,1% so với kế hoạch. Nguyên vật liệu chính tăng từ 81.207 đồng lên 82.017 đồng trên một đơn vị gạch, khoảng 0,9%, nhiên liệu tăng thêm +988 tức 1,2% so với kế hoạch. Do điện năng có tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm nên việc tăng mạnh chi phí điện năng cần được chú ý. Cần xem xét định mức có hợp lý chưa, hệ thống điện năng có khả năng gây thất thoát không? Có tận dụng được hết thời gian vận hành máy không? Cũng giống như gạch chẻ 300, chi phí điện năng trong giá thành của R6 lỗ cũng tăng khá mạnh (+2,2%). Tuy nhiên chi phí về nguyên vật liệu chính và nhiên liệu lại giảm nhẹ -399 đồng và -513 đồng tương ứng với các tỷ lệ -0,6% và -0,9%. Công ty chưa hoàn thành tốt kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Các chi phí về vật liệu, nhiên liệu đều tăng lên so với kế hoạch. Đặc biệt là chi phí về điện năng tăng đáng kể cho tất cả các loại sản phẩm. Điện năng chiếm tỉ trọng khá lớn trong gaía thành sản phẩm cho nên cần xem xét các yếu tố ảnh hươngr đến chi phí này để kiểm soát tốt hơn chẳng hạn như định mức tiêu hao, giá mua 1KW giờ điện, tình hình sử dụng điện cho máy móc đã hợp lý chưa, hệ thống điện có an toàn đảm bảo tránh thất thoát điện năng không. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do các yếu tố như đơn giá mua, định mức tiêu hao, các chi phí tồn trữ, bảo quản, chi phí mua hàng, chi phí nằm trong sản phẩm hỏng tác động. Do đó, việc tăng lên của các chi phí này trong giá thành sản phẩm là do các yếu tố trên gây ra. Đối với chi phí này tạ công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng, sự gia tăng có thể do yếu tố đơ gí biến đổi, tỉ lệ sản phẩm hỏng tăng lên, cũng có thể do tồn kho nguyên vật liệu lâu làm phát sinh chi phí lãi vay, hay khi tỉ lệ gạch loại B hay gách thứ phẩm tăng lên cũng có thể coi là chi phí nguyên vật liệu cho loại sản phẩm đó tăng lên.Đối với sản phẩm gạch ngói, nếu bị hỏng thì chỉ có bỏ đi hoặc bán với giá rẻ mạt. Do đó, giảm được tỷ lệ sản phẩm hỏng sẽ có thể làm giảm chi phí đi rất nhiều. Trước đây, khi công ty vẫn sử dụng công nghệ nung bằng lò vòng thì tỷ lệ sản phẩm hỏng rất cao và chất lượng gạch loại A rất ít. Nay khi áp dụng công nghệ lò nung tuynen thì tỷ lệ sản phẩm hỏng không đáng kể và tỷ lệ gạch loại A tăng lên rất nhiều. Do vậy, ngoài việc quản lý chặt chẽ các định mức tiêu hao, công ty cũng cần phải quan tâm tới đơn giá nguyên vật liệu cũng như tìm cách giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng. 2. Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp của toàn bộ sản phẩm giảm xuống từ 3.428.264 đến 3.427.128, khoảng -0.03% so với kế hoạch đề ra. Sự giảm đó là không đáng kể nhưng nó kéo theo sự sút giảm của các khoản trích theo lương (-5,6%). Nếu xem xét khoản mục chi phí này với nhóm 3 sản phẩm trên, ta thấy chúng đều tăng so với kế hoạch. Sản phẩm gạch chẻ 200, mức tăng chi phí nhân công trực tiếp là +1.080 đồng trên 1 đơn vị sản phẩm tức là +1,9% so với kế hoạch. Tính cho toàn bộ sản phẩm tiêu thụ thì chi phí tăng lên. (+1.080 + 85) 1000 x 4.800 = +5592 Chi phí nhân công trực tiếp của gạch chẻ 300 cũng tăng từ 266.813 lên 269.093, khoảng +0,8%. Cùng với nó các khoản trích theo lương tăng +197 ứng với +0,8% so với kế hoạch. Đối với gạch R6 lỗ, chi phí này cũng tăng lên +675 đồng trên 1 đơn vị sản phẩm (tăng +0,7%), các khoản trích nộp theo lương tăng +37 (khoảng +0,4%). Nói chung mức tăng như vậy không đáng kể. Qua số liệu phân tích ở trên có thể thấy, công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch giá thành chung sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng đối với ba sản phẩm gạch chẻ 200, 300 và gạch R6 lỗ thì chưa hoàn thành. Mặc dù dây chuyên công nghệ của Italia tương đối hiện đại nhưng do đặc thù nghề nghiệp nên lao động của công ty trực tiếp sản xuất đa số lao động lao động phổ thông, ít có trình độ chuyên môn. Phụ trách về mặt kỹ thuật thì có các kỹ sư nhưng lực lượng này còn mỏng và phụ trách luôn việc kiểm soát quá trình sản xuất. Để đảm bảo được việc quản lý chi phí nhân công trực tiếp sao cho hiệu quả. Trước hết công ty phải có đủ về số lượng lao động sản xuất. Phải xây dựng hệ thống định mức quĩ lương cho người lao động vừa đảm bảo chi phí hợp lý, vừa khuyến khích họ trong công việc. Quan tâm đến đời sống, chế độ phụ cấp, trợ cấp, giáo dục y tế cho công nhân và gia đình họ. Mặt khác, phải đảm bảo tối ưu hoá nguồn nhân lực, đảm bảo số lượng công nhân làm việc trong ca sản xuất, số công việc mà một công nhân đảm nhiệm, đảm bảo được năng suất lao động trong đó đặc biệt quan tâm tới năng suất lao động của mỗi giờ công, số giờ lao động trong 1 ngày và số ngày lao động trong tháng. Bởi vì, đây là những nhân tố cơ bản tác động trực tiếp tới chi phí nhân công. Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng đã rất quan tâm tới nguồn nhân lực của mình. Công ty hàng năm vẫn cho công nhân, cán bộ đi học các khoá đào tạo nâng cao trình độ, hay các khoá học ngắn hạn, dài hạn để phục vụ cho công ty. 3. Chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm. Năm 1999, kế hoạch đề ra cho sản phẩm gạch chẻ 200 là 73.033 đồng cho mỗi đơn vị sản phẩm nhưng thực tế là 73.913, tăng +880 đồng (+1,2% so với kế hoạch). Cũng như thế, chi phí sản xuất chung trong giá thành gạch chẻ 300 tăng +2.245 đồng, chiếm +0,9% so với kế hoạch. Gạch R6 lỗ chi phí tăng từ 175.102 lên 175.650, tăng 0,3%. Cũng như với các sản phẩm khác, chi phí sản xuất chung của 3 sản phẩm có tỷ trọng rất cao trong giá thành sản phẩm. Cho nên, chỉ cần tăng thêm một chút có thể làm tăng đáng kể giá thành sản phẩm đó. Có thể thấy rõ hơn về cơ cấu chi phí sản xuất chung qua bảng dưới đây: Đơn vị tính: Triệu đồng. Khoản mục Năm trước Kế hoạch 1999 Phát sinh % giá thành Kế hoạch % giá thành Lương quản lý và lao động gián tiếp 389 2,43 983 5,16 Chi phí NVL phụ 914 5,7 618 3,24 Chi phí dụng cụ sản xuất 155 0,97 38 0,2 Khấu hao TSCĐ 2.284 13,86 3.669 19,26 Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.783 11,12 2.035 10,68 Chi phí bằng tiền khác 407 2,54 262 1,38 Như vậy, chi phí sản xuất chung gồm 6 khoản mục trên. Trong đó, chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí nguyên vật liệu phụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Để kiểm soát tốt chi phí sản xuất chung cần quan tâm chặt chẽ 3 loại chi phí trên. 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong giá thành sản phẩm. Đây là một trong hai khoản chi phí có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Đồng thời, nó phản ánh tình hình cơ cấu chi phí của doanh nghiệp có hợp lý không, hiệu quả hoạt động của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đều cố gắng giảm chi phí này đến mức cần thiết. ở Công ty Hữu Hưng, kế hoạch đề ra cho loại chi phí này năm 1999 là 2.245.279 nhưng thực tế công ty đã giảm xuống 2.244.147 (giảm -1,1%). Như vậy, công ty đã quản lý tốt khoản chi phí này. Điều đó, một mặt thể hiện ở chỗ kế hoạch chi phí của công ty khá sát so với thực tế. Mặt khác thể hiện công ty đã quản lý khá tôt các chi phí thực tế, giảm được chi phí thực tế so với kế hoạch. Kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được hoàn thành khá tốt cho sản phẩm gạch chẻ 200. Chi phí giảm -2158 đồng một đơn vị sản phẩm, so với kế hoạch giảm -4,9%. Điều này có thể làm tăng trực tiếp lợi nhuận đơn vị sản phẩm một khoản tương ứng. (+2158) 1000 x 4.800.000 viên = 10.358,74 nghìn đồng Sản phẩm gạch chẻ 300, chi phí này cũng giảm đáng kể so với kế hoạch đề ra, từ 203.886 xuống 201.197. Tức giảm đi -2.689 đồng tương đương -1,3%. Do vậy, lợi nhuận tăng thêm là: + 2689 x 1.500.000 viên = 4.033,5 nghìn đồng 1000 Công ty đã không hoàn thành kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp đối với gạch R6 lỗ. Chi phí đã tăng lên so với kế hoạch +1.128 khoảng +1,5%. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của sản phẩm. + 1128 x 1.500.000 viên = + 1.692.000 nghìn đồng 1000 Trong cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí về lương quản lý chiếm 0,73% doanh thu, các chi phí bằng tiền khác chiếm 10,48% doanh thu. Đây là 2 khoản lớn nhất mà công ty cần phải kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra còn có các chi phí bảo dưỡng tài sản cố định, dụng cụ đò dùng văn phòng phẩm, khấu hao tài sản cố định, các khoản phí, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài. Thực tế là công ty đã giảm được chi phí này trong năm 1999 nhưng tỉ trong trên doanh thu vẫn tương đối cao. Đó là điều cần phải xem xét, nhất là các khoản chi đó chủ yếu là chi bằng tiền. Nếu công ty làm tốt hơn nưa công tác quản lý chi phí này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mình, trước hết là tăng lợi nhuận. 5. Chi phí bán hàng trong giá thành sản phẩm. Chi phí bán hàng của công ty thường có 4 khoản mục là chi phí tiền lương, dụng cụ đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Trong đó, chi phí tiền lương và dịch vụ mua ngoài là lớn nhất. Do công ty không tổ chức đội xe chở hàng mà thuê tư nhân chở nên dịch vụ mua ngoài chủ yếu là tiền thuê xe, chi phí môi giới. Năm 1999, công ty đặt kế hoạch chi phí bán hàng là 1.079.270 nghìn đồng nhưng phát sinh thực tế chỉ có 1.067.548 nghìn, tức là giảm -0,5% so với kế hoạch. Chi phí bán hàng tính cho gạch chẻ 200 giảm -850 đồng trên một đơn vị sản phẩm, tức -0,5% so với kế hoạch đề ra. Sản phẩm như vậy đã hoàn thành kế hoạch rất tốt và làm tăng lợi nhuận lên rất lớn vì nó là sản phẩm có tỉ trọng trên hàng tiêu thụ lớn nhất. + 850 x 4.800.000 viên = 4.080.000 đồng 1000 Chi phí bán hàng của gạch chẻ 300 cũng giảm suống -0,7%. (Thực tế là 81.915 đồng so với kế hoạch 82.501 đồng). Điều này cũng làm tăng lợi nhuận tương ứng cho tổng sản phẩm tiêu thụ. + 586 x 1.500.000 viên = 879.000 đồng 1000 Với gạch R6 lỗ, chi phí này có phần tăng thêm so với kế hoạch từ 30.773 lên 32.094, tăng +4,3%. Mức tăng cũng như tỷ lệ tăng này là khá lớn mà công ty cần phải xem xét bởi nó tác động mạnh đến lợi nhuận. - 1321 x 1.500.000 viên = -1.981.500 đồng 1000 Như vậy, nếu tính chỉ 3 sản phẩm công ty thôi, do biến động của chi phí bán hàng, nói cách khác là do kiểm soát chi phí của công ty đã làm tăng lợi nhuận (so với kế hoạch): 4.080.000 + 879.000 - 1981500 = 2.977.500 đồng Trên thực tế, chi phí bán hàng gắn liền với việc công ty có bán được nhiều hàng hay không. Việc thuê đội xe tư nhân bên ngoài có cái lợi là nhanh, thuận tiện và quan trọng hơn là góp phần phát triển thị phần ở nông thôn. Do đó, việc tăng cho chi phí bán hàng một cách hợp lý có thể thúc đẩy việc bán hàng và phát triển thị trường. Như thế sẽ có lợi nhiều hơn cho công ty. Tuy nhiên, công ty cần hợp đồng lâu dài với các chủ xe để việc vận chuyển gạch không gặp nhiều trở ngại. 6. Nhận xét về tình hình quản lý chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng. Qua phân tích ở trên có thể thấy rằng công ty đã quản lý khá tốt chi phí và giá thành sản phẩm trong năm thực hiện 1999. Mặc dù tổng giá thành có tăng lên +1,2% trên 1 đơn vị sản phẩm so với kế hoạch nhưng tỷ lệ tăng đó là có thể chấp nhận được. Các chỉ tiêu đều hầu như không có biến động lớn so với kế hoạch đề ra. Điều đó thể hiện công tác lập kế hoạch được tiến hành rất tốt, phù hợp với thực tế. Mặc dù địa bàn sản xuất chia làm ba nơi khác nhau nhưng do giống nhau về đặc thù sản xuất kinh doanh và sự thống nhâts quản lý từ công ty nên dễ dàng có thể áp dụng cùng các định mức kinh tế kỹ thuật, phương pháp tập hợp chi phí, đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành, hệ thống sổ sách… Tuy vậy, đặc điểm này cũng đòi hỏi vai trò của mỗi khâu, mỗi đơn vị phải được nâng cao và phát huy cao độ. Là một công ty chỉ chuyên về sản xuất kinh doanh thông thường với qui mô là một doanh nghiệp vừa, nghiệp vụ không quá phức tạp nhưng công ty luôn coi trọng công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như uy tín của công ty trên thị trường. Do đó, công ty luôn tìm các biện pháp hữu hiệu và hiệu quả nhất để hoàn thành mục tiêu đề ra. Một số biện hpáp mà công ty áp dụng như: - Tính toán và lập phương án mua nguyên vật liệu vào thời điểm tốt nhất. Thu thập các thông tin về tình hình giá than, giá mua đất để sẵn sàng mua. Do nguyên vật liệu sản xuất đến đâu mua đến đấy nên nhiều khi chịu sự biến động của giá cả thị trường cũng như tình hình thời tiết, Công ty lập kế hoạch chi tiết cho việc mua nguyên vật liệu căn cứ vào kế hoạch sản xuất nhằm giảm các chi phí do giá tăng hoặc chi phí lãi vay. Theo dõi tình hình thời tiết để lập kế hoạch mua và dự trữ nguyên vật liệu sao cho luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất cả về số lượng và chất lượng. Trách nhiệm này được giao cho phòng vật tư đảm nhiệm. - Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật. Hàng năm công ty đều gửi người đi học các lớp đào tạo, các khoá huấn luyện ngắn ngày, các lớp học về quản lý. Nhất là đội ngũ nhân viên thống kê phân xưởng. Ngoài ra, công ty còn rất quan tâm đến điều kiện làm việc và đời sống của công nhân viên. Do phải làm việc trong môi trường ngoài trời rất nóng nực, nhất là mùa hè, hay bên cạnh các lò nung, lò sấy rất có hại cho sức khoẻ nên công ty đã có chế độ lương, thưởng cũng như phụ cấp độc hại rất ưu đãi. Tất cả các công nhân sản xuất cũng như các nhân viên phục vụ phân xưởng đều được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động: mũ, quần áo bảo hộ, găng tay, giầy hoặc ủng… cùng các thiết bị an toàn khác đều được trang bị kỹ càng. Điều đó khiến cho công nhân làm việc rất an tâm. - Bố trí, sắp xếp thời gian vận hành của máy móc thiết bị, quản lý giờ công, ngày công lao động, năng suất lao động. Điều đó giúp tận dụng năng lực máy móc thiết bị, giảm hao phí điện năng tránh lãng phí thời gian nghỉ việc… Đây là những biện pháp rất quan trọng góp phần ổn định chi phí và giá thành sản phẩm. Như đã nói, tất cả các yếu tố chi phí hay những khoản mục chi phí đều được lên kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết và thường xuyên được kiểm tra trong quá trình thực hiện. Trên thực tế công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm đã mang lại những kết quả tích cực. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế chủ quan hoặc khách quan cần phải khắc phục. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu còn thấp mặc dù có tăng (năm 1999 là 1,18%, năm 2000 là 1,27). Điều này có thể do công ty phải chịu mức thuế suất VAT là 10% làm cho lợi nhuận giảm xuống nhiều. Mặt khác, giá thành sản phẩm của công ty nói chung còn hơi cao. Tính trên doanh thu thì tỷ lệ giá thành công xưởng chiếm 80% (năm 1999) và 81,6% (năm 2000) cộng với các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp làm cho lợi nhuận giảm đi. Điều này cũng có thể do đặc thù ngành nghề tạo nên. Do vậy, cũng để có lợi nhuận cao, công ty cũng nên tăng cường công tác bán hàng để thu lợi nhuận trên số lượng lớn. - Do diện tích nhà kính để phơi gạch mộc còn hạn chế không đủ cho sản lượng sản xuất vào lúc cao điểm nên gạch phải phơi ngoài trời rất dễ bị mưa làm hỏng. Nên vào khi thời tiết xấu phải mất công vận chuyển gạch mộ vào nơi an toàn. Đó cũng là yếu tố làm tăng chi phí. Bên cạnh đó, nếu tình hình thời tiết xấu kéo dài có thể không có đủ nguyên vật liệu sản xuất, hoặc gạch mộc không đủ kho để có thể vào lò thì thời gian sấy có thể tăng lên làm tăng chi phí máy sấy, cũng có thể phải nghỉ việc. - Chi phí quản lý doanh nghiệp còn lớn mặc dù số lượng nhân viên quản lý chiếm tỷ lệ nhỏ. Chủ yếu do các chi phí bằng tiền phát sinh tương đối nhiều. Công ty cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn các chi phí này. - Trình độ cán bộ quản lý còn yếu bởi nhiều người chưa được sử dụng với đúng chuyên môn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý chi phí nói riêng cũng như các hoạt động của doanh nghiệp nói chung. Công ty cần có những biện pháp quản lý tốt hơn chi phí sản xuất để có thể tiết kiệm được các khoản chi không cần thiết, không hiệu quả để tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, tăng lợi nhuận, nâng cao đời sống người lao động hơn. Qua thực tế nghiên cứu về tình hình quản lý chi phí và giá thành sản phẩm công ty, nhận thức được một số mặt thuận lợi cũng như hạn chế trong công tác này, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm. Chương III Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty gốm xây dựng Hữu hưng. I. Phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty gốm xây dựng Hữu hưng năm 2001 và trong thời gian tới. Trong giai đoạn 5-10 năm tới Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung sẽ có nhiều hoạt động kinh tế rất sôi động, trong đó có hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng kiến trúc dựa trên qui hoạch của thủ đô. Cùng với đó là tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn các huyện ngoại thành. Cho nên, nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung và gạch ngói xây dựng - là những sản phẩm mà Hữu Hưng đang sản xuất - sẽ tăng rất mạnh. Các khu vực thị trường như Mễ Trì, Yên Hoà, Cầu Diễn, Cổ Nhuế… rất gần với địa bàn của Công ty cũng sẽ là một thị trường lớn mà Công ty cần phải chiếm giữ. Trong thời gian tới, Công ty không ngừng củng cố những loại sản phẩm hiện có. Đồng thời, đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm mỏng có giá trị cao phục vụ cho nhu cầu của các công trình đòi hỏi về tính mỹ thuật và kiến trúc, tăng cường xâm chiếm thị trường nông thôn. Đứng trước sự cạnh tranh ác liệt của cơ chế thị trường, Công ty luôn phải tự mình tìm kiếm khách hàng tiêu thụ. Hơn nữa, các đối thủ cạnh tranh như Gốm gạch Từ Sơn, Đại Thanh, Gốm xây dựng Xuân Hoà, Đông Anh…. cũng tăng cường mở rộng thị trường. Vì vậy, Công ty luôn đặt ra mục tiêu không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành, thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Năm 2001, Công ty đã lập kế hoạch chi tiết cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu chung trên. Về tài sản cố định trong năm Công ty sẽ tăng cường xây dựng nhà cửa vật kiến trúc cho cả ba cơ sở sản xuất. Trong đó, chủ yếu đầu tư cho xây dựng nhà kính phơi gạch mở rộng (phân xưởng Từ Liêm có số vốn đầu tư lớn nhất là 675 triệu đồng, phân xưởng Hữu Hưng hơn 105 triệu đồng, phân xưởng Ngãi Cầu 350 triệu đồng) nhằm tránh ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, mở rộng sân gạch thành phẩm. Công ty cũng sẽ đầu tư thêm máy móc thiết bị, đặc biệt phân xưởng Hữu Hưng được đầu tư dàn máy dập ngói 22 tự động trị giá 2,6 tỷ đồng, máy cấp liệu thùng cho phân xưởng Ngãi Cầu trị giá 12o triệu đồng, xe ô tô phục vụ cho công tác quản lý của Ban giám đốc trị giá 400 triệu đồng. Mặt khác đối với những tài sản cố định đã trích khấu hao nhiều, Công ty tăng cường sửa chữa duy tu và nâng cao năng lực và công suất sản xuất. Trong năm 2001 Công ty cũng đã đặt ra mục tiêu cụ thể để phát triển sản xuất. Giá trị tổng sản lượng (tính theo giá cố định năm 1994) là 20.248 triệu đồng giảm -3,03%, năng suất lao động so với giá trị tổng sản lượng đạt 26 triệu đồng giảm -3,03% so với năm trước. Các khoản nộp cho Nhà nước tăng 23,3% chủ yếu là thuế VAT. Tăng tổng số lao động trong danh sách từ 706 người lên 776 người (tăng 9,92%), tổng quĩ lương đạt hơn 9166 triệu đồng tức là tăng 37,6%, thu nhập bình quân người lao động đạt 984.000đ/tháng tăng 27,96% so với năm trước. Công ty cũng đặt ra mục tiêu tăng sản lượng sản phẩm sản xuất lên 84.860 nghìn viên gạch ngói các loại, tăng 2,4% và phấn đấu tiêu thụ hết cùng số lượng sản phẩm này, giảm 3% so với năm trước. Trong đó, tăng cường sản xuất và tiêu thụ gạch chẻ các loại tăng 63,36% và các loại ngói 22v/m2 (tăng 119,29%) vì đây là những loại sản phẩm đem lại doanh thu và lợi nhuận cao, giảm 25,23% sản lượng gạch xây (QTC) do chúng có mức doanh thu không cao. Công ty sẽ phấn đấu tăng doanh thu lên 18,6% so với năm 2000. Tăng cường công tác bán hàng nên chi phí bán hàng ước tính tăng khoảng 17,7%. Đồng thời giảm chi phí quản lý doanh nghiệp xuống - 11%. Lợi nhuận sau thuế đạt 377 triệu đồng. Các mục tiêu trên cho thấy Công ty đã đặt quyết tâm rất cao cho việc phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty rất chú trọng đến việc lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm cùng những biện pháp để hoàn thành kế hoạch đó bởi đây là nhân tố quan trọng tác động đến việc hoàn thành các mục tiêu kế hoạch trên. Trước những mục tiêu đặt ra trên đây và một số tồn tại mà Công ty cũng đang tìm cách khắc phục trong công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm, tôi xin nêu lên một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. II. Các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. Với phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh như trên, cùng với những kho khăn đã được đề cập đén trong phần trước trong quá trình quản lý chi phí và giá thành sản phẩm, tôi cho rằng công ty cần thực hiện một số biện pháp sau đây: 1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu. Các khoản chi phí này đã được lập định mức tiêu hao và nói chung định mức đó ít thay đổi. Mặt khác do đặc thù của nguyên vật liêu sử dụng nên sự lãng phí nói chung là không lớn. Chỉ trừ chi phí nhiên liệu - điện năng cần được kiểm soát chặt chẽ. Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện đảm bảo cung cấp điện thường xuyên liên tục và ổn định cho máy móc, thiết bị; đảm bảo an toàn chống cháy nổ, an toàn cho sản xuất, tránh thất thoát điện năng. Công ty cũng phải thường xuyên lập, kiểm tra chặt chẽ kế hoạch mua nguyên vật liệu cũng như kế hoạch huy động vốn ngắn hạn nhằm giảm các chi phí do biến động giá cả thị trường, giảm lãi tiền vay, kịp thời phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh với số lượng và chất lượng tốt nhất. Điều quan trọng nhất là giảm thiểu lượng gạch ngói hỏng. Nó đòi hỏi khâu chế biến tạo hình phải tốt, kĩ thuật xếp goòng đúng, độ ẩm gạch mộc phải đạt tiêu chuẩn, các yếu tố cho lò sấy, lò nung hoạt động tốt phải được đảm bảo, chất lượng nguyên vật liệu đúng theo yêu cầu. Phòng kĩ thuật phải thường xuyên theo dõi kiểm tra các thông số kĩ thuật của máy móc để có biện pháp sử lý kịp thời. Khâu mua hàng hoá vật tư cũng phải thường xuyên chú ý. Đất và than phải đạt yêu cầu kĩ thuật, đủ số lượng vào bất kì mùa vụ nào, các chi phí mua hàng phải hợp lý. Chú ý tình hình biến động của thời tiết để bố trí kế hoạch kịp thời tránh phải nghỉ việc vì thiếu nguyên vật liệu hay thiệt hại gạch ngói hỏng. 2. Phát triển nguồn nhân lực - giảm chi phí nhân công. Phát triển nguồn nhân lực luôn được coi là chiến lược dài hạn của tất cả các doanh nghiệp. Trong tình hình chung là thiếu đội ngũ lao động có trình độ cao, thiếu công nhân kĩ thuật, cán bộ quản lý có chuyên môn thì việc tổ chức đào tạo thường xuyên, liên tục cho đội ngũ người lao động là việc làm vô cùng quan trọng. Thực tế tại công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng cũng vậy. Do việc áp dụng khoa học kĩ thuật, máy móc hiện đại vào công việc nhất là trong công tác quản lý bằng máy vi tính ở bộ phận kế toán. Mặc dù tất vả nhân viên phòng kế toán đều có thể sử dụng máy vi tính nhưng chưa hiểu hết được các phần hành của máy có liên quan đến công việc nên nhiều khi gặp khó khăn trong sử dụng. Công ty cần có các biện pháp đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng máy vi tính cũng như các thiết bị thông tin khác. Trang bị và trang bị lại các máy móc đã quá cũ như máy photocopy phục vụ cho công việc văn phòng. Do đặc điểm tổ chức phân tán tại 3 nơi là nhà máy Hữu Hưng, Từ Liêm và phân xưởng Ngãi Cầu nên số liệu thường được chuyển về khu vực quản lí chung đặt tại nhà máy Hữu Hưng. trong công tác kế toán, công ty không tổ chức các phòng kế toán tại các cơ sở mà chỉ có các nhân viên thống kê phân xưởng làm công việc thống kê số liệu và tính toán các số liệu ban đầu đó và gởi về phòng kế toán. Do đó, trình độ và năng lực cũng như trách nhiệm của nhân viên thông kê phân xưởng là rất quan trọng đến độ chính xác và đầy đủ, kịp thời của các thông tin. Cho nên cần phải tổ chức và phân công trách nhiệm công viêc cho họ một cách khoa học và có hiệu quả. Mặt khác, thường xuyên đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên này để có thể hoàn tất công việc được giao bởi thực tế nhiều nhân viên thống kê phân xưởng của công ty còn chưa hoàn thành tốt vai trò của họ. Là một ngành sản xuất vật liệu xây dựng, công ty cần có các biện pháp cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho công nhân trực tiếp sản xuất. tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Hiện nay, hầu hêt công nhân đang phải làm việc trong điều kiện không tốt cho sức khoẻ. Trong phân xưởng nhiệt độ thường xuyên ở mức cao do các lò nung, lò sấy toả ra cộng với các sóng từ trường của các lò đó. Mùa hè, nhiệt độ này còn cao hơn nhiều. Công nhân làm việc dưới trời nắng nóng hoặc trong các nhà kính có thể gây nhiều hiện tượng sức khoẻ không tốt. Điều đó làm giảm khả năng lao động của công nhân và có thể gây ra ốm đau, bệnh tật cho họ. Do đó công ty cần có các biện pháp để cải thiên tốt hơn như đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong bữa trưa, bố trí chõ nghỉ ngơi sạch sẽ thoáng mát và thoải mái, có chế độ bồi dưỡng thích đáng cho công nhân làm thêm giờ, thêm ngày nhưng đồng thời cũng kỉ luật những người nào không chấp hành nội quy của công ty, nhất là nội quy về bảo đảm an toàn vệ sinh trong lao động. Về cơ bản, bồi đắp và phát huy nguồn nhân lực không chỉ là việc tái sản xuất, bồi dưỡng và nâng cao sức sản xuất mà còn phải đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Nó sẽ góp phần làm yên tâm người lao động để họ hăng hái sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm tai nạn lao động, tránh ốm dau và thực hiện tốt công việc được giao. Đó là biện pháp tôt nhất để giảm chi phí nhân công về lâu dài. 3. Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỉ trọng khá lớn và có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận. Trong đó, chi phí bằng tiền chiếm tỉ trọng lớn nhất gồm các khoản chi trả lãi vay đầu tư, lãi tiền vay vốn lưu động và các chi phí khác. Ngoài việc tính toán, dự trù các khoản vay vốn sao cho phù hợp về lãi suất với kế hoạch sản xuất kinh doanh, tranh được mức lãi suất cao và phù hợp với khả năng thanh toán, công ty cần kiểm soát các chi phí hoạt động của bộ phận quản lý bằng cách khoán chi theo công việc cần thiết cho các bộ phận đó căn cứ vào nhu cầu chi tiêu cần thiết đã lập kế hoạch, và căn cứ vào mức thực chi kì trước để điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo bộ máy hoạt động tích cực và tiết kiệm chi phí cho công ty. Với các khoản thuế, phí, lệ phí, hiện nay công ty đang chịu mức thuế suất VAT là 10% nên chi phí phần nào tăng lên không nhỏ. Công ty cần có các kiến nghị với Tổng công ty và với cơ quan thuế nhà nước để giảm thuế VAT cho phù hợp với ngành sản xuất của mình. 4. Nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. Hiện nay, tài sản cố định nói chung và các máy móc thiết bị đã trích khấu hao được một nửa. Trên thị trường đã có những công nghệ mới mà công ty cần nghiên cứu, tìm hiểu để chuẩn bị phương án ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cần chú trọng công tác bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các máy móc thiết bị, hay các bộ phận cũ hỏng một cách thường xuyên. Lập kế hoạch dự trù chi phí cho các khoản chi này. Đào tạo cũng như đào tạo lại có kế hoạch đội ngũ kỹ sư đảm bảo công việc quản lý vận hành máy móc thiết bị được hiệu quả an toàn. Tận dụng hết năng lực máy móc thiết bị để tiết kiệm chi phí nhiên liệu, điện năng đảm bảo dây chuyền hoạt động tối đa. Trên đây là những biện pháp cơ bản góp phần trong công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. Tôi tin rằng những biện pháp đó là rất thiết thực. Kết luận Thời gian thực tập, nghiên cứu và viêt khoá luận đã thực sự mang lại cho tôi những kiêns thức rất bổ ích. Đó là cơ hội được tiếp xúc với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác quanr lý chi phí sản xuất kinh doanh nói riêng tại công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. Đó là cơ hội được tiếp xúc, học hỏi các cô chú cán bộ công nhân viên trong công ty. Đó là cơ hội được hoàn thiện các kiến thức lí luận đã được nghiên cứu, học tập tại trường và hoàn thiện phương pháp làm việc khoa học. Không chỉ có thế, qua quá trình thực tập, tôi đã nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm. Nó thực sự có ý nghĩa trong cạnh tranh hiện nay và tất cả các doanh nghiệp càn phải quan tâm một cách nghiêm túc. Được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú cán bộ công nhân viên , đặc biệt là các cô chú, các chị trong phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính của công ty Gốm xây dựng Hưu Hưng, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của thầy giáo Bùi Tiến Hanh, tôi đã hoàn thành tốt bài khoá luận tốt nghiệp này. Do trình độ có hạn và thời gian còn hạn chế nên bài khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy giáo, cô giáo, các cô chú cán bộ của công ty cùng toàn thể các bạn sinh viên, các độc giả quan tâm. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo Bùi Tiến Hanh, các cô chú cán bộ công nhân viên của công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này./. danh mục tài liệu tham khảo. - Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp -trường đại học Tài chính - Kế toán. - Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. - Giáo trình Kế toán doanh nghiệp trong kinh tế thị trường 1998 - Nguyễn Hữu Thân . - Giáo trình Kế toán quản trị - Đại học Kinh tế Quốc dân. - Giáo trình Lí thuyết Marketing. - Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường ĐHKTQD. - Cùng một số tài liệu khác có liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0665.doc
Tài liệu liên quan