Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu y tế II

Qua việc tìm hiểu về hoạt động của công ty Vimedimex II, em nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn có hiệu quả thông qua một số chỉ tiêu mà công ty đạt được. Đó là kết quả tốt đẹp mà Ban giám đốc cùng tất cả các cán bộ công nhân viên của công ty đã không ngừng nỗ lực, vượt qua những khó khăn để góp phần vào thành công chung của công ty. Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường thì tất cả các công ty đều phải không ngừng hoàn thiện chính mình để nâng cao chất lượng hoạt động, tạo đều kiện cho sự phát triển của chính mình cũng như để cạnh tranh sinh tồn trên thong trường và công ty Vimedimex II cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hiện nay, có nhiều công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu y tế và đây chính là đối thủ cạnh tranh của cong ty. Qua thập số liệu và phân tích tình hình thực hiện hợp đồng cùng với một số kết quả đạt được tại công ty Vimedimex II, em có đưa ra một số biện pháp và kiến nghị. Những biện pháp và kiến nghị này có thể chưa khái quát hết tình hình thực tế của công ty và khả năng thực thi còn phải được xem xét. Vì vậy, những đóng góp của các cô chú, anh chị trong công ty và giáo viên hướng dẫn là những bài học bổ ích giúp em nâng cao kiến thức va hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp một cách tốt hơn.

doc51 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu y tế II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 100 51,823,104 100 53,896,028 100 Công ty Vimedimex II có thị trường nhập khẩu rất phong phú, bao gồm nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Á, Đông Nam Á và một số nước khác như: Ấn Độ, Mỹ, Pakistan Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng đều mỗi năm, cụ thể là năm 2003 trị giá nhập khẩu tăng 2,467,768 ngàn USD ứng tăng 4.76% so với năm 2002 và năm 2004 tăng 2,072,924 ngàn USD ứng tăng 3.85% so với năm 2003. Công ty nhập phần lớn hàng hóa từ Châu Âu với các nước chủ yếu là Pháp, Áo, Đức, Hà Lan Giá trị và tỷ trọng nhập khẩu của thị trường này cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty và tăng đều trong những năm gần đây. Đối với thị trường Châu Á, công ty chủ yếu nhập hàng từ Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc. Năm 2003 giá trị và tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Châu Á có tăng nhưng bước sang năm 2004 lại giảm do giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc giảm. Nhìn chung, sự biến động về giá trị nhập khẩu ở thị trường Châu Á là không đáng kể. Công ty nhập khẩu từ thị trường Châu Mỹ với các nước chủ yếu là Mỹ và Canada với giá trị và tỷ trọng nhỏ. Và chỉ nhập khẩu một tỷ lệ rất nhỏ từ thị trường Châu Úc. Kim ngạch xuất nhập khẩu và doanh thu của công ty trong những năm qua: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty: BẢNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI KỲ 2002-2004 ĐVT: ngàn USD Năm 2002 2003 2004 Kim ngạch XK 1,919,547 2,015,525 2,073,110 Kim ngạch NK 49,355,336 51,823,104 53,896,028 Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong thời kỳ từ 2002-2004 tương đối ổn định, thể hiện qua việc gia tăng giá trị xuất nhập khẩu qua các năm. Tuy kim ngạch xuất khẩu của công ty không tăng cao như những năm trước: năm 2003 chỉ tăng 95,978 ngàn USD so với năm 2002 và năm 2004 tăng 57,585 ngàn USD so với năm 2003, nhưng cũng đã thể hiện sự cố gắng không ngừng của công ty trong hoàn cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Kim ngạch nhập khẩu luôn có sự gia tăng, cụ thể từ 2003 tăng 2,467,768 ngàn USD và năm 2004 tiếp tục tăng 2,072,924 ngàn USD. Sự gia tăng này là do công ty Vimedimex II đã thiết lập được mạng lưới phân phối sản phẩm tốt hơn, có mối quan hệ tốt với các trung tâm dược phẩm, nhà thuốc, bệnh viện. Công ty đã nổ lực tìm kiếm những nhà cung cấp có uy tín, xây dựng được một số cở sở vật chất kỷ thuật và đội ngủ công nhân viên có trình độ, kỷ năng ngày càng hoàn thiện. Bên cạnh đó nhu cầu về y tế, chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam đang tăng trưởng mạnh. Đây là dấu hiệu thể hiện sự nổ lực và tiến bộ của công ty. Nhìn chung công ty có ưu thế về nhập khẩu hơn so với xuất khẩu. Ngoài ra chính sách xuất nhập khẩu của nhà nước thay đổi trong từng thời kỳ và sự xuất hiện của ngày càng nhiều công ty xuất nhập khẩu, sự gia tăng đối thủ cạnh tranh trong ngành cũng ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như lợi nhuận của công ty. Doanh thu của công ty : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU TRONG THỜI KỲ 2002-2004 ĐVT: triệu đồng Năm 2002 2003 2004 Doanh thu 719,742 827,849 918,581 TĐT định gốc 100% 115.02% 127.63% TĐT liên hoàn 115.02% 110.96% Chú thích: TĐT là tốc độ tăng Kết quả từ bảng trên cho thấy doanh thu của công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2003 doanh thu của công ty tăng 15.02% so với năm 2002 Năm 2004 doanh thu của công ty đạt 918,581 triệu đồng, tăng 27.63% so với năm 2002 và tăng 10.96% so với năm 2003. Nhìn chung doanh thu của công ty tăng dần qua mỗi năm, từ 719,742 triệu đồng ( 2002) tăng lên 827,849 triệu đồng ( 2003 ) và đạt 918,581 triệu đồng vào năm 2004. Sự gia tăng này là do công ty mở rộng các ngành kinh doanh, mở rộng thị trường. Đặc biệt hoạt động ủy thác của công ty gia tăng, tạo nguồn thu không nhỏ từ chi phí ủy thác xuất nhập khẩu. Tất cả các nguồn này đã góp phần gia tăng doanh thu của công ty trong những năm qua. Tình hình tài chính và sản xuất của công ty những năm gần đây: 1. Tình hình tài chính: BẢNG CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY ĐVT: triệu đồng Nguồn vốn 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 Vốn cố định 3,297 3,457 3,457 138.61% 100% Vốn lưu động 202,590 203,890 207,060 100.64% 101.55% Tổng cộng 205,887 207,347 210,517 100.71% 101.52% Nhìn chung cơ cấu vốn của công ty có tăng nhưng không cao qua các năm. Cụ thể, năm 2002 nguồn vốn của công ty là 205,887 triệu đồng, đến năm 2003 vốn của công ty tăng lên 207,347 triệu đồng, tương ứng tăng 0.71% so với năm 2003 và năm 2004 tăng 1.52% so với năm 2003. Qua bảng cơ cấu vốn của công ty ta nhận thấy vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn hoạt động của công ty. Vốn cố định chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là trụ sở, nhà kho, và các phương tiện cơ bản cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty. Cơ cấu vốn phù hợp với ngành kinh doanh đặc thù của công ty và đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty. 2. Tình hình sản xuất: 2.1- Hiệu quả sản xuất của công ty năm 2004: ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 So sánh 2004/2003 Tuyệt đối % Doanh thu 827,849 918,581 90,732 10.96% Tổng chi phí 728,740 802,254 73,514 10.08% Hiệu quả SXKD 1.136 1.145 0.009 0.8% Doanh thu Hiệu quả sản xuất kinh doanh = ------------------------- Tổng chi phí. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ sản xuất thì thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Theo số liệu ở bảng trên cho thấy trong năm 2004 công ty Vimedimex II đã hoạt động có hiệu quả, vì hiệu quả sản xuất đạt được trong năm là 1.145, điều này có nghĩa là trong năm 2004 cứ một đồng chi phí bỏ ra công ty thu lại được 1.145đồng. Không những thế mà hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng so với năm trước. Tuy chỉ tăng 0.8%, nhưng mức tăng này là dấu hiệu đáng khích lệ, chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng chi phí hợp lý. Đây là chiều hướng tốt của công ty. 2.2 Doanh lợi sản xuất: ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 So sánh 2004/2003 Tuyệt đối % Lợi nhuận 2,566 2,939 373 14.54 Tổng doanh thu 827,849 918,581 90,732 10.96 Doanh thu xuất khẩu 757,482 817,538 60,056 7.9 Doanh thu ủy thác 70,367 101,043 30,676 43.6 Doanh lợi sản xuất 0.003 0.0032 0.0002 6.7 Lợi nhuận Doanh lợi sản xuất = ------------------- Tổng doanh thu Chỉ tiêu doanh lợi sản xuất cho biết cứ một đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng trên cho thấy doanh lợi sản xuất của công ty năm 2004 cao hơn năm 2003. Cụ thể năm 2003 doanh lợi sản xuất chỉ đạt 0.003 thì năm 2004 đạt 0.0032 đồng tăng 0.0002 tương ứng với 6.7%. Điều này có nghĩa là cứ một đồng doanh thu trong năm 2004 thu được nhiều hơn năm 2003 là 0.0002 đồng lợi nhuận. Đây là kết quả tốt có được từ sự nổ lực và cố gắng không ngừng của cán bộ công nhân viên công ty. V. ĐÁNH GIÁ CHUNG: Từ khi thành lập đến nay, công ty luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tuy có những năm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không cao, nhưng công ty cũng đã nổ lực vượt qua. Cụ thể vào năm 1999 do tình hình trong và ngoài nước có nhiều biến động và năm 2001 do ảnh hưởng của tình hình chính trị trên thế giới và sự cạnh tranh về giá cả trên thị trường nên hiệu quả hoạt động xuất khẩu không cao. Đứng trước những khó khăn đó, công ty không chùng bước mà vẫn cố gắng vươn lên, chủ động về nguồn hàng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, góp phần tạo nên sự thành công cho công ty, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của nhà nước. Thành tích mà công ty đạt được thể hiện sự quyết tâm và nổ lực của tất cả các thành viên trong công ty. Hiện nay, công ty đã có được thị trường tiêu thụ ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng, đó chính là thành quả đáng khích lệ của tập thể cán bộ, công nhân viên VIMEDIMEX II. B - TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY VIMEDIMEX II: I- TỔ CHỨC ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: Tổ chức đàm phán, giao dịch với khách hàng : Đàm phán giao dịch với khách hàng trong nước: Việc đàm phán này được thực hiện đối với các đơn vị trong nước, nhằm xác định khả năng của thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài, từ đó ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương. Xét về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu trong công ty bao gồm: dược liệu, tinh dầu và các mặt hàng khác như : gạch, gốm sứ, rượu bổ, cao su vàng, nông sản Dựa vào cơ cấu của mặt hàng xuất khẩu mà công ty có các hình thức giao dịch với khách hàng trong nước khác nhau, bao gồm: -Công ty tiến hành giao dịch với các xí nghiệp thuộc công ty, hình thức này thường được tiến hành qua điện thoại, fax Nội dung của cuộc giao dịch không mang tính chất thỏa thuận, mà trên cơ sở công ty đã biết trước khả năng sản xuất của các xí nghiệp trực thuộc. Từ đó công ty có thông báo về khối lượng, chất lượng và các điều kiện khác về mẫu mã hàng hoá như đã ký kết trong hợp đồng mua bán với đối tác nước ngoài. Các xí nghiệp trực thuộc sẽ căn cứ vào những nội dung mà công ty đưa ra, tiến hành sản xuất, đóng gói, chuẩn bị hàng hoá đúng chất lượng, số lượng đã qui định. Đúng thời gian như đã ký kết trong hợp đồng, tiến hành giao hàng cho công ty, kèm theo thủ tục xuất khẩu. -Ngoài ra, công ty còn tiến hành giao dịch với các cơ sở sản xuất, chế biến khác để có được nguồn hàng cung cấp theo yêu cầu của đối tác. Hoạt động này được tiến hành chặt chẽ, định giá, lấy mẫu, duyệt mẫu đảm bảo đúng yêu cầu, chất lượng đã ký kết. Các trường hợp giao dịch giữa công ty với các cơ sở sản xuất sẽ tạo nên sự liền mạch giữa quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Đàm phán , giao dịch với khách hàng nước ngoài: Khách hàng nước ngoài của công ty bao gồm những khách hàng quen thuộc, có mối quan hệ với công ty từ trước đến nay và cả những khách hàng mới, cũng như những khách hàng tiềm năng. Việc đàm phán với khách hàng nước ngoài thường do phòng đối ngoại đảm nhận. Trong quá trình đàm phán, giao dịch thì công ty và khách hàng sẽ bàn bạc, thỏa thuận cụ thể về giá cả, mẫu mã hàng hoá, chất lượng và một số điều kiện khác như phương thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng Sau đó nếu đạt được thỏa thuận thì hai bên sẽ đi đến việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng sẽ được lập thành bốn bản, có nội dung và giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ hai bản. Đối với khách hàng chưa qua giao dịch mà chủ động thiết lập quan hệ mua bán với công ty thì khách hàng sẽ gửi thư yêu cầu công ty gửi bảng báo giá đến. Sau khi nhận được bảng báo giá, khách hàng đưa ra mức giá mà họ mong muốn . Giữa công ty và khách hàng có thể sẽ có sự điều chỉnh về giá đến khi có mức giáphù hợp. Khi đã thỏa thuận được giá cả, hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ được ký kết và lập thành bốn bản, mỗi bên giữ 2 bản. 2 – Ký kết hợp đồng xuất khẩu : 2.1 Đối với hợp đồng xuất khẩu uỷ thác : Đối với loại hợp đồng xuất khẩu uỷ thác thì thường do đơn vị uỷ thác và khách hàng nước ngoài trực tiếp bàn bạc với nhau về một loại hàng hoá nào đó. Sau khi hai bên thoả thuận thì đơn vị nhờ uỷ thác đến công ty bàn bạc nhờ xuất khẩu lô hàng uỷ thác, lúc này công ty cùng với đơn vị nhờ uỷ thác thỏa thuận ký hợp đồng ủy thác. 2.2 Đối với hợp đồng xuất khẩu tự doanh: Đối với hợp đồng này, thông thường công ty sẽ giao cho phòng đối ngoại thực hiện sau khi nghiên cứu thị trường, thăm dò giá cả xuất khẩu ở các đơn vị kinh doanh xuất khẩu trong nước và thăm dò giá cả mặt hàng trên thị trường khu vực. Trên cơ sở đó công ty sẽ chọn ra mức giá hợp lý để tiến hành, phương thức thanh toán, cũng như số lượng, chất lượng hàng xuất khẩu đều được bàn bạc cụ thể và có quyết định dứt khoát, nhằm đảm bảo tính thực thi của hợp đồng. II- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU : Sau khi việc ký kết hợp đồng xuất khẩu được hoàn tất, thì việc thực hiện hợp đồng là bước tiếp theo có vai trò quan trọng đối với hiệu quả kinh tế của thương vụ cũng như quyền lợi và uy tín của công ty trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đối với hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác : Công ty thực hiện theo yêu cầu của đơn vị uỷ thác, nhưng vẫn đảm bảo về tính pháp lý, không làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Đối với hợp đồng xuất khẩu ủy thác thì công ty sẽ giúp đơn vị ủy thác làm đầy đủ các thủ tục xuất khẩu, làm sao để đảm bảo cho đơn vị ủy thác xuất hàng đúng thời gian, đảm bảo tiến độ xuất hàng cho khách hàng nước ngoài. Nhờ các nhân viên của công ty có trình độ nghiệp vụ tốt và giàu kinh nghiệm, nên việc xuất khẩu theo loại hình này được thực hiện tốt. Đối với hợp đồng xuất khẩu tự doanh: Trình tự của việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu tự doanh được diễn ra như sau: - Đàm phán. - Ký kết hợp đồng xuất khẩu. - Tạo lập mối quan hệ với các đơn vị cung ứng hàng trong nước để nắm bắt nguồn hàng và giá cả. - Ký hợp đồng mua bán trong nước. - Xuất khẩu. Để tiến hành xuất khẩu hàng hoá công ty thường tiến hành như sau: Ký hợp đồng mua bán hoặc uỷ thác thu mua chế biến hàng xuất khẩu uỷ thác Nếu xuất khẩu hàng uỷ thác phải có hạn ngạch của Bộ Thương Mại Chuẩn bị đầy đủ chứng từ thương mại để xuất hàng Tiến hành thuê tàu Lên lịch xuất khẩu hàng Mua bảo hiểm nếuxuất khẩu hàng theo điều kiện CIF Làm thủ tục khai báo hải quan gồm: + Bốn tờ khai hải quan (1 photo) + Hai packing list (1 photo) + Hai hợp đồng ( 1 photo) hoặc L/C ( nếu thanh toán theo phương thức L/C) Tóm lại : Hầu hết khách hàng của công ty là những khách hàng cũ, có mối quan hệ lâu dài nên đa số hợp đồng được ký kết giữa các bên đều gọn, đơn giản. Đối với những khách hàng mới thì họ thường chủ động thiết lập mối quan hệ mua bán với công ty. Về điều khoản giao nhận công ty thường áp dụng theo giá CIF và FOB. Về phương thức thanh toán thì công ty thường áp dụng theo phương thức tín dung chứng từ (L/C) và phương thức chuyển tiền theo hình thức điện báo ( Telegraphic – Trabsfers – T/T). 3. Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty Vimedimex II: 3.1- Xin giấy phép xuất khẩu: Công ty Vimedimex II là một doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực hoạt động chính của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì vậy, Bộ Thương Mại đã cấp cho công ty giấy phép kinh doanh xuất khẩu ( còn gọi là giấy phép kinh doanh 7 số) để công ty xuất khẩu những mặt hàng đã đăng ký màkhông cần xin giấy phép xuất nhập khẩu từng chuyến. Phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty hiện nay bao gồm: - Xuất khẩu: nguyên liệu, dược phẩm, thiết bị y tế, thủ công mỹ nghệ, tinh dầu, nông sản. Nhập khẩu: nguyên liệu, dược phẩm, thiết bị y tế, thiết bị vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất, hàng tiêu dùng thiết yếu. Như vậy, phần xin giấy phép xuất khẩu của công ty đã hoàn tất và có đủ tư cách xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá với nước ngoài. 3.2- Mở L/C: Phần lớn công ty thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Do đó, công việc cần thực hiện sau khi ký kết hợp đồng là nhắc người mua mở L/C. Hiện nay, công ty chưa gặp sai sót trong việc hoàn tất bộ chứng từ thanh toán. Điều này chứng tỏ đội ngũ cán bộ chuyên trách về nghiệp vụ thanh toán có chuyên môn cao và có kinh nghiệm dày dạn. Khi công ty nhận được L/C do ngân hàng thông báo gửi đến, thì công ty tiến hành kiểm tra : Tính chân thực của L/C: kiểm tra các điều khoản của L/C xem có hợp lệ và có khả năng thực hiện hay không. - Kiểm tra số mục trên L/C Kiểm tra nội dung L/C : công ty tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng L/C trên cơ sở hợp đồng ngoại thương mà hai bên đã ký kết. Công ty sẽ kiểm tra số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C. Mỗi L/C đều có một số hiệu riêng: tác dụng của số hiệu này là để liên lạc thư từ, điện tín có liên quan đến L/C và được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong thanh toán. Địa điểm mở L/C là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho công ty . Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh có hiệu lực cam kết của ngân hàng mở L/C đối với công ty, là ngày mà ngân hàng chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu và đây cũng là ngày bắt đầu để tính thời hạn hiệu lực của L/C. Tên ngân hàng mở L/C: công ty kiểm tra tên ngân hàng mở L/C có phù hợp với hợp đồng đã ký kết không. Tên và địa chỉ của người thụ hưởng. Tên và địa chỉ của người mở L/C Số tiền của L/C: công ty kiển tra xem số tiền ghi trong L/C có đúng như trong hợp đồng đã ký kết hay không, đồng thời kiểm tra đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán là gì. Công ty sẽ kiểm tra loại L/C bên mua mở có phù hợp với loại L/C mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán ngoại thương hay không. Công ty sẽ kiểm tra ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C. Trong đó công ty xem xét khoảng thời gian giữa việc giao hàng và trình bộ chứng từ có đảm bảo cho việc lập và hoàn tất bộ chứng từ để trình ngân hàng không. Mô tả hàng hoá: công ty kiểm tra tên hàng, quy cách, trị giá trị số lượng, trọng lượng ghi trong L/C có đúng với hợp đồng hay không. Chứng từ thanh toán: công ty kiểm tra các điều khoản được yêu cầu trong L/C, chứng từ có khả năng thực hiện và phù hợp không, nếu không phù hợp phải yêu cầu người nhập khẩu tu chỉnh để L/C có thể thực hiện được. 3.3- Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu: Căn cứ vào hợp đồng, công ty sẽ tiến hành sản xuất, chế biến, đóng gói, kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng với các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Sau đó công ty tiến hành đưa hàng ra nơi làm thủ tục kiểm tra và làm giấy tờ hải quan để xuất hàng đi. Trong trường hợp công ty nhận xuất khẩu uỷ thác cho cơ sở sản xuất khác thì hàng hoá xuất khẩu sẽ do bên đơn vị uỷ thác chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đi đến cảng hoặc nơi làm thủ tục hải quan để xuất hàng đi, công ty chỉ chịu trách nhiệm phần giấy tờ, làm thủ tục hải quan để xuất hàng. 3.4- Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu: Công ty tiến hành đóng gói hàng hóa, bao bì, kẻ vạch, nhản hiệu phù hợp với yêu cầu của hợp đồng, khi đủ số lượng theo đúng tiêu chuẩn đã đề cập trong hợp đồng thì lập kế hoạch xuất hàng. Bộ phận KCS của công ty sẽ tiến hành kiểm tra hàng. 3.5- Thuê phương tiện vận tải: Sau khi có đầy đủ hàng hoá, công ty phải liên hệ hãng tàu và đăng ký container, tàu vận chuyển với các điều kiện đã nêu rõ trong hợp đồng về : Chuyển tải Cảng đến Tên người nhận hàng và địa chỉ Tên hàng, số lượng, số hiệu, quy cách, số khối, ngày tàu chạy, ngày tàu nhập cảng nước nhập khẩu sao cho đúng thời hạn giao trong hợp đồng. Hiện nay, tại TPHCM có rất nhiều hãng cho thuê tàu, cũng như container, do đó công ty sẽ lựa chọn hãng tàu có giá cả, lịch trình phù hợp với thời gian xuất khẩu hàng, số lượng hàng hoá và nước đến. Thông thường công ty sẽ chọn công ty vận tải tàu biển uy tín . 3.6- Làm thủ tục hải quan: Sau khi đã tập hợp hàng hóa và tiến hành đăng ký tàu, container, lập invoice, packinglist, hợp đồng, L/C. Công ty tiến hành khai báo với hải quan cửa khẩu, cảng ( nơi tàu cập bến). Hàng hoá tập hợp xong sẽ được công ty vận chuyển ra khu vực cảng xuất. Sau đó nhân viên làm thủ tục hải quan sẽ báo cho cán bộ hải quan kiểm tra hàng hóa xem có phù hợp với nội dung mà người xuất khẩu đã khai báo không. Nếu đúng thì cán bộ hải quan ký tên xác nhận, trình lãnh đạo cho xuất. Khi nhận được tờ khai hải quan đã được cán bộ hải quan xác nhận kiểm tra đúng, phù hợp, công ty tiến hành báo cho hải quan giám sát kho bãi để được đóng hàng vào container ( đã được đăng ký ). Khi hàng đã được đóng vào container, hải quan giám sát kho bãi sẽ xác nhận hàng hóa được đóng vào container là đúng và đủ theo hải quan kiểm hoá đã kiểm tra. Lúc này tờ khai hải quan xem như đã hoàn thành thủ tục và hàng hoá có thể chuyển lên tàu để xuất. 3.7- Giao hàng cho người vận tải: Khi đã hoàn thành thủ tục hải quan, công ty tiến hành cung cấp toàn bộ số liệu thực tế về hàng hoá được đóng vào container cho hãng tàu biết, kể cả số container, số seal, cảng đóng hàng và các số liệu liên quan cần thiết cho việc phát hành Vận Đơn Đường Biển, người vận tải sẽ xác nhận đã nhận hàng từ người xuất khẩu và gửi Vận Đơn Đường Biển cho người xuất khẩu làm chứng từ thanh toán. 3.8- Mua bảo hiểm Hàng hóa của công ty được xuất theo hai giá là FOB và CIF,. Nếu công ty xuất hàng theo giá FOB thì không cần mua bảo hiểm. Nhưng khi công ty xuất hàng theo giá CIF thì phải mua bảo hiểm, lúc này công ty tiến hành liên lạc với công ty bảo hiểm để làm hợp đồng về bảo hiểm hàng hóa. 3.9- Lập bộ chứng từ thanh toán : Sau khi giao hàng, các nhân viên của phòng đối ngoại sẽ căn cứ vào yêu cầu của L/C tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán. Quá trình này được nhân viên công ty thực hiện rất cẩn thận, kỹ lưỡng nên chưa có tinh trạng bộ chứng từ thanh toán chưa hợp lệ. Bộ chứng từ thanh toán theo L/C được lập tại công ty gồm: - 3/3 originals clean – on – board ocean B/L issued to the order of issuieng Bank marked ‘Freight prepaid’ and notify the buyer. Oiginals Signed Commercial Invoice in triplicate Originals of detailed Packing List indicating lot no. in trilicate Certificate of insurance in duplicate Certificate of Origin issued by Chamber of Commerce Certificcate of Analysis in triplicate issued by the manufacturer. Nếu thanh toán theo T/T thì bộ chứng từ thanh toán gồm: - Bill of Lading - Commercial Invoice - Signed contract - Packing List - Certificate of Analysis issed by Manufacturer with standard and Quality Analysis method - Certificate of Origin issed by Chamber of Commercial of Manufacturer’s Country - Certificate of Insurance 3.10- Giải quyết khiếu nại: Công ty chưa có trường hợp tranh chấp, giải quyết khiếu nại nào III- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY VIMEDIMEX II: Trong những năm gần đây tình hình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng ở công ty diễn ra khá suôn sẽ. Mặc dù các nhân tố chủ quan và khách quan đã làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty, làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty có lúc tăng giảm. Nhưng nhìn chung quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cũng đạt kết quả . Đó là nhờ vào đội ngũ cán bộ công nhân viên có nghiệp vụ và chuyên môn cao, năng động, giàu kinh nghiệm trong công việc kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, công ty không chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mà chủ yếu chỉ thực hiện theo những hợp đồng đã được ký từ trước. Còn những khách hàng mới thường do họ chủ động thiết lập mối quan hệ với công ty. Nhìn chung, quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty có hiệu quả, thể hiện qua tình hình kim ngạch xuất khẩu ổn định qua các năm. Điều này cho thấy sự nổ lực phấn đấu của các cán bộ công nhân viên công ty trong nền kinh tế thị trường luôn có sự biến động về nguồn hàng, giá cả thị trường cũng như khả năng về vốn. PHẦN IV: MỘT SỐ BIỆN PHÁP I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2006 Gần đây kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng trưởng rất đáng kích lệ. Đó chính là thành quả đáng trân trọng của tập thể cán bộ, công nhân viên của công ty Vimedimex II. Tuy nhiên để thích ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, công ty đã có những định hướng: Tiến hành công tác đổi mới từng bước chất lượng sản phẩm, mẫu mã. Tiến hành xây dựng, duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002 Đẩy mạnh hoạt động markeing, mở rộng thị trường kinh doanh ra toàn cầu. Ngoài hệ thống phân phối đang hoạt động hiệu quả tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, công ty sẽ phát huy hệ thống phân phối sẵn có ở Đà Nẵng, Cần Thơ. Công ty cố gắng thực hiện công tác cổ phần hóa trong thời gian tới và chuyển đổi các văn phòng đại diện ở nước ngoài thành chi nhánh của công ty. Phát triển sản xuất đẩy mạnh kinh doanh, tăng lợi nhuận, đảm bảo nâng cao trình độ nghiệp vụ và đời sống cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu , công tác đàm phán tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng đóng vai trò rất quan trọng. Nó như là xương sống trong hoạt động của một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiệu quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu y tế Vimedimex II gắn liền với hiệu quả của công tác đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu tại công ty. Vì thế, em xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty Vimedimex II. 1– Biện Pháp 1: Hoàn thiện công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường và Marketing sản phẩm. Thành lập bộ phận Marketing chuyên về tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của thị trường nước ngoài, nắm bắt các thông tin về giá và khả năng cung cấp hàng, chào hàng, hỏi hàng với các công ty đơn vị trong ngoài nước, qua đó có thể giao dịch và ký kết hợp đồng. Tìm và lựa chọn đối tác giao dịch bằng cách tổ chức các hình thức tiếp thị như giới thiệu, chào hàng với văn phòng đại diện của các công ty có nhu cầu đặt hàng tại Việt Nam. Tham gia các hội chợ thương mại quốc tế để tự giới thiệu và tìm kiếm thị trường tiềm năng. Bộ phận chuyên trách Marketing sẽ thực hiện những công việc sau : Nghiên cứu thị trường trong nước : Nghiên cứu chính sách ngoại thương của nhà nước, những thay đổi về định xuất nhập khẩu của Nhà nước qua từng thời kỳ. Nghiên cứu xu hướng xuất nhập khẩu của những nhà xuất nhập khẩu quan trọng trên thị trường, phát hiện ra những nhà cung cấp lớn có khả năng chi phối hợp đồng xuất khẩu. Nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩu của các đơn vị sản xuất trong nước, những khó khăn, thuận lợi biến động theo thời vụ, tình hình cạch tranh giữa các nhà cung cấp và vai trò của họ, các kênh phân phối. Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu. Nghiên cứu thị trường nước ngoài: Nghiên cứu những điểm tổng quát của thị trường ở những nước mà công ty đang có hoặc đang muốn thâm nhập về : điều kiện, chính trị, hàng rào thương mại, những chế độ ưu đãi giành cho các nước đang phát triển . Nghiên cứu nhu cầu của thị trường nước ngoài đối với hàng xuất khẩu ở nước ta. Tìm kiếm và lựa chọn những công ty có khả năng làm đối tác giao dịch với ta. Nghiên cứu và dự báo tình hình biến động hàng hoá, giá cả những mặt hàng mà công ty đang kinh doanh. Dự báo xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái. Các triển vọng kinh doanh trong tương lai. – Biện Pháp 2: Xây dựng phương án kinh doanh Một hợp đồng từ khi ký kết đến khi thực hiện phải qua ít nhất bốn khâu: Đàm phán, ký kết hợp đồng do trưởng phòng đối ngoại thực hiện . Tạo nguồn hàng xuất khẩu. Phòng xuất 2 thực hiện thủ tục xuất hàng. Kế toán công nợ. Như vậy, quá trình thực hiện sẽ phát sinh hiện tượng là việc theo dõi tiến hành hợp đồng khó khăn, vì cần có sự xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối của hợp đồng. Để khắc phục công ty nên lập phương án kinh doanh để chỉ đạo việc thực hiện hợp đồng, nhằm giúp các cán bộ lãnh đạo có thể nắm được chính xác tiến độ thực hiện hợp đồng. Phương án kinh doanh được xây dựng cho hai tiến trình như sau: Khâu chuẩn bị đàm phán, ký kết hợp đồng. Khâu thực hiện hợp đồng. Xây dựng phương án cho quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng: Chuẩn bị nguồn thông tin: Công ty: Giá cả đưa ra là bao nhiêu? Số luợng hàng tối đa mà công ty cung cấp được. Những chỉ tiêu chất lượng mặt hàng của công ty. Mẫu mã hàng hoá. Đối tác: Thu thập thông tin về đất nước, con người, tình hình chính trị, xã hội, ngôn ngữ, địa lý, khí hậu, trung tâm thương mại, các chính sách kinh tế Nhu cầu về mặt hàng và chất lượng hàng Thông tin cơ bản về đồng tiền trong nước, tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm quốc dân Thông tin cụ thể về đối tác như: Quá trình hoạt động, tình hình tổ chức, địa vị pháp lý của thương nhân, phạm vi và mặt hàng kinh doanh, thái độ cư xử và thiện chí làm ăn, kinh nghiệm và uy tín, phong tục tập quán trong kinh doanh và phương hướng phát triển. Thị trường: Đối tác tham gia đàm phán có nằm trong các nước là thành viên của các tổ chức thuế quan, GATT,vùng buôn bán tự dohay không? Hệ thống tín dụng ngân hàng. Điều kiện vận tải và giá cước. Giá cả mặt hàng trên thị trường. Lập phương án: Phương án 1: khách hàng đồng ý với mức giá, điều kiện cơ sở giao hàng của công ty và ký kết hợp đồng. Phương án 2: khách hàng muốn giảm giá, mức giá tối thiểu có thể giảm là bao nhiêu? Sau khi thỏa thuận về giá cả và các điều kiện khác thì hợp đồng được ký kết. Phương án 3: khách hàng muốn thay đổi mặt hàng, trong trường hợp này giá cả sẽ thay đổi như thế nào? Công ty sẽ lựa chọn bảng giá để thỏa thuận khi đàm phán. Phương án 4: khách hàng chưa đưa ra quyết định, nếu vậy công ty cần tìm hiểu xem khách hàng mong muốn điều gì? Xây dựng phương án cho quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng sẽ giúp công ty chủ động hơn trong giao dịch với khách hàng, nâng cao hiệu quả của quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, từ đó việc đàm phán sẽ có hiệu quả hơn. Xây dựng phương án chỉ đạo việc tổ chức thực hiện hợp đồng: Phương án chỉ đạo thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Phân bổ thời gian thực hiện hợp đồng: + Từ khi ký kết đến khi có L/C: bao nhiêu ngày? + Tạo nguồn – xuất hàng : bao nhiêu ngày? + Tàu chạy đến khi thanh toán : bao nhiêu ngày? + Dự trữ: bao nhiêu ngày? Tạo nguồn hàng: + Huy động hàng xuất khẩu; bao nhiêu ngày? + Thời hạn thanh toán cho nhà cung cấp . + Thời gian chuẩn bị hàng + Thời gian lo thủ tục xuất hàng + Thời gian xuất hàng Tuỳ theo tính chất kinh doanh của mỗi hợp đồng mà phương án chỉ đạo được áp dụng vào thực tế khác nhau. Nhờ việc lên phương án cụ thể, nhất là chú trọng thời gian thực hiện hợp đồng mà các cán bộ lãnh đạo sẽ nắm bắt được khá chính xác tiến độ thực hiện hợp đồng. Qua đó tiết kiệm được thời gian, bảo đảm hiệu quả kinh tế và góp phần làm tăng uy tín của công ty đối với khách hàng. Việc xây dựng phương án kinh doanh phải bảo đảm chính xác tương đối, đầy đủ, thuyết phục được ban lãnh đạo. Đó là cở sở của việc tính toán hiệu quả của hợp đồng và là căn cứ để thực hiện hợp đồng về sau. Khi xây dựng phương án phải đảm bảo mức lãi ước tính. Việc lập phương án kinh doanh chính xác, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho việc thanh lý hợp đồng dễ dàng và đề ra các biện pháp kịp thời để nâng cao mức lợi nhuận thực tế cho công ty, nâng cao hiệu quả xuất khẩu và hiệu quả hợp đồng chung của công ty. Muốn dự đoán chính xác được giá cả và mức độ của nó khi xét phương án kinh doanh ta tìm hiểu các yếu tố sau: Nhu cầu thị trường. Thời điểm mùa vụ, khả năng cung ứng hoặc tiêu thụ các mặt hàng trên thị trường. Khả năng cung cấp hàng của các nhà phân phối lớn. 3 -Biện pháp 3: Thay đổi cơ cấu thị trường đối với từng mặt hàng. Việc tìm kiếm, chiếm giữ một thị trường ổn định là một yếu tố quan trọng, đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng được liên tục. Mỗi thị trường tiêu thụ một vài mặt hàng mà công ty kinh doanh, mỗi loại mặt hàng được ưa chuộng ở từng thị trường riêng biệt. Do đó, công ty không thể xuất tất cả các mặt hàng vào cùng một thị trường. Để có thể ký kết được nhiều hợp đồng, công ty nên xem xét thay đổi cơ cấu thị trường đối với từng mặt hàng. Thị trường Châu Âu: là một thị trường rộng lớn, quen thuộc, phù hợp với khả năng tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu của ta. Hiện tại ở thị trường này mặt hàng mà công ty vẫn đang xuất khẩu chủ yếu là tinh dầu, mặc dù đây là thị trường có nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ và nông sản ( hạt tiêu ). Do đó Châu Âu vẫn là thị trường cần mở rộng giao lưu buôn bán và có nhiều triển vọng cho ta thực hiện xuất khẩu. Mỹ là thị trường lớn, có nhiều tiềm lực kinh tế về công nghệ, khoa học kỹ thuật, trao đổi hàng hóa, du lịch. Hiện nay, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hồ tiêu ( Hiện là khách hàng lớn thứ hai sau Hà Lan về nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam ) và hàng thủ công mỹ nghệ lớn. Lệnh cấm vận của Mỹ đã được xoá bỏ và chuyến công du của thủ tướng sang Mỹ tìm kiếm cơ hội thông thương, hợp tác kinh doanh giữa hai nước là điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Thị trường Trung Quốc: là thị trường có nhiều mặt gần gũi, phù hợp với tập quán tiêu dùng của ta. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển nhanh và Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Hiện Trung Quốc đang tích cực đàm phán với các nước Asean trong đó có Việt Nam về việc hình thành khu vực mậu dịch tự do. Mục tiêu thương mại hai chiều mà cả hai nước đang nhắm đến là 10 tỷ USD vào năm 2010. Thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu của công ty về mặt hàng dược liệu dưới dạng thô và cao su. Vì thế đây là một thị trường lớn có ý nghĩa lâu dài trong chiến lược phát triển của công ty. Thị trường Hồng Kông, Singapore, Nhật, Hàn Quốc là trung tâm chuyển khẩu lớn của thế giới. Đây là thị trường lớn của công ty về mặt hàng dược liệu và nông sản. Vì thế trong chiến lược xuất khẩu sắp tới công ty cần tạo thêm những mặt hàng chủ lực có chất lượng để có sức cạnh tranh trên các thị trường này. Thị trường Australia: hiện nay là thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, Australia có nhu cầu rất lớn và không quá khắc khe đối với nhiều mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như nông sản, hạt điều và sản phẩm gỗ. Đây là thị trường mới và tiềm năng mà công ty có thể thâm nhập và phát triển. Trên cơ sở hiểu được các thị trường lớn này, nắm được điểm mạnh và điểm yếu của từng thị trường, nắm được mặt hàng nào phù hợp với thị trường nào, từ đó công ty sẽ có chiến lược xuất khẩu đúng đắn, cân đối lại cơ cấu hàng xuất khẩu. 4- Biện pháp 4: Áp dụng hình thức chiết khấu theo thời hạn thanh toán Một trong những vấn đề bức xúc của các công ty hiện nay là việc chiếm dụng vốn khá phổ biến. Điều này dẫn đến khâu lưu thông vốn bị ách tắc, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Để khắc phục tình trạng thanh toán chậm trễ của khách hàng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Công ty có thể áp dụng hình thức chiết khấu theo thời hạn thanh toán như sau: Nếu khách hàng thanh toán trong vòng 15 ngày sau khi có biên bản thanh lý hợp đồng thì sẽ được hưởng một khoảng chiết khấu từ 0,05-1% giá trị hợp đồng (khoản này được tính nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng) Nếu thanh toán trong vòng 15-30 ngày sau khi thanh lý hợp đồng thì khách hàng phải thanh toán toàn bộ theo hợp đồng. Nếu thanh toán chậm trễ sau 30 ngày sau khi hết hạn thanh toán thì khách hàng phải chịu lãi phát sinh của ngân hàng tính theo tổng giá trị hợp đồng. Đây là biện pháp nhằm giúp cho công ty có khả năng thu hồi vốn nhanh, đảm bảo thời gian quay vòng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 5-Biện pháp 5: Chủ động tìm kiếm khách hàng Để có thể ký kết được nhiều hợp đồng, công ty cần chủ động trong việc tìm kiếm những khách hàng mới và thiết lập mối quan hệ với họ. Để làm được điều này công ty phải tìm hiểu nhu cầu của đối tác và chủ động chào hàng, từ đó khách hàng mới biết được những thông tin về mặt hàng của công ty và nếu họ có nhu cầu thì sẽ yêu cầu công ty gửi bảng báo giá đến, sau khi thỏa thuận được giá cả và các điều kiện khác thì khách hàng sẽ ký kết hợp đồng với công ty. Hoặc công ty có thể tham gia hội chợ quốc tế để tự giới thiệu , quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng. Có như vậy công ty mới có thể chủ động trong việc mở rộng thị trường và có thêm nhiều khách hàng mới. 6-Biện pháp 6: Xây dựng mặt hàng chủ lực - Mặt hàng dược liệu và đông dược đã tinh chế: nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã tạo sự hấp dẫn và cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm, công ty cho khách hàng. Công ty cần nghiên cứu đầu tư máy móc thiết bị trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu của mình. - Đối với mặt hàng nông sản ( như hồ tiêu ) hiện đang là mặt hàng xuất khẩu ở thế mạnh của công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Do công ty có nguồn hàng dồi dào, ổn định, mẫu mã phong phú và đạt tiêu chuẩn. Có được những lợi thế trên là do công ty tổ chức khâu thu mua tốt, liên kết với nhà cung cấp lớn có khả năng chi phối thị trường trong nước. Đây là một trong những cách giúp công ty tạo được lợi thế cạnh tranh tốt trên thị trường trong và ngoài nước. Như vậy công ty có thể chỉ xây dựng hai hoặc ba mặt hàng nhưng phải có thế cạnh tranh tốt trên thị trường, nâng cao kim ngạch xuất khẩu. KIẾN NGHỊ Qua thời gian thực tập tại Công ty, em có một số kiến nghị sau: 1. Đối với Công Ty: Thông tin thị trường: với phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, thì đây là vấn đề cần quan tâm của các nhà quản lý sản xuất, kinh doanh làm thế nào để đạt hiệu quả. Muốn vậy công ty phải nâng cao hoạt động Marketing để nắm bắt được cơ hội kinh doanh trong thị trường ngày càng phát triển. Cập nhật thông tin thị trường từ Internet, đồng thời quảng cáo mặt hàng xuất khẩu của công ty trên mạng. Hạn chế việc xuất khẩu thông qua thị trường trung gian. Nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm: đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Hiện nay công ty đã có hệ thống quản lý chất lượng. Vậy công ty nên duy trì và quản lý ngày càng tốt hơn theo tiêu chuẩn ISO 9002 để đạt được những lợi ích cao hơn. Xây dựng mặt hàng kinh doanh, xuất khẩu chủ lực cho công ty, nhằm nâng cao tính cạnh tranh trên thương trường. Thực hiện chiến lược giá cả đối với mặt hàng xuất khẩu: công ty cần nghiên cứu giá cả cho phù hợp, phân tích xu hướng biến động giá trước khi định giá xuất khẩu cho một mặt hàng vì giá không chỉ góp phần làm tăng lợi nhuận mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh. Lập phương án kinh doanh đối với từng thương vụ. Nhằm hạn chế tối đa các sai sót, đảm bảo đúng thời gian giao hàng và chất lượng hàng, nâng cao uy tín của công ty. Chủ động tìm kiếm khách hàng mới, đối tác mới để mở rộng thị trường. Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Bố trí cán bộ tham gia những khóa nâng cao về chuyên ngành và ngoại ngữ, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia công tác đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương. 2 . Đối với Nhà nước: Xây dựng chiến lược phát triển ngành: hiện nay các công ty sản xuất và chế biến dược liệu và tinh dầu đang hoạt động đơn lẻ và chưa có định hướng rõ ràng nên chưa khai thác hết tiềm năng phát triển. Cần có chiến lược phát triển tổng thể ngành để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu mặt hàng này. Chiến lược sẽ định hướng hoạt động và khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển phù hợp với điều kiện khách quan, khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong ngành sản xuất và chế biến dược liệu tinh dầu. Cần có những chính sách khuyến khích xuất khẩu , thành lập các quỹ bảo hiểm xuất khẩu. Doanh nghiệp cũng cần có sự trợ giúp của cơ quan nhà nước về việc cung cấp thông tin qua các thương vụ cơ quan quản lý nhà nước, hổ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Hoàn thiện và ổn định các chính sách về quản lý kinh tế, xuất nhập khẩu, tránh tình trạng sửa đổi chính sách thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước cần tích cực mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện cho hàng Việt Nam xâm nhập vào thị trường của nhiều quốc gia nhờ được hưởng một số chính sách ưu đãi về thuế và hạn ngạch Xoá bỏ những đơn vị làm ăn yếu kém, chấm dứt tình trạng tranh mua tranh bán để trục lợi. Trợ cấp cho các đơn vị làm ăn có hiệu quả. Để nâng cao hoạt động tự doanh, Nhà nước phải cấp mức vốn cần thiết để đảm bảo việc thực hiện hoàn thành kế hoạch. Bên cạnh đó hổ trợ vốn vay trong và ngoài nước với lãi suất nhẹ để công ty có cơ hội phát triển quan hệ làm ăn với nước ngoài đem lại hiệu quả cao. Cải tiến và làm gọn nhẹ thủ tục xuất khẩu, tạo điều kiện để việc giao nhận hàng dễ dàng, tránh những tiêu cực phát sinh để giúp công ty rút ngắn thời gian thực hiện thương vụ . KẾT LUẬN bababa Qua việc tìm hiểu về hoạt động của công ty Vimedimex II, em nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn có hiệu quả thông qua một số chỉ tiêu mà công ty đạt được. Đó là kết quả tốt đẹp mà Ban giám đốc cùng tất cả các cán bộ công nhân viên của công ty đã không ngừng nỗ lực, vượt qua những khó khăn để góp phần vào thành công chung của công ty. Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường thì tất cả các công ty đều phải không ngừng hoàn thiện chính mình để nâng cao chất lượng hoạt động, tạo đều kiện cho sự phát triển của chính mình cũng như để cạnh tranh sinh tồn trên thong trường và công ty Vimedimex II cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hiện nay, có nhiều công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu y tế và đây chính là đối thủ cạnh tranh của công ty. Qua thập số liệu và phân tích tình hình thực hiện hợp đồng cùng với một số kết quả đạt được tại công ty Vimedimex II, em có đưa ra một số biện pháp và kiến nghị. Những biện pháp và kiến nghị này có thể chưa khái quát hết tình hình thực tế của công ty và khả năng thực thi còn phải được xem xét. Vì vậy, những đóng góp của các cô chú, anh chị trong công ty và giáo viên hướng dẫn là những bài học bổ ích giúp em nâng cao kiến thức và hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp một cách tốt hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy và tất cả các cô chú, anh chị trong công ty Vimedimex II đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Phụ lục : CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VIMEDIMEX II *DƯỢC LIỆU : Atiso(Cynara Scolymus L.) Bạch chỉ ( Radix Angelicae sinensis) Bạch đậu khấu ( Fructus Amomi Cardamomi) Bạch truật( Rhizoma Ty Atractylodis) Bán hạ Việt Nam ( Rhizoma Typhonii Trilobatii) Binh lang( Arecae Semen) Bụp giấm(Calyx Hibicus) Cẩu tích (Rhizoma Cibotii) Cát căn(Radix Puerariae) Chỉ xác ( Fructus Citri Viridis) Cốc tinh tử (Floss Eriocauli) Diếp cá (Herba Houttuyniae) Dừa cạn( Herba Catharanthus Roseus) Gừng củ/ Can Khương (Rhizoma Zingiberis) Hạt sen (Fructus Nelumbinis) Hà thủ ô đỏ(Rdix polygoni Multiflori) Hoa hồi( Fructus Anisi Stellati) Hoa đại( Los Plumeriae Acutifoliae) Hồ tiêu( Fructus Piperis Nigri) Hoài sơn(Rhizoma Dioscoriae) Long Nhãn( Arilluss Longanae) Mai mực ( Seppiae Os) Mạn kinh tử( Frutus Vicicis) Mã tiền(Semen Strichnii) Đại phát tử(Semen Sterculiae) Đại phúc bì(Arecae Pericarpium) Bạch truật/ Nghệ đen ( Rhizoma Curcumae) Nghệ củ( Rhizoma Curcuma Longae) Địa liền( Rhizoma Kaemferiae) Phòng kỷ( Radix Stephaniae) Quế vỏ (Cortex Cinnamomi) Râu mèo (Folium ortosiphonis) Rau má (Herba Centella) Riềng/Lương Khương ( Rhizoma Aipiniae) Sa nhân hạt ( Semen Amoni Xanthioidis) Sa nhân vỏ (Fructus Amoni Xanthioidis) Thạch hộc (Herba Desmotrichi/ Dendrobii) Thanh hao (Artemisinin) Thảo đậu khấu (Semen Aipiniae Katsumadai) Thảo quả (Fructus Amomi Tsao-ko) Thiên niên kiện ( Rhizoma Homalomenae) Thổ phục linh ( Rhizoma Smilacis Glabrae) Tim sen (Embryo / Plumula Nelumbinis) Trần bì (Pericarpium Citri Deliciosae) Xuyên khung (Rhizoma Ligustici Wallichiii) Ý dĩ nhân ( Semen Coicis) Yùdĩ vỏ (Fructus coicis) *TINH DẦU: Tinh dầu Hồi ( Anis oil 80-90 pct Anetol) Tinh dầu Hương nhu ( Aetheroleum Ocimigratissimi) Tinh dầu Húng quế ( Basilic oil 85 pct Methyl chavicol) Tinh dầu Tràm (Cajeput oil 45-99 pct Cineol) Tinh dầu Sả Java ( Citronella oil 35- 85) Tinh dầu Quế ( Caassia oil 85 pct Aldehyd Cinamic) Tinh dầu Màng tang ( Litsea Cubeba oil 65 pct Citral) Tinh dầu Bạc hà ( Peppermint oil 50-60 pct total manthol) *THÀNH PHẨM Dầu Vim Sâm nhung đại bổ Mangiferin kỹ thuật TÀI LIỆU THAM KHẢO ššš¯››› Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. TS Đoàn Thị Hồng Vân Nhà xuất bản thống kê 1994. Thương mại quốc tế. PTS Nguyễn Duy Bột PGS Đinh Xuân Thính. Phân tích hoạt động ngoại thương PGS. PTS Võ Thanh Thu Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam. PGS. PTS Võ Thanh Thu TS Đoàn Thị Hồng Vân Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế. GS. PTS Tô Xuân Dân Một số luận văn tốt nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO_CAO_THUC_TAP1.10.doc
  • docbia.Doc
  • docmuc luc.doc
  • docNHANXET.doc
Tài liệu liên quan