Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị tốt ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu và lao độngcho doanh nghiệp. Cả 3 quá trình này đều nhằm giải quyết một vấn đề là sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao và đáp ứng được nhu cầu thị trường. Quản lý tốt máy móc thiết bị là làm tốt công tác quản lý con người trong quả trình vận hành máy móc thiết bị sao cho các thao tác của họ thực hiện 1 cách chính xác, nhanh chóng và khoa học trên cơ sở hiểu biết và kinh nghiệm của từng người. Chỉ khi máy móc thiết bị được vận hành tốt thì nguyên vật liệu mới được sử dụng hợp lý, Tiết kiệm và có hiệu quả.
Quản lý tốt máy móc thiết bị tạo điều kiện cho việc sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất từ đó thúc đẩy việc tăng năng suất lao động. Ngày nay mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường mở cửa và ngày cành hội nhập phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh:
77 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty xây dựng Lũng Lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương pháp khấu hao tuyến tính áp dụng chủ yếu cho máy móc thiết bị đã qua sử dụng hoạc có thời gian sử dụng lâu dài, tính năng kỷ thuật ít có sự thay đổi: như ô tô, xe uỷ, máy xúc.
1
Số năm sử dụng
X 100 = 16,7%
Tỷ lệ khấu hao hàng năm (Tk) =
Ví dụ: tính khấu hao cho xe 2 cầu Gaz 66 theo phương pháp khấu hoa tuyến tính: nguyên giá một xe 2 cầu Gaz 66 là 85tr, mua tháng 7/1997, tuổi thọ của xe là 6 năm.
Số khấu hao hàng năm của xe là: Mk =85x0,167 = 14,16(tr).
Còn phương pháp khấu hao luỹ thoái được áp dụng phổ biến cho các loại máy móc thiết bị mới, tính năng kỷ thuật cao như xe lu, thiết bị khoan hầm.
Ví dụ: tính khấu hao luỹ thoái theo phương pháp tổng số cho máy đào Kobelcol 1,2 m. Nguyên giá một xe 700(tr), thời gian sử dụng là 3 năm.
Mki : Mức trích khấu hao năm i.
Tki : Tỷ lệ trích khấu hao năm i.
Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tổng số:
Từ kết quả trên cho ta thấy đối với máy móc thiết bị sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính thì chi phí khấu hao thấp do được dải đều qua các năm hoạt động nên chi phí khai thác sử dụng được tính ít. Do vậy mức độ huy động công suất của chúng so với thiết bị khác là tương đối cao : như xe 2 cầu Gaz66 là thiết bị vận tải khấu hao hàng năm là 14.2tr và mức độ huy động công suất của loại xe này đạt 85 – 90%. Bên cạnh đó các loại máy móc mới mua về tính năng kỹ thuật cao phải tính khấu hao theo phương pháp luỹ thoái nên chi phí khấu hao thường lớn hơn, dẫn đến chi phí khai thác sử dụng cũng tăng theo làm cho việc huy động thiết bị loại này vào thi công gặp nhiều khó khăn. Thực tế là hàng năm công ty phải trích một lượng chi phí khấu hao khá lớn cho việc sử dụng các loại máy móc thiết bị, cộng thêm chi phí vận hành, sửa chữa chúng thì chi phí huy động là rất lớn. Công ty cần phải có kế hoạch để đẩy mạnh hơn nữa công suất sử dụng, hạn chế thời gian chết của máy móc có như thế mới giảm được lượng chi phí từ khâu này.
1.6.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của công ty
1.6.1. Chỉ tiêu về sức sản xuất của máy móc thiết bị
Trong những năm qua cùng với sự tăng lên của máy móc thiết bị, khả năng sản xuất của công ty cũng có chiều hướng gia tăng, điều này chúng ta có thể thấy qua số liệu doanh thu của các năm
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng giá trị MMTB tham gia vào sản xuất kinh doanh trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
Bảng số 12 : Sức sản xuất của máy móc thiết bị
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Doanh thu
Giá trị MMTB
Sức sản xuất của MMTB
130.000
62.245
2,08
349.000
83.095
4,20
350.000
83.136
4,21
370.000
80.632
4,27
Nguồn Công ty xây dựng Lũng Lô
Từ bảng số liệu trên ta thấy sức sản xuất của máy móc thiết bị tăng qua các năm. Năm 1998 sức sản xuất của máy móc thiết bị tăng so với 1997 là 2,12 triệu đồng. Năm 1999 tăng so với năm 1998 là 0,01 triệu đồng. Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,06 triệu đồng. đây là một kết quả rất đáng khích lệ cho thấy hiệu quả công tác quản lý sử dụng máy móc thiết bị của công ty đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt. Nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm lại, đây là vấn đề mà công ty cần phải chú trọng nhiều hơn.
Đồ thị số 1: sức sản xuất của máy móc thiết bị
1997
1998
1999
1997
2000
Năm
2,08
4,2
4,21
4,23
Sức sản xuất
1.6.2. Chỉ tiêu khả năng sinh lợi của máy móc thiết bị
Chỉ tiêu này sẽ cho ta biết 1 đồng vốn cố định của máy móc thiết bị sử dụng trong 1 năm thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. đặc thù cuả ngành xây dựng là doanh thu cao nhưng giá thành cũng rất lớn, ở công ty xây dựng Lũng Lô cũng vậy lợi nhuận chỉ đạt hàng năm là 3-4 % tổng doanh thu.điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của máy móc thiết bị. ta xem xét bảng số liệu cụ thể sau
Bảng số13: Khả năng sinh lợi của máy mocs thiết bị
đơn vị Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Lợi nhuận
4.642
11.386
12.250
12.950
Giá trị MMTB
62.245
83.095
83.136
86.636
Khả năng sinh lợi (HL)
0,07
0,17
0,147
0,15
Nguồn: Công ty xây dựng Lũng Lô
đồ thị 2: sức sinh lợi của máy móc thiết bị1997
1998
1999
2000
Năm
0,07
0,14
0,147
0,15
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy khả năng sinh lợi của máy móc thiết bị tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng đang có xu hướng giảm. Năm 1998 khả năng sinh lợi của máy móc thiết bị tăng 0,07 triệu đồng so với năm 1997, năm 1999 khả năng sinh lợi của máy móc thiết bị tăng 0,007 triệu đồng so với năm 1998. Năm 2000 khả năng sinh lợi của máy móc thiết bị tăng 0,003 triệu so với năm 1999. Mặc dù tốc độ tăng của lợi nhuận vẫn lớn hơn tốc độ tăng của máy móc thiết bị, tuy nhiên đây là vấn đề cảnh báo với công ty nếu không đẩy mạnh công tác quản lý sử dụng tốt máy móc thiết bị thì chỉ tiêu này sẽ bảo hoà trong những năm tiếp theo.
Đánh giá chung 2 chỉ tiêu trên: chỉ tiêu sức sản xuất và chỉ tiêu khả năng sinh lợi của máy móc thiết bị ta thấy việc quản lý và sử dụng mays móc thiết bi của công ty là hợp lý, có hiệu quả song trong một thị trường luôn biến đổi thì phải có những chính sách thay đổi hợp lý hơn để đẩy mạnh hơn nữa hai chỉ tiêu này, nếu không trong công ty vẫn sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả, hạch toán vẫn có lãi nhưng vẫn không đuổi kịp đối thủ cạnh tranh trên thương trường.
2. Tình hình đổi mới và kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị của công ty
Với mục tiêu từng bước nâng cao hiện đại hoá các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty như đảm bảo đủ khả năng, năng lực tham gia thi công các dự án lớn có yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật. Công ty có chủ trương trong từng dự án đều phải có đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ và hình thành chiến lược đầu tư chiều sâu cho một số ngành nghề truyền thống chủ đạo như: công trình ngầm, đường, cảng biển. Thực tế trong những năm qua công ty đã tập trung đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại với trên 800 chủng loại, trong đó có các thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu công nghệ cao như: xe vận tải Caterpillar 773B 54,3 tấn, xe vận tải Krap, Máy khoan Alpascopco352 H175. Nhờ đó nâng cao được năng lực sản xuất, đảy mạnh tiến độ thi công, mang lại chất lượng, hiệu quả cao trong kinh doanh. Về kế hoạch đầu tư: công ty hạch toán theo công trình, việc đầu tư mua sắm thiết bị mới phải phù hợp khả năng thiết bị hiện có, tuỳ thuộc vào các dự án mà công ty nhận được, từ đó mới có được số liệu cụ thể về đầu tư máy móc thiết bị, và con số kế hoạch về đầu tư máy móc thiết bị chỉ mang tính tương đối. Ta có thể thấy tình hình đổi mới máy móc thiết bị qua các năm và kế hoạch đầu tư bổ sung máy móc thiết bị dự kiến trong năm 2001 như sau:
Bảng số 14: Tình hình đổi mới máy móc thiết bị và kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị năm 2001
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Dự kiến năm 2001
I. giá trị MMTB đầu năm
58.620
62.245
83.095
83.136
86.636
II. giá trị MMTB tăng trong năm
4.123
24.850
4.436
7.864
9.158
III. giá trị MMTB giảm trong năm
498
4.000
4.195
4.368
5.682
IV. giá trị MMTB cuối năm
62.245
83.095
83.136
86.632
90.108
Nguồn Công ty xây dựng Lũng Lô
Trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều phải hạch toán độc lập chính vì vậy buộc mỗi doanh nghiệp phải năng động hơn mới hi vọng thắng được đối thủ cạnh tranh trong đường đua của mình. Công ty xây dựng Lũng Lô cũng vậy luôn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường của mình bằng cách tiến hành đầu tư máy móc thiết bị cần thiết. Muốn vậy không thể trông chờ vào nguồn vốn Nhà nước cấp mà phải trích từ quỹ tự có là chính, số còn lại công ty vay trung và dài hạn. Cơ cấu nguồn vốn trong công ty thì vốn tự có chiếm khoảng 61,53%, vốn vay chiếm khoảng 36,74%, nguồn vốn ngân sách cấp chiếm khoảng 1,73%. Chính vì nguồn vốn tự có cao nên công ty có thể chủ động trong việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị
Để có thể đánh giá một cách chính xác hơn về tình hình đổi mới máy móc thiết bị của công ty trong những năm qua và kế hoạch đầu tư trong năm 2001 ta có thể xem xét chỉ tiêu hệ số đổi mới máy móc thiết bị (HDM).
Giá trị máy móc thiết bị bình quân trong kỳ= (số đầu kỳ+ số cuối kỳ)/2
Ta có
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Dự kiến năm 2001
HDM= 6,8%
HDM=34%
HDM=5%
HDM=9,3%
HDM=10,4%
Đồ thị3: Tình hình đổi mới máy móc thiết bị và kế hoạch đầu tư năm 2001
1997
1998
1999
2000
Năm
5
9,3
10,4
0,15
2001
6,8
34
Hđm
Qua bảng số liệu và đồ thị ta thấy việc đầu tư đổi mới tăng vọt trong năm 1998 do trong năm 1998 công ty đã trúng thầu 1 số dự án có giá trị cao như: đường hầm nhà máy lọc dầu Dung Quất, đường Hồ chí Minh. Trong các năm tiếp theo công ty chỉ phải bổ sung khi thiếu. Trong năm 1999 việc đầu tư là không đáng kể, đây là vấn đề hoàn toàn hợp lý khi máy móc thiết bị đã đổi mới hàng loạt trong năm 1998. Trong năm 2000 việc đổi mới máy móc thiết bị bắt đầu tăng lên và dự kiến trong năm 2001 con số này tiếp tục tăng do máy móc thiết bị đã hao mòn nhiều . Dự kiến đầu tư trong năm 2001 khoảng 9.158 triệu đồng chủ yếu là cho thiết bị thi công và bộ phận quản lý công ty. đây là một chiều hướng tốt khi mà khấu hao hàng năm tăng cao thì cần phải bổ sung và đổi mới máy móc thiết bị là điều hoàn toàn hợp lý.
III. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng máy móc thiết bị tại công ty Xây Dựng Lũng Lô:
1. Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng máy móc thiết bị
Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp nào cũng muốn tồn tại và phát triển nhưng điều đó không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng đạt được. Doanh nghiệp nào cũng năng động, biết phát huy thế mạnh của mình và hạn chế những điểm yếu thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng. Qua thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy có những thuận lợi và tồn tại cần khắc phục sau đây
Những thành tích đã đạt được
- Quỹ khấu hao: được sử dụng đúng mục đích cho việc đầu tư mua sắm, nâng cấp, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị luôn được công ty quan tâm hàng đầu. Thật vậy trong những năm qua cùng với việc đầu tư đổi mới hệ thống máy móc thiết bị là việc trích lập quỹ khấu hao theo quy định của nhà nước đã được công ty thực hiện tốt đảm bảo tích đúng, tích đủ các chi phí phát sinh, hàng năm công ty đều trích một phần từ quỹ khấu hao để trang trải cho các chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị và trong những năm gần đây, công ty luôn chú trọng đầu tư cho hệ thống quản lý nhằm điều khiển công ty một cách tốt nhất.
- Công tác quản lý hồ sơ thiết bị được công ty tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ theo các cấp độ quản lý khác nhau. Tất cả các máy móc thiết bị khi đưa vào sử dụng đều được lập hồ sơ lý lịch trên cơ sở năng lực hoạt động thực tế, theo ngày giờ và các sự cố hư hỏng trong quá trình sử dụng đều giao cho xí nghiệp trực thuộc và từng xí nghiệp có trách nhiệm cụ thể theo dõi đến từng cấp dưới để gửi báo cáo lên ban lãnh đạo công ty, từ đó sẽ có kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị và sửa chữa kịp thời. Nhìn chung trong những năm qua công ty làm tốt công tác tư tưởng văn hoá, ý thức trách nhiệm đến từng công nhân trong công ty và từ đó có kế hoạch thưởng phạt hợp lý. Chính điều này làm khuấy động phong trào thi đua hăng hái làm việc và kết quả đã không ngừng tăng lên.
- Các công tác khác: Công ty xây dựng Lũng lô được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo kịp thời của thường vụ đảng uỷ binh chủng, bộ quốc phòng và các cơ quan chức năng, bộ giao thông, bộ xây dựng.
-Với sự phát triển vững vàng và hiệu quả, công ty đã xây dựng được uy tín với các cơ quan trung ương, các địa phương, nhà cung ứng chính điều này là giá trị vô hình giúp công ty thắng thầu các công trình xây dựng cấp quốc gia.
-Trong thời gian qua thông qua các dự án lớn trong cả nước đặc biệt là các dự án hợp tác liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài nên các dự án lớn về đường hầm, cảng biển, đường giao thông từ cấp IVđến cấp II có yêu cầu kỹ thuật cao luôn được công ty hoàn thành tốt, tăng thêm lợi nhuận, công việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Năng lực về nhân sự và cơ sở hạ tầng: Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân có tay nghề cao, biết sử dụng các công cụ hiện đại, có ý thức kỷ luật tốt nên các máy móc thiết bị đầu tư được sử dụng tốt và có hiệu quả. Cơ sở hạ tầng của công ty được đầu tư, bố trí đầy đủ, có khoa học từ trên xuống dưới tạo thành một hệ thống điều khiển thông suốt trong toàn công ty.
Những tồn tại cần khắc phục
- Từ phía nhà nước: Các công trình mà có vốn vay từ ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu á(ADB) thông qua các ban quản lý dự án sẽ không cho phép các công ty của quân đội tham gia đấu thầu và xây dựng điểm này làm giảm nguồn vốn vay của công ty hoặc làm giảm các công trình mà công ty có thể tham gia đấu thầu, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư mua sắm máy móc thiết bị.
- Nguồn vốn của công ty đầu tư vào máy móc thiết bị cho các dự án vừa và lớn chưa đủ để đáp ứng công ty phải dựa vào một phần nguồn vốn vay tín dụng với lãi xuất cao, làm hạn chế khả năng đầu tư vào chiều sâu của công ty.
- Đối thủ cạnh tranh: Thị trường xây dựng có sức cạnh tranh gay gắt về giá cả quá thấp, lợi nhuận không thể theo ý muốn, đầu tư phải có giới hạn để đảm bảo không thua lỗ và việc giảm đầu tư vào máy móc thiết bị là điêù không thể trách khỏi.
- Về mặt sử dụng máy móc thiết bị. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý sử dụng máy móc thiết bị nhưng số lượng, máy móc thiết bị vẫn chưa đồng bộ việc đầu tư cho máy móc thiết bị còn dàn trải, nơi thừa nơi thiếu. Chính vì vậy trong năm 2001 công ty đã có kế hoạch đầu tư theo chiều sâu, chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải trong những năm qua.
- Hệ thống tổ chức quản lý thiết bị của công ty đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn tồn tại bất cập là công ty không trực tiếp quản lý hay có kế hoạch sửa chữa, đổi mới thiết bị cho xí nghiệp mà các xí nghiệp tự lập hồ sơ sửa chữa, quản lý rồi báo cáo với phòng kế hoạch theo định kỳ. Chính điều này làm cho các đội, xí nghiệp đôi khi không báo cáo một cách trung thực, chích xác năng lực hoạt động của máy móc thiết bị việc sử dụng máy móc thiết bị còn ồ ạt, không bảo quản thường xuyên. Mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài như thời tiết, khí hậu nên nhiều máy móc thiết bị thi công không đáp ứng được nhu cầu công việc, việc đánh giá chỉ trên trạng thái tĩnh qua chỉ tiêu con số nên việc đầu tư nhiều khi chưa đi sát vào thực tế, không thể hiện qua trạng thái động,phát sinh của nhiều nhân tố bên ngoài nên việc mua sắm đôi khi vì tính bức thiết mà chịu giá cao hoặc khan hiếm trên thị trường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ thi công các công trình.
- Hệ tthống máy móc thiết bị của công ty gồm rất nhiều chủng loại khác nhau nên khó đánh giá một cách chính xác mức độ hao mòn cho từng loại máy móc thiết bị trên cơ sở năng lực hoạt động thực tế.
2. Nguyên nhân.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hạn chế trên, đây là một vấn đề quan trọng chúng ta phải tìm hiểu để tìm ra giải pháp khắc phục và hoàn thiện.
2.1 Nguyên nhân khách quan.
- Nguyên nhân khách quan bao chùm có lẽ là đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam, như chúng ta đã biết Việt Nam vừa mới tiến hành đổi mới trong những năm gần đây. Do vậy trong cơ chế hoạt động vẫn còn tồn tại nhiều bất hợp lý trong việc cho vay vốn và nguyên lý, cách thức đấu thầu xây dựng của các công ty. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đầu tư và mua sắm náy móc thiết bị.
- Do nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phân tán, trải dài trên ba miền đất nước nên công tác điều hành quản lý và sử dụng máy móc thiết bị chịu nhiều tác động của thời tiết, khí hậu.
- Hệ thống thông tin còn nghèo nàn thiếu những thông tin cập nhập từ phía người cung ứng. Những yếu tố rủi ro tiềm tàng trong nền kinh tế lúc nào cũng có thể xảy ra ảnh hưởng đến hiệu quả thi công các công trình và quản lý sử dụng máy móc thiết bị. Trong khi đó hệ thống cung cấp thông tin cần thiết để tránh rủi ro lại thiếu tạo nên xu hướng đơn giản hoá hoạt động quản lý và sử dụng máy móc thiết bị.
- Thị trường vốn của Việt Nam thường xuyên biến động và chưa hoàn chỉnh khiến cho việc lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu rất khó khăn.
2.2 Nguyên nhân chủ quan.
- Việc quản lý sử dụng máy móc thiết bị hiện nay ở công ty đang gặp khó khăn nhất định. Với việc phân chia máy móc thiết bị cho từng đội, từng xí nghiệp theo kiểu quản lý phân tán đã phát huy tác dụng kịp thời cho hoạt động thi công những cũng gây ra tình trạng thừa máy chỗ này thiếu máy chỗ kia làm giảm hiệu quả sử dụng. Công ty cũng tiến hành theo kiểu tập trung theo công trình nhưng cũng gây tình trạng trậm trễ trong thi công và chi phí hoạt động máy tăng cao. Do vậy hiện nay công ty phải áp dụng kết hợp cả hai phương pháp trên nhưng hiệu quả quản lý chưa cao đã ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
- Ngày nay hoạt động thuê và cho thuê thiết bị xây dựng đang diễn ra phổ biến, nó có thể giải quyết được những khó khăn về máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp khi phải thi công các công trình ở xa. Trước mỗi công trình công ty luôn phải cân nhắc chi phi huy động máy móc thiết bị của công ty với chi phí thuê chúng ngay tại địa bàn để chọn giải pháp thích hợp. Chính điều này đã ảnh hưởng đến việc sử dụng số lượng, thời gian và công xuất máy móc của công ty.
- Do việc sát nhập công ty, nên công ty vừa phải ổn định về tổ chức sản xuất, đồng thời vừa phải lưạ chọn mô hình sản xuất cho phù hợp với cơ chế thị trường cho nên việc đầu tư trang thiết bị vẫn còn chưa bạo dạn, gặp nhiều khó khăn trong đầu tư chiều sâu và phát triển sản xuất.
Phần thứ ba
Một sô biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị của công ty xây dựng Lũng Lô
Đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hoá , hiện đại hoá, xây dựng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng kinh kế khá cao, từ năm 1992 đến nay lĩnh vực này luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP (1) . Cũng giống như nhiều nước trong giai đoạn dầu phát triển, nước ta có nhu cầu rất lớn về đầu tư xây dựng hạ tầng và các công trình công nghiệp, điều này trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ xây dựng. Theo dự đoán của các nhà kinh tế thì tổng số vốn đầu tư cần thực hiện trong thời gian 1996 đến 2010 để đáp ứng nhu cầu phát triển và tăng trưởng kinh tế đạt bình quan năm từ 9 á 10 % cần khoảng 170 á 250 tỷ USD, nếu như tỷ trọng xây dựng chiếm khoảng 75% vốn đầu tư cơ bản từ năm 1996 á 2010 chúng ta phải thực hiện khoảng 120 á 180 tỷ USD cho xây dựng (bình quân năm từ 7,5 tỷ đến 10 tỷ USD) như vậy lực lượng xây dựng sẽ phải tăng lên bình quân từ 6á7 lần so với lực lượng xây dựng hiện có và đang sử dụng từ 1996(2).
Khoa học công nghệ (KHCN) nói chung và KHCN xây dựng nói riêng của nước ta đã có một tiềm lực đáng kể, từ năng lực xây dựng các chính sách phát triển đất nước, đến tiếp thu thành tựu KHCN tiên tiến của quốc tế.
Tiển khai thực hiện nghị quyết hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ II ( khoá VIII) về định hướng hoạt động KHCN trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công tác khoa học công nghệ ngành xây dựng đã đạt được chuyển biến tích cực. Đó là sự khẳng định vị trí, vai trò của KHCN trong giai đoạn hội nhập. Hỗu hết các cơ quan KHCN và các doanh nghiệp trong ngành đều nhận thức được đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị là một vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với công tác phát triển sản xuất và xây dựng nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập, tạo đà cho sự gắn kết từng bước giữa khoa học và sản xuất.
(1): Hoàng thọ vinh – Trần Mạn Hùng: Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam – tạp chí xây dựng tháng 5 – 1999.
(2): Kinh tế các ngành sản xuất vật chất – NXB giáo dục 1996.
Theo điều tra cho thấy, khi chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đã cố gắng huy động nhiều nguồn vỗn khác ngoài ngân sách hỗ trợ để tập trung đôỉ mới công nghệ, máy móc thiết bị ở những khâu, công đoạn, những sản phẩm mũi nhọn có tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh như: Sản xuất bê tông, làm đường giao thông, thi công các công trình ngầm, thi công nhà cao tầng. Vì vậy, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được đầu tư và đưa vào sử dụng rộng rãi trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của thị trường, tiết kiệm ngoại tệ cho nhà nước, đồng thời giúp cho doanh nghiệp làm chủ được thị trường trong nước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, hàng năm vốn đầu tư phục vụ đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị của các doanh nghiệp trực thuộc bộ là khá lớn: năm 1995 là 459 tỷ đồng, năm 1996 là 679 tỷ đồng, năm 1997 là 817 tỷ đồng, đến năm 2000 con số này đã lên tới 1210 tỷ đồng. Khoảng 60% thiết bị thi công là loại tốt, được đầu tư trang bị từ sau năm 1995 trong đó có nhiều thiết bị thi công hiện đại của các nước phương tây. Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, hơn 70% dây chuyền công nghệ tại các đơn vị trực thuộc ngành đạt trình độ tiên tiến so với khu vực và quốc tế. Đứng trước tình hình đó Công ty xây dựng Lũng Lô luôn phát huy thế mạnh của mình tập trung quản lý sử dụng máy móc thiết bị một cách có hiệu quả để nâng cao chất lượng các công trình, ngày càng khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
Từ nhu cầu xây dựng rất lớn như vậy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đều có cơ hội phát triển, tuy vậy tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng trên thị trường cũng rất gay gắt, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh, dìm giá, bỏ thầu với giá rất thấp dẫn đến những thiệt thòi không đáng có cho doanh nghiệp. Để có thể tăng trưởng và phát triển vững chắc trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì việc thực hiện những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp xây dựng.
Xuất phát từ thực trạng quản lý sử dụng máy móc thiết bị của công ty xây dựng Lũng Lô, qua nghiên cứu thực tế tại công ty kết hợp với kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập mà em mạnh rạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng máy móc thiết, đáp ứng được phương thức phát triển của công ty trong một số năm tới, nâng cao năng lực thi công các công trình phát huy sức mạnh của người lao động và cụ thể trước mắt là hoàn thành kế hoạch đề ra trong năm 2001 của công ty với các chỉ tiêu chủ yếu như: Giá trị tổng sản lượng đạt 500 tỷ đồng doanh thu 420 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 14,7 tỷ đồng thu nhập bình quân đầu người/ tháng 1.200.000 á 1.700.000 đồng. Công ty nên thực hiện một số biện pháp sau:
1.Biện pháp thứ nhất: Bố trí sử dụng hệ thống máy móc thiết bị một cách có hiệu quả.
Cơ sở lý luận: Việc bố trí sử dụng hệ thống máy móc thiết bị một cách hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý sử dụng máy móc thiết bị. Một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức sản xuất trong daonh nghiệp là hệ thống máy móc thiết bị phải đảm bảo tính cân đối, nhịp nhàng. Điều đó được thể hiện trước hết ở mối quan hệ tỷ lệ thích hợp giữa công xuất máy móc thiết bị, khả năng lao động, số lượng và chất lượng của các loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. Hay nói một cách khác đó là mối quan hệ tỷ lệ giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Ngoài ra tính cân đối nhịp nhàng còn được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo sản xuất đồng bộ với hiệu quả cao, khắc phục được tình trạng sản xuất khi thì thong thả cầm chừng, khi thì vội vã, khẩn trương, gây nên những lãng phí về sức người, sức của. Từ ý nghĩa thiết thực đó vấn đề đặt ra là muốn nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị thì cần phải làm tốt công tác quản lý, bố trí sắp xếp chúng, tạo điều kiện cho chúng phát huy voí hiệu quả cao nhất.
Cơ sở thực tiễn: Hiện nay công ty đang gặp khó khăn trong việc quản lý có hiệu quả hệ thống máy móc thiết bị. Việc quản lý do các xí nghiệp tự sắp xếp bố trí, và báo cáo lên công ty. Chính vì vậy việc báo cáo theo một cơ cấu sắp xếp đôi khi không đồng bộ giữa các xí nghiệp. Do đặc thù mà từng xí nghiệp có số lượng máy móc khác nhau, đòi hỏi đầu tư khác nhau nên số lượng, chủng loại không đồng bộ có sự khác biệt hoá rất cao. Mặt khác các đội , các xí nghiệp xây dựng hoạt động trên cơ sở hạch toán độc lập cho nên tất cả các chi phí đều được tính toán cân nhắc và lựa chọn mức tối ưu để có thể hạ giá thành công trình, tăng lợi nhuận và thu nhập cho người lao động. Trong khi đó do có chi vận chuyển và khấu hao nên chi phí sử dụng máy móc thiết bị của các xí nghiệp thường cao hơn so với chi phí thuê ngoài do vậy trong nhiều trường hợp các xí nghiệp dùng phương pháp đi thuê còn hơn là huy động máy móc của xí nghiệp. Vì thế hiện nay toàn bộ hệ thống máy moc thiết bị của xí nghiệp mới huy động ở mức công xuất 78 á79 % và thời gian sử dụng trung bìnhlà 24á45 ngày trong một tháng. Để đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng máy đòi hỏi công ty phải có biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng trên .
Phương thức tiến hành: Sắp xếp bố trí lại hệ thống máy móc thiết bị ở mỗi xí nghiệp bằng cách giảm bớt thiết bị vận tải. Trang bị thêm các loại máy móc thiết bị đặc chủng cần thiết theo ngành nghề kinh doanh trong giai đoạn tới như máy xúc lật, trạm nghiền đá, máy sau gạt carter pillar14 và loại bỏ các thiết bị lạc hậu lỗi thời đã hết khấu hao.
áp dụng hình thức quản lý theo đối tượng và quản lý hỗn hợp. Công ty phải lập ra một đội kiểm tra giám sát việc thực thi của các xí nghiệp , có chính sách điều chỉnh kịp thời hoạt động của từng xí nghiệp. ở mỗi xí nghiệp nên phân chia các loại máy móc thiết bị thông thường như xe vận tải, thiết bị thi công, máy trộn bê tông cho các đội sử dụng nhưng vẫn chịu sự quản lý của xí nghiệp để khi cần công ty có thể vẫn huy động lẫn nhau giữa các xí nghiệp giải quyết được tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. Riêng với loại máy móc thiết bị đặc chủng như thiết bị khoan hầm, thiết bị dò mìn, xe lu rung thì tuỳ theo kế hoạch sản xuất mà xí nghiệp lập kế hoạch chuyển giao cho từng đội đảm bảo phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất với chi phí thấp nhất.
Công ty tiến hành từng bước giảm dần chi phí khấu hao cho các loại máy móc thiết bị mới bằng cách trong những năm đầu có thể không cần tính lãi hoặc tính lãi ở mức thấp. Nếu cần có thể dùng lãi xí nghiệp , quĩ đầu tư phát triển, quĩ khấu hao cơ bản của công ty để tính khấu hao máy móc thiết bị ở các xí nghiệp và thu lại trong những năm sau.
áp dụng hình thức giao khoán cho mỗi tổ, mỗi đầu xe để mỗi tổ, mỗi đầu xe tự có trách nhiệm tìm việc cho mình. Tích cực thực hiện công tác cho thuê máy với phương châm giảm thiểu chi phí máy trên cơ sở hạ thấp lãi định mức.
Hiệu quả thực hiện: Với việc bố trí sắp xếp như trên thì chắc rằng hiệu quả sử dụng sẽ được nâng lên rõ rệt, công suất và thời gian hoạt động của máy móc thiết bị tăng cao hơn trước. Thật vậy với mức công suất huy động 78% và thời gian làm việc 24 ngày/ tháng như hiện nay thì sau khi có sự phân chia tổ chức quản lý thì công suất có thể đạt được 82% và thời gian hoạt động 17 ngày / tháng cao hơn mức độ thực tế ở các xí nghiệp như hiện nay. Với biện pháp này các xí nghiệp vậy có thể quản lý được số máy móc thiết bị của mình, nâng cao được hiệu quả hoạt động của chúng, có điều kiện để tính khấu hao, cải thiện đời sống cho công nhân trực tiếp vận hành máy và hoàn chả vốn cho công ty. Bên cạnh đó các xí nghiệp vẫn có thể huy động tập trung số lượng máy móc thiết bị của mình cho các công trình trọng điểm theo yêu cầu của công ty.
2. Biện pháp thứ hai Nâng cao hệ số thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị.
Cơ sở lý luận: Hệ số thời gian làm việc thực tế phản ánh trình độ sử dụng máy móc thiết bị của mỗi doanh nghiệp. Thông qua hệ số này ta có thể thấy được khả năng huy động công suất thiết bị cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hệ số này được tính trên cơ sở thời gian làm việc thực tế chia cho thời gian làm việc theo qui định trong năm, nó cho biết trong năm máy móc thiết bị của doanh nghiệp hoạt động được bao nhiêu giờ. Phải ngừng hoạt động bao nhiêu giờ. Hệ số này tính ra càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị càng lớn. Bên cạnh đó thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị còn có tác dụng giúp các cán bộ quản lý được tình hình hoạt động, thừa thiếu máy móc thiết bị ở từng bộ phận sản xuất để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Do vậy đối với mỗi doanh nghiệp nếu có thể nâng cao hệ số thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị thì cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
Cơ sở thực tiễn: Bước sang nền kinh tế thị trường mặc dù công ty luôn đẩy nhanh tốc độ làm việc của máy móc thiết bị nhằm khai thác hết khả năng làm việc của chúng. Tuy nhiên mức độ đóng góp của chúng vào các công trình còn nhiều hạn chế. Có những bộ phận làm việc 8 giờ á9 giờ/ngày nhưng công ty vẫn chưa có được những biện pháp hữu hiệu nhất khắc phục tình trạng này. Bởi lẽ do thời tiết, khí hậu làm gián đoạn tốc độ làm việc, do cung cấp không đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu, do công nhân sử dụng còn hạn chế về trình độ, do máy sửa chữa quá lâu. Vì vậy nâng cao hệ số thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị là một biện pháp hết sức cần thiết đối với công ty trong giai đoạn hiện nay.
Phương thức tiến hành :Làm tốt công tác tiếp thị, giới thiệu năng lực thi công của công ty, từng bước chiếm lĩnh thị trường để có thể nhận được nhiều các công trình có giá trị lớn đảm bảo đủ thời gian hoạt động của máy móc thiết bị.
Cân đối lại nhiệm vụ, bố trí hợp lý kế hoạch sản xuất cho từng đội, từng xí nghiệp và từng thiết bị. Khai thác hết thời gian làm việc của từng thiết bị. Căn cứ vào khả năng làm việc của từng máy móc thiết bị, từng xí nghiệp để bố trí máy móc thiết bị cho hợp lý, tránh tình trạng máy làm việc quá mức máy lại sử dụng quá ít, đảm bảo làm sao cho các đội thi công trong tình trạng đủ máy thi công và mức độ huy động công suất luôn đạt mức cao nhất.
Đối với mỗi công trình xây dựng đặc biệt là các công trình xa địa điểm hoạt động của công ty thì cần phải lập tiến độ thi công rõ dàng, cụ thể, chính xác và tính toán chi phí máy hợp lý nhất để có thể huy động tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có của công ty. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thuê máy ở đơn vị ngoài. Mặt khác đội theo dõi của công ty phải luôn theo dõi kiểm tra tình hình hoạt động thực tế của maý móc ngoài công trường. Tránh tình trạng báo cáo sai lệch không đúng thực tế của cấp dưới.
Hiệu quả thực hiện biện pháp: Trong những năm qua bình quân máy móc làm việc chỉ đạt bình quân 10,5h/ngày, số ngày huy động là 25 ngày/tháng như vậy hệ số thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết trong toàn công ty là:
Với thời gian huy động thực tế đạt 36% so với thời gian qui định thì doanh thu của công ty 2000 đạt 370 tỷ đồng. Nếu công ty thực hiện đúng biện pháp này thì có thể nâng hệ số giờ làm việc thực tế lên 12,5 giờ/ngày và 27 ngày/tháng.
Khi đó:
Và doanh thu đạt 450 tỷ đồng chính là số doanh thu công ty dự định đạt được trong năm 2002.
3. Biện pháp thứ ba: Huy động và sử dụng vốn có hiệu qủa.
Cơ sở lý luận: Trong nền kinh tế thị trường cũng như bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào khác, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều với mục đích là lợi nhuận. Mọi quá trình sản xuất kinh doanh mặc dù có khác nhau nhưng chung qui lại đều hoạt động theo một mô hình cơ bản giống nhau. Muốn tiến hành kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần một khoản vỗn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị. Qua đó ta thấy được vốn là nhân tố quan trọng vì phải có vốn doanh nghiệp mới đảm bảo được sự vận hành thường xuyên và có khả năng tăng trưởng trong tương lai. Nó đảm bảo cho doanh nhgiệp chủ động trong việc đầu tư , mua sắm hay sửa chữa máy móc thiết bị.
Cơ sở thực tiễn: Sự phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã chỉ ra một nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp là huy động vốn và sử dụng vốn chưa hiệu quả. Đặc điểm của công ty cho thấy nguồn vốn vay giữ vai trò quan trọng chiếm 36,74%. Tuy nhiên vốn vay cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty luôn mang nặng lãi suất cao, công ty không mạnh rạn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, ngay cả việc chi phí cho sửa chữa cũng kém đi làm giảm khả năng hoạt động của máy móc thiết bị. Hàng năm công ty tiến hành đầu tư mua sắm khoảng 10 tỷ đồng máy móc thiết bị, mà khoản này chỉ dựa vào tiền vay thì không đáp ứng đượctốc độ thi công các công trình, ngoài ra các khoản vay này cũng có giới hạn. Chính vì vậy phải có một giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là một việc làm bức thiết. Công ty có thể áp dụng biện pháp sau:
Phương thức tiến hành: Công ty có thể huy động vốn vay dài hạn hoặc vay vốn từng công trình thực hiện bằng cách vay vốn từ cán bộ công nhân viên công ty. Tuy nhiên để vay vốn công ty phải có biện pháp khuyến khích đối với người có tích cực trong công ty vay vốn. Đồng thời vẫn đảm bảo tính lãi suất cho họ. Biện pháp này giảm được khoản thế chấp công ty.
Khi cần thiết đầu tư cho máy móc thiết bị công ty có thể cổ phần hoá hoặc bán cổ phiếu cho người lao động. Bằng cách này công ty có thể huy động được một khối lượng vốn lớn, không có thời hạn trả, tăng nguồn vốn chủ sở hữa và kích thích người lao động làm việc có hiệu quả hơn nhờ gắn quyền lơị và trách nhiệm chặt trẽ hơn. Tăng được nguồn vốn này công ty sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư cho máy móc thiết bị tăng được khả năng cạnh tranh.
Hiệu quả thực hiện: Với những biện pháp huy động và sử dụng như trên thay vì đầu tư trong năm 2000 là 7,8 tỷ thì năm 2001 sẽ tăng lên được 9,15 tỷ và 2002 là 11,5 tỷ đồng. Như vậy công ty sẽ có một hệ thống máy móc thiết bị tương đối hiện đại đảm bảo đủ khả năng và tiến độ thi công các công trình, chấm dứt được tình trạng việc chờ máy và tình trạng máy móc hết thời gian sử dụng vẫn phải hoạt động, nâng cao được thời gian và công suất của máy.
4. Biện pháp thứ tư. Hoàn thiện công tác bảo dưỡng sửa chữa dự phòng theo kế hoạch
Cơ sở lý luận: Máy móc thiết bị chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến năng xuất lao động, đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đến yêu cầu của tổ chức cân đối, nhịp nhàng và liên tục, xét về mặt vốn giá trị tài sản cố định nói chung và giá trị máy móc thiết bị nói riêng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sản xuất của doanh nghiệp. Bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng hợp lý máy móc thiết bị làm giảm được hao mòn vô hình là doanh nghiệp đã sử dụng có hiệu quả phần vốn lớn của doanh nghiệp. Bản thân các loại máy móc thiết bị, nhất là các loại máy móc thiết bị hiện đại, tự động hoá cao, một số bộ phận chi tiết hỏng sẽ làm cho toàn bộ dây truyền ngừng hoạt động. Thật vậy sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị là công tác gắn liền với quá trình sử dụng, không thể có sử dụng tốt nếu không làm tốt công tác sửa chữa, sửa chữa máy móc thiết bị chu đáo ,cẩn thận sẽ hạn chế những sự cố, hỏng hóc lớn trong quá trình sử dụng, nhờ đó sẽ kéo dài tuổi thọ cho máy móc thiết bị giảm thời gian ngừng máy vì sửa chữa, tăng năng lực hoạt động cho chúng. Vì vậy sửa chữa là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nó phải được tiến hành thường xuyên đảm bảo cho máy móc hoạt động hết công suất.
Cơ sở thực tiễn: Công ty xây dựng Lũng Lô với qui mô khá lớn nên chủng loại thiết bị quá nhiều và đa dạng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và ở địa bàn khắp mọi nơi. Chính vì vậy công tác sửa chữa dự phòng càng có ý nghĩa quan trọng. Trong những năm qua mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc bảo dưỡng sửa chữa nhưng với đặc thù như vậy mà công ty chưa có điều kiện để tích luỹ các kinh nghiệm trong công tác sửa chữa từ đó có thể xây dựng kế hoạch sửa chữa dự phòng hoàn chỉnh từ cấp công ty đến cấp xí nghiệp và đội. Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp hỏng đến đâu sửa chữa đến đó. Đây là việc làm mang tính trước mắt, nhiều nhược điểm, nếu máy móc hỏng cùng một lúc thì việc sửa chữa là rất lâu và thời gian ngừng việc nhiều lại không có máy móc dự phòng điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ thi công của các công trình. Từ thực tế đó trong những năm tới công ty phải coi trọng hơn nữa khâu bảo dưỡng, sửa chữa theo định
kỳ để chuẩn bị tốt cho quá trình sử dụng máy móc thiết bị, đảm bảo cho chúng phát huy với hiệu quả cao nhất.
Phương thức tiến hành: Phải lấy sửa chữa dự phòng làm chính, chấm dứt tình trạng đợi máy hỏng mới sửa chữa mà sửa chữa trước khi máy hỏng. Muốn vậy công ty dựa trên những căn cứ sau:
+ Căn cứ vào lịch trình sửa chữa cho từng loại máy móc thiết bị.
+ Căn cứ vào năng lực thi công thực tế của từng loại máy móc.
+ Căn cứ vào số lượng công nhân sửa chữa.
Phương pháp lập kế hoạch: Sau khi tính toán các căn cứ cùng với việc xác định mức tiêu hao về thời gian, nguyên vật liệu và nhân công cho công tác sửa chữa mà mỗi xí nghiệp sẽ tiến hành lập kế hoạch sửa chữa cho cả năm, tháng, quý rồi giao cho các đội triển khai thực hiện. Công ty không trực tiếp điều khiển nhưng phải cử ra một đội chuyên đi kiểm tra mức độ làm việc của các xí nghiệp để đối chiếu với báo cáo. Nếu xí nghiệp làm không tốt, gian lận sẽ có biện pháp sử lý kịp thời ngay. Tổ chức biên chế thêm cho mỗi đội sửa chữa 1á2 công nhân kỹ thuật bậc cao để có thể đảm trách công việc sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng cho máy móc thiết bị, tránh tình trạng máy hỏng đột xuất ảnh hưởng đến tiến độ thi công .
Có kế hoạch bảo quản cụ thể đối với những loại máy móc thiết bị vận chuển đi xa hoặc hoạt động trong điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt như: máy lu, máy gạt, máy trộn bê tông
Lập sổ lý lịch rõ ràng cho từng loại máy móc thiết bị và giao trách nhiệm thực hiện trực tiếp cho người vận hành
Đối với mỗi công trình công ty nên lập ra một tổ sửa chữa cơ động để khắc phục tình trạng máy hỏng đột ngột, giảm đến mức tối đa phải ngừng việc do máy móc hỏng đột ngột.
Hiệu quả thực hiện: Với việc thay đổi hệ thống tổ chức sửa chữa như trên các đội, các xí nghiệp sẽ có thể đảm trách các công việc sửa chữa nhỏ và vừa nên hiệu quả sử dụng sẽ được tăng cao, máy móc thiết bị của đội luôn được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời đáp ứng được nhu cầu sản xuất khẩn trương, đảm bảo tiến độ thi công đúng kế hoạch, giảm được chi phí khấu hao và chi phí chờ máy.
5. Biện pháp thứ năm. Đầu tư cải tiến nâng cao năng lực của máy móc thiết bị.
Cơ sở lý luận: Máy móc thiết bị là tư liệu lao động, là cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Nó thể hiện năng lực sản xuất, quyết định chủng loại sản phẩm và qui mô kinh doanh của từng doanh nghiệp. Do vậy trước khi bắt đầu mỗi quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhất thiết phải có sự đầu tư vốn lớn để mua sắm máy móc thiết bị, lắp đặt các dây chuyền công nghệ. Mặt khác trong quá trình sử dụng giá trị máy móc thiết bị giảm dần theo thời gian, sự giảm dần về giá trị do hao mòn gây ra, nhất là trong công ty xây dựng thì hao mòn này lại diễn ra nhanh hơn, bởi lẽ chúng phải tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất khác nhau và giá trị của chúng được chuyển dần vào giá trị của sản phẩm. Bên cạnh đó tiến bộ phát triển của khoa học kỹ thuật như vũ bão làm cho hao mòn càng nhanh hơn. Vì vậy bất kỳ một hệ thống máy móc thiết bị nào cũng cần phải có sự đầu tư đổi mới, cải tiến một cách thường xuyên thì mới có thể phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả cao.
Cơ sở thực tiễn: Với khả năng thi công hiện nay của công ty, các công trình, dự án mà công ty thi công nhiều và lớn như hiện nay thì cần phải có trang thiết bị đặc chủng, hiện đại nhưng việc đầu tư lại có hạn cho nên tốc độ thi công không kịp thời, không đúng tiến độ. Để giúp công ty chủ động trong lĩnh vực kinh doanh của mình thì việc đầu tư tăng năng lực thi công của các xí nghiệp là rất cần thiết. Đặc biệt nó có ý nghĩa hơn trong công tác đấu thầu có giá trị lớn. Nó cũng có tác động to lớn trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, thúc đẩy việc phát triển của công ty , giúp công ty đứng vững trong thị trường cũ chiếm lĩnh được thị trường mới.
Hiện nay đất nước đang trong thời kỳ đổi mới và phát triển nên nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng, khu công nghiệp và nâng cấp đường giao thông thuỷ lợi rất cao ngoài ra còn có các công trình ngầm, khoan núi. Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh nên bom mìn còn khá lớn trong lòng đất vì vậy công việc tìm kiếm và khai thác bom mìn rất nhiều mà ít công ty xây dựng làm được, điều này sẽ thuận lợi cho công ty xây dựng Lũng Lô đầu tư trang bị máy móc thiết bị. Mặt khác hiện nay thị trường xây dựng cũng rất năng động nên để nâng cao năng lực cạnh tranh buộc công ty phải đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại có như vậy mới đứng vững được trên thương trường.
Phương thức tiến hành: Trong năm 2001 này công ty phải liệt kê được danh mục các thiết bị cần phải thay thế, mỗi lĩnh vực cần bao nhiêu máy móc thiết bị sẽ có kế hoạch đầu tư cụ thể và huy động vốn đầu tư nguồn nào cho việc đầu tư đó.
Theo kế hoạch trong năm 2001 công ty sẽ đầu tư 9,15 tỷ đồng cho đổi mới máy móc thiết bị trong đó có thể dẫn chứng ba loại máy mà công ty sẽ đầu tư sau đây:
đv: triệu đồng
STT
Thiết bị
Số lượng(cái)
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
Máy xúc lật
(Carter pllarr)
Trạm nghiền đá
Máy cẩu PPM
2
2
4
1.200
500
350
2.400
1.000
1.400
Tổng vốn đầu tư: 4.8000.000.000 đ
Với dự án đầu tư này công ty sử dụng phương pháp khấu hao đều với tỷ lệ khấu hao 25%/năm trong vòng 4 năm từ 2001á2004 như sau:
Mức khấu hao tính từng năm đơn vị tính triệu đồng
STT
Tên thiết bị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
2
3
Máy xúc lật
Trạm nghiền đá
Máy cẩu PPM
600
250
350
600
250
350
600
250
350
600
250
350
Tính chung
1.200
1.200
1.200
1.200
Hiệu quả thực hiện biện pháp: Dự kiến sử dụng thiết bị sau khi đầu tư
- Máy xúc lật:
+ Thời gian làm việc cho 27 ngày/tháng.
+ Hệ số lợi dụng thời gian 0,8giờ. Đơn giá 280.000đ/ ngày
+ Đơn giá cho 1 m3: 4000 đồng.
+ Dự kiến 1 năm cho 1 máy:
= 10´0,8´27´10´280.000 = 6000.480.000 đ
ị doanh thu cho 2 máy/năm 1.200.960.000 đ
- Trạm nghiền đá:
+ Thời gian làm việc 10 giờ/ngày trong 27 ngày.
+ Dung tích 0,35 m3
+ Hệ số lợi dụng thời gian 0,8 h.
+ Thời gian nghiền một lần: 15 phút.
+ Đơn giá 1 m3 : 8000 đ.
+ Thời gian làm việc 10 tháng/năm.
ị Doanh thu 1 năm cho 1 trạm là:
đ
đ
ị Doanh thu 2 trạm là: 290.300.000 đ
- Máy cẩu PPM:
+ Hệ số sử dụng thời gian 0,8.
+ Ngày làm việc 27 ngày/tháng.
+ Đơn giá 1 máy : 500.000đ.
+ Thời gian làm việc 10 tháng/năm.
Không kể chi phí khác.
ị Doanh thu 1 năm
= 0,8´27´10´500.000 = 108.000.000 đ
ị Doanh thu 4 xe là: 432.000.000 đồng.
Vậy doanh thu 1 năm của 3 thiết bị là: 1.922.000.000 đồng. Trong đó mức trích khấu hao là 1.200.000.000 đồng.
ị mỗi năm 3 loại thiết bị này mang lại 722.000.000 đồng tăng lợi nhuận và thu nhập bình quân cho người lao động.
6.Biện pháp thứ 6:Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và công nhân vận hành máy.
Cơ sở lý luận:Trong các tư liệu lao động thì máy móc thiết bị được chế tạo gồm nhiều bộ phận phức tạp nhất mà không phải lúc nào con người cũng sử dụng hết được nó, mặc dù chính bản thân con người sáng tạo ra.Máy móc thiết bị có nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người vào đối tượng lao động,làm thay đổi hình thức tự nhiên của đối tượng lao động để biến đổi chúng thành những sản phẩm thoã mãn nhu cầu của con người .Do vậy giữa con người và máy móc thiết bị có quan hệ nhất định thể hiện sự tác động qua lại lẫn nhau.Con người chế tạo ra máy móc thiết bị ,làm chủ máy móc thiết bị và tiêu thụ sản phẩm do chúng làm ra.Máy móc thiết bị chỉ làm ra được sản phẩm có chất lượng khi chúng được điều khiển bởi con người hiểu biết có trình độ.Mặt khác, khoa học kỹ thuật luôn phát triển không ngừng với trình độ phát triển ngày một cao , điều đó làm cho máy móc thiết bị ngày càng tinh vi hơn ,hiện đại hơn và khó điều khiển hơn.Để tránh những bất trắc sảy ra và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị buộc con người phải ngày một nâng cao trình độ của mình mới hy vọng sử dụng được chúng .Vì vậy vấn đề đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho người cán bộ và công nhân trực tiếp sản suất có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp.
Cơ sở thực tiễn:Là một doanh nghiệp thuộc bộ quốc phòng nên đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết đều chuyển từ chiến đấu sang làm kinh tế nên đứng trước tinh hình có nhiều biến động như hiện nay thì công tác quản lý và điều hành sử dụng máy móc thiết bị còn bộc lộ nhiều điểm yếu ,mặt khác công tác kế hoạch hàng nămvề công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người có nhiều hạn chế ,chế độ hỗ trợ đối với người đi học chưa được quan tâm đúng mức ,công tác đào tạo sử dụng hiệu quả chưa cao.
Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp xây dựng luôn lấy tiến độ và chất lượng cấc công trình làm mục tiêu hàng đầu để thu hút sự chú ý của khách hàng đến với doanh nghiệp.Muốn vậy các đoanh nghiệp đều phải tự trang bị cho doanh nghiệp mình một hệ thống máy móc thiết bị đa dạng hiện đại.Trang bị một đội ngũ công nhân quản lý và vận hành giỏi.Do đó đòi hỏi công ty phải quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo cán bộ quản lý sử dụng máy .
Phương thức tiến hành :
-Đối với công nhân vận hành máy:với những công nhân đã thuộc biên chế của công ty thì công ty phải quan tâm đến vịêc đào tạo và đào tạo lại nhằm mục đích nâng cao tay nghề cho họ.Không giao cho công nhân điều khiển kém trình độ vượt vơí khả năng của họ .
-Đối với công nhân được thuê theo hợp đồng mùa vụ tại địa bàn thi công thì chỉ giao nhiệm vụ không liên quan đến tính năng kỹ thuật của máy.Nếu có phải có sự theo dõi của cán bộ hướng dẫn.Hình thức đào tạo lại có thể cấp kinh phí từ quỹ đầu tư phát triển để cho họ đi học từ các trường công nhân kỹ thuật ,bên cạnh đó phải thường xuyên kiểm tra kiến thức bằng cách thi nâng bậc ,nâng lương tạo điều kiện cho người công nhân học hỏi và trau dồi kinh nghiệm .
Bố trí trong tổ phải có người giỏi và người yếu để họ có thể tự hoàn thiện và phấn đấu vươn lên .Thường xuyên giáo dục ý thức ,tinh thần trách nhiệm trong công việc và môi trương kinh doanh có văn hoá đến từng xí nghiệp,tổ đội ,và công nhân .Tạo thành một môi trường làm việc đoàn kết và ý thức cao
Các cán bộ hướng dẫn phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra người dưới quyền để kịp thời khắc phục sự cố khen thưởng và chỉ trích những người không hoàn thành công việc .
-Đối với các cán bộ quản lý :
Cần làm tốt công tác tuyển chọn ngay từ đầu vào , chỉ nhận người có đủ tiêu chuẩn về đạo đức và có trình độ từ đại học trở lên, nếu là trung cấp chỉ được làm việc ở cấp xí nghiệp , cấp đội , đảm bảo người quản lý phải là có năng lực thực sự.
-Đối với những người chưa có trình độ đại học phải cho đi đào tạo các lớp ngắn hạn như chuyên tu hoặc tạị chức ,củng cố thêm kiến thức cho họ .Đối với cán bộ quản lý về kỹ thuật hiện đang phụ trách hệ thống máy móc thiết bị cần được đào tạo nâng cao , bổ xung kiến thức thường xuyên về đặc tính kỹ thuật và những tiến bộ khoa học mới được áp dụng vào máy móc thiết bị .
Hiệu quả thực hiện biện pháp : Với việc thực hiện biện pháp này đến năm 2005 công ty sẽ có được đội ngũ cán bộ quản lý đủ mạnh với 100% cán bộ quản lý cấp phòng , ban , công ty có trình độ đại học và 100% cán bộ quản lý cấp xí nghiệp , đội có trình độ từ trung cấp trở lên có thể đảm nhận các công việc về quản lý , thi công xây dựng , máy móc thiết bị đảm bảo phát huy hết công suất , tránh được những lãng phí trong quá trình quản lý sử dụng .
Kết luận
Sản xuất luôn là nền tảng , là yếu tố đầu tiên quyết định sự phát triển của một chế độ xã hội mà trong đó máy móc thiết bị bao giờ cững là hệ thống xương cốt và là chỉ tiêu quan trọng nhất . Vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý , sử dụng máy móc thiết bị là một yêu cầu cấp thiết đối vơí các doanh nghiệp xây lắp trong giai đoạn hiện nay.
Trước những đòi hỏi cấp bách và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường xây lắp , công ty xây dựng Lũng Lô luôn ý thức được rằng muốn đứng vững và phát triển được trên thị trường cần phaỉ có thực lực về con người và máy móc thiết bị . Bởi vậy từ khi thành lập đến nay công ty luôn quan tâm đến phát triển năng lực thi công về đường , cảng biển , công trình ngầm , dò tìm và khảo sát bom mìn để có thể đảm nhận được các công trình trọng điểm trong và ngoài quân đội . Trong những năm qua công ty đã có nhiêù cố gắng trong việc đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị , làm tốt công tác quản lý , sử dụng máy móc thiết bị đảm bảo cho hoạt động sản xuất được cân đối , nhịp nhàng , liên tục và đạt hiệu quả cao . Nhưng do mới chuyển sang kinh tế thị trường lại là một công ty quân đội nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn nhiều vướng mắc , công tác quản lý sử dụng máy móc thiết bị còn nhiều tồn tại cần khắc phục .
Vơí ý nghĩa thực tế đó từ ban giám đốc đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đều thấy được việc nâng cao hiệu quả qủan lý sử dụng trang thiết bị sẽ là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới .
Đề tài này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc và khoa học nhằm giải quyết vấn đề trên , việc nghiên cứu cũng có ý nghĩa thực sự đối với một sinh viên chuyên ngành qủan trị kinh doanh tổng hợp . Tuy nhiên do vấn đề nghiên cứu phức tạp , khó đánh giá chính xác , đòi hỏi người nghiên cứu phải có một kiến thức rộng và sử dụng nhiều phương pháp . Mặc dù vơí sự cố gắng , nỗ lực của bản thân nhưng do kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn trung tâm đào tạo quản trị kinh doanh tổng hợp , công ty xây dựng Lũng Lô và đặc biệt là thầy giáo THS Nguyễn Mạnh Quân và chú Trân Xuân Nghiên đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn .
Tài liệu tham khảo
1.Cac Mác-tư bản tiếng việt tập 1
2.Giáo trình QTKDTH Đại học kinh tế quốc dân
3.Giáo trình kinh tế các ngành sản xuất vật chất –nxb GD 1996
4.PTS –Lê Công Hoa-giáo trình kinh tế và kinh doanh xây dựng
5.PGS-PTS Phạm Hữu Huy- giáo trình Kinh tế và Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp -1998
6.GS.PTS Nguyễn Đình Phan –Kinh tế và quản lý công nghiệp – NXBGD - 1997
7.PGS – PTS Nguyễn Đức Tâm – PTS Đinh Ngọc Quyên Quản trị doanh nghiệp (dùng cho hệ sau đại học)
8.Giáo trình Kinh tế chính trị học –nxb GD 1996
9.Tạp chí công nghiệp quốc phòng
10.Tạp chí xây dựng - tháng 5/1999, tháng 1/2001
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4595.doc