Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Công trình đường thủy

Trong giai đoạn hiện nay các công trình luôn luôn đòi hỏi phải có chất lượng cao hơn và có tiến độ thi công với thời gian càng ngắn càng tốt. Trong khi đó, tài sản cố định của công ty chủ yếu được cấp phát từ rất lâu (1972), công ty cũng tiến hành mua sắm thêm một số tài sản cố định nhưng cũng không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính vì vậy công ty cần phải đầu tư hơn nữa vào việc mua sắm tài sản cố định đưa vào sử dụng. Nhằm đuổi kịp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hơn nữa chất lượng của các công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công. 2. Để giảm bớt chi phí quản lý tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định, và tránh lãng phí vốn đối với những tài sản cố định không có hiệu quả hoặc không được sử dụng do không có việc gì để sử dụng đến chúng. Công ty nên kiểm tra, xem xét những tài sản cố định đã hư hỏng, cũ, lạc hậu, không còn sử dụng được nữa. Sau đó tìm các đối tác để cho thuê tài sản cố định hoặc thanh lý tài sản cố định để thu hồi lại vốn hoặc có nguồn thu thêm bổ xung vào vốn kinh doanh của công ty.

doc56 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Công trình đường thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giữa các thời kỳ của một đơn vị hoặc giữa các đơn vị có cùng qui mô trong cùng thời kỳ. - Hệ số hiệu quả sử dụng diện tích sản xuất kinh doanh : Hiệu quả sử dụng diện tích sản xuất kinh doanh được xác định bằng hai công thức: Hd = M Và HS = LN Dsxkd Dsxkd Trong đó: Hd : Hiệu quả sử dụng diện tích sản xuất kinh doanh M : Doanh thu trong kỳ Dsxkd : Diện tích sản xuất kinh doanh LN : Lợi nhuận trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị diện tích sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định đơn vị thu được bao nhiêu đòng doanh thu và bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả sử dụng hợp lý hiệu quả sử dụng diện tích sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Hiệu quả sử dụng chi phí tài sản cố định: Hiệu quả sử dụng chi phí tài sản cố định được xác định bằng hai công thức: HMFTSCĐ = M Và HLFTSCĐ = LN FTSCĐ FTSCĐ Trong đó : HMFTSCĐ : Hiệu quả sử dụng chi phí tài sản cố định FTSCĐ : Mức khấu hao tài sản cố định trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ với một chi phí cho tài sản cố định đã bỏ vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đốngoanh thu và bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tài sản cố định sử dụng có hiệu quả. Bên cạnh những chỉ tiêu tổng hợp trên người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh từng mặt của việc sử dụng vốn cố định trong kỳ. Thuộc loại này bao gồm những chỉ tiêu sau: + Hệ số hao mòn vốn cố định: được xác định bằng tỷ số giá trị còn lại của tài sản cố định với tổng nguyên giá của tài sản cố định tại thời điểm kiểm tra: Hệ số hao mòn vốn cố định = ồ giá trị còn lại của TSCĐ tại thời điểm kiểm tra ồ nguyên giá của TSCĐ tại thời điểm kiểm tra Nếu hệ số hao mòn vốn cố định càng tiến gần về 1 chứng tỏ tài sản cố định được đổi mới, công ty có chú ý đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị và những tài sản cố định khác. Ngược lại hệ số này càng tiến gần về 0 thì tài sản cố định đang sử dụng tại công ty càng cũ cho thấy công ty không chú trọng đến đầu tư và hiện đại hoá tài sản cố định. Chỉ tiêu này một mặt phản ánh số vốn cố định còn phải tiếp tục thu hồi để bảo toàn vốn, mặt khác chỉ tiêu, mặt khác chỉ tiêu này còn phản ánh hiện trạng và năng lực vốn và năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị tại thời điểm kiểm tra. + Hệ số bảo toàn vốn cố định: Bảo toàn vốn cố định ở các doanh nghiệp được thực hiện ở quá trình sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh, đảm bảo cho tài sản cố định không bị hư hỏng trước thời hạn, không bị mất mát hoặc ăn chia về vốn, không được tạo ra lãi giả làm giảm vốn cố định. Trong điều kiện có trượt giá tăng lên thì số vốn cố định cũng phải được tăng theo cho phù hợp số vốn cố định phải bảo toàn đến cuối kỳ được xác định như sau: VCĐck = [(VCĐđk - VCĐt - VCĐg)] x Htg x Hvh Trong đó: VCĐck : Vốn cố định phải bảo toàn đến cuối kỳ báo cáo VCĐđk : Vốn cố định phải bảo toàn đầu kỳ báo cáo VCđt : Vốn cố định tăng trong kỳ báo cáo VCĐg: Vốn cố định giảm trong kỳ báo cáo Htg: Hệ số trượt giá trong kỳ báo cáo Hvh: Hệ số hao mòn vô hình kỳ báo cáo (nếu có) Sau khi xác định vốn cố định hiện có lúc cuối kỳ và vốn cố định phải bảo toàn đến cuối kỳ ta xác định được hệ số bảo toàn vốn cố định như sau: Hệ số bảo toàn vốn cố định = Vốn cố định hiện có ở cuối kỳ Vốn cố định phải bảo toàn đến cuối kỳ Nếu hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đã bảo toàn và phát triển vốn cố định và ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đã không bảo toàn được vốn cố định. + Chỉ tiêu về kết cấu tài sản cố định: Căn cứ vào phương pháp phân loại người ta có thể xây dựng hàng loạt các hệ số (chỉ số) về kết cấu tài sản cố định của đơn vị, các hệ số này đều được xây dựng trên một nguyên tắc chung là: Tỷ số giữa giá trị của một loại hay một nhóm tài sản với tổng giá trị tài sản cố định tại thời điểm kiểm tra. Chỉ tiêu kết cấu tài sản cố định sẽ phản ánh thành phần và quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng tài sản cố định hiện có. Đây là chỉ tiêu quan trọng mà nhà quản lý cần phải quan tâm để có biện pháp đầu tư, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. + Các chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định: Thuộc loại này gồm các chỉ tiêu như: Hệ số kết cấu nguồn vốn ngân sách, tín dụng dài hạn ngân hàng, vốn góp cổ phần, vốn vay... Hệ số kết cấu của 1 loại nguồn vốn nào đó sẽ tỷ lệ giữa giá trị của nguồn vốn đó với tổng giá trị của các nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định. Nghiên cứu các chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định một mặt sẽ giúp cho người quản lý có biện pháp mở rộng, khai thác các nguồn vốn, mặt khác để kiểm tra hoặc theo dõi tình hình thanh toán, chi trả các khoản vay đúng hạn. Các chỉ tiêu trên mới chỉ cung cấp những thông tin bước đầu cần thiết về hiệu quả sử dụng vốn cố định nhà quản trị tài chính và các cán bộ kế toán cần kết hợp xem xét đặc điểm sử dụng tài sản cố định thực tế của doanh nghiệp. Có như vậy những ý kiến đánh giá phân tích cũng những giải pháp đề ra mới sát đúng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. 3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định - Điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định: Xây dựng cơ cấu tài sản cố định hợp lý là điều kiện chủ yếu để khai thác đồng bộ, triệt để của công suất máy móc thiết bị. Liên quan đến vấn đề này, ta cần phân tích cơ cấu tài sản cố định thực tế kết hợp với xem xét toàn diện những phương hướng kinh doanh, tình hình thị trường, khả năng các nguồn tài trợ... trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đầu tư cho phù hợp nhằm tạo ra cơ cấu tài sản cố định hợp lý. - Thu hồi và bảo toàn vốn cố định: Giải pháp này bao gồm những nội dung: chọn phương pháp khấu hao, trích lập, phân phối và sử dụng quỹ khấu hao, xử lý các trường hợp mất mát hoặc hư hỏng về tài sản cố định trước thời gian thanh lý. Đánh giá lại tài sản cố định khi thời giá thay đổi đồng thời điều chỉnh hạch toán khấu hao tài sản cố định cho phù hợp. Nhằm thu hồi nguồn vốn đầu tư tránh mất mát hoặc hư hỏng tài sản cố định được xác định trên cơ sở tài sản cố định ở thời điểm gốc với hệ số trượt giá và hệ số hao mòn vô hình (nếu có). NGt = NG0 x Htg x Hvh Trong đó: NGt : Nguyên giá của TSCĐ được đánh giá lại tại thời điểm kiểm tra (thời điểm t bất kỳ). NG0: Nguyên giá của TSCĐ đó tại thời điểm gốc. Do vậy, 1 tài sản cố định được đánh giá lại khi giá cả thị trường thay đổi, chủ động điều chỉnh giá hạch toán và mức khấu hao tương ứng với mặt bằng mới thì giá trị còn lại của tài sản cố định sẽ được xác định theo công thức: Trong đó: NGCL : Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại MK: Mức khấu hao luỹ kế của TSCĐ đó tới thời điểm đánh giá lại. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để bảo toàn vốn cố định cũng như nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn cố định trong công tác quản trị vốn nói chung và quản trị vốn cố định nói riêng. - Nhượng bán và thanh lý tài sản cố định: Giải pháp này bao gồm nhiều vấn đề như: ra quyết định nhượng bán thanh lý tài sản cố định chưa cần dùng đang dùng nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế hoặc những tài sản cố định đã đến thời kỳ sửa chữa lớn nhưng việc đầu tư sửa chữa lớn không mang lại hiệu quả... - Trách nhiệm vật chất: Giải pháp này tăng cường đến chất lượng vật chất của những người bảo vệ và sử dụng, tận dụng công suất và máy móc thiết bị, khuyến khích phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm tăng thu nhập cho doanh nghiệp bằng cách xây dựng và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thưởng phạt? phạt đối với cá nhân và tập thể người lao động trong việc bảo quản và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. - Giải pháp về khả năng thanh toán trong việc mua bán tài sản cố định, trích nộp quỹ khấu hao, thu hồi các khoản nợ dây dưa liên quan đến vốn cố định... là những vấn đề quan trọng nhằm bảo toàn vốn cố định cho doanh nghiệp. Phần II Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng vốn cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty công trình đường thuỷ I/ Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Công trình đường thuỷ 1. Đặc điểm chức năng nhiệm vụ của Công ty Công trình đường thuỷ Được thành lập 1972 với tên gọi Công ty Công trình đường sông I thuộc Cục đường sông. Năm 1986 đổi tên thành xí nghiệp công trình đường thuỷ thuộc Liên hiệp các xí nghiệp quản lý đường sông I - 1989 đổi tên thành Công ty Công trình đường thuỷ thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Công trình đường thuỷ: Trụ sở: I - 15 Thái Hà - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội. Vốn điều lệ: 11.938.112.786 đồng Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng các công trình đường sông như cảng sông, ụ, ấu, mố xuất, cầu tầu... Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức doanh nghiệp hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân có tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước. Doanh nghiệp có nhiệm vụ: + Làm đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng quy định của nhà nước. + Thực hiện đầy đủ nội dung trong đơn xin thành lập và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty Công trình đường thuỷ. a) Tổ chức bộ máy của Công ty Công trình đường thuỷ - Công ty Công trình đường thuỷ có các phòng ban như: Ban giám đốc, phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật thi công, phòng lao động tiền lương. + Ban giám đốc: 1 Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về mọi công việc sản xuất kinh doanh của công ty. 1 Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về đôn đóc các công việc về phần kỹ thuật của công ty. 1 Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm về phần quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. 1 Phó giám đốc phụ trách chi nhánh miền Nam: Có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra các công việc sản xuất kinh doanh tại chi nhánh miền Nam của Công ty. 1 Phó giám đốc phụ trách chi nhánh miền Tây: có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra các công việc sản xuất kinh doanh tại chi nhánh miền Tây của Công ty. * Phòng Kế toán tài chính: + 1 Kế toán trưởng + 1 Kế toán tổng hợp + 1 Kế toán giá thành và TSCĐ, thu hồi vốn + 1 Kế toán thanh toán + 1 Kế toán ngân hàng và thủ quỹ Chịu trách nhiệm tổ chức công tác về kế toán tài chính của Công ty, tư vấn quản lý cho ban giám đốc. * Phòng Kỹ thuật thi công: + 1 trưởng phòng + Các nhân viên của phòng Chịu trách nhiệm về kỹ thuật thi công công trình của toàn bộ Công ty nói chung hay của từng đơn vị xí nghiệp nói riêng. * Phòng Lao động tiền lương: + 1 trưởng phòng + Các nhân viên trong phòng Chịu trách nhiệm về tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. * Phòng Quản lý thiết bị: + 1 trưởng phòng + Các nhân viên Chịu trách nhiệm quản lý thiết bị của toàn bộ Công ty. * Phòng Hành chính y tế + 1 trưởng phòng + Các nhân viên Chịu trách nhiệm về sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. * Văn phòng đoàn thể: + 1 trưởng phòng + Các nhân viên Chịu trách nhiệm về các công việc đoàn thể trong Công ty. * Phòng Kinh tế kế hoạch: + 1 trưởng phòng + Các nhân viên trong phòng Chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch kinh doanh đưa lên ban giám đốc xét duyệt. Cụ thể mô hình của Công ty Công trình đường thuỷ được thể hiện qua sơ đồ sau: Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc Chi nhánh MN Phó giám đốc Chi nhánh MT Phó giám đốc Kỹ thuật Phòng KTTC Phòng KTTC Phòng LĐTL Phòng TB Phòng KTKH Phòng YT VP ĐT XN 6 XN TCCGG 4 XN 75 XN 22 XN 20 XN 18 XN 12 XN 10 XN 8 XN 4 b) Tổ chức công tác kế toán ở Công ty Công trình đường thuỷ Công ty áp dụng theo hình thức kế toán tập trung có sử dụng máy vi tính. Hình thức sổ kế toán đăng ký đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ đối chiếu luân chuyển, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam. Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán giá thành, TSCĐ, thu hồi vốn Theo mô hình trên hàng tháng, quý và năm phòng Kế toán làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và chi tiết, lập các báo cáo kế toán, phân tích các hoạt động kinh tế của toàn Công ty. Phòng Kế toán tài chính góp phần quan trọng vào việc quản lý các hoạt động kế toán tài chính. Hàng tháng, quý, năm phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và chi tiết, lập báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty. Phòng Kế toán gồm 5 người, mỗi người đảm nhiệm một công việc cụ thể, gắn với trách nhiệm công việc là trách nhiệm cá nhân mỗi người. Công việc cụ thể như sau: * Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành chung mọi công việc của phòng kế toán tài chính. * Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp từ các đơn vị và công nợ nội bộ của Công ty. * Kế toán giá thành, TSCĐ, thu hồi vốn: Chịu trách nhiệm về việc hoàn thành giá thành các công trình, phụ trách về TSCĐ của toàn công ty, thực hiện đôn tốc việc thu hồi các loại vốn. * Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm theo dõi và hạch toán, thanh toán với ngân sách nhà nước, với các thành phần kinh tế và các cá nhân khác. * Kế toán ngân hàng, thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về các công việc có liên quan đến ngân hàng, quỹ tiết kiệm, tín dụng... và hoàn thành công tác thủ quỹ. II. Khảo sát tình hình thực tế sử dụng TSCĐ và xác định hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Công trình đường thuỷ 1. Tình hình sử dụng STCĐ. * Đặc điểm vốn cố định của công ty Công trình Đường Thuỷ. Công ty công trình đường thuỷ là đơn vị thi công xây lắp, bao thầu với chuyên ngành chính là thi công xây lắp các công trình thuỷ công thuộc ngành giao thông đường thuỷ. Các công trình chủ yếu mà công ty thường thi công là: cầu cảng, mố suất, cầu tầu.... Vì vậy hàng hoá mà công ty cung cấp là các công trình thuỷ có thể đi vào sử dụng. Từ khi được thành lập (1972) cho đến nay đơn vị thường xuyên được giao nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình thuỷ công theo kế hoạch trong ngành và nhà nước giao. Xuất phát từ đặc điểm và phương thức kinh doanh trên, vốn cố định của công ty có một số đặc điểm nổi bật sau: - Nguồn vốn cố định chủ yếu do nhà nước cấp. - Nhiều TSCĐ được cấp từ khi thành lập đến nay vẫn còn sử dụng. Hàng năm nhà nước và công ty bổ xung, sửa chữa và thay thế một số TSCĐ đã không còn khả năng sử dụng. - Tài sản cố định hàng hoá của công ty chiếm 40% trong tổng số tài sản. - Hiệu quả của các TSCĐ không còn cao do sự lạc hậu của nó. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh mà TSCĐ và đầu tư dài hạn của công ty chỉ có TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ tài chính không có trong danh mục TSCĐ của công ty. Mặt khác , hàng năm công ty thường tu bổ tài sản cố định để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của nó nên trong danh mục TSCĐ và đầu tư dài hạn có khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm khoảng 0,5% trong tổng tài sản của công ty. * Tình hình sử dụng TSCĐ của công ty trong 2 năm 1997, 1998. Từ năm 1986 do chính sách của nhà nước tăng cường tự chủ mở rộng sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh, đơn vị đã tự chủ vay vốn đầu tư của ngân sách nhà nước và sử dụng khuyến khích phát triển sản xuất để mua sắm thêm một số trang thiết bị phục vụ sản xuất và thay thế cho một số trang thiết bị được nhà nước cấp sát ban đầu đã hết giá trị sử dụng hoặc lạc hậu quá. Và từ khi thực hiện quyết định 217 của hội đồng nhà nước về hạch toán kinh doanh trong các xí nghiệp quốc doanh. Đơn vị đã chuyển từ chế độ hạch toán bao cấp sang phương thức hạch toán kinh doanh độc lập, và công ty đã dần dần đi vào ổn định. Bảng : Tình hình tăng giảm TSCĐ trong 2 năm 1997, 1998. Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 So sánh 98/97 ST % TSCĐ và đầu tư dài hạn: 7.911.134.412 8.129.533.865 218.399.453 2,76 - TSCĐ hữu hình: 7.800.226.587 7.880.005.472 79.778.885 1,02 + Nguyên giá 16.732.149.202 18.093.465.992 1.361.316.790 8,14 + Giá trị hao mòn 8.931.922.615 10.213.460.520 1.281.537.905 14,3 - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: 110.907.825 249.528.393. 138.620.568 125 Nhìn vào bảng phân tích tình hình tài sản cố định của công ty. Ta thấy tài sản cố định của công ty năm 1998 tăng so với năm 1997 là 2,76% tương ứng với số tiền là 218.399.453 (đồng). Trong đó tài sản cố định hữu hình tăng với tỉ lệ 1,02% tương ứng với số tiền là 79.778.885(đồng). Như vậy tài sản cố định hữu hình tăng với tỉ lệ thấp hơn tài sản cố định và đầu tư dài hạn, điều này có thể do đặc điểm về tính sử dụng lâu dài của tài sản cố định hữu hình nên công ty chỉ bổ sung một số ít tài sản cố định hữu hình mới do yêu cầu cần thiết phải bỏ sung trong khi thi công các công trình. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 98 tăng lên so với năm 97 với tỉ lệ rất cao, tương ứng là 125% với số tiền là 183.620.568 (đồng). Từ chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy, công ty rất trú trọng việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trong công ty nhằm dần dần hoàn thiện trụ sở của công ty, nhà kho, cửa hàng, và cũng là để phục vụ cho quá trình kinh doanh và bảo quản các tài sản cố định, nguyên vật liệu... được thuận lợi hơn và có hiệu quả hơn. 2. Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Công trình đường thuỷ. Phân tích các hoạt động kinh tế nói chung cũng như phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định nói riêng đều được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp phân tích đều có mục đích nhằm cung cấp thông tin cho quản lý. Thông qua việc nghiên cứu đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng tài sản cố định chỉ rõ chất lượng công tác của doanh nghiệp , tình hình sử dụng tài sản cố định, những nhân tố kém tăng giảm tài sản cố định và hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Phát hiện những khả năng tiềm tàng để đề xuất những biện pháp khắc phục yếu kém và có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong kỳ tới. Tất cả các phương pháp sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định đều lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và kinh tế chính trị, xã hội học chủ nghĩa làm cơ sở. Các phương pháp thường sử dụng là phương pháp so sánh, phương pháp thay thế, phương pháp liên hoàn, phương pháp chênh lệch. Ngoài ra trong một số trường hợp người ta còn dùng các phương pháp đồ thị hay phương pháp chỉ số. Tại công ty Công ty Công trình đường thuỷ nhiều năm qua đã và đang sử dụng phương pháp so sánh để xác định hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty. Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến để xác định kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu. Người ta có thể so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối. Bằng phương pháp so sánh tuyệt đối, công ty so sánh lượng tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế qua các kỳ kinh doanh. Cụ thể, kết quả phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty năm 1997 và 1998, ta có một số kết quả so sánh sau: - So sánh vốn cố định bình quân năm 1998 và năm 1997. VCĐbq 1998 - VCĐ bq 1997 = 7.840.116.129 - 7.775.868.282 = 64.247.747 (đồng). Như vậy, vốn cố định bình quân năm 1998 đã tăng lên so với năm 1997là 64.247.747 (đồng) tương ứng với mức tăng là 0,83%. Để đánh giá một cách chính xác xem việc tăng tài sản cố định của công ty có đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty hay không, công ty đã dùng chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận để có những kết luận cụ thể. - So sánh doanh thu năm 1998 so với năm 1997. DT98 - DT 97 = 14.924.291.333 (đồng) - So sánh LN năm 198 so với năm 1997. LN98 - LN97 = 53.728.093 (đồng). Như vậy doanh thu năm 1998 tăng so với năm 1997 là 14.924.291.333 (đồng) với tỉ lệ tăng 23,15%. Lợi nhuận 1998 tăng so với lợi nhuận 1997 là 53.728.093. Với tỷ lệ tăng 3,69%. Qua việc sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, ta thấy năm 1997 và 1998 công ty đang kinh doanh có lãi, doanh thu mỗi năm 1 tăng lên. Dẫn đến lợi nhuận cũng tăng lên và tỉ lệ tăng này đều lớn hơn tỉ lệ tăng của vốn cố định bình quân. Từ thực tế này ta thấy việc đầu tư tài sản cố định hàng năm và công ty sử dụng chung rất có hiệu quả. Tuy nhiên, với phương pháp so sánh tuyệt đối, việc đưa ra các quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh chưa thể chính xác, công ty cần phải dựa vào các kết quả của phương pháp so sánh bằng số tương đối. Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Việc gắn phương pháp so sánh tuyệt đối và phương pháp so sánh tương đối sẽ giúp cho công ty đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn hơn. Cụ thể, công ty dùng phương pháp so sánh số tương đối để xem xét các chỉ tiêu như: M (doanh thu thực hiện kỳ nghiên cứu) HMVCĐ (hiệu suất sử dụng VCĐ = VCĐ ( số dư bình quân VCĐ kỳ n;/cứu) 64.456.731.821 HMVCĐ1997 = = 8,29 7.775.868.282 79.381.023.154 HMVCĐ 1998 = = 10,12 7.840.116.029 Qua đây ta thấy. HMVCĐ 1998> HMVCĐ 1997, tức là hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 1998 lớn hơn hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 1997. Hay, trong năm 1998, công ty cứ bỏ ra một đồng vốn cố định thì tương ứng thu về 10,12 đồng doanh thu, còn năm 1997 cũng bỏ ra 1 đồng vốn cố định công ty chỉ thu về 8,29 đồng doanh thu. Như vậy khả năng sản sinh ra doanh thu trên 1 đồng vốn cố định tăng 1,83 đồng tương ứng với 22,07%. Con số này có thể cho ta thấy được việc khai thác giá trị tài sản cố định trong năm 1998 là khá có hiệu quả. Công ty cần phát huy tiến độ kinh doanh và cố gắng hơn nữa để đạt hiệu quả sử dụng tài sản cố định một cách tối ưu nhất. - Chỉ tiêu tiếp theo mà công ty sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định là hệ số sinh lợi vốn cố định, tức là công ty xem xét mức độ sản sinh lợi nhuận của vốn cố định. LN Cụ thể , HLVCĐ= VCĐ 1.456.722.140 HLVCĐ 1997 = = 0,18 đ 7.775.868.282 1.510.450.233 HLVCĐ 1998 = = 0,19 7.840.116.029 Nhìn vào kết quả tính trên ta thấy, năm 1997 cứ 1 đồng vốn cố định được sử dụng, đem lại cho công ty 0,18 đồng lợi nhuận. Con số này đối với năm 1998 có cao hơn, cụ thể là 0,19 đồng song với mức tăng 0,01 đồng năm 98 so với 97 và tỉ lệ tăng 5% , cho ta thấy kết quả là rất thấp nếu đem so sánh với mức tăng của doanh thu trên 1 đồng vốn cố định. Từ đó ta thấy công ty vẫn còn 1 số chi phí khá lớn dẫn đến lợi nhuận có tỉ lệ tăng thấp. - Nhằm đưa ra kết quả đánh giá chính xác hơn việc sử dụng tài sản cố định, công ty dùng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tài sản cố định. M LN HMFTSCĐ = và Hl FTSCĐ = FTSCĐ F TSCĐ Năm 1997 chỉ tiêu HMFTSCĐ = 7,22 và HLFTSCĐ = 0,16 Năm 1998 chỉ tiêu HMFTSCĐ= 7,76 và HL FTSCĐ= 0,15 Như vậy hiệu quả sử dụng chi phí tài sản tính theo doanh thu của công ty năm 1998 tăng lên so với năm 1997 là 0,54 đồng trên 1 đồng khấu hao tài sản cố định và tăng với tỉ lệ 7,5%. Còn chỉ tiêu, hiệu quả sử dụng chi phí tài sản cố định tính theo lợi nhuận năm 1998 giảm so với năm 1997 là 0,01 đồng trên 1 đồng giá trị khấu hao tài sản cố định, tỉ lệ giảm 6,25%. Điều này càng khẳng định cho ta thấy rằng, năm 1998 công ty có các khoản chi phí vượt trội so với năm 1997 làm cho lợi nhuận của công ty bị giảm đi tương đối nếu tính trên khả năng sinh lợi khi sử dụng 1 đồng khấu hao tài sản cố định. Qua việc phân tích phương pháp xác định hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty thông qua một số chỉ tiêu trên, ta thấy: Nhìn chung việc sử dụng tài sản cố định của công ty đã đem lại kết quả tốt, Lợi nhuận và doanh thu đều tăng lên khi tăng tài sản cố định, tuy nhiên tỉ lệ tăng của lợi nhuận/1 đồng tài sản cố định 1998 so với 97 thấp hơn tỉ lệ tăng của doanh thu tính trên 1 đồng tài sản cố định, điều này được lý giải do năm 1998 công ty có các khoản chi phí lớn hơn năm 1997, và nếu tăng chi phí lớn hơn mức tăng của doanh thu làm cho lợi nhuận có mức tăng nhỏ hơn mức tăng của doanh thu. Vì vậy, công ty cần quản lý các khoản chi phí chặt chẽ hơn để kết quả kinh doanh có hiệu quả hơn. III/ Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đường thuỷ trong 2 năm 1997, 1998. - Trong những năm vừa qua nền kinh tế trong khu vực vừa trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của cá nhân mỗi nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Tình hình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gặp không ít khó khăn. Do vậy nhà nước đã tiến hành một số biện pháp trong cơ chế quản lý nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty vượt qua khó khăn góp phần đưa nền kinh tế đi lên. Công ty công trình đường thuỷ là một trong những đơn vị không tránh khỏi những khó khăn của đất nước. Nhưng nhờ có những chính sách vĩ mô của nhà nước đã kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho công ty và với sự cố gắng của tập thể công ty. Công ty đã vượt qua được thử thách và vững bước đi lên. Để thấy được những cố gắng của công ty. Chúng ta hãy xem xét kết quả kinh doanh của công ty trong hai năm: 1997, 1998. 1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty công trình đường thuỷ qua hai năm 1997 - 1998. Nhìn vào kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của công ty công trình đường thuỷ trong 2 năm 1997, 1998. Ta có thể nhận xét kết quả kinh doanh của công ty là tương đối tốt thông qua các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận. Cụ thể: ồ doanh thu năm 1998 là 79.381.023.154 (đồng) Bảng kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty công trình đường thuỷ qua 2 năm 97- 98, chênh lệch 98/97. Chỉ tiêu 1997 1998 Chênh lệch 98/97 Số tiền % Tổng Doanh thu 64.456.000.000 79.381.023.154 14.925.023.154 23,15 Các khoản giảm trừ 2.410.681.770 2.967.734.111 557.052.341 23,10 Chiết khấu giảm giá giá trị hàng bán bị trả lại Thuế Doanh thu, thuế XNK phải nộp 2.410.681.770 2.967.734.111 557.052.314 23.10 1. Dthu thuần 62.046.050.051 76.413.289.083 14.367.238.992 23,15 2.Giá vốn hàng bán 60.589.327.911 74.902.838.810 14.313.510,.899 23,62 3.Lợi tức gộp 1.456.722.140 1.510.450.233 53.728.093 3,69 4. C.phí bán hàng 5.Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.L.tức thuần từ HĐK D 1.456.722.140 1.510.450.233 53.728.093 3,69 Thu nhập từ HĐTC CF từ HĐTC 7.Ltức từ HĐTC các khoản thu nhập bất thường,chi phí bất thường 8. Lợi tức bất thường 9. Tổng lợi tức trước thuế 1.456.722.140 1.510.450.233 53.728.093 3,69 10. Thuế thu nhập doanh nghiệp 349.613.313 377.612.558 27.999.245 8,01 11. Lợi tức sau thuế 1.107.108.827 1.132.837.675 25.729.848 2,32 Tăng lên so với năm 1997 là 13.925.023.154 (đồng) với tỉ lệ tăng tương đối cao là 23,15%. Trong khi mức tăng GDP của cả nước năm 1998 là 6%, như vậy tỉ lệ tăng doanh thu cuả công ty là khá lớn nếu so sánh với mức tăng GDP của cả nước. Doanh thu thuần năm 1997 đạt giá trị là 62.046.050.051 (đồng), năm 1998 đạt giá trị 76.413.289.043(đồng), tăng lên so với năm 1997 là 23,15% tương ứng với số tiền là 14.367.238.992. Như vậy doanh thu thuần tăng với tỉ lệ tăng = tỉ lệ tăng của tổng doanh thu do các khoản giảm trừ của công ty hàng năm có tỉ lệ là tương đương, nghĩa là khoản giảm trừ của công ty chỉ có thuế doanh thu và thuế xuất nhập khẩu. Điều này cho ta thấy hàng hoá mà công ty cung cấp rất đúng với hợp đồng nên không xuất hiện các khoản chiết khấu, giảm giá và hàng hoá bị trả lại, từ thực tế này cho thấy rằng công ty rất coi trọng uy tín của mình đối với khách hàng. Doanh thu của công ty tăng lên trong điều kiện giá cả mà hàng hoá công ty cung cấp là không thay đổi, trong khi đó giá vốn hàng bán cũng tăng lên nhưng với tỉ lệ tăng năm 98 so với 97 là cao hơn tỉ lệ tăng của doanh thu, cụ thể là 23,62% điều này cho ta thấy một thực tế là chi phí mua nguyên vật liệu vào sản xuất đã tăng lên với tỉ lệ khá cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy công ty cần xem xét và quản lý chặt chẽ hơn vấn đề chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào để góp phần làm tăng lợi nhuận trong kỳ kinh doanh. Do ảnh hưởng của việc chi phí lớn ở phần nguyên vật liệu đầu vào làm giá vốn hàng bán quá cao nên dẫn đến lợi nhuận của công ty tuy có tăng lên xong chỉ tăng với tỉ lệ 3,69%. Tỷ lệ này so với doanh thu là quá thấp và trên thực tế năm 98 chỉ đạt 1.510.450.233 (đồng) và tăng so với năm 1997 là 53.728.093. Với một công ty lớn như công ty công trình đường thuỷ, các công trình mà công ty cung cấp thường có giá trị rất lớn và thời gian thi công khá dài thì muức lợi nhuận một năm đạt hơn 1 tỉ là chưa cao nếu không muốn nói là rất nhỏ so với quy mô và ngành nghề kinh doanh của công ty. Để xem hiệu quả của kết quả kinh doanh của công ty chúng ta tính tỉ lệ lợi tức gộp/DTT. 1.456.722.140 Năm 1997 = = 0,023(đồng) 62.046.050.051 1.510.450.233 Năm 1998 = = 0,020 (đồng) 76.413.289.043 Như vậy, năm 1997 cứ 1 đồng doanh thu thuần cho ta 0,023(đồng) lợi tức gộp, giảm đi 0,003 đồng. Xét trên 1 đồng doanh thu thì con số này là rất nhỏ xong xét trên tổng số doanh thu thuần thì con số này có giá trị giảm tương ứng năm 1998 là: (0,003 x 76.413.289.043 = 229.239.867,129(đồng). Đây là một con số khá lớn, nếu năm 1998, tỉ lệ này không đổi thì lợi nhuận của công ty không phải là con số 1.510.450.233 (đồng) nữa mà sẽ đạt con số là 1.739.690.100.12 (đồng) làm cho lợi tức gộp tăng lên với tỉ lệ 19,42%. Do các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý không có nên lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gía trị bằng với giá trị của lợi tức gộp. Để xem xét tỉ lệ sinh lợi trên trị giá vốn đầy đủ chúng ta tính tỉ lệ lợi nhuận thuần/ trị giá vốn đầy đủ. 1456.722.140 Năm 1997 = = 0,024 60.589.327.911 1.510.450.233 Năm 1998 = = 0,02 74.902.838.810 Như vậy, năm 1997 cứ 1 đồng giá vốn cho ta lợi nhuận thuần là 0,024 đồng, năm 1998 cùng với tỉ lệ này cho ta có 0,02 đồng, giảm đi 0,004 đồng. Cũng từ điều này cho thấy rằng lợi nhuận đã giảm đi một cách tương đối nếu xét về thực chất của nó. Vì vậy công ty cần tìm ra các giải pháp hữu hiệu để góp phần làm tăng lợi nhuận kinh doanh cả trên con số tuyệt đối và trên con số so sánh tương đối với trị giá vốn. Qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chúng ta có thể nhận xét rằng, nhìn chung kết quả kinh doanh của công ty đều tốt vì doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, trị giá vốn tăng. Xong nếu xét cụ thể hơn thì có một số điểm còn hạn chế sau, lợi nhuận tăng với tỉ lệ tăng tỉ nhỏ hơn tỉ lệ tăng của doanh thu, vốn tăng với tỉ lệ nhỏ hơn tỉ lệ tăng của doanh thu. Chi phí tăng, doanh thu tăng, xong tỉ lệ tăng của chi phí phải nhỏ hơn tỉ lệ tăng của doanh thu nhưng ở đây tuy không nói đến chi phí nhưng có thể thấy rằng, chi phí cho hoạt động mua nguyên vật liệu có tỉ lệ tăng lớn hơn tỉ lệ tăng của doanh thu dẫn đến lợi nhuận của công ty tuy có tăng xong nếu xét về khả năng cho lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu hay 1 đồng trị giá vốn thì năm 1998 đã giảm đi so với năm 1997 với con số đáng kể, vì thế công ty cần có biện pháp để cải thiện tình hình thực tế trên nhằm góp phần làm cho công ty ngày càng phát triển . 2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Công trình đường thuỷ. Do giới hạn của việc nghiên cứu đề tài chỉ gỏn gọn trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định nên việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty để đưa ra các kết luận cho kinh doanh không thể hòan toàn chính xác vì hiệu quả hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Mặt khác vốn cố định của công ty chiếm tỉ lệ 40% tổng số vốn, nên hiệu quả bình quân kinh doanh không phải chỉ là nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tuy nhiên để làm nổi bật những cố gắng của công ty trong quá trình kinh doanh bằng việc sử dụng tài sản cố định và cũng là để chứng minh tầm quan trọng của tài sản cố định trong kinh doanh nói chung và đối với ngành xây lắp nói riêng chúng ta phải xem xét hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty. Dưới đây là phần phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty công trình đường thuỷ năm 1997 và năm 1998. Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty công trình đường thuỷ ta thấy. Năm 1998 doanh thu và vốn cố định bình quân của công ty đều tăng lên với tỉ lệ khá cao so với năm 1997. Cụ thể: Năm 1998 doanh thu tăng lên 23,15% so với năm 1997. Và vốn cố định bình quân tăng 0,83% so với năm 1997. Từ thực tế số liệu cho ta thấy việc tăng vốn cố định cho công ty đã đem lại kết quả kinh doanh khá cao thông qua tỉ lệ tăng của doanh thu lớn hơn rất nhiều so với tỉ lệ tăng của vốn cố định. Cũng từ thực tế này, hiệu suất sử dụng vốn cố định tại công ty năm 1998 đã đạt con số 10,12 , lớn hơn năm 1997 là 1,83 nghiã là cùng với 1 đồng vốn cố định bỏ ra năm 1998 doanh thu đã tăng lên so với năm 1997 là 1,83 đồng; đạt tỉ lệ tăng 22,07%. Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty thì chỉ tiêu hiệu sát sử dụng vốn cố định của công ty chưa thể nói lên những cố gắng trong bước đi của công ty, mà phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh là hướng tới lợi nhuận đạt được tối đa khi bỏ ra chi phí về vốn. Do ý nghĩa đó, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định (HLNVCĐ) được quan tâm nhiều hơn. Chỉ tiêu này chỉ cho ta thấy rằng, bằng việc bỏ ra một đồng vốn cố định sẽ đem lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn có nghĩa hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty và hiệu quả kinh doanh của công ty càng cao. Qua bảng phân tích trên năm 1998 hiệu quả sử dụng vốn cố định đạt con số 0,19 năm 1997 là 0,18. Như vậy năm 1998 cứ chi phí cho 1 đồng vốn cố định thì thu được 0,19 đồng lợi nhuận, tăng lên so với năm 1997 là 0,01 đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng là 5%. Tuy con số 0,01 là nhỏ nếu so trên 1 đồng vốn cố định bỏ ra xong xét trên tổng số vốn cố định thì con số này là khá lớn. Từ đó ta thấy rằng năm 1998 việc sử dụng vốn cố định của công ty đã đem lại hiệu quả cao hơn trong năm 1997. Công ty cần phát huy những cố gắng này và ngày càng làm tăng thêm hiệu quả sử dụng tài sản cố định để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn công ty. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định một chỉ tiêu không thể thiếu được là phải đánh giá khả năng sinh lợi trên chi phí bỏ ra cho tài sản cố định hàng năm, đó là hiệu quả sử dụng chi phí tài sản cố định dựa trên mức khấu hao trong kỳ. Mức khấu hao của công ty năm 1998 tăng lên so với năm 1997 là 1.281.537.905 với tỉ lệ 14,3% tăng cao hơn so với mức tăng cả số tuyệt đối và số tương đối của vốn cố đình bình quân, từ con số này cho ta thấy rằng công ty đã áp dụng phương pháp khấu hao nhanh đối với tài sản cố định để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng chúng và cũng là để thu hồi nhanh vốn kinh doanh của công ty. Bảng hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty công trình đường thuỷ. Chỉ tiêu 1997 1998 Chênh lệch % 1. Doanh thu 64.456.731.821 79.381.023.154 14.924.291.333 23,15 2. LN từ HĐKD 1.456.722.146 1.510.450.233 53.728.093 3,69 3. VCĐ BQ 7.775.868.282 7.840.116.029 64.247.747 0,83 4. H VCĐ 8,29 10,12 1,83 22,07 5.HLNVCĐ 0,19 0,19 0,01 5.00 6. FTSCĐ 8.931.922.615 10.213.460.520 1.281.537.905 14,30 7. HTSCĐ 7,22 7,76 0,54 7,5 8. HLFTSCĐ 0,16 0,15 - 0,01 -6,25 Theo bảng trên thì với 1 đồng chi phí cho TSCĐ đã bỏ vào sản xuất kinh doanh thì năm 1997 thu được 7,22 đồng doanh thu và năm 1998 thu được 7,76 đồng doanh thu, như vậy hiệu quả sử dụng chi phí TSCĐ đã tăng doanh thu nên 0,54 đồng trên 1 đồng vốn cố định và tăng với tỉ lệ 7,5% > tỉ lệ của khấu hao TSCĐ điều này được đánh giá là tích cực. Xét về hiệu quả sử dụng chi phí tài sản cố định với chỉ tiêu lợi nhuận: năm 1998 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí tài sản cố định thì đem lại 0,15 đồng lợi nhuận, và năm 1997 là 0,16 đồng lợi nhuận, như vậy lợi nhuận sinh ra trên chi phí tài sản cố định giảm 0,01%. Qua đây ta thấy rằng, việc tính khấu hao nhanh cho tài sản cố định có thể đem lại hiệu quả sử dụng tài sản cố định đạt kết quả cao đối với doanh thu xong nó là nhân tố làm tăng chi phí trong kỳ kinh doanh nên có thể làm giảm đi lợi nhuận đạt được trong chi phí tài sản cố định. Vì vậy công ty cần xem xét lại mức khấu hao tài sản cố định sao cho hợp lý hơn để làm sao vừa thu hồi vốn cố định nhanh mà lại tăng được hiệu quả kinh doanh . Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh xét trên hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty năm 1998 là cao hơn so với năm 1997, tuy nhiên công ty vẫn còn phải khắc phục một số hạn chế khi tính khấu hao tài sản cố định, hy vọng năm 1999 công ty có thể tìm cho mình một mức tính khấu hao hợp lý hơn để góp phần sử dụng chi phí tài sản cố định có hiệu quả hơn. 3. Nhận xét chung về hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty công trình đường thuỷ. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 1998 cao hơn so với năm 1997, thông qua các chỉ tiêu doanh thu tăng, lợi nhuận tăng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty năm 1998 cũng cao hơn so với năm 1997. Tuy nhiên với khả năng sẵn có của công ty nếu công ty cố gắng hơn nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả kinh doanh có thể sẽ cao hơn nữa. Năm 1999 và những năm tới, với những thuận lợi sẵn có công ty cần phát huy những mặt tích cực của mình trong quá trình kinh doanh nói chung và trong việc sử dụng tài sản cố định nói riêng đồng thời khắc phục những khó khăn như việc cải tiến tài sản cố định, bổ sung và mua mới, đồng thời thanh lý một số tài sản cố định đã lạc hậu và áp dụng phương pháp khấu hao phù hợp hơn cho tài sản cố định để góp phần giảm bớt chi phí trong kinh doanh . Phần III Một số đề xuất về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty công trình đường thuỷ Nền kinh tế nước ta vẫn còn đang trong giai đoạn đầu của cuộc dổi mới. Cơ chế quản lý kinh tế còn chưa hoàn thiện bên cạnh đó tỷ lệ lạm phát vẫn còn cao, lãi tiền vay ngân hàng lớn, các doanh nghiệp đang ở tình trạng thiếu vốn, hiện tượng chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn cũng chiếm đáng kể. Chính việc phân phối vốn không hợp lý trong các doanh nghiệp đã làm cho hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp không cao. Việc đầu tư vào tài sản cố định dẫn đến hiện tượng sử dụng không hết, lãng phí, không tận dụng được hết công suất của tài sản cố định và cuối cùng là hiệu quả sử dụng không cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chung của toàn doanh nghiệp . Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong các doanh nghiệp nói chung tôi xin đưa ra một số ý kiến chung và riêng với cá nhân công ty công trình đường thuỷ. I/ Những biện pháp đề xuất chung Như đã trình bầy ở trên, luận văn đã đưa ra được cách xác định, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong các doanh nghiệp. Muốn có hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao trước hết phải có biện pháp tăng cường được hiệu quả. Nhưng trong cơ chế tài chính hiện nay đã làm cho doanh nghiệp thấy rằng họ phải cố gắng trích lợi nhuận cao để trích nộp thuế lợi tức cao. Vì vậy tôi có kiến nghị về việc xác định thuế lợi tức. Hiện nay có nhiều trường hợp doanh nghiệp đi vay vốn để mua sắm tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh, lúc đầu áp dụng kỹ thuật mới lên doanh nghiệp bị lỗ, các môn sau mỗi có lãi. Nhưng khi có lãi thì số "lỗ cứ treo đấy". Đây là vấn đề không hợp lý, cần được khắc phục. Hiện nay các doanh nghiệp không được cấp đầy đủ vốn cần thiết ban đầu, mặt khác việc cấp vốn cố định đối với các doanh nghiệp không có sự xem xét cụ thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp có khả năng tốt thì tài sản cố định lại quá lạc hậu, thiếu thốn, doanh nghiệp không có khả năng phát triển thì tài sản cố định lại thừa, không sử dụng hoặc sử dụng không hết, vì vậy nhà nước nên có chế độ cấp vốn cố định cho các doanh nghiệp có mức độ ưu tiên từng loại. Đối với các doanh nghiệp nhà nước được phép để lại tiếp tục hoạt động thì nhà nước cần xem xét để cấp phát đầy đủ vốn cố định cũng như vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Việc thu hồi khấu hao tài sản cố định chỉ thực hiện với các doanh nghiệp nhà nước muốn thu hồi phạm vi hoạt động của doanh nghiệp này. Số còn lại làm ăn có hiệu quả mà nhà nước thấy tiếp tục đầu tư thì không lên thu hồi vốn không khấu hao để các doanh nghiệp chủ động trong việc thay thế mua sắm, sửa chữa tài sản cố định. Sau khi giao vốn cho các doanh nghiệp. Nhà nước thường không quan tâmn đến cơ cấu và thực trạng tài sản cố định của doanh nghiệp. Vì vậy nhà nước cũng cần chú ý đến vấn đề này. Đồng thời nhà nước nên hạn chế cấp vốn cho các doanh nghiệp dưới dạng tài sản dựa trên việc điều chuyển tài sản cố định sẵn có giữa các doanh nghiệp rất phức tạp, gây cho doanh nghiệp tiếp nhận gặp nhiều khó khăn. Mặt khác nhà nước phải quy định chế độ bảo toàn tài sản cố định và thực hiện kiểm tra ngặt chế độ bảo toàn. Bởi vì bảo toàn và phát triển vốn nói chung và vốn cố định nói riêng quyết định sự tồn tại hay phá sản của mỗi doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay. Để doanh nghiệp thực hiện tốt nhà nước phải cung cấp chỉ số giá với từng loại tài sản cố định và quy định hệ số hao mòn tài sản cố định. Mặt khác nhà nước nên xem xét quy định lại cách tính khấu hao cho các doanh nghiệp cụ thể và từng loại tài sản cố định khác nhau. Chẳng hạn như các tài sản cố định mà có sự đổi mới của khoa học kỹ thuật lớn (VD: máy vi tính, máy in, các đồ điện tử khác....) thì cần phải áp dụng phương pháp khấu hao nhanh tránh cho doanh nghiệp bị thiệt thòi phương pháp này có lợi cho doanh nghiệp nhưng sẽ làm nhà nước bị thiệt. Còn các tài sản cố định không bị ảnh hưởng nhều bởi sự thay đổi khoa học kỹ thuật (nhà kho, bến bãi...) thì áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính để đảm bảo quyền lợi cho nhà nước và các doanh nghiệp khác. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do thiếu vốn quá nhiều, doanh nghiệp phải đi vay vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất hoặc mở rộng quy mô kinh doanh. Khi vay vốn ngân hàng thường các doanh nghiệp phải hoàn vốn trong một thời gian ngắn và phải trả lãi suất, giá thành vì thế tăng lên đáng kể. Trong các trường hợp này theo tôi nhà nước nên có quy định cho phép các doanh nghiệp được giảm thuế lợi tức trong một thời gian nhất định để có nguồn trả nợ, Vì doanh nghiệp dám đi vay vốn để kinh doanh cũng là điều khuyến khích, bởi vì nếu họ không dám đi vay thì nhà nước cũng không có nguồn thu thêm vào ngân sách. II/ Một số biện pháp chủ yếu áp dụng cho công ty công trình đường thuỷ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới Trong thời gian thực tập tại công ty, qua phân tích, tìm hiểu quá tình hoạt động kinh doanh, với nhận xét của bản thân, tôi có một số kiến nghị mong muốn đóng góp để khắc phục những mặt hạn chế và đẩy mạnh hiệu quả trong việc sử dụng vốn tại công ty: 1. Trong giai đoạn hiện nay các công trình luôn luôn đòi hỏi phải có chất lượng cao hơn và có tiến độ thi công với thời gian càng ngắn càng tốt. Trong khi đó, tài sản cố định của công ty chủ yếu được cấp phát từ rất lâu (1972), công ty cũng tiến hành mua sắm thêm một số tài sản cố định nhưng cũng không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính vì vậy công ty cần phải đầu tư hơn nữa vào việc mua sắm tài sản cố định đưa vào sử dụng. Nhằm đuổi kịp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hơn nữa chất lượng của các công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công. 2. Để giảm bớt chi phí quản lý tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định, và tránh lãng phí vốn đối với những tài sản cố định không có hiệu quả hoặc không được sử dụng do không có việc gì để sử dụng đến chúng. Công ty nên kiểm tra, xem xét những tài sản cố định đã hư hỏng, cũ, lạc hậu, không còn sử dụng được nữa. Sau đó tìm các đối tác để cho thuê tài sản cố định hoặc thanh lý tài sản cố định để thu hồi lại vốn hoặc có nguồn thu thêm bổ xung vào vốn kinh doanh của công ty. 3. Việc kinh doanh không có hiệu quả một phần do việc quản lý, sử dụng tài sản cố định chưa có hiệu quả, một phần quan trọng khác là do thiếu vón đưa vào kinh doanh. Vì vậy một số công trình đòi hỏi vốn lớn, bản thân công ty không thể trị vì đáp ứng nổi, nên bị nỡ cơ hội kinh doanh. Đi cùng với vấn đề vốn là vấn đề lãi suất. Lãi suất hiện hành của ngân hàng đối với các doanh nghiệp vốn khá cao bên cạnh đó thời gian thu hồi vốn cuả ngân hàng ngắn. Do đó công ty nên mạnh dạn đề nghị với các cáp có thẩm quyền cho vay vốn hoặc bảo trợ cho các hoạt động kinh doanh với lãi suất thấp và thời gian dài. Nhằm tạo cơ hội kinh doanh, tạo sức cạnh tranh cho công ty. 4. Việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào trình độ của người sử dụng, ý thức trách nhiệm đối với công việc nói chung và trách nhiệm đối với việc quản lý và sử dụng tài sản cố định nói riêng. Vì vậy công ty cần chọn những nhân viên có trình độ kỹ thuật, hoặc thường xuyên đào tạo những nhân viên được giao quản lý sử dụng tài sản cố định của công ty để việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hơn. Mặt khác , phải có chế độ khen thưởng và kỷ luật nghiêm khắc đối với những người có trách nhiệm đối với tài sản cố định. Quy trách nhiệm vật chất đối với người sử dụng chúng, nếu sử dụng không đúng quy cách, gây hỏng hóc hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân phải chịu phạt theo quy định. 5. Đối với những tài sản cố định còn có khả năng sử dụng được, công ty có các biện pháp bảo dưỡng lại chúng, thường xuyên kiểm tra, tránh việc lãng phí khi phải mua tài sản cố định mới trong khi tài sản cố định cũ chỉ bị hư hỏng nhẹ, áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất sử dụng chúng . 6. Do địa bàn hoạt động của công ty rất rộng lớn, các công trình mà công ty đấu thầu được rải khắp mọi miềm của tổ quốc nên việc vận chuyển tài sản cố định để phục vụ các công trình gặp nhiều khó khăn về thời gian và chi phí. Vì vậy, công ty cần đầu tư tài sản cố định vào từng khu vực hoạt động và có thể giữ cố định tại một vùng nào đó để có thể thuận lợi cho việc sử dụng chúng, hạn chế được chi phí. Mặt khác, đối với những tài sản cố định khó di chuyển khi thực hiện công trình quá xa nơi tập trung tài sản cố định, công ty có thể linh hoạt khi thuê chúng để sử dụng cho kịp thời và đúng tiến độ thi công. 7. áp dụng các biện pháp khấu hao tài sản cố định hợp lý là một biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Vì vậy công ty cần xem xét lại cách tính khấu hao trên tài sản cố định để tránh việc tính khấu hao quá nhanh làm ảnh hưởng đến chi phí, làm giảm lợi nhuận trong quá trình kinh doanh hoặc khấu hao quá thấp làm cho việc thu hồi vốn bị chậm cũng gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh . Trên đây là những ý kiến đề xuất của em đối với công ty công trình đường thuỷ thông qua việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty: dẫu những ý kiến đề xuất trên vẫn còn nông cạn, chưa sâu sắc nhưng khi viết ra em vẫn hy vọng rằng nó sẽ giúp công ty công trình đường thuỷ nói riêng, các doanh nghiệp và nhà nước hoàn thiện cơ chế tổ chức về tài sản cố định nhằm kết hợp lợi ích nhà nước, tập thể và người lao động, mang lại hiệu quả cao nhất. Kết luận Sau 4 năm học tập tại trường, qua nghiên cứu các tài liệu sách vở và quá trình tìm hiểu thực tiễn tại công ty công trình đường thuỷ. Với sự nỗ lực của bản thân và bằng những kiến thức tích luỹ được trong quá trình đào tạo tại trường đại học Thương mại em đã hoàn thành đề tài "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty công trình đường thuỷ" dưới sự giúp đõ tận tình của thầy giao Lê Văn Định cùng các cô, các chú trong phòng kế toán tài chính công ty công trình đường thuỷ. Trong một chừng mực nhất định, phù hợp với khả năng và trình độ của bản thân, đề tài đã giải quyết được mục đích và yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, với trình độ năng lực còn hạn chế, thời gian thực tập không nhiều..., nên việc thực hiện đề tài không khỏi gặp nhiều khó khăn, nhất là việc đề xuất những ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Em rất mong các thầy cô giáo và những người quan tâm đóng góp ý kiến, góp ý, bổ xung. Em xin chân thành cảm ơn. Về mình, em sẽ cố gắng khắc phục những khuyết điểm của đề tài trong thực tiễn công tác sau này. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn thầy giáo Lê Văn Định đã tận tình giúp đỡ em trong việc lựa chọn, tìm hiểu và giải quyết đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong bộ môn, trong khoa, các cô các chú, anh chị trong phòng kế toán tài chính thuộc công ty công trình Đường thuỷ đã tận tình giúp đỡ đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình em thực hiện đề tài này. Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 1999. Tài liệu tham khảo 1. Lý thuyết Tài chính - tiền tệ. Nguyễn Ngọc Hùng, trường Đại học Kinh tế TPHCM - 1998. 2. Lý thuyết tài chính. GS Nguyễn Thanh Tuyền chủ biên truờng ĐH Tài chính - Kế toán TPHCM - 1993. 3. Tài chính trong nền kinh tế thị trường và xu hướng phát triển ở Việt Nam, GS. Võ Đình Hảo và PTS. Nguyễn Công Nghiệp - 1991. NXB Pháp Lý. 4. Tài chính trong doanh nghiệp (ĐH Kinh tế Quốc dân - 1994) 5. Quản lý tài chính doanh nghiệp. NXB Thống kê 1994. 6. Tạp chí tài chính số 5 - 1998 7. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Đại học Kinh tế Quốc dân 1994. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Phần I: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Công trình đường thuỷ I/ Khái niệm tài sản cố định, vai trò tác dụng của tài sản cố định 3 1. Khái niệm tài sản cố định 3 2. Đặc điểm của tài sản cố định 4 3. Phân loại tài sản cố định 5 4. Vai trò và ý nghĩa của tài sản cố định đối với hoạt động của doanh nghiệp 8 II/ Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng vốn cố định và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty Công trình đường thuỷ 10 1. Khái niệm hiệu quả 10 2. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty 16 3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 22 Phần II: Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng vốn cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Công trình đường thuỷ 25 1. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công trình đường thuỷ 25 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty Công trình đường thuỷ 26 II/ Khảo sát tình hình thực tế sử dụng TSCĐ và xác định hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty công trình đường thuỷ 30 1. Tình hình sử dụng TSCĐ 30 2. Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Công trình đường thuỷ. 33 III/ Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đường thuỷ trong 2 năm 1997, 1998. 37 1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty công trình đường thuỷ qua hai năm 1997 - 1998. 38 2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Công trình đường thuỷ. 43 3. Nhận xét chung về hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty công trình đường thuỷ. 46 Phần III: Một số đề xuất về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty công trình đường thuỷ. 48 I/ Những biện pháp đề xuất chung 48 II/ Một số biện pháp chủ yếu áp dụng cho công ty công trình đường thuỷ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới. 51 Kết luận 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0079.doc
Tài liệu liên quan