Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trong cơ chế thị trường mà cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự đổi mới, tự thích nghi với điều kiện mới. Công ty XNK tạp phẩm - Hà nội cũng vậy muốn tồn tại và phát triển thì phảI kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên cũng như thực hiện đầy đủ đối với nhà nước, phải luôn thực hiện mục tiêu “lấy thu bù chi và có lãi”. Trong mấy năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc tàI chính tiền tệ Châu Á , sức mua giảm, thị trường có nhiều biến động, hàng hóa bán ra luôn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác đã làm cho Công ty chịu những ảnh hưởng nhất định. Song Công ty vẫn đứng vững, kinh doanh có hiệu quả, đạt đựơc lợi nhuận cao như năm 2000 đạt lợi nhuận là 2.022 triệu đồng, năm 2001 đạt 2.100 triệu đồng, đó là một kết quả mà không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được. Từ năm 1999 đến nay, kinh doanh của Công ty cũng như các doanh nghiệp nói chung bị ảnh hưởng trực tiếp của Luật thuế mới luật thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăng được hạch toán vào doanh thu nên doanh thu giảm, tỷ lệ nộp thuế tăng gấp 10 lần so với thuế doanh thu, dẫn đến không bán được hàng, lợi nhuận giảm ( nếu muốn bán được hàng còn phải chịu lỗ). Sức mua giảm do vậy hàng hóa lưu chuyển chậm kéo theo vòng quay của vốn chậm. Mặc dù có nhiều khó khăn song với quyết tâm của mình, sau 5 năm thực hiện cơ chế khoán Công ty đã tăng trưởng doanh thu năm 2001 là 286.380 triệu đồng đạt 160% so với năm 2000, kinh doanh có lãi và bảo toàn được vốn và các công nợ tồn đọng đựoc giải quyết phần lớn.

doc54 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp gồm có chi tiêu tổng quát và chỉ tiêu chi tiết cụ thể để tính toán. Các chỉ tiêu này phải phù hợp, phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung: Kết quả thu được Hiệu quả kinh doanh = Chi phí bỏ ra. Kết quả thu dược trong kinh doanh thương mại đo bằng các chỉ tiêu như doanh thu và lợi nhuận thức hiện, còn chi phí bỏ ra như lao động, vốn lưu động, vốn cố định. 1. Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chung. Hiệu suất vốn kinh doanh (VKD). Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất VKD = VKD Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hàm lượng VKD. VKD Hàm lượng VKD = Doanh thu thuần trong kỳ Để có một đồng doanh thu phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn. c. Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh. Vòng quay Doanh thu thuần toàn bộ = VKD Tổng số vốn Phản ánh 1 đồng vốn được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra được mấy đồng doanh thu, là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn. d. Tỷ suất lợi nhuận Vốn kinh doanh. Lợi nhuận (trước, sau thuế) Tỷ suất lợi nhuận VKD = Vốn bình quân sử dụng trong kỳ Phản ánh mỗi 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuân (trước và sau thuế). Muốn biết tình hình sử dụng vốn kinh doanh thế nào cần phân tích cụ thể đối với từng loại vốn: Vốn cố định và vốn lưu động. 2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định là nội dung cần thiết và quan trong của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Thông qua đó doanh nghiệp có các căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết dịnh nhằm điều chỉnh lại quy mô, cơ cấu vốn đầu tư, và đưa ra chính sách tài chính phù hợp, khai thác có hiệu quả các tài sản hiện có nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông thường có các chỉ tiêu đánh giá sau: a. Hiệu quả sử dụng TSCĐ. Tổng doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng TSCĐ = Nguyên giá bình quân của TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này biểu hiện mức tăng kết quả kinh doanh của mỗi đơn vị giá trị TSCĐ nhưng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế tổng hợp nhất của vốn cố định thường được sử dụng là mức doanh lợi. b. Mức doanh lợi của vốn cố định. Lợi nhuận hoặc lãi thực hiện Mức doanh lợi của VCĐ = VCĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số tièn lãi hoặc số thu nhập thuần tuý trên một đồng tiền vốn cố định hoặc số vốn cố định cần thiét để tạo ra 1 đồng lợi nhuận hoặc lãi thực hiện. Chỉ tiêu này có thể so sánh với kỳ trước hoặc kế hoạch để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. c. Sức hao phí TSCĐ. Nguyên giá bình quân TSCĐ Sức hao phí TSCĐ = Doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần có bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. 3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Mức doanh lợi của vốn lưu động. Lợi nhuận thuần hay lãi gộp Mức doanh lợi của VLĐ = VLĐ bình quân Mức doanh lợi của vốn lưu động biểu thị mỗi đơn vị vốn lưu động bỏ vào kinh doanh mang lại bao nhiêu lợi nhuận. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. VLĐ bình quân Hệ số đảm nhiệm VLĐ = Tổng doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng luân chuyển cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao. Số vòng quay của vốn lưu động. Tổng doanh thu thuần Số vòng quay của VLĐ = VLĐ bình quân Chỉ số này phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng vốn và được hiểu là 1 đồng vốn lưu động tạo ra mấy đồng doanh thu trong 1 kỳ kinh doanh, đồng thời phản ánh số vòng quay của tài sản lưu động trong 1chu kỳ kinh doanh. Nếu số vòng quay càng nhiều càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại. d. Thời gian của một vòng luân chuyển (T). Thời gian theo lịch trong kỳ T = Số vòng quay của VLĐ trong kỳ Thời gian của một vòng luân chuyển thể hiện số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn e. Số lần chu chuyển vốn lưu động trong một thời kỳ (gọi là vòng quay vốn). Công thức được tính: M K = Obq Trong đó: K- Vòng quay vốn M-Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trng thời kỳ (doanh số bán) Obq- Số dư bình quân vốn lưu động. f. Số vốn tiết kiệm được. Kkh - Kbc B = * Obqkh Kbc Trong đó: B: số vốn lưu động tiết kiệm được. Kkh: số vòng quay kỳ kế hoạch. Kbc: số vòng quay kỳ báo cáo. Obqkh: số dư bình quân số vốn lưu động kỳ kế hoạch. Hoặc: ( Vbc - Vkh) B = *Mkh T Trong đó: Vbc: Số vòng quay tính bằng ngày trong kỳ báo cáo. Vkh: số vòng quay tính bằng ngày trong kỳ kế hoạch. Mkh: tổng mức lưu chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch. T: số ngày trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động tiết kiệm được trong kỳ, nếu càng cao thì số vốn tiết kiệm được càng nhiều, kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại. g. Hệ số bảo toàn giá trị tài sản lưu động. Để đánh giá được tổng quát tính hiệu quả của việc sử dụng tài sản lưu động, người ta còn dùng thêm chỉ tiêu nữa là hệ số bảo toàn giá trị tài sản lưu động. Hệ số bảo VLĐ phải Hệ số điều Vốn lưu động toàn vốn = bảo toàn x chỉnh giá trị ± biến đổi lưu động ở đầu kỳ TSLĐ trong kỳ + Hệ số này = 1 thì doanh nghiệp bảo toàn được giá trị TSLĐ. + Hệ số này > 1 thì doanh nghiệp bảo toàn được giá trị TSLĐ đồng thời còn tăng được giá trị TSLĐ. + Hệ số này < 1 thì doanh nghiệp không bảo toàn được giá trị TSLĐ. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Khi xét đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì một điều không thể bỏ qua đó là xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cả các nhân tố chủ quan và khách quan, nhưng ở đây em chỉ xin đề cập đến các nhân tố chính, ảnh hưởng trực tiếp. 1. Cơ cấu vốn Cơ cấu vốn là tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Như đã nói ở trên, tuỳ thuộc từng loại hình doanh nghiệp mà c cấu vốn của chúng cũng khác nhau; trong các doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong khi đối với các doanh nghiệp sản xuất thì vốn cố định lại chiếm tỷ trọng chủ yếu. Chính điều này có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trên hai giác độ chính là: - ứng với cơ cấu vốn khác nhau thì chi phí bỏ ra để có được nguồn vốn đó cũng là khác nhau, điều này sẽ được xét cụ thể ở phần sau. - Cơ cấu vốn khác nhau khì xét đến tính hiệu quả của công tác sử dụng vốn người ta tập trung vào các khía cạnh khác nhau; chẳng hạn như đối với doanh nghiệp thương mại thì khi xét hiệu quả sử dụng vốn người ta chủ yếu tập trung vào xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2. Chi phí vốn. Chi phí vốn được hiểu là: chi phí trả cho nguồn vốn huy động và sử dụng, nó được đo bằng tỷ suất doanh lợi mà doanh nghiệp cần phải đạt được trên nguồn vốn huy động đễ giữ không làm thay đổi tỷ lệ sinh lời cần thiết dành cho cổ đông cổ phiếu thường hay vốn tự có của doanh nghiệp. Liên quan đến các nguồn vốn huy động bởi các nguồn khác nhau là các chi phí vốn khác nhau mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Tuy nhiên, ở đây chỉ xét đến chi phí vốn liên quan đến hai nguồn vốn huy động chính của các doanh nghiệp là vốn vay ngân hàng và vốn do Nhà nước cấp. - Chi phí có liên quan đến vốn vay ngân hàng: + Chi phí trước thuế (t): đó chính là lãi suất mà các doanh nghiệp phải trả cho khoản vay ngân hàng của mình. + Chi phí nợ vay sau thuế: vì nợ vay được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cho nên ta phải xác định nợ vay sau thuế bởi công thức Kd = t(1-T). Với Kd: nợ sau thuế; T: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. - Chi phí liên quan đến vốn ngân sách Nhà nước cấp: theo luật khi sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước hàng năm phải trả 6% trên tổng số vốn Nhà nước cấp cho doanh nghiệp, và 6% được coi là chi phí sử dụng vốn do Nhà nước cấp của doanh nghiệp. Từ hai yếu tố trên, ta xác định được chi phí bình quân gia quyền của vốn theo công thức: WACC = Wd.Kd + Ws. Ks Trong đó: Wd: Tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn Ws: Tỷ trọng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư trong tổng nguồn vốn Ks: Chi phí lợi nhuận giữ lại WACC ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu qủa sử dụng vốn của doanh nghiệp, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình các doanh nghiệp phải tạo ra được tỷ suất lợi nhuận tối thiểu là WACC, có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp phả lớn hơn hoặc bằng WACC thì việc sử dụng vốn của doanh nghiệp mới được coi là có hiệu quả. Từ hai nhân tố trên sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được cho mình một cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn đạt đến sự cân gằng giữa lãi suất và rủi ro làm cho chi phí vốn thấp nhất (điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp nếu cần mở rộng quy mô huy động vốn mà vẫn giữ nguyên tỷ trọng này thì chi phí vốn vẫn là thấp nhất, một trong những nhân tố giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. 3. Thị trường của doanh nghiệp. Tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều chịu sự tác động của nhân tố thị trường. Có thể nói , nếu vốn giúp cho doanh nghiệp bước vào hoạt động thì thị trường là nhân tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến "đầu ra" doanh thu của doanh nghiệp. Sự tác động của nó đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện ở một số khía cạnh cơ bản sau: - Nếu doanh nghiệp huy động vốn hay để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng hàng sản xuất ra hay nhập về lại không tiêu thụ được, điều này làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp không luân chuyển được, vốn không sinh lời trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải trả lãi vay, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp không những không đạt được mà còn đứng trước nguy cơ thua lỗ. - Sự biến động của thị trường cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qủa sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sự biến động của thị trường thể hiện ở cả đầu ra và đầu vào của doanh nghiệp. Sự biến động của thị trường đầu vào các yếu tố sản xuất, giá cả biến động lớn dẫn đến giá bán sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được các hàng hoá đó. Sự biến động của thị trường đầu ra như thay đổi của nhu cầu người tiêu dùng, hàng hoá bán được nhưng không đủ bù đắp chi phí... Tất cả các yếu tố này tác động đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, yếu tố thị trường cũng là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Nó đóng vai trò là nơi tái tạo nguồn vốn để doanh nghiệp thực hiện hoạt động tái sản xuất kinh doanh mở rộng, trên cơ sở đó đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. 4. Nguồn vốn. Có thể nói, đây là nhân tố có tính quyết định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì khi bắt đầu hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì câu hỏi thường trực đối với các doanh nghiệp là nguồn vốn có thể có từ đâu? bao nhiêu? Sau khi đã xây dựng được kế hoạch kinh doanh, xác định được số vốn cần thiết thì nguồn tài trợ từ đâu và tương ứng với nó là chi phí như thế nào? Các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được là: - Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng. - Vốn chủ sở hữu. - Các nguồn vốn khác a. Đối với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Doanh nghiệp phải chịu một khoản chi phí như đã nói, tỷ lệ này thường xuyên thay đổi tuỳ thuộc vào trạng thái của nền kinh tế và số lượng vốn vay của doanh nghiệp, và không phải là doanh nghiệp muốn vay bao nhiêu cũng được vì nếu vượt qua một mức giới hạn "hạn mức" thì ngân hàng có thể sẽ không cho vay nữa. Vì vậy, khi huy động nguồn vốn từ phía ngân hàng các doanh nghiệp phải tính đến chi phí của khoản vay cũng như các điều kiện ràng buộc mà ngân hàng đặt ra đối với doanh nghiệp, tất cả những vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp. b. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu. Đối với nguồn vốn này các doanh nghiệp cũng phải trả chi phí cho việc sử dụng nó (6%/năm nếu là doanh nghiệp Nhà nước, tỷ lệ lợi tức yêu cầu của các nhà đầu tư nếu là công ty cổ phần...). Và việc huy động các nguồn vốn này cũng phải có điều kiện của nó như: nếu là doanh nghiệp Nhà nước thì phải làm ăn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn Nhà nước đã giao thì Nhà nước mới cấp vốn bổ sung cho doanh nghiệp; đối với công ty cổ phần thì phải cam kết kiếm được một tỷ suất doanh lợi cao hơn tỷ lệ mà các nhà đầu tư yêu cầu... c. Các nguồn vốn khác. ở đây bao gồm: vốn chiếm dụng của các cá nhân, đơn vị khác trong và ngoài doanh nghiệp, vốn liên doanh - liên kết... tất cả các nguồn vốn này khi sử dụng doanh nghiệp đều phải trả giá cho nó bằng chi phí và uy tín của mình. Chính vì vậy, khi lựa chọn nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của mình, các doanh nghiệp phải cân nhắc, so sánh lợi thế và chi phí phải bỏ ra để có được chúng để từ đó xác định cho mình được một cơ cấu vốn tối ưu với chi phí thấp nhất. Xác định và tìm được nguồn tài trợ hợp lý sẽ là nhân tố giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh của mình trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp. 5. Rủi ro trong kinh doanh. Rủi ro được hiểu là các biến cố không may xảy ra mà con người không thể lường trước được. Rủi ro luôn đi liền với hoạt động kinh doanh, trong kinh doanh thì có nhiều loại rủi ro khác nhau như: rủi ro tài chính (rủi ro do sử dụng nợ vay), rủi ro trong quá trình sử dụng tài sản, vận chuyển hàng hoá (mất mát, thiếu hụt, hỏng hóc)... điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất vốn, mất uy tín, mất bạn hàng... trong kinh doanh, từ đó nó ảnh hưởng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do đó, muốn thành công trong kinh doanh không còn cách nào khác là chấp nhận rủi ro, biết mạo hiểm trong kinh doanh. Nghĩa là sau khi phân tích cặn kẽ các rủi ro trên thị trường, các nhà kinh doanh dám đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đó với sự cân nhắc, tính toán kỹ càng chứ không phải mạo hiểm, liều lĩnh. 6. Các nhân tố khác. Ngoài các nhân tố như đã nói ở trên, còn có các nhân tố chủ quan và khách quan khác tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhưng ở đây ta chỉ xét đến hai nhân tố khách quan và chủ quan cơ bản nhất, đó là: 6.1. Nhân tố con người. Đây là nhân tố chủ quan nhưng là quan trọng nhất bởi vì họ chính là những người quản lý và sử dụng vốn. Một doanh nghiệp có trong tay mình một đội ngũ cán bộ lãnh đạo đủ năng lực, khả năng quản lý doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó hoạt động sẽ rất hiệu quả bởi vì: với đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi, doanh nghiệp sẽ xây dựng được cho mình phương án kinh doanh có hiệu quả, sử dụng nguồn lực sẵn có một cách hợp lý; xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, bạn hàng, tạo uy tín cho doanh nghiệp; tạo ra được một ê kíp làm việc có hiệu quả. Ngoài đội ngũ cán bộ lãnh đạo, thì lực lượng lao động trong doanh nghiệp chiếm vị trí rất quan trọng bởi vì họ là người trực tiếp thực hiện các chiến lược, các kế hoạch sản xuất kinh doanh từ trên đưa xuống và kết quả của chiến lược sản xuất kinh doanh cũng bị ảnh hưởng hưởng bởi sự nỗ lực cố gắng của họ trong công việc. Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi và đội ngũ lao động có trình độ, tận tâm cùng với sự ăn ý trong công việc sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua được mọikhó khăn đạt được chiến lược kinh doanh đề ra tạo điều kiện thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trên cơ sở đó thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 6.2. Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của Nhà nước. Đây chính là một trong những nhân tố khách quan quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Ta đã biết Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động và tiến hành quản lý các doanh nghiệp trên cơ sở các cơ chế quản lý do mình đặt ra. Bất kỳ một sự thay đổi cơ chế quản lý nào của Nhà nước đều tác động một cách trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này có thể thấy rõ qua việc Nhà nước ban hành và cho áp dụng luật thuế giá trị gia tăng vào ngày 1/1/1999, nó đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, một cơ chế quản lý ổn định, thích hợp với các loại hình doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển là hết sức cần thiết, là điều kiện giúp cho các doanh nghiệp yêm tâm tiến hành sản xuất kinh doanh tập trung, dồn mọi nỗ lực của mình vào kinh doanh mà không phải lo ngại sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Có như vậy các doanh nghiệp mới có thể có được hiệu quả kinh doanh trong hoạt động của mình. Trên đây em đã trình bày một số nhân tố khách quan và chủ quan cơ bản tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Biết thích ứng với các nhân tố khách quan và biết tận dụng, phát huy các nhân tố chủ quan sẵn có sẽ giúp cho các doanh nghiệp không chỉ đạt được mà còn nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của mình. Chương II. Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà nội. I. Một số nét khái quát về Công ty xuất nhập khẩu Hà nội. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. Công ty xuất nhập khẩu Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là TOCONTAP, trụ sở tại 36 Bà Triệu, Hà Nội được thành lập ngày 05/03/1956. Công ty là một trong những doanh nghiệp lớn của nhà nước, được thành lập sớm nhất trực thuộc Bộ ngoại thương nay là Bộ Thương mại. Trải qua 45 năm hoạt động và phát triển, Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà nội thăng trầm cùng với sự biến động của nền kinh tế. Trước kia, trong nền kinh tế tập trung với quy mô là một Tổng công ty, Công ty là một doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong ngoại thương. Nhưng theo thời gian, tổ chức của công ty đã có nhiều biến đổi, tách dần một số bộ phận để thành lập một số công ty khác như: Năm 1964: tách thành lập ARRTEXPORT. Năm 1971: tách thành lập BARROTEX. Năm 1972: tách các cơ sở sản xuất của công ty ra giao cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý. Năm 1978: tách thành lập TEXTIMEX. Năm 1985: tách thành lập MECANIMEX. Năm 1987: tách thành lập LEAPRODOXIM. Năm 1990: tách công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm phía Nam thành công ty trực thuộc Bộ Thương mại. Đến năm 1993, để đáp ứng điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường, theo đề nghị của Vụ trưởng vụ tổ chức và của giám đốc công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm, Bộ thương mại ra quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 333 TM/TVVB ngày 31/03/1993. - Tên công ty: Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà nội. - Tên giao dịch: TOCONTAP- Hà nội. - Trụ sở: Số 36- Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà nội. - Điện thoại: 8254191 - 8256576 - Fax : 844 - 255917 - Telex : 411258 TOC.VT - Tài khoản tiền Việt nam số : 396111100005 - Tài khoản ngoại tệ số : 36211137005 tại Vietcombank Tổng giám đốc: Bùi Thị Tuệ. 2. Chức năng, nhiệm vụ và những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty. 2.1. Quyền hạn của công ty - Được quyền chủ động trong giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác, liên doanh thuộc các lĩnh vực xuất nhập khẩu với các nước trong và ngoài nước. -Được vay vốn kể cả ngoại tệ ở trong nước và ở nước ngoài, được huy động vốn trong dân nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, được hợp tác liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài để phát triển kinh doanh sản xuất của công ty theo quy chế hiện hành của Nhà nước và Bộ Thương mại. -Được tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo hàng hóa, tham gia các hội nghị , hội thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty ở trong nước và ở nướcngoài. -Được cử cán bộ của Công ty ra nước ngoài hoặc mời khách nước ngoài vào Việt nam để giao dịch, đàm phán, ký kết các vấn đề thuộc phạm vi kinh doanh của công ty theo quy chế hiện hành của Nhà nước và Bộ Thương mại. - Được mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ các sản phẩm do Công ty kinh doanh -Được quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quản lý của công ty. 2.2. Nhiệm vụ của Công ty -Dưới sự lãnh đạo của Bộ, Công ty phải xây dựng được những kế hoạch kinh doanh dài hạn hàng năm và các kế hoạch liên quan đến tài chính, tiền tệ, vận tải giao nhận, vật tư...Dựa vào nhu cầu của thị trường quốc tế và khả năng khai thác, sử dụng các phương thức mua bán thích hợp với các công ty nước ngoài và các cơ sở sản xuất trong nước để lập kế hoạch bổ sung ngoài chỉ tiêu Pháp lệnh của Nhà nước nhằm tăng nguồn hàng xuất khẩu. -Chủ động giao dịch với các cơ quan trong và ngoài nước để ký các hợp đồng kinh tế, dịch vụ với các đơn vị Vận tải, Bảo hiểm về hàng hoá xuất nhập khẩu trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước và của Bộ trong danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu theo các chế độ, thể lệ của Nhà nước và pháp luật quốc tế. -Kết hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước để tìm hiểu nghiên cứu thị trường và sắp xếp, xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi; tổ chức việc tiếp nhận, vận chuyển hàng hoá an toàn, giảm tối đa tỷ lệ hao hụt sản phẩm. -Nghiên cứu tình hình sản phẩm và giá cả của thị trường thế giới, tình hình lưu thông các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh để có các biện pháp tranh thủ về giá cả buôn bán có lợi nhất; xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu những hàng tiêu dùng, vật tư, thiết bị, phụ tùng cần thiết cho sinh hoạt, sản xuất, đảm bảo công tác xuất nhập khẩu đạt hiệu quả kinh tế cao. -Tham dự các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế với các cơ quan kinh tế Nhà nước, các nước có quan hệ buôn bán trong lĩnh vực nghiệp vụ có liên quan. -Thực hiện các cam kết trong hoạt động mua bán ngoại thương và các hoạt động có liên quan đến công tác xuất nhập khẩu của Công ty. -Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và chính sách đối ngoại, đề cập với cấp trên những vấn đề có liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng hay kĩ thuật. 2.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty. 2.3.1. Mặt hàng kinh doanh. Là công ty luôn kinh doanh xuất nhập khẩu tạp phẩm nên các mặt hàng của TOCONTAP rất đa dạng, bao gồm các mặt hàng mà Nhà nước không cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Các mặt hàng truyền thống của Công ty bao gồm mặt hàng giầy dép, may mặc, dụng cụ thể thao, may tre đan và văn hoá phẩm. Hiện nay Công ty đã mở rộng kinh doanh thêm nhiều mặt hàng như: phụ tùng ôtô, xe máy, thép, thiết bị bể bơi, thiết bị điện, điện tử, thiết bị về khách sạn... Ngoài ra, Công ty còn thực hiện các hoạt động dịch vụ như dịch vụ quá cảnh, gia công sản xuất, tái xuất hàng, chế biến hàng xuất khẩu và giao nhận hàng xuất khẩu tại các cảng biển Việt nam. Công ty còn liên doanh với Canađa để sản xuất và tiêu thụ mặt hàng chổi quét sơn, con lăn tường; xây dựng nhà máy bia Kiến An để sản xuất và tiêu thụ bia, nước ngọt; đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mỳ ăn liền tại Lào... Các mặt hàng của Công ty tuy đa dạng nhưng hiện nay Công ty đang tập trung nhiều đến mặt hàng chủ lực, có khả năng thu lợi nhuận cao. Trong các mặt hàng xuất khẩu, ngoài chổi quét sơn ra, xuất khẩu phần lớn vẫn tập trung vào một số mặt hàng truyền thống như gốm sứ, mây tre đan, thảm đay... Đây là những mặt hàng xuất khẩu được Nhà nước khuyến khích, lại có thị trường rộng lớn, có khả năng phát huy các lợi thế hiện có của Việt nam như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguốn lao động dồi dào, lại không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. 2.3.2. Địa bàn kinh doanh TOCONTAP hoạt động kinh doanh trên phạm vi địa bàn cả trong và ngoài nước. Các bạn hàng trong nước chủ yếu của Công ty là các xí nghiệp, công ty, đơn vị sản xuất... không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc không có đủ kinh nghiệm để xuất nhập khẩu trực tiếp hay không thể tìm kiếm được thị trường. Công ty, với thâm niên hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có thể nhận làm trung gian, thực hiện các nghiệp vụ như xuất nhập khẩu uỷ thác, gia công uỷ thác...cho các đơn vị trên. ở nước ngoài, bạn hàng của Công ty có ở rất nhiều nước, ngoài các thị trường truyền thống như EU, ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan..., công ty còn tìm kiếm được thêm nhiều thi trường mới giàu tiềm năng như thị trường Mỹ Latinh, Hàn Quốc, các nước Bắc âu. 2.3.3. Phương thức kinh doanh. Từ khi mới thành lập, TOCONTAP đã áp dụng hầu hết các phương thức kinh doanh được áp dụng trong ngành ngoại thương như hàng viện trợ, hàng mậu dịch, đổi hàng, uỷ thác, hợp tác gia công để đảm bảo sự phát triển của mình. Càng ngày, các phương thức kinh doanh của Công ty càng đa dạng và phong phú, đáp ứng được những đòi hỏi gắt gao của nền kinh tế thị trường, đổi mới để phát triển. Phương thức kinh doanh của Công ty có bán buôn, bán lẻ, làm đại lý, sản xuất theo đơn đặt hàng nước ngoài, nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, liên doanh làm hàng xuất khẩu...nhằm cố gắng đạt những mục tiêu của chiến lược kinh tế đã vạch ra và đáp ứng kịp thời các nhu cầu đòi hỏi khác nhau trên thị trường. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty xuất nhập khẩu Hà nội. Mô hình tổ chức quản lý của công ty xuất nhập khẩu Hà nội: Tổng giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Công ty đến tất cả các phòng và cơ sở sản xuất, kinh doanh trong công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ Thương mại. Phó tổng giám đốc được uỷ quyền duyệt phương án kinh doanh của công ty, các chi nhánh, các phòng xuất nhập khẩu tổng hợp, các phòng ban khác. Các phòng quản lý: Phòng tổ chức lao động: Tổ chức quản lý lao động của Công ty theo nhiệm vụ của Công ty như sắp xếp bố trí lao động, nhu cầu điều động của Tổng giám đốc. Trên cơ sở nẵm vững các qui định của Luật lao động và hợp đồng lao động. Tổ chức bảo vệ an toàn cho Công ty về an ninh chính trị, phòng ban bảo mật. Quy hoạch về đào tạo, tuyển dụng lao động theo nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh. Giải quyết khiếu nại, tố tụng và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Phòng tổng hợp: Tổng hợp các vấn đề về đối nội, đối ngoại, sản xuất kinh doanh. Thông tin kịp thời các số liệu trong và ngoài nước có liên quan đếmn sản xuất kinh doanh và hoạt động của Công ty tìm hiểu các đối tác, phiên dịch và biên dịch các tài liệu phục vụ cho kinh doanh, thẩm định và kiểm tra các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu trước khi trình ký; hướng dấn các đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổng hợp báo cáo theo tháng, quý, năm của Công ty; tổng hợp và phân tích các dữ liệu phát sinh cung cấp cho tổng giám đốc và các phòng quản lý để kịp điều chỉnh hoạt động của Công ty; lập báo cáo tổng hợp của Công ty trình bộ chủ quản và các ngành liên quan; theo dõi đôn đốc các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua giấy phép, tờ khai hải quan để Tổng giám đốc nắm được tình hình kinh doanh của các bộ phận; hàng tháng cung cấp số liệu thực hiện kim ngạch xuất nhập khẩu của từng đơn vị cho phòng kế toán để tính tiền lương. Phòng kế toán tài chính: Với chức năng giám đốc tiền tệ thông qua việc kiểm soát, và quản lý tiền vốn, tài sản của Công ty; có trách nhiệm hướng dấn nghiệp vụ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh về: mở sổ sách, theo dõi mọi hoạt động của đơn vị, các số liệu thống kê báo cáo, hạch toán nội bộ theo qui định của công ty và Bộ Tài chính; kiểm tra phương án kinh doanh đã duyệt và đối chiếu chứng từ để giúp các đơn vị hạch toán chính xác; góp ý và chịu trách nhiệm với từng phương án kinh doanh cụ thể; xác định lỗ, lãi để tính trả lương cho các đơn vị; xây dựng quy chế, phương thức cho vay vốn, giám sát việc theo dõi việc sử dụng vốn vay của Công ty và bảo lãnh vốn vay ngân hàng; nắm vững quá trình luân chuyển của từng hợp đồng nhằm ngăn chặn nguy cơ tồn đọng hoặc thâm hụt vốn, lập quỹ dự phòng để giải quyết kịp thời các phát sinh bất lợi; chủ động xử lý khi có thay đổi về tổ chức dân sự, lao động khi có liên quan đến vấn đề tài chính; trích lập các quỹ của lợi nhuận còn lại, quỹ phát triển luôn để mức lớn hơn 50% và quỹ dự phòng ở mức 10% Phòng hành chính quản trị: Chức năng chính là phục vụ sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính, văn thư lưu trữ tài liệu hồ sơ chung, huy động xe, các thiết bị mua sắm để phục vụ quản lý điều hành về hoạt động kinh doanh trong toàn Công ty có hiệu quả và tiết kiệm, đề xuất mua sắm đồ dùng phương tiện làm việc và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của Công ty, sửa chữa nhà cửa, bảo vệ an toàn cơ quan, duy trì thời gian làm việc giữ vệ sinh đảm bảo môi trường Công ty sạch đẹp văn minh. Các phòng nghiệp vụ: Công ty có các phòng xuất nhập khẩu được đánh số từ 1 đến 8, nhưng đến năm 2000, Công ty đã tổ chức sáp nhập phòng số 5 vào phòng số 8, vì vậy, hiện nay TOCONTAP có tất cả 7 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Các phòng này trực tiếp thực hiện các hợp đồng kinh doanh của Công ty theo cơ chế “khoán”. Ngoài ra Công ty còn có các chi nhánh tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh và xí nghiệp TOCAN là xí nghiệp liên doanh với Canađa chuyên sản xuất chổi quyét sơn. Phó tổng giám đốc Tổng giám đốc Các đơn vị trực thuộc Các phòng c quản lý Các phòng nghiệp vụ Chi nhánh tại tp. HCM Phòng kế toán - tài chính Phòng XNK 1 Chi nhánh tại Hải Phòng Phòng tổ chức lao động Phòng XNK 2 Phòng hành chính - quản trị Phòng XNK 3 Phòng tổng hợp Phòng XNK 4 Phòng XNK 6 Phòng XNK 8 Phòng XNK 7 Xí nghiệp TOCAN Phòng kho vận Bảng1: Sơ đồ tổ chức Công ty XNK tạp phẩm. II. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà nội- TOCONTAP. 1. Đặc điểm về cơ cấu vốn của TOCONTAP. TOCONTAP là một doanh nghiệp nhà nước do đó nguồn vốn chủ yếu của Công ty là do nhà nước cấp và qua các năm hoạt động kinh doanh, Công ty đã bổ sung thêm nguồn vốn, nguồn vốn này của Công ty đã được bảo toàn và phát triển qua các năm và nó chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn vốn. Bảng 2: Tình hình bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Công ty qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng. Năm Tổng nguồn vốn Vốn cố định Vốn lưu động Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) 1999 45.779 19.152 41,84 26.627 58,16 2000 44.992 19.165 42,6 25.827 57,4 2001 45.210 17.948 39,7 27.262 60,3 Là một doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu, cơ cấu vốn của Công ty mang đặc trưng riêng của doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong năm 1999, tổng nguồn vốn của Công ty là 45.779 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 19.152 triệu đồng chiếm 41,84%, vốn lưu động là 26.627 triệu đồng chiếm 58,16% trong tổng nguồn vốn. Năm 2000, tổng nguồn vốn của Công ty là 44.992 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 19.165 triệu đồng chiếm 42,6%, vốn lưu động là 25.827 triệu đồng chiếm 57,4% trong tổng nguồn vốn. Năm 2001, tổng nguồn vốn của Công ty là 45.210 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 17.948 triệu đồng chiếm 39,7%, vốn lưu động là 27.262 triệu đồng chiếm 60,3% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Qua đó ta thấy Công ty đã bảo toàn được vốn nhưng cần phải có các biện pháp thích hợp để phát triển nguồn vốn. 2.Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của TOCONTAP trong 3 năm 1999-2001. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cần phải quan tâm đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp, nó là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ hoạt động kinh doanh chủ yếu của TOCONTAP là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Bảng 3: Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 1999 đến năm 2001. Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000/1999 2001/2000 1999 2000 2001 Giá trị (Δ) Tỷ lệ (%) Giá trị (Δ) Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 107.679 185.372 286.380 77.693 172 111.008 160 Tổng chi phí 105.585 183.350 284.280 77.665 173 100.930 155 Lợi nhuận 1994 2022 2100 28 101 78 103,8 Qua các số liệu thực tế trên, ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 1999, với tổng doanh thu là 107.679 triệu đồng, công ty đã thu được một khoản lợi nhuận là 1994 triệu đồng. Bên cạnh nhiều doanh nghiệp nhà nước hiện nay làm ăn thua lỗ, với mức lợi nhuận này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả rất cao, đó là một sự cố gắng nỗ lực của lãnh đạo Công ty trong việc huy động và sử dựng vốn hợp lý. So với năm 1999, năm 2000 tất cả các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty đều tăng lên, tổng doanh thu là 185.372 triệu đồng, so với năm 1999 tăng lên 77.693 triệu đồng hay 172%, lợi nhuận thu được 2022 triệu đồng so với năm 1999 tăng 28 triệu đồng hay 101%. Đến năm 2001, tổng doanh thu của Công ty đạt 286.380 triệu đồng tăng 111.008 triệu so với năm 2000 hay 160%, lợi nhuận đạt 2100 triệu tăng 78 triệu đồng hay 103,8%. Mặc dù tỷ lệ gia tăng của tổng doanh thu của năm nay so với năm trước rất cao 160% nhưng tỷ lệ gia tăng về lợi nhuận không cao lắm là 103,8% là do thu và chi phí có tốc độ tăng như là bằng nhau, có nghĩa là việc quản lý và sử dụng chi phí của Công ty chưa tốt, chưa đạt hiệu quả. 3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của TOCONTAP. Một doanh nghiệp được xem là có hiệu quả khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là sử dụng vốn kinh doanh. Để đánh giá một cách cụ thể và chính xác hiệu quả sử dụng vốn, ta cần phải xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thông qua doanh thu, lợi nhuận, chi phí… Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của TOCONTAP. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng doanh thu 107.679 185.372 286.380 Các khoản giảm trừ 0 0 0 Doanh thu thuần 107.679 185.372 286.380 Tổng chi phí 105.685 183.350 284.280 Tổng lợi nhuận 1994 2022 2100 Vốn kinh doanh 45.779 44.992 45.210 Vốn cố định 19.152 19.165 17.948 Vốn lưu động 26.627 25.827 27.262 Để phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, phải phân tích các hệ thống chỉ tiêu sau (Chỉ phân tích năm 2000 và 2001): 3.1. Hiệu suất vốn kinh doanh. Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất vốn kinh doanh (Hs) = Vốn kinh doanh 185.372 Hs2000 = = 4,12 44.992 286.380 Hs2001 = = 6,33 45210 Hiệu suất vốn kinh doanh cho ta biết với 1 đồng vốn đưa vào kinh doanh sẽ đem lại cho Công ty 4,12 đồng doanh thu năm 2000 và 6,33 đồng doanh thu năm 2001. Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn, qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty năm 2001 có hiệu quả hơn 2000. 3.2. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh. Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = (TSLN) Vốn kinh doanh 2.022 TSLN2000 = = 0,045 44.992 2.100 TSLN2001 = = 0,046 45.210 Với 1 đồng vốn kinh doanh ở năm 2000 tạo ra được 0,045 đồng lợi nhuận và ở năm 2001 chỉ tạo ra được 0,046 đồng lợi nhuận. Và thông qua chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn năm 2001 của Công ty. Muốn biết tình hình sử dụng vốn kinh doanh thế nào, ta phải phân tích cụ thể từng loại vốn: Vốn cố định và vốn lưu động. 4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của TOCONTAP. Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng của hoạt động tà chính doanh nghiệp, thông qua kiểm tra tài chính doanh nghiệp có những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định về mặt tàI chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hóa tài sản cố định, về các biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản cố định hiện có, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định cần xác định đúng đắn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của doanh nghiệp. 4.1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Tổng doanh thu Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = (Hs) Nguyên giá bình quân TSCĐ 185.372 Hs2000 = = 9,67 19.165 286.380 Hs2001 = = 15,96 17.948 4.2. Mức doanh lợi của vốn cố định (Mdl). Lợi nhuận Mức doanh lợi của vốn cố định = Vốn cố định bình quân 2.022 Mdl2000 = = 0,105 19.165 2.100 Mdl2001 = = 0,117 17.948 4.3. Sức hao phí tài sản cố định (Shp). Nguyên giá bình quân TSCĐ Sức hao phí tài sản cố định = Lợi nhuận thuần 19.165 Shp2000 = = 9,478 2.022 17.948 Shp2001 = = 8,55 2.100 Ta có bảng tổng kết tài sản cố định như sau: Bảng 5: Bảng tổng kết hiệu quả sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu Thực hiện So sánh Năm 2000 Năm 2001 Δ % Vốn cố định (triệu đồng) 19.165 17.948 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 9,67 15,96 6,29 164,88 Mức doanh lợi của VCĐ 0,105 0,117 0,012 111,4 Sức hao phí TSCĐ 9,478 8,55 -0,928 90,2 Tuy lượng vốn cố định (Tài sản cố định) của Công ty năm 2001 có giảm hơn so với năm 2000, nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm 2001 lại lớn hơn, hợp lý hơn. Cụ thể, hiệu quả sử dụng TSCĐ của năm 2000 là 9,67, năm 2001 là 15,96 tức là 1 đồng nguyên giá TSCĐ năm 2000 đem lại cho Công ty 9,67 đồng doanh thu, còn năm 2001 là 15,96 đồng doanh thu. Với mức doanh lợi năm 2000 là 0,105 và năm 2001 là 0,117 tức là với 1 đồng vốn cố định bình quân năm 2000 sẽ tạo ra 0,105 đồng lời còn năm 2001 cao hơn tạo ra được 0,117 đồng lời. Do vốn cố định của năm 2001 nhỏ hơn năm 2000 nhưng lại thu được doanh thu và tạo ra một khoản lợi nhuận lớn hơn chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định của TOCONTAP là rất hiệu quả. Như vậy, qua việc phân tích trên ta thấy việc sử dụng và quản lý tài sản cố định của Công ty năm 2000 tuy có hiệu quả nhưng chưa cao, nhưng đến năm 2001, Công ty đã khắc phục kịp thời dẫn đến việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hơn. Công ty cần tiếp tục duy trì, phát huy và tranh thủ sử dụng một cách tối đa những thiết bị đó để nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn của mình. 5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của TOCONTAP. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty, ta có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau: 5.1. Mức doanh lợi của vốn lưu động (Mdl). Lợi nhuận Mức doanh lợi của vốn lưu động = Vốn lưu dộng bình quân 2.022 Mdl2000 = = 0,078 25.827 2.100 Mdl2001 = = 0,077 27.262 5.2. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (HSĐN). Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần 25.827 HSĐN2000 = = 0,139 185.372 27.262 HSĐN2001 = = 0,095 286.380 5.3. Số vòng quay của vốn lưu động (n). Tổng doanh thu thuần Số vòng quay của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân 185.372 n2000 = = 7,18 25.827 286.380 n2001 = = 10,5 27.262 5.4. Thời gian của một vòng lưu chuyển (T). Thời gian theo lịch trong kỳ T = Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ 360 T2000 = = 50,14 7,18 360 T2001 = = 34,28 10,5 5.5. Số vốn lưu động tiết kiệm được (B). Kkh - Kbc B = * Obqkh Kbc Trong đó: Kkh : Số vòng quay kỳ kế hoạch Kbc: Số vòng quay kỳ báo cáo Obqkh: Số dư bình quân kỳ kế hoạch. 10,5 - 7,18 B = * 27.262 = 12.605,8 (triệu đồng) 7,18 So với các yếu tố như lợi nhuận, doanh thu, chi phí thì trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng, nó là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Riêng đối với các doanh nghiệp thương mại cần phải đặc biệt chú ý đến vốn lưu động. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doah nghiệp sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sử dụng vốn, vạch ra các khả năng tiềm tàng nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Bảng tổng kết sau sẽ đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty. Bảng 6 : Tình hình sử dụng vốn lưu động của TOCONTAP. Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện So sánh 2000 2001 Δ % Vốn lưu động Tr. đ 25.827 27.262 1.435 105,55 Mức doanh lợi 0,078 0,077 -0,001 98,7 Hệ số đảm nhiệm 0,139 0,095 -0,044 68,34 Số vòng quay của VLĐ Vòng 7,18 10,5 3,32 146,2 Thời gian 1 vòng lưu chuyển Ngày 51 35 -16 Số VLĐ tiết kiệm được Tr.đ - 12.605,8 - Mức doanh lợi của vốn lưu động (mức sinh lợi của vốn lưu động): Phản ánh một đồng vốn lưu đồng thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2000 là 0,078 tức là 1 đồng vốn lưu động Công ty bỏ ra thu được 0,078 đồng lợi nhuận. Năm 2001 mức sinh lợi là 0,077 như vậy giảm 0,001 đồng lợi nhuận trên 1 đồng vốn bỏ ra so với năm 2000 tức là giảm 1,3%. - Xét tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động (số vòng quay của vốn lưu động): Năm 2000 số vòng quay của vốn lưu động là 7,18 vòng tức là năm 2000 vốn lưu động quay được7,18 vòng, năm 2001 là 10,5 vòng. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của năm 2001 tốt hơn năm 2000. Tuy nhiên sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2001 nhỏ hơn năm 2000. Nguyên nhân là mặc dù số vòng quay của năm 2001 cao nhưng do tổng chi phí qúa cao, bạn hàng nợ nhiều, hàng hóa tồn kho gây ứ đọng vốn làm giảm sức sinh lợi. - Thời gian 1 vòng luân chuyển của năm 2000 là 51 ngày tức là để vốn lưu động quay được 1vòng mất 51 ngày, còn của năm 2001 là 35 ngày giảm 16 ngày so với năm 2000 cho thấy tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của năm 2001 nhanh hơn. Tuy nhiên, để việc sử dụng vốn lưu động có hiệu qủa hơn Công ty cần đẩy nhanh mức tiêu thụ hàng hóa, cần tổ chức công tác thanh quyết toán một cách tốt hơn, giảm chi phí để thu được mức sinh lợi cao hơn. III. Những đánh giá, nhận xét chung về hiệu quả sử dụng vốn của công ty xnk tạp phẩm - tocontap. 1.Đánh giá chung về thành công và hạn chế của Công ty. Trong cơ chế thị trường mà cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự đổi mới, tự thích nghi với điều kiện mới. Công ty XNK tạp phẩm - Hà nội cũng vậy muốn tồn tại và phát triển thì phảI kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên cũng như thực hiện đầy đủ đối với nhà nước, phải luôn thực hiện mục tiêu “lấy thu bù chi và có lãi”. Trong mấy năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc tàI chính tiền tệ Châu á , sức mua giảm, thị trường có nhiều biến động, hàng hóa bán ra luôn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác đã làm cho Công ty chịu những ảnh hưởng nhất định. Song Công ty vẫn đứng vững, kinh doanh có hiệu quả, đạt đựơc lợi nhuận cao như năm 2000 đạt lợi nhuận là 2.022 triệu đồng, năm 2001 đạt 2.100 triệu đồng, đó là một kết quả mà không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được. Từ năm 1999 đến nay, kinh doanh của Công ty cũng như các doanh nghiệp nói chung bị ảnh hưởng trực tiếp của Luật thuế mới luật thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăng được hạch toán vào doanh thu nên doanh thu giảm, tỷ lệ nộp thuế tăng gấp 10 lần so với thuế doanh thu, dẫn đến không bán được hàng, lợi nhuận giảm ( nếu muốn bán được hàng còn phải chịu lỗ). Sức mua giảm do vậy hàng hóa lưu chuyển chậm kéo theo vòng quay của vốn chậm. Mặc dù có nhiều khó khăn song với quyết tâm của mình, sau 5 năm thực hiện cơ chế khoán Công ty đã tăng trưởng doanh thu năm 2001 là 286.380 triệu đồng đạt 160% so với năm 2000, kinh doanh có lãi và bảo toàn được vốn và các công nợ tồn đọng đựoc giải quyết phần lớn. TOCONTAP là doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu nên kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của Công ty. Năm 2001 là năm có kim ngạch XNK cao nhất của Công ty từ năm 1995 trở lại đây. Cụ thể: Bảng 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu của TOCONTAP qua các năm. Đơn vị tính : Triệu USD. Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng kim ngạch XNK 8 17,5 25,5 28,8 16,6 21,07 31,05 Có được những kết quả trên là do Công ty đã xây dựng đinh hướng và giảI pháp đồng bộ, kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dàI hạn góp phần tạo hiệu quả vững chắc. Kết quả là thị trường trong và ngoàI nước được mở rộng. Đến nay Công ty có quan hệ buôn bán với 43 tỉnh, thành phố và hàng trăm bạn hàng thuộc các thành phần kinh tế, có quan hệ buôn bán với 37 nước trên thế giới với hàng trăm đối tác. Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý sử dụng vốn có hiệu quả bằng cách tăng vòng quay năm 1995 là 3,97 vòng đến năm 2000 là 4, 12 vòng và năm 2001 là 6,33 vòng. Đồng thời Công ty giảm và tiết kiệm các chi phí: năm 1995 là 4,8% doanh số đến nay còn 0,5%, năm 2000 đã tiết kiệm được 6 -7 tỷ đồng, năm 2001 tiết kiệm được hơn 12 tỷ đồng. Tổ chức bộ máy của Công ty hợp lý, từ 2 phòng XNK tăng lên 7 phòng, giảm bộ máy hành chính bổ sung tăng cường cho lao động trực tiếp. Luôn quan tâm đến việc quy hoạch đào tạo cán bộ, hàng trăm cán bộ của Công ty được đào tạo qua các trường lớp về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ… Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, Công ty vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế: - Công ty vẫn hoạt động theo kiểu “thu nhặt” mà chưa có một chiến lược lâu dài nào cho sự phát triển. - Bên cạnh nhiều phòng ban có cố gắng lớn để hoàn thành nhiệm vụ, nhiều cán đã không quản ngày đêm đi tìm kiếm hợp đồng, đi giao hàng vẫn còn một số ít phòng nhiều năm không hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch, chỉ tiêu nộp lãi, một số cán bộ còn bàng quang với nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm trong công tác với những biểu hiện như không quan hệ thân mật với ai, với bạn hàng nào để tìm kiếm hợp đồng. Những cán bộ này lao động không đủ để tìm lương cho chính bản thân mình chứ chưa nói đến việc đóng góp cho Công ty, cho Nhà nước. Đây chính là nguyên nhân gây nên sự thua lỗ của Công ty bởi phải trả lương bình quân 10-12 triệu đồng mỗi người mỗi năm. - Công ty có mở rộng thị trường nhưng biện pháp giành và giữ thị trường còn hạn chế. Đó là những hạn chế chủ yếu còn tồn đọng cần được giải quyết nhanh chóng để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của Công ty trong thời gian tới. 2. Nguyên nhân hạn chế trong hiệu quả sử dụng vốn. - Những khó khăn từ phía Nhà nước: Sự thay đổi và điều chỉnh liên tục của cơ chế điều hành XNK, chính sách thuế, thuế suất... là những khó khăn rất lớn về phía chính sách Nhà nước đối với Công ty Theo quyết định 28/TTg ngày 31/5/1995 của thủ tướng chính phủ và thông tư số 1/TM/XNK hướng dẫn thực hiện quyết định số 28/ TTg ra ngày 31/1/1997 của thủ tướng chính phủ về chính sách mặt hàng và điều hành công tác XNK đã nhấn mạnh quan điểm bảo hộ hàng sản xuất trong nước, sử dụng có hiệu quả ngoại tệ, do đó hạn chế nhập những hàng không thiết yếu , xa xỉ, không phù hợp với mức sống chung hiện nay hoặc những mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ.Bộ thương mại xác định danh mục hàng hoá cần hạn chế, không khuyến khích nhập khẩu, hạn chế tối đa việc cấp giấy phép nhập khẩu. Ngoài ra cần hạn chế tối đa việc cho phép nhập khẩu hàng tiêu dùng theo phương thức vay trả chậm, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các đại lý bán hàng tiêu dùng cho nước ngoài, nhất là đồ uống, rượu bia, mỹ phẩm và các loại hàng hóa cần hạn chế nhập khẩu khác. Chính sách trên đã tạo một số khó khăn cho hoạt động nhập khẩu ở các doanh nghiệp kinh doanh XNK, nhất là đối với TOCONTAP, là đơn vị nhập khẩu hàng tiêu dùng là chủ yếu. Năm 1999, chính phủ đã ban hành nghị định 57/ CP cho phép các doanh nghiệp kinh doanh các ngành có quyền được XNK trực tiếp. Nghị định này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc kinh doanh XNK uỷ thác của Công ty. Rất nhiều các đơn vị trước đây uỷ thác nhập khẩu cho Công ty nay đã rút lại để tự mình tiến hành kinh doanh bỏ qua các đơn vị trung gian XNK. Điều đó làm cho Công ty vừa bị mất bạn hàng lại vừa bị cạnh tranh. Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất mà cả các Công ty trách nhiệm hữu hạn lớn cũng được phép XNK trực tiếp, đây chính là các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất đối với các doanh nghiệp Nhà nước bởi họ tự làm, tự chịu trách nhiệm, đồng thời lại có cơ cấu gọn nhẹ, làm ăn linh hoạt và biết các tránh thuế. Vì vậy, việc áp dụng các chính sách trên đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp nhà nước kinh doanh XNK nói chung cũng như TOCONTAP nói riêng. - Do sự biến động thị trường trong và ngoài nước đã ảnh hưởng theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty - TOCONTAP là một đơn vị trung gian, cơ sở sản xuất ít, không có kho, mạng lưới cửa hàng tiêu thụ. Vì đặc điểm này nên việc kinh doanh của Công ty mang tính thụ động, Công ty không thể tự mình tham gia liên kết với bạn hàng nước ngoài để gia công lắp ráp mà phải liên kết với các đơn vị sản xuất trong nước để cùng phối hợp, tiếp thu dây chuyền sản xuất và công nghệ mới. Công ty cũng không có hệ thống kho, do vậy hàng nhập vào phải thuê kho ngoài làm tăng chi phí từ đó làm tăng giá thành, nhất là đối với mặt hàng nhập về cần phải có thời gian lưu kho lâu dài trong quá tình tiêu thụ. Việc thiếu hệ thống cửa hàng cũng cản trở việc tiến hành bán lẻ, hàng hóa nhập về chỉ có thể bán buôn nên lãi suất thấp làm cho vồng quay vốn chậm. - Công ty chỉ chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, không có mặt hàng chủ lực, mặt hàng truyền thống là hàng tạp phẩm, thủ công mỹ nghệ có tính cạnh tranh lớn nên hiệu quả kinh doanh không cao, thí dụ thị trường Chi Lê: những năm trước đây nhập của TOCONTAP một khối lượng hàng đáng kể là hàng mây tre và gốm sứ nhưng gần đây do hàng Trung Quốc thâm nhập nhiều, giá cả rẻ hơn hẳn của ta nên đã giảm đặt hàng, mặc dù Công ty đã có thay đổi phương thức thanh toán bằng L/C sang D/P cho những khách hàng quen thuộc nhưng vẫn không cạnh tranh được (năm 1998 = 237.724USD, 1999 = 53.190 USD, 2000 = 22.123 USD)... Hiện nay, xí nghiệp gia công chổi quyét sơn là đơn vị gia công xuất khẩu duy nhất của Công ty. Chính vì vậy, kim ngạch hàng xuất khẩu luôn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch XNK của Công ty. Không có các mặt hàng chuyên sâu, các cán bộ kinh doanh không thể nắm vững về đặc tính kỹ thuật, chủng loại cũng như giá cả của từng mặt hàng mà mình kinh doanh so với các đơn vị chuyên ngành khác. Vì vậy, khi triển khai kinh doanh nhập khẩu cùng một loại hàng tại cùng một thời điểm thì Công ty khó có thể cạnh tranh nổi với các Công ty bạn chuyên sâu về mặt hàng đó. - Số cán bộ không kinh doanh của Công ty vẫn còn nhiều. Với bộ máy tổ chức như hiện nay, Công ty có 7 phòng xuất nhập khẩu với số cán bộ là 141 người không kể xí nghiệp TOCAN, có thể nói là khá đông trong công tác kinh doanh XNK đơn thuần. Việc thừa nhân lực sẽ làm tăng chi phí quản lý, làm giảm hiệu qủa kinh doanh của Công ty. Đây có thể nói là những vướng mắc không tránh khỏi ở hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay, chính nó đã tỏ ra sự kém linh hoạt, kém cạnh tranh bởi bộ máy cồng kềnh, thừa nhân lực nhưng lại thiếu cán bộ có năng lực.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0065.doc
Tài liệu liên quan