Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động

+ Vốn luôn vận động để sinh lời: Vốn được biểu hiện bằng tiền, nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để trở thành vốn thì đồng tiền phải được đưa vào hoạt động kinh doanh để sinh lời. Trong quá trình vận động, vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn phải là giá trị- là tiền. Đồng vốn đến điểm xuất phát mới với giá trị lớn hơn. Đó cũng là nguyên tắc đầu tư, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn. Nói một cách khác, vốn kinh doanh trong quá trình tuần hoàn luôn có ở giai đoạn của quá trình tái sản xuất và thường xuyên chuyển từ dạng này sang dạng khác. Các giai đoạn này được lặp đi lặp lại theo một chu kỳ, mà sau mỗi chu kỳ vốn kinh doanh được đầu tư nhiều hơn. Chính yếu tố này đã tạo ra sự phát triển của các doanh nghiệp theo quy luật tái sản xuất mở rộng.

doc108 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ năm 1999-2002 lượng tiền của công ty giảm từ 2.033.387 nghìn đồng xuống 594.503 nghìn đồng. Điều này cho thấy lượng tiền của công ty giảm rất nhiều, số tiền hiện có của công ty là rất thấp. Các khoản phải thu của Công ty từ năm 1999-2002 chiếm một lượng đáng kể trong tổng tài sản. Năm 1999 là 12.571.351 nghìn đồng, chiếm 33,0% tổng tài sản, đến năm 2000 là 12.041.109 nghìn đồng, chiếm 26,5% tổng tài sản, giảm 530.242 nghìn đồng, tức là giảm 4,2% so với năm 1999. Điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng vào việc thu hồi vốn từ khách hàng. Nhưng đến năm 2001, khoản phải thu của Công ty là 17.155.838 nghìn đồng, chiếm 37,6% tổng tài sản, tăng lên 5.114.729 nghìn đồng hay tăng 42,5% so với năm 2000. Năm 2002, các khoản phải thu là 17.845.739 nghìn đồng, chiếm 30,7% tổng giá trị tài sản, tăng lên 689.899 nghìn đồng, tức là tăng lên 4% so với năm 2001. Qua đó ta thấy, trong hai năm 2001 và năm 2002, Công ty đã không chú trọng vào công tác thu hồi tiền từ khách hàng. Hàng tồn kho của Công ty từ năm 1999-2002 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tài sản. Năm 1999, hàng tồn kho là 21.329.416 nghìn đồng, chiếm 56,0% tổng tài sản. Năm 2000 là 27.560.292 nghìn đồng, chiếm 60,7% tổng tài sản, tăng lên 6.230.876 nghìn đồng hay là tăng lên29,2% so với năm 1999. Năm 2001, hàng tồn kho là 25.173.593 nghìn đồng, chiếm 55,2%, giảm xuống 2.386.699 nghìn đồng, hay là giảm 8,7% so với năm 2000. Hàng tồn kho năm 2002 là 37.542.367 nghìn đồng, chiếm 64,7% tổng tài sản, tăng lên 12.368.774 nghìn đồng, hay là tăng lên 49,1% so với năm 2001. Như vậy, ta thấy hàng tồn kho của Công ty từ năm 1999-2002 tăng giảm thấy thường và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng giá trị tài sản của Công ty. Tài sản lưu động khác của Công ty cũnh có những biến động qua các năm, nhưng nhìn chung vẫn chiếm một tỷ trọng tương đối ổn định trong tổng tài sản. Năm 1999 là 709.559 nghìn đồng, chiếm 1,9% tổng tài sản. Năm 2000 là 672.152 nghìn đồng, chiếm 1,5% tổng tài sản, giảm 37.407 nghìn đồng, hay là giảm 5,3% so với năm 1999. Năm 2001 là 531.046 nghìn đồng, chiếm 1,2% tổng tài sản, giảm 141.016 nghìn đồng, hay là giảm 21% so với năm 2000. Nhưng sang năm 2002, tài sản lưu động khác là 1.046.978 nghìn đồng, chiếm 1,8% tổng tài sản, tăng lên 515.932 nghìn đồng, hay là tăng lên 97,2% so với năm 2001. * Đối với tài sản cố định: Năm 1999 là 1.424.146 nghìn đồng, chiếm 3,7% trong tổng giá trị tài sản. Năm 2000 là 1.284.347 nghìn đồng, chiếm 2,8% tổng giá trị tài sản, giảm 139.799 nghìn đồng hay là giảm 9,8% so với năm 1999. Năm 2001 là 1.149.827 nghìn đồng, chiếm 2,5% tổng tài sản, giảm 134.520 nghìn đồng hay là giảm 10,5% so với năm 2000. Năm 2002, tài sản cố định là 1.035.302 nghìn đồng, chiếm 1,8% tổng tài sản, giảm 144.525 nghìn đồng hay là giảm 10% so với năm 2001. Như vậy có thể thấy, từ năm 1999-2002 Công ty đã giảm tiền đầu tư cho mua sắm tài sản cố định 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động. Ngoài việc xem xét cơ cấu tài sản của Công ty, ta còn phải xem xét đến cơ cấu nguồn vốn của Công ty để có thể thấy được việc huy động vốn của Công ty như thế nào. Bảng 7 Dựa vào số liệu ở bảng7 ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty từ năm 1999-2002 chỉ chiếm từ 10%-15%, trong khi đó nợ phải trả của Công ty chiếm từ 85%-90% trong tổng nguồn vốn. Cụ thể qua các năm như sau. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 1999 là 5.527.726 nghìn đồng, chiếm 14,5% tổng nguồn vốn. Năm 2000 là 5.608.520 nghìn đồng, chiếm 12,3% tổng nguồn vốn, tăng 80.794 nghìn đồng hay tăng 1,5% so với năm 1999. Sang năm 2001, nguồn vốn chủ sở hữu là 5.795.502 nghìn đồng , chiếm 12,7%, tăng 186.982 nghìn đồng hay tăng 3,3% so với năm 2000. Năm 2002 là 6.126.038 nghìn đồng, chiếm 10,6% tổng nguồn vốn , tăng 330.536 nghìn đồng hay tăng 5,7% so với năm 2001. Như vậy, về số tuyệt đối thì nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần lên từ năm 1999-2002 nhưng về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn lại giảm xuống. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty được cấu thành từ hai bộ phận. Nguồn vốn quỹ: Năm 1999 là 5.527.726 nghìn đồng, chiếm 14,5% tổng nguồn vốn. Năm 2000 là 5.566.701 nghìn đồng, chiếm 12,2% tổng nguồn vốn, tăng 38.975 nghìn đồng hay tăng 0,7% so với năm 1999. Năm 2001 là5.717.242 nghìn đồng , chiếm 12,5% tổng nguồn vốn tăng 150.541 nghìn đồng hay tăng 2,7% so với năm 2000. Đến năm 2002 là 5.910.442 nghìn đồng, chiếm 10,2% tổng nguồn vốn, tăng 193.200 nghìn đồng hay tăng 3,4% so với năm 2001. Nguồn kinh phí: Năm 1999 không có. Năm 2000 là 41.819 nghìn đồng, chiếm 0,1% tổng nguồn vốn, tăng 41.819 nghìn đồng hay tăng 100% so với năm 1999. Sang năm 2000 là 78.260 nghìn đồng , chiếm 0,2% tổng nguồn vốn tăng 36.441 nghìn đồng hay tăng 87,1% so với năm 2000. Năm 2002 là 215.596 nghìn đồng, chiếm 0,4% tổng nguồn vốn, tăng 137.336 nghìn đồng hay tăng 175,5% so với năm 2001. Như vậy, nguồn kinh phí của Công ty từ năm 2000-2002 tăng dần lên. Đối với nợ phải trả: Năm 1999 là 32.540.133 nghìn đồng, chiếm 85,5% tổng nguồn vốn . Năm 2000 là 39.807.837 nghìn đồng, chiếm 87,7% tổng nguồn vốn , tăng 7.267.704 nghìn đồng hay tăng 22,3% so với năm 1999. Năm 2001 là 39.829.651 nghìn đồng, chiếm 87,3% tổng nguồn vốn tăng lên 21.814 nghìn đồng hay 0,05% so với năm 2000. Đến năm 2002, nợ phải trả của Công ty là 51.938.851 nghìn đồng, chiếm 89,4% tổng nguồn vốn , tăng 12.109.200 nghìn đồng hay tăng 30.4% so với năm 2001. Như vậy, từ năm 1999-2002 nợ phải trả của Công ty tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Điều này chứng tỏ Công ty đã tăng cường đi chiếm dụng vốn. Thành phần cấu thành nên nợ phải trả của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn. Năm 1999 là 32.540.133 nghìn đồng chiếm 85,5% tổng nguồn vốn . Năm 2000 là 390.794.433 nghìn đồng, chiếm 87,68% tổng nguồn vốn, tăng 7.254.300 nghìn đồng hay tăng 22,3% so với năm 1999. Năm 2001 và năm 2002 chính là nợ phải trả của Công ty. Năm 2001 tăng 35.218 nghìn đồng hay tăng 0,09% so với năm 2000. 3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động. 3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động . Việc xem xét thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty được thể hiện ở bảng 8 Qua số liệu ở bảng 8 cho ta thấy: Doanh thu thuần của Công ty từ năm 1999-2002 tăng lên. Năm 1999 đạt 197.668.755 nghìn đồng, nhưng sang năm 2000 đạt 241.573.489 nghìn đồng , tăng 43.089.522 nghìn đồng so với năm 1999. Năm 2001 là 264.325.594 nghìn đồng, tăng 22.752.105 nghìn đồng so với năm 2000. Và năm 2002 là 280.089.522 nghìn đồng, tăng 15.763.928 nghìn đồng so với năm 2001. Lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 1999 là 515.618 nghìn đồng, năm 2000 là 518.441 nghìn đồng, tăng 2.823 nghìn đồng so với năm 1999. Năm 2001 là 524.367 nghìn đồng, tăng 5.926 nghìn đồng so với năm 2000. Đến năm 2002 là 589.384 nghìn đồng, tăng 65.017 nghìn đồng so với năm 2001. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 1999 là 350.629 nghìn đồng, năm 2000 là 352.540 nghìn đồng, tăng 1.911 nghìn đồng so với năm 1999. Sang năm 2001 là 356.570 nghìn đồng, tăng 4.030 nghìn đồng so với năm 2000, năm 2002là 400.781 nghìn đồng, tăng 44.211 nghìn đồng so với năm 2001. Như vậy, cùng với sự tăng lên của doanh thu thuần từ năm 1999-2002 thì lợi nhuận của Công ty cũng tăng lên, đặc biệt là năm 2002. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như vậy thì Công ty đã tăng số vốn kinh doanh sử dụng bình quân từ năm 1999-2002. Cụ thể: Năm 1999, số vốn kinh doanh sử dụng bình quân là 28.828.585 nghìn đồng. Nhưng đến năm 2000 là 41.472.108 nghìn đồng, tăng 12.828.523 nghìn đồng so với năm 1999. Năm 2001 là 45.520.755 nghìn đồng, tăng 4.048.647 nghìn đồng so với năm 2000. Năm 2002 là 51.845.021 nghìn đồng, tăng 6.324.266 nghìn đồng so với năm 2001. Từ những kết quả trên, để xem xét Công ty sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hay không, chúng ta dựa vào các chỉ tiêu sau: Hàm lượng vốn kinh doanh : Tổng vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ Hàm lượng vốn kinh doanh = Doanh thu thuần trong kỳ Từ kết quả tính toán ở bảng 8 ta được: Hàm lượng vốn kinh doanh: Năm 1999 là 0,15, năm 2000 là 0,17, tăng 0,02 so với năm 1999, năm 2001 là 0,17, năm 2002 là 0,19, tăng 0,02 so với năm 2001. Từ đó ta thấy, để thu được 1000VNĐ doanh thu thuần thì năm 1999 Công ty đã bỏ ra 150 VNĐ vốn kinh doanh, năm 2000 và năm 2001 tăng lên là 170 VNĐ, tức là năm 2000 và năm 2001 tăng lên 20 VNĐ so với năm 1999. Năm 2002, để thu được 1000 VNĐ doanh thu thuần Công ty đã bỏ ra 190 VNĐ, tăng 20 VNĐ so với năm 2001. Như vậy, Công ty sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là năm 1999. Song hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh lại có chiều hướng giảm xuống từ năm 1999-2002. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh == Doanh thu thuần trong kỳ Tổng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ Dựa vào kết quả tình toán ở bảng 8 ta thấy: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty năm 1999 là 6,86, năm 2000 là 5,82 giảm 1,04 so với năm 1999, năm 2001 là 5,81, giảm 0,01 so với năm 2000 là 5,40 giảm 0,41 so với năm 2001. Điều này cho thấy: Khi Công ty sử dụng 1000 VNĐ vốn kinh doanh vào hoạt động kinh doanh thì năm 1999 doanh thu thuần Công ty thu được là 6860 VNĐ, năm 2000 là 5820 VNĐ giảm 1040 VNĐ so với năm 1999, năm 2001 là 5810 VNĐ giảm 10 VNĐ so với năm 2000 và năm 2002 là 5400 VNĐ giảm 410 VNĐ so với năm 2001. Từ kết quả này nhận thấy, tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty là có hiệu quả, song có xu hướng giảm xuống từ năm 1999-2002. Do đó, Công ty cần tập trung hơn nữa để sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hơn và đạt được kết quả cao hơn. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = Tổng vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ x 100% Dựa vào công thức trên và số liệu tính toán được tại bảng 8 ta thu được kết quả: Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của công ty qua các năm như sau: Năm 1999 là 1,79%, năm 2000 là 1,25% giảm 0,54% so với năm 1999, năm 2001 là 1,15% giảm 0,1% so với năm 2000 và năm 2002 là 1,14% giảm 0,01% so với năm 2001. Như vậy, trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, Công ty bỏ ra 100 VNĐ vốn kinh doanh thì lợi nhuận trước thuế mà doanh nghiệp tạo ra được năm 1999 là 1,79 VNĐ, năm 2000 là 1,25 VNĐ giảm 0,54 VNĐ so với năm 1999, năm 2001 là 1,15 VNĐ giảm 0,1 VNĐ so với năm 2000 và năm 2002 là 1,14 VNĐ giảm 0,01 VNĐ so với năm 2001. Qua đó cho thấy, tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của Công ty chưa cao, có chiều hướng giảm dần mặc dù số vốn kinh doanh ngày càng tăng. - Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh. Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh Lãi thuần trong kỳ Tổng vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ = Từ công thức và số liệu ở bảng 8 ta tính được hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh của Công ty như sau: Năm 1999 là 0,012, năm 2000 là 0,009 giảm 0,003 so với năm 1999, năm 2001 là 0,008 giảm 0,001 so với năm 2000 và năm 2002 là 0,008. Như vậy chỉ tiêu này cho thấy cứ 1000 VNĐ vốn kinh doanh bỏ ra kinh doanh Công ty thu được 12 VNĐ lợi nhuận sau thuế năm 1999, năm 2000 là 9 VNĐ giảm 3VNĐ so với năm 1999, năm 2001 và năm 2002 là 8 VNĐ giảm 1 VNĐ so với năm 2000. Từ kết quả này ta thấy, mặc dù tình hình kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty không lỗ nhưng đem lại kết quả không cao. Do đó Công ty cần phải sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hơn để nâng cao hệ số doanh lợi vốn kinh doanh của Công ty. 3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động. Dựa vào bảng cơ cấu tài sản của Công ty cho thấy vố lưu động của Công ty chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản, từ 96 -98%. Vì vậy, việc sử dụng có hiệu quả vốn lưu động có vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Do đó, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động là rất cần thiết để có thể thấy rõ được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty được thể hiện ở bảng sau: Bảng 9: .... Từ số liệu bảng 9 cho thấy, vốn lưu động sử dụng bình quân của Công ty tăng dần lên từ năm 1999-2002. Năm 1999 là 27.761.927 nghìn đồng, năm 2000 là 40.387.862 nghìn đồng tăng 12.625.935 nghìn đồng so với năm 1999, năm 2001 là 44.303.668 nghìn đồng tăng 3.915.806 nghìn đồng so với năm 2000 và năm 2002 là 50.752.457 nghìn đồng tăng 6.448.787 nghìn đồng so với năm 2001. - Số vòng quay vốn lưu động: Số vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần trong kỳ VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ = áp dụng công thức trên ta có kết quả ở bảng 9. Số vòng quay vồn lưu động cụ thể qua các năm là: Năm 1999 là 7,12 vòng, năm 2000 là 5,98 vòng giảm 0,18 vòng so với năm 1999, năm 2001 là 5,97 vòng giảm 0,01 vòng so với năm 2000 và năm 2002 là 5,52 vòng giảm 0,45 vòng. Điều này chứng tỏ vốn lưu động của Công ty đã tham gia quay vòng rất nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả, song lại có chiều hướng giảm xuống từ năm 1999-2002. Hàm lượng vốn lưu động VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ = - Hàm lượng vốn lưu động: Qua số liệu bảng 9 ta thu được kết quả: Hàm lượng vốn lưu động của Công ty năm 1999 là 0,14, năm 2000 là 0,17 tănh 0,03, năm 2001 là 0,17, năm 2002 là 0,18 tăng 0,01 so với năm 2000 và 2001. Như vậy, để thu được 1000 VNĐ doanh thu và năm 2001 đến là 170 VNĐ tăng 30 VBĐ so với năm 1999, và năm 2002 là 180 VNĐ tăng 10 VNĐ so với năm 2001. Điều đó chứng tỏ, Công ty đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, cần phát huy thêm để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn. - Thời gian một vòng luân chuyển: Thời gian một vòng luân chuyển 360 Số vòng quay VLĐ = Dựa vào công thức trên và số liệu ở bảng 9 ta thu được kết quả: Thời gian một vòng luân chuyển năm 1999 là 51 ngày/vòng, năm 2000 là 60 ngày/vòng tăng 9 ngày/vòng so với năm 1999, năm 2001 là 60 ngày/vòng và năm 2002 là 65 ngày/vòng tăng 5 ngày/vòng so với năm 2002. Điều này cho thấy, năm 1999 để thực hiện một vòng quay của vốn lưu động Công ty phải mất 51 ngày, nhưng đến năm 2000 và 2001 là 60 ngày tăng 9 ngày so với năm 1999, năm 2002 là 65 ngày tăng 5 ngày so với năm 2001. Kết quả này chứng tỏ thời gian một vòng luân chuyển còn cao, có chiều hướng tăng lên. Vì vậy, Công ty cần phải có biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn nữa để giảm thời gian một vòng luân chuyển, tăng cao số vòng quay của vốn lưu động. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động hay tỷ lệ sinh lời của vốn lưu động: Tỷ lệ sinh lời VLĐ Lợi nhuận sau thuế trong kỳ VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ = Từ công thức trên và số liệu ở bảng 9 ta thu được kết quả: Năm 1999,k tỷ lệ sinh lời của VLĐ là 0,013 nghìn đồng, năm 2000 là 0,009 giảm 0,004, năm 2001 và năm 2001 đều là 0,008 giảm 0,001 so với năm 2000. Điều này cho thấy, trong kỳ kinh doanh khi doanh nghiệp sử dụng 1000 VNĐ vốn lưu động tạo ra được 13 VNĐ lợi nhuận sau thuế vào năm 1999, năm 2000 là 9 VNĐ giảm 3 VNĐ so vơi năm 1999, năm 2001và năm 2002 đều là 8 VNĐ giảm 1 VNĐ so với năm 2000. Kết quả này cho thấy, mặc dù lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng dần lên từ năm 1999-2002 song tỷ lệ sinh lời của vốn lưu động còn thấp, vốn lưu động sử dụng còn cao và chưa thực sự có hiệu quả vào cuối kỳ kinh doanh. Công ty cần có biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động tốt hơn nữa để nâng cao tỷ lệ sinh lời của vốn lưu động của Công ty. Vì đây được xem là kết quả đánh giá cuối cùng đối với việc sử dụng vốn lưu động . 3.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động Trong cơ cấu vốn của Công ty, vốn cố định chiếm rất nhỏ từ 2-4%. Nhưng để có thể tồn tại và phát triển ngoài việc quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả thì Công ty phải tìm cách khai thác vốn cố định sao cho có hiệu quả nhất. Để đánh giá việc sử dụng vốn cố định tại Công ty có hiệu quả hay không ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau đây: Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động Qua số liệu tại bảng 10 cho thấy, vốn cố định sử dụng bình quân tăng lên rồi lại giảm xuốnh từ năm 1999-2002. Cụ thể: năm 1999 là 1.066.658 nghìn đồng, năm 2000 là 1.354.246 nghìn đồng tăng 287.588 nghìn đồng so với năm 1999 , nhưng sang năm 2001 là 1.217.086 nghìn đồng giảm 137.160 nghìn đồng so với năm 2000 và năm 2002 là 1.092.564 nghìn đồng giảm 124.522 nghìn đồng - Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng vốn cố định Doanh thu thuần trong kỳ Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ = Qua công thức trên và số liệu bảng 10 ta thu được kết quả tại bảng 10. Cụ thể như sau: Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 1999 là 185,32, năm 2000 là 178,38 giảm 6,94 so với năm 1999, năm 2001 là 217,18 tăng 38,80 so với năm 2000 và năm 2002 là 256,36 tăng 39,18 so với năm 2001. Nhìn vào kết quả này cho thấy: Năm 1999 Công ty đầu tư 1000 VNĐ vào việc mua săm và sử dụng tài sản cố định thì doanh thu thuần thu được 185.320 VNĐ, năm 2000 là 178.380 VNĐ giảm 6.940 VNĐ so với năm 1999, năm 2001 là 217.180 VNĐ tăng 38.800 VNĐ so với năm 2000 và năm 2002 là 256.360 VNĐ tăng 39.180 VNĐ so với năm 2001. Như vậy, Công ty đã sử dụng vốn cố định có hiệu quả. Đây là kết quả khả quan làm tăng doanh thu thuần cho doanh nghiệp, thể hiện sự nỗ lực phấn đấu nâng cao hiệu qủa sử dung vốn cố định của Công ty. - Hàm lượng vốn cố định: Hàm lượng vốn cố định VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ = Dựa vào kết quả tính toán được tại bảng 10 ta thu được: Hàm lượng vốn cố định năm 1999 và năm 2000 đều là 0,01, năm 2001 là 0,005 giảm 0,005 so với năm 2000 và năm 2002 là 0,004 giảm 0,001so với năm 2001. Qua số liệu này cho thấy, để có được 1000 VNĐ doanh thu thuần thì năm 1999 và năm 2000 Công ty phải bỏ ra 10 VNĐ vốn cố định năm 2001 là 5 VNĐ giảm 5 VNĐ so với năm 2000 và năm 2002 là 4 VNĐ giảm 1 VNĐ so với năm 2001. Như vậy, Công ty đã sử dụng vốn cố định rất có hiệu quả và có chiều hướng sử dụng tốt hơn từ năm 1999-2002, góp phần làm tăng thêm doanh thu thuần cho Công ty. Công ty cần phát huy việc sử dụng vốn cố định để có hiệu quả hơn nữa trong những năm tới. - Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định Lợi nhuận trước thuế Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ = x 100% Dựa voà công thức trên và số liệu tra bảng 10 ta thu được kết quả: Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm 1999 là 0,48, năm 2000 là 0,38 giảm 0,1 so với năm 1999, năm 2001 là 0,43 tăng 0,05 so với năm 2000 và năm 2002 là 0,54 tăng 0,11 so với năm 2001. Chỉ tiêu này cho thấy, khi Công ty đầu tư 1000 VNĐ vào việc mua sắm tài sản cố định để tạo ra được 480 VNĐ lợi nhuận trước thuế, năm 2000 là 380 VNĐ giảm 100 VNĐ so với năm 1999, năm 2001 là 430 VNĐ tăng 50 VNĐ so với năm 2000 và năm 2002 là 540 VNĐ tăng 110 VNĐ so với năm 2001. Kết quả này cho thấy, việc Công ty giảm số vốn cố định sử dụng bình quân song lại đem kết quả cao cho Công ty. Góp phần vào việc tăng lợi nhuận trước thuế cho Công ty. Công ty đã sử dụng vốn cố định rất có hiệu quả. - Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu quả sử dụng vốn cố định Lãi thuần trong kỳ Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ = Từ kết quả tại bảng 10 ta thấy: Năm 1999, hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty là 0,33, năm 2000 là 0,26 giảm 0,07 so với năm 1999, năm 2001 là 0,29 tăng 0,03 so với năm 2000 và năm 2002 là 0,37 tăng 0,08 so với năm 2001. Kết quả này cho thấy, khi Công ty đầu tư 1000 VNĐ mua sắm tài sản cố định thì tạo ra 330 VNĐ lợi nhuận sau thuế vào năm 1999, năm 2000 là 260 VNĐ giảm 70 VNĐ so với năm 1999, năm 2001 là 290 VNĐ tăng 30 VNĐ so với năm 2000 và năm 2002 là 370 VNĐ tăng 80 VNĐ so với năm 2001. Đây là một kết quả tốt thể hiện sự quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty mặc dù kết quả còn thấp. Như vậy có thể thấy lợi nhuận ròng của Công ty tăng dần lên từ năm 2000-2002 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty có hiệu quả. Tóm lại, từ năm 1999-2002 mặc dù hoạt động kinh doanh của Công ty không thua lỗ thể hiện ở việc lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng dần lên song việc sử dụng vốn kinh doanh nói chung và việc sử dụng vốn lưu động nói riêng chưa thực sự có hiệu quả. Chỉ có việc sử dụng vốn cố định là có hiệu quả. Điều này được thể hiện rõ qua sự phân tích các chỉ tiêu ở trên III. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động 1. Những kết quả đạt được. Qua những kết quả phân tích ở trên cho thấy Công ty đã đạt được một sô mục tiêu quan trọng đề ra. Công ty đã phấn đấu hoàn thành kế hoạch tăng hơn các năm trước 10-15%. Quy mô hoạt động của Công ty ngày càng tăng, lượng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng ngày càng tăng. Điều này phản ánh rõ trong bảng cơ cấu tài sản và bảng cơ cấu nguồn vốn. Bên cạnh đó doanh thu thuần cũng như lợi nhuận của Công ty tăng lên rõ ràng qua các năm. Công ty huy động vốn chủ yếu là từ các nguồn vốn bến ngoài, tận dụng triệt để các khoản tín dụng của khách hàng và nhà cung cấp. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tương đối cao và không ngừng tăng lên qua các năm mặc dù số vốn cố định ngày càng giảm. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tương đối cao, số vòng quay vốn lưu động mặc dù có chiều hướng giảm dần từ năm 1999-2002 song kết quả đó tương đối cao, từ 5,5 vòng-7,1 vòng Đạt được kết quả này là do Công ty đã có sự phân cấp quản lý vốn cho từng bộ phận để phát huy hết năng lực của từng bộ phận đó, Công ty đã mở rộng hình thức mạng lưới kinh doanh và sản phẩm đa dạng, phong phú hơn. Công ty tích cực tìm kiếm bạn hàng, phát triểm nguồn hàng, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác. 2. Những vấn đề còn tồn tại. Bên cạnh những thành tích đạt được, song trong quá trình quản ký và s3ử dụng vốn kinh doanh nói chung và sử dụng vốn lưu động nói riêng còn những hạn chế đó là: Mặc dù vốn kinh doanh ngày càng được đầu tư nhiều hơn và đem lại lợi nhuận song thực sự chưa thật có hiệu quả ngoài việc sử dụng vốn cố định. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, vốn lưu động và vốn cố định. Là một doanh nghiệp thương mại nên cần rất nhiều vốn lưu động nhưng cơ cấu vốn của Công ty chưa thật hợp lý. Vốn lưu động quá cao, từ 96-98 % trong khi đó vốn cố định chỉ chiếm 2-4 % mà trong những năm qua Công ty lại sử dụng vốn cố định rất có hiệu quả. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty còn quá ít, vốn kinh doanh chue yếu là vốn đi vay, nợ ngắn hạn quá cao, các khoản phải thu còn nhiều, số lượng hàng tồn kho tăng làm cho số vòng quay của vốn lưu động giảm. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, gây mất tính chủ động của Công ty về mặt tài chính. Qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn, mặc dù lợi nhuận Công ty thu được tương đối cao và có chiều hướng tăng. Song bên cạnh đó Công ty lại đầu tư nhiều vốn kinh doanh mà hiệu quả sử dụng vốn chưa thực sự có hiệu quả đã làm cho một số chỉ tiêu đánh giá còn nhỏ như: tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh, hệ số doanh lợi vốn kinh doanh, tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh, thời gian một vòng luân chuyển còn cao. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty. 3. Nguyên nhân của những yếu kém. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, yếu kém của Công ty ta thấy hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Tổng chi phí Công ty bỏ ra kinh doanh còn qúa cao, thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động còn dài. Cơ cấu tài sản cad cơ cấu nguồn vốn chưa thật hợp lý, trong khi vốn lưu động quá cao thì vốn cố định lại nhỏ. Mặc dù là doanh nghiệp thương mại nhưng trong những năm qua, Công ty lại sử dụng vốn cố định rất có hiệu quả. Trong cơ cấu tài sản thì khoản phải thu và hàng tồn kho còn cao và nợ ngắn hạn trong cơ cấu nguồn vốn cao cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh và gây ảnh hưởng tới khả năng tài chính của Công ty. Ngoài ra, một số năm gần đây do sự tràn vào của một số mặt hàng Trung Quốc đã gây nên tình trạng cạnh tranh giữa sản phẩm của Công ty và sản phẩm của Trung Quốc. Sản phẩm của Trung Quốc lại có giá rẻ đã làm ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân là Công ty kinh doanh chủ yếu trên thị trưởng nội địa, nhập khẩu nhiều, chưa thực sự chú trọng vào việc xuất khẩu. Đội ngũ cán bộ có trình độ xuất nhập khẩu chưa nhiều. Vì vậy đã ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài. Từ đó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động I. Phương hướng phát triển của Công ty những năm sắp tới. Năm 2003 là năm hội nhập AFTA, năm tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động sau những sự kiện xảy ra. Do đó một số mặt hàng chính của Công ty sẽ bị áp lực lớn về đầu vào, cung vượt cầu, tiêu thụ gặp khó khăn, giá cả giảm, cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại quyết liệt, thị trường bị xâm lấn có nguy cơ bị triệt tiêu. Tình hình kinh doanh vẫn chưa ra khỏi tình trạng bấp bênh về nguồn hàng nhất là đối với đơn vị kinh doanh thuần túy. Đội ngũ lao động tuy có kinh nghiệm nhưng chưa đáp ứng kịp so với yêu cầu kinh tế thị trường và hội nhập khu vực và quốc tế. Tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là xuất nhập khẩu của Công ty càng khó khăn hơn. Nhưng với tinh thần tự chủ, năng động trong kinh doanh, với truyền thống dày dạn kinh nghiệm và sự kiên trì, chịu khó của cán bộ công nhân viên, Công ty quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu năm 2003 sau đây: - Doanh số bán ra phấn đấu 325 tỷ VNĐ, đạt 112-115% kế hoạch Bộ giao. + Ngành hàng tạp phẩm: Tăng 15% + Ngành hàng BHLĐ: Tăng 10% -Nộp ngân sách: 4,2 tỷ VNĐ - Lợi nhuận tực hiện tăng 10% so với kế hoạch - Thu nhập - Lương: Mức lương tối thiểu bình quân 1.186.000 đồng/ người/ tháng, thu nhập : 1.327.000 đồng/tháng tăng 55 so với năm 2002 Chỉ tiêu cụ thể năm 2003 T T Chỉ tiêu đơn vị tính Số lượng 1 Tổng doanh thu +Tạp phẩm + BHLĐ + Bán hàng nội địa + Doanh thu xuất khẩu + Doanh thu nhập khẩu + Bán buôn + Bán lẻ Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 1000 USD 1000 USD Triệu đồng Triệu đồng 290.000 225.000 65.000 239.900 250 1.500 260.500 24.500 2 Mặt hàng chính + Sứ Hải Dương + Phích Rạng Đông + Bóng đèn + Dây điện + Giấy các loại + Gỗ ép các loại + Rượu chai + Quần áo BHLĐ + Găng tay + Giày vải + Vải mỏng 1000 sản phẩm 1000 sản phẩm 1000 cái 1000 m tấn m3 1000 chai 1000 bộ 1000 đôi 1000 đôi 1000 m 600 1.600 22.000 6.000 750 2.500 3.500 150 1.000 150 500 3 Các khoản nộp NS Triệu đồng 4.200 4 Lợi nhuận thực hiện Triệu đồng 630 5 Quỹ tiền lương Triệu đồng 1.865 Từ những kết quả đạt được từ năm 1999-2002 và để thực hiện tốt mục tiêu năm 2003 trước những biến động của tình hình trong nước và thế giới, Công tyđã đề ra các phương hướng phát triển như sau: 1. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1 Về nguồn hàng - phát triển mạnh bán buôn, tập trung đầu tư quy mô lớn cho một số mặt hàng chủ lực - Mỗi đơn vị phải có ít nhất một mặt hàng ổn định có chiều hướng lâu dài nhằm khắc phục tình trạng bấp bênh nguồn hàng - Nghiên cứu nhu cầu, mở rộng quan hệ chọn đối tác hơn nữa để phát triển mặt hàng mới, mặt hàng thay thế, làm đa dạng phong phú mặt hàng, chống hẫng hụt nguồn hàng dẫn đến lúng túng, bị động trong kinh doanh thậm chí không có hàng để kinh doanh. - Duy trì củng cố mặt hàng truyền thống: Sứ, phích, bóng đèn, giấy, gỗ, rượu, quần áo BHLĐ, giày vải, găng tay, dây điện, hàng vật tư nguyên liệu: Sắt, thép, nhôm, hàng kỹ thuật BHLĐ... - Quan tâm hàng thời vụ, hàng đại lý, mở rộng quy mô, số lượng hàng trong nước và nước ngoài như: Giấy, ống nhựa... - Phấn đấu năm 2003 làm đại lý độc quyền cho hãng nước ngoài từ 2-3 mặt hàng phù hợp dòng hàng Công ty kinh doanh 1.2. Về nhập khẩu: Chủ động nhập trực tiếp, nhập những mặt hàng có thị trường ổn định, hoặc theo đơn đặt hàng, chú trọng nhập nguyên vật liệu, vật tư cung ứng cho nhà sản xuất trong nước, nhất là mặt hàng vật liệu trong nước chưa sản xuất được 1.3.Về bán ra: Giữ vị trí then chốt, quan trọng nhất, quyết định nhất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, là khâu đảm bảo đầu ra cho mọi hàng hoá. Nói tới bán ra là phải nói tới vấn đề thị trường, cạnh tranh, quản lý đảm bảo đúng pháp luật, an toàn vốn... - Hiện nay một số mặt hàng chỉ đạo của Công ty còn yếu về kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ quá hẹp, tình hình tự phát, chưa tương xứng với nhiệm vụ bán buôn. Vì vậy năm 2003, cần thiết phải xây dựng mở rộng, tạo nên hệ thống rộng khắp phủ kín thị trường rộng lớn, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, năm 2003 tập trung cao độ cho thị trường trong nước. - Nâng cao năng lực cạnh tranh đảm bảo trụ vững và phát triển, muốn vậy phải có chính sách tiêu thụ, phương thức bán hàng thích hợp, giả cả hấp dẫn, thực hiện đôi bên có hiệu quả, gắn bó thủy chung với khách hàng, nắm bắt thông tin, xử lý thông tin kịp thời, nhanh nhạy đáp ứng yêu cầu thị trường - Đầu tư công tác thị trường, tăng cường côg tác tiếp thị, phát huy việc phục vụ giao hàng đến tận nơi tiêu thụ, vận chuyển thẳng, đáp ứng kịp thời đủ số lượng, chủng loại, chất lượng. - Duy trì và phát triển hình thức tham gia đấu thầu trên mọi lĩnh vực như cung ứng hàng BHLĐ cho các ngành điện, xi măng, xây dựng, các khu công nghiệp, cug ứng hàng phục vụ thiên tai bão lụt, nguyên liệu cho các nhà sản xuất ... - Trong năm 2003, nghiên cứu, tìm kiếm thị trường để có phương án sản xuất một mặt hàng độc lập hoặc cùng kết hợp với nhà sản xuất để đặt hàng nhằm vươn lên không còn là một đơn vị kinh doanh thuần tuý. 1.4. Công tác xuất khẩu. Tích cực kiên trì tìm kiếm thị trường tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ, cục xúc tiến thương mại các vụ chức năng, các tham tán nước ngoài để nắm được chủ trương chính sách, thông tin phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu. kiên quyết lựa chọn mặt hàng, giới thiệu chào hàng, gửi mẫu, kiểm tra, giải quyết kết quả. 2. Công tác quản lý và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên. 2.1. Về quản lý. Tạo điều kiện cho mọi hoạt động của Công ty nhịp nhàng, thông thoáng, đúng pháp luật, bảo toàn được vốn, tài sản hàng hoá, con người, kinh doanh có hiệu quả. Đặc biệt chú trọng vè quản lý vốn, chứng từ hoá đơn, giá và các chi phí ký kết hợp đồng, các đơn vị tự chủ trong kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành kinh doanh trực tiếp đôn đốc, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trong đơn vị mình. - Không để phát sinh nợ khó đòi, bán hàng thu tiền ngay, nếu bán chịu phải có thế chấp đúng luật, nếu bị lừa đảo mất vốn thì đơn vị, cá nhân phải bồi thường 100% cho Công ty. - Thực hiện nghiêm túc những điều Công ty quy định trong quy chế khoán năm 2003 và các quy chế nội quy đã được đại hội CNVC thông qua. - Không kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, kém phẩm chất thực hiện đúng quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất nhập khẩu. Không để hàng tiền ngoài sổ sách. Mua-bán phải có hoá đơn theo quy định của Bộ tài chính, phản ánh đúng đầu vào và đầu ra không để vi phạm luật hoá đơn chứng từ kế toán thống kê. - Thực hiện công tác kiểm toán và công khai tài chính định kỳ tới các đơn vị và các đơn vị thông báo cho CBCNV biết tham gia 2.2. Nhiệm vụ và trách nhiệm của CBCNV Công ty - Mỗi CBCNV trong Công ty, tuỳ từng vị trí công tác, với tinh thần trách nhiệm chấp hành nghiêm túc chế độ, chính sách, pháp luật nhà nước và các quy chế Công ty, cải tiến chủ động trong công tác mang lại hiệu quả thiết thực cho Công ty, cho bản thân và nhà nước. - Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, đoàn kết nội bộ tốt nhằm góp phần ổn định và xây dựng Công ty phát triển. - Tham gia bổ sung, sửa đổi các quy chế, nội quy, phương hướng hoạt động, quản lý kinh doanh của Công ty, các chương trình nhiệm vụ kế hoạch hàng quý, năm. Mỗi đơn vị và từng CBCNV tự chủ trong kinh doanh, độc lập, sáng tạo, tạo ra những tiền đề thực hiện được các mục tiêu, phương hướng đề ra. - Thường xuyên bồi dưỡng học tập, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn, chống tụt hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu mới. 3. Công tác khác. 3.1. Về tổ chức bộ máy và cán bộ Là công việc quan trọng có tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2003: Phải chuẩn bị xong phương án cổ phần hoá để thực hiện đến tiến độ theo lộ trình của Bộ. Cụ thể là: - Quyết toán các năm 2003. - Đánh giá tài sản doanh nghiệp. - Phương án sắp xếp lao động và thực hiện theo Nghị định 41/CP của chính phủ. - Xây dựng phương án sau cổ phần hoá - Xây dựng điều lệ hoạt động Công ty cổ phần và các việc khác liên quan. - Thành lập bộ phận kinh doanh tổng hợp xuất nhập khẩu. 3.2. Công ác cán bộ và thực hiện chế độ đối với người lao động. Tiếp tục tre hoá đội ngũ cán bộ, tuyển chọn cán bộ mới theo tiêu chuẩn, có trình độ đại học và những người có kinh nghiệm làm tốt công tác xuất nhập khẩu. Năm 2003 tuyển mới từ 2-3 lao động để bổ sung cho số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu. - Thực hiện tốt công tác ché độ nghỉ hưu, nâng bậc lương đảm bảo quyền lợi cho người lao động đúng quy định của nhà nước. - Giải quyết các chế độ về bảo hiểm xã hội, y tế và bảo hiểm lao động, an toàn lao động, nội quy lao động và thảo ước lao động theo Bộ luật lao động. - Đảm bảo các hoạt động đoàn thể, phổ biến các chế độ chính sách mới của nhà nước kịp thời cho người lao động, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. - Giữ vệ sinh môi trường, thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống AIDS và sinh đẻ có kế hoạch. II. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động. Mục đích của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là nhằm đảm bảo nhu cầu tối đa về vốn kinh doanh cho việc sản xuất kinh doanh trên cơ sở nguồn vốn có hạn được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong những năm qua, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cảu Công ty nhìn chung chưa cao, chưa thoả mãn mục tiêu đề ra. Để đạt được mục tiêu này trong những năm tới ngoài việc áp dụng các biện pháp chung cho tất cả các doanh nghiệp thương mại, những biện pháp mà Công ty đã sử dụng, Công ty cần phải có những hướng đi, có những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quẩ sử dụng vốn kinh doanh của bản thân doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận cao nhất. Công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau: 1. Các biện pháp nhằm huy động vốn kinh doanh Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, trước tiên đòi hỏi nguồn tài chính của Công ty phải được đáp ứng kịp thời, đầy đủ. Thời gian qua, Công ty chủ yếu huy đọng vốn kinh doanh bằng cách vay ngân hàng, mua trả chậm hàng hoá và khoản tín dụng cho khách hàng ứng trước. Theo tôi ba biện pháp trên là tích cực. Những việc sử dụng vác khoản nợ ngắn hạn này làm cho Công ty chịu mức chi phí cao và khả năng dễ gặp rủi ro vỡ nợ. Để giải quyết vấn đề này Công ty có thể huy động vốn từ: Vay cán bộ công nhân viên Nguồn vốn liên doanh liên kết: Công ty cần tìm kiếm đối tác liên doanh liên kết với các đơn vị khác trong sản xuất kinh doanh nhiều hơn nữa. Tái đầu tư từ lợi nhuận hàng năm: Hiện nay do Công ty có chế độ hạch toán kinh tế độc lập. Cho nên phần lợi nhuận Công ty tạo ra tuy không lớn nhưng đây là nguồn tự có, không phải trả lãi vay. Sử dụng có hiệu quả các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp nhưng chưa đến kỳ thanh toán. Đây là những khoản nợ ngắn hạn phát sinh có tính chất chu kỳ. Công ty có thể sử dụng tạm thời các khoản này để đáp ứng nhu cầu vốn mà không phải trả chi phí. 2. Đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh Trong mấy năm trở lại đây, từ khi hội nhập cùng với nền kinh tế thị trường, tình hình kinh doanh của Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động phát triển theo chiều hướng tốt, từng bước thoát ra khỏ khủng hoảng, tiến tới kinh doanh có lãi. Bộ mặt của Công ty cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên đã có đổi mới đáng kể. Những ưu điểm đạt được của Công ty sẽ tiếp tục được phát huy trong những năm tới. Nhất là, trong điều kiện hiện nay, trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng, khoa học công nghệ không ngừng phát triển, nhu cầu máy móc phục vụ sản xuất, tự động hoá thay thế cho lại đọng chân tay, thì Công ty với đặc điểm kinh doanh của mình cần phải chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh. Việc đầu tư, phát triển mở rộng phải được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu, dự đoán nắm bắt được thị trường mà Công ty muốn xâm nhập. Từ đó đưa ra những giải pháp đúng đắn, chiến lược xúc tiến bán hàng, tạo sự tăng trưởng ổn định, giúp cho Công ty đứng vững trong nền kinh tế thị trường, chiếm lĩnh được thị trường trong lĩnh vực cung cấp các mặt hàng tạp phẩm và bảo hộ lao động. 3. Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá trong quản lý và trong sản xuất kinh doanh. Công tác kế hoạch hoá trong sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trọng việc điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục, có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Việc xây dựng kế hoạch chủ yếu thuộc trách nhiệm của phòng kế toán, phòng kinh doanh, và ban giám đốc nhưng để đạt hiệu quả cao hơn Công ty nên phân công cán bộ chuyên trách theo dõi công tác sử dụng vốn thường xuyên theo định kỳ. Sau đó, tổng hợp đáng giá các số liệu về quá trình sử dụng vốn, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng và tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh, từ đó có giải pháp và kiến nghị kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 4. Điều chỉnh kịp thời giá bán hàng. Trong tình hình biến động chung của nền kinh tế thế giới, tỷ giá tiền tệ luôn luôn biến đổi, đồng tiền Việt Nam sẽ bị giảm giá trị, điều đó đồng nghĩa với việc giá vốn hàng hoá tăng lên. Trong khi đó, lại có sự tràn vào của hàng Trung Quốc là làm cho sản phẩm của Công ty trở nên cạnh tranh gay gắt hơn. Đây là một khó khăn lớn cho Công ty kho hoạt động kinh doanh chủ yếu là thị trường trong nước và nhập khẩu hàng về bán trong nước, điều đó làm cho chi phí kinh doanh của Công ty tăng cao trong khi giá bán hàng hoá lại không thay đổi hoạc có nhưng rất ít. Tỷ giá ngoại tệ ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Chỉ một biến động nhỏ của tỷ giá cũng ảnh hưởng nghêm trọng đến doanh thu của bất cứ doanh nghiệp nào. Vì vậy, trong khi nhập khẩu hàng hoá về bán trong nước thì Công ty phải có bước điều chỉnh kịp thời giá bán hàng khi có sự biến động về tỷ giá, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Ngoài ra, việc điều chỉn giá sẽ giúp cho Công ty thu hút được nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 5. Xây dựng các chiến lược khách hàng, mở rông mạng lươi cửa hàng. Trong điều kiên cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp hiện nay, chính sách khách hàng là một nhân tố quan trọng thu hút khách hàng đến với Công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy, Công ty phải có những chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống như có thể cho hưởng ưu đãi về hình thức thanh toán khi mua hàng với khối lượng lớn. Ngoài ra, Công ty phải có những chính sách xúc tiến bán, chủ động tiếp cận với khách hàng, phải chú trọng vào việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Có như vậy mới thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, thoả mãn tốt nhu cầu của mọi đối tượng. 6. Tích cực nghiên vưu và tìm kiếm thị trường đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm. Trên góc độ tài chính doanh nghiệp, qúa trình tiêu thụ là Cổ phần hoá doanh nghiệp là quá trình thu hồi vốn, có tiêu thụ được thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, từ đó Công ty mới có nguồn để bù đắp chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, trả lương cho cán bộ công nhân viên. Do đó, càng tiêu thụ được nhiều sản phẩm, doanh thu càng tăng và là cơ sở để gia tăng lợi nhuận. Như vậy, vấn đề nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiêu thu là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của công ty hiện nay. ở thời kỳ kế hoạch hóa, công việc này hầu như bị xem nhẹ do các cấp Chính phủ đã ký Nghị định thư hàng năm ghi rõ số lượng, chủng loại hàng hóa phải được trao đổi, bù trừ sang từng nước khác. Ngày nay, khi chuyển sang cơ chế thị trường thì hoàn toàn khácm nếu không có đủ thông tin về thị trường tieu thụ thì công ty sẽ không bán được hàng. Như vậy, một vấn đề đặt ra là công ty muốn bán được hàng thì cần xây dựng cho mình một hệ thống thông tin có hiệu quả, nắm bắt được các thông tin về bạn hàng. Nguồn hàng công ty phải nhanh chóng sàng lọc xử lý và đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc ký kết hợp đồng nhập khẩu và giao hàng. Công ty luôn phải năm bắt được các thông tin về giá cả trong nước, giá cả của đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước để sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh được. Ngoài ra, công ty còn phải có nhiều thông tin chính xác, nhanh nhạy về nhu cầu của thị trường. Công ty cũng cần chú ý đén việc quảng cáo hàng, đây cũng là một công việc đòi hỏi tính nghệ thuật cao, yêu cầu nắm bắt được tâm lý khách hàng. Để làm được điều này, công ty nên thành lập một phòng Marketing, trong đó nghiên cứu thị trường là một bộ phận quan trọng . Thành lập phòng Marketing sẽ đảm bảo cho các công tác về thị trường của công ty được thống nhất, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa nâng cao được chất lượng công tác nghiên cứu thị trường. Bên cạnh đó, để ìm kiếm thị trường đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, công ty phải xây dựng cho mình mặt hàng chủ lực hau là một chiến lược sản phẩm chủ yếu để nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Công ty nên tập trung nhập khẩu những mặt hàng có vị trí cao, những mặt hàng truyền thống mà công ty có uy tín về cả thị trường nhập khẩu và thị trường tiêu thụ, hạn chế bớt những phần khó khăn những loại hàng hoá mà trong nước đang cạnh tranh mạnh mẽ với hàng nội địa hay những loại hàng mang lại lợi nhuận thấp. 7. Cải thiện từng bước tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Trong xu hướng hiện nay, khi nhà nước ta vừa cho ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như chủ trương từng vước cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, đây cũng là phương hướng của Công ty vào năm 2003. Vì vậy, Công ty có thể dựa vào đó để cải thiện tình hình tài chính của mình. Công ty có thể huy động vốn nhàn rỗi trong mỗi cán bộ công nhân viên bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Mỗi cán bộ công nhân viên trong Công ty trở thành cổ đông hoặc người chủ cho vay, họ sẽ gắn quyền lợi và trách nhiệm của họ với việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Trên cơ sở đó mới đảm bảo mang lại doanh thu lớn, lợi nhuận lớn để bù đắp chi phí bỏ ra và lợi nuận chia cho cổ phần lớn. Đó là lợi ích xác thực nhất đối với người mua cổ phiếu. Muốn thu được lợi tức cao thì mỗi cán bộ công nhân viên phải không ngừng phấn đấu, không ngừng nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng vốn. Ngoài ra, công việc phát hành cổ phiếu sẽ làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty, đảm bảo cho nguồn vốn dài hạn, giúp cho Công ty tự chủ về mặt tài chính. 8. Tăng cường quản lý hàng tồn kho. Hàng tồn kho của Công ty hàng năm rất lớn, năm 1999 chiếm 56% tổng tài sản, năm 2000 chiếm 60,7% tổng tài sản, năm 2001 chiếm 55,2% tổng tài sản và năm 2002 chiềm 64,7% tổng tài sản làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung cũng như vốn lưu động nói riêng do vốn lưu động bị chiếm dụng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Công ty phải giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho bằng các biện pháp: - Tạm ngừng việc nhập các hàng hoá còn thấp. - Tiến hành bán hàng hoá với giá thấp hơn giá trên thị trường nhưng vẫn đảm bảo hoà vốn để giải phóng hàng hoá, thành phẩm tồn kho thu hồi vốn nhăm tái đầu tư và sản xuất. - Công ty phải xác định được lượmg hàng hoá dự trữ cần được sử dụng trong từng tháng hoặc tứng quý. Tốt nhất, Công ty nên dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng tháng, từng quý và năng lực sản xuất trong thời gian này để xác định lượng hàng hoá dự trữ. 9. Đẩy nhanh công tác thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ. Năm 1999, các khoản phải thu của Công ty chiếm 33% tổng tài sản, năm 2000 chiếm 26,5% tổng tài sản, năm 2001 chiếm 37,6% tổng tài sản và năm 2002 chiếm 30,7% tổng tài sản. Như vậy, các khoản phỉa thu của Công ty từ năm 1999-2002 chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản của Công ty. Vì vậy, Công ty cần phải có các viện pháp thu hồi để các khoản phải thu giảm xuống, khách hàng chiếm dụng vốn lâu gâu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Để thực hiện được điều này, trong hợp đồng ký kết, Công ty nên có các điều khoản ràng buộc chặt chẽ như quy định rõ thời hạn trả tiền, phương án thanh toán cụ thể. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường theo thoả thuận và thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng. Những điều khoản quy định trong hợp đồng phải phù hợp với chính sách chế độ hiện hành. Đồng thời, các khoản nợ phải trả của Công ty rất lớn, tăng dần theo các năm. Năm 1999 là 32.540.133 nghìn đồng, năm 2000 là 39.807.837 nghìn đồng, năm 2001 là 39.829.615 nghìn đồng và năm 2002 là 51.938.851 nghìn đồng. Đây là con số quá lớn, vì vậy mà bản thân Công ty cần phải có phương án thích hợp để thanh toán các khoản nợ phải trả. Đó là khoản vốn Công ty chiếm dụng ở vên ngoài, sự ciến dụng jnaùy truy đã phần nào giảm bớt sự căng thẳng về vốn của Công ty, tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng lợi nhuận. Song nếu chiếm dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn trong thanh toánh, ảnh hưởng tới uy tín trong Công ty. Do đó, Công ty phải khéo léo linh hoạt trong việc thanh toánh nợ, Công ty cần thanh toán các khoản nợ đúng hạn, ưu tiên trả trước cho nhữn khách hàng quen thuộc, xin gia hạn thêm cho các khoản nợ chưa có khả năng thanh toán, kết hợp với việc thu hồi nợ sẽ giúp Công ty sử dụng vốn có hiệu quả. 10. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vốn cố định là bộ phận quan trọn cấu thành nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả số vốn này sẽ góp phần tích cực vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Từ năm 1999-2002, việc quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty thực sự có hiệu quả như phân tích ở trên, đó là một cố gắng rất lớn của Công ty trong việc sử dụng vốn cố định, nhưng để nâng cao hơn nữa việc sử dụng vốn cố định, Công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau: 10.1 áp dụngcác tiến bộ khoa họckỹ , nâng cấp , đổi mới máy móc thiết bị cơ sở hạ tầng. Trong điều kiện hiện nay, khi cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển ,thì việc áp dụng các tiến độ đó vào trong kinh doanh là một điều kiện tất yếu, góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty . sử dụng các thiết bị công nghệ mới giúp doanh nghiệp mở rộnh thị trường đáp ứng nhu cầu của khachs hàng , rút ngắn thời gian lưu chuyển hàng hoá tới tay khách hàng, có như vậy mới tăng khả năng cạnh tranh của công ty. áp dụng các thiết bị máy móc hiện đại, đầu tư đổi mới tài sản cố định giúp cho công ty có thể bảo hàng hoá dự trữ tốt, việc bốc dỡ hàng hoá thuận tiện,giảm tiêu hao nhằm rút ngắn thời gian luân chuyển hàng hoá qua kho, tăng tốc độ quay của vốn, tiết kiệm chi phí , hạ giá thành hàng hoá. Tuy nhiên khi quyết định áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, mua sắm thêm tài sản cố định ,công ty phải lựa họn công nghệ phù hợp với điều kiện hiện có của mình mà vẫn đáp ứng tốt tình hình kinh doanh, không gây lãnh phí vốn. Ngoài ra công ty nên tiến hành thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc hết thời gian sử dụng nhằm thu hồi vốn cho hoạt động kinh doanh, giảm bớt chi phí bảo quản. 10.2 Định mức khấu hao hợp lý Với mỗi loại tài sản cố định, công ty phải tính toán đưa ra mức khấu hao hợp lý dựa trên công dụng , giá cả và thời gian phục vụ của tài sản đó. Có như vậy côngty mới khai thác, phát huy hết công dụng của tài sản phục vụ có ích chô hoạt động kinh doanh, bảo đảm vốn trong thời gian nhất định, giảm lượng chi phí không cần thiết 10.3 thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định trong nền kinh tế thị trường luôn biến động thì sự thay đổi giá cả( hiện tượng hao mòn vô hình ) thường xuyên diễn ra. điều đó làm cho nghuyen giá tái sản và giá trị còn lại của nó bị phản ánh sai lệch so với mức giá trị thực tế của nó. Vì vậy, việc thường xuyên đánh giá lại tài sản cố định ( tức là xác định giá trị thực của tài sản cố đinh ) là cơ sở cho việc xác định mức khấu hao dể thu hồi vốn hoặc kịp thời xử lý những tài sản cố định bị hư hỏng mất mát, tránh sự thất thaóat vốn trong kinh doanh. Kết luận: Sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp hiện nay đang là vấn đề rất cấp bách, có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đặc biệt, với điều kiện hiện nay khi nước ta đang tiến trên con đường công nghiệp hoá- hiện đại hoá gia nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì vấn đề sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nước ta ổn định hơn, vươn lên ngang tầm với các nước trên thế giới. Là một doanh nghiệp thương mại- Nhà nước, hoạch toán kinh doanh độc lập, hoạt động kinh doanh đặc thù trong nghành tạp phẩm và bảo hộ lao động trên thị trường nội địa là chính, chuẩn bị tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp. Trong những năm qua, công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động đã đặc biệt được quan tâm, doanh thu cũng như lợi nhuận tăng dần lên theo thời gian. Song nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh chưa cao, chưa thoả mãn mục tiêu đề ra. Do đó, để đạt được mục tiêu này trong thời gian tới, đòi hỏi Công ty phải cố gắng hơn nữa không những trong công tác nghiệp vụ mà còn phải xây dựng hoàn thiện kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là kế hoạch huy động và sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả. Và việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN làm việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đòi hỏi sự nỗ lực, ý thức trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty. Để góp phần khắc phục những tồn tại và khai thác tiềm năng trong Công ty, mặc dù thời gian thực tập tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động không nhiều, song tôi đã mạnh dạn nêu ra một vài biện pháp để Công ty xem xét, tham khảo nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phan Tố Uyên cùng toàn thể các cán bộ phòng ban có liên quan đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4459.doc
Tài liệu liên quan