- Mỗi trò chơi nói chung đều nhằm mục đích củng cố những kiến thức kĩ năng cụ thể hoặc có những tri thức tổng hợp như giải toán, phối hợp nhiều nội dung tri thức hình học, số phép toán.
- Một trò chơi phải có luật chơi, hành động chơi, trò chơi phải có tính thi đua giữa những người chơi, tức là có thắng có thua.
- Căn cứ để thiết kế trò chơi học tập trong môn Toán chính là sự kết hợp giữa các yếu tố cấu thành một trò chơi phổ biến trong sinh hoạt đời sống của học sinh với nội dung kiến thức. Học sinh sẽ được học trong từng bài, từng chương của môn Toán trong chương trình tiểu học
- Một trò chơi được viết theo cấu trúc sau đây:
34 trang |
Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1 thông qua các trò chơi học tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
I. Đặt vấn đề
- Phát triển trí tuệ cho học sinh tiêu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phục huynh và thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện có thể nói toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó rèn luyện cho các em không đơn thuần là tính toán, mà điều chủ yếu là năng lực tư duy. Chính bởi tư duy sâu sắn mà các em mới có thể nhanh nhẹn nhạy bén hơn trong nhiều môn học khác. Rèn luyện toán học không có nghĩa đơn giản là kì vọng các em trở thành những nhà toán học, mà chính là rèn luyện tư duy cho các em trở nên linh hoạt khi tiếp cận những vấn đề trong nhà trường hoặc ở cương vị nào trên bước đường mai sau.
Vì vậy muốn các em học tốt môn toán trước hết phải tạo cho các em những say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo viên cần lựa chọn những phương pháp dạy học nào cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả cao nhất trong từng bài học đảm bảo theo những yêu cầu kiến thức và kỹ năng toán học, nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới các chương trình Tiểu học (môn Toán).
Song phát triển trí tuệ cho trẻ em thông qua hoạt động học tập, hoạt động vui chơi là một quá trình bền bỉ không thể tình bằng tuần, bằng tháng. Hơn nữa, còn phải xuất phát từ trình độ nhận thức và hoàn cảnh sống của trẻ em để cho các em luyện tập dần dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm phát huy ở trẻ một óc quan tinh nhạy, trí tưởng tượng phong phú, tư duy suy luận lôgic...
Trên tinh thần "học mà chơi - chơi mà học", "chơi vui học càng vui", nhằm thoả mãn được nhiều loại nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như vậy trò chơi thực sự là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà, thoải mái, không gặp khuôn, khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh tiểu học một cách hứng thú và bổ ích, tôi đã mạnh dạn chọn viết sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp nhằm gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1 thông qua các trò chơi học tập".
II. Nội dung
A. Cơ sở lí luận và thực tiễn
- Trong nhà trường Tiêu học trò chơi học tập là trò chơi có luật, trong đó có nội dung tri thức gắn liệu với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh doanh của bản thân để chơi, thông qua chơi, học sinh được củng cố, vận dụng các kiến thức, nội dung đã học vào tình huống của trò chơi và do đó trẻ được học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức.
- Một trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng chỉ trở thành trò chơi thực sự khi những người chơi thực hiện được hành động chơi. Do đó, nếu hành động chơi đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng học sinh chưa có thì trò chơi không có tác dụng đối với các em.
- Trò chơi toán học là trò chơi mà trong đó có chứa đựng một yếu tố toán học nào đó.
- Trò chơi có thể phân loại theo số người chơi: Trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân. Trò chơi có thể là trò chơi vận động, có thể là trò chơi trí tuệ. Cũng có thể kết hợp vận động với trí tuệ.
- Trong nhà trường, trò chơi toán học có thể tổ chứuc như một hoạt động dạy toán. Cơ sở tâm lý và sinh lý khẳng định hoạt động dạy học toán dưới dạng trò chơi toán học rất phù hợp với lứa tuổi Tiểu học. Thực tế cho thấy hình thức tổ chức của trò chơi toán học rất dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia.
- Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, trò chơi toán học có thể là:
+ Trò chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mơi
+ Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kỹ năng
+ Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong học ngoại khóa.
Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của toán học ta có thể nói tới, chẳng hạn:
+ Trò chơi tính toán
+ Trò chơi hình học (vẽ hình, đếm hình, cắt, ghét hình)...
+ Trò chơi gắn với hoạt động đo đại lượng...
+ Trò chơi về giải toán, giải đó.
+ Trò chơi về rèn luyện trí thông minh
* Thuận lợi:
- Học sinh có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập
- Phụ huynh quan tâm đến con em mình
- Bản thân thì rất yêu nghề
- Làm thay đổi hình thức hoạt động học tập. Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng, hứng thú. Học sinh thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái, dễ chịu và khoẻ manh hơn.
- Giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua hoạt động chơi.
- Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, các cơ hội học tập đa dạng hơn.
- Đối với học sinh không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập.
Qua các chơi các em biết tự kiềm chế, được tham gia các hoạt động tích cực. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.
Tóm lại, trò chơi nói chung, trò chơi học tập cũng như trò chơi toán học nói riêng giúp cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
* Khó khăn:
- Lớp học thì các cháu học sinh nam rất hiếu động.
- Trong lớp có 1 cháu khuyết tật và một số cháu có vấn đề về trí tuệ.
Khi tham gia trò chơi học tập các em thường có những phản ánh tiêu cực sau
- Người mạnh lấn át người yếu
- Sẵn sàng trừng phát người thua.
- Chơi gian lận để được thắng
- Dễ ganh tỵ dẫn đến ghét nhau
- Chơi quá đà không giới hạn
- Chia bè, nhóm
- Phục tùng "thủ lĩnh"
Như vậy, khi giáo viên tổ chức chơi phải lưu ý tránh cho học sinh những phản ứng không tích cực và nếu có xảy ra thì kịp thời sửa chữa, cố gắng khuyến khích, động viên khen thưởng để học sinh có những phản ứng tích cực
B. Một số biện pháp
1. Thiết kế trò chơi học tập toán
- Mỗi trò chơi nói chung đều nhằm mục đích củng cố những kiến thức kĩ năng cụ thể hoặc có những tri thức tổng hợp như giải toán, phối hợp nhiều nội dung tri thức hình học, số phép toán...
- Một trò chơi phải có luật chơi, hành động chơi, trò chơi phải có tính thi đua giữa những người chơi, tức là có thắng có thua.
- Căn cứ để thiết kế trò chơi học tập trong môn Toán chính là sự kết hợp giữa các yếu tố cấu thành một trò chơi phổ biến trong sinh hoạt đời sống của học sinh với nội dung kiến thức. Học sinh sẽ được học trong từng bài, từng chương của môn Toán trong chương trình tiểu học
- Một trò chơi được viết theo cấu trúc sau đây:
+ Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng nào.
Ví dụ: Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ...
Mục đích của trò chơi quy định hành động chơi được thiết kế tỏng trò chơi.
+ Luât chơi: Chỉ rõ các quy định đối với người chơi, quy định thắng thua trong trò chơi.
+ Đồ dùng, đồ chơi: mô tả đồ dùng, đò chơi được sử dụng trong trò chơi.
Ví dụ: Xúc xắc, bàn cờ, hình, lá cờ...
+ Số người tham gia chơi: chỉ rõ số người tham gia trò chơi, những trò chơi có thể tổ chức cho nhiều người chơi, chẳng hạn 2 hoặc 4 người...cần được chỉ rõ.
+ Cách phát triển trò chơi: Chỉ ra số cách biến thể trò chơi. Dựa vào hình thứuc, cách chơi và luật chơi của trò chơi có sẵn, ta có thể thay thế các trò chơi một cách linh hoạt tạo nhiều trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung kiến thức củng cố ôn luyện.
2. Cách tổ chức trò chơi
- Các trò chơi được tổ chức theo nhóm ở ngay trong lớp học với thời gian từ 5 đến 10 phút
Việc chuẩn bị các trò chơi đơn giản, dễ làm, dễ tìm (Quy trình, bìa giấy cũ được dán, mẫu dây thép, sợi dây, bông hoa giấy, hình....)
- Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cách chơi rồi sau đó các nhóm tự đánh giá, giám sát lẫn nhau. Ngoài ra, giáo viên phải có nhận xét, khích lệ, cũng không nên để thời gian chơi quá dài ảnh hưởng đến giờ học.
- Một chương trình học tập thường được tiến hành.
+ Giới thiệu chương trình.
Nêu tên chương trình
Hướng dẫn cách chơi: Vừa mô tả vừa thực hành
Phân nhóm chơi
Chơi thử (Nhiều trường hợp có thể bỏ qua)
Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi lầm thường gặp ở phần chơi thử
Chơi thật, xử, "phạt" những người vi phạm luật chơi.
- Người tổ chức chương trình cần
+ Hăng hái, gây hứng thú cho mọi người
+ Có khả năng lôi kéo thu hút
+ Kiên nhẫn, nói rõ ràng, vui vẻ
- Thưởng - phạt
+ Thưởng phạt phải công minh, đúng luật sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác, làm cho trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học sinh
+ Phạt những học sinh vi phạm luật chơi bằng hình thứuc đơn giản: chào các bạn thắng cuộc, kể chuyện vui, hát một bài (câu) hoặc múa, nhảy lò cò....
3. Để trò chơi học tập đạt hiệu quả cao
- Trò chơi học tập phải đạt được mục đích học tập gì cho học sinh: củng cố, bổ sung kiến thức gì? (Số, tính toán, giải toán, vẽ, đọc, đếm (cắt ghép)...
- Trò chơi phải được chuẩn bị tốt:
Chuẩn bị tốt có nghĩa là nắm vững yêu cầu, mục đích giáo dục của trò chơi để hướng mọi người hoạt động phục vụ cho mục đích yêu cầu ấy. Phải chuẩn bị tốt các phương tiện (sân bãi, dụng cụ, vật liệu, mẫu vật đồ chơi). Phục vụ cho trò chơi, phải có kế hoạch được thể hiện ở bài soạn
- Trò chơi phải thu hút được học sinh tham gia
Mọi học sinh tham gia trò chơi học tập cần:
+ Nhiệt tình, tích cực hào hứng...
+ Nghiêm chỉnh, chấp hành luật chưoi
+ Cố gắng vươn lên để "Thắng".
+ Luân giữ vững tính đoàn kết, thân ái dù thắng hay thua
- Nếu thấy học sinh thờ ơ không tham gia trò chơi. Giáo viên cần xem lại cách tổ chức hoặc trò chơi không hấp dẫn.
- ở đây, ưu thế của trò chơi chính là trẻ trung hoạt động mọi sức lực của mình một cách hào hứng, tự nguyện nên không tạo ra áp lực tâm lí, mà người chơi cảm thấy rất tự do, khám phá và làm nảy sinh nhiều sáng kiến. Bên cạnh đó, tiến hành các hoạt độgn chơi là nắm lấy các phương thức hành động chung, điển hình, khái quát của những hành động thân thể hay tâm lí cụ thể. Những phương thức đó vừa là công cụ, phương tiện giúp trẻ chinh phục thế giới xung quanh, vừa là cơ sở học được cách điều khiển hành vi, cách bắt hành vi tuân theo một nhiệm vụ nhất định. Tức là rèn luyện để có tính chủ định, một trong những cấu tạo tâm lí. Nhờ vậy, được phát huy và phát triển kế khả năng của mình. Hơn thế nữa, khi say sưa và sống hết mình cho trò chơi, trẻ sẽ tìm thấy niềm vui sướng thật sự và được sống trong thế giới của cảm giác dạt dào dấu ấn của những cuộc chơi.
Vì vậy lắng đọng mãi trong tâm trí trẻ và làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc trẻ sống tốt hơn, học tốt hơn và phát triển tốt hơn. Với sức mạnh như vậy trò chơi luôn luôn là phương tiện dạy học và giáo dục phù hợp với đặc điểm mong muốn của học sinh tiểu học.
Một số yếu tố cơ bản trong chương trình
toán lớp 1
I. Các biểu tượng ban đầu
- Nhằm củng cố các biểu tượng về trước, sau, phải, trái, cao, thấp
II. Số học và yếu tố đại số:
1. Các số đến 10, phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10
- Nhận biết quan hệ số lượng (nhiều hơn, ít hơn)
- Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10. Sử dụng các dấu = (bằng), (lớn hơn).
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng
- Giới thiệu khái niệm ban đầu phép trừ.
- Bảng cộng trừ trong phạm vi 10
- Giới thiệu bước đầu về tính giao hoán của phép cộng trừ.
2. Các số đếm 100, phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.
- Đọc, đếm, viết so sánh các số đến 100. Giới thiệu cấu tạo thập phân của số. Giới thiệu tia số.
- Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. Tính nhẩm và tính viết.
- Tính giá trị biểu thức có đến hai dấu phép tính cộng, trừ (các trường hợp đơn giản).
III. Đại lượng và đo đại lượng:
- Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăng ti mét. Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị đo xăng ti mét. Tập đo và ước lượng đọ dài.
- Giới thiệu đơn vị đo thời gian: tuần lễ, ngày trong tuần. Làm quen bước đầu với đọc lịch (loại lịch hằng nagỳ), đọc giờ đúng trên đồng hồ (khi kim phút chỉ vào số 12)
IV. Yếu tố hình học
- Giới thiệu bước đầu về hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn
- Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, ở người một hình, đoạn thẳng, điểm ở giữa. Tập vẽ đoạn thẳng.
- Thực hành vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông, gấp, cắt...hình.
V. Giải bài toán
- Giới thiệu bài toán đơn
- Giải các bài toán đơn về phép tính cộng và trừ, chủ yếu các bào toán thêm, bớt một đơn vị.
Các trò chơi
I. Những trò chơi về biểu tượng ban đầu
1. Trò chơi thứ nhất "Con voi"
- Mục đích
Trò chơi nhân gian nhằm củng cố các biểu tượng về trước, sau, phải trí,
- Chuẩn bị: Nơi chơi đủ rộng để nhêìu tổ cùng chơi.
- Cách chơi
Toàn tổ xếp thành vòng tròn. Một em tách ra khỏi vòng, vào khoản trống vào vòng, vừa hát vừa giả làm con voi, các bạn vỗ tay cùng hát.
Hát rừng:
Coi vỏi, con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân đi trước
Hai chân đi sau
Còn cái đuôi đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Câu chuyên con voi...
Em vừa hát vừa cúi lom khom giả làm con voi. Khi hát câu "Cái vòi đi trước", em đưa tay phải lên mũi và xoè ra, giả làm cái vòi. Khi hát câu: "hai chân trước đi trước", em thõng hai tay, giảm làm đôi chân trước. Khi hát câu:"hai chân sau đi sau", em dậm hai chân xuống đất, giả làm đôi chân sau. Khi hát câu: "còn cái đuôi đi rốt", em chụm tay trái lại đưa về đằng sau vẫy vẫy, giảm làm cái đuôi. Sau khi hát xong em trở về chỗ. Một em khác thay và cứ tiếp tục như vậy, hết em này đến em khác.
Trò chơi sẽ thú vị hơn nếu hai, ba hoặc cả tổ cùng vừa hát vừa làm giả con voi, thi xem nhóm nào làm voi đều hơn.
2. Trò chơi thứ 2: "Xếp hàng"
- Mục đích
Luyện tập để củng cố biểu tượng: cao thấp, trước, sau, bên phải, bên trái, ở giữa.
- Chuẩn bị:
Một số bông hoa (có thể là hoa giấy hoặc lá cờ), nơi chơi đủ rộng cho 3 tổ cùng chơi
- Cách chơi
Mỗi tổ cử ra 3 người chơi có chiều cao khác nhau, đứng thành một nhóm. Các nhóm đứng khôgn xa nhau trước mặt giáo viên.
Giáo viên ra lệnh xếp hàng dọc, thấp đứng trước, cao đứng sau.
Các nhóm nhanh chóng xếp hành theo hiệu lệnh. Nhóm nào xếp đúng lệnh và xong trước thì được thưởng hai bông hoa (hoặc 2 lá cờ); nhóm nào xếp sai lệnh thì không được thưởng.
Sau đó 3 em về chỗ, và mỗi tổ cử 3 em khác ra chơi. Cách chơi tương tự, nhưng với các lệnh, ví dụ như.
- Xếp hàng dọc,. thấp nhất đứng ở giữa, các nhất đứng sau cùng
- Xếp hàng ngang, thấp nhất đứng ở giữa, cao nhất đứng bên trái em thấp nhất
-...
Tổ nào được thưởng nhiều bông hoa (hay lá cờ) hơn thì thắng cuộc.
II. Những trò chơi củng cố nội dung số học và yếu tố đại số.
1. Trò chơi thứ ba : "Tìm mẹ"
- Mục đích
+ Học sinh nhận biết các con vật trong hình vẽ
Biết nói theo kiểu :"ghép đôi một" hai con vật cùng loại với nhau.
- Chuẩn bị:
Giáo viên vẽ sẵn lên hai tờ giấy thường hai hình vẽ như sau:
- Cách tiền hành:
Chia lớp thành hai đội, mỗi đội có 6 em
Giáo viên treo hai tờ tranh lên bảng và tổ chức chơi theo kiểu "tiếp sức" Khi giáo viên hô "bắt đầu" và tính giờ thì mỗi đội cử một em lên bảng nối một con vật với mẹ của chúng xong về chỗ đưa bút cho em thứ 2, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Mỗi ý đúng được một điểm. Sai trừ một điểm. Hết giờ đội nào được nhiều điểm và nối nhanh hơn thì đội đó thắng.
* Lưu ý:
Với mục đích củng cố kĩ năng so sánh về số lượng (bằng nhau, lớn hơn, nhỏ hơn). Giáo viên có thể chuẩn bị một số tranh khác cho phong phú và tổ chức cách chơi tương tự như trên.
2. Trò chơi thứu 4: "Nối nhanh tay"
- Mục đích
Củng cố thứ tự 1, 2, 3.
Tập đêm scác số từ một đến ba
- Chuẩn bị
Photo tranh vẽ với số lượng bằng số học sinh sao cho mỗi em được một bảng
- Cách tiến hành
Học sinh tự làm, ai nối nhanh và đúng sẽ được cô khen
Nối số 1 với các đồ vật có một tay cầm, nối số 2 với các đồ vật có 2 tay cầm.
3. Trò chơi thứ 5: "Tìm tên con vật nhanh"
- Mục đích
Củng cố khả năng liên hệ thực tế của học sinh sau khi đã học các số 1, 2, 3, 4, 5...
- Chuẩn bị
Học sinh tự nghĩ tên các con vật có 4 chân và 2 chân
- Cách chơi:
Có thể cử hai nhóm học sinh mỗi nhóm năm em
Giáo viên nêu yêu cầu
- Nhóm 1: Hãy nghĩ tên các con vật khác nhau có 4 chân
- nHóm 2: Những con vật có 2 chân
Giáo viên phổ biến luật chơi
Hai đội sẽ bắt thăm xem nhóm nào nêu trước
Ví dụ: Khi nhóm 1 nêu lên con vật có 4 chân
Giáo viên yêu cầu nhóm 2 nêu lên con vật có 2 chân
Tiếp đến là nhóm 1, rồi đến nhóm 2....cứ như vậy nhóm nào không tìm được con vật thuộc nhóm mình sẽ bị thua
Trong trò chơi này giáo viên là trọng tài
Giáo viên nêu ghi lên những con vật đã được nêu tránh lặp lại. Sau đó là tổng kết trò chơi
4. Trò chơi thứ 6: "Về đích nhanh"
- Mục đích
Củng cố các số thứ tự 1, 2, 3....
- Chuẩn bị
Photo tranh với số lượng bằng số học sinh, tham gia sao chỗ mỗi em được một bảng
- Cách tiến hành
Học sinh tụ làm: Ai nói nhanh và đúng sẽ được cô khen
5. Trò chơi thứ 7: "Thi đếm"
- Mục đích
Luyện đếm các số theo thứ tự
- Chuẩn bị
Trò chơi này không cần chuẩn bị trước.
- Cách tiến hành
Học sinh đứng vòng tròn. Một học sinh bắt đầu đếm : 1 theo chiều quay kim đồng hồ, học sinh tiếp theo đếm 2, học sinh tiếp theo đếm 3,....cứ như vậy cho đến hết. Giáo viên có thể bắt đầu ở số nào đó để học sinh tập đếm. Theo ngược chiều quay kim đồng hồ, học sinh đếm theo thứ tự giảm dần cho đên skhi có lệnh dừng lại đên số không thì đổi chiều đếm. Học sinh nào đếm sai phải nhảy cò cò một vòng để rồi trở lại chỗ cũ.
* Lưu ý: Có thể đỏi trò chơi thành đếm cách 2, cách 3.
Ví dụ: Học sinh lần lượt đếm: 2, 4, 6, hoặc 3, 6, 9, 12 ...
6. Trò chơi thứ 8: "Buộc dây cho bóng"
- Mục đích
Củng cố cho học sinh về phép cộng, trừ trong phạm vi 5.
- Chuẩn bị:
Phần trên: Vẽ hình các quả bóng bay, trên mỗi quả có ghi một phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 5.
Phần dưới: Vẽ một cụm các ô vuông ghi các kết quả của các phép tính trên.
- Cách chơi:
Học sinh nối bóng với ô ghi kết quả thích hợp ở dưới. Mỗi em trong đội chỉ được nối một lần và chuyển cho bạn khác nối tiếp. Tổ nào xong trước, nối đúng là tổ đó thắng cuộc.
3+2
5-1
5-2
5+0
1+4
3
5
3
3
4
5
5
7. Trò chơi thứ 9: "Ai nhanh ai khéo hơn"
- Mục đích
Giúp học sinh ghi nhớ các bảng tính đã học
Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo
- Chuẩn bị:
Chọn chỗ mỗi đội một tờ bìa có hình vẽ sau và 8 mảnh bìa tròn ở giữa có ghi các số từ 0 đến 7
2
7
5
- Cách chơi:
Các em trong đội sẽ chuyền tay nhau hình vẽ và các tấm bìa, mỗi em khi nhận được hình vẽ phải chọn một tấm bìa dán vào một hình tròn sao cho hai hình tròn đối diện với nhau tạo thành phép cộng có tổng là 7 như mẫu 5+2=7
Thời gian chơi là 3 phút, đội nào xong trước, đúng sẽ thắng.
(Giáo viên có thể thiết kế thành các phép tính khác)
8. Trò chơi thứ 10: "Đúng - Sái"
- Mục đích
Giúp HS ghi nhớ các bảng tính đã học
Tạo không khí thoải mái sau giờ học
- Cách chơi
Đội nào làm nhanh, đúng sẽ thắng
Bảng phụ:
9-4=4
7+1=8
6+1=7
5-3=3
9+2=6
4+ =9
3-2=1
6-3=3
2+7=9
8-8=0
9. Trò chơi thứ 11: "Gieo xúc sắc và làm tính"
- Mục đích:
Luyện tập cộng, trừ theo bảng
- Chuẩn bị
Hai quân xúc sắc
- Cách tiến hành
Hai đội chơi, hai đội có số người bằng nhau. Số người của mỗi đội bằng bao nhiều tuỳ ý. Đội thứ nhất cử một đại diện và gieo hai quân xúc sắc: chẳng hạn được 3 và 5. Người đó tính nhẩm và nói to.
3 + 5 = 8
5 - 3 = 2
Đội thứ hai cử một đại diện và làm tương tự. Cứ như vậy đại diện hai đội lần lượt gieo xúc sắc và cộng, trừ nhẩm. Mỗi bên làm đúng cả hai phép tình thì được một điểm, mỗi lần làm sai một phép tính thì bị trừ một điểm. Nếu tổng các kết quả = 10 thì được thêm một điểm. Sau người cuối cùng đội nào có tổng số điểm lớn hơn thì thắng cuộc
Lưu ý"
Giáo viên có thể sửa đổi trò chơi cho phù hợp với vòng số và phép tính đang học
12. Trò chơi thứ 12:"Lập nhanh kết quả"
- Mục đích
Học sinh có kĩ năng cộng, trừ trong phạm vi 20
Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ để nhẩm nhanh
Có tinh thần đồng đội, sự hợp tác tinh ý trong công việc
- Chuẩn bị:
Giáo viên kẻ một bảng gồm 9 ô vuông
Một số biểu thức cả phép cộng (+) và phép (-) nhưng không cho học sinh biết trước. Chẳng hạn : 19-5; 11+6; 20-10; 10+9; (8+2)-10; (7+1)-8...
- Một bút xanh và một bút đỏ
- Cách tiến hành
Chơi cá nhân theo cặp mỗi bàn, hoặc chơi theo năm nhóm bạn mỗi đội, hoặc chơi cả lớp chia thành hai đội hai bên thi đua. Bên chọn màu xanh gọi là "quân xanh", bên chọn màu đỏ gọi là "quân đỏ". Khi cô nêu một phép tính, đội nào giơ tay trước được trả lời. Nếu kết quả đúng sẽ được chọn một ô trong bảng viết kết quả vào. Khi đội nào viết được 3 ô kết quả mà thẳng hàng (hàng dọc, hàng ngang, hàng chéo) thì đội đó thắng cuộc.
13. Trò chơi thứ 13:"Chia bánh".
- Mục đích:
Giúp học sinh cộng nhẩm nhanh các phép tính trong phạm vi 20.
- Chuẩn bị:
4 hình tròn lớn (được trang trí giống chiếc bánh) trên mỗi hình tròn có ghi các số. Chằng hạn như:
3
14
3
8
1
12
4
17
6
19
19
8
1
12
Hoặc
17
6
- Cách chơi
Giáo viên phổ biến yêu cầu chia bánh: Chia mỗi chiếc bánh thành 4 phần có chứa 2 số sao cho tổng 2 số trong mỗi phần bằng nhau.
Giáo viên chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một chiếc bánh, cho các đội thảo luận và tìm cách chia trong vòng 5 phút
- Kết luận: Đội nào chia nhanh nhất, đúng nhất là đội thắng cuộc
14. Trò chơi thứ 14: "Lá + lá = hoa".
- Mục đích
Nhằm củng cố cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100
Chuẩn bị:
Vẽ lên bảng phụ hoặc giấy rôki to các cây hoa (cây chỉ có lá mà chưa có hoa). Mỗi cây có 2 lá (hoặc 3 lá), trên mỗi lá có ghi các số trồn trục.
+ Cắt một số bông hoa bằng bìa ở giữa có ghi số là kết quả của các phép cộng các số tròn chục ở từng cây (mỗi cây có 1 bông hoa kết quả đúng). Có thể làm thêm những bông hoa có ghi kết quả sai. Chẳng hạn:
50
30
70
40
- Cách chơi
Tổ chức cho học sinh chơi theo hình thứuc tiếp sức, thi giữa hai đội. Đội nào gắn hoa đúng, nhanh là đội thắng cuộc
15. Trò chơi thứ 15: "Thi viết kết quả đúng"
- Mục đích
Củng cố kĩ năng cộng nhẩm các số tròn chục nhanh, đúng
Hiểu đuợc: Khi đổi chỗ hai số của phép cộng, kết quả không thay đổi (tính giao toán của phép cộng).
Luyện tập so sánh hai số tròn chục
- Chuẩn bị
Bảng sắt và các tấm viết có gắn nam châm
- Luật chơi
Chỉ được suy nghĩ nhanh trong khoảng thời gian nhất định
Cách tiến hành:
Có vẽ sẵn
+
10
20
30
10
20
30
Giáo viên hứơng dẫn các cách chơi và có gợi ý
Giáo viên nói: Cột dọc và hàng ngang cô đều có các số tròn chục, cô sẽ lấy bất kỳ một số ở hàng ngang cộng, một số bất kì ở hàng dọc.
Ví dụ: Lấu 10+10 = 20 (viết 20 vào ô vuông tương ứng)
Sau đó yêu cầu học sinh viết kết quả một phép tính bất kì và đọc phép tính đó.
Giáo viên nói: Cô có kết quả bằng 40. Hãy viết kết quả đó sao cho có kết quả đúng? Sau đó học sinh tự điền kết quả vào ô trống còn lại. Khi học sinh thành thạo cô có thể kẻ hai ô với phép tính khác nhau đến các em có thể thi đua
Tuỳ theo yêu cầu từng bài dạy cụ thể mà giáo viên có thể thay đổi các hạng của phép tính.
Dạng toán này làm các em rất sôi nổi và hào hứng trong một thời gian ngắn có thể luyện tập về phép tính cộng.
16. Trò chơi thứ 16: "Gửi thư nhanh"
- Mục đích:
Củng cố kĩ năng cộng trừ nhẩm các số tròn trục
- Chuẩn bị:
Các phép tính viết vào giấy có dạng phong bì thư
Các số (là kết quả của phép tính) viết vào giấy có dạng ngôi nhà,
- Luật chơi:
Làm theo đúng lệnh xuất phát của giáo viên
- Cách tiến hành
Giáo viên nói: có 3 ngôi nhà trên đó gắn các số nhà và một số lá thư cần gửi đến các ngôi nhà đó (giáo viên vừa nói vừa gắn nhà và các phong thư như hình vẽ)
40+30
80+10
80-30
90-20
90-10
40+10
50
70
90
Muốn gửi được thư đến đúng số nhà các bác đưa thư phải thực hiện các phép tính trên đó mà kết qảu chính là số nhà và các con sẽ nối. Để xem trong lớp mình ai là người đưa thư giỏi nhất.
Trò chơi này giáo viên cử 2 em đại diện lên thi đua
Ai làm đúng, nối nhanh thì được khen thưởng
17. Trò chơi thứ 17: "Làm toán tiếp sức'
- Mục đích
Củng cố kĩ năng cộng các số trong phạm vi 100 (cộng không nhớ).
Luyện tác phong nhanh nhẹn
- Chuẩn bị:
Các phép tính được viết sẵn trên hai bảng phụ
- Cách tiến hành:
Giáo viên: Treo bảng đã viết các phép tính
70
........
24
8
11
61
23
+
+
........
........
55
........
11
30
39
34
4
+
+
........
........
a. b.
Phổ biến chò trơi:
Trò chơi làm: "Toán tiếp sức" gồm 6 bạn chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm cầm một viên phân. Khi có hiệu lệnh bắt đầu bạn nào cầm phấn phải lên điền thật nhanh sau đó đưa cho bạn làm tiếp. Cứ như vậy đến hết.
Giáo viên tổng kết nhóm nào làm nhanh, thì tìm kết quả đúng, viết ngay ngắn đẹp thì giành phần thắng cuộc.
18. Trò chơi thứ 20: "Tô màu cho chú mèo".
- Mục đích:
Củng cố kĩ năng cộng trừ trong phạm vi 100
Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, chính xác cho học sinh
- Chuẩn bị:
Bút màu, các phép tính đã được thực hiện sẵn trong hình chú mèo.
- Cách tiến hành:
Gồm 4 em, đại diện cho 4 nhóm, mỗi em cầm hộp bút màu, khi có hiệu lệnh bắt đầu các em sẽ tính kết quả của phép tính, so sánh và thực hiện tô cùng màu vào những phần có cùng kết quả. Cứ như vậy cho đến hết.
Giáo viên tổng kết nhóm nào tô nhanh, đẹp, đúng thì thắng cuộc.
III. Những trò chơi củng cố nội dung hình học.
20. Trò chơi thứ 18: "Cái túi kì lạ"
- Mục đích:
Học sinh nhận biết được các hình
- Chuẩn bị:
+ Túi vải: 17cm x 25 cm , màu đẹp (hoa)
+ Hình tam giác: 6m x 6cm x 6cm
+ Hình vuông: cạnh 6cm
+ Hình tròn: đường kính 6cm
+ Hình chữ nhật: 6cm x 3 cm
- Cách chơi:
Học sinh có thể ngồi tại chỗ hoặc xung quanh giáo viên. Giáo viên cầm túi và nói: "Cô có một cái túi rất đẹp nhưng không biết trong này có cái gì?
Đố ai không nhìn vào túi mà đoán được mới tài. Giáo viên gọi một học sinh lên sờ hình trong túi và gọi tên hình trước khi giơ ra cho cả lớp cùng kiểm tra.
Giáo viên hỏi cả lớp: Đây là hình gì? Màu gì? cô khen ngợi khi học sinh nói đúng, nhận dạng hình đúng.
Có thể cho 2 em lên thi đua xem ai nhanh hơn.
21. Trò chơi thứ 19:"Ai nhanh hơn"
- Mục đích:
Củng cố nhận dạng các hình
- Chuẩn bị:
Các đồ vật có dạng tương tự như hình tròn, hình vuông, hình tam giác:
Chẳng hạn:
+ Cái đĩa, cái khuy, đồng hồ, quạt giấy (tròn), kính lúp..
+ Tấm thảm ( hình vuông), nắp hộp, khung cảnh, quyển sách, con tem, cái cặp, khăn mùi xoa..
+ Thước êke, mắc áo, mô hình biển báo giao thông, thuyền giấy,,...
+ 3 Cái giỏ để đựng các đồ vật trên, 1 giỏ đựng hình vuông, 1 giỏ đựng hình tròn, 1 giỏ đựng hình tam giác.
- Cách tiến hành:
Cho 3 học sinh cầm 3 giỏ. Giáo viên nêu yêu cầu. Khi giáo viên hô "bắt đầu" học sinh mới được nhặt những đồ vật có hình dạng tương tự vào giỏ của mình. Trong khoảng thời gian từ 1 đến 10 mỗi người phải nhặt càng nhiều càng tốt (mỗi đồ vật nhặt đúng được một điểm, đồ vật nhặt sai bị trừ một điểm).
Giáo viên tổng kết xem bạn nào nhặt được đồ vật và đúng nhất sẽ giành phần thắng.
22. Trò chơi thứ 20: "Xếp hình với 3 que tính"
- Mục đích:
Dùng que để xếp hình hay số:
- Chuẩn bị:
Mỗi học sinh 3 que tính (que diêm, que tăm)
- Cách tiến hành
Chơi theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4,5 em quay tròn lại vị trí của nhóm, phân công thực hiện xếp lên mặt bàn. Khi đã xong thì giơ cờ hiệu mời giáo viên chấm. Giáo viên cần quan sát và kịp thời đánh dấu độ nào xong trước thời gian quy định. Sau khi hết giờ, các đội để nguyên hiện trạng để giáo viên đi chấm trước sự quan sát của lớp. Nếu nhóm nào xếp được nhiều chữ cái thì nhóm đó thắng cuộc
23. Trò chơi thứ 21:"Xếp - tạo hình với 4 que tính"
- Mục đích:
Dùng 4 que tính xếp được các loại hình khác nhau và một số chữ cái in hoa (nếu có thể)
- Chuẩn bị:
Mỗi học sinh 4 que tính
- Cách tiến hành:
Chơi theo 6 nhóm học sinh. Tổ chức tương tự như trò chơi thứ 22.
24. Trò chơi thứ 22:"Xếp - tạo hình với 5 que tính"
- Mục đích:
Xếp 5 que tính thành 2 tam giác và một tứ giác, vẽ hình xếp được vào vở.
- Chuẩn bị:
Mỗi học sinh 5 que tính
- Cách tiến hành:
Các học sinh, từng đôi một ngồi quay lưng lại với nhau, sẵn sàng chơi. Giáo viên hô: "bắt đầu" và tính giờ, học sinh bắt đầu xếp. Các em sẽ kiểm tra lẫn nhau việc xếp ở trên bàn và vẽ vào vở. Nếu làm trước khi tính giờ hoặc sau khi hết giờ thì phạm quy không được tính điểm. Xếp đúng và vẽ đúng, đẹp được 10 điểm. Ai được 20 điểm thì được khen thưởng.
25. Trò chơi thứ 23: "Vui tạo dáng - Vui tạo hình"
- Mục đích:
Xếp 6 que tính để tạo dáng một ngôi nhà có mái lợp. Vẽ vào vở.
- Chuẩn bị:
Mỗi học sinh 6 que tính
- Cách tiến hành:
Thi đua giữa các cá nhân. Ai thực hiện trước, đúng đẹp sẽ được thắng khen thưởng.
26 Trò chơi thứ 24:"Trò chơi ghép hình"
- Mục đích:
Học sinh biết ghép hình mà giáo viên yêu cầu từ các hình cho trước.
- Chuẩn bị:
5 hình tam giác để ghép thành một hình ngôi sao, bông hoa, hình vuông, hình tam giác...
- Cách tiến hành:
Chơi theo nhóm 3 em, phân công nhau làm từng phần rồi góp kết quả. Khi xong cờ hiệu và hiện trạng đã ghép, mỗi cách ghép đúng được 10 điểm. Đội nào xong sớm hơn thời gian cho phép được cộng 1 điểm
27. Trò chơi thứ 25: "Vui tạo dáng - Vui tạo hình"
- Mục đích:
Học sinh biết ghép thành một ngôi nhà có mái lợp hoặc mũi tên chỉ đường.
- Chuẩn bị:
Hai hình tam giác nhỏ và một hình vuông
- Cách tiến hành:
Sau khi giải thích rõ yêu cầu, giáo viên bắt đầu tính giờ. Chơi thi đua giữa các cá nhân trong lớp. Ai ghép xong sớm sẽ giơ cờ hiệu giành quyền trả lời. Khi có học sinh giờ cờ hiệu, giáo viên sẽ cho phép đưa ra cách ghép - tạo hình và giơ lên cho cả lớp kiểm tra. Đáp án đúng giáo viên sẽ thưởng.
IV. Những trò chơi rèn luyện kỹ năng giải toán và ứng dụng trong cuộc sống.
1. Các câu đố vui:
- Mục tiêu chung:
Nhằm củng cố cách đọc, cách viết, nhận dạng và phân biệt các số tự nhiên. Ngoài ra còn củng cố một số tính chất của số tự nhiên và có một chút hài ước đối với trẻ
Đố em:
Câu 1:
Số nào tròn trịa
Như quả trứng gà?
Câu 2:
Số nào giống gậy
Ông già hay mang?
Câu 3:
Số nào giống ngỗng giống ngan
Ai đạt điểm đó chẳng ngoan chúng nào
Câu 4:
Đố em biết được số nào
Điểm thi được nó thở phào thật may
Số đó - việt ngược, lạ thay
Cả lớp khen giỏi vỗ tay rào rảo?
Câu 5:
Hai o xinh xắn
Xếp chồng lên nhau
Em hãy đoán mau
Đó là số mấy?
Câu 6:
Mẹ đi chợ mua cho Hà có 4 hòn bi màu đỏ và màu xanh. Biết rằng số bi đỏ nhiều hơn số bi xanh. Hỏi mẹ đã mua có mấy hòn bi màu xanh và mấy hòn bi màu đỏ?
Câu 7:
Bạn Hà hái được 6 bông hoa, bạn Hà hái hơn bạn Huệ 2 bông hoa.. Hỏi Huệ hái được mấy bông hoa?
Câu 8:
Nam và Việt rủ nhau đi hái mận. Việt hái được 15 quả mận. Nam hái được hơn 10 quả, nhưng chắc chắn ít hơn Việt. Đố bạn đoán được Nam có thể hái được bao nhiêu quả mận?
Câu 9:
Hoà nói với An:"Hôm đi thi tớ ngồi ngay cạnh bạn mà bạn không biết". An nói: "Không thể như vậy, bên trái tớ là bạn Dung, bên phải tớ là bạn Lan, trước mặt tớ là bạn Hùng". Em hãy đoán xem Hoà ngồi ở đâu so với An?
Câu 10:
Một nhóm học sinh xếp hàng 1 đi ra sân trường. Bạn đi đầu đi trước 4 bạn, bạn đi cuối, đi sau 4 bạn, bạn đi giữa đi chính giữa 4 bạn. Hỏi nhóm học sinh có mấy em?
Câu 11:
Bạn An nghĩ một số nào đó từ 1 đến 5. An cộng số đó với 5 được bao nhiêu đem trừ đi 4, rồi lại đem trừ tiếp số đã nghĩ. An nói kết quả cuối cùng là 1. Hỏi An nói đúng hay sai?
Câu 12:
Mẹ mua cho bé một chục viên bi gồm 2 túi bi xanh và bi đỏ. Bé hỏi mẹ:"Có mấy hòn bi xanh và mấy hòn bi đỏ hả mẹ?". Mẹ nói"Nếu con lấy 2 viên bi ở túi đỏ chuyển sang túi bi xanh thì hai túi sẽ bằng nhau". Bé cười nói: "Thế thì con biết rồi". Hỏi bé biết có mấy bi xanh, mấy bi đỏ?
Câu 13:
Nhân ngày 8-3 một người dự định đi mua hoa tặng mỗi người phụ nữ trong gia đình một bông hoa. Trong gia đình có 2 người là mẹ, hai người là con gái, 1 người là cháu gái. Hỏi người đó mua tất cả mấy bông hoa?
Câu 14:
Mỗi góc phòng có một chú Mèo. Trước mặt mỗi chú có 3 chú mèo khác. Hỏi trong phòng có mấy chú mèo?
Câu 15:
Trên cây có 5 con chim. Một người thợ săn bắn trúng một con chim làm nó rơi xuống đất. Hỏi trên cây còn lại mấy con chim?
Câu 16:
Hãy vẽ chiếc phong bì sao bằng một nét"Không nhấc bút ra khỏi tờ giấy, không vẽ nét nào 2 lần".
Ngoài những trò chơi "Vui học toán" toán học còn chứa biết bao điều bí mật và kỳ diệu.
Sau đây là một số trò "ảo thuật toán học".
2. Biến hình
a) Nghịch lý với những đoạn thẳng
- Mục đích: Nhằm củng cố học sinh đếm số đoạn thẳng
- Chuẩn bị: Một tờ giấy hình chữ nhật có kẻ 10 đoạn thẳng đứng song song cách đều có cùng độ dài là một đường chéo bằng hình chấm chấm.
- Cách tiến hành:
Giáo viên (lúc này đóng vai trò là người ảo thuật) yêu cầu học sinh đếm lại các đoạn thẳng có trong hình chữ nhật.
- Giáo viên nói: Bây giờ từ 10 đoạn thẳng này cô sẽ làm biến đi hai đoạn thẳng, cả lớp cùng quan sát xem đoạn thẳng đó ở đâu?
Cô cắt tờ giấy theo đường chéo chấm chấm và đẩy nửa dưới sang bên trái:
Giáo viên yêu cầu học sinh đếm lại số đoạn thẳng đứng. Bây giờ chỉ còn 8 đoạn. Cô hỏi vậy đoạn thẳng nào biến mất và biến đi đâu?
Giáo viên đẩy phẩn nửa dưới trở về chỗ cũ thì đoạn thẳng biến mất lại xuất hiện.
b) Con thỏ mất tích
Nghịch lý những đoạn thẳng rõ ràng có thể biểu diễn cả với những đối tượng phức tạp hơn như những mặt người hoặc những hình con vật. Chẳng hạn:
Sau khi rọc tờ giấy theo những nét đạm và thay đổi vị trí của các hình chữ nhật A và B thì một con tỏ sẽ bị biến mất và thay vào đó là một quả trứng tròn. Nếu thay đổi vị trí của hai phần A và B, ta xét nửa tờ giấy theo hình chấm chấm và đổi chỗ vị trí của hai phần bên phải thì số thỏ sẽ tăng lên thành 12 nhưng khi đó một con thỏ sẽ bị mất tai và xuất hiện những chi tiết buồn cười khác.
3. ảo thuật
a) Đoán số nghĩ trước trên mặt đồng hồ.
- Chuẩn bị:
Mô hình đồng hồ và các số từ 1 đến 12
- Cách tiến hành:
Học sinh nghĩ trước một số nào đó từ 1 đến 12. Giáo viên bắt đầu chỉ đầu bút chì lướt qua những con số trên mặt đồng hồ theo thứ tự hoàn toàn tuỳ thích. Trong khi đó học sinh đọc nhẩm trong óc bắt đầu từ số mình nghĩ cho đến số 20 sao cho mỗi khi giáo viên chỉ được một số mới thì học sinh cũng chỉ đọc thêm một số. Đến số 20 học sinh đọc là "dừng" và một sự trùng hợp "kỳ lạ" bút chì lúc đó cũng chỉ đúng vào con số khán giả đã nghĩ.
- Giải thích: Tám lần chỉ đầu tiên giáo viên chỉ hoàn toàn không theo thứ tự nhất định nhưng lần thứ chín cô phải chỉ vào số 12 và từ đó phải theo thứ tự nghiêm ngặt giảm dần theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Khi học sinh đọc tiếng "dừng" thì đầu bút chì chỉ đúng vào số cần thiết.
b) Vẽ giờ tương ứng theo tranh
- Chuẩn bị: Tranh có nội dung khác nhau, đồng hồ
- Cách tiến hành: Sau khi học sinh học xong bài đồng hồ và thời gian. Giáo viên cho học sinh thi đua điền giờ tương ứng với tranh như hình sau:
Trong năm học này tôi đã mạnh dạn đưa các trò chơi học tập vào các tiết giảng dạy toán ở lớp 1 nhằm củng cố bài học, gây hứng thú trong giờ học Toán cho học sinh. Và kết quả lớp tôi đạt được chụ thể như sau:
Điểm
Đầu năm
Giữa kỳ I
Kỳ I
Giữa kỳ II
Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
3 + 4
1
2,9
5 + 6
3
9
2
6
1
2,9
7 + 8
4
12
2
6
1
2,9
9 + 10
27
78
31
90
33
96
- Chất lượng của giờ học toán được tăng lên.
- Thông qua các trò chơi các em được củng cố kiến thức vừa học đồng thời tạo cho các em hứng thú, say mê Toán. Các trò chơi dễ các em học sinh yếu cũng có thể tham gia nên đã giúp cho các em cố gắng, chăm học tập hơn.
Các trò chơi, các câu đố vui đã làm cho tiết học thêm sôi nổi, hào hứng và đạt kết quả tốt.
Như vậy, có thể nói rằng việc sử dụng các trò chơi câu đố vui.. vào các giờ học Toán là rất cần thiết phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
Phần kết luận
I. Những bài học rút ra cho bản thân khi viết sáng kiến kinh nghiệm
Đưa các trò chơi toán học vào trong dạy học toán là một trong những cách đổi mới về hình thức tổ chức dạy học được nhiều người quan tâm nhằm gây hứng thú cho học sinh khi học môn toán ở lớp 1 nói riêng và các lớp 2,3,4,5 nói chung. Bản thân tôi đã rút ra ít nhiều kinh nghiệm như sau:
Muốn dạy được tốt môn toán chúng ta cần phải:
- Tìm hiểu và nắm bắt được vấn đề cơ bản đổi mới phương pháp dạy học toán ở Tiểu học "Lấy học sinh làm trung tâm"
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học có chất lượng
- Tìm hiểu cách thiết kế bài dạy theo kiểu dạy học tích cực. Tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng nhiều hoạt động tự giác, tích cực sáng tạo và tự tin.
II. Những ý kiến đề xuất
- Để đạt được hiệu quả giáo dục cao thì mỗi người giáo viên tiểu học cần quán triệt tốt mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục.
- Trước khi dạy bài mới, giáo viên cần phải xem kỹ nội dung bài và định hướng việc sử dụng các phương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho hợp lý nhất, đạt hiệu quả cao.
- Tránh dạy chay, dập khuôn, máy móc.
- Đặc biệt tránh chạy theo hình thức, chỉ tiêu số lượng (mà không có chất lượng).
- Cần đầu tư đổi mới trang thiết bị và đồ dùng dạy học
- Tăng cường phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học hoạt động trò chơi học tập nhằm gây hứng thú cho học sinh học tập có hiệu quả. Vì các em còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm sinh lý. Chẳng hạn: trẻ ham thích nhiều màu sắc mới lạ hay sự tập trung nghe giảng bài lâu còn hạn chế,... (thay vào đó bằng nhiều trò chơi).
Từ những kết quả thu được sau quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm, tôi mong rằng có thể tiếp tục một số sáng kiến kinh nghiệm cho việc thiết kế các trò chơi phong phú hơn ở bậc tiểu học: "Nhằm gây hứng thú học Toán cho học sinh" không những phát huy được tích cực, chủ động, sáng tạo tự tin của học sinh, đồng thời nó còn là định hướng đổi mới phương pháp giáo dục.
Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm lớp 1, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không sao tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Ban Giám hiệu cùng bạn đồng nghiệp đọc để có những biện pháp hay nhất nhằm gây hứng thú học môn Toán cho học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Thanh Trì, Ngày 10 tháng 5 năm 2008
Người viết
Bùi Thị Bích Ngọc
Tài liệu tham khảo
1. Trần Ngọc Lan "Hệ thống trò chơi củng cố năm mạch kiến thức toán ở tiểu học" - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2000.
2. Kiều Đức Thành (chủ biên) "Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học" - NXB Giáo dục 2001.
3. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) "Tài liệu hướng dẫn dạy toán 1" - NXB Giáo dục 2001
4. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) "Toán 1" - NXB Giáo dục 2002
5. Bài tập rèn luyện "Hoạt động hình học" cho học sinh tiểu học - NXB Giáo dục 2003.
6. 112 trò chơi "Toán lớp 1 và 2" (Phạm Đình Thực) - NXB Đại học Sư phạm 2004.
7. Bảo Hưng "Đối vui - Đố hình" thử trí thông minh - NXB Phụ nữ 2004.
8. ảo thuật toán học MATIN GANƠ. Phạm Hiến (biên dịch ) NXB Khoa học và kỹ thuật 1975
9. Trò chơi toán học 1,2,3,4,5 (Phạm Ngọc Lánh)
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2276.doc