Đề tài Một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm tại công ty Pin Hà Nội

Giá thành sản phẩm là một nhân tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của một sản phẩm. Một sản phẩm muốn tiêu thụ được ngoài chất lượng của sản phẩm uy tín của công ty thì sản phẩm đó phải có một giá bán hợp lý so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường và các dịch vụ kèm theo khi bán hàng. Để đạt được điều đó, công ty phải tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí đầu vào và chi phí quản lý ràng dựng hệ thống định mức tiên tiến và có biện pháp thực hiện định mức đó. Qua thời gian thực tập tại công ty Pin Hà Nội, tuy thời gian thực tập không nhiều nhưng qua phần phân tích ở trên và qua tìm hiểu thực trạng cảu công ty thì tôi cũng mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm tại công ty Pin Hà Nội.

doc81 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm tại công ty Pin Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người chiếm 23%. Lao động trực tiếp 500 chiếm 77%. (Các số liệu trên thu thập từ phòng tổ chức lao động và tiền lương). * Về mặt tiền lương công ty đã áp dụng nhiều hình thức trả lương hợp lý phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ, công nhân viên, từ đó tạo được tâm lý phấn khởi nhiệt tình làm tăng năng suất lao động. Hiện nay mức lương bình quân của công ty là khá cao 1307888 VND/1 người/1 tháng. 3.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu: Nhiệm vụ, chức năng của công ty là sản xuất kinh doanh các loại pin việc sản xuất pin đòi hỏi rất nhềiu chủng loại vật tư để cấu thành ra sản phẩm. Gồm có hơn 1000 loại vật tư trong đó có 97 loại vật tư chính, vật liệu phụ, có mức 42 loại, nhiên liệu có mức 12 loại. Nguồn gốc chủ yếu nhập khẩu còn trong nước chưa sản xuất được. - Trong vật liệu chính chú trọng là kiềm thổ chiếm 60% gía thành (theo giá thị trường thế giới) nguồn cung cấp chủ yếu là nhập ngoại. MnO2 điện giải chiếm 15% - 20% giá thành (phải nhập ngoại). * Vật liệu phụ gồm các loại như: nhãn, tóp PVC, các loại giấy lót, hộp giấy, dầu tẩm, vòng gưng, giấy đệm nhãn v.v... * Nhu cầu vật tư hàng năm: Với sự gia tăng ngày càng cao về sản lượng sản xuất hàng năm nên nhu cầu vật tư hàng năm của công ty cũng đã tăng theo tỷ lệ tương ứng nhu cầu sản xuất cũng như để đảm bảo an toàn dự trữ bảo hiểm. Cụ thể qua bảng sau: Đơn vị: tấn. Năm Tên vật tư 1998 1999 Kẽm thôi 1266 1500 MnO2 510 540 NH4CL 552 480 C2H2 174 190 Zncl2 96 98 Gruphát 228 240 Cộc than R20 270 300 Cộc than R6 30 40 Giấy tẩm hồ R6P 5 7 .... - Các nguyên vật liệu trên đa số phải nhập ngoại bởi vì mặt hàng trong nước sản xuất ra thường giá cao hơn rất nhiều. + Định mức tiêu hao vật tư: Đây là yếu tố rất quan trọng có ảnh huởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác định mức tiêu hao vật tư được công ty rất quan tâm và hàng năm đều có tính toán phân tích xem xét tình hình thực hiện tăng, giảm và các vấn đề khác. + Phương pháp xây dựng định mức vật tư của công ty thường dùng theo phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát và được kiểm chứng qua việc giao hạch toán cho các đơn vị phân xưởng. 3.6. Máy móc thiết bị: Công ty pin Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1960 trải qua 40 năm xây dựng và phát triển sản xuất cho đến nay ở công ty đang tồn tại nhiều máy móc thiết bị và nhà xưởng thuộc các thế hệ khác nhau phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty số lượng dây chuyền sản xuất. Với công suất thiết kế ban đầu khi thành lập công ty năm 1960 là 5 triệu chiếc pin quy chuẩn /1 năm. Đến nay (2000) công ty đã sản xuất được 100 triệu chiếc pin quy chuẩn/ 1 năm. Với số lượng này cho thấy sự phát triển rất lớn về mặt sản lượng sản xuất và đồng nghĩa với việc gia tăng nhiều về số lượng máy móc thiết bị... ngoài ra công ty còn quan tâm rất nhiều đến đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và xây dựng mới, cải tạo lại nhà sản xuất, nhà làm việc và điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động... Và sau đây có thể kể tên một số máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. + Lò nấu kẽm : 2 cái + Máy cán kẽm : 2 cái + Máy dập 16T (đập đồng xu) : 10 cái + Máy dập 250T (dập ống kẽm) : 3 cái + Máy dập 200T (dập ống kẽm) : 3 cái + Máy cắt via : 10 cái + Máy dập 16T (dập nắp giấy) : 10 cái v.v.... Ngoài ra công ty còn có các dây chuyền sản xuất như: + Dây chuyền sản xuất pin R20S : 3 dây chuyền + Dây chuyền sản xuất pin R14S : 1 dây chuyền + Dây chuyền sản xuất pin R6P : 2 dây chuyền v.v.... Với thực trạng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến như hiện nay của công ty, công ty hoàn toàn có đủ năng lực và khả năng sản xuất cung ứng cho thị trường các loại pin kể trên kể cả về số lượng lẫn chất lượng của sản phẩm pin. 3.7. Về đối thủ cạnh tranh: Hiện nay công ty pin Hà Nội có các đối thủ cạnh tranh là: Nhà máy pin Xuân Hoà, nhà máy pin Vĩnh Phú, công ty pin Ngọc Khánh, công ty pin AQMN (Đồng Nai), ngoài ra còn có các sản phẩm pin nhập ngoại. Do đặc thù của công ty pin Hà Nội là một doanh nghiệp ra đời sớm nhất ở Miền Bắc và là một doanh nghiệp luôn Đi đầu trong việc đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề của các bộ công nghiệp viên...chính vì thế mà chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao và không thua kém pin ngoại cùng loại đang lưu thông tại thị trường Việt Nam. Nhờ có uy tín chất lượng sản phẩm của công ty mà công ty Pin hà Nội đã trở thành đơn vị hàng đầu trong nghành sản xuất pin cả nước. Hiện nay mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty đã không ngừng được mở rộng khắp 3 miền Nam - Trung - Bắc, thị phần pin con thỏ của công ty chiếm khoảng 40% thị phần pin nội địa cả nước. Và sau đây ta có số liệu và biểu đồ phản ánh thị phần của công ty Pin Hà Nội so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước: Năm 1999 Năm 2000 Công ty Pin Hà Nội 40% 42% Công ty Pin AQ 35% 37% Công ty pin Xuân Hoà 10% 12% Pin ngoại 15% 9% Qua trên ta thấy pin ngoại dần dần đã mất chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Đây là kết quả nỗ lực phấn đấu của các công ty pin trong nước, qua đó ta thấy rằng các đối thủ của công ty pin trong nước cũng không ngừng phát triển. Điều này công ty cần xem xét để có một định hướng đúng đắn để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường. Phần II : phân tích thực trạng giá thành sản phẩm tại công ty pin Hà Nội 2.1. ý nghĩa của phân tích giá thành sản phẩm Trong bất kì hình thái kinh tế nào giá cả là mối quan tâm hàng đầu của người mua và người bán . Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng , là cơ sở phản ánh và đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Đồng thời giá thành sản phẩm còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí giúp cho các nhà quản lý có cơ sở đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn kịp thời . Phân tích giá thành là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm cho giá thành cao hay thấp so với hoạch đã đề ra . Nó giúp nhà quản lý thấy rõ được mặt nào cần phải phát huy , mặt nào được và chưa được . Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp đề ra các biện pháp thực thi để từ đó doanh nghiệp ra các quyết định tối ưu . Việc lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau có mang tính khoa học hiện thực hay không phụ thuộc vào mức độ chính xác kết quả của phân tích giá thành kì trước . 2.2. Nhiệm vụ và nội dung phân tích giá thành sản phẩm: Công ty pin Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước , có chế độ hạch toán độc lập , sản xuất các loại pin phục vụ cho dân sinh và an ninh quốc phòng . Sản phẩm chính của công ty là pin R40 , R20 , R14 , R6 , BTO , PO2 . Do nhu cầu thực tế của thị trường , một số loại mặt hàng như pin BTO , PO2 sản xuất ra với số lượng rất thấp so với tổng sản lượng . Vì vậy để phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty và điều kiện nhất định bản thân nên trong phần phân tích này chủ yếu phân tích các loại sản phẩm R40, R20 , R14 và R6 . Việc phân tích giá thành của sản phẩm được thực hiện qua các bước sau : Bước 1 : Đánh giá chung biến động của toàn bộ giá thành sản phẩm . Việc đánh giá chung nhằm cung cấp thông tin tổng quát về tình hình tiết kiệm chi phí , hạ giá thành sản phẩm và tính được tỉ lệ % thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản lượng hàng hoá . Bước 2 : Phân tích tình hình kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh được . Công việc của bước này là phân tích , đánh giá 2 chỉ tiêu - Mức hạ giá thành : Phản ánh qui mô tiết kiệm chi phí - Tỷ lệ hạ giá thành : Phản ánh tốc độ hạ giá thành của nhiệm vụ kế hoạch và kết quả thực hiện . * Xác định nhân tố ảnh hưởng . Bước 3 : Phân tích tình hình thực hiện chi phí trên 1000 đồng sản lượng hàng hoá . Việc phân tích này giúp cho doanh nghiệp biết được để có 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá thì doanh nghiệp phải cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm . Chỉ tiêu này càng giảm thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao , lợi nhuận thu được càng lớn . Bước 4: Phân tích các khoản mục và yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm : Kết quả thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm . Phân tích đơn vị giá thành sản phẩm theo yếu tố . Phân tích nguyên nhân làm thay đổi khoản mục . 2.3. Đánh giá chung tình hình biến động của toàn bộ giá thành sản phẩm 2.3.1. Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị Đơn vị: đồng Sản phẩm Năm trước 1998 Năm nay 1999 TH so với NT TH so với KH (NT) KH TH Mức % Mức % Pin R20 830,17 820,56 825,48 - 4,69 -0,56 +4,92 +0,599 Pin R14 597,27 579,12 584,12 -13,15 -2,201 +5 +0,863 Pin R40 7593,67 7374,17 7437,87 -158,8 -2,052 +63,7 0,863 Pin R6P 362,17 347,6 358,6 -3,57 -0,985 +11 +3,164 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Bảng 2.3-1 : Bảng phân tích tình hình thực hiện giá thành đơn vị . Qua bảng trên ta thấy: - Doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch giá thành một cách tích cực , các chỉ tiêu kế hoạch giá thành đều thấp hơn giá thành năm trước đối với mọi sản phẩm - Kết quả giá thành giữa hai năm đối với các sản phẩm là tốt . Giá thành của tất cả đều hạ so với năm trước . - Kết quả thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm là không đạt yêu cầu , mức thực hiện của tất cả các loại sản phẩm đều vượt so với kế hoạch đặt ra . Công ty cần làm rõ nguyên nhân vì sao lại có kết quả như vậy . có phải là do phương pháp lập kế hoạch , quá trình thực hiện , do chủ quan trong quá trình lập kế hoạch … 2.3.2. Đánh tình hình biến động của tổng giá thành Tại công ty , để tiện cho việc lập kế hoạch hạch toán và phân tích người ta thường đánh giá tình hình biến động của tổng giá thành . Mục tiêu của phần này là đánh giá chung tình hình biến động giá thành của toàn bộ sản phẩm , theo từng loại sản phẩm để cho ta nhận thức một cách tổng quát tình hình tăng giảm lợi tức của công ty do tác động ảnh hưởng đến giá thành của từng loại sản phẩm . Sản phẩm Đơn vị Kế hoạch Thực hiện Pin R20 Cái 60325000 63049369 Pin R14 Cái 745000 784984 Pin R40 Cái 200000 213113 Pin R6P Cái 25000000 27828836 Nguồn: Phòng kế hoạch Bảng 3.1- 2. khối lượng sản phẩm kế hoạch và thực hiện Gọi Qk là khối lượng kế hoạch từng sản phẩm Q1 là khối lượng thực hiện từng sản phẩm . Sản phẩm Sản lưọng thực hiện theo Z Chênh lệch TH/KH Q1ZNT Q1ZK Q1Z1 Mức % Pin R20 52341694600 51817846230 52045993120 +174146892 +0,44 Pin R14 4688473931 454599934,1 558524854,1 +3924920 +0,86 Pin R40 1571531491 1571531491 1585106789 +13575298 +0,86 Pin R6P 10078769530 9673303394 9979425090 +306117196 +3,15 Tổng cộng 6450721390 63435225050 64069045350 +23207181,26 +0,364 Znt, , Zk , Z1 là giá thành năm trước , kế hoạch , thực hiện từng sản phẩm . Ta có Đơn vị: đồng Bảng 3.1 - 3. Bảng phân tích tình hình biến động tổng giá thành năm 1999 Qua bảng tài liệu phân tích trên ta thấy . Như đã phân tích ở phần trên thì giá thành đơn vị sản phẩm không thực hiện đúng kế hoạch .ở phần này ta càng thấy rõ mặc dù sản lượng thực tế tiêu thụ được tăng so với kế hoạch nhưng tổng giá thành của bốn loại sản phẩm tăng 0,364% tương ứng là 23207181,26 (đ). Doanh nghiệp cần phải tập trung nghiên cứu giá thành của sản phẩm để thấy rõ nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. 2.4. phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh được . Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của công ty pin Hà Nội nói riêng là phải phấn đấu hạ giá thành , mức hạ càng tăng thì lợi nhuận càng cao . Đối với những sản phẩm có thể so sánh được là những sản phẩm đã được sản xuất ở nhiều kỳ , có đầy đủ tài liệu đẻ hạch toán chính xác , đây là cơ sở cho phép ta sử dụng làm tài liệu để phân tích .Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm có thể so sánh được , được tiến hành trên hai chỉ tiêu mức hạ và tỉ lệ hạ giá thành . Mức hạ : biểu hiện bằng số tuyệt của kết quả giá thành năm nay so với giá thành năm trước . Phản ánh khả năng tăng lợi tức , tăng tích luỹ nhiều hay ít . Tỷ lệ hạ : biểu hiện bằng số tương đối của kết quả giá thành năm nay so với năm trước . Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ hạ giá thành nhanh hay chậm và trình độ quản lý trong việc hạ giá thành sản phẩm . Đơn vị: đồng Sản phẩm so sánh được Sản lượng KH tính theo Z Sản lượng TH tính theo Z QK.ZNT QK.ZK Q1Z1 Q1ZK Q1ZNT Pin R20 50080005250 49500282000 52045993120 51735790230 52341694660 Pin R14 444966150 431444400 458524854 45499934 468847393 Pin R40 1518734000 1474834000 1585106798 1571531491 2377676795 Pin R6P 9054250000 8,69.109 9979420590 9673303394 10078769530 Tổng cộng 61097955000 60096560400 64069045360 63435225050 64507621390 Bảng 2.4-1: Bảng phân tích tình hình hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được năm 1999 . Bước 1: xác định nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch . Ký hiệu : MK và TK là mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch , ta có . (đ) Nhiệm vụ kế hoạch giá thành đặt ra so với năm trước , tốc độ hạ là 0,87% , tương ứng 529395000(đ) Bước 2: xác định kết quả hạ giá thành thực tế Ký hiệu M1 và T1 là mức hạ và tỷ lệ hạ của kết quả hạ giá thành thực tế năm nay so với năm trước ta có : Kết quả thực tế hạ giá thành năm nay so với năm trước là 0,75% có nghĩa là cứ 100 đ giá thành sản xuất năm nay so với năm trước thì hạ 0,75 (đ) tương ứng là 490.576.016 (đ) Bước 3 : Xác định kết quả hạ giá thành thực hiện so với kế hoạch M = M1- Mk = -490.576.016 - (-529.395.000) = -38.818.9884 (đ) T= T1 -Tk = -0,75 - (-0,87) = -0,12(%) Trong đó : M và T là mức hạ và tỉ lệ hạ của kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch . kết quả hạ giá thành thực hiện so với kế hoạch là 0,12 % tương ứng 38.818.9884 (đ) Kết luận : Qua số liệu phân tích trên ta thấy nhiệm vụ kế hoạch dặt ra phải hạ tỷ lệ là 0,75% nhưng thực tế lại chỉ đạt 0,12% , vậy tỷ lệ hạ chung so với kế hoạch là chưa đạt yêu cầu . Để hiểu rõ hơn ta đi vào từng sản phẩm . Sản phẩm Kế hoạch Thực tế Mk Tk M1 T1 Pin R20 -579723250 -1,171 -295701540 -0,56 Pin R14 -13.521.930 -3,34 -10322539 -2,2 Pin R40 -43900000 -2,976 -33202996 -2,05 Pin R6P -364250000 -4,19 99348640 -0,985 Bảng 2.4-2 . Bảng đánh giá thực hiện hai chỉ tiêu . Bước 4 : Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch . Có 3 nhân tố ảnh hưởng đén kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch và : Khối lương , kết cấu và giá thành đơn vị sản phẩm . Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức và tỷ lệ ảnh hưởng đến đối tượng phân tích . a) Nhân tố khối lượng sản phẩm Trong điều kiện chỉ có khối lượng sản phẩm thay đổi , còn các nhân tố khác không đổi . Nếu giả định nhan tố kết cấu không đổi , khi khối lượng sản phẩm thay đổi thì khối lượng sản phẩm tăng , giảm cũng sẽ tác động đến mức tăng , giảm giá thành sản phẩm với cùng một tỷ lệ theo biến động của khối lượng sản phẩm . Như vậy khi nhân tố khối lượng thay đổi chỉ có mức ảnh hưởng đến kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch còn tỷ lệ hạ không ảnh hưởng đén kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch . Gọi là tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất gọi Mq , Tq là ảnh hưởng của sản lượng đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành . = Như vậy do khối lượng sản phẩm tăng làm cho giá thành sản phẩm giảm 3.433.190.117 (đ) Vậy khi sản lượng thay đổi đã không làm ảnh hưởng đến giá thành . b) Do nhân tố kết cấu sản phẩm . Do mỗi mặt hàng có mức hạ và tỷ lệ hạ khác nhau . Nếu ta thay đổi kết cấu mặt hàng trong trường hợp tăng mặt hàng có mức hạ và tỷ lệ hạ cao đồng thời giảm tỷ trọng mặt hàng có mức hạ và tỷ lệ hạ thấp thì lúc đó tỷ lệ hạ và mức hạ sẽ hạ thêm . Kýhiệu MC và IC là tỷ lệ và mức hạ ảnh hưởng của kết SP . =( 63.435.225.050 - 64.576.261.380)- 64.576.261.380*(-0,87) =- 5.799.222.856 (đ). Do kết cấu sản phẩm thay đổi làm cho tỷ lệ hạ hạ thêm 0,897% tương ứng 5.779.222.856 (đ) c) Nhân tố giá thành đơn vị Nhân tố giá thành đơn vị thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm có thể so sánh được . Mz và Tz là mức hạ và tỷ lệ hạ ảnh hưởng do giá thành (đ) % Do giá thành thực tế tăng 0,99 %so với kế hoạch làm cho giá thành của sản phẩm tăng 631.820.310 (đ) Bước 5.Tổng cộng nhân tố ảnh hưởng a) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức hạ Tổng cộng các nhân tố Nhân tố ảnh hưởng mức hạ Tỷ lệ hạ Khối lượng -3.433.190.117 -0- Kết cấu -5.799.222.850 -0,897 Giá thành đơn vị +631.620.310 +0.99 b) Tổng hợp chung các nhân tố Mức hạ (đ) Tỷ lệ hạ % 1.Nhiệm vụ hạ KH so với T.T kỳ trước - 529.395.000 - 0,87 2.Mức hạ T.T so với T.T kỳ trước - 490.576.016 - 0,75 3.So sánh T.T so với nhiệm vụ kế hoạch - 38.818.984 0,12 Kết luận - Nhìn chung công ty đã xây dựng kế hoạch giá một cách tích cực, mặc dù thực tế đã không thực hiện đúng kế hoạch nhưng so với năm trước là tốt - Công ty cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại thực hiện không đạt so với kế hoạch đặt ra , có thể là do phương pháp xây dựng kế hoạch quản lý trong quá trình thực hiện. - Việc thực hiện khối lượng và tỷ trọng tốt đặc biệt là 2 loại sản phẩm chính là pin R20 và R6P. ( XEM TệP TRANG 9) 2.5. Phân tích chi phí cho 1000 đồng sản lượng hàng hoá. Việc phân tích này nhằm cho lãnh đạo công ty biết được để có 1000đ giá trị sản lượng hàng hoá thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này càng giảm thì hiệu quả kinh doanh càng cao, lợi nhuận càng lớn. Sản phẩm Sản lượng (cái) Giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm (đ) Giá thành bình quân (đ) KH TT KH TT KH TT Pin R20 60.325.000 63.049.369 898,35 903,27 919,36 916,96 Pin R14 745.000 784.984 641,017 646,017 675,15 666,14 Pin R40 200.000 213.113 8019,609 8.037,309 8495,27 8.509,19 Pin R6P 25.000.000 27.828.836 394,8 405,83 421,32 416,91 Bảng 2.5-1: Bảng giá thành toàn bộ và giá bán của công ty. Sản phẩm Sản lượng KH tính theo Chi phí BQ Sản lượng TH tính theo Chi phí BQ Qk.Ck Qk.Gk F(k) Qk.Ck Qk.C1 Q1.G1 Q1.G1 F1 Pin R20 54.192.963.750 55.460.392.000 977 56.640.400.641 56950603536 57.965.067883 57803749398 985,07 Pin R14 447.557.665 502.986.750 889,98 503.188.088 507.113.008 529.981.947 522909241 969,79 Pin R40 1.603.921.800 1.699.054.000 945 1.709.082.932 1720527100 1810452475 1813419008 948,77 Pin R6P 9.870.000.000 10.533.000.000 937 10.986.824.452 211293776513 11724845183 11602120016 973,42 Tổng cộng 66.144.443.215 68.195.432.730 969,92 69.839.496.115 70472020160 72030347490 71352197665 98,21 Bảng 2.5-2: Bảng phân tích chi phí cho 1000đ sản phẩm hàng hoá 2.5.1. Xác định chi phí cho 1000 đồng sản phẩm hàng hoá thực hiện và kế hoạch Ký hiệu Fk, F1 là chi phí bình quân cho 1000đ sản phẩm hàng hoá và kế hoạch và thực hiện. Fk = x 1000 = x 1000 = 969,92 (đ) F1 = x 1000 = x 1000 = 982,15 (đ) So sánh chi phí bình quân cho 1000đ sản phẩm hàng hoá thực hiện so với kế hoạch. DF = F1 - Fk = 982,15 - 969,92 = 12,23 (đ) Chi phí của công ty bỏ ra để có 1000đ sản lượng hàng hoá là: - Theo kế hoạch: 969,12 (đ) - Theo thực tế: 982,15 (đ) Mức chênh lệch là + 12,23 (đ) điều đó chứng tỏ công ty đã không hoàn thành kế hoạch chi phí cho 1000đ sản lượng hàng hoá. 2.5.2. Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của nó: Căn cứ vào công thức tính F ta thấy có nhân tố ảnh hưởng dó là nhân tố cơ cấu sản lượng, nhân tố giá thành toàn bộ đơn vị và nhân tố giá bán đơn vị. Nhân tố khối lượng sản phẩm sẽ không ảnh hưởng đến chi phí bình quân cho 1000đ sản lượng hàng hoá. Điều này được chứng minh như sau: Tỷ lệ hoàn thành = Chi phí sản xuát thay dổi theo sự thay đổi của khối lượng sản phẩm hàng hoá. Tổng sản phẩm bán theo kế hoạch được điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sẽ là: ồQk x Chi phí bìmh quân cho 1000đ sản lượng sản phẩm hành hoá khi sản lượng thay đổi sẽ là: ồQk x : ồQ1Zk = = Fk Điều này chứng tỏ chi phí cho 1000 đ sản phẩm hàng hoá sẽ không thay đổi , khi khối lượng sản phẩm thay đổi . a) Nhân tố kết cấu sản phẩm Gọi Fk là ảnh hưởng của nhân tố kết cấu dến sự thay đổi của chi phí 1000 đ sản lượng hàng hoá . =(đ) do cơ cấu sản lượng thay đổi làm giảm chi phí bình quân cho 1000 đ sản lượng hàng hoá là -0,34 đ . b) Nhân tố giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm Fc (đ) mức thay đổi của chi phí toàn bộ đơn vị đến việc thay đổi chi phí bình quân chung là F là DFc = Fc - Fk =978,36 - 969,58 = 8,88 (đ) (đ) c) Nhân tố giá bán (đ) FG =FG - FC =982,1- 978,36 = 3,57 (đ) Tổng hợp các nhân tố ta được : Cộng nhân tố Mức ảnh hưởng Nhân tố kết cấu -0,34 (đ) Chi phí đơn vị +8,88 (đ) Giá bán +3,57 (đ) +12,23 (đ) Nhận xét : Nhìn chung mức chi phí cho 1000 đ sản lượng thực tế đã không đạt so với kế hoạch là 12,23 đ , thể hiện công tác quản lý không tốt làm tăng chi phí dẫn đến giảm lợi nhuận . Để thấy rõ nguyên nhân dẫn đến vấn đề này ta đi sâu xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố . - Do kết cấu sản phẩm thay đổi giữa thực hiện so với kế hoạch làm cho chi phí bình quân giảm 0,34 đồng trong 1000 đ sản phẩm hàng hoá . - Do thay đổi của giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm hàng hoá mà giá thành ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị bảo quản 1000 đ sản lượng sản phẩm hàng hoá . - Do giá thành thực tế tăng so với kế hoạch nên đã làm cho giá trị bảo quản thực tế lớn hơn kế hoạch là 8,88(đ) . Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải đi sâu phân tích chi phí các khoản mục của tất cả sản phẩm từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục . - Do giá bán giảm làm cho chi phí bình quân cho 1000 đ sản lượng giảm theo 1 lượng là 3,57 đ . Để nghiên cứu tại sao giá bán lại giảm ta phải xem xét hai nguyên nhân sau : + Do chất lượng của sản phẩm của công ty đã đáp ứng được nhu cầu hay chưa , có thu hút được người tiêu dùng nhờ mẫu mã , quảng cáo không. + Nếu do nguyên nhân khách quan như do đối thủ cạnh tranh , do cung cầu trên thị trường , do chính sách điều chỉnh giá cả của nhà nước. Đây là nguyên nhân khách quan . Qua hai phần phân tích trên ta thấy giá thành của công ty thực tế cao hơn so với kế hoạch . Để hiểu rõ nguyên nhân tại sao chúng ta nghiên cứu tác động của các khoản mục giá thành . 2.6. Phân tích các khoản mục và yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm 2.6.1. Phân tích khoản mục chi phí " Nuyên vật liệu trực tiếp " Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính , phụ trực tiếp tạo ra sản phẩm . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính như sau : V : khoản mục vật liệu trong giá thành Pi : Đơn giá vật liệu Mi : mức tiêu hao vật liệu i tính trên 1 đơn vị sản phẩm . a) Đánh giá chung tình hình chi phí vật liệu bằng phương pháp so sánh . ( Chi tiết tiêu hao từng loại vật liệu xem phụ lục cuối đồ án ) Tên sản phẩm Vật tư chính Vật tư phụ định mức TT TT/định mức định mức TT TT/định mức Pin R20 562960,6 572162,6 +1,634 82310,2 70530,1 -14,3 Pin R14 323433,3 352932,9 +9,12 52992,8 70125,9 +32,33 Pin R40 5555613,0 5605042,8 +0,889 372333,4 315638,7 -15,2 Pin R6P 229516,7 232326,2 +1,22 41660 484471,7 +16,52 Cộng 6671523,6 6762464,5 +1,363% 549296,4 504766,4 -8,1 Bảng 2.6-1 : Bảng đánh giá tổng hợp chi phí nguyên vật liệu cho 1000 sản phẩm . Qua bảng trên ta thấy - Vật liệu chính của 4 loại sản phẩm đều tăng , mức tăng chung là 1,363% tức là 90940,9 đồng cho 1000 sản phẩm . - Vật liệu phụ của sản phẩm R20 giảm -14,3% , R40 giảm -15,2% còn của R14 và R6P tăng 32,33% và 16,52% Mức giảm chung là 8,1% tức là giảm 44530 đồng cho 1000 sản phẩm . b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng * nhân tố định mức tiêu hao vật tư DMT . DMT = * Nhân tố đơn giá vật liệu DP . DP= DP của R20 là DMT của R20 là DP của R14 là DMT của R14 là DP của R40 là DMT của R40 là DP của R6P là DMT của R6P là 2.6.2. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm là lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo tỷ lệ tiền lương cho các quỹ: KPCĐ, BHXH, BHYT. Sản phẩm Sản lượng Tổng quỹ lương Tỷ lệ % Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Hoàn thành KH Pin R20 60.325.000 63.049.369 8.591.550.000 8.672.830.000 + 0,9 Pin R14 745.000 784.000 1.250.000.000 1.312.300.000 + 4,984 Pin R40 200.000 213.113 132.124.000 149.230.000 + 14,75 Pin R6P 25.000.000 27.828.836 1.250.000.000 1.390.070.000 + 11,2 Tổng cộng 86.270.000 91.875.318 10.176.624.000 11.524.430.000 + 13,24 Bảng 2.6-2: Bảng phân tích tổng quỹ lương của công ty: Chỉ tiêu Số kế hoạch Số thực tế 1. Giá trị tổng sản lượng 72.098.800 78.707.800 2. Quỹ lương công nhân trực tiếp 846.583.500 935.684.800 3. Số lượng công nhân trực tiếp 750 800 4. Tiền lương bình quân/người/tháng 1.128.778 1.169.606 Bảng 2.6-3. Bảng một số chỉ tiêu của công ty. Đánh giá chung Gọi TL1, TL0 là tổng quỹ lương và kế hoạch của công ty, G1, G0 là giá trị sản lượng của công ty. Ta có: DTL = TL1 - TL0 = 935.684.800 - 846.583.500 : = +11.498.477,887 (đ) DTL>0 quỹ tiền lương không hợp lý về quy mô sản xuất DTL = TL1 = 935.684.800 - 846.583.500 = 89.101.300 (đ). b) Phân tích các yếu tố * Nhân tố : số lượng công nhân trực tiếp . DLN = (N1 - N0 ).L0 = (800-750).1128778 = 56438900 (đ) * Nhân tố : tiền lương công nhân sản xuất . DLL =(L1 - L0 ).N1 = (1169606 - 1128778).800 = 32662400 (đ) Tổng hợp nhân tố DL = DLN + DLL=32662400 + 56438900 =89101300 (đ). c) Kết luận Công ty dã vượt chỉ tiêu tuyệt đối quỹ tiền lương công nhân trực tiếp là 89101300 (đ) do số công nhân tăng , lương bình quân tăng -So sánh với chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng . = tăng 9,166% - Chỉ tiêu kế hoạch người lao động tăng 6,66% Như vậy số tăng lao động <số tăng giá trị tổng sản lượng , hợp lý về qui mô và số lượng lao động . * Tiền lương bình quân/đầu người tăng làm cho quỹ lương của công nhân trực tiếp tăng . Ta so sánh Tỷ lệ thực hiện kế hoạch lương bình quân Tỷ lệ thực hiện kế hoạch về tăng NSLĐ bình quân Như vậy tỉ lệ tăng NSLĐ so với tỷ lệ thực hiện kế hoạch tiền lương là không hợp lý .2.7. Phân tích yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là biện pháp trong quản lý nhằm thu hồi lại bbộ phận giá trị đã hao mòn của TSCĐ . Phân tích yếu tố này được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp tính mức khấu hao theo thời gian . Mức khấu hao bp = Nguyên giá TSCĐ x Tỉ lệ KH x Thời gian tính KH/12 Khấu hao ít hay nhiều phụ thuộc vào cách tính khấu hao , có 2 nhân tố ảnh hưởng đến mức chi phí khấu hao - Nhân tố 1 : Nguyên giá của máy móc thiết bị thay đổi do đánh giá lại ,do mua sắm ,do liên doanh , do nhượng bán , do thanh lý …Thời điểm xác định nguyên giá thay đổi khi tính toán mức chi phí khấu hao là kỳ báo cáo liền ngay sau kỳ có sự thay đổi TSCĐ . - Nhân tố 2 : Tỷ lệ Khấu hao mỗi loại máy móc thiết bị . Trong điều kiện thực tế của công ty pin Hà Nội như sau : Danh mục TSCĐ Nguyên Giá Tỷ lệ KH Mức KH bình quân - Nhà xưởng , kiến trúc 11205958037 5% 560297901 - Máy móc thiết bị 15210878672 10% 1521087867 1081385768 Bảng 2.6-4: Bảng tính khấu hao TSCĐ hệ thống máy sản xuất Pin. - Mức khấu hao bình quân tháng kế hoạch đồng Sản lượng kế hoạch là : 86270000 sản phẩm Mức khấu hao /đ vị sản phẩm là : đ/1 sp mức khấu hao thực tế theo sản lượng là : đ/1sp Như vậy chênh lệch giữa khấu hao thực tế với kế hoạch là : 22,65 - 24,13 = -1,48 đ/1sp Như vậy do sản lượng thực tế của tất cả các loại sản phẩm tăng làm cho khấu hao bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm giảm 1,48 đ/1sp . 2.7. Phân tích chi phí sản xuất chung . Chi phí sản xuất chung là chi phí chi ra trong phạm vi phân xưởng sản xuất (Trừ chi phí vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp ) . Có loại mang tính chất cố định và biến đổi , có loại vừa biến đổi vừa cố định . Vì Vậy cần tiến hành điều chỉnh các khoản biến phí theo tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất để đảm bảo tính chính xác của nhận xét . Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất Q0i ,Q1i : khối lượng sản phẩm kế hoạch và thực tế của SP i Z1i : Giá thành của sản phẩm i Loại sản phẩm Sản lượng sản phẩm Giá thành Tỷ lệ % Hoàn thành KH KH(Q0) TT(Q1) KH (ZO) TT (Z1) R20 60.325.000 63.049.369 820,56 825,48 1,045 R14 745.000 748984 579,12 584,12 1,005 R40 200.000 213.113 7374,17 7437,87 1,065 R6P 25.000.000 27.828.836 347,6 358,6 1,113 Tổng cộng 5,855 Bảng 2.7-1: Bảng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 1999 Nội dung chi phí Kế hoạch Điều chỉnh kế hoạch theo % hoàn thành KH Thực tế So với KH đã điều chỉnh ± % Sản phẩm R20 1. Nhóm cf biến đổi 1.956.518.026 2.044.561.338 2.044.865.397 +304.058 1,00014 2. Nhóm cf cố định 1.776.266.867 1.856.198.876 1.776.266.867 +9.932.009 0,95 Sản phẩm R14 1. Nhóm cf biến đổi 23.395.681 23.512.660 24.620.422 +1.107.701 1,047 2. Nhóm cf cố định 15.461.656 15.538.964 15.461.656 -77.308 0,99 Sản phẩm R40 1. Nhóm cf biến đổi 78.748.739 83.867.407 83.867.408 +1 1 2. Nhóm cf cố định 45.006.175 47.931.576 45.006.175 2.925.401 0,938 Sản phẩm R6P 1. Nhóm cf biến đổi 534.069.999 594.419.909 594.483.998 +3.064.088 +1,005 2. Nhóm cf cố định 538.496.845 599.346.988 538.496.845 -60.850.140 0,898 Bảng 2.7-2: Bảng phân tích chi phí sản xuất chung Qua bảng trên ta thấy: Tất cả các sản phẩm, thì nhóm chi phí biến đổi thực tế so với kế hoạch đã điều chỉnh theo % hoàn thành kế hoạch đều tăng cụ thể là: Sản phẩm R20 tăng: 304.058 tức là 0,00014% Sản phẩm R14 tăng: 1.107.761 tức là 0,047% Sản phẩm R40 tăng: 1 tức là 0% Sản phẩm R6P tăng: 3.064.008 tức là 0,005% điều đó chứng tỏ thực tế công ty đã sử dụng lãng phí, không hợp lý dẫn tới giá thành sản phảm tăng. Tuy nhiên trong thực tế do công ty đã hoàn thành khối lượng sản phẩm, sản xuất nên chi phí cố định công ty đã tiết kiệm được. Với mức tiết kiệm của mỗi loại sản phẩm là : Sản phẩm R20 tiết kiệm 79932009 tức là 00014% Sản phẩm R14 tiết kiệm 77308 tức là 0,1% Sản phẩm R40 tiết kiệm 2925401 tức là 0,062% Sản phẩm R6P tiết kiệm 60850143 tức là 0,102% Chương III. Nghiên cứu một số biện pháp chủ yếu nhằm hạ giá thành sản phẩm tại công ty Pin Hà Nội Giá thành sản phẩm là một nhân tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của một sản phẩm. Một sản phẩm muốn tiêu thụ được ngoài chất lượng của sản phẩm uy tín của công ty thì sản phẩm đó phải có một giá bán hợp lý so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường và các dịch vụ kèm theo khi bán hàng. Để đạt được điều đó, công ty phải tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí đầu vào và chi phí quản lý ràng dựng hệ thống định mức tiên tiến và có biện pháp thực hiện định mức đó. Qua thời gian thực tập tại công ty Pin Hà Nội, tuy thời gian thực tập không nhiều nhưng qua phần phân tích ở trên và qua tìm hiểu thực trạng cảu công ty thì tôi cũng mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm tại công ty Pin Hà Nội. 3.1. Thực hiện các biện pháp nhằm tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào nói chung và công ty Pin Hà Nội nói riêng thì tiêu thụ sản phẩm là một điều hết sức quan trọng. Đặc điểm của mặt hàng Pin là cứ qua 6 tháng thì chất lượng của Pin giảm đi 5% vì vâỵ khâu tiêu thụ là khâu quan trọng nhất, tuy nhiên tại công ty Pin Hà Nội vấn đề tiêu thụ sản phẩm không được nâng cao ngang tầm quan trọng của nó. Nguyên nhân là do. - Trong thời kỳ bao cấp, công ty không quan tâm tới đầu ra vì đã được sản xuất theo kế hoạch của cấp trên giao cho cùng với đó thì sản phẩm của công ty là sản phẩm duy nhất trên thị trường, không có đối thủ cạnh tranh nên việc nghiên cứu và dự báo thị trường là hoàn toàn không có. - Do khách hàng đã có thói quen sử dụng Pin của công ty và với mạng lưới kênh phân phối đã có sẵn nên khi chuyển sang cơ chế thị trường, công ty không cần phải thiết lập lại hệ thống kênh phân phối, không cần phải tổ chức nghiện cứu thị trường. Điều đó là thuận lợi và cũng là khó khăn của công ty. + Thuận lợi: Về công ty không phải thiết lập kênh phân phối tìm hiểu thị trường nên công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể vào trong giá thành sản phẩm. + Khó khăn: Vì những điền kiện thuận lợi như vậy công ty khó có thể dự đoán được nhu cầu trong năm tới và không có điền kiện để nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. - Để đáp ứng được yêu cầu của ngày nay thì công ty cần phải + Tổ chức lại phòng Kể từ khi được thành lập đến nay hoạt động sản xuất – tiêu thụ của công ty thiếu một sự định rõ ràng, chưa có sự gắn kết với thị trường với nhu cầu của khách hàng, lấy thị trường làm căn cứ cho hoạt động kinh doanh mà chỉ sản xuất và bán những gì mình có khả năng. Điều đó đã tạo ra sự thụ động rất lớn của công ty trước những biến động của thị trường, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ khác nhau. Chính vì thế những tiềm năng về vốn, đội ngũ lao động, máy móc thiết bị… chưa được khai thác một cách có hiệu quả, có kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề đó chính là thiếu một bộ phận chuyên trách viên thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, nhằm tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới để đảm bảo mở rộng thị trường, tăng quy mô và phạm vi tiêu thụ sản phẩm công ty cần tổ chức lại phòng marketing. Trước mắt, phòng Marketing của công ty nên được xắp xếp với đội ngũ cán bộ được lấy từ ngay công ty. Do yêu cầu của hoạt động Marketing là phải nắm chắc những thay đổi nhu cầu, phát hiện những nhu cầu chưa được đáp ứng… đòi hỏi các nhân viên làm công tác này phải là những người am hiểu thị trường, am hiểu những đặc tính hàng hoá của công ty và phải có nghệ thuật tiếp cận với khách hàng, biện pháp thu thập và xử lý thông tin tốt. Vì vậy có thể chuyển một số nhân viên từ trước tới nay đang trực tiếp tổ chức tiêu thụ hàng hoá sang làm ở phòng Marketing. Đồng thời phải có kế hoạch bồi dưỡng cho những cán bộ này những nguyên tắc căn bản trong hoạt động Marketing thông qua viêc tổ chức những buổi học và mời các chuyên gia giảng dạy. Còn đối với dài hạn, công ty cần có kế hoạch tuyển dụng thêm nguồn nhân lực từ bên ngoài. Đó phải là những người được đào tạo một cách bài bản, có hệ thống từ các trường đại học. Sau khi tổ chức lại Marketing cần gắn với tổ chức công tác nghiên cứu thị trường nếu không việc tổ chức lại phòng Marketing chỉ mang tính hình thức chứ không mang tính hiệu quả đối với hoạt động sản xuất và tiêu thụ của công ty. Qua nghiên cứu thị trường của phòng của phòng Marketing, công ty có thể nắm được những thông tin cần thiết như loại sản phẩm nào khách hàng có nhu cầu, sức mua của thị trường, tình hình cạnh tranh trên thị trường, các biện pháp mà các đối thủ cạnh tranh đang sử dụng… Từ những kết quả thu được kết hợp với tình hình ký kết hợp đồng và các đơn hàng với các đối tác sẽ giúp cho công ty có đầy đủ thông tin để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công ty cũng sẽ chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét nên mở rộng hay thu hoạch sản xuất đối với từng loại hàng và khả năng tiêu thụ đối với từng khu vực thị trường. Trong quá trình nghiên cứu thị trường, phòng Marketing phải làm rõ các vấn đề sau đây: Xác định rõ đâu là thị trường mục tiêu, đâu là thị trường tiềm năng. Quy mô từng loại thị trường. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của công ty Khi nghiên cứu cần phải xác định rõ những nhân tố bên trong và những nhân tố bên ngoài. Đối với những nhân tố bên ngoài cần lưu ý là: + Các chính sách của Nhà nước và định hướng phát triển kinh tế trong dài hạn. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước cả hiện tại và trong tương lai + Thu nhập của nhân dân. Cần xem xét thu nhập của nhân dân ở những thị trường địa lý khác nhau. Do giữa các địa phương có sự khác nhau về kinh doanh tự nhiên nên có sự chênh lệch mức sống dân cư giữa các vùng. + Những ưu nhược điểm của những loại hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh. + Việc vận dụng các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh: như xe đạp VIHA sản phẩm, chính sách giá, các dịchvụ sau bán hàng và công tác quảng cáo…. Những nhân tố bên trong của công ty cần lưu ý là: + Đặc tính của sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu. + Giá bán. + Chất lượng hàng hoá. + Phương thức thanh toán. + Các hoạt động hỗ trợ hoạt động tiêu thụ. + Hiệu quả công tác quảng cáo đối với hoạt động tiêu thụ trong thời gian qua…. Nguồn thông tin để phân phối được thu thập bằng hai cách: qua sách báo và từ khách hàng. Nguồn thông tin từ sách báo có ưu điểm chi phí thấp nhưng nó không phản ánh chính xác những thông tin tại thời điểm cần nghiên cứu mà là các thời điểm đã qua. Đối với nguồn tin từ khách hàng, thông tin trực tiếp phản ánh những tình huống và điền kiện hiện tại có ưu điểm lập nhập thu được nhiều thông tin không được đề cập trên sách báo, tuy nhiên để có những thông tin này thường phải chỉ ra khá nhiều tiền. Do đó để đảm bảo hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường với chi phí thấp, phù hợp với khả năng nguồn lực của mình công ty nên sử dụng kết hợp cả hai hình thức thu thập thông tin như trên. Sau khi phân tích, xử lý thông tin về các vấn đề trên, phòng Marketing cần đề xuất với ban Giám đốc cách giải quyết thích hợp như: - Công ty cần tiếp tục sản xuất mặt hàng nào, mặt hàng nào cần bổ sung và mặt hàng nào cần loại bỏ khỏi danh mục hàng hoá tiêu thụ. - Đối tượng khách hàng cần mua với khối lượng bao nhiêu, gồm những mặt hàng nào cần loại bỏ khỏi danh mục hàng hoá tiêu thụ. - Mức giá nào là phù hợp nhất trên hai mặt hàng được khách hàng chấp nhận và có thể cạnh tranh về giá cả các đối thủ cạnh tranh. - Phương pháp giao hàng nào có hiệu quả nhất. - Cần sử dụng phương thức thanh toán nào để thu hút được khách hàng đến với sản phẩm của công ty những cũng đảm bảo sự ổn định tài chính. - Các biện pháp hỗ trợ cần thiết như bảo hành, hướng dẫn kỹ thuật, quảng cáo… để tăng quy mô và đầy nhanh tốc độ tiêu thụ. Trong giai đoạn 1997-1999 thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là thị trường Hà Nội còn thị trường khác thì chiếm một tỷ lệ nhỏ. Trong khi đó các thị trường này lại có dân số đông, khả năng tiêu thụ lớn nếu biết cách tiếp cận và khai thác có hiệu quả. Vì thế trong những năm tới để đảm bảo sự tăng trưởng về kinh doanh thì công ty cần vươn tới chiếm lĩnh thị phần cao hơn ở các thị trường đó. Từ đó tạo điền kiện cho công ty vươn tới các thị trường khác trong nước như ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam và xa hơn là thị trường các nước khu vực và trên thế giới. Muốn làm được điều này trong quá trình nghiên cứu thị trường phòng Marketing cần phải: - Tại sao doanh thu tiêu thụ tại các thị trường ở các tỉnh miền bắc lại thấp. - Nghiên cứu tìm hiểu những đoạn thị trường khác xem có phù hợp với khả năng của công ty hay không? - Làm thế nào để đảm bảo mức giá bán phù hợp? sản phẩm phải vận chuyển đến các thị trường ở xa công ty nên chi phí vận chuyển cộng vào giá bán cao hơn so với các thị trường gần. - Nên tổ chức kênh tiêu thụ như thế nào cho hiệu quả. - Các biện pháp hỗ trợ cần được sử dụng thế nào để thu hút thêm các khách hàng ở các thị trường mới. Tóm lại việc xắp xếp lại phòng Marketing và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường sẽ tạo điền kiện cho công ty có khả năng tìm kiếm và phát triển thị trường cả hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên để có được kết quả tốt như mong muốn công ty cũng cần có một khoản ngân quỹ nhất định dành để chi phí cho công tác này. 3.2. Tổ chức và sử dụng lao động hợp lý trong công ty Trong các yếu tố sản xuất, lao động được xem là yếu tố quan trọng nhất có khả năng kết hợp các yếu tố khác để tạo ra sản phẩm. Còn trong giá thành sản phẩm tiêu thụ chi phí tiền lương công nhân chiếm một tỷ lệ khá lớn. Vì vậy tổ chức và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sẽ mang lại hiệu quả rất lớn đối với hoạt động sản xuất – tiêu thụ nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng. Những vấn đề công ty cần chú ý khi sử dụng lao động là doanh nói riêng. Những vấn đề công ty cần chú ý khi sử dụng lao động là. * Hình thành cơ cấu lao động tối ưu: Tính tỗi ưu thể hiện khi có sự cân đối về mặt số lượng lao động giữa bộ phận quản lý, giữa các phân xưởng, phòng ban trong từng phân bộ phận. Và có sự phân công lao động phù hợp với yêu cầu của từng công việc cho từng người vừa đảm bảo tính chủ động phù hợp với yêu cầu của từng công việc cho từng người vừa đảm bảo tính chủ động sáng tạo vừa có tinh thần trách nhiệm đối với phần việc mà mình được giao. * Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Để đảm bảo hiệu quả khi thực hiện công việc công ty cần phải chuẩn bị đầy đủ các điền kiện sản xuất và các yếu tố sản xuất như bảo đảm về số lựơng, chủng loại máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, các phương tiện bảo hộ lao động…. * Tăng cường khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động. Muốn nâng cao năng suất lao động công ty cần sử dụng hai công cụ này. Chúng tạo ra cho người lao động thái độ hăng say làm việc, phát huy các sáng kiến nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh chugn cho công ty. Khi sử dụng hai dòn bẩy này công ty cần chú ý. - Công ty cần quy định một tỷ lệ nhất định ứng với mức tiết kiệm chi phí hoặc làm tăng lợi nhuận của người lao động. - Trong những ngày lễ lớn có thể tổ chức chuyến đi tham quan cho người lao động nhằm giảm bớt những căng thẳng, mệt nhọc sau một thời gian lao động. - Đề ra những biện pháp sử phạt thích đáng cho những ai không hoàn thành công việc được giao…. - Đề ra những biện pháp sử phạt thích đáng cho những ai hoàn thành công việc được giao…. * Tạo ra đội ngũ quản lý giỏi: Đội ngũ cán bộ là đầu tàu của con tàu công ty. Muốn con tàu công ty chạy nhanh thì phải có đầu máy đội ngũ cán bộ giỏi. Đó phải là những người có trình độ có khả năng am hiểu tình hình thị trường và có năng lực quản lý. Để tạo ra đội ngũ lãnh đạo đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động kinh doanh công ty cần sử dụng hai biện pháp. - Đề bạt những cán bộ cấp dưới có năng lực, nhiệt tình làm việc có hiệu quả và đã đóng góp rất nhiều cho công ty. - Khuyến khích đội ngũ cán bộ hiện tại không ngừng học hỏi. Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Bằng cách: - Thường xuyên tổ chức các lớp học để nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. - Hỗ trợ một phần chi phí học hành cho những ai có nguyện vọng học thêm. 3.3. Các biện pháp giảm giá bán và sử dụng phương thức thanh toán linh hoạt. Trong nền kinh tế thị trường giá cả là một công cụ cạnh tranh quan trọng nó có thể xuyên thủng bất cứ bức tường phòng thủ nào của các đối thủ cạnh tranh. Để dòng hoá của công ty cạnh tranh thắng lợi cần phải có mức giá xây dựng khoa học hợp lý. Hiện nay cách xây dựng giá công ty còn quá cứng nhắc nên không thay đổi kịp với sự biến động thị trường. Nên công ty cần phải xây dựng xung quanh mức giá có thể có những điều chỉnh về giá theo mức dao động của các giá cả thị trường. Đảm bảo tính linh hoạt về giá cần đi đôi với việc giả giá thành sản phẩm. ở đây cần sử dụng một cách có hệ thống, giảm giá thành ở tất cả các yếu tố cấu thành giá. Giảm chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, động lực, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí quản lý và cả chi phí tiêu thụ. Các biện pháp nhằm giảm chi phí khấu hao, tiết kiệm nguyên vật liệu nhiên liệu và năng lượng. - Khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị bằng các biện pháp đa dạng hoá sản xuất sản phẩm. - Hoàn thiện các chỉ tiêu định mức sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng cho một đơn vị sản phẩm. - Xây dựng kế hoạch sữa chữa dự phòng, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị sản xuất nhằm hạn chế thời gian ngừng máy không đáng có. - Cải tiến công nghệ sản xuất ở các giai đoạn sản xuất bán thành phẩm, thành phẩm. - Có kế hoạch tái sử dụng các phế phẩm, phế liệu. - Giảm chi phí thu mua, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu. b. Vận dụng các biện pháp giảm chi phí tiền lương trong giá thành. Trong sản xuất khi số lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên đòi hỏi tiền công lao động đúng phải tăng theo. Vì thế để giảm chi phí tiền lương trong giá thành công ty cần có các biện pháp tăng năng suất, làm cho năng suất lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương. Muốn thực hiện được cần phải: Đổi mới máy móc, công nghệ. Bố trí lao động hợp lý Cải tiến tổ chức sản xuất tại phân xưởng Tinh giảm bộ máy quản lý. - Nâng cao trình độ, tăng cường kỹ luật lao động, áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng thích hợp. c. Tổ chức hợp lý công tác kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. Để góp phần hạ giá thành sản phẩm, công ty cần lựa chọn hình thức tổ chức kế toán, cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh. Xây dựng hệ thống kế toán một cách khoa học nhằm góp phần tính chính xác và đầy đủ trong tính toán giá thành, tránh hiện tượng khi tính toán lợi nhuận sẽ có hiện tượng lãi giả, lỗ thật. Các quyết định của cấp lãnh đạo công ty cho chu kỳ sản xuất tiếp theo phụ thuộc rất nhiều vào báo cáo kế toán tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nếu báo cáo sai sẽ dẫn đến những quyết định sản xuất sai làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. 3.4. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu là nội dung cơ bản của hạch toán kinh tế, là biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm 3.4.1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu khi mua Vật tư chính mà công ty sử dụng có nguồn gốc chủ yếu là nhập khẩu trong vật tư chính thì kẽm thỏi chiếm 30% trong giá thành sản phẩm. Có một số loại vật tư trong nước cũng sản xuất được nhưng giá thành lại cao hơn so với vật tư nhập khẩu nhưng trong năm 1999 công ty vẫn phải mua hàng trong nứoc để hỗ trợ sản xuất trong nước. Chính vì vậy mà làm cho giá thành của sản phẩm tăng lên. Mặt khác điểm bất lợi của việc mua vật tư nước ngoài và giá VNĐ so với USD liên tục giảm vì vậy chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra khi dùng ngoại tệ mạnh sẽ tăng, từ đó nó làm tăng chi phí hàng sản xuất ra. Tên vật tư Trong nước Nhấp khẩu So sánh Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá TN/XK 1. Bột Grafit 2. Muối C2H2 140.000.000Kg 100.000.000 3240 2170 100.000.000Kg 100.000.000 2500 1850 Bảng 3.4.1. Bảng vật tư nhập mua trong nước và nhấp khẩu. Qua bảng trên ta thấy. Số tiền vượt trội do mua sản phẩm trong nước so vơí nhấp khẩu là - Bột Graphit: 140.000.000x3.240-100.000.000x2500=203.600.000.000đ - Muối C2H2: 100.00.00x2170-100.000.000x1850=32.000.000.000 Như vậy nếu công ty nhập toàn bộ lượng vật liệu trên thì sẽ tiết kiệm đựơc một khoản trong chi phí giá thành là: 32.000.000.000+203.000.000.000=235.600.000.000 (đ) 3.4.2. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu khi dùng. Qua phân tích ở trên thì mức tiêu hao vật liệu thực tế năm 1999 của công ty đều tăng so với mức kế hoạch. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do - Do quá trình sản xuất, máy móc mà tỷ lệ phế phẩm nhiều Quá trình thu hồi vật liệu, phế phẩm dùng đẻ tái chế làm kẽm Thiệt hại do chủ quan của công nhân - Trong quá trình nhập nguyên vật liệu thì thực tế công ty thu lô bột MnO2 thiên nhiên chỉ đạt hàm lượng 65:66% với định mức là 42kg bột cực dương cho 1000 sản phẩm năm 1999 đã sản xuất 65 triệu cái Pin tương ứng với số bột là: 65 triệu Pin x 42 Kg/ 1000 Pin = 2730 tấn Nhưng do hàm lượng MnO2 thiên nhiên chỉ đạt 0,5 á 66% thấp hơn hàm lượng tiêu chuẩn thì công ty phải thay đổi công thức là tăng thêm 3,2 kg/tấn MnO2 thiên nhiên để bảo chất lượng của Pin lúc đó chi phí phát sinh tăng lên là: (452-43)x2730x4.104.622,6 = Trong quá trình sản xuất thì lượng tiêu hao NVL do công nghệ cho phép 0,23%/tấn bột. Để giảm chi phí thì công ty có thể đề ra các biện pháp nhằm tránh rơi, vãi trong khi sản xuất, vận chuyển, Mức tiêu hao do công nghệ có thể giảm từ 0,23% xuống còn 0,11%/tấn bột lúc đó chi phí tiết kiệm được là: 2730(0,23% - 0,11)x4.104.622,6 = 13.446.743,6(đ) Như đã phân tích ở phần trên (phần II) thì mức tiêu hao thực tế lớn hơn tiêu hao kế hoạch nên công ty thực hiện đúng với kế hoạch thì mức tiết kiệm chi phí sẽ là Vật liệu chính: 90.940,9đ/1000 đvsp Vật liệu phụ: 41,530đ/1000đvsp Vậy: Sau khi thực hiện tiết kiê22 – Công ty 22 – Tổng Cục Hậu Cần chi phí nguyên vật liệu thì mức tiết kiệm sẽ là - Tiết kiệm khi mua là: 235.600.000.000(đ) - Tiết kiệm do giảm tiêu hao công nghệ: 13.446.743,6 (đ) Tiết kiệm do thực hiện đúng định mức: 13.247/1000 đvsp Kết luận và kiến nghị Trong nền kinh tế thị trường công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ trên giá thành giữ một vai trò quan trọng. Giá thành là một căn cứ để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm hàng hoá, giá thành là thước đo mức chi phí sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, là một căn cứ để doanh nghiệp xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh và ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh để quyết định lựa chọn phương án sản xuất tối ưu, một loại sản phẩm nào đó phù hợp với nhu cầu thị trường. Để quản lý giá thành và có phương hướng phấn đấu giảm giá thành sản phẩm. Xác định kế hoạch hoá giá thành là dùng hình thức tiền tệ xác định mức đo hao phí lao động sống và lao động vật hoá trong kỳ kế hoạch bởi vì giá thành được xác định là mục tiêu phấn đấu giảm chi phí đồng thời làm căn cứ để thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến phấn đấu giảm chi phí đồng thời làm căn cứ để thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến quản lý chi phí đồng thời làm căn cứ để thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ tiết kiệm trong sản xuất để hạ giá thành tăng lợi nhuận nhằm đáp ứng yêu cầu tái mở rộng quy mô sản xuất. Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài cũng như trình độ có hạn của bản thân, qua thời gian thực tập không nhiều, bằng nhận biết thực tế thông qua đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm tại công ty Pin Hà Nội ”. Em xin chân thành cảm ơn GS- TS Nguyễn Ngọc Lâm cùng toàn thể ban lãnh đạo của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Tài liệu tham khảo Kế toán doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường PTS. Nguyễn Văn Công Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh TS. Đặng Văn Dược, Phạn Kim Cương. NXB thống kê Lý thuyết thực hành kế toán tài chính VAT PTS. Nguyễn Văn Công. NXB tài chính Hướng dẫn thực hành về kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp PTS. Võ Văn Nhị . TH.S Phạm Thanh Liêm. TH.S Lý Kim Huệ NXB Thốg kê Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh PGS.PTS Phạm Thị Gái NXB giáo dục Marketing PGS.PTS. Trần Minh Đạo. NXB thống kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0138.doc
Tài liệu liên quan